tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

57 772 0
tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2012-2014 Đề tài: TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THU HƯƠNG Bộ môn: Luật Tư pháp TRẦN VĂN JET MSSV: S120031 Lớp: Luật bằng 2 - Đồng Tháp Cần Thơ, 11/ 2014 GVHD: Nguyễn Thu Hương 1 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn MỤC LỤC TRANG LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY ............................................................................... 4 1.1. Khái quát chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ........................................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm chung các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ....................................................................................................................... 4 1.1.2. Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ......................................................................................................... 4 1.2. Khái niệm về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ....................................... 6 1.2.1. Khái niệm văn hóa phẩm đồi trụy ........................................................... 6 1.2.2. Định nghĩa tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy................................... 7 1.2.3. Đặc điểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy .............................. 8 1.3. Quy định của luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy qua các thời kì ............................................................................................ 8 1.3.1. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong thời kỳ trước ngày BLHS năm 1985 có hiệu lực ........................................................................................... 8 1.3.2. Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong BLHS năm 1985 .............................................................................................................. 10 1.3.3. Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong BLHS năm 1999 đến nay ................................................................................................ 12 1.4. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của một số nước trên thế giới ............................................................................................................... 13 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH ..................... 20 2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo BLHS hiện hành .............................................................................................. 20 2.1.1. Khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............................ 21 GVHD: Nguyễn Thu Hương 2 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 2.1.2. Mặt khách quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................. 23 2.1.3. Chủ thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................................. 27 2.1.4. Mặt chủ quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ...................... 27 2.2. Hình phạt đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................................ 29 2.2.1. Khung hình phạt cơ bản ........................................................................... 29 2.2.2. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất ..................................................... 29 2.2.3. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai ........................................................ 31 2.2.4. Hình phạt bổ sung ..................................................................................... 33 2.3. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với một số tội phạm khác trong luật hình sự Việt Nam .......................................................................... 33 2.3.1. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội với tội Môi giới mại dâm (Điều 255 Bộ luật Hình sự).................................................. 33 2.3.2. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247 Bộ luật hình sự) ...................................................... 35 CHƯƠNG 3. THỰC TIỂN XÉT XỬ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY, MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ............................................................................................................. 37 3.1. Thực tiễn xét xử và một số bất cập về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............................................................................................................ 37 3.1.1. Tình hình xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ......................... 37 3.1.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật và những nguyên nhân của bất cập, vướng mắc đó.............................................. 40 3.1.3. Những bất cập khác trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy .......................... 44 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và hỗ trợ nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa hẩm đồi trụy ........................ 45 3.2.1. Ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và nâng cao hiệu quả áp dụng ................. 45 3.2.2. Những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............................................. 46 3.2.3 Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ........................................... 47 3.3. Một số giải pháp đặc thù nhẳm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ........................................................................................ 49 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 51 GVHD: Nguyễn Thu Hương 3 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Đảng và Nhà nước ta, ngay từ những ngày đầu giành lại độc lập cũng như trong suốt quá trình xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, luôn coi trọng vai trò của văn hóa, coi “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực, là nguồn nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc và đặc biệt chú ý đầu tư cho công tác phát triển và quản lý văn hóa. Những năm qua, bộ mặt của đời sống đang dần dần được đổi mới một cách toàn diện, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu văn hóa của người dân đã được chú ý, coi trọng và đáp ứng tốt hơn. Đặc biệt, trong quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đời sống tinh thần của chúng ta đã được phong phú hơn nhờ được tiếp cận, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, quá trình hội nhập văn hóa cũng có những mặt tiêu cực, chúng đã và đang từng ngày xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để lại những hậu quả khiến chúng ta nhiều khi phải giật mình. Lối sống hưởng thụ, sự coi trọng giá trị cá nhân một cách cực đoan… là những biểu hiện của lối sống phương Tây, cùng với những giá trị khác của văn hóa phương Tây đã và đang thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội bằng nhiều con đường khác nhau, hoặc công khai qua các phương tiện thông thường như phim ảnh, báo chí, truyền hình, truyện, băng hình… hoặc qua các công nghệ dịch vụ văn hóa hiện đại ngày nay như máy vi tính có nối mạng Internet, qua trò chơi điện tử… Tất cả những điều đó đang tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, trong đó phần lớn là thanh thiếu niên; ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Đặc biệt, tình trạng truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tràn lan, khó kiểm soát trong thời gian gần đây đã gây ra tâm trạng lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Hành vi này vẫn đang phát triển ngầm một cách mạnh mẽ và từng ngày, từng giờ tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên của đất nước. Không những làm xuống cấp những giá trị đạo đức, những thuần phong mỹ tục từ bao đời qua, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thậm chí còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm và các tội phạm liên quan đến tình dục… Nhận thức được sự nguy hiểm cho xã hội này, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985. Tiếp dó, tại Bộ luật hình GVHD: Nguyễn Thu Hương 4 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn sự năm 1999, tội này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 253. Tuy nhiên, sau gần mười lăm năm áp dụng BLHS năm 1999 và hiện nay là Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy Điều luật này vẫn còn chứa đựng những điểm bất cập, điều này khiến cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này còn chưa hiệu quả. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống trên phương diện lập pháp cũng như áp dụng pháp luật đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật, giúp nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm này là một yêu cầu cấp thiết. Do đó, người viết lựa chọn đề tài: “Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá, phân tích các quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong lịch sử lập pháp luật hình sự Việt Nam, với trọng tâm nghiên cứu là quy định của BLHS hiện hành cùng với thực tiễn xét xử loại tội phạm này, cũng như các quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, khóa luận nhằm nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của luật hình sự Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện BLHS, nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm này trong thực tiễn. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu lý luận và phân tích luật viết các vấn đề như lịch sử lập pháp tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng như quy định trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội này. Luận văn cũng đi sâu phân tích các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong hoạt động xét xử, dưới góc độ của luật hình sự, đặc biệt trên cơ sở là Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, cùng các văn bản pháp luật có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp phân tích; khảo sát thực tiễn; phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp; phương pháp hệ thống thống kê…. 5. Bố cục của đề tài Luận văn bao gồm các phần như sau: Lời nói đầu GVHD: Nguyễn Thu Hương 5 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Chương 2: Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong luật hình sự Việt Nam hiện hành Chương 3: Thực tiễn xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, một số bất cập và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Kết luận Tài liệu tham khảo GVHD: Nguyễn Thu Hương 6 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY Khi nghiên cứu bất kỳ một đề tài khoa học nào thì việc tìm hiểu những cơ sở lý luận chung để thấy được những vấn đề chung nhất, khái quát nhất nhằm giúp cho người đọc nắm bắt được những phần cơ bản đầu tiên trong đề tài của mình là việc làm hết sức quan trọng và ý nghĩa. Và đề tài nghiên cứu về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong luật hình sự Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vấn đề đầu tiên cần đề cập đến là khái quát chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Từ đó đi đến cơ sở lý luận của Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy giúp chúng ta nắm rõ những vấn đề cơ bản, đặc trưng của tội phạm này. 1.1. Khái quát chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng 1.1.1. Khái niệm chung các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Trong xã hội ngày nay, an toàn công cộng, trật tự công cộng được coi là điều kiện đảm bảo cho mọi công dân có cơ hội phát triển, sử dụng tốt năng lực của mình xây dựng cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Vì vậy, giữ gìn an toàn, trật tự công cộng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ, đòi hỏi phải rõ hai phạm trù “an toàn công cộng” và “trật tự công cộng” và các tội phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giữ gìn an toàn, trật tự công cộng trong đời sống xã hội, Bộ luật hình sự đã quy định chương “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”. Khái niệm về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đó được hiểu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những qui định của Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng gây nên những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm vào hoạt động bình thường ở những nơi công cộng1. 1.1.2. Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là những tội phạm đã được liệt kê trong chương XIX của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Bất kỳ tội nào trong nhóm tội này cũng phải có cấu thành tội phạm cụ thể: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm. 1 Trần Minh Hưởng, Tìm hiểu Bộ luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Lao động – Hà nội, 2002, trang 383. GVHD: Nguyễn Thu Hương 7 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Khách thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: Nhìn chung, khách thể loại của các tội phạm này là an toàn, trật tự xã hội, là loại quan hệ xã hội đảm bảo sự ổn định chung của xã hội trong các lĩnh vực giao thông, phòng cháy chữa cháy, tin học, lao động sản xuất, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ. Bên cạnh đó, có nhiều tội còn xâm phạm đến tình trạng sức khỏe của công dân, tài sản Nhà nước, tổ chức xã hội và tài sản của công dân. Khách thể trực tiếp của từng tội phạm cụ thể được quy định trong từng điều luật của chương này. Ví dụ: Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 239) có khách thể trực tiếp là sự xâm phạm an toàn công cộng trong lĩnh vực quản lý chất cháy, chất độc. - Mặt khách quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: Dấu hiệu khách quan đầu tiên của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Đa số những hành vi nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm được quy định ở chương này thể hiện bằng hành động cụ thể. Ví dụ: Các tội vi phạm quy định về an toàn giao thông từ Điều 202 đến Điều 219 Bộ luật hình sự. Tuy vậy có một số tội phạm được thể hiện bằng không hành động. Ví dự: Hành vi không thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy; không thực hiện các quy định về quản lý chất cháy, chất độc. Hầu hết các tội phạm quy định trong chương XIX có cấu thành tội phạm vật chất. Có nghĩa là hậu quả nguy hiểm cho xã hội là yếu tố quan trọng trong xác định tội phạm. Nếu hành vi vi phạm chưa gây nên hậu quả thì chỉ bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, trong chương XIX cũng có một số tội phạm do yêu cầu phòng ngừa tội phạm nên trong cấu thành tội phạm không đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra nhưng vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp: Người thực hiện hành vi nguy hiểm có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, (chủ yếu với một số tội liên quan đến an toàn giao thông tại các Điều 202, 203, 208, 209, 212, 213, 217, 227, 234, 240, 241 Bộ luật hình sự); Người thực hiện hành vi nguy hiểm, tuy chưa gây nên hậu quả đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng người thực hiện hành vi trong quá khứ đã bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục vi phạm (chủ yếu đối với các tội được quy định tại các Điều 207, 209, 210, 226, 228, 233, 241, 242, 243, 245, 247, 248, 249 Bộ luật hình sự). Một số tội phạm có cấu thành hình thức, có nghĩa chỉ cần có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong cấu thành cơ bản là đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái phép, việc đua xe có xảy ra hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả của GVHD: Nguyễn Thu Hương 8 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tội phạm không là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả của tội phạm gây ta thường gây thiệt hại đến tính mạng, tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản người khác. - Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: Đa số các tội xâm phạm an toàn công cộng (từ Điều 202 đến Điều 244 Bộ luật hình sự hiện hành) được thực hiện với hình thức lỗi vô ý. Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vì do tự tin hoặc do cẩu thả trong khi thực hiện hành vi mà đã để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Ví dụ: Các tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, v.v.. Còn đối với các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng (từ Điều 245 đến Điều 256) được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi, nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ, mục đích phạm tội của các tội phạm ở chương này không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. - Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: Các tội phạm ở chương XIX này có dấu hiệu chủ thể chung: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Có một số tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt, ngoài dấu hiệu chủ thể chung còn có thể có một số dấu hiệu đặc biệt khác (người có chức vụ, quyền hạn, người làm những nghề hoặc công việc nhất định). Ví dụ: Chủ thể tội phạm được quy định ở các tội phạm quy định về điều khiển các phương tiện giao thông (các Điều 202, 208, 212, 216 Bộ luật hình sự) là người điều khiển các phương tiện giao thông vận tải. Một số tội phạm đòi hỏi chủ thể phải là người có chức vị như một số tội liên quan đến việc điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông (các Điều 205, 211, 215, 219). 1.2. Khái niệm về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 1.2.1. Khái niệm văn hóa phẩm đồi trụy Để việc áp dụng luật thể hiện đúng ý chí của nhà làm luật, tồn tại một yêu cầu rất quan trọng đó là điều luật phải được hiểu cho đúng, cho chính xác. Do đó, khi sử dụng các thuật ngữ phải đảm bảo chuẩn xác về mặt ngữ nghĩa. Vì vậy khi nghiên cứu về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy để có một cái nhìn hoàn chỉnh, đúng đắn, chúng ta cần phải hiểu thế nào là văn hóa phẩm đồi trụy. Thông tư liên bộ văn hóa - nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/05/1984 xác định “Các loại văn hoá phẩm có nội dung đồi trụy: a) Tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tác, và những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta và đi ngược lại nếp sống mới xã hội chủ nghĩa đang được hình thành ở nước ta; GVHD: Nguyễn Thu Hương 9 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn b) Tuyên truyền mê tín, dị đoan2.” Đến Bộ luật hình sự năm 1985, việc tuyên truyền mê tín, dị đoan đã được quy định thành một tội riêng biệt tại Điều 199 “Tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng”, còn việc tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc thì đã được quy định tại Điều 99 Tội truyền bá văn hóa đồi trụy. Bộ luật hình sự năm 1999 và cho đến nay đã sửa thành Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu: Văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy là những văn hóa phẩm tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tán và những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta và đi ngượi lại nếp sống mới Xã hội chủ nghĩa đang được hình thành ở nước ta3. Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Thống Kê, 2005) thì “văn hóa phẩm là: sản phẩm phục vụ đời sống văn hóa4”. Như vậy, nó chỉ bao gồm: tranh ảnh, báo, tạp chí, băng, đĩa, truyện… Nếu chỉ quy định là văn hóa phẩm, khi xuất hiện những loại sản phẩm không phải là tranh, ảnh, băng đĩa phim ảnh mà là những vật dụng khác như bật lửa, dụng cụ kích dục… có tính chất đồi trụy mới xuất hiện trong thời gian gần đây ở nước ta đã gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, và cũng ảnh hưởng đến quan hệ xã hội mà điều luật bảo vệ. 1.2.2. Định nghĩa tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành đã đưa ra khái niệm chung về tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Đây là cơ sở khoa học cho việc xác định các tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành được hiểu là: “người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây: vật phạm pháp có số lượng lớn; phổ biến cho nhiều người; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. 2 Mục I.2.a.b Thông tư liên bộ văn hóa – nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984. Thông tư liên bộ văn hóa – nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984. 4 Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thống kê, 2005, tr.562. 3 GVHD: Nguyễn Thu Hương 10 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Trên cơ sở hai điều luật này người viết đưa ra khái niệm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần của loài người, xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hóa văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc. 1.2.3. Đặc điểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Bất kì tội nào được quy định trong Bộ luật hình sự đều mang những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các tội phạm khác. Đó là nết đặc thù của từng tội trong Bộ luật hình sự và tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng mang một số đặc điểm sau: Thứ nhất, đối tượng tác động của tội phạm này phải là sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Việc xác định các vật phẩm có tình chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên môn thẩm định. Thứ hai, khách thể của tội phạm này xâm phạm trực tiếp không phải là tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người mà là truyền thống văn hóa dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần của loài người, sự phát triển của nền văn hóa văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc. Thứ ba, đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, ngoài hành vi khách quan, hậu quả của tội này thì nhà làm luật còn quy định hai dấu hiệu pháp lý khác mà thiếu nó thì hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chưa cấu thành tội phạm, đó là: vật phạm pháp có số lượng lớn và phổ biến cho nhiều người. Thứ tư, người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. 1.3. Quy định của luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy qua các thời kì 1.3.1. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trước ngày BLHS năm 1985 có hiệu lực Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ thời kỳ phong kiến, đặc biệt phải kể đến những quy định về hình luật trong hai bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) cho thấy những tiến bộ về mặt lập pháp của triều đình phong kiến Việt Nam. Tiếp đó, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho tới năm 1975 khi đất nước hoàn GVHD: Nguyễn Thu Hương 11 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn toàn thống nhất, pháp luật Việt Nam nói chung và luật hình sự nói riêng đã có những bước phát triển, các quy định về tội phạm ngày một được hoàn thiện hơn, chi tiết hơn, đáp ứng phần nào nhu cầu thực tiễn về đấu tranh, phòng chống tội phạm giai đoạn này. Đặc biệt trong giai đoạn này là sự xuất hiện của Sắc luật số 03/SL - 76 quy định về tội phạm và hình phạt do Hội đồng Chính phủ cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành ngày 15/03/1976, đã đánh dấu giai đoạn mới - giai đoạn pháp luật thống nhất trên cả nước. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn sơ sài, thiếu tính hệ thống và vẫn có một số tội phạm còn chưa được đề cập, trong đó có tội về truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Phải đến Thông tư số 03/BTP-TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Điều 9 Sắc luật 03/SL - 76, hành vi “cố ý truyền bá, lưu hành các tác phẩm văn hóa đồi trụy, không vì mục đích phản cách mạng” mới bị coi là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và bị xử phạt theo Điều 9 của Sắc luật. Tuy nhiên, trước thực trạng “Đế quốc Mỹ, bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc và các bọn phản động tay sai khác đã tăng cường những hoạt động phá hoại trên mặt trận tư tưởng và văn hóa ở nước ta5” lén lút đưa vào “nhiều loại văn hóa phẩm đồi trụy” và “sao chép lại các loại văn hoá phẩm đồi truỵ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới còn rơi rớt lại” với mục đích “phá hoại nhân sinh quan, thế giới quan, đạo đức phong cách tốt đẹp của nhân dân ta hòng làm tê liệt ý chí đấu tranh cách mạng, chia rẽ nội bộ, giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước, phá hoại nếp sống mới xã hội chủ nghĩa, nhất là đối với tầng lớp thanh, thiếu niên của ta”, Nghị quyết số 3 ngày 25/10/1982 của Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ: "Kẻ địch lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn, tiêu cực phát triển, tăng cường phá hoại chính trị, tư tưởng và văn hoá, ráo riết hoạt động chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, đả kích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động văn hoá phản động, đồi truỵ, gieo rắc lối sống sa đoạ, lạc hậu, nhất là trong thanh niên". “Cuộc đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống chiến tranh tâm lý, chống địch phá hoại tư tưởng, chống văn hoá phản động, đồi trụy của địch”. Trước tình hình đó, Thông tư liên bộ của bộ văn hóa - nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984 hướng dẫn công tác đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy, hành vi “xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy” với mục đích “chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa” và gây hậu quả nghiêm trọng đã được xem 5 Thông tư liên bộ văn hóa - nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984. GVHD: Nguyễn Thu Hương 12 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xét, xử lý dưới góc độ hình sự: “ngành văn hoá và công an cần lập hồ sơ đầy đủ cung cấp cho ngành kiểm sát và toà án xét xử kịp thời”. Tại Thông tư số 03/BTP-TT cũng quy định nếu phạm tội vượt quá mức độ xử lý hành chính, thì bị truy tố và xét xử về hình sự và bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tù; trường hợp nghiêm trọng thì phạt đến 15 năm tù; còn có thể bị phạt tiền đến 1.000 đồng6. Tuy nhiên, quy định của Thông tư là đối với hành vi “không vì mục đích phản cách mạng”, hành vi với mục đích “chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa” thì chưa được các cơ quan tư pháp có quy định chính thức về việc xét xử. Như vậy, trong giai đoạn này, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bước đầu đã được nhìn nhận về mức độ nguy hiểm cho xã hội, đã được quy định là tội phạm với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương đối đầy đủ, hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung cũng đã được đưa ra. Song, chúng ta cũng thấy, với việc chưa có một bộ luật hoàn chỉnh, các văn bản pháp luật còn chưa cụ thể, chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, dẫn đến tình trạng tội phạm bị bỏ lọt. 1.3.2. Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 Việc các văn bản pháp luật về hình sự chưa được pháp điển hóa đã gây nhiều khó khăn cho công tác xét xử cũng như đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó, một yêu cầu cấp thiết lúc này là phải có một bộ luật hình sự hoàn chỉnh. Từ tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong suốt những năm từ sau Cách mạng tháng Tám cùng với việc nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, và tham khảo bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, Bộ luật hình sự năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 27/06/1985 và có hiệu lực từ 01/01/1986, là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 thuộc mục B Chương các tội xâm phạm An ninh quốc gia. Đây có thể được coi là một sự tiến bộ vượt bậc về mặt khoa học pháp lý với các quy định đầy đủ về cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 99), cấu thành tội phạm tăng nặng (khoản 2 Điều 99) và hình phạt, ngoài ra còn một số hình phạt bổ sung được quy định tại Điều 100 BLHS năm 1985. “Điều 99. Tội truyền bá văn hóa đồi trụy 1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, buôn bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, 6 Xem: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II (1975 – 1978) TANDTC xuất bản năm 1979, trang 256. GVHD: Nguyễn Thu Hương 13 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá đồi trụy thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; gây hậu quả nghiêm trọng; c) Tái phạm nguy hiểm.” Tuy nhiên, những quy định tại Điều 99 BLHS năm 1985 vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế, như: Thứ nhất, trong bối cảnh các thế lực thù địch đưa các vật phẩm có tính chất đồi trụy vào nước ta nhằm phá hoại về mặt đạo đức, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc quy định tội truyền bá văn hóa đồi trụy thuộc mục B Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia là hợp lý. Tuy nhiên, những năm sau này, khi chúng ta đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các nhiều nước cũng như tình hình an ninh quốc gia đã được ổn định, thì việc truyền bá vật phẩm đồi trụy chỉ mang tính chất là hành động nhằm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng mà thôi. Thứ hai, đó là việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy”. Văn hóa, theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa Học Xã Hội, 1977) thì “Văn hóa là: 1- Toàn thể những thành tựu của loài người trong sản xuất, xã hội và tinh thần. 2 Sự hiểu biết về sự vật hay về cách xử thế tích lũy bằng việc học tập có hệ thống thấm nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự”. Đồi trụy, theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa Học Xã Hội, 1977) thì “đồi trụy là mang những thói ăn chơi đàng điếm, dâm ô, hoặc khêu gợi những ý định thúc đẩy con người sa vào đó”. Như vậy, theo định nghĩa thì “văn hóa” là những gì tốt đẹp thuộc về giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, của con người; “đồi trụy” là những điều không tốt đẹp, trụy lạc, suy đồi mang tính chất dâm ô. Nếu định nghĩa như vậy thì có thể nói rằng đã là văn hóa thì không thể nào đồi trụy, hoặc ngược lại đồi trụy thì không thể là văn hóa được. Vì vậy việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy” là không chính xác. Thứ ba, về sự miêu tả hành vi phạm tội, Điều luật chỉ quy định các hành vi “làm ra, sao chép, lưu hành, tàng trữ”, trong khi đó, thực tế cho thấy còn nhiều hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy khác ví dụ như hành vi vận chuyển. Chính vì thế việc miêu tả các hành vi theo hướng đóng như tại Điều 99 BLHS 1985 đã ảnh hưởng đến quá trình xét xử, gây khó khăn cho những người thi hành pháp luật, giảm hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. GVHD: Nguyễn Thu Hương 14 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Bên cạnh việc quy định tội phạm này trong Bộ luật Hình sự, trong thực tiễn đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực bảo vệ nền văn hóa dân tộc, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bài trừ văn hóa có nội dung độc hại, trong đó có những quy định riêng về bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy (như: ngày 12/12/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị của số 814/TTg về tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng; Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và phòng chống một số tệ nạn xã hội...). 1.3.3. Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong BLHS năm 1999 đến nay Bộ luật hình sự năm 1985, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, qua 4 lần sửa đổi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, nhất là trong hoàn cảnh đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, đổi mới hàng ngày. Vì thế, việc nghiên cứu và ban hành một bộ luật mới phù hợp với tình hình thực tiễn là vô cùng cần thiết. Đáp ứng thực tế đó, ngày 21/12/1999 Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000. So với Bộ luật hinh sự 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 thể hiện chính sách hình sự mới, phù hợp với thực tiễn của Nhà nước ta đối với tội phạm nói chung và với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định một cách khoa học, chính xác và đầy đủ hơn tại Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành. Khác với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được coi là tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, thể hiện đúng loại quan hệ xã hội do bộ luật hình sự bảo vệ mà hành vi phạm tội xâm phạm. So với Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành có nhiều sửa đổi, bổ sung cơ bản theo hướng phi hình sự hóa, mặc dù có bổ sung một số tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng và mức phạt cao nhất của tội phạm này là 15 năm (Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 là 12 năm7). - Về cơ cấu, Điều luật bao gồm 4 khoản (so với 2 khoản quy định tại BLHS năm 1985), trong đó khoản 1 là cấu thành tội phạm cơ bản, khoản 2 và 3 là các cấu thành tội phạm tăng nặng với các tình tiết tăng nặng tăng dần, khoản 4 quy định hình phạt bổ sung. Có thể thấy, với cơ cấu như vậy Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định 7 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS, Phần các tội phạm, Tập 9, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2006, trang 338. GVHD: Nguyễn Thu Hương 15 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chi tiết, khoa học hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985 khi có các tình tiết tăng nặng định khung cũng như hình phạt bổ sung. - Về tên tội danh, Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành sửa đổi thuật ngữ “văn hóa đồi trụy” thành “văn hóa phẩm đồi trụy”. - Về các hành vi, Điều 253 Bộ luật hình sự năm 1999 đã bổ sung thêm hành vi vận chuyển, sửa đổi hành vi “buôn bán” thành “mua bán”, bên cạnh đó điều luật còn quy định các hành vi khác, nhằm tránh để lọt tội. - Về yếu tố định tội, khoản 1 Điều 253 Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định theo hướng phi hình sự hóa, đó là quy định các yếu tố định tội là: vật phạm pháp có số lượng lớn; phổ biến cho nhiều người; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Về yếu tố định khung hình phạt, Điều luật đã quy định một số tình tiết như: vật phạm pháp có số lượng rất lớn, đặc biệt lớn; đối với người chưa thành niên; gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - Về hình phạt bổ sung, so với Bộ luật hình sự năm 1985, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung, nhưng bỏ hình phạt bổ sung là loại hình phạt tước một số quyền công dân và loại hình phạt quản chế. Ở luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự 1999 vào năm 2009 thì Điều 253 quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng không có gì thay đổi về cơ cấu, tên tội danh, các hành vi, yếu tố định tội, yếu tố định khung hình phạt, cũng như hình phạt bổ sung so với quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999. Như vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc về thể thức và nội dung của pháp luật hình sự Việt Nam, trở thành công cụ hữu hiệu thực hiện đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng. Vì vậy, có thể nói Bộ luật hình sự hiện hành đã đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần to lớn vào việc bảo vệ trật tự xã hội, gìn giữ truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục, đào tạo nên những con người mới có lối sống lành mạnh trong công cuộc xây dựng đất nước. 1.4. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy do có khách thể đặc biệt là truyền thống văn hóa của dân tộc cùng với sự quản lý của Nhà nước về văn hóa, đặc biệt ở chỗ đây là một lĩnh vực mang tính quốc gia, vì thế việc quy định ở từng quốc gia có nhiều khác biệt. Hiện nay, pháp luật các nước trên thế giới đang tồn tại những quy định rất khác nhau về tính hợp pháp của hành vi phổ biến những vật phẩm khiêu dâm. Ở một số GVHD: Nguyễn Thu Hương 16 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nước phương Tây như Hoa Kỳ, Canada, các nước châu Âu, Nam Mỹ và Nhật Bản, việc sở hữu, sản xuất và phổ biến các vật phẩm khiêu dâm là hợp pháp, thậm chí còn là một ngành công nghiệp với giá trị không nhỏ. Trong khi đó, những vật phẩm khiêu dâm bị cấm, và hành vi truyền bá chúng là tội phạm trong quy định của pháp luật các nước Ả-rập, các nước Hồi giáo, và đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam.  Đầu tiên, chúng ta cùng nghiên cứu những quy định của Bộ luật hình sự Trung Quốc. Là một quốc gia Á Đông với những truyền thống văn hóa có từ lâu đời, trong đó cũng có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa nước ta, Trung Quốc cũng có quy định nhằm bảo vệ truyền thống văn hóa này. Cụ thể tại Tiết 9 - Tội sản xuất, mua bán, truyền bá vật phẩm đồi trụy như sau: “Điều 363: 1. Người nào sản xuất, tái chế, xuất bản, buôn bán, truyền bá vật phẩm đồi trụy nhằm mục đích kiếm lời sẽ bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế, và phạt tiền. Nếu có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm, phạt tiền; Nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên, đồng thời phạt tiền hoặc tịch thu tài sản. 2. Cung cấp, sản xuất vật phẩm đồi truỵ cho người khác sẽ bị tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và phạt tiền; Cung cấp giấy tờ, tài liệu mà biết rõ để dùng vào việc xuất bản sách báo đồi trụy cũng sẽ bị xử phạt theo qui định trên đây. Điều 364: 1. Người nào truyền bá sách báo, tranh ảnh, tranh vẽ, băng hình đồi trụy sẽ bị phạt tù đến 2 năm, cải tạo lao động hoặc bị quản chế. 2. Tổ chức chiếu phim hoặc thu băng hình đồi trụy sẽ bị tù đến 3 năm trở xuống, cưỡng chế lao động hoặc quản chế, và phạt tiền; Nếu có tình tiết tăng nặng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm và phạt tiền. 3. Tổ chức sản xuất, tái chế phim, băng đồi trụy sẽ bị xử nặng hơn qui định tại khoản 2. 4. Truyền bá những vật phẩm đồi truỵ cho vị thành niên chưa đầy 18 tuổi sẽ bị xử phạt nặng hơn. Điều 365: Tổ chức biểu diễn khiêu dâm sẽ bị tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và phạt tiền. Nếu có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm và phạt tiền. Điều 366: GVHD: Nguyễn Thu Hương 17 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Đơn vị (pháp nhân) phạm phải những tội quy định tại Điều 363, 364, 365 của tiết này sẽ bị phạt tiền, người có trách nhiệm trực tiếp sẽ bị xử phạt theo qui định tại các điều khoản này. Điều 367: 1. Vật phẩm đồi trụy được nói đến trong luật này là chỉ những sách báo, phim ảnh, hãng cát sét băng hình tranh ảnh và những vật phẩm đồi trụy khác có tính khiêu dâm bằng những hành vi miêu tả cụ thể hoặc khiêu dâm một cách lộ liễu. 2. Những tác phẩm khoa học về y học, sinh lý con người không phải là vật phẩm đồi trụy. 3. Những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị nghệ thuật có nội dung tình dục không bị coi là vật phẩm đồi trụy.” Bên cạnh đó, còn có “Các quy định của Tòa án nhân dân tối cao về việc xác định tội danh theo Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa8”. Quy định chi tiết về số lượng vật phạm pháp, số lần thực hiện hành vi phạm tội như sau: + Với khoản 1 Điều 363: “1. Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ghi hình, phần mềm, băng thu âm 50 cái trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 100 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh từ 200 bức trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 bức trở lên; 2. Xuất bản và bán bản in đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 100 cái trở lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 200 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh từ 200 cái trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 trở lên; 3. Truyền bá vật phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 200 lần trở lên, hoặc tổ chức trình chiếu băng hình từ 10 lần trở lên; 4. Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy, đoạt lợi 5000 nhân dân tệ trở lên;” + Với mục đích mưu lợi, nằm trong các hành vi dưới đây được nhận định là " tình tiết nghiêm trọng”: “1. Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình từ 250 cái trở lên; đĩa tiếng, băng thu âm 500 cái đến 1000 cái; tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh 500 bức đến 1000 bức; ảnh, tranh từ 2500 bức đến 5000 bức; 2. Bán bản gốc đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 500 cái đến 1000 cái; đĩa tiếng, băng thu âm 1000 cái đến 2000 cái, tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh 1000 bức đến 2000 bức; ảnh, tranh 5000 bức đến 10000 bức; 8 Pháp giải số 9, năm 1997 Tòa án nhân dân tối cao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 9/12/1997. GVHD: Nguyễn Thu Hương 18 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 3. Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 1000 đến 2000 lần trở lên, hoặc tổ chức trình chiếu băng hình từ 50 đến 100 lần trở lên; 4. Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy, đoạt lợi 3 đến 5 vạn nhân dân tệ trở lên;” + Vì mục đích mưu lợi, thực hiện hành vi thuộc quy định của điều khoản thứ nhất của Điều 363 Bộ luật hình sự, số lượng gấp 5 lần trở lên của quy định đầu tiên, được nhận định là hành vi “đặc biệt nghiêm trọng”. Như vậy, tội sản xuất, truyền bá vật phẩm đồi trụy được quy định trong 5 điều luật, thể hiện sự chi tiết trong quy định về hành vi phạm tội, tình tiết tăng nặng, hình phạt cho các cá nhân và đặc biệt cả những pháp nhân phạm tội. Ngoài ra, còn quy định một điều giải thích về các vật phẩm là đồi trụy và các vật phẩm không phải là đồi trụy (Điều 367). Bởi vậy, có thể nói, các quy định của pháp luật hình sự Trung Quốc về tội phạm này là rất chi tiết và đầy đủ.  Trong pháp luật của đa số các nước châu Âu như Anh, Rumani, Thụy Điển, Đan Mạch… cũng như các nước ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ không có tội phổ biến những vật phẩm đồi trụy nói chung, vì ở những quốc gia này với quan điểm tự do cá nhân, những người đạt độ tuổi nhất định được phép sở hữu, xem các sản phẩm khiêu dâm. Tuy nhiên, pháp luật các nước này có một tội với đối tượng tác động đặc biệt đó là tội khiêu dâm trẻ em, trong đó những hành vi phổ biến những vật phẩm khiêu dâm có trẻ em vị thành niên hoặc phổ biến tới đối tượng là trẻ em vị thành niên là hành vi phạm tội. Tham khảo quy định trong Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ về tội này tại Mục 18 – Tội phạm và tố tụng hình sự, Phần 1- Tội phạm, Chương 110 – Khai thác tình dục trẻ em và các hình thức lạm dụng tình duc trẻ em khác: § 2252A. Một số hoạt động liên quan đến các vật phẩm khiêu dâm trẻ em hoặc có chứa ảnh khiêu dâm trẻ em (a) Người nào (1) cố ý gửi thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, bất kỳ ảnh khiêu dâm trẻ em nào; (2) cố ý nhận hoặc phân phối (A) ảnh khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; hoặc (B) bất cứ vật phẩm nào có chứa ảnh khiêu dâm trẻ em được gửi qua thư, hoặc vận chuyển gữa các tiểu bang hoặc nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; (3) cố ý GVHD: Nguyễn Thu Hương 19 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (A) tái tạo bất kỳ ảnh khiêu dâm trẻ em để phân phối thông qua các thư từ, hay giữa các tiểu bang hoặc nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; hoặc (B) quảng cáo, quảng bá, giới thiệu, phân phối thông qua thư từ, hay giữa các tiểu bang hoặc nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, bất cứ vật phẩm hoặc vật phẩm có nội dung nhằm khiến cho người khác tin rằng những vật phẩm ấy là, hoặc có chứa (i) việc thuật lại hình ảnh khiểu dâm của trẻ vị thành niên thực hiện hoạt động tình dục; hoặc (ii) việc thuật lại việc trẻ vị thành niên thực tế thực hiện hoạt động tình dục; (4), hoặc (A) trong thẩm quyền giải quyết trên biển và trên bộ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hoặc trên bất cứ vùng đất hoặc công trình thuộc sở hữu, cho thuê, hoặc được sử dụng hay dưới sự quản lý khác của chính phủ Hoa Kỳ, hay trong các vùng đất của người Anh-điêng (như được định nghĩa trong phần 1151), cố ý bán hoặc sở hữu hay có ý định bán ảnh khiêu dâm trẻ em; hoặc (B) cố ý bán hoặc sở hữu để bán ảnh khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, hoặc đã được sản xuất bằng cách sử dụng vật phẩm đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; (5), hoặc (A) trong thẩm quyền giải quyết trên biển và trên bộ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hoặc trên bất cứ vùng đất hoặc công trình thuộc sở hữu, cho thuê, hoặc được sử dụng hay dưới sự quản lý khác của chính phủ Hoa Kỳ, hay trong các vùng đất của người Anh-điêng (như được định nghĩa trong phần 1151), cố ý sở hữu sách, tạp chí, phim ảnh, băng video, đĩa máy tính, hoặc vật phẩm khác có chứa hình ảnh khiêu dâm trẻ em; hoặc (B) cố ý sở hữu sách, tạp chí, phim ảnh, băng video, đĩa máy tính, hoặc vật phẩm khác có chứa hình ảnh khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, hoặc được sản xuất bằng cách sử dụng vật GVHD: Nguyễn Thu Hương 20 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phẩm đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; hoặc (6) cố ý phân phối, gửi, hoặc cung cấp cho trẻ vị thành niên những vật phẩm bao gồm bức ảnh, phim ảnh, video, hình ảnh, hoặc tranh ảnh được tạo ra bởi máy vi tính, được làm ra hoặc sản xuất bằng điện tử, cơ khí, hay phương tiện khác. Những vật phẩm này miêu tả việc trẻ vị thành niên thực hiện hoạt động tình dục. Những vật phẩm này (A) đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; (B) được sản xuất bằng cách sử dụng vật phẩm được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; hoặc (C) mà được phân phối, gửi, hoặc cung cấp bằng thư hoặc bằng cách truyền tải thông tin liên lạc qua điện tín giữa các tiểu bang hay nước ngoài, bao gồm cả bằng máy tính, nhằm mục đích thuyết phục trẻ vị thành niên tham gia vào những hoạt động đó là bất hợp pháp. sẽ bị trừng phạt, quy định tại tiểu mục (b). (b) (1) Ai vi phạm, hoặc cố gắng hay có ý định vi phạm, khoản (1), (2), (3), (4), hoặc (6) của tiểu mục (a) sẽ bị tiêu đề này và chịu hình phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Nhưng, nếu một người đã từng bị kết án các tội thuộc chương này, phần 1591, chương 71 mục 1591, chương 71, chương 109A, hoặc chương 117, hoặc thuộc mục 920 của tiêu đề 10 (điều 120 của Bộ luật tư pháp quân đội), hoặc theo pháp luật của bang liên quan đến việc lạm dụng tình dục, hay lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên, hoặc việc sản xuất, sở hữu, nhận, gửi thư, bán hàng, phân phối, vận chuyển ảnh khiêu dâm trẻ em, hoặc buôn bán tình dục trẻ em, thì sẽ bị phạt tội này và chịu hình phạt tù từ 15 năm đến 40 năm. (2) Ai vi phạm, hoặc cố gắng hay có ý định vi phạm, tiểu mục (a) (5) sẽ bị phạt tội này hoặc chịu hình phạt tù không quá 10 năm, hoặc cả hai. Nhưng, nếu một người từng bị kết án các tội thuộc chương này, Chương 71, Chương 109A, hoặc Chương 117, hoặc hoặc thuộc mục 920 của tiêu đề 10 (điều 120 của Bộ luật tư pháp quân đội), hoặc theo pháp luật của bang liên quan đến việc lạm dụng tình dục, hay lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên, hoặc việc sản xuất, sở hữu, nhận, gửi thư, bán hàng, phân phối, vận chuyển ảnh khiêu dâm trẻ em, GVHD: Nguyễn Thu Hương 21 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn người này sẽ bị phạt theo tiêu đề này và chịu hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm9. Tuy có sự khác biệt về đối tượng tác động so với Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy quy định tại Bộ luật hình sự Việt Nam, nhưng khi nghiên cứu điều luật trên, chúng ta có thể thấy kỹ thuật lập pháp rất cao được thể hiện trong luật pháp Hoa Kỳ, điều luật (trong phần được trích) đã trình bày rất rõ ràng, chi tiết các phần miêu tả hành vi phạm tội, mục đích phạm tội và hình phạt khi phạm tội. Như vậy, tham khảo những quy định của Bộ luật Hình sự của một số nước trên thế giới như Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy việc quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng quy định về vấn đề này trong pháp luật các nước này là rất chi tiết, khoa học và có nhiều điểm chúng ta có thể học hỏi, áp dụng giúp cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm được hiệu quả hơn. Việc quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong Bộ luật Hình sự của các nước phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... của nước đó. Bởi vậy, các nước trên thế giới và Việt Nam sẽ có những quy định khác nhau về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Tóm lại, nghiên cứu về cơ sở lý luận của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy giúp chúng ta nắm rõ những vấn đề cơ bản, đặc trưng của tội danh này. Trong Chương 1, người viết đã: Đưa ra khái niệm khoa học về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, khái niệm về nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Lịch sử lập pháp của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Về những quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, luận văn đã trình bày quy định chung trên thế giới và quy định cụ thể của pháp luật hình sự Trung Quốc và Hoa Kỳ. 9 Trích US CODE - Title 18: Crimes and criminal procedure - Part 1: Crimes - Chapter 110: Sexual exploitation and other abuse of children - §2252A. Certain activities relating to material constituting or containing child pornography. GVHD: Nguyễn Thu Hương 22 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự Việt Nam “Chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” có nghĩa là chỉ những tội phạm được ghi nhận trong Bộ luật hình sự thì mới bị xem là tội phạm và mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Dựa trên Bộ luật hình sự Việt Nam thì Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được ghi nhận ở Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 thuộc Mục B chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng hiện nay tội phạm này được coi là tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và được ghi nhận ở điều 253 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009. Theo Điều 253 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành thì tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được hiểu như sau: “Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, sử dụng, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy.” Đây là tội phạm thuộc các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng , nằm trong chương XIX Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi, bổ sung 2009. 2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo BLHS hiện hành Theo Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009, được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009, thì Điều 253 quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau: Điều 253. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 1. Người làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Vật phạm pháp có số lượng lớn; b) Phổ biến cho nhiều người; c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; GVHD: Nguyễn Thu Hương 23 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn c) Đối với người chưa thành niên; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. Tội phạm được cấu thành bởi bốn yếu tố: khách thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì bốn yếu tố này được thể hiện như sau: 2.1.1. Khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Khách thể của tội phạm được hiểu là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại10. Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là tội danh được quy định tại Chương các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Bộ luật Hình sự. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trực tiếp xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Như vậy khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là nền văn hoá đậm đà bản sắc, truyền thống đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam. Văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách chiến lược về văn hóa. Những chính sách này được thể hiện một cách rõ nét trong một loạt những văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành theo trình tự thời gian gắn với công cuộc đổi mới đất nước trong thời gian vừa qua. - Nghị quyết Trung ương IV (khóa VII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao của xã hội và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc”. - Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) tiếp tục khẳng định vị trí, tầm quan trọng của văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa phải nhằm xây 10 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, NXB Công an nhân dân, 2007, trang 78. GVHD: Nguyễn Thu Hương 24 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, lối sống, tình cảm, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội”. - Điều 60, chương III trong Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…. Nhà nước, xã hội xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.” - Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong tình hình đất nước phát triển mạnh mẽ dưới sự tác động của cơ chế thị tường, Đảng ta vẫn giữ vững quan điểm: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy ý chí tự cường xây dựng bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, ta đã có thể thấy được những giá trị to lớn cũng như vai trò quan trọng của văn hóa thể hiện trong đường lối của Đảng, Nhà nước trong những năm qua. Hiện nay có ý kiến cho rằng việc quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là vi phạm nhân quyền, là mọi người khi đạt độ tuổi nhất định có quyền sở hữu cũng như có quyền lưu hành các vật phẩm khiêu dâm, ý kiến này là không phù hợp với những quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước đã được trình bày ở trên. Hơn thế nữa, trong thời gian gần đây số lượng các vụ án về tội phạm liên quan đến tình dục cũng như các tội phạm hình sự khác có nguyên nhân từ việc xem băng đĩa đồi trụy đang có xu hướng gia tăng. Vì thế, việc quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nhằm bảo vệ nền văn hóa, thuần phong mỹ tục cũng như ngăn chặn các tội phạm khác là cần thiết. Đối tượng tác động của tội phạm này là văn hóa phẩm đồi trụy gồm: Sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Việc xác định các vật phẩm có tính chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên môn (cơ quan văn hóa) thẩm định. GVHD: Nguyễn Thu Hương 25 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 2.1.2. Mặt khách quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan11. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm:  Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội  Hậu quả nguy hiểm cho xã hội  Các dấu hiệu khách quan khác (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội, hoàn cảnh phạm tội)12. a) Hành vi khách quan Theo Điều 253 Bộ luật hình sự, người phạm tội thực hiện các hành vi: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến vật phẩm đồi trụy hoặc có hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy.  Hành vi làm ra vật phẩm có tính chất đồi trụy được hiểu là hành vi tạo ra các vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô như: vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, sáng tác nhạc, viết truyện, làm thơ, viết kịch… Ví dụ: TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên xử Lê Minh Hùng 8 năm tù và vợ là Vũ Kim Thương 3 năm tù về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Đây là hình phạt cho việc Hùng thủ vai dàn cảnh khiêu dâm để vợ quay phim kinh doanh. Nguyên là cộng tác viên dàn dựng các chương trình ca nhạc với một số doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, để “dựng nghiệp”, Hùng bàn với vợ tìm kiếm các cô gái thích làm diễn viên để yêu cầu đóng phim sex. Tháng 4/2000, Thương về quê Sóc Trăng dụ dỗ được một số cô gái đến nơi ở của vợ chồng Thương cùng thực hiện các cảnh khiêu dâm với Hùng, Thương trực tiếp bấm máy quay phim. Ngày 6/8/2000, khi đang tiếp tục “đóng phim” cùng hai cô gái khác tại chỗ ở của mình, khu phố 7, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh, Hùng đã bị bắt13. Ở ví dụ trên, ta có thể thấy, hai người phạm tội đã có hành vi làm ra vật phẩm đồi trụy. Tuy nhiên, để cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, chúng ta phải lưu ý đến chi tiết là việc họ làm ra là nhằm phổ biến vật phẩm đồi trụy cho nhiều người khác. Điều này sẽ được trình bày ở phần mục đích của người phạm tội.  Hành vi sao chép vật phẩm có tính chất đồi trụy là từ một vật phẩm có tính chất đồi trụy đầu tiên (bản gốc, bản chính) tạo ra nhiều vật phẩm khác giống như vật 11 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, Nxb, Công an nhân dân, 2007, trang 91. 12 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb, Chính trị quốc gia, 2010, trang 111, 112. Báo điện tử VNExpress, Phạt tù cặp vợ quay phim, chồng diễn cảnh đồi trụy, theo Tuổi trẻ, 29/5, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/phat-tu-cap-vo-quay-phim-chong-dien-canh-doi-truy-1980344.html, [ truy cập ngày 20/9/2014]. 13 GVHD: Nguyễn Thu Hương 26 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phẩm ban đầu có tính chất đồi trụy. Việc sao chép có thể sao chép toàn bộ hoặc một phần. Hình thức sao chép cũng đa dạng như: chụp lại, viết lại, ghi âm lại, ghi hình lại hoặc các hình thức sao chép khác.  Hành vi lưu hành vật phẩm có tính chất đồi trụy là cho người khác xem, mượn, thuê các vật phẩm có tính chất đồi trụy.  Hành vi vận chuyển vật phẩm có tính chất đồi trụy là chuyên chở các vật phẩm có tính chất đồi trụy từ nơi này đến nơi khác.  Hành vi mua bán vật phẩm có tính chất đồi trụy là dùng tiền hoặc tài sản để đổi lấy vật phẩm có tính chất đồi trụy hoặc dùng vật phẩm có tính chất đồi trụy để trao đổi lấy tiền hoặc tài sản. Ví dụ: Khám xét chỗ ở của Lê Trí Hoạt số 20 Yên Bái II, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng (là đối tượng kinh doanh băng đĩa tại chợ Hoà Bình), lực lượng công an thu giữ 507 đĩa VCD không dán tem, trong đó có 307 đĩa có nội dung đồi trụy. Ngày 22/12, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức rà soát các tụ điểm kinh doanh băng đĩa lậu trên địa bàn, phát hiện, bắt giữ đối tượng Quách Quốc Anh, 23 tuổi, trú tại ngõ Hòa Bình 4, phường Minh Khai có hành vi mua bán, vận chuyển 49 đĩa VCD không dán tem lưu hành. Qua giám định, phát hiện 4 đĩa có nội dung đồi trụy. Đối tượng khai nhận mua số đĩa trên của Lê Trí Hoạt, 46 tuổi, trú tại số 20 Yên Bái II, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng (là đối tượng kinh doanh băng đĩa tại chợ Hoà Bình). Công an quận đã ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Lê Trí Hoạt về hành vi phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy, đã phát hiện, thu giữ 507 đĩa VCD không dán tem, trong đó có 307 đĩa có nội dung đồi trụy14 Ở ví dụ trên, các đối tượng Quách Quốc Anh, Lê Trí Hoạt đã có hành vi mua bán vật phẩm đồi trụy, đối tượng Quách Quốc Anh còn thực hiện hành vi vận chuyển vật phẩm đồi trụy.  Hành vi tàng trữ vật phẩm có tính chất đồi trụy là cất giữ các vật phẩm có tính chất đồi trụy ở một địa điểm nhất định như: ở cơ quan, phòng làm việc, nhà ở, trong người, trên phương tiện giao thông … Ví dụ: Khi bị bắt,Trần Quang Đoàn (quê quán Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên) khai nhận là đầu nậu chính trong việc tàng trữ băng đĩa đồi trụy trên địa bàn quận Liên Chiểu và nhiều nơi khác ở Đà Nẵng. Ngày 26/12, Công an quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết, sau thời gian theo dõi, Đội An ninh (Công an quận Liên Chiểu) vừa phát hiện, bắt quả tang Trần Quang Đoàn (quê quán Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên) tại khu vực Bến xe Trung tâm Đà Nẵng khi đối tượng này đang vận chuyển một 14 Báo Công an nhân dân, Ổ đĩa đồi trụy ở chợ Trời, T.A, http://www.cand.com.vn/vivn/xahoi/2008/4/106458.cand, [ truy cập ngày 21/9/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 27 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn bao tải đựng đĩa DVD trên đường đi bỏ cho các đại lý tiêu thụ. Qua kiểm tra, lực lượng an ninh phát hiện toàn bộ hơn 600 đĩa DVD trong bao tải này đều chứa các nội dụng đồi trụy, cấm lưu hành. Bước đầu, Trần Quang Đoàn khai nhận là đầu nậu chính trong việc tàng trữ, buôn bán băng đĩa đồi trụy trên địa bàn quận Liên Chiểu và nhiều nơi khác ở Đà Nẵng. Số băng đĩa có nội dung đồi trụy vừa bị bắt quả tang được Trần Quang Đoàn mua từ các địa phương ở phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đắk Lắk với giá khoảng 4.000 đồng/đĩa. Sau đó, Đoàn đưa về Đà Nẵng, phân phối lại cho các đại lý, các đối tượng chuyên đi bán dạo với giá từ 15.000 – 20.000 đồng/đĩa15.  Các hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy là ngoài các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến, thì người phạm tội còn có những hành vi khác phổ biến cho người khác biết các vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô hoăc khêu gợi những ý định thúc đẩy, con người thỏa mãn lối sống ăn chơi, đàng điếm, dâm ô. Việc nhà làm luật quy định các hành vi khác là nhằm tránh lọt tội. Đây là quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Trong quá trình nghiên cứu quy định Bộ luật hình sự Trung Quốc, có thể thấy ngoài những hành vi nêu trên điều luật còn miêu tả một số hành vi truyền bá vật phẩm đồi trụy khác như: hành vi tái chế, hành vi cung cấp giấy tờ, tài liệu cho việc sản xuất vật phẩm đồi trụy, hành vi tổ chức biểu diễn khiêu dâm. Những hành vi này, nếu thực hiện trong thực tiễn ở nước ta, thì có thể coi là các hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy. b) Hậu quả của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, hậu quả không phải là dấu hiện bắt buộc của cấu thành tội phạm. Trong khi đó cấu thành tội phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tại Điều 253 BLHS chỉ miêu tả hành vi nguy hiểm cho xã hội là các hành vi đã trình bày mà quy định về dấu hiệu hậu quả cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Vì vậy, dựa vào khái niệm các cấu thành tội phạm, có thể khẳng định đây là cấu thành tội phạm hình thức. Do đó, người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hậu quả của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Hơn thế nữa mặc dù hậu quả không phải là dấu hiện bắt buộc của cấu thành tội phạm, song nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm 15 Báo Công an nhân dân, Tóm đầu nậu đĩa sex tại Đà Nẵng, http://www.cand.com.vn/viVN/xahoi.cand/106805.cand, T.A, [ truy cập ngày 24/9/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 28 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trọng thì tùy trường hợp người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật. c) Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, ngoài hành vi khách quan thì nhà làm luật còn quy định hai dấu hiệu khách quan khác mà nếu thiếu nó thì người có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chưa cấu thành tội phạm, đó là: vật phẩm phạm pháp có số lượng lớn và phổ biến cho nhiều người.  Về tình tiết vật phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn Nếu Điều 99 Bộ luật hành sự năm 1985 quy định vật phạm pháp có số lượng lớn là yếu tố định khung hình phạt quy định tại khoản 2 của điều luật thì Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành quy định vật phạm pháp có số lượng lớn là dấu hiệu định tội. Cho đến nay, các cơ quan có thẩm quyền chưa giải thích hoặc hướng dẫn vật phạm pháp (vật phẩm văn hóa đồi trụy) có số lượng bao nhiêu là lớn, nên thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội này trong một số trường hợp gặp khó khăn. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc quy định vật phạm pháp có số lượng bao nhiêu là lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn đối với tội phạm nói chung và đối với tội phạm này nói riêng không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ: Một bộ tú-lơ-khơ có 54 quân bài, mỗi quân bài in một hình có tính chất kích dục với một đĩa VCD với thời lượng 120 phút có nội dung kích dục thì cái nào nguy hiểm hơn cái nào. Nếu chỉ căn cứ vào số lượng thì một bộ tú-lơ-khơ với 54 quân bài/bức hình phải coi là có vật phạm pháp có số lượng rất lớn, thậm chí đặc biệt lớn nhưng tính chất nguy hiểm chắc chắn không bằng một đĩa VCD, vì không ai gọi một đĩa VCD là vật phạm pháp có số lượng lớn cả. Do đó có ý kiến cho rằng nhà làm luật không nên quy định số lượng vật phạm pháp đối với tội phạm này là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt16.  Về tình tiết phổ biến cho nhiều người Đối với tình tiết phổ biến cho nhiều người việc xác định tương đối dễ. Phổ biến cho nhiều người là phổ biến cho từ hai người trở lên. Tuy nhiên, khi xác định tình tiết cũng cần phải chú ý: phổ biến cho từ hai người trở lên là ngoài người phạm tội còn có hai người trở lên được người phạm tội cho xem, cho nghe vật phẩm có tính chất đồi trụy. Nếu người phạm tội cùng xem, cùng nghe thì tính cả người phạm tội phải có ba người trở lên thì mới coi là phổ biến cho nhiều người.  Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 16 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tập 9, tr 342. GVHD: Nguyễn Thu Hương 29 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Đối với tình tiết đã bị xử phạt hành chính là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội này. Ví dụ: A đã bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, A lại thực hiện một trong các hành vi (làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán…) quy định tại Điều 253 nhằm phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy. Đối với tình tiết đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là trước đó một người đã bị kết án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội này. Ví dụ: B đã bị kết án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điều 253 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích, B lại thực hiện một trong những hành vi (làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy) quy định tại Điều 253 của Bộ luật hình sự. 2.1.3. Chủ thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và không mất năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này17. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. 2.1.4. Mặt chủ quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Bất kỳ tội phạm nào cũng đều là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu như mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan lại là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội như lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt trong một thể thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của 17 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, Tập 9, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tập 9, tr 339. GVHD: Nguyễn Thu Hương 30 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tội phạm. Do đó việc xác định mặt chủ quan của tội phạm nói chung, mặt chủ quan của tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội phạm và trách nhiệm hình sự của một con người cụ thể. - Lỗi là dấu hiệu đặc trưng cơ bản không thể thiếu của mỗi tội phạm. Nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam. Một người phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không chỉ đơn thuần là vì đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn vì họ đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan của tội phạm. Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. - Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc, mặt chủ quan của tội phạm còn tồn tại hai yếu tố nữa đó là động cơ và mục đích phạm tội. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người phạm tội, còn mục đích là cái mà người phạm tội nhằm đạt được khi họ thực hiện hành vi. Động cơ phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Mục đích của người phạm tội là nhằm phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác với nhiều động cơ khác nhau. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu một người có các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ hoặc có hành vi khác nhưng không nhằm phổ biến cho người khác thì cũng không cấu thành tội phạm này. Ví dụ: Trong vụ án phát tán video sex của diễn viên Hoàng Thùy Linh, có ý kiến cho rằng Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt đã cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy vì có hành vi làm ra, sao chép vật phẩm đồi trụy (đoạn video). Theo luật sư Hồng Hà, thuộc Văn phòng luật sư Hồng Hà: "Đoạn video clip về Hoàng Thùy Linh là vật phẩm có tính chất đồi trụy. Theo quy định của điều 253 Bộ luật hình sự (tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy), hành vi "làm ra" vật phẩm có tính chất đồi trụy sẽ không cấu thành tội phạm nếu những người làm ra vật phẩm này không nhằm phổ biến những vật phẩm đó cho người khác. Do vậy, với hành vi tự ghi và lưu riêng lại để giữ gìn clip đó như những kỷ niệm riêng, không nhằm phổ biến đến người thứ ba thì hành vi đó không bị pháp luật coi là phạm tội18” 18 Báo điện tử Vnexpress, Phát tán clip sex vì nhiều người hâm mộ Thùy Linh, Hoàng Khuê, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/phat-tan-clip-sex-vi-nhieu-nguoi-ham-mo-thuy-linh-2093433.html, [truy cập ngày 26/9/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 31 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Có thể thấy, do không chứng minh được mục đích là phổ biến cho người khác, một dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nên việc cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt là chính xác. 2.2. Hình phạt đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất mà Đảng và Nhà nước ta sử dụng để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 Bộ luật Hình sự hiện hành gồm có ba khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung. 2.2.1. Khung hình phạt cơ bản Theo quy định tại khoản 1 Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành thì người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, phim, ảnh, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, đó là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp có số lượng lớn; phổ biến cho nhiều người; người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 253 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt tù đến ba năm. 2.2.2. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất Phạm tội thuộc trường hợp sau đây quy định tại khoản 2 Điều 253 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù ba năm đến mười năm, là tội rất nghiêm trọng. GVHD: Nguyễn Thu Hương 32 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Để xác định tính chất của hành vi, chúng ta cần tìm hiểu các trường hợp:  Có tổ chức (điểm a) Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS). Phạm tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có tổ chức tức là trường hợp truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm và có sự câu kết chặt chẽ giữa những người tham gia. Phạm tội có tổ chức gồm những người tham gia được phân chia thành các loại người như: tổ chức, thực hành, xúi giục, giúp sức. Sự cấu kết chặt chẽ giữa những người này được thể hiện ở sự bàn bạc thống nhất ý chí, vạch kế hoạch phạm tội, chuẩn bị chu đáo, phân công vai trò, vị trí của từng người trong đồng phạm.  Vật phạm pháp có số lượng rất lớn (điểm b) Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 của điều luật và như đã phân tích, việc xác định số lượng văn hóa phẩm có số lượng rất lớn cũng không dễ dàng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đã có trường hợp Tòa án coi hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trên 20 đĩa VCD, 20 băng video là vật phạm pháp có số lượng rất lớn, còn các loại vật phẩm văn hóa khác như tranh, ảnh, sách, báo thì việc xác định thế nào là số lượng lớn thì chưa có thực tiễn xét xử19. Trong khi đó, pháp luật hình sự Trung Quốc đã có quy định rất chi tiết số lượng cho từng loại vật phẩm cũng như số lần thực hiện hành vi phạm tội. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác xét xử, nó giúp cho việc quyết định hình phạt được nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có văn bản giải thích hoặc hướng dẫn chính thức, giúp cho việc áp dụng luật của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi hơn.  Đối với người chưa thành niên (điểm c) Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như đối với các trường hợp phạm tội đối với người chưa thành niên, những người chưa thành niên quy định ở đây là người được người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tức là người phạm tội đã truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người chưa thành niên. Đây là trường hợp người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người chưa đủ 18 tuổi không kể họ có biết người được truyền bá là chưa thành niên hay không.  Gây hậu quả nghiêm trọng (điểm d) Trường hợp phạm tội này cũng giống với trường hợp tại khoản b Điều 2, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Thực tế, có thể áp dụng Thông tư liên tịch số 19 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, tập 9, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr 345 – 346. GVHD: Nguyễn Thu Hương 33 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó: “Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phải vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng20 ”. Tuy nhiên có thể thấy, đây không phải là quy định cho tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, việc áp dụng chỉ là giải pháp tạm thời, hơn nữa quy định của Thông tư trên cũng rất mơ hồ. Vì vậy, việc xác định thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tế là tương đối khó khăn, gây cản trở việc xét xử đúng người đúng tội.  Tái phạm nguy hiểm (điểm đ) Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự, những trường hợp sau được coi là tái phạm nguy hiểm: “a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.” Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 253 Bộ luật hình sự hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. 2.2.3. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành thì có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, là tội rất nghiêm trọng, bao gồm các trường hợp:  Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn (điểm a) Đến nay, cũng như tình tiết vật phạm pháp có số lượng rất lớn, việc xác định thế nào là vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn cho đến nay vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải thích, hướng dẫn cụ thể. Tuy vậy, thực tế đã có trường hợp xác 20 Mục 3. 3.4 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999. GVHD: Nguyễn Thu Hương 34 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn định tình tiết này khi quyết định khung hình phạt. Vụ án sau đây là một trường hợp chứng tỏ tình tiết này đã được áp dụng: Ví dụ: 11h ngày 03-7-2003, Cảnh sát kinh tế Hà Nội phát hiện Nguyễn Văn T đang vận chuyển 1.600 đĩa VCD không dán tem của Bộ Văn hóa để giao cho Vũ Thị Tuyết N ở cửa hàng 23C Trân Cao V, Tp. H. Số đĩa trên được in sao tại ngõ 132 phố Lê Thanh Nghị do Vũ Ngọc L làm chủ. Khám nơi kinh doanh của N thu được 23.200 đĩa VCD, DVD, 950 đĩa trắng nhãn, mác và 9.100.000 đồng khám nơi ở của N còn thu giữ 9118 đĩa VCD và DVD, 3740 đĩa trắng đều không dán tem. Giám định số đĩa thu của N, ngoài nội dung phim chưởng bộ, xã hội đen, găng xtơ, hoạt hình thì có 314 đĩa VCD thu tại cửa hàng 23C Trần Cao V có nội dung phim truyện mô tả rõ nét hình ảnh khỏa thân, hành động tình dục mang tính khiêu dâm đồi trụy. Bản kết luận của Hội đồng giám định văn hóa thành phố H số 36 ngày 9-7-2003 kết luận là đĩa đồi trụy cấm lưu hành. Ngày 20-8-2004, Tòa án nhân dân thành phố H căn cứ điểm a khoản 3 Điều 253; điểm p, g khoản 1 Điều 46; khoản 2 Điều 46; Điều 42; Điều 47; Điều 41; Điều 60 BLHS, xử phạt Vũ Thị Tuyết N 36 tháng tù về tội "Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy" nhưng cho hưởng án treo, thử thách 48 tháng kể từ ngày tuyên án.21 Như vậy, xác định vật phạm phám có số lượng đặc biệt lớn trong vụ án này Tòa án coi hành vi tàng trữ, vận chuyển trên 10.000 đĩa VCD, DVD không rõ nguồn gốc bao gồm đĩa trắng, đĩa không rõ nguồn gốc, nhãn mác, tem của Bộ Văn hóa, trong đó có 314 đĩa VCD có nội dung phim truyện mô tả rõ nét hình ảnh khỏa thân, hành động tình dục mang tính khiêu dâm đồi trụy.  Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (điểm b) Cũng như quy định tại điểm d khoản 2, hiện nay vẫn chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn. Cần phải có quy định cụ thể trong thời gian tới để việc xét xử, cũng như công tác phòng chống tội phạm được đảm bảo. Các hình phạt chính với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bao gồm: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Việc áp dụng các hình phạt này là cơ sở quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Song, trong một số trường hợp để đảm bảo cho việc xử lý tội phạm được hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa việc tái phạm, cần áp dụng hình phạt bổ sung. 21 Bản án số 604/2004/HSST ngày 20/8/2004 của TAND thành phố H GVHD: Nguyễn Thu Hương 35 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 2.2.4. Hình phạt bổ sung Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại khoản 4 Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành. Các hình phạt chính với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bao gồm phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Việc áp dụng các hình phạt này là cơ sở quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Trong một số trường hợp để đảm bảo cho việc xử lý tội phạm được hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tái phạm, cần áp dụng hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là phạt tiền, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. 2.3. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với một số tội phạm khác trong luật hình sự Việt Nam hiện hành Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là tội nằm trong Chương XIX của Bộ luật Hình sự hiện hành – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi vi phạm các quy định và các quy tắc về đảm bảo an toàn, trật tự chung của xã hội ở trong các lĩnh vực, hoạt động mang tính công cộng (có mức độ xã hội hóa cao) như giao thông vận tải, khám chữa bệnh, xây dựng, lao động, phòng cháy, vệ sinh thực phẩm, quản lý một số mặt hàng mà Nhà nước cấm hoặc hạn chế kinh doanh..., xâm phạm trật tự và an toàn chung của xã hội, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cho người và tài sản của Nhà nước, tổ chức và của công dân. Tuy nhiên, vì đây là tội phạm cụ thể xâm phạm tới đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, đời sống văn hoá, trực tiếp xâm hại đến chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực đến đời sống của mọi công dân, đặc biệt là thanh thiếu niên; vì vậy, người viết chỉ đặt vấn đề phân biệt tội này với một số tội phạm cụ thể, có liên quan tới các hành vi truyền bá, lưu hành các hành vi xâm phạm tới đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, đời sống văn hoá cũng như xâm phạm tới an toàn công cộng, trật tự công cộng... 2.3.1. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội môi giới mại dâm (Điều 255 Bộ luật Hình sự) Đây là các tội cùng được quy định ở chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và có những điểm khác nhau: - Về khách thể bị xâm phạm: Khách thể của tội môi giới mại dâm là tội xâm phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đến đời sống văn hoá, trật tự trị an xã hội. Còn ở tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là trực tiếp xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực lớn đến đời GVHD: Nguyễn Thu Hương 36 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Như vậy khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là nền văn hoá đậm đà bản sắc, truyền thống đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam. - Về mặt khách quan: Có sự khác nhau ở hành vi khách quan, chủ yếu ở Điều 253 là các hành vi: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến vật phẩm đồi trụy hoặc có hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy, còn ở Điều 255 là các hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt với vai trò là người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm. - Về chủ thể: Giữa Điều 253 và Điều 255 Bộ luật Hình sự hiện hành chủ thể đều không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và không mất năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các khung có tình tiết tăng nặng; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. - Về mặt chủ quan: Đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Ở Điều 255 động cơ của người phạm tội môi giới mại dâm chủ yếu là do tư lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác; động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Còn ở Điều 253 mục đích của người phạm tội là nhằm phổ biến văn hoá phẩm đồi trụy cho người khác với nhiều động cơ khác nhau. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. - Về khung hình phạt: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hình phạt được chia làm ba khung: Khung 1 : Khung hình phạt cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức, vật phạm pháp có số lượng lớn, đối với người chưa thành niên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp vật phạm pháp có số lượng lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. Ở Điều 255 tội môi giới mại dâm thì có bốn khung hình phạt: Khung 1: Khung hình phạt cơ bản, có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. So với Điều 253 thì ở khung hình phạt cơ bản, thì ở Điều 255 không còn hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ nữa mà chỉ có hình phạt tù. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội GVHD: Nguyễn Thu Hương 37 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhiều lần; Tái phạm nguy hiểm; Đối với nhiều người; Gây hậu quả nghiêm trọng khác, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, gây hậu quả rất nghiêm trọng người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. Khung 4: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Về hình phạt bổ sung cả hai tội đều là hình phạt tiền, ở Điều 255 người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng. Còn ở Điều 253 thì mức phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. 2.3.2. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247 Bộ luật hình sự) Ở hai tội này có những điểm khác nhau: - Về mặt khách thể bị xâm hại: Khách thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội phạm này xâm phạm đến trật tự công cộng, nếp sống văn minh xã hội. Khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy còn xâm phạm đến chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam và hệ tư tưởng Xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực đến mọi đời sống công dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. - Về mặt khách quan: Có sự khác nhau ở hành vi khách quan ở Điều 247 thì hành vi có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như : bói toán, bói đồng và xem tướng số, cầu hồn… Tuy nhiên việc bói toán chỉ mang tính chất nhất thời không vì mục đích vụ lợi thì không cấu thành tội phạm này. Tội phạm hoàn thành khi hành vi hành nghề mê tín, dị đoan đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này mà còn vi phạm. Còn ở Điều 253 người phạm tội thực hiện hành vi truyền bá (phổ biến) cho người khác biết các vật phẩm có tính chất đồi trụy bằng những thủ đoạn như: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến hoặc có hành vi khác. So với Điều 247 thì ở tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mục đích phạm tội rất đa dạng, nhưng mục đích phạm tội không phải là yếu tố cấu thành tội phạm, chỉ cần có hành vi phổ biến thì đã có thề cấu thành tội phạm. - Về chủ thể: Đều giống nhau là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các khung có tình tiết tăng nặng; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. - Về mặt chủ quan: Cả hai loại tội phạm đều được thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên ở Điều 247 thì người phạm tội vô ý đối với hậu quả. Động cơ và mục đích GVHD: Nguyễn Thu Hương 38 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn không phải là dấu hiệu bắt buộc của hành vi này. Còn ở Điều 253 thì mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi là phổ biến. - Về khung hình phạt: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hình phạt được chia làm ba khung: Khung 1 : Khung hình phạt cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức, vật phạm pháp có số lượng lớn, đối với người chưa thành niên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp vật phạm pháp có số lượng lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. Ở Điều 247 chỉ có hai khung hình phạt: Khung 1: Hành nghề mê tín, dị đoan thuộc khung 1. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung 2: Hành nghề mê tín, dị đoan gây ra chết người hoặc gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Về hình phạt bổ sung cả hai tội đều là hình phạt tiền với mức phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. So với Điều 253 thì ở Điều 247 mức hình phạt là thấp hơn, vì vậy tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có tính chất nguy hiểm hơn so với tội hành nghề mê tín, dị đoan. Tóm lại, nghiên cứu về quy định của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, luận văn đã hệ thống và trình bày chi tiết các vấn đề về tội phạm này cũng như làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Về đường lối xử lý tội phạm, luận văn đã trình bày những quy định về các trường hợp phạm tội cụ thể theo từng khoản của Điều luật. Trong đó, các quy định về tình tiết định tội, tình tiết tăng nặng là số lượng vật phạm pháp lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, hay gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tuy có được nêu ra nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. GVHD: Nguyễn Thu Hương 39 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY, MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Nền kinh tế nước nhà phát triển là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới. Tuy nhiên, đi kèm những mặt tích cực mà nền kinh tế mang lại thì đồng thời cũng mang theo những khó khăn và thách thức đó là tình hinh tội phạm nói chung sẽ gia tăng và diễn biến theo hướng phức tạp hơn. Ở chương ba này người viết sẽ tập trung nêu lên thực tiễn tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hiện nay, đồng thời phân tích những điểm bất hợp lý của pháp luật hình sự cũng như xác định các vướng mắc trong thực tiễn xử lý tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện điều luật này. 3.1. Thực tiễn xét xử và một số bất cập về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 3.1.1. Tình hình xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Để có một cái nhìn toàn diện và hệ thống về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi, ngoài việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự, cụ thể tại Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành, chúng ta cần phải xem xét, phân tích thực tiễn xử lý tội phạm này, nhất là trong những năm gần đây. Cụ thể theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm từ 2010-2012 cho thấy tình hình tội phạm hình sự vẫn còn tăng cao. Năm 2010 trên cả nước Tòa án đã thụ lý 55,221 vụ; 88,508 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 45,200 vụ; 78,305 bị cáo. Năm 2011 Tòa án đã thụ lý 60,925 vụ; 95,231 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 56,320 vụ; 81,651 bị cáo. Đến năm 2012 Tòa án thụ lý 67,369 vụ; 97,517 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 62,179 vụ; 90,691 bị cáo. Cụ thể: - Trong năm 2010 tổng số 55,221 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó có 124 vụ với 132 bị cáo, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 119 vụ, 122 bị cáo. So với số lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2010 là 55,221 vụ; 88,508 bị cáo, thì các vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm 0.22% tổng số vụ và 0.15% tổng số bị cáo. - Trong năm 2011 tổng số 60,925 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó có 186 vụ với 203 bị cáo, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 181 vụ, 192 bị cáo. So với số lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2011 là 60,925 vụ; 95,231 bị cáo, thì các vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm 0.31% tổng số vụ và 0.21% tổng số bị cáo. - Trong năm 2012 tổng số 67,369 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó có 237 vụ với 262 bị cáo, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 231 vụ, 251 bị cáo. So với số lượng GVHD: Nguyễn Thu Hương 40 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2012 là 67,925 vụ; 95,231 bị cáo, thì các vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm 0.31% tổng số vụ và 0.21% tổng số bị cáo.22 Như vậy, theo báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2010 đến 2012, Tòa án trong cả nước đã xét xử 547 với 597 bị cáo phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Trong đó, có 458 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chiếm tỉ lệ 76,7%; 80 bị cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, chiếm 13,4%; 37 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ, chiếm 6,2%; 22 bị cáo bị phạt cảnh cáo, chiếm 3,7%. Không có trường hợp nào được miễn trach nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Qua những con số cụ thể này cho ta thấy rằng số vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy qua các năm luôn tăng, các năm sau luôn cao hơn các năm trước, ví dụ như năm 2010 là 124 vụ với 132 bị cáo, đến năm 2011 tăng lên 186 vụ với 203 bị cáo, đến năm 2012 là 237 vụ với 262 bị cáo. Bên cạnh những số liệu cả nước thì thống kê tình hình tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ở một số tỉnh, thành cụ thể ũng thể hiện sự phức tạp. Tại Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, thay mặt Tòa án tỉnh, đồng chí Đặng Quang, Chánh án đã trình bày báo cáo tổng kế công tác năm 2010 như sau: Năm 2010, ngành Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý 1.863 vụ án các loại, đã giải quyết 1.799 vụ, đạt tỷ lệ 96,6%, án hình sự chiếm 584 vụ với 992 bị cáo, đã giải quyết 582 vụ với 972 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,7% về số vụ và 98% về số bị cáo, trong đó có 10 vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với 16 bị cáo. So với năm 2009, thụ lý tăng 50 vụ và tỷ lệ giải quyết cao hơn 4,3%, số vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tăng lên 03 vụ và tăng 05 bị cáo. Đến năm 2012 thì số vụ án các loại tăng thêm 355 vụ án so với năm 2011, chiếm 18,6% án hình sự chiếm 812 vụ với 1402 bị cáo, chiếm 35,4%. Trong đó có 21 vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với 38 bị cáo. So với năm 2011 số vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tăng 04 vụ và 07 bị cáo.23 Hoặc theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong năm, nghành Tòa án tỉnh đã thụ lý 3,109 vụ việc các loại và giải quyết được 3,058 vụ, đạt tỷ lệ 98,35% án hình sự chiếm 627 vụ, với 656 bị cáo. Trong đó số vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm 17 vụ với 25 bị cáo. So với năm 2011 số vụ án các loại thụ lý tăng 397 vụ, số vụ án hình sự tăng 20 vụ, số vụ án về tội 22 Tòa án nhân dân tối cao: Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm 2010, 2011, 2012, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc , [truy cập ngày 18/11/2014]. 23 HĐND Huế, Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Cao Hữu Dũng, http://www.qhhdthuathienhue.gov.vn/?mod=view&cid=1&pid=26&id=2296, [truy cập ngày 18/11/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 41 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tăng 02 vụ so với năm 2011 và số bị cáo tăng 04 bị cáo.24 Để thấy rõ hơn về thực trạng tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hiện nay, người viết xin đề cập một số vụ án trên thực tế đã được xét xử về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy sau: Ví dụ 1: Ngày 21/8, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Mã Vĩ Hùng 15 năm tù về tội “sản xuất, buôn bán hàng cấm,” “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”; Đặng Quang Hùng 15 năm tù về tội “buôn bán hàng cấm,” “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”, “kinh doanh trái phép”. Theo cáo trạng, Mã Vĩ Hùng (sinh năm 1979, Thành phố Hồ Chí Minh) mua ba máy chép đĩa về nhà để in, sao chép đĩa DVD có nội dung đồi trụy theo đơn đặt hàng của các mối phân phối đĩa lậu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi đĩa bán ra, Hùng thu lợi từ 200-300 đồng. Tổng cộng Hùng hưởng lợi 12 triệu đồng. Trong hơn 26.000 đĩa DVD thu giữ được của Hùng, cơ quan chức năng xác định có gần 5.000 đĩa có nội dung khiêu dâm, đồi trụy và hơn 1.000 đĩa ca nhạc, sân khấu có nội dung cấm, phản động. Còn Đặng Quang Hùng (sinh năm 1972, Đồng Nai) đã tham gia mua bán đĩa có nội dung được nhân bản lậu, không dán nhãn kiểm soát. Ngày 11/9/2009, Đặng Quang Hùng mua 2.700 đĩa DVD của Mã Vĩ Hùng nhưng chưa thanh toán tiền thì bị công an phát hiện. Tổng cộng, Quang Hùng đã hưởng lợi bất chính 15 triệu đồng.25 Ví dụ 2: Chiều 28/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Lê Chân, TP.Hải Phòng cho biết đã bắt giữ khẩn cấp Hoàng Tiến Hợi, SN 1959, trú tại số 30/414 đường Tô Hiệu, quận Lê Chân, Hải Phòng về hành vi tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy. Theo kết quả điều tra bước đầu, Hoàng Tiến Hợi đã mở lớp dạy khiêu vũ, qua đó tuyển chọn những chị em độ tuổi từ 30 đến 40 và mời đến nhà riêng để "phụ đạo" theo kiểu một thầy, một trò. Trước đó, Hợi lấy số điện thoại bàn nhà riêng để tìm ra địa chỉ cư trú, qua đó nắm tình hình gia cảnh của các học viên đặc biệt này. Những học viên được chọn để bồi dưỡng đều là phụ nữ có nhan sắc, bản thân hoặc chồng, con có địa vị kinh tế, xã hội. Có người làm nghề tự do, tiềm lực kinh tế không cao nhưng có ngoại hình đẹp cũng được thầy "tuyển chọn". Trong quá trình "phụ đạo", Hợi đã dùng thuốc kích thích, băng hình khiêu dâm và những lời tán tỉnh chinh phục các chị, em theo học. Trong khi sinh hoạt tình dục, hắn bí mật ghi hình, sao ra nhiều đĩa VCD và khống chế chị em. Trong đó, yêu sách 24 Báo Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết hoạt động của nghành Tòa án tỉnh Bắc Ninh năm 2012, Vân Giang, http://baobacninh.com.vn/news_detail/77121/nganh-toa-an-nhan-dan-tinh-giai-quyet-xong-9835-so-vuviec.html, [truy cập ngày 18/11/2014]. 25 Báo VietNamplus, Lĩnh án vì sản xuất, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, http://www.vietnamplus.vn/linh-anvi-san-xuat-truyen-ba-van-hoa-pham-doi-truy/158678.vnp, [truy cập ngày 19/11/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 42 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thứ nhất phải cung phụng tiền của, ăn uống cho hắn, thứ hai phải phục vụ tình dục khi hắn cần. Nếu không hắn sẽ dùng đĩa video đe dọa gửi cho chồng hoặc tung lên mạng. Có nạn nhân trình báo: Suốt 5 năm theo học khiêu vũ của vũ sư Hợi, thì đã 4 năm quan hệ tình dục với hắn. Thời gian đầu do nhẹ dạ sa ngã, nhưng sau đó hoàn toàn phụ thuộc, bởi kẻ bạo dâm này đã sử dụng mưu mô bỉ ổi để khống chế. Thậm chí, nạn nhân sợ chồng biết, đã cố tình trốn tránh "thầy", song Hợi cho người đến tận nhà gọi đi... Khám xét tại nơi ở của tên Hợi, lực lượng công an đã thu được nhiều băng đĩa hình đồi trụy, đĩa hình sinh hoạt tình dục với học viên, một số dụng cụ và thuốc. Ngày 02-10-1012, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lê Chân đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Hoàng Tiến Hợi – vũ sư có hành vi quay clip sex tống tình, tống tiền học viên về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự.26 Trên đây là tình hình của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ở nước ta hiện nay. Qua những con số cụ thể và những vụ án đã được xét xử trên thực tế mà người viết đã đề cập đã cho thấy tình hình tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hiện nay có xu hướng tăng nhanh và diễn biến ngày một phức tạp. Để ngăn chặn và hạn chế được tình hình này đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức cũng như nâng cao được ý thức tự giác của mỗi người dân trong xã hội. 3.1.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật và những nguyên nhân của bất cập, vướng mắc đó Qua nghiên cứu thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, có thể nhận thấy một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc áp dụng pháp luật, cụ thể như sau: Thứ nhất, Thực tế cho thấy khi điều tra, truy tố, xét xử các vụ án “tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” để xác định văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy hay không phải dựa vào kết luận của nghành văn hóa-thông tin. Nhưng để đánh giá một văn hóa phẩm có mang tính chất đồi trụy hay không, không phải là điều đơn giản bởi vì ngay từ phía cơ quan chuyên môn về văn hóa, nghệ thuật cũng chưa có văn bản quy định chính xác cụ thể. Ví dụ: Trong thời gian gần đây trên cộng đồng mạng xã hội có xuất hiện một nhân vật có biệt danh là “ Bà Tưng” tên thật là Lê Thị Huyền Anh, cô đã đưa lên mạng xã hội những video khiêu dâm do chính mình làm ra như: “Giáo dục sinh lý của em Tưng”, “ Tưng nhảy Gelterman không mặc áo ngực”…. Bên cạnh đó, cô còn phát biểu 26 Công lý, Vũ sư quay “clip” nóng tống tiền học viên nữ, Minh Huệ, http://congly.com.vn/phap-luat/vu-viec/vusu-quay-clip-nong-tong-tien-hoc-vien-nu-12913.html, [truy cập ngày 19/11/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 43 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn những câu nói phản cảm, kích dục. Ngày 7/8/2013 Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thông tin – Du lịch đã ký công văn về việc cấm Lê Thị Huyền Anh (Bà Tưng) tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc. Theo Luật sư Vũ Minh Tiến khẳng định Lê Thị Huyền Anh ăn mặc hở hang, phản cảm , đưa cả hình ảnh đồ chơi là bộ phận của người nam giới hay bao cao su lên trên mặt với vẻ mặt rất nhởn nhơ, khiêu khích. Hình ảnh đó sẽ ảnh hưởng rất xấu đến giới trẻ và đã đủ cấu thành “tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo Điều 253 Bộ luật hình sự. Từ ví dụ cho thấy nhân vật có tên Lê Thị Huyền Anh đã có hành vi làm ra những clip ghi âm thanh, hình ảnh có nội dung dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam và phổ biến nó trên các trang mạng xã hội trực tuyến. Nhiều ý kiến cho rằng Lê Thị Huyền Anh phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của cô ta đã đủ để cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành. Tuy nhiên những clip ghi âm thanh, hình ảnh này của Lê Thị Huyền Anh có được coi là một văn hóa phẩm đồi trụy? Như thế nào thì mới được coi là văn hóa phẩm đồi trụy? Sự khỏa thân, hở hang như thế nào thì được coi là trái với đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục và bị xử lý theo pháp luật hình sự? Thế nào bị coi là đồi trụy? Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về khái niệm này. Vì vậy, trong hoạt động xét xử không tránh khỏi lúng túng trước các thuật ngữ “khiêu dâm”, “kích dục” và “đồi trụy”. Liệu tính chất khiêu dâm, kích dục có khác với tính chất đồi trụy hay không? Hay trong nội dung đồi trụy đã bao hàm cả nội dung khiêu dâm, kích dục? Liệu các hành vi truyền bá vật phẩm mang nội dung khiêu dâm, kích dục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa? Trong các văn hóa phẩm có các hình ảnh nam, nữ hở hang, khỏa thân thì hở hang và khỏa thân như thế nào, đến mức độ nào thì bị coi là vi phạm pháp luật hình sự. Nghị định số 178/2004/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm có giải thích: - “Đồi trụy” quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. - “Khiêu dâm” quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh , âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục. Nhưng những giải thích trên đây không phải là dành cho việc giải quyết tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vì vậy cần phải có văn bản quy định cụ thể để có thể hiểu được các thuật ngữ thống nhất và chính xác về nội dung: đồi trụy, khiêu dâm, GVHD: Nguyễn Thu Hương 44 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn kích dục. Góp phần nâng cao công tác xét xử, quy định rõ ràng giúp mọi người nhận thức được đâu là đồi trụy, đâu không phải là đồi trụy. Thứ hai, việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa phẩm đồi trụy” là vẫn chưa chính xác bởi vì theo định nghĩa thì “văn hóa” là những gì tốt đẹp thuộc về giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, của con người; “đồi trụy” là những điều không tốt đẹp, suy đồi, trụy lạc mang tính chất dâm ô. Nếu định nghĩa như vậy thì có thể nói rằng đã là văn hóa thì không thể nào đồi trụy, hoặc ngược lại đồi trụy thì không thể nào là văn hóa được. Vì vậy việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy” là không chính xác. Thêm vào đó nếu sử dụng thuật ngữ “văn hóa phẩm” thì nó chỉ bao gồm: tranh, ảnh, báo, tạp trí, băng đĩa, phim ảnh… Khi xuất hiện những loại sản phẩm không phải là tranh, ảnh, băng đĩa, phim ảnh mà là những vật dụng khác như bật lửa, dụng cụ kích dục, đồ chơi kích dục…, có tính chất đồi trụy mới xuất hiện trong thời gian gần đây ở nước ta thì sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật và cũng ảnh hưởng đến quan hệ xã hội mà điều luật bảo vệ. Vì vậy, nhà làm luật cần có một thuật ngữ mới để có thể bao quát được tất cả các sản phẩm có thể phát sinh sau này. Thứ ba, Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản chính thức nào của các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn căn cứ xác định các tình tiết tăng nặng định khung. Các căn cứ để xác định số lượng bao nhiêu là "vật phạm pháp có số lượng lớn", "vật phạm pháp số lượng rất lớn", "vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn” chưa được qui định rõ ràng, cụ thể dẫn đến cơ quan tố tụng ở địa phương lúng túng khi định khung hình phạt, việc đấu tranh phòng chống với tội phạm này chưa đạt hiệu quả. Việc thiếu văn bản giải thích chính thức về các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt của tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã dẫn đến hiện tượng trong một số trường hợp các cơ quan áp dụng pháp luật lúng túng hoặc bất đồng quan điểm trong việc xác định vật phạm pháp là có số lượng lớn hay có số lượng rất lớn khi vật phạm pháp là các file phim, ảnh được lưu trong ổ cứng máy tính. Vì vậy đã dẫn đến hiện tượng hành vi phạm tội với 468 file phim, ảnh sex thì bị Viện Kiểm sát nhân dân quận B truy tố theo khoản 2 Điều 253 BLHS trong khi hành vi phạm tội với gần 1.000 file phim ảnh sex lại chỉ bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố M truy tố theo khoản 1 của điều luật trên. (Cụ thể vụ việc này như sau: Phan Hồng P là chủ cửa hàng điện thoại di động Hồng P (quận T). Trưa 22/12/2005, P đi vắng. Đoàn Văn Q (thợ học nghề) thay "thầy" sao chép năm phim sex từ ổ cứng của máy tính vào điện thoại di động của khách thì bị công an bắt quả tang. Qua điều tra đã xác định được rằng P đã sao chép phim, ảnh sex cho khách từ ngày 27/10/2005. Giá mỗi lần sao chép từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng tùy vào dung lượng. Tổng cộng, P đã thu lợi bất chính hơn 1.000.000 GVHD: Nguyễn Thu Hương 45 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đồng. Kiểm tra máy tính, công an thu được gần 1.000 file phim, ảnh sex. Viện kiểm sát nhân dân thành phố M truy tố Q, P ra tòa về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy dinh tại khoản 1 Điều 253 BLHS với tình tiết "vật phạm pháp có số lượng lớn"). Trong khi đó, ở một vụ án khác. Ngô Văn T bị bắt khi đang sao chép ảnh sex vào điện thoại di động của khách tại quận B. Qua khám xét, công an phát hiện 468 file phim, ảnh sex trong máy tính của T. Với hành vi này, T lại bị Viện kiểm sát nhân dân quận B truy tố về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo khoản 2 Điều 253 BLHS 27 . Những minh chứng nói trên cho thấy, bên cạnh những điểm bất hợp lý về khoa học trong quy định tên tội và vật phạm pháp nói trên, việc các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt không được quy định hay giải thích rõ ràng đã dẫn đến tình trạng xử lý không thống nhất loại hành vi này trong thực tiễn. Thứ tư, tình tiết gây hậu quả như thế nào thì bị coi là thuộc trường hợp "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" chưa được hướng dẫn cụ thể ở văn bản pháp luật nào. Trên thực tế có vụ án, người phạm tội chỉ truyền bá một lần với một đoạn phim hay một tấm ảnh có nội dung đồi trụy nhưng thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như mạng Internet, mạng di động. Đây là những phương tiện có sức phổ biến và có sức ảnh hưởng rộng rãi ra ngoài xã hội cho một số lượng rất lớn người xem, thậm chí phạm vi còn rộng khắp thế giới; hoặc sự phổ biến của đoạn phim hay tấm ảnh đó ảnh hưởng rất nhiều đến danh dự, sự nghiệp, cuộc sống của người có mặt trong đoạn phim hay ảnh. Hoặc có những trường hợp người phạm tội truyền bá những văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy cho trẻ em, người chưa thành niên, chính những người được phổ biến đã bị ảnh hưởng nặng nề từ những hình ảnh đồi trụy đó. Từ đó học theo, làm theo và ngay từ rất sớm đã hình thành lối sống buông thả, trụy lạc, đồi bại và thậm chí dẫn đến những hành vi phạm tội như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em…. Phần lớn những người phạm tội ở độ tuổi vị thành niên hoặc mới hoặc mới trưởng thành những loại tội đó thường bị ảnh hưởng xấu từ việc xem và tuyên truyền cho nhau những bộ phim, tranh ảnh khiêu dâm, đồi trụy. Những hậu quả như vậy vẫn chưa được xem xét, đánh giá một cách cụ thể, sâu sắc trong các vụ án tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Hậu quả nghiêm trọng trong loại tội phạm này được căn cứ vào những yếu tố nào? Dựa vào mức độ ảnh hưởng của nền văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục hay dựa vào phạm vi mà văn hóa phẩm đó ảnh hưởng đến? Thứ năm, trong xu thế phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, thì các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy không chỉ còn chỉ tồn tại đơn giản dưới dạng băng video, đĩa 27 Xem Nguyễn Sơn Tùng, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2009, tr.39-40. GVHD: Nguyễn Thu Hương 46 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn CD ca nhạc, đĩa hình VCD, DVD, tranh vẽ, ảnh chụp hay sách truyện mà còn xuất hiện rất nhiều loại hình văn hóa phẩm khác như trang web đồi trụy trên mạng Internet, các diễn đàn điện tử, các trang nhật ký mạng Blog, các loại điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3, MP4 cao cấp. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hoàn toàn không có quy định nào quy định một cách cụ thể, chi tiết về từng hành vi vi phạm cụ thể, đối với từng loại hình văn hóa phẩm cụ thể, mà chỉ có những quy định chung chung trong Bộ luật Hình sự cũng như trong các văn bản dưới luật quy định về xử lý các hành vi này. Thực tế này dẫn đến việc các cơ quan chức năng không có hành lang pháp lý để giải quyết có hiệu quả, dẫn đến lúng túng trong việc xử lý, gây nghi ngờ trong nhân dân về hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. 3.1.3. Những bất cập khác trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Trước sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập hiện nay bên cạnh những mặt tích cực, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì tình hình tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng tinh vi và phức tạp nên cũng xảy ra nhiều bất cập khác trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội phạm này. Một là, trong công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và khoa học công nghệ thông tin, cập nhật thông tin và phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật hiện đại dành cho cán bộ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chưa được quan tâm nhiều trong tình hình hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dễ dàng truyền bá các loại văn hóa phẩm đồi trụy một cách nhanh chóng, sự xuất hiện của các chiếc điện thoại di động đời mới có các chức năng quay phim, chụp ảnh, 3G; sự phổ biến thông tin trên các trang mạng xã hội một cách công khai bởi sự phổ biến của Internet hiện nay. Sử dụng kỹ thuật số đã hỗ trợ tích cự cho người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy sản xuất, sao chép số lượng lớn các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy, sau đó đem mua bán, phát tán, truyền bá với tốc độ nhanh chóng tới rất nhiều người xem trong phạm vi lớn. Hai là, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, dịch vụ kinh doanh văn hóa, đặc biệt là các điểm truy cập internet công cộng luôn tiềm ẩn nguy cơ phạm tội này là rất lớn mà không được kiểm tra thường xuyên, hoặc còn mang tính hình thức làm cho các chủ cửa hàng vẫn còn coi thường pháp luật. Việc quản các hoạt động này còn nhiều lỏng lẽo, chưa được quan tâm nhiều lắm nên tạo điều kiện cho bọn tội phạm dễ dàng tuyên truyền các loại văn hóa phẩm đồi trụy qua các trang mạng xã hội, mạng chia sẻ, mạng di động… Ngoài ra còn có nhiều trang “web” có nguồn gốc từ nước ngoài nên không hề có sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng. GVHD: Nguyễn Thu Hương 47 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật là công cụ mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân. Tuy nhiên vấn đề này thực tế vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể như nội dung tuyên truyền chưa được sâu sắc, phản ánh chưa đầy đủ thông tin hoặc không tạo sự hấp dẫn, dễ hiểu cho người dân, chưa phản ánh được hậu quả gây ra cũng như thông tin về tình hình xử lý tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi truy. Do hành vi phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy không quá phổ biến vì thế trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đề cập nhiều đến cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, nên công dân cũng chưa có sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về quy định của pháp luật đối với tội phạm này. Bốn là, hiện nay vẫn chưa có thống nhất về một chuẩn mực văn hóa và giá trị văn hóa, văn minh của toàn xã hội, của gia đình và cộng đồng hiện nay làm cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ chưa phân biệt, lựa chọn những giá trị văn hóa đích thực cho cuộc sống phong phú nhưng cũng đầy phức tạp, nguy hiễm dễ phạm tội như hiện nay. Năm là, gia đình cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Các bậc phụ huynh, nhà trường do còn ngại ngùng và ít quan tâm trong việc cung cấp kiến thức cần thiết trong lĩnh vực và trong công tác giáo dục giới tính cho con em, học sinh nên dẫn đến việc các em tò mò và dễ dàng tiếp xúc với các loại văn hóa phẩm đồi trụy mà các em không biết dẫn đến hành vi phạm tội. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa hẩm đồi trụy 3.2.1. Ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và nâng cao hiệu quả áp dụng Việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có ý nghĩa quan trọng dưới các góc độ chính sau đây: Một là, dưới góc độ chính trị - xã hội, ở một chừng mực nhất định - góp phần cụ thể hóa chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo vệ thuần phong mỹ tục; đạo đức vào Bộ luật Hình sự, bảo đảm hoạt động bình thường và ổn định của xã hội, qua đó kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để và đúng pháp luật tất cả các hành vi xâm phạm chế độ quản lý văn hóa - xã hội của Nhà nước ở các mức độ khác nhau và đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính tối thượng của pháp luật. Hai là, dưới góc độ khoa học - nhận thức, việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có ý nghĩa làm sáng tỏ GVHD: Nguyễn Thu Hương 48 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quy định về hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, từ đó có cơ sở rõ ràng để phân biệt giữa tội này với một số tội phạm khác có liên quan trong Bộ luật Hình sự. Ba là, dưới góc độ lập pháp hình sự, việc hoàn thiện này còn góp phần giúp cho các nhà làm luật nhận thấy những điểm chưa hợp lý của điều luật, để loại trừ các quy định đã lạc hậu, đã lỗi thời, quá trừu tượng, thiếu chính xác về mặt khoa học hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, quy định và giải thích rõ nội dung hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, hướng dẫn đầy đủ và chính xác một số tình tiết định tội, định khung với tội phạm này. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. 3.2.2. Những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Từ những bất cập, vướng mắc nêu trên, người viết xin đưa ra đề xuất của mình để giải quyết những hạn chế ấy, cụ thể như sau: - Một là, cần có các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ thống nhất và chính xác về nội dung: đồi trụy, khiêu dâm, kích dục và giữa khỏa thân phi nghệ thuật với khỏa thân mang tính tục tĩu; phân định cụ thể mức độ khỏa thân, khiêu dâm, đồi trụy như thế nào thì bị xử lý vi phạm hành chính, như thế nào thì bị xử lý hình sự. - Hai là, việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa phẩm đồi trụy” như đã trình bày là chưa chính xác. Bởi lẽ, về mặt ngữ nghĩa “văn hóa phẩm đồi trụy” chưa bao quát được hết các loại đối tượng tác động của tội phạm. Vì vậy, theo quan điểm cá nhân, chúng ta cần sửa đổi thuật ngữ thành “vật phẩm đồi trụy”. Thuật ngữ này khắc phục được những nhược điểm của “văn hóa phẩm đồi trụy” về mặt ngữ nghĩa khi đã bao hàm được hết các sản phẩm, tác phẩm, kể cả văn hóa phẩm cùng những đối tượng tác động khác nữa của tội phạm. Hơn thế nữa, việc dùng thuật ngữ “vật phẩm đồi trụy” cũng là phù hợp với quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ… - Ba là, thực tiễn xét xử, cũng như công tác tổng kết của ngành tòa án gần đây đã cho thấy công tác xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tuy có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn tồn tại một vướng mắc lớn. Đó chính là việc chưa có văn bản hướng dẫn và giải thích chính xác về các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng cũng như các tình tiết về số lượng vật phạm pháp lớn, rất lớn, đặt biệt lớn. Như đã trình bày, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác xét xử, các tình tiết lại được mỗi tòa nhìn nhận đánh giá một các khác nhau. Từ đó dẫn đến tình trạng không thống nhất, và quan trọng là việc xác định đúng người, đúng tội, đúng hình phạt không được đảm bảo. GVHD: Nguyễn Thu Hương 49 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Vì vậy, kiến nghị các ngành công an, kiểm sát, tòa án, tư pháp nên thống nhất cách tính số lượng vật phạm pháp và ra thông tư liên tịch hướng dẫn để các ngành có căn cứ áp dụng. Trong Bộ luật hình sự Trung Quốc hiện hành, có hẳn các quy định về vấn đề này (Điều 364; 365), ngoài ra còn có “Các quy định của Tòa án nhân dân tối cao về xác định tội danh theo Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Quy định chi tiết về số lượng vật phạm pháp, số lần thực hiện hành vi phạm tội quy định ở khoản 1 Điều 363. - Bốn là, cần có các hướng dẫn chi tiết hơn về những loại hình nào là văn hoá phẩm, vật phẩm có tính chất đồi trụy. Trong Bộ luật hình sự Trung Quốc hiện hành, có hẳn một điều luật quy định vấn đề này (Điều 367), ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn từ cơ quan văn hóa. Như thế, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc quy định thế nào là vật phẩm đồi trụy. Văn bản này, nếu có không chỉ giúp các vụ án được xét xử nhanh chóng, mà việc chỉ rõ đâu là những vật phẩm phạm pháp còn có ý nghĩa trong việc đấu tranh tố giác tội phạm cũng như ngăn ngừa tội phạm. Chính vì lý do đó, trong thời gian sớm nhất, các cơ quan chuyên môn cần có quy định hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. 3.2.3 Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Bên cạnh giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự của Việt Nam năm 1999 về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, đòi hỏi trên phương diện thực tiễn - cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của Tòa án các cấp trong áp dụng các quy định đó. Người viết luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, bao gồm: Thứ nhất, về công tác tổ chức, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cần thường xuyên có những có những chương trình đào tạo về tin học, công nghệ thông tin, cập nhật thông tin và phổ biến kiến thức về khoa học kĩ thuật hiện đại dành cho các cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại không chỉ có ích riêng đối với công tác xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mà còn rất có giá trị đối với việc xét xử mọi loại tội phạm khác có liên quan đến công nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa trong xu thế toàn cầu hóa không ngừng tăng cao những hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội địa mà còn trải rộng ra phạm vi thế giới. Rất nhiều văn hóa phẩm đồi trụy dưới nhiều hình thức rất đa dạng như ca nhạc, truyện, thơ được thể hiện chủ yếu bằng tiếng Anh đã được nhập trái phép vào Việt Nam; phần lớn các trang web “đen” có máy chủ đặt ở nước ngoài nên không được sự quản lý của Nhà GVHD: Nguyễn Thu Hương 50 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nước ta cũng chủ yếu dùng ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy sử dụng tiếng Anh cũng là một yếu tố cần thiết giúp cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hiểu rõ hơn tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán bộ nghành Tòa án là rất cần thiết, hữu ích đối với công tác xét xử tội phạm trong thời kì đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế xã hội của thế giới. Thứ hai, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa như các điểm truy cập Internet công cộng, chương trình ca nhạc, vũ trường (bar)…. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như công an, Hải quan, Du lịch, Bộ đội biên giới để ngăn chặn văn hóa phẩm đồi trụy nhập lậu vào trong nước. Tập trung kiểm tra truy quét các tệ nạn xã hội trong các cơ sở dịch vụ văn hóa và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở dịch vụ văn hóa cố tình vi phạm… Việc thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên và đột xuất, không mang tính hình thức tạo tâm lý coi thường pháp luật của các cửa hàng kinh doanh và dịch vụ văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa thông tin trên mạng nói riêng trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay là rất cần thiết. Thứ ba, tuy đã có sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng trên thực tế công tác này không đạt hiệu quả cao lắm. Theo người viết nội dung tuyên truyền phải sâu hơn, thực tế hơn không vì vấn đề văn hóa đồi trụy, nhạy cảm mà ít được quan tâm đến nó, phải thường xuyên đề cập đến cấu thành tội phạm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo thông tin điện tử… Nội dung tuyên truyền phải đề cập đến tình hình và diễn biến của tội phạm, nêu ra các vụ án xảy ra trên thực tế và đề cập đến việc xét xử của loại tội phạm này. Bên cạnh đó phải tăng cường phát sóng, phát thanh như làm các chương trình phóng sự hoặc chương trình giải đáp pháp luật tạo sự hấp dẫn thu hút sự quan tâm của người dân nhiều hơn. Thứ tư, cần thống nhất xác lập chuẩn mực văn hóa và giá trị văn hóa, văn minh của toàn xã hội, của gia đình và của cộng đồng hiện nay, giúp cho mọi người đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên biết phân biệt, lựa chọn những giá trị văn hóa thích hợp cho mình và xã hội hiện nay. Tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, tăng cường các hoạt động văn hóa cộng đồng thu hút những người trẻ tuổi để họ có lối sống văn minh hiện đại, thích ứng được với nhu cầu phát triển và văn hóa ngày càng tiến bộ. Thứ năm, gia đình cần phải có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc hình thành thói quen, lối sống văn hóa đâu tiên cho trẻ em. Sự gắn bó huyết thống với mối quan GVHD: Nguyễn Thu Hương 51 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hệ gần gũi, yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, có trách nhiệm với nhau trong đời sống sẽ tạo ra một môi trường sống an toàn cho trẻ em cả về chất, tinh thần và tâm lý. Đây sẽ là cái nôi văn hóa đâu tiên của một con người trong xã hội tương lai. Bên cạnh cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền hãy biết cân đối thời gian giữa công việc và gia đình để cho cuộc sống tình cảm và tinh thần của gia đình được gắn bó, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của những người thân trong gia đình, đặc biệt là con cái. Đón bắt được những diễn biến tâm lý, nhu cầu văn hóa của con trẻ để đáp ứng cũng như dạy dỗ, xây dựng những quan niệm và nhận thức về cái đẹp, hình thành khiếu thẩm mỹ cho trẻ… Giành thời gian kiểm tra, giám sát con trẻ trong việc vui chơi giải trí, nhất là việc chúng có thể sử dụng máy vi tính có kết nối với mạng xã hội như hiện nay, việc chơi trò chơi điện tử, đọc sách báo không đúng với lứa tuổi, không được quản lý chặc chẽ dễ dẫn đến các mặt tiêu cực. Đó chính là biện pháp phòng ngừa đầu tiên nhưng lại rất lâu bền và hiệu quả trong việc chống lại sự thâm nhập luồng văn hóa độc hại đối với lớp trẻ của chúng ta hiện nay. 3.3. Một số giải pháp đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy * Đối với cơ quan Công an điều tra: Phải tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật cũng như tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, phát tờ rơi về các biện pháp phòng ngừa tội phạm, những quy định của pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, các cửa hàng điện thoại, các quán Internet, vũ trường…. để các cơ sở này không thể dùng văn hóa phẩm đồi trụy nhằm lôi kéo khách hàng để kiếm lợi nhuận và lôi kéo khách hàng mà thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó cũng cần năng cao nâng lực, trách nhiệm và tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hổ trợ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra này. * Đối với Viện kiểm sát: Viện kiểm sát cần phối hợp với lực lượng Công an, Tòa án để tiến hành đưa một số vụ án có bị cáo có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ra xét xử lưu động ngoài cộng đồng để nâng cao tác dụng giáo dục cho nhân dân, giúp cho người dân thấy được sự nguy hiểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. * Đối với Tòa án: Tòa án cần xét xử thật nghiêm minh tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, sau khi xét xử nên thường xuyên công bố, niêm yết công khai kết quả xét xử trên các phương tiện thông tin đại chúng để tác động, răn đe, giáo dục cũng như hỗ trợ quần GVHD: Nguyễn Thu Hương 52 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chúng hiểu thêm về tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Đồng thời cần cho xét xử lưu động một số vụ án trọng điểm các vụ án phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có liên quan đến tội hiếp dâm, giao cấu với trẻ em và những tội khác do tác động của văn hóa phẩm đồi trụy mà sinh ra để giáo dục và phòng ngừa chung. Tóm lại, dựa trên quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và của một số nước trên thế giới cùng với thực tiễn xét xử tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong thời gian qua, người viết đã đề xuất một vài ý kiến đề xuất trên đây. Những ý kiến này hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc hoàn thiện hơn nữa Bộ luật hình sự hiện hành, nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm, góp phần đảm bảo an toàn trật tự xã hội, gìn giữ truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, đất nước thay đổi từng ngày như hiện nay. GVHD: Nguyễn Thu Hương 53 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn KẾT LUẬN Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn cử nhân luật: "Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" luận văn đã đạt được một số kết quả sau đây: Một là, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là một tội phạm độc lập được quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự (các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng), do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến khách thể là trật tự công cộng, an toàn công cộng, xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần của loài người, xâm phạm đến sự quản lý của nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp sống văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc. Hai là, Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự, chính sách hình sự của Nhà nước ta về tội phạm này đã đạt được một số thành tựu nhất định. Đặc biệt là quá trình pháp điển hóa lần thứ hai (Bộ luật Hình sự năm 1999) đã chuyển tội danh này từ nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 99 Bộ luật Hình sự năm 1985) sang nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Điều 253 Bộ luật Hình sự năm 1999). Việc làm này nhằm mục đích cụ thể hóa chính sách hình sự, có lợi cho người phạm tội và bảo đảm sự công bằng trong việc điều tra, truy tố và xét xử. Ba là, Khi nghiên cứu, tham khảo quy định trong pháp luật hình sự của Hoa Kỳ và đặc biệt là Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cho thấy có nhiều vấn đề mà chúng ta có thể tham khảo cho công tác xây dựng pháp luật, cũng như công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt được hiệu quả hơn. Bốn là, Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, nhưng pháp luật hình sự về tội phạm này vẫn tồn tại một số hạn chế, thiếu những quy định chi tiết dẫn đến nhận thức, cách hiểu không thống nhất khi định tội danh và áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung và tội phạm này nói riêng, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống đối với tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Năm là, Trên cơ sở nghiên cứu phân tích, nhận định, đánh giá về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, người viết mong muốn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, trên cơ sở những đặc điểm của tội phạm, cùng với thực tiễn tình hình chính trị - xã hội để đề xuất một số ý kiến bước đầu chỉ ra các nguyên nhân cơ bản xảy ra trong thực tiễn của loại tội phạm này, cũng như nguyên nhân của các tồn tại, qua đó làm cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp GVHD: Nguyễn Thu Hương 54 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Người viết tin rằng những đề xuất theo hướng trên, quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy sẽ trở thành cơ sở pháp lý phù hợp cho việc xử lý tội phạm này trong thực tiễn, nâng cao hơn hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. GVHD: Nguyễn Thu Hương 55 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   Các văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NAm năm 2013. 2. Bộ luật Hình sự năm 1985. 3. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 4. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. 5. Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 14/03/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về phòng, chống mại dâm. 6. Nghị định 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm. 7. Thông tư liên bộ văn hóa - nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984 hướng dẫn công tác đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm phản động đồi trụy. 8. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999.  Sách tham khảo 1. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS, Phần các tội phạm, Tập 9, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2006. 2. Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II (1975 – 1978),TANDTC, xuất bản năm 1979.w 3. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010. 4. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2 – Phần các tội phạm, Nxb. Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, 2001. 5. Trần Minh Hưởng, Tìm hiểu Bộ luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Lao động – Hà nội, 2002. 6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, 2007. 7. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thống kê, 2005.  Trang thông tin điện tử 1. Báo Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết hoạt động của nghành Tòa án tỉnh Bắc Ninh năm 2012, Vân Giang, http://baobacninh.com.vn/news_detail/77121/nganh-toaan-nhan-dan-tinh-giai-quyet-xong-9835-so-vu-viec.html, [truy cập ngày 18/11/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 56 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 2. Báo Công an nhân dân, Ổ đĩa đồi trụy ở chợ Trời, T.A, http://www.cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2008/4/106458.cand, [truy cập ngày 21/9/2014]. 3. Báo điện tử VnExpress, Phát tán clip sex vì nhiều người hâm mộ Thùy Linh, Hoàng Khuê, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/phat-tan-clip-sex-vi-nhieu-nguoiham-mo-thuy-linh-2093433.html, [truy cập ngày 26/9/2014]. 4. Báo điện tử VnExpress, Phạt tù cặp vợ quay phim, chồng diễn cảnh đồi trụy, theo Tuổi trẻ, 29/5, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/phat-tu-cap-vo-quayphim-chong-dien-canh-doi-truy-1980344.html, [truy cập ngày 20/9/2014]. 5. HĐND Huế, Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Cao Hữu Dũng, http://www.qhhdthuathienhue.gov.vn/?mod=view&cid=1&pid=26&id=2296, [truy cập ngày 18/11/2014]. 6. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm 2010, 2011, 2012, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc , [truy cập ngày 18/11/2014].  1. 2. 3. Tài liệu khác Luật Hồng Đức. Luật Gia Long. Trích US CODE - Title 18: Crimes and criminal procedure - Part 1: Crimes - Chapter 110: Sexual exploitation and other abuse of children - §2252A. Certain activities relating to material constituting or containing child pornography. 4. Pháp giải số 9, năm 1997 Tòa án nhân dân tối cao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 9/12/1997. 5. Bản án số 604/2004/HSST ngày 20/8/2004 của TAND thành phố H. 6. Nguyễn Sơn Tùng, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, 2009. GVHD: Nguyễn Thu Hương 57 SVTH: Trần Văn Jet [...].. .Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Trên cơ sở hai điều luật này người viết đưa ra khái niệm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân... phòng chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy GVHD: Nguyễn Thu Hương 14 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Bên cạnh việc quy định tội phạm này trong Bộ luật Hình sự, trong thực tiễn đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực bảo vệ nền văn hóa dân tộc, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bài trừ văn hóa có nội... miêu tả một số hành vi truyền bá vật phẩm đồi trụy khác như: hành vi tái chế, hành vi cung cấp giấy tờ, tài liệu cho việc sản xuất vật phẩm đồi trụy, hành vi tổ chức biểu diễn khiêu dâm Những hành vi này, nếu thực hiện trong thực tiễn ở nước ta, thì có thể coi là các hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy b) Hậu quả của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, ... nắm rõ những vấn đề cơ bản, đặc trưng của tội danh này Trong Chương 1, người viết đã: Đưa ra khái niệm khoa học về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, khái niệm về nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Lịch sử lập pháp của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Về những quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, luận văn đã trình... tội phạm khác là cần thiết Đối tượng tác động của tội phạm này là văn hóa phẩm đồi trụy gồm: Sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy Việc xác định các vật phẩm có tính chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên môn (cơ quan văn hóa) thẩm định GVHD: Nguyễn Thu Hương 25 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận. .. đồi trụy, hành vi “xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy với mục đích “chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa” và gây hậu quả nghiêm trọng đã được xem 5 Thông tư liên bộ văn hóa - nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984 GVHD: Nguyễn Thu Hương 12 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xét, xử lý dưới góc độ hình sự: “ngành văn. .. phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là phạt tiền, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng 2.3 Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với một số tội phạm khác trong luật hình sự Việt Nam hiện hành Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là tội nằm trong Chương XIX của Bộ luật Hình sự hiện hành – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Các tội xâm... tố: khách thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì bốn yếu tố này được thể hiện như sau: 2.1.1 Khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Khách thể của tội phạm được hiểu là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại10 Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là tội danh được quy... Việt Nam – Phần các tội phạm, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tập 9, tr 342 GVHD: Nguyễn Thu Hương 29 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Đối với tình tiết đã bị xử phạt hành chính là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bằng một trong các hình thức... 31 SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Có thể thấy, do không chứng minh được mục đích là phổ biến cho người khác, một dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nên việc cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hoàng Thùy Linh và Vũ Hoàng Việt là chính xác 2.2 Hình phạt đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Một trong những ... Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận thực tiễn Trên sở hai điều luật người viết đưa khái niệm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy sau: Tội truyền bá văn hóa phẩm. .. tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 21 GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Trần Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận thực tiễn 2.1.2 Mặt khách quan tội truyền bá văn hóa. .. Văn Jet Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận thực tiễn 2.1.2 Mặt khách quan tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Mặt khách quan tội phạm mặt bên tội phạm, bao gồm biểu tội

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan