Tuyển tập 22 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 (có đáp án chi tiết)

91 23.7K 152
Tuyển tập 22 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 (có đáp án chi tiết)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 Web: http://bacninh.edu.vn/thptthuanthanh1 Ngày 14/03/2013 (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Shakespeare: “Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”. Câu 2 (12 điểm) Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có nhà phê bình đã viết: “Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực”. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định trên. --------------------------------- Hết -------------------------------Họ tên thí sinh: …………………………………….. SBD: …………………….. ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 1 ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 11 Câu 1: I. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh nắm vững phương pháp và kĩ năng làm bài nghị luận xã hội. - Làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài qua các bước giải thích, chứng minh, bình luận và rút ra ý nghĩa bài học cho bản thân. - Bài làm phải có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những yêu cầu sau: MỞ BÀI: (0.5 điểm) - Nêu được vấn đề cần nghị luận: vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa giấc mơ của con người. THÂN BÀI: (7 điểm) 1. Giải thích quan niệm: (1.5 điểm) - Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong tương lai. Người ta sống ai cũng mong muốn về những điều tốt đẹp cho mình (trong thực tế vẫn có những ước mong không chính đáng, ta quan niệm rằng đó chỉ là những dục vọng thấp hèn). Nhưng từ hiện thực của đời sống đến hiện thực cần vươn tới để đạt được trong tương lai là một khoảng cách. Nó là cả một đường bay dài – hiểu theo cách nói Shakespeare. - Ước mong phải đi đôi với hành động, Nếu ước mong mà không thực hiện bằng những việc làm cụ thể thì cuối cùng ước mong đó cũng chỉ là mong ước. Shakespeare rất có ý thức nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ của con người. Chỉ bằng hành động ta mới đạt được những gì mình cần đạt tới. 2. Phân tích, chứng minh và bình luận về quan niệm: (4 điểm) - Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn. Thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành sở nguyện của mình khi cứ ngồi mong ước suông. Những người thành đạt trong đời luôn làm việc, luôn hành động. - Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người – nhất là những hành động mang tính định hướng. Không phải có hành động là sẽ có thành công nhưng muốn thành công thì phải hành động. Hành động hợp lý sẽ rút ngắn con đường đến đích. Nếu ngược lại, con đường ấy sẽ kéo dài thêm ra. - Hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó. - Ước mong phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Ước mong xa vời, thiếu thực tế thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó mà đạt được. - Nếu ai đó trong đời thường bất chấp tất cả nhằm thỏa mãn ước mong của mình thì đó là một sai lầm lớn. 3. Bài học nhận thức và hành động: (1.5 điểm) - Quan niệm của Shakespeare góp phần nhắc nhở những ai chỉ biết ước mong mà không chịu hành động. - Ở một góc độ khác, có thể xem quan niệm trên là lời tán thành, biểu dương những con người luôn làm việc không ngừng để đạt được ước mong của mình. KẾT LUẬN: (0.5 điểm) 2 - Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn, cần phát huy; kết hợp bày tỏ thái độ, suy nghĩ của bản thân đối với mỗi con người trong cuộc sống. Câu 2: I. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết vận dụng kĩ năng phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ một nhận định về tác phẩm văn học. - Biết cách xây dựng bài văn có kết cấu chặt chẽ, hợp lí. - Trình bày mạch lạc, trong sáng, cảm xúc và có những phát hiện mới mẻ, sáng tạo II. Yêu cầu về kiến thức MỞ BÀI: (0.5 ĐIỂM) - Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: “Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực”. THÂN BÀI: (11 điểm) 1. Giải thích nhận định: (2 điểm) a. Mạch thi cảm truyền thống là gì ? - Cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống thường thiên về nỗi buồn: + Đó là nỗi buồn về thế thái nhân tình + Nỗi buồn về sự nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô biên của đất trời mà người ta thường gọi là “nỗi sầu vũ trụ”. + Đó là nỗi buồn về quê hương đất nước hoặc thân phận người lữ khách xa quê. + Đó là nỗi buồn biệt li, xa cách … - Và người xưa thường mang tâm trạng buồn và nỗi cô đơn ấy của mình để khoác lên cho thiên nhiên, vạn vật. (Chứng minh qua thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến …) b) Sự cách tân đích thực là gì ? - Cách tân: trước hết là sự đổi mới, trong thi ca hiện đại nhất là phong trào Thơ mới 1930 – 1945, sự đổi mới ấy thể hiện trong hồn thơ và cả trong phương thức biểu hiện của nó. 2. Phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định trên: (9 điểm) a) Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống: ( 4 điểm) - Cảm hứng bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi buồn, tâm trạng bơ vơ của một con người khi một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận được cái vô cùng, vô tận của đất trời và nỗi cô đơn nhỏ bé của kiếp người. Thể hiện qua: + Nhan đề: Tràng giang : sông dài – rộng – mênh mang + Lời đề từ; thâu tóm toàm bộ cảm xúc của bài thơ: bâng khuâng và nhớ + Khổ 1: nỗi buồn, nỗi sầu trước cảnh thiên nhiên mênh mang sóng nước. + Khổ 2: nỗi buồn, sự nhỏ bé của con người khi một mình đối diện với không gian vũ trụ bao la rộng lớn + Khổ 3: nỗi buồn trước cái hoang vắng đến rợn ngợp của thiên nhiên và sự lạc loài của kiếp người. + Khổ 4; nỗi buồn nhớ nhà nhớ quê da diết. 3 - Không gian bao trùm bài thơ là không gian vũ trụ, đa chiều, gợi sầu: Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu - Song hơn hết thơ Huy Cận vẫn là dòng chảy nối tiếp trong mạch nguồn tình cảm đối với quê hương đất nước: Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng đến một cảnh sông nước nào mình đã đi qua. Có một cái gì rất quen thuộc ở hình ảnh một cành củi khô hay những cánh bèo chìm nổi trên sóng nước mênh mông, ở hình ảnh những cồn cát, làng mạc ven sông, ở cảnh chợ chiều xào xạc, ở một cánh chim chiều… - Mạch nguồn truyền thống ấy còn được thể hiện qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu…). b) Sự cách tân đích thực trong thơ Huy Cận: (5 điểm) - Tràng giang không chỉ tiếp nối nỗi buồn trong thi ca truyền thống mà còn thể hiện “nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”. - Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba chiều tít tắp, vô tận đến mênh mông (dài – rộng – cao). Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu - Sự cách tân còn thể hiện trong cách cảm nhận sự vật , trong cách sử dụng thi liệu hình ảnh : củi , sông , nắng , bèo , cát, cánh chim ... .Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên quê hương gần gũi , quen thuộc . Bởi nó đã in dấu , đã hằn sâu ,đã hoà cùng dòng chảy và đã lẫn vào những cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu. - Sáng tạo của Huy Cận còn thể hiện ở hai câu thơ kết thúc bài: Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà + Người xưa thường nhìn thấy khói, thấy sóng trên sông mà gợi nỗi nhớ nhà: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị ? Yên ba giang thượng sử nhân sầu” ( Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu) + Nhưng đến Huy Cận nỗi nhớ ấy dường như cao độ hơn và cách diễn đạt cũng mới lạ hơn: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” - Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn …)  Thể thơ bảy chữ với nhạc điệu phong phú, từ ngữ hàm súc, tinh tế đã đem lại cho “Tràng giang” một sự hài hòa giữa ý và tình, giữa cổ điển và hiện đại. KẾT LUẬN (0.5 điểm): Nêu những suy nghĩ và cảm nhận của người viết về giá trị và sự đóng góp tích cực của Huy Cận trong phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. 4 Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Ngữ văn * Bảng: A * Lớp: 11 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1:(8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Sống không phải là kí sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tố quốc”. (Phan Chu Trinh) Câu 2: (12 điểm) Lý giải về bức tranh thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến, PGS. TS Trần Nho Thìn có viết: “Với tư thế bình dân, phi nho của mình, Nguyễn Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động bức tranh sinh hoạt hằng ngày của làng quê vào thơ ông. Thiên nhiên làng quê không còn là không gian thanh tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chốn thị thành bon chen danh lợi như không gian thơ nhà nho truyền thống nữa. Không đứng bên ngoài hay bên trên để quan sát nữa, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã là người có mặt thật sự, hiện diện thường trực trong cuộc sống hằng ngày ấy, tắm mình, đằm mình trong không khí ấy”. (Trần Nho Thìn - Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, 2007). Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên thông qua một số tác phẩm của Nguyễn Khuyến. --- HẾT --- 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi:Ngữ văn * Bảng: A * Lớp: 11 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1:(8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Vận dụng thuần thục cách làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Văn phong giàu cảm xúc, có tính sáng tạo. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý chính sau: (1.0đ) 1 Khái quát vấn đề cần nghị luận. 2. Giải thích (1.0 đ) - “Kí sinh trùng”: vi sinh vật sống suốt đời hay một phần đời ăn bám, phụ thuộc vào cơ thể của loài khác và làm tổn hại cho cơ thể này về mặt sinh học. ->Biểu tượng chỉ những kẻ sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. - “Mưu đồ”: tính toán, dốc sức mình để thực hiện ý định lớn. - Ý nghĩa câu nói: Đây là một quan niệm sống tích cực: Không sống dựa dẫm, ăn bám vào người khác mà sống là để cống hiến. Câu nói khẳng định giá trị tồn tại của con người trong cuộc đời. 3.Trình bày suy nghĩ (5.0 đ) - Sống trên đời phải biết vì mọi người, đem hết sức mình để xây dựng đất nước và làm đẹp cho đời là cách sống đẹp và có ý nghĩa nhất. (1.0 đ) - Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nếu ta không biết tự khẳng định mình mà chỉ sống như những loài “kí sinh trùng” thì ta sẽ mãi mãi bị lu mờ và bị xã hội đào thải. (1.5 đ) - Câu nói thể hiện niềm khát khao sống cống hiến. Đó là sự cống hiến lâu dài, bền bỉ chứ không phải là nhất thời, thoáng qua. (1.5 đ) - Phê phán những kẻ hèn nhát, thiếu bản lĩnh cá nhân. (1.0 đ) 4.Bài học nhận thức và hành động (1.0 đ) Phải nhận thức đúng đắn tài năng và sở trường của bản thân để học tập, lao động hết mình chứ không chỉ sống phụ thuộc người khác. Đồng thời phải biết vươn lên, biết khẳng định mình để có được tương lai tốt đẹp, để xây dựng đất nước. Câu 2:(12 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng: - Nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy có cảm xúc. Lập luận có sức thuyết phục. 2 - Phân tích sâu sắc các dẫn chứng có một vài đoạn hay, nắm chắc tác phẩm, khuyến khích bài viết có tính sáng tạo trong ý tưởng, có phong cách. II. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được các ý cơ bản sau: * Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (1.5đ) * Giải thích nhận định: Nguyễn Khuyến sống hòa mình với khung cảnh làng quê và có được những dòng thơ viết về thiên nhiên vô cùng chân thực, hay và sâu sắc. (2.0đ) * Chứng minh: - Yếu tố thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến: Cảnh vật ở thôn quê rất đỗi bình dị, gần gũi, chân thực; Những sự kiện đặc biệt xảy ra ở thôn quê được diễn tả sinh động; Cảnh sắc thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ qua các mùa; Những thắng cảnh của đất nước nhà thơ được đặt chân đến; Cảnh sinh hoạt hằng ngày của làng quê. (d/c) (4.0đ) - Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến: Miêu tả thiên nhiên một cách chân thật sinh động bằng tình cảm giản dị, đằm thắm; Nguyễn Khuyến để tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật, sống những giờ phút thú vị; Yêu thiên nhiên như yêu một người bạn thân. (d/c) (3.0đ) * Kết luận: Đến với thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến người đọc được về với thôn quê Việt Nam; Nguyễn Khuyến nhà thơ lớn của dân tình làng cảnh Việt Nam. (1.5đ) HẾT Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức 3 Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Ngữ văn * Bảng: B * Lớp: 11 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1:(8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Sống không phải là kí sinh trùng của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tố quốc”. (Phan Chu Trinh) Câu 2:(12 điểm) Chọn và nêu suy nghĩ về nhân vật hoặc chi tiết mà anh/chị cho là có ý nghĩa sâu sắc nhất trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. --- HẾT --- 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi:Ngữ văn * Bảng: B * Lớp: 11 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1:(8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Vận dụng thuần thục cách làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Văn phong giàu cảm xúc, có tính sáng tạo. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý chính sau: 1.Khái quát vấn đề cần nghị luận. (1.0đ) 2. Giải thích (1.0 đ) - “Kí sinh trùng”: vi sinh vật sống suốt đời hay một phần đời ăn bám, phụ thuộc vào cơ thể của loài khác và làm tổn hại cho cơ thể này về mặt sinh học. ->Biểu tượng chỉ những kẻ sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. - “Mưu đồ”: tính toán, dốc sức mình để thực hiện ý định lớn. - Ý nghĩa câu nói: Đây là một quan niệm sống tích cực: Không sống dựa dẫm, ăn bám vào người khác mà sống là để cống hiến. Câu nói khẳng định giá trị tồn tại của con người trong cuộc đời. 3.Trình bày suy nghĩ (5.0 đ) - Sống trên đời phải biết vì mọi người, đem hết sức mình để xây dựng đất nước (1.0 đ) và làm đẹp cho đời là cách sống đẹp và có ý nghĩa nhất. - Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nếu ta không biết tự khẳng định mình mà chỉ sống như những loài “kí sinh trùng” thì ta sẽ mãi mãi bị lu mờ và bị xã hội đào thải. (1.5 đ) - Câu nói thể hiện niềm khát khao sống cống hiến. Đó là sự cống hiến lâu dài, bền bỉ chứ không phải là nhất thời, thoáng qua. (1.5 đ) - Phê phán những kẻ hèn nhát, thiếu bản lĩnh cá nhân. (1.0 đ) (1.0 đ) 4.Bài học nhận thức và hành động Phải nhận thức đúng đắn tài năng và sở trường của bản thân để học tập, lao động hết mình chứ không chỉ sống phụ thuộc người khác. Đồng thời phải biết vươn lên, biết khẳng định mình để có được tương lai tốt đẹp, để xây dựng đất nước. Câu 2:(12 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy có cảm xúc. Lập luận có sức thuyết phục. 2 - Phân tích sâu sắc, nắm chắc tác phẩm, khuyến khích bài viết có tính sáng tạo trong ý tưởng, có phong cách. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh tự chọn chi tiết, sự việc có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với thiên truyện. (1.5đ) Sau khi xác định được nhân vật và chi tiết cụ thể, bài viết cần triển khai theo lô gíc sau: - Nhân vật hoặc chi tiết ấy có ý nghĩa sâu sắc chỗ nào? (3.0đ) - Về mặt nội dung nhân vật, chi tiết ấy làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của thiên truyện ở chỗ nào? (3.0đ) - Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết ấy có vai trò và tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng? (3.0đ) - Đánh giá chung về giá trị và ý nghĩa của nhân vật hoặc chi tiết ấy. (1.5đ) Gợi ý: Nếu chọn nhân vật Chí Phèo là nhân vật có ý nghĩa sâu sắc nhất trong truyện, cần triển khai những ý cơ bản sau: * Hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa khái quát số phận của một lớp người, bản chất của một xã hội. * Hình tượng Chí Phèo đầy sức sống bởi những nét cá tính độc đáo rõ nét. * Xây dựng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao phát hiện và trân trọng bản chất lương thiện của người nông dân nghèo khổ. HẾT Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức 3 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC Số báo danh........... KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ văn (Khóa thi ngày 27 tháng 3 năm 2013) Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (4,0 điểm) Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ. (Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008) Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên. Câu 2 (6,0 điểm) Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới. Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên ? ...............................HẾT................................ SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm có 03 trang) A. h−íng dÉn chung - Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Điểm toàn bài là tổng số điểm của hai câu, không làm tròn số, có thể cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75...đến tối đa là 10. - Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả. - Những nội dung để trong dấu (...) chủ yếu chỉ có tính gợi ý, không buộc học sinh phải trình bày tương tự; giám khảo cần linh động khi vận dụng đáp án. B.h−íng dÉn cô thÓ I. Yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng: - Yªu cÇu 1: BiÕt c¸ch lµm mét bµi v¨n nghÞ luËn. - Yªu cÇu 2: Bè côc bµi lµm râ rµng, kÕt cÊu hîp lý. H×nh thµnh vµ triÓn khai ý tèt. - Yªu cÇu 3: DiÔn ®¹t su«n sÎ. M¾c Ýt lçi chÝnh t¶, dïng tõ vµ ng÷ ph¸p. II. Yªu cÇu vÒ néi dung vµ c¸ch cho ®iÓm: Câu Yêu cầu về nội dung 1 4,0đ HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần phải hiểu đúng và bàn luận được ý nghĩa câu nói. Bài viết phải chân thành, thể hiện được sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc đối với vấn đề, đồng thời biết đưa ra những suy ngẫm cần thiết cho bản thân để hoàn thiện nhân cách. a. Giải thích ý nghĩa câu nói Điểm HS cần chỉ rõ: - Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác 0,5 - Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người. b. Bàn luận về ý nghĩa câu nói 0,5 HS khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai những nội dung sau: - Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sống tốt đẹp (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (HS lấy dẫn 0,5 0,5 0,5 chứng, phân tích). - Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (HS lấy dẫn chứng, phân tích). 0,5 c. Bài học nhận thức và hành động: - Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại. - Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý nghĩa với mình và mọi người. 0,5 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cơ bản đạt được các nội 2 6,0 đ dung sau: a. Giải thích vấn đề - Cuộc thám hiểm thực sự: quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn để sáng tạo nên tác phẩm đích thực. - Vùng đất mới: hiện thực đời sống chưa được khám phá - Đôi mắt mới: cái nhìn và cách cảm thụ đời sống mới mẻ - Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và cuộc đời. b. Khẳng định vấn đề (HS dựa vào tri thức lí luận về đặc trưng phản ánh của văn học, phong 0,5 0,25 0,25 0,25 0, 25 cách nghệ thuật của nhà văn, tư chất nghệ sĩ ... để triển khai luận điểm). - Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá trị của một tác phẩm. + Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với một đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo lối chụp ảnh thì không mang lại giá trị đích thực cho tác phẩm. + HS lấy dẫn chứng: (Phong trào Thơ mới đã hướng đến đề tài mới là thế giới của cái tôi cá nhân cá thể song không phải tác phẩm nào cũng có giá trị...). 0,5 0,25 0,25 - Giá trị tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn được quyết định bởi cái nhìn và cách cảm thụ đời sống của người cầm 1,0 bút . + Dù đề tài cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính phát hiện và khám phá, nhà văn có thể thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho 0,5 tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc. + HS chọn dẫn chứng và phân tích: (Chí Phèo, không chỉ là nỗi khổ vật chất mà đau đớn hơn là bi kịch tinh thần, nỗi đau bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt 1,5 quyền làm người. Nhà văn còn phát hiện được đốm sáng nhân tính ẩn chứa bên trong cái lốt quỷ dữ của Chí Phèo...) (Vội vàng là kết quả của cái nhìn tươi mới, của cặp mắt “xanh non, biếc rờn” trước vẻ đẹp mùa xuân, đã bày ra trước mắt người đọc một thiên đường mặt đất, một bữa tiệc trần gian. Hơn nữa, với nhận thức mới mẻ về thời gian tuyến tính, nhà thơ đã đề xuất một quan niệm sống tích cực...) c. Mở rộng, nâng cao vấn đề - Nếu đã có cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với một đề tài mới mẻ thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị độc đáo của tác phẩm càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của “đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới” 0, 5 trong thực tiễn sáng tác. - Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, nhà văn cần trau dồi tài năng (sự tinh tế, sắc sảo...), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc đời...) và xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ. 0, 5 ............................HẾT............................. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 THPT ĐỀ CHÍNH THỨC ( Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) có nhan đề Con lật đật. Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về nhân vật trong tác phẩm văn học có ý kiến cho rằng: “ Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua nhân vật trong một truyện ngắn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT. ------Hết------ Họ và tên thí sinh:………………………………………….SBD:……………………. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 THPT (Gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 A. ĐÁP ÁN Học sinh có thể tự do trình bày những suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức a. Giải thích: con lật đật - đồ chơi quen thuộc - Lật đật có nguồn gốc từ Nhật Bản, về sau du nhập vào Nga , tại đây nó được cải tiến và truyền bá rộng rãi trở thành nét văn hóa đặc sắc của đất nước bạch dương. Với trẻ em ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, lật đật là thứ đồ chơi quen thuộc và hấp dẫn. - Con lật đật có nhiều đặc điểm rất đáng chú ý: vẻ mặt vui vẻ, tươi tắn, vì có bộ phận giữ thăng bằng rất tốt nên dù có bị tác động thế nào cũng luôn trở lại tư thế thẳng đứng. b. Suy nghĩ của bản thân Dù chỉ đơn giản là một món đồ chơi nhưng con lật đật lại gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ: - Con lật đật luôn mang vẻ mặt tươi tắn, vui vẻ, đó chính là biểu hiện của sự lạc quan yêu đời. Điều này rất có ý nghĩa. Bởi, trong cuộc sống chúng ta cần phải lạc quan, vững vàng vượt qua thử thách và hơn thế chúng ta còn phải biết mỉm cười chấp nhận những thất bại để có thể tiếp tục làm lại. - Con lật đật luôn luôn đứng thẳng dù có bị lật qua lật lại. Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách, điều quan trọng là không được cúi đầu gục ngã trước bất kì hoàn cảnh nào, phải biết đứng dậy sau mỗi thất bại để luôn hướng về phiá trước. - Vì có một trọng tâm vững chắc nên nó có thể đứng vững dù có bị tác động thế nào. Điều này giúp mỗi chúng ta hiểu rằng mỗi người cần phải có bản lĩnh sống để có thể vững vàng dù trong mọi tình huống của cuộc sống. c. Bài học cho mọi người - Trong cuộc sống luôn lạc quan, sẵn sàng đối diện với những thử thách và biết chấp nhận thất bại để đi đến thành công. - Mỗi người cần tự rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng để có thể tự tin, chủ động trong cuộc sống vốn rất nhiều những khó khăn, bất trắc. * Lưu ý: Khi làm bài thí sinh cần đưa dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. 2. Về kĩ năng - Biết cách làm một bài văn NLXH về một tư tưởng đạo lý. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 3- 4: Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình. - Điểm 1- 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài. Câu 2 A. ĐÁP ÁN Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: 1. Về kiến thức a. Giải thích nhận định Ý nghĩa, vai trò của nhân vật trong truyện là góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn về cuộc đời. + Tư tưởng: nhận thức, sự lý giải và thái độ của nhà văn đối với đối tượng, với những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. + Tình cảm (tình cảm thẩm mĩ): những rung động, những xúc cảm thẩm mĩ đối với thực tại bộc lộ thế giới tinh thần cũng như cá tính và kinh nghiệm xã hội của nhà văn. + Quan niệm (quan niệm nghệ thuật) về cuộc đời: nguyên tắc tìm hiểu, cắt nghĩa thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề sáng tác, kiểu nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật, ở cách xử lí các biến cố…của nhà văn. b. Làm sáng tỏ nhận định - Chọn được nhân vật tiêu biểu trong một truyện ngắn đặc sắc của chương trình Ngữ văn lớp 11. - Phân tích nhân vật ở các góc độ: Ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động, biến cố, mối quan hệ với các nhân vật khác…. - Trên cơ sở đó giúp người đọc thấy rõ được tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn về cuộc đời thông qua nhân vật. c. Bình luận - Tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn gửi gắm trong nhân vật giúp tác giả chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và thông điệp của mình tới người đọc. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhờ đó mà gắn bó, hoàn thiện. Tác phẩm dễ thành công hơn. - Khẳng định sự đúng đắn của nhận định. Đó là căn cứ để đánh giá, thậm định đồng thời cũng là yêu cầu đối với người cầm bút và định hướng cho sự khám phá, tiếp nhận tác phẩm. 2. Về kỹ năng - Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức Ngữ văn đã học để làm bài văn NLVH. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo. - Điểm 9- 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả... - Điểm 7- 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp… - Điểm 5- 6: Hiểu được yêu cầu của đề, nhưng giải thích, chứng minh và bình luận còn lúng túng. Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp… - Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về phân tích đơn thuần. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề, không làm bài. ------------------ Hết----------------- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ------------- ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau: Ví không có cảnh đông tàn Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) Câu 2 (7,0 điểm). Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. (Nguyễn Lộc). ---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Dành cho học sinh các trường THPT) ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ. - Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên. - Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống. - Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng: + Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình. + Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng). 1 - Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động. - Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn. - Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. - Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh phân tích hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, liên hệ với hình tượng người nông dân trong các tác phẩm trước và cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 2 1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”. - Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa). - Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới). 2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. - Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó). - Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược: + Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ). + Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó). + Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…) - Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ: + Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…). 3 + Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca. 3. Đánh giá: - Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc. - Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. 4 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Văn – Lớp 11 ( Ngày thi: 13/11/2012) (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (4 điểm) Lỗi lầm và sự biết ơn. Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp tục, thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?” Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (“Hạt giống tâm hồn”- Tập 4, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2004) Suy nghĩ và bình luận về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 2 (6 điểm) Nói về Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Khuyến, SGK Ngữ văn 11 nâng cao có viết: “Về văn học, giữa hai ông có những nét vừa giống nhau lại vừa khác nhau.” Anh (chị) hãy chứng minh ý kiến trên. ………….………..HẾT………………… Họ và tên thí sinh:……………………………………………..SBD…………… Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC ĐĐÁP ÁN KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG -VÒNG I TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012- 2013 Đáp án đề số 1 Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đáp án gồm 3 trang ………………… Câu 1 (4 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng 1. Nắm vững nội dung và yêu cầu của đề. 2. Biết vận dụng kết hợp một số thao tác tư duy trong lập luận với thao tác chính là bình luận. 3. Không mắc những lỗi cơ bản về dùng từ, viết câu, bố cục chặt chẽ sáng sủa. II. Yêu cầu về kiến thức 1. Phát hiện và hiểu được ý nghĩa của vấn đề mà câu chuyện muốn đề cập: biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác và biết khắc ghi những ân nghĩa mà người khác làm cho mình. 2. Thể hiện được những suy nghĩ riêng của cá nhân - Trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra lỗi lầm dù bản thân mình không mong muốn. Vì vậy mỗi con người nên rộng lòng tha thứ cho người khác để họ có cơ hội sửa sai. “Học cách viết những đau buồn thù hận lên cát…” nghĩa là phải biết quên đi những nỗi đau do người khác gây ra. Vị tha và bao dung với người khác cũng là cách giải thoát chính mình thoát khỏi nỗi đau buồn và lòng thù hận, giúp bản thân cảm thấy thanh thản và tĩnh tâm, sống lạc quan, yêu đời… - Phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, có nghĩa là “phải biết khắc ghi ân nghĩa vào đá”. KL: Đó là truyền thống tốt đẹp và cũng là đạo lí của con người Việt Nam. 3. Xác định thái độ sống của bản thân: Phải biết sống vị tha, phải biết ghi lòng tạc dạ những điều tốt đẹp mà người khác đem tới cho mình để cuộc sống trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn. III. Biểu điểm - Điểm 4: Hiểu đề, nêu được các yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc… Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3: Hiểu đề, nêu được các nội dung cơ bản. Diễn đạt khá. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Hiểu đề, nêu được các nội dung tuy nhiên diễn đạt chưa lưu loát, chưa có dẫn chứng và phân tích cụ thể. - Điểm 1: Nội dung sơ lược. Diễn đạt lúng túng và còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề Câu 2 (6 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng 1. Nắm vững cách làm bài văn nghị luận văn học 2. Không mắc những lỗi cơ bản về dùng từ, viết câu, bố cục chặt chẽ sáng sủa. II. Yêu cầu về kiến thức 1. Giới thiệu khái quát Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Khuyến là hai tác gia tiêu biểu cho giai đoan nửa cuối thế kỉ XIX, tuy tuổi tác và hoàn cảnh sống khác nhau nhưng trong văn chương lại có nhiều điểm tương đồng bên cạnh sự khác biệt. 2. Sự giống nhau - Tác phẩm đều giống nhau khi cùng thể hiện tiếng nói yêu nước thiết tha. - Hai tác giả đều dùng văn chương làm vũ khí đấu tranh, làm phương tiện bộc lộ tình cảm của mình đối với dân tộc. 3. Sự khác nhau - Nguyễn Đình Chiểu trực diện đương đầu với thực dân Pháp cùng bọn tay sai trong những ngày đầu kháng chiến, tác phẩm đa dạng và phong phú về mặt thể loại. Còn Nguyễn Khuyến thì mang một nỗi u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc, gửi lòng mình vào những dòng thơ tâm sự, vào những bức phác thảo cảnh làng quê và trào lộng thói đời đen bạc. - Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu thì bộc trực còn văn chương Nguyễn Đình Chiểu lại thâm trầm. - Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thấm đẫm nước mắt còn tác phẩm của Nguyễn Khuyến thì nước mắt trào ra trong tiếng cười. - Nguyễn Đình Chiểu sáng tác bằng chữ Nôm và dùng nhiều thể văn còn Nguyễn Khuyến chủ yếu sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. III. Biểu điểm - Điểm 5, 6: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Cách trình bày, nêu vấn đề sáng tạo, rõ ràng, lập luận thấu đáo. Văn viết có hình ảnh và sắc sảo. Có thể mắc vài lỗi nhỏ về chính tả và lỗi thông thường về diễn đạt. - Điểm 3, 4: Bài làm đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Cách trình bày, nêu vấn đề đúng đắn, rõ ràng, lập luận thấu đáo. Văn viết trong sáng, mạch lạc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả và diễn đạt. - Điểm 1, 2: Bài làm nêu vấn đề còn chung chung, trình bày lập luận chưa thấu đáo. Văn viết chưa rõ ý, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề. (Trên đây là một vài gợ ý về thang điểm. Các giám khảo cần cân nhắc và chú ý việc tìm hiểu đề, trân trọng khả năng phát hiện và cảm thụ riêng cũng như cách diễn đạt sáng tạo của học sinh. Điểm của bài thi là điểm của từng câu cộng lại, tính lẻ đến 0,5) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 (ngày thi: 04/01/2013) (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1 (4 điểm) Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao có viết: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ biết giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình. (Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, tr.203-204) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Câu 2 (6 điểm) Phân tích các bài thơ đã học, đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến: Trong thơ Nguyễn Khuyến luôn có một nụ cười kín đáo, thâm trầm, một tấm lòng đôn hậu. (Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, tr.63) ………….………..HẾT………………… Họ và tên thí sinh:……………………………………………..SBD…………… Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LẦN II TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012- 2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đáp án gồm: 03 trang ………………… Câu 1 (4 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Hiểu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí trong cuộc sống. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi về dùng từ hay ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung 1. Giải thích - Kẻ mạnh là những con người có sức khoẻ, có đời sống vật chất và tinh thần đủ đầy. Kẻ mạnh theo Nam Cao là người có nhân cách, là người chiến thắng nghịch cảnh, là mẫu người được xã hội trân trọng. - Hình ảnh đôi vai mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi sự nương tựa, chở che. - Lời nhận định chia thành hai vế, vế đầu mang nghĩa phủ định là lời nhắc nhở nhẹ nhàng : kẻ mạnh không được chén ép người khác để thoả mãn lòng ích kỉ của mình. Vế hai là lời khẳng định và cũng là niềm mong mỏi của Nam Cao với con người : kẻ mạnh là kẻ biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác vươn lên, luôn sống vì người khác. 2. Bình luận - Quan niệm của Nam Cao về kẻ mạnh được diễn đạt qua cách nói hình ảnh: giẫm lên vai kẻ khác và giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình. Lời nhận đinh của Nam Cao là một phương châm sống đẹp, nâng đỡ người khác hướng tới bến bờ của nhân cách, của cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. - Lời nhận định nói lên trách nhiệm của con người đối với cuộc sống. Sức mạnh của con người không chỉ đo bằng cơ bắp mà phải đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp trong cuộc sống. - Nói tới con người chân chính là nói tới những phẩm chất cao đẹp : đồng cảm, thương yêu, sẻ chia… Đó là những điều sơ đẳng nhất của đạo làm người. Loài người biết mình có đời sống khác với vượt cao hơn mọi loài chính là ở chỗ biết phân biệt thiện- ác. Nhờ vậy mà sinh ra tính người (Hộ trong Đời thừa, có lúc anh nghĩ tới tư tưởng gia Phát xít Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ nhưng cuối cùng anh chọn tình thương. Bởi theo Hộ, tình thương phân biệt con người với ác thú. Giăng- van- giăng trong Những người khốn khổ của V. Huy- gô cả đời chỉ tâm niệm một điều : trên đời này chỉ có một điều duy nhất ấy thôi, đó là thương yêu nhau. - Lời nhận định tôn vinh tình cảm cao đẹp giữ con người với con người. Kẻ mạnh đừng ngoảnh mặt làm ngơ trước những nỗi đau của kẻ kém may mắn hơn mình. Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu người có cách cư xử đẹp (dẫn chứng minh họa). 3. Nâng cao - Trong xã hội vẫn còn có những kẻ sống vị kỉ, giẫm lên cuộc sống của người khác để thoả mãn lòng ỉch kỉ của mình, sống xa hoa trên sự đói khát của người khác không chút xao động => thể hiện lối sống thiếu đạo đức, đáng phê phán. - Mặt khác, cần đánh giá đúng tinh thần của câu nói, giúp đỡ kẻ yếu là bổn phận của kẻ mạnh nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân hay lối ban ơn trịnh thượng mà phải bắt nguồn từ tình cảm chân chính. Đồng thời người được giúp đỡ không nên ỷ lại, khi đó sẽ lười biếng và thụ động. Cần vươn lên để xứng đáng với sự chửo che của người khác. - Nhận thức và hành động của bản thân. III. Biểu điểm - Điểm 3, 4: Hiểu đề, nêu được các yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, vừa đủ. - Điểm 2, 3: Hiểu đề, nêu được các yêu cầu cơ bản. Diễn đạt khá, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng sát hợp. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1: Nội dung sơ lược, diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0 : Không hiểu đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp. Câu 2 (6 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Hiểu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận về một đặc trưng nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi về dùng từ hay ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung - Giới thiệu ngắn gọn, súc tích về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến. Nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Khuyến với nét nổi bật là chất trào phúng và chất trữ tình. - Chất trào phúng : kín đáo thâm trầm. Ông tự trào về cái bạc nhược, cái bất lực của bản thân mình. Qua đó thể hiện tâm trạng u uất của người trí thức đựơc đào tạo theo khuôn mẫu đạo đức của Nho giáo mà không thực hiện được nghĩa vụ vì dân vì nước. Ông hướng ngòi bút vào cái xấu của xã hội đương thời để chế giễu những đối tượng tham lam, ích kỉ, tuỳ thời, cơ hội, đặc biệt là bọn nho sĩ, quan lại. - Chất trữ tình : tấm lòng đôn hậu, nổi bật nhất ở mảng nội dung viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương- một vùng chiêm khê mùa thối, nghèo khó ở Bắc Bộ. Có thể nói, trong thơ Nguyễn Khuyến hình ảnh nông thôn hiện lên cụ thể ở hình sắc, sinh hoạt, mang đậm cảm xúc của một trí thức gắn bó sâu nặng với thôn quê. III. Biểu điểm - Điẻm 5,6 : Có đầy đủ các nội dung đã nêu ở trên, dẫn chứng có thể không quá nhiều, dàn trải, tập trung vào một tác phẩm hay một một vài dẫn chứng cho mỗi nội dung và phân tích cho xác đáng, bài viết đậm chất văn và có tính sáng tạo. - Điểm 3,4 : Hiểu đúng yêu cầu đề bài, trình bày vấn đề sáng rõ, có một vài ý kiến sâu sắc. Văn trôi chảy, trong sáng. Kết cấu bài chặt chẽ. Có thể còn một vài lỗi nhỏ trong hành văn. - Điểm 1,2 : Hiểu đúng, giải quyết cơ bản các ý trong đề bài yêu cầu. Nội dung còn sơ lược, chưa đi sâu phân tích cụ thể. - Điểm 0 : Không hiểu đề, không đưa và phân tích được dẫn chứng. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học 2011-2012 ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 11 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (8 điểm) Người Nga có câu: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống” Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên đây? Câu 2: (12 điểm) ”Chiều tối” (Hồ Chí Minh) - “những vần thơ quên mình của Bác”. ---------HẾT--------- SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học 2011-2012 ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 11 (Thời gian làm bài 120 phỳt) Câu 1: (8 điểm) Người Nga có câu: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống” Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên đây? Câu 2: (12 điểm) ”Chiều tối” (Hồ Chí Minh) - “những vần thơ quên mình của Bác”. ---------HẾT--------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ Văn – lớp 11 Câu 1) ý Mở bài Nội dung Điểm - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cuộc sống hoàn thiện của con người là khi có sự cân bằng giữa nhu cầu vật chất và tinh thần. 1.0 - Dẫn câu nói Thân - “Bánh mì”: nhằm chỉ những giá trị vật chất thiết yếu của bài sự sống mỗi con người như: cái ăn, nơi ở, cái mặc, những 1.Giải tiện nghi phục vụ nhu cầu đời sống của mỗi cá nhân. thích: - “Hoa hồng”: những giá trị tinh thần, là nhu cầu tinh thần, 1.0 tình cảm của con người trong sự sống với đúng ý nghĩa cao cả của nó. -> ý cả câu: Vật chất và tinh thần cần được cân bằng, hài hoà trong cuộc sống. *Câu nói trên nên hiểu một cách linh hoạt “nếu có hai cái”... mới quyết định “sẽ bán một cái...”; nghĩa là nhu cầu vật chất cần và đủ, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, thì nhu cầu tinh thần cũng nên được chú ý song hành với nhu cầu vật chất. 2.Phân *Vai trò của tâm hồn; vì sao phải nuôi dưỡng tâm hồn? tích - Tâm hồn là 1 phần quan trọng khiến con người được là chứng người với cái nghĩa đầy đủ nhất của từ này (để không là minh con vật, cũng không giống cỗ máy) - Là tố chất đầy đủ để con người được sống theo cái nghĩa đầy đủ nhất của cuộc sống (hưởng thụ vật chất phải song hành hưởng thụ tinh thần). - Tâm hồn cũng cần được nuôi dưỡng để ngày càng giàu có và phong phú hơn bởi cơ như thế cuộc sống của con người mới có ý nghĩa. Thật đáng sợ nếu đời sống tâm hồn nghèo nàn, cằn cỗi( dùng ví dụ chứng minh.) - Nếu chỉ quan tâm đến đời sống vật chất, những ham muốn tiền tài, địa vị con người sẽ dễ rơi vào lối sống ích kỉ, vô cảm, thậm chí bất hạnh, đau khổ. 2.0 3.Bình - Ngược lại không thể có 1 đời sống tinh thần phong phú, luận thoải mái, nếu phủ nhận tầm quan trọng của vật chất. 2.0 => Cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần đều quan trọng làm nên hạnh phúc của con người trọn vẹn. - Phê phán một số biểu hiện của một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện nay có cái nhìn thực dụng khi đánh giá con người, hoặc qúa đề cao vật chất mà đánh mất tâm hồn, để ”tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Nooc-Ma Ku-Sin) - Cần nhận thức đầy đủ về hai nhu cầu làm nên cuộc sống của mỗi người. 4. Liên - Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không ngừng bồi đắp, nuôi hệ bản dưỡng thế giới tâm hồn nhất là trong cuộc sống hiện nay. thân - Lao động hết mình để thoả mãn đầy đủ nhu cầu vật chất 1.0 cho bản thân và gia đình... Kết bài 2) Mở bài - Khẳng định lại vấn đề - Lời nhắn gửi của bản thân. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tâm hồn vĩ đại của Hồ Chí Minh, lòng yêu thương con người vô bờ bến là những vẻ 1.0 1.0 đẹp làm nên giá trị độc đáo của “Nhật kí trong tù” - “Chiều tối” là bài thơ minh hoạ cho vẻ đẹp của bậc “đại nhân” ấy. Thân bài 1. Giải thích ý - “những vần thơ quên mình” – cách nói để khẳng định, ngợi ca tấm lòng của Bác với cuộc sống- con người lao động. Tấm lòng yêu thương, sẻ chia cho những kiếp sống cần lao đến độ có thể quên đi nỗi đau của riêng mình.. kiến 2. Chứng minh : a. Yêu thương, trìu mến,nâng niu thiên nhiên: - 2 câu thơ đầu: +Hình ảnh nhân vật trữ tình đang ngước nhìn theo 1 cánh chim chiều, 1 chòm mây lẻ loi (dù chân tay vướng xiềng xích) + Phát hiện thấy ở những sự vật ấy cả những vận động tinh vi, chất chứa nỗi thấu hiểu của nhà thơ. (Hình ảnh : “chim mỏi” (quyyện điểu) “chòm mây lẻ loi..” (cô vân) - Tìm thấy ở thiên nhiên vẻ đẹp êm ả, bình dị và hoà hợp, gắn bó với con người. Dáng bay mỏi mệt tìm về chốn ngủ của cánh chim chiều hay cảnh ngộ của người tù? 1.0 0.5 0.5 1.0 Sự lẻ loi của đám mây kia bay hay tâm trạng của người tù nơi đất khách? => Sự tương đồng ấy dễ tạo nên niềm cảm thương yêu mến của người và cảnh. Tiểu kết: Dù sáng tác trong hoàn cảnh tù đày song 2 câu đầu mở ra bức tranh thiên nhiên đẹp cổ kính, tao nhã. Tuy thoáng một nỗi buồn nhưng vẫn ấm áp bởi từ đó toả ra 1 tâm hồn nhạy cảm, 1 tình yêu thiên nhiên chan chứa. b. Một tấm lòng nhân đạo bao la đến quên mình (2 câu kết) - Tâm điểm của bức tranh thơ không còn là thiên nhiên mà là con người trong lao động, hình ảnh thiếu nữ sơn cước xay ngô cho bữa cơm chiều -> hình ảnh giản dị nhưng đẹp. - Tái hiện công việc nặng nề của cô gái qua hình ảnh “ma bao túc... bao túc ma hoàn” chứng tỏ Người quan tâm đến 1.0 1.0 những người lao động nghèo. - Dừng lại ở hình ảnh “ngô xay xong, lò than đã rực hồng” và cùng rất tự nhiên theo đó người tù rung động thấm thía về niềm hạnh phúc bình dị của đời thường. - Hình tượng thơ có sự vận động khoẻ khoắn hướng về sự 3. Bình luận: 1.0 sống, ánh sáng... Tâm trọng của nhân vật trữ tình cũng chuyển biến từ nỗi buồn đến niềm vui. Tâm hồn ấy luôn 1.0 tìm thấy mối đồng cảm, chan hoà với cuộc sống con người (dù Bác không hề quen biết...) - Phải là 1 bậc “đại nhân” mới có thể quên đi những nỗi 2.0 đau khổ tột độ của riêng mình, để trìu mến từng cánh chim trời, từng áng mây trôi, để nặng tình thương cho 1 kiếp sống cần lao và sẻ chia với những hạnh phúc giản dị đời thường của con người nơi đất khách. - Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, là chủ nghĩa lạc quan cách mạng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tăm tối. - Liên hệ đến những vần thơ của Tố Hữu viết về Bác: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa”. (“Bác ơi”) 1.0 Kết bài - Đánh giá tầm vóc tư tưởng và vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “chiều tối” - Những suy nghĩ sâu sắc của bản thân về thơ Bác trong 1.0 cuộc sống hôm nay. Ghi chú: GV chỉ cho điểm tối đa khi: + HS làm đúng kiểu bài + Đầy đủ ý theo đáp án + Trình bày sáng, rõ, có cảm xúc - GV thưởng điểm cho những HS : + Có những phát hiện mới mẻ vượt ngoài đáp án (nhưng phải kiến giải hợp lí) + Có hình thức viết sáng tạo, hấp dẫn... SỞ GD&ĐT VĨNH KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 PHÚC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ------------- (Dành cho học sinh các trường THPT) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau: Ví không có cảnh đông tàn Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. (Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) Câu 2 (7,0 điểm). Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. (Nguyễn Lộc). ---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Dành cho học sinh các trường THPT) ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ. - Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên. - Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống. - Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng: + Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình. + Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là 1 dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng). - Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động. - Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn. - Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. - Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh phân tích hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, liên hệ với hình tượng người nông dân trong các tác phẩm trước và cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã 2 hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”. - Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa). - Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới). 2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. - Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó). - Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược: + Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ). + Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó). + Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…) - Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ: + Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến 3 nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…). + Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca. 3. Đánh giá: - Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc. - Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. 4 - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 câu) KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể giao đề) Ngày thi: 08/ 10/2012 Câu 1. (8,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ. Họ sẽ hành động theo những gì họ nghĩ”. (Mahatma Gandhi) Câu 2. (12,0 điểm) “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. (Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa báo Văn nghệ số 14, 4/1999) Anh/chị hãy giải thích ý kiến trên. Chọn phân tích một truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để làm sáng tỏ ý kiến trên. ..................Hết................. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh:.................................... Chữ kí giám thị số 1:............................. Số báo danh:........................................ Chữ kí giám thị số 2:............................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012 -2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. Phần hướng dẫn chung Do đặc trưng môn Ngữ văn và tính chất của kì thi học sinh giỏi, giáo viên cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm, chủ động linh hoạt trong vận dụng tiêu chuẩn cho điểm, không đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. Bản hướng dẫn chỉ xác định yêu cầu cơ bản, trên cơ sở đó, người chấm cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng, khác với đáp án, nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản hoặc trình bày có lí lẽ và căn cứ thì vẫn cho đủ điểm với từng phần như hướng dẫn qui định. Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất thực hiện trong hội đồng chấm thi. Những bài viết có cảm xúc và sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức cần được khuyến khích. II. Đáp án và thang điểm Nội dung Điểm Câu 1. (8 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ. Họ sẽ hành động theo những gì họ nghĩ”. (Mahatma Gandhi) a.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục... và nêu bật được các ý chính sau: 1. Giải thích: - “Suy nghĩ” là cách hiểu, cách đánh giá thể hiện nhận thức, quan niệm của bản thân về những vấn đề trong cuộc sống. - Suy nghĩ là tiền đề quyết định đến ý thức, hành động, nhân cách và lối sống của con người (mối quan hệ lôgic giữa suy nghĩ và hành động). 1 2đ 2. Bình luận, chứng minh : 4đ - Câu nói giúp con người ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của suy nghĩ đối với hành động và việc hình thành nhân cách lối sống của mỗi con người. - Hướng con người đến suy nghĩ tích cực, lối sống lạc quan, sự tự tin, biết yêu đời yêu cuộc sống, biết tha thứ, bao dung. - Suy nghĩ tích cực để có hành động đúng đắn, cao cả. Đó là yếu tố quan trọng để đi đến thành công. - Ngược lại nếu một người luôn sống trong suy nghĩ tiêu cực luôn bị bao vây bởi sự sợ hãi, nỗi chán chường, tuyệt vọng, thù hận… sẽ dẫn đến những hành động mù quáng, ngu ngốc… cản trở sự thành công, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân gia đình và xã hội. - Chứng minh qua văn học, cuộc sống. 3. Liên hệ bản thân: - Học cách suy nghĩ tích cực, lối sống lạc quan ; cởi bỏ khỏi những suy nghĩ ích kỉ, hạn hẹp bó buộc bản thân. - Hãy tự mình vươn tới những chân trời mới bằng cách luôn “Hướng về phía mặt trời”; có trách nhiệm trong mỗi suy nghĩ và hành động của chính bản thân mình. - Có mục đích sống đúng đắn, tự tin, kiên cường theo đuổi để đạt được mục đích đó. Câu 2. (12 điểm) Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. (Nguyễn Đăng Mạnh) Anh/chị hãy giải thích ý kiến trên. Chọn phân tích một truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh có kỹ năng giải thích, so sánh, bình luận các vấn đề lý luận văn học và thể hiện việc nắm bắt, lý giải vấn đề qua việc phân tích một tác phẩm. Thí sinh vừa cần phải nắm vững từng kĩ năng, vừa cần biết phối hợp các kĩ năng ấy thành một chỉnh thể chung, một bài làm thống nhất. - Bố cục rõ ràng chặt chẽ. - Diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thực chất đề bài yêu cầu thí sinh phải biết vận dụng lý luận văn học và những kiến thức về tác phẩm để giải thích, chứng minh luận đề. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng cần nêu được những nội dung sau: 2 2đ A. Mở bài: - Giới thiệu vị trí “chi tiết” trong tác phẩm truyện ngắn. 1đ - Trích dẫn ý kiến. B. Thân bài: 1. Giải thích: - Chi tiết là những biểu hiện nhỏ nhặt nhưng lại là yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm tự sự, là thành phần cấu tạo nên cốt truyện nhằm phục vụ dụng ý nghệ thuật của nhà văn. 3đ - Truyện ngắn cô đọng hàm súc về dung lượng nên mọi chi tiết đều phải có sự lựa chọn kĩ lưỡng của nhà văn. - Chi tiết trong tác phẩm truyện ngắn có một vị trí đặc biệt quan trọng như “nhãn tự” trong thơ tứ tuyệt. Chi tiết góp phần hình thành tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm, khẳng định sự tinh tế, độc đáo tài hoa của nhà văn. - Cách đánh giá của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh không chỉ đặt ra yêu cầu sáng tạo các chi tiết độc đáo mà còn mở ra một hướng mới trong tiếp nhận truyện ngắn thông qua các chi tiết độc đáo. 2. Phân tích, chứng minh: Thí sinh có thể chọn và phân tích một trong số các truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để làm sáng tỏ vấn đề song phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau: 7đ - Giới thiệu vị trí tác giả, tác phẩm trong nền văn học. - Lựa chọn và phân tích các chi tiết độc đáo làm nên giá trị của tác phẩm. - Khẳng định tài năng của nhà văn. C. Kết bài: - Khẳng định lại vai trò của chi tiết trong truyện ngắn. - “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” đó là qui luật của sáng tạo. ………………Hết…………… 3 1đ TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG KHỐI 11 Môn thi: Ngữ văn - Năm học: 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC I- MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Kiến thức Nhận biết Thông hiểu NLXH (1 câu) 2.0 3.0 3.0 8.0 NLVH (1 câu) 2.0 4.0 6.0 12.0 4.0 7.0 9.0 Tổng số điểm/ Tổng số câu Vận dụng Tổng số điểm 20.0/ (2 câu) II- ĐỀ CHÍNH THỨC: Câu 1. (8 điểm) XA XỨ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình …” Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm …” Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội … Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không …”. (Sưu tầm từ Internet) Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên. Câu 2. (12 điểm) “Có một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn “Chí Phèo” – Nam Cao): Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến – Nhà tù – Làng Vũ Đại – Vườn chuối và túp lều ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không”. Ý kiến của anh (chị). ………Hết……… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………………. Chữ kí của giám thị 1: ………………. Chữ kí của giám thị 2: ……………... TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG KHỐI 11 Môn thi: Ngữ văn - Năm học: 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (8 điểm) XA XỨ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình …” Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm …” Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội … Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không …”. (Sưu tầm từ Internet) Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên. Câu 2. (12 điểm) “Có một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (“Chí Phèo” – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, tr. 146-155, NXB Giáo dục 2006): Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến – Nhà tù – Làng Vũ Đại – Vườn chuối và túp lều ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không”. Ý kiến của anh (chị). ………Hết……… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………………. Chữ kí của giám thị 1: ………………. Chữ kí của giám thị 2: ……………... TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG KHỐI 11 Môn thi: Ngữ văn ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Năm học: 2012 – 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn này gồm 04 trang) A- YÊU CẦU CHUNG: - Học sinh có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. - Tổng điểm toàn bài là 20.0 điểm, giáo viên có thể chiết điểm đến 0.5 điểm. B- YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1. (8 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có sự vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ … Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục. Ưu tiên những bài viết thể hiện dẫn chứng từ trải nghiệm của chính bản thân … b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể nêu những suy nghĩ riêng và trình bày theo nhiều kiểu khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Trên cơ sở xác định đúng vấn đề nghị luận là trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm đối với quê hương, đất nước được gợi lên từ câu chuyện, thí sinh phải có vốn kiến thức, vốn hiểu biết về đời sống xã hội nhằm thuyết phục một cách thấu đáo về những ý kiến mà mình nêu ra. Sau đây là một số gợi ý: 1) Giải thích: Câu chuyện là hành trình tình cảm, hành trình nhận thức của một thanh niên đi du học, ban đầu bị hấp dẫn bởi cuộc sống văn minh phương Tây, sau đã nhận ra tình cảm sâu nặng đối với quê nhà. 2) Bàn luận: - Tình yêu quê hương xứ sở là một tình cảm có khi phải đặt trong hoàn cảnh thử thách cụ thể, phải được trải nghiệm qua thời gian mới nhận ra được trong mỗi con người. - Tình yêu quê hương xứ sở không tỉ lệ thuận với những giá trị văn minh vật chất mà nó tỉ lệ thuận với những gì gắn bó thân thuộc đã trở thành kí ức, kỉ niệm nằm sâu trong trái tim của mỗi con người. - Tình yêu quê hương là một trong những yếu tố tạo nên nhân cách và giá trị đạo đức của con người. - Phê phán hiện tượng vọng ngoại, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi nhẹ tình cảm cội nguồn. *Lưu ý: Đối với mỗi luận điểm, thí sinh cần lấy được các dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục để chứng minh. 3) Bài học: - Bài học cho những con người hiện đại: sống đầy đủ, sung túc nhưng cô đơn, thiếu điểm tựa tinh thần. - Hình thành kĩ năng sống: Coi trọng tình cảm đối với quê hương xứ sở. Nó đặc biệt có ý nghĩa trong xu thế hội nhập của đất nước hiện nay, nhắc nhở mỗi con người khi bước ra thế giới không được quên đi tổ tiên, nguồn cội, phải luôn có ý thức giữ gìn, thể hiện và phát huy bản sắc của dân tộc mình ra trước bè bạn năm châu. c) Cách cho điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, có cảm xúc, có sức thuyết phục. - Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, hành văn rõ ràng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. Câu 2. (12 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng các kĩ năng, các thao tác nghị luận để làm sáng tỏ nội dung nhận định. Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao), kiến thức lí luận văn học (Khái niệm, vai trò của không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học), học sinh lí giải được nội dung nêu lên trong nhận định. Các em có thể có nhiều cách diễn đạt, suy nghĩ khác nhau song cần hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: 1) Giải thích: - Không gian nghệ thuật không chỉ là bối cảnh sinh tồn và hoạt động của nhân vật mà còn là quan niệm nghệ thuật của nhà văn, thể hiện ở sự thống nhất hữu cơ giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa thế giới bên trong của nhân vật và thế giới bên ngoài. - Vai trò: + Không gian bối cảnh: Bao gồm bối cảnh thiên nhiên và bối cảnh xã hội làm nên môi trường sống của nhân vật. + Không gian sự kiện: Gồm các sự kiện chủ yếu được xây dựng theo mối quan hệ nhân – quả nhằm làm nổi bật hình tượng nhân vật trong ứng xử xã hội. + Không gian tâm lí: Gồm những trạng thái tâm lí xuất hiện trong một chuỗi dài tâm tư, giúp nhân vật thể hiện các cung bậc cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, qua đó bộc lộ tính cách. - Các điểm không gian tuần tự xuất hiện trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) đó là hệ thống không gian gắn liền với cuộc đời nhân vật Chí Phèo, mỗi không gian có ý nghĩa và tầm quan trọng khác nhau đối với số phận nhân vật. 2) Phân tích: - Không gian theo kiểu kết cấu vòng tròn (“cái lò gạch bỏ không” xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm) như tín hiệu phản ánh cuộc đời đầy quanh quẩn, bế tắc của nhân vật, cũng là sự luẩn quẩn, bí bức của xã hội cũ đầy bi kịch. - Nhà những người nghèo khổ: Nơi nương tựa của những đứa trẻ vô thừa nhận như Chí Phèo. Đó là những người lao động nghèo (anh đi thả ống lươn, bà góa mù, bác phó cối) đã cưu mang Chí. Ở họ có cái tình thương bình thường, chân chất mà Nam Cao vẫn thường trân trọng nói đến. - Nhà Bá Kiến (lần 1, 2): + Lần 1: Nơi Chí Phèo bị bóc lột cả sức trẻ, tuổi xuân, lòng tự trọng, quyền tự do. + Lần 2: Nơi Chí Phèo trở lại, gây rối, rạch mặt ăn vạ và bị Bá Kiến lợi dụng, bị biến thành tên tay sai chuyên đi đòi nợ cho Bá Kiến, giúp Bá Kiến đàn áp những kẻ dám chống lại hắn. - Nhà tù: Nơi lưu manh hóa một Chí Phèo vốn lương thiện, hiền như đất thành một thằng rạch mặt ăn vạ, có hình thù không giống ai, trở thành con qủy dữ của làng Vũ Đại. - Làng Vũ Đại: Lúc ra đi (đi tù) và trở về (ra tù) vẫn là nơi duy nhất để Chí Phèo gắn bó. Nhưng sau 7, 8 năm biệt tích trở về, Chí Phèo đã bị làng Vũ Đại (tượng trưng cho những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, khắc nghiệt) từ chối, coi như quỷ dữ, trong khi Chí vẫn thèm được trò chuyện, chung sống với mọi người (tiếng chửi trong cơn say, ao ước hạnh phúc bên Thị Nở). - Vườn chuối và túp lều ven sông: + Thứ của bố thí mà Bá Kiến vứt ra để giữ chân Chí Phèo làm tay sai cho hắn. + Không gian tình yêu thức tỉnh trong Chí nhiều điều, thôi thúc khát vọng hoàn lương ở Chí Phèo. - Nhà Bá Kiến (lần 3): Nơi Chí Phèo trở lại tìm Bá Kiến trong trạng thái say mà tỉnh, sau khi bị Thị Nở từ chối tình yêu. Đó là không gian tập trung nhất, đậm đặc nhất của xung đột, bi kịch và bế tắc. 3) Kết luận: - Có thể nói, hệ thống các điểm không gian trong truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện: + Thể hiện niềm tin bền vững vào bản tính tốt đẹp, lương thiện của con người. Qua đó, giúp nhà văn Nam Cao bày tỏ tấm lòng của mình đối với một lớp người cùng khổ, bị xã hội cũ chà đạp, hủy hoại. + Tái hiện hành trình đi tìm nhân cách của một con người khốn cùng; sự bế tắc, cùng quẫn và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. c) Cách cho điểm: - Điểm 11-12: Hiểu sâu vấn đề, khai thác ý phong phú, đúng hướng; trình bày mạch lạc, dẫn chứng hợp lí, rõ ràng, thuyết phục, có sáng tạo; hành văn trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh. - Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, dẫn chứng hợp lí. - Điểm 7-8: Khai thác ý khá tốt, giải quyết được 2/3 yêu cầu về nội dung. Diễn đạt mạch lạc, hành văn ít mắc lỗi. - Điểm 5-6: Khai thác được khoảng ½ yêu cầu về nội dung, diễn đạt được. - Điểm 3-4: Sa vào kể chuyện, phân tích sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt, lúng túng trong việc giải quyết vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. ………Hết………. TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II ĐỀ THI CHÍNH THỨC BÀI LÀM VĂN SỐ 5 - HỌC KÌ II (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC) Năm học: 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I- MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Kiến thức Văn học (1 câu) Nhận biết Thông hiểu 1.0 2.0 NLVH (1câu) Tổng số điểm/ Tổng số câu 1.0 Vận dụng Tổng số điểm 3.0 4.0 3.0 7.0 6.0 3.0 10.0/ (2 câu) II- ĐỀ CHÍNH THỨC: Câu 1. (3 điểm) Lúc mới bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, Mị đã định ăn lá ngón tự tử, nhưng vì thương cha, cô đành gạt nước mắt quay trở lại nhà thống lí. Vậy anh (chị) hãy giải thích: Vì sao sau này, khi cha Mị đã mất, trong đầu Mị lại không hề xuất hiện ý định tự tử nữa? Câu 2. (7 điểm) Ý nghĩa của hình ảnh tiếng sáo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài (Đoạn trích ở SGK Ngữ văn 12, tập 2, tr4-14, NXB GD 2009) ………………Hết………………… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………………. Chữ kí của giám thị 1: ………………. Chữ kí của giám thị 2: ……………... TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG KHỐI 11 Môn: Ngữ văn - Năm học: 2012 – 2013 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC I- MA TRẬN ĐỀ XUẤT: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số điểm NLXH (1 câu) 2.0 3.0 3.0 8.0 NLVH (1 câu) 2.0 4.0 6.0 12.0 Tổng số điểm/ Tổng số câu 4.0 7.0 9.0 20.0/ (2 câu) Kiến thức II- CÁC ĐỀ BÀI THAM KHẢO: A- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: 1) BÓNG NẮNG, BÓNG RÂM Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng, mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố. Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ. Con ngỡ ngàng: Sao nắng, râm đều phải vội? Trời vẫn nắng, vẫn râm … … Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên. ( Sưu tầm từ Internet) Câu chuyện nhỏ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về những bài học trong cuộc sống? 2) Cảm nhận của anh (chị) về ý nghĩa triết lí trong bài thơ sau: HỎI Tôi hỏi đất, đất sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước, nước sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ, cỏ sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời. Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào? (Hữu Thỉnh) 3) CỔ TÍCH CHO NHỮNG HY VỌNG KHÔNG THÀNH Khi Mùa Xuân chuẩn bị ra đi thì Mùa Hè đến. Mùa Hè mang đến cho Mùa Xuân một bó hoa hồng rất đẹp và nói: - Mùa Xuân ơi, hãy tin tôi, tôi yêu em. Hãy ở lại với tôi. Chúng ta sẽ cùng đi chơi, đến tất cả những nơi mà em muốn. Nhưng Mùa Xuân không yêu Mùa Hè. Và cô ra đi. Mùa Hè buồn lắm. Mùa Hè ốm, nhiệt độ lên cao. Mọi thứ xung quanh trở nên rất nóng. Sau một thời gian, Mùa Thu đến, mang theo rất nhiều trái cây ngon. Mùa Thu rất yêu Mùa Hè. Cô không muốn Mùa Hè phải buồn. - Mùa Hè ơi, đừng buồn nữa. Hãy ở lại với em. Em sẽ mang lại hạnh phúc cho anh. Nhưng với Mùa Hè, Mùa Xuân là tất cả. Và anh ra đi. Mùa Thu khóc, khóc nhiều lắm. Mọi thứ xung quanh trở nên ướt át. Một thời gian sau, Mùa Đông đến mang theo cậu con trai của mình là Băng Giá. Những giọt nước mắt của Mùa Thu làm cho Băng Giá cảm thấy xao xuyến. Anh muốn đem lại hạnh phúc cho Mùa Thu - Mùa Thu ơi, hãy ở bên tôi. Tôi sẽ xây cho em những lâu đài, những con đường bằng băng. Tôi sẽ hát cho em nghe những bài hát hay nhất. Hãy ở bên tôi. - Không, Băng Giá ạ. Ở bên anh tôi sẽ luôn cảm thấy lạnh lẽo thôi. Và Mùa Thu ra đi. Băng Giá buồn lắm. Gió thổi mạnh. Chỉ trong một đêm thôi, mọi thứ trở nên trắng xóa bởi tuyết. Mùa Đông thấy con như vậy thì buồn lắm. Bà nói: - Tại sao con không yêu Mùa Xuân? Cô ấy đã đến và hứa sẽ mang lại cho con hạnh phúc. - Không mẹ ơi, con không thích. Chúng ta hãy rời khỏi đây đi. Và họ ra đi. Chỉ còn lại một mình Mùa Xuân. Cô khóc. Nhưng rồi, bất chợt Mùa Xuân nhìn ra xung quanh: “Ôi tại sao mình phải khóc chứ? Mình còn rất trẻ, và xinh đẹp nữa. Thời gian dành cho mình không nhiều. Tại sao mình không làm những việc có ý nghĩa hơn?” Và mọi thứ như sống lại: cây cối tươi xanh, ra hoa, đâm chồi, nảy lộc … (Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ, 2009) Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về ước vọng và ảo vọng trong cuộc đời? 4) XA XỨ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình …” Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm …” Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội … Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không …”. (Sưu tầm từ Internet) Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên. 5) “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. 6) Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau đây: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép) 7) Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”? (Theo Noóc-man Ku-sin, Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, 2003) 8) ÔNG GIÀ VÀ THẦN CHẾT Một hôm ông già đốn củi và gánh về nhà. Đường thì xa, gánh củi thì nặng, ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống và nói: - Chà, giá thần chết mang ta đi có phải hơn không! Thần Chết đến và bảo: - Ta đây, lão cần gì nào? Ông già sợ hãi bảo: - Lão muốn ngài nhắc hộ bó củi lên cho lão. (Lep Tôn-xtôi, phỏng theo truyện ngụ ngôn của Ê-Dôp) Anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề chứa đựng trong câu chuyện trên? B) NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: 1) “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” (Thế Lữ - tựa tập “Thơ thơ”) Anh (chị) hãy làm rõ nhận xét ấy qua bài thơ “Vội vàng” (SGK Ngữ văn 11, tập 2, tr22,23) 2) Có một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn “Chí Phèo” – Nam Cao): Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến – Nhà tù – Làng Vũ Đại – Vườn chuối và túp lều ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không. Theo anh (chị), sơ đồ không gian trên có ý nghĩa gì? 3) “Có thể nói, nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là giọng điệu chính trong thơ Xuân Diệu (…) Trong số đó, “Vội vàng” là một trong những thi phẩm thuộc loại tiêu biểu nhất cho giọng điệu nồng nàn của Xuân Diệu”. (Giọng điệu thơ Xuận Diệu trước 1945, Nguyễn Đăng Điệp, Tạp chí Văn học, số 02, 2001) Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Vội vàng” (SGK Ngữ văn 11, tập 2, tr22,23) để làm sáng tỏ ý kiến trên. 4) Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối thể hiện qua hai truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 5) Sự cảm nhận về thời gian của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu. 6) Khi đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: “Truyện có một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở trong tương lai … Nơi cái thể giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc “Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) để làm sáng tỏ ý kiến trên. 7) Tính chất cổ điển và hiện đại qua bài thơ “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận. 8) Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét: “Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt. Linh hồn muốn thoát khỏi xác phàm để bay tới cõi siêu nhiên sáng láng, thơm tho, tinh khiết, nhưng thực ra vẫn gắn bó với cuộc đời, với cuộc đời mà ông tha thiết yêu thương bằng một tình yêu trần thế. Ông tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái, xa lạ với đời thực. Trong thế giới đó có hai hình tượng sống động như hai nhân vật: hồn và trăng – cũng biết cười, biết khóc, biết gào thét, và cũng quằn quại, đau đớn. Bên cạnh những vần thơ điên loạn, thi sĩ nhiều khi lại sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt mĩ và hồn nhiên, trong trẻo lạ thường” Anh (chị) hãy phân tích thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) để làm sáng tỏ nhận định trên. 9) “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết” Qua bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? ………………Hết………………… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………………. Chữ kí của giám thị 1: ………………. Chữ kí của giám thị 2: ……………... UBND TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT NĂM HỌC: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 11/4/2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4 điểm) a. Em hiểu thế nào về tính phi ngã, tính ước lệ trong Văn học trung đại Việt Nam? b. Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: “ Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà” nói đến một đặc điểm nội dung gì của Văn học trung đại Việt nam? Câu 2. (4 điểm) Sắp tới em tham gia một cuộc thi viết ngắn bàn về thái độ sống với chủ đề: “Người ta lớn hơn, vì biết cúi xuống”. Hãy viết tham luận của mình trong khuôn khổ 500 từ. Câu 3. (12 điểm) Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du. Bản phiên âm: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kì oan ngã tự cư. Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? Bản dịch thơ: Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh chết còn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? (Bản dịch của VŨ TAM TẬPThơ chữ Hán của Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1965) ---HẾT--Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 11 MÔN NGỮ VĂN Năm học 2012-2013 Câu 1. 4 điểm a. Đề chỉ yêu cầu nêu “cách hiểu” nên HS có thể không diễn đạt chính xác, chỉ cần nêu được như sau: - tính phi ngã : là sự coi nhẹ biểu hiện cá tính của con người ở cả hai đối tượng: chủ thể sáng tác và hình tượng nghệ thuật. Đây là hệ quả của thói quen sùng cổ, làm hạn chế khả năng sáng tạo của tác giả, đồng thời làm cho cá tính nhân vật trong nhiều TP trở nên rập khuôn, lặp lại. Cái tôi trở nên thiếu sức sống, bị hòa lẫn trong cái phổ biến, lệ thuộc các giá trị và lợi ích của cộng đồng, của giòng họ, của đất nước… HS có thể nêu dẫn chứng; có thể mở rộng so sánh biểu hiện cái tôi trong VH giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. (1,5 điểm) - tính ước lệ: là biểu hiện của nghệ thuật nói chung, diễn tả con người và đời sống bằng các các hình thức có sẵn, các điển tích, các hình ảnh tượng trưng quen thuộc. Tính ước lệ một mặt phản ánh hiện thực một cách khái quát, súc tích; mặt khác cho thấy được chân dung văn hóa của người viết, nhằm hạn chế những cách nói năng dung tục, trần trụi, suồng sã. (1,5 điểm) b. HS chỉ cần nêu được: Câu thơ trên là một quan niệm của tác giả nhưng đồng thời nói đến chức năng giáo huấn và tính chiến đấu của văn học: Văn dĩ tải Đạo. Văn học được viết ra không chỉ để nói về cái Tâm, cái Chí của con người mà còn để “chở Đạo”, để “diệt tà”. (1 điểm). Câu 2. 4 điểm Yêu cầu chung Về nội dung Hiểu được nghĩa khái quát: Câu trên thể hiện một thái độ sống rất bình thường nhưng cũng rất khó thực hiện được. Con người có thể lớn hơn bản thân mình và đồng loại bằng nhiều cách, nhưng biết sống khiêm nhường (cúi xuống) thì được tôn trọng hơn (lớn hơn). 1 điểm Diễn đạt, trình bày: mạch lạc, súc tích; dẫn dắt các ý hợp lý, từ dùng chọn lọc; văn phong phù hợp với hình thức một tham luận. Yêu cầu cụ thể. HS nêu được các ý sau: 1. Cúi xuống không phải là hành vi mà là một cách hành xử giữa người với người; Không nên nghĩ rằng cúi xuống đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay luồn cúi, thấp hèn DC: Các triết gia, các lãnh tụ có nhân cách lớn đều là những người sống khiêm nhường, giản dị và khoan dung: Nê-ru, Găng- đi, Bác Hồ…và luôn được tôn kính ngưỡng vọng. 2. Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên; Cúi xuống cũng là để hiểu mình hơn, để tự nâng mình lên; Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc nhở người ta biết cách ứng xử cần thiết để lớn hơn.. Các ý 1 & 2, mỗi ý 1 điểm, tùy theo mức độ để xem xét. 3. Liên hệ - Tham gia bàn luận về thái độ sống - Tuổi thanh niên luôn có ý thức khẳng định mình và cũng tràn đầy khát khao, ý chí. Đó là một thuộc tính tâm lý thông thường và rất đáng trân trọng. - Nhưng tuổi trẻ cũng dễ mắc những nhược điểm: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, đôi khi thiếu nhường nhịn, không khiêm tốn - Vì quá tự tôn nên đôi khi không chấp nhận thành công của người khác, không chịu học tập người khác. - Vì thế, thái độ khiêm nhường bao giờ cũng được mọi người coi trọng, như là một biểu hiện của văn hóa và đạo đức của mọi thời. Các ý nhỏ này 2 điểm, tùy theo mức độ để xem xét. Câu 3. 12 điểm Yêu cầu chung: - HS nắm được suy nghĩ của Nguyễn Du qua câu chuyện nàng Tiểu Thanh, về nỗi bất hạnh của những người có tài văn chương nghệ thuật. Từ đó có thể hiểu thấu tâm sự sâu kín làm ông “thổn thức” suốt cuộc đời mình. Nhân vật phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh không chỉ là đối tượng cảm thông mà còn là đối tượng để nhà thơ ký thác nỗi niềm tâm sự của tầng lớp nghệ sĩ như mình. - HS phát hiện được tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành công một thể thơ hàm súc và ngôn ngữ ước lệ để biểu lộ tư tưởng nhân đạo cao cả của mình. Yêu cầu cụ thể: HS có thể làm bài bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng pahỉ bảo đảm nêu được giá trị tư tưởng (là chủ yếu) và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Các ý chính- Có thể phân tích lần lượt theo bố cục cắt ngang của bài thơ. 1. Cái nhìn đầy ưu tư từ một hiện tượng: “hoa uyển tẫn thành khư” và suy nghiệm về một nỗi đau: cảnh vật hoang phế tượng trưng cho cái đẹp bị mai một, biến dạng trong kiếp bể dâu. Chú ý chữ “ điếu” trong từ “độc điếu” , nên hiểu là thương cảm, thương xót, bản dịc đã cố gắng làm toát lên tinh thần của chữ nay. 2. Sự tương đồng về thân phận kiếp người hồng nhan và tài hoa nghệ sĩ: họ luôn phải chịu “liên và lụy” trong cuộc đời ô trọc biến suy. Chú ý cách dùng hình anh hoán dụ, tượng trưng “son phấn” và “văn chương” và giọng điệu xót xa ngậm ngùi trong hai câu thực. 3. Bất lực trước những sự thật đau lòng, nghiệt ngã “cổ kim hận sự thiên nan vấn” và vẫn dấn thân chấp nhận “phong vận lì oan” như là một nghiệp chướng , một thân phận đã sơm buộc vào. Cách dịch “Cái án phong lưu…phần nào khiên cưỡng, thiếu chiều sâu. 4. Dự cảm về một tấm lòng tương tri trong hậu thế cũng là một cách thể hiện tâm trạng hoài nghi với đương thời. Chú ý chữ “khấp” trong bản phiên âm, được hiểu là khoác thầm, thương xót, đồng cảm, rất phù hợp với chữ “điếu” trong câu thứ hai. Các ý nâng cao 1. Từ thân phận nàng Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, nhà thơ vận đến số mệnh của mình cùng nhiều kẻ tài hoa khác, “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, “Trời kia đã bắt….phong trần phải phong trần”. Những người này cách ông có thể hàng trăm năm như Tiểu Thanh, mà cũng có thể hàng ngàn năm như Đỗ Phủ, Khuất Nguyên… 2. Bài thơ được viết theo cấu trúc “vật cảm thuyết” với việc chọn 3 yếu tố Cảnh-Sự-Tình. Tuy nhiên, Nguyễn Du có một ý tưởng riêng khi xây dựng cấu trức tam hợp này theo tỷ lệ 1/2/6. Dành 6 câu thơ nói về tình. Điều đó lý giải sự trĩu nặng của suy tư nhà thơ về đề tài này. Hướng dẫn cho điểm câu 3 - Đạt các YC chung: 1 điểm; - Các ý chính: mỗi ý 2 điểm- công 8 điểm; - Các ý nâng cao: ý 1- 1 điểm; ý 2 0,5 điểm- cộng 1, 5 điểm; - Đạt các tiêu chuẩn về hành văn, từ ngữ, chính tả: mức độ cao: 1, 5 điểm, các mức độ còn lại tuy fthực tế GK vận dụng phù hợp. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC Số báo danh........... KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: Ngữ văn (Khóa thi ngày 27 tháng 3 năm 2013) Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (4,0 điểm) Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ. (Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008) Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên. Câu 2 (6,0 điểm) Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới. Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên ? ...............................HẾT................................ SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm có 03 trang) A. h−íng dÉn chung - Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Điểm toàn bài là tổng số điểm của hai câu, không làm tròn số, có thể cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75...đến tối đa là 10. - Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả. - Những nội dung để trong dấu (...) chủ yếu chỉ có tính gợi ý, không buộc học sinh phải trình bày tương tự; giám khảo cần linh động khi vận dụng đáp án. B.h−íng dÉn cô thÓ I. Yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng: - Yªu cÇu 1: BiÕt c¸ch lµm mét bµi v¨n nghÞ luËn. - Yªu cÇu 2: Bè côc bµi lµm râ rµng, kÕt cÊu hîp lý. H×nh thµnh vµ triÓn khai ý tèt. - Yªu cÇu 3: DiÔn ®¹t su«n sÎ. M¾c Ýt lçi chÝnh t¶, dïng tõ vµ ng÷ ph¸p. II. Yªu cÇu vÒ néi dung vµ c¸ch cho ®iÓm: Câu Yêu cầu về nội dung 1 4,0đ HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần phải hiểu đúng và bàn luận được ý nghĩa câu nói. Bài viết phải chân thành, thể hiện được sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc đối với vấn đề, đồng thời biết đưa ra những suy ngẫm cần thiết cho bản thân để hoàn thiện nhân cách. a. Giải thích ý nghĩa câu nói Điểm HS cần chỉ rõ: - Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác 0,5 - Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người. b. Bàn luận về ý nghĩa câu nói 0,5 HS khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai những nội dung sau: - Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sống tốt đẹp (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (HS lấy dẫn 0,5 0,5 0,5 chứng, phân tích). - Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (HS lấy dẫn chứng, phân tích). 0,5 c. Bài học nhận thức và hành động: - Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại. - Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý nghĩa với mình và mọi người. 0,5 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cơ bản đạt được các nội 2 6,0 đ dung sau: a. Giải thích vấn đề - Cuộc thám hiểm thực sự: quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn để sáng tạo nên tác phẩm đích thực. - Vùng đất mới: hiện thực đời sống chưa được khám phá - Đôi mắt mới: cái nhìn và cách cảm thụ đời sống mới mẻ - Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và cuộc đời. b. Khẳng định vấn đề (HS dựa vào tri thức lí luận về đặc trưng phản ánh của văn học, phong 0,5 0,25 0,25 0,25 0, 25 cách nghệ thuật của nhà văn, tư chất nghệ sĩ ... để triển khai luận điểm). - Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá trị của một tác phẩm. + Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với một đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo lối chụp ảnh thì không mang lại giá trị đích thực cho tác phẩm. + HS lấy dẫn chứng: (Phong trào Thơ mới đã hướng đến đề tài mới là thế giới của cái tôi cá nhân cá thể song không phải tác phẩm nào cũng có giá trị...). 0,5 0,25 0,25 - Giá trị tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn được quyết định bởi cái nhìn và cách cảm thụ đời sống của người cầm 1,0 bút . + Dù đề tài cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính phát hiện và khám phá, nhà văn có thể thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho 0,5 tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc. + HS chọn dẫn chứng và phân tích: (Chí Phèo, không chỉ là nỗi khổ vật chất mà đau đớn hơn là bi kịch tinh thần, nỗi đau bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt 1,5 quyền làm người. Nhà văn còn phát hiện được đốm sáng nhân tính ẩn chứa bên trong cái lốt quỷ dữ của Chí Phèo...) (Vội vàng là kết quả của cái nhìn tươi mới, của cặp mắt “xanh non, biếc rờn” trước vẻ đẹp mùa xuân, đã bày ra trước mắt người đọc một thiên đường mặt đất, một bữa tiệc trần gian. Hơn nữa, với nhận thức mới mẻ về thời gian tuyến tính, nhà thơ đã đề xuất một quan niệm sống tích cực...) c. Mở rộng, nâng cao vấn đề - Nếu đã có cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với một đề tài mới mẻ thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị độc đáo của tác phẩm càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của “đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới” 0, 5 trong thực tiễn sáng tác. - Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, nhà văn cần trau dồi tài năng (sự tinh tế, sắc sảo...), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc đời...) và xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ. 0, 5 ............................HẾT............................. SỞ GD – ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU -------------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DỰ THI TỈNH VÒNG 2 NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (8 điểm) Anh (chị) có suy nghĩ gì từ câu chuyện sau đây: NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: - Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la - Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la - Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu - Trông em giúp mẹ: 25 xu - Đổ rác: 1 đô la - Kết quả học tập tốt: 5 đô la - Quét dọn sân: 2 đô la - Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết: - Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí. - Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí. - Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí. - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí. Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN” (Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam) Câu 2: (12 điểm) Nhà thơ Lê Đạt viết trong bài Vân chữ: Mỗi công dân đều có một dạng vân tay, Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ. Theo anh (chị), thế nào là dạng vân chữ của nhà thơ thứ thiệt? Qua việc tìm hiểu bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43) của Nguyễn Trãi, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị). CẢNH NGÀY HÈ (Bảo kính cảnh giới, bài 43) Nguyễn Trãi Rồi, hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ, khắp đòi phương. ----------Hết--------- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 1. Yêu cầu kĩ năng - Đáp ứng được yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để làm rõ ý nghĩa câu chuyện trên. - Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu kiến thức Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý chính sau đây: a. Ý nghĩa câu chuyện – Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc. – Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống. b. Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra - Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp. - Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án: + “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên. + Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ. c. Xác đinh thái độ sống của bản thân. 3. Biểu điểm - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, ý tưởng mới mẻ, sáng tạo. - Điểm 5-6: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục rõ, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được suy nghĩ riêng. - Điểm 3-4: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên, viết còn sơ lược. Văn chưa lưu loát nhưng diễn đạt được ý. - Điểm 1-2: Nội dung sơ sài, còn lúng túng về phương pháp. Bố cục lộn xộn. Sai nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. Câu 2: 1. Yêu cầu chung Yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về những sáng tạo – dạng vân chữ trong bài Cảnh ngày hè. Trước hết thí sinh phải hiểu đúng ý nghĩa hai câu thơ của Lê Đạt: thực chất nhằm nhấn mạnh những sáng tạo, dấu ấn cá nhân – tiêu chí xác định một nhà thơ đích thực. Từ đó, thí sinh chứng minh được những sáng tạo nói trên trong bài thơ Cảnh ngày hè, đánh giá được những đóng góp của Nguyễn Trãi trong việc phát triển ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt… 2. Yêu cầu cụ thể a. Giải thích dạng vân chữ của nhà thơ thứ thiệt - Dạng vân chữ: hình thức sáng tạo ngôn từ độc đáo, hiểu rộng ra là nét riêng, là cá tính sáng tạo của tác giả. - Ý thơ của Lê Đạt: nhấn mạnh nét riêng, cá tính sáng tạo chính là tiêu chuẩn để xác định một nhà thơ thứ thiệt. b. Chứng minh dạng vân chữ - nét riêng, cá tính sáng tạo qua bài Cảnh ngày hè. Bức tranh mùa hè đầy sức sống, tình yêu thiên nhiên và khát vọng cao đẹp của nhà thơ được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo. Mặc dù vẫn nằm trong khuôn khổ thi pháp văn học trung đại nhưng bài thơ cho thấy ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi, sáng tạo một thể thơ viết bằng tiếng Việt. Có thể thấy điều đó qua một số phương diện chính sau: - Sáng tạo về thể loại: Hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn. - Sáng tạo qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh thơ: + Từ ngữ thuần Nôm – hệ thống tính từ, động từ, từ láy gợi tả (đùn, đùn, phun, tiễn, giương,…) + Hình ảnh thơ dân dã, khỏe khoắn, mới lạ, gây ấn tượng: hòe lục đùn đùn tán rợp giương; thạch lựu hiên còn phun thức đỏ… - Sáng tạo về cách ngắt nhịp: câu 1 (nhịp 1/2/3), câu 3,4 (nhịp 3/4), câu 8 (nhịp 3/3) tạo ra một cấu trúc linh hoạt. - Sáng tạo qua việc tổ chức lời thơ: đảo ngữ (câu 5-6), những kết hợp từ lạ (thạch lựu hiên, hồng liên trì…) c. Đánh giá chung - Dạng vân chữ trong bài thơ là biểu hiện trực tiếp của cá tính sáng tạo, làm nên dấu ấn riêng, thể hiện phong cách Nguyễn Trãi, cũng là những đóng góp của ông trong việc phát triển ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt. Chính điều này tạo nên sức hấp dẫn, sức sống lâu bền cho tác phẩm. - Dạng vân chữ - sự sáng tạo độc đáo nói cho cùng có nguồn gốc từ tư tưởng tiến bộ (tư tưởng thân dân) của Nguyễn Trãi, một con người thiết tha yêu đời, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã và trăn trở với cuộc đời. - Ý thơ của Lê Đạt gợi ra quy luật muôn đời của sáng tạo thơ ca, đặt ra vấn đề ý thức sáng tạo của người cầm bút. Lưu ý về cách chấm - Dựa trên Hướng dẫn cụ thể, giám khảo đánh giá nội dung và kĩ năng nghị luận (NLXH và NLVH) của thí sinh. - Có thể cho trọn vẹn điểm nếu HS chỉ mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. - Có thể chiết đến 0,25 điểm. SỞ GD – ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU -------------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DỰ THI TỈNH NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11, VÒNG 3 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (8,0 điểm) « Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”. (Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008) Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên. Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: « Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đấ mới mà cần một đôi mắt mới ». Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên ? ...........HẾT.......... 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DỰ THI TỈNH NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11, VÒNG 3 Thời gian làm bài: 150 phút (Gồm có 03 trang) A. h−íng dÉn chung - Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Điểm toàn bài là tổng số điểm của hai câu, không làm tròn số, có thể cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75...đến tối đa là 10. - Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả. - Những nội dung để trong dấu (...) chủ yếu chỉ có tính gợi ý, không buộc học sinh phải trình bày tương tự; giám khảo cần linh động khi vận dụng đáp án. B.h−íng dÉn cô thÓ I. Yêu cầu về kĩ năng: - Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận. - Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai ý tốt. - Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm: Câu Yêu cầu về nội dung Điểm HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần phải hiểu đúng và bàn luận được ý nghĩa câu nói. Bài viết phải chân thành, thể hiện 1 8,0đ được sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc đối với vấn đề, đồng thời biết đưa ra những suy ngẫm cần thiết cho bản thân để hoàn thiện nhân cách. a. Giải thích ý nghĩa câu nói HS cần chỉ rõ: 0,5 - Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác 0,5 - Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người. b. Bàn luận về ý nghĩa câu nói HS khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai những nội dung sau: 0,5 - Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sống tốt đẹp (HS lấy dẫn chứng, phân tích). 0,5 - Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ 2 để sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (HS lấy dẫn chứng, phân tích). 0,5 0,5 0,5 c. Bài học nhận thức và hành động: - Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại. - Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý nghĩa với mình và mọi người. 0,5 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cơ bản đạt được 2 12,0 các nội dung sau: đ a. Giải thích vấn đề - Cuộc thám hiểm thực sự: quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn để sáng tạo nên tác phẩm đích thực. - Vùng đất mới: hiện thực đời sống chưa được khám phá - Đôi mắt mới: cái nhìn và cách cảm thụ đời sống mới mẻ 0,25 0,25 0,25 - Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo, điều cốt yếu là nhà văn 0, 25 phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và cuộc đời. b. Khẳng định vấn đề (HS dựa vào tri thức lí luận về đặc trưng phản ánh của văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn, tư chất nghệ sĩ ... để triển khai luận điểm). - Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá 0,5 trị của một tác phẩm. + Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác 0,25 phẩm. Với một đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo lối chụp ảnh thì không mang lại giá trị đích thực cho tác phẩm. + HS lấy dẫn chứng phù hợp để phân tích, chứng minh. 0,25 - Giá trị tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn được 1,0 quyết định bởi cái nhìn và cách cảm thụ đời sống của người cầm bút . + Dù đề tài cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính phát hiện và 0,5 khám phá, nhà văn có thể thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc. + HS chọn dẫn chứng phù hợp để phân tích, chứng minh 3 1,5 c. Mở rộng, nâng cao vấn đề - Nếu đã có cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với 0, 5 một đề tài mới mẻ thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị độc đáo của tác phẩm càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của “đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác. - Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, nhà văn cần trau dồi tài 0, 5 năng (sự tinh tế, sắc sảo...), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc đời...) và xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ. ..........HẾT....... 4 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG KHỐI 11 Môn thi: Ngữ văn - Năm học: 2012 – 2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề I- MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số điểm NLXH (1 câu) 2.0 3.0 3.0 8.0 NLVH (1 câu) 2.0 4.0 6.0 12.0 4.0 7.0 9.0 Kiến thức Tổng số điểm/ Tổng số câu 20.0/ (2 câu) II- ĐỀ CHÍNH THỨC: Câu 1. (8 điểm) XA XỨ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình …” Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm …” Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội … Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không …”. (Sưu tầm từ Internet) Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên. Câu 2. (12 điểm) “Có một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn “Chí Phèo” – Nam Cao): Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến – Nhà tù – Làng Vũ Đại – Vườn chuối và túp lều ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không”. Ý kiến của anh (chị). ………Hết……… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………………. Chữ kí của giám thị 1: ………………. Chữ kí của giám thị 2: ……………... TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG KHỐI 11 Môn thi: Ngữ văn - Năm học: 2012 – 2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (8 điểm) XA XỨ Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình …” Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm …” Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội … Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải là người Việt không …”. (Sưu tầm từ Internet) Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện trên. Câu 2. (12 điểm) “Có một hệ thống các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (“Chí Phèo” – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, tr. 146-155, NXB Giáo dục 2006): Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến – Nhà tù – Làng Vũ Đại – Vườn chuối và túp lều ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không”. Ý kiến của anh (chị). ………Hết……… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………………. TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG KHỐI 11 Môn thi: Ngữ văn Năm học: 2012 – 2013 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn này gồm 04 trang) A- YÊU CẦU CHUNG: - Học sinh có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. - Tổng điểm toàn bài là 20.0 điểm, giáo viên có thể chiết điểm đến 0.5 điểm. B- YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1. (8 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có sự vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ … Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục. Ưu tiên những bài viết thể hiện dẫn chứng từ trải nghiệm của chính bản thân … b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể nêu những suy nghĩ riêng và trình bày theo nhiều kiểu khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Trên cơ sở xác định đúng vấn đề nghị luận là trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm đối với quê hương, đất nước được gợi lên từ câu chuyện, thí sinh phải có vốn kiến thức, vốn hiểu biết về đời sống xã hội nhằm thuyết phục một cách thấu đáo về những ý kiến mà mình nêu ra. Sau đây là một số gợi ý: 1) Giải thích: Câu chuyện là hành trình tình cảm, hành trình nhận thức của một thanh niên đi du học, ban đầu bị hấp dẫn bởi cuộc sống văn minh phương Tây, sau đã nhận ra tình cảm sâu nặng đối với quê nhà. 2) Bàn luận: - Tình yêu quê hương xứ sở là một tình cảm có khi phải đặt trong hoàn cảnh thử thách cụ thể, phải được trải nghiệm qua thời gian mới nhận ra được trong mỗi con người. - Tình yêu quê hương xứ sở không tỉ lệ thuận với những giá trị văn minh vật chất mà nó tỉ lệ thuận với những gì gắn bó thân thuộc đã trở thành kí ức, kỉ niệm nằm sâu trong trái tim của mỗi con người. - Tình yêu quê hương là một trong những yếu tố tạo nên nhân cách và giá trị đạo đức của con người. - Phê phán hiện tượng vọng ngoại, chỉ coi trọng giá trị vật chất mà coi nhẹ tình cảm cội nguồn. *Lưu ý: Đối với mỗi luận điểm, thí sinh cần lấy được các dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục để chứng minh. 3) Bài học: - Bài học cho những con người hiện đại: sống đầy đủ, sung túc nhưng cô đơn, thiếu điểm tựa tinh thần. - Hình thành kĩ năng sống: Coi trọng tình cảm đối với quê hương xứ sở. Nó đặc biệt có ý nghĩa trong xu thế hội nhập của đất nước hiện nay, nhắc nhở mỗi con người khi bước ra thế giới không được quên đi tổ tiên, nguồn cội, phải luôn có ý thức giữ gìn, thể hiện và phát huy bản sắc của dân tộc mình ra trước bè bạn năm châu. c) Cách cho điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, có cảm xúc, có sức thuyết phục. - Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, hành văn rõ ràng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. Câu 2. (12 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng các kĩ năng, các thao tác nghị luận để làm sáng tỏ nội dung nhận định. Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao), kiến thức lí luận văn học (Khái niệm, vai trò của không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học), học sinh lí giải được nội dung nêu lên trong nhận định. Các em có thể có nhiều cách diễn đạt, suy nghĩ khác nhau song cần hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: 1) Giải thích: - Không gian nghệ thuật không chỉ là bối cảnh sinh tồn và hoạt động của nhân vật mà còn là quan niệm nghệ thuật của nhà văn, thể hiện ở sự thống nhất hữu cơ giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa thế giới bên trong của nhân vật và thế giới bên ngoài. - Vai trò: + Không gian bối cảnh: Bao gồm bối cảnh thiên nhiên và bối cảnh xã hội làm nên môi trường sống của nhân vật. + Không gian sự kiện: Gồm các sự kiện chủ yếu được xây dựng theo mối quan hệ nhân – quả nhằm làm nổi bật hình tượng nhân vật trong ứng xử xã hội. + Không gian tâm lí: Gồm những trạng thái tâm lí xuất hiện trong một chuỗi dài tâm tư, giúp nhân vật thể hiện các cung bậc cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, qua đó bộc lộ tính cách. - Các điểm không gian tuần tự xuất hiện trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) đó là hệ thống không gian gắn liền với cuộc đời nhân vật Chí Phèo, mỗi không gian có ý nghĩa và tầm quan trọng khác nhau đối với số phận nhân vật. 2) Phân tích: - Không gian theo kiểu kết cấu vòng tròn (“cái lò gạch bỏ không” xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm) như tín hiệu phản ánh cuộc đời đầy quanh quẩn, bế tắc của nhân vật, cũng là sự luẩn quẩn, bí bức của xã hội cũ đầy bi kịch. - Nhà những người nghèo khổ: Nơi nương tựa của những đứa trẻ vô thừa nhận như Chí Phèo. Đó là những người lao động nghèo (anh đi thả ống lươn, bà góa mù, bác phó cối) đã cưu mang Chí. Ở họ có cái tình thương bình thường, chân chất mà Nam Cao vẫn thường trân trọng nói đến. - Nhà Bá Kiến (lần 1, 2): + Lần 1: Nơi Chí Phèo bị bóc lột cả sức trẻ, tuổi xuân, lòng tự trọng, quyền tự do. + Lần 2: Nơi Chí Phèo trở lại, gây rối, rạch mặt ăn vạ và bị Bá Kiến lợi dụng, bị biến thành tên tay sai chuyên đi đòi nợ cho Bá Kiến, giúp Bá Kiến đàn áp những kẻ dám chống lại hắn. - Nhà tù: Nơi lưu manh hóa một Chí Phèo vốn lương thiện, hiền như đất thành một thằng rạch mặt ăn vạ, có hình thù không giống ai, trở thành con qủy dữ của làng Vũ Đại. - Làng Vũ Đại: Lúc ra đi (đi tù) và trở về (ra tù) vẫn là nơi duy nhất để Chí Phèo gắn bó. Nhưng sau 7, 8 năm biệt tích trở về, Chí Phèo đã bị làng Vũ Đại (tượng trưng cho những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, khắc nghiệt) từ chối, coi như quỷ dữ, trong khi Chí vẫn thèm được trò chuyện, chung sống với mọi người (tiếng chửi trong cơn say, ao ước hạnh phúc bên Thị Nở). - Vườn chuối và túp lều ven sông: + Thứ của bố thí mà Bá Kiến vứt ra để giữ chân Chí Phèo làm tay sai cho hắn. + Không gian tình yêu thức tỉnh trong Chí nhiều điều, thôi thúc khát vọng hoàn lương ở Chí Phèo. - Nhà Bá Kiến (lần 3): Nơi Chí Phèo trở lại tìm Bá Kiến trong trạng thái say mà tỉnh, sau khi bị Thị Nở từ chối tình yêu. Đó là không gian tập trung nhất, đậm đặc nhất của xung đột, bi kịch và bế tắc. 3) Kết luận: - Có thể nói, hệ thống các điểm không gian trong truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) là một thứ ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện: + Thể hiện niềm tin bền vững vào bản tính tốt đẹp, lương thiện của con người. Qua đó, giúp nhà văn Nam Cao bày tỏ tấm lòng của mình đối với một lớp người cùng khổ, bị xã hội cũ chà đạp, hủy hoại. + Tái hiện hành trình đi tìm nhân cách của một con người khốn cùng; sự bế tắc, cùng quẫn và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. c) Cách cho điểm: - Điểm 11-12: Hiểu sâu vấn đề, khai thác ý phong phú, đúng hướng; trình bày mạch lạc, dẫn chứng hợp lí, rõ ràng, thuyết phục, có sáng tạo; hành văn trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh. - Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, dẫn chứng hợp lí. - Điểm 7-8: Khai thác ý khá tốt, giải quyết được 2/3 yêu cầu về nội dung. Diễn đạt mạch lạc, hành văn ít mắc lỗi. - Điểm 5-6: Khai thác được khoảng ½ yêu cầu về nội dung, diễn đạt được. - Điểm 3-4: Sa vào kể chuyện, phân tích sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt, lúng túng trong việc giải quyết vấn đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt. ………Hết………. TRÖÔØNG THPT TRÖNG VÖÔNG KÌ THI CHOÏN HOÏC SINH GIOÛI CAÁP TRÖÔØNG MOÂN : NGÖÕ VAÊN – LÔÙP 11 – Naêm hoïc 2010-2011 Thôøi gian : 120 phuùt Ñeà thi : Caâu 1 (8 ñieåm): Caûm nhaän veà hình aûnh baùt chaùo haønh vaø hôi chaùo haønh trong truyeän ngaén Chí Pheøo (Nam Cao). Caâu 2 (12 ñieåm) : “Trong thô Noâm cuûa Nguyeãn Khuyeán, nöùc danh nhaát laø ba baøi thô muøa thu : Thu ñieáu, Thu vònh, Thu aåm” (Xuaân Dieäu). Baèng hieåu bieát veà chuøm thô thu cuûa Nguyeãn Khuyeán, anh/chò haõy laøm roõ veû ñeïp rieâng cuûa baøi thô Thu ñieáu so vôùi hai baøi Thu vònh vaø Thu aåm. ----- ***** ----- TRÖÔØNG THPT TRÖNG VÖÔNG KÌ THI CHOÏN HOÏC SINH GIOÛI CAÁP TRÖÔØNG MOÂN : NGÖÕ VAÊN – LÔÙP 11 – Naêm hoïc 2010-2011 Thôøi gian : 120 phuùt Ñeà thi : Caâu 1 (8 ñieåm): Caûm nhaän veà hình aûnh baùt chaùo haønh vaø hôi chaùo haønh trong truyeän ngaén Chí Pheøo (Nam Cao). Caâu 2 (12 ñieåm) : “Trong thô Noâm cuûa Nguyeãn Khuyeán, nöùc danh nhaát laø ba baøi thô muøa thu : Thu ñieáu, Thu vònh, Thu aåm” (Xuaân Dieäu). Baèng hieåu bieát veà chuøm thô thu cuûa Nguyeãn Khuyeán, anh/chò haõy laøm roõ veû ñeïp rieâng cuûa baøi thô Thu ñieáu so vôùi hai baøi Thu vònh vaø Thu aåm. ----- ***** ----- TRÖÔØNG THPT TRÖNG VÖÔNG KÌ THI CHOÏN HOÏC SINH GIOÛI CAÁP TRÖÔØNG MOÂN : NGÖÕ VAÊN – LÔÙP 11 – Naêm hoïc 2010-2011 Thôøi gian : 120 phuùt Ñeà thi : Caâu 1 (8 ñieåm): Caûm nhaän veà hình aûnh baùt chaùo haønh vaø hôi chaùo haønh trong truyeän ngaén Chí Pheøo (Nam Cao). Caâu 2 (12 ñieåm) : “Trong thô Noâm cuûa Nguyeãn Khuyeán, nöùc danh nhaát laø ba baøi thô muøa thu : Thu ñieáu, Thu vònh, Thu aåm” (Xuaân Dieäu). Baèng hieåu bieát veà chuøm thô thu cuûa Nguyeãn Khuyeán, anh/chò haõy laøm roõ veû ñeïp rieâng cuûa baøi thô Thu ñieáu so vôùi hai baøi Thu vònh vaø Thu aåm. ----- ***** ----- THI CHOÏN HOÏC SINH GIOÛI CAÁP TRÖÔØNG MOÂN : NGÖÕ VAÊN – LÔÙP 11 – Naêm hoïc 2010-2011 YEÂU CAÀU LAØM BAØI Caâu 1 (8 ñieåm) : Hoïc sinh caàn bieát caùch phaân tích moät yeáu toá ngheä thuaät trong taùc phaåm vaên xuoâi ñeå laøm noåi baät chuû ñeà cuûa taùc phaåm. Caàn coù nhöõng yù chính sau ñaây: - Baùt chaùo haønh cuûa Thò Nôû laø baùt chaùo cuûa tình thöông – moät tình thöông moäc maïc maø chaân thaønh. - Laàn ñaàu tieân trong ñôøi Chí Pheøo ñöôïc höôûng söï chaêm soùc bôûi baøn tay moät ngöôøi phuï nöõ, vaø haén ñaõ khoùc. Caûm giaùc haïnh phuùc ñöôïc soáng trong tình thöông ñaõ ñaùnh thöùc chaát ngöôøi trong Chí – caùi baûn chaát löông thieän laâu nay töôûng ñaõ cheát haún trong caùi loát cuûa moät con quæ döõ. Töø ñoù, Chí khao khaùt ñöôïc trôû laïi laøm ngöôøi. - Khi bieát baø coâ Thò Nôû ngaên khoâng cho Thò Nôû laáy mình, Chí ñau ñôùn vaø phaãn noä. Chí laïi uoáng röôïu, nhöng caøng uoáng laïi caøng tænh, caøng buoàn. Haén cöù thoang thoaûng thaáy hôi chaùo haønh. Ñoù laø höông vò cuûa haïnh phuùc ñöôïc yeâu thöông, ñöôïc laøm ngöôøi, haén ñaõ moät laàn neám vaø khoâng theå queân ñöôïc neân khoâng theå quay laïi vôùi kieáp soáng cuûa moät con vaät. Xung ñoät giöõa khaùt voïng vaø hoaøn caûnh ñaõ daãn ñeán keát cuïc bi thaûm ôû cuoái truyeän. - Hình aûnh baùt chaùo haønh vaø hôi chaùo haønh goùp phaàn khaéc saâu theâm chuû ñeà cuûa truyeän : mieâu taû taán bi kòch bò töôùc ñoaït quyeàn laøm ngöôøi cuûa ngöôøi noâng daân ngheøo trong xaõ hoäi cuõ; ñoàng thôøi cuõng bieåu hieän moät tö töôûng cuûa Nam Cao: toäi aùc huyû dieät tính ngöôøi, nhöng tình thöông seõ cöùu roãi linh hoàn ngöôøi. Caâu 2 (12 ñieåm): 1. Yeâu caàu veà kó naêng : hoïc sinh caàn bieát caùch laøm moät baøi vaên nghò luaän vaên hoïc phaân tích taùc phaåm thô ñeå laøm roõ yeâu caàu cuûa ñeà baøi, coù keát caáu roõ raøng, dieãn ñaït löu loaùt, ít maéc caùc loãi haønh vaên thoâng thöôøng. 2. Yeâu caàu veà kieán thöùc : a) Hoïc sinh caàn hieåu bieát veà Nguyeãn Khuyeán vaø ba baøi thô thu, hieåu saâu veà baøi thô Thu ñieáu vaø coù hieåu bieát veà hai baøi thô Thu vònh, Thu aåm. b) Xaùc ñònh noäi dung nghò luaän : veû ñeïp rieâng cuûa baøi thô Thu ñieáu so vôùi hai baøi Thu vònh vaø Thu aåm. - Chuøm thô thu cuûa Nguyeãn Khuyeán laø hieän töôïng ñoäc ñaùo vaø laø coáng hieán xuaát saéc cuûa nhaø thô. - Caû ba baøi ñeàu vieát theo theå thaát ngoân baùt cuù luaät Ñöôøng. Moãi baøi laø moät phaùc thaûo vôùi neùt buùt cuûa neàn hoäi hoïa phöông Ñoâng, khoâng röôøm raø loøe loeït maø cuõng khoâng goø boù khuoân saùo, vieát veà muøa thu noâng thoân Baéc Boä ôû vuøng queâ Bình Luïc, Haø Nam. + Thu vònh khaùi quaùt nhöõng ñaëc ñieåm noåi baät veà muøa thu. + Thu ñieáu döøng laïi ôû moät khoâng gian vaø thôøi gian cuï theå : treân moät ao thu, vaøo moät chieàu thu, moät oâng giaø treân chieác thuyeàn caâu thaû moài ñôïi caù. + Thu aåm quan saùt caûnh thu trong nhieàu thôøi ñieåm khaùc nhau ñeå thaâu toùm nhöõng neùt neân thô nhaát. - Taäp trung phaân tích baøi Thu ñieáu ñeå thaáy ñaây laø baøi thô mang ñaäm maøu saéc noâng thoân nhaát trong ba baøi. - Ba baøi thô thu laø nhöõng vieân ngoïc quyù trong vöôøn thô Vieät Nam. Noù ñaäm ñaø maøu saéc queâ höông ñaát nöôùc. Hình töôïng vaø ngoân ngöõ thô ñaït ñeán ñænh cao cuûa söï giaûn dò maø ñaày chaát thô. Töø neùt buùt taïo hình ñeán caùc thuû phaùp ngheä thuaät khaùc nhö söû duïng töø ngöõ trau chuoát, chính xaùc, ñoái ngaãu raát chænh, gieo vaàn phong phuù ñoäc ñaùo (keå caû töû vaän), keát hôïp nhaïc ñieäu vaø aâm thanh tinh teá,… caû ba baøi ñeàu vieát theo theå thô luaät Ñöôøng hoaøn chænh nhöng ngöôøi ñoïc khoâng coù caûm giaùc ñoù laø theå thô ngoaïi lai. BIEÅU ÑIEÅM Ñieåm Gioûi : ñaùp öùng ñaày ñuû yeâu caàu treân, vaên vieát coù hình aûnh, coù caûm xuùc. Ñieåm Khaù : noäi dung ñaày ñuû, dieãn ñaït löu loaùt. Ñieåm Trung bình : noäi dung töông ñoái ñaày ñuû, vaên vieát saùng suûa, dieãn ñaït ñöôïc yù. Ñieåm Yeáu : noäi dung sô saøi, dieãn ñaït luoäm thuoäm. Ñieåm Keùm : khoâng hieåu ñeà. UBND TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT NĂM HỌC: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 11/4/2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4 điểm) a. Em hiểu thế nào về tính phi ngã, tính ước lệ trong Văn học trung đại Việt Nam? b. Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: “ Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà” nói đến một đặc điểm nội dung gì của Văn học trung đại Việt nam? Câu 2. (4 điểm) Sắp tới em tham gia một cuộc thi viết ngắn bàn về thái độ sống với chủ đề: “Người ta lớn hơn, vì biết cúi xuống”. Hãy viết tham luận của mình trong khuôn khổ 500 từ. Câu 3. (12 điểm) Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du. Bản phiên âm: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kì oan ngã tự cư. Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? Bản dịch thơ: Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh chết còn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? (Bản dịch của VŨ TAM TẬPThơ chữ Hán của Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1965) ---HẾT--Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 11 MÔN NGỮ VĂN Năm học 2012-2013 Câu 1. 4 điểm a. Đề chỉ yêu cầu nêu “cách hiểu” nên HS có thể không diễn đạt chính xác, chỉ cần nêu được như sau: - tính phi ngã : là sự coi nhẹ biểu hiện cá tính của con người ở cả hai đối tượng: chủ thể sáng tác và hình tượng nghệ thuật. Đây là hệ quả của thói quen sùng cổ, làm hạn chế khả năng sáng tạo của tác giả, đồng thời làm cho cá tính nhân vật trong nhiều TP trở nên rập khuôn, lặp lại. Cái tôi trở nên thiếu sức sống, bị hòa lẫn trong cái phổ biến, lệ thuộc các giá trị và lợi ích của cộng đồng, của giòng họ, của đất nước… HS có thể nêu dẫn chứng; có thể mở rộng so sánh biểu hiện cái tôi trong VH giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. (1,5 điểm) - tính ước lệ: là biểu hiện của nghệ thuật nói chung, diễn tả con người và đời sống bằng các các hình thức có sẵn, các điển tích, các hình ảnh tượng trưng quen thuộc. Tính ước lệ một mặt phản ánh hiện thực một cách khái quát, súc tích; mặt khác cho thấy được chân dung văn hóa của người viết, nhằm hạn chế những cách nói năng dung tục, trần trụi, suồng sã. (1,5 điểm) b. HS chỉ cần nêu được: Câu thơ trên là một quan niệm của tác giả nhưng đồng thời nói đến chức năng giáo huấn và tính chiến đấu của văn học: Văn dĩ tải Đạo. Văn học được viết ra không chỉ để nói về cái Tâm, cái Chí của con người mà còn để “chở Đạo”, để “diệt tà”. (1 điểm). Câu 2. 4 điểm Yêu cầu chung Về nội dung Hiểu được nghĩa khái quát: Câu trên thể hiện một thái độ sống rất bình thường nhưng cũng rất khó thực hiện được. Con người có thể lớn hơn bản thân mình và đồng loại bằng nhiều cách, nhưng biết sống khiêm nhường (cúi xuống) thì được tôn trọng hơn (lớn hơn). 1 điểm Diễn đạt, trình bày: mạch lạc, súc tích; dẫn dắt các ý hợp lý, từ dùng chọn lọc; văn phong phù hợp với hình thức một tham luận. Yêu cầu cụ thể. HS nêu được các ý sau: 1. Cúi xuống không phải là hành vi mà là một cách hành xử giữa người với người; Không nên nghĩ rằng cúi xuống đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay luồn cúi, thấp hèn DC: Các triết gia, các lãnh tụ có nhân cách lớn đều là những người sống khiêm nhường, giản dị và khoan dung: Nê-ru, Găng- đi, Bác Hồ…và luôn được tôn kính ngưỡng vọng. 2. Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên; Cúi xuống cũng là để hiểu mình hơn, để tự nâng mình lên; Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc nhở người ta biết cách ứng xử cần thiết để lớn hơn.. Các ý 1 & 2, mỗi ý 1 điểm, tùy theo mức độ để xem xét. 3. Liên hệ - Tham gia bàn luận về thái độ sống - Tuổi thanh niên luôn có ý thức khẳng định mình và cũng tràn đầy khát khao, ý chí. Đó là một thuộc tính tâm lý thông thường và rất đáng trân trọng. - Nhưng tuổi trẻ cũng dễ mắc những nhược điểm: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, đôi khi thiếu nhường nhịn, không khiêm tốn - Vì quá tự tôn nên đôi khi không chấp nhận thành công của người khác, không chịu học tập người khác. - Vì thế, thái độ khiêm nhường bao giờ cũng được mọi người coi trọng, như là một biểu hiện của văn hóa và đạo đức của mọi thời. Các ý nhỏ này 2 điểm, tùy theo mức độ để xem xét. Câu 3. 12 điểm Yêu cầu chung: - HS nắm được suy nghĩ của Nguyễn Du qua câu chuyện nàng Tiểu Thanh, về nỗi bất hạnh của những người có tài văn chương nghệ thuật. Từ đó có thể hiểu thấu tâm sự sâu kín làm ông “thổn thức” suốt cuộc đời mình. Nhân vật phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh không chỉ là đối tượng cảm thông mà còn là đối tượng để nhà thơ ký thác nỗi niềm tâm sự của tầng lớp nghệ sĩ như mình. - HS phát hiện được tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành công một thể thơ hàm súc và ngôn ngữ ước lệ để biểu lộ tư tưởng nhân đạo cao cả của mình. Yêu cầu cụ thể: HS có thể làm bài bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng pahỉ bảo đảm nêu được giá trị tư tưởng (là chủ yếu) và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Các ý chính- Có thể phân tích lần lượt theo bố cục cắt ngang của bài thơ. 1. Cái nhìn đầy ưu tư từ một hiện tượng: “hoa uyển tẫn thành khư” và suy nghiệm về một nỗi đau: cảnh vật hoang phế tượng trưng cho cái đẹp bị mai một, biến dạng trong kiếp bể dâu. Chú ý chữ “ điếu” trong từ “độc điếu” , nên hiểu là thương cảm, thương xót, bản dịc đã cố gắng làm toát lên tinh thần của chữ nay. 2. Sự tương đồng về thân phận kiếp người hồng nhan và tài hoa nghệ sĩ: họ luôn phải chịu “liên và lụy” trong cuộc đời ô trọc biến suy. Chú ý cách dùng hình anh hoán dụ, tượng trưng “son phấn” và “văn chương” và giọng điệu xót xa ngậm ngùi trong hai câu thực. 3. Bất lực trước những sự thật đau lòng, nghiệt ngã “cổ kim hận sự thiên nan vấn” và vẫn dấn thân chấp nhận “phong vận lì oan” như là một nghiệp chướng , một thân phận đã sơm buộc vào. Cách dịch “Cái án phong lưu…phần nào khiên cưỡng, thiếu chiều sâu. 4. Dự cảm về một tấm lòng tương tri trong hậu thế cũng là một cách thể hiện tâm trạng hoài nghi với đương thời. Chú ý chữ “khấp” trong bản phiên âm, được hiểu là khoác thầm, thương xót, đồng cảm, rất phù hợp với chữ “điếu” trong câu thứ hai. Các ý nâng cao 1. Từ thân phận nàng Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, nhà thơ vận đến số mệnh của mình cùng nhiều kẻ tài hoa khác, “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, “Trời kia đã bắt….phong trần phải phong trần”. Những người này cách ông có thể hàng trăm năm như Tiểu Thanh, mà cũng có thể hàng ngàn năm như Đỗ Phủ, Khuất Nguyên… 2. Bài thơ được viết theo cấu trúc “vật cảm thuyết” với việc chọn 3 yếu tố Cảnh-Sự-Tình. Tuy nhiên, Nguyễn Du có một ý tưởng riêng khi xây dựng cấu trức tam hợp này theo tỷ lệ 1/2/6. Dành 6 câu thơ nói về tình. Điều đó lý giải sự trĩu nặng của suy tư nhà thơ về đề tài này. Hướng dẫn cho điểm câu 3 - Đạt các YC chung: 1 điểm; - Các ý chính: mỗi ý 2 điểm- công 8 điểm; - Các ý nâng cao: ý 1- 1 điểm; ý 2 0,5 điểm- cộng 1, 5 điểm; - Đạt các tiêu chuẩn về hành văn, từ ngữ, chính tả: mức độ cao: 1, 5 điểm, các mức độ còn lại tuy fthực tế GK vận dụng phù hợp. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM THPT GIA LÂM – LONG BIÊN ------------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: VĂN - LỚP 11 Ngày thi: 16 tháng 03 năm 2011 Thời gian làm bài: 120 phút. Câu 1: (8 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (có độ dài khoảng 2 trang giấy thi) với chủ đề: “Tiếng Việt của tôi, của bạn, của chúng ta.” Câu 2: (12 điểm) Nói về tính độc đáo của phong cách trong sáng tác văn học, có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ, thể hiện trong các tác phẩm của mình”. Anh (chị) hãy phân tích tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------------Hết-------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .....................................................................Số báo danh: ................... Đề thi Olympic cụm Gia Lâm – Long Biên lớp 11 môn Văn Trang 1/Tổng số 1 trang [...]... lm ca thớ sinh Cn khuyn khớch nhng bi vit cú cht vn, cú nhng suy ngh sỏng to - Vic chi tit húa im s ca cỏc cõu, cỏc ý phi m bo khụng sai lch vi tng im ca cõu v c thng nht trong hi ng chm im l c lm trũn n 0,5 im sau khi ó chm xong v cng tng im ton bi 4 THI CHN HC SINH GII CP TRNG LN 1 NM HC 2012-2013 Mụn: Vn Lp 11 ( Ngy thi: 13 /11/ 2012) (Thi gian lm bi 120 phỳt, khụng k thi gian giao ) thi cú 01... Nguyn ỡnh Chiu lm sỏng t ý kin sau: Ch cú n Nguyn ỡnh Chiu v vi Nguyn ỡnh Chiu thỡ hỡnh nh ngi nụng dõn mi chớnh thc bc vo vn hc, khụng phi nh nhng nn nhõn ỏng thng ca xó hi phong kin, m nh nhng ngi anh hựng tht s ca dõn tc (Nguyn Lc) -HT Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm H tờn hc sinh S bỏo danh S GD&T VNH PHC K THI CHN HSG LP 11 THPT NM HC 2 011- 2012 HNG DN CHM MễN NG VN (Dnh cho hc sinh cỏc... Ng vn lp 11 THPT Ht H v tờn thớ sinh: .SBD: UBND TNH THI NGUYấN S GIO DC V O TO HNG DN CHM THI CHN HC SINH GII CP TNH Nm hc 2 011 - 2012 MễN: NG VN LP 11 THPT (Gm cú 03 trang) I Hng dn chung - Giỏm kho cn nm vng yờu cu ca hng dn chm ỏnh giỏ ỳng bi lm ca thớ sinh Trỏnh cỏch chm m ý cho im - Khi vn dng ỏp ỏn v thang im, giỏm kho cn vn dng ch ng, linh hot vi tinh thn trõn trng bi lm ca hc sinh c bit... tỡm hiu , trõn trng kh nng phỏt hin v cm th riờng cng nh cỏch din t sỏng to ca hc sinh im ca bi thi l im ca tng cõu cng li, tớnh l n 0,5) S GD&T VNH PHC TRNG THPT SễNG Lễ CHNH THC THI CHN HC SINH GII CP TRNG LN 2 NM HC 2012-2013 Mụn: Ng vn Lp 11 (ngy thi: 04/01/2013) (Thi gian lm bi 120 phỳt, khụng k thi gian giao ) thi cú 01 trang Cõu 1 (4 im) Trong truyn ngn i tha, nh vn Nam Cao cú vit: K mnh khụng... im 3- 4: Cha hiu rừ yờu cu ca Bi lm s si, thi n v phõn tớch n thun Din t lng cng, ti ngha Mc nhiu li - im 1-2: Cha hiu , bi lm quỏ s si, mc quỏ nhiu li - im 0: Lc , khụng lm bi Ht - S GD&T VNH PHC Kè THI CHN HSG LP 11 THPT NM HC 2 011- 2012 - THI MễN: NG VN CHNH THC (Dnh cho hc sinh cỏc trng THPT) Thi gian lm bi: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) Cõu 1... tng, cú phong cỏch II Yờu cu v kin thc Hc sinh t chn chi tit, s vic cú vai trũ v ý ngha quan trng i vi thi n truyn (1.5) Sau khi xỏc nh c nhõn vt v chi tit c th, bi vit cn trin khai theo lụ gớc sau: - Nhõn vt hoc chi tit y cú ý ngha sõu sc ch no? (3.0) - V mt ni dung nhõn vt, chi tit y lm ni bt t tng, ch ca thi n truyn ch no? (3.0) - V ngh thut xõy dng nhõn vt, chi tit y cú vai trũ v tỏc dng nh th no... 2 011- 2012 THI OLYMPIC NG VN LP 11 (Thi gian lm bi 120 phỳt) Cõu 1: (8 im) Ngi Nga cú cõu: Nu cú hai cỏi bỏnh mỡ, tụi s bỏn mt cỏi mua hoa hng C tõm hn cng cn phi c n ung Hóy vit bi vn ngh lun khong 300 t trỡnh by suy ngh ca anh/ch v quan nim trờn õy? Cõu 2: (12 im) Chiu ti (H Chớ Minh) - nhng vn th quờn mỡnh ca Bỏc -HT - S GD & T H NI TRNG THPT A PHC Nm hc 2 011- 2012 THI OLYMPIC NG VN LP 11. .. hai ụng cú nhng nột va ging nhau li va khỏc nhau. Anh (ch) hóy chng minh ý kin trờn . HT H v tờn thớ sinh: SBD Cỏn b coi thi khụng c gii thớch gỡ thờm S GD- T VNH PHC P N Kè THI HC SINH GII CP TRNG -VềNG I TRNG THPT SễNG Lễ NM HC 2012- 2013 ỏp ỏn s 1 Mụn: Ng vn - Lp 11 Thi gian lm bi: 120 phỳt (khụng k thi gian giao ) ỏp ỏn gm 3 trang Cõu 1 (4 im) I Yờu cu v k nng 1 Nm vng ni dung v yờu cu ca 2 Bit... nụng dõn nghốo kh HT Lu ý: Ch cho im ti a khi bi lm t c c yờu cu v k nng v kin thc 3 S GIO DC & O TO QUNG BèNH CHNH THC S bỏo danh K THI CHN HC SINH GII CP TNH LP 11 NM HC 2012 - 2013 Mụn thi: Ng vn (Khúa thi ngy 27 thỏng 3 nm 2013) Thi gian: 180 phỳt, khụng k thi gian giao Cõu 1 (4,0 im) Cú ba cỏch t lm giu mỡnh: mm ci, cho i v tha th (Theo: Ht ging tõm hn - NXB Tng hp TP HCM, 2008) Nhng suy... tinh t, sc so ), bi dng tõm hn (tm lũng, tỡnh cm p vi con ngi v cuc i ) v xỏc lp mt t tng, quan im ỳng n, tin b 0, 5 HT UBND TNH THI NGUYấN K THI CHN HC SINH GII S GIO DC V O TO Nm hc 2 011 - 2012 MễN: NG VN - LP 11 THPT CHNH THC ( Thi gian lm bi: 150 phỳt khụng k thi gian giao ) Cõu 1 (8,0 im) Hóy vit mt bi vn ngh lun (khong 600 t) cú nhan Con lt t Cõu 2 (12,0 im) Bn v nhõn vt trong tỏc phm vn ... chm xong v cng tng im ton bi THI CHN HC SINH GII CP TRNG LN NM HC 2012-2013 Mụn: Vn Lp 11 ( Ngy thi: 13 /11/ 2012) (Thi gian lm bi 120 phỳt, khụng k thi gian giao ) thi cú 01 trang S GD&T VNH PHC... S GDT BC LIấU CHNH THC (Gm 02 trang) K THI CHN HSG LP 10, 11 VềNG TNH NM HC 2 011 - 2012 * Mụn thi: Ng * Bng: A * Lp: 11 * Thi gian: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) HNG DN CHM Cõu 1:(8 im) I... thc H v tờn thớ sinh: Ch ký giỏm th 1: S bỏo danh: . S GDT BC LIấU CHNH THC (Gm 01 trang) K THI CHN HSG LP 10, 11 VềNG TNH NM HC 2 011 - 2012 * Mụn thi: Ng * Bng: B * Lp: 11 * Thi gian: 180

Ngày đăng: 01/10/2015, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan