phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp

64 340 0
phân tích tình hình nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... HƯNG MSSV: C1200173 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ NGÀNH:... khó khăn cho khách hàng muốn rút tiền 24 CHƢƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 4.1.1 Giai đoạn... Giao dịch Tháp Mƣời Ngày 14/8/2009 Ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Đồng Tháp thức chuyển tên loại hình doanh nghiệp thành Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN PHÁT HƯNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ NGÀNH: 52340201 Tháng 11 Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN PHÁT HƯNG MSSV: C1200173 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ NGÀNH: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.s THÁI VĂN ĐẠI Tháng 11 Năm 2014 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành chƣơng trình đại học và viết bài luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trƣờng Đại Học Cần Thơ và sự nhiệt tình hƣớng dẫn cung cấp tài liệu của các cô, chú, anh, chị trong cơ quan. Trƣớc hết em xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Thái Văn Đại đã giành rất nhiều thời gian tâm huyết hƣớng dẫn và giúp em hoàn thành bài luận văn này. Đồng thời em cũng cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại NHTMCP Công Thƣơng chi nhánh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho em có số liệu viết bài luận văn này. Mặc dù em đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả tâm huyết và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để bài báo cáo của em đƣợc hoàn thiện hơn. Chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Phát Hƣng i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: NGUYỄN PHÁT HƢNG MSSV: C1200173 Là sinh viên lớp Tài chính Ngân hàng khóa 38 - Bộ môn Tài chính Ngân hàng - Khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh - Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây. Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Phát hƣng ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... TP. Cao Lãnh, Ngày….tháng….năm 2014 Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - CN Đồng Tháp iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................... iv DANH SÁCH BẢNG .................................................................................. vii DANH SÁCH HÌNH ................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix CHƢƠNG 1 ....................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................2 1.3.1 Không gian .........................................................................................2 1.3.2 Thời gian ............................................................................................2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................2 CHƢƠNG 2 ....................................................................................................3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................3 2.1.1 Tổng quan về nguồn vốn .....................................................................3 2.1.1.1 Vốn chủ sở hữu ............................................................................3 2.1.1.2 Vốn huy động ...............................................................................4 2.1.1.3 Nguồn vốn đi vay và vốn khác ......................................................7 2.1.2 Chi phí cho nguồn vốn của Ngân hàng ................................................8 2.1.3 Rủi ro của nguồn vốn ..........................................................................8 2.1.3.1 Những rủi ro đối với nguồn vốn huy động: ...................................9 2.1.3.2 Cân đối giữa chi phí và rủi ro ......................................................9 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn ...................................................... 10 2.1.4.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn ................................................... 10 2.1.4.2 Các chỉ số đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn ......................... 10 2.1.4.3 Các chỉ số đánh giá chi phí nguồn vốn ....................................... 11 2.1.4.4 Các chỉ số đánh giá rủi ro của nguồn vốn ..................................11 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 12 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 12 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................... 13 CHƢƠNG 3 ..................................................................................................14 iv 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .................................... 14 3.1.1 Quá trình hình thành ......................................................................... 14 3.1.2 Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2014 ............................ 16 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................................................... 17 3.2.1 Sơ đồ tổ chức .................................................................................... 17 3.2.2 Chức năng phòng ban ....................................................................... 17 3.3 SẢN PHẨM DỊCH VỤ ........................................................................... 19 3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK ĐỒNG THÁP ....................................................................... 20 3.4.1 Giai đoạn 2011 - 2013 ...................................................................... 22 3.4.2 6 tháng đầu năm 2014 ....................................................................... 22 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHUNG CỦA NGÂN HÀNG ............... 23 3.5.1 Thuận lợi .......................................................................................... 23 3.5.2 Khó khăn .......................................................................................... 23 CHƢƠNG 4 ..................................................................................................25 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ................................................................................. 25 4.1.1 Giai đoạn 2011 - 2013 ...................................................................... 25 4.1.1.1 Vốn điều chuyển ......................................................................... 27 4.1.1.2 Vốn huy động tại chỗ .................................................................27 4.1.2 6 tháng đầu năm 2014 ....................................................................... 32 4.1.2.1 Vốn điều chuyển ......................................................................... 32 4.1.2.2 Vốn huy động tại chỗ .................................................................33 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ............................... 35 4.2.1 Giai đoạn 2011 - 2013 ...................................................................... 36 4.2.1.1 Vòng quay vốn tín dụng.............................................................. 36 4.2.1.2 Tổng dư nợ/vốn huy động tại chỗ ............................................... 37 4.2.2 6 Tháng đầu năm 2014 ...................................................................... 37 4.2.2.1 Vòng quay vốn tín dụng.............................................................. 37 4.2.2.2 Tổng dư nợ/vốn huy động ........................................................... 37 4.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUỒN VỐN .................................................... 38 4.3.1 Giai đoạn 2011 - 2013 ...................................................................... 39 4.3.1.1 Chi phí lãi/tổng chi phí .............................................................. 39 4.3.1.2 Chi phí lãi/tổng vốn huy động tại chỗ bình quân ........................ 39 4.3.1.3 Thu nhập lãi/chi phí lãi .............................................................. 40 4.3.2 6 tháng đầu năm 2014 ....................................................................... 40 4.3.2.1 Chi phí lãi/tổng chi phí .............................................................. 40 4.3.2.2 Chi phí lãi/tổng vốn huy động tại chỗ bình quân ........................ 40 4.3.2.3 Thu nhập lãi/chi phí lãi .............................................................. 40 v 4.4 PHÂN TÍCH RỦI RO NGUỒN VỐN ..................................................... 40 4.4.1 Rủi ro thanh khoản ........................................................................... 41 4.4.1.1 Hệ số thanh khoản ..................................................................... 41 4.4.1.2 Dư nợ/vốn huy động tại chỗ ....................................................... 42 4.4.2 Rủi ro lãi suất ................................................................................... 42 4.4.2.1 Hệ số độ lệch nhạy cảm ............................................................. 43 4.4.2.2 Hệ số rủi ro lãi suất ................................................................... 43 CHƢƠNG 5 ..................................................................................................45 5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK ĐỒNG THÁP .................................................... 45 5.1.1 Kết quả đạt đƣợc ............................................................................... 45 5.1.2 Hạn chế ............................................................................................ 46 5.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NGUỒN VỐN CHO VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ................................................ 46 5.2.1 Giải pháp nâng cao nguồn vốn .......................................................... 46 5.2.2 Giải pháp quản lý nguồn vốn ............................................................ 48 KẾT LUẬN ................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 53 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .......................................................... 21 Bảng 4.1: Nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoan 2011 - 2013...... 26 Bảng 4.2: Vốn huy động tại chỗ theo đối tƣợng kinh tế của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 .......................................................................... 28 Bảng 4.3: Vốn huy động tại chỗ theo kỳ hạn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013.......................................................................................... 31 Bảng 4.4: Nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014 ..... 32 Bảng 4.5: Vốn huy động tại chỗ theo đối tƣợng kinh tế của Vietinbank Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014.......................................................................... 33 Bảng 4.6: Vốn huy động tại chỗ theo kỳ hạn của Vietinbank Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................................................... 35 Bảng 4.7: Đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ........................................... 36 Bảng 4.8: Chi phí nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................................... 39 Bảng 4.9: Các chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ........................................... 41 Bảng 4.10: Các chỉ số đánh giá rủi ro lãi suất của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .................................................. 43 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp.................................................... 17 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TMCP: Thƣơng mại cổ phần NHTM: Ngân hàng thƣơng mại NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NHCT: Ngân hàng Công Thƣơng CBCNV: Cán bộ công nhân viên CHXHCN: Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa VNĐ: Việt Nam Đồng ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp muốn hoạt động đều cần phải có nguồn vốn. Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành, duy trì và cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng, nơi nguồn vốn quyết định đến quy mô hoạt động, đối tƣợng kinh doanh cũng nhƣ niềm tin của khách hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng đƣợc hình thành từ vốn huy động, vốn vay và các nguồn vốn khác. Mỗi nguồn vốn đều giữ một vai trò nhất định và đều quan trọng vì nó giúp Ngân hàng tồn tại và phát triển. Do đặc điểm của mỗi loại vốn đều có mặt lợi và hại khác nhau buộc các nhà quản trị phải tìm ra một cơ cấu vốn tối ƣu nhất cho Ngân hàng nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao nhất. Theo chủ trƣơng tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc. Với mức vốn điều lệ phải đạt từ 3.000 tỷ trở lên đã làm một số Ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc tăng vốn do nhiều Ngân hàng ồ ạt phát hành thêm cổ phần dẫn đến tình trạng cung vƣợt quá cầu. Bên cạnh đó, với các cuộc chạy đua lãi suất, các Ngân hàng càng phải quan tâm nhiều hơn đến quản lý nguồn vốn nhằm đảm bảo tính thanh khoản, ổn định hoạt động kinh doanh và giữ gìn uy tín cho Ngân hàng. Trong bối cảnh nhƣ thế, một Ngân hàng không thể tồn tại và phát triển bền vững nếu không chú trọng đến việc quản lý nguồn vốn của Ngân hàng mình. Vì vậy, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Đồng Tháp nói riêng nếu muốn cạnh tranh cùng với các Ngân hàng trong và ngoài nƣớc thì phải không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn bằng cách thƣờng xuyên phân tích, đánh giá cơ cấu nguồn vốn cũng nhƣ tình hình huy động vốn của mình để từ đó tìm ra cơ cấu nguồn vốn tốt nhất cho Ngân hàng, cũng nhƣ xác định đƣợc thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng nhằm đƣa ra các biện pháp quản lý tốt nguồn vốn. Bên cạnh đó, với vị thế là Ngân hàng TMCP lớn trong tỉnh. Vietinbank Đồng Tháp luôn khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn hoạt động cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn. Để có đƣợc nguồn vốn mạnh và ổn định Vietinbank Đồng Tháp đã tăng cƣờng các biện pháp quản lý nguồn vốn cũng nhƣ mở rộng và phát triển các dịch vụ nhằm thu hút nguồn vốn trong và ngoài tỉnh. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn và tình hình quản lý nguồn vốn của Ngân hàng tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình nguồn vốn tại 1 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp.” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích nguồn vốn, các chi phí và rủi ro liên quan đến nguồn vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Từ đó đề ra giải pháp quản lý và nâng cao nguồn vốn cho Ngân hàng tốt hơn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Phân tích nguồn vốn nói chung cũng nhƣ tình hình huy động vốn nói riêng của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng. Phân tích các chi phí liên quan đến nguồn vốn của Ngân hàng. Phân tích những rủi ro liên quan đến nguồn vốn của Ngân hàng nhƣ: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. Đề xuất một số giải pháp quản lý và nâng cao nguồn vốn cho Ngân hàng tốt hơn. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài phân tích tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp. 1.3.2 Thời gian Đề tài phân tích số liệu của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Đồng Tháp. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về nguồn vốn Nguồn vốn của một Ngân hàng thƣơng mại trên bảng cân đối kế toán thì có hai phần là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (vốn tự có). Nhƣng để tìm hiểu rõ cách thức tạo lập nguồn vốn của NHTM trong phần này sẽ chia nguồn vốn của Ngân hàng thành các bộ phận sau: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và nguồn vốn khác. 2.1.1.1 Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có của Ngân hàng là nguồn vốn do chính chủ sở hữu Ngân hàng đóng góp và phần lợi nhuận đƣợc tạo ra trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn này phụ thuộc vào tính chất sở hữu của mỗi Ngân hàng, ví dụ Ngân hàng cổ phần là do các cổ đông đóng góp, Ngân hàng của Nhà nƣớc là do ngân sách bỏ ra, Ngân hàng liên doanh là do các bên liên doanh đóng góp, còn Ngân hàng 100% của nƣớc ngoài là do chủ sở hữu nƣớc ngoài tạo lập nguồn vốn này, bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Trung ƣơng. Theo thông tƣ 05/2013/TT-BTC vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đƣợc xác định nhƣ sau: - Vốn điều lệ: vốn điều lệ là số vốn ban đầu ghi trong điều lệ hoạt động của các NHTM khi đi vào hoạt động. Vốn điều lệ của Ngân hàng là do các chủ sở hữu Ngân hàng đóng góp phụ thuộc vào hình thức sở hữu của Ngân hàng. Mức vốn điều lệ và phƣơng thức đóng góp vốn điều lệ của mỗi Ngân hàng đƣợc ghi trong điều lệ hoạt động của từng Ngân hàng và đƣợc Ngân hàng Trung ƣơng phê duyệt. - Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái: + Chênh lệch phát sinh từ việc hợp nhất báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng (công ty mẹ) và các công ty con sử dụng đồng tiền hạch toán khác với đồng tiền Việt Nam; + Chênh lệch phát sinh trong quá trình đầu tƣ xây dựng cơ bản chƣa hoàn thành đƣợc hạch toán vào vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. 3 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nƣớc hoặc khi đƣa tài sản đi góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần. - Thặng dƣ vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá trị thực tế thu đƣợc từ phát hành (nếu có). - Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính. - Lợi nhuận chƣa phân phối. - Vốn khác thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng gồm: giá trị cổ phiếu quỹ (nếu có) đƣợc ghi nhận theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác. 2.1.1.2 Vốn huy động Luật các tổ chức tín dụng có quy định: Ngân hàng đƣợc nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác. Theo nghị định 57/2012/NĐ-CP vốn huy động của Ngân hàng bao gồm: - Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân: là số tiền của khách hàng gửi tại Ngân hàng dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi đƣợc hƣởng lãi hoặc không hƣởng lãi và phải đƣợc hoàn trả cho ngƣời gửi tiền. - Vốn nhận ủy thác đầu tƣ; - Vốn vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nƣớc và ngoài nƣớc; - Vốn vay Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam; - Phát hành các giấy tờ có giá: là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và ngƣời mua giấy tờ có giá của Ngân hàng phát hành. Cơ cấu vốn huy động nhƣ sau: a. Huy động vốn bằng tiền gửi: Là số tiền của khách hàng gửi tại Ngân hàng dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi đƣợc hƣởng lãi hoặc không hƣởng lãi và phải đƣợc hoàn trả cho 4 ngƣời gửi tiền. Tiền gửi huy động của Ngân hàng đƣợc chia theo nhóm khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân. - Tiền gửi của nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế: Tiền gửi của nhóm khách hàng này chủ yếu là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Nhóm khách hàng này thƣờng gửi tiền ở Ngân hàng để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch của họ. Hay nói cách khác mục đích gửi tiền của các tổ chức kinh tế là để thanh toán. Đối với loại tiền gửi này khách hàng sẽ đƣợc Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, nhóm khách hàng này thƣờng gửi tiền vào Ngân hàng dƣới các hình thức sau: + Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trƣớc cho Ngân hàng, và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Đây là tiền gửi mà khách hàng gửi vào với mục đích nhằm đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của mình. Đối với loại tiền gửi này khách hàng không có mục đích nhận lãi suất tiền gửi mà chủ yếu là để đƣợc Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng nhƣ ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc,... Tuy nhiên, ở Việt Nam các Ngân hàng cũng thực hiện chi trả khoản lãi suất thấp cho loại tiền gửi này. Về phía Ngân hàng, dù đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nhƣng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và Ngân hàng đƣợc quyền sử dụng để đầu tƣ, tức nó cũng tạo vốn cho Ngân hàng. Nhƣng đối với bộ phận vốn này rất không ổn định vì khách hàng có thể gửi và rút ra liên tục nên Ngân hàng phải thƣờng dự trữ lại với số lƣợng rất lớn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. + Tiền gửi theo kỳ hạn: Tiền gửi theo kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng có sự thỏa thuận với Ngân hàng để chọn một loại thời hạn gửi tiền thích hợp. Theo quy định khách hàng gửi tiền theo thời hạn chỉ đƣợc rút tiền khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thƣờng cho phép khách hàng đƣợc rút tiền ra trƣớc thời hạn nhƣng không đƣợc hƣởng lãi suất, hoặc chỉ đƣợc hƣởng một mức lãi suất thấp hơn, 5 thông thƣờng là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, khi khách hàng rút tiền trƣớc thời hạn mà không có thỏa thuận trƣớc thì sẽ bị các Ngân hàng thƣơng mại phạt, nhƣng đều này rất ít xuất hiện ở Việt Nam do các Ngân hàng thƣơng mại luôn trong tình trạng cạnh tranh huy động vốn gay gắt. Ngoài tiền gửi của các tổ chức là doanh nghiệp thì NHTM cũng có nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nƣớc. Các tổ chức tín dụng khác gửi tiền ở các NHTM dƣới hình thức tài khoản không kỳ hạn và có kỳ hạn, tuy nhiên theo thông tƣ 13/2010/TT-NHNN thì chỉ có tiền gửi có kỳ hạn mới coi là vốn huy động của NHTM. Thực tế bộ phận tiền gửi này cũng không nhiều trong các NHTM. - Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình: Khi các cá nhân hoặc gia đình có những tích lũy vốn để dành cho tƣơng lai, chƣa biết sử dụng đầu tƣ vào đâu nhƣng để đảm bảo an toàn và có chút sinh lời thì việc lựa chọn tối ƣu là gửi vào các NHTM. Các NHTM đƣa ra nhiều hình thức tiền gửi để huy động số vốn nhàn rỗi này. Hiện nay, tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình có thể phân thành những nhóm tiền gửi sau: + Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, có xác nhận trên thẻ tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo quy định của Ngân hàng nhận gửi tiết kiệm và đƣợc bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của Ngân hàng. Đối với Ngân hàng hình thức huy động vốn tiết kiệm tạo cho Ngân hàng nguồn vốn ổn định. Mặc dù món tiền gửi từ cá nhân thƣờng là nhỏ nhƣng do Ngân hàng huy động từ số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh. Về phía các NHTM, tiền gửi tiết kiệm tạo ra nguồn vốn đáng kể và nguồn vốn này cũng tƣơng đối ổn định. Do đó, Ngân hàng thƣơng mại nào có khả năng thu hút đƣợc nhiều cá nhân gửi tiền cũng sẽ có thêm nguồn vốn và tăng lợi thế cạnh tranh. + Tài khoản tiền gửi cá nhân: Tiền gửi trên tài khoản cá nhân là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng để sử dụng các tiện ích do Ngân hàng cung cấp nhƣ sử dụng các loại thẻ thanh toán và các giao dịch không dùng tiền mặt khác. Ngày 6 nay, khi điều kiện kinh tế đƣợc cải thiện, mọi ngƣời hƣớng đến sử dụng càng nhiều các tiện ích của xã hội cung cấp, và trong đó cũng có các tiện ích mà Ngân hàng đem lại cho khách hàng. Những sản phẩm và dịch vụ nhắm đến khách hàng cá nhân đƣợc các NHTM có chiến lƣợc bán lẻ chú trọng và khách hàng cá nhân cũng quan tâm đến ngày càng nhiều hơn. Chẳng hạn nhƣ thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lƣơng vào tài khoản, thanh toán khấu trừ tự động tiền điện thoại, tiền điện nƣớc, tiền bảo hiểm,... mà các Ngân hàng đã và đang phát triển ở thị trƣờng Việt Nam. + Tiền gửi khác: tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi của kho bạc Nhà nƣớc. b. Huy động vốn bằng phát hành các chứng từ có giá: Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và ngƣời mua giấy tờ có giá của Ngân hàng phát hành. Ở Việt Nam hiện nay, khi các NHTM cần huy động số vốn lớn và ổn định một cách nhanh chóng thì Ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi. Giấy tờ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn dƣới một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn. Huy động bằng các loại giấy tờ có giá, Ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn vào Ngân hàng với thời gian ngắn. Vì để huy động đƣợc nguồn vốn lớn để đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ trung và dài hạn thì Ngân hàng không thể dựa vào nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Đối với Ngân hàng nguồn vốn có đƣợc từ việc phát hành các giấy tờ có giá thì rất ổn định nhƣng Ngân hàng thƣờng phải trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều và Ngân hàng chỉ phát hành các loại giấy tờ có giá khi đã có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể. Đặc biệt khi phát hành giấy tờ có giá phải đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp nhận. 2.1.1.3 Nguồn vốn đi vay và vốn khác Trong những trƣờng hợp cần vốn gấp với số lƣợng lớn hoặc cần thiết để bù đắp những thiếu hụt tạm thời thì buộc Ngân hàng thƣơng mại phải đi vay các Ngân hàng khác hoặc của Ngân hàng Trung ƣơng. 7 - Vay của các tổ chức tín dụng trong nƣớc: tình trạng thiếu vốn hay thừa vốn của một Ngân hàng ở một thời điểm nào đó là hiện tƣợng hết sức bình thƣờng. Vì có những lúc nguồn vốn huy động vào ít, không đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng thì buộc Ngân hàng phải đi vay các Ngân hàng khác. Ngƣợc lại trƣờng hợp huy động nhiều nhƣng đầu ra hạn chế, tức Ngân hàng thừa ngân quỹ, khi đó Ngân hàng có thể cho các Ngân hàng khác vay để hạn chế thiệt hại chi phí trả lãi. - Vay của Ngân hàng Trung ƣơng: + Tái cấp vốn  Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.  Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá. + Chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá. - Nguồn vốn hình thành trong thanh toán: từ việc tổ chức thực hiện thanh toán cho doanh nghiệp và cá nhân, Ngân hàng cũng có thể huy động đƣợc bộ phận vốn đáng kể từ những quy định ký quỹ trong thanh toán. - Nguồn vốn khác: ngoài các nguồn vốn trên, Ngân hàng còn có thể tận dụng các nguồn vốn do ủy thác đầu tƣ, tài trợ của chính phủ hoặc của nƣớc ngoài để đầu tƣ tài trợ các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. 2.1.2 Chi phí cho nguồn vốn của Ngân hàng Việc tăng nguồn vốn cho Ngân hàng bằng cách huy động tài khoản tiền gửi và các hình thức phi tiền gửi, Ngân hàng cần phải tính đến các yếu tố nhƣ: chi phí nguồn vốn, rủi ro của mỗi loại nguồn vốn. Nhà quản trị Ngân hàng sẽ phải tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề trên. Mỗi Ngân hàng thƣơng mại trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay cần phải biết mỗi khoản mục chi phí bao gồm những gì. Điều này đặc biệt chính xác đối với vốn huy động bởi vì trong hầu hết các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, chi phí lãi trả cho nguồn vốn chiếm phần lớn nhất so với cả chi phí nhân viên, chi phí quản lý gián tiếp và các khoản chi phí nghiệp vụ khác. Chi phí lãi gồm: chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, chi phí hoạt động tín dụng khác. 2.1.3 Rủi ro của nguồn vốn Mỗi loại nguồn vốn có chi phí khác nhau và khả năng thanh khoản khác nhau. Những nguồn vốn có chi phí thấp có thể tạo rủi ro thanh khoản cao cho Ngân hàng và ngƣợc lại. 8 Muốn tìm hiểu những rủi ro của các loại nguồn vốn tiền gửi và phi tiền gửi, một Ngân hàng cần phải xác định những chiều hƣớng rủi ro khác nhau. 2.1.3.1 Những rủi ro đối với nguồn vốn huy động: a. Rủi ro lãi suất: Lãi suất thị trƣờng thay đổi sẽ tác động đến quy mô và chi phí nguồn vốn của Ngân hàng. Nói cách khác, nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại nguồn vốn có độ co giãn đối với thay đổi lãi suất khác nhau. Và mức thu nhập lãi suất ròng Ngân hàng sẽ chịu tác động trƣớc bất kỳ sự thay đổi lãi suất của thị trƣờng. Nếu lãi suất thị trƣờng cao hơn thì sẽ làm tăng chi phí huy động vốn của Ngân hàng dẫn đến làm giảm thu nhập lãi suất ròng. Và ngƣợc lại, nếu lãi suất thấp hơn thì nhu cầu rút tiền của khách hàng sẽ tăng do đó sẽ làm giảm nguồn vốn huy động và nguy cơ thiếu thanh khoản. b. Rủi ro thanh khoản: Những tác động bất ngờ có thể làm giảm đáng kể nguồn vốn của Ngân hàng. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp kinh tế rơi vào khủng hoảng, hay tình hình lạm phát tăng cao có thể làm cho khách hàng rút tiền ra khỏi Ngân hàng. Khi đó Ngân hàng phải đƣơng đầu với sự sụt giảm ngân quỹ to lớn và buộc phải tìm vay nguồn vốn khác với chi phí cao. c. Rủi ro vốn chủ sở hữu: Trong hỗn hợp nguồn vốn của Ngân hàng gồm có vốn huy động, vốn vay và vốn chủ sở hữu. Mặc dù vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng nhƣng đây là bộ phận vốn tạo sự ổn định cho Ngân hàng. Bởi vì nguồn vốn đi vay làm tăng rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng nên cần phải phân bổ kết cấu nguồn vốn đi vay và vốn chủ sở hữu. Một khi tỷ lệ giữa nguồn vốn đi vay vốn chủ sở hữu có sự tăng lên thì sẽ tạo cảm giác không an toàn cho khách hàng khi gửi tiền làm ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần phải có nhiều chính sách huy động vốn đa dạng hơn. 2.1.3.2 Cân đối giữa chi phí và rủi ro Ngƣời quản trị trong Ngân hàng phải cân nhắc giữa những thách thức to lớn và rủi ro nguồn vốn khác nhau trong Ngân hàng. Nhƣ vậy Ngân hàng cần có một sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí nguồn vốn - nguồn vốn có chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro cao về thanh khoản. Nhƣ thế mỗi khi phải huy động vốn mới, ngƣời quản trị trong Ngân hàng phải lựa chọn một sự cân đối 9 giữa rủi ro và lợi nhuận theo chỉ đạo của các chủ sở hữu Ngân hàng, và cần có sự đối chiếu giữa chi phí và rủi ro của từng bộ phận nguồn vốn. Hơn nữa, nhà quản trị cần xem xét chiều hƣớng thay đổi ở mức độ rủi ro đối với từng nguồn vốn của Ngân hàng. Chẳng hạn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình có thể tƣơng đối ít nhạy cảm với những thay đổi lãi suất, nhƣng loại tiền gửi này lại có rủi ro thanh khoản tƣơng đối cao trong trƣờng hợp có các biến cố xảy ra nhƣ khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy, thách thức chủ yếu đối với ngƣời quản trị Ngân hàng trong việc chọn một hỗn hợp nguồn vốn bao gồm việc cân đối các mức độ rủi ro thích hợp ở mỗi nguồn vốn và điều chỉnh theo chi phí thích hợp đối với nguồn vốn. 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn 2.1.4.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn Số dƣ từng khoản mục nguồn vốn Tỷ trọng từng khoản mục = x 100 nguồn vốn (%) Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này sẽ giúp nhà phân tích biết đƣợc cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Mỗi khoản mục nguồn vốn để có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… do đó, Ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những biện pháp huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định. 2.1.4.2 Các chỉ số đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn a. Vòng quay vốn tín dụng: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dƣ nợ bình quân Trong đó: Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ Dƣ nợ bình quân = 2 Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà Ngân hàng cấp cho nền kinh tế, nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng thu đƣợc nợ khách hàng bao nhiêu để có thể cho vay mới. Đây là chỉ tiêu quan trọng đƣợc các Ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và hiệu quả tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao càng chứng tỏ nguồn vốn vay Ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất lƣu thông hàng hóa. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng càng 10 nhanh thì Ngân hàng càng tiết kiệm chi phí, tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Do đó càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. b. Dư nợ/vốn huy động: Hệ số này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, hệ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu hệ số này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngƣợc lại hệ số này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động chƣa tốt. 2.1.4.3 Các chỉ số đánh giá chi phí nguồn vốn a. Chi phí lãi/Tổng chi phí: Chỉ số này xác định xem trong 1 đồng chi phí bỏ ra thì có bao nhiêu đồng là chi phí trả lãi. b. Chi phí lãi/Tổng vốn huy động bình quân: Chỉ số này xác định trong 1 đồng vốn huy động thì tốn bao nhiêu chi phí trả lãi để từ đó Ngân hàng có thể đƣa ra những chính sách huy động vốn hiệu quả với chi phí thấp hơn. c. Thu nhập lãi/Chi phí lãi: Chỉ số này xác định xem 1 đồng chi phí trả lãi thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. 2.1.4.4 Các chỉ số đánh giá rủi ro của nguồn vốn a. Rủi ro thanh khoản: Tài sản thanh khoản – vay ngắn hạn Hệ số thanh khoản = Vốn huy động Hệ số này thể hiện khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Hệ số thanh khoản càng cao thì Ngân hàng có rủi ro càng thấp và lợi nhuận cũng sẽ thấp. Hệ số này chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho ngƣời gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên vốn huy động (LDR): Tổng dƣ nợ cho vay LDR = Vốn huy động 11 Đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực hoàn trả của Ngân hàng đối với ngƣời gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo các chi phí quá đắt, đồng thời vẫn duy trì tăng trƣởng nguồn vốn. b. Rủi ro lãi suất: Tài sản nhạy cảm với lãi suất Hệ số rủi ro lãi suất = Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất Đây là hệ số đo lƣờng mức độ rủi ro lãi suất. Khi hệ số này = 1 thì không có rủi ro lãi suất. Khi hệ số này > 1 thì rủi ro khi lãi suất giảm. Khi hệ số này < 1 thì rủi ro khi lãi suất tăng. Tuy nhiên mức độ rủi ro còn phụ thuộc vào tình hình biến động của lãi suất trên thị trƣờng. Hệ số độ lệch nhạy cảm: Tài sản nhạy cảm – Nguồn vốn nhạy cảm Hệ số độ lệch nhạy cảm = Tổng nguồn vốn Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm: cho vay ngắn hạn, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Trung ƣơng. Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm: tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi ngắn hạn của cá nhân và tổ chức kinh tế. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp trực tiếp từ Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp. Tiếp nhận những thông tin truyền đạt của các cán bộ Ngân hàng tại đơn vị Ngân hàng đang thực tập. Tổng hợp từ các giáo trình chuyên ngành đã đƣợc học và các tài liệu khác có kiến thức liên quan nhƣ: các tạp chí Ngân hàng, những tƣ liệu tín dụng tại Ngân hàng Công Thƣơng, những sách báo viết về Ngân hàng Công Thƣơng… Thu thập những thông tin từ các Website của Ngân hàng Công Thƣơng và các trang khác có liên quan đến đề tài của luận văn. 12 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Dùng phƣơng pháp phân tích, so sánh số tƣơng đối, số tuyệt đối để đối chiếu qua các năm nhằm thấy đƣợc xu hƣớng tăng hay giảm của một chỉ tiêu nào đó. So sánh tƣơng đối T T 2T1 T1 Trong đó: T1là số liệu năm trƣớc T2 là số liệu năm sau T là tốc độ tăng trƣởng của năm sau so với năm trƣớc(%) Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các số liệu kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. So sánh các tốc độ tăng trƣởng của các số liệu qua các năm, đồng thời so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng. Qua đó đƣa ra nhận xét, kết luận và các biện pháp khắc phục hay nâng cao tốc độ tăng trƣởng. So sánh tuyệt đối T  T2  T1 Trong đó: T1 là số liệu năm trƣớc T2 là số liệu năm sau T là chênh lệch tăng, giảm của các số liệu kinh tế Phƣơng pháp này nhằm xem xét sự biến động của các số liệu kinh tế và biết tìm hiểu các nguyên nhân tác động, từ đó để đƣa ra giải pháp và biện pháp khắc phục. Phƣơng pháp tỷ trọng để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. Phƣơng pháp tỷ số dùng để nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Phƣơng pháp dùng các chỉ số tài chính sẽ mô tả rõ hơn về bản chất của hoạt động tín dụng tại chi nhánh. 13 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Quá trình hình thành Theo Quyết định số 38/NH-TCCB ngày 23/06/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam), chi nhánh Ngân hàng Công Thƣơng (NHCT) Đồng Tháp ra đời trên cơ sở tách Phòng Tín dụng Công Thƣơng nghiệp trực thuộc NHNN tỉnh Đồng Tháp, sát nhập chi nhánh NHNN thị xã Sa Đéc thành lập chi nhánh NHCT Đồng Tháp đóng tại thị xã Sa Đéc; đồng thời giải thể chi nhánh NHNN và Quỹ Tiết kiệm Xã Hội Chủ Nghĩa thị xã Cao Lãnh thành lập NHCT thị xã Cao Lãnh trực thuộc chi nhánh NHCT tỉnh Đồng Tháp. Trong những năm đầu hoạt động chi nhánh phải chịu sự cạnh tranh bùng phát của các tổ chức tín dụng và sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nƣớc 4 cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã. Vốn doanh nghiệp thấp, nền hầu hết các doanh nghiệp hoạt động bằng nguồn vốn vay Ngân hàng cùng với năng lực điều hành yếu kém, chƣa nắm bắt những tác động của nền kinh tế thị trƣờng nên trong những năm đầu thập niên 1990, các quỹ tín dụng đồng loạt vỡ nợ và trên 90% các doanh nghiệp Nhà nƣớc thua lỗ phải tiến hành giải thể theo Quyết định 315 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ), nhiều đơn vị sáp nhập hoặc thành lập lại theo Nghị định 388/NĐ-CP nhƣng hoạt động kinh doanh vẫn kém hiệu quả, làm cho các Ngân hàng, nhất là Ngân hàng Công Thƣơng chi nhánh Đồng Tháp phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề, nợ quá hạn có thời điểm lên đến 50% tổng dƣ nợ, dẫn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong 2 năm 1993-1994 không hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên (CBCNV) gặp nhiều khó khăn, tƣởng chừng khó có thể vƣợt qua. Tuy nhiên, với sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, của địa phƣơng, nhất là sự giúp đỡ quan tâm củng cố của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, cộng với sự nỗ lực cao độ với tinh thần phấn đấu vƣơn lên của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) chi nhánh đã từng bƣớc khắc phục khó khăn, đồng thời đổi mới phƣơng thức kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng với chủ trƣơng: “Mở rộng địa bàn, mở rộng đối tƣơng đầu tƣ, đầu tƣ tới mọi thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, sinh hoạt, sửa chữa và xây dựng nhà…Trƣớc hết ƣu 14 tiên vốn cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động kinh doanh hiệu quả, uy tín trong quan hệ tín dụng, bên cạnh đó xem đầu tƣ kinh tế hộ là trọng điểm”. Nhờ chủ trƣơng kinh doanh đúng hƣớng nên kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT chi nhánh Đồng Tháp từ năm 1995 trở đi luôn đạt hiệu quả cao, năm sau cao hơn năm trƣớc, niềm tin của khách hàng đối với chi nhánh ngày càng đƣợc nâng lên. NHCT chi nhánh Đồng Tháp luôn đƣợc xếp đơn vị khá giỏi và xuất sắc của hệ thống Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam. Những thành tích đáng kể nhƣ Huân chƣơng lao động hạng III do Chủ tịch nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (CHXHCN) Việt Nam tặng thƣởng cho tập thể CBCNV chi nhánh trong sự nghiệp đổi mới năm 2001, Huân chƣơng lao động hạng II năm 2007, Thủ tƣớng Chính phủ tặng 01 Bằng khen, 01 cờ thi đua, Thống đốc NHNN tặng 06 Bằng khen, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh tặng 12 Bằng khen về thành tích hoạt động kinh doanh xuất sắc… Ngày 01/07/1998 Ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Đồng Tháp chính thức đi vào hoạt động. Mô hình tổ chức thời điểm này NHCT chi nhánh tỉnh phụ thuộc NHCT Việt Nam, gồm có 5 phòng, ban: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh, Phòng Kế toán Tài chính, Tổ Ngân quỹ và Tổ Kiểm soát. Đến cuối năm 1993 thành lập thêm 3 Phòng giao dịch: phòng giao dịch số 1, số 2 trực thuộc NHCT chi nhánh tỉnh và phòng giao dịch số 3 thuộc chi nhánh NHCT thị xã Sa Đéc. Đến năm 1994 thành lập phòng giao dịch số 4, trực thuộc NHCT chi nhánh tỉnh. Năm 2001 thành lập thêm phòng giao dịch số 5 trực thuộc NHCT chi nhánh tỉnh. Kể từ ngày 15/07/2006, sau khi NHCT thị xã Sa Đéc đƣợc nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 phụ thuộc NHCT Việt Nam, mô hình tổ chức NHCT chi nhánh Đồng Tháp có 8 phòng, tổ nghiệp vụ và 6 phòng giao dịch trực thuộc. Cụ thể là: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Kiểm tra, Phòng Thông tin Điện toán, Phòng Tiền tệ Kho quỹ; các Phòng Giao dịch số 1, số 2, số 4, số 5, số 6, số 7 và Phòng Giao dịch Tháp Mƣời. Ngày 14/8/2009 Ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Đồng Tháp chính thức chuyển tên và loại hình doanh nghiệp thành Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp, tên giao dịch là Vietinbank. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam, Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động 15 khác ghi trong quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam. 3.1.2 Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2014 Năm 2014, VietinBank Đồng Tháp tiếp tục giữ vững ổn định và tăng trƣởng có hiệu quả dựa vào những thế mạnh hiện có của chi nhánh. Cụ thể: - Chi nhánh giữ vững thị phần, tăng trƣởng nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đi đôi với việc nâng cao chất lƣợng tín dụng. - Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chú trọng đến việc quảng bá các sản phẩm dịch vụ của VietinBank, nhằm tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu, nhất là chú trọng phát triển các sản phẩm thẻ, dịch vụ chuyển tiền, kiều hối và Ngân hàng điện tử. - Về hoạt động cho vay, chi nhánh định hƣớng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân. Đẩy mạnh đầu tƣ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41//2010/NĐ-CP và Thông Tƣ 14/2012/TTNNNN, đồng thời tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh về cho vay nuôi trồng chế biến xuất khẩu thủy sản, cho vay thu mua tạm trữ, xuất khẩu gạo...VietinBank Đồng Tháp sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của một Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh nhà. - Giữ ổn định tổ chức và nhân sự để đảm bảo hoạt động của Ngân hàng. 16 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Sơ đồ tổ chức BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức hành chính Phòng Giao dịch số 1 Tổ chức Hành chính Phòng KH Doanh nghiệp Phòng Giaosốdịch Giao dịch 1 số 2 Phòng bán lẻ Giao dịch 2 Phòng Giaosốdịch số 4 Phòng Kế toán Giao dịch 4 Phòng Giaosốdịch số 5 Phòng Tiền tệ Kho quỹ Giao dịch 5 Phòng Giaosốdịch số 6 Giao dịch 6 Phòng Giaosốdịch số 7 Phòng Tổng hợp Giao dịch 7 Phòng Giaosốdịch Tháp Mƣời Giao dịch Tháp Mƣời Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp Thanh toán XNK Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Tháp 3.2.2 Chức năng phòng ban Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thƣơng Đồng Tháp gồm có: Một chi nhánh chính, 7 phòng giao dịch. Bộ máy hoạt động của Ngân hàng gồm: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, cùng các trƣởng, phó phòng.  Giám đốc - Phụ trách chung các hoạt động của ngân hàng và chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, các phòng ban, và công tác chính trị tƣ tƣởng toàn đơn vị. Chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 17  Phó giám đốc thƣờng trực Phụ trách huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ của ngân hàng. Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán, phòng tiền tệ kho quỹ và một số công tác khác do giám đốc phân công. Trong thời gian giám đốc đi vắng đƣợc ủy quyền điều hành xử lý, giải quyết các công việc phát sinh tại chi nhánh, sau đó báo cáo với giám đốc.  Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động tại phòng nghiệp vụ kinh doanh và các phòng giao dịch trực thuộc, thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân công  Phòng tổ chức - hành chính Có trách nhiệm quản lý, điều động nhân sự tại đơn vị, theo dõi, lƣu trữ công văn đến và đi. Thực hiện công tác quản trị văn phòng và phục vụ hoạt động kinh doanh tại đơn vị, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh. Ngoài ra, còn tham mƣu cho ban giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, soạn thảo các văn bản về nội quy. Quy chế của chi nhánh, xây dựng mục tiêu thi đua….  Phòng khách hàng doanh nghiệp Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để khai thác vốn VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành. Ngoài ra còn giữ vai trò tham mƣu cho ban giám đốc xây dựng chiến lƣợc hoạt động cho toàn chi nhánh. Thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao trong từng thời kỳ.  Phòng bán lẻ Tham mƣu cho lãnh đạo chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và phòng giao dịch phù hợp với định hƣớng của Ngân hàng Công Thƣơng trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của Ngân hàng Công Thƣơng, đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ đƣợc giao theo quy định của Ngân hàng Công Thƣơng trong từng thời kỳ. 18  Phòng kế toán Tham mƣu ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ, quản lý hệ thống máy tính và điện toán, quản lý kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ… tại chi nhánh. Ghi chép số liệu, thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, trung thực, chính xác và kịp thời một cách có hệ thống: thu chi theo yêu cầu khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hành. Hạch toán chuyển khoản thanh toán giữa Ngân hàng với khách hàng, hoặc giữa khách hàng với nhau.  Phòng tiền tệ kho quỹ Chức năng tham mƣu ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác quản lý, thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ phát sinh, đảm bảo thực hiện các chính sách kịp thời đúng chế độ kho quỹ. Phát sinh ngăn chặn tiền giả, xác định đúng tiêu chuẩn lƣu thông tiền mặt, chứng từ có giá, tài sản thế chấp. Thực hiện các giao dịch thu chi, giải ngân, thu gốc và lãi…  Phòng tổng hợp Chức năng tham mƣu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo, xử lý nợ có vấn đề tại chi nhánh. Nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục, chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tại chi nhánh. Tham mƣu cho ban giám đốc trong nhiều hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, phân tích tình hình tài chính, xây dựng chiến lƣợc phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 3.3 SẢN PHẨM DỊCH VỤ - Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng). - Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tƣ, hùn vốn liên doanh). - Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nƣớc, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua Ngân hàng). - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ E-Partner (với dịch vụ này của VietinBank khách hàng có thể sử dụng số tiền có trong tài khoản thẻ để mua hàng hoặc trả phí tại các website thƣơng mại điện tử có liên kết thanh toán trực tuyến với VietinBank. Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán trực tuyến sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến và rút ngắn quy trình thanh toán, giao nhận hàng hóa, quản lý các phƣơng thức vận chuyển…) 19 - Vay vốn Ngân hàng - Ngân hàng cho vay (cho vay tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đặc thù). - E - bank (Vietinbank iPay, SMS banking, ví điện tử, mobile bankplus): + VietinBank iPay (Internet banking dành cho khách hàng cá nhân) ứng dụng Ngân hàng điện tử cho các thiết bị di động thông minh. Chức năng mới giúp cho giao dịch tài chính của khách hàng ngày càng trở nên đơn giản, thuận tiện và linh hoạt hơn trƣớc, bên cạnh các kênh chuyển tiền truyền thống nhƣ: tại quầy giao dịch, máy ATM… + SMS Banking là gói sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ hiện đại của VietinBank, cho phép ngƣời dùng thực hiện giao dịch tài chính, tra cứu thông tin tài khoản và đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ Ngân hàng qua điện thoại di động của mình. + Ví điện tử là một ví tiền trên điện thoại di động dùng để thay thế tiền mặt, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch nhƣ: nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua hàng trực tuyến và nhiều tiện ích khác. + Mobile banking là phần mềm hỗ trợ cho dịch vụ SMS banking giúp khách hàng chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nạp tiền ví điện tử, tra cứu thông tin tài khoản thông qua tin nhắn gửi đến tổng đài của VietinBank. Phần mềm mobile banking này giúp khách hàng không cần phải nhớ các cú pháp tin nhắn mà phần mềm sẽ tự nhập cú pháp khi khách hàng lựa chọn các tính năng và nhập một vài dữ liệu để thực hiện gửi tin nhắn. 3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK ĐỒNG THÁP Trong 3 năm qua, mặc dù kinh tế khó khăn nhƣng tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt hiệu quả cao, lợi nhuận tăng trƣởng qua các năm. Đây là thành công lớn của Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam nói chung và chi nhánh Đồng Tháp nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc chi nhánh còn gặp không ít khó khăn, áp lực cạnh tranh từ những Ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài địa bàn tỉnh ngày càng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh lãi suất để thu hút khách hàng. Mặt khác tình hình kinh tế khó khăn cũng gây trở ngại lớn trong việc kinh doanh của chi nhánh. Song với định hƣớng chiến lƣợc của ban giám đốc và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên, chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả. Cụ thể: 20 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 6 tháng 2013 2013 So sánh 2012/2011 2014 Số tiền % So sánh 2013/2012 Số tiền % Tổng doanh thu 726.736 895.530 1.267.616 545.074 630.215 168.794 23,23 372.086 41,55 Tổng chi phí 681.315 835.828 1.188.390 511.008 579.267 154.513 22,68 352.562 42,18 79.226 34.066 50.948 14.281 31,44 19.524 32,70 Lợi nhuận trƣớc thuế 45.421 59.702 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 2011 - 2013, 6 tháng 2014 21 3.4.1 Giai đoạn 2011 - 2013 Nhìn chung doanh thu của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là thu nhập lãi. Bên cạnh đó nguồn thu từ phí dịch vụ của Ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu. Ngoài ra các dịch vụ thẻ và Ngân hàng điện tử cũng góp phần đáng kể vào doanh thu của Ngân hàng. Một nguồn thu quan trọng khác của Ngân hàng đó là việc kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả. Doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng tính đến 31/12/2013 đạt 66.225.550 USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 88.526.260 USD chủ yếu là bán cho các đối tƣợng khách hàng nhƣ: thanh toán hàng nhập khẩu, đi du học hoặc đi công tác nƣớc ngoài. Chi phí của Ngân hàng tăng dần qua 3. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng chi phí của Ngân hàng đó là do vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tăng qua 3 năm làm cho chi phí lãi phải trả của Ngân hàng cũng tăng theo. Bên cạnh đó chi phí ngoài lãi cũng tăng đáng kể do Ngân hàng mua đất để xây dựng trụ sở mới cho phòng giao dịch số 4, số 6 và Tháp Mƣời. Ngoài ra, chi phí cho việc quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng cũng tăng đáng kể qua 3 năm, một khoản chi phí khác cũng góp phần vào sự gia tăng của tổng chi phí đó là chi dự phòng rủi ro và xử lý nợ do nợ xấu của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Mặc dù doanh thu gia tăng đáng kể nhƣng chi phí của Ngân hàng cũng tăng mạnh qua 3 năm, cộng thêm tác động chung của nền kinh tế vì thế lợi nhuận của Ngân hàng tăng chƣa thật sự đột biến qua các năm. 3.4.2 6 tháng đầu năm 2014 Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu đã tăng 15,62% so với 6 tháng đầu năm 2013 do trong những tháng đầu năm 2014 dƣ nợ của Ngân hàng tăng và lãi suất cho vay đƣợc điều chỉnh so với năm trƣớc. Bên cạnh đó, đơn vị cũng chú trọng đến việc quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank, nhằm tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu của chi nhánh, nhất là chú trọng phát triển các sản phẩm thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối và dịch vụ Ngân hàng điện tử. Chi phí 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 nhƣng không đáng kể do 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng đã sử dụng mức tăng chi phí để đạt mức doanh thu tƣơng ứng. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng gần 50% so với 6 tháng đầu năm 2013 nguyên nhân là do Ngân hàng đã thu hồi một số lƣợng lớn nợ quá hạn và một số khoản đầu tƣ của Ngân hàng đã bắt đầu đem lại lợi nhuận. 22 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHUNG CỦA NGÂN HÀNG 3.5.1 Thuận lợi VietinBank Đồng Tháp đƣợc hình thành trên cơ sở sáp nhập phòng tín dụng Công thƣơng trực thuộc NHNN tỉnh Đồng Tháp, quỹ tiết kiệm Xã Hội Chủ Nghĩa thị xã Sa Đéc và thị xã Cao Lãnh đã kế thừa mạng lƣới hoạt động rộng khắp với lƣợng khách hàng thân thiết chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng số khách hàng. Bên cạnh đó với uy tín và kinh nghiệm hoạt động của VietinBank đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng ngay từ buổi đầu hoạt động. Dựa vào uy tín lâu năm của mình, chi nhánh đã tài trợ các chƣơng trình thể thao, học bổng cho sinh viên, các chƣơng trình từ thiện khác,... nhằm nâng cao uy tín và thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Mạng lƣới hoạt động phân bổ rộng khắp và khá hợp lý trên địa bàn. Việc mở rộng thêm 2 phòng giao dịch mới ở các huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch. Điều này giúp VietinBank Đồng Tháp chiếm đƣợc niềm tin của khách hàng qua đó tạo nên một chỗ đứng ngày càng vững chắc. Điểm mạnh để đƣa VietinBank Đồng Tháp phát triển mạnh và có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác là VietinBank đã đƣợc chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán vào năm 2009. Cơ sở vật chất đƣợc trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên của Ngân hàng đƣợc đào tạo bồi dƣỡng đầy đủ về năng lực nghiệp vụ và càng trƣởng thành trong công tác qua những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó hơn 75% cán bộ nhân viên của VietinBank Đồng Tháp có trình độ đại học có nhiệt huyết với công việc và năng động. Đồng thời, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và đoàn kết nội bộ trong cơ quan cũng là một thuận lợi của Ngân hàng. Đây là điều kiện khá tốt cho hoạt động của VietinBank trong thời điểm cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. 3.5.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng mà Ban lãnh đạo Ngân hàng đang rất quan tâm. Trƣớc hết là vấn đề vĩ mô của Nhà nƣớc, nhiều văn bản luật, dƣới luật ra đời và sửa đổi thƣờng xuyên nhƣng vẫn còn nhiều vƣớng mắc gây không ít khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng. 23 Cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng tại tỉnh Đồng Tháp ngày một gay gắt. Hiện nay có rất nhiều NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong khi điều kiện kinh tế xã hội của Đồng Tháp chƣa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác thu nhập của ngƣời dân chƣa cao và việc giao dịch với Ngân hàng chƣa đƣợc ngƣời dân quan tâm thích đáng. Thị trƣờng nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh nên không kích thích đƣợc đầu tƣ sản xuất, kinh doanh phát triển, kéo theo đầu tƣ mở rộng tín dụng của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ nhân viên trong Ngân hàng nói chung, nhất là cán bộ phụ trách địa bàn xã, làm hạn chế hiệu quả tín dụng. Địa bàn hoạt động quản lý của Ngân hàng lớn nhƣng bình quân số tiền trên món vay nhỏ làm phát sinh món vay nhiều. Quản lý hết món vay là khó khăn, chi phí kiểm tra, thẩm định phát sinh cao, lợi nhuận hoạt động giảm. Phòng giao dịch khá nhiều nhƣng hệ thống máy ATM lại rất hạn chế gây khó khăn cho khách hàng khi muốn rút tiền. 24 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 4.1.1 Giai đoạn 2011 - 2013 Nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động tại chỗ và vốn điều chuyển. Trong đó chi nhánh luôn xem công tác huy động vốn tại chỗ là nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu chiến lƣợc lâu dài là phát triển nguồn tiền gửi giúp chi nhánh từng bƣớc tự cân đối nguồn vốn tại chỗ, giảm nhận vốn điều chuyển đến mức thấp nhất để gia tăng lợi nhuận. Đối với nguồn vốn huy động tại chỗ: Ngân hàng đƣợc toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng. Đối với nguồn vốn điều chuyển: Ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu đƣợc điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển. Nhìn chung Nguồn vốn của Ngân hàng tăng dần trong giai đoạn 2011 2013. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển, đặc biệt là hoạt động huy động vốn tại chỗ. Để có đƣợc hiệu quả đó chi nhánh đã có những hƣớng đi đúng đắn trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Bằng những biện pháp nhƣ: tăng cƣờng công tác quảng bá thƣơng hiệu, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, giới thiệu nhiều sản phẩm mới ra thị trƣờng để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Bên cạnh đó việc đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích cũng quyết định đến sự gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng. Mặt khác sự tăng trƣởng nguồn vốn của chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh trong tỉnh ngày càng tăng và chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó chi nhánh cần phải tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động. Cụ thể: 25 Bảng 4.1: Nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2011 Chỉ tiêu Số tiền 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền So sánh 2012/2011 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So sánh 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn điều chuyển 1.543.656 60,11 1.222.220 46,21 1.479.886 42,12 -321.436 -20,82 257.666 21,08 Vốn huy động tại chỗ 1.024.342 39,89 1.422.780 53,79 2.033.459 57,88 398.438 38,90 610.679 42,92 Tổng nguồn vốn 2.567.998 100 2.645.000 100 3.513.345 100 77.002 3,00 868.345 32,83 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 2011 - 2013 26 4.1.1.1 Vốn điều chuyển Qua số liệu trên ta thấy vốn điều chuyển của Ngân hàng biến động mạnh qua 3 năm (năm 2012 giảm 20,82% so với năm 2011, năm 2013 tăng 21,08% so với năm 2012). Bên cạnh đó tỷ trọng vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn của chi nhánh giảm dần qua 3 năm, chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Nguyên nhân là do: trong năm 2011 theo chỉ thị của chính phủ về việc cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo mua dự trữ nhằm hỗ trợ nông dân do giá lúa gạo liên tục giảm trên thị trƣờng, mặt khác do vị trí địa lý của tỉnh là vùng có thế mạnh về chăn nuôi thủy sản nhƣ: cá tra, cá basa,… nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thủy sản rất lớn, trong khi vốn huy động của Ngân hàng không đủ đáp ứng. Vì vậy chi nhánh cần nhiều vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đây là nguyên nhân vốn điều chuyển của Ngân hàng năm 2011 rất cao. Bƣớc sang năm 2012 mặc dù phải đối mặt với những thách thức do kinh tế khủng hoảng và tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn trên địa bàn tỉnh nhƣng chi nhánh vẫn xuất sắc hoàn thành chỉ tiêu do Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam giao. Đảm bảo tổng nguồn vốn năm 2012 cao hơn năm 2011 và đặc biệt là vốn huy động tại chỗ năm 2012 tăng đến 38,90% so với năm 2011. Giúp Ngân hàng đảm bảo nguồn vốn để cho vay, và bớt phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Từ những lý do trên đã làm cho vốn điều chuyển của Ngân hàng trong năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Năm 2013 tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã khả quan hơn năm 2012. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả nên đã mạnh dạng mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó với việc nhiều dự án kinh tế lớn đƣợc đầu tƣ trên địa bàn tỉnh rất cần đƣợc hỗ trợ về vốn. Mặc dù tổng nguồn vốn của Ngân hàng trong năm 2013 đã tăng 32,83% so với năm 2012, trong đó vốn huy động tại chỗ năm 2013 tăng 42,92% nhƣng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn tỉnh. Vì vậy Ngân hàng đã sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn để phục vụ hoạt động cho vay. Từ những lý do trên đã góp phần làm tăng vốn điều chuyển của Ngân hàng trong năm 2013 so với năm 2012. 4.1.1.2 Vốn huy động tại chỗ Nhìn chung vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Tỷ trọng vốn huy động tại chỗ trên tổng nguồn vốn ngày càng cao. Đây là thành công lớn của chi nhánh trong việc huy động vốn trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng với nhau. Cụ thể: 27 Nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng năm 2012 tăng 38,90% so với năm 2011. Nguyên nhân là do: Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng cách tuyên truyền Marketing, ngoài ra chi nhánh đã đƣa chính sách lãi suất linh hoạt đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, khách hàng lãnh lãi theo kỳ hạn thực gửi nên thu hút nhiều khách hàng hơn. Năm 2013 tình hình huy động vốn của Ngân hàng tiếp tục tăng mạnh so với năm 2012. Nguyên nhân là do: tình hình kinh tế đã ổn định sau giai đoạn khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại hiệu quả, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện. Vì vậy lƣợng tiền nhàn rỗi để Ngân hàng có thể huy động tăng lên đáng kể. Từ những lý do đó đã làm cho nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tăng mạnh trong năm 2013. Cụ thể: a. Vốn huy động tại chỗ theo đối tượng kinh tế: Trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ thì tiền gửi dân cƣ và tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể: Bảng 4.2: Vốn huy động tại chỗ theo đối tƣợng kinh tế của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012/2011 2011 2012 Số tiền Tiền gửi dân cƣ Tiền gửi TCKT Tiền gửi kho bạc Tiền gửi kì phiếu Tổng VHĐ tại chỗ 2013/2012 2013 % Số tiền % 530.148 759.022 1.215.698 228.874 43,17 456.676 60,17 441.677 620.948 753.662 179.271 40,59 132.714 21,37 44.167 37.561 56.434 -6.606 -14,96 18.873 50,25 8.350 5.249 7.665 -3.101 -37,14 2.416 46,03 1.024.342 1.422.780 2.033.459 398.438 38,90 610.679 42,92 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 2011 - 2013  Tiền gửi dân cư: Đây là khoản tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng và tỷ trọng tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2011 chiếm 51,75% trên tổng vốn huy động tại chỗ, năm 2012 chiếm 53,35% và năm 2013 chiếm 59,78%. Chứng tỏ Ngân hàng ngày càng tạo đƣợc niềm tin đối với ngƣời dân, đây là những khách hàng khó tín nhƣng lại đầy tiềm năng đối với Ngân hàng. 28 Nhìn chung tiền gửi dân cƣ của Ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Năm 2012 tăng 43,17% so với năm 2011, năm 2013 tăng 60,17% so với năm 2012. Nguyên nhân cụ thể: năm 2012 là một năm khó khăn của hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thƣơng Đồng Tháp nói riêng nhƣng với vị thế và uy tín trong nhiều năm qua Ngân hàng vẫn giữ đƣợc lòng tin của ngƣời dân vì vậy lƣợng tiền gửi từ đối tƣợng này tăng mạnh so với năm 2011. Mặt khác, Ngân hàng luôn giữ đƣợc những khách hàng truyền thống, đặc biệt là khách hàng lớn. Một nguyên nhân nữa là Ngân hàng tung ra các sản phẩm dịch vụ mới mà đối tƣợng chính hƣớng tới là dân cƣ với lƣợng tiền tiết kiệm rất lớn nếu huy động đƣợc. Từ những yếu tố trên góp phần làm tăng lƣợng tiền gửi dân cƣ của Ngân hàng trong năm 2012 so với năm 2011. Năm 2013 tiền gửi dân cƣ tiếp tục tăng mạnh so với năm 2012. Nguyên nhân là do: tình hình kinh tế đã qua giai đoạn khó khăn, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, trừ chi phí sinh hoạt gia đình ra nhiều hộ còn dƣ đƣợc một khoản tiền để gửi Ngân hàng. Và Vietinbank Đồng Tháp là sự lựa chọn ƣu tiên cho ngƣời dân. Để có đƣợc thành công đó Ngân hàng đã có những biện pháp Marketing hiệu quả nhằm tuyên truyền cho ngƣời dân biết đƣợc sự an toàn và hiệu quả khi gửi tiền vào Ngân hàng. Bên cạnh đó với những chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn nhƣ tặng quà lƣu niệm hay bốc thăm trúng thƣởng khi gửi tiền đã thu hút đƣợc ngƣời dân gửi tiền vào Ngân hàng. Góp phần làm tăng tổng tiền gửi dân cƣ trong năm 2013 so với năm 2012.  Tiền gửi tổ chức kinh tế: Ngoài tiền gửi dân cƣ thì tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Tỷ trọng của loại tiền gửi này tƣơng đối ổn định trong năm 2012 và giảm nhẹ trong năm 2013. Nhìn chung tiền gửi của tổ chức kinh tế của Ngân hàng tăng dần qua 3 năm, chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong thời gian qua nhƣng vẫn có một số doanh nghiệp lớn làm ăn có hiệu quả nhƣ: công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco, Imexpharm… Đây là những khách hàng thân thiết của Ngân hàng nên lƣợng tiền nhàn rỗi của các doanh nghiệp này sẽ ƣu tiên gửi vào Ngân hàng. Bên cạnh đó với chiến lƣợc Marketing hiệu quả, Vietinbank Đồng Tháp đã thu hút đƣợc những khách hàng mới gửi tiền vào Ngân hàng. Ngoài ra chi nhánh còn có chính sách ƣu đãi đến tận nơi thu tiền nếu là khách hàng lớn của Ngân hàng và những khách hàng thƣờng xuyên giao dịch với Ngân hàng. Mặt khác, với thế mạnh là uy tín và mạng lƣới giao dich rộng khắp nên 29 VietinBank Đồng Tháp là sự lựa chọn hàng đầu đối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh khi muốn đầu tƣ vào trong tỉnh. Vì vậy loại tiền gửi này tăng nhanh trong năm 2012. Bƣớc sang năm 2013 nhìn chung tình hình kinh doanh trên địa bàn tỉnh bƣớc đầu ổn định và có dấu hiệu phục hồi sau giai đoạn khó khăn. Hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp trong năm 2012 đã đƣợc xử lý, nhu cầu thanh toán giữa các doanh nghiệp tăng cao, vì vậy tiền gửi của tổ chức kinh tế vào Ngân hàng tiếp tục tăng trong năm 2013.  Tiền gửi kho bạc: Đây là khoản tiền gửi chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Cụ thể: Năm 2012 đã giảm so với 2011 nguyên nhân là do: kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn không chỉ chi tiền trả lƣơng cho các đơn vị hành chính mà còn phải chi tiền cho các dự án lớn nhƣ: các công trình xây dựng thuỷ lợi, công trình xã hội của tỉnh nhà. Đặc biệt từ tháng 5 năm 2012 thực hiện tăng lƣơng tối thiểu nên kho bạc phải chi nhiều hơn. Vì vậy, lƣợng tiền nhàn rỗi tức thời của kho bạc gửi vào Ngân hàng đã giảm so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013 tiền gửi kho bạc bắt đầu tăng mạnh trở lại, tỷ lệ tăng lên đến 50,52% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do: năm 2013 là năm áp dụng thu phí đƣờng bộ, đây là khoản thu lớn của kho bạc. Bên cạnh đó cũng trong năm 2013 nghị định 171 của chính phủ có hiệu lực làm cho khoản thu từ xử phạt hành chính do vi phạm luật giao thông tăng cao. Từ những khoản thu trên góp phần làm tăng lƣợng tiền nhàn rỗi tức thời của kho bạc. Vì vậy kho bạc đã gửi vào Ngân hàng làm cho tiền gửi của kho bạc tại Ngân hàng tăng mạnh trong năm 2013.  Tiền gửi kỳ phiếu: Đây là khoản tiền gửi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Năm 2011 chiếm 0,82% trên tổng nguồn vốn huy động tại chỗ, năm 2012 chiếm 0,37%, năm 2013 chiếm 0,47%. Tiền gửi kỳ phiếu của Ngân hàng giảm trong năm 2012 và tăng lên trong năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013 đƣợc sự cho phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, VietinBank chi nhánh Đồng Tháp đƣợc quyền phát hành kỳ phiếu ngắn hạn. Công cụ này nhằm mục đích phục vụ cho những công trình trọng điểm của Nhà nƣớc và cho nhu cầu của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam. 30 b. Vốn huy động tại chỗ theo kỳ hạn: Nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng theo kỳ hạn chia làm hai loại: có kỳ hạn và không kỳ hạn. Trong đó nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, còn nguồn vốn huy động không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp. Cụ thể: Bảng 4.3: Vốn huy động tại chỗ theo kỳ hạn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Có kỳ hạn Không kỳ hạn Tổng VHĐ tại chỗ 2013 2012/2011 2013/2012 2011 2012 542.010 482.332 761.211 661.569 1.186.909 846.550 219.201 179.237 40,44 425.698 55,92 37,16 184.981 27,96 1.024.342 1.422.780 2.033.459 398.438 38,90 610.679 42,92 Số tiền % Số tiền % Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 2011 - 2013  Có kỳ hạn: Vốn huy động tại chỗ có kỳ hạn của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Đây là khoản tiền gửi đã đƣợc xác định thời gian trả lãi cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định giúp Ngân hàng có thể chủ động trong đầu tƣ. Vì vậy loại sản phẩm tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Nhìn chung tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Tăng mạnh nhất trong năm 2013 với tỷ lệ tăng 55,92%. Nguyên nhân là do: Ngân hàng luôn có chính sách duy trì phƣơng pháp huy động nhƣ: tăng lãi suất theo sự biến động của thị trƣờng để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến gửi tiền, bên cạnh đó Ngân hàng cũng đƣa ra nhiều loại sản phẩm mới với lãi suất hấp dẫn. Chính vì vậy Ngân hàng đã thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng và làm cho nguồn vốn huy động tại chỗ theo hình thức tiền gửi có kỳ hạn tăng cao. Bên cạnh đó do thị trƣờng vàng biến động liên tục, làm mất lòng tin của ngƣời dân vào vàng. Vì vậy ngƣời dân lựa chọn Ngân hàng làm nơi cất giữ tiền, vừa an toàn vừa sinh lời trong thời buổi kinh tế còn nhiều biến động. Mặt khác, Ngân hàng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch lãi suất giữa các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, bên cạnh đó nhờ vào mạng lƣới hoạt động rộng khắp nên Ngân hàng dễ dàng thực hiện đƣợc công tác tuyên truyền, quảng cáo đến khách hàng chính vì vậy mà công tác huy động tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh tăng liên tục qua các năm. 31  Không kỳ hạn: Vốn huy động tại chỗ không kỳ hạn của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà ngƣời gửi tiền đƣợc sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, không bị ràng buộc về mặt thời gian. Loại tiền gửi này chủ yếu là của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh. Tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh tăng trƣởng tƣơng đối ổn định qua 3 năm, chủ yếu đến từ tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp. Mặc dù tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2012 còn khó khăn nhƣng Ngân hàng vẫn giữ đƣợc tỷ lệ huy động vốn cao từ những đối tƣợng này. Nguyên nhân là do: chính sách quảng bá và chăm sóc khách hàng của Ngân hàng rất tốt đặc biệt là những khách hàng lớn. Với việc xuống tận doanh nghiệp để báo lãi định kỳ. Vì vậy Ngân hàng luôn tạo đƣợc niềm tin từ phía các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, với mạng lƣới giao dich rộng khắp tạo điều kiện cho chi nhánh có thể làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy lƣợng tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng tăng qua 3 năm. 4.1.2 6 tháng đầu năm 2014 Tổng nguồn vốn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013. Chứng tỏ hoạt động huy động vốn của chi nhánh tiếp tục đạt hiệu quả cao và dự báo sẽ còn tăng mạnh trong năm 2014. Cụ thể: Bảng 4.4: Nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Số tiền (%) 869.494 36,99 Vốn huy động tại chỗ 1.481.150 Tổng nguồn vốn 2.350.644 Vốn điều chuyển Số tiền 6 tháng 2014/2013 (%) Số tiền % 739.860 23,82 -129.634 -14,91 63,01 2.365.568 76,18 884.418 59,71 100 3.105.428 100 754.784 32,11 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 6 tháng 2014 4.1.2.1 Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ trọng vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng cũng giảm. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do doanh số huy động vốn của Ngân hàng ngày càng tăng. Vì vậy khả năng tự chủ trong cho vay của Ngân hàng ngày càng đảm bảo bằng chính nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Bên cạnh đó theo chủ trƣơng của Ngân hàng Công 32 Thƣơng Việt Nam khuyến khích các chi nhánh tự chủ trong việc cho vay, hạn chế sử dụng vốn điều chuyển. Vì vậy vốn điều chuyển của Ngân hàng ngày càng giảm. 4.1.2.2 Vốn huy động tại chỗ Vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trƣởng này chủ yếu đến từ những dấu hiệu khả quan của tình hình kinh tế. Thứ nhất: các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thân thiết với Ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng huy động đƣợc nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp này. Thứ hai: tình hình sản xuất kinh doanh của ngƣời dân ổn định, đời sống vật chất đƣợc cải thiện. Tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể huy động đƣợc lƣợng tiền tiết kiệm trong dân cƣ. Đây là lƣợng tiền huy động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Cụ thể: a. Vốn huy động tại chỗ theo đối tượng kinh tế: Trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ theo đối tƣợng kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 thì tiền gửi dân cƣ và tiền gửi tổ chức kinh tế tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất. Chứng tỏ đây là nguồn vốn huy động tại chỗ chủ yếu của Ngân hàng. Cụ thể: Bảng 4.5: Vốn huy động tại chỗ theo đối tƣợng kinh tế của Vietinbank Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/2013 Số tiền % Tiền gửi dân cƣ 926.053 1.500.550 574.497 62,04 Tiền gửi TCKT 525.674 840.512 314.838 59,89 Tiền gửi kho bạc 25.843 20.450 -5.393 -20,87 3.580 1.481.150 4.056 2.365.568 476 884.418 13,30 59,71 Tiền gửi kì phiếu Tổng vốn huy động tại chỗ Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 6 tháng 2014  Tiền gửi dân cư: Tiền gửi dân cƣ 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ trọng tiền gửi dân cƣ trên tổng vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tƣơng đối ổn định. Nguyên nhân là do: đầu năm 2014 nền kinh tế đang 33 dần phục hồi, đời sống ngƣời dân ngày càng nâng cao nên tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ tăng và dự đoán sẽ còn tăng vào cuối năm.  Tiền gửi tổ chức kinh tế: Tiền gửi của tổ chức kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ trọng tiền gửi tổ chức kinh tế trên tổng vốn huy động tại chỗ của chi nhánh tƣơng đối ổn định. Nguyên nhân là do: tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc giữ ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát dƣới 5%, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng duy trì tốt…với những tác động tích cực của nền kinh tế làm cho tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng so với cùng kỳ năm trƣớc.  Tiền gửi kho bạc: Tiền gửi kho bạc 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm 20,87% so với 6 tháng đầu năm 2013. Đây là khoản tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Nguyên nhân là do: trong 6 tháng đầu năm 2014 kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh phải chi nhiều hơn cho các công trình giao thông nhƣ: xây dựng nhiều tuyến đƣờng tỉnh lộ, tuyến đƣờng liên xã,… phục vụ nhu cầu đi lại của ngƣời dân đƣợc tốt hơn. Ngoài ra, với việc thị xã Sadec đƣợc nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh thì nhu cầu xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ thành phố mới tăng cao, nên lƣợng tiền nhàn rỗi của kho bạc gửi vào Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm.  Tiền gửi kỳ phiếu: Tiền gửi kỳ phiếu của chi nhánh 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013. Đây là khoản tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do: trong 6 tháng đầu năm 2014 chi nhánh đƣợc Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam cho phép phát hành kỳ phiếu ngắn hạn nhƣng với số lƣợng phát hành không đáng kể. Vì vậy tiền gửi kỳ phiếu của Ngân hàng đã tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2014. b. Vốn huy động tại chỗ theo kỳ hạn: Vốn huy động tại chỗ có kỳ hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ theo kỳ hạn của Ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng giúp Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Cụ thể: 34 Bảng 4.6: Vốn huy động tại chỗ theo kỳ hạn của Vietinbank Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Có kỳ hạn Không kỳ hạn Tổng vốn huy động tại chỗ 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/2013 Số tiền % 905.586 575.564 1.440.822 924.746 535.236 349.182 59,10 60,67 1.481.150 2.365.568 884.418 59,71 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 6 tháng 2014  Có kỳ hạn: Vốn huy động tại chỗ có kỳ hạn của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có bƣớc phát triển sau giai đoạn khó khăn. Đặc biệt tình hình sản xuất nông nghiệp đã ổn định với việc giá cả các mặt hàng nông sản 6 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu tăng lên. Vì vậy thu nhập của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Từ lý do đó mà lƣợng tiền tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cƣ tăng lên nhanh chóng và Ngân hàng đã có đƣợc nguồn vốn huy động lớn từ nguồn tiền này. Góp phần vào sự gia tăng của tiền gửi có kỳ hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 mà chủ yếu đến từ tiền gửi tiết kiệm.  Không kỳ hạn: Vốn huy động tại chỗ không kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc. Chủ yếu nhờ sự gia tăng tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp. Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn trong tỉnh đã ký kết đƣợc nhiều hợp đồng lớn trong 6 tháng đầu năm 2014 nên nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng tăng cao. Vì vậy nhiều doanh nghiệp đã gửi tiền vào Ngân hàng để thanh toán tiền cho các đối tác. Góp phần vào sự gia tăng nguồn vốn huy động tại chỗ không kỳ hạn của Ngân hàng. 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN Trong giai đoạn 2011 - 2013 doanh số cho vay của chi nhánh biến động mạnh, cao nhất trong năm 2011, bƣớc sang năm 2012 đã giảm mạnh do tình hình kinh tế gặp khó khăn. Đến năm 2013 doanh số cho vay bắt đầu tăng trở lại do tình hình kinh tế đã ổn định sau giai đoạn khó khăn. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay rất cao và dự báo sẽ còn tăng vào cuối năm do những dấu hiệu khả quan của nền kinh tế. Bên cạnh đó Ngân hàng luôn đảm 35 bảo doanh số thu nợ luôn ở mức cao, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của chi nhánh rất tốt. Cũng giống nhƣ xu hƣớng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ cao nhất của chi nhánh ở năm 2011, sang năm 2012 giảm mạnh và bắt đầu tăng trở lại trong năm 2013. Tình hình kinh tế phục hồi tạo điều kiện cho doanh số thu nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Dƣ nợ của chi nhánh tăng dần qua các năm, riêng 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng là do dƣ nợ của chi nhánh ở những năm trƣớc cao cộng thêm doanh số cho vay cao. Nợ xấu của chi nhánh tăng qua 3 năm nhƣng mức tăng rất thấp so với tổng dƣ nợ. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013. Ngân hàng luôn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn. Để hiểu rõ hơn về kết quả sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng qua các chỉ số đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn sau: Bảng 4.7: Đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tr Đồng 1.024.342 1.422.780 2.033.459 1.481.150 2.365.568 Tr Đồng 6.551.126 4.289.100 5.974.500 2.517.057 3.221.945 DSTN Tr Đồng 5.852.469 4.067.821 5.480.564 2.714.473 3.120.847 Dƣ nợ Tr Đồng 2.266.705 2.487.984 2.981.920 2.290.568 3.083.018 Nợ xấu Tr Đồng 5.096 17.191 35.777 17.244 16.252 Dƣ nợ BQ Vòng quay vốn tín dụng Tổng dƣ nợ/ VHĐ tại chỗ Tr Đồng 1.917.377 2.377.345 2.734.952 2.389.276 3.032.469 Vòng 3,05 1,71 2,00 1,14 1,03 Lần 2,21 1,75 1,47 1,55 1,30 Chỉ Tiêu Nguồn VHĐ tại chỗ DSCV 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 2011 - 2013, 6 tháng 2014 4.2.1 Giai đoạn 2011 - 2013 4.2.1.1 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh càng nhiều thì đƣợc coi là tốt và việc đầu tƣ càng đƣợc an toàn, mang lại thu nhập nhiều hơn. 36 Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có xu hƣớng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cao nhất ở năm 2011, năm 2012 giảm và năm 2013 bắt đầu tăng trở lại. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh không cao mỗi năm chi nhánh chỉ có thể xoay vòng vốn từ 2 - 3 vòng. Nguyên nhân của tình trạng này là do dƣ nợ bình quân của Ngân hàng khá cao. Mặc khác do đa phần nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhƣ trồng trọt, chăn nuôi… nên thời gian luân chuyển vốn chậm. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng gặp khó khăn trong năm 2012 do hàng tồn kho cao chƣa thể thu hồi vốn để thanh toán nợ cho Ngân hàng. Một lý do khác tác động đến vòng quay vốn tín dụng là trong năm 2012, 2013 Ngân hàng còn mở rộng cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh tƣơng đối chậm trong giai đoạn 2011 - 2013. 4.2.1.2 Tổng dư nợ/vốn huy động tại chỗ Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ này giảm dần qua 3 năm nhƣng luôn lớn hơn 1 lần. Chứng tỏ vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng sử dụng rất hiệu quả. Ngày càng đảm bảo khả năng cho vay của chi nhánh và bớt phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Vì vậy giúp chi nhánh giảm đƣợc phần nào chi phí lãi phải trả từ vốn điều chuyển. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của Ngân hàng. Bên cạnh đó hệ số trên cũng cho thấy tình hình tín dụng của chi nhánh vẫn tăng trƣởng trong giai đoạn khó khăn với việc dƣ nợ tăng qua 3 năm. 4.2.2 6 Tháng đầu năm 2014 4.2.2.1 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân do doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng, vì vậy đã làm cho vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh giảm nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2014. 4.2.2.2 Tổng dư nợ/vốn huy động Hệ số này ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 nhƣng vẫn lớn hơn 1 lần. Chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn huy động tại chỗ rất hiệu quả. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tốc độ tăng của vốn huy động tai chỗ của chi nhánh ở 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn tốc độ tăng của tổng dƣ nợ. Vì vậy, hệ số tổng dƣ nợ trên vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với cùng kỳ năm trƣớc. Dự báo hệ số tổng dƣ nợ trên vốn huy động đến cuối năm 2014 có thể tiếp tục giảm nhƣng vẫn đảm bảo lớn hơn 1. 37 4.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUỒN VỐN Tổng chi phí của Ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm, trong đó chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất. Khoản chi phí này tăng liên tục và tăng nhiều nhất trong năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu đến từ vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tăng mạnh trong năm 2013 nên chi phí lãi phải trả tăng lên. Bên cạnh đó với chính sách tín dụng hợp lý thông qua các biện pháp Marketing, làm mới sản phẩm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đặc biệt giữ chân những khách hàng truyền thống đã giúp vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tăng cao. Một nguyên nhân khác cũng làm tăng chi phí lãi của Ngân hàng đó là Ngân hàng phải trả lãi cho khoản vốn điều chuyển còn lớn. Vì thế chi phí lãi của Ngân tăng qua các năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 chi phí lãi tiếp tục tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, chứng tỏ vốn huy động tại chỗ của chi nhánh ngày càng tăng. Bên cạnh sự gia tăng liên tục của chi phí lãi thì chi phí phi lãi lại có sự biến động: năm 2012 giảm và năm 2013 lại tăng lên. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 biến động không nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu đến từ các khoản chi hoạt động và chi hoạt động dich vụ. Do thực hiện chính sách tiết kiệm, hạn chế chi tiêu để đối phó với tình hình kinh tế khó khăn nên năm 2012 chi phí phi lãi của Ngân hàng đã giảm xuống. Nhƣng bƣớc sang năm 2013 với việc triển khai nhiều dịch vụ mới ở tất cả các phòng giao dịch, mặt khác các chƣơng trình khuyến mãi, hỗ trợ, tƣ vấn khách hàng cũng tốn một khoản chi phí lớn của Ngân hàng. Từ những yếu tố trên góp phần vào sự biến động của chi phí phi lãi. Chi phí khác của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Ngân hàng đã mua đất và xây dựng mới các phòng giao dịch số 4, số 6 và phòng giao dịch Tháp Mƣời. Mặt khác chi nhánh cũng chi tiền để nâng cao cơ sở vật chất của các phòng giao dịch hiện có. Vì vậy khoản chi này tăng lên trong giai đoạn 2011 - 2013. Bên cạnh sự gia tăng của chi phí lãi thì thu nhập lãi của Ngân hàng cũng tăng trong giai đoạn 2011 - 2013 và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí lãi. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là từ hoạt động cho vay. Góp phần vào sự tăng trƣởng lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm. Cụ thể: 38 Bảng 4.8: Chi phí nguồn vốn của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Chi phí lãi Chi phí phi lãi Chi khác Tổng chi phí Tổng VHĐ tại chỗ Thu nhập lãi Chi phí lãi/tổng chi phí (%) Chi phí lãi/tổng VHĐ tại chỗ BQ (%) Thu nhập lãi/chi phí lãi (lần) 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2011 2012 2013 496.560 640.858 903.464 394.366 434.450 44.571 140.184 681.315 1.024.342 36.228 158.742 835.828 1.422.780 64.966 219.960 1.188.390 2.033.459 30.840 85.802 511.008 1.481.150 34.467 110.350 579.267 2.365.568 654.062 805.977 1.115.854 490.567 567.194 72,88 76,67 76,02 77,17 75,00 48,48 45,04 44,43 26,63 18,37 1,32 1,26 1,24 1,24 1,31 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 2011 - 2013, 6 tháng 2014 4.3.1 Giai đoạn 2011 - 2013 4.3.1.1 Chi phí lãi/tổng chi phí Hệ số này tăng qua 3 năm. Chứng tỏ chi phí lãi của Ngân hàng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi phí. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí lãi trên tổng chi phí là do vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm làm cho lãi phải trả của chi nhánh tăng lên. Bên cạnh đó do sự cạnh tranh lãi suất gay gắt giữa các Ngân hàng nên chi nhánh phải tốn chi phí nhiều hơn cho một đồng vốn huy đông. Mặc dù vậy tốc độ tăng của chi phí lãi lại thấp hơn tốc độ tăng của vốn huy động tại chỗ là do lãi suất huy động ngày càng giảm theo chủ trƣơng của Ngân hàng Nhà nƣớc. Từ những nguyên nhân trên góp phần vào sự gia tăng của chi phí lãi trên tổng chi phí trong giai đoạn 2011 - 2013. 4.3.1.2 Chi phí lãi/tổng vốn huy động tại chỗ bình quân Hệ số này giảm nhẹ qua 3 năm, một phần là do tốc độ tăng của chi phí lãi thấp hơn tốc độ tăng của vốn huy động tại chỗ do lãi suất huy động giảm. Mặt khác là do vốn huy động tại chỗ của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn nên lãi suất huy động sẽ thấp, vì vậy hệ số này giảm qua 3 năm. 39 4.3.1.3 Thu nhập lãi/chi phí lãi Hệ số này luôn lớn hơn 1 qua 3 năm chứng tỏ thu nhập từ lãi của Ngân hàng tăng qua 3 năm và vì vậy lợi nhuận của Ngân hàng luôn tăng. Chỉ số này cao nhất ở năm 2011, bƣớc sang năm 2012 và 2013 chỉ số này tiếp tục giảm là do từ năm 2012 lãi suất bắt đầu giảm theo chủ trƣơng của Ngân hàng Nhà nƣớc nên cả thu nhập lãi và chi phí lãi đều tăng ít hơn năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của hệ số trên qua 3 năm là do tốc độ tăng của thu nhập lãi luôn thấp hơn tốc độ tăng của chi phí lãi phải trả nên hệ số thu nhập lãi trên chi phí lãi ngày càng giảm. 4.3.2 6 tháng đầu năm 2014 4.3.2.1 Chi phí lãi/tổng chi phí Hệ số này ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí lãi thấp hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nên hệ số này ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với cùng kỳ năm trƣớc. 4.3.2.2 Chi phí lãi/tổng vốn huy động tại chỗ bình quân Hệ số này ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 do tốc độ tăng của chi phí lãi thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn huy động tại chỗ do lãi suất huy động tiếp tục điều chỉnh giảm. Vì vậy hệ số chi phí lãi trên tổng vốn huy động tại chỗ của chi nhánh 6 tháng đầu năm 2014 sẽ giảm. 4.3.2.3 Thu nhập lãi/chi phí lãi Hệ số thu nhập lãi trên chi phí lãi của Ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân chính là do thu nhập lãi tăng nhiều hơn chi phí lãi của Ngân hàng. Chứng tỏ một đồng chi phí lãi của Ngân hàng ngày càng tạo ra đƣợc nhiều đồng thu nhập lãi do hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. 4.4 PHÂN TÍCH RỦI RO NGUỒN VỐN Nguồn vốn của Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Để có đƣợc hiệu quả tối đa từ nguồn vốn Ngân hàng phải đề ra các biện pháp quản lý phù hợp trong từng giai đoạn để hạn chế chi phí từ nguồn vốn. Ngoài ra một vấn đề khác mà Ngân hàng phải đối mặt khi sử dụng nguồn vốn là rủi ro. Hai loại rủi ro nguồn vốn Ngân hàng thƣờng gặp là rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Hạn chế tối đa hai loại rủi ro này sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 40 4.4.1 Rủi ro thanh khoản Tính thanh khoản của Ngân hàng thƣơng mại đƣợc xem nhƣ khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Nhƣ vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi Ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lƣợng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhƣng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trƣờng hợp Ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Để biết đƣợc chi nhánh có gặp rủi ro thanh khoản hay không ta sẽ tìm hiểu các chỉ số sau: Bảng 4.9: Các chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Tài sản thanh khoản Vay ngắn hạn Vốn huy động tại chỗ Dƣ nợ Hệ số thanh khoản (%) Dƣ nợ/VHĐ tại chỗ (%) 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng 6 tháng 2013 2014 2011 2012 706.512 855.550 1.352.457 807.113 1.184.007 395.132 1.024.342 2.266.705 30,40 221,28 511.176 1.422.780 2.487.984 24,20 174,87 710.598 2.033.459 2.981.920 31,56 146,64 370.719 424.806 1.481.150 2.365.568 2.290.568 3.083.018 29,46 32,09 154,65 130,33 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 2011 - 2013, 6 tháng 2014 4.4.1.1 Hệ số thanh khoản a. Giai đoạn 2011 - 2013: Nhìn chung hệ số thanh khoản của chi nhánh có xu hƣớng tăng và luôn giữ ở mức tƣơng đối ổn định qua các năm. Chứng tỏ khả năng thanh khoản của chi nhánh tốt. Chỉ có năm 2012 hệ số thanh khoản của chi nhánh giảm xuống do trong năm 2012 tài sản thanh khoản của chi nhánh mặc dù tăng nhƣng tốc độ tăng lại chậm hơn so với tốc độ tăng của vay ngắn hạn nên hệ số này ở năm 2012 giảm so với năm 2011 và 2013. Nguyên nhân quan trọng để hệ số này đƣợc chi nhánh giữ ở mức tƣơng đối cao là do đặc điểm chung của toàn hệ thống Vietinbank là hạn chế tối đa rủi ro, không đầu tƣ mạo hiểm và đầu tƣ an toàn. Vì vậy chi nhánh luôn giữ tài sản thanh khoản cao hơn nhiều so với vay ngắn hạn để đảm bảo thanh toán cho khách hàng tránh tình trạng mất khả năng thanh khoản. 41 b. 6 tháng đầu năm 2014: Hệ số này ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc và tƣơng đối ổn định so với giai đoạn 2011 - 2013. Chứng tỏ Ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thanh khoản tốt. Đây là tiêu chí quan trọng để giữ vững niềm tin của khách hàng vào chi nhánh. 4.4.1.2 Dư nợ/vốn huy động tại chỗ a. Giai đoạn 2011 - 2013: Hệ số này giảm dần qua các năm, chứng tỏ vốn huy động tại chỗ của chi nhánh ngày càng cao, khả năng tự chủ trong cho vay của chi nhánh ngày càng đảm bảo. Mặt khác việc giảm hệ số này của Ngân hàng cũng nhằm thắt chặt nợ xấu của chi nhánh trong thời gian qua. Nguyên nhân chính làm cho hệ số này giảm là do dƣ nợ của chi nhánh tăng chậm hơn so với vốn huy động tại chỗ. Vì vậy hệ số dƣ nợ trên vốn huy động tại chỗ của chi nhánh giảm trong giai đoạn 2011 - 2013. b. 6 tháng đầu năm 2014: Hệ số này ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do vốn huy động tại chỗ của chi nhánh tăng mạnh so với dƣ nợ của chi nhánh. 4.4.2 Rủi ro lãi suất Một trong những rủi ro đặc thù của Ngân hàng thƣơng mại là rủi ro lãi suất. Rủi ro về lãi suất thƣờng xảy ra khi có sự biến động lớn về lãi suất đầu vào và đầu ra, sự chênh lệch giữa các mức lãi suất huy động lớn cũng nhƣ chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tƣ, cho vay ra thị trƣờng. Nói chung rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Nhƣ vậy, nếu NHTM duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kỳ hạn không cân xứng với nhau, thì phải chịu những rủi ro lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản có và tài sản nợ; hoặc rủi ro lãi suất do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất thị trƣờng biến động. Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách làm cho các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau. Nếu không có sự quan tâm thích đáng đến việc quản lý rủi ro lãi suất, không dự báo đƣợc xu hƣớng biến động của lãi suất thì Ngân hàng có thể bị thiệt hại nặng nề từ loại rủi ro này. Để hiểu rõ về tình hình rủi ro lãi suất của chi nhánh ta sẽ tìm hiểu các hệ số sau: 42 Bảng 4.10: Các chỉ số đánh giá rủi ro lãi suất của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Tài sản nhạy cảm Nguồn vốn nhạy cảm Tổng nguồn vốn Hệ số độ lệch nhạy cảm (%) Hệ số rủi ro lãi suất (lần) 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng 6 tháng 2013 2014 2011 2012 889.110 922.334 1.098.234 547.902 667.913 901.505 2.567.998 -0,48 0,99 1.004.667 2.645.000 -3,11 0,92 1.120.330 3.513.345 -0,63 0,98 609.226 2.350.644 -2,61 0,90 797.185 3.105.428 -4,16 0,84 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp, 2011 - 2013, 6 tháng 2014 4.4.2.1 Hệ số độ lệch nhạy cảm a. Giai đoạn 2011 - 2013: Hệ số độ lệch nhạy cảm của chi nhánh âm qua 3 năm và luôn ở mức thấp. Chứng tỏ tài sản nhạy cảm thấp hơn không nhiều so với nguồn vốn nhạy cảm của chi nhánh. Qua đó cho thấy rủi ro do lãi suất của chi nhánh có xu hƣớng ngày càng giảm. Nguyên nhân hệ số này âm và ở mức thấp là do tài sản nhạy cảm luôn nhỏ hơn nguồn vốn nhạy cảm của Ngân hàng qua 3 năm và chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm là không cao. b. 6 tháng đầu năm 2014: Hệ số này ở 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2013 là số âm. Nguyên nhân là do tài sản nhạy cảm thấp hơn nguồn vốn nhạy cảm của Ngân hàng. 4.4.2.2 Hệ số rủi ro lãi suất a. Giai đoạn 2011 - 2013: Hệ số rủi ro lãi suất của Ngân hàng tƣơng đối ổn định và luôn nhỏ hơn 1 qua 3 năm. Cho thấy Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng, vì vậy thu nhập của Ngân hàng sẽ tăng khi lãi suất giảm. Nguyên nhân hệ số rủi ro lãi suất của Ngân hàng luôn nhỏ hơn 1 qua 3 năm là do tài sản nhạy cảm của Ngân hàng luôn nhỏ hơn nguồn vốn nhạy cảm. Chủ yếu là do cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thấp hơn vốn huy động tại chỗ ngắn hạn của Ngân hàng. Với đặc trƣng của Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam là hạn chế rủi ro, đầu tƣ an toàn. Cộng thêm xu hƣớng lãi suất ngày càng giảm theo chủ trƣơng 43 của Ngân hàng Nhà nƣớc. Vì vậy trong tƣơng lai Vietinbank Đồng Tháp tiếp tục có những biện pháp triệt để nhằm giữ hệ số rủi ro lãi suất của chi nhánh luôn nhỏ hơn 1 nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng do dự báo lãi suất tiếp tục giảm trong tƣơng lai. b. 6 tháng đầu năm 2014: Hệ số này ở 6 tháng đầu năm 2014 vẫn nhỏ hơn 1. Chứng tỏ Ngân hàng vẫn sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng và thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng khi lãi suất giảm. Vì vậy khi lãi suất 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục giảm thì lợi nhuận của Ngân hàng lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Theo dự báo trong tƣơng lai lãi suất tiếp tục giảm và Ngân hàng sẽ tiếp tục có biện pháp để giữ hệ số trên nhỏ hơn 1. Vì vậy Ngân hàng sẽ giảm đƣợc rủi ro lãi suất vào cuối năm 2014. 44 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NGUỒN VỐN CHO VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK ĐỒNG THÁP 5.1.1 Kết quả đạt đƣợc Nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tăng, trong đó vốn huy động tại chỗ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh tăng trƣởng qua các năm. Khả năng tự chủ trong cho vay càng đƣợc đảm bảo bằng chính nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Trong cơ cấu vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng theo kỳ hạn thì vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động không kỳ hạn. Đây là thuận lợi lớn giúp Ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng tƣơng đối cao. Chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng tối đa nguồn vốn có thể sử dụng để cho vay nhƣng vẫn đảm bảo khả năng thu nợ tốt nhằm giúp dòng vốn của Ngân hàng có thể luân chuyển liên tục. Hệ số tổng dƣ nợ trên vốn huy động tại chỗ của chi nhánh ngày càng giảm, chứng tỏ khả năng tự chủ trong cho vay của chi nhánh ngày càng cải thiện. Thu nhập lãi của Ngân hàng luôn cao hơn chi phí lãi. Chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn vô cùng hợp lý để đem lại thu nhập từ lãi ngày càng cao. Tài sản thanh khoản của chi nhánh tăng qua các năm và luôn lớn hơn vay ngắn hạn. Vì vậy hệ số thanh khoản của Ngân hàng luôn giữ ở mức hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cho Ngân hàng, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số độ lệch nhạy cảm của chi nhánh ở mức thấp. Vì vậy giúp chi nhánh có thể có biện pháp đối phó phù hợp để tránh rủi ro trong bối cảnh lãi suất có nhiều biến động nhƣ hiện nay. Tài sản nhạy cảm của chi nhánh luôn thấp hơn nguồn vốn nhạy cảm qua 3 năm trong bối cảnh lãi suất ngày càng giảm theo chỉ thị của Ngân hàng Nhà 45 nƣớc. Vì vậy ngân hàng luôn giữ hệ số rủi ro lãi suất nhỏ hơn một nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng khi lãi suất giảm. 5.1.2 Hạn chế Trong thời gian qua mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt đƣợc nhiều hiệu quả nhƣng vẫn tồn tại không ít hạn chế cần giải quyết. Cụ thể: Việc thiếu vốn cho vay buộc Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều. Vì vậy làm tăng chi phí lãi của Ngân hàng. Vốn huy động tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của chi nhánh. Nguồn vốn huy động tại chỗ phụ thuộc nhiều vào lƣợng tiền gửi của dân cƣ nên gây khó khăn cho Ngân hàng khi tình hình kinh tế biến động. Bên cạnh đó chi nhánh chƣa tận dụng tối đa nguồn vốn từ các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trên địa bàn. Doanh số cho vay của chi nhánh luôn ở mức cao, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn nên nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bên cạnh đó với việc thị trƣờng nông sản còn nhiều bấp bênh làm cho nhiều hộ nông dân sản xuất không hiệu quả gây thiệt hại về kinh tế. Vì vậy làm cho nợ xấu của Ngân hàng còn tăng qua các năm. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của Ngân hàng vẫn luôn ở mức an toàn. Vòng quay vốn tín dụng tƣơng đối chậm làm tăng chi phí của Ngân hàng. Chi phí còn tăng cao, trong đó tăng nhiều nhất là chi phí lãi. Vì vậy ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Chi phí lãi trên tổng vốn huy động tại chỗ của chi nhánh khá cao. Chứng tỏ chi nhánh phải trả chi phí nhiều hơn cho vốn huy động tại chỗ. 5.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NGUỒN VỐN CHO VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 5.2.1 Giải pháp nâng cao nguồn vốn  Nâng cao khả năng huy động vốn tại chỗ: - Đa dạng hóa các hình thức gửi tiền nhƣ: tiền gửi thanh toán - lãi suất bậc thang, tiền gửi đầu tƣ đa năng, tiền gửi kết hợp, tiền gửi đầu tƣ linh hoạt,… để thu hút khách hàng. - Đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền, đặc biệt là các khoản tiền gửi ngắn hạn nhƣ: tiền gửi theo tháng, theo quý hay theo chu kỳ sản xuất để có thể huy 46 động vốn tối đa từ các thành phần kinh tế trên địa bàn. Với đặc điểm địa phƣơng có nhiều doanh nghiệp sản xuất theo chu kỳ mùa vụ nhƣ: lúa, nông sản,… nên Ngân hàng có thể huy động vốn nhàn rỗi từ những đối tƣợng này để có thể tăng nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng. - Áp dụng mức lãi suất huy động ƣu đãi đối với các khách hàng lớn và có quan hệ lâu năm với Ngân hàng nhƣ: các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, doanh nghiệp xuất nhập khẩu y tế,… - Đẩy mạnh hoạt động Marketing bằng cách tiến hành thông báo và quảng cáo rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin truyền thông, hoặc treo băng ron, áp phích trƣớc chi nhánh, các phòng giao dịch và những nơi có thể thu hút dân cƣ để cho ngƣời dân biết đƣợc cơ chế lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, hình thức trả lãi phong phú cũng nhƣ sự tiện ích khi khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. - Áp dụng các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn đối với từng loại tiền gửi nhƣ: bốc thăm trúng thƣởng, quy định mức thƣởng đối với từng mức tiền gửi khác nhau,… - Liên kết chặt chẽ với kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn để có thể huy động vốn từ các khoản thu tạm thời nhàn rỗi của kho bạc. Bên cạnh đó tạo mối quan hệ tốt với các đơn vị hành chính sự nghiệp để liên kết mở thẻ thanh toán lƣơng cho các đơn vị này. - Xây dựng thêm phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Cao Lãnh để tạo điều kiện cho ngƣời dân các xã, phƣờng ở vùng ven của thành phố có thể tiếp cận Ngân hàng.  Mở rộng đối tượng huy động vốn: Chi nhánh nên đa dạng hóa các đối tƣợng huy động vốn, tránh tập trung quá nhiều vào tiền gửi ngắn hạn của dân cƣ. Cụ thể: - Tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp lớn đã và đang đầu tƣ vào trong tỉnh nhƣ: hệ thống siêu thị coopmart, các công ty xuất nhập khẩu thủy sản, các công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh lĩnh vực khách sạn nhƣ Hòa Bình, Sông Trà,… để có thể thu hút nguồn vốn lớn từ các đối tƣợng này. - Với lợi thế có nhiều trƣờng trung học phổ thông, cao đẳng và đại học trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, chi nhánh nên phát hành thẻ ATM miễn phí cho các đối tƣợng trên để có thể thu hút tiền gửi vào Ngân hàng. - Chi nhánh nên tạo gói tiền gửi tiết kiệm học đƣờng, đối tƣợng hƣớng đến là học sinh, sinh viên. Để tạo điều kiện cho những đối tƣợng trên có thể 47 tích lũy tiền, mặc dù không nhiều nhƣng đây cũng là nguồn vốn mà chi nhánh có thể khai thác. 5.2.2 Giải pháp quản lý nguồn vốn  Quản lý chi phí nguồn vốn: - Đối với chi phí lãi: sự gia tăng của chi phí lãi thể hiện quy mô nguồn vốn của chi nhánh ngày càng mở rộng. Nhƣng cần phải có giải pháp để hạn chế tối đa chi phí này nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Cụ thể: + Áp dụng mức lãi suất khác nhau nhƣng vẫn đảm bảo theo quy định của NHNN để phù hợp với từng số tiền huy động nhằm giảm chi phí lãi phải trả. + Hạn chế sử dụng vốn điều chuyển thông qua các biện pháp nhƣ: chi nhánh áp dụng các hạn mức huy động vốn cho từng phòng giao dịch nhằm tăng vốn huy động tại chỗ cho chi nhánh. Ngoài ra chi nhánh nên có các hình thức khen thƣởng đối với các phòng giao dịch hoàn thành và vƣợt chỉ tiêu huy động vốn đề ra, bên cạnh đó cũng có hình thức kiểm điểm đối với các phòng giao dịch không hoàn thành chỉ tiêu của chi nhánh. Nếu vốn huy động tại chỗ tăng lên thì chi nhánh sẽ bớt phụ thuộc vào vốn điều chuyển và từ đó sẽ giảm đáng kể chi phí lãi phải trả. + Tăng cƣờng huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tích lũy từ dân cƣ vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp. + Đối với những hồ sơ vay vốn của khách hàng có quan hệ lâu năm với Ngân hàng, đặc biệt là những hộ nông dân vay vốn có thế chấp bất động sản là đất canh tác thì Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng để giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại Ngân hàng khi khách hàng đến trả nợ và lấy tài sản thế chấp. Vì nhƣ thế vừa tiết kiệm thời gian cho khách hàng ở những lần vay vốn sau, vừa tiết kiệm đƣợc chi phí thẩm định hồ sơ của cán bộ tín dụng. - Đối với chi phí phi lãi: đây là khoản chi chiếm tỷ trong thấp trong tổng chi phí. Nhƣng nếu giảm đƣợc loại chi phí này sẽ giảm bớt một phần chi phí cho Ngân hàng, từ đó lợi nhuận của Ngân hàng tăng cao hơn. Để làm đƣợc điều đó chi nhánh cần có những giải pháp cụ thể: + Giảm tối đa những khoản chi nhƣ: chi đầu tƣ chứng khoán, chi dịch vụ,… Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần hạn chế tối đa rủi ro nhằm giảm khoản chi cho dự phòng rủi ro. + Khoán chi đầu tƣ xây dựng cơ bản cho từng phòng giao dịch: các phòng giao dịch mới xây dựng nhƣ số 4, số 6 và phòng giao dịch Tháp Mƣời 48 thì khoản chi này sẽ thấp hơn so với các phòng giao dịch đã có từ trƣớc nhƣ phòng giao dịch số 1, số 2, số 5 và số 7 nhằm hạn chế tối đa chi phí. + Thực hiện chi trả lƣơng tính theo doanh số kinh doanh của từng cán bộ công nhân viên. + Giảm bớt một số máy lạnh tại trụ sở chi nhánh nhằm tiết kiệm điện. + Hạn chế tối đa trƣờng hợp sử dụng xe cơ quan để phục vụ mục đích riêng. + Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên của chi nhánh mỗi năm một lần thay vì mỗi năm hai lần nhƣ trƣớc đây. - Đối với chi phí khác: cần giảm tối đa những khoản chi không thật sự cần thiết cho Ngân hàng.  Quản lý rủi ro nguồn vốn: - Đối với rủi ro thanh khoản: chi nhánh nên tiếp tục giữ hệ số thanh khoản ở mức ổn định đủ đảm bảo khả năng thanh toán. Để làm đƣợc điều này trong bối cảnh nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh ngày một tăng, chi nhánh nên tăng tài sản thanh khoản và giảm khoản mục vay ngắn hạn. Ngoài ra với đặc điểm nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là tiền gửi của dân cƣ. Đây là những khách hàng rất dễ rút tiền khi tình hình kinh tế biến động nên chi nhánh phải dự trữ lƣợng tiền mặt đủ để thanh toán cho khách hàng, trách tình trạng mất thanh khoản tạm thời. - Đối với rủi ro lãi suất: trƣớc xu hƣớng lãi suất ngày càng giảm, chi nhánh nên tiếp tục giữ tài sản nhạy cảm thấp hơn nguồn vốn nhạy cảm. Vì nhƣ vậy hệ số rủi ro lãi suất của chi nhánh sẽ nhỏ hơn 1 và chi nhánh sẽ hạn chế tối đa rủi ro khi lãi suất đƣợc dự báo tiếp tục giảm trong tƣơng lai.  Quản lý việc sử dụng nguồn vốn: Việc sử dụng nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Chủ yếu là hoạt động cho vay, vì vậy cần có biện pháp cụ thể: - Ngân hàng cần tăng cƣờng công tác thẩm định kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó cần rà soát đánh giá các khoản nợ một cách liên tục nhằm có biện pháp xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, hạn chế tối đa phát sinh nợ quá hạn, kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Cán bộ tín dụng nên thƣờng xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. 49 - Đối với các hồ sơ vay vốn cần thẩm định tài sản thế chấp chính xác theo đúng hƣớng dẫn của Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam và phù hợp với chỉ đạo của địa phƣơng. - Không cho vay đối với các đối tƣợng không có phƣơng án sản xuất kinh doanh không khả thi. Nhằm hạn chế nợ quá hạn, đặc biệt là nợ xấu. 50 KẾT LUẬN Trong những năm qua tình hình nguồn vốn của Ngân hàng có những chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực. Hệ số dƣ nợ trên vốn huy động tại chỗ ngày càng giảm chứng tỏ vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt Ngân hàng đã thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng vốn huy động tại chỗ và giảm tỷ trọng của vốn điều chuyển nhằm tăng khả năng tự chủ trong công tác cho vay của chi nhánh. Bên cạnh đó với những chính sách quản lý nguồn vốn hiệu quả Ngân hàng luôn đảm bảo mức tăng trƣởng dƣ nợ qua các năm, nhƣng luôn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ luôn ở mức an toàn. Hệ số thu nợ của chi nhánh trong những năm qua tƣơng đối cao, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của chi nhánh rất tốt, từ đó cho thấy vốn Ngân hàng cho vay đúng mục đích, thái độ trả nợ của khách hàng tốt. Vì vậy chất lƣợng công tác tín dụng của chi nhánh ngày càng nâng cao, uy tín của Ngân hàng càng đƣợc củng cố. Nhìn chung chi phí của Ngân hàng tăng qua các năm, đặc biệt là chi phí lãi, từ đó cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của chi nhánh ngày càng tăng trong bối cảnh lãi suất liên tục đƣợc điều chỉnh giảm. Ngoài chi phi lãi thì chi phí phi lãi và chi phí khác của Ngân hàng cũng tăng theo. Mặc dù đây là những loại chi phí nên giảm nhƣng vì mục tiêu phát triển của chi nhánh trong tƣơng lai nên sự gia tăng của những loại chi phí này là cần thiết nhằm đảm bảo môi trƣờng kinh doanh tốt nhất cho Ngân hàng. Nhìn chung sự gia tăng của chi phí không làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm vì tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng luôn tăng. Nguồn vốn của Ngân hàng tồn tại hai loại rủi ro cơ bản: rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Ngân hàng đã có những biện pháp hạn chế rủi ro cho chi nhánh vô cùng hiệu quả. Từ việc đảm bảo hệ số thanh khoản tƣơng đối ổn định và ở mức cao để đảm bảo khả năng thanh toán tốt nhất. Cho đến việc giữ hệ số rủi ro lãi suất nhỏ hơn 1 để Ngân hàng không gặp rủi ro trong bối cảnh lãi suất ngày càng giảm. Tất cả cho thấy công tác quản lý và hạn chế rủi ro của chi nhánh rất hiệu quả, nhờ đó tình hình kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển. Để đạt đƣợc thành tựu nói trên, chi nhánh đã nhận đƣợc sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời từ Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam và Ban Giám đốc điều hành chi nhánh Đồng Tháp. Ngoài ra phải kể đến đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh ở các phòng ban đã có sự phối hợp tốt với nhau. Mặc dù hiện nay tình hình cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng gay gắt 51 gây khó khăn cho việc kinh doanh của chi nhánh, nhƣng với các ƣu thế có đƣợc đó là uy tín đã tạo lập đƣợc sau hơn 20 năm phát triển, cùng với kinh nghiệm điều hành và sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ có năng lực và nền tảng vững chắc, tin rằng VietinBank chi nhánh Đồng Tháp sẽ tiếp tục phát triển và đạt kết quả ngày càng tốt hơn. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại (2013). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại, tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh nguyệt (2010). Giáo trình quản trị Ngân hàng thƣơng mại, nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 3. Báo cáo của phòng tổ chức hành chính NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. 4. Thông tƣ 05/2013/TT-BTC hƣớng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài. 5. Nghị định 57/2012/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dung, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài. 6. Thông tin từ các trang web: http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dungngan-han-tai-ngan-hang-cong-thuong-chi-nhanh-dong-thap-51323/ http://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/kinhte/quantringanhang/chuong5. http://news.go.vn/tai-chinh/tin-684404/that-ty-le-du-no-tren-von-huydong-ldr-hop-ly-song-can-co-lo-trinh.htm http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&i d=1540:t-l-cp-tin-dng-so-vi-ngun-vn-huy-ng-nhng-thong-l-quc-t&catid=43:ao-to&Itemid=90 https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/13/quan-ly-rui-ro-laisuat-o-ngan-hang-thuong-mai.html https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/12/05/vietinbank-dongthap-tiep-suc-doanh-nghiep-xuat-khau.html 53 [...]... 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 4.1.1 Giai đoạn 2011 - 2013 Nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động tại chỗ và vốn điều chuyển Trong đó chi nhánh luôn xem công tác huy động vốn tại chỗ là nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu chi n lƣợc lâu dài là phát triển nguồn tiền gửi giúp chi nhánh. .. Ngân hàng tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình nguồn vốn tại 1 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp. ” cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích nguồn vốn, các chi phí và rủi ro liên quan đến nguồn vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng... quan đến nguồn vốn của Ngân hàng Phân tích những rủi ro liên quan đến nguồn vốn của Ngân hàng nhƣ: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản Đề xuất một số giải pháp quản lý và nâng cao nguồn vốn cho Ngân hàng tốt hơn 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài phân tích tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp 1.3.2 Thời gian Đề tài phân tích số liệu của Ngân hàng qua... nghiên cứu Nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Đồng Tháp 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về nguồn vốn Nguồn vốn của một Ngân hàng thƣơng mại trên bảng cân đối kế toán thì có hai phần là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (vốn tự có) Nhƣng để tìm hiểu rõ cách thức tạo lập nguồn vốn của NHTM trong phần này sẽ chia nguồn vốn của Ngân hàng thành... bộ phận sau: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và nguồn vốn khác 2.1.1.1 Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có của Ngân hàng là nguồn vốn do chính chủ sở hữu Ngân hàng đóng góp và phần lợi nhuận đƣợc tạo ra trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng Nguồn vốn này phụ thuộc vào tính chất sở hữu của mỗi Ngân hàng, ví dụ Ngân hàng cổ phần là do các cổ đông đóng góp, Ngân hàng của Nhà... thuộc Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam, Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động 15 khác ghi trong quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam 3.1.2 Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2014 Năm 2014, VietinBank Đồng Tháp tiếp... dịch 7 Phòng Giaosốdịch Tháp Mƣời Giao dịch Tháp Mƣời Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - chi nhánh Công Thương Đồng Tháp Thanh toán XNK Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Tháp 3.2.2 Chức năng phòng ban Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thƣơng Đồng Tháp gồm có: Một chi nhánh chính, 7 phòng giao dịch Bộ máy hoạt động của Ngân hàng gồm: 1 Giám đốc, 2... quản lý nguồn vốn nhằm đảm bảo tính thanh khoản, ổn định hoạt động kinh doanh và giữ gìn uy tín cho Ngân hàng Trong bối cảnh nhƣ thế, một Ngân hàng không thể tồn tại và phát triển bền vững nếu không chú trọng đến việc quản lý nguồn vốn của Ngân hàng mình Vì vậy, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Đồng Tháp nói... nâng cao nguồn vốn cho Ngân hàng tốt hơn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng chi nhánh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Phân tích nguồn vốn nói chung cũng nhƣ tình hình huy động vốn nói riêng của Vietinbank Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng Phân tích các chi phí... khách hàng rút tiền ra khỏi Ngân hàng Khi đó Ngân hàng phải đƣơng đầu với sự sụt giảm ngân quỹ to lớn và buộc phải tìm vay nguồn vốn khác với chi phí cao c Rủi ro vốn chủ sở hữu: Trong hỗn hợp nguồn vốn của Ngân hàng gồm có vốn huy động, vốn vay và vốn chủ sở hữu Mặc dù vốn chủ sở hữu chi m tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng nhƣng đây là bộ phận vốn tạo sự ổn định cho Ngân hàng Bởi vì nguồn

Ngày đăng: 30/09/2015, 21:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan