phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng

96 354 0
phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... MSSV: C1200178 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài – Ngân hàng Mã số ngành:... tài Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quận Cái Răng ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu. .. DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 4.1 TÌNH HÌNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2013 VÀ THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.1.1 Tình hình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ LOAN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 8 – Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ LOAN MSSV: C1200178 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN TRUNG TÍNH Tháng 8 - Năm 2014 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3 2.1.1 Những khái niệm liên quan đến tín dụng.................................................. 3 2.1.1.1 Khái niệm, đặc trưng tín dụng ngân hàng.............................................. 3 2.1.1.2 Khái niệm cho vay và cho vay tiêu dùng ............................................... 4 2.1.1.3 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu ...................................................................................................................... 5 2.1.2 Nguyên tắc của cho vay tiêu dùng ............................................................ 6 2.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ...................... 6 2.1.4 Đối tượng và đặc điểm riêng của cho vay tiêu dùng ................................ 8 2.1.4.1 Đối tượng của cho vay tiêu dùng ........................................................... 8 2.1.4.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng ............................................................ 9 2.1.5 Một số hình thức cho vay tiêu dùng ....................................................... 10 2.1.5.1 Căn cứ vào thời hạn ............................................................................. 10 2.1.5.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay ................................................ 10 2.1.5.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ .................................................. 10 2.1.5.4 Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ ................................................... 11 2.1.5.5 Căn cứ vào hình thức đảm bảo ............................................................ 13 2.1.6 Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh của các ngân hàng ......................................................................................................... 14 2.1.7 Tình hình cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay ............................... 15 2.1.8 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng ........................... 16 2.1.8.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.......................................................... 16 2.1.8.2 Hiệu suất sử dụng vốn ......................................................................... 16 2.1.8.3 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn ......................................................... 17 2.1.8.4 Hệ số thu nợ ......................................................................................... 17 2.1.8.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ................................................................ 17 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 17 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 17 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG .......................................................................................................................... 19 3.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG ...................................................... 19 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 19 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành ................................................................... 20 3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức ....................................................................................... 20 3.1.2.2 Chức năng các phòng ban .................................................................... 21 3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ........................................................... 22 3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ............ 22 3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng năm 2014 ..................................................................... 22 3.2.1.1 Tổng thu nhập ...................................................................................... 24 3.2.1.2 Chi phí.................................................................................................. 25 3.2.1.3 Lợi nhuận ............................................................................................. 27 3.2.2 Thuận lợi và khó khăn ............................................................................ 27 3.2.2.1 Thuận lợi .............................................................................................. 28 3.2.2.2 Khó khăn .............................................................................................. 29 3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ............................... 29 3.3.1 Mục tiêu chiến lược ................................................................................ 29 3.3.2 Phương hướng hoạt động ........................................................................ 30 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG .......................................................................................... 31 4.1 TÌNH HÌNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ........................ 31 4.1.1 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ........................................... 31 4.1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn ................................................................................ 31 4.1.1.2 Tình hình vốn huy động ....................................................................... 35 4.1.2 Tình cho vay của ngân hàng ................................................................... 40 4.1.2.1 Doanh số cho vay................................................................................. 42 4.1.2.2 Doanh số thu nợ ................................................................................... 43 4.1.2.3 Dư nợ ................................................................................................... 44 4.1.2.4 Nợ xấu .................................................................................................. 45 4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2013 VÀ 6 THÁNG NĂM 2014 ............................................................ 46 4.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng.................................................................... 47 4.2.2 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng ........................................................ 53 4.2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng ......................................................................... 57 4.2.4 Nợ xấu cho vay tiêu dùng ....................................................................... 61 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH .............................................................................. 65 4.3.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng............................................................. 66 4.3.2 Hiệu suất sử dụng vốn ............................................................................ 66 4.3.3 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn ............................................................ 66 4.3.4 Hệ số thu nợ ............................................................................................ 67 4.3.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ................................................................... 67 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG .............................................................................................................. 68 4.4.1 Yếu tố bên trong ..................................................................................... 68 4.4.2 Yếu tố bên ngoài ..................................................................................... 70 4.5 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ................................... 72 4.5.1 Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng ............................................. 72 4.5.2 Đối với người đi vay ............................................................................... 73 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ..................................................................................... 75 5.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUY TRÌNH QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CHO VAY TIÊU DÙNG .................................................................................................... 75 5.1.1 Cải thiện hệ thống các quy trình, quy chế, sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng khách hàng cá nhân ..................................................... 75 5.1.2 Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với cá nhân ....... 76 5.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ VÀ SẢN PHẨM NGÂN HÀNG .......................................................................................................................... 77 5.2.1 Nâng cấp và phát triển công nghệ ngân hàng ......................................... 77 5.2.2 Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phi tín dụng tạo ra những bộ sản phẩm trọn gói ................................................................................................... 77 5.3 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC MARKETING VÀ NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU .............................................................................................. 78 5.3.1 Cần quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu thị trường ..... 78 5.3.2 Thực hiện tiếp thị quảng bá sản phẩm hiệu quả đi đôi với quảng cáo thương hiệu ...................................................................................................... 79 5.3.3 Xây dựng văn hoá tác phong phục vụ khách hàng mang dấu ấn riêng .. 80 5.3.4 Tạo ra sự thống nhất nhất quán hình ảnh tại mọi địa điểm giao dịch ..... 81 5.3.5 Thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng như là một quá trình hậu mãi tốt .............................................................................................................. 81 5.3.6 Con người, nhân tố quyết định thành công ............................................. 82 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN ................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 đến 6 tháng 2014…………………………. 23 Bảng 4.1 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013 ………………………................................................ 32 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 -6/2014………………………………………………..……………... 34 Bảng 4.3 Tình hình VHĐ của NHNN&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013……………………………………………..………... 36 Bảng 4.4 Tình hình VHĐ của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 – 6/2014………………………………………………………... 38 Bảng 4.5 Tình hình cho vay của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 - 2013 đến 6/2014…………………………………………………………… 41 Bảng 4.6 Doanh số cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 ……………………………………………………….……..48 Bảng 4.7 Doanh số cho vay tiêu dùng dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 - 6/2014…………………………………………………… 51 Bảng 4.8 Tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 ………………………………........................................54 Bảng 4.9 Tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013- 6/2014…………………….………………........................ 56 Bảng 4.10 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013…………………………………………………... 58 Bảng 4.11 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 – 6/2014……………………………...……………... 60 Bảng 4.12 Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 đến 6 tháng năm 2014…………………………...62 Bảng 4.13 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 đến 6 tháng 2014…… 65 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ các bước cho vay tiêu dùng gián tiếp……………………… 11 Hình 2.2 Sơ đồ các bước tiến hành cho vay tiêu dùng trực tiếp……………. 12 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0&PTNT quận Cái Răng…………. 20 Hình 3.2 Hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 - 2013 và đến 6 tháng 2014…………………………………………... 24 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013………………………………………………………………………... 31 Hình 4.2 Vốn huy động của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013…………………………………………………………….. 35 Hình 4.3 Tình hình cho vay của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013……………………………………………………………. 40 Hình 4.4 Tình hình cho vay tiêu dùng của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 và đến 6 tháng 2014…………………………... 47 Hình 4.5 Tình hình nợ xấu CVTD của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 đến 6 tháng 2014………………………………………………… 61 Hình 4.6 Cơ cấu nợ xấu của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 20112013 và 6 tháng 2014………………………………………………………63 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BP : Bộ phận CN&HGĐ : Cá nhân và hộ gia đình DN CVTD : Dư nợ cho vay tiêu dùng DNg : Doanh nghiệp DS CVTD : Doanh số cho vay tiêu dùng DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ GTCG : Giấy tờ có giá HĐDV : Hoạt động dịch vụ KBNN : Kho bạc Nhà nước NHCSXH VN : Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam NHN0&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHN0VN : Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHPTN0VN : Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần NSNN : Ngân sách Nhà nước NX : Nợ xấu P : Phòng TCTD : Tổ chức tín dụng TG CKH : Tiền gửi có kỳ hạn TG KKH : Tiền gửi không kỳ hạn TGTK : Tiền gửi tiết kiệm TN CVTD : Thu nợ cho vay tiêu dùng TNV : Tổng nguồn vốn TP : Thành phố VĐC : Vốn điều chuyển VHĐ : Vốn huy động XLRR : Xử lý rủi ro CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nếu như nói đến Tín dụng là nói đến sự chuyển giao vốn giữa các chủ thể với nhau, thì cho vay tiêu dùng làm người ta suy nghĩ đến mục đích của sự chuyển giao nó. Có thể nói đây là mảng nghiệp vụ của ngân hàng tiếp cận gần nhất với cuộc sống của người lao động, nhằm hỗ trợ họ trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Nếu như trước kia khái niệm “cho vay tiêu dùng” vẫn còn mới đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam thì một trong một vài năm trở lại đây, hoạt động này đã trở thành mục tiêu của nhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng trong nước. Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong các hoạt động ngân hàng có hoạt động cho vay, tuy nhiên từ xưa tới nay, các ngân hàng chỉ chú trọng cho vay đối với các nhà sản xuất kinh doanh hay các dự án với quy mô lớn mà chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu tiêu dùng của người dân lao động. Thực tế cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có công ty, doanh nghiệp là cần vốn mà các cá nhân cũng là người cần vốn hơn bao giờ hết. Nhu cầu của con người ngày càng được tăng lên, theo đó với hàng loạt các đòi hỏi cần được thỏa mãn. Giờ đây, người dân xem việc đi vay như là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán. Cũng chính những nhu cầu đó, ngân hàng đã phát triển một hoạt động cho vay mới đó là cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu tiêu dùng không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần cải thiện đời sống của người dân ngày một tốt hơn, đồng thời nó là sợi dây gắn kết giữa người lao động với cơ quan, doanh nghiệp, nơi họ làm việc, từ đó có thể tăng năng lực lao động và khả năng cống hiến cho xã hội. Hơn thế nữa, cùng với xu thế đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng và với sự cạnh tranh gay gắt trong việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn thì mảng cho vay tiêu dùng được sử dụng như là nghiệp vụ nhằm hướng đến một thị trường mới mẻ đầy tiềm năng mà trước đây chưa được khai thác. 1 Xuất phát từ những vấn đề trên và để hiểu rõ hơn tình hình cho vay tiêu dùng hiện nay, cũng như có được những giải pháp để phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quận Cái Răng ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHN0&PTNT) chi nhánh quận Cái Răng, Tp Cần Thơ từ năm 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, nhằm tìm ra những hạn chế và đề ra một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khái quát tình hình nguồn vốn và huy động vốn của NHN0&PTNT qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. - Phân tích và đánh giá tình hình cho vay tiêu dùng của NHN0&PTNT qua 3 năm 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. - Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro và tăng trưởng tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Số liệu thu thập từ các phòng ban của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng, Tp Cần Thơ. Địa chỉ: 106/4 Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian - Đề tài thực hiện từ ngày 11/08/2014 đến 17/11/2014. - Số liệu sử dụng trong đề tài từ năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu - Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. - Tình hình cho vay tiêu dùng và các sản phẩm cho vay tiêu dùng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những khái niệm liên quan đến tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm, đặc trưng tín dụng ngân hàng Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tín dụng ngân hàng, từ cách tiếp cận đơn giản: tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định (Nguyễn Minh Kiều, 2005, trang 54). Đến cách tiếp cận phức tạp hơn: tín dụng trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng, là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán (Hồ Diệu, 2000, trang 19). Theo Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (2004) định nghĩa về hoạt động tín dụng và cấp tín dụng của các NHTM và các TCTD khác đã viết “Cấp tín dụng được định nghĩa là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả”. Mối quan hệ tín dụng ngân hàng không phải là quan hệ chuyển dịch vốn trực tiếp từ nơi nhàn rỗi sang nơi thiếu mà thông qua các ngân hàng làm trung gian. Nó là một nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi. Từ những khái niệm nêu trên, có thể cho thấy một quan hệ tín dụng bao gồm các đặc trưng sau: Một là, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay (khách hàng) và người cho vay (ngân hàng). Đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng. Người cho vay (ngân hàng) tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Người đi vay cũng tin vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa người đi vay và người cho vay về lòng tin tưởng là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng. Cơ sở của sự tin tưởng này có thể do uy tín của người đi vay, do giá trị tài sản thế chấp và do sự bảo lãnh của một bên thứ ba. Hai là, tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị người cho vay cho một người khác (người đi vay), được sử dụng trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 3 Đối tượng của sự chuyển nhượng là sự chuyển nhượng tiền tệ. Tính chất tạm thời của sự chuyển nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá trị đó. Nó là kết quả của sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, hai bên mà tham gia vào quá trình chuyển nhượng để đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng giá trị đó. Sự thiếu phù hợp của thời gian chuyển nhượng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính và hoạt động kinh doanh của cả hai bên, dẫn đến nguy cơ phá vỡ quan hệ tín dụng. Thực chất trong tín dụng ngân hàng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó. Ba là, tính hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và về giá trị. Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và về giá trị, giá trị bao gồm cả gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, cái giá trả cho sự hy sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu, do vậy, giá trị đó phải đủ lớn để đủ sức hẫp dẫn người sở hữu sẵn sàng bỏ qua quyền sử dụng lượng giá trị vốn tiền tệ của mình trong một khoảng thời gian nhất định và mang tính chất tạm thời. Trong lịch sử phát triển của kinh tế hàng hoá, tín dụng ngân hàng đã trải qua một quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp về kỹ thuật và nghiệp vụ, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng lớn về không gian phù hợp với quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá ngày càng hoàn thiện. Bốn là, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thiên tai,…Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Năm là, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo đảm tiềm vay, bảo lãnh…trong đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn. 2.1.1.2 Khái niệm cho vay và cho vay tiêu dùng - Khái niệm cho vay: theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 thì tín dụng là một 4 hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. - Cho vay tiêu dùng: là một trong những bộ phận của tín dụng ngân hàng nên cũng có những đặc trưng của tín dụng ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là hình thức hỗ trợ tiêu dùng rất hữu ích nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu , mua sắm, sửa chữa nhà cửa…của các cá nhân, hộ gia đình. Các khoản vay này giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có cuộc sống với chất lượng cao hơn như mua xe hơi, mua nhà, nghỉ ngơi, du lịch…Qua đó có thể nói cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thoả thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định (Lê Minh Sơn, 2009, trang 6). 2.1.1.3 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu - Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát vay cho khách hàng trong một thời gian nhất định, không kể đến món vay đó thu hồi về được hay chưa. Doanh số cho vay thường xác định theo tháng, quí, năm. - Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay đã đến hạn của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. - Dư nợ cho vay: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi về được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ cho vay, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ: Dư nợ cuối kỳ = Doanh số cho vay trong kỳ Dư nợ đầu kỳ + Doanh số thu nợ trong kỳ - Nợ quá hạn và nợ xấu: Chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn nhưng khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, nợ quá hạn được phân chia thành 5 nhóm, bao gồm: 5 nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn; nhóm 2 - nợ cần chú ý; nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn; nhóm 4- nợ nghi ngờ và nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn. Tuy nhiên, nợ nhóm 1 có thời hạn quá hạn dưới 10 ngày, nên mức độ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng không cao. Vì vậy, ngân hàng hay các tổ chức đánh giá tín dụng thường bỏ qua nợ nhóm 1, chỉ xét nợ quá hạn (nợ nhóm 2 đến nhóm 5), và đối với nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5). 2.1.2 Nguyên tắc của cho vay tiêu dùng Như đã nêu trên, cho vay tiêu dùng là một bộ phận của tín dụng ngân hàng nói chung nên tất nhiên có những nguyên tắc như tín dụng ngân hàng: Một là, tín dụng có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Đây là nguyên tắc đảm bảo thực chất của tín dụng. Tính chất tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này không được thực hiện đầy đủ. Chủ thể khi vay vốn phải cam kết trả đủ vốn và lãi sau một thời gian nhất định, cam kết này được ghi trong khế ước vay nợ hoặc hợp đồng tín dụng. Hai là, tín dụng có giá trị tương đương làm đảm bảo. Các giá trị tương đương làm đảm bảo có thể là vật tư hàng hoá trong kho, trên đường, tài sản cố định của doanh nghiệp, số dư trên tài khoản tiền gửi, hoá đơn chuẩn bị nhập hàng hoặc có thể là cam kết trả nợ thay của cơ quan khác, thậm chí có thể là uy tín của chủ doanh nghiệp. Giá trị đảm bảo là cơ sở của khả năng trả nợ, là cơ sở hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong nhiều trường hợp khác nhau. Ba là, tín dụng có mục đích, theo kế hoạch thoả thuận từ trước (theo hợp đồng đã ký kết). Quan hệ tín dụng phản ánh nhu cầu về vốn và lợi nhuận của các doanh nghiệp, của khách hàng. Nó liên quan chặt chẽ tới quá trình sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ của các doanh nghiệp, hay tiêu dùng cá nhân song lại mang tính thoả thuận rất lớn. Do đó nó phải được pháp luật bảo hộ. Hợp đồng tín dụng phản ánh nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp, của khách hàng là cơ sở pháp lý cho các bên tham gia quan hệ tín dụng, là điều kiện để Ngân hàng cũng như doanh nghiệp, khách hàng tính toán các yếu tố và hiệu quả của quá trình kinh doanh. 2.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường Đối với nền kinh tế: cho vay tiêu dùng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng hỗ trợ cho tiêu dùng đã kích cầu cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm 6 cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Và có sự tác động trở lại là với năng suất, sản lượng tăng thì doanh nghiệp sẽ mở rộng lao động, nâng cao tiền công, tiền lương tăng thu nhập cho người dân lao động chính là những khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng. Chính nhờ đó mà góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước, một xã hội phát triển mạnh, đời sống ổn định, ai cũng có công ăn việc làm, đó là tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội. Đối với ngân hàng: trong xu thế kinh tế thế giới hội nhập đã mở ra cho ngành ngân hàng nhiều cơ hội phát triển. Ngân hàng trở thành một ngành đầy tiềm năng và thử thách, thu hút được nhiều lĩnh vực khác liên quan. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng từ huy động vốn cho đến cách cấp tín dụng và các món dịch vụ khác. Việt Nam với dân số trên 90 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng đối với các ngân hàng thương mại và các TCTD khác, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ cá nhân. Mức sống người dân ngày càng cao là một thị trường hấp dẫn cho các ngân hàng thu hút vốn (dưới dạng tiền gửi thanh toán, tiền tiết kiệm), thu phí dịch vụ thanh toán (chuyển tiền, phí kiểm đếm tiền, phí giữ hộ,…) và lợi nhuận từ cấp tín dụng. Tín dụng và dịch vụ là hai nguồn thu chính của các ngân hàng thương mại. Cho vay cá nhân là một kênh thuận lợi cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng khách hàng sử dụng các tiện ích của ngân hàng, như: tiền gửi, tiền thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, kiểm đếm, giữ hộ,… từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng. Đối với khách hàng vay: với nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay, sản xuất ra nhiều hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Tín dụng tiêu dùng mở rộng sẽ hỗ trợ cho người dân trong việc chi tiêu (như: mua, xây sửa chữa nhà, mua xe, tiêu dùng, du lịch, du học,…) nhằm nâng cao mức sống, trình độ dân trí của họ. Nhu cầu chi tiêu được đáp ứng sẽ giúp cho người lao động được thỏa mãn, tái tạo sức lao động, kích thích người dân lao động làm việc tích cực, sáng tạo, năng suất cao. Mở rộng cho vay tiêu dùng qua các ngân hàng sẽ làm giảm đi các hiện tượng cho vay nặng lãi, giúp những người nghèo giảm bớt gánh nặng trong việc trả lãi tiền vay mượn. Qua hoạt động cho vay tiêu dùng, người dân có thể 7 tiết kiệm tích lũy để đầu tư, phát triển, như: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà ở, du học, mua xe, giải trí, đời sống người dân được nâng cao. Tóm lại, tín dụng ngân hàng nói chung cho vay tiêu dùng nói riêng không những là hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng mà còn có vai trò to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của cả kinh tế - xã hội. 2.1.4 Đối tượng và đặc điểm riêng của cho vay tiêu dùng Dựa theo bài phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của tác giả Lê Minh Sơn (2009, trang 6-7) và Trần Nguyệt Bích Vân (2010, trang 6-7) thì cho vay tiêu dùng bao gồm những đối tượng và đặc điểm sau: 2.1.4.1 Đối tượng của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp khách hàng vay trang trải nhu cầu tiêu dùng trước khi tích lũy tiết kiệm đủ cho một khoản tiêu dùng. a. Phân theo thu nhập - Những người thu nhập thấp: Nhu cầu tín dụng của nhóm người này thường hạn chế do nguồn thu nhập không đủ để thoả mãn nhu cầu đa dạng của họ. Tuy nhiên họ cũng có nhu cầu chi tiêu không khác mấy so với nhóm có thu nhập cao hơn. Do đó nếu có phương pháp phù hợp thì cũng có thể hình thành các khoản vay hợp lý tới nhóm đối tượng này. - Những cá nhân có thu nhập trung bình: Nhu cầu tín dụng có xu hướng tăng trưởng ngày càng mạnh bởi khoản tích luỹ của nhóm này tuy ít song thu nhập trong tương lai của họ ổn định có thể chi trả cho những nhu cầu hiện tại. - Những cá nhân có thu nhập cao: Những người này thường cần tới những khoản vay với tư cách là các khoản phụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm các khoản thanh toán đặc biệt khi tiền của họ đã đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn. Mặc dù việc vay mượn nhằm mục đích tiêu dùng của họ chỉ thể hiện một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản mà họ sở hữu nhưng lại là một món tiền lớn so với các nhóm khách hàng khác nên các ngân hàng rất quan tâm tới nhóm khách hàng này. b. Phân theo tình trạng công tác hay lao động: Nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều tính chất công việc, nghề nghiệp. Xét theo khía cạnh này chúng ta có những nhóm khách hàng: - Cán bộ công nhân viên chức. 8 - Những người làm công việc kinh doanh riêng. - Những người hành nghề chuyên nghiệp (Bác sĩ, ca sĩ, tư vấn...). - Những người lao động tự do. Trên thực tế, những khách hàng thuộc ba nhóm khách hàng đầu tiên có thu nhập cao và ổn định hơn so với nhóm khách hàng cuối nên nhu cầu vay tiêu dùng cũng chủ yếu phát sinh từ 3 nhóm trên. 2.1.4.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng Với đối tượng khách hàng của cho vay tiêu dùng như nêu trên nên nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có đặc điểm như sau: - Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn: các khách hàng tìm đến ngân hàng với mục đích vay tiêu dùng thường có nhu cầu vốn không lớn lắm. Đó là vì khi xác định mua sắm bất cứ vật dụng gì người tiêu dùng phải có một khoản tích luỹ từ trước (vì không khi nào ngân hàng cho vay 100% nhu cầu vốn). Tuy nhiên số lượng các khoản vay tiêu dùng là lớn do đối tượng của vay tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. - Các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cứng nhắc: không như các khoản vay kinh doanh hiện nay có lãi suất có thể thay đổi theo điều kiện thị trường, các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất cố định, đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng trả góp. - Các khoản vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao: vì đối tượng của các hoạt động cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình nên bên cạnh các yếu tố khách quan từ bên ngoài như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, còn có các yếu tố chủ quan từ chính người tiêu dùng. Đó chính là tâm lý tiêu dùng, người tiêu dùng muốn vay tiêu dùng nhưng không muốn trả. Trong những trường hợp như vậy, cho dù có nắm giữ tài sản đảm bảo ngân hàng vẫn đối mặt với rủi ro giảm thu nhập. Mặt khác do các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất cứng nhắc nên khi lãi suất huy động tăng lên ngân hàng đối mặt với rủi ro lãi suất. - Cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn: đặc điểm các khoản vay tiêu dùng thường có quy mô khoản vay nhỏ, thời gian vay thường không dài nên việc thẩm định tài chính khách hàng tốn nhiều thời gian và chi phí. Bên cạnh đó ngân hàng còn phải chịu một số chi phí như chi phí quản lý khoản vay, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng… - Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao nhất do ngân hàng thực hiện: chính vì triển vọng về lợi nhận của hoạt 9 động cho vay tiêu dùng mang lại, mặc dù phải đối mặt với khá nhiều thách thức nhưng các ngân hàng trên thế giới hiện nay đều hướng sự quan tâm của mình vào hoạt động tín dụng này. Coi nó như một hoạt động chủ đạo trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. 2.1.5 Một số hình thức cho vay tiêu dùng Mảng cho vay tiêu dùng ngày càng được chú trọng và xem là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của các ngân hàng trong nước, trên cơ sở những đặc điểm riêng có của cho vay tiêu dùng và sự phối hợp những hình thức tín dụng ngân hàng nói chung ngày càng nhiều loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng ra đời với nhiều tên gọi khác nhau, theo tác giả Trần Thị Ngọc & Tô Thiên Kim (2011, trang 37-39) và tác giả Lê Minh Sơn (2009, trang 815) tập trung lại thì cho vay tiêu dùng có thể phân loại theo một số tiêu thức như sau: 2.1.5.1 Căn cứ vào thời hạn - Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng. Khoản vay này thường được sử dụng cho các trường hợp có tính cấp bách, nhất thời như khám chữa bệnh, học tập hay đi du lịch,… - Cho vay tiêu dùng trung hạn: thời hạn vay từ 12 đến dưới 60 tháng. Mục đích sử dụng chủ yếu là sinh hoạt tiêu dùng hằng ngày. - Cho vay tiêu dùng dài hạn: thời hạn vay từ 60 tháng trở lên. Số tiền vay trong thời hạn này thường được sử dụng để mua nhà ở, đất ở, mua xe và thiết bị gia dụng có giá trị lớn. 2.1.5.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay Có thể phân loại tín dụng tiêu dùng thành 2 loại: - Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. - Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch… 2.1.5.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ - Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ (gồm cả gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay, phương thức này thường áp dụng cho các 10 khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng kỳ của người đi vay không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay. - Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Đây là hình thức cho vay mà tiền vay được khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản vay tiêu dùng phi trả góp được cấp cho các nhu cầu vay nhỏ và thời hạn không dài. - Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc ngân hàng phát hành loại séc cho phép thấu chi dựa trên số tiền trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. 2.1.5.4 Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ  Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng. (1) CÔNG TY BÁN LẺ NGÂN HÀNG (4) (5) (6) (2) (3) NGƯỜI TIÊU DÙNG Hình 2.1 Sơ đồ các bước cho vay tiêu dùng gián tiếp Trong đó: (1): Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và các loại tài sản bán chịu. (2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản. (3): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. 11 (4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng. (5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ. (6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng. - Cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm: ▫ Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng. ▫ Cho phép ngân hàng tiết kiệm được chi phí trong cho vay. ▫ Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác. ▫ Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp. - Bên cạnh những ưu điểm trên, cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số nhược điểm sau: ▫ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu. ▫ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hoá. ▫ Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao.  Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ những người này. Cho vay tiêu dùng trực tiếp thường được thực hiện theo sơ đồ sau : NGÂN HÀNG (1) (3) (5) CÔNG TY BÁN LẺ (2) (4) NGƯỜI TIÊU DÙNG Hình 2.2 Sơ đồ các bước tiến hành cho vay tiêu dùng trực tiếp 12 Trong đó: (1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay. (2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ. (3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ. (4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. (5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng. - So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm sau: ▫ Chất lượng tín dụng của những khoản vay trực tiếp thường cao hơn so với tín dụng gián tiếp, do ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ tín dụng trong quá trình họ thẩm định khách hàng. ▫ Hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn cho vay gián tiếp, vì khi ngân hàng quan hệ trực tiếp với khách hàng sẽ dễ xử lý các phát sinh tốt hơn, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. ▫ Đối tượng khách hàng là cá nhân rộng khắp, ngân hàng có điều kiện giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, tiện ích mới (dịch vụ thẻ ATM, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại,…) đến khách hàng. 2.1.5.5 Căn cứ vào hình thức đảm bảo - Tín dụng không có đảm bảo (tín chấp): Là loại tín dụng mà người vay không buộc phải sử dụng tới tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. - Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng mà người cho vay đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. 13 2.1.6 Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh của các ngân hàng Chỉ tiêu Cho vay tiêu dùng Cho vay kinh doanh Đối tượng Các cá nhân và hộ gia Gồm các cá nhân, hộ gia đình đình và các nhà sản xuất kinh doanh Mục đích sử dụng Nhằm mục đích phục vụ Nhằm tài trợ cho việc xây vốn vay đời sống như mua sắm dựng nhà xưởng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, xây trang thiết bị máy móc, dựng và tu sửa nhà cửa,… nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Đặc điểm - Các khoản cho vay tiêu - Các khoản vay kinh dùng thường có lãi suất doanh có lãi suất thay đổi cứng nhắc. theo điều kiện thị trường. - Các khoản vay tiêu dùng - Các khoản vay kinh thường rủi ro cao. doanh có độ rủi ro thường thấp hơn. - Quy mô vay nhỏ nhưng - Quy mô lớn nhưng số số lượng các khoản vay lượng các khoản vay nhỏ. tiêu dùng lớn. - Các khoản vay tiêu dùng - Đem lại thu nhập thấp đem lại lợi nhuận cao cho hơn do rủi ro các khoản ngân hàng. vay thấp. - Chi phí các khoản vay - Các khoản vay kinh tiêu dùng thường lớn. doanh thường có chi phí thấp hơn. Về quy trình cho vay cả hai hình thức tín dụng trên đều phải trải qua các quy trình sau: Bước 1: Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng Bước 2: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Bước 3: Phân tích tín dụng Bước 4: Ra quyết định tín dụng Bước 5: Giải ngân Bước 6: Thu nợ Song nội dung, quy trình, thủ tục của từng bước giữa hai hình thức cho vay có nhiều điểm khác biệt, tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng. 14 2.1.7 Tình hình cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay Dựa theo bài viết đăng trên trang báo điện tử vnexpress, viết về vấn đề các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng có nội dung: theo thống kê của Ngân hàng Nhà Nước thì tính đến thời điểm hiện tại tín dụng toàn hệ thống giảm 1,66%, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh chưa tăng trở lại, bởi các doanh nghiệp hiện nay hàng tồn kho vẫn còn cao buột phải thu hẹp sản xuất và giảm bớt nhân công, sức mua thị trường chưa được cải thiện nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp thấp. Bên cạnh đó, nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, khả năng mất cả vốn và lãi là điều không thể tránh khỏi, cho nên khiến nhiều ngân hàng siết chặt tín dụng và đặt tiêu chí an toàn đồng vốn lên hàng đầu. Trong bối cảnh đó, vay tiêu dùng được các ngân hàng đánh giá là sản phẩm chủ đạo, như Sacombank những năm vừa qua lợi nhuận tăng 40% chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân. Tại Vietinbank chuyển hướng cho vay tiêu dùng bằng cách phân khúc khách hàng, cử người đến tận nhà để tư vấn, làm thủ tục giúp khách hàng vay tiền được thuận lợi, chính vì vậy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng này tăng lên rất nhanh, bên canh đó, Home Credit đã nổi lên thành hiện tượng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, thu lợi nhuận tăng trên 20 triệu USD, con số này vượt xa một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Tiến Dũng, 2014). Cho vay tiêu dùng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng tiền vào các việc nhỏ lẻ như mua sắm, sửa chữa nhà cửa và đặc biệt là mua xe, mua nhà trả góp là rất lớn. Việt Nam hiện dân số đông, trên 90 triệu đân sức chi tiêu khá mạnh đang thị trường hấp dẫn đối với các ngân hàng và các công ty cho vay tiêu dùng. Xu hướng tiêu dùng hiện nay tăng mạnh, đặc biệt là trong giới trẻ có độ tuổi từ 20 dếm 30 chiếm tỷ trọng cao, sản phẩm được lựa chọn là hình thức mua trả góp xe máy, điện thoại, máy tính xách tay ngày càng phát triển. Để phát triển loại hình này, các ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất với những chương trình ưu đãi, sẽ được hỗ trợ tối đa nhu cầu vay vốn, thủ tục đơn giản, điều kiện vay linh hoạt, giải ngân nhanh và ưu đãi phí dịch vụ. Ngoài ra một số ngân hàng còn triển khai chương trình khuyến mại cho vay ưu đãi để được giảm lãi cả năm, khách hàng có nhu cầu vay ứng vốn, thấu chi không tài sản đảm bảo, vay tiêu dùng, mua bất động sản, kinh doanh đều có thể tham gia chương trình. Thêm vào đó, nhằm giúp bà con nông dân không chiu áp lực trả nợ, đã đưa ra một số phương thức trả nợ rất linh hoạt theo chu kỳ vụ lúa của nhà nông, mở rộng tín dụng phục vụ cho chi tiêu của bà con nông dân để cải thiện cuộc sống. 15 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản trong cho vay tiêu dùng, đặc biệt là thủ tục cho vay, phương án trả nợ. Thông thường người dân chỉ có hai loại tài sản có giá trị thế chấp là sổ đỏ và ô tô. Để có thể vay một khoản vài chục triệu thì vẫn phải mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng đưa ra phương án cho vay tiêu dùng dựa trên nguồn thu nhập ổn định (lương hoặc thu nhập khác). Theo phương án này thì người dân phải chứng minh được nguồn thu nhập của mình, nhưng đối với người Việt Nam giữ tiền mặt để tiêu dùng là chính, cho nên việc xác nhận mức thu nhập để vay một khoản nào đó là điều không hề dễ dàng. Như vậy, nếu không có những giải pháp hợp lý thì việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong giải quyết nhu cầu tiêu dùng của người dân. 2.1.8 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng 2.1.8.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh một khía cạnh chính sách tín dụng của ngân hàng về cho vay ngắn hạn hay dài hạn. Nếu vòng quay nhanh tức thiên về cho vay ngắn hạn và ngược lại (Nguyễn Văn Tiến, 2009, trang 362). Công thức tính: Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân là số dư nợ trung bình của ngân hàng trong một năm được tính bằng công thức: Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ+ Dư nợ cuối kỳ)/2 2.1.8.2 Hiệu suất sử dụng vốn Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động vào việc cho vay. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động (Nguyễn Văn Tiến, 2009, trang 359). Hiệu suất sử dụng vốn = Dư nợ cho vay Tổng nguồn vốn huy động 16 *100% 2.1.8.3 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng (Lâm Tú Hòa, 2013, trang 8). Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) = Dư nợ Tổng nguồn vốn *100% GIAO DỊCH 2.1.8.4 Hệ số thu nợ VÀ Chỉ số này nói lên hiệu quả thu hồi nợ cho vay của ngân hàng (Lâm T Tú Hòa, 2013, trang 8). QUAN HỆ KHÁCH Doanh số thu nợ H Hệ số thu nợ (lần) = *100% Doanh số cho vay K GIÁM 2.1.8.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ĐỐC Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng, cũng nhưDOANH khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Nó cho biết, trong một 100 đồng tổng dưNGHIỆP nợ thì có KHÁCH bao nhiêu đồng nợ xấu (Nguyễn Văn Tiến, 2009, trang 358). HÀNG CÁ Nợ xấu NHÂN Tỷ lệ nợ xấu (%) = * 100% Tổng dư nợ 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp là chủ yếu từ phòng kinh doanh của NHN0&PTNT chi nhánh Cái Răng - Tham khảo văn bản pháp luật do NHNN ban hành về những qui định của ngân hàng. - Kết hợp thêm những thông tin thu thập từ các sách chuyên ngành Ngân hàng, các bài báo liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tạp chí Kinh tế, các trang Web như: Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính, tham khảo các bài viết liên quan trên trang luanvan.net, vnexpress,...tạo cơ sở cho quá trình phân tích. 17 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Dựa vào số liệu và dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối để so sánh trong phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tương đối và tuyệt đối. - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa giá trị của kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Q = Q1 – Q0 Trong đó: Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước. Q1: giá trị của chỉ tiêu năm sau. Q: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm đang xét với số liệu năm trước, xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là thương số giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. %Q = Q Q0 *100% Trong đó: Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước. Q1: giá trị của chỉ tiêu năm sau. Q: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. % Q: biểu hiện tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Có nhiều kĩ thuật hay được sử dụng như: biểu diễn bằng đồ họa, đồ thị mô tả dữ liệu và so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Trong bài này chủ yếu là thống kê các bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, dùng phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh các số liệu qua các năm để minh họa phân tích. 18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 3.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHPTN0VN) được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng Nông nghiệp, qũy tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Từ tháng 3/1988 các chi nhánh tỉnh, huyện lần lượt chuyển từ NHNN về NHPTN0VN. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (NHN0VN) thay cho NHPTN0VN. Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, là một pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống Đốc NHNN ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHN0VN thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK). Ngân hàng NN&PTNT Quận Cái Răng được thành lập từ ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng và lấy tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Châu Thành. Đến ngày 14/11/1990 theo Quyết định số 400/CP của Chính phủ đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành. Ngày 25/01/1996 đổi tên thành NHN0&PTNT huyện Châu Thành dưới sự quản lý của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, là một trong 7 chi nhánh của NHN0&PTNT của Tp Cần Thơ. Sau khi Cần Thơ được công nhận là Thành phố loại II trực thuộc Trung ương, do yêu cầu phát triển chung của Tp Cần Thơ địa giới huyện Châu Thành được tách ra thành quận Cái Răng trực thuộc Cần Thơ và huyện Châu Thành trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Chính vì vậy, ngày 25/3/2004 NHN0&PTNT huyện Châu Thành chính thức đổi tên thành NHN0&PTNT quận Cái Răng, là một trong 8 chi nhánh của NHN0&PTNT Tp Cần Thơ, hoạt động dưới hình thức là ngân hàng Thương mại Quốc doanh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông 19 nghiệp, đối tượng là người nông dân. Từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống, NHN0&PTNT quận Cái Răng không ngừng hoàn thiện và phát triển, góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế của quận. Thông qua NHN0&PTNT quận Cái Răng, nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả trong việc khơi dậy và phát huy các tiềm năng kinh tế xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất của người dân được nâng cao. Trụ sở Ngân hàng đặt tại số 104/6 Đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành 3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức Để quá trình kinh doanh của Ngân hàng được thuận lợi thì không thể thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý và khoa học. NHN0&PTNT quận Cái Răng là một ngân hàng chi nhánh cấp 2 nên cơ cấu tổ chức được bố trí một cách khoa học nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi và hiệu quả. Cơ cấu tổ chức được thể hiện ở hình 3.1: GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. KẾ TOÁN BP. Kế toán BP. Kho quỹ BP. KIỂM SOÁT P. KINH DOANH BP. Kinh doanh BP. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH BP. Kế hoạch Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNN&PTNN quận Cái Răng, TP Cần Thơ Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0&PTNT quận Cái Răng 20 3.1.2.2 Chức năng các phòng ban - Giám Đốc: là người điều hành và quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, người quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay và đại diện cho ngân hàng quan hệ với ngân hàng cấp trên. Là người chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh dựa trên các quy định, phạm vi, quyền hạn của cả ngân hàng. Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả kinh doanh của ngân hàng, báo cáo cho ngân hàng cấp trên về hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. - Phó Giám Đốc: hỗ trợ Giám Đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kế toán ngân hàng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh mà cấp trên chỉ đạo. Thay mặt Giám Đốc giải quyết công việc khi GĐ vắng mặt. - Phòng kinh doanh: trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ kinh doanh như nhận đơn xin vay, thẩm định và phê duyệt cho vay để trình lên Ban Giám Đốc, chịu trách nhiệm trong quản lý đồng vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Đề xuất xử lý các khoản nợ quá hạn, thống kê, phân tích thông tin số liệu về hoạt động của ngân hàng, từ đó đề xuất kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra phòng kinh doanh còn kết hợp với bộ phận kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn. - Phòng kế toán + Phòng kế toán: có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ pháp lý do phòng tín dụng chuyển xuống, lưu giữ hồ sơ và đồng thời thông báo cho các bộ phận trong đơn vị về tình hình thu lãi, thu nợ ở từng địa bàn và trong toàn ngân hàng. Thực hiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ, theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra các chứng từ phát sinh. Thống kê số liệu để lập bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán cuối năm. Có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong kho hàng, trong thu chi phát sinh. + Bộ phận kho quỹ: có trách nhiệm với bộ phận kế toán điều chỉnh số liệu (nếu có sai sót) đồng thời thực hiện giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng vay, tổ chức quản lý tài sản, các loại giấy tờ có giá của đơn vị. - Bộ phận kiểm soát: kiểm tra giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước và điều lệ ngân hàng về hoạt động kinh doanh và tài chính đảm bảo an toàn. - Bộ phận tổ chức hành chính: gồm trưởng phòng và các nhân viên, đảm nhiệm chức năng kinh doanh trong ngân hàng, ngoài ra còn có trách nhiệm 21 tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc các công việc liên quan đến công tác nhân sự và một số công việc khác như cung cấp phương tiện, cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, văn thư, giữ gìn bảo vệ trật tự cho ngân hàng. 3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng - Huy động vốn: nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu. - Cho vay: cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là hộ sản xuất, cho vay các chương trình theo chỉ định của Chính Phủ, cho vay hỗ trợ ngành Nông nghiệp. - Nhận làm dịch vụ thanh toán, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh Western Union cho mọi cá nhân và tổ chức có nhu cầu. - Nhận thu, chi tiền mặt của khách hàng. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ. - Phát hành thẻ ATM và các loại thẻ khác. - Nhận làm dịch vụ cho Ngân hàng CSXH VN. - Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Thu phí bảo hiểm, làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt. 3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng năm 2014 Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, đúng đắn của Ban Giám đốc và cùng với sự phấn đấu hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên NHN0&PTNT quận Cái Răng đã vượt qua những khó khăn và thách thức, đạt được những kết quả nhất định, đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển bền vững. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 sẽ được thể hiện qua phân tích bảng số liệu sau: 22 Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 đến 6 tháng 2014 Đvt: triệu đồng 2012/2011 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng thu nhập 64.577 69.652 58.565 29.683 34.805 5.075 Thu nhập từ lãi 59.996 64.748 56.025 28.239 32.190 4.752 7,92 723 1.145 1.583 958 1.699 422 58,37 Thu khác 3.858 3.759 957 486 916 (99) (2,57) 2. Chi phí 55.566 62.050 47.871 29.151 34.395 6.484 Chi phí lãi 43.418 44.360 37.704 23.791 29.278 942 1.106 546 600 320 486 11.042 17.144 9.567 5.040 4.631 9.011 7.602 10.694 532 410 Chỉ tiêu Thu từ HĐDV Chi phí HĐDV Chi khác 3. Lợi nhuận 6/2013 6/2014 Chênh lệch (%) 7,86 Chênh lệch (6/2014)/(6/2013) (%) (%) 5.122 17,26 (8.723) (13,47) 3.951 13,99 741 77,34 (2.802) (74,54) 430 88,47 11,67 (14.179) (22,85) 5.244 17,99 2,17 (6.656) (15,00) 5.487 23,06 166 51,85 (409) (8,11) 55,26 (1.409) (15,64) 438 54 38,25 9,89 (7.577) (44,19) 3.092 40,67 Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNN&PTNN quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 đến 6 tháng 2014 23 Chênh lệch (11.088) (15,92) (560) (50,63) 6.102 2013/2012 (122) (22,93) Hình 3.2 Hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 và đến 6 tháng năm 2014 3.2.1.1 Tổng thu nhập Dựa vào bảng số liệu 3.1 và hình 3.2, thấy được thu nhập của Ngân hàng không ổn định qua các năm và nhìn chung nguồn thu chính lớn nhất là thu nhập ròng từ lãi. Năm 2012, thu nhập tăng 5.076 triệu đồng, tương ứng 7,86% so với năm 2011, chủ yếu tăng thu từ lãi cho vay và hoạt động dịch vụ, còn nguồn thu nhập khác như bảo lãnh, ủy thác và đại lý giảm nhưng không đáng kể. Năm 2012, đánh dấu cho sự phát triển kinh tế của Tp Cần Thơ nói chung và quận Cái Răng nói riêng, cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch và phát triển theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao, vốn đầu tư xã hội của Cần Thơ xếp thứ nhất trong vùng, nhiều chính sách được triển khai thục hiện tích cực như hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế gia đình cho người nghèo, đã không ngừng nâng cao đời sống cho người dân nơi đây tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, việc thu lãi cho vay thuận lợi hơn, cụ thể thu từ lãi tăng 7,92%. Bên cạnh đó, Ngân hàng tăng cường phát triển dịch vụ như: mở rộng nghiệp vụ chi lương qua thẻ, nhận thu học phí cho các trường đại học, thu từ các hợp đồng thanh toán…đã góp phần cho thu nhập từ HĐDV tăng 58,37% so với cùng kỳ. Đối với năm 2013, thu nhập của Chi nhánh giảm 11.088 triệu đồng, tương ứng giảm 15,92% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm này chủ yếu là từ các khoản thu từ lãi và một số khoản thu khác. Trong đó, thu từ lãi cho vay giảm 8.723 triệu đồng, giảm 13,47%, nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng bởi quyết định của NHNN và Giám Đốc Agribank trong việc giảm lãi suất, khiến cho lãi suất huy động giảm kéo theo lãi suất cho vay cũng giảm theo. Kèm theo đó, 24 kinh tế suy thoái, mức tăng của ngành công nghiệp và xây dựng không cao, lạm phát tăng, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ứ đọng và chịu nhiều gào cản thương mại, thị trường bất động sản đóng băng…khiến cho công tác thu hồi lãi cũng như các khoản nợ ngân hàng cũng trở nên khó khăn. Không riêng vì tình hình kinh tế của quận Cái Răng, sản suất nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản năm 2013 bị ảnh hưởng của thời tiết nắng hạn kéo dài đầu năm và tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều địa phương khiến cho năng suất cây trồng giảm mạnh so với năm trước, kéo theo việc sản xuất kinh doanh của người dân sụt giảm khiến các khoản thu lãi của Ngân hàng đến hạn thanh toán nhưng không thu được. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, tổng thu nhập của Chi nhánh có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, cụ thể tăng 5.122 triệu đồng hay tăng 17,26% so với cùng kì 6 tháng 2013. Nhìn chung công tác thu hồi lãi, và hoạt động dịch vụ ngân hàng cùng với hoạt động khác đang trên đà phát triển. Thu lãi tăng 3.951 triệu đồng, tăng 13,99%, thu từ HĐDV tăng 741 triệu đồng tăng 77,34% so với cùng kỳ, chỉ trong thời gian này thu từ HDDV đã cao hơn cả năm 2013, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Ngân hàng quan tâm hơn đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng, bởi đầu năm Ngân hàng tiếp tục phát triển các kế hoạch được thực hiện trong năm 2013 như triển khai các chương trình tập trung quan hệ với khách hàng, đẩy mạnh phát hành thẻ ATM, dịch vụ Internet Banking, dịch vụ SMS, dịch vụ VN Top Up, thu các khoản phí, thu ngân sách, trả lương qua thẻ, thu hộ tiền điện cho EVN,…nên nguồn thu vượt trội so với năm 2013. Ngoài ra, hoạt động kinh tế trên địa bàn cũng ảnh hưởng phần nào đến nguồn thu của Ngân hàng, Tp Cần Thơ chuyển mình theo một hướng mới, các doanh nghiệp tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng theo những tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng hoạt động xuất khẩu của vùng, xúc tiến đầu tư, kết nối giữa các doanh nghiệp trên địa bàn và quốc tế để tìm đầu ra cho các doanh nghiệp trong vùng. Bên cạnh đó, tăng cường phát triển kế hoạch cho các ngành nghề truyền thống và ngành nghề tiềm năng, khuyến khích sản xuất, kích cầu cho người tiêu dùng nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt…. Chính những nguyên nhân vừa nêu, góp phần nâng cao đời sống và tăng doanh thu cho các doanh nghiệp, cũng đồng thời giúp thu nhập ngân hàng tăng lên và hoạt động ngày càng sôi nổi. 3.2.1.2 Chi phí Nhìn chung các khoản chi phí của Chi nhánh cũng biến động qua các năm. Tăng vào năm 2012 và giảm ở năm 2013. Năm 2012, tăng 6.484 triệu đồng, tương ứng tăng 11,67% so với năm 2011. Trong khi thu nhập tăng thì chi phí tăng với tốc độ nhanh hơn. Chi chủ yếu là các khoản chi cho lãi huy 25 động và GTCG tăng 2,17%, các khoản chi khác tăng mạnh 55,26% so với cùng kỳ như chi lương, chi trả tiền điện nước, chi cho khấu hao tài sản, chi mua sắm trang thiết bị kỹ thuật để tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, đối với hoạt động dịch vụ trong thời gian này thì phát triển kém bởi Ngân hàng chú trọng triển khai các chương trình huy động hơn là phát triển dịch vụ nên chi cho khoản này giảm 50,63% so với cùng kỳ. Kèm theo đó, năm 2012, sau khi hội nhập và mở cửa, hoạt động ngân hàng ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, để phát triển và tồn tại buột các ngân hàng đưa ra nhiều mức lãi suất huy động tiền gửi để thu hút khách hàng, tuy nhiên trong thời gian này lãi suất Ngân hàng kém linh hoạt, chưa tương xứng với tiềm lực đang có, vì vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Chi nhánh thì việc tăng cường phát triển nguồn lực sẵn có là hết sức quan trọng. Năm 2013, chi phí giảm mạnh 14.179 triệu đồng tương ứng giảm 22,85% so với năm 2012. Trong đó, chi trả lãi, trả lãi vốn điều chuyển và trả lãi phát hàng GTCG sụt giảm cụ thể là 15%, nguyên nhân chính bởi Ngân hàng 2 lần giảm trần lãi suất bởi ảnh hưởng từ quyết định cơ cấu lại lãi suất của NHNN, khiến lãi suất huy động giảm, người dân có xu hướng đầu tư vào tiền gửi dài hạn để được hưởng lãi suất cao, kéo theo việc chi trã lãi tiền gửi ngắn hạn giảm đi. Cũng trong năm này, giảm bớt lượng phát hành chứng chỉ tiền gởi và một số loại GTCG khác, giảm bớt VĐC xuống từ hội sở bởi nguồn vốn huy động trong năm rất dồi dào là 504.437 triệu tăng 29,97% so với năm 2012. Đối với hoạt động dịch vụ, tăng 9,89% so với cùng kỳ. Trong đó HĐDV chính của ngân hàng là thanh toán và chuyển tiền phát triển mạnh, Ngân hàng đẩy mạnh các chương trình như Bill Payment, phát triển SMS Banking, VN Top Up,…đạt được những kết quả mong muốn, vì vậy chi cho hoạt động này tăng, cùng với việc tăng cường phát hành các loại thẻ mang lại tiện ích cho khách hàng làm cho hoạt động dịch vụ tăng trưởng khả quan, nên chi phí tăng lên cho khoản mục này là tất yếu. Đối với 6 tháng 2014, dựa theo số liệu bảng 3.1, thấy được chi phí tăng cao so với 6 tháng 2013. Cụ thể tăng 5.244 triệu đồng hay tăng 17,99%. Hầu hết các khoản chi đều tăng so với cùng kỳ, chi lãi và chi hoạt động dịch vụ tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng hơn 17% (587.811 triệu đồng) so với cùng kỳ, số lượng khách hàng đến gửi tiền nhiều hơn bởi lãi suất huy động nhìn chung ổn định so với cuối năm 2013, khiến chi cho công tác trả lãi tăng 23,06% so với cùng kỳ, các dịch vụ thanh toán quốc tế tăng và dịch vụ kiều hối cũng tăng mạnh làm cho chi tăng là 51,85%, vì những chính sách kích cầu mà Nhà nước đưa ra khuyến khích doanh nghiệp gia tăng sản xuất. Bên cạnh những nguyên nhân đó, việc chi phí 26 tăng là do Ngân hàng cần tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới, chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng hệ thống thiết bị máy tính, mở rộng giao dịch, đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn…Tất cả việc này đòi hỏi nguồn kinh phí tương đối lớn, vì hiện nay so với các NHTMCP trên địa bàn, thì sức cạnh tranh của Chi nhánh vẫn còn yếu kém về một số mặt. Thêm vào đó, việc trích lập dự phòng dựa trên cơ sở Thông tư 02/NHNN và Quyết định 450/QĐ HĐTV-XLRR ngày 30 tháng 5 năm 2014 trong việc trích lập dự phòng của hoạt động Agribank đã tác động trực tiếp đến Chi nhánh, làm cho chi phí tăng bởi theo kế hoạch thì từ nay cho đến cuối năm phải trích 85 tỷ đồng, nhưng chi nhánh chỉ mới trích lập được 13,5 tỷ, còn phải trích thêm nhiều và đây cũng là một mối lo cho ngân hàng. 3.2.1.3 Lợi nhuận Theo phân tích trên đã cho thấy sự tăng giảm và nguyên nhân biến động của hai chỉ tiêu thu nhập và chi phí, khiến lợi nhuận của Chi nhánh cũng biến động theo. Dựa vào bảng số liệu, lợi nhuận Ngân hàng giảm vào năm 2012 là 1.409 triệu đồng, tương ứng giảm 15,64%, nguyên nhân là do trong năm này chi phí Ngân hàng tăng hơn tốc độ tăng của thu nhập đã được phân tích như trên, ngoài ra hoạt động chính của Chi nhánh là huy động vốn và cho vay, các hoạt động khác vẫn chưa phát triển mạnh bởi dịch vụ chưa phát triển đồng đều ở các chi nhánh, nên rất hạn chế cho việc giao dịch giữa các ngân hàng. Ngân hànd.trong giai đoạn này nên nguồn thu còn hạn hẹp. Bước sang năm 2013, thu nhập tăng 3.092 triệu đồng hay tăng 40,67% so với năm 2012, bởi các khoản chi trong năm giảm nhiều so với cùng kỳ, với nguồn vốn huy động có được, việc chi phí cho vốn điều chuyển và phát hành GTCG cũng giảm đi. Đến với 6 tháng 2014, lợi nhuận Chi nhánh đã giảm 122 triệu đồng, tương ứng giảm 22,93% so với cùng kỳ. Lợi nhuận giảm do chi phí trong giai doạn này tăng cao, chủ yếu tăng chi lãi cho khách hàng gửi tiền, kèm theo chi cho việc phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng và một số dịch vụ khác. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHN0&PTNT quận Cái Răng không ổn định qua các năm, lợi nhuận có chiều hướng sụt giảm so với quy mô hoạt động. Với thực tế trên để phát triển vững manh hơn nữa thì khâu kiểm soát chi phí phải được chú trọng và kiểm soát hợp lý mới đem lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng. 3.2.2 Thuận lợi và khó khăn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng là một trong những chi nhánh ngân hàng ra đời sớm nhất trong hệ thống NHNN0&PTNT Việt Nam. Tính đến nay, với khoảng thời gian 25 năm đi vào 27 hoạt động, ngân hàng đã trải qua nhiều thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình kinh doanh của mình. Và sau đây là một số thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời gian qua: 3.2.2.1 Thuận lợi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ra đời trong điều kiện kinh tế kém phát triển, Ngân hàng đã gắn bó với người dân trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, NHN0&PTNT VN nói chung và Chi nhánh quận Cái Răng nói riêng với sự am hiểu về môi trường kinh doanh, lối sông và văn hóa ứng xử của người Việt Nam là một lợi thế cho ngân hàng. Năm 2011 là năm mà Việt Nam chính thức khai thông, mở của giao lưu quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Thêm vào đó, các ngân hàng trong nước có khả năng thu hút nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Hội nhập kinh tế cũng góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng trong nước có điều kiện mở rộng mối quan hệ đại lý, các dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ…Ngoài ra, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO làm cho các doanh nghiệp trong nước chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng thị phần không chỉ trong nước mà còn hoạt động ra nước ngoài. Đồng thời việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng sẽ thúc đẩy NHNN nâng cao năng lực quản lý và điều hành, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng thực thi theo các chính sách tiền tệ, góp phần cho nền kinh tế nước nhà ổn định và phát triển. NHN0&PTNT quận Cái Răng được hình thành từ việc chuyển tiếp từ chi nhánh của NHNN, cho nên có những thuận lợi nhất định về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, thị trường hoạt động đã có sẵn từ trước. Bên cạnh đó, được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền địa phương rất nhiệt tình và có sự nhất trí về chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc cho vay hộ sản xuất đã được triển khai kịp thời đúng lúc, với vai trò là đầu tàu giao cho NHN0&PTNT quận Cái Răng thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Cơ sở vật chất được trang bị ngày càng quy mô và hiện đại hơn. Ngân hàng có một bộ phận khách hàng truyền thống có uy tín, sản uất kinh doanh có 28 hiệu quả và gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa hơn cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình cuả nhân viên nên thuận lợi hơn trong giao dịch giữa khách hàng với Ngân hàng. 3.2.2.2 Khó khăn Cạnh tranh giữa các ngân hàng vừa là thuận lợi cũng là bất lợi đối với NHN0&PTNT chi nhánh Cái Răng. Khó khăn ở chỗ là đối với các NHTMCP thì có một nguồn lực lớn khá linh hoạt và thích nghi với môi trường kinh doanh liên tục đổi mới, còn đối với hệ thống NHN0&PTNT VN nhìn chung lại thay đổi chậm chạp, gây nhiều bất lợi trong khâu quản lý, điều hành và cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Một bộ phận khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích bởi trình độ dân trí còn thấp ý thức chấp hành của người đi vay chưa tốt, việc đầu tư tín dụng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (những hộ sản xuất nông nghiệp) khiến cho công tác quản lý và thu hồi nợ khó khăn hơn. Các dịch vụ ngân hàng tiện ích phát triển chậm, sản phẩm huy động của Ngân hàng kém phong phú, đa dạng và kém linh hoạt, các ATM trên địa bàn rất hạn chế. Thiếu chủ động trong công tác thu hồi vốn, công tác tiếp thị thiếu chuyên nghiệp, nhiều cán bộ chưa hiểu hết sản phẩm dịch vụ ngân hàng nên việc tiếp thị và bán chéo sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao. 3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 3.3.1 Mục tiêu chiến lược Để phát triển bền vững trong thời gian tới NHN0&PTNT quận Cái Răng đã đề ra một số mục tiêu cụ thể trong năm 2014 như: - Tổng nguồn vốn đạt 4.280 tỷ đồng (tăng 16% so với năm 2013) - Tổng dư nợ: 6.515 tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2013) - Tỷ lệ cho vay Nông nghiệp Nông thôn: 83% - Tỷ lệ nợ xấu: 2% - Số thẻ phát hành: 13.000 thẻ - Tổng thu nhập: 850 tỷ đồng - Chi phí: 752 tỷ đồng - Chênh lệch thu – chi (chưa lương): 140 tỷ đồng - Hệ số lương đạt được: từ hệ số 1 trở lên - Trích dự phòng: 25 tỷ đồng 29 - Xử lý rủi ro: 10 tỷ đồng - Thu hồi nợ XLRR: 15 tỷ đồng 3.3.2 Phương hướng hoạt động Với tình hình kinh tế còn nhiều chuyển biến phức tạp, để hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, tập thể NHN0&PTNT quận Cái Răng đã đề ra một số phương hướng và nhiệm vụ hoạt động trong thời gian tới: - Tiếp tục là ngân hàng chủ đạo trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Nâng cao chất lượng tín dụng, dựa trên cơ sở thu hồi các khoản nợ đã quá hạn và kiểm soát ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, thẩm định thật kỹ các dự án (món vay) nếu không hiệu quả kinh tế, năng lực tài chính yếu dứt khoát từ chối cho vay, đẩy mạnh công tác kiểm tra việc sử dụng vốn, phát hiện sai phạm xử lý kịp thời theo chế độ quy định. - Công tác huy động vốn tại chỗ là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung huy động vốn ở khu vực dân cư, các đối tượng nằm trong dự án bồi hoàn đất, các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội…trong và ngoài địa bàn. - Tăng nguồn thu lãi tiền vay, chú trọng nguồn thu dịch vụ, giảm chi phí chưa thực sự cần thiết, tiến hàng tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng. Quản lý và sử dụng có hiệu quả, an toàn tài sản của Nhà nước, kinh doanh có lãi, đủ chi lương theo quy định. - Trong thời gian tới, toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể và những thành tích đã đạt được, duy trì và đẩy mạnh các phong trào thi đua, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng đơn vị ổn định và phát triển bền vững. - Bám sát quá trình hoạt động của Ngân hàng các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, mở rộng với đi đôi nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ tiện ích, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập, giữ vững thương hiệu văn hóa ngân hàng. Hoàn thành mục tiêu và kế hoạch đề ra trong năm 2014. 30 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 4.1 TÌNH HÌNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.1.1 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng NHN0&PTNT quận Cái Răng là một ngân hàng Thương mại quốc doanh cũng như mọi ngân hàng khác, để thực hiện đúng chức năng kinh doanh tiền tệ thì Ngân hàng luôn tực hiện đúng phương châm “đi vay để cho vay”, Ngân hàng chú trọng công tác huy động vốn, nó mang tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, Ngân hàng cần tạo được nguồn vốn ổn định để đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng. Trong thời gian qua công tác huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng cùng với chỉ đạo của cấp trên và sự nỗ lực của tập thể Ngân hàng đã tạo lập được một nguồn vốn ổn định, phục vụ cho hoạt động tín dụng, góp phần cải thiện đời sống người dân nơi đây, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa bàn. Tình hình cơ cấu nguồn vốn Ngân hàng sẽ được phân tích rõ hơn thông qua các bảng số liệu sau: 4.1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn  Giai đoạn 2011-2013 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 31 Bảng 4.1 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013 Đvt: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Vốn huy động Giá trị Năm 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị Năm 2013 Tỷ trọng (%) Giá trị 320.612 84,03 391.818 92,41 504.437 Vốn điều chuyển 60.945 15,97 31.873 7,59 32.114 Tổng nguồn vốn 381.557 100 423.691 100 536.551 2012/2011 Tỷ trọng (%) (%) Chênh lệch (%) 22,21 112.619 28,74 5,99 (29.072) (47,70) 241 0,76 112.860 26,64 94,01 100 Chênh lệch 71.206 42.134 11,04 Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHN0&PTNT quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 32 2013/2012 Dựa vào bảng số liệu trên, thấy được nguồn vốn tăng trưởng qua các năm, vì là Ngân hàng chi nhánh nên nguồn vốn chỉ bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển. Đối với vốn huy động nhìn chung tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt năm 2013 tăng cao đạt 504.437 triệu đồng, VHĐ tăng 116.316 triệu đồng so với cùng kỳ, bởi trong giai đoạn này Chi nhánh đã đưa ra nhiều chiến lược huy động vốn, kèm theo nhiều hình thức tiết kiệm dự thưởng và lãi suất huy động đủ sức cạnh tranh, nhờ có thế mạnh là ngân hàng truyền thống, với lượng khách hàng uy tín lâu dài, cùng với sự nổ lực hết mình của cả một tập thể ngân hàng từ hoạch định chiến lược, tăng cường phát triển sản phẩm mới, đến tư vấn cho khách hàng hiểu được các giá trị mà ngân hàng mong muốn mang đến cho họ khi lựa chọn sản phẩm huy động, nên tạo lập được lòng tin từ khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động được chiếm tỷ trọng ngày càng cao và trên 90% trong tổng cơ cấu nguồn vốn năm 2012 và 2013. Điều này nói lên phần nào, ngân hàng đang trên đà đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay, mở rộng cơ cấu, tăng thu nhập và lợi nhuận trong thời gian tới. Ngược lại với tình hình huy động, đối với VĐC, dựa vào số liệu và hình 4.1 cho thấy nguồn vốn này có xu hướng giảm qua các năm. Tuy có tăng vào năm 2013 là 241 triệu xong nhìn chung, ngân hàng đang hạn chế vay vốn điều chuyền từ hội sở. Nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn này nợ xấu tăng, thu nợ kém, lãi từ tín dụng giảm đi đáng kể, tăng vốn điều chuyên chủ yếu để dự trữ cho nhu cầu thanh khoản ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng sử dụng lợi thế từ nguồn vốn huy động để cho vay, thêm vào đó vốn huy động của ngân hàng giai đoạn này khá dồi dào, cho nên ngân hàng không cần nhiều đến vốn điều chuyển từ Hội sở, điều này cũng làm cho tỷ trọng của nó giảm xuống mức thấp dưới 10% trong thời gian trở lại đây, đây là một dấu hiệu đáng mừng vì ngân hàng đã chủ động hơn trong công tác “đi vay để cho vay” và đó cũng là một lợi thế cho ngân hàng, nhằm hạn chế tối đa chi phí mua vốn từ Hội sở. 33  Giai đoạn 6/2013 - 6/2014 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn NHNN&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 6/2014 Đvt: triệu đồng 6/2013 Chỉ tiêu Giá trị 6/2014 Tỷ trọng (%) Giá trị (6/2014)/(6/2013) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) VHĐ 435.463 93,35 587.811 99,86 152.348 34,98 VĐC 31.011 6,65 794 0,14 (30.217) (97,44) TNV 466.474 100 588.605 100 122.131 26,18 Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 6/2013-6/2014 Với kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, tập thể NHNN&PTNT quận Cái Răng tiếp tục phấn đấu và xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động “Tam nông”, tập trung toàn lực bằng mọi giải pháp để huy động nguồn vốn trong và ngoài địa bàn, cho nên nguồn vốn đạt được trong 6 tháng 2014 rất khả quan. Nguồn vốn huy động tiếp tục tăng mạnh tăng 152.348 triệu đồng so với cùng kỳ. Tăng truỏng ấn tượng vẫn là nguồn huy động của Chi nhánh, chiếm tỷ trọng gần 100% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong giai đoạn này, nền kinh tế trong nước cũng như trên địa bàn có dấu hiệu khôi phục, NHNN tiếp tục duy trì mức trần lãi suất huy động ngắn hạn, lãi suất cho vay tiếp tục giảm, hoạt động ngân hàng sôi nổi hơn bởi ảnh hưởng Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đã từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, thị trường vàng và ngoại hối, cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch ổn định, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có lãi trở lại, kinh tế hộ được chú trọng và phát triển mạnh, thúc đẩy nhu cầu đầu tư nhiều hơn. Chính vì vậy mà vốn huy động không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, đến nay nguồn vốn của Chi nhánh vẫn chưa thực sự sử dụng hiệu quả, huy động vốn lớn nhưng sử dụng vốn cho vay chưa phù hợp, vốn huy động cao trong giai đoạn này nhưng ngân hàng chỉ cho vay trong mức hạn hẹp, làm cho chi phí huy động tăng, lợi nhuận thu về từ hoạt động tín dụng giảm đi đáng kể, phân phối vốn không đồng đều cho các hoạt động, khiến kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu năm chưa như mong đợi. 34 Mặc dù, vốn điều chuyển có phần giảm sút rõ rệt, nhưng nhìn chung, tình hình huy động vốn của ngân hàng trong thời gian này rất khả quan. Cho ta thấy ngân hàng đủ khả năng huy động để cho vay và đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng mà không cần thêm vốn từ Hội sở. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động lớn như thế phải có một chính sách hợp lý trong thời gian tới để sử dụng chúng một cách có hiệu quả mới đem lại lợi nhuận cao, tăng năng lực quản lý cho ngân hàng. 4.1.1.2 Tình hình vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng, bởi vì không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, mà nó còn thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong vấn đề huy động và sử dụng để cho vay sinh lời. Vốn huy động từ những nguồn khác nhau sẽ có những ảnh hưởng và biến động khác nhau khi tình hình kinh tế thay đổi. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của NHN0&PTNT quận Cái Răng, ta sẽ tiến hành phân tích dựa vào các bảng số liệu dưới đây:  Giai đoạn 2011 – 2013 Hình 4.2 Vốn huy động của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013 35 Bảng 4.3 Tình hình VHĐ của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013 Đvt: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị Năm 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị Năm 2013 Tỷ trọng (%) Giá trị 2012/2011 Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) 2013/2012 Chênh lệch (%) Tiền gửi CKH 285.726 89,11 327.483 83,58 427.290 84,71 41.757 14,61 99.807 30,47 Tiền gửi KKH 16.234 5,06 17.673 4,51 19.156 3,79 1.439 8,86 1.483 8,39 5.670 1,77 18.818 4,80 14.399 2,85 13.148 231,88 (4.419) (23,48) 12.982 4,06 27.844 7,11 43.592 8,65 14.862 114,48 15.748 56,55 320.612 100 391.818 100 504.437 100 71.206 22,21 112.619 28,74 GTCG Tiền gửi khác Tổng VHĐ Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 36 Như vừa phân tích ở trên và dựa vào bảng số liệu 4.3, thấy được vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm, vì vậy mà chi phí cho trả lãi huy động ngày càng tăng như phân tích ở tình hình kinh doanh ngân hàng. Trong cơ cấu nguồn VHĐ của Chi nhánh thì tiền gửi CKH chiếm trên 80% trong tổng vốn huy động, chủ yếu là các khoản tiết kiệm có kỳ hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể là năm 2012, VHĐ tăng 71.206 triệu so với cùng kỳ, chủ yếu huy động tăng trong các loại tiền gửi có kỳ hạn, phát hành GTCG và các loại tiền gửi khác như tiền gửi của KBNN, tiền gửi của TCTD khác. Tuy hoạt động trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các NHTM trên cùng địa bàn kinh tế quận Cái Răng nói riêng và Tp Cần Thơ nói chung nhưng Chi nhánh đã huy động được nguồn vốn tương đối lớn tăng trưởng khá ấn tượng, các hoản mục trong năm này đều tăng nhưng đặc biệt là sự tăng mạnh của GTCG và một số loại khác, huy động từ GTCG tăng 231,88%, tiền gửi của KBNN và tiền gửi khác tăng 114,48% so với cùng kỳ, kết quả đạt được là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ Chi nhánh, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và những chính sách quyết định, công văn ngân hàng Agribank Việt Nam, trong việc điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay phù hợp với tình hình kinh tế…Thêm vào đó, Chi nhánh ngân hàng đưa ra các gói huy động khá thu hút, khách hàng có thể rút tiền trước hạn với một mức lãi suất linh động mà không phải hưởng lãi suất không kỳ hạn, có thể gửi tiết kiệm dự thưởng, gửi tiền trúng vàng… nên càng thu hút đông đảo khách hàng trên địa bàn và ngoài địa bàn đến gửi tiền với loại TGTK ngày một nhiều. Đến năm 2013, nguồn vốn huy động tăng vượt bật, cụ thể tăng 112.619 triệu đồng. Trong đó, tiền gửi CKH vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu vốn huy động, đối với các khoản mục tiền gửi khác cũng tăng mạnh, nguyên nhân là trong năm 2013, Chi nhánh ngân hàng triển khai 4 đợt hoạt động dự thưởng do TSC phát hành, đợt huy động chứng chỉ ngắn hạn đạt 173 tỷ VND, kỳ phiếu dự thưởng đạt 177 tỷ VND, tiết kiệm dự thưởng đạt 136 tỷ VND…cho nên nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt, loại tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên tăng 115%, tỷ trọng tiền gửi của dân cư chiếm 89,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng chính sách từ NHNN trong việc tất toán trạng thái vàng nên hầu hết các ngân hàng nói chung chuyển từ huy động vàng sang VND nên nguồn vốn huy động tăng lên cao. Tổng VHĐ đạt 107,9% so với kế hoạch đề ra trong năm 2013. Ngoài ra, đối với hoạt động của Chi nhánh nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều từ kinh tế của vùng, năm này hoạt động kinh doanh trên địa bàn Tp Cần Thơ gặt hái được nhiều thành công, thực hiện thắng lợi nhiều chương trình kinh tế, đổi mới trong hoạt động sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh hàng xuất 37 khẩu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận tăng cao, nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng để thuận tiện thanh toán giao dịch thương mại ngày càng cao, vì vậy mà hình thức thanh toán giữa các TCTD phát triển mạnh mẽ, lượng tiền gửi từ tổ chức kinh tế và các tổ chức tài chính ngày càng tăng. Tháo gỡ tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp cũng đồng thời giải quyết cho hàng chục ngàn lao động, tạo việc làm cho người dân, mức sống được nâng cao, nhu cầu đầu tư của các cá nhân này là thu nhập của họ được đảm bảo an toàn và sinh lời trong tương lai, cho nên sử dụng lợi thế này, mà NHN0&PTNT quận Cái Răng đã tạo dựng niềm tin và thu hút đông đảo khách hàng cùng với nhiều chính sách huy động hấp dẫn. Thêm vào đó, để nâng cao nguồn vốn từ NSNN, Chi nhánh đã tăng cường huy động từ KBNN để đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn đồng thời để đảm bảo khả năng thanh khoản tốt cho ngân hàng. Trái lại với tình hình trên thì khoản mục GTCG phát hành lại giảm đi, GTCG chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn của khách hàng, nguyên nhân sụt giảm bởi chứng chỉ này lãi suất không cao, nên khách hàng chuyển kênh đầu tư vào tiền gửi để đồng vốn linh hoạt hơn, với nguồn vốn tiền gửi huy động dồi dào mà Chi nhánh có được sẽ hạn chế phát hành thêm GTCG để giảm bớt chi phí nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.  Giai đoạn 6/2013 - 6/2014 Bảng 4.4 Tình hình VHĐ của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 – 6/2014 Đvt: triệu đồng 6/2013 Chỉ tiêu Giá trị 6/2014 Tỷ trọng (%) Giá trị (6/2014)/(6/2013) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) TG CKH 365.310 83,89 505.059 85,92 139.749 38,25 TG KKH 16.588 3,81 23.314 3,97 6.726 40,54 GTCG 14.030 3,22 1.096 0,19 TGK 39.535 2,43 58.342 9,92 18.807 47,57 435.463 100 587.811 100 152.348 34,98 Tổng VHĐ (12.934) (92,18) Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 6/2013-6/2014 Đến 6 tháng 2014, thì nguồn vốn huy động đạt đến 587.811 triệu đồng, tăng 152.348 triệu đồng, tăng cao so với cùng kỳ, và tăng hơn cả năm 2013 38 trong đó hầu hết tỷ trọng khoản mục điều tăng chỉ có GTCG là giảm. Trong 6 tháng đầu năm, nhìn chung tình hình kinh tế có bước chuyển biến khá tích cực và ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9%, xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ tăng mạnh, nợ xấu trên toàn địa bàn kiềm chế ở mức 2,80%. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nước 6 tháng đầu năm được đánh giá là sôi nổi, các ngân hàng trên địa bàn cũng như trong cả nước cạnh tranh nhau gay gắt về sản phẩm dịch vụ, mạng lưới hoạt động. Không riêng vì NHN0&PTNT quận Cái Răng, đã không ngừng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú và linh hoạt, phong cách giao dịch không ngừng đổi mới, công tác tiếp thị ngày càng chuyên nghiệp hơn để đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, nhiều phòng giao dịch được thành lập thu hút đông đảo khách hàng gửi tiền đặc biệt là khách hàng truyền thống đáng tin cậy, hoạt động huy động vốn từ các cá nhân, hộ sản xuất đến các doanh nghiệp và các tổ chức khác trên địa bàn thuận lợi hơn, điều này đã góp phần làm tăng tiền gửi CKH cụ thể tăng 139.749 triệu đồng, tăng cao hơn cả năm cùng kỳ, và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng VHĐ. Kéo theo việc mở tài khoản và gửi tiền tại Ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ thanh toán, chuyển khoản góp phần cho thu nhập ngân hàng, kết nối đông đảo lượng khách hàng mới. Thêm vào đó, NHNN tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay vào cuối tháng 3/2014 đã tác động đến kinh doanh đơn vị, huy động tăng 9,1%, dư nợ tăng 6,6%, hoạt động dịch vụ tăng 10% so với toàn địa bàn. Đối với tình hình kinh tế còn nhiều thay đổi như hiện nay, người dân ngày càng có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để được an toàn và sinh lời cao trong tương lai, nên lượng vốn huy động từ chứng chỉ tiền gửi giảm đi trong thời gian này, một mặt Ngân hàng cũng hạn chế huy động nguồn vốn lớn khó kiểm soát, một mặt khách hàng chuyển kênh đầu tư sang tiền gửi tiết kiệm và loại tiền gửi khác. Đối với loại tiền gửi KKH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng VHĐ (dưới 10%), thường khách hàng gửi tiền vào để đảm bảo an toàn và có thể rút ra bất kì lúc nào, loại tiền gửi này rất nhạy cảm với lãi suất, nếu so với một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì mặt bằng lãi suất của Chi nhánh kém linh hoạt hơn, nếu ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn thì khách hàng sẵn sàng rút tiền và gửi vào ngân hàng đó, cho nên khoản mục này thường không ổn định qua các năm. Nhìn chung hoạt động huy động vốn của Chi nhánh tăng trưởng mạnh qua các năm, tuy nhiên ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để tăng khoản mục tiền gửi KKH, khoản mục này đóng góp một phần không nhỏ cho hiệu quả kinh doanh ngân hàng, kèm theo đó, chủ động hơn trong điều chỉnh 39 lãi suất đủ sức cạnh tranh, cần phải có những chính sách cụ thể rõ ràng để nâng cao nguồn vốn huy động và sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn. 4.1.2 Tình cho vay của ngân hàng Hoạt động cho vay cũng như huy động vốn là các hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng. Sự chuyển hóa vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, đặc biệt là nhu cầu vay vốn để nhằm mục đích tiêu dùng không những có ý nghĩa đối với cuộc sống của người đi vay mà cả đối với bản thân Chi nhánh, bởi vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó thanh toán lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp những chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mang tính rủi ro lớn vì vậy ngân hàng cần quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được rủi ro. Tình hình cho vay của Chi nhánh được thể hiện trong hình và bảng số liệu sau: Hình 4.3 Tình hình cho vay của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 40 Bảng 4.5 Tình hình cho vay của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 - 2013 đến 6/2014 Đvt: triệu đồng 2012/2011 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6/2013 DSCV 557.793 580.336 528.921 273.424 264.062 22.543 DSTN 484.001 542.889 483.195 242.646 273.024 DN 363.087 400.534 446.260 431.312 NX 3.358 4.664 4.969 0,92 1,16 1,11 Chỉ tiêu Tỷ lệ NX (%) 6/2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch (6/2014)/(6/2013) (%) Chênh lệch (%) 4,04 (51.415) (8,86) (9.362) (3,42) 58.888 12,17 (59.694) (11,99) 30.378 11,13 437.298 37.447 10,31 45.725 11,42 5.986 1,39 5.323 8.278 1.306 38,89 305 6,54 2.955 55,51 1,23 1,89 x x x x x x (%) Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHN0&PTNT quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 đến 6/2014 41 4.1.2.1 Doanh số cho vay Trong khi nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh thì cho vay lại không ổn định. Hầu hết Chi nhánh cho vay chủ yếu những hợp đồng giá trị lớn là các doanh nghiệp trong kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng cao, lĩnh vực cho vay nhiều nhất vẫn là thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng, cho nên hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh ngân hàng. Sự biến động trong hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT quận Cái Răng là do trong giai đoạn này, TP Cần Thơ đang gặp nhiều khó khăn, 52% dư nợ cho vay có lãi suất 19% trở lên, có rất ít doanh nghiệp vay lãi suất 1415%, do chưa đáp ứng nhu cầu của ngân hàng. Chỉ năm 2012 Cần Thơ có gần 1.000 doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế. Trong đó, 162 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, 219 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể,…(Thanh Tâm, 2012). Tuy nhiên cùng với những chính sách của NHNN và Chính phủ đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp như: giảm lãi suất cho vay, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,…đã cải thiện phần nào tình hình của các doanh nghiệp trên địa bàn. Thêm vào đó, việc Chi nhánh cùng với UBND TP Cần Thơ trong vấn đề thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, vay vốn với lãi suất thấp để trả lương cho công nhân bảo toàn nguồn nhân lực, giảm bớt khó khăn cho xã hội, kết hợp giữa quy trình tín dụng và chất lượng cung cấp dịch vụ tín dụng, đã góp phần thu hút lượng lớn khách hàng, cho nên doanh số cho vay năm 2012 tăng 25.243 triệu đồng so với cùng kỳ. Bước sang năm 2013, kinh tế tiếp tục khó khăn, NHNN đã nỗ lực kéo giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Báo cáo của NHNN chi nhánh Cần Thơ, hiện lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên khoảng 8-9%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khoảng 911,5%/năm đối với ngắn hạn, 11-13%/năm đối với trung, dài hạn (Minh Huyền, 2013). Tuy lãi suất cho vay có giảm so với cùng kỳ, nhưng tình hình sản xuất các doanh nghiệp chưa cải thiện đồng đều, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, bởi thị trường trường tiêu thụ Châu Âu tiếp tục sụt giảm do khủng hoảng tiền tệ kéo dài, điều này làm cho các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nên doanh số cho vay của các ngân hàng trên địa bàn giảm trong giai đoạn này. Mặc khác, khi Chi nhánh phải huy động vốn với lãi suất cao, thì cũng cho vay với lãi suất cao tương ứng, lúc đó sẽ không thu hút được khách hàng đến vay. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Vì những lý do trên mà doanh số đã sụt giảm đi 51.415 triệu đồng so với cùng kỳ. Đây cũng là vấn đề không tốt trong hoạt 42 động ngân hàng, tuy nó an toàn trong thanh khoản nhưng nhưng lại không tạo ra khoản lãi nào, do nguồn vốn không được xoay vòng luân chuyển. Xét đến giai đoạn 6 tháng 2014, tăng trưởng tín dụng tiếp tục suy giảm, doanh số đã giảm 9.362 triệu đồng, chủ yếu sụt giảm trong cho vay sản xuất kinh doanh. NHN0&PTNT quận Cái Răng gặp nhiều khó khăn trong giải quyết lượng vốn huy động dồi dào nhưng cho vay lại rất hạn chế, lãi suất cho vay trung hạn còn cao, nợ xấu tăng và diễn biến phức tạp, khó khăn trong vấn đề giải quyết tài sản thế chấp do thị trường bất động sản đóng băng, nhiều tài sản thế chấp hiện Chi nhánh vẫn chưa được xử lý. Chính vì vậy, làm cho ngân hàng thu hẹp tín dụng, để hạn chế phần nào rủi ro. Hiện nay, với chỉ đạo của Chính phủ, NHNN tích cực thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên cả nước. Không riêng vì Tp Cần Thơ, thông qua chương trình, tín dụng toàn địa bàn tăng 4,98% so với cuối năm 2013, đây là một nỗ lực lớn của các TCTD trên địa bàn nói cung và Chi nhánh nói riêng. Ngoài ra, Thông tư 16 của liên bộ Tư pháp, Tài nguyên - Môi trường và NHNN sẽ giúp đẩy nhanh việc xử lý tài sản bảo đảm, góp phần cải thiện tình hình tín dụng trong thời gian tới. Chính vì vậy, Chi nhánh ngân hàng phải nắm bắt tình hình kịp thời và đưa ra những chính sách đúng đắn mới đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 4.1.2.2 Doanh số thu nợ Với tình hình cho vay trên, thì tình hình thu nợ của ngân hàng cũng biến động không ổn định, doanh số thu nợ đạt cao nhất là vào năm 2012, giảm ở năm 2013. Trong giai đoạn này, song song với việc giảm lãi suất cho vay, Chi nhánh tập trung vào nhiệm vụ nâng chất lượng tín dụng trên cơ sở thẩm định hồ sơ cho vay chặt chẽ hơn và đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp để đảm bảo vốn được đưa vào sản suất và sử dụng hiệu quả, bên cạnh việc nỗ lực huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, Chi nhánh ngân hàng chú trọng khống chế nợ xấu ở mức quy định và các khoản nợ xấu đều được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cho nên công tác thu hồi nợ cũng như doanh số thu nợ đã tăng 58.888 triệu đồng vào năm 2012, tăng nhanh hơn tốc độ tăng của cho vay. Bước sang năm 2013, doanh số thu sụt giảm nhanh hơn tốc độ giảm của cho vay, giảm xấp xỉ 12% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là một phần từ phía ngân hàng, tuy có nhiều biện pháp để thắt chặt và kiểm soát lượng vốn tín dụng, song nhìn chung ngân hàng kiểm soát việc sử dụng vốn khách hàng còn lõng lẻo, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng chưa chính xác, còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là đối tượng khách hàng cá nhân, mà 43 quan trọng hơn là thành phần vay vốn để tiêu dùng. Chưa có một quy trình tách biệt đối với từng loại khách hàng với những nhu cầu vay khác nhau, khiến công tác thu hồi nợ cũng như hiệu quả sử dụng đồng vốn kém đi. Một nguyên nhân khác làm cho doanh số trong năm giảm là do ảnh hưởng từ phía kinh tế, sự khôi phục chậm chạp của kinh tế trong cả nước, cũng như trên địa bàn Cần Thơ và Quận, nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí các đối tượng này khả năng trả nợ cũng sụt giảm, sức mua của khách hàng giảm, lạm phát tăng, chi tiêu nhiều hơn thu nhập, khiến đại bộ phận khách hàng cá nhân cũng không thể trả nợ ngân hàng, điều đáng quan tâm là thị trường bất động sản đang trong giai đoạn phục hồi, đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xử lý tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, nợ không thu được, tài sản đảm bảo cũng không sử lý được, nợ xấu tăng, doanh số thu nợ sụt giảm là điều không thể tránh khỏi. Công tác thu hồi nợ của Chi nhánh giai đoạn 6 tháng đầu năm có bước chuyển biến tích cực, tăng 11,13 % so với cùng kỳ. Đây cũng là nhờ sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ Chi nhánh và toàn hệ thống, dưới sự giám sát chỉ đạo, và thực hiện tố chế độ báo cáo thống kê của NHNN, đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đối với các bộ phận kinh doanh, đến từng bộ phận khách hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển hệ thống thẻ, ATM, POS,…mục đích dễ dàng hơn trong quản lý tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, các gói khuyến khích tín dụng của NHNN bắt đầu phát huy tác dụng. Chi nhánh nói riêng và các ngân hàng trên địa bàn nói chung, tập trung vào bán lẻ để đẩy mạnh tín dụng, tăng trưởng tín dụng đến từ tín dụng ngoại tệ do nền kinh tế thế giới có nhiều cải thiện theo hướng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn, tập trung vào lĩnh vực ưu tiên của chính phủ, riêng hệ thống Agribank thì nông nghiệp nông thôn là chủ lực. 4.1.2.3 Dư nợ Với tình hình cho vay và thu nợ như trên, tác động trực tiếp đến dư nợ của Chi nhánh, thông qua bảng số liệu 4.5 ta có thể thấy dư nợ giai đoạn 2011 – 2013 đều tăng qua các năm, nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, làm cho các khoản nợ tồn đọng kỳ trước tiếp tục chuyển đến kỳ sau. Dư nợ tăng là một dấu hiệu tốt, bởi các khoản nợ của khách hàng chủ yếu tập trung ở nhóm 1. Tuy nhiên đây cũng là một khó khăn của Ngân hàng nếu tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến phức tạp thì khoản dư nợ sẽ khó xử lý khi nhóm nợ xấu tăng lên. Dư nợ của năm 2012 và 2013 tăng cũng do một phần là ngân hàng đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân, phục vụ cho mục đích tiêu dùng để pha loãng rủi ro trong đầu tư tín dụng, mặt khác 44 thu lợi nhuận cao từ khoản mục này. Bên cạnh đó, Chi nhánh ngân hàng thực hiện theo chỉ thị của ngân hàng Hội sở là ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này. Cũng giống với tình hình trên, dư nợ 6 tháng 2014 tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ thấp chỉ gần 1,39%, bởi thu tăng nhưng cho vay giảm trong giai đoạn này. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là doanh số cho vay giai đoạn này giảm đi, bởi thời gian cho vay dự án kéo dài, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động, nên Chi nhánh phải chịu rủi ro cho vay rất cao, chi phí thẩm định, quản lý khoản vay lớn và phức tạp hơn nhiều so với vay ngắn hạn. Thêm vào đó, lãi suất thị trường cho vay thay đổi liên tục làm cho ngân hàng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, ngân hàng không thể chủ động trong việc lên kế hoạch để sử dụng nguồn vốn huy động một cách hợp lý và hiệu quả. Mặt khác, loại hình cho vay tín chấp còn hạn chế, Chi nhánh vẫn chú trọng cho vay bằng tài sản đảm bảo, nhưng tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản, nên rủi ro lại càng cao. Muốn mở rộng cho vay để tăng trưởng tín dụng là một việc hết sức khó khăn đối với NHN0&PTNT quận Cái Răng. 4.1.2.4 Nợ xấu Đối với nợ xấu, nhìn chung có xu hướng tăng qua từng thời kỳ, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu được duy trì ổn định dưới 2% vẫn đảm bảo theo quy định của NNHN. NX tăng là do việc áp dụng quy định mới của NHNN về việc cơ cấu lại nhóm nợ, phân loại nợ trong những tháng đầu năm còn gặp nhiều khó khăn, nhóm nợ có kỳ hạn ngắn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu. Đặc biệt là giai đoạn 6 tháng 2014, nợ xấu Chi nhánh tăng mạnh và tăng hơn cùng kỳ là 55,51% và so với cả năm 2013. Khoản nợ xấu tăng mạnh chủ yếu đối với đối tượng khách hàng cá nhân là 5.078 triệu đồng, doanh nghiệp là 3.200 triệu đồng, con số này đã tăng rất nhanh. Trong đó, NX chiếm tỷ trọng cao là lĩnh vực công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ và tiêu dùng. Thấy rõ hơn là tỷ lệ nợ xấu tăng lên cao vào 6 tháng 2014 là 1,89%. Cũng trong giai đoạn này, tuy Chi nhánh có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình tín dụng, nhưng do ảnh hưởng của tình hình chung nên hầu hết hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn và trong cả nước gặp nhiều gào cản, sức mua thị trường yếu, khó khăn trong thị trường mua bán nợ với VAMC. Một trong những ngân hàng đang có nợ xấu dẫn đầu là Pvcombank, với tỷ lệ 5,2%; NCB 4,8%, Ocean Bank 4,06%, ACB 3,65%, Vietcombank là 3,09%, theo đánh giá của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng thì nguyên nhân của nợ xấu xuất phát từ các doanh nghiệp không trả nợ gốc và lãi, một nguyên nhân nữa là do vừa qua NHNN đã ban 45 hành Thông tư 09 về phân loại nợ, cũng như quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu, kèm theo Nghị định 53 về xử lý nợ xấu của Chính phủ, phạm vi phân loại nợ rộng hơn trước, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn (Khổng Nhung, 2014). Qua quá trình phân tích trên, cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn vừa qua còn yếu kém. Ngân hàng nên xây dựng một quy trình thẩm định khách hàng vay vốn thật chính xác, để công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn, thêm vào đó là không ngừng cập nhật và theo dõi diến biến nợ xấu, thực hiện nhanh và hiệu quả các chính sách của NHNN và Chính phủ đã đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu một cách chặt chẽ hơn, có như vậy mới tăng sức cạnh tranh, giữ vững là một ngân hàng truyền thống và hàng đầu trong các ngân hàng Việt Nam. Sau đây, sẽ tiến hành phân tích một mảng cho vay không kém phần quan trọng mà hiện nay được hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam rất quan tâm, đó là cho vay tiêu dùng. 4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2013 VÀ 6 THÁNG NĂM 2014 Mặc dù, huy động vốn là hoạt động không thể thiếu của ngân hàng, nhưng nó chỉ mới là tiền đề, chưa được xem là hoạt động cốt lõi trong kinh doanh ngân hàng. Với chức năng là tổ chức tài chính trung gian cho nền kinh tế, ngân hàng sẽ tập trung huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, rồi sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ngày càng phát triển. Trong nghiệp vụ cho vay có thể phân thành nhiều loại như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay khác…trong đề tài nghiên cứu này sẽ tiến hành phân tích loại hình cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển ở Việt Nam. Cho vay tiêu dùng thuộc một bộ phận nhỏ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhưng đây là sản phẩm nhằm phục vụ cá nhân, nhóm khách hàng cốt lỗi ngân hàng NHN0&PTNT quận Cái Răng nói chung và NHN0&PTNT Cần Thơ đang hướng tới để phục vụ tốt nhất. Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên thu hút nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong ngân hàng, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm cho vay tiêu dùng này. Hiện nay, Ngân hàng áp dụng mức lãi suất chung là 12,5%, lãi suất cho vay tiêu dùng thường lớn hơn cho vay sản xuất kinh doanh một chút vì thường các khoản vay này nhỏ lẻ, 46 nên tốn nhiều chi phí. Để biết hoạt động cho vay này diễn ra như thế nào, chủ thể là ai, mục đích sử dụng vốn vay là gì ?, sẽ được tiến hành phân tích thông qua các số liệu được thu thập trong quá trình trực tập. 4.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát vay cho khách hàng trong một thời gian nhất định, không kể đến món vay đó thu hồi về được hay chưa. Doanh số cho vay thường xác định theo tháng, quý và năm, thể hiện qua hình và các bảng số liệu sau: Hình 4.4 Tình hình cho vay tiêu dùng của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng 2014  Giai đoạn 2011 – 2013 47 Bảng 4.6 Doanh số cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 - 2013 Đvt: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị Năm 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị Năm 2013 Tỷ trọng (%) Giá trị 2012/2011 Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) 2013/2012 Chênh lệch (%) THEO THỜI HẠN VAY Ngắn hạn 102.054 64,78 114.632 63,39 131.712 64,86 12.578 12,32 17.080 14,89 Trung hạn 55.476 35,22 66.181 36,61 71.369 35,14 10.705 19,29 6.188 9,49 THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY Sửa chữa, mua đất làm nhà ở 111.325 70,67 127.922 70,75 123.286 60,71 16.597 14,91 (4.636) (3,62) Mua sắm phương tiện đi lại 10.945 6,95 13.406 7,42 18.854 9,29 2.461 22,48 5.448 40,64 Mua sắm nội thất gia đình 14.508 9,21 16.070 8,88 27.571 13,57 1.562 10,76 11.501 71,57 Cho vay nhu cầu khác 20.572 13,17 23.415 12,95 33.370 16,43 2.843 13,82 9.955 42,51 157.530 100 180.813 100 203.081 100 23.283 14,78 22.268 12,31 Doanh số cho vay Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHN0&PTNT quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 48 Cho vay tiêu dùng phân loại theo thời hạn vay bao gồm vay ngắn hạn và trung dài hạn. Trong đó, cho vay tiêu dùng ngắn hạn là những khoản vay của cá nhân với mục đích mua sắm những đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, đi du lịch, hay cưới hỏi, ma chay,…thường là những khoản vay có với giá trị không cao, hoặc với mục đích chi tiêu cấp bách, khách hàng có thể hoàn trả cho ngân hàng trong thời gian ngắn. Ngược lại là các món vay trung dài hạn, các khoản này thường có giá trị cao hơn, thường dùng để mua sắm đồ dùng có giá trị lớn trong gia đình, hoặc những kế hoạch lớn của cá nhân như mua đất, mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cửa,… do đó cần khoản thời gian khá dài mới có khả năng hoàn trả được nợ vay. Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn là tổng giá trị của các món vay mà ngân hàng đã phát vay cho khách hàng cá nhân với thời hạn vay dưới 12 tháng. Và cho vay tiêu dùng trung dài hạn có thời gian cho vay từ 12 đến 60 tháng. Rất nhiều loại sản phẩm cho vay tiêu dùng đang được áp dụng tại các NHTM Việt Nam hiện nay dưới nhiều hình thức và tên gọi nhưng nhìn chung đều có mục đích vay: cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà ở, mua xe, hỗ trợ học hành trong và ngoài nước, xuất khẩu lao động ra nước ngoài, nhu cầu chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, cho vay cán bộ công nhân viên, thấu chi tài khoản, thẻ tín dụng. Đối với NHN0&PTNT Cái Răng thì cho vay tiêu dùng dựa vào 4 mục đích chính: sửa chữa và mua đất làm nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, mua sắm nội thất gia đình, cho vay nhu cầu khác để phục vụ đời sống. Nhìn chung, dựa vào bảng số liệu 4.6 cho thấy doanh số cho vay tiêu dùng của tăng liên tục ở giai đoạn 2011 - 2013. Trong đó, giá trị doanh số cho vay tiêu dùng trung hạn có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn. Chủ yếu là cho vay để mua đất, sửa chữa nhà ở ở kỳ hạn dài là chủ yếu, đối với kỳ hạn ngắn thông thường khách hàng vay để trang trải cho chi phí sinh hoạt gia đình, chi tiêu cho mua sắm nội thất gia đình và y tế, học hành. Trong thời gian vừa qua, Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng, huy động vốn dồi dào nhưng nguồn vốn sử dụng lại kém hiệu quả. Để tăng lợi nhuận, Chi nhánh chuyển kênh đầu tư sang mảng tiêu dùng, nhắm vào đối tượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân với nhu cầu vay để tiêu dùng trong cuộc sống. Thông thường các hộ gia đình sẽ thắt chặt chi tiêu vào đầu năm vì đã chi tiêu nhiều ở tết, đến giữa năm thì nhu cầu chi tiêu giãn ra, và chi tiêu nhiều nhất vẫn là giai đoạn cuối năm phục vụ cho nhu cầu tết đến. Tuy kinh tế khó khăn trong giai đoạn gần đây, nhưng nhu cầu tiêu dùng thì luôn luôn cần thiết, hầu hết cá nhân, hộ gia đình nào đều cũng phỉa chi tiêu dù ít hay nhiều. Chính vì những nguyên nhân đó, mảng cho vay tiêu dùng ngày càng được chú 49 trọng hơn, và làm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu khách hàng. Nhìn chung doanh số cho vay của Chi nhánh tăng mạnh vào cuối năm 2013, các mảng cho vay tăng với tỷ trọng cao là cho vay để mua sắm xe, mua nội thất gia đình, chi cho y tế, học hành và thấu chi tài khoản, dó đều là các khoản cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn để mua đất, sửa chữa mua nhà, có chiều hướng sụt giảm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trong cho vay tiêu dùng là do trong năm 2012 là năm có rất nhiều khó khăn, lạm phát, kinh tế khủng hoảng…NHNN 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay, điều này tác động mạnh mẽ đến tình hình tín dụng toàn ngân hàng. Trên cơ sở đó, các ngân hàng đẩy mạnh huy động và cho vay và cạnh tranh gay gắt, rất nhiều ngân hàng đưa ra nhũng gói sản phẩm huy động và cho vay cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, đối với mảng cho vay tiêu dùng hầu hết lãi suất còn khá cao so với lãi suất chung có thể lên tới 20%/năm trong khi lãi suất trung bình cao nhất năm 2012 là 13,17%/năm. Không riêng vì chi nhánh NHN0&PTNT Cái Răng, ảnh hưởng tình hình lãi suất cho vay tiêu dùng cao, nhu cầu tín dụng của khách hàng kém đi, tuy doanh số tăng trưởng so với năm 2011 nhưng chưa cao so với tiềm lực của ngân hàng. Thêm vào đó, thành phố Cần Thơ đã điều hành, chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp và siêu thị bán hàng lưu động đến các vùng nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nơi đây được tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cấp bách, trong khi giá cả hàng hóa như đất đai, nhà ở, phương tiện đi lại,…chịu ảnh hưởng của lạm phát nên giá vẫn còn khá cao so với thu nhập của người tiêu dùng Bước sang năm 2013, Ngân hàng tập trung cho vay theo hướng ưu tiên các công trình trọng điểm, hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ cho doanh nghiệp và hộ sản xuất hấp thu nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện gói hỗ trợ nhà ở theo Thông tư 11/TT-NHNN ngày 16/9/2013 của ngân NHNN, theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 do Chính phủ ban hành, tạo điều kiện cho hệ thống Agribank tập trung vốn, đẩy mạnh chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân sống ở nông thôn. Chính vì vậy mà đời sống người nông dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, đặc biệt là vào thời gian cuối năm. Thêm vào đó, giai đoạn vừa qua, thực hiện các công văn 1805/NHN0-KHNV ngày 25/3/2013, công văn 3235/NHN0-KHNV ngày 10/5/2013, công văn 4591/NHN0-KHNV ngày 27/6/2013 về việc điều chỉnh lãi suất cho vay làm cho hoạt động tín dụng chung cũng như cho vay tiêu dùng 50 nói riêng đạt được những kết quả khả quan, cho vay doanh nghiệp mức lãi 9% trở xuống đạt 740 tỷ, cho vay với lãi suất từ 9%-11% đạt 942 tỷ, cho vay 11%13% đạt 3.832 tỷ và chiếm 69% trong tổng doanh số cho vay, trên 13% đạt 34 tỷ, việc lãi suất cho vay tiếp tục giảm trong thời gian tới, khuyến khích nhu cầu đi vay nhiều hơn của người tiêu dùng.  Giai đoạn 6/2013 – 6/2014 Bảng 4.7 Doanh số cho vay tiêu dùng dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 - 6/2014 Đvt: triệu đồng 6/2013 Chỉ tiêu Giá trị 6/2014 Tỷ trọng (%) Giá trị (6/2014)/(6/2013) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) THEO THỜI HẠN Ngắn hạn 45.449 54,43 48.493 57,18 3.044 6,70 Trung hạn 38.046 45,57 36.321 42,82 (1.725) (5,07) THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY Sửa chữa, mua đất làm nhà ở 60.982 73,03 51.452 60,66 (9.530) (15,63) Mua sắm phương tiện đi lại 3.086 3,70 7.737 9,12 4.651 150,71 Mua sắm nội thất gia đình 8.397 10,06 8.893 10,49 496 5,91 Cho vay nhu cầu khác 11.030 13,21 16.732 19,73 5.702 51,69 Doanh số cho vay 83.495 100 84.814 100 1.319 1,58 Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 6/2013-6/2014 Cho vay tiêu dùng ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 không tăng trưởng nhiều so với cùng kỳ, tỷ trọng cho vay trung hạn vẩn chưa được cải thiện, vì cho vay để sửa chữa mua nhà giảm đi làm cho doanh số tăng trưởng chậm. Nhìn chung, khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Ngân hàng thường đầu tư vào tín dụng ngắn hạn, vì đây là loại hình có thể sinh lời cao, vốn quay vòng nhanh, ít chịu rủi ro hơn tín dụng trung hạn. Hơn nữa, các khoản vay ngắn hạn thường giúp khách hàng 51 giải quyết những nhu cầu cấp bách như mua sắm vật chất gia đình, tâm lý chung của họ là trả nợ sớm càng tốt, nên những sản phẩm này thường được họ lựa chọn hơn. Thêm vào đó, Chi nhánh không ngừng nâng cấp hệ thống công nghệ điện tử ngân hàng để theo kịp với các ngân hàng trên địa bàn, mở rộng cho vay tiêu dùng thông qua Internet, phối hợp với công đoàn, các doanh nghiệp giới thiệu tại nơi làm việc về sản phẩm cho vay tiêu dùng. Nền kinh tế dần được cải thiện, nhu cầu chi tiêu mua sắm cũng tăng dần, nắm bắt được nhu cầu người dân nơi đây nên cho vay ngắn hạn ngày càng có chiều hướng tăng dần cả về tỷ trọng và giá trị doanh số. Đối với cho vay trung hạn trong giai đoạn này có xu hướng giảm, bởi khoản cho này thường là những hợp đồng có giá trị lớn, như cho vay mua đất, mua nhà đã giảm đi trong giai đoạn này, nên Ngân hàng rất dè dặt trong cho vay, thêm vào đó mức độ rủi ro sẽ rất cao nếu không thu hồi được nợ gốc trong thời gian dài, vì vậy ngân hàng tập trung cho vay trong thời gian ngắn có thể thu hồi vốn sớm và giảm thiểu rủi ro bởi vậy doanh số cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khoản mục này. Theo tình hình chung hiện nay, hầu hết các ngân hàng trên cả nước đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, vì khoản mục này tuy có rủi ro lớn nhưng lợi nhuận mà nó đem lại cao cho các ngân hàng, ngoài ra khuyến khích cho vay tiêu dùng sẽ giúp giải tỏa áp lực tăng trưởng tín dụng, thậm chí một vài ngân hàng hạ mức lãi suất rất thấp để thu hút khách hàng, và cho vay không cần tín chấp. Vì là một ngân hàng quốc doanh sức cạnh tranh còn yếu so với các NHTMCP, và công tác nghiên cứu thị trường để năm bắt nhu cầu tâm lý tiêu dùng còn yếu, kèm theo loại hình cho vay này khá mới mẻ với người dân trên địa bàn, nên tỷ trọng của nó còn thấp. Thêm vào đó, nhờ ảnh hưởng Nghị quyết 02/NĐ-CP của Chính phủ về việc triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ và mở rộng chương trình kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng, triển khai chương trình cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, hỗ trợ cho vay đối với lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản…giúp kinh tế bước đầu khôi phục dần, nhu cầu tín dụng được nâng cao, nhu cầu đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh ngày tăng lên. Bên cạnh đó, đầu năm lãi suất được duy trì ổn định theo quy định của NHNN, mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ từ 0,5%-1,5%/năm so với cuối năm 2013, lãi suất giảm kích thích nhu cầu đi vay của khách hàng, trước tình hình đó, đây là cơ hội tốt cho tất cả ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn và cho vay. Chi nhánh ngân hàng đẩy mạnh cho vay về mọi lĩnh vực, cho vay tiêu dùng cũng được chú trọng nhiều hơn, vì nhu cầu đi vay để chi tiêu ngày càng cao của người dân trên địa bàn, những người có thu nhập ổn định hoặc cao lại 52 có xu hướng mua nhà hoặc mua xe hơi và chi tiêu cao hơn. Tình hình kinh tế đầu năm được khôi phục dần, thì trường bất động sản được cứu vãn, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới được rút ngắn và tương đối ổn định, nhu cầu mua đất đai để xây nhà ở tăng…thông thường các khoản chi tiêu này khá lớn, nên thường Ngân hàng sẽ cho vay với thời hạn dài, để đảm bảo khách hàng có thời gian trả nợ. Đối với cho vay phục vụ chữa bệnh, trang trải cho chi phí học hành cũng tăng nhưng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, ngoài ra Ngân hàng mở rộng cho vay thấu chi tài khoản trong đầu năm nay, từng bước phát triển loại hình cho vay tiêu dùng. Qua quá trình phân tích trên, cho thấy doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua các năm. Nhưng nhìn chung, sản phẩm cho vay chưa phong phú so với các ngân hàng trên địa bàn, lãi suất bình quân còn cao, cho vay tín chấp chưa phát triển, ngân hàng còn hạn chế cho vay đối với các cá nhân có thu nhập chưa ổn định vì ngại rủi ro cho nên tỷ trọng cho vay tiêu dùng còn thấp, quan trọng hơn cả là ngân hàng chưa cân đối giữa các khoản mục để cho vay, tỷ trọng vay ngắn hạn còn khá cao. Để phát trển loại hình này trong thoài gian tới cũng như tăng tỷ trọng của chúng, Ngân hàng cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu cũng như chủ động hơn trong công tác cho vay tiêu dùng mới khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động của mình. 4.2.2 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng Bất kỳ lúc nào cũng vậy, hoạt động cho vay luôn đi đôi với hoạt động thu hồi nợ. Hay doanh số cho vay cao luôn đi kèm theo là doanh số thu nợ cao. Tình hình thu nợ cụ thể như sau:  Giai đoạn 2011 - 2013 53 Bảng 4.8 Tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 Đvt: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị Năm 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị Năm 2013 Tỷ trọng (%) Giá trị 2012/2011 Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) 2013/2012 Chênh lệch (%) THEO THỜI HẠN VAY Ngắn hạn 83.141 66,84 108.490 64,97 102.014 66,02 25.349 30,49 (6.476) (5,97) Trung hạn 38.263 33,16 58.492 35,03 52.512 33,98 20.229 52,86 (5.980) (10,22) 84.379 69,50 118.535 70,99 98.757 63,91 34.156 40,48 (19.778) (16,68) 9.007 7,42 12.097 7,24 17.281 11,18 3.090 34,31 5.184 42,85 Mua sắm nội thất gia đình 12.789 10,53 19.013 11,38 19.225 12,44 6.224 48,66 212 1,11 Cho vay nhu cầu khác 15.229 12,55 17.337 10,39 19.263 12,47 2.108 13,84 925 5,04 121.404 100 166.982 100 154.526 100 45.578 37,54 (12.456) (7,45) THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY Sửa chữa, mua đất làm nhà ở Mua sắm phương tiện đi lại Doanh số thu nợ Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHN0&PTNT quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 54 Ngược lại với tình hình cho vay, thu nợ trong giai đoạn này không ổn định, tăng 2012 và giảm ở năm 2013, chủ yếu là do khả năng trả nợ khách hàng trong giai đoạn này yếu đi. Với cuộc đua giải tỏa áp lực tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước, với nguồn vốn huy động ngày càng dồi dào trong khi cho vay lại thấp, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều gào cản trong hoạt động kinh doanh, nên nhu cầu vay vốn để sản xuất giảm đi đáng kể, buột các ngân hàng chuyển hướng sang đối tượng khách hàng là cá nhân để tăng doanh số cho vay. Bởi vậy trong những năm gần đây, doanh số cho vay tiêu dùng tăng trưởng cao, đi kèm theo nó là rủi ro cao vì nợ xấu ngày càng tăng lên. Không riêng vì NHN0&PTNT Cái Răng, trong nhhững năm qua, khách hàng đến vay ngày càng tăng, giờ đây vay tiêu dùng không còn là vấn đề khó khăn đối với mọi người, khoảng cách của người tiêu dùng ở thành thị và nông thôn với ngân hàng càng gần hơn, cũng chính vì thế, chạy theo doanh số kéo theo nợ xấu tăng cao bởi không kiểm soát được công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, Ngân hàng đã có những biện pháp đúng đắn trong công tác thu hồi nợ nên kết quả khả quan. Năm 2012, các khoản thu đều tăng so với cùng kỳ. Thường các khoản cho vay để mua đất và sửa chữa nhà, mua sắm ô tô là các khoản vay có giá trị lớn, thời gian đáo hạn trung hạn, nên doanh số thu nợ cao hơn và được chú trọng nhiều hơn. Các khoản còn lại thông thường có thời hạn ngắn, giá trị thấp hơn nên thu hồi vốn nhanh. Sang năm 2013, doanh số thu nợ tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp, riêng thu trong khoản sửa chửa, mua nhà đã giảm 19.778 triệu đồng, vì khoản mục này chủ yếu là cho vay trung hạn, ngắn hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ nên nhìn chung thu nợ theo kỳ hạn cũng giảm. Nguyên nhân là từ phía Ngân hàng, trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, cán bộ còn chủ quan xem đây là khoản mục có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn nên chưa kiểm tra và đánh giá chính xác thu nhập và mục đích sử dụng vốn cầu khách hàng, một bộ phận khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và khó thu hồi vốn được, cán bộ tín dụng còn bị động trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, chưa bám sát quá trình sử dụng vốn của người tiêu dùng, điển hình là khoản mục cho vay mua sắm nội thất gia đình cho vay tăng 10,76% trong khi đó chỉ tăng thu 1,11%. Thêm vào đó, hoạt động cung cấp thông tin giữa các chi nhánh trên địa bàn còn hạn chế, một số chi nhánh trang bị đầy đủ công nghệ cũng như có bộ phận theo dõi khách hàng vay vốn chuyên biệt, đới với Chi nhánh NHN0&PTNT Cái Răng gặp trở ngại trong việc thu thập thông tin, do thường xuyên bị lỗi trong hệ thống mạng, việc điều tra thu nhập thông tin liên quan đến khách hàng cũng không chính xác. Ngoài ra, trong năm này, kinh tế toàn vùng được đánh giá là phát triển, nhưng trong đó sản xuất kinh 55 doanh của người nông đân gặp nhiều khó khăn do giá thành sản phẩm thấp, trong khi chi phí đầu vào lại cao, xuất khẩu gạo bị cạnh tranh mạnh, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm, một bộ phận nông dân mất mùa…Sức mua thị trường yếu đi, giá cả hàng hóa cao trong khi thu nhập bình quân lại thấp, chứng tỏ phần nào khả năng trả nợ kém của khách hàng, cũng như hạn chế nhu cầu vay vốn mới, khiến cho công tác thu hồi vốn trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn  Giai đoạn 6/2013 – 6/2014 Bảng 4.9 Tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 – 6/2014 Đvt: triệu đồng 6/2013 Chỉ tiêu Giá trị 6/2014 Tỷ trọng (%) Giá trị (6/2014)/(6/2013) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) THEO THỜI HẠN Ngắn hạn 34.458 56,23 44.394 52,06 9.936 28,83 Trung hạn 26.823 43,77 40.881 47,94 14.058 52,41 THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY Sửa chữa, mua đất làm nhà ở 45.876 74,86 59.933 70,17 13.967 30,44 Mua sắm phương tiện đi lại 3.228 5,27 9.723 11,40 6.495 201,20 Mua sắm nội thất gia đình 5.054 8,25 6.419 7,53 1.365 27,01 Cho vay nhu cầu khác 7.123 11,62 9.200 10,9 2.077 29,16 Doanh số thu nợ 61.281 100 85.275 100 23.994 39,15 Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 6/2013-6/2014 Đến 6 tháng 2014, công tác thu hồi nợ được quan tâm nhiều hơn, cũng do là giữa năm nên tài chính của các cá nhân và hộ gia đình cũng ổn định hơn đầu năm nên thu nợ sẽ càng thuận lợi. Để giải quyết khó khăn cho năm vừa rồi, tập thể Ngân hàng tăng cường hoạt động thu nợ với mọi hình thức nên tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Công tác thu hồi nợ đã tăng 23.994 triệu đồng, trong 56 đó thu tăng mạnh là thu cho việc mua sắm phương tiện đi lại. Hiện Chi nhánh đang cơ cấu lại nhóm nợ, để kiểm soát nợ xấu, thắt chặt thu nợ đối với những hợp đồng giá trị lớn nên khoản mục thu trung hạn cũng được chú trọng hơn và tăng nhanh. Để đạt kết quả tốt cho thời kỳ vừa qua là do sự nổ lực của cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng từ lúc đánh giá khách hàng đến phát vay, trình độ chuyên môn về nghiệp vụ được nâng cao, tích cực nghiên cứu thị tường và đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng, tiếp cận khách hàng. Song song với quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng luôn cử cán bộ xử lý nợ thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng. Nên thu nợ giai đoạn này đạt hiệu quả. Cũng trong giai đoạn này quá trình thu nợ diễn ra thuận lợi bởi trình độ dân trí, ý thức của người sử dụng vốn vay ngày càng cao, món nợ càng kéo dài thì số tiền trả càng cao, nếu không trả nợ có thể sẽ bị mất nhà ở, và áp lực tâm lý thiếu nợ sẽ càng tăng. Kinh tế Quận được khôi phục, người dân có thu nhập ổn định hơn, nên việc đầu tiên họ quan tâm là cố gắng thanh toán hết nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất cho vay có xu hướng giảm trong thời gian tới, khách hàng trả nợ sớm có thể vay tiếp món nợ mới với lãi suất thỏa thuận với ngân hàng. Nhìn chung, công tác thu nợ của Ngân hàng trong quá trình phân tích trên còn nhiều khó khăn, tuy có tăng trưởng vào đầu năm 2014 nhưng chưa phản ánh hết hiệu quả của hoạt động này. Nếu ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng để tăng doanh số thì cần có những biện pháp an toàn hơn để thu hồi nợ trong thời gian tới, nhằm tránh rủi ro và bảo vệ uy tính truyền thống của ngân hàng trên địa bàn. 4.2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng Với tình hình cho vay và thu nợ trên, ảnh hưởng nhiều đến dư nợ cho vay tiêu dùng, nhìn cung dư nợ tăng trưởng ổn định qua các năm. Là chỉ tiêu đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Dư nợ ngân hàng trong năm được xác định bằng cách lấy dư nợ từ cuối năm cũ chuyển sang cộng với doanh số cho vay trong năm và trừ đi doanh số thu nợ trong năm. Với việc tính toán như vậy thì dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ sử dụng vốn so với tốc độ huy động, phản ánh mức độ đầu tư và liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Giai đoạn 2011 - 2013 57 Bảng 4.10 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 Đvt: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị Năm 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị Năm 2013 Tỷ trọng (%) Giá trị 2012/2011 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2013/2012 (%) Chênh lệch (%) THEO THỜI HẠN VAY Ngắn hạn 70.616 64,25 76.758 62,03 106.456 61,79 6.142 8,69 29.698 38,69 Trung hạn 39.294 35,75 46.983 37,97 65.840 38,21 7.689 19,57 19.857 42,26 THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY Sửa chữa, mua đất làm nhà ở 79.382 72,22 88.769 71,74 113.298 65,76 9.387 11,82 24.529 27,63 Mua sắm phương tiện đi lại 4.897 4,45 6.206 5,01 7.779 4,51 1.309 26,73 1.573 25,34 Mua sắm nội thất gia đình 9.924 9,03 6.981 5,64 15.327 8,89 (2.943) (29,65) 8.346 119,55 Cho vay nhu cầu khác 15.707 14,30 21.785 17,61 35.892 20,84 6.078 38,69 14.107 64,75 Dư nợ CV tiêu dùng 109.910 100 123.741 100 172.296 100 12.831 11,67 48.555 39,24 Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 58 Công tác cho vay tiêu dùng của NHN0&PTNT Cái Răng thời gian qua ngày càng được mở rộng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, dư nợ là phản ánh tình hình giữa doanh số cho vay và thu nợ trong kỳ. Dựa vào bảng số liệu 4.10, thấy được tình hình dư nợ qua các năm đều tăng. Nhưng nhìn chung phần lớn dư nợ của Ngân hàng là cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay tín chấp chỉ mới phát triển gần đây nhưng với tỷ lệ nhỏ. Ta thấy dư nợ ngắn hạn và cả trung hạn đều tăng qua các năm, tuy có một vài khoản mục có dư nợ giảm như mua sắm nội thất giảm vào năm 2012, chủ yếu bởi khách hàng trả nợ theo mùa vụ, công tác thu hồi tùy theo năm gặp điều kiện thuận lợi thì doanh số đạt kết quả cao và ngược lại. Đặc biệt là trong năm 2013 tốc độ tăng khá cao, mua sắm nội thất gia đình tăng mạnh, dư nợ thấu chi tài khoản cũng tăng, tăng chi cho nhu cầu mua sắm đồ dùng gia đình cũng tăng không kém. Nguyên nhân tăng là do thu nợ trong năm giảm như được phân tích mục doanh số thu nợ. Ngoài ra, người dân rất thận trọng trong việc vay tiêu dùng, bởi vì họ chưa thấy một triển vọng thu nhập trong tương lai, thêm vào đó việc cho vay tiêu dùng cùng với vấn đề tài sản thế chấp vẫn được Chi nhánh ưu tiên, cho vay tín chấp rất hạn chế, chỉ vay một khoản vài chục triệu có thể phải thế chấp tài sản trên 500 triệu đồng, lãi suất cho vay và thời hạn vay còn chưa phù hợp, điều này khiến số lượng cho vay giảm đi, doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ, kéo theo dư nợ cũng vậy. 59  Giai đoạn 6/2013 – 6/2014 Bảng 4.11 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 – 6/2014 Đvt: triệu đồng 6/2013 Chỉ tiêu Giá trị 6/2014 Tỷ trọng (%) Giá trị (6/2014)/(6/2013) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) THEO THỜI HẠN Ngắn hạn 87.749 60,12 110.555 64,51 22.806 25,99 Trung hạn 58.206 39,88 60.830 35,49 2.624 4,51 THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY Sửa chữa, mua đất làm nhà ở 103.875 71,17 104.817 61,16 942 0,91 Mua sắm phương tiện đi lại 6.064 4,15 5.793 3,38 (271) (4,47) Mua sắm nội thất gia đình 10.324 7,07 17.801 10,37 7.477 72,42 Cho vay nhu cầu khác 25.692 17,61 43.424 25,09 17.732 69,02 Dư nợ CV tiêu dùng 145.955 100 171.385 100 25.430 17,42 Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 6/2013-6/2014 Đến 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ tiếp tục tăng, nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành, các khoản cho vay tiêu dùng khách hàng năm 2013 dồn lại khiến dư nợ đầu năm tăng với tốc độ nhanh. Nhìn chung tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao so với trung hạn. Đối cho vay trung hạn mua đất, sửa chữa nhà ở thì dư nợ chỉ tăng 0,91%, nguyên nhân là do doanh số ở giai đoạn này giảm trong khi đó thu nợ lại tăng lên, một phần cũng là do giai đoạn này giá cả đất đai kém linh hoạt, thị trường bất động sản vẫn chưa đi vào hoạt động tốt, nên nhu cầu mua đất của khách hàng giảm đáng kể. Còn đối với dư nợ cho vay mua sắm phương tiện đi lại giảm là do thu nợ trong kỳ tăng đến 201,2% trong khi cho vay chỉ tăng 40,64%. Nhìn chung công tác thu nợ giai đoạn này đạt kết quả tốt làm cho dư nợ cũng biến động theo. 60 Từ quá trình phân tích doanh số cho vay và thu nợ, đến tình hình dư nợ của Chi nhánh, cho thấy ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, tuy dư nợ có tăng nhưng so với mục tiêu là tăng trưởng dư nợ mà ngân hàng đưa ra thì chưa đạt kết quả như mong đợi, sản phẩm cho vay kém phong phú, bởi một số sản phẩm cho vay chưa phát triển mạnh so với ngân hàng khác, như ngân hàng Techcombank phát triển loại hình cho vay tín chấp, cho vay đám cưới, mẹ và bé; ngân hàng HSBC phát triển loại hình cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng không cần thế chấp tài sản theo lãi suất bậc thang…Đối với NHN0&PTNT quận Cái Răng cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên còn chưa phát triển nên dư nợ cũng tăng không cao. Ngân hàng cần đẩy mạnh loại cho vay tiêu dùng này sẽ góp phần tăng doanh số và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. 4.2.4 Nợ xấu cho vay tiêu dùng Ngoài việc đánh giá tình hình doanh số cho vay, doanh số thư nợ, dư nợ cho vay như trên, ta cũng cần xem xét đến tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng. Nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn được xếp vào nhóm 3 đến nhóm 5 trong tổng dư nợ: nhóm 3 là các khoản nợ từ 91 đến 180 ngày, nhóm 4 là từ 181 đến 360 ngày, nhóm 5 là các khoản nợ trên 360 ngày. Hình 4.5 Tình hình nợ xấu CVTD của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014 61 Bảng 4.12 Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 đến 6 tháng năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 6/2013 6/2014 Chênh lệch (%) 2013/2012 Chênh lệch (%) (6/2014)/(6/2013) Chênh lệch Nhóm 3 1.590 2.295 1.000 1.575 0 705 44,34 Nhóm 4 414 683 926 1.000 750 269 64,97 482 70,57 Nhóm 5 541 280 3.315 1.329 4.026 (361) (66,73) 1.773 633,21 2.697 202,93 Nợ xấu 2.545 3.258 4.241 3.904 4.776 1.843 56,57 872 22,34 713 28,01 (411) (17,91) 0 (%) (250) (25,00) Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHN0&PTNT quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 đến 6 tháng 2014 62 0 Dựa vào bảng số liệu 4.12 thấy được nợ xấu của cho vay tiêu dùng tăng qua từng năm, đặc biệt là năm 2013 tăng 56,57% so với cùng kỳ. Tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây đó cũng là vấn đề mà các ngân hàng hiện đang đối mặt, tình hình nợ xấu chung của Chi nhánh như đã được phân tích ở phần trên. Việc huy động vốn dồi dào các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng không kiểm soát và lường trước được rủi ro, nền kinh tế biến động, sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn kho cao, rào cản thương mại trở ngại trong xuất nhập khẩu khiến các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nhiều công ty bị phá sản. Đó là tình hình chung của hầu hết các ngân hàng trên cả nước, không riêng vì NHN0&PTNT Cái Răng, nợ xấu đang trong tốc độ khó kiểm soát. Cho vay tiêu dùng tuy là một mảng nhỏ trong hoạt động tín dụng, nhưng nó đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cũng đồng thời tăng chi phí dự phòng cho hoạt động này, cho nên lợi nhuận có xu hướng giảm như phân tích trong kết quả hoạt động kinh doanh, kèm theo đó tăng rủi ro tín dụng bởi các khoản cho vay tuy nhỏ lẻ, nhưng vì số lượng khách hàng là cá nhân đông đảo nên rất khó kiểm soát, việc thu hồi nợ đúng hạn có lúc khó có thể thực hiện được. Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNT quận Cái Răng, TP Cần Thơ Hình 4.6 Cơ cấu nợ xấu của NHN0&PTNT Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng 2014 63 Trong thời gian qua, nợ xấu cho vay tiêu dùng càng tăng và chiếm tỷ lệ rất cao tổng nợ xấu của Ngân hàng, các khoản nợ tập trung chủ yếu ở các đối tượng là cá nhân và hộ gia đình thông qua hình 4.6 thấy rõ điều đó, nguyên nhân là do khách hàng chậm trả tiền vay và lãi, cán bộ tín dụng đã chủ quan trong quá trình xét duyệt hồ sơ tư cách và thu nhập của khách hàng, chưa hiểu hết sản phẩm cho vay này, không có biện pháp cụ thể xử lý món nợ quá hạn và còn thiếu chủ động trong công tác thu hồi nợ, một bộ phận khách hàng trả nợ đều hàng kỳ thường là khách hàng truyền thống có uy tín với ngân hàng, một bộ phận sử dụng tiền vay sai mục đích, hiệu quả đem lại không cao, không thể trả hết nợ, các món nợ kỳ trước chưa trả tiếp tục dồn đến kỳ sau, nợ càng cao thì tâm lý khách hàng càng khó kiểm soát, đến hạn trả nợ khách hàng có tâm lý trốn tránh, hoặc không liên lạc được, nên thu nợ rất khó khăn. Nợ xấu thường tập trung vào những khoản nợ có tài sản đảm bảo, các khoản cho vay để mua đất mua sắm phương tiện đi lại, vì giá trị lớn nên khó thu hồi nhanh, đối với vay tín chấp thường giành cho các cán bộ quen biết, những khách hàng truyền thống có uy tín cao, khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn nên rất hạn chế nợ xấu. Để đổi lại lợi nhuận cao thì Ngân hàng cũng đối mặt với rủi ro cao. Kiểm soát nợ xấu đi đôi với tăng trưởng tín dụng bây giờ là nhiệm vụ hàng đầu đối với Ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng tập trung và xử lý nợ xấu theo văn bản 7306/NHN0-KHDT ngày 16/9/2013 trong vấn đề cơ cấu lại nợ và kiểm soát nợ xấu, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có lợi nhuận càng cao thì trong thời gian tới Ngân hàng cần siết chặt tỷ lệ nợ xấu mục đích giảm trích lập chi phí dự phòng để giảm chi phí, bên cạnh đó đa dạng sản phẩm cho vay để pha loãng nợ xấu, đủ sức cạnh tranh lâu dài trên thị trường. 64 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của hầu hết ngân hàng thương mại nói chung và NHN0&PTNT Cái Răng nói riêng. Do đó, đo lường hoạt động tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua việc đánh giá này, ngân hàng sẽ có biện pháp điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thông qua các chỉ số tài chính, có thể đánh giá xác thực tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. Bảng 4.13 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 đến 6 tháng 2014 Đvt 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 1. Tổng NV Trđ 381.557 423.691 536.551 466.474 588.605 2. Tổng VHĐ Trđ 320.612 391.818 504.437 435.463 587.811 3. Tổng dư nợ Trđ 363.087 400.535 446.260 431.313 422.351 4. DS CVTD Trđ 157.530 180.813 203.081 83.495 84.814 5. TN CVTD Trđ 121.404 166.982 154.526 61.281 85.275 6. DN CVTD Trđ 109.910 123.741 172.296 145.955 171.385 7. DN CVTD BQ Trđ 91.838 116.825 148.018 115.811 158.670 8. NX CVTD Trđ 2.545 3.258 4.241 3.904 4.776 DN CVTD trên tổng dư nợ (6/3) % 30,27 30,64 38,38 33,84 40,65 Vòng quay vốn tín dụng (5/7) Vòng 1,32 1,43 1,04 0,52 0,54 Hiệu suất sử dụng vốn (6/2) % 34,28 31,33 33,96 33,52 29,21 Tỷ lệ dư nợ trên tổng NV (6/1) % 28,81 28,97 31,92 31,29 29,17 Hệ số thu nợ (5/4) Lần 0,77 0,92 0,76 0,73 1,00 Tỷ lệ NX trên tổng DN (8/6) % 2,32 2,63 2,46 2,67 2,78 Chỉ tiêu Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNT quận Cái Răng 65 4.3.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy doanh số thu nợ chia cho dư nợ bình quân, nó phản ánh khía cạnh chính sách tín dụng của ngân hàng về cho vay ngắn hạn hay dài hạn, bên cạnh đó cũng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng trong năm nhanh hay chậm. Dựa vào bảng số liệu 4.13 thấy được vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng tăng giảm qua các năm, vòng quay tín dụng có xu hướng giảm ở giai đoạn 6 tháng 2014. Trong giai đoạn này, Ngân hàng đang đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đồng thời tăng dư nợ bằng cách tăng doanh số cho vay. Số vòng quay tuy biến động và có xu hương giảm nhưng phản ánh phần nào khả năng quay vòng khá tốt và đảm bảo quy định của ngân hàng. Số vòng quay còn nhỏ bởi trong thời gian này khách hàng gia hạn nợ, đồng vốn thu về chậm ở giai đoạn 6 tháng 2014, hơn nữa cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, dư nợ còn thấp so với quy mô vốn, công tác thu nợ còn nhiều hạn chế, thêm vào đó Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, loại cho vay kỳ hạn trung hạn còn thấp. Nếu đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, mở rộng địa bàn hoạt động, thu hút thêm khách hàng thì tốc độ luân chuyển vốn sẽ càng nhanh hơn. 4.3.2 Hiệu suất sử dụng vốn Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động vào việc cho vay. Qua số liệu cho thấy hiệu suất sử dụng vốn tăng qua các năm. Giai đoạn 2011 – 2013 bởi ảnh hưởng chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, nên nguồn vốn huy động rất dồi dào và tăng trưởng qua các năm, song song với đó là tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng cao, tuy là khoản cho vay tiêu dùng có tỷ trọng nhỏ so với vốn huy động được, nhưng lợi nhuận đem lại rất cao cho ngân hàng, vì vậy mục tiêu tăng trưởng dư nợ là nhiệm vụ hàng đầu của Chi nhánh để đảm bảo vốn huy động được sử dụng hiệu quả và phân phối hợp lý. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, hiệu suất có sự sụt giảm so với cùng kỳ 6 tháng 2013. Nguyên nhân là do tốc độ dư nợ cho vay tiêu dùng cũng như tổng dư nợ tăng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của vốn huy động, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hạn chế, vì vậy mà Ngân hàng đã giảm vốn điều chuyển trong thời gian này vì vốn huy động dồi dào. Ngân hàng cần duy trì và tăng trưởng chỉ tiêu này trong thoài gian tới, đẩy mạnh công tác cho vay tiêu dùng, góp phần tăng lợi nhuận, và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 4.3.3 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay so với tổng nguồn vốn. Tương tự như chỉ tiêu trên, nhìn chung tỷ trọng dư nợ so với tổng nguồn vốn cũng tăng qua từng năm. Nhưng chỉ tăng cao ở năm 2013, đến 6 tháng đầu 66 năm 2014 lại giảm đi, nguyên nhân là do vốn điều chuyển trong thời gian này chỉ còn 794 triệu đồng, kéo theo nguồn vốn giảm đi, nên vốn huy động lại chiếm tỷ lệ càng cao. Mặc dù trong thời gian qua tổng dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ lệ từ 30% - 40% trong tổng dư nợ, nhưng có xu hướng tăng trong thời gian tới. Đồng thời cũng cho thấy, ngân hàng rất coi trọng hoạt động tín dụng tiêu dùng này và ngày càng có nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng được phát triển, góp phần cải thiện đời sống người dân. Điều đó cũng phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng là phấn đấu để trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam. 4.3.4 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng như thế nào. Thông qua bảng số liệu bên dưới, ta thấy biến động qua các năm, công tác thu hồi nợ của ngân hàng được quan tâm chặt chẽ, nhưng năm 2013 hệ số này giảm bởi tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng trong năm này gặp nhiều khó khăn cho vay nhiều hơn nhưng thu nợ lại kém, 1 đồng cho vay tiêu dùng chỉ thu được 0,76 đồng. Đến 6 tháng 2014, hệ số này lên đến 1,00 lần, có tăng nhưng chưa phản ánh được hết hiệu quả công tác thu nợ của Chi nhánh, bởi tăng cường thu nhưng cho vay còn hạn chế. Thông qua chỉ số này, cho thấy hiệu quả thu hồi vốn chưa như mong đợi do Ngân hàng sử dụng vốn chưa cân đối. Do đó để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng này thì Ngân hàng cần có sự nỗ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn. 4.3.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng, cũng như khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng biến động tăng giảm không ổn định, Chi nhánh ngân hàng đã duy trì tỷ lệ này dưới 3% và đảm bảo cho giới hạn chung. Tuy nhiên nợ xấu cho vay tiêu dùng ngày càng gia tăng đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2014 là 2,78% và cao hơn so với các kỳ, và dự đoán sẽ còn tăng trong thời gian tới, những khoản nợ cũ và quá hạn nằm trong nhóm 2 đếm nhóm 5 ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Là một mảng cho vay không kém phần quan trọng cho sự đóng góp hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, cho nên tăng doanh số phải đi kèm tăng thu nợ vay, kiểm soát nợ xấu tiêu dùng, góp phần cho tổng nợ xấu ngân hàng nằm trong mức an toàn và kiểm soát được đó mới là biện pháp dài lâu để hạn chế rủi ro cho tín dụng tiêu dùng cũng như hoạt động tín dụng chung được tăng 67 trưởng trong thời gian tới theo phương hướng và mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra trong năm 2014. Qua quá trình phân tích trên, NHN0&PTNT quận Cái Răng mặc dù cho đến nay mảng cho vay tiêu dùng chưa có đột phá gì, sản phẩm kém phong phú và linh hoạt, nợ xấu còn cao, nhưng tiềm ẩn tiềm năng phát triển rất lớn, khả năng cạnh tranh của Chi nhánh ngân hàng hoàn toàn có thể đem ra so sánh với bất cứ ngân hàng nào trên thị trường kể cả ngân hàng nước ngoài, tuy cơ sở vật chất chưa tiên tiến so với các ngân hàng khác, nhưng có lợi thế rất lớn về nguồn vốn huy động, một bộ phận khách hàng truyền thống đông đảo, cơ cấu huy động hấp dẫn chiếm tỷ trọng cao, tạo được môi trường kinh doanh ổn định, uy tín với khách hàng, ngoài ra với mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch khá nhiều và rộng khắp cả nước và vẫn đang ngày một phát triển tạo lợi thế tiếp cận khách hàng sâu rộng hơn đây là lợi thế mà ngân hàng nước ngoài hoàn toàn không thể bì được. Với tiềm năng như vậy, là lợi thế để hoạt động kinh doanh NHN0&PTNT quận Cái Răng phát triển mạnh mẽ mảng cho vay tiêu dùng, nâng cao thị phần, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn và trong cả nước trong thời gian sắp đến. 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG Cho vay tiêu dùng có thể nói là một hoạt động tín dụng còn mới mẻ đối với người dân, nếu mở rộng sản phẩm cho vay tiêu dùng sẽ giúp Chi nhánh ngân hàng giảm bớt áp lực tín dụng và thu hút khách hàng trong thời gian tới. Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng ngày càng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động cho vay này, những yếu tố đó xuất phát từ hai phía Ngân hàng và môi trường bên ngoài. 4.4.1 Yếu tố bên trong Đây là các yếu tố thuộc về bản thân, nội tại Ngân hàng, liên quan đến sự phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng, bao gồm các yếu tố: Công tác thẩm định dự án đầu tư, chính sách tín dụng, công tác tổ chức ngân hàng, trình độ lao động, quy trình nghiệp vụ tín dụng, lãi suất cho vay, sản phẩm dịch vụ cho vay, hoạt động marketing tiếp thị, công tác kiểm tra kiểm soát và cơ sở trang thiết bị ngân hàng. Công tác thẩm định dự án cho vay: việc thẩm định nhằm rút ra những kết luận chính xác về tính khả thi, thu nhập cá nhân, khả năng trả nợ, và những rủi ro có thể xảy ra khi quyết định cho vay hay từ chối cho vay tiêu dùng. Công tác thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng các ngân hàng, nếu việc thẩm định được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận 68 với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho khả năng thu hồi nợ của ngân hàng được diễn ra thuận lợi. Công tác tổ chức ngân hàng: khả năng tổ chức của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng tiêu dùng. Ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, giữa cán bộ nhân viên trong ngân hàng, qua đó tạo điều kiện cho ngân hàng có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng kịp thời, sự kết hợp chặt chẽ sẽ tạo nên một thế mạnh trong sử dụng và quản lý các nguồn vốn huy động cũng như vốn cho vay, đẩy mạnh công tác tín dụng và cho vay tiêu dùng. Đội ngũ cán bộ tín dụng: có đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức có năng lực, có sự hiểu biết và cái nhìn trung thực về môi trường kinh tế xã hội, pháp luật, ngoại ngữ…sẽ giúp ngân hàng đưa ra những chính sách quản lý tín dụng hiệu quả, thu hút đông đảo khách hàng bởi sự tận tình, giúp người đi vay có thể hiểu hết vai trò của mình trong hợp dồng cho vay, nâng cao ý thức chấp hành thanh toán nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó, với sự am hiểu về nhu cầu khách hàng có thể giúp rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng lại gần nhau hơn, góp phần cho sự ổn định và phát triển của hoạt động ngân hàng. Lãi suất cho vay: lãi suất có thể hiểu chung là giá cả hay khoản chi phí để trả cho quyền sử dụng vốn vay trong một khoản thời gian nhất định. Nó cũng là cơ sở để các cá nhân và tổ chức, các doanh nghiệp quyết định chi tiêu hay tiết kiệm. Hoạt động cho vay tiêu dùng tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến lãi suất chung của ngân hàng, và chịu ảnh hưởng bởi các quy định lãi suất cho vay của NHNN, vì vậy để cạnh tranh và phát triển thì các ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất phù hợp trong ngắn hạn và cả dài hạn. Sản phẩm dịch vụ tín dụng: trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay, sản phẩm dịch giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ngân hàng. Cho vay tiêu dùng cũng vậy, nếu sản phẩm tín dụng này đa dạng và linh hoạt cũng sẽ thu hút đông đảo khách hàng tìm đến ngân hàng. Ngân hàng cần phải không ngừng đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển sản phẩm rộng khắp và theo chiều sâu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Quy trình tín dụng: là những trình tự, các bước, công việc cần làm, theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Hiệu quả hoạt 69 động tín dung phụ thuộc vào việc lập ra quy trình tín dụng đảm bảo tín khoa học, thực hiện phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình. Hoạt động marketing tiếp thị trong ngân hàng: hiện nay marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Hoạt động này đóng vai trò trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng. Hoạt động cho vay tiêu dùng ảnh hưởng nhiều từ hoạt động marketing tiếp thị, thông qua các chương trình khuyến mại, các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, gói dịch vụ cho vay tiêu dùng…của các ngân hàng, sẽ nhận được sự quan tâm chú ý của khách hàng và thu hút họ đến giao dịch nhiều hơn. Khả năng thu thập và xử lý thông tin: thông tin là yếu tố sống còn trong nền kinh tế thị trường, trong cạnh tranh, ai nắm bắt thông tin nhanh hơn thì cơ hội sẽ được nhiều hơn, đối với kinh doanh ngân hàng thì những thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng là hết sức cần thiết, là cơ sở để xem xét và quyết định cho vay hay không. Thông tin tín dụng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, thông tin càng đầy đủ chính xác thì làm tăng khả năng ngăn ngừa được rủi ro, hiệu quả tín dụng càng ngày càng được nâng cao. Kiểm soát nội bộ: thông qua kiểm soát giúp ban lãnh đạo Ngân hàng nắm được tình hình kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện các quy định, chính sách thủ tục tín dụng, từ đó giúp lãnh đạo có thể đưa ra đường lối, chủ trương phù hợp nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn, phát huy những thuận lợi nâng cao hiệu quả hoạt động. Hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách để giải quyết kịp thời những nguyên nhân dẫn đến kết quả không tốt trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng. Trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng: là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, nó là công cụ, phương pháp thực hiện tổ chức quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng xử lý và nắm bắt thông tin nhanh chóng, thuận lợi cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán giao dịch giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa ngân hàng với khách hàng. 4.4.2 Yếu tố bên ngoài Môi trường pháp lý: các nhân tố pháp lý bao gồm các luật lệ, quy định, chính sách kinh tế, các quy định về lãi suất, ngoại tệ, tỷ giá của NHNN. Môi 70 trường pháp lý ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dung ngân hàng cũng như là hoạt động cho vay tiêu dùng bởi các chính sách về tăng giảm lãi suất, và những hạn chế trong cho vay, buột các ngân hàng phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định, điều này đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiện nay, việc quản lý của Nhà nước, quản lý kinh doanh của NHNN đối với các ngân hàng cấp dưới, các ngân hàng cổ phần còn chưa chặt chẽ, đối với chức năng ngân hàng của các ngân hàng, chủ yếu thực thi bằng mệnh lệnh, văn bản còn cứng nhắc, chưa cụ thể, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hệ thống. Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, yếu tố lạm phát, thu nhập quốc dân, lãi suất, tỷ giá, tiền lương,…các yếu tố này không những có vai trò định hướng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân. Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng tăng tín dụng tiêu dùng cũng tăng. Ngược lại, kinh tế trì trệ, lạm phát kéo dài, thất nghiệp tăng cao, đầu tư các doanh nghiệp không mang lại hiệu quả, đời sống người dân khó khăn, chi tiêu giảm, nhu cầu vay cũng giảm đi, vốn trong ngân hàng đóng băng, lợi nhuận sụt giảm, dẫn đến nhiều rủi ro. Môi trường cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh là tất yếu, canh tranh sẽ giúp nền kinh tế mau chóng phát triển, không ngừng đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, chiến lược phát triển mới…. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, canh tranh giúp các ngân hàng không ngừng mở rộng thị phần, tăng cường củng cố và sử dụng vốn có hiệu quả hơn, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của người dân. Đối với hoạt động tín dụng, cạnh tranh là sự thể hiện khả năng sử dụng vốn hiệu quả và số dư nợ của từng năm, đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, sản phẩm cho vay càng phong phú linh hoạt, lãi suất hấp dẫn thì người tiêu dùng sẽ đến ngân hàng đó. Bởi vậy, ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường các nguồn lực nội tại để đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Khách hàng: Khách hàng là yếu tố then chốt đến trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng, năng lực kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng bị hạn chế là nguyên nhân dẫn đến rủi ro 71 tín dụng, khách hàng sử sụng vốn sai mục đích, không đúng với phương án kinh doanh đề ra, nên không thu hồi vốn được, không tiền trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó, nếu có khả năng tài chính tốt, thu nhập ổn định thì thu nợ khách hàng sẽ dễ dàng hơn, và ngược lại. Nếu khách hàng ý thức và tuân thủ nguyên tắc cho vay tiêu dùng, và trong vấn đề thế chấp tài sản, thì việc cho vay diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao về mọi mặt. 4.5 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Bởi những yếu tố tác động đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt trong nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, ngoài ra nó còn tác động gián tiếp đến khách hàng, những tác động này thể hiện cụ thể như sau: 4.5.1 Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Các quy định của NHNN, sự thay đổi các quy định làm cho các ngân hàng thương mại nói chung và NHN0&PTNT Cái Răng nói riêng khó khăn trong mở rộng tín dụng. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề thế chấp tài sản chưa đồng bộ, khiến Ngân hàng gặp nhiều trở ngại trong quá trình xử lý tài sản. Việc định giá tài sản phụ thuộc và khung giá của UBND thường thấp hơn giá trị thị trường tự do, gây khó khăn trong quá trình định giá tài sản thế chấp. Các hoạt động ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ trên địa bàn, vị trí Chi nhánh không thuận lợi như các ngân hàng khác. Cơ cấu kinh tế Quận còn chuyển dịch chậm so với yêu cầu, một số ngành phát triển chưa đồng đều, tình hình sản xuất kinh doanh của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, trong khi Chi nhánh chưa tạo được thế mạnh riêng của dịch vụ cho vay tiêu dùng nên khả năng lôi kéo khách hàng chưa cao. Ngoài ra, Chi nhánh cũng chưa hướng dẫn cụ thể đến khách hàng những hình thức tín dụng còn mới mẻ như thấu chi, tiêu dùng tín chấp. Do số lượng chênh lệch khá lớn giữa cán bộ xử lý nợ với khách hàng vay vốn, nên việc giám sát cũng gặp nhiều trở ngại, đặc biệt đối với cán bộ xử lý nợ, công tác chấm điểm khách hàng chưa phản ánh thực chất các nhóm nợ. Vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ và làm cho nợ xấu tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu ngân hàng vẫn cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tăng trưởng dư nợ chưa thực sự ổn định và bền vững. Phần lớn việc giải ngân các khoản cho vay tiêu dùng được thực hiện bằng hình thức tiền mặt, chính vì vậy rất khó quản lý được mục đích vay vốn 72 thực tế và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Thiếu thông tin để nhận biết nhu cầu khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh nên không thể đưa ra các giải pháp, chiến lược kinh doanh hợp lý bởi thiết bị công nghệ còn hạn hẹp. Do khá chú trọng việc thu nợ, quản lý chặt chẽ các khoản vốn vay, nên công tác thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, nên thời gian để thẩm định xong các khâu diễn ra khá lâu, một số đối tượng khách hàng lại có nhu cầu vốn rất cấp thiết, vì vậy, nhiều khách hàng đã chuyển sang ngân hàng khác, làm cho doanh số cho vay chung cũng như vay tiêu dùng của Ngân hàng giảm xuống. Định hướng phát triển chưa thực sự khả thi, mạng lưới cho vay còn mỏng trên địa bàn. Nguồn vốn huy động tăng trưởng cao, sản phẩm huy động kém phong phú, sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng chưa hiệu quả, tỷ trọng cho vay tiêu dùng còn thấp. Doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng không tăng cao, do ngân hàng không có Bộ phận markerting chuyên biệt, nên chưa vận dụng hết tiềm năng sẵn để ngân hàng có thể kinh doanh hiệu quả nhất. Hệ thống máy rút tiền tự động chưa đồng đều ở các chi nhánh thuộc vùng sâu, dịch vụ còn yếu kém, lãi suất chưa cạnh tranh. 4.5.2 Đối với người đi vay Do không tính được hiệu quả của đồng vốn vay mang lại từ đó họ chưa có kế hoạch trả nợ hợp lý ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cuả người tiêu dùng, làm tăng thêm những món nợ thay vì đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt từ món vay. Vì không trả nợ được đúng hẹn nên khách hàng gặp khó khăn trong những lần vay vốn tiếp theo. Ngoài ra, sản phẩm cho vay tiêu dùng kém phong phú, làm cho khách hàng khó khăn trong quá trình chọn lựa sản phẩm nào tiện ích cho mình để nhu cầu được thỏa mãn đạt hiệu quả cao nhất. Do trình độ dân trí chưa cao nên khách hàng chưa tính đến sự thuận tiện và đảm bảo khi vay vốn tại Ngân hàng. Lãi suất cho vay tiêu dùng của ngân hàng kém linh hoạt với tình hình cho vay cá nhân bên ngoài, nên khách hàng còn chưa muốn vay. Vị trí Ngân hàng chưa thuận lợi như những ngân hàng khác, nên khó khăn trong việc đi lại của khách hàng, hạn chếm phần nào để tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng. Một số cơ quan, doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho nhân viên vay vốn ngân hàng. Bởi họ ngại xác nhận thu nhập của mình, không cung cấp được 73 thông tin khách hàng… Có cơ quan tuy xác nhận nhưng không có trách nhiệm đôn đốc can thiệp khi nhân viên của mình không trả nợ vay. Với xu tthế phát triển kinh tế như hiện nay, thì xu hướng tiêu dùng ngày càng cao, khách hàng đi vay nhiều hơn là đầu tư kinh doanh, bởi uy tín và sự an toàn của ngân hàng khách hàng đã tin tưởng. 74 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 5.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUY TRÌNH QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CHO VAY TIÊU DÙNG 5.1.1 Cải thiện hệ thống các quy trình, quy chế, sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng khách hàng cá nhân Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại diễn ra rất gây gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn ngân hàng để vay. Điều này rất bất lợi cho các ngân hàng nhà nước với quy trình, quy chế cho vay rườm rà, nhiều thủ tục. Do đó, để cạnh tranh được với các ngân hàng cổ phần về sản phẩm cho vay tiêu dùng, NHN0&PTNT quận Cái Răng không ngừng hoàn thiện quy trình, quy chế cho vay của mình theo hướng phù hợp với đối tượng khách hàng. Nhằm đẩy nhanh thời gian phục vụ khách hàng cần quy định mức không chế thời gian thực hiện đối với từng loại nghiệp vụ trong từng khâu thực hiện, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban có liên quan trong công tác tín dụng, phải có sự hỗ trợ lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phát triển của NHN0&PTNT quận Cái Răng. Xoá bỏ tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm hoặc gây mâu thuẫn lẫn nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Để làm được điều này, quy trình nên cần thiết có sự phân định một cách rõ ràng ranh giới quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận do quy trình cho vay gồm có nhiều bộ phận tham gia vào. Tránh những quy định chung chung như hai bộ phận phối hợp xử lý một khâu nào đó thì sẽ dẫn đến tình trạng ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm. Việc đơn giản hoá thủ tục giấy tờ, đẩy nhanh thời gian giải quyết hồ sơ phải đi đôi với việc quản lý giảm thiểu rủi ro nên cần xây dựng cụ thể rõ ràng phương pháp quản trị khoản vay tiêu dùng hiệu quả bằng cách duy trì liên hệ thường xuyên với khách hàng, quy định cán bộ tín dụng phải thường xuyên liên hệ với khách hàng là cách hiệu quả để có thông tin về tình hình tài chính của khách hàng như việc làm có thay đổi không, chức vụ như thế nào, địa chỉ công tác,... trường hợp kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển như thế nào, thông tin về chổ ở, quan hệ gia đình,... Khi cán bộ tín dụng nhận thấy có dấu hiệu cảnh báo gây bất lợi đến khả năng trả nợ của khách hàng hoặc có thể ảnh hưởng làm giảm giá trị tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng hãy báo cáo với Ban lãnh đạo để tìm kiếm giải pháp, ngăn chặn tình trạng mất khả năng trả nợ vay ngân hàng. 75 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. Trong thời gian qua NHN0&PTNT quận Cái Răng đã khắc phục có hiệu quả các trường hợp sai phạm trong cho vay, hạn chế thấp nhất những rủi ro, tổn thất, đảm bảo hoạt động an toàn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Trong quá trình kiểm tra đã kịp thời phát hiện những thiếu sót sơ hở, bất hợp lý trong cơ chế điều hành hoặc những hoạt động vi phạm pháp luật, chế độ của ngành, tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn chặn các sai phạm và rủi ro tổn thất, đồng thời giúp lãnh đạo hoạch định tốt chiến lược kinh doanh, góp phần đưa hoạt động tín dụng đi vào nề nếp. Đồng thời kiểm tra việc phân loại nợ của phòng khách hàng để tính trích lập dự phòng rủi ro. 5.1.2 Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với cá nhân Cần xây dựng cho mình một chương trình xếp hạng tín dụng tiêu dùng cá nhân hoàn chỉnh, sử dụng công nghệ tin học, phù hợp với các tiêu chí của tín dụng tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng, nhằm hỗ trợ tốt cho công tác thẩm định khách hàng. Để xây dựng chương trình này cần phải có sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm về tín dụng tiêu dùng, nhằm đưa ra một chương trình xếp hạng có hiệu quả, giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá được khả năng tài chính của khách hàng, nhằm hạn chế rủi ro khoản vay ở mức thấp. Các ngân hàng thương mại cổ phần (như ACB, Eximbank, Sacombank...) hiện nay đang sử dụng chương trình xếp hạng tín dụng cá nhân được các chuyên gia nước ngoài thiết lập, mang tính công nghệ cao, chuyên nghiệp phản ánh được các tiêu chí về tài chính, phi tài chính, tài sản đảm bảo,... rất hữu ích cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định khách hàng. Xây dựng hệ thống tính điểm khách hàng nhằm giảm bớt rủi ro, giúp cho việc ra quyết định cho vay nhanh chóng và chính xác. Hệ thống tính điểm cho khách hàng tiêu dùng cá nhân được xây dựng căn cứ vào hệ thống thông tin về khách hàng như mức thu nhập, ngành nghề, trình độ học vấn, mức độ chi tiêu, sự ổn định về việc làm và nơi cư trú, số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng, độ tính nhiệm của khách hàng qua các giao dịch trước đó. 76 5.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ VÀ SẢN PHẨM NGÂN HÀNG 5.2.1 Nâng cấp và phát triển công nghệ ngân hàng Có thể nói trong điều kiện hiện nay công nghệ là nền tảng để phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng. Công nghệ hiện đại ngày nay cho phép các NHTM phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng, hiện đại hoá và tự động hoá các thao tác nghiệp vụ cho hoạt động quản lý ngân hàng và hơn hết nó sẽ làm gia tăng tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống. Công nghệ hổ trợ phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng từ đó làm gia tăng nhanh chóng cả về số lượng khách hàng bán lẻ cũng như số lượng tài khoản cá nhân. Số lượng khách hàng tăng lên là tiêu đề quan trọng để các ngân hàng mở rộng các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bán chéo sản phẩm của mình. Tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng là hệ thống quản trị tập trung sẽ cho phép dữ liệu có thể được khai thác mọi lúc mọi nơi một các chính xác và nhất quán, là công cụ đắc lực để ban lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn. Với tốc độ xử lý nhanh do công nghệ ngân hàng hiện đại mang lại sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện giao dịch phục vụ khách hàng, cho phép ngân hàng giải phóng khách hàng nhanh, tăng số lượng khách hàng phục vụ đến mức tối đa trong khoảng thời gian làm việc cố định. Bên cạnh đó, việc tài khoản của khách hàng được nối mạng trên toàn hệ thống tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng như việc khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ địa điểm giao dịch nào của hệ thống. Việc ứng dụng công nghệ còn giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí thuê trụ sở và các chi phí hành chính khác. Hệ thống máy ATM phục vụ 24/24, dịch vụ Homebanking, Internetbanking, Phonebanking… và các trang web là những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc cung cấp thông tin, dịch vụ mọi lúc, mọi nơi cho khách hàng. Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng các phần mềm công nghệ đang có những ảnh hưởng đáng kể tới mô hình hoạt động của ngân hàng theo hướng xử lý tập trung và chuyên môn hoá sâu. Trên thực tế, đây là một hiệu ứng có kết quả đặc biệt, bởi lẽ nếu không có vai trò đòn bẩy của công nghệ thì quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động ở ngân hàng sẽ diễn ra rất lâu dài và phức tạp. 5.2.2 Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phi tín dụng tạo ra những bộ sản phẩm trọn gói Các sản phẩm dịch vụ của NHN0&PTNT quận Cái Răng hiện nay chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, còn đơn điệu, thiếu tính liên kết với nhau, vì vậy Ngân hàng cần nhìn nhận hết nhu cầu của khách hàng để cung 77 cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói phù hợp với từng khách hàng. Việc đẩy mạnh các sản phẩm phi tín dụng như các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ tiền gửi, thẻ ATM, thẻ tín dụng và các loại thẻ khác (thẻ Visa, Mastercard,...), dịch vụ thanh toán lương qua ngân hàng, dịch vụ giữ hộ, ủy thác đầu tư,... Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng càng đa dạng, tiện ích sẽ thu hút được nhiều khách hàng cá nhân tạo ra sự hỗ trợ đan chéo giữa các sản phẩm ngân hàng, khách hàng tiếp cận sản phẩm này sẽ dễ dàng tiếp cận sản phẩm vay tiêu dùng và ngược lại khách hàng sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng sẽ tiếp cận được các dịch vụ phi tín dụng đây cũng là một sự chăm sóc hỗ trợ khách hàng thiết thực đồng thời mang lại lợi ích cho ngân hàng. 5.3 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC MARKETING VÀ NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU 5.3.1 Cần quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu thị trường Để hành động theo mong muốn của khách hàng, ngân hàng thương mại phải hiểu được đối tượng khách hàng mà mình phục vụ. Tuy nhiên hiện tại dữ liệu thông tin về khách hàng không đầy đủ, không thực hiện điều tra hàng năm. Trên cơ sở dữ liệu điều tra nghiên cứu đầy đủ thì mới có thể tiến hành phân khúc thị trường. Tiến hành phân khúc thị trường để xác định một cách hợp lý cơ cấu thị trường và khách hàng để từ đó tiến hành giới thiệu sản phẩm, quảng bá dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng đồng thời có chính sách tiếp cận, phục vụ mọi đối tượng khách hàng hiệu quả, là một việc làm hết sức cần thiết. NHN0&PTNT quận Cái Răng cần xây dựng chính sách phân khúc thị trường, gồm cả thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ. Do các đối tượng khách hàng tiêu dùng đa dạng về địa vị xã hội, trình độ dân trí và hoàn cảnh kinh tế, việc phân chia nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp ngân hàng có chính sách khách hàng phù hợp cũng như có chế độ ưu đãi về lãi suất và dịch vụ phí phù hợp. Tất nhiên, trên tinh thần là phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng đến với mình, nhưng rõ ràng, mỗi nhóm khách hàng sẽ đem lại nguồn lợi cho ngân hàng với mức độ khác nhau do nhu cầu về sản phẩm và nhu cầu được phục vụ ở mỗi nhóm khách hàng có khác nhau. Phân chia nhóm đối tượng khách hàng phải dựa trên cơ sở đặc trưng của từng nhóm khách hàng, nên nhìn vào các tiêu thức phân loại như: Tiềm năng tài chính, khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng, trình độ dân trí, mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua. 78 5.3.2 Thực hiện tiếp thị quảng bá sản phẩm hiệu quả đi đôi với quảng cáo thương hiệu Luôn quan tâm và chăm sóc thương hiệu của ngân hàng. Hình ảnh về ngân hàng truyền thống, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh để cũng cố lòng tin khách hàng đối với ngân hàng. Đối với ngân hàng, việc duy trì nâng cao hình ảnh của mình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bỡi lẽ khách hàng thường đánh giá dịch vụ ngân hàng thông qua hình ảnh tổng thể của ngân hàng được xã hội công nhận về thanh danh. Công tác quảng cáo, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ là một trong những chính sách phát triển khách hàng rất quan trọng, đặc biệt khách hàng cá nhân, do phần lớn các tiện ích của dịch vụ ngân hàng nhằm cung cấp đến cá nhân. Quảng bá hình ảnh thương hiệu NHN0&PTNT quận Cái Răng đến mọi khách hàng trên địa bàn. Tăng cường chuyển tải thông tin tới đa số công chúng nhằm giúp khách hàng có được những thông tin cập nhập, nhất quán, có được sự hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng và nắm được cách thức sử dụng, lợi ích của các sản phẩm mà Ngân hàng đem lại. Bằng cách thực hiện hiệu quả các hình thức giao tế công cộng như: - Quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo chí, đài truyền hình…thông qua các chương trình tự giới thiệu, phóng sự tài liệu. - Quan hệ với các cơ quan nghiên cứu và trường đại học thông qua các buổi hội thảo, giới thiệu chuyên đề - Tham gia hổ trợ các chính sách kinh tế, xã hội của chính phủ và chính quyền địa phương. - Xây dựng kế hoạch tài trợ các chương trình văn hoá, thể thao của các địa phương, tham gia các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội, nhân đạo… Cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ hiệu quả đến khách hàng. Cần giới thiệu rõ ràng về các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thông qua các hình thức sau: - Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, báo chí, các ấn phẩm như báo, tạp chí. - In các tờ rơi giới thiệu tính năng từng sản phẩm dịch vụ và chỉ dẫn cần thiết về quyền và nghĩa vụ của khách hàng một cách ngắn gọn, dễ hiểu để giúp khách hàng nắm bắt về dịch vụ mình sử dụng và chủ động tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu. 79 - Xây dựng cẩm nang về dịch vụ nhằm giới thiệu với khách hàng tổng thể các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đây là tài liệu không thể thiếu trong các hội thảo, hội nghị khách hàng và các hội nghị, hội thảo với doanh nghiệp do các đơn vị khác tổ chức. Marketing trực tiếp qua thư ngỏ, điện thoại,... Giới thiệu về sản phẩm gửi trực tiếp đến khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng truyền thống, VIP. - Nâng cấp và giới thiệu chi tiết về sản phẩm, giá cả, thủ tục và quy trình thực hiện, nơi giải đáp thắc mắc… trên website của ngân hàng, thường xuyên nâng cấp và cập nhật những thay đổi trên website. - Thiết lập và duy trì các chương trình giao lưu trực tuyến giữa ban lãnh đạo ngân hàng với khách hàng định kỳ. Ngoài việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh ra công chúng, NHN0&PTNT quận Cái Răng còn phải thực hiện tốt khâu tuyên truyền trong nội bộ ngân hàng. Có như thế thì mới tạo ra được sự nhất quán, đồng nhất. Công tác tuyên truyền, quảng bá không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận chuyên trách mà phải là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Một nhân viên ngân hàng tốt sẽ tạo sự thiện cảm cho cả một ngân hàng, nhiều nhân viên tốt sẽ thu hút được khách 5.3.3 Xây dựng văn hoá tác phong phục vụ khách hàng mang dấu ấn riêng Tạo tính đặc trưng cho phong cách phục vụ của NHN0&PTNT quận Cái Răng: Tạo ra sự thống nhất về đồng phục của nhân viên Ngân hàng trong toàn hệ thống. Xây dựng quy định tiêu chuẩn về phong cách phục vụ khách hàng: Tập cho nhân viên thói quen chào hỏi khách hàng bằng tên riêng nếu có thể. Trước mỗi cuộc tiếp xúc với khách hàng, một cái bắt tay và đôi lời giới thiệu, thăm hỏi cũng rất cần thiết. Xây dựng tính đặc trưng cho phong cách phục vụ không chỉ giúp ngân hàng cũng cố quan hệ với khách hàng hiện tại mà nó còn giúp giải quyết một cách hiệu quả các tình huống khó khăn khi chúng phát sinh. Hãy cảm ơn khách hàng vì sự lựa chọn và quan tâm của họ dành cho ngân hàng. Điều này sẽ thực sự tạo ra sự khác biệt của một ngân hàng truyền thống trong con mắt khách hàng. Ngân hàng nên trao quyền chủ động cho nhân viên của mình trong một số hoàn cảnh và phạm vi cụ thể. Ngân hàng cần trao cho nhân viên quyền hạn thực hiện những điều cần thiết nhằm đem lại cho khách hàng một dịch vụ tối ưu, cũng như đáp ứng bất kỳ đòi hỏi nào để xoa dịu cơn nóng giận của họ. Nên xây dựng một hệ thống các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhân viên được phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Ngân hàng nên 80 dành một khoản quỹ riêng mà nhân viên có thể tiếp cận và sử dụng để giữ chân khách hàng trước khi thật sự đánh mất họ. Điều này sẽ giúp cho nhân viên có khả năng xác định xem điều gì đúng, điều gì sai và tạo ra những ấn tượng đẹp trong tâm trí khách hàng. Khi ngân hàng không trao quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên chủ động sáng tạo trong việc phục vụ khách hàng thì ngân hàng đang vô tình đẩy khách hàng cũ ra xa trong khi không thể thu hút thêm khách hàng mới. 5.3.4 Tạo ra sự thống nhất nhất quán hình ảnh tại mọi địa điểm giao dịch Với hoạt động là một ngân hàng truyền tthống, “thương hiệu” gắn với các địa điểm bán hàng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm, vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến ấn tượng của khách hàng. Vì vậy nhất thiết phải thay đổi nhận thức trong xây dựng cơ bản khi phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống tận tâm với khách hàng. Cũng cần phải có sự cân nhắc tính toán về hiệu quả phát triển mạng lưới quá và gánh nặng chi phí cao ảnh hưỡng đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên nhất định phải có được kiến trúc đặc trưng riêng biệt để ở bất kỳ đâu khách hàng hàng cũng nhận ra người cung cấp dịch vụ tài chính quen thuộc của mình. - Rà soát lại hiện trạng hạ tầng cơ sở để có thể xem xét phương án đồng bộ một cách tối ưu nhất nhằm tiết kiệm chi phí nhất, hiệu quả cao. - Thuê các đơn vị kiến trúc hoặc các mỹ thuật công nghệ để thiết kế một mô hình kiến trúc và nội thất chuẩn cho các địa điểm giao dịch. - Xây dựng lộ trình thực hiện cho các cơ sở hiện tại, lấy mẫu chuẩn để áp dụng cho các cơ sở mới thành lập. 5.3.5 Thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng như là một quá trình hậu mãi tốt Một hình ảnh đẹp, một lời khen đúng lúc, một bức thư cảm ơn, một lẳng hoa nhân dịp sinh nhật khách hàng … thể hiện sự tôn trọng khách hàng và sự quan tâm một cách tinh tế của ngân hàng, gắn kết thêm sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Tìm hiểu trực tiếp thái độ của khách hàng khi sử dụng sản phẩm và từ đó có cách thức giải đáp và điều chỉnh. Ngân hàng có thể tổ chức các cuộc điều tra thăm dò khách hàng, lấy ý kiến, phỏng vấn hay sử dụng các phiếu góp ý,… hỏi xem họ cảm thấy như thế nào về dịch vụ khách hàng của ngân hàng. Việc hỏi ý kiến khách hàng về mức độ thoả mãn cũng chứng tỏ ngân hàng đang thực sự quan tâm tới khách hàng, cho dù ngân hàng có thể nghe được một số 81 lời chỉ trích, bù lại ngân hàng có thể giải đáp khúc mắc của khách hàng hữu hiệu và hướng điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài các lợi ích trên, ngân hàng sẽ còn có được nhiều lợi ích khác từ việc giao tiếp. Mỗi cuộc giao tiếp là một cơ hội cho dịch vụ khách hàng. 5.3.6 Con người, nhân tố quyết định thành công Bên cạnh các chương trình tái cơ cấu về mô hình kinh doanh, công nghệ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thì đến giai đoạn tiếp theo này công tác tăng cường nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải là một nhiệm vụ quan trọng. Mục tiêu hướng tới của hệ thống NHN0&PTNT không chỉ là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự tự tin và bản lĩnh nghề nghiệp mà song song với nó phải bồi dưỡng rèn luyện để người cán bộ ngân hàng có đủ đạo đức và tư tưởng đúng đắn rõ ràng. Hai nội dung này phải được thực hiện thường xuyên và từng bước nâng dần chất lượng nguồn nhân lực. Sau khi tuyển dụng nhân lực thì chính sách đào tạo cũng là việc không thể thiếu. Sinh viên mới ra trường, trẻ, năng động, nhiệt huyết được trang bị đầy đủ về kiến thức tài chính ngân hàng, đáp ứng được khả năng công tác trong môi trường hoạt động của Ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên do đa phần là nhân viên trẻ nên kinh nghiệm công tác còn hạn chế, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề, nhất là các vấn đề về quản trị rủi ro, còn thiếu chiều sâu. Cách thức tiếp nhận, xử lý công việc phần nhiều vẫn còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào cách làm việc, ý kiến chỉ đạo từ trên xuống, chưa hình thành được cách phân tích, đánh giá hợp lý. Chính sách đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên cần được thực hiện một cách thường xuyên bất kể vị trí và chức vụ của họ như thế nào, khuyến khích người lao động tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và có cơ chế hổ trợ hợp lý. Việc đào tạo phải dựa trên cơ sở quy hoạch cán bộ cụ thể và có chính sách đào tạo kịp thời, gắn kết chặt chẽ với hoạt động kinh doanh, mạnh dạn trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đạo đức và trình độ tốt, xây dựng thế hệ kế thừa vững mạnh, có đủ tâm, xứng tầm. Bên cạnh đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn, cần có một cơ chế chi trả lương công bằng cho cán bộ công nhân viên, mức trả lương phải đủ cao để thu hút được chất xám và đồng thời cũng hạn chế tình trạng chảy chất xám của NHN0&PTNT quận Cái Răng, nhất là đối với tầng lớp trẻ. Nhiệm vụ trước mắt là phải sắp xếp lại lao động, bố trí nhân sự đúng người, đúng việc, đúng với năng lực và phát huy tối đa sở trường, phát huy thế mạnh của từng cá nhân, xoá bỏ chủ nghĩa quân bình mà thay vào đó là sự công bằng. Từ đó tiến đến xây dựng cơ chế lương theo công việc. Việc xây dựng một cơ chế lương 82 thực sự công bằng là rất khó đặc biệt nếu do một nhóm của NHN0&PTNT quận Cái Răng xây dựng sẽ chủ quan nên tốt nhất ngân hàng thuê cơ quan độc lập thực hiện việc này. 83 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Mỗi ngân hàng với những ưu thế riêng đều có thể lựa chọn chiến lược phát triển riêng của mình. Sẽ có những ngân hàng chuyên thực hiện bán buôn và sẽ có những ngân hàng chỉ phục vụ bán lẻ. Tuy nhiên với mức độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cho thấy một xu hướng phát triển tín dụng đã hình thành đó là cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu chiến lược mang tầm quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Mở rộng cho vay tiêu dùng tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Mặt khác, mở rộng cho vay tiêu dùng là một biện pháp hữu hiệu để phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng khác trên cơ sở bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Một ngân hàng sẽ thành công và phát triển bền vững nếu biết vận hành một cách linh hoạt và biết phân bổ nguồn lực của mình một cách khéo léo. Qua quá trình phân tích trên cho thấy NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng mặc dù được đánh giá là có nhiều ưu thế so với các NHTM khác về năng lực vốn, quản trị, bộ phận khách hàng truyền thống đông đảo, tuy nhiên điều đó không đảm bảo cho Ngân hàng tiếp tục chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu nếu không biết liên tục thay đổi đa dạng sản phẩm dịch vụ để thích nghi với các điều kiện kinh doanh mới đang thay đổi từng ngày. Trên cơ sở lý luận và phân tích tổng hợp số liệu thống kê, xuất phát từ thực trạng hoạt động và triển khai dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng, nội dung luận văn đã nêu lên những hạn chế và nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến mức độ cho vay tiêu dùng chưa xứng với tiềm năng của NHN0&PTNT quận Cái Răng từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể với hy vọng góp phần hoàn thiện và phát triển hơn nữa mảng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Diệu, 2000. Tín dụng ngân hàng. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thông kê. 2. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thông kê. 3. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Giáo trình Ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thông kê. 4. Lâm Tú Hòa, 2013. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 5. Lê Minh Sơn, 2009. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. 6. Ngô Thị Ngọc Thu, 2009. Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương SaĐec. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 7. Nguyễn Thành Tâm, 2013. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nhgiệp Và Phát Triển Nông thôn Việt Nam quận Cái RăngThành phố Cần Thơ. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 8. Trần Thị Ngọc & Tô Thiên Kim, 2011. Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)-Chi nhánh Sài Gòn-Thực trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học. Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. 9. Trần Nguyệt Bích Vân, 2010. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Á Châu Cần Thơ. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 10. Minh Huyền. Ngân hàng cùng doanh nghiệp vượt khó. . [Ngày truy cập: 16/11/2013]. 11. Agribank phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng. . [Ngày cập nhật: 23 tháng 10 năm 2011] 12. Thanh Tâm. Cần Thơ gỡ khó cho doanh nghiệp. . [Ngày truy cập: 30 tháng 5 năm 2012]. 13. Khổng Nhung. Nợ xấu tăng – nguyên nhân không từ ngân hàng. . [Ngày truy cập: 29 tháng 8 năm 2014]. 14. Tiến Dũng, 2014. Ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. . [Ngày truy cập: 6 tháng 3 năm 2014]. 86 [...]... trên và để hiểu rõ hơn tình hình cho vay tiêu dùng hiện nay, cũng như có được những giải pháp để phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, tôi đã chọn đề tài Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quận Cái Răng ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng. .. NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 3.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHPTN0VN) được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng Nông nghiệp, ... ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng 11 (4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng (5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ (6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng - Cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm: ▫ Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng ▫ Cho phép ngân hàng tiết kiệm được chi phí trong cho vay ▫ Là nguồn gốc của... của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHN0&PTNT) chi nhánh quận Cái Răng, Tp Cần Thơ từ năm 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, nhằm tìm ra những hạn chế và đề ra một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khái quát tình hình nguồn vốn và huy động vốn của NHN0&PTNT qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Phân tích và đánh giá tình hình. .. thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao  Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ những người này Cho vay tiêu dùng trực tiếp thường được thực hiện theo sơ đồ sau : NGÂN HÀNG (1) (3) (5) CÔNG TY BÁN LẺ (2) (4) NGƯỜI TIÊU DÙNG Hình 2.2 Sơ đồ các bước tiến hành cho vay tiêu. .. tiêu dùng trực tiếp 12 Trong đó: (1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay (2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ (3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ (4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng (5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng - So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng. .. (2010, trang 6-7) thì cho vay tiêu dùng bao gồm những đối tượng và đặc điểm sau: 2.1.4.1 Đối tượng của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp khách hàng vay trang trải nhu cầu tiêu dùng trước khi tích lũy tiết kiệm đủ cho một khoản tiêu dùng a Phân theo thu nhập... tín dụng ngân hàng nói chung cho vay tiêu dùng nói riêng không những là hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng mà còn có vai trò to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của cả kinh tế - xã hội 2.1.4 Đối tượng và đặc điểm riêng của cho vay tiêu dùng Dựa theo bài phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của tác giả Lê Minh Sơn (2009, trang 6-7) và Trần Nguyệt... đánh giá tình hình cho vay tiêu dùng của NHN0&PTNT qua 3 năm 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro và tăng trưởng tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Số liệu thu thập từ các phòng ban của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh quận Cái Răng, Tp Cần Thơ Địa chỉ: 106/4 Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ... chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay đã đến hạn của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó - Dư nợ cho vay: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi về được vào một thời điểm nhất định Để xác định đuợc dư nợ cho vay, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ: Dư nợ cuối kỳ = Doanh số cho vay

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan