Vấn đề sử dụng người khuyết tật tại hàn quốc trong những năm gần đây

11 461 1
Vấn đề sử dụng người khuyết tật tại hàn quốc trong những năm gần đây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... dng v o to ngh cho Ngi Khuyt tt nm 1990 (EPLDP) v Lut Tip cn cho ngi gi v ngi khuyt tt nm 1997 Trong ú, lut EPLDP 1990 úng vai trũ quan trng vic tng cng vic lm cho ngi khuyt tt Ban u, lut EPLDP... Nhỡn bng cú th thy, t nm 2008 n nay, t l lao ng khuyt tt ti Hn Quc nm sau luụn tng so vi nm trc Trong nm liờn tip t 2011-2013, mc tng ca t l ngi khuyt tt cú vic lm dao ng mc 0,07% 0,13% iu ny... Chớnh ph Hn Quc cha thc hin cỏc chng trỡnh h tr quy mụ rng ln cú th trỡ c vic lm ca h thi gian di Trong ú, chớnh ph li quan tõm nhiu ti cỏc chng trỡnh h tr doanh nghip ca 17 Kwon Mee-yoo (2010),

Nghiªn cøu khoa häc Kinh tÕ – x· héi VÊn ®Ò sö dông lao ®éng khuyÕt tËt ë hµn quèc Nh÷ng n¨m gÇn ®©y Tèng thïy linh* Tóm tắt: Năm 1990, Luật về Thúc đẩy tuyển dụng và đào tạo nghề cho người khuyết tật chính thức có hiệu lực tại Hàn Quốc. Từ đó đến nay, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai nhiều chương trình nhằm tăng tỷ lệ lao động khuyết tật. Bài viết dưới đây sẽ phác họa thực trạng sử dụng lao động khuyết tật ở Hàn Quốc (2008–2013) và chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề sử dụng lao động khuyết tật. Từ khóa: Hàn Quốc, Lao động khuyết tật, Hạn ngạch lao động khuyết tật 1. Thực trạng sử dụng lao động khuyết tật ở Hàn Quốc 1.1. Những ưu điểm đáng lưu ý trong sử dụng lao động khuyết tật - Về số lượng người khuyết tật tại Hàn Quốc* Theo Viện Nghiên cứu y tế và các vấn đề xã hội Hàn Quốc (KIHASA), số người khuyết tật tại nước này đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000, số người khuyết tật chỉ là 1,45 triệu người, nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 2,15 triệu người. Năm 2008, tổng số người khuyết tật ở Hàn Quốc là 2,137 triệu người, chiếm khoảng 4,59% dân số1. Song tính đến cuối năm 2011, số người khuyết tật là 2,68 triệu người, gần gấp đôi so với năm 2000 và * ThS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Sun-Kyoo KIM (2010), “Status of higher education and employment of the Disabled in Korea – Centering on vocational competency development services of Korea”, NTUT Education of Disabilities 2010 Vol.8, p.35. 1 24 chiếm khoảng 5,61% dân số2. Nguyên nhân một phần xuất phát từ việc mở rộng hạng mục khuyết tật từ 5 lên 15, bao gồm những thay đổi về khuyết tật các bộ phận cơ thể trong năm 2000 và 2003. Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng này là kết quả của sự gia tăng của người cao niên mắc các bệnh tuổi già dẫn tới khuyết tật. Theo báo cáo năm 2012 của KIHASA, số người trên 65 tuổi chiếm tới 38,8% số người khuyết tật, tiếp theo là những người trong độ tuổi 50-64 chiếm 31,2%. Tính đến tháng 9/2012, số người cao tuổi đã chiếm tới 12% tổng dân số, dự báo sẽ đạt 24,3% vào năm 2030 và 37,4% năm 2050. Do vậy, trong tương lai, cùng với tốc độ già hóa dân số nhanh, số người khuyết tật tại Hàn Quốc sẽ còn tăng hơn nhiều. Tỷ lệ người khuyết tật trong dân số cao sẽ dẫn tới nhiều vấn đề kinh tế-xã hội như: tỷ lệ 2 http://www.koreatimes.co.kr/www/news/nation/2012/12 /116_126221.html. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc thất nghiệp tăng, khó khăn kinh tế... Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật ở Hàn Quốc là 8,3%, lớn gấp 2,5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước (3,3%). Thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình có người khuyết tật là 1.819.000 won, chỉ bằng 54% so với mức thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình Hàn Quốc3. Các số liệu trên cho thấy, nguy cơ sống trong nghèo đói của người khuyết tật tại Hàn Quốc khá cao. Bởi vậy, tạo việc làm cho người khuyết tật nhằm giảm nguy cơ nghèo đòi, giảm tỷ lệ thất nghiệp… là một trọng tâm trong chính sách lao động của Chính phủ Hàn Quốc nhiều năm qua. - Hạn ngạch lao động khuyết tật đóng vai trò chủ yếu trong việc thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật Tại Hàn Quốc, có 4 đạo luật liên quan tới người khuyết tật: Luật Thúc đẩy giáo dục đặc biệt năm 1997, Luật Phúc lợi cho người khuyết tật năm 1981, Luật về Thúc đẩy tuyển dụng và đào tạo nghề cho Người Khuyết tật năm 1990 (EPLDP) và Luật Tiếp cận cho người già và người khuyết tật năm 1997. Trong đó, luật EPLDP 1990 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường việc làm cho người khuyết tật. Ban đầu, luật EPLDP đưa ra tỷ lệ lao động khuyết tật với cơ quan, tổ chức có từ 300 nhân viên trở lên với hạn ngạch tăng qua các năm: 1% (1990), 1,6% (1992), 2% (1993). Sau đó, luật đã được sửa đổi năm 3 Dongug Kang (2012), “Why would companies not employ people with disabilities in Korea?”, Asia Pacific Journal of Social Work and Development, Vol.23, No.3, p.222-229. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 2004 và 2009 với các quy định mới: hạn ngạch lao động khuyết tật bắt buộc được mở rộng đối với nơi làm việc có từ 50 nhân viên trở lên; tỷ lệ lao động khuyết tật trong cơ quan chính quyền địa phương, trung ương là 3%; khuyến khích người sử dụng lao động thuê người khuyết tật nặng và phụ nữ khuyết tật4. Đến năm 2010, luật quy định: tỷ lệ lao động khuyết tật trong doanh nghiệp nhà nước, cơ quan bán công cũng tăng từ 2% lên 3%. Đối với doanh nghiệp tư nhân, luật cũng luôn đưa ra hạn ngạch lao động khuyết tật điều chỉnh theo hướng tăng dần, từ 2,3% (2010) lên 2,5% (2012) và 2,7% (2014). Bên cạnh đó, luật cũng đưa ra những chế tài và ưu đãi đối doanh nghiệp thực hiện tốt. Cụ thể, nếu chủ sử dụng từ 100 lao động trở lên không đáp ứng tỷ lệ việc làm bắt buộc sẽ phải chịu một khoản thuế việc làm cho người khuyết tật là 590.000 won/tháng/người cho số người còn thiếu để đạt được mức hạn ngạch 5 . Các nhà tuyển dụng có tỷ lệ lao động khuyết tật cao hơn mức hạn ngạch sẽ được nhận trợ cấp 300.000~500.000 won cho mỗi một lao động tăng thêm (phụ thuộc vào giới tính và tỷ lệ khuyết tật)6. Nhờ những điều chỉnh kịp thời trong mức hạn ngạch, tỷ lệ lao động khuyết tật trong khu vực bắt buộc phải thuê lao động khuyết tật luôn tăng, đạt 2,35% năm 2012, gấp hơn 4 Chon-Kyun Kim (2011), “Comparative Perspectives on Disability Employment Policy”, International Review of Public Administration 2011, Vol.15, No.3, p.29. 5 2013 Employment and Labour Policy in Korea, p. 47. 6 Kim, Jeong-yeon (2011), “Diversity management and the disability employment strategy”, Korea Labour Review, p.12. 25 Nghiªn cøu khoa häc 5 lần so với tỷ lệ 0,43% năm 1991 khi hệ thống hạn ngạch bắt đầu hoạt động. Số lao động khuyết tật trong hệ thống này tăng gấp 13 lần từ 10.462 người (năm 1991) lên 142.022 người (vào cuối năm 2012) 7 . Kết quả trên thể hiện tầm quan trọng, tính hiệu quả của hạn ngạch lao động trong việc tăng cường việc làm cho người khuyết tật ở Hàn Quốc. Nếu so với quốc gia láng giềng là Nhật Bản, hạn ngạch lao động khuyết tật ở Hàn Quốc cao hơn. Năm 1960, trước Hàn Quốc 30 năm, Nhật Bản đã có luật thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật và tiến hành sửa đổi nhiều lần, nhưng hạn ngạch lao động khuyết tật khá thấp. Theo quy định năm 2006, hạn ngạch lao động khuyết tật tại cơ quan nhà nước (có từ 48 nhân viên) và doanh nghiệp tư nhân (có từ 56 nhân viên) trở lên chỉ phải đạt tỷ lệ tương ứng là 2,1% và 1,8%8. Do vậy, có thể thấy, hạn ngạch lao động khuyết tật tại nơi làm việc của Hàn Quốc cao hơn nhiều so với Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu so với các quốc gia OECD khác cùng áp dụng hệ thống hạn ngạch việc làm này như Australia, Đức, Pháp… hạn ngạch lao động khuyết tật của Hàn Quốc vẫn thấp hơn. Ở Australia, tại nơi làm việc thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân, đều phải đáp ứng hạn ngạch 4% lao động khuyết tật. Luật yêu cầu người sử dụng từ 24 nhân viên trở lên phải thuê 1 người khuyết tật. Nếu không đáp ứng được mức hạn ngạch, doanh nghiệp sẽ phải trả một “mức thuế ngang bằng” tối thiểu là 238 euro mỗi tháng. Tại Đức, người sử dụng từ 20 nhân viên trở lên đều phải bố trí 5% lao động khuyết tật nặng. Nếu không đáp ứng hạn ngạch, doanh nghiệp, tổ chức phải chịu mức phạt hàng tháng là 105 euro nếu chỉ đạt hạn ngạch từ 3% đến dưới 5%, 180 euro nếu chỉ đạt từ 2% đến dưới 3% và 260 euro nếu chỉ đạt dưới 2%9. Bởi vậy, nếu so với Australia, Đức,… hệ thống hạn ngạch việc làm cho người khuyết tật tại Hàn Quốc còn thấp và “khá thoáng” (chưa chặt chẽ). - Tỷ lệ người khuyết tật có việc làm tăng dần qua các năm Kể từ năm 1990 khi áp dụng “một hệ thống việc làm mang tính bắt buộc dành cho người khuyết tật”, tỷ lệ người khuyết tật có việc làm tại Hàn Quốc luôn tăng dần qua từng năm. Nếu năm 1991, tỷ lệ lao động khuyết tật chỉ đạt 0,43% thì đến năm 2012 đạt 2,35% (tăng gấp 5 lần) và năm 2013 đã đạt 2,48% (tức tăng gần 6 lần). Nhìn bảng 1 có thể thấy, từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ lao động khuyết tật tại Hàn Quốc năm sau luôn tăng so với năm trước. Trong 3 năm liên tiếp từ 2011-2013, mức tăng của tỷ lệ người khuyết tật có việc làm dao động ở mức 0,07% – 0,13%. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả của hạn ngạch lao động khuyết tật đối với cả khu vực nhà nước và tư nhân. 7 2013 Employment and Labour Policy in Korea, p. 47. Chon-Kyun Kim (2011), “Comparative Perspectives on Disability Employment Policy”, International Review of Public Administration 2011, Vol.15, No.3, p.29. 8 26 9 http://www.igloballaw.com/the-world-and-disability-qu otas-or-no-quotas/. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc Bảng 1: Tỷ lệ lao động khuyết tật ở nơi làm việc phải tuân thủ hạn ngạch việc làm bắt buộc Năm 1991 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ lao động khuyết tật (%) 0,43 1,54 1,73 1,87 2,24 2,28 2,35 2,48 Tăng so với năm trước 0,19 0,14 0,37 0,04 0,07 0,13 Bảng 2: Chi tiết tỷ lệ lao động khuyết tật ở nơi làm việc phải tuân thủ hạn ngạch việc làm bắt buộc (12/2013) Năm Tổng số Cơ quan Chính phủ Viên chức Người lao động Nhà nước Doanh nghiệp Tư nhân 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Số nơi làm việc 24.083 25.688 27.349 81 312 293 293 257 261 23.452 24.822 26.473 Số lao động Số lao động Tỷ lệ lao chính thức khuyết tật động (%) 6.909.276 133.451 2,28 7.199.417 140.022 2,35 153.955 2,48 824.067 18.141 2,52 831.469 18.725 2,57 19.275 2,63 247.550 4.857 2,35 260.814 5.629 2,75 7.082 3,51 305.971 7.427 2,72 302.435 7.548 2,80 7.764 2,81 5.531.688 103.026 2,22 5.804.699 110.120 2,27 119.834 2,39 Nguồn: Tổng hợp từ 2012, 2013 Employment and Labour Policy in Korea và Korea Employment Agency for the Disabled, News Letter, Issue 103 (April, 2014) tại địa chỉ https://www.kead.or.kr/english/etc/newsletter_view.jsp# Nhìn bảng 2 có thể thấy, ba năm gần đây, mẹ công ty con) nhằm tăng việc làm cho số nơi làm việc phải tuân thủ hạn ngạch việc người khuyết tật nặng và tạo điều kiện cho làm luôn tăng và tỷ lệ lao động khuyết tật doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ. Cụ vẫn duy trì tốc độ tăng ổn định. Tại các cơ thể, khi công ty mẹ thiết lập hoặc điều hành quan chính phủ, tỷ lệ lao động khuyết tật một công ty con đáp ứng các yêu cầu nhất (gồm viên chức và người lao động) luôn định nhằm thuê lao động khuyết tật, thì số tăng và cao hơn so với khu vực doanh lao động công ty con thuê sẽ được tính vào tỷ lệ lao động khuyết tật của công ty mẹ. nghiệp (nhà nước và tư nhân) - Doanh nghiệp nhận nhiều hỗ trợ nếu Như vậy, chủ doanh nghiệp sẽ được miễn tiền thuế việc làm lao động khuyết tật. Ngoài thuê lao động khuyết tật Từ năm 2008, Chính phủ Hàn Quốc áp ra, nếu trước 31/12/2013, doanh nghiệp triển dụng “hệ thống nơi làm việc tiêu chuẩn đối khai nơi làm việc tiêu chuẩn thì được giảm với các công ty con” (theo mô hình công ty 50% thuế doanh nghiệp và thuế nhập trong Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 27 Nghiªn cøu khoa häc vòng 5 năm (tính từ 2011). Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc vẫn tiếp tục triển khai chiến dịch “một tập đoàn, một công ty” nhằm vào 30 tập đoàn có tỷ lệ lao động khuyết tương đối thấp để khuyến khích họ xây dựng một nơi làm việc tiêu chuẩn. Từ năm 2004, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai chương trình hỗ trợ thiết bị phù hợp, dịch vụ sửa chữa liên quan, phát triển các thiết bị mới nhằm nâng cao kỹ năng làm việc cho người khuyết tật. Năm 2011, đã có tổng số 9.030 thiết bị công nghệ được cung cấp cho 6.613 lao động khuyết tật tại 1.787 nơi làm việc. Số liệu của năm 2012 tương ứng là 9.128 thiết bị cho 7.055 người khuyết tật tại 1.701 nơi làm việc. Thông qua chương trình trên, nhiều doanh nghiệp không chỉ giảm được chi phí mua trang thiết bị mà còn có thể nâng cao năng suất lao động của người khuyết tật. 1.2. Một số tồn tại, bất cập - Nhiều doanh nghiệp lớn không đạt tỷ lệ lao động khuyết tật Theo báo cáo của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc ngày 14/7/2011 cho thấy, 1.357 công ty không đạt được hạn ngạch bắt buộc là 2,3%. Thậm chí, có tới 953 công ty không có lao động khuyết tật. Tại các doanh nghiệp lớn có trên 300 và 1.000 lao động thì lần lượt chỉ có 1,96% và 1,83% số công ty đáp ứng tỷ lệ trên (tính đến 6/2010). Tỷ lệ việc làm cho người khuyết tật trong số 21.368 doanh nghiệp tư nhân là 2,17%, nhưng chỉ có 11.118 công ty, chiếm 50% hoàn thành tỷ lệ bắt buộc. Theo quy mô công ty, chỉ có 2,51% công ty (số lao động thấp hơn 300) và 1,96% công ty (trên 300 lao động) đạt tỷ lệ bắt buộc. Đặc biệt, với các công ty trên 1.000 lao động thì chỉ có 1,83% số công ty đạt tỷ lệ bắt buộc. Điều này cho thấy, quy mô công ty càng lớn thì tỷ lệ lao động khuyết tật càng nhỏ, dẫn tới số các công ty lớn đạt hạn ngạch ít hơn nhiều 28 so với công ty quy mô nhỏ đạt hạn ngạch. Năm 2013, hạn ngạch lao động khuyết tật doanh nghiệp cần tuân thủ chỉ tăng hơn một chút, là 2,5%. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện. Tỷ lệ lao động khuyết tật tại công ty (300-499 nhân viên) là 2,68%; (500-999 nhân viên) là 2,52% và (trên 1.000 nhân viên) là 1,97%10. Do vậy, các doanh nghiệp lớn cần hành động tích cực hơn để đẩy mạnh việc làm cho người khuyết tật11. Cũng theo một báo cáo của Viện Phát triển việc làm công bố năm 2012, chỉ 5,4% trong số 1,21 triệu doanh nghiệp Hàn Quốc thuê ít nhất một lao động khuyết tật. Tỷ lệ lao động khuyết tật chỉ chiếm 1,57% trong tổng số lao động tại các doanh nghiệp trên, còn thấp nhiều so với tỷ lệ quy định. Các doanh nghiệp sản xuất thuê nhiều lao động khuyết tật hơn các ngành nghề khác, bao gồm cả ngành dịch vụ12. - Tỷ lệ có việc làm giữa các nhóm người khuyết tật không đồng đều + Tỷ lệ phụ nữ khuyết tật có việc làm thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nam giới khuyết tật có việc làm Theo số liệu năm 2008, phụ nữ khuyết tật chiếm 41,4% tổng số người khuyết tật song chỉ chiếm 26,2% tổng số lao động khuyết tật13 ở Hàn Quốc. Mặc dù tại các cơ quan chính quyền đã quan tâm hơn tới việc thuê phụ nữ khuyết tật khi tuyển dụng, nhưng ở mọi công việc, số nam giới khuyết tật vẫn được thuê nhiều hơn số phụ nữ khuyết tật. 10 Korea Employment Agency for the Disabled, News Letter, Issue 103 (April, 2014) tại địa chỉ https://www.kead.or.kr/english/etc/newsletter_view.jsp# 11 http://www.dpikorea.org/english/notice/content.asp? table=dpi_notice_eng&idx=55&page=3&nowblock=0&se arch=&searchstring=. 12 http://koreatimes.co.kr/www/news/culture/2014/04/135 _156361.html. 13 Chon-Kyun Kim (2011), “Comparative Perspectives on Disability Employment Policy”, International Review of Public Administration 2011, Vol.15, No.3, p.30. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc Nguyên nhân chính là sự chênh lệch trong trình độ học vấn của phụ nữ khuyết tật so với nam giới khuyết tật. Theo Điều tra người khuyết tật năm 2011, tỷ lệ phụ nữ khuyết tật không được đến trường là 22,1%, cao gấp 5 lần so với tỷ lệ này ở nam giới khuyết tật (4,4%). Tỷ lệ phụ nữ khuyết tật có bằng cử nhân trở lên là 5,9%, chỉ bằng 1/3 so với số nam giới có trình độ tương tự (16,5%). Các rào cản trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục của phụ nữ khuyết tật đã dẫn tới những khó khăn trong tìm kiếm việc làm, sau khi làm việc, điều kiện làm việc nghèo nàn với mức lương thấp, tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn nghèo đói đối với phụ nữ bị khuyết tật. Bảng 3: Tỷ lệ có việc làm và tham gia lực lượng lao động của phụ nữ và nam giới khuyết tật (%) Phân loại Số nữ khuyết tật/Tổng số người khuyết tật Số nam khuyết tật/Tổng số người khuyết tật Nữ khuyết tật có việc làm Nam khuyết tật có việc làm Nữ khuyết tật tham gia lực lượng lao động Nam khuyết tật tham gia lực lượng lao động Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Nhìn bảng trên có thể thấy, tuy số phụ nữ khuyết tật luôn chiếm khoảng 41% số người khuyết tật, thấp hơn một chút so với tỷ lệ nam giới khuyết tật khoảng 58% nhưng số phụ nữ khuyết tật có việc làm chưa bằng một nửa so với số nam giới khuyết tật có việc 2008 41,4% 58,6 % 20,2 43,5 - 2009 41,3% 58,7% - 2010 41,4% 58,6% 22,7 45,4 24,6 48,4 2011 22,7 44,8 - làm. Khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ có việc làm dao động từ 22,1% đến 23,3%. Không những thế, phụ nữ khuyết tật còn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện làm việc và mức lương so với nam giới khuyết tật. Bảng 4: Thời gian và tiền lương của lao động khuyết tật theo giới14 Hạng mục Thời gian làm việc trung bình (tháng) Số giờ làm việc trung bình hàng tuần (giờ) Lương trung bình hàng tháng (10.000 won) Giới Nam 108,5 46,8 156,4 Nữ 124,2 36,8 75,5 Tổng số* 112,7 44,1 134,2 Nguồn: Dựa trên “Điều tra hoạt động kinh tế của người khuyết tật năm 2010” do Cục Việc làm của người khuyết tật Hàn Quốc (2010) tiến hành, có tham khảo dữ liệu của Bộ Việc làm và Phúc lợi (2009). * Tổng số: dựa trên dữ liệu lao động thường xuyên của doanh nghiệp có trên 5 lao động. 14 Initial Report under the Convention on the Rights of Persons with Disabilities (2011) tại địa chỉ disabilitycouncilinternational.org/documents/CRPD-C-KOR-1_en.doc, p.67. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 29 Nghiªn cøu khoa häc Theo số liệu năm 2010, tuy phụ nữ khuyết tật có thời gian làm việc (tháng) lớn hơn nhiều so với nam giới khuyết tật (5,7 giờ) nhưng họ nhận khoảng 48% (chưa bằng một nửa) so với mức lương của nam giới khuyết tật. Điều này một mặt phản ánh sự bất bình đẳng trong hoạt động sử dụng lao động nữ khuyết tật. Mặt khác, thể hiện sự thiếu quan tâm tới đối tượng lao động nữ khuyết tật của nhà tuyển dụng ở Hàn Quốc. Bởi vậy, để cải thiện tình trạng trên, Chính phủ Hàn Quốc cần tăng cường giáo dục, đào tạo nghề cho phụ nữ khuyết tật hơn nữa nhằm giảm các rào cản, giảm khoảng cách chênh lệch trong việc làm đối với họ. + Tỷ lệ có việc làm của người khuyết tật nặng thấp nhất Theo số liệu năm 2003, tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật ở Hàn Quốc là khoảng 30%, cao gấp 5–6 lần tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước15, đặc biệt ở người khuyết tật nặng, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều. Bảng 5: Tỷ lệ việc làm theo mức độ khuyết tật ở Hàn Quốc16 Đơn vị: % Mức độ khuyết tật 2007 2008 2008-2007 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 1 21,48 19,31 -2,17 -10,10 2 26,28 22,97 -3,31 -12,60 3 25,01 22,27 -2,74 -10,96 4 26,96 27,53 0,57 2,11 5 26,79 26,34 -0,45 -1,68 6 27,70 27,95 0,25 0,09 7 26,32 34,38 8,06 30,62 Tổng số 24,61 24,47 -0,14 -0,57 Nguồn: Cơ quan Thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật (KEPAD) (2007-2008) Lưu ý: Mức độ nhỏ chỉ những người có khuyết tật nặng về cơ thể/trí tuệ Nhìn15bảng trên có thể thấy, số người có mức độ khuyết tật nặng (mức 1 và 2)16có tỷ lệ việc làm thấp hơn nhiều so với người có mức độ khuyết tật nhẹ (mức 6 và 7). Tốc độ tăng trưởng việc làm của người khuyết tật nặng cũng thấp hơn nhiều so với người khuyết tật nhẹ. Điều này đòi hỏi, chính phủ Hàn Quốc cần có chương trình tạo việc làm 15 United Nations Department of Pubic Information – DPI /2486- November 2007 tại http://www.un.org/disabilities/ documents/toolaction/employmentfs.pdf 16 Yonghyun Kim, “Work Integration of People withDisa bilities in Korean Social Enterprises”, p.4. 30 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 cho người khuyết tật nặng hiệu quả hơn nữa trong tương lai. 2. Nguyên nhân của sự bất cập 2.1. Về phía nhà nước - Ngân sách và hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật chưa tương xứng Từ năm 2000 đến nay, số người khuyết tật tại Hàn Quốc tăng trung bình mỗi năm khoảng 11% tuy nhiên ngân sách của chính phủ và mức độ hỗ trợ cho việc làm của người khuyết tật chưa theo kịp với tốc độ gia Nghiªn cøu khoa häc tăng17. Theo số liệu của OECD, ngân sách dành cho người khuyết tật của Hàn Quốc (1990, 2000, 2005) không có sự điều chỉnh, luôn cố định ở mức 0,1% GDP, thấp hơn nhiều với mức trung bình 1,2% GDP. Hàn Quốc lọt vào danh sách các quốc gia có ngân sách dành cho người khuyết tật thấp nhất trong số 23 nước thành viên OECD với vị trí thứ hai, chỉ sau Mexico với ngân sách chiếm 0% GDP. Tỷ lệ phân bổ ngân sách cứng nhắc trên gây trở ngại cho hoạt động tạo việc làm cho từng nhóm trong người khuyết tật nói riêng cũng như cho toàn bộ người khuyết tật nói chung. Điều này dẫn đến sự phân chia tỷ lệ việc làm không đồng đều giữa phụ nữ khuyết tật, người khuyết tật nặng và nam giới khuyết tật. - Chương trình tăng cường việc làm cho người khuyết tật chưa phù hợp Cơ hội tiếp cận với việc làm của người khuyết tật tại Hàn Quốc luôn bị hạn chế hơn so với các nhóm yếu thế khác. Tỷ lệ tham gia thị trường lao động của người khuyết tật ở Hàn Quốc là 44,4% (năm 2005), thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tham gia thị trường lao động của nữ giới nước này là 54,5% (2005)18 và 50,2% (năm 2008). Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa thực hiện các chương trình hỗ trợ quy mô rộng lớn để có thể duy trì được việc làm của họ trong thời gian dài. Trong khi đó, chính phủ lại quan tâm nhiều tới các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của 17 Kwon Mee-yoo (2010), “Welfare for Disabled Remains Low” tại http://www.koreatimes.co.kr/www/news/biz/ 2010/04/123_64487.html. 18 Yonghyun Kim (2009), “Can social enterprise stand for persons with disabilities? The case of Korean social enterprises, 2007-2008”, Journal of Asian Public Policy,p.3. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 nữ giới hay doanh nghiệp quy mô nhỏ. Khi triển khai chính sách hành động tích cực nhằm tăng cường việc làm cho các nhóm yếu thế trong xã hội (phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi…), đối tượng hướng đến chủ yếu là lao động nữ. Điều này dẫn tới nhiều khó khăn cho hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật ở Hàn Quốc19. Mặt khác, trong tạo việc làm cho các nhóm người khuyết tật, Chính phủ Hàn Quốc tập trung nhiều người khuyết tật nhẹ hơn là người khuyết tật nặng. Trong một số điều luật, Chính phủ Hàn Quốc có khuyến khích người sử dụng lao động tăng cường tuyển dụng người khuyết tật nặng, phụ nữ khuyết tật, và đưa ra một số ưu đãi cao hơn so với tuyển dụng nam giới khuyết tật. Tuy nhiên, các biện pháp trên chưa đủ mạnh để tăng tỷ lệ có việc làm của hai đối tượng nói trên. Tại Đức và Nhật Bản, mục tiêu của chính sách việc làm cho người khuyết tật chủ yếu hướng tới người khuyết tật nặng, những người thực sự gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm và phụ nữ khuyết tật, những người ở vị trí thấp trong lực lượng lao động. Từ năm 1999, Đức đã thực hiện chiến dịch tạo 5.000 việc làm mới cho người khuyết tật nặng. Nhật Bản cũng đã tăng cường thuê người khuyết tật nặng, chiếm tới 1/3 số người khuyết tật trong các khu vực nhà nước. Trong sửa đổi điều luật EPLDP năm 2000 Hàn Quốc đã không đưa ra yêu cầu bắt buộc phải thuê hai đối tượng trên20. Bởi vậy, trong tương lai, Chính phủ Hàn Quốc cần khuyến khích người sử dụng lao động trong khu vực nhà nước và tư nhân 19 Yonghyun Kim, Work Integration of People with Disabilities in Korean Social Enterprises, p.4. 20 Chon-Kyun Kim (2011), “Comparative Perspectives on Disability Employment Policy”, International Review of Public Administration 2011, Vol.15, No.3, p.33. 31 Nghiªn cøu khoa häc thuê cả người khuyết tật nặng và phụ nữ khuyết tật nhiều hơn. - Hạn ngạch lao động khuyết tật còn điểm thiếu sót Theo số liệu năm 1999, lao động khuyết tật trong khu vực nhà nước chỉ đạt 0,4%, khu vực tư nhân đạt 0,9%. Nếu không đáp ứng đủ hạn ngạch, người sử dụng lao động ở khu vực công không phải trả tiền phạt21. Ngược lại, ở khu vực tư nhân, doanh nghiệp phải trả tiền phạt. Năm 2008, có tới 65 doanh nghiệp lớn (có tối thiểu 300 nhân viên) không hề thuê lao động khuyết tật và trả tiền phạt 750.000 won (tương đương 800 USD) mỗi tháng22. Sự phân biệt giữa khu vực nhà nước và tư nhân nói trên sẽ làm giảm tác dụng đối với các chương trình tạo việc làm cho người khuyết tật. 2.2. Về phía doanh nghiệp Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra hạn ngạch lao động khuyết tật bắt buộc và ưu đãi với từng loại hình doanh nghiệp nhưng vì sao các doanh nghiệp vẫn chưa tích cực thực hiện? Một số doanh nghiệp cho rằng, công việc đưa ra không phù hợp với người khuyết tật. Tuyển dụng đối tượng lao động này, doanh nghiệp phải sẽ phải tốn một khoản chi phí phụ trội để trang bị các tiện nghi, triển khai hoạt động quản lý đặc thù đối với người khuyết tật. Theo Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (2006), chưa tới 1% số doanh nghiệp Hàn Quốc cung cấp các hỗ trợ cho lao động khuyết tật, bao gồm: chỗ ngồi đặc biệt, bàn làm việc với xe lăn, máy in chữ nổi Braille và bàn phím hoặc chuột 21 Dal-yob Lee, “Economic Crises and the Quota System, Asia and Pacific Journal on Disability”, Vol.2, No.1, 5/1999 tại http://www.dinf.ne.jp/doc/english/asia/resourc e/z00ap/004/z00ap00408.html 22 Yonghyun Kim, Work Integration of People with Disabilities in Korean Social Enterprises, p.5. 32 chuyên dụng. Kết quả khảo sát của chính phủ cũng cho thấy, phương tiện làm việc không phù hợp, công việc nhàm chán và môi trường làm việc không thân thiện là những trở ngại lớn đối với lao động khuyết tật tại Hàn Quốc23. Bên cạnh đó, nguy cơ tai nạn tại nơi làm việc của họ cũng luôn thường trực. Kết quả khảo sát do Cơ quan Việc làm Hàn Quốc (2010) với 200 lao động tại các doanh nghiệp cho thấy, có tới 29,2% số người trả lời nói rằng, họ không thuê lao động khuyết tật bởi họ lo lắng về sự an toàn tại nơi làm việc13. Đặc biệt, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn giữ một định kiến cố hữu với người khuyết tật. Theo họ, người khuyết tật là những người không có khả năng làm việc, phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác và người khuyết tật không liên quan tới khái niệm “lao động”. 2.3. Về khía cạnh xã hội Trên thế giới, Hàn Quốc là một quốc gia có dân tộc tương đối đồng nhất. Văn hóa, xã hội của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo. Do vậy, nhìn chung, người Hàn Quốc vẫn lưu giữ nhiều giá trị, phong tục mang tính chất bảo thủ24. Từ xa xưa, người Hàn Quốc tin rằng, người khuyết tật là hậu quả của tội lỗi do tổ tiên họ gây ra, là sự trừng phạt của chúa trời hay là lời nguyền của ma quỷ… Sống cuộc đời với người khuyết tật đồng nghĩa với việc mang nỗi đau cho bản thân và cho cả gia đình. Vì 23 Chon-Kyun Kim (2011), “Comparative Perspectives on Disability Employment Policy”, International Review of Public Administration 2011, Vol.15, No.3, p.34, http:// www.disabilitynewsasia.com/home-mainmenu-1/484-skworst-in-hiring-of-people-with-disabilities-in-southkorea.html. 24 Weol Soon Kim–Rupnow, “An Introduction to Korean Culture for Rehabilitation Service Providers”, đăng tại http://cirrie.buffalo.edu/culture/monographs/korea/ Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc thế, các thành viên gia đình nghĩ rằng, có người khuyết tật sẽ gây bất lợi cho địa vị xã hội của họ, và họ cố gắng che giấu người khuyết tật25. Ở ngoài xã hội, người khuyết tật dễ bị cô lập do cách ăn mặc, hành vi đi chệch khỏi các chuẩn mực chung. Tuy xã hội Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi nhưng thái độ tiêu cực đối với người khuyết tật vẫn chưa được cải thiện nhiều. Theo kết quả khảo sát của một công ty nghiên cứu tư nhân, 83,1% số mẫu (năm 1984) và 82,4% số mẫu (năm 2000) cho biết: họ sẽ hủy bỏ thai nhi còn hơn phải nuôi một đứa trẻ khuyết tật. Điều này cho thấy, người khuyết tật ở Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thành kiến trong xã hội, gặp nhiều khó khăn trong học tập, sinh sống và làm việc. Bên cạnh đó, người khuyết tật còn phải chịu nhiều phân biệt đối xử trong cuộc sống. Từ tháng 4/2008 đến tháng 9/2010, Ủy ban Nhân quyền Hàn Quốc (NHRC) nhận được 2.938 khiếu nại phân biệt đối xử với người khuyết tật, tăng khoảng 4,6 lần so với 630 vụ trong 6 năm trước khi Luật Chống phân biệt đối xử với người khuyết tật (ARPDA) có hiệu lực. Số lượng trung bình các vụ khiếu nại hàng tháng là 87,5, tăng gấp 10 lần so với cùng thời gian trước đó26. 3. Một số nhận xét Những năm gần đây, tạo việc làm cho người khuyết tật là một trọng tâm trong chính sách lao động của Chính phủ Hàn Quốc. Trong đó, hạn ngạch lao động khuyết tật bắt buộc đối với khu vực nhà nước và tư nhân đóng vai trò chính trong việc tăng cường việc làm cho nhóm người này. Qua 25 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12834372. Initial Report under the Convention on the Rights of Persons with Disabilities (2011) tại địa chỉ disabilitycouncilinternational.org/documents/CRPD-CKOR-1_en.doc, p.65. 26 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 một thời gian áp dụng, tỷ lệ lao động trong khu vực bắt buộc thuê lao động khuyết tật luôn tăng dẫn tới tỷ lệ người khuyết tật có việc làm tăng dần qua các năm. Mặt khác, Chính phủ Hàn Quốc cũng tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp tuân thủ điều luật thuê lao động khuyết tật, khuyến khích họ xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn, hỗ trợ thiết bị phù hợp với người khuyết tật. Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định trên đạt kết quả không đồng đều. Số các công ty quy mô nhỏ đạt hạn ngạch lao động khuyết tật cao hơn nhiều so với số các công ty quy mô lớn. Tỷ lệ có việc làm của phụ nữ khuyết tật thấp hơn nhiều so với nam giới khuyết tật, tỷ lệ có việc làm của người khuyết tật nặng thấp nhất trong số nhóm người khuyết tật. Nguyên nhân của những tồn tại xuất phát từ nhiều phía: chính phủ, doanh nghiệp và xã hội. Để khắc phục các vấn đề trên, chính phủ Hàn Quốc cần giữ vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chính sách, đưa ra các chương trình thúc đẩy việc làm phù hợp và hoàn thiện quy định hạn ngạch lao động khuyết tật. Bên cạnh đó, chính phủ cần thực hiện các chương trình hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong vấn đề sử dụng lao động khuyết tật và thay đổi thái độ của xã hội đối với người khuyết tật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chon-Kyun Kim (2011), “Comparative Perspectives on Disability Employment Policy”, International Review of Public Administration 2011, Vol.15, No.3, p.29. 2. Chung Hyun-chae, Nam Hyun-woo, Park Ji-won (2014), “Disabled still face discrimina tion”tại http://koreatimes. co.kr/ www /news/ culture/2014/04/135_156361.html 33 Nghiªn cøu khoa häc 3. Dongug Kang (2012), “Why would companies not employ people with disabilities in Korea?”, Asia Pacific Journal of Social Work and Development, Vol.23, No.3, p.222-229. 4. Dal-yob Lee, “Economic Crises and the Quota System, Asia and Pacific Journal on Disability”, Vol.2, No.1, 5/1999 tại http://www.dinf.ne.jp/doc/english/asia/resource/ z00ap/004/z00ap00408.html 5. James Vaughan-Jones (2013), “The World and Disability : Quotas or No Quotas?” tại http://www.igloballaw.com/the-world-anddisability-quotas-or-no-quotas/ 6. Kim, Jeong-yeon (2011), “Diversity management and the disability employment strategy”, Korea Labour Review, p.12. 7. Korea Employment Agency for the Disabled, News Letter, Issue 103 (April, 2014) tại https://www.kead.or.kr/english/etc/newsletter_vi ew.jsp# 8. Kwon Mee-yoo (2010), “Welfare for Disabled Remains Low” tại http://www. koreatimes.co.kr/www/news/biz/2010/04/123_6 4487.html. 9. Kim SJ, Kang KA (2003), “Meaning of life for adolescents with a physical disability in Korea” tại http://www.ncbi.nlm. nih.gov/ pub med/12834372 10. Seo Ha-na (2011), “Lower disability employment rate in big company” tại http://www.dpikorea.org/english/notice/content. asp?table=dpi_notice_eng&idx=55&page=3&no wblock=0&search=&searchstring=. 11. Sun-Kyoo KIM (2010), “Status of higher education and employment of the Disabled in Korea – Centering on vocational competency development services of Korea”, NTUT Education of Disabilities 2010 Vol.8, p.35. 34 12. Weol Soon Kim–Rupnow, “An Introduction to Korean Culture for Rehabilitation Service Providers”, đăng tại http://cirrie.buffalo.edu/culture/monographs/kor ea/ 13. Yonghyun Kim, “Work Integration of People with Disabilities in Korean Social Enterprises” tại http://www.google.com.vn/url? sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ca d=rja&uact=8&ved=0CCEQFjAA&url=http%3 A%2F%2Fwww.welfareasia.org%2F5thconfere nce%2Fpapers%2FKim%2520Y_disabilities%2 520in%2520social%2520enterprises.pdf&ei=ISa 8U6DPOMq78gXe-oHoBA&usg=AFQjCNEvl 6i0Tqu4kFcz7eg_hXRwAGn2gA&bvm=bv.701 38588,d.dGc. 14. Yonghyun Kim (2009), “Can social enterprise stand for persons with disabilities? The case of Korean social enterprises, 20072008”, Journal of Asian Public Policy,p.3. 15. Initial Report under the Convention on the Rights of Persons with Disabilities (2011) tại địa chỉ disabilitycouncilinternational.org/do cuments/CRPD-C-KOR-1_en.doc, p.65. 16. United Nations Department of Pubic Information – DPI/2486- November 2007 tại http://www.un.org/disabilities/documents/toolac tion/employmentfs.pdf. 17. 2013 Employment and Labour Policy in Korea. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 [...]... Agency for the Disabled, News Letter, Issue 103 (April, 2014) tại https://www.kead.or.kr/english/etc/newsletter_vi ew.jsp# 8 Kwon Mee-yoo (2010), “Welfare for Disabled Remains Low” tại http://www koreatimes.co.kr/www/news/biz/2010/04/123_6 4487.html 9 Kim SJ, Kang KA (2003), “Meaning of life for adolescents with a physical disability in Korea” tại http://www.ncbi.nlm nih.gov/ pub med/12834372 10 Seo Ha-na... p.222-229 4 Dal-yob Lee, “Economic Crises and the Quota System, Asia and Pacific Journal on Disability”, Vol.2, No.1, 5/1999 tại http://www.dinf.ne.jp/doc/english/asia/resource/ z00ap/004/z00ap00408.html 5 James Vaughan-Jones (2013), “The World and Disability : Quotas or No Quotas?” tại http://www.igloballaw.com/the-world-anddisability-quotas-or-no-quotas/ 6 Kim, Jeong-yeon (2011), “Diversity management... Disabilities 2010 Vol.8, p.35 34 12 Weol Soon Kim–Rupnow, “An Introduction to Korean Culture for Rehabilitation Service Providers”, đăng tại http://cirrie.buffalo.edu/culture/monographs/kor ea/ 13 Yonghyun Kim, “Work Integration of People with Disabilities in Korean Social Enterprises” tại http://www.google.com.vn/url? sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ca d=rja&uact=8&ved=0CCEQFjAA&url=http%3 A%2F%2Fwww.welfareasia.org%2F5thconfere... Journal of Asian Public Policy,p.3 15 Initial Report under the Convention on the Rights of Persons with Disabilities (2011) tại địa chỉ disabilitycouncilinternational.org/do cuments/CRPD-C-KOR-1_en.doc, p.65 16 United Nations Department of Pubic Information – DPI/2486- November 2007 tại http://www.un.org/disabilities/documents/toolac tion/employmentfs.pdf 17 2013 Employment and Labour Policy in Korea Nghiªn... KA (2003), “Meaning of life for adolescents with a physical disability in Korea” tại http://www.ncbi.nlm nih.gov/ pub med/12834372 10 Seo Ha-na (2011), “Lower disability employment rate in big company” tại http://www.dpikorea.org/english/notice/content asp?table=dpi_notice_eng&idx=55&page=3&no wblock=0&search=&searchstring= 11 Sun-Kyoo KIM (2010), “Status of higher education and employment of the Disabled

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan