phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận cái răng

62 553 0
phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận cái răng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG 23 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG 23 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK QUẬN... AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG – THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng. .. phòng rủi ro Ngân hàng tăng làm cho lợi nhuận giảm 22 CHƯƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------- Phan Hoàng Phúc PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ, 08/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------- Phan Hoàng Phúc MSSV: C1200190 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Nguyễn Thị Kim Phượng Cần Thơ, 08/2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên ngành cùng với những kinh nghiệm thực tiễn quý báu làm hành trang để em vững tin bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Phượng, cô đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa những sai sót trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh, chị trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Cái Răng đã chỉ bảo và hỗ trợ cho em trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng. Do thời gia thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn Sau cùng, em xin chúc thầy cô trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại các phòng ban của NHNo&PTNT Chi nhánh Quận Cái Răng được dồi dào sức khỏe đạt nhiều thắng lợi mới trong công tác và Ngân hàng ngày càng phát triển. Em xin chân thành cảm ơn. Cần thơ, ngày Tháng Năm 2014 Sinh viên thực hiện Phan Hoàng Phúc i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Phan Hoàng Phúc ii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................1 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................................2 1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................2 1.3.2 Phạm vi thời gian .....................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................3 2.1.1 Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại ................................3 2.1.2 Các hình thức huy động vốn ....................................................................3 2.1.3 Những rủi ro thường gặp trong hoạt động huy động vốn ..........................6 2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá huy động vốn ....................................................7 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................9 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................9 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................9 Chương 3: KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ............................................................................... 11 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG ............................................................................ 11 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG .................................................... 12 3.2.1 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Quận Cái Răng .................. 12 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban............................................ 12 3.2.3 Nội dung hoạt động của ngân hàng ........................................................ 14 3.2.4 Các sản phẩm cung ứng cho khách hàng ................................................ 15 iii 3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG .......................................................................................................... 15 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG ..... 23 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG .................................................................................................. 23 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG .................................................................................................. 27 4.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn bằng tiền gửi theo nguồn ................. 27 4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn bằng tiền gửi theo kỳ hạn ................ 33 4.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn theo hình thức gửi tiền .................... 36 4.2.4 Phân tích tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi ............................. 41 4.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG .................................................................................................. 42 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG ............. 48 5.1 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG ............................................. 48 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG ................................................................. 48 5.2.1 Đa dạng hóa phương thức huy động vốn .............................................. 48 5.2.2 Tăng cường công tác tiếp thị, khuyến mãi đối với khách hàng ............. 49 5.2.3 Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng ............... 49 5.2.4 Đẩy mạnh quá trình huy động vốn ....................................................... 49 5.2.5 Nâng cao công nghệ ngân hàng ........................................................... 50 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 51 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 51 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 51 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước .............................................................. 51 6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở ................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53 iv DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................................16 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng năm 2014 ........................................................ 20 Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cái Răng giai đoạn 2011 - 2013 .............. 23 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn Agribank Quận Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................... 26 Bảng 4.3 Huy động vốn bằng tiền gửi theo nguồn giai đoạn 2011 – 2013.......28 Bảng 4.4 Huy động vốn bằng tiền gửi theo nguồn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 ......................................................................... 31 Bảng 4.5 Huy động vốn bằng tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2011 – 2013 .......33 Bảng 4.6 Huy động vốn bằng tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – tháng đầu năm 2014 ....................................................................................................35 Bảng 4.7 Huy động vốn bằng tiền gửi theo hình thức gửi tiền giai đoạn 2011 – 2013........... 37 Bảng 4.8 Huy động vốn bằng tiền gửi theo hình thức gửi tiền giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................................39 Bảng 4.9 Huy động bằng tiền gửi theo loại tiền gửi giai đoạn 2011 – 2013 ....41 Bảng 4.10: Huy động vốn bằng tiền gửi theo loại tiền gửi giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................42 Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank Quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013 ....................................43 Bảng 4.12 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Agribank Quận Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................................................... 45 v DANH SÁCH HÌNH Trang Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 ...... 13 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN: Ngân hàng Nhà nước TD: tín dụng GTCG: Giấy tờ có giá NHTM: Ngân hàng thương mại vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng là một trung gian tài chính, là kênh dẫn vốn quan trọng của toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời là đoàn bẩy để thúc đẩy các chủ thể kinh tế hình thành tri thức kinh doanh trong điều kiện mới. Một nền kinh tế muốn phát triển được thì cần phải có sự vận động hợp lý của dòng tiền, chính vì vậy sự phát triển của mọi nền kinh tế luôn gắn liền với với sự phát triển của ngành ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) đã góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế nói chung cũng như các hộ nông dân sản xuất kinh doanh nói riêng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng là một trong những chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, cũng đã góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Nhưng để thực hiện tốt được hoạt động tín dụng thì NHNo&PTNT Quận Cái Răng cần phải có nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động là một trong những nguồn vốn lớn của Ngân hàng giúp Ngân hàng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế và cũng có thể nói Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn huy động. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động mà hơn hết là trong hoạt động Ngân hàng. Vì vậy việc huy động vốn là một hoạt động đầy khó khăn, muốn huy động được vốn Ngân hàng cần phải hội đủ các điều kiện như: cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, địa điểm đặt ngân hàng thận tiện, lãi suất huy động phải phù hợp, chất lượng phục vụ tốt, thương hiệu được khách hàng tín nhiệm …, trong khi đó NHNo&PTNT có vị trí không thuận lợi lại nằm gần trung tâm Thành phố Cần Thơ, nơi có hơn 30 Ngân hàng đang hoạt động và tại địa bàn Quận Cái Răng có hơn 10 Ngân hàng thì việc cạnh tranh là rất quyết liệt, vì thế việc huy động vốn lại càng cực kỳ khó khăn. Để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh hiện nay, thì NHNo&PTNT Quận Cái Răng cần chủ động trong việc tạo lập nguồn vốn, đa dạng các sản phẩm huy động vốn của mình. Nhận thấy được tầm quan trọng việc huy động vốn của Ngân hàng trong thời điểm hiện nay là cần thiết, nên để hiểu rỏ hơn về công tác huy động vốn của Ngân hàng cũng như những nguyên nhân tác động đến công tác huy động vốn, em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung 1 Trên cơ sở phân tích tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn tại Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014. - Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng - Đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Quận Cái Răng - Thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Phạm vi thời gian Số liệu phân tích từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 Thời gian thực hiện đề tài từ 11/08/2014 đến 17/11/2014 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm nguồn vốn Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Tài sản nợ bao gồm các thành phần chủ yếu sau: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tiền vay từ NHNN, tiền vay tại các NHTM, vốn huy động, vốn điều lệ, các quỹ của Ngân hàng. (Thái Văn Đại, 2012, trang 135) 2.1.1.2 Khái niệm vốn huy động Vốn huy động: là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động. NHTM bằng nhiều hình thức (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu) có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn này là ngân hàng chỉ được quyền sử dụng nó trong một thời gian nhất định, còn quyền sở hữu khoản tiền này là thuộc về người ký thác. Do đó, khi sử dụng thì ngân hàng phải dự trữ lại một tỷ lệ nhất định để đảm bảo chi trả cho yêu cầu rút tiền của khách hàng. (Thái Văn Đại, 2012, trang 136) 2.1.2 Các hình thức huy động vốn 2.1.2.1 Huy động vốn tiền gửi  Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch) + Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các khoản thanh toán trong tiêu dùng của cá nhân đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền. Đối với ngân hàng, loại tiền gửi này thường có sự dao động lớn vì người gửi tiền có thể gửi tiền và rút ra bất cứ lúc nào, do đó Ngân hàng chỉ có thể sử dụng tỷ lệ nhất định để cho vay nên Ngân hàng thường áp dụng lãi suất thấp cho loại tiền gửi này. + Tiền gửi theo kỳ hạn là loại tiền mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa ngân hàng và khách hàng. Theo nguyên tắc, đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền chỉ được rút ra khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực cạnh tranh mà ngân hàng cho phép khách hàng rút trước kỳ hạn. Trong trường hợp này, người gửi không 3 được hưởng lãi như tiền gửi có kỳ hạn mà sẽ được áp dụng với lãi suất không kỳ hạn nếu rút ra truớc khi đáo hạn. Khác với tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ là tiền gửi tạm thời chưa sử dụng hoặc tiền để dành của cá nhân, vì mục đích gửi tiền vào Ngân hàng là nhằm mục đích kiếm lợi tức. Đối với ngân hàng, tiền gửi định kỳ là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, do đó lãi suất mà Ngân hàng áp dụng cho loại tiền gửi này cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Mặt khác để khuyến khích khách hàng gửi tiền theo định kỳ dài hạn, thông thường Ngân hàng áp dụng lãi suất cao đối với các khoản tiền gửi dài hạn (vì tiền gửi định kỳ giúp ngân hàng có thể sử dụng vốn đó để kinh doanh qua việc cho vay trung, dài hạn, mua sắm các thiết bị cũng như đầu tư vào một số lĩnh vực….) (Thái Văn Đại, 2012, trang 6)  Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác định trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật và bảo hiểm tiền gửi. + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi không có thời hạn đáo hạn mà người gửi muốn rút ra phải thông báo cho Ngân hàng biết trước một thời gian. Tuy nhiên, ngày nay các Ngân hàng cho phép khách hàng rút ra không cần báo trước. Tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế và Chính phủ. Nhưng do nhu cầu chi tiêu không xác định được trước nên khách hàng chỉ gửi tiền không kỳ hạn nghĩa là có thể rút ra bất cứ lúc nào. Do đó Ngân hàng không chủ động được nguồn vốn nên loại tiền gửi này có mức lãi suất thấp. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Người ký thác tiền này ở Ngân hàng để sử dụng vào mục đích nhất định như mua sắm nhà cửa, trang trải chi phí học tập cho con cái... Ngân hàng thường cấp thêm tín dụng để bù đắp thêm phần thiếu hụt khi sử dụng vào mục đích của người gửi tiền tiết kiệm. Về nguyên tắc, khách hàng chỉ được rút tiền khi đáo hạn. Nếu rút vốn trước hạn thì phải được chấp nhận của lãnh đạo ngân hàng và hưởng lãi suất không kỳ hạn. Về hình thức, theo truyền thống, người gửi tiền được cấp một sổ gọi là sổ tiết kiệm, trên sổ này ghi rõ tất cả các khoản tiền gửi vào rút ra và lãi suất. Mỗi lần gửi tiền hoặc rút tiền, khách hàng phải xuất trình sổ tiết kiệm cho ngân hàng để ngân hàng ghi bút toán. Ngày nay, nhiều ngân hàng đã bỏ sổ tiết kiệm, thay vào đó cung cấp cho khách hàng bảng kê lúc gửi tiền đầu tiên và theo định kỳ hàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh. Việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng không những đem lại cho ngân hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài 4 chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó. Vốn tiền mà ngân hàng huy động được trên các khoản tiền gửi của khách hàng còn là cơ sở cho các tổ chức thanh tra, kiểm toán thực hiện được nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác phát hiện kịp thời tham ô, trốn thuế, lừa đảo của các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng, xử lý kịp thời những kẻ vi phạm pháp luật. (Thái Văn Đại, 2012, trang 7)  Vốn huy động bằng các chứng từ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các tổ chức tín dụng và người mua. + Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác. +Giấy tờ có giá dày hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. (Thái Văn Đại, 2012, trang 7)  Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với ngân hàng Nhà nước. + Vay từ các tổ chức tín dụng khác Trong quá trình kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn, và ngược lại cũng phát sinh tình trạng tạm thời thiếu vốn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không tránh khỏi tình trạng đó. Đối với ngân hàng, cũng có lúc ngân hàng tập trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó vẫn phải trả lãi tiền gửi. Tương tự có thời điểm cho vay vốn lớn, nhưng khả năng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được không đáp ứng đủ. Vì vậy trong trường hợp đó ngân hàng có thể tiếp tục gửi vốn tam thời chưa sử dụng vào ngân hàng khác để lấy lãi, hoặc đi vay các ngân hàng khác. + Vay từ Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương (NHTW) đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Vì vậy, khi có nhu cầu, các NHTM sẽ được NHTW cho vay vốn. Việc cho vay vốn của NHTW đối với NHTM thông qua hình thức tái cấp vốn. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của Ngân hàng nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các NHTM. Ngoài ra, NHTW còn thực hiện cho vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các 5 NHTM. Trong trường hợp đặc biệt, khi được Chính phủ chấp thuận, NHTW còn cho vay đối với các tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng thanh toán. Khoản vay này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng. (Thái Văn Đại, 2012, trang 9)  Những nguyên tắc trong việc quản lý tiền gửi của Khách hàng Các nguyên tắc trong quản lý tiền gửi khách hàng ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, tạo niềm tin cho khách hàng và góp phần tạo sự hoạt động kinh doanh ổn định. Các nguyên tắc đó như sau: Ngân hàng phải đảm bảo thanh toán kịp thời cho khách hàng. Để thực hiện được nguyên tắc này, Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm tiền gửi nhất định để cho vay, số còn lại làm quỹ dự trữ bảo đảm thanh toán cho khách hàng. Quỹ bảo đảm thanh toán bao gồm: + Tiền mặt tại quỹ + Ngân phiếu thanh toán + Tín phiếu kho bạc. + Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. + Tiền gửi dự trữ tối thiểu bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng phải đảm bảo tương ứng về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có ý nghĩa tương đối. Ngân hàng chỉ được thực hiện các khoản giao dịch trên tài khoản của khách hàng khi có lệnh của chủ tài khoản hoặc có sự uỷ nhiệm của chủ tài khoản. Ngoại trừ trường hợp khách hàng vi phạm luật chi trả theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện các nghiệp vụ thanh toán thì khi đó ngân hàng mới có quyền tự động trích tài khoản thanh toán có liên quan. Ngân hàng phải đảm bảo an toàn và bí mật cho chủ tài khoản. Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán của khách hàng, các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng quy định. Ngân hàng phải kiểm tra con dấu và chữ ký của khách hàng, nếu không phù hợp thì ngân hàng có thể từ chối thanh toán. Khi có các nghiệp vụ có liên quan đến tài khoản của khách hàng thì ngân hàng phải kịp thời gửi giấy báo cho khách hàng. Cuối tháng, ngân hàng phải gửi bản sao tài khoản hoặc giấy báo số dư cho khách hàng. 2.1.3 Những rủi ro thường gặp trong hoạt động huy động vốn Mỗi nguồn vốn có chi phí khác nhau và khả năng thanh toán khác nhau chính vì vậy mỗi nguồn vốn cũng có những rủi ro khác nhau. Nên khi lựa chọn nguồn vốn không chỉ dựa vào chi phí nguồn vốn mà còn dựa vào rủi ro của nguồn vốn đó. Có những loại nguồn vốn có chi phí thấp có thể tạo rủi ro thanh khoản cao cho ngân hàng và ngược lại. 6  Những loại rủi ro thường gặp trong hoạt động huy động vốn bao gồm: + Rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất tác động trực tiếp đến huy động vốn. Rủi ro lãi suất của ngân hàng có liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập tài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất. Vì lãi suất là công cụ đắc lực của ngân hàng trong huy động vốn, khách hàng sẽ quay lưng với ngân hàng và đầu tư vào các kênh đầu tư khác để được hưởng mữa lãi suất cao hơn. Rủi ro lãi suất hình thành có thể do lạm phát hoặc khủng hoảng kinh tế xảy ra. (Thái Văn Đại - Nguyễn Thanh Nguyệt, 2007, trang 28) + Rủi ro thanh khoản: Ngân hàng có mức thanh khoản thấp đồng nghĩa khả năng thanh toán các khoản lãi và nợ khi đến hạn của khách hàng kém. Điều này sẽ không khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2007, trang 39) + Rủi ro vốn chủ sở hữu: một ngân hàng có tỷ số vốn huy động trên vốn chủ sở hữu nhỏ sẽ ít rủi ro hơn ngân hàng có tỷ số lớn. Nói cách khác, vốn chủ sở hữu cũng là nguồn vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. (Thái Văn Đại - Nguyễn Thanh Nguyệt, 2007, trang 39) 2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá huy động vốn  Tỷ trọng các loại tiền gửi Số dư từng loại tiền gửi Tỷ trọng các loại tiền gửi X 100% = Tổng vốn huy động Chỉ số này xác định cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Vì mỗi loại tiền gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản,...nên việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân hàng.  Vốn điều chuyển / Tổng nguồn vốn Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển/tổng NV x 100% = Tổng nguồn vốn Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà chi nhánh điều chuyển từ hội sở hay các chi nhánh khác trong cùng hệ thống khi nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.  Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Vốn huy động Vốn huy động/tổng NV = Tổng nguồn vốn 7 x 100% Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với NHTM chỉ số này càng cao cho thấy hoạt động của ngân hàng càng hiệu quả.  Chi phí vốn huy động / Tổng vốn huy động Chi phí vốn huy động x 100% Chi phí vốn HĐ/tổng vốn HĐ = Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng vốn huy động ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chi phí vốn huy động gồm có hai loại: chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi. - Chi phí trả lãi chủ yếu dựa trên lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng công bố cho khách hàng. Chi phí này phụ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền gửi, mục đích gửi tiền của khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. - Chi phí phi trả lãi như: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buột, dự trữ thanh toán.  Dư nợ/vốn huy động Dư nợ Dư nợ/vốn huy động = x 100% Vốn huy động Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.  Chi phí vốn huy động/ Tổng chi phí Chi phí vốn huy động x 100% = Chi phí VHĐ/tổng chi phí Tổng chi phí Đánh giá chi phí mà ngân hàng bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí của Ngân hàng.  Chi phí lãi/Thu nhập lãi Chi phí lãi Chi phí lãi/Thu nhập lãi x 100% = 8 Thu nhập lãi Chỉ tiêu này phản ánh khi bỏ ra 1 đồng chi phí huy động vốn thì thu về được bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động cho vay.  Lãi suất cho vay ( Lãi suất đầu ra) Lãi suất huy động (Lãi suất đầu vào) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu được thu thập từ:  Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014.  Bảng cân đối tài khoản của Ngân hàng từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014.  Các tài liệu, báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu  Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài bao gồm:  Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu: tổng hợp, mô tả số liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo để phân tích sự biến động giai đoạn năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 của tình hình huy động vốn. Kết hợp phương pháp so sánh để có cái nhìn cụ thể về tình hình biến động của các chỉ số này đồng thời tính tỷ trọng của các loại chỉ tiêu đó của ngân hàng qua các năm.  Đối với mục tiêu 2: Tương tự như các mục tiêu trên, mục tiêu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp các thông tin, tính toán các hệ số để đánh giá được tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, kết hợp phương pháp so sánh để thấy được sự biến động của các hệ số đo lường tình hình huy động vốn.  Đối với mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích được ở các mục tiêu trên đồng thời căn cứ vào thực tế, từ đó tiềm ra những mặt tích cực và tiêu cực để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn cho Ngân hàng. * Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản chúng tạo ra nền tảng của mọi sự phân tích định lượng về số liệu, để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn. Trong bài sử dụng:  Biểu diễn số liệu thu thập được thành các bảng số liệu tóm tắt.  Biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị để mô tả dữ liệu và so sánh dữ liệu giữa các năm, giữa các ngân hàng với nhau 9 * Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.  Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Y = Y1 – Y0 Trong đó: Y: Chỉ tiêu năm trước Y1: Chỉ tiêu năm sau Y0: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.  Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. %Y= Y Y0 * 100 Trong đó: Y: Chỉ tiêu năm trước Y1: Chỉ tiêu năm sau Y0: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế %Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 10 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG – THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG Trụ sở chính của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng đặt tại số 106/4 đường Võ Tánh, phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ. - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Cái Răng là một trong tám Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Cần Thơ, được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) trên cơ sở nhận bàn giao từ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam huyện Châu Thành (tên gọi trước kia của Quận Cái Răng). Tên gọi đầu tiên khi thành lập là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành. - Đến ngày 14/11/1990 theo Quyết định số 400/CP của Chính phủ Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Châu thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành. - Đến ngày 25/11/1996 Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành chính thức đổi tên thành NHNo&PTNT huyện Châu Thành. - Sau khi Cần Thơ được công nhận là thành phố loại II trực thuộc Trung ương. Do yêu cầu phát triển chung của Thành phố Cần Thơ địa giới huyện Châu Thành được chia tách ra thành Quận Cái Răng (Thành phố Cần Thơ) và huyện Châu Thành (Tỉnh Hậu giang). Chính vì vậy, ngày 25/03/2004 NHNo&PTNT huyện Châu Thành được tiếp tục đổi tên thành NHNo&PTNT Quận Cái Răng. Từ khi đi vào hoạt động Ngân hàng luôn quán triệt tư tưởng, định hướng, mục tiêu của ngành như: mở rộng đầu tư tín dụng phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo quản lý - kiểm soát được nợ vay, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu AGRIBANK. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cho đến nay đã đạt được những thành quả nhất định. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG 3.2.1 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Quận Cái Răng. Cơ cấu tổ chức cho thấy sự phân cấp quản lý trong Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng được bố trí một cách khoa học và hợp lý, vừa phù hợp với quy mô của đơn vị, vừa đáp ứng được nhu cầu công việc, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. 11 Để hểu rỏ hơn về quan hệ trong công việc tại đơn vị, cơ cấu tổ chức đơn vị được trình bài theo sơ đồ 3.1: Giám đốc BP. Kiểm soát Phó Giám đốc P. Kế toán BP. Kho quỹ BP. Kế toán BP. Tổ chức hành chính P. Kinh doanh BP. Kinh doanh BP. Kế hoạch Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Quận Cái Răng. 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.2.1 Ban Giám đốc Gồm một Giám đốc và một Phó Giám đốc phụ trách chung. - Giám đốc Là người điều hành và quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng, là người quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay. Là người đại diện cho Ngân hàng trong việc quan hệ với cấp trên. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tinh phản hồi từ các phòng ban. 12 Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, nâng lương hoặc trừ lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình. - Phó Giám đốc Là người hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà Giám đốc giao phó, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng (nếu có sự ủy quyền của Giám đốc). 3.2.2.2 Phòng kinh doanh Gồm 1 trưởng phòng và 8 cán bộ tín dụng  Chức năng Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh: nhận đơn xin vay thẩm định duyệt cho vay để trình lên Ban Giám đốc, thực hiện công tác giải ngân hồ sơ vay, thu lãi và nợ gốc khi đến hạn, chịu trách nhiệm trong việc quản lý vốn cho vay và giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đề xuất các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hộp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.  Trưởng phòng Chịu trách nhiệm về các công việc: Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn và khách hàng, kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam. Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ cho vay đã quyết định. Đưa ra các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh trên cơ sở tổng hợp các ý kiến, đề xuất của các nhân viên…  Cán bộ tín dụng Có nhiệm vụ tiếp đơn xin vay của khách hàng, xem xét, thẩm định, giải ngân hồ sơ vay, thu lãi vay, thu nợ, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không, có quyền đề nghị thu hồi vốn nếu xét thấy khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, thu hồi nợ quá hạn. Đề xuất các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho cấp trên dựa trên tình hình kinh tế cụ thể của từng địa bàn phụ trách. 3.2.2.3 Phòng Kế toán  Gồm một trưởng phòng và các kế toán viên.  Bộ phận kế toán 13  Trực tiếp hoạch toán và kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ, theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh.  Thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm.  Có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong kho hàng, trong thu chi phát sinh.  Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn.  Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng.  Nhận tiền chuyển đi theo nhu cầu của khách hàng.  Bộ phận kho quỹ Bộ phận kho quỹ có trách nhiệm với bộ phận kế toán điều chỉnh số liệu (nếu có sai sót) đồng thời giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng vay những món lớn theo quy định của Ngân hàng, tổ chức quản lý tài sản của đơn vị. 3.2.2.4 Bộ phận tổ chức hành chính Bộ phận này không có chức năng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự và các công việc khác như: cung cấp phương tiện, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, văn thư, giữ gìn an ninh trật tự cho Ngân hàng. 3.2.2.5 Bộ phận kiểm soát Kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước, và điều lệ hoạt động của Ngân hàng để kinh doanh và tài chính đảm bảo an toàn. 3.2.3 Nội dung hoạt động của Ngân hàng Chính sách NHNo&PTNT Quận Cái Răng hoạt động chủ yếu với những hình thức sau:  Huy động vốn: thực hiện huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân với nhiều hình thức như: nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các đơn vị, các tổ chức kinh tế và mọi thành phần dân cư, ngoài ra còn nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn hoặc phát hành kỳ phiếu,…  Hoạt động kinh doanh: cho vay ngắn hạn, trung hạn với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ,…  Thực hiện làm môi giới để hưởng hoa hồng.  Thực hiện các dịch vụ ủy thác về tín dụng, mua bán, kinh doanh ngoại tệ, bão lãnh thực hiện hợp đồng,… 3.2.4 Các sản phẩm cung ứng cho khách hàng Thực hiện nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng: 14  Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ phiếu bằng nội tệ, ngoại tệ, bằng nhiều hình thức với lãi suất phù hợp.  Đầu tư tín dụng, bảo lãnh, cho thuê tài chính, nhận ủy thác đầu tư, tài trợ xuất khẩu với thủ tục đơn giản.  Chuyển tiền điện tử trong và ngoài nước đảm bảo an toàn, nhanh chóng với mức phí hợp lý. 3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG. Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nó cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Vì vậy, để gia tăng lợi nhuận Ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay đầu tư, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Để hiểu rỏ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quận Cái Răng trong 3 năm qua (năm 2011, năm 2012, năm 2013), chúng ta sẽ phân tích thông qua các số liệu phát sinh cụ thể như sau: 15 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012/2011 Năm 2011 Năm 2012 2013/2012 Năm 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Tổng thu nhập 64.577 69.652 58.565 5.075 7,86 (11.087) (15,92) 1. Thu từ hoạt động TD 59.997 64.748 56.033 4.751 7,92 (8.715) (13,46) 722 1.145 1.576 423 58,59 431 37,64 3.858 3.759 956 (99) (2,57) (2.803) (74,57) II. Tổng chi phí 55.617 62.050 47.871 6.433 11,57 (14.180) (22,85) 1. Chi phí hoạt động TD 43.418 44.360 37.704 942 2,17 (6.656) (15,00) 1.106 546 600 (560) (50,63) 54 9,89 11.093 17.144 9.567 6.051 54,55 (7.577) (44,20) 8.960 7.602 10.694 (1.358) (15,16) 3.092 40,67 2. Thu từ hoạt động dịch vụ 3. Thu nhập khác 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 3. Chi phí khác III. Lợi nhuận trước thuế (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng) 16 Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn phải đối mặt với những khó khăn trước tiên là áp lực cạnh tranh khi hội nhập, mặt khác do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế trong nước có nhiều biến động, những điều này cũng đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của Ngân hàng.  Thu nhập Thu nhập là tất cả các nguồn thu của Ngân hàng chưa trừ đi chi phí, Ngân hàng có thu nhập cao thì mới có lợi nhuận cao. Phân tích các khoản mục thu nhập giúp Ngân hàng xác định cơ cấu thu nhập, từ đó có những điều chỉnh kịp thời làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy thu nhập của Ngân hàng có chiều hướng tăng giảm không ổn định trong giai đoạn năm 2011 - 2013. Thu nhập của Ngân hàng biến động là do thu nhập từ hoạt động tín dụng, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập khác của Ngân hàng tăng giảm không ổn định.  Thu từ hoạt động tín dụng Thu nhập từ hoạt động tín dụng là khoản thu nhập chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng trung bình khoản 90% tổng thu nhập và tăng lên vào năm 2012 so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 với những chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước theo hướng tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn nên nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn Quận Cái Răng tăng lên làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng so với năm 2011, dẫn đến thu nhập tăng. Ngoài ra thu lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong năm này cũng tăng vì vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng. Đến năm 2013 trước những khó khăn chung của nền kinh tế nước ta đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn Quận Cái Răng, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong năm 2013 cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết nắng hạn kéo dày, tình trạng mất mùa do dịch bệnh, thiên tai, mất giá… làm cho kết quả hoạt động sản xuất không khả quan, khách hàng không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, không có khả năng trả nợ khi đến hạn nên doanh số thu nợ trong năm này giảm so với năm 2012. Trước những khó khăn đó một số người dân trên địa bàn không giám vay vốn để đầu tư do đó doanh số cho vay năm 2013 cũng giảm đi nên thu nhập từ hoạt động tín dụng trong năm này giảm.  Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng thu nhập của Ngân hàng nhưng nó có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của người dân trên địa bàn Quận tăng vì vậy việc thanh toán nhiều hơn, bênh cạnh đó ngân hàng cũng đã triển khai nhiều dịch vụ mới nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng tăng lên. Ngoài ra các khoản thu phí như: phí dịch vụ thẻ ATM, phí thường niên thẻ tín dụng, phí dịch vụ kiều hối, WU v.v. cũng có xu hướng tăng nên thu nhập này tăng. 17  Thu nhập khác Thu nhập khác là những khoản thu nhập như: thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu hòa nhập quỹ dự phòng rủi ro, thu nợ đã xử lý rủi ro, thu nhập bất thường, thu nhập khác. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thu nhập khác của Ngân hàng có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2011 – 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2012 các khoản thu nợ đã xử lý rủi ro giảm, các khoản thu bất thường cũng giảm so với năm 2011, nhưng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng nhưng tỷ trọng của nó chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng thu nhập khác nên không ảnh hưởng nhiều đến sự sụt giảm của thu nhập khác. Đến năm 2013 nhìn chung các khoản thu nhập trong thu nhập khác của Ngân hàng có chiều hướng giảm nên thu nhập khác giảm so với năm 2012.  Chi phí Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Các khoản chi phí của Ngân hàng bao gồm: chi phí hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ và các khoản chi phí khác. Thông qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí của Ngân hàng có chiều hướng tăng giảm không ổn định qua các năm.  Chi phí hoạt động tín dụng Chi phí hoạt động tín dụng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi phí của Ngân hàng và có chiều hướng tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 chi phí này tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân nên Ngân hàng tăng nguồn vốn huy động bằng tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Vì vậy việc trả lãi tiền gửi cũng như việc trả lãi phát hành giấy tờ có giá tăng lên nên chi phí hoạt động tín dụng tăng. Đến năm 2013 chi phí này giảm so với năm 2012. Tuy nguồn vốn huy động có tăng trong giai đoạn này nhưng do lãi suất huy động giảm nên chi phí hoạt động tín dụng giảm.  Chi phí hoạt động dịch vụ Chi phí hoạt động dịch vụ bao gồm: dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện mạng viễn thông, chi về ngân quỹ, chi hoa hồng môi giới,… Qua bảng số liệu ta thấy chi phí hoạt động dịch vụ của ngân hàng có chiều hướng tăng giảm không ổn định, cụ thể năm 2012 chi phí này giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 việc tiềm kiếm cũng như giao dịch với khách hàng được Ngân hàng chuyển khai một cách triệt để nên khoản chi phí hoa hồng môi giới trong giai đoạn này giảm. Ngoài ra chi phí về ngân quỷ và dịch vụ thanh toán giảm nên chi phí hoạt động dịch vụ giảm. Đến năm 2013 thì chi phí này tăng trở lại so với năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã cung ứng nhiều sản phảm dịch vụ mới nên khách hàng chưa thích ứng được với các sản 18 phẩm của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng cần phải tốn một khoản chi phí tiềm kiếm khách hàng nên chi phí hoa hồng môi giới trong gai đoạn này tăng lên.  Chi phí khác Chi phí khác của ngân hàng bao gồm chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và cộng cụ, chi về tài sản, chi dự phòng bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi khách hàng,…. Qua bảng số liệu ta thấy chi phí khác của Ngân hàng trong năm 2012 tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này Chi nhánh phải chi các khoản ngoài giờ, chi lương, chi thưởng v.v. cho cán bộ công nhân viên nên chi phí cho nhân viên tăng, ngoài ra chi phí cho hoạt động quản lý và công cụ, chi dự phòng bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng tăng…. Nên chi phí khác trong năm này tăng lên. Đến năm 2013 thì chi phí khác của Ngân hàng có xu hướng giảm so với năm 2012. Là do các khoản chi phí như: chi phí hoạt động quản lý và công cụ giảm, chi dự phòng bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi giảm nên chi phí này giảm.  Lợi nhuận Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại của Ngân hàng sau khi trừ các khoản chi phí. Lợi nhuận cũng là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua phân tích về thu nhập, chi phí, ta thấy hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quận Cái Răng qua các năm đều có lợi nhuận nhưng tăng giảm không ổn định. Năm 2012 lợi nhuận Ngân hàng giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 tín dụng tăng thấp, lãi suất cho vay giảm, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng cao do mức nợ xấu cao hơn những năm trước bởi sự thất bại của các doanh nghiệp là những nguyên nhân chính khiến cho lợi nhận của Agribank Cái Răng không mấy khả quan. Đến năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng tăng so với năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí giảm nhiều hơn so với thu nhập nên lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên. Nhìn chung thì kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm vừa qua có nhiều biến động, Ngân hàng vẫn đối mặt nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả của lãnh đạo Ngân hàng và tinh thần làm việc nhiệt tình, năng lực làm việc hiệu quả của tập thể cán bộ nhân viên đã giúp Ngân hàng vượt qua nhiều khó khăn để đem về lợi nhuận vào cuối năm. Nhưng Ngân hàng cần có những biện pháp nhằm phát huy tốt hơn nửa những tỷ trọng của thu nhập tín dụng cũng như thu nhập phi tín dụng để mạng lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng trong những năm tới. 19 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2013/2012 2012 2013 2014/2013 2014 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Tổng thu nhập 42.266 29.683 34.805 (12.583) (29,77) 5.122 17,26 1. Thu từ hoạt động TD 38.009 25.746 28.245 (12.263) (32,26) 2.499 9,71 559 850 822 291 52,06 (28) (3,29) 3.698 3.087 5.738 (611) (16,52) 2.651 85,88 II. Tổng chi phí 37.675 29.151 34.395 (8.524) (22,63) 5.244 17,99 1. Chi phí hoạt động TD 25.828 17.019 17.531 (8.809) (34,11) 512 3,01 70 117 121 47 67,14 4 3,42 11.777 12.015 16.743 238 2,02 4.728 39,35 4.591 532 410 (4.059) (88,41) (122) (22,93) 2. Thu từ hoạt động dịch vụ 3. Thu nhập khác 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 3. Chi phí khác III. Lợi nhuận trước thuế (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng) 20  Tổng thu nhập Thu nhập của Agribank Quận Cái Răng có chiều hướng tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 nguyên nhân là do:  Thu từ hoạt động tín dụng Thu từ hoạt động tín dụng cũng có chiều hướng tăng giảm không ổn định theo tổng thu nhập, 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do doanh số cho vay có tăng nhưng lãi suất cho vay lại giảm nên thu lãi cho vay giảm. Bênh cạnh đó thì Ngân hàng không có khoản thu lãi tiền gửi trong giai đoạn này điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng làm cho nó giảm đi. Nhưng bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có dấu hiệu tăng trở lại so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do thu lãi cho vay tăng, ngoài ra thu lãi điều vốn giữa Chi nhánh loại I,II và đơn vị trực thuộc tăng nên làm cho khoản thu từ hoạt động tín dụng trong giai đoạn này tăng.  Thu từ hoạt động dịch vụ Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy khoản thu từ hoạt động dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã thực hiện các phương thức thanh toán ngày càng hiện đại nên thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng đông vì vậy khoản thu từ dịch vụ thanh toán tăng, bênh cạnh đó các khoản thu từ dịch vụ khác của Ngân hàng trong giai đoạn này cũng tăng nên làm cho thu nhập từ hoạt động dich vụ của Ngân hàng tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì khoản thu này giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Tuy có sự sụt giảm nhưng với tỷ lệ rất thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của Ngân hàng trong giai đoạn này.  Thu nhập khác Thu nhập khác của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do thu nhập bất thường giảm, các chỉ số còn lại có dấu hiệu tăng nhưng tỷ trọng của nó thấp hơn nhiều so với thu nhập bất thường nên làm cho thu nhập khác giảm trong giai đoạn này. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì thu nhập khác của Ngân hàng tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Các chỉ số thu nhập khác của Ngân hàng tăng, giảm không ổn định nhưng nhìn tổng quát thì có dấu hiệu tăng nên làm cho thu nhập khác tăng.  Tổng chi phí Chi phí của Ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 cũng có xu hướng tăng giảm không ổn định do ảnh hưởng của các khoản chi phí như: chi phí hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí khác của ngân hàng biến động không ổn định.  Chi phí hoạt động tín dụng Chi phí hoạt động tín dụng của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này lãi suất 21 huy động giảm nên các khoản chi trả như: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá giảm nên làm cho chi phí này giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì chi phí hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng nhưng với tỷ lệ rất thấp so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do trả lãi tiền gửi tăng trả lãi tiền vay cũng như trả lãi phát hành giấy tờ có giá tăng giảm không nhiều nên làm cho chi phí hoạt động tín dụng giai đoạn này tương đối ổn định.  Chi phí hoạt động dịch vụ Chi phí hoạt động dịch vụ của Ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng tăng. Chi phí hoạt động dịch vụ tăng chủ yếu là do chi về ngân quỹ tăng. Bênh cạnh đó cước phí bưu điện về mạng viễn thông và chi về dịch vụ thanh toán có dấu hiệu tăng giảm trong giai đoạn này nhưng tỷ trọng của nó tương đối thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến sự gia tăng của chi phí dịch vụ.  Chi phí khác Chi phí khác của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hướng tăng. Chi phí khác tăng là do trong giai đoạn này sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn do nhu cầu vốn tín dụng ngày càng tăng vì vậy Ngân hàng đã đẩy mạnh nhiều chương trình khuyến mãy, rút thăm trúng thưởng. Bênh cạnh đó Ngân hàng tăng lương, thưởng cho các cán bộ công nhân viên khi hoàn thành chỉ tiêu được giao nên chi phí nhân viên tăng lên, ngoài ra chi cho hoạt động quản lý và công cụ, chi về tài sản.v.v. trong giai đoạn này tăng làm cho chi phí khác tăng.  Lợi nhuận Lợi nhuận của Ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do chi phí hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn này cao chủ yếu là những khoản chi phí trong chi phí khác không ngừng tăng lên nên làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Bênh cạnh đó trong giai đoạn này nợ xấu của ngân hàng tăng lên nên khoản trích dự phòng rủi ro của Ngân hàng tăng làm cho lợi nhuận giảm. 22 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn đóng vay trò hết sức quan trọng. Một Ngân hàng muốn đứng vững thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của nó phải đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Quy mô vốn của một Ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định sức mạnh và uy tín trên thị trường tài chính, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động và phát triển. Do đó các Ngân hàng không ngừng cạnh tranh để thu hút vốn trên thị trường bằng nhiều chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, cơ cấu vốn mỗi Ngân kiện kinh doanh cũng như chính sách Agribank Quận Cái Răng được cấu chuyển. Tình hình nguồn vốn của Chi hiện qua bảng 4.1: hàng là khác nhau, tùy thuộc vào điều hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn thành từ vốn huy động và vốn điều nhánh trong giai đoạn 2011 - 2013 thể Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cái Răng giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch 2013 2012/2011 Số tiền I. Vốn huy động 1. Vốn huy động bằng tiền gửi Số tiền % 320.613 388.121 504.437 67.508 21,06 116.316 29,97 314.943 365.753 480.086 50.810 16,13 114.333 31,26 2. Phát hành GTCG 5.670 22.368 II. Vốn điều chuyển 60.945 31.873 Tổng nguồn vốn % 2013/2012 24.351 16.698 294,50 1.983 8,87 9.171 (29.072) (47,70) (22.702) (71,23) 381.558 419.994 513.608 38.436 10,07 93.614 22,29 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng) Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Nguồn vốn của NHNo&PTNT Quận Cái Răng gồm 2 bộ phận chính là: vốn huy động và vốn điều chuyển, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và liên tục tăng qua các năm đó là nguyên nhân làm cho nguồn vốn của Ngân hàng tăng. 23  Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động được từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Tiền gửi của tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng sử dụng để kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Quận Cái Răng được thể hiện qua hình sau: năm 2011 năm 2012 16% 8% năm 2013 2% 84% 92% 98% Vốn huy động Vốn điều chuyển Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng) Quan biểu đồ 4.1 ta thấy vốn huy động của NHNo&PTNT Quận Cái Răng luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn và liên tục tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã cố gắng nâng cao công tác huy động vốn của mình kết hợp với các chính sách khuyến mãi, hội nghị khách hàng, chính sách lãi suất phù hợp đã tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho khách hàng khi đến gửi tiền, góp phần tăng vốn huy động Ngân hàng. Bênh cạnh đó là do nền kinh tế ngày càng phát triển, số tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng nhiều các doanh nghiệp ngày càng có nhiều nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích thanh toán thông qua hệ thống Ngân hàng với độ an toàn cao và chi phí thấp. Ngoài ra trong thời điểm này Quận Cái Răng đang tiến hành thi công nhiều công trình nên phải di dời nhiều nhà cửa của người dân. Vì vậy mà một lượng lớn người dân nhận được tiền bồi hoàn của Nhà nước. Trước mắt họ chưa đầu tư nên quyết định gửi tiền vào Ngân hàng vừa an toàn vừa tăng thêm thu nhập. Nguồn vốn huy động ngày càng tăng là một dấu hiệu đáng mừng của Ngân hàng cho thấy Ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong công tác huy động vốn giúp quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thuận lợi hơn. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động bằng tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá.  Vốn huy động bằng tiền gửi Nguồn vốn huy động bằng tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng trung bình khoản trên 90% tổng nguồn 24 vốn huy động và liên tục tăng qua 3 năm. Nguồn vốn huy động bằng tiền gửi tăng là do đội ngủ nhân viên Ngân hàng có thái độ, phong cách phục vụ giao tiếp với khách hàng văn minh, niềm nở, lịch sự từ đó đã dần dần tạo được niềm tin đối với khách hàng và luôn tạo mọi điều kiện để khách hàng gửi và rút tiền một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Bênh cạnh đó Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và chương trình khuyến mãy hấp dẫn như phát hành tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, tổ chức quay số trúng thưởng…, nên đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi lớn trong dân cư.  Phát hành giấy tờ có giá Nguồn vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn năm 2011 – 2013. Nguyên nhân là do nhu cầu về vốn đột xuất trong những năm qua tăng lên nên Ngân hàng tăng cường phát hành kỳ phiếu. Hơn nửa lãi suất kỳ phiếu cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên đã thu hút được người dân mua kỳ phiếu nên làm cho loại hình huy động vốn này tăng nhanh.  Vốn điều chuyển Hầu hết các Ngân hàng Nhà nước không riêng gì Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Cái Răng nếu chỉ sử dụng vốn để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vay vốn của khách hàng. Ngoài vốn huy động tại chổ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển ở Chi nhánh theo từng thời kỳ luôn có sự chuyển biến khác nhau và phụ thuộc vào tình hình huy động vốn của Ngân hàng, khi thiếu vốn kinh doanh sau khi kiểm tra số dư tại quỹ và Chi nhánh NHNN nếu không đủ sẽ xin Hội sở điều chuyển vốn về để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Chi nhánh, trong trường hợp dư vốn sẽ điều chuyển vốn theo nhu cầu Hội sở. Qua bảng 4.1 ta thấy vốn điều chuyển của Ngân hàng qua 3 năm có xu hướng giảm. Nguồn vốn điều chuyển giảm một phần là do nhu cầu vay vốn của người dân giảm, một phần là do Chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn nên đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng vì vậy đã hạn chế được vốn điều chuyển từ cấp trên. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, Ngoài vốn điều chuyển của Hội sở, phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khách nhau. Nhất là trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở. Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của Agribank Quận Cái Răng ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng điều tăng qua các năm. Sự tăng trưởng bềnh vững của Ngân hàng cho thấy hiệu quả của công tác huy động vốn và sự tín nhiệm của của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng cao. Giúp ngân 25 hàng giảm lượng vốn điều chuyển nhằm giảm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn Agribank Quận Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014 2013/2012 Số tiền I. Vốn huy động 1. Vốn huy động bằng tiền gửi % 2014/2013 Số tiền % 358.154 435.463 587.811 77.309 21,59 152.348 34,99 326.322 422.127 585.344 95.805 29,36 163.217 38,67 2. Phát hành GTCG 31.832 13.336 2.467 (18.496) (58,11) (10.869) (81,50) II. Vốn điều chuyển 58.250 31.011 794 (27.239) (46,76) (30.217) (97,44) Tổng nguồn vốn 416.404 466.474 588.605 50.070 12,02 122.131 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)  Vốn huy động Qua bảng 4.2 ta thấy vốn huy động của Ngân hàng có chiều hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Vốn huy động là nguồn vốn cốt lõi và quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó tăng liên tục qua các năm điều nầy cho thấy NHNo&PTNT Quận Cái Răng ngày càng thành công trong lĩnh vực huy động vốn của khách hàng. Giúp Ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn được thuận lợi và hiệu quả.  Vốn huy đông bằng tiền gửi Vốn huy động bằng tiền gửi của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao khoản 80% trên tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do Ngân hàng không ngừng đổi mới và đa dạng hóa phương thức huy động để phù hợp với tình hình kinh tế. Đặt biệt là Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, điều này không chỉ nhận được tiền gửi của khách hàng củ mà còn có thêm khách hàng mới gửi tiền vào Ngân hàng.  Phát hành giấy tờ có giá Qua bảng 4.2 ta thấy việc phát hành giấy tờ của Agribank Quận Cái Răng có chiều hướng giảm trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động bằng tiền gửi của ngân hàng trong giai đoạn này tăng cao nên ngân hàng hạn chế việc phát hành giấy tờ có giá nhằm hạn chế nguồn vốn tồn động tại ngân hàng và giúp Ngân hàng giảm chi phí huy động vốn do việc phát hành giấy tờ có giá tốn nhiều chi phí. 26 26,18  Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà khi thiếu vốn Ngân hàng Hội sở sẽ điều chuyển suốn cho Chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn không ổn định nếu Ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển thì hoạt động Ngân hàng sẽ rất thụ động. Nguồn vốn điều chuyển của Agribank Quận Cái Răng trong 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động tăng lên nên ngân hàng có đủ khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế cũng như đáp ứng được nhu cầu rút vốn bất ngờ của khách hàng nên lượng vốn điều chuyển của ngân hàng trong giai đoạn này giảm. Ngoài ra Chi nhánh hạn chế được lượng vốn điều chuyển là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện tốt hơn nên ngân hàng đảm bảo được vòng vây vốn tín dụng nên lượng vốn điều chuyển giảm đi. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG Ngân hàng là một tổ chức kinh tế với phương thức hoạt động là “đi vay để cho vay”. Vì vậy ngoài nguồn vốn có sẵn và được cấp, điều chuyển thì để có đủ nguồn vốn cho vay, ngân hàng phải quan tâm rất nhiều đến công tác huy động vốn, nhằm tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi để có thể triển khai vào nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn công tác huy động vốn trong giai đoạn 2011 – 6/2014 của ngân hàng, ta phân tích các chỉ số sau: 4.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn bằng tiền gửi theo nguồn Mỗi khoản mục nguồn vốn đều có các yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả,… Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. Tình hình nguồn vốn huy động của Agribank Quận Cái Răng qua các năm nhìn chung đều tăng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng có sự phát triển tốt, công tác huy động đạt hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. Huy động vốn là khâu quan trọng tạo nên vị thế vững chắc trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có được kết quả trên là do Chi nhánh luôn có chính sách thu hút vốn đúng đắn, kịp thời để huy động vốn ngày càng hiệu quả nên nguồn vốn hàng năm tăng liên tục. Vốn huy động của ngân hàng theo nguồn gồm: Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Tiền gửi của tổ chức tín dụng, Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư. Vốn huy động của Agribank Quận Cái Răng theo nguồn qua 3 năm 2011 – 2013 được thể hiện trong bảng 4.3: 27 Bảng 4.3: Huy động vốn bằng tiền gửi theo nguồn giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 Số tiền 1. Tiền gửi của Kho bạc nhà nước Chênh lệch 2012 (%) Số tiền 2013 (%) Số tiền 2012/2011 (%) Số tiền (%) 2013/2012 Số tiền (%) 13.051 4,14 20.355 5,57 23.832 4,96 7.304 55,97 3.477 17,08 371 0,12 229 0,06 423 0,09 (142) (38,27) 194 84,72 15.302 4,86 24.109 6,59 57.710 12,02 8.807 57,55 33.601 139,37 4. Tiền gửi dân cư 286.218 90,88 321.060 87,78 398.121 82,93 34.842 12,17 77.061 24,00 Tổng nguồn vốn 314.942 100,00 365.753 100,00 480.086 100,00 50.811 16,13 114.333 31,26 2. Tiền gửi của tổ chức tín dụng 3. Tiền gửi của tổ chức kinh tế (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng) 28 Vốn huy động bằng tiền gửi theo nguồn của Agribank Quận Cái Răng bao gồm: tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của tổ chức tín dụng, tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư.  Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại NHTM Nhà nước góp phần quan trọng trong việc điều hành chính sách của Nhà nước nhằm kiểm soát lạm phát tăng cao và hạn chế lãng phí cho Ngân sách Nhà nước. Qua bảng 4.3 Ta thấy tiền gửi của Kho bạc Nhà nước chỉ chiếm khoản 4% trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và tăng lên từ năm 2011 đến năm 2013. Nguyên nhân là do Agribank Quận Cái Răng đã thay mặt Kho bạc Nhà nước thu thuế cũng như các loại phí từ các thành phần kinh tế và dân cư. Trong những năm qua với những chính sách của Nhà nước về việc hổ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn nên người dân trên địa bàn Quận đã mở rộng quy mô sản xuất cũng như việc hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao vì vậy việc thu thuế và các loại phí tăng lên, nhưng do Kho bạc Nhà nước chưa cần sử dụng nguồn vốn này nên đã gửi lại ngân hàng nhằm hạn chế lãng phí cho ngân sách Nhà nước nên lượng tiền gửi này tại ngân hàng tăng lên.  Tiền gửi của tổ chức tín dụng Là khoản tiền gửi mà khi thừa vốn các tổ chức tín dụng gửi vào Ngân hàng nhằm giảm bớt chi phí cũng như cân bằng nguồn vốn cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và có chiều hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2012 giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 với những chính sách hổ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ và lãi suất liên tục giảm nên người dân vay tiền nhiều hơn. Vì vậy lượng tiền nhàn rỗi tại các tổ chức tín dụng giảm đi nên lượng tiền gửi này tại ngân hàng giảm. Đến năm 2013 thì tiền gửi của tổ chức tín dụng tại ngân hàng tăng lên so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực biến động khá phức tạp nên việc hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên cả nước nói chung và của người dân trên địa bàn Quận Cái Răng nói riêng còn hạn chế vì vậy nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm nên nguồn vốn của các Ngân hàng trên địa bàn còn dư thừa nên đã gửi vào Ngân hàng nhằm giảm bớt chi phí huy động. Bênh cạnh đó việc thanh toán giữ các ngân hàng cũng được đẩy mạnh nên lượng tiền gửi để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng ở các tổ chức tín dụng tăng lên. Đây là khoản tiền gửi chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và nó là nguồn vốn không ổn định nên Ngân hàng không nên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn này.  Tiền gửi của tổ chức kinh tế Là khoản tiền gửi từ nhóm khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hửu hạn có quy mô vừa và nhỏ có trụ 29 sở đóng tại địa bàn Quận Cái Răng. Họ gửi tiền vào Ngân hàng để thực hiện thanh toán, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ và vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng, tiền gửi các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Đối với các Ngân hàng thương mại do thời gian và các khoản thanh toán không giống nhau luôn có những khoản tiền vào và ra nên Ngân hàng luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp thiếu vốn vay trong ngắn hạn, như vậy ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện các tài khoản của khách hàng. Nhìn chung tiền gửi này tăng trong giai đoạn 2011 - 2013. Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng là do ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kiệp thời cho việc chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng đáng kể.  Tiền gửi của dân cư Tiền gửi của dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của người dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất, luôn chím tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư. Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động bằng tiền gửi của Ngân hàng và có xu hướng tăng lên rỏ rệt trong giai đoạn 2011 – 3013. Nguyên nhân là do trong những năm qua Thành phố Cần Thơ nói chung và Quận cái răng nói riêng được Nhà nước đầu tư rất lớn để tương xứng với tiềm năng thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm. Để thực hiện các công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tần của Thành phố thì trong giai đoạn 2011 - 2013 nhiều người dân nằm trong vùng dự án nhận được tiền bồi hoàn, giải tỏa. Nhưng trước những khó khăn chung của nền kinh tế, nợ xấu tăng cao nên đa phần người dân mang tăm lý lo sợ họ muốn gửi tiền vào ngân hàng thì họ phải chọn lựa một ngân hàng an toàn để đảm bảo cho khoản tiền gửi của mình. Agribank Quận Cái Răng là một Ngân hàng Thương mại của Nhà nước nên được người dân trong vùng ưu tiên gửi tiền vào vì vậy nên số tiền gửi này tăng lên. Xét về cơ cấu vốn huy động theo nguồn thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2013. Nguyên nhân là do đối với tần lớp dân cư thì trong thời gian này họ tránh tham gia và hạn chế tham gia vào các hoạt động kinh tế, nên phần lớn họ gửi tiền là để thu về lợi nhuận từ lãi suất ngân hàng dù thấp nhưng vẫn an toàn và nhẹ nhàng hơn. 30 Bảng 4.4: Huy động vốn bằng tiền gửi theo nguồn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền 1. Tiền gửi KBNN 2013 (%) Số tiền Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014 (%) Số tiền 2013/2012 (%) Số tiền 22.956 7,03 42.918 10,17 50.280 2. Tiền gửi TCTD 132 0,04 103 0,02 213 0,04 3. Tiền gửi TCKT 14.752 4,52 16.621 3,94 89.914 15,36 4. Tiền gửi dân cư 288.482 Tổng nguồn vốn 326.322 100,00 422.127 100,00 585.344 100,00 95.805 88,40 362.485 85,87 444.937 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng) 31 8,59 19.962 (%) 86,96 (29) (21,97) 2014/2013 Số tiền 7.362 (%) 17,15 110 106,80 1.869 12,67 73.293 440,97 76,01 74.003 25,65 82.452 22,75 29,36 163.217 38,67  Tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy tiền gửi của Kho bạc Nhà nước có xu hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình kinh tế đã bình ổn trở lại, lạm phát đã được kiềm chế nên Nhà nước có những chính sách hổ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các Ngân hàng Thương mại, vì vậy lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại ngày càng nhiều hơn.  Tiền gửi của tổ chức tín dụng Tiền gửi các tổ chức tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân do nhu cầu vay vốn của người dân trong giai đoạn này tăng lên nên các tổ chức tín dụng cho vay nhiều hơn vì vậy lượng vốn nhàn rỗi giảm đi nên khoản tiền gửi này giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì loại tiền gửi này tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng này nhiều trong khi đó việc cho vay lại gặp nhiều khó khăn nên lượng vốn còn tồn động. Vì vậy họ đã gửi vào ngân hàng để giảm bớt chi phí.  Tiền gửi của tổ chức kinh tế Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do Quận Cái Răng trong thời gian qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu công nhiệp và doanh nghiệp sản xuất mọc lên ngày càng nhiều vì vậy nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng cho nên lương vốn huy động từ các tổ chức kinh tế ngày càng nhiều. Bênh cạnh đó để góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng đã nâng cấp, cải tiến trình độ công nghệ, và triển khai các dịch vụ như: thẻ ngân hàng, dịch vụ thu ngân sách Nhà nước, chuyển, nhận tiền nhiều nơi Agri-pay, dịch vụ Mobile Banking, kết nối thanh toán với khách hàng, Internet Banking… Đây là những sản phẩm dịch vụ nhiều tiện ích, phù hợp với nhu cầu thanh toán của người dân trên địa bàn, nên lượng khách hàng tham gia nhiều hơn do đó số tiền gửi thanh toán này tăng. Tiền gửi của dân cư Tiền gửi dân cư của Agribank có xu hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế nước ta dần dần được hồi phục vì vậy việc hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên cả nước nói chung và của người dân trên địa bàn Quận Cái Răng nói riêng ngày càng đạt hiệu quả, thu nhập của họ ngày càng tăng nên khoản tiền gửi tiết kiệm của họ ngày càng nhiều. Nắm bắt được nhu cầu tiết kiệm của người dân Agribank Quận Cái Răng đã triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm học đường… để góp phần giúp quý khách hàng tập chung vào mục tiêu tiết kiệm đảm bảo nguồn tích lũy tài chính vững chắc cho các kế hoạch và dự định trong tương lai. Ngoài ra ngân hàng còn đưa ra nhiều chính sách ưu đải về lãi suất, các chương trình khuyến mãy, rút thăm trúng thưởng vàng và xe… Điều này đã thu hút được lượng tiền nhàn 32 rỗi không nhỏ từ dân cư. Đồng thời, việc nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật,.. cũng giúp ngân hàng tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. 4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn bằng tiền gửi theo kỳ hạn Việc phân tích vốn huy động theo kỳ hạn cho thấy cơ cấu vốn theo kỳ hạn của ngân hàng. Từ đó giúp ngân hàng cân đối được việc sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lí, mang lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể tình hình huy động vốn của ngân hàng được thể hiện chi tiết qua bảng 4.5: Bảng 4.5: Huy động vốn bằng tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch 2013 2012/2011 Số tiền 1. Tiền gửi không kỳ hạn 2. Tiền gửi có kỳ hạn 287.726 320.912 427.290 33.186 11,53 106.378 33,15 12 tháng 27.216 % 2013/2012 37.083 9,93 5.814 48,31 87.143 19.235 107,77 314.942 365.753 480.086 50.811 16,13 114.333 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)  Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào ngân hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thỏa mãng yêu cầu đó cho khách hàng. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn về tài sản thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các khoản thanh toán trong tiêu dùng của cá nhân đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán bảo quản tiền và vận chuyển tiền đối với ngân hàng loại tiền gửi này thường có giao động lớn vì người gửi tiền có thể gửi tiền và rút ra bất cứ lúc nào, do đó ngân hàng chỉ có thể sử dụng một tỷ lệ nhất định để cho vay nên ngân hàng thường áp dụng lãi suất thấp cho loại tiền gửi này. Qua bảng 4.5 Ta thấy tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong giai đoạn 2011 – 2013 khoảng 10% trong tổng vốn huy động bằng tiền gửi là do lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 2%/năm thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn nên đa phần người dân gửi tiền có kỳ hạn nhằm hưởng lãi suất cao. Nhưng tiền gửi không kỳ hạn có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013. Nguyên nhân là do xã hội ngày càng phát triển Khoa học – Công nghệ ngày càng hiện đại thì việc thanh toán dùng tiền mặt dần dần nhường chổ cho thanh toán qua ngân hàng vì khi thanh toán qua Ngân 33 31,26 hàng giúp khách hàng giảm bớt được chi phí cũng như việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn. Quận Cái Răng ngày càng được đô thị hóa nên các công ty lớn cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ mọc lên ngày càng nhiều. Vì vậy, việc thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng cho nên họ đã gửi tiền vào ngân hàng để thuận tiện hơn cho mục đích thanh toán của mình. Tiền gửi có kỳ hạn Đây là loại tiền gửi khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời hạn rút ra giữa khách hàng và ngân hàng. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi hoặc chi tiêu trong tương lai. Đây là nguồn vốn có tính ổn định với chi phí huy động thấp nên rất thích hợp để ngân hàng đầu tư. Nhìn vào bảng 4.5 Ta thấy nguồn vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trung bình khoản 85% trên tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Những năm gần đây lãi suất của loại tiền gửi này có chiều hướng giảm cụ thể những tháng đầu năm 2012 là 14%/ năm đến cuối năm 2012 thì lãi suất này giảm còn 8%/năm, đến năm 2013 thì chỉ còn 7,5%/năm. Tuy vậy lãi suất của loại tiền gửi có kỳ hạn vẫn cao hơn lãi suất của các loại tiền gửi khác nên thường được khách hàng lựa chọn để gửi tiền vào ngân hàng.  Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng Là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trung bình khoảng 85% trên tổng nguồn vốn huy động bằng tiền gửi của Ngân hàng và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn năm 2011 – 2013. Nguyên nhân là do trong những năm qua trước những khó khăn chung của nền kinh tế với lạm phát gia tăng, giá vàng, giá ngoại tệ và giá chứng khoáng biến động, bất động sản đống băng nên người dân trên địa bàn Quận Cái Răng họ có tiền nhàn rỗi nhưng không giám mạo hiểm để đầu tư nên đã chon phương án an toàn là gửi vào ngân hàng tuy lãi suất trong những năm qua có giảm nhưng đây vẫn là một kênh đầu tư an toàn đối với người dân. Bênh cạnh đó một số người dân trêm địa bàn Quận sau khi nhận được tiền bồi hoàn lại không có đất sản xuất kinh doanh nên họ chọn phương án gửi vào Ngân hàng nhằm hưởng lãi suất nên đã làm cho loại tiền gửi này tăng cao.  Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng Là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động bằng tiền gửi tại Ngân hàng nhưng có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Nguyên nhân là do tính chất của nguồn vốn này là đảm bảo thanh khoản, đem lại cho ngân hàng nhiều cơ hội đầu tư sinh lời, chủ động trong kinh doanh. Vì vậy ngân hàng đã ngày càng chủ động hơn trong công tác huy động đối với loại tiền gửi này với những hình thức huy động hợp lý, bênh cạnh đó do lãi suất của loại tiền gửi này cao nhất trong các loại tiền gửi nên người dân chọn hình thức gửi tiền này nhằm hưỡng lợi tức cao. Tóm lại, vốn huy động của ngân hàng tăng khá ổn định hay nói đúng hơn là dấu hiệu tốt cho ngân hàng. Vốn huy động tăng chủ yếu là do tiền gửi kỳ 34 hạn dưới 12 tháng, điều này có thể giải thích được khi nhìn vào cơ cấu tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng qua các năm. Ngân hàng có thể tận dụng sự ổn định về thời hạn của loại tiền này để đầu tư chứng khoáng ngắn hạn, cho vay ngắn hạn hay các mục đích đầu tư khác. Với tình hình hiện tại thì xu hướng này là tốt nhưng ngân hàng nên chú ý vào tiền gửi có kỳ hạn dày hơn để có thể đầu tư trung và dài hạn, vì đây mới là nguồn đem về lợi nhuận khổng lồ cho ngân hàng. Về cơ cấu nguồn vốn huy động bằng tiền gửi theo kỳ hạn trong giai đoạn 6/2012 – 6/2014 được thể hiện qua bảng 4.6 Bảng 4.6: Huy động vốn bằng tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Số tiền 1. Tiền gửi không kỳ hạn % 17.576 44,62 21.872 38,39 2. Tiền gửi có kỳ hạn 286.932 365.161 506.506 78.229 27,26 141.345 38,71 12 tháng 39.390 % 2014/2013 7.612 182.148 187.488 174.536 2292,91 326.322 422.127 585.344 95.805 5.340 2,93 29,36 163.217 38,67 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng) Tiền gửi không kỳ hạn Qua bảng 4.6 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn của Agribank Quận Cái Răng có xu hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do ngân hàng tập trung đầu tư trang bị cơ sở vật chất, tạo nền tảng vững chắc để phát triển các sản phẩm dịch vụ và kênh thanh toán tiện ích, thiết lập được hệ thống lõi (Core Banking), hệ thống thanh toán nội bộ dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, cho phép cung ứng các dịch vụ thanh toán hiện đại. Ngoài ra ngân hàng còn phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật, công nghệ thanh toán vươn tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tăng cường số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua POS/EDC; cải thiện chất lượng dịch vụ ATM; tăng cường an toàn bảo mật thông tin, hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dịch vụ và kênh thanh toán mới các sản phảm dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng tạo được niềm tin nơi khách hàng. Bênh cạnh đó tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nhất. Vì mục đích của loại tiền gửi này đối với các doanh nghiệp là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả lương nhân viên của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản và vận chuyển tiền. Khi gửi tiền khách hàng sẽ nhận được một số tiện ích từ các dịch vụ thanh toán của ngân hàng đồng thời nhận được một mức lãi suất tương ứng với số tiền gửi. Với những lí do trên 35 mà số lượng doanh nghiệp và cá nhân gửi tiền vào ngân hàng ngày càng tăng lên làm cho khoản tiền gửi không kỳ hạn tăng liên tục qua các năm.  Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng của Ngân hàng có xu hướng tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 thì loại tiền gửi này giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi liên tục giảm trong giai đoạn này cho nên việc người dân có tiền nhàn rỗi họ không gửi vào Ngân hàng với kỳ hạn ngắn vì lợi nhuận không cao. Ngoài ra do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dày cao hơn nên được người dân lựa chọn nhiều hơn vì vậy lượng tiền gửi trong giai đoạn này giảm. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lượng tiền gửi này tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do Ngân hàng có những chính sách huy động hợp lý áp dụng nhiều hình thức huy động như: tiền gửi tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, tiết kiệm gửi góp hàn tháng v.v. và áp dụng nhiều chương trình khuyến mãy với nhiều phần quà hấp dẫn nên đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, bênh cạnh đó tình hình kinh tế ngày càng phát triển người dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Ngoài ra do ý thức đầu tư tiết kiệm của người dân tăng lên nên họ gửi tiết kiệm nhiều hơn vì vậy loại tiền gửi này tại ngân hàng trong giai đoạn này tăng lên.  Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng Qua bảng 4.6 ta thấy tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này với những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ trần lãi suất nên lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng nói chung và tại Agribank Quận Cái Răng nói riêng phải điều chỉnh giảm nên một số khách hàng chuyển sang tiền gửi dày hạn để được hưởng lãi suất cao hơn vì vậy lượng tiền gửi này tăng. 4.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn theo hình thức gửi tiền Nguồn vốn huy động của Agribank Cái Răng rất đa dạng, huy động từ nhiều nguồn khác nhau: từ các tổ chức kinh tế, từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, từ việc phát hành giấy tờ có giá…Nhưng tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng được phân ra thành huy động ngắn hạn, trung hạn và dày hạn. Cơ cấu vốn huy động thay đổi rất linh hoạt, nó phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán luôn chiếm tỷ trọng cao, còn vốn huy động từ các nguồn khác như huy động từ các TCTD, phát hành giấy tờ có giá, … không ổn định và chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Để hiểu rỏ hơn về nguồn vốn huy động của ngân hàng ta phân tích nguồn vốn huy động theo hình thức gửi tiền và được thể hiện qua bảng 4.7 36 Bảng 4.7: Huy động vốn bằng tiền gửi theo hình thức gửi tiền giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch 2012/2011 2013 Số tiền I. Tiền gửi thanh toán của TCKT 15.302 24.109 57.710 1. Tiền gửi không kỳ hạn 12.674 23.158 27.934 10.484 2.570 874 58 77 2. Tiền gửi có kỳ hạn 3. Tiền gửi vốn chuyên dung II. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư 1.062 1.023 Số tiền 23 19 584 57,55 33.601 139,37 82,72 32,76 4.776 20,62 (54) (70,13) 12,17 77.060 (39) (3,67) 285.156 320.038 397.537 34.882 24,00 (439) (42,91) 12,23 77.499 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng) Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi tiền là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013 và tăng cao nhất ở năm 2013. Sự gia tăng liên tục của tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là do ngân hàng tiến hành hiện đại hóa trên mọi phương diện. Trong đó, phần mềm Core Banking được áp dụng ngày càng cải tiến hơn nữa các dịch vụ ngân hàng một cách hoàn chỉnh và tích hợp thông qua nhiều kênh phân phối như: MobileBanking, InternetBanking,…. tạo cho khách hàng sự thoải mái, nhanh chóng, chính xác khi giao dịch với Ngân hàng.  Tiền gửi có kỳ hạn Loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NHTM với mục đích để hưởng lãi. Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên, do những lý do khác nhau, người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi, hoặc được hưởng với lãi suất thấp, tùy theo quy định của mỗi ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn của Agribank Cái Răng có chiều hướng tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể năm 2012 giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 việc 4 lần giảm trần lãi suất huy động theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ nên một bộ phận người dân đã rút tiền đi đầu tư vào một số lĩnh vực khác hoặc rút tiền gửi ngắn hạn để chuyển sang tiền gửi dày hạn nhằm hưỡng lãi suất cao hơn. Do tiền gửi có kỳ hạn của Agribank Quận Cái Răng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 37 % 29.753 (1.696) (65,99) 28.879 3304,23 286.218 321.061 398.121 34.843 1. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 2. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 8.807 % 2013/2012 24,22 nên việc sụt giảm là khó tránh khỏi. Đế năm 2013 thì tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng tăng lên đáng kể so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong thời gian này ngân hàng đã đa dạng hóa các kỳ hạn tiền gửi với nhiều hình thức trả lãi khác nhau như: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng v.v. Nên thu hút được lượng vốn huy động khá cao từ loại tiền gửi này.  Tiền gửi vốn chuyên dùng Là tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tổ chức mở tại Agribank Cái Răng nhằm quản lý và sử dụng nguồn tiền trên tài khoản theo đúng mục đích nhất định mà khách hàng yêu cầu. Tiền gửi vốn chuyên dùng tại ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng tiền gửi của khách hàng và có chiều hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2012 tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong thời gian qua việc mọc lên của các ngân hàng trên địa bàn Quận Cái Răng ngày càng nhiều vì vậy việc thu hút tiền gửi của khách hàng cũng như việc giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thanh toán của ngân hàng ngày càng khó khăn. Do đó để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với tiền gửi vốn chuyên dùng thì ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất cạnh tranh và các dịch vụ tiện ích với thủ tục thực hiện giao dịch đơn giản và nhanh chóng nên đã thu hút được lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Nhưng đến năm 2013 thì tiền gửi này giảm so với năm 2012. Tiền gửi vốn chuyên dùng giảm là do trong năm qua thu nhập của một bộ phận người dân trên địa bàn Quận bị hạn chế do ảnh hưởng của khó khăn chung của nền kinh tế nên họ hạn chế việc tiêu dùng, vì vậy loại tiền gửi này có xu hướng giảm.  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền gửi của dân cư họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi suất cũng như thực hiện các dự định trong tương lai. Qua bảng 4.7 ta thấy tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại Agribank Cái Răng chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng tiền gửi tiết kiệm và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012 thì tiền gửi này tương đối ổn định so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 thì giảm so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này lãi suất tiền gửi liên tục giảm nên một số người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà còn rút ra để đầu tư vào một số lĩnh vực khác nên làm cho lượng tiền gửi này giảm. Bênh cạnh đó loại tiền gửi này là tiền gửi không kỳ hạn nên có lãi suất thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn nên không được người dân lựa chọn nhiều.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Quận Cái Răng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. Nguyên nhân là do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những hộ sản xuất kinh doanh họ gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích tiết kiệm nhưng họ chỉ thích những sản phẩm tiết kiệm 38 truyền thống như tiền gửi tiết kiệm dự thưởng. Nắm bắt được sở thích của khách hàng nên ngân hàng đa dạng hóa cũng như nâng cao giá trị giải thưởng tạo niềm tin cho khách hàng. Bênh canh đó do Agribank Quận Cái Răng là một Ngân hàng Nhà nước nên rất an toàn cho việc gửi tiền. Vì vậy lượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Bảng 4.8: Huy động vốn bằng tiền gửi theo hình thức gửi tiền giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Số tiền % 2014/2013 Số tiền % I. Tiền gửi thanh toán của TCKT 14.752 16.621 89.914 1.869 12,67 73.293 440,97 1.Tiền gửi không kỳ hạn 14.477 12.827 23.130 (1.650) (11,40) 10.303 80,32 149 3.484 3.335 2238,26 59.948 1720,67 2.Tiền gửi có kỳ hạn 63.432 3.Tiền gửi vốn chuyên dùng 126 310 3.352 II. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư 288.482 362.484 444.937 1.Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 1.699 807 1.863 74.002 2.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 74.894 286.783 361.677 443.074 184 (892) 146,03 3.042 981,29 25,65 82.453 22,75 (52,50) 1.056 130,86 26,12 81.397 22,51 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)  Tiền gửi không kỳ hạn Qua bảng 4.8 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng có chiều hướng tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 6/2012 - 6/2014. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Tiền gửi không kỳ hạn giảm trong giai đoạn này một phần là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gây gắt nhưng do các sản phẩm dịch vụ của Agribank Quận Cái Răng còn hạn chế so với các ngân hàng khác nên không thu hút được khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngoài ra tình trạng kinh tế trong thời gian này vẫn còn khó khăn nên việc hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế nên lượng tiền gửi thanh toán của họ giảm đi. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lượng tiền gửi này đã tăng trở lại so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do ngân hàng đã khắc phục những hạn chế còn tồn tại thông qua phát triển hạ tầng, cơ sở kỹ thuật, công nghệ thanh toán vươn tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường số lượng và giá trị giao dịch thanh toán, cải thiện chất lượng dịch vụ ATM, tăng cường an toàn bảo mật thông tin, hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dịch vụ và kênh thanh toán mới tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng nên đã thu hút được khách hàng nhiều hơn. Vì vậy loại tiền gửi này tăng lên. 39  Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng tăng lên đáng kể trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do tiền gửi này có thời hạn ngắn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vì vậy nó rất tiện lợi cho người dân khi cần sử dụng có thể rút ra mà vẫn hưởng lãi suất ban đầu. Ngân hàng đã đưa ra nhiều loại kỳ hạn và các hình thức trả lãi thuận lợi cho khách hàng lựa chọn khi gửi tiền, các loại kỳ hạn như: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, ngoài ra còn có hình thức lãnh lãi gia tăng theo thời gian với lãi suất bậc thang như: bậc 1 dưới 3 tháng, bậc 2 từ 3 – 6 tháng, bậc 3 từ 6 – 9 tháng, bậc 4 từ 9 đến 12 tháng. Bênh cạnh đó là những hình thức trả lãi gồm: trả lãi đầu kỳ, trả lãi cuối kỳ, trả lãi định kỳ. Nhờ sự đa dạng về hình thức huy động vốn mà khoản tiền gửi này tại ngân hàng tăng lên đáng kể.  Tiền gửi vốn chuyên dùng Tiền gửi vốn chuyên dùng trong giai đoạn này cũng tăng lên nhưng tăng cao nhất là 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế nước ta đã dần dần hồi phục lạm phát đã được kiềm chế vì vậy Chính phủ có những chính sách hổ trợ nông dân cũng như các doanh nhiệp vừa và nhỏ trên cả nước nói chung và trên địa bàn Quận Cái Răng nói riêng nên họ đã hoạt động sản suất kinh doanh hiệu quả hơn do đó nhu cầu tiêu dùng của họ tăng lên làm cho lượng tiền gửi này tại ngân hàng tăng cao.  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Qua bảng 4.8 ta thấy tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng có chiều hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất liên tục giảm nên người dân có tiền nhàn rỗi họ không gửi vào ngân hàng mà đem đi đầu tư vào lĩnh vực khác nên lượng tiền gửi này giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lượng tiền gửi này tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do thu nhập của người dân trên địa bàn Quận trong những tháng đầu năm 2014 tăng lên họ muốn gửi tiền vào tiết kiệm nhưng lãi suất thì ngày càng giảm. Vì vậy một số người dân chọn hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhằm khi lãi suất sụt giảm thêm họ có thể rút tiền mà không không bị ảnh hưởng lãi suất khi rút trước hạn. Do đó lượng tiền gửi này tăng lên trong giai đoạn này.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do trong thời gian qua các thị trường đầu tư khác không hấp dẫn, các thị trường đầu tư như: bất động sản, chứng khoán, vàng đang ở giai đoạn khó khăn và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên đa phần người có tiền nhàn rỗi họ muốn an tâm về nguồn vốn và gia tăng lợi nhuận một cách an toàn, vẫn chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là một trong những kênh hiệu quả nhất. Ngoài ra để thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng ngân hàng đã đề ra và áp dụng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang v.v. với mức lãi suât hấp dẫn và nhiều phần 40 thưởng giá trị. Vì vậy lượng tiền gửi này tại ngân hàng trong giai đoạn này tăng lên. 4.2.4 Phân tích tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi Để đa dạng hóa hình thức huy động vốn ngoài việc huy động tiền gửi bằng VNĐ ngân hàng còn huy động tiền gửi ngoại tệ nhằm tăng lượng vốn huy động tại ngân hàng. Nhưng khách hàng của ngân hàng chủ yếu là những hộ nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy lượng tiền gửi bằng ngoại tệ còn hạn chế. Để hiểu rỏ hơn việc huy động vốn bằng ngoại tệ tại Agribank Quận Cái Răng ta phân tích qua bảng 4.9: Bảng 4.9: Huy động bằng tiền gửi theo loại tiền gửi giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 Số tiền Nội tệ 311.541 363.392 476.950 51.850 Ngoại tệ (đã quy đổi) Tổng nguồn VHĐ 3.401 2.361 % Số tiền % 16,64 113.558 31,25 3.136 (1.039) (30,56) 314.942 365.753 480.086 50.811 2013/2012 775 32,83 16,13 114.333 31,26 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)  Nội tệ Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi bằng nội tệ chiếm khoảng 99% trên tổng nguồn vốn huy động. và có dấu hiệu tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013. Nguyên nhân là do người dân trên địa bàn Quận Cái Răng chủ yếu là nông dân và những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ vì vậy khi có ngoại tệ họ thường quy đổi ra đồng nội tệ để gửi tiết kiệm nhằm thuận tiện hơn cho việc chi tiêu cũng như hạn chế được rủi ro tỷ giá khi tỷ giá giảm.  Ngoại tệ Qua bảng 4.9 Ta thấy tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng vì khách hàng chủ yếu là gửi tiết kiệm không có nhu cầu gửi thanh toán. Loại tiền gửi này có sự biến đổi không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể năm 2012 giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong nước biến đông làm cho giá ngoại tệ bất ổn nên người dân trên địa bàn không giám mạo hiểm để giữ ngoại tệ gửi vào ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro. Bênh cạnh đó chính sách lãi suất huy động vốn đối với tiền gửi ngoại tệ là chưa linh hoạt chỉ có tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn nên không thu hút được nhiều khách hàng gửi vào ngân hàng vì vậy nên lượng tiền gửi này giảm. Đến năm 2013 thì lượng tiền gửi bằng ngoại tệ tại Ngân hàng có dấu hiệu tăng trở lại so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 với điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước tăng gần 300đ/USD nên đã làm cho người dân trên địa bàn Quận 41 dần dần tinh tưởng vào giá trị của đồng ngoại tệ nên đã giữ ngoại tệ nhiều hơn. Bênh cạnh đó do lãi suất của đồng ngoại tệ luôn ổn định trong khi đó lãi suất của đồng nội tệ giảm nên họ đã gửi ngoại tệ vào ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Bảng 4.10: Huy động vốn bằng tiền gửi theo loại tiền gửi giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014 2013/2012 Số tiền 324.07 419.643 582.457 95.573 Nội tệ Ngoại tệ (đã quy đổi) Tổng nguồn vốn huy động 2.252 2.484 2.887 232 326.322 422.127 585.344 95.805 2014/2013 % Số tiền 29,49 162.81 % 38,80 10,30 403 16,22 29,36 163.22 38,67 (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)  Nội tệ Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiền gửi bằng nội tệ của ngân hàng có dấu hiệu tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng đồng nội tệ nên có những chính sách thu hút đồng nội tệ, vì vậy tiền gửi bằng đồng nội tệ ngày càng tăng lên. Ngoài ra với nhiều hình thức huy động đồng nội tệ như: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán v.v. trong khi đó đồng ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm nên không thu hút được nhiều khách hàng gửi vào ngân hàng.  Ngoại tệ Tiền gửi ngọai tệ của Ngân hàng cũng có dấu hiệu tăng lên trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế nước ta dần dần được hồi phục tỷ giá VND/USD ngày càng ổn định và có dấu hiệu tăng lên nên người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn Quận Cái Răng nói riêng khi họ có ngoại tệ nhàn rỗi họ chọn hình thức gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi suất và trên lệch tỷ giá vì vậy loại tiền gửi này ngày càng tăng. 4.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG Việc phân tích kết quả huy động vốn của Ngân hàng, để thấy rõ thêm hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Quận Cái Răng, ta xem xét các chỉ số sau đây: 42 Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank Quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính 2011 2012 2013 Vốn huy động Triệu đồng 320.613 388.121 504.437 Vốn điều chuyển Triệu đồng 60.945 31.873 9.171 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 381.558 419.994 513.608 Dư nợ Triệu đồng 363.087 400.535 446.260 Chi phí huy động vốn Triệu đồng 43.418 44.360 37.704 Tiền gửi của tổ chức kinh tế Triệu đồng 15.302 24.109 57.710 Tiền gửi của dân cư Triệu đồng 286.218 321.060 398.121 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 84,03 92,41 98,21 Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn % 15,97 7,59 1,79 Lần 1,13 1,03 0,88 Tiền gửi của dân cư/Vốn huy động % 89,27 82,72 78,92 Tiền gửi của TCKT/Vốn huy động % 4,77 6,21 11,44 Chi phí huy động vốn/VHĐ % 13,54 11,43 7,47 Dư nợ/Vốn huy động (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)  Vốn huy động/Tổng nguồn vốn qua 3 năm 2011 – 2013 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu dựa vào vốn huy động, vì vậy vốn huy động phải chiếm tỷ trọng khoảng 70 – 80% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì mới tốt. Qua bảng 4.11 ta thấy vốn huy động của Agribank Quận Cái Răng trong giai đoạn 2011 – 2013 luôn chiếm trên 80% trên tổng nguồn vốn. Với tỷ lệ cao như vậy cho thấy được hoạt động huy động vốn của Chi nhánh rất được chú trọng và đạt hiệu quả. Bênh cạnh đó cũng thấy rỏ được năng lực của Cán bộ ngân hàng trong công tác tư vấn tuyên truyền để đạt được kết quả tốt.  Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn qua 3 năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở như thế nào. Tỷ trọng này càng thấp thì càng thể hiện được vị thế, tính độc lập cao của Chi nhánh. Tỷ trọng vốn điều chuyển trên tổng vốn huy động của NHNo&PTNT Quận Cái Răng trong giai đoạn 2011 – 2013 điều nhỏ hơn 20% và có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ được khả năng độc lập của Ngân hàng với Hội sở, Ngân hàng có thể linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, tạo được nền tảng vững chắc trên thương trường với nhiều sự cạnh tranh của các đối thủ. Đồng thời nâng cao nguồn vốn huy động thực sự là tiền đề cho sự gia tăng lợi nhuận của ngân hàng vì khi sử dụng vốn điều chuyển ngân hàng phải chịu lãi suất điều hòa vốn khá cao. 43  Dư nợ/Vốn huy động qua 3 năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng như hiệu quả sử dụng vốn đối với một đồng vốn huy động, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt. Cụ thể là nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn không tốt, không phục vụ đủ nhu cầu cho vay và đầu tư, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì chứng tỏa ngân hàng sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả. Qua bảng 4.9 ta thấy trong 2 năm 2011 và 2012 việc huy động vốn của ngân hàng thấp hơn so với nhu cầu vốn vay của khách hàng nên chỉ số này lớn hơn 1 cụ thể năm 2011 là 1,13 lần có nghĩa là tỷ lệ tham gia vốn huy động bằng tiền gửi vào dư nợ, cứ 1,13 đồng dư nợ thì chỉ có 1 đồng vốn huy động. Năm 2012 cứ 1,03 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường nên Ngân hàng Hội sở đã điều chuyển vốn để Ngân hàng chi nhánh hoạt động. Đến năm 2013 tình hình huy động vốn tốt hơn nhiều so với 2 năm trước nên chỉ số này dưới 1 cụ thể là 0,88 lần. Điều này lại ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận cho ngân hàng, bởi ngân hàng chưa tận dụng tối đa hết nguồn vốn huy động của mình để cho vay bênh cạnh đó phải bỏ ra chi phí cho việc huy động. Vì vậy bênh cạnh việc tăng cường khả năng huy động vốn thì tăng cường hoạt động tín dụng là một việc làm cấp thiết để giúp nguồn vốn không bị ứ động  Tiền gửi của dân cư/Vốn huy động qua 3 năm 2011 – 2013 Tiền gửi của dân cư là loại tiền gửi chính của ngân hàng vì thế qua 3 năm lượng tiền gửi này ngày càng tăng là một dấu hiệu đáng mừng. Tỷ trọng tiền gửi của dân cư trên nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm trên 75% qua 3 năm điều này cho thấy công tác huy động tiền gửi của dân cư tương đối tốt. Nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm một phần là do tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng cao hơn. Mặt khác là do sự cạnh tranh khóc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp thu hút khách hàng hơn nửa để tăng lượng tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi của tổ chức kinh tế/Vốn huy động qua 3 năm 2011 – 2013 Ngân hàng được xem là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp và trong công tác thanh toán của ngân hàng. Việc thanh toán qua ngân hàng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và giảm chi phí. Do đó các doanh nghiệp chủ động gửi lượng tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để thực hiện công tác trên hiệu quả hơn và để hưởng được lợi nhuận từ lãi suất trong thời gian nhàn rỗi. Tuy nhiên, nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng, vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra bất cứ lúc nào khi cần thiết. Vì vậy Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh của mình. Trong 3 năm 2011- 2013 chỉ số này có xu hướng tăng. Điều này cho thấy Ngân hàng ngày càng tốt hơn trong công tác huy động vốn đối với loại tiền gửi này. Tuy vậy nó vẫn chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Do đó, để huy động tốt 44 nguồn vốn này, Agribank Quận Cái Răng cần có những chính sách thích hợp để khai thác tốt hơn nguồn vốn có chi phí thấp này.  Chi phí vốn huy động/Tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm 2011 – 2013 Tỷ trọng chi phí vốn huy động trên tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tương đối thấp và có xu hướng giảm rõ rệt trong 3 năm qua. Điều này là khá tốt giúp cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Tỷ trọng này giảm.là do ngân hàng có những chính sách huy động vốn hợp lý nên nguồn vốn huy động ngày càng tăng, bênh cạnh đó việc giảm lãi suất huy động vốn của ngân hàng theo chính sách hạ trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, lãi suất giảm nên dẫn đến chi phí dùng để chi trả lãi cũng giảm theo. Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Agribank Quận Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Đơn vị tính 2012 2013 2014 Vốn huy động Triệu đồng 358.154 435.463 587.811 Vốn điều chuyển Triệu đồng 58.250 31.011 794 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 416.404 466.474 588.605 Dư nợ Triệu đồng 388.678 431.313 437.298 Chi phí huy động vốn Triệu đồng 25.828 17.019 17.531 Tiền gửi của tổ chức kinh tế Triệu đồng 14.752 16.621 89.914 Tiền gửi của dân cư Triệu đồng 288.482 362.485 444.937 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 86,01 93,35 99,87 Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn % 13,99 6,65 0,13 Lần 1,09 0,99 0,74 Tiền gửi của dân cư/Vốn huy động % 80,55 83,24 75,69 Tiền gửi của TCKT/Vốn huy động % 4,12 3,82 15,30 Chi phí huy động vốn/VHĐ % 7,21 3,91 2,98 Dư nợ/Vốn huy động (Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)  Vốn huy động/Tổng nguồn vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng qua các năm. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn huy động trên tổng nguồn vốn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 của ngân hàng là khá cao chiếm trên 85% trong tổng cơ cấu nguồn vốn và có chiều hướng tăng lên. Điều này cho thấy Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động và thường xuyên điều chỉnh mức lãi suất huy động cho phù hợp với từng thời điểm, đồng thời giữ vững uy tính của mình 45 đối với khách hàng củ và tiếp cận lượng khách hàng mới từ mọi thành phần kinh tế.  Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 Qua bảng 4.12 ta thấy tỷ trọng vốn điều chuyển thấp hơn 15% trên tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm rất mạnh trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014. Cho thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tăng trưởng qua các năm, chất lượng ngày càng được khẳng định nên góp phần giảm tỷ trọng vốn điều chuyển của Hội sở.  Dư nợ/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ số dư nợ trên vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2012 là 1,09, cứ 1,17 đồng dư nợ thì chỉ có 1 đồng vốn huy động. Nguồn vốn huy động còn thấp hơn so với dư nợ, con số này tuy lớn hơn 1 nhưng không nhiều, chứng tỏ được sự cố gắng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng rất cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013 là 0,99 gần bằng một cho thấy ngân hàng đã cân đối được nguồn vốn huy động và dư nợ. 6 tháng đầu năm 2014 thì chỉ số này chỉ còn 0,74, điều này cho thấy Ngân hàng còn ứ động vốn nhiều cần tăng cường hơn nửa hoạt động cho vay để giảm bớt lượng tiền nhàn rỗi.  Tiền gửi của dân cư/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi của dân cư trên vốn huy động của ngân hàng có chiều hướng giảm trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 nhưng tỷ lệ của nó rất cao hơn 75%. Nguyên nhân đạt được là do chính sách của ngân hàng phù hợp trong công tác huy động vốn cũng như có nhiều biện pháp thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt được kết quả khá đồng bộ, nguồn vốn nhàn rỗi được Ngân hàng khai thác khá tốt.  Tiền gửi của tổ chức kinh tế/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 Các tổ chức kinh tế mở tiền gửi thanh toán nhằm giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng, chi trả thuận tiện và ít tốn kém hơn. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế trên vốn huy động giảm điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng đối với loại tiền gửi này còn hạn chế. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng vẫn chưa đa dạng nên lượng tiền gửi thanh toán trong giai đoạn này giảm vì vậy làm cho chỉ số này giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì tỷ số này tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ số này tăng cho thấy việc huy động vốn của ngân hàng đã được cải thiện. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với ngân hàng .Việc giữ vững và nâng cao hơn nửa tỷ trọng này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng. 46  Chi phí vốn huy động/Tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 Qua bảng 4.12 ta thấy chi phí vốn huy động trên tổng nguồn vốn huy động của Agribank Quận Cái Răng có tỷ trọng rất thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Điều này cho thấy chi phí mà ngân hàng bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí của ngân hàng là rất thấp góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. 47 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 5.1 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG Ngân hàng vẫn sử dụng vốn điều chuyển để phục vụ các hoạt động tại Chi nhánh. Nguồn vốn điều chuyển mặc dù giảm mạnh qua các năm tuy nhiên nó vẫn còn là một yếu tố làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải tăng cường vốn huy động bằng tiền gửi để chủ động hơn cho công tác hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Việc phát hành giấy tờ có giá còn hạn chế, nguồn vốn huy động này còn tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi nhằm tăng lượng vốn này đảm bảo cho nhu cầu vốn tín dụng của ngân hàng. Sản phẩm huy động vốn của Agribank so với các ngân hàng thương mại khác vẫn chưa phong phú, đa dạng, kém linh hoạt. Các sản phẩm dịch vụ mang tính công nghệ cao như: SMS banking, Internetbanking, v.v. Đối với Quận Cái Răng vẫn chưa phát huy được hết ưu điểm của nó, do người dân trên địa bàn chủ yếu là nông dân nên trình độ học vấn còn hạn chế, chưa thật sự chủ động các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Một số Chi nhánh vẫn còn thiếu chủ động trong công tác nguồn vốn, phong cách giao dịch của một bộ phận cán bộ chưa thật sự đổi mới, công tác tiếp thị huy động vốn còn nhiều hạn chế và thiếu chuyên nghiệp, nhiều cán bộ chưa hiểu hết các sản phẩm dịch vụ nên việc tiếp thị còn hạn chế. Việc huy động đối với tiền gửi trung hạn, dày hạn và tiền gửi ngoại tệ còn thấp. Ngoài ra thói quen tích trữ vàng của người dân từ xưa đến nay đã tạo sự khó khăn cho công cuộc huy động vốn của ngân hàng. Agribank Quận Cái Răng không có vị trí địa lý thuận lợi nên khó khăn cho việc đi lại và giao dịch của khách hàng. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG. 5.2.1 Đa dạng hóa phương thức huy động vốn. Nhằm tăng cường nguồn vốn huy động ngân hàng cần đa dạng hoá các phương thức huy động vốn để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Nguồn vốn huy động chủ yếu của Agribank Quận Cái Răng là tiền gửi tiết kiệm vì vậy ngoài việc nâng cao các hình thức huy động củ như: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng .v.v. Ngân hàng cần triển khai và đưa ra các hình thức huy động vốn mới như: tiết kiệm mua sắm tài sản có giá trị cao, tiết kiệm xây dựng nhà ở .v.v. Nhằm thu hút được lượng tiền gửi nhiều hơn. Bênh cạnh đó ngân hàng cần đẩy mạnh các chương trình khuyến mãy như: rút thăm trúng thưởng vàng và xe, cộng điểm, cộng lãi suất huy động để thu hút khách hàng. 48 Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ thẻ, cung cấp các loại thẻ phục vụ cho nhu cầu thanh toán nội địa cũng như quốc tế tăng cường những lợi ích thanh toán của thẻ. Ngoài các hình thức huy động vốn bằng VNĐ ngân hàng cần mở rộng các hình thức huy động vốn bằng ngoại tệ, nhận tiền gửi bằng một số ngoại tệ mạnh khác ngoài USD và nhận tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ. Cần huy động thêm vàng và các tài sản có tính thanh khoản cao khác, thực hiện huy động với nhiều kỳ hạn khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn, đó cũng là một giải pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế. 5.2.2 Tăng cường công tác tiếp thị, khuyến mãi đối với khách hàng. Cần tổ chức quảng bá, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: tạp chí, sách, báo, truyền hình, intrenet…Tổ chức việc giao dịch và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả và khoa học, cho khách hàng thấy được sự thân thiện, tận tình và văn minh để tạo nên phong cách riêng của chi nhánh và văn hóa riêng biệt đối với các ngân hàng khác. Công khai các thông tin tài chính như lãi suất, các thông tin khuyến mãi cũng như chính sách ưu đãi cho khách hàng để khách hàng tiện theo dõi. Tổ chức các chương trình khuyến mãi vào các ngày lễ lớn với những phần quà bất ngờ và giá trị. Khi đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới nên có những chương trình khuyến mãi dành riêng cho sản phẩm đó và có chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng thành phần khách hàng của chi nhánh. Điều tra sở thích và thị hiếu tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng, phân công trách nhiệm cho một bộ phận chuyên trách như phòng kế hoạch để lên kế hoạch cụ thể cho chương trình khuyến mãi. 5.2.3 Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng Ngân hàng cần có một bộ phận chuyên trách về vấn đề nghiên cứu những nhu cầu của khách hàng để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Theo dõi sự thay đổi của các ngân hàng cạnh tranh để có cách nhìn mới hơn phục vụ cho khách hàng của chi nhánh Khảo sát nhu cầu của khách hàng từng đợt một để đưa ra được chiến lược mới cũng như phương hướng mới cho việc huy động vốn. Tạo một môi trường hợp tác vui vẻ, cởi mở giữa những người trực tiếp giao dịch với khách hàng. Cần mở một số buổi hội thảo vào định kỳ để có thể tham khảo ý kiến đóng góp của khách hang cho sự phát triển của Chi nhánh. 5.2.4 Đẩy mạnh quá trình huy động vốn Nguồn vốn huy động có dấu hiệu tăng qua các năm nhưng việc huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế chưa khai thác hết lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Vì vậy, ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động cũng 49 như nâng cao giá trị các giải thưởng cho khách hàng vì khách hàng chủ yếu của ngân hàng là nông dân và những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ họ chỉ thích những sản phẩm tiết kiệm triền thống như tiết kiệm dự thưởng nếu tăng giá trị giảy thưởng sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn cũng như tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Đối với nguồn vốn huy động trung và dày hạn còn hạn chế, ngân hàng cần có những chính sách huy động như cộng điểm, cộng lãi suất cho khách hàng gửi tiền có thời gian dày và những khách hàng rút vốn đúng hạn, mở thêm các chương trình khuyến mãi rút thăm trúng thưởng với nhiều phần quà hấp dẫn để thu hút nguồn vốn này. Cần tuyên truyền phổ biến rộng rãi hơn nữa những lợi ít khi nắm giữ giấy tờ có giá đến người dân. Cũng như áp dụng mức lãi suất hấp dẫn và các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng đầu tư vào giấy tờ có giá của ngân hàng. 5.2.5 Nâng cao công nghệ ngân hàng Theo xu hướng phát triển hiện nay, để cạnh tranh lâu dày với các ngân hàng trong nước và cả nước ngoài thì vấn đề hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cũng rất cần chú trọng. Đây cũng là mục tiêu chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng. Xem xét thay đổi các thiết bị lỗi thời, thay vào đó là các thiết bị hiện đại nhất đẩy mạnh tốc độ làm việc của nhân viên, tối thiểu hóa thời gian cho ngân hàng và khách hàng để tăng số lượng giao dịch nhiều hơn. Đầu tư các thiết bị hiện đại cùng với Internet cung cấp các giao dịch tại nhà cho khách hàng. Mỗi nhân viên ngân hàng phải thường xuyên học hỏi thực hành mới, được kiểm tra quá trình sử dụng công nghệ hiện đại, thường xuyên tự tiềm hiểu công nghệ mới. Máy móc phục vụ cho dịch vụ thanh toán phải thường xuyên kiểm tra sửa đổi kiệp thời. 50 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua những phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng cho thấy hoạt động huy động vốn trong thời gian qua luôn đạt hiệu quả, nguồn vốn huy động năm sau luôn lớn hơn năm trước trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là nguồn vốn huy động có kỳ hạn và chủ yếu là tiền gửi của dân cư. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh với các tổ chức tín dụng khác nhìn chung có nhiều ưu thế hơn vì đây là một Ngân hàng Thương mại Nhà nước nên được sự tin tưởng của người dân nhiều hơn. Tuy hoạt động huy động vốn mỗi năm đìu tăng nhưng Chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng được thành lập và cạnh tranh gay gắt, chi phí lãi vẫn còn cao, bộ phận tiếp thị còn nhiều hạn chế, vị trí địa lý không được thuận lợi…. Do đó Ngân hàng cần thực hiện nhiều biện pháp tích cực để khắc phục những khó khăn hiện tại và thúc đẩy ngân hàng ngày càng phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ Hội sở. Từ đó, ngân hàng phải chịu một khoản chi phí cao cho việc sử dụng loại vốn này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng nguồn vốn này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 đìu này cho thấy ngân hàng đang ngày càng hoàn thiện công tác huy động vốn của mình giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động cho vay. Tình hình huy động vốn của ngân hàng là khá tốt trong giai đoạn 20116 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là có kỳ hạn nhưng kỳ hạn không dài. Điều này làm cho ngân hàng mất đi cơ hội đầu tư sinh lời trong dài hạn. Việc đánh giá công tác huy động vốn cho thấy ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả. Ngân hàng nên tập trung hơn nữa vào việc cân đối giữa vốn huy động được với cho vay đầu tư của ngân hàng. Đồng thời cũng quan tâm tới việc hợp lý giữa kỳ hạn cho vay với kỳ hạn huy động được để tránh rủi ro. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước cần có một chính sách tiền tệ ổn định điều hành một cách linh hoạt, kiệp thời, chính sách lãi suất phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường. Cần tăng cường vai trò điều hành thông qua các kênh lãi suất cơ bản, lãi suất chiếc khấu, lãi suất tái cấp vốn thông qua các thông tư, nghị quyết phù hợp để ổn định thị trường tiền tệ. 51 Ngân hàng Nhà nước cần tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng với nhau. Tăng cường các hoạt động thanh tra, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận trong kinh doanh và các hiện tượng vượt rào lãi suất. Giữ vững ổn định thị trường vàng, tỷ giá hối đoái, hạn chế lạm phát ở con số thấp nhất nhằm nâng cao đồng VNĐ. Luôn hướng mọi người tích lũy và gửi tiền vào ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm hơn nửa đến chính sách tỷ giá nhằm ổn định tỷ giá tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mạy thu hút lượng tiền gửi bằng ngoại tệ. 6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở Cho phép Chi nhánh chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất huy động để phù hợp với tình hình lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, đảm bảo tính cạnh tranh hiệu quả. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo các nghiệp vụ chuyên sâu, củng cố và phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chi nhánh, ứng dụng thực tế sâu cho các khóa huấn luyện, đào tạo. Nên có những chính sách khen thưởng đối với các chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như các cán bộ công nhân viên có thành tích tốt để phát huy tinh thần trách nhiệm. Mở rộng thêm mạng lưới các phòng giao dịch, chi nhánh đặc biệt ở nơi có nhiều tiềm năng phát triển, ở những khu vực vùng xâu, vùng xa để khai thác tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Chi nhánh thông qua việc hỗ trợ kinh phí, công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho các nghiệp vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có khoản lãi suất ưu đãi cho các Chi nhánh trong việc điều chuyển vốn từ Hội sở. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2007. Bài giãng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Bài giãng Tiền tệ - Ngân hàng, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt, 2007. Quản Trị Ngân Hàng Thương mại, Trường Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Lê Quỳnh, 2008. Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTM cổ phần Phương Đông chi nhánh tây đô, Đại học cần Thơ. 5. Các báo cáo tài chính và bản cân đối chi tiết của NHNo & PTNT Quận Cái Răng từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. 53 [...]... sở phân tích tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn tại Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014 - Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng - Đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại NHNo&PTNT Quận. .. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG Trụ sở chính của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng đặt tại số 106/4 đường Võ Tánh, phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Cái Răng là một trong tám Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Cần Thơ, được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT... đoạn này nợ xấu của ngân hàng tăng lên nên khoản trích dự phòng rủi ro của Ngân hàng tăng làm cho lợi nhuận giảm 22 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn đóng vay trò hết sức quan trọng Một Ngân hàng muốn đứng vững... nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng  Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Vốn huy động Vốn huy động/ tổng NV = Tổng nguồn vốn 7 x 100% Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng Đối với NHTM chỉ số này càng cao cho thấy hoạt động của ngân hàng càng hiệu quả  Chi phí vốn huy động / Tổng vốn huy động Chi phí vốn huy động x 100% Chi phí vốn HĐ/tổng vốn HĐ... nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam huy n Châu Thành (tên gọi trước kia của Quận Cái Răng) Tên gọi đầu tiên khi thành lập là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huy n Châu Thành - Đến ngày 14/11/1990 theo Quyết định số 400/CP của Chính phủ Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huy n Châu thành được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huy n Châu Thành - Đến ngày 25/11/1996 Ngân hàng Nông nghiệp huy n... toán  Dư nợ /vốn huy động Dư nợ Dư nợ /vốn huy động = x 100% Vốn huy động Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động  Chi phí vốn huy động/ Tổng chi phí Chi phí vốn huy động x 100% = Chi phí VHĐ/tổng chi phí Tổng chi phí Đánh giá chi phí mà ngân hàng bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng... Cái Răng) Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm Nguồn vốn của NHNo&PTNT Quận Cái Răng gồm 2 bộ phận chính là: vốn huy động và vốn điều chuyển, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và liên tục tăng qua các năm đó là nguyên nhân làm cho nguồn vốn của Ngân hàng tăng 23  Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động. .. gửi tiền vào Ngân hàng vừa an toàn vừa tăng thêm thu nhập Nguồn vốn huy động ngày càng tăng là một dấu hiệu đáng mừng của Ngân hàng cho thấy Ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong công tác huy động vốn giúp quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thuận lợi hơn Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động bằng tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá  Vốn huy động bằng... NHNo&PTNT Quận Cái Răng nếu chỉ sử dụng vốn để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vay vốn của khách hàng Ngoài vốn huy động tại chổ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển Vốn điều chuyển ở Chi nhánh theo từng thời kỳ luôn có sự chuyển biến khác nhau và phụ thuộc vào tình hình huy động vốn của Ngân hàng, khi thiếu vốn kinh doanh sau khi kiểm tra số dư tại quỹ và Chi... hàng và giúp Ngân hàng giảm chi phí huy động vốn do việc phát hành giấy tờ có giá tốn nhiều chi phí 26 26,18  Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà khi thiếu vốn Ngân hàng Hội sở sẽ điều chuyển suốn cho Chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng Đây là nguồn vốn không ổn định nếu Ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển thì hoạt động Ngân hàng sẽ rất thụ động Nguồn

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan