Sức mạnh mềm văn hóa của trung quốc ở nhật bản và hàn quốc

9 295 2
Sức mạnh mềm văn hóa của trung quốc ở nhật bản và hàn quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

... ca Trung Quc Cỏc cuc giao lu gia cỏc t chc thiu niờn hai nc cng c t chc sụi ni Chớnh ph Trung Quc cho phộp cỏc on du lch Hn Quc c t vo Trung Quc tham quan So vi nm 1992, s ngi Hn Quc sang Trung. .. trng i hc cú khoa hoc ngnh Trung Quc hc, hn 1.000 trng ph thụng trung hc ging dy ting Trung Quc vi t cỏch l ngoi ng Mi nm, vo thỏng 3, 9, 11, cú cuc thi Nng lc ting Trung c t chc Hn Quc Nm 2006,... õy li chớnh l iu m Trung Quc ang tỡm tũi hng i v cũn phi vt qua rt nhiu th thỏch tng cng sc mnh mm húa ca Trung Quc hi ngoi, Trung Quc khụng th khụng tng cng s phn vinh húa Trung Quc Ti i hi

Nghiªn cøu khoa häc V¨n hãa søc m¹nh mÒm v¨n hãa cña trung quèc ë nhËt b¶n vµ hµn quèc* PH¹M HåNG TH¸I** Tóm tắt: Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm tăng cường sức mạnh mềm văn hóa và coi đó như một bộ phận cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia. Cũng do vậy, việc đầu tư phát triển và quảng bá sức mạnh mềm văn hóa ra hải ngoại tạo nên ấn tượng tốt đẹp về Trung Quốc được coi là một trong những chiến lược trọng tâm phát triển đất nước. Trên thực tế nhiều năm qua, sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc ở hải ngoại đã thu được những kết quả nhất định, song cũng đang đứng trước không ít thách thức, khó khăn. Bài viết phân tích về tác động của sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại hai quốc gia láng giềng là Hàn Quốc và Nhật Bản. Từ khóa: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Sức mạnh mềm văn hóa rong thập niên gần đây, Chính phủ Trung Quốc ngày càng chú trọng gia tăng sức mạnh mềm văn hóa TrungQuốc ở hải ngoại. Thông*qua chính sách chấn hưng văn hóa, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa trong nước, xúc tiến truyền bá văn hóa ra*nước ngoài, Trung**Quốc muốn truyền tải ra thế giới thông điệp về hình ảnh một đất nước Trung Quốc thân thiện, át đi nỗi lo về "mối đe dọa Trung Quốc", đang dấy lên trong dư luận quốc tế. Kết hợp sức mạnh mềm, nhất là sức mạnh văn hóa với sức mạnh cứng về kinh tế và quân sự, Trung Quốc muốn kiến tạo sức mạnh tổng hợp để vươn lên mạnh mẽ trong thế kỷ XXI với tư thế cường quốc hàng đầu thế giới. Trên thực tế, từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 (10/2007), Trung Quốc đã coi sức mạnh mềm văn hóa là một bộ phận cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia và chủ động đầu tư xây dựng, quảng bá ra hải ngoại, coi đây là một trong những trọng tâm chiến lược phát triển1. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc – hai quốc gia láng giềng có liên hệ gần gũi đặc biệt với Trung Quốc về lịch sử văn hóa, sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc đã phần nào phát huy tác dụng trong việc nâng cao thiện cảm về Trung Quốc. Tuy nhiên, sự quảng bá sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại hai quốc gia này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được, trong phạm vi bài viết ngắn này, chúng tôi nêu và phân tích một số kết quả bước đầu và những trở ngại của Trung Quốc trong quá trình thực hiện chiến lực gia tăng sức mạnh mềm tại Nhật Bản và Hàn Quốc 1. Những kết quả bước đầu Có thể thấy, với sự phát triển ngoạn mục của kinh tế cùng những nỗ lực quảng bá văn hóa, hình ảnh của Trung Quốc đã dần được cải thiện ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong hơn * 1 T Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Nghiên cứu khoa học cơ bản (NAFOSTED), Mã số: V1.2-2010.01 ** PGS, TS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 童 倩 , 中国 の ソ フト パワ ー 戦 略 の 強 み と弱 み , www.mofa.go.jp/mofaj/press/pr/gaikou/vol3/pdfs/gaikou_ vol3_10.pdf 45 Nghiªn cøu khoa häc hai thập niên vừa qua, tuy có lúc biến động thăng trầm. Trái với xu hướng giảm sút rõ rệt của lưu học sinh Nhật Bản đến Mỹ học tập2, số học sinh Nhật Bản tìm đến học tập tại Trung Quốc từ những năm cuối thập niên 1990 đến nay lại có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu của Hội đồng Giáo dục Nhật Bản, số học sinh Nhật Bản đến học tại Trung Quốc năm 1994 mới ở mức 5.055 người, chiếm 9,2% tổng số học sinh Nhật Bản lưu học ở hải ngoại. Thế nhưng đến năm 2006, lượng lưu học sinh Nhật Bản tại Trung Quốc đã tăng lên mức 18.363 người, chiếm 24% tổng số lưu học sinh Nhật Bản ở hải ngoại. Nhân dân Nhật Báo bản tiếng Nhật (人民網) cũng cho biết, trong năm tài khóa 2010, Chính phủ Trung Quốc còn dành hơn 140 xuất học bổng cho lưu học sinh Nhật Bản tại nước này 3 . Sự gia tăng số lượng học sinh Nhật Bản đến Trung Quốc học tập không còn là hiện tượng cá biệt mà là phổ biến, phản ánh hình ảnh Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể trên trường quốc tế. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2001 mới có khoảng 6 vạn lưu học sinh các nước học tập tại Trung Quốc; đến năm 2011 con số này lên đến 29 vạn, tăng 10% so với năm 20104. Về du lịch, trong hai thập kỷ vừa qua, khách Nhật Bản đến thăm quan Trung Quốc 2 Theo thống kê của Hội đồng thanh tra thuộc Bộ Văn hóa, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản thì số học sinh Nhật Bản đến Mỹ để học tập năm 1994 là 42.843 người, chiếm 78% lưu học sinh Nhật Bản. Tuy nhiên đến năm 2006, con số này chỉ còn 35.282 người tỉ lệ giảm xuống còn 46%. Theo báo cáo của Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ năm 2009, số lưu học sinh Nhật Bản tại Mỹ có 29.264 người trong niên khóa 2008-2009, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước. 人民網日本語版」2010 年 8 月 26 日. 在中留学生を利用、ソフトパワー強化を図る中国 ―海外メディア:2013 年 6 月 2 日 21 時 46 分, http://www.recordchina.co.jp/group.php?groupid =72871. 3 4 46 với số lượng rất đông. Theo thống kê của China Travel Agency, lượng khách du lịch Nhật Bản đến Trung Quốc từ năm 2007 đến nay luôn đứng vị trí thứ hai sau Hàn Quốc (có năm vươn lên vị trí thứ nhất) với số lượng khá ổn định, khoảng hơn 3 triệu lượt (năm 2011 là 3.658.200 lượt). Trong lúc đó, lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Nhật Bản cũng gia tăng và luôn giữ vị trí thứ 3 sau Hàn Quốc và Đài Loan5. Khách du lịch Nhật Bản tại Trung Quốc rất thích những địa danh văn hóa lịch sử như Vạn lí trường thành, các di tích cung điện và những cảnh quan thiên nhiên, những di tích văn hóa nổi tiếng có bề dày lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc. Điều này có chút khác biệt với việc họ thích tham quan những nơi đóng các bộ phim nổi tiếng khi đến Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc năm 2004, có 130 trường đại học Trung Quốc và 120 trường đại học Hàn Quốc kí kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi giáo sư và sinh viên. Năm 2006, đã có 54.000 lưu học sinh Hàn Quốc tại Trung Quốc, chiếm 38% tổng số lưu học sinh tại Trung Quốc và giữ vị trí một trong những nước có số lưu học sinh đông nhất. Năm 2009, con số lưu học sinh Hàn Quốc tại Trung Quốc tăng lên đến 66.800 người 6 . Cùng với số sinh viên, ngay từ năm 2006 đã có khoảng 400.000 người Hàn sống thường xuyên tại Trung Quốc để làm các công việc kinh doanh. Hàng tuần có tới 670 chuyến bay nối liền 6 thành phố của Hàn Quốc và 5 Năm 2012, lượng khách du lịch tại Nhật Bản đến từ Trung Quốc là 1.429.855 người, đến từ Hàn Quốc là 2.049.244 người, đến từ Đài Loan là 1.466.688 người chiếm 58% tổng lượng du khách quốc tế đến Nhật Bản. http://en.wikipedia.org/wiki/Tourism_in_Japan 6 Yonhap New Agency, Chinese Students Rides Korean Waves to S.Korea, http://english.yonhapnews.co.kr/n _feature/2010/09/15/22/4901000000AEN2010091500940 0315F.HTML. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc 30 thành phố của Trung Quốc 7 .Các cuộc giao lưu giữa các tổ chức thanh thiếu niên hai nước cũng được tổ chức sôi nổi. Chính phủ Trung Quốc cho phép các đoàn du lịch Hàn Quốc được tự do vào Trung Quốc tham quan. So với năm 1992, số người Hàn Quốc sang Trung Quốc trong năm 2005 đạt hơn 4,2 triệu người, gấp 47 lần. Đến năm 2010, số người Hàn Quốc đã từng đến Trung Quốc lên tới 6.000.000. Cùng với sự phát triển của mạng lưới Học viện Khổng Tử, trào lưu học tiếng Trung Quốc cũng đã xuất hiện tại Hàn Quốc. Năm 2008, có hơn 300 ngàn người Hàn Quốc đang học tiếng Trung, 131 trường đại học có khoa hoặc ngành Trung Quốc học, hơn 1.000 trường phổ thông trung học giảng dạy tiếng Trung Quốc với tư cách là ngoại ngữ 2. Mỗi năm, vào tháng 3, 9, 11, có 3 cuộc thi Năng lực tiếng Trung được tổ chức ở Hàn Quốc. Năm 2006, trong tổng số 162 nghìn thí sinh thi năng lực tiếng Trung Quốc trên toàn thế giới, thí sinh người Hàn Quốc chiếm tới 61%. Có thể thấy, trong những năm đầu thế kỷ XXI, sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Hàn Quốc và Nhật Bản đã có những tác động tích cực rõ nét. Một cuộc thăm dò ý kiến do Cơ quan Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành vào tháng 7 và tháng 8/2003 cho thấy vào giai đoạn này hình ảnh của Trung Quốc nhìn chung là tích cực ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Đa số những người được hỏi ý kiến - 54% ở Nhật Bản và 68% ở Hàn Quốc - hoàn toàn có thiện chí với Trung Quốc. Người Nhật Bản và Hàn Quốc coi Trung Quốc là nước có ảnh hưởng nhất trong 5 đến 10 năm tới. 2/3 (67%) người Hàn Quốc coi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc có tác động tích cực đến nền 7 China.org.cn by Li Xiaohua, November 22, 2006. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 kinh tế của nước mình. Công chúng Nhật Bản tuy bị chia rẽ về vấn đề này, nhưng cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều coi Trung Quốc là góp phần vào ổn định và hòa bình ở khu vực Đông Á8. Năm 2011, trước thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ở Nhật Bản, Trung Quốc là nước đầu tiên gửi đội cứu hộ ở cấp quốc gia đến trợ giúp các nạn nhân cùng với những nỗ lực chia sẻ và cảm thông những khó khăn của người dân vùng bị nạn và điều này đã tạo nên những ấn tượng tốt đẹp về Trung Quốc đối với người dân Nhật Bản. Đáng chú ý là sự hình thành và lan tỏa sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như Châu Á trong thời gian vừa qua xuất phát không chỉ từ những giá trị văn hóa, tư tưởng truyền thống của Trung Quốc. Những thành tựu phát triển kinh tế ngoạn mục của nước này kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên những nguồn cảm hứng sâu sắc đối với Trung Quốc. Chỉ qua hơn 3 thập niên, từ một nền kinh tế trì trệ, ốm yếu, được vận hành theo mô hình chỉ huy quan liêu bao cấp, Trung Quốc đã mạnh mẽ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Liên tục từ đó đến nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục với tốc độ tăng GDP trung bình trên 9%/năm; có năm tốc độ tăng trưởng đạt 2 con số - một hiện tượng tương tự như quá trình phát triển thần kỳ mà Nhật Bản đã đạt được trong những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Điều ấn tượng hơn cả là đến năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới. Các nhà phân tích còn dự đoán, Trung Quốc rất có thể sẽ thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 8 Thông tấn xã Việt Nam, “Trung Quốc phát triển quyền lực mềm và tác động đối với chính sách của Mỹ ở châu Á”, Tin tham khảo chủ nhật ngày 07/03/2005. 47 Nghiªn cøu khoa häc thế giới trong khoảng 3 - 5 năm tới9. Càng ấn tượng hơn khi sự phát triển của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng trầm trọng kéo dài, kể cả các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU. Sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc đóng vai trò tích cực to lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn phụ thuộc rất nhiều vào thị trưởng quốc tế, đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người Nhật và người Hàn trên cơ sở hợp tác đầu tư thương mại với Trung Quốc; hàng hóa Made in China ngày càng chiếm lĩnh thị trường 2 quốc gia láng giềng với giá rẻ, chất lượng từng bước được nâng cao và mẫu mã hấp dẫn. Cũng nhờ đó, ấn tượng Trung Quốc đang đi vào từng gia đình người dân Nhật Bản và Hàn Quốc khiến cho sự hình dung về một đất nước Trung Quốc được cải thiện so với trước đây. 2. Những trở ngại, thách thức Ngày 14/10/2011, Nhật Báo Trung Quốc (bản tiếng Anh) đã cho công bố kết quả điều tra định kỳ về hình ảnh quốc gia do công ty Anholt - GFK Roper tiến hành định kỳ ở 50 nước trên thế giới. Cuộc điều tra này đã đưa ra bảng xếp hạng các nước theo thương hiệu quốc gia dựa trên kết quả điều tra 6 hạng mục là: Xuất khẩu (chế phẩm, dịch vụ), Chính phủ (tính hiệu quả, công bằng và dân chủ...), Văn hóa (nghệ thuật, thể thao, giải trí..), Tư chất quốc dân (giáo dục, thẩm quyền..), Du lịch (tự nhiên và sức cuốn hút của các vật phẩm chế tác..), Đầu tư (sức hấp dẫn của đầu tư, tình trạng chính trị xã hội...). Trong cuộc điều tra này, Trung Quốc xếp vị trí thứ 22, tăng lên 4 bậc so với kết quả điều tra năm 2008 (vị trí 26). Đối với Trung Quốc, 9 David Gardner, The Age of America Ends in 2016:IMF Predicts the Year China’s Economy will surpass U.S, http://www.dailymail.co.uk/news/article-1380486/TheAge-America-ends-2016-IMF-predicts-year-Chinaseconomy-surpass-US.html. 48 điểm đánh giá cao nhất là văn hóa, điểm thấp nhất là chính trị. Có 5 quốc gia được xếp hạng cao nhất theo trình tự là Mỹ, Đức, Anh, Pháp và Nhật Bản. Tuy nhiên, những kết quả điều tra trong những năm gần đây như vừa đề cập trên lại không phản ánh đúng thực trạng tác động của sức mạnh mềm của Trung Quốc tại 2 quốc gia mà chúng ta đang đánh giá. Sự ngưỡng mộ của người dân Hàn Quốc, nhất là người dân Nhật Bản đối với Trung Quốc không tăng mà có chiều hướng giảm đi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thâm nhập khó khăn, thậm chí xuất hiện xu hướng giảm sút lòng yêu mến, sự ngưỡng mộ Trung Quốc tại hai quốc gia láng giềng gần này? Trước hết là sự chênh lệch về phát triển xã hội. Phân tích ảnh hưởng của sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Hàn Quốc và Trung Quốc ta thấy tồn tại nhiều mặt hạn chế. Trước hết, đó là sự chênh lệch còn lớn về phát triển xã hội giữa Trung Quốc với Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngày nay, mặc dù Trung Quốc là một cường quốc kinh tế số 2 thế giới, song xét về thu nhập bình quân tính theo đầu người, Trung Quốc còn cách khá xa so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo số liệu thống kê năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc là 5.813 USD, trong khi con số này của Nhật Bản là 47.244 USD, của Hàn Quốc là 23.113 USD. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc còn kém Hàn Quốc 4,459 lần, kém Nhật Bản 9,115 lần. Mặc dù chỉ số thu nhập bình quân đầu người không đồng nhất với chất lượng sống, nhưng là chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng sống. Xét về chỉ số phát triển con người (HDI), Trung Quốc cũng còn là nước đang phát triển và có nhiều mặt thua kém Nhât Bản và Hàn Quốc. Năm 2012, chỉ số phát triển con người của Nhật Bản là 0,912, của Hàn Quốc là 0,909, còn của Trung Quốc là 0,699. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc Trong khi Nhật Bản được xếp thứ 12, Hàn Quốc thứ 15 trong danh sách top 50 nước có chỉ số phát triển con người cao nhất năm 2011 thì Trung Quốc chưa có tên trong nhóm này. Chỉ số phát triển con người là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Phát triển con người chính là sự phát triển mang tính nhân văn. Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó. Trong khi đó theo kết quả điều tra của Pew Global Attitude Project công bố năm 2013, có tới 68% người Hàn Quốc và 88% người Nhật Bản được hỏi cho rằng chính quyền Trung Quốc không tôn trọng quyền tự do cá nhân của công dân nước họ10. Như vậy, mức độ còn thấp về chỉ số con người của Trung Quốc so với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cho thấy sự hạn chế về sức mạnh mềm của quốc gia này. Xã hội Trung Quốc hiện đại, bên cạnh những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế, cũng còn nhiều khuyết tật của nó, điển hình là nạn tham nhũng, sự cách biệt giàu nghèo quá mức, tệ hàng giả, hàng nhái bất chấp cả sự an toàn sinh mệnh của người tiêu dùng… Một xã hội như vậy thật khó có thể tạo nên được sự kính nể, khâm phục của người dân Nhật Bản và Hàn Quốc – một dân tộc có kỷ cương, trật tự, đã trải qua thời kỳ phát triển dân chủ. Sự trỗi dậy đáng lo ngại của chủ nghĩa dân tộc và sự gia tăng thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ đối với các nước láng giềng 10 http://www.pewglobal.org/files/2013/07/Pew-ResearchGlobal-Attitudes-Project-Balance-of-Power-ReportFINAL-July-18-2013.pdf. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 đang làm tổn hại nghiêm trọng đến tình cảm của người Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2008, kết quả cuộc điều tra dư luận xã hội về sức mạnh mềm do The Chicago Council on Global Affairs kết hợp với Viện Nghiên cứu Đông Á của Mỹ thực hiện cho biết: 55% người Nhật được hỏi tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành nước dẫn đầu Châu Á, nhưng cũng có tới 74% lo lắng về mối đe dọa quân sự của nước này trong tương lai11. Tâm trạng lo lắng về sức mạnh cứng của Trung Quốc trong tương lai còn thấy tương tự ở các quốc gia láng giềng khác 12 . Đáng lưu ý là cảm tình của người dân Nhật Bản đối với Trung Quốc trong những năm gần đây có xu thế suy giảm rõ rệt. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội năm 2008 của Trung tâm Nghiên cứu PEW (PEW Research Center) của Mỹ, chỉ có 14% số người Nhật được hỏi tỏ thái độ thiện cảm với Trung Quốc, trong khi 21% người Trung Quốc được hỏi tỏ thiện cảm với Nhật Bản. Tháng 8 năm 2010, Nhân dân Nhật báo hải ngoại cũng cho biết số liệu tương tự: chỉ có 27,3% người dân Nhật Bản được hỏi tỏ thái độ thiện cảm với Trung Quốc. Đặc biệt trong những năm gần đây, hãng truyền thông NHK của Nhật Bản đã kết hợp với các cơ quan báo chí nhà nước Trung Quốc hàng năm tiến hành các cuộc điều tra xã hội học về đánh giá của dư luận các mặt về quan hệ Trung – Nhật. Theo kết quả điều tra xã hội học do hãng NHK Nhật Bản công bố ngày 20/6/2012 thì mặc dù có đến 80,3% người Nhật và 78,4% người Trung Quốc được hỏi đều khẳng định quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản là mối quan hệ có tầm quan trọng đối với hai nước, nhưng về mặt 11 Christopher B.Whitney, David Shambaugh, Soft Power in Asia: Results os a 2008 Multinational Survey of Public Opinion, The Chicago Council on Global Affairs. 12 Cuộc điều tra của The Chicago Council on Global Affairs trong năm 2008 còn cho biết tâm trạng lo lắng về mối đe dọa quân sự của Trung Quốc trong tương lai là 74% ở Hàn Quốc, 47% ở Indonesia …. 49 Nghiªn cøu khoa häc tình cảm, có đến 84,3% số người Nhật được hỏi cho rằng có ấn tượng không tốt đối với Trung Quốc (đây là lần đầu tiên trong 7 năm điều tra liên tục, con số đã vượt qua ngưỡng 80%), còn phía Trung Quốc, có tới 64,5% số người được hỏi trả lời có ấn tượng không tốt đối với Nhật Bản (con số này của cuộc điều tra năm trước là 65,9%). Tỉ lệ khá giống nhau của các cuộc điều tra nói trên đã cho thấy sơ bộ những rào cản tâm lí đối với quá trình thâm nhập của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc tại Nhật Bản. Với Hàn Quốc, mặc dù lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc rất nỗ lực trong việc cải thiện vào tạo dựng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước nhưng với chiều hướng phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở mỗi nước, diễn biến tình cảm của người dân Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn còn nhiều phức tạp. Những vấn đề trở ngại trong lịch sử quan hệ Trung – Hàn như những khác biệt về nhận thức lịch sử, những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.. luôn là những yếu tố kích thích sự bùng phát của chủ nghĩa dân tộc và tinh thần yêu nước cực đoan ở mỗi quốc gia và trở thành yếu tố cản trở ảnh hưởng mềm của Trung Quốc tại Hàn Quốc. Người ta vẫn chưa thể quên hình ảnh vụ đụng độ xảy ra trong dịp Lễ đốt đuốc trong Thế vận hội Olympic tổ chức tại Seoul vào 27/4/2008 được truyền đi rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xung đột xảy ra giữa sinh viên Trung Quốc và những người biểu tình ủng hộ Tây Tạng và nhóm công dân Hàn Quốc phản đối chính sách của Chính phủ Trung Quốc đối với những người tị nạn Bắc Triều Tiên. Nguồn: 言論 NPO, 第8回日中共同世論調査 結果, http://www.genron- npo.net/world/genre/cat 119/2012-a.html Một biểu hiện xung đột của chủ nghĩa dân tộc giữa người dân Hàn Quốc và Trung Quốc đáng chú ý khác liên quan đến việc tổ chức Thế vận hội Olympic Bắc Kinh. Cộng đồng mạng Trung Quốc trong lúc thể hiện 50 sự tức giận đối với thái độ của những người phương Tây trong việc phản đối Olympic Bắc Kinh đã kết tội những người Hàn Quốc cũng đứng về phe phương Tây đề chống phá họ. Rất nhiều người Hàn Quốc đã tỏ ra vô Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc cùng phẫn nộ với việc hàng nghìn sinh viên Trung Quốc vác cờ đỏ của Trung Quốc tràn xuống thủ đô Seoul. Giới truyền thông Hàn Quốc đã đưa tin rộng rãi những xung đột thô bạo giữa sinh viên Trung Quốc và những người Hàn Quốc phản đối... Rõ rằng, vẫn còn những trở ngại ngầm có thể bùng phát trong những hoàn cảnh nhất định và đây là một nhân tố khiến sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Hàn Quốc gặp trở ngại trong quá trình triển khai. Một trở ngại khác trong quá trình triển khai sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc là Chiến lược phát triển văn hóa của Trung Quốc hứa hẹn đem lại sức sống mới cho nền văn hóa Trung Quốc hiện đại, nhưng còn đứng trước nhiều thử thách. Sự phát triển văn hóa, đặc biệt là sức hấp dẫn về văn hóa là sức mạnh mang tính tổng thể. Ở đó không chỉ có sự phong phú của kho tàng văn hóa truyền thống mà còn có vị trí quan trọng của các giá trị văn hóa hiện đại được hình thành trên cơ sở xã hội văn minh. Sức hút, sự lan tỏa của văn hóa các nước phương Tây hiện nay - cái tạo nên sức mạnh mềm của các quốc gia này trên thế giới mà chúng ta đang chứng kiến đều có cơ sở vững chắc của các giá trị mang tính hiện đại. Đây lại chính là điều mà Trung Quốc vẫn đang tìm tòi hướng đi và còn phải vượt qua rất nhiều thử thách. Để tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc ở hải ngoại, Trung Quốc không thể không tăng cường sự phồn vinh văn hóa Trung Quốc. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào tháng 10 năm 2007, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi sự cần thiết của việc phát triển rộng rãi văn hóa Trung Quốc và nêu lên 4 điểm với tư cách là phương châm làm phồn vinh văn hóa Trung Quốc. Đó là: (1) Tăng cường sức hấp dẫn và cố kết của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở củng cố hệ thống giá trị cốt Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 lõi xã hội chủ nghĩa; (2) Xác lập văn hóa hài hòa, nuôi dưỡng phẩm cách văn minh; (3) Đề cao văn hóa Trung Hoa, kiến tạo thế giới tinh thần cộng đồng dân tộc Trung Hoa; (4) Xúc tiến sáng tạo văn hóa, tăng cường hoạt lực văn hóa. Việc xúc tiến văn hóa xã hội chủ nghĩa và xác lập hệ thống giá trị xã hội chủ nghĩa như cốt lõi của nền văn hóa là điều tất yếu trong chính sách phát triển văn hóa của Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để các giá trị văn hóa phản ánh tư tưởng cốt lõi này tạo được sức thuyết phục, hấp dẫn đối với nhân dân thế giới, nhất là đối với nhân dân Nhật Bản và Hàn Quốc còn là một mục tiêu đầy thử thách. Những hạn chế về internet, về báo chí, tuyên truyền của Trung Quốc đang là những thách thức không nhỏ đối với việc sáng tạo văn hóa hiện đại với mục tiêu tạo ra những giá trị lôi cuốn công chúng hải ngoại. Người ta còn tranh luận nhiều về sức mạnh của những giá trị văn hóa hiện đại của Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng không thể không thấy rằng những thành tựu văn hóa đại chúng hiện nay của hai nước này như điện ảnh, nhạc Pop, manga, phim hoạt hình, thời trang... đang có sức lan tỏa khắp thế giới trong đó có cả Trung Quốc. Ngược lại, những thành tựu văn hóa hiện đại Trung Quốc cho đến nay vẫn còn rất nhiều hạn chế, không ít sản phẩm văn hóa hiện đại của Trung Quốc vẫn còn trong quá trình học tập, sao chép của nước ngoài. Sự quảng bá sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc đang chịu sự canh tranh mạnh mẽ với sức mạnh mềm của văn hóa bản địa tại hai quốc gia này. Mặc dù không có sẵn những di sản văn hóa truyền thống đa dạng và đồ sộ như Trung Quốc, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc lại rất thành công trong quá trình sáng tạo những giá trị văn hóa mới, mang tính đại chúng hiện đại trên cơ sở gìn giữ và phát huy kho tàng văn hóa truyền thống một cách có 51 Nghiªn cøu khoa häc bài bản. Điều đáng chú ý là cả Nhật Bản và Hàn Quốc từ rất sớm đã gắn được quá trình sáng tạo văn hóa với sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Ngành công nghiệp văn hóa của hai quốc gia này đã đóng vai trò quan trọng không chỉ ở món lợi nhuận khổng lồ hàng năm đóng góp cho nền kinh tế mà còn ở chỗ là động lực quan trọng quảng bá các sản phẩm văn hóa đại chúng đến đông đảo người tiêu dùng văn hóa trong nước và hải ngoại. Trong khi công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc và Nhật Bản đã ở vào giai đoạn khá thuần thục, ngành công nghiệp này của Trung Quốc mới đang ở giai đoạn triển khai chính sách. Mặc dù đã có được những kết quả khá ấn tượng nhưng trong nhiều lĩnh vực, công nghiệp văn hóa Trung Quốc vẫn còn dừng ở mức học hỏi và sao chép những sản phẩm cùng loại của chính hai quốc gia này, nhất là những ngành mũi nhọn như phim hoạt hình, game, pop... Cũng vì vậy, trong cuộc cạnh tranh với những sản phẩm công nghiệp văn hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc thì Trung Quốc cũng phải gồng mình chống đỡ lại các đối thủ ngay trên chính mảnh đất của mình. * * * Gần đây, Joseph Nye - cha đẻ của lí thuyết sức mạnh mềm đã có nhận xét rất đáng lưu ý về Trung Quốc: Sức mạnh mềm của Trung Quốc chỉ hấp dẫn những chính phủ độc tài như Venezuela hay Zimbabwe. Những quốc gia này ngưỡng mộ Trung Quốc chủ yếu bởi sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế của Trung Quốc trong suốt 3 thập kỷ vừa qua, thứ đến là sự hấp dẫn bởi khả năng tiếp cận một thị trường đang phát triển và rộng lớn 13 . Cũng trong bài báo này, Nye khẳng định thêm, Trung Quốc có một nền văn hóa truyền thống rất hấp dẫn, song ngày nay nhân loại đang sống trong một nền văn hóa đại chúng có tính toàn cầu. Nye cho rằng, sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc là có giới hạn. Sự đánh giá về khả năng tác động của sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song có một thực tế rõ ràng là việc triển khai nó tại Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn còn quá nhiều chông gai phía trước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thắm, Sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Hàn Quốc: Thực trạng và triển vọng, Tham luận hội thảo đề tài NAFOSTED mã số: V1.2-2010.01. 2. Christopher B.Whitney, David Shambaugh, Soft Power in Asia: Results os a 2008 Multinational Survey of Public Opinion, The Chicago Council on Global Affaires 3. Chin-Hao Huang, China’s Soft Power in East Asia: A Quest for Status and Influence?, The National Bureau of Asian Research, Special Report 42 | January 2013. 4. Pew Research, Globle Attitudes Priject, http://www.pewglobal.org/2013/08/05/asiasview-of-china-mostly-wary-but-japan-most-ofall/ 5. 鎌 田文 彦、中国のソフト。パウー 戦戦略 ―その理念想的側面を中心として (Chiến lược sức mạnh mềm của Trung Quốc – Tiếp cận từ phương diện tư tưởng)、レフエレ ン2010.9 6. 童倩, 中国のソフトパワー戦略の強み と弱み, (Sức mạnh mềm Trung Quốc - Điển mạnh và điểm yếu của chiến lược) www.mofa.go.jp/mofaj/press/pr/gaikou/vol3/pdf s/gaikou_vol3_10.pdf 13 Joseph Nye, “American and Chinese Soft Power after the Financial Cricis”, The Washington Quaterly, October 2010. 52 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 9(151) 9-2013 53

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan