Đặc điểm tầm vóc – thể lực và sinh lý của học sinh tại một số trường trung học cơ sở huyện ba vì – hà nội

52 473 0
Đặc điểm tầm vóc – thể lực và sinh lý của học sinh tại một số trường trung học cơ sở huyện ba vì – hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... Dược Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội 11 Bavi.hanoi.gov.vn PHỤ LỤC PHIẾU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU TẦM VÓC – THỂ LỰC VÀ SINH LÝ CỦA HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THCS HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI A NHỮNG... huyện Ba Vì – Hà Nội (3 trường) 14 - Trường THCS Tây Đằng (Thị trấn Tây Đằng – huyện Ba Vì – Hà Nội) - Trường THCS Tản Đà (xã Vân Trai – huyện Ba Vì – Hà Nội) - Trường THCS Ba Trại (xã Ba Trại – huyện. .. – huyện Ba Vì – Hà Nội) 3.3 Nội dung nghiên cứu * Nội dung 1: Nghiên cứu số tiêu tầm vóc – thể lực học sinh từ 12 -15 tuổi thuộc huyện Ba Vì như: cân nặng trung bình, chiều cao đứng trung bình,

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của toàn xã hội. Bởi vậy mà việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng được xã hội quan tâm. Điều này được thể hiện trong các công ước quốc tế về quyền trẻ em do Liên hợp quốc thông qua ngày 20 - 11 1989. Việt Nam là một trong những nước kí công ước này với mục tiêu giáo dục và xã hội cùng tạo điều kiện để trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, việc nghiên cứu các đặc điểm tầm vóc, thể lực và sự phát triển cơ thể trẻ em là vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở khoa học để đánh giá giáo dục thể chất, giáo dục trí tuệ và giáo dục giới tính của các em, đồng thời nó cũng đánh giá tính ưu việt của một chế độ xã hội. Thực tế trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã thông qua nhiều văn kiện về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em từng bước nâng cao tình trạng thể lực, sức khỏe của người Việt nói chung và trẻ em nói riêng. Từ những năm 1975 đã có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu này. Cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam, 1975” là tập hợp các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong suốt 15 năm, đã được sử dụng làm dẫn liệu so sánh các công trình về sau. Trong những năm gần đây, do có điều kiện thuận lợi nên hàng trăm đề tài nghiên cứu về thể trạng tầm vóc đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế và mang lại hiệu quả rõ rệt. Lứa tuổi học sinh THCS là giai đoạn phát triển thuận lợi nhất về chiều cao thân thể và tố chất thể lực nhưng lại rất ít được xã hội và gia đình chăm sóc đồng bộ, dẫn đến nhịp độ phát triển chậm sau 11 tuổi ở trẻ em Việt Nam [11]. Do đó, nghiên cứu đặc điểm tầm vóc và thể lực lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là một khâu quan trọng và cần được tiến hành có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu phát triển tầm vóc và thể lực người Việt. Ba Vì là một huyện bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Toàn huyện có 31 xã trong đó có 1 thị trấn, 7 xã miền núi và 1 xã ở giữa sông Hồng, sự khác biệt về mức sống giữa các xã miền núi với khu vực thị trấn là tương đối lớn. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này trên địa bàn huyện Ba Vì được công bố. Xuất phát từ những lý do trên, chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm tầm vóc – thể lực và sinh lý của học sinh tại một số trường trung học cơ sở huyện Ba Vì – Hà Nội”. 1 PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 2.1.1 Quy luật chung về sinh trưởng và phát triển Khái niệm về sinh trưởng và phát triển Sinh trưởng và phát triển là đặc điểm cơ bản của cơ thể sống. Hai quá trình này diễn ra đồng thời trong quá trình sống của cá thể và ở mỗi giai đoạn lại có đặc điểm và tính chất khác nhau. Sinh trưởng là quá trình thay đổi về lượng, biểu hiện ở sự tăng về kích thước, khối lượng cơ thể. Phát triển là quá trình biến đổi về chất bao gồm sự biệt hóa về hình thái và biến đổi chức năng từng bộ phận của cơ thể làm xuất hiện các thuộc tính mới. Sự phát triển của cơ thể diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau với những đặc điểm tâm sinh lý cũng khác 2 nhau tương ứng, mỗi giai đoạn đều chứa đựng trong nó dấu ấn nhất định về kết quả phát triển của giai đoạn trước, đồng thời cũng bao hàm cả mầm mống về sự phát triển tiếp sau đó. Các giai đoạn phát triển diễn ra không đều về cả thời gian cũng như tốc độ, có giai đoạn phát triển nhanh, có giai đoạn phát triển chậm – kéo dài và có thời kì ổn định tương đối. Điều đó đã dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và sinh lý ở từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em cũng tuân theo những quy luật phát triển chung của sự tiến hóa sinh vật, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình cơ thể lớn lên không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về lượng mà quan trọng hơn là cả sự biến đổi về chất với những bước phát triển nhảy vọt. Vì vậy mỗi lứa tuổi đều có những đặc điểm sinh lý riêng chi phối sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Thời kì 12 – 16 tuổi được gọi là tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn báo hiệu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển cá thể. Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 4 năm với sự hoàn thiện cơ quan sinh dục và phát triển các đặc tính sinh dục, thay đổi kích thước và hình thái của cơ thể. Những biến đổi thường thấy như: chiều cao, cân nặng và các kích thước ngang tăng nhanh dưới tác động của hoocmon các tuyến: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục (tiết hoocmon Ơstrogen và Testosteron). Về mặt hình thái giải phẫu có sự phát triển nhanh của hệ xương và hệ cơ. Sau khi kết thúc giai đoạn dậy thì chiều cao đạt 98% so với chiều cao cơ thể trưởng thành. Ở cơ thể nam, dậy thì muộn hơn ở nữ từ 1-2 năm. Cuối thời kì dậy thì kích thước cơ thể đạt 90-97% kích thước của cơ thể trưởng thành. Có những thay đổi rõ rệt của các hệ thống chức năng sinh lý cơ bản như hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp trong thời kì hoàn thiện sinh dục và đến cuối thời kì này các chức năng sinh lý đã giống với người lớn. Tăng trưởng là một yếu tố hằng định trong giai đoạn dậy thì. Có thể chia tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì làm 3 giai đoạn liên tiếp: giảm chậm trước dậy thì tạo nên một trong những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì với tốc độ tăng chiều cao 4-5 cm/năm và đỉnh cao của tăng trưởng giai đoạn tiền dậy thì phù hợp với một đợt tăng trưởng nhanh của tốc độ tăng trưởng (chiều cao tăng tối đa), giảm dần rồi sau đó ngừng tăng trưởng các chi và dấu hiệu liền các đầu xương. Các giai đoạn liên tiếp này liên quan đến sự tăng trưởng thành xương và phát triển các đặc tính sinh dục phụ. Tốc độ tăng trưởng đạt tới đỉnh điểm vào giữa thời kì dậy thì khoảng 12,5 tuổi ở nữ và 14 tuổi ở nam. Ở nam, tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình là 8,5cm/năm đầu thời kì dậy thì, 6,5 cm/năm thứ 2, tốc độ tăng tối đa vào khoảng 13 tuổi (có thể lên tới 12cm/năm). Tăng trưởng 3 kết thúc thường là 5 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Nhịp độ này thay đổi khác nhau ở từng cơ thể và tùy thuộc vào thời điểm bắt đầu dậy thì của mỗi người. Ở nữ, tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình 7,5 cm/năm đầu thời kì dậy thì và 5,5 cm/năm thứ 2. Cũng như các em nam, tốc độ tăng trưởng về chiều cao cơ thể cũng đạt tối đa lúc 13 tuổi (có thể tăng từ 7 – 12 cm/năm), sự tăng trưởng thường diễn ra khoảng 5 năm kể từ lúc bắt đầu dậy thì và tốc độ thay đổi là tùy vào đặc điểm cơ thể của mỗi người và thời điểm bắt đầu dậy thì của họ. Trong giai đoạn đỉnh tăng trưởng, các xương dài ra (đặc biệt là các xương chi và ở nam thường nhận thấy rõ hơn ở nữ), tỷ lệ đoạn dưới/đoạn trên > 1 (trong khi đó tỉ lệ này ở giai đoạn sau 15 tuổi là ≈ 1). 2.1.2 Cơ sở khoa học của một số chỉ số đánh giá thể lực Sức mạnh cơ bắp, hình thái thể lực của con người là vấn đề mà từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu. Thể lực là khái niệm phản ánh đặc điểm tổng hợp của cơ thể, có liên quan chặt chẽ tới sức lao động và thẩm mỹ của con người. Thể lực là năng lực vận động của con người, nó phản ánh mức độ phát triển của các hệ thống cơ quan trong một cơ thể hoàn chỉnh. Sự phát triển của thể lực là quá trình thay đổi hình thái, chức năng của cơ thể con người trong đời sống cá thể. Đặc điểm phát triển thể lực mang tính đặc thù về mặt chủng tộc, giới tính, lứa tuổi và nghề nghiệp trong môi trường sống nhất định. Thể lực là thước đo sức khỏe, khả năng lao động và học tập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng các chỉ tiêu về thể lực được phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật thăm khám sức khỏe (tuyển sinh, tuyển quân, tuyển lao động, khám định y khoa…) đặc biệt là trong nghiên cứu thiết kế ecgonomi. Tóm lại, thể lực là một chỉ số tổng hợp và cơ bản có liên quan mật thiết tới tình trạng sức khỏe và khả năng làm việc, học tập của mỗi người. Do đó việc nghiên cứu thể lực ngày càng được đẩy mạnh cùng với sự phát triển của Y – Sinh học. - Chiều cao: là một trong những chỉ số phát triển thể chất và sức khỏe quan trọng nhất. Sự tăng kích thước của chiều cao phụ thuộc vào sự phát triển của xương trong quá trình tăng trưởng. Ngoài ra, chiều cao còn phụ thuộc vào khối lượng toàn thân và của các cơ quan riêng rẽ. Việc tăng độ cao theo từng độ tuổi diễn ra không đồng đều. Sự không đồng đều trong quá trình tăng chiều cao thể hiện ở sự tăng trưởng các phần cơ thể, trong sự biến đổi tỷ lệ giữa các phần đó, nghĩa là của những kích thước tương đối. Ví dụ kích thước của đầu bị giảm đi một cách tương đối theo tuổi so với toàn thân, còn chiều dài tương đối và tuyệt đối của tay và chân lại được tăng lên. 4 Khi bắt đầu dậy thì (11 – 12 tuổi) chiều cao tăng nhanh đạt 5 – 8 cm/năm là thời kì thứ hai của sự vươn dài người ra. Tuy nhiên sự tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn dậy thì khác nhau giữa nam và nữ. Khi 10 tuổi em trai và em gái lớn lên gần bằng nhau. Từ 10 – 12 tuổi em gái vượt lên trước em trai và tăng khoảng trung bình là 5 – 10 cm/năm. Ở nam, nhịp độ tăng trưởng tăng dần từ 13 – 14 tuổi. Nhưng từ 14 đến 15 tuổi ở nam và nữ lại gần giống nhau. Đến khi 15 tuổi trẻ trai vượt trẻ gái về chiều cao và sự tăng trưởng này của nam giới được duy trì trong suốt thời gian sau này cho đến tuổi trưởng thành. - Cân nặng: sau chiều cao, cân nặng cũng được khảo sát thường xuyên trong các nghiên cứu về sự tăng trưởng. Cân nặng gồm 2 phần: phần cố định (1/3 khối lượng cơ thể) và phần không cố định (2/3 khối lượng cơ thể). Trong đó 3/4 khối lượng là các cơ và 1/4 mỡ, nước (ở nữ tỷ lệ mỡ thường cao hơn ở nam). Hiện tượng tăng cân là do tăng phần không cố định và có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng. Cân nặng trung bình ít chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền mà thường chịu chi phối bởi điều kiện sống. Giữa chiều cao và cân nặng không có sự phụ thuộc theo một tỷ lệ nghiêm ngặt nào, nhưng thông thường cùng một lứa tuổi, trẻ em nào cao hơn thì có cân nặng lớn hơn. Theo các nghiên cứu, cân nặng tăng mạnh nhất trong những năm đầu của đời sống. Sau đó tốc độ tăng trung bình 2 kg/năm. Đến năm 10 tuổi, cân nặng của em trai và em gái gần ngang bằng nhau, mặc dù em gái tăng chậm hơn nhưng không đáng kể. Từ 11 – 12 tuổi cân nặng của các em gái vượt các em trai là do cấu tạo cơ thể của nữ giới. Em gái tăng từ 4 – 5 kg/năm, tới khi 14 – 15 tuổi thì mỗi năm tăng 5 – 8 kg/năm. Khi 13 -14 tuổi cân nặng của các em trai tăng từ 7 – 8 kg/năm, trong đó có sự khác biệt cơ bản trong sự tăng khối lượng của các cơ quan riêng biệt. Sự tăng vượt về cân nặng đó được duy trì đến khoảng 15 tuổi, sau đó em trai vượt em gái và sự vượt cân nặng của em trai được duy trì trong suốt thời gian về sau của đời sống. - Chỉ tiêu thứ ba đánh giá thể lực sau chiều cao và cân nặng là vòng ngực: mỗi lứa tuổi có một tỷ lệ cân đối giữa chiều cao và vòng ngực. Sự phát triển của vòng ngực liên quan mật thiết đến sự phát triển của trọng lượng cơ thể. Các tác giả rút ra từ nghiên cứu của mình và thấy có sự tương quan giữa vòng ngực và cân nặng. - Vòng đầu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng thể lực của trẻ . Trẻ 1 tháng tuổi có vòng đầu trung bình là 30,31± 1.85 cm và lúc trẻ gần 1 năm tuổi là 45±1,5 cm. Trong vòng 5 năm đầu đời , vòng đầu của trẻ tăng lên khoảng 15 cm, năm thứ 2 và thứ 3 mỗi năm tăng được khoảng 2 cm, sau đó mỗi năm tăng bình quân từ 0,5 – 1 cm. Khi trẻ 5 tuổi, vòng đầu đạt 49 – 50 cm, lúc 10 tuổi đạt 51 cm và 15 tuổi đạt 53 – 54 cm. 5 - Vòng cánh tay và vòng đùi là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực. Vòng cánh tay và vòng đùi không thể thiếu được trong việc đánh giá khả năng lao động và sức khỏe của con người, đặc biệt với chỉ số QVC. Vòng cánh tay và vòng đùi có tương quan rất chặt chẽ với cân nặng và có thể thay thế cân nặng trong việc đánh giá thể lực. Các vòng này có ưu điểm hơn cân nặng là biểu hiện sức tăng của cơ nhiều hơn. Dựa vào hai chỉ số này có thể đánh giá và phát hiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Sự phát triển và tăng trưởng thể lực được đánh giá vào 3 chỉ số cơ bản: cân nặng, chiều cao và vòng ngực. Tuy nhiên thể lực là một thông số tổng hợp nên không thể đánh giá tình trạng thể lực một cách riêng rẽ mà phải dựa vào mối tương quan giữa các chỉ tiêu giải phẫu – sinh lý. Các nhà khoa học Châu Âu đã lựa chọn vào mối tương quan này để xây dựng lên một chỉ tiêu hình thái thể lực tổng hợp. Mới đầu các tác giả hợp nhất hai chỉ số thành một chỉ số như Broca, Quetelet, GRV, Skelie…Sau đó là những chỉ số được hợp nhất từ 3 chỉ số trở lên như chỉ số Pignet, Vervack, Pimo, chỉ số QVC…Việc hợp nhất nhiều chỉ số vào một chỉ số chung đã làm cho việc đánh giá thể lực được chính xác hơn và có cơ sở khoa học riêng của nó. a. Chỉ số BMI: Biểu hiện mối quan hệ giữa chiều cao đứng và cân nặng. Công thức: BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao đứng(m)]2. Đánh giá chỉ số BMI theo FAO và Hà Huy Khôi: BMI = 18,5 – 24,99: bình thường BMI = 17 -18,45: CED độ I BMI = 25 – 29,99: quá cân độ I BMI = 16 – 16,99: CED độ II BMI = 30 – 39,99: quá cân độ II BMI < 16 CED độ III BMI >= 40 quá cân độ III b. Chỉ số Pignet: dựa vào công thức của 3 kích thước và có công thức tính như sau: Pignet = chiều cao đứng (cm) – [ cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)]. Thang phân loại: Pignet > 53: cực yếu Pignet = 29 -34,9: khỏe Pignet = 47,1 -53: rất yếu Pignet = 23 -28: rất khỏe Pignet = 41,1 -47: yếu Pignet < 23: cực khỏe Pignet = 35 -41: trung bình c. Chỉ số QVC: theo Nguyễn Như Cương và cộng sự (trường ĐHYK Hà Nội) đưa ra công thức và cách phân loại thể lực của chỉ số này như sau: QVC = cao đứng (cm) – [ vòng ngực hít vào (cm) + vòng đùi (cm) + vòng tay (cm)] QVC > 26: cực yếu QVC =4 -4,9: rất khỏe 6 QVC = 20,1 -26: rất yếu QVC =8 -14: trung bình QVC < 4: cực khỏe QVC =5 -7,9: khỏe 2.1.3 Cơ sở khoa học của một số chỉ tiêu sinh lý trong nghiên cứu a. Huyết áp động mạch Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Huyết áp tối đa (Huyết áp tâm thu) là áp suất máu khi tim co, phụ thuộc vào lực co bóp và thể tích tâm thu, bình thường là khoảng 90 -110 mmHg. Huyết áp tối thiểu (Huyết áp tâm trương) là áp suất máu khi tim dãn, phụ thuộc vào trương lực mạch máu, bình thường khoảng 50 -70 mmHg. Huyết áp phụ thuộc vào trạng thái cơ thể đặc biệt là lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh, huyết áp tối đa bằng khoảng 40 mmHg, sau vài ngày là khoảng 70 mmHg, trẻ 1 tháng tuổi là 80 mmHg, giai đoạn 15 -50 tuổi là 105 -120 mmHg, 60 tuổi là 135 -140 mmHg. Càng già huyết áp càng cao theo mức độ xơ hóa của động mạch [5,6,7]. b. Nhịp tim Nhịp tim là số lần tim co bóp trong 1 phút (khoảng 70 – 75 nhịp/ phút ở người bình thường), phản ánh quá trình hoạt động của tim theo từng lứa tuổi và từng trạng thái cơ thể. Trong giai đoạn dậy thì, hoạt động của tim được tăng cường dẫn đến kích thước của nó tăng rõ rệt nhưng các mạch máu phát triển chậm nên đã xuất hiện sự trục trặc trong hệ tuần hoàn dẫn đến có thể nhịp tim rối loạn. Nhịp tim và huyết áp biến đổi theo lứa tuổi: nhịp tim giảm dần theo tuổi là do kích thước của tim tăng ở trẻ sơ sinh, mỗi lần tâm thất co chỉ đẩy được vào động mạch 2,5ml máu, đến 1 tuổi tâm thất co đẩy được 10ml, 2 tuổi 14ml, sau đó mỗi năm tăng trung bình 2ml. Ở trẻ em, tim co bóp không đều cả về tần số và cường độ. Ở trạng thái nghỉ ngơi nhịp tim thay đổi một vài lần, đến 7 – 8 tuổi nhịp tim tương đối ổn định. Nói chung từ 4 – 15 tuổi trở lên, nhịp tim là tương đối ổn định. 2.2 Một số công trình nghiên cứu về thể lực – tầm vóc con người * Thế giới: Cùng với sự phát triển của Y – Sinh học, các công trình nghiên cứu về tầm vóc- thể lực con người được tiến hành rất sớm trong lịch sử, đến nay nó đã trở thành vấn đề thời sự được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. 7 Nold, Ludwan và Valanski là những nhà nhân trắc học đầu tiên đưa ra những số liệu chứng minh mối quan hệ giữa chiều cao với các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội, đặc biệt là loại hình chủng tộc trên thế giới. Vào những năm 50 của thế kỉ XVIII, những nghiên cứu về sự tăng trưởng ở trẻ em bắt đầu được đề cập. Năm 1729, T.A. Stocller đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về tăng trưởng chiều dài người (ở Đức) và sau đó 1753 Rosen Stein soạn thảo cuốn sách giáo khoa về bệnh học của trẻ em. Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa có số liệu đo đạc cụ thể. Năm 1754, trong luận án tiến sĩ của Christan Friedrich Jumpert người Đức đã trình bày các số liệu đo đạc về chiều cao, cân nặng và các đại lượng khác của một loạt trẻ từ 1-25 tuổi tại trại trẻ mồ côi hoàng gia Berlin và một số trại trẻ khác. Đây là nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng của trẻ em. Từ năm 1759 – 1777, Philibert Gueneau de Montbeilard tiến hành nghiên cứu học đầu tiên về tăng trưởng chiều cao suốt 18 năm liền ở con trai mình. Những kết quả nghiên cứu của ông được chích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thế kỉ XIX và được Thomson D.A thể hiện số liệu của nghiên cứu trên đồ thị trong tác phẩm “On growth and form” năm 1942. Trong tác phẩm của mình, Thomson đã đưa ra khái niệm “Tốc độ tăng trưởng” (growth velocity) cùng với hai đại lượng khác của tăng trưởng là chiều cao và cân nặng như là những chỉ tiêu về sức khỏe con người. Năm 1829, Loui Ren Villerne nêu quan điểm “Tăng trưởng là tấm gương phản chiếu điều kiện xã hội”, khi ông công bố một cuốn sách chuyên khảo rằng: những lính nghĩa vụ ở quận nghèo có chiều cao trung bình thấp hơn chiều cao trung bình của lính ở quận giàu. Nghĩa là điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng chiều cao. Ngay từ những năm 1800, việc đo đạc cân nặng và chiều cao của bệnh nhân được làm thường xuyên tại các bệnh viện ở Paris (Pháp). Cuốn sách giáo khoa nhi khoa cuối thế kỉ XIX đã đề cập vấn đề tăng trưởng của trẻ em một cách đầy đủ. Năm 1883, Edwin Charlwick đã tiến hành nghiên cứu theo hướng của Leouis – rene tại Anh trên các đối tượng trẻ em đang làm việc tại các nhà máy dệt miền bắc nước Anh và nêu lên rằng cần phải cải cách xã hội, cải thiện điều kiện và thời gian làm việc cho trẻ em. Hướng nghiên cứu này vẫn được tiếp tục cho đến nay, người ta đã sử dụng chiều cao trẻ em và người trưởng thành như là một chỉ số để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xã hội. Quy luật “tăng trưởng theo thời gian” (seculer changes) đã được rút ra từ những nghiên cứu trên. Những nghiên cứu về tăng trưởng cũng đã được tiến hành trong y tế học đường. Nghiên cứu đầu tiên đã được thực hiện ở Đức vào những năm 1772 – 1794, nhưng tới những năm 1953 mới được bác sĩ R.Uhlan và giáo sư W.Theopold tìm thấy các số liệu đo được trên 8 học sinh trường Carlschule là con em của các nhà tư sản và quý tộc lúc bấy giờ, bao gồm: 92 học sinh 8 tuổi, 442 học sinh 15 tuổi, 155 học sinh 21 tuổi. Đây là nghiên cứu khá lớn, tương tự nghiên cứu của Hamoenden tại Mỹ thế kỉ XX, của HP Bowditch (1840 – 1911). Trong các nghiên cứu trên HP Bowditch - hiệu trưởng đầu tiên của khoa y trường Đại học Harvart, giáo sư Sinh Lý học đã đưa ra chuẩn tăng trưởng của trẻ em Mỹ và lần đầu tiên sử dụng hệ thống bách phân vị trong nghiên cứu tăng trưởng. Mười năm sau đó, Frances Galton mới sử dụng hệ thống và chuẩn tăng trưởng này ở Anh. Năm 1919, Paul Godin đã đưa ra thuật ngữ “Tăng trưởng học” (auxology) trong một bài báo có nhan đề “Lamethode auxologique”. Từ đó cân nặng được coi như là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực. Vòng ngực là chỉ số thể lực được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỉ XIX đến cuối thế kỷ XIX vòng ngực trở thành một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thể lực sau chiều cao và cân nặng. Phương pháp đánh giá thể lực bằng chỉ số (BMI, Kaup, Crora QVC, Pignet…. ) ra đời từ đầu thế kỉ XX. Cùng với việc đánh giá thể lực bằng chỉ số, một loạt các dụng cụ đo đạc khác như thước dây, cân,… đã được tiêu chuẩn hóa quốc tế trên những đề xuất của Martin. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, lĩnh vực nhân trắc học ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã sử dụng thống kê sinh học, các công nghệ phần mềm tin học trong việc tính toán phân tích, xử lý số liệu. * Ở Việt Nam Nghiên cứu các chỉ số sinh học ở trẻ em đã bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XX tại Ban nhân trắc học thuộc viện Viễn đông Bác Cổ. Công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng ở trẻ em là của Mondiere - 1875, sau đó là của Huard và Bigot – 1938, Đỗ Xuân Hợp – 1943[11]. Kết quả các công trình này đã lần lượt được công bố trong tập các công trình nghiên cứu của Viện Giải phẫu học thuộc Đại học Y Khoa Đông Dương vào những năm 1936 – 1944. Các công trình nghiên cứu này tuy số lượng mẫu chưa lớn, còn lẻ tẻ và phương pháp nghiên cứu còn đơn giản song đã nêu được đặc điểm hình thái và thể lực của người Việt Nam, đặc biệt là của trẻ em lúc bấy giờ. Từ 1945 – 1960, các bộ môn nhân trắc học bắt đầu được lập ở một số viện nghiên cứu và trường Đại học làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu. Sau năm 1954, các công trình nghiên cứu cơ bản trong đó có điều tra về cơ thể người được đẩy mạnh. Do đó nhân trắc học thống kê đã có điều kiện phát triển và đạt được những kết quả đáng kể. Những công trình nghiên cứu 9 được tiến hành ở hầu hết các lứa tuổi và các dân tộc khác nhau. Lúc này toán thống kê đã được sử dụng trong xử lí kết quả nên nghiên cứu được hoàn thiện và có giá trị khoa học hơn. Năm 1974, để đáp ứng nhu cầu thực tế, Nguyễn Quang Quyền cho ra đời cuốn “Nhân trắc học và ứng dụng trên người Việt Nam” là cuốn sách đầu tay cho các nhà nhân trắc học,trong đó tác giả chia ra các thang phân loại cho các lứa tuổi nhỏ sống trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Năm 1975, cuốn sách “Hằng số sinh học người Việt Nam” đã ra đời sau Hội nghị Hằng số sinh học người Việt Nam những năm 1967 – 1972 [3]. Cuốn sách đã công bố một cách có hệ thống các chỉ số hình thái học do các tác giả nghiên cứu trong vòng hơn 10 năm (1960 – 1972), đặc biệt các chỉ số hình thái - thể lực của trẻ em từ 1 – 15 tuổi được công bố một cách khá chi tiết và đầy đủ. Các kết quả của các công trình nghiên cứu có giá trị định vị về mặt thời gian và được dùng làm tài liệu so sánh cho các công trình kế tiếp và hiện nay, về các đặc điểm hình thái, kích thước của trẻ em lứa tuổi 1 đến 16, có 30 chỉ số được trình bày như chiều cao, cân nặng, vòng ngực…và Skelie, Pimo, Vervack, QVC, Pignet, BMI… Sau năm 1975, việc nghiên cứu thể lực ở trẻ em được những tác giả thực hiện. Năm 1980, 1982, 1987 Đoàn Yên và cộng sự đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam trong đó có chiều cao và cân nặng và ông đưa ra nhận xét: chiều cao và cân nặng trung bình của người Việt Nam thấp hơn của người châu Âu và châu Mỹ ở mọi lứa tuổi. Nhịp độ tăng trưởng chậm và thời gian tăng trưởng kéo dài hơn, bước vào thời kì nhảy vọt tăng trưởng dậy thì cũng muộn hơn so với người châu Âu và người châu Mỹ, chiều cao tăng trưởng nhảy vọt ở nữ xuất hiện ở độ tuổi 12 – 13, ở nam là độ tuổi 13 -16 và đến năm 23 tuổi chiều cao đạt giá trị tối đa, cân nặng, tăng trưởng nhảy vọt ở nữ là 13 và ở nam là 15 tuổi. Kết thúc tăng trưởng ở nữ là 19 tuổi và ở nam là 20 tuổi. Và ông đưa ra nhận xét: nữ bước vào thời kì tăng tiến và ổn định chiều cao cũng như cân nặng sớm hơn nam. Năm 1980 – 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp tiến hành nghiên cứu dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 đến 17 tuổi với 31 chỉ tiêu sinh học và rút ra nhận xét: chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11 – 12 tuổi ở nữ và 13 – 15 tuổi ở nam, cân nặng phát triển mạnh nhất ở nữ lúc 13 tuổi và ở nam lúc 15 tuổi, có sự gia tăng về chiều cao và cân nặng ở lứa tuổi học sinh. Năm 1989, nhóm tác giả Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Xuân Khôi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số thể lực như: chiều cao, cânn nặng, vòng ngực, các chỉ số dài chi dưới…trên 8000 người tuổi từ 1 – 55 ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và nhận xét: chiều cao của nam tăng nhanh đến tuổi 18 và nữ đến tuổi 14, các tác giả còn đưa ra qui luật ra tăng chiều cao của người Việt Nam là (4cm/20năm) : chiều cao tăng nhanh 10 nhất ở nam từ 13 – 15 tuổi và ở nữ là 10 – 12 tuổi, vòng ngực tăng nhanh nhất ở nam từ 13 – 16 tuổi và ở nữ là 11 – 14 tuổi. Cần phải kể đến công trình của Đào Huy Khuê năm 1991 về đặc điểm hình thái thể lực và tăng trưởng của trẻ em thị xã Hà Đông từ 6 – 17 tuổi. Tác giả nhận định: hầu hết các thông số hình thái tăng dần theo tuổi nhưng nhịp độ tăng trưởng không đều. Từ 6 – 9 tuổi các kích thước cơ thể ở nam và nữ không có sự khác biệt rõ rệt. Từ 10 – 15 tuổi kích thước ở nữ thường vượt nam và đến 16 – 17 tuổi nam lại vượt lên trước nữ. Ông cũng rút ra nhận xét là: có sự gia tăng chiều cao người Việt Nam so với các thập kỉ trước. Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng đã tiến hành nghiên cứu 17 chỉ tiêu hình thái thể lực của người Việt Nam từ 1 – 25 tuổi ở Nghệ An và Hà Tĩnh như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, BMI, QVC… tác giả đưa ra nhận xét: sự phát triển chiều cao ở tất cả các độ tuổi trong nghiên cứu (khí hậu nóng khô, nóng ẩm) ở Nghệ Tĩnh so với dân cư vùng đồng bằng Bắc bộ thấp hơn 0,5 – 4 cm, còn cân nặng của dân cư hai khu vực trên là như nhau. Tất cả các độ tuổi kích thước các phần cơ thể của nam đều lớn hơn nữ. Tuy vậy, có một số giai đoạn nữ phát triển nhanh hơn nam và đạt trị số lớn hơn nam. Sự phát triển ở các lứa tuổi khác nhau không đều và phát triển nhanh ở các độ tuổi 5 – 7; 10 – 11 và 13 – 14. Năm 1995, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cộng sự tiếp tục nghiên cứu một số chỉ tiêu phát triển thể lực của học sinh lứa tuổi 6 – 15 tại Thái Bình đã cung cấp một phần số liệu về chỉ số hình thái thể lực trẻ em lứa tuổi học đường vùng sinh thái nông thôn ven biển. Song song với việc nghiên cứu trên, các tác giả còn nghiên cứu trên đối tượng là học sinh thị xã Thái Bình và đưa ra nhận xét: các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng cánh tay và vòng đùi lớn hơn so với số liệu trong “Hằng số sinh học” năm 1975 nhưng lại thấp hơn so với các chỉ số của học sinh quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Chỉ số pignet có xu hướng cao do trẻ đang lớn, phát triển ưu thế về phần xương nhưng chỉ số này không khác biệt so với chỉ số pignet của học sinh quận Hoàn Kiếm. Năm 1997, Lê Thị Phương Hoa nghiên cứu về đặc điểm của thể lực và trí tuệ của học sinh THCS Đông Thái – Hà Nội cho thấy: chiều cao và cân nặng của học sinh tăng dần theo tuổi. Chiều cao tăng nhanh nhất lúc 10 – 13 tuổi ở nữ và 12 – 15 tuổi ở nam. Cân nặng ở nữ tăng nhanh nhất ở tuổi 11 – 13 và ở nam độ tuổi 13 – 14. Các chỉ số về chiều cao, cân nặng của học sinh trường THCS Đông Thái – Hà Nội lớn hơn so với học sinh THCS thuộc tỉnh Thái Bình nhưng lại thấp hơn so với học sinh THCS quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Chỉ số BMI cũng tăng dần theo tuổi. 11 Năm 1998, Nguyễn Quang Mai và Nguyễn Thị Lan nghiên cứu trên học sinh 12 18 tuổi dân tộc ít người tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thu được kết quả cho thấy chiều cao và cân nặng của học sinh dân tộc ít người tăng dần theo tuổi. Chiều cao tăng nhanh nhất ở độ tuổi 12 – 14 ở nữ và 14 – 15 tuổi ở nam. Còn cân nặng ở nam tăng nhanh nhất ở tuổi 15 – 16. So với chiều cao và cân nặng trong “HSSH 1975” thì kết quả thu được trong nghiên cứu này cao hơn nhưng lại thấp hơn kết quả nghiên cứu trên học sinh Hà Nội Và Thái Bình. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quang Mai và cộng sự, Tạ Thúy Lan và cộng sự…trên học sinh thuộc các tỉnh Nam Định, Quy Nhơn, Thanh Hóa. Lạng Sơn…cũng cho thấy sự biến đổi các chỉ số hình thái thể lực theo lứa tuổi giống như các công trình nghiên cứu trước đó. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu tầm vóc, thể lực trẻ em Việt Nam lứa tuổi 6 - 17 là tương đối nhiều. Các nghiên cứu đều cho thấy các chỉ số đều biến đổi theo lứa tuổi, giới tính và có sự khác biệt giữa trẻ em nông thôn và thành thị, giữa các vùng khí hậu và các dân tộc khác nhau. 2.3 Một số công trình nghiên cứu về sinh lý tuần hoàn * Thế giới Lịch sử phát triển sinh lý song song với lịch sử phát triển các ngành khoa học tự nhiên đặc biệt là vật lý và hóa học. Từ thế kỷ XIX – XX, những phát minh về khoa học và sáng chế các công cụ nghiên cứu đã giúp các nhà sinh lý học ngày càng đi sâu vào nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ chế sinh lý, chức năng của các cơ quan, bộ phận riêng rẽ trong quá trình phát triển cá thể. Thế kỉ V (TCN), Hypocrat là người đầu tiên đưa ra thuyết hoạt khí để giải thích hiện tượng không khí từ ngoài vào phổi, vào máu và lưu thông trong máu. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, từ thế kỉ XVI - XX, nhiều phát minh về sinh lý học đã ra đời. Khoa học kỹ thuật ngày càng đạt được những thành tựu mới trong lĩnh vực sáng chế công cụ nghiên cứu làm cho sinh học thực nghiệm ngày càng mở rộng và đạt nhiều bước tiến hơn. Thế kỷ XVII Uyliam Hacvay ông tổ của môn sinh lý học bắt đầu nghiên cứu về sinh lý tuần hoàn đã phát hiện ra tuần hoàn mao mạch và dự đoán sự tồn tại của mao mạch. Năm 1628, Uyliam Hacvay đã cho in cuốn “Nghiên cứu giải phẫu học về sự chuyển động của tim và mạch”. Đồng thời nhiều nghiên cứu về các cơ quan chức năng trong hệ tuần hoàn như đo nhịp tim và huyết áp được các nhà nghiên cứu bắt đầu từ rất sớm. Nhưng đến đầu thế kỉ XX 12 với sự phát triển của sinh lý học, sinh hóa học, toán thống kê,…thì việc nghiên cứu chức năng tuần hoàn được đẩy mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1910, Landsteiner phát hiện hệ kháng nguyên A,B,O trên màng hồng cầu. Năm 1940, Landsteiner và Wiener phát hiện hệ kháng nguyên Rhesus (Rh) mở đầu cho việc tìm ra các hệ kháng nguyên khác của hồng cầu. Theo Tur năm 1954, Arsavaki (1975), và Biriu (1973) cho rằng tần số tim thay đổi theo từng lứa tuổi và từng trạng thái của cơ thể. Atrong nghiên cứu ở trẻ em các tác giả rút ra kết luận: trẻ em đang bú mẹ tần số tim dao động từ 110 – 160 nhịp/phút, trẻ em trước tuổi đến trường là 85 – 100 nhịp/phút, trẻ em lứa tuổi học đường là 75 – 82 nhịp/phút. Năm 1979, Edmun HS nghiên cứu ở trẻ em Mỹ cũng đưa ra nhận xét nhịp tim giảm dần theo từng lứa tuổi. Năm 1982, Waldo. E. Nelson, khi nghiên cứu ở trẻ em Anh đã đưa ra kết luận: tần số tim ở trẻ sơ sinh dao động nhiều (trung bình 120 -140 nhịp/phút), nhịp tim giảm dần theo lứa tuổi. Từ 12 tuổi trở lên nhịp tim ở nữ lớn hơn ở nam: nhịp tim của nam 12 tuổi là 85 nhịp/phút và nữ là 90 nhịp/phút, nam 16 tuổi là 75 nhịp/phút và nữ là 80 nhịp/phút. Huyết áp động mạch cũng là thông số cơ bản được các tác giả nghiên cứu đồng thời với tần số tim. Các công trình nghiên cứu sự biến đổi của huyết áp theo lứa tuổi đưa ra kết luận: huyết áp tăng dần theo tuổi, huyết áp của trẻ em thấp hơn ở người già. Năm 1973, Wilson nghiên cứu sự thay đổi của huyết áp ở tuổi học đường và kết luận huyết áp tăng theo độ tuổi. Năm 1982, Waldo. E. Nelson nghiên cứu trên trẻ em từ 4 - 16 tuổi và ông đưa ra kết luận: huyết áp tối đa ở trẻ 4 tuổi là 85 mmHg, huyết áp tối thiểu là 60 mmHg. Đến 10 tuổi huyết áp tối đa là 100 mmHg, huyết áp tối thiểu là 65 mmHg. Khi 15 tuổi huyết áp tối đa là 115 mmHg, huyết áp tối thiểu là 72 mmHg. Nhìn chung các tác giả đều cho rằng huyết áp thay đổi theo tuổi, giới tính. Từ cuối thế kỉ XX, Kortkov đã đề xuất phương pháp đo huyết áp gián tiếp và cách xác định trị số huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu [1, 2]. *Ở Việt Nam Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tuần hoàn và máu như: Theo số liệu của HSSH [3], huyết áp động mạch, nhịp tim con người thay đổi phụ thuộc độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, môi trường…. Năm 1989-1992, Bác sĩ Trần Đỗ Trinh đã nghiên cứu đề tài “Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam” trên đối tượng từ 15 tuổi trở lên ở 20 tỉnh nước ta [9]. 13 Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng tiến hành nghiên cứu dân cư hai vùng Nghệ An và Hà Tĩnh tuổi từ 12 – 15 và 18 đến 25, kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim và huyết áp động mạch ở bất cứ độ tuổi nào cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu. Năm 1998, Nguyễn Văn Mùi nghiên cứu đặc điểm biến đổi tần số mạch và huyết áp ở trẻ em lứa tuổi 7 – 15 ở Hải Phòng nhận thấy: tần số mạch của các em nữ và nam giảm dần theo tuổi, còn huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng dần theo tuổi.Tần số mạch ở lứa tuổi 7 – 12 ở các em nam nhanh hơn so với các em nữ ở cùng độ tuổi, đến khi 13–15 tuổi không có sự khác biệt này. Huyết áp tâm thu ở nam từ 7–9 tuổi cao hơn ở nữ, còn từ 10–15 tuổi không có sự khác biệt về huyết áp tâm thu ở hai giới. Huyết áp tâm trương ở các em nam từ 7–13 tuổi cũng lớn hơn so với các em nữ. Ngoài ra các nghiên cứu của Nguyễn Quang Mai và cộng sự cũng cho kết luận tương tự về tần số mạch và huyết áp động mạch. Theo nhận xét của Đoàn Yên năm 1993 sau 12 tuổi có sự khác biệt về nhịp tim theo giới, có thể nói rằng tuổi 12 là mốc bắt đầu thể hiện sự phân biệt giới tính về nhịp tim, nữ có nhịp tim nhanh hơn nam. Tóm lại nhịp tim và huyết áp động mạch là những thông số đã được nghiên cứu nhiều nhưng chưa đầy đủ và hoàn chỉnh theo các giai đoạn phát triển cơ thể. PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên đối tượng học sinh (từ 12 – 15 tuổi) ở một số trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ba Vì – Hà Nội. Đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu phải là những học sinh khỏe mạnh bình thường, không bị dị tật. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Một số trường trung học cơ sở trong huyện Ba Vì – Hà Nội (3 trường). 14 - Trường THCS Tây Đằng (Thị trấn Tây Đằng – huyện Ba Vì – Hà Nội). - Trường THCS Tản Đà (xã Vân Trai – huyện Ba Vì – Hà Nội). - Trường THCS Ba Trại (xã Ba Trại – huyện Ba Vì – Hà Nội). 3.3 Nội dung nghiên cứu * Nội dung 1: Nghiên cứu một số chỉ tiêu về tầm vóc – thể lực của học sinh từ 12 -15 tuổi thuộc huyện Ba Vì như: cân nặng trung bình, chiều cao đứng trung bình, vòng ngực hít vào gắng sức, vòng ngực trung bình, vòng cánh tay phải lúc co, vòng đùi phải,… * Nội dung 2: Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh lý tuần hoàn của học sinh lứa tuổi THCS (từ 12 - 15 tuổi). 3.4 Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, đối tượng nghiên cứu, việc nghiên cứu về tầm vóc - thể lực của đề tài dựa theo tài liệu “Nhân trắc học và sự ứng dụng trên người Việt Nam” và “Nhân trắc egonomi” cũng như việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý được dựa theo các tài liệu về sinh lý hiện nay, cụ thể như sau: 3.4.1 Phương pháp tính tuổi của học sinh trong nghiên cứu Số năm tuổi = số năm ± 6 tháng Ví dụ: học sinh 12 tuổi: từ 11 năm 6 tháng 1 ngày đến 12 năm 6 tháng. 13 tuổi: từ 12 năm 6 tháng 1 ngày đến 13 năm 6 tháng. 3.4.2 Các phương pháp cân đo để thu thập số liệu - Phương pháp đo chiều cao đứng: chiều cao đứng được xác định bằng thước đo chiều cao, chia đến 0,1 cm khi đo học sinh ở tư thế đứng thẳng. Tư thế đứng thẳng được xác định khi đôi mắt hoặc hai lỗ tai ngoài song song với mặt bàn cân. Đo khoảng cách từ gót chân tới đỉnh đầu. - Phương pháp đo vòng ngực lúc hít vào: được xác định bằng dây đo không co giãn, chia đến 0,1 cm. Đo ở tư thế đứng thẳng, theo mặt phẳng nằm ngang đi qua mũi ức, học sinh ở trạng thái hít vào. - Phương pháp đo vòng đùi phải: dùng thước dây mềm, không co giãn, có vạch đến 0,1 cm, đo vòng đùi ở tư thế đứng thẳng, hai chân rang hơi rộng, đo theo mặt phẳng ngang qua nếp gấp vuông đùi (cm). - Phương pháp đo vòng cánh tay phải lúc co: bằng thước dây mềm, không co giãn, chia đến mm. Vòng tay phải đo ở tư thế ngồi thẳng, tay phải giơ ngang trước, cẳng tay gấp lại, bàn tay nắm. Đo vòng tối đa của cánh tay (cm). - Phương pháp cân khối lượng cơ thể: dùng cân điện tử. 15 - Phương pháp đo tần số tim: đo bằng ống nghe tim phổi, đặt ống đo ở phía trước ngực trái ở vị trí xương sườn thứ 5, thứ 6 gần tim và đếm số nhịp tim đập trong 1 phút, đo 3 lần rồi lấy trung bình cộng (nhịp/phút). - Phương pháp đo huyết áp động mạch: đo huyết áp động mạch bằng phương pháp Korotkov. Dùng huyết áp kế đồng hồ, đo ở tay trái, đối tượng ở tư thế nằm thoải mái. Quấn bao cao su quanh cách tay đối tượng, chặt vừa phải và đặt ống nghe ở động mạch cánh tay ngay sát bên dưới bao cao su để nghe mạch đập và đặt đồng hồ trước mặt. Vặn chặt ống ở bóp cao su, rồi bơm từ từ cho đến khi không nghe thấy tiếng mạch đập và kim đồng hồ của huyết áp kế chỉ vào số 140-150mmHg. Sau đó, mở nhẹ ống cho hơi ra từ từ và vừa nghe. Trị số trên đồng hồ lúc nghe thấy tiếng mạch đập thì đo lại và lấy trị số huyết áp tâm thu và bắt đầu không nghe thấy tiếng mạch đập nữa chỉ huyết áp tâm trương. Trong trường hợp kim đồng hồ hạ dần tới 0mmHg mà vẫn còn nghe tiếng mạch đập thì đo lại và lấy trị số huyết áp tâm trương ngang mức khi nghe tiếng đập thay đổi âm sắc. Đo 2 lần rồi lấy trung bình cộng (mmHg). 3.4.3 Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn học sinh về một số thông tin cá nhân như: nơi ở, tình trạng sức khỏe, gia đình,...để loại trừ các trường hợp bất thường về các chỉ tiêu cần nghiên cứu. 3.4.4 Xây dựng phiếu nghiên cứu Xây dựng phiếu nghiên cứu dựa trên cơ sở của nội dung nghiên cứu. Phiếu nghiên cứu ghi đầy đủ về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi ở,… Trước khi tiến hành đo đạc và thu thập số liệu, chúng tôi tiến hành làm mẫu thử và hướng dẫn học sinh các nội dung cần thiết để các em có thể điền dầy đủ những thông tin về bản thân vào phiếu nghiên cứu.(Mẫu phiếu ở phần phụ lục). 3.4.5 Xử lý kết quả nghiên cứu Các số liệu thu thập được xử lý bằng toán thống kê, chúng tôi đã tính toán một số tham số để phân tích thực trạng về thể lực và sinh lý của những học sinh được nghiên cứu. Xử lý các số liệu thu được trên máy vi tính bằng chương trình Excel và Winword. Phân tích đánh giá các số liệu thu được theo phương pháp thống kê sinh học, tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tiêu chuẩn student, tỉ lệ %. -Tính giá trị trung bình: = = : giá trị trung bình cộng. 16 : tần số đo : trị số các số đo. - Độ lệch chuẩn S cho biết mức độ tập trung hay phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình. S= nếu n - Độ đáng tin cậy ( 30 S= nếu n < 30 giữa 2 giá trị trung bình phản ánh kết quả của 2 phương án trong nghiên cứu: = với Sd= Tra bảng student: Nếu t>1,96: kết luận hai trị số trung bình của hai tập mẫu khác nhau có ý nghĩa thống kê (do một nguyên nhân nào đó của thực tại cần tìm hiểu) chứ không phải do ngẫu nhiên với độ tin cậy 95% ( p0.05 >0.05 0.05 >0.05 0.05 0.05 p(3-4) 3 2.91 3.34 >0.05 0.05 >0.05 >0.05 0.05 >0.05 >0.05 0.05), đến tuổi 14 vòng ngực của nữ lớn hơn vòng ngực của nam (p>0.05), nhưng đến tuổi 15 vòng ngực của nam lại lớn hơn của nữ (p>0.05). Trong 4 năm liên tục vòng ngực của nam tăng 8 cm (tăng 2.67 cm/năm), và nữ tăng 7.14 cm (tăng 2.38 cm/năm). Thời điểm tăng trưởng nhảy vọt của nam chậm hơn của nữ (nam là từ 14 – 15 tuổi còn của nữ là 13 – 14 tuổi). + Đối với học sinh thành thị: từ 12 – 15 tuổi vòng ngực trung bình của nam tăng 9.3 cm (tăng trung bình 3.1 cm/năm) và của nữ là 9.04 cm (tăng trung bình 3.01cm/năm ). Tương tự như học sinh nông thôn ở tuổi 12 – 13 vòng ngực trung bình của nam lớn hơn nữ và sự chênh lệch là không đáng kể. Lúc 14 tuổi, vòng ngực của nữ lớn hơn của nam nhưng đến 15 tuổi thì vòng ngực trung bình của nam lại lớn hơn của nữ. Như vậy, thời điểm tăng trưởng của nữ là từ 13 – 14 tuổi và của nam là 14 – 15 tuổi, chậm hơn của nữ 1 năm. Hình 1.7: Vòng ngực trung bình của học sinh theo lứa tuổi, giới tính và nơi ở Bảng 1.6: Vòng ngực trung bình của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Đơn vị: cm Giới Tuổi Nhóm NC (2014) HSSH(1975) 26 Đào Huy tính Nam Nữ 12 13 14 15 12 13 14 15 Nông thôn 63.58 ± 3.7 65.24 ± 4.19 67.42 ± 4.33 71.58 ± 4.31 63.28 ± 3.76 65.86 ± 4.51 68.84 ± 4.98 70.42 ± 4.57 Thành thị 64.84 ± 3.82 67.08 ± 3.88 70.12 ± 2.49 74.14 ± 3.77 63.92 ± 2.98 66.2 ± 3.01 70.32 ± 2.92 72.96 ± 3.01 61.79 63.08 64.17 67.2 59.92 61.15 62.66 64.75 Khuê(1991) 62.18 ± 2.62 64.35 ± 3.08 66.52 ± 3.73 69.26 ± 3.88 60.62 ± 3.11 62.81 ± 3.31 64.39 ± 4.16 66.43 ± 3.30 Vòng ngực trung bình của học sinh trong nghiên cứu tăng dần từ 12 – 15 tuổi, có thời điểm vòng ngực trung bình của nữ lớn hơn vòng ngực trung bình của nam và đến cuối giai đoạn dậy thì vòng ngực trung bình của nam lớn hơn vòng ngực trung bình của nữ. Điều này phù hợp với kết quả trong HSSH (1975) và Đào Huy Khuê (1991). Kết quả vòng ngực trung bình của học sinh trong nghiên cứu cao hơn so với HSSH (1975) và Đào Huy Khuê (1991). Cũng giống như cân nặng, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt của vòng ngực trung bình vào thời điểm từ 14 – 15 tuổi ở nam và 13 – 14 tuổi ở nữ. Hình 1.8: Vòng ngực trung bình của học sinh nam theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau. 27 Hình 1.9: Vòng ngực trung bình của học sinh nữ theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau. 1.4 Vòng ngực hít vào gắng sức Kết quả nghiên cứu vòng ngực hít vào gắng sức của học sinh được trình bày ở bảng 1.7. Bảng 1.7. Vòng ngực hít vào gắng sức của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở Đơn vị: cm Nơi ở Tuổi 12 Thành 13 thị 14 15 Tuổi Nông thôn 12 13 14 15 Nam(1) ± SD 67.08 ± 3.04 69.52 ± 3.17 72.04 ± 2.16 76.82 ± 2.27 Nam(3) Nữ(2) Tăng 2.44 2.52 4.78 Tăng ± SD 66.42 ± 3.65 67.98 ± 3.68 1.56 69.74 ± 4.14 1.76 73.96 ± 3.92 4.22 ± SD 66.38 ± 3.3 70.06 ± 3.38 74.2 ± 3.77 76.62 ± 3.46 Nữ(4) Tăng ± SD 65.82 ± 3.61 67.92 ± 4.31 70.22 ± 4.65 71.58 ± 4.59 Tăng 28 3.68 4.14 2.42 2.1 2.3 1.36 1 - 2 0.7 -0.54 -2.16 0.2 3 - 0.6 0.06 -0.48 2.38 4 0.56 2.14 3.98 5.04 2 - 1 0.66 1.54 2.3 2.86 4 p(1-2) >0.05 >0.05 0.05 3 p(3-4) >0.05 >0.05 >0.05 0.05 >0.05 >0.05 >0.05 p(3-4) >0.05 >0.05 >0.05 >0.05 Các số liệu trong bảng cho thấy: Vòng đầu của học sinh tăng dần theo tuổi, mức tăng hàng năm thấp. + Học sinh nông thôn: kích thước vòng đầu của nam và nữ ở cùng độ tuổi chênh nhau là không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Mức tăng hàng năm dao động từ 0.2 – 0.48 cm/năm đối với nam và 0.28 – 1.04 cm/năm đối với nữ. + Học sinh thành thị: chênh lệch không đáng kể giữa nam và nữ ở độ tuổi như nhau. Mức tăng hàng năm dao động từ 0.16 – 0.84 cm/năm đối với nam và 0.44 – 0.56 cm/năm đối với nữ. Có sự chênh lệch vòng đầu giữa học sinh thành thị và học sinh nông thôn nhưng sự chênh lệch này không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. Sự biến đổi vòng đầu theo tuổi và giới tính của học sinh thành thị và học sinh nông thôn được biểu diễn trên hình sau: 30 Hình 1.11: Vòng đầu trung bình của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở. 1.6 Vòng đùi phải Vòng đùi có tương quan chặt chẽ với cân nặng, có thể thay thế cân nặng trong việc đánh giá thể lực. Dùng vòng đùi và vòng cánh tay có ưu điểm hơn cân nặng là biểu hiện ở sức tăng của cơ. Vòng đùi và vòng cánh tay không thể thiếu được trong việc đánh giá khả năng lao động và sức khỏe của con người. Kết quả vòng đùi phải của học sinh trong nghiên cứu được trình bày ở bảng 1.9. Bảng 1.9: Vòng đùi phải trung bình theo tuổi, giới tính và nơi ở. Đơn vị: cm Nơi ở Tuổi 12 Thành 13 thị 14 15 Nông Tuổi thôn 12 Nam(1) ± SD 36.62 ± 2.68 39.02 ± 2.87 41.38 ± 2.9 44.46 ± 3.74 Nữ(2) Tăng 2.4 2.36 3.08 ± SD 37.36 ± 2.51 40.22 ± 2.5 43.56 ± 3.87 44.56 ± 3.43 Nam(3) ± SD 36.18 ± 1.9 Tăng 2.86 3.34 1 - 1 Tăng ± SD 36.74 ± 1.93 31 0.62 0.86 1.38 0.36 2 -0.74 -1.2 -2.18 -0.1 Nữ(4) Tăng 2 3 - -0.56 4 - 1 0.44 4 p(1-2) >0.05 >0.05 0.05 3 p(3-4) >0.05 13 14 15 38.06 ± 2.05 40.76 ±2.18 43.84 ± 2.92 1.88 2.7 3.08 39.36 ± 2.08 2.62 42.18 ± 2.66 2.82 44.2 ± 3.23 2.02 -1.3 -1.42 -0.36 0.96 0.62 0.62 0.05 >0.05 >0.05 >0.05 3 p(3-4) >0.05 >0.05 14 15 21.32 ± 2.01 1.34 23.14 ± 2.27 1.82 21.58 ± 2.06 22.86 ± 2.05 1.72 1.28 -0.26 0.28 0.7 0.88 >0.05 >0.05 Các số liệu trên bảng cho thấy: - Cũng giống với vòng đùi, vòng cánh tay phải co của học sinh tăng dần theo tuổi và vòng cánh tay ở các lứa tuổi tăng không đều. Sự chênh lệch giữa vòng cánh tay của nam và nữ trong cùng một khu vực không lớn lắm và nhìn chung không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). + Học sinh nông thôn: từ 12 – 15 tuổi vòng cánh tay phải co tăng 4,2 cm (tăng 1.4cm/năm) đối với nam và 4.02 cm (tăng 1.34cm/năm ) đối với nữ.Số đo và tốc độ tăng vòng cánh tay phải lúc co của đối tượng nghiên cứu tăng không đều theo tuổi và giới tính. Thời điểm tăng trưởng nhảy vọt ở nam là từ 14 – 15 tuổi, tăng 1.82 cm, và ở nữ là từ 13 – 14 tuổi, tăng 1.72 cm. + Học sinh thành thị: Từ 12 – 15 tuổi vòng cánh tay phải co tăng 4,34 cm (tăng 1.45 cm/năm) đối với nam và 4.26 cm (tăng 1.42 cm/năm) đối với nữ. Thời điểm tăng trưởng nhảy vọt vòng cánh tay phải lúc co của học sinh thành thị trùng với học sinh nông thôn vào lúc 14 – 15 tuổi (tăng 2cm/năm) đối với nam và từ 13 – 14 tuổi (tăng 2.1 cm/năm) đối với nữ. Mức tăng hàng năm của nam học sinh tăng dần theo tuổi, còn ở nữ tăng dần từ 12 – 14 tuổi và có xu hướng giảm trong giai đoạn 14 – 15 tuổi. Kết quả nghiên cứu trên đây là phù hợp với quy luật sinh học. Nghiên cứu thời điểm tăng nhanh nhất của số đo vòng cánh tay phải lúc co của nam chậm hơn nữ 1 năm, từ độ tuổi 14 – 15 vòng cánh tay phải lúc co của nam cao hơn của nữ có lẽ là do tuổi dậy thì hoàn toàn của nam muộn hơn của nữ 1năm và những khác biệt về biến đổi cơ thể ở thời kì dậy thì đã chi phối sự sai khác trên. 35 Hình 1.15: Vòng cánh tay phải lúc co của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở. 1.8 Chỉ số Pignet Chỉ số Pignet được tính dựa trên 3 kích thước: chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình. Chỉ số này càng nhỏ thì thể lực càng tốt và theo cách tính này thì chỉ số này có lợi cho người béo và thiệt cho người gầy. Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet của học sinh trong nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1.12. Bảng 1.12: Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở Nơi ở Tuổi Nam(1) ± SD 12 42.08 ± 4.8 Thành 13 39.15 ± 3.76 thị 14 39.64 ± 4.72 15 37.06 ± 3.5 Nông Tuổi Nam(3) thôn ± SD Nữ(2) Giảm 2.93 -0.49 2.58 Giảm ± SD 44.24 ± 4.95 40.9 ± 3.96 36.16 ± 3.66 33.06 ± 4.01 Nữ(4) ± SD 36 Giảm 3.34 4.74 3.10 Giảm - 2 -2.16 -1.75 3.48 4.00 - 4 -1.58 -1.33 -2.04 -3.84 1 3 - 2 4 - 1 3 p(1-2) >0.05 >0.05 0.05 0.05 >0.05 0.05 >0.05 >0.05 0.05 >0.05 0.05 thôn 14 17.42±1.18 0.38 18.77±1.13 1.3 -1.35 0.72 0.05 >0.05 >0.05 - p(3-4) 3 4 -1.76 -1.72 >0.05 >0.05 14 15 78.04 ± 2.56 75.36 ± 3.67 2.56 2.68 80.08 ± 2.52 77.52 ± 3.43 2.24 2.56 -2.04 -2.16 >0.05 >0.05 Qua số liệu thu được ở bảng trên ta thấy: Tần số tim của học sinh giảm dần theo tuổi và có sự khác biệt giữa nam và nữ (p> 0.05). Nhịp tim của nữ nông thôn và nữ thành thị cao hơn nhịp tim của nam nông thôn và nam thành thị cùng tuổi. Thời điểm nhịp tim của nữ giảm nhanh xuất hiện sớm hơn nam 1 năm, ở nữ là 13 – 14 tuổi còn ở nam là 14 – 15 tuổi. Có sự khác biệt về nhịp tim theo giới tính trong giai đoạn dậy thì. Kết luận của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan (2001).So sánh nhịp tim giữa học sinh của hai khu vực cho thấy, học sinh thành thị có nhịp tim cao hơn học sinh nông thôn tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0.05). Tốc độ giảm tần số tim của học sinh là không đều, có thời kỳ giảm nhanh có thời kỳ giảm chậm. Kết quả này phù hợp với đặc điểm sinh lý ở tuổi dậy thì. Sự biền đổi nhịp tim theo tuổi, giới tính của học sinh hai khu vực thành thị và nông thôn được minh họa trên hình 2.1. Hình 2.1: Tần số tim của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở 2.2 Huyết áp động mạch 2.2.1 Huyết áp tâm thu Kết quả nghiên cứu huyết áp tâm thu của học sinh được trình bày ở bảng 2.2. Bảng 2.2 Huyết áp tâm thu của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở. 45 Đơn vị: mmHg Nơi ở Tuổi Nam(1) Nữ(2) 1 - 2 Tăng Tăng ± SD ± SD 105.04 ± 1.31 -2.08 Thành 12 102.96 ± 1.88 13 104.16 ± 1.49 1.2 106.4 ± 2.00 1.36 -2.24 thị 14 105.6 ± 2.14 1.44 108.16 ± 1.57 1.76 -2.56 15 107.36 ± 1.85 1.76 110.04 ± 2.84 1.88 -2.68 Nam(3) Nữ(4) Tuổi 3- 4 Tăng Tăng ± SD ± SD Nông 12 103.2 ± 2.24 105.32 ± 1.9 -2.12 13 104.88 ± 2.85 1.68 107.2 ± 3.24 1.88 -2.32 thôn 14 106.72 ± 3.93 1.84 109.08 ± 2.96 1.88 -2.36 15 109.12 ± 3.77 2.4 110.25 ± 2.95 1.17 -1.13 p(1-2) - 2 4 -0.28 -0.8 -0.92 -0.21 [...]... tài được tiến hành trên đối tượng học sinh (từ 12 – 15 tuổi) ở một số trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Ba Vì – Hà Nội Đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu phải là những học sinh khỏe mạnh bình thường, không bị dị tật 3.2 Phạm vi nghiên cứu Một số trường trung học cơ sở trong huyện Ba Vì – Hà Nội (3 trường) 14 - Trường THCS Tây Đằng (Thị trấn Tây Đằng – huyện Ba Vì – Hà Nội) - Trường THCS Tản... Vân Trai – huyện Ba Vì – Hà Nội) - Trường THCS Ba Trại (xã Ba Trại – huyện Ba Vì – Hà Nội) 3.3 Nội dung nghiên cứu * Nội dung 1: Nghiên cứu một số chỉ tiêu về tầm vóc – thể lực của học sinh từ 12 -15 tuổi thuộc huyện Ba Vì như: cân nặng trung bình, chiều cao đứng trung bình, vòng ngực hít vào gắng sức, vòng ngực trung bình, vòng cánh tay phải lúc co, vòng đùi phải,… * Nội dung 2: Nghiên cứu một số chỉ... “Hằng số sinh học năm 1975 nhưng lại thấp hơn so với các chỉ số của học sinh quận Hoàn Kiếm Hà Nội Chỉ số pignet có xu hướng cao do trẻ đang lớn, phát triển ưu thế về phần xương nhưng chỉ số này không khác biệt so với chỉ số pignet của học sinh quận Hoàn Kiếm Năm 1997, Lê Thị Phương Hoa nghiên cứu về đặc điểm của thể lực và trí tuệ của học sinh THCS Đông Thái – Hà Nội cho thấy: chiều cao và cân nặng của. .. Hình 1.1 Chiều cao đứng trung bình theo tuổi của học sinh 19 So với số liệu về chiều cao của học sinh 12 – 15 tuổi trong các nghiên cứu của các tác giả khác nhau (bảng 1.2, hình 1.2 và 1.3) chiều cao của học sinh nam và nữ ở cả thành thị và nông thôn cao hơn số liệu trong HSSH (1975) và số liệu của Đào Huy Khuê (1991) Bảng 1.2: Chiều cao đứng trung bình của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác... ngực hít vào gắng sức theo tuổi và giới tính của học sinh nông thôn và học sinh thành thị được thể hiện trên hình 1.10 Hình 1.10: Vòng ngực hít vào gắng sức của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở 1.5 Vòng đầu trung bình Kết quả nghiên cứu vòng đầu trung bình của học sinh nghiên cứu được trình bày ở bảng 1.8 Bảng 1.8: Vòng đầu trung bình của học sinh theo tuổi, giới tính và nơi ở Đơn vị: cm Nơi ở Tuổi... cao và cân nặng của học sinh tăng dần theo tuổi Chiều cao tăng nhanh nhất lúc 10 – 13 tuổi ở nữ và 12 – 15 tuổi ở nam Cân nặng ở nữ tăng nhanh nhất ở tuổi 11 – 13 và ở nam độ tuổi 13 – 14 Các chỉ số về chiều cao, cân nặng của học sinh trường THCS Đông Thái – Hà Nội lớn hơn so với học sinh THCS thuộc tỉnh Thái Bình nhưng lại thấp hơn so với học sinh THCS quận Hoàn Kiếm Hà Nội Chỉ số BMI cũng tăng dần... trung bình của nam lớn hơn nữ và sự chênh lệch là không đáng kể Lúc 14 tuổi, vòng ngực của nữ lớn hơn của nam nhưng đến 15 tuổi thì vòng ngực trung bình của nam lại lớn hơn của nữ Như vậy, thời điểm tăng trưởng của nữ là từ 13 – 14 tuổi và của nam là 14 – 15 tuổi, chậm hơn của nữ 1 năm Hình 1.7: Vòng ngực trung bình của học sinh theo lứa tuổi, giới tính và nơi ở Bảng 1.6: Vòng ngực trung bình của học. .. cân nặng, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt của vòng ngực trung bình vào thời điểm từ 14 – 15 tuổi ở nam và 13 – 14 tuổi ở nữ Hình 1.8: Vòng ngực trung bình của học sinh nam theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau 27 Hình 1.9: Vòng ngực trung bình của học sinh nữ theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau 1.4 Vòng ngực hít vào gắng sức Kết quả nghiên cứu vòng ngực hít vào gắng sức của học sinh được trình... đứng trung bình giữa nam và nữ ở cùng độ tuổi Ở thành thị hay nông thôn thì chiều cao của học sinh nam luôn lớn hơn chiều cao của học sinh nữ Chiều cao của học sinh thành thị lớn hơn của học sinh nông thôn (cả nam và nữ) Điều này có thể là do mốc chuyển từ giai đoạn thiếu nhi sang giai đoạn dậy thì trên các đối tượng nghiên cứu là khác nhau, một phần có thể do chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống của. .. Mức tăng hàng năm dao động từ 0.16 – 0.84 cm/năm đối với nam và 0.44 – 0.56 cm/năm đối với nữ Có sự chênh lệch vòng đầu giữa học sinh thành thị và học sinh nông thôn nhưng sự chênh lệch này không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê Sự biến đổi vòng đầu theo tuổi và giới tính của học sinh thành thị và học sinh nông thôn được biểu diễn trên hình sau: 30 Hình 1.11: Vòng đầu trung bình của học sinh theo

Ngày đăng: 30/09/2015, 16:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan