Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thành phố nha trang

145 504 0
Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thành phố nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... thuế hộ kinh doanh Chương 2: Thực trạng quản lý thuế hộ kinh doanh Chi cục thuế Thành phố Nha Trang Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế hộ kinh doanh Chi cục thuế Thành. .. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG .105 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH ... ĐẠI HỌC NHA TRANG - - LƯU TRẦN THANH NGUYỆT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG --- --- LƯU TRẦN THANH NGUYỆT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG --- --- LƯU TRẦN THANH NGUYỆT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HỒ HUY TỰU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TS. PHAN THỊ DUNG Khánh Hòa - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan trước hội đồng khoa học, kết quả nghiên cứu thực tế tại đơn vị và địa phương, các số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nha Trang, ngày tháng năm 2015. Người cam đoan Lưu Trần Thanh Nguyệt ii LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm nghiên cứu, học tập ở nhà trường, luận văn là kết quả cuối cùng đánh giá quá trình học tập. Luận văn là sự kết hợp từ kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, sự tìm tòi với sự nỗ lực cố gắng của bản thân để tìm ra các sáng kiến, các giải pháp để hoàn thiện lĩnh vực cần nghiên cứu. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, Tiến sĩ - Hồ Huy Tựu là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo; Cán bộ công chức Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa; Chi cục Thuế thành phố Nha Trang; phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Nha Trang và các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Nha Trang đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn đứng bên cạnh tôi động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày tháng năm 2015 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...................................................................................x LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 6. Những đóng góp mới của luận văn .........................................................................4 7. Bố cục luận văn .......................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ .............................6 ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH ...............................................................................6 1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ ....................................................................................6 1.1.1. Khái niệm......................................................................................................6 1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế .......................................................................7 1.1.2.1. Bản chất của thuế...................................................................................7 1.1.2.2. Chức năng của thuế ...............................................................................8 1.1.3. Hệ thống thuế, phân loại thuế và các yếu tố cấu thành một sắc thuế ...........8 1.1.3.1. Khái niệm hệ thống thuế........................................................................8 1.1.3.2. Phân loại thuế ........................................................................................9 1.1.3.3. Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế...........................................10 1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường..............................................11 1.1.4.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước .........................12 1.1.4.2 Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội ........12 1.1.4.3 Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh ...............................................................................................12 1.1.4.4 Thuế góp phận thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển .....................13 iv 1.2. QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH.............................................13 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về thuế đối với Hộ kinh doanh ................................13 1.2.1.1. Khái niệm Hộ kinh doanh...................................................................13 1.2.1.2. Vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế .......................................14 1.2.1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh. ..........................................................................................................................14 1.2.1.4. Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh: ........................15 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh .................22 1.2.2.1. Khái niệm ............................................................................................22 1.2.2.2. Những đặc điểm chủ yếu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh............22 1.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ............................................23 1.2.3.1. Quản lý danh bạ hộ kinh doanh ...........................................................23 1.2.3.2. Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ..........................................................................................................................28 1.2.3.3. Quản lý xét miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh ...........................36 1.2.3.4. Kiểm tra và báo cáo .............................................................................42 1.3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH. ........................................................................................................42 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới................................................42 1.3.1.1. Quản lý thu thuế tại Brazin..................................................................42 1.3.1.2. Quản lý thu thuế tại Hungary. .............................................................43 1.3.1.3. Quản lý thu thuế tại Indonesia.............................................................43 1.3.2. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý thuế hộ kinh doanh. .........44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG ...................................................46 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ NHA TRANG 46 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................46 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................46 2.1.2.1. Dân số và lao động ..............................................................................46 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................47 2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG. .................48 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy. ..............................................................................48 v 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ ...................................................................................52 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ...............................................................................53 2.2.4. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2012-2014...............54 2.2.4.1. Tình hình thực hiện dự toán chung......................................................54 2.2.4.2. Tình hình thực hiện dự toán các sắc thuế của hộ kinh doanh..............57 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG ..............................................................59 2.3.1. Khái quát tình hình phát triển hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang .....................................................................................................................59 2.3.2. Đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế..............................................60 2.3.3. Quản lý doanh thu và thuế. .........................................................................67 2.3.4. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế. ...................................................73 2.3.4.1. Thực trạng quản lý thu nộp thuế..........................................................73 2.3.4.2. Công tác quản lý nợ thuế .....................................................................75 2.3.5. Công tác kiểm tra thuế ................................................................................77 2.3.5.1. Phạt vi phạm hành chính qua đơn tạm nghỉ kinh doanh .....................79 2.3.5.2. Phạt vi phạm hành chính qua hành vi trốn thuế ..................................81 2.3.6. Các công tác khác .......................................................................................81 2.3.6.1. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế...........................81 2.3.6.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ..........................................83 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ HỘ KINH DOANH TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CÁC HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG ............................................................................................................84 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................84 2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................84 2.4.1.2. Phương pháp phân tích ........................................................................85 2.4.1.3. Mục đích của khảo sát: ........................................................................86 2.4.2. Phân tích kết quả khảo sát, đánh giá và thảo luận. .....................................86 2.4.2.1. Đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế. .....................................86 2.4.2.2. Quản lý doanh thu và thuế...................................................................88 2.4.2.3. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế.............................................90 2.4.2.4. Công tác kiểm tra thuế.........................................................................92 vi 2.4.2.5. Công tác tuyên truyền hỗ trợ ...............................................................94 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG ....................96 2.5.1. Đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế..............................................97 2.5.1.1. Những mặt đạt được. ...........................................................................97 2.5.1.2 Những mặt hạn chế:..............................................................................98 2.5.2. Quản lý doanh thu và thuế. .........................................................................98 2.5.2.1. Những mặt đạt được. ...........................................................................98 2.5.2.2. Những mặt hạn chế..............................................................................99 2.5.3. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế. ...................................................99 2.5.3.1. Những mặt đạt được. ...........................................................................99 2.5.3.2. Những mặt hạn chế............................................................................100 2.5.4. Công tác kiểm tra thuế ..............................................................................101 2.5.4.1. Những mặt đạt được. .........................................................................101 2.5.4.2. Những mặt hạn chế............................................................................101 2.5.5. Các công tác khác .....................................................................................103 2.5.5.1. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ..............................103 2.5.5.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ........................................104 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG .......................................................................................................................105 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH.................................................................................................105 3.1.1. Định hướng. ..............................................................................................105 3.1.1.1. Định hướng chung toàn ngành. .........................................................105 3.1.1.2. Định hướng cụ thể .............................................................................106 3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. ..................................................................................................................107 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU. ..................................................................109 3.2.1 Giải pháp quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế............................................109 3.2.2. Quản lý doanh thu.....................................................................................111 3.2.3. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế ...................................113 vii 3.2.3.1. Công tác quản lý thu nộp thuế ...........................................................113 3.2.3.2. Công tác quản lý nợ thuế. ..................................................................114 3.2.4. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm..............................................................115 3.2.5. Xây dựng kế hoạch thu hợp lý. .................................................................116 3.2.6. Các công tác khác .....................................................................................117 3.2.6.1. Công tác tuyên truyền và giáo dục việc thực hiện nghĩa vụ thuế......117 3.2.6.2. Về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu thuế ...................119 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................120 1. KẾT LUẬN .........................................................................................................120 2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................122 2.1. Đối với Nhà nước .............................................................................................122 2.1.1. Hoàn thiện khung khổ pháp luật kinh tế ...................................................122 2.1.2. Cải cách đồng bộ hệ thống thể chế quản lý kinh tế xã hội .......................122 2.2. Đối với Bộ Tài chính........................................................................................123 2.3. Đối với chính quyền địa phương......................................................................123 2.4. Đối với cơ quan Thuế.......................................................................................123 2.4.1. Đối với Tổng cục thuế ..............................................................................123 2.4.2. Đối với Cục Thuế, Chi cục Thuế ..............................................................124 2.5. Đối với hộ kinh doanh......................................................................................124 PHỤ LỤC ....................................................................................................................126 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................129 viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BTC : Bộ Tài chính TCT : Tổng cục Thuế CQT : Cơ quan thuế NSNN : Ngân sách nhà nước TKTN : Tự kê khai, tự nộp thuế GTGT : Giá trị gia tăng TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNCN : Thu nhập cá nhân TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt CTN-NQD : Công thương nghiệp – Ngoài quốc doanh SD ĐNN : Sử dụng đất nông nghiệp SD ĐPNN : Sử dụng đất phi nông nghiệp TNCT : Thu nhập chịu thuế HTX : Hợp tác xã TTHC : Thủ tục hành chính TCVN ISO : Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam LXP : Liên xã, phường NNT : Người nộp thuế TTHT : Tuyên truyền hỗ trợ KK-KTT : Kê khai kế toán thuế QLNCCNT : Quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế THNVDT : Tổng hợp nghiệp vụ dự toán HCNSTV : Hành chính nhân sự tài vụ QLN : Quản lý nợ HKD : Hộ kinh doanh ĐKT : Đăng ký thuế QĐ : Quyết định TB : Thông báo LĐ : Lãnh đạo QL : Quản lý UBND : Ủy ban nhân dân ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tài sản và cơ sở vật chất năm 2012-2014...................................................54 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn năm 2012-2014......55 Bảng 2.3. Kết quả thực hiện dự toán thu các sắc thuế của Hộ kinh doanh năm 20122014............................................................................................................58 Bảng 2.4. Cơ cấu số lượng hộ kinh doanh năm 2012-2014 ........................................59 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát hộ kinh doanh đã lập bộ quản lý so với hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh năm 2012- 2014.................................63 Bảng 2.6. Chi tiết theo ngành nghề kết quả điều tra, khảo sát hộ kinh doanh đã lập bộ quản lý so với hộ đăng ký kinh doanh năm 2012- 2014............................64 Bảng 2.7. Thực trạng quản lý doanh thu hộ kinh doanh qua điều tra điểm năm 2012 – 2014............................................................................................................69 Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả thu nộp hộ kinh doanh kinh doanh năm ........................74 Bảng 2.9. Bảng phân loại nợ thuế hộ kinh doanh năm 2012-2014 .............................75 Bảng 2.10. Thực hiện chỉ tiêu thu nợ và tỷ lệ nợ chuyển sang năm sau của lĩnh vực hộ kinh doanh tại Chi cục thuế thành phố Nha Trang năm 2012 - 2014...76 Bảng 2.11. Tình hình kiểm tra thuế tại địa điểm hộ kinh doanh năm 2012 - 2014 ....78 Bảng 2.12. Kết quả phúc tra hộ kinh doanh nghỉ, tạm nghỉ kinh doanh năm 20122014............................................................................................................79 Bảng 2.13. Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ NNT năm 2012-2014...............................83 Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá của hộ kinh doanh về sự chấp hành đối với những quy định về đăng ký thuế, kê khai thuế ............................................................87 Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá của hộ kinh doanh về sự chấp hành đối với những quy định về doanh thu, thuế..............................................................................89 Bảng 2.16. Ý kiến đánh của hộ kinh doanh về sự phù hợp đối với những quy định về quản lý thu nộp và quản lý nợ thuế............................................................91 Bảng 2.17. Ý kiến đánh giá của hộ kinh doanh về sự chấp hành đối với công tác kiểm tra thuế .......................................................................................................93 Bảng 2.18. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền hỗ trợ ......................................95 x DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1 - Quản lý thuế Hộ kinh doanh theo phương pháp khoán thuế ổn định năm .31 Sơ đồ 1.2 – Quản lý thuế hộ kinh doanh – Duyệt bộ hàng tháng..................................35 Sơ đồ 1.3 – Miễn giảm thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.............................................................................................................38 Sơ đồ 1.4 - Miễn, giảm thuế đối với trường hợp HKD gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo ..................................................41 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Nha Trang ..................................51 Hình 2.1. Cơ cấu loại hình ngành nghề hộ kinh doanh .................................................59 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi ra đời thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước. Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế thể hiện ở chỗ Nhà nước thu thuế từ các cá nhân và pháp nhân trong xã hội nhưng không bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải hoàn trả lại cho từng người nộp cụ thể. Người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được các lợi ích vật chất từ việc sử dụng các dịch vụ công cộng do Nhà nước sử dụng các khoản chi của ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách kinh tế xã hội chung cho cả cộng đồng. Thuế có tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia. Thuế luôn gắn liền với quyền lực nhà nước. Công dân không có quyền từ chối trả thuế, cũng không có quyền tự ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình, mà chỉ có quyền chấp hành. Mặt khác, tính quyền lực Nhà nước cũng thể hiện ở chỗ Nhà nước không thể thực hiện thu thuế một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định đã được xác định trong các văn bản pháp luật do các cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành (Bộ Tài chính, 2009, lượt trích). Với tầm quan trọng như vậy, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020” và đã được Bộ Tài chính triển khai xây dựng lộ trình thực hiện đề án cải cách thể chế, chính sách thuế giai đoạn 2011-2015. Thông qua đề án này nhằm giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế, nâng cao khả năng quản lý và thu thuế, tạo động lực kích thích sản xuất kinh doanh với mục tiêu của ngành thuế coi trọng, xây dựng và gìn giữ các giá trị “ Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính Đổi mới ”. Sau gần 30 năm đổi mới, trải qua ba bước cải cách lớn, ngành thuế đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đặc biệt Luật Quản lý thuế đã ra đời và bắt đầu đi vào cuộc sống từ ngày 01/7/2007. Đây là Luật thuế điều chỉnh hành vi của người nộp thuế, công chức, cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, hướng dẫn chi tiết cụ thể cho người nộp thuế, cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Qua gần tám năm thực 2 hiện công tác quản lý thuế đã dần được ổn định, phân loại và quản lý các loại thuế cho ngân sách Nhà nước ngày càng tốt hơn. Để công tác quản lý ngày một mang lại hiệu quả cao hơn, sát đúng với thực tế hơn, Quốc Hội đã ban hành Luật thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Cùng với ngành thuế của Tỉnh nhà, Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang được thành lập theo quyết định số 315/QĐ-BTC ngày 21 tháng 8 năm 1990, được giao nhiệm vụ thu ngân sách chủ yếu cho địa phương. Hiện đang quản lý gần 5.000 doanh nghiệp, 320 đơn vị hành chính sự nghiệp kê khai nộp phí, lệ phí và 13.164 hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho ngân sách Thành phố Nha Trang. Trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế và thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước hiện nay, chính sách thuế ở nước ta nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Thuế chưa trở thành công cụ vừa tăng thu Ngân sách vừa chưa tăng hết khả năng điều tiết và kích thích nền kinh tế. Các hành vi trốn thuế, lách luật thuế của các đối tượng sản xuất kinh doanh một mặt phản ánh ý thức chấp hành của các đối tượng nộp thuế chưa cao, mặt khác cũng cho thấy các chính sách thuế và phương pháp tính thuế của cơ quan thuế chưa bám sát thực tế. Công tác quản lý thu thuế nói chung, quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng hiện tại vẫn còn chưa hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc bất cập cả về quy trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học, bố trí nguồn nhân lực, trình độ quản lý thu thuế của một số công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành thuế; tình trạng hộ kinh doanh không đăng ký kê khai thuế, trốn thuế, không chấp hành pháp luật thuế, thậm chí chống đối cơ quan thuế ngày càng nhiều không những tác động và ảnh hưởng đến tâm lý các hộ kinh doanh chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, mặt khác đã làm thất thoát nguồn thu không nhỏ cho địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thuế. Vì vậy, nhằm mục tiêu tăng thu cho Ngân sách, nâng cao năng lực quản lý thuế, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế thì việc xây dựng hoàn thiện chính sách thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh nói riêng là một đòi hỏi bức thiết, tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối 3 với các hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang" làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ khi thực hiện cải cách thuế đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý thuế như: - Đề tài “Tăng cường kiểm soát thuế GTGT tại Chi cục Thuế Quận Cẩm Lệ” (2012), luận văn thạc sĩ của Trần Thị Mỹ Dung. Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát thuế GTGT của Chi cục Thuế Quận Cẩm Lệ quản lý trực tiếp từ các doanh nghiệp trên địa bàn Quận thực hiện Luật Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp mô tả, phân tích tỷ lệ, đối chiếu so sánh và tổng hợp để phân tích thực trạng việc kiểm soát thuế GTGT. Qua đó, nhằm làm rõ ý nghĩa của việc tăng cường kiểm soát thuế GTGT, nêu lên thực trạng của hoạt động kiểm soát thuế GTGT. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp và kiến nghị tính khả thi nhằm tăng cường công tác kiểm soát tốt hơn nguồn thu từ thuế GTGT tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ. - Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế Thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An” (2013), luận văn thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trường. Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở thị xã. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã Thái Hoà trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu là pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp. Nội dung luận văn có kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một số tác giả có công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể đã được công bố. Các đề tài trên có đề cập ở mức độ nhất định về quản lý thu thuế và vai trò của nhà nước đối với công tác quản lý thuế ở Việt nam. Tuy nhiên, từ khi có Luật quản lý thuế ra đời đến nay công tác quản lý thuế cơ bản có nhiều thay đổi nhất là thay đổi phương thức quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Các sắc thuế có thay đổi từ phương 4 thức tính thuế, áp thuế, các thủ tục hành chính cũng được cải cách và rút ngắn, hộ kinh doanh tiếp cận đến một phương thức mới hiện đại hơn đó là chế tự khai - tự nộp. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích chung của luận văn: Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng khung phân tích, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang. - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý, các cơ chế, chính sách thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục Thành phố Nha Trang từ năm 2012 - 2014. Đề xuất giải pháp quản lý thuế đối hộ kinh doanh đến năm 2017. - Về mặt địa điểm: Các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang. - Về nội dung: Các lý thuyết, các văn bản Luật và dưới luật đang áp dụng hiện hành tại Việt Nam, cập nhật đến 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống hoá tư liệu, tổng hợp và phân tích trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ. Từ đó, đánh giá nhằm tìm ra những bất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại để nhằm đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trong tương lai. - Phương pháp khảo sát, thống kê mô tả, điều tra và phỏng vấn. - Phương pháp phân tích so sánh, phân tích dãy số thời gian. 6. Những đóng góp mới của luận văn Kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước, luận văn có những đóng góp sau: - Phân tích thực trạng về công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang nói riêng. 5 - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh. Chương 2: Thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH 1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 1.1.1. Khái niệm Trên thực tế thuế đã tồn tại từ khi các Nhà nước hình thành, song các lý luận về kinh tế của thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối khái niệm về thuế. Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đưa ra mới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung nhất của phạm trù này. Chẳng hạn, theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có những đóng góp của những người công dân của nhà nước, đó là thuế khoá...”. (Mác – Ăng Ghen tuyển tập, tập 2, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1962). Một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn thiện được nêu lên trong cuốn sách “Economics” của hai nhà kinh tế Mỹ, dựa trên cơ sở đối giá như sau: “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hoá hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”. (Economic, Makkollhell and Bruy-M,1993). Trên giác độ phân phối thu nhập, người ta định nghĩa: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.” (Bộ Tài chính, 2009) Trên giác độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước.(Bộ Tài chính, 2009) Trên giác độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực 7 công, nhắm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.(Bộ Tài chính, 2009) Dù trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều giác độ khác nhau, nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn còn đang được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường, điển hình là khái niệm về thuế của Gaston Jèze đưa ra trong Giáo trình Tài chính công, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về thuế phù hợp với giai đoạn hiện nay như sau: Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước;không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng. 1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế 1.1.2.1. Bản chất của thuế Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong, vốn có của thuế. Những đặc điểm đó là: Thuế luôn luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước. Đặc điểm này thể hiện tính pháp lý tối cao của thuế. Thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến Pháp - Đạo luật gốc của một quốc gia. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ bất kỳ một thứ thuế nào cũng chỉ có một cơ quan duy nhất có thẩm quyền, đó là Quốc Hội – Cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao. Mặt khác tính quyền lực Nhà nước cũng thể hiện ở chỗ Nhà nước không thể thực hiện thu thuế một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định đã được xác định trong các văn bản pháp luật do các cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành. Công dân không có quyền từ chối trả thuế, cũng không có quyền tự ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình, mà chỉ có quyền chấp hành. Trường hợp đối tượng nộp thuế nào cố tình không chấp hành sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế của mình theo luật định. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của thuế nhằm phân biệt với tất cả các hình thức động viên tài chính cho Ngân sách Nhà nước khác. Thuế luôn gắn liền với thu nhập. Đặc điểm này thể hiện rõ nội dung kinh tế của thuế. Nhà nước thực hiện thu thuế thông qua quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã 8 hội và thu nhập quốc dân, mà kết quả của nó là một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước mà không kèm theo bất kỳ một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế. Thuế không hoàn trả trực tiếp và được sử dụng để đáp ứng chi tiêu công cộng. 1.1.2.2. Chức năng của thuế Chức năng của một sự vật hay đối tượng nào đó là sự thể hiện công dụng vốn có của nó. Đối với một phạm trù kinh tế, chức năng phản ánh bản chất sự tác động vốn có của nó, là phương thức đặc biệt biểu hiện những thuộc tính vốn có của phạm trù. Cũng như bản chất, chức năng cũng có tính ổn định tương đối của nó trong suốt thời gian tồn tại của sự vật hay đối tượng. Thuế không những là một phạm trù kinh tế mà còn là phạm trù tài chính, nó biểu hiện những thuộc tính vốn có của các quan hệ tài chính. Tuy nhiên, thuế cũng có những đặc trưng, hình thức vận động và các chức năng riêng của mình bắt nguồn từ tổng thể các mối quan hệ tài chính. Mặc dù chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra số lượng các chức năng của thuế, nhưng thông qua quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của thuế, chúng ta thấy thuế luôn thực hiện hai chức năng: chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính cho nhà nước (hay chức năng phân phối thu nhập) và chức năng điều tiết (bao gồm điều tiết kinh tế, điều tiết tiêu dùng và điều tiết xã hội). 1.1.3. Hệ thống thuế, phân loại thuế và các yếu tố cấu thành một sắc thuế 1.1.3.1. Khái niệm hệ thống thuế Trong nền kinh tế, thu nhập được tạo ra và luân chuyển theo một dòng khép kín: người lao động nhận được tiền công, dùng tiền công này để mua hàng hoá, dịch vụ của các công ty, đến lượt các công ty lại dùng số tiền thu được để trả lãi cho vốn đầu tư, tiền thuê đất đai, tiền nhân công...và sau đó các đối tượng có thu nhập này lại dùng thu nhập để chi tiêu dưới nhiều dạng để mua hàng hoá, dịch vụ. Chính sự biến đổi đa dạng này đã tạo ra những cơ sở đánh thuế khác nhau, do đó tạo khả năng cho Chính phủ đánh thuế trên các cơ sở thuế khác nhau, trên sự luân chuyển của dòng thu nhập khép kín. Hay nói cách khác là xuất hiện các loại thuế khác nhau. Từ nhận thức trên, có quan điểm cho rằng: “Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau với cơ chế hoạt động, đối tượng điều chỉnh, phương pháp đánh thuế, mức độ điều tiết và phương pháp thu 9 nộp khác nhau. Các loại thuế có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước” (Bộ Tài chính, 2009). 1.1.3.2. Phân loại thuế “Phân loại thuế là sự sắp xếp các sắc thuế trong một hệ thống chính sách thuế thành những nhóm khác nhau theo các tiêu thức nhất định” (Bộ Tài chính, 2009). - Tuỳ thuộc vào phương thức đánh thuế là đánh một cách trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập mà người ta chia hệ thống thuế thành hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu. + Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Người tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ đó là người chịu loại thuế này. Thuế gián thu có đặc điểm là người nộp thuế theo luật và người chịu thuế không đồng nhất với nhau. Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ. Người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, còn người chịu thuế là người tiêu dùng các hàng hoá đó, họ mua hàng hoá với giá cả trong đó có cả thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... + Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực thu có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật quy định đồng nhất với người phải chịu thuế. Ưu điểm của thuế trực thu là động viên trực tiếp vào thu nhập của từng tổ chức, cá nhân có thu nhập. Có tác dụng rất lớn trong việc điều hoà thu nhập, giảm bớt sự chênh lệch đáng kể về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, do đó đã bảo đảm được tính công bằng trong xã hội. Ở nước ta thuộc loại thuế này gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp... Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế. - Căn cứ vào cơ sở tính thuế để phân loại thuế thì có có thể chia thành 3 loại như sau: + Thuế thu nhập: bao gồm các loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được. + Thuế tiêu dùng: là loại thuế đánh vào hàng hoá, dịch vụ khi diễn ra việc mua bán. 10 + Thuế tài sản: có thể được đánh trong trường hợp chuyển giao, cho, tặng, thừa kế tài sản. - Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của thuế người ta có thể chia các sắc thuế thành 2 loại: Thuế tổng hợp và Thuế có lựa chọn (thuế có phân tích). - Phân loại theo đặc trưng của biểu thuế: + Thuế đánh theo tỷ lệ %: Thuế luỹ tiến, Thuế luỹ thoái, Thuế tỷ lệ cố định. + Thuế đánh trên mức tuyệt đối. - Phân theo thẩm quyền ban hành chính sách thuế: Thuế trung ương và Thuế địa phương. 1.1.3.3. Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế Khác với các hình thức động viên tài chính khác, thuế thực hiện chuyển giao thu nhập dưới các hình thức biểu hiện cụ thể của mình bằng một sắc thuế. Mỗi sắc thuế đều phải được quy định bằng một văn bản pháp luật và được gọi là một luật thuế. Trong một luật thuế thông thường chứa đựng các yếu tố cơ bản sau đây: - Chủ thể chịu sự điều chỉnh của một luật thuế ( Đối tượng nộp thuế): Chủ thể chịu sự điều chỉnh của một luật thuế chỉ rõ khoản thuế đó do chủ thể nào phải nộp. Luật thuế gọi chủ thể đó là đối tượng nộp thuế . Đối tượng nộp thuế theo luật định là thể nhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm phải nộp thuế cho Nhà nước theo luật pháp quy định. Đối tượng nộp thuế không nhất thiết là đối tượng chịu thuế. Trong nhiều trường hợp đối tượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế, khi trong sắc thuế đó người nộp thuế không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác. - Khách thể chịu sự điều chỉnh của luật thuế (Đối tượng chịu thuế): Khách thể trong luật thuế chỉ rõ đối tượng được đưa ra làm cơ sở tính thuế hay đối tượng chịu thuế. Trong luật thuế, người ta gọi khách thể là đối tượng chịu thuế. Do cơ sở thuế là thu nhập, hàng hoá hay tài sản, do đó đối tượng chịu thuế cũng có thể là thu nhập, giá trị hàng hoá hoặc giá trị của tài sản. Mỗi một luật thuế có một đối tượng chịu thuế riêng. Đối tượng chịu thuế có thể được tính trên một đơn vị, trên một đơn vị vật lý hoặc một đơn vị giá trị. - Mức thuế phải nộp trên một đơn vị đối tượng chịu thuế (Thuế suất): 11 Mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế. Trong ngôn ngữ luật thuế người ta gọi mức thuế phải nộp là thuế suất hay định suất. Trong một luật thuế, thuế suất hay định suất là linh hồn của sắc thuế, mang trong mình nó gánh nặng của thuế, thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính và biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế - xã hội của Nhà nước, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Vì vậy, việc xác định thuế suất trong một luật thuế phải quán triệt quan điểm vừa coi trọng lợi ích chung của quốc gia vừa phải chú ý thích đáng đến lợi ích của người nộp thuế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tập trung và tích tụ trong việc sử dụng công cụ thuế. Thuế suất (t) được xác định dựa trên hai yếu tố: tổng số thuế cần huy động cho Nhà nước (T) và cơ sở thuế (C): t = T/C Tổng số thuế cần huy động phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ, mức thu nhập và mức tích luỹ đạt được trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở thuế là một bộ phận của đối tượng tính thuế được xác định làm căn cứ tính thuế. Cơ sở thuế thường thấp hơn đối tượng tính thuế, bởi vì tồn tại mức tối thiểu không phải nộp thuế, miễn giảm thuế. Một cơ sở thuế sau khi tính và nộp một loại thuế tương ứng có thể trở thành cơ sở của một loại thuế khác. 1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Các nhà kinh tế học thường đề cập vai trò của thuế đối với Ngân sách nhà nước và đời sống xã hội. Bởi vì trên thực tế, thông qua hoạt động thu thuế, Nhà nước tập trung được một bộ phận của cải của xã hội từ đó hình thành nên quỹ Ngân sách nhà nước và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Về phương diện Luật học thuế là một thực thể do Nhà nước đặt ra thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ quy định nội dung các loại thuế mà còn xác lập các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể, các biện pháp đảm bảo thực hiện thu, nộp thuế. Pháp luật thuế là sự thể chế hoá các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chính vì vậy, pháp luật thuế là nhân tố quyết định ý nghĩ kinh tế - xã hội của thuế và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. 12 Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: 1.1.4.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu công cộng, đó là ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng. Trong tất cả các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu ổn định nhất được kế hoạch hoá tốt trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước trong một năm. Hầu như mọi khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của người dân. Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng người nộp thuế, những người thông qua hành vi của mình đóng góp tài chính cho nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp. 1.1.4.2 Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường là có sự chênh lệch lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Kinh tế thị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu – nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có xu hướng gia tăng. Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành quả của sự nỗ lực của cả cộng đồng, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định. Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên sẽ thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư và gây ra bất ổn xã hội. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội. Thuế là công cụ quan trọng mà Nhà nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này. 1.1.4.3 Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh Vai trò này được xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong thực tế. Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy định của các luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững 13 số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh cũng như các định mức chi tiêu đặc thù và các phương thức hạch toán riêng có. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ. Đồng thời, cũng qua công tác thu thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức quản lý kinh tế để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này. Như vậy, qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặc hoạt động của cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. 1.1.4.4 Thuế góp phận thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển Thuế trong cơ chế thị trường không khỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, mà còn là một công cụ làm đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Theo quan điểm công bằng, bất kỳ một tổ chức, cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đất nước, họ được quyền thụ hưởng và cung ứng những lợi ích công cộng nhất định và được tạo thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chủ trương kinh tế đất nước, mà nhà nước có thể dùng thuế để tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn. 1.2. QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về thuế đối với Hộ kinh doanh 1.2.1.1. Khái niệm Hộ kinh doanh. Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ thì hộ kinh doanh Việt Nam: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp”. Tóm tại, hộ kinh doanh theo nghĩa đầy đủ là tất cả các hộ sản xuất kinh doanh 14 chưa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, phục vụ sửa chữa và các dịch vụ khác có phát sinh doanh thu. 1.2.1.2. Vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế Hộ kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững của các nền kinh tế nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là đối với Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Vai trò của hộ kinh doanh thể hiện qua các mặt sau đây: - Tạo ra việc làm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp - Huy động các nguồn vốn và sức mạnh của xã hội trong sản xuất, kinh doanh - Đóng góp quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát triển theo mô hình doanh nghiệp con. - Tạo thêm thu nhập cho phần lớn người lao động - Đóng góp vào phát triển đồng đều giữa các vùng khác nhau - Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội - Đóng góp cho ngân sách Nhà nước - Đào tạo các cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tương lai và tạo nền tảng kinh tế ban đầu cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn. - Cùng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra các mối liên kết hiệu quả trong tổng thể các chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu. 1.2.1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh. Thực tiễn cho thấy, so với các loại hình Doanh nghiệp nói chung thì phần lớn hộ kinh doanh đều chưa được đào tạo bài bản về kiến thức kinh tế tài chính, ý thức chấp hành pháp luật thuế cũng chưa cao, nên việc quản lý của cơ quan thuế đối với đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn như thực hiện chế độ hạch toán kế toán, đăng ký kê khai, chấp hành nộp ngân sách, chấp hành pháp luật về thuế. Khi thực hiện nghĩa vụ thuế, hộ kinh doanh đều tính toán mức nộp đảm bảo càng ít càng tốt bởi nó liên quan đến lợi ích của cá nhân. Nếu không phải nộp thuế hoặc nộp thuế ít thì tỷ lệ để lại được dùng vào mở rộng sản xuất kinh doanh, lợi nhuận để lại nhiều hơn ... Vì vậy, những vi phạm về thuế vẫn cứ tiếp diễn dưới các hình thức như: tìm kẻ hở, lách luật để tránh thuế, trốn thuế, thay đổi địa điểm kinh doanh, báo 15 bỏ, báo nghỉ kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh... Cho nên, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự quản lý của cơ quan thuế . Ngoài ra, các hộ kinh doanh vẫn còn một số vi phạm về việc đăng ký, kê khai thuế, dây dưa nộp thuế, nợ đọng thuế ... gây khó khăn phức tạp trong quá trình quản lý thu thuế và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế. Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân như: cơ chế chính sách thuế vẫn còn nhiều hạn chế chưa quy định chi tiết, cụ thể; giữa các luật có khi không đồng bộ gây khó khăn cho công tác thực hiện. Công tác quản lý thuế vẫn còn nhiều mặt yếu kém, đội ngũ cán bộ thuế vẫn có những cán bộ chưa thực sự nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ....còn thụ động, thiếu kiên quyết, lúng túng, chưa có biện pháp cứng rắn trong quá trình xử lý các trường hợp vi phạm. Mặt khác, nhiều hộ kinh doanh chưa thực sự am hiểu chính sách thuế, thậm chí còn một số hộ kinh doanh không tuân thủ các quy định về pháp luật thuế để trốn thuế, gian lận thuế có hành vi chống đối với cơ quan thuế. Qua sự phân tích trên cho thấy việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh là rất cần thiết đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ mới có thể nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần chống thất thu, tăng thu ngân sách, hạn chế sự vi phạm của các hộ kinh doanh, đồng thời giúp Nhà nước quản lý và điều tiết các hộ kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2.1.4. Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh: Hiện nay, có 04 sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh. a.Thuế môn bài: Trong hệ thống thuế nước ta, thuế môn bài là một sắc thuế trực thu rất quen thuộc với quần chúng, là thuế đăng ký kinh doanh được tính theo năm, mức thuế được áp dụng theo số tuyệt đối căn cứ vào mức thu nhập. Theo Khoản 2, Điều 17, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định: “2. Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau: - Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. 16 Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp…” Biểu căn cứ tính thuế môn bài đối với hộ kinh doanh: Bậc thuế Thu nhập một tháng Đơn vị: Đồng Mức thuế cả năm 1 Trên 1.500.000 1.000.000 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000 3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000 4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000 5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000 6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000 b. Thuế GTGT áp dụng đối với hộ kinh doanh. - Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 13 Thông tư 219/2013/TT/BTC ngày 31/12/2013 quy định đối tượng áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu có 5 nhóm đối tượng, trong đó có: Hộ, cá nhân kinh doanh. - Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 13 Thông tư 219/2013/TT/BTC ngày 31/12/2013 quy định Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5% - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; - Hoạt động kinh doanh khác: 2%...” - Theo Khoản 3, Điều 13 Thông tư 219/2013/TT/BTC ngày 31/12/2013 quy định: “Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ 17 quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường. Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.” - Theo Khoản 25, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT “Hàng hoá, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.” Theo các hướng dẫn trên thì hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức doanh thu hàng năm trên một trăm triệu đồng thì nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % nhân với doanh thu. - Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT/BTC ngày 31/12/2013. c. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN). - Căn cứ tính thuế TNCN: + Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ. (Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013). * Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013. 18 Đối tượng Các quy định Cá nhân kinh doanh nộp Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế Doanh thu khoán = Tỷ lệ thu nhập chịu trong kỳ tính thuế thuế n định thuế khoán Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn Sử dụng hoá Nếu trong quý doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán thì ngoài đơn quyển việc nộp thuế theo doanh thu khoán còn phải nộp bổ sung thuế thu nhập cá nhân đối với phần doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán. - Nếu có yêu cầu hoàn thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế của năm được xác định như sau: + Nếu doanh thu trên hoá đơn của cả năm thấp hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu khoán. + Nếu doanh thu trên hoá đơn của cả năm cao hơn doanh thu khoán thì doanh thu tính thuế của năm là doanh thu trên hoá đơn. Sử dụng hoá Khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% tính trên thu nhập chịu đơn do cơ thuế của từng lần phát sinh. quan thuế bán - Thu nhập chịu thuế của từng lần phát sinh được xác định như sau: lẻ theo từng số Thu nhập chịu Doanh thu tính thu thuế từng lần phát = nhập chịu thuế từng sinh × Tỷ lệ thu nhập chịu lần phát s nh thuế ấn định Cá nhân kinh doanh chỉ hạch Thu nhập toán chịu thuế được doanh thu không hạch trong kỳ tính thuế Doanh thu tính = thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế Tỷ lệ thu × nhập chịu thuế ấn định Thu nhập + chịu thuế khác trong kỳ tính thuế toán được chi phí * Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định: Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau: 19 Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định (%) Hoạt động Phân phối, cung cấp hàng hoá 7 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 30 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu Hoạt động kinh doanh khác 15 12 * Thuế suất Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau: Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 - Cách tính thuế Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. Một số thay đổi gần đây nhất về sắc thuế này là Quốc hội ban hành Luật số: 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012, thay đổi về mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế từ 4 triệu trước đây lên 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng trước đây 1,6 triệu, nay là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. 20 * Thuế GTGT, Thuế TNCN được tính căn cứ vào danh mục ngành nghề áp dụng tỷ lệ thuế GTGT/ Doanh thu và tỷ lệ TNCT ban hành kèm theo công văn số 6425/CT-THNVDT ngày 31/12/2013 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà và công văn số 186/CT-THNVDT ngày 09/01/2014 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà về việc điều chỉnh, bổ sung tỷ lệ % để tính thuế GTGT và tỷ lệ % TNCN ấn định để hướng dẫn các Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà áp dụng thống nhất. - Từ năm 2015: Luật Thuế số 71/2014/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế ngày 26/11/2014 quy định: “Thuế đối với cá nhân kinh doanh 1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. 2. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 3. Thuế suất: a) Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%; b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý 5%; bán hàng đa cấp: c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: d) Hoạt động kinh doanh khác: 1,5%; 1%.” d. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Thuế tiêu thụ đặc biệt là một khoản thuế thu vào một số loại hàng hoá, dịch vụ nhất định có tính chất đặc biệt cần điều tiết tính luỹ thoái của các sắc thuế tiêu dùng khác và cần hạn chế tiêu dùng một số hàng hoá, dịch vụ như thuốc lá, rượu, bài lá, vàng mã, hàng mã, kinh doanh vũ trường, kinh doanh massage, karaoke… Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế TTĐB phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhận với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. 21 Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT (Điều 6, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Quốc Hội, năm 2008). Thuế suất thuế TTĐB đối với hàng hoá, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Quốc Hội, năm 2008). e. Thuế tài nguyên. Là loại thuế điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế tài nguyên với các tổ chức và cá nhân khai thác tài nguyên thuộc chủ quyền của Việt Nam. - Đối tượng nộp thuế tài nguyên bao gồm mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác có địa điểm cố định hay lưu động ... có khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. - Sản lượng tài nguyên tính thuế đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế. Sản lượng tài nguyên tính thuế đối với các trường hợp cụ thể khác được quy định tại Điều 5, Chương II, Luật Thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12, Quốc Hội, năm 2009). - Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế GTGT. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành bảng đơn giá quy định chi tiết tài nguyên để làm cơ sở tính thuế. - Thuế suất thuế Tài nguyên được quy định tại Điều 7, Chương II, Luật Thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12, Quốc Hội, năm 2009. - Miễn, giảm thuế tài nguyên: được áp dụng đối với các trường hợp nhằm khuyến khích đầu tư, khuyến khích sản xuất hoặc để thực hiện một số chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước. f. Thuế bảo vệ môi trường. Theo nội dụng Luật thuế bảo vệ môi trường của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 8, Luật số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì đối tượng chịu thuế gồm: “ Xăng, dầu, mỡ nhờn,than đá, dung 22 dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), túi ni lông thuộc diện chịu thuế, thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.” Người nộp thuế là: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế : -Trường hợp uỷ thác nhập khẩu hàng hoá thì người nhận uỷ thác nhập khẩu là người nộp thuế; - Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hoá đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.” Căn cứ tính thuế là số lượng hàng hoá tính thuế và mức thuế tuyệt đối. Phương pháp tính thuế là Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hoá chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá …” (Luật Thuế Bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12, Quốc Hội, năm 2010). 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 1.2.2.1. Khái niệm Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để tổ chức hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật về thuế nhằm động viên nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Đối với cán bộ công chức thuế, quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế hộ kinh doanh nói riêng bao gồm 3 hoạt động riêng biệt, liên tiếp nhau: xác định đối tượng nộp thuế, xác định số thuế phải nộp và thu cho Nhà nước là thông báo ổn định cho kỳ thuế 1 năm. - Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh bao gồm các hoạt động: “quản lý danh bạ hộ kinh doanh; phân loại hộ kinh doanh; quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, xét miễn, giảm thuế cho các hộ kinh doanh theo quy định.” (Quy trình 1688/QĐ-TCT, Tổng cục Thuế, 2014). 1.2.2.2. Những đặc điểm chủ yếu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh Quản lý thuế đối với đối với hộ kinh doanh là quản lý đối với một cá nhân hoặc cá nhân đại diện. Hầu hết cơ quan thuế các nước cũng tập trung không ngừng và đáng kể các nguồn lực vào việc quản lý nhóm đối tượng nộp thuế này. 23 Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Vì vậy việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt hộ kinh doanh Doanh thu lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế. Hộ kinh doanh có số lượng lớn, đa dạng về ngành nghề, phạm vi kinh doanh rộng và mức độ phức tạp cao. Kể từ khi có Luật thuế TNCN ra đời áp dụng đối với người có thu nhập đạt ngưỡng phải nộp thuế, việc kiểm soát chi phí và thu nhập, mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN là hết sức phức tạp. Nhiều hộ kinh doanh thực hiện các hành vi gian lận về thuế để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN, do đó, công tác quản lý hộ kinh doanh cần phải được nâng cao nhằm mang lại hiệu quả trong việc quản lý hộ kinh doanh. 1.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 1.2.3.1. Quản lý danh bạ hộ kinh doanh a. Quản lý hộ mới ra kinh doanh + Trường hợp hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh - Đội KK-KTT: Sau khi cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh, thực hiện cập nhật thông tin vào Danh bạ quản lý hộ kinh doanh theo Mẫu số 01/QTr-HKD để theo dõi quản lý thuế. Đồng thời, chuyển danh sách hộ kinh doanh mới đăng ký thuế cho Đội thuế LXP để thực hiện phân loại quản lý thu thuế và dự kiến doanh thu để lập bộ, tính thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp Chi cục Thuế phân công Đội Kiểm tra thuế quản lý hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai thì Đội KK-KTT chuyển danh sách hộ kinh doanh mới đăng ký thuế thuộc diện nộp thuế theo kê khai cho Đội Kiểm tra thuế ngay sau khi hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế và phân loại quản lý thuế. + Trường hợp hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, chưa có mã số thuế - Đội thuế LXP: thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn để nắm lại các hộ kinh doanh thực tế đang hoạt động để đưa vào diện quản lý thuế. Thực hiện cung cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai đăng ký thuế và hồ sơ kèm theo (bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy thông hành của cư dân biên giới - nếu có) của hộ kinh doanh. Lập Danh sách hộ kinh doanh mới ra kinh doanh chưa đăng ký thuế theo Mẫu số 02/QTr- HKD 24 và chuyển kèm theo toàn bộ hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh cho Đội KK-KTT chậm nhất là ngày 28 hàng tháng. - Đội KK-KTT: căn cứ vào hồ sơ và thông tin do Đội thuế LXP chuyển đến, thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế (mã số thuế) cho hộ kinh doanh; đồng thời cập nhật bổ sung Danh bạ quản lý hộ kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. b. Phân loại hộ kinh doanh để quản lý thuế Đội thuế liên phường xã căn cứ vào mức độ và khả năng thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán, lưu giữ hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá dịch vụ của hộ kinh doanh để phân loại hộ kinh doanh và áp dụng phương pháp quản lý thuế phù hợp. + Phân loại và quản lý hộ kinh doanh Nộp thuế theo phương pháp kê khai Nộp thuế theo phương pháp khoán - Đã thực hiện đăng ký kinh doanh và - Không thực hiện đăng ký kinh doanh được cấp mã số thuế hoặc không phải đăng ký kinh doanh; không thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc của CQT. - Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, lưu - Không thực hiện chế độ kế toán, hoá giữ đầy đủ hoá đơn, chứng từ khi mua, đơn chứng từ; bán hàng hoá, dịch vụ và xác định được - Có mở sổ sách nhưng không đúng chế doanh thu, chi phí; hoặc Thực hiện lưu độ kế toán, không thực hiện đúng quy giữ hoá đơn, chứng từ bán hàng, cung cấp định về chế độ hoá đơn chứng từ khi mua dịch vụ và xác định được doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ; nhưng không có đủ hoá đơn chứng từ mua - Không thực hiện nộp tờ khai theo quy hàng hoá, dịch vụ đầu vào, không xác định; hoặc nộp tờ khai thuế nhưng số liệu định được chi phí và giá trị gia tăng. kê khai không chính xác, không trung thực. - Hộ khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động, không thường xuyên - Việc quản lý nghĩa vụ kê khai, xử lý tờ - Đội thuế LXP phân loại hộ kinh doanh khai và kế toán thuế, đôn đốc thu nợ thuế nộp thuế khoán theo nhóm: Hộ kinh thực hiện theo các quy trình tương tự đối doanh thuộc diện không phải nộp thuế 25 với doanh nghiệp, tổ chức GTGT, thuế TNCN, hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế khoán… + Quản lý hộ kinh doanh đang hoạt động Đội thuế liên phường xã phối hợp với Đội Kiểm tra thuế thường xuyên thực hiện phân tích, đối chiếu số liệu, so sánh doanh thu, tiền thuế phải nộp…trên hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai với doanh thu, tiền thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có cùng quy mô, cùng ngành nghề… trên địa bàn để đảm bảo quản lý chặt chẽ việc kê khai, tính thuế của hộ kinh doanh. Một số trường hợp cụ thể như sau: - Trường hợp số liệu kê khai của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có chênh lệch thấp hơn nhiều so với doanh thu, tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có cùng quy mô, ngành nghề trên địa bàn: Đội thuế LXP (hoặc Đội kiểm tra thuế) báo cáo Lãnh đạo Chi cục Thuế và tiến hành kiểm tra tại hộ kinh doanh (việc kiểm tra tại hộ kinh doanh được thực hiện theo Quy trình thanh tra, kiểm tra). -Trường hợp thông qua kết quả kiểm tra thấy hộ kinh doanh thực hiện không đúng chế độ sổ sách kế toán; thực hiện không đúng chế độ hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng hoá, dịch vụ; kê khai thuế không chính xác, trung thực… thì báo cáo Lãnh đạo Chi cục Thuế để thực hiện ấn định thuế hoặc chuyển hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sang nộp thuế theo phương pháp khoán. -Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có thay đổi về ngành nghề, địa bàn kinh doanh, Đội thuế LXP xã hướng dẫn hộ kinh doanh lập Tờ khai thay đổi thông tin đăng ký thuế (nếu có) và lập Danh sách hộ kinh doanh thay đổi ngành nghề, địa điểm kinh doanh gửi Đội KK-KTT chậm nhất vào ngày 28 hàng tháng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin đăng ký thuế và Danh bạ quản lý hộ kinh doanh chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng để quản lý thu thuế kịp thời. 26 c. Quản lý đối với hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh - Trường hợp hộ kinh doanh gửi thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế: Đội Thuế Phương pháp kê khai Phương pháp khoán - Tiếp nhận Thông báo; - Xác nhận và chuyển đội TTHT NNT chậm nhất là 02 Đội Thuế ngày làm việc. LXP - Theo dõi, quản lý HKD khi hết thời hạn tạm ngừng, nghỉ kinh doanh. Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT - Tiếp nhận Thông báo; - Cập nhật văn bản đến; - Cập nhật văn bản đến; - Chuyển Thông báo cho Đội - Chuyển Thông báo cho Đội KK- KK-KTT trong ngày hoặc ngày KTT trong ngày hoặc ngày làm việc làm việc tiếp theo. tiếp theo. - Cập nhật thời gian tạm ngừng, - Cập nhật trạng thái của HKD nghỉ kinh doanh và tạm dừng việc và bổ sung Danh bạ quản lý theo dõi, đôn đốc hộ kinh doanh nộp HKD. Nếu có phát sinh việc KK-KTT hồ sơ khai thuế. miễn, giảm thuế thì thực hiện theo quy định tại Điểm 1, Mục III, Phần II Quy trình 1688/QĐTCT. - Rà soát, nắm tình hình hộ kinh doanh để đôn đốc hộ kinh doanh Đội Kiểm tra nộp hồ sơ khai thuế khi hết hạn tạm ngừng, nghỉ kinh doanh. 27 - Trường hợp hộ kinh doanh tự ngừng, nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế: Đội Thuế Phương pháp kê khai Phương pháp khoán Đội KK-KTT - Lập phiếu Đề nghị giải quyết, chuyển Đội Kiểm tra để thực hiện kiểm tra địa bàn, xác minh sự tồn tại của HKD (sau khi gửi TB nộp hồ sơ khai thuế cho HKD mà không có người tiếp nhận và không liên lạc được; - Căn cứ vào kết quả kiểm tra xác - Căn cứ vào Danh sách HKD minh của Đội Kiểm tra thuế tiếp tục nghỉ, bỏ kinh doanh của Đội thực hiện cập nhật thông tin vào hệ Thuế LXP gửi cập nhật thông thống đăng ký thuế về tình trạng hộ tin vào hệ thống ĐKT, Danh bạ kinh doanh bỏ trốn, mất tích để tạm quản lý HKD để điều chỉnh, bổ dừng việc theo dõi, đôn đốc nộp hồ sung Sổ bộ thuế phát sinh kỳ sơ khai thuế. sau. - Chuyển danh sách hộ kinh doanh tự nghỉ, bỏ kinh doanh cho đội QLN. Đội Kiểm tra - Tiến hành kiểm tra địa bàn, xác - Nếu không liên lạc được do (PP Khai); Đội LXP Khoán) Kê định sự tồn tại và thực trạng của HKD đã tự ngừng, nghỉ kinh HKD: doanh thì tiến hành kiểm tra tại Thuế + Không còn kinh doanh nhưng vẫn địa bàn, xác định dự tồn tại và (PP cư trú trên địa bàn: yêu cầu hộ kinh thực trạng của HKD (các doanh làm thủ tục chấm dứt hiệu lực trường hợp xử lý như đối với hộ MST và hoàn thành nghĩa vụ nộp kinh doanh kê khai) thuế theo quy định. + Vẫn còn hoạt động nhưng kinh doanh tại địa chỉ khác: hướng dẫn thực hiện thay đổi bổ sung thông tin 28 ĐKT. + Không còn kinh doanh, không cứ trú tại địa bàn: thực hiện thủ tục thông báo về NNT bỏ trốn, mất tích theo quy định của Pháp luật. - Trả lời kết quả kiểm tra xác minh - Lập Danh sách HKD nghỉ, bỏ chuyển đội KK-KTT chậm nhất là kinh doanh trên cơ sở kiểm tra 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận xác minh, rà soát địa bàn theo được Phiếu đề nghị giải quyết. Mẫu số 04/QTr-HKD gửi đội KK-KTT và Đội QLN. Đội QLN - thực hiện trình trình tự thủ tục - Cập nhật tình trạng nợ thuế, phân loại và theo dõi quản lý nợ thực hiện trình trình tự thủ tục thuế của hộ kinh doanh (nếu có) theo dõi quản lý nợ thuế. * Chi cục Thuế thực hiện việc gửi danh sách hộ khoán tự ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế cho Cục Thuế theo đúng quy định tại Quy chế và Quy trình công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên Trang thông tin điện tử của ngành thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1689/QĐ-TCT ngày 06/10/2014. 1.2.3.2. Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán a. Tổ chức điều tra doanh thu thực tế của hộ kinh doanh - Mục đích + Đánh giá sự sai lệch cửa doanh thu và mức thuế khoán ổn định với thực tế kinh doanh; + Làm căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu giúp cho việc xác định mức thuế khoán kỳ sau được sát đúng hơn. - Tổ chức điều tra doanh thu thực tế + Đội THNVDT: Lập kế hoạch điều tra doanh thu thực tế của các ngành nghề kinh doanh trọng điểm, trình Lãnh đạo phê duyệt trước ngày 15/02 hàng năm theo Mẫu số 05/QTr-HKD. Kế hoạch lập chi tiết cho từng quý. Chủ trì tổ chức thực hiện điều tra doanh thu thực tế của hộ kinh doanh. Kết quả điều tra doanh thu thực tế phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên tổ công tác và xác nhận của chủ 29 hộ kinh doanh (nếu có). Tổng hợp kết quả điều tra trên cơ sở các Biên bản điều tra và xác định tỷ lệ sai lệch giữa doanh thu điều tra thực tế và doanh thu xác định mức thuế khoán bình quân theo từng nhóm ngành nghề trên địa bàn. Việc tổ chức điều tra doanh thu thực tế và tổng hợp kết quả điều tra được hoàn thành trước ngày 30/11 hàng năm. b. Quản lý lập bộ, tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định năm (Sơ đồ 1.1 ). - Đôn đốc, tiếp nhận Tờ khai thuế khoán + Đội thuế LXP: phát Tờ khai thuế khoán năm sau, hướng dẫn kê khai và đôn đốc hộ kinh doanh từ ngày 20/11 đến hết ngày 05/12 hàng năm. Căn cứ vào Tờ khai thuế khoán, cán bộ Đội thuế LXP tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu, thông tin trên Tờ khai thuế với số liệu tính thuế trên Sổ bộ thuế của quý cuối cùng trong năm. Lập Danh sách hộ kinh doanh thay đổi, bổ sung thông tin kê khai thuế . + Gửi Bảng thông tin thay đổi, bổ sung của hộ kinh doanh cho Đội KK-KTT để nhập vào cơ sở dữ liệu. + Lưu trữ Tờ khai thuế khoán của hộ kinh doanh theo quy định hiện hành. - Dự kiến doanh thu và số thuế phải nộp + Đội KK-KTT: căn cứ vào Bảng thông tin thay đổi, bổ sung do Đội thuế liên phường xã gửi đến, nhập thông tin thay đổi, bổ sung của hộ kinh doanh vào cơ sở dữ liệu làm căn cứ xác định mức thuế khoán. Chủ trì cùng với đội THNVDT họp cùng với Đội thuế LXP để dự kiến doanh thu và tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh. Căn cứ vào kết quả cuộc họp, Đội KK-KTT lập Danh sách hộ kinh doanh không thuộc diện nộp thuế GTGT; Danh sách hộ kinh doanh và mức thuế dự kiến phải nộp (đóng dấu treo của Chi cục Thuế), chuyển cho Đội thuế LXP để niêm yết công khai. Thời gian chuyển các Danh sách này chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm. - Công khai doanh thu, mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh và tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã phường + Niêm yết công khai dự kiến doanh thu và mức thuế của các hộ kinh doanh: + Đội thuế LXP thực hiện niêm yết công khai dự kiến doanh thu và số thuế phải nộp của các hộ kinh doanh để lấy ý kiến các hộ kinh doanh trong thời gian từ ngày 02/01 đến ngày 10/01 hàng năm. Có sự giải đáp thắc mắc của hộ kinh doanh về mức thuế và mức doanh thu đã công khai (nếu có). +Tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế xã phường: 30 Chậm nhất đến ngày 10/01 hàng năm, Đội thuế LXP tổ chức họp tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã phường về doanh thu, số thuế dự kiến của từng hộ kinh doanh theo các nhóm ngành nghề trên địa bàn và các hộ kinh doanh không thuộc diện nộp thuế khoán. - Duyệt Sổ bộ thuế ổn định trong năm + Đội thuế LXP tổng hợp các Biên bản họp với Hội đồng tư vấn thuế xã phường, tổng hợp ý kiến hộ kinh doanh phản hồi khi niêm yết công khai về doanh thu và tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh, làm cơ sở điều chỉnh tiền thuế khi duyệt Sổ bộ cho phù hợp. + Lãnh đạo Chi cục Thuế chủ trì tổ chức cuộc họp với Đội KK-KTT, Đội THNVDT và Đội thuế LXP để duyệt Sổ bộ thuế (duyệt bộ thuế) ổn định trong năm đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. + Đội KK-KTT: điều chỉnh lại doanh thu, tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh theo kết quả họp duyệt bộ và lập Sổ bộ Thuế, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ký duyệt. + Việc duyệt Sổ bộ thuế ổn định năm phải được thực hiện trước ngày 15/1 hàng năm. Sổ bộ thuế được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại Đội KK-KTT, 01 bản chuyển Đội THNVDT để chỉ đạo nghiệp vụ và điều hành dự toán thu thuế, 01 bản chuyển Đội thuế liên phường xã để tổ chức công tác thu thuế. - Thông báo thuế + Đội KK-KTT căn cứ vào Sổ bộ thuế đã được duyệt để in Thông báo thuế (Thông báo nộp thuế ổn định năm, Thông báo hộ kinh doanh không thuộc diện nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo phương pháp khoán), trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ký. Đội thuế LXP kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin trên Thông báo thuế (tên, địa chỉ, tiền thuế phải nộp... của hộ kinh doanh) với thông tin, số liệu trên Sổ bộ Thuế và phát hành Thông báo thuế đến hộ kinh doanh. Việc gửi Thông báo thuế được thực hiện chậm nhất là ngày 20/01 hàng năm. + Trường hợp Thông báo thuế có sai sót, nhầm lẫn hoặc sai lệch về số liệu so với Sổ bộ thuế thì Đội thuế LXP phối hợp với Đội KK-KTT để in lại Thông báo thuế và phát hành tới hộ kinh doanh ngay trong ngày phát hiện sai sót, nhầm lẫn hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. 31 * Sau khi Sổ bộ thuế ổn định hàng năm của hộ kinh doanh đã được duyệt, Chi cục Thuế thực hiện gửi Danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN; Danh sách hộ kinh doanh và mức thuế phải nộp cho Cục Thuế để công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cục Thuế theo đúng quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1689/QĐ-TCT ngày 06/10/2014. 31 Sơ đồ 1.1 - Quản lý thuế Hộ kinh doanh theo phương pháp khoán thuế ổn định năm 32 c. Quản lý lập bộ, tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán điều chỉnh, bổ sung hàng tháng (Sơ đồ 1.2) - Các trường hợp điều chỉnh, bổ sung Sổ bộ thuế hàng tháng Chi cục Thuế thực hiện điều chỉnh, bổ sung Sổ bộ thuế hàng tháng đối với những trường hợp sau: + Hộ kinh doanh mới phát sinh nộp thuế khoán trong tháng, bao gồm: * Hộ mới ra kinh doanh, kể cả trường hợp có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và trường hợp hộ kinh doanh thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh chưa đăng ký thuế nhưng thực tế có hoạt động kinh doanh; * Hộ kinh doanh thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khoán do không thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ; * Hộ kinh doanh đã đăng ký thuế tại nơi khác, có phát sinh hoạt động kinh doanh vãng lai tại địa bàn. + Hộ kinh doanh có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh, quy mô khai thác tài nguyên khoáng sản do cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện hoặc do hộ kinh doanh tự kê khai bổ sung. + Hộ kinh doanh di chuyển địa điểm, tạm ngừng, nghỉ kinh doanh. + Điều chỉnh Sổ bộ thuế đã duyệt đầu năm do thay đổi chính sách thuế hoặc các chính sách khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (miễn thuế, giảm thuế cho những nhóm hộ kinh doanh nhất định theo quy định của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội...). - Hướng dẫn lập tờ khai và dự kiến tiền thuế phải nộp + Đội thuế LXP: phát Tờ khai thuế khoán, hướng dẫn kê khai và thực hiện đôn đốc thu nộp Tờ khai thuế. Căn cứ vào Tờ khai thuế khoán của hộ mới ra kinh doanh, hộ kinh doanh có thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh..., so sánh đối chiếu với dữ liệu của ngành thuế về doanh thu, tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh có cùng quy mô, ngành nghề đang hoạt động trên cùng địa bàn... để dự kiến doanh thu và xác định tiền thuế phải nộp của hộ kinh doanh cho các tháng còn lại trong năm. Tổng hợp lập Danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo Mẫu số 10/QTr-HKD, Danh sách hộ kinh doanh và mức thuế dự kiến phải nộp theo 33 Mẫu số 11/QTr-HKD chuyển Đội KK- KTT trước ngày 05 hàng tháng. Thực hiện lưu trữ các tờ khai thuế khoán của hộ kinh doanh theo quy định. - Duyệt Sổ bộ thuế thay đổi, bổ sung hàng tháng + Đội KK-KTT: tổng hợp số liệu và tính toán tiền thuế thay đổi, bổ sung trên Sổ bộ thuế của các hộ kinh doanh trong tháng; chuẩn bị tài liệu trình Lãnh đạo Chi cục Thuế duyệt Sổ bộ thuế thay đổi, bổ sung. + Lãnh đạo Chi cục Thuế chủ trì tổ chức cuộc họp với Đội KK-KTT, Đội THNVDT và các Đội thuế LXP để duyệt Sổ bộ thuế thay đổi, bổ sung trong tháng đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. + Đội KK-KTT thực hiện điều chỉnh lại doanh thu, tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh theo kết quả họp duyệt bộ và lập Sổ bộ Thuế điều chỉnh, bổ sung (Mẫu Sổ bộ thuế ban hành kèm theo Quy trình 1688), trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ký duyệt. + Việc duyệt Sổ bộ thuế thay đổi, bổ sung được thực hiện trước ngày 15 hàng tháng. Sổ bộ thuế thay đổi, bổ sung được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại Đội KKKTT, 01 bản chuyển Đội THNVDT, 01 bản chuyển Đội thuế LXP. + Đội THNVDT có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc duyệt Sổ bộ thuế điều chỉnh thay đổi, bổ sung của các tháng trong năm. - Thông báo thuế + Đội KK-KTT căn cứ vào Sổ bộ thuế đã được duyệt để in Thông báo thuế theo quy định, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ký; chuyển Sổ bộ thuế và Thông báo thuế đã được ký duyệt cho Đội thuế LXP. + Đội thuế LXP kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin trên Thông báo thuế với thông tin, số liệu trên Sổ bộ Thuế và phát hành Thông báo thuế đến hộ kinh doanh. Việc gửi Thông báo thuế được thực hiện chậm nhất là ngày 20 của tháng; Trường hợp hộ kinh doanh phát sinh số thuế GTGT, thuế TNCN phải nộp bổ sung do doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán thì việc gửi Thông báo thuế được thực hiện chậm nhất là ngày 20 của tháng đầu quý sau. + Trường hợp Thông báo thuế có sai sót, nhầm lẫn hoặc sai lệch về số liệu so với Sổ bộ thuế thì Đội thuế LXP phối hợp với Đội KK-KTT để in lại Thông báo thuế và phát hành tới hộ kinh doanh ngay trong ngày phát hiện sai sót, nhầm lẫn hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. 34 * Căn cứ vào Sổ bộ thuế thay đổi, bổ sung hàng tháng đã được duyệt, Chi cục Thuế thực hiện gửi Danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN mới đăng ký thuế trong tháng; Danh sách hộ kinh doanh và mức thuế phải nộp của các hộ kinh doanh mới đăng ký thuế trong tháng cho Cục Thuế để công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cục Thuế theo đúng quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1689/QĐ-TCT ngày 06/10/2014. d. Đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế Đội thuế LXP: đôn đốc hộ kinh doanh nộp tiền thuế theo đúng thời hạn đã ghi trên Thông báo thuế. - Trường hợp cơ quan thuế trực tiếp quản lý và thu thuế + Đối với hộ kinh doanh tại khu vực trung tâm, nơi có điểm thu thuế của Ngân hàng Thương mại, Kho bạc thuận lợi, Đội thuế LXP hướng dẫn, đôn đốc hộ kinh doanh nộp thuế tại Ngân hàng, Kho bạc đúng thời hạn quy định. + Đối với hộ kinh doanh tại các xã xa khu vực trung tâm có phát sinh tiền thuế hàng tháng, hàng quý thì cán bộ thuộc Đội thuế LXP trực tiếp thu thuế bằng biên lai: Thực hiện việc nhận, sử dụng biên lai thuế và nộp tiền thuế và các khoản thu khác đã thu vào Ngân sách tại Kho bạc nhà nước đúng quy định. - Chấm bộ thuế + Đội KK-KTT nhận dữ liệu từ Kho bạc và biên lai thu thuế của cán bộ thuế thuộc các Đội thuế LXP để chấm bộ thuế; đối chiếu và xử lý sai lệch; theo dõi tình hình thu nộp thuế của hộ kinh doanh; tiến hành xử lý phạt chậm nộp đối với hộ kinh doanh nộp chậm tiền thuế. + Việc xác định nợ thuế và đôn đốc nợ thuế đối với hộ kinh doanh thực hiện theo quy trình Quản lý nợ thuế ban hành kèm theo quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Đội thuế LXP có trách nhiệm phối hợp với Đội Quản lý nợ thuế thực hiện đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế của các hộ kinh doanh có nợ thuế. 35 Sơ đồ 1.2 – Quản lý thuế hộ kinh doanh – Duyệt bộ hàng tháng 36 1.2.3.3. Quản lý xét miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh a. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh (Sơ đồ 1.3) Đội Thuế Công việc thực hiện Thời gian - Nhận văn bản đề nghị miễn, - Chậm nhất 02 ngày làm việc. giảm, xác nhận và chuyển đội THHT. - Sau khi nhận QĐ miễn, giảm Đội LXP hoặc TB không được miễn giảm đã được LĐ ký duyệt chuyển cho HKD và theo dõi, quản lý HKD khi hết thời hạn tạm ngừng, nghỉ kinh doanh Đội TTHT - Chuyển văn bản đề nghị miễn, - Trong ngày hoặc chậm nhất giảm cho đội KK-KTT. là ngày làm việc tiếp theo. - Tính, xác định tiền thuế được - Chậm nhất là 05 ngày làm miễn, giảm; việc kể từ ngày nhận văn bản - Dự thảo QĐ miễn, giảm hoặc đề nghị miễn, giảm. TB không được miễn, giảm trình Lãnh đạo; - Chuyển QĐ miễn, giảm hoặc Đội KK-KTT TB không được miễn, giảm đã được lãnh đạo ký duyệt cho đội HC-NS-TV. - Nhập dữ liệu vào hệ thống. - Chuyển danh sách về Cục Thuế để thực hiện công khai trang trang điện tử theo quy định. 37 - Lưu hành QĐ miễn, giảm hoặc - Ngay trong ngày làm việc Đội HC-NS-TV TB không được miễn, giảm cho hoặc chậm nhất vào đầu giờ các bộ phận liên quan làm việc ngày hôm sau. Đội HC-NS -TV 38 Sơ đồ 1.3 – Miễn giảm thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế 39 b. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (Sơ đồ 1.4) Đội Thuế Công việc thực hiện Thời gian - Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy - Chậm nhất 02 ngày làm việc. đủ và chuyển đội THHT. - Kiểm tra địa bàn, xác minh, trả - Chậm nhất 05 ngày làm việc. lời kết quả (nếu nhận được Đội LXP Phiếu Đề nghị phối hợp của đội KK-KTT) - Sau khi nhận QĐ miễn, giảm - Ngay trong ngày làm việc hoặc TB không được miễn giảm hoặc chậm nhất là đầu giờ làm đã được LĐ ký duyệt chuyển việc tiếp theo. cho HKD. Đội TTHT - Chuyển văn bản đề nghị miễn, - Trong ngày hoặc chậm nhất giảm cho đội KK-KTT. là ngày làm việc tiếp theo. - Kiểm tra hồ sơ, tài liệu; - Chậm nhất là 04 ngày làm - Căn cứ mức độ thiệt hại, đối việc kể từ ngày nhận văn bản chiếu số thuế phải nộp trong kỳ đề nghị miễn, giảm. để xác định tiền thuế được miễn, giảm. Trường hợp cần làm rõ thông tin thì lập Phiếu Đề nghị giải quyết chuyển đội thuế LXP để xác minh. Đội KK-KTT - Kiểm tra, xem xét (hồ sơ và - Chậm nhất là 15 ngày (kể cả kết quả xác minh (nếu có), lập hạn gửi Đội thuế LXP kiểm Phiếu đề xuất miễn, giảm thuế tra, xác minh) Mẫu 13/QTR-HKD và Dự thảo QĐ miễn, giảm hoặc TB không được miễn, giảm chuyển Đội THNVDT thẩm định. - Căn cứ kết quả thẩm định, - Chậm nhất 03 ngày làm việc trình LĐ ký duyệt 40 - Chuyển QĐ miễn, giảm hoặc TB không được miễn, giảm đã được lãnh đạo ký duyệt cho đội HC-NS-TV. - Nhập dữ liệu vào hệ thống làm căn cứ xét duyệt bộ thuế thay đổi, bổ sung hàng tháng. Đội THNVDT - Thực hiện thẩm định hồ sơ - Không quá 02 ngày làm việc - Đăng ký văn bản đi và Lưu - Ngay trong ngày làm việc Đội HC-NS-TV hành QĐ miễn, giảm hoặc TB hoặc chậm nhất vào đầu giờ không được miễn, giảm cho các làm việc ngày hôm sau. bộ phận liên quan Đội HCNS -TV 41 Sơ đồ 1.4 - Miễn, giảm thuế đối với trường hợp HKD gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo 42 1.2.3.4. Kiểm tra và báo cáo Phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán chủ trì, phối hợp với phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế để thực hiện kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế, lập bộ, tính thuế đối với hộ kinh doanh tại các Chi cục Thuế. Chế độ báo cáo thống kê được thực hiện theo Quyết định số 1492/QĐ-TCT ngày 03/10/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. 1.3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH. Tại hội thảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh do Tổng cục Thuế phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) tổ chức ngày 11 tháng 4 năm 2013 tại Hà Nội, các chuyên gia thuế quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuế với hộ kinh doanh. Hình thức thu thuế khoán được áp dụng tại 16/19 quốc gia đang phát triển. Tại các nước có trình độ dân trí cao như khu vực cộng đồng Châu Âu, chỉ có 8/21 quốc gia áp dụng phương pháp này bởi thực tế cho thấy, cơ chế quản lý thuế khoán không phải là giải pháp tối ưu. Nguyên nhân là do tuy dễ quản lý nhưng sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ phát triển và chuyển đổi sang chế độ kế toán thuế tiêu chuẩn. Việc áp dụng phương thức thu thuế khoán sẽ khiến số thu ngân sách tại khu vực này luôn đạt thấp và người nộp thuế lớn có thể lợi dụng để giảm thiểu nghĩa vụ nộp ngân sách. Qua nghiên cứu một số nước tiêu biểu là một minh chứng (Theo báo Hà Nội mới, http://hanoimoi.com.vn). Về nội dung kê khai thuế, nếu so sánh với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc thì Việt Nam nằm ở mức trung bình về tổng mức thuế suất và số lần nộp thuế, nhưng lại “ có tổng số thời gian để chuẩn bị kê khai và nộp thuế cao hơn rất nhiều (872 giờ), Mexico (334 giờ), Trung Quốc (318 giờ), Nga (177 giờ), Thổ Nhĩ Kỳ (226 giờ), Ấn Độ (243 giờ), Lào (362 giờ), CamPuChia (173 giờ), Pakistan (577 giờ) và Indonesia (259 giờ)”. (Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), http://www.doingbusiness.org, ngày truy cập 29/9/2014). 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Quản lý thu thuế tại Brazin. Từ năm 1996 Brazil cho phép các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp một khoản thu thay thế cho 8 loại thuế khác nhau. Hộ kinh doanh có doanh thu càng lớn phải nộp thuế suất càng cao. Brazil cũng tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, xây dựng 43 trung tâm thuế ảo có chức năng nộp thuế điện tử, kê khai thuế qua mạng và các ứng dụng, hỗ trợ khác. Việc đơn giản hoá thủ tục, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp dễ nhận biết và quản lý được số thuế phải nộp, do đó, tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế ngày càng tăng cao. Thực tế, năm 1996 Brazil chỉ có 2,1 triệu người nộp thuế đến 2006, đã tăng lên 2,7 triệu. Số thu ngân sách năm 1996 chỉ đạt 5,8 tỷ real, đến năm 2006 là 13,9 tỷ real... 1.3.1.2. Quản lý thu thuế tại Hungary. Hungary là một nước theo chế độ cộng hoà dân chủ nghị viện, với dân số hơn 10 triệu người. Từ năm 1987, Hungary bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Đặc điểm này khá tương đồng với sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta. Việc chuyển đổi đó đã tác động trực tiếp đến việc ban hành chính sách thuế và tổ chức quản lý thuế. Cải cách thuế được thực hiện từ năm 1988 với việc ban hành hệ thống thuế cơ bản gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Một nguyên tắc cơ bản của hệ thống thuế mới đó là áp dụng cơ chế tự khai- tự nộp. Năm 1987, ban hành Luật quy trình nộp thuế. Đây là bước quan trọng trong việc quản lý thuế đối với nền kinh tế thị trường. Tổng cục Thuế được thành lập năm 1987 (cùng với việc ban hành Luật quy trình nộp thuế), với tổng số cán bộ khoảng 10.000 người, trong đó 47% có trình độ đại học và 43% trình độ trung cấp. Số thu do Tổng cục Thuế quản lý là 30,7 tỷ USD năm 2003. 1.3.1.3. Quản lý thu thuế tại Indonesia. Indonesia là một quốc gia có số dân tương đối lớn, trên 200 triệu người, chủ yếu theo đạo hồi. Chính phủ rất coi trọng cải cách hệ thống thuế để tăng cường nguồn thu ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thông thường sau 5 năm, Chính phủ cải cách hệ thống thuế một lần và lần cải cách gần đây nhất là năm 2000. Ngay từ lần cải cách thuế năm 1984, hệ thống thuế của Indonesia đã áp dụng nguyên tắc tự định thuế trong việc thiết kế các chính sách thuế, trong công tác quản lý thuế và tổ chức bộ máy ngành thuế. Tổng cục Thuế có nhiệm vụ quản lý thu thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, thuế chuyển nhượng nhà đất và lệ phí chứng thư. Cơ quan thuế mỗi cấp được tổ chức theo chức năng, đồng thời có bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn tại cấp Cục thuế vùng và tại Tổng cục thuế ở Trung ương. 44 1.3.2. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý thuế hộ kinh doanh. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước để phục vụ quốc gia, lợi ích công cộng, vì vậy cần có một bộ luật riêng quy định về việc quản lý thuế nhằm điều chỉnh toàn diện, áp dụng với tất cả các khâu trong quá trình chấp hành thực hiện nghĩa vụ các sắc thuế và khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế, cơ quan hải quan quản lý; điều chỉnh tất cả các chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác quản lý thuế (người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan). Qua nhiều năm thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính Thuế, chúng ta đã rút được bài học các nước để xây dựng một hành lang pháp luật thuế khá đồng bộ và đầy đủ, đó là: - Ban hành chính sách chế độ pháp luật thuế để quản lý: Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã tạo hành lang pháp lý cho đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế chuyển từ thụ động trong việc xác định nghĩa vụ thuế và nộp thuế sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Đây chính là bài học kinh nghiệm cho Việt nam chuyển đổi sang cơ chế mới (TK-TN). Qua gần tám năm thực hiện công tác quản lý thuế đã dần được ổn định, phân loại và quản lý các loại thuế cho ngân sách Nhà nước ngày càng tốt hơn. Để công tác quản lý ngày một mang lại hiệu quả cao hơn, sát đúng với thực tế hơn, Quốc Hội đã ban hành Luật thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. - Việc quản lý thuế phải thực hiện một số nội dung sau: + Quy định đầy đủ về việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. + Quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế để giúp người nộp thuế hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế của mình. + Quy định cơ quan thuế có các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ quản lý thuế có hiệu lực, hiệu quả. + Quy định trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế. 45 + Quy định thống nhất trình tự, thủ tục hành chính thuế theo hướng minh bạch, tạo môi trường thông thoáng tiện lợi cho người nộp thuế. + Quy định về kiểm tra, thanh tra thuế nhằm giám sát quá trình chấp hành pháp luật về thuế. + Quy định các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật về thuế. - Về công tác tuyên truyền và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hộ kinh doanh: Việc tuyên truyền thuế đã đạt được bề rộng và đang từng bước đi vào chiều sâu. Nhiều phương thức thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đã được triển khai; nhiều hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hộ kinh doanh đã được tiến hành: trả lời trực tiếp hoặc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, cung cấp tài liệu, tập huấn, giải đáp các thắc mắc khiếu kiện tại các UBND phường xã...Đặc biệt thực hiện công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trương Ương (Quyết định số 1474/QĐ-BTC, ngày 25/6/2014 của Bộ Tài chính) là một phương thức hiện đại, khoa học, phù hợp với tiến bộ chung của thế giới. Qua đó các hộ kinh doanh hiểu rõ hơn chính sách thuế, tính thuế, kê khai thuế chính xác hơn, nộp thuế đầy đủ hơn. - Về cơ chế triển khai tự khai - tự nộp Kết quả bước đầu trong thực hiện mô hình chức năng với hệ thống các quy trình quản lý theo cơ chế tự khai - tự nộp đã làm rõ và khẳng định hướng đi này là đúng đắn để hiện đại hoá ngành thuế, nâng cao năng lực quản lý. Đã nâng cao được tính tuân thủ của hộ kinh doanh thể hiện ở việc khai thuế, khai doanh thu đúng và sát với thực tế tình hình kinh doanh của hộ và nộp thuế đúng hạn với tỷ lệ cao hơn, chất lượng tốt hơn. Đã ứng dụng công nghệ tin học vào tất cả các khâu của qui trình quản lý. Xây dựng được bộ máy quản lý thuế theo chức năng với phân bổ nguồn nhân lực hợp lý hơn. Xây dựng được các nội dung cơ bản về nghiệp vụ, quy trình quản lý thuế theo yêu cầu của cơ chế tự khai - tự nộp. Kết quả đạt được trong thực hiện tổ chức quản lý theo chức năng và theo các quy trình quản lý mới đã cho thấy chất lượng quản lý thuế đã được nâng lên rõ rệt. 46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ NHA TRANG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó. Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hoà. Phía Bắc giáp huyện Ninh Hoà, Phía Nam giáp huyện Cam Lâm, Phía Tây giáp huyện Diên Khánh, Phía Đông tiếp giáp với biển. Thành phố Nha Trang có tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6km2, với 27 đơn vị hành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã với dân số trên 405.945 người (số liệu 31/12/2013, Niên giám thống kê năm 2013 – Chi cục Thống kê thành phố Nha Trang). Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích khoảng 81,3km², chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 30 đến 150 chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tích, vùng núi có địa hình dốc trên 150 phân bố ở hai đầu Bắc - Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố. Với địa hình phức tạp, trải rộng và dân số khá đông cũng là yếu tố gây khó khăn đến công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số và lao động - Dân số: Năm 2013, dân số trung bình toàn thành phố có 405.945 người, trong đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Trong thành phần dân số, nam chiếm 48,5%, nữ chiếm 51,5%. Theo cách tính quy mô dân số trong phân 47 loại đô thị (bao gồm cả dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) thì quy mô dân số Nha Trang hiện nay khoảng 480.000-490.000 người. Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.607 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành, ven biển và ven các trục đường giao thông. Nơi có mật độ dân cư cao chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố thuộc các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập; khu vực có mật độ thấp là các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hải, Ngọc Hiệp; một số xã ngoại đô như Vĩnh Lương, Phước Đồng, mật độ chỉ có khoảng 320370 người/km2. - Nguồn nhân lực. Số người trong độ tuổi lao động toàn thành phố năm 2010 có 266.769 người, trong đó có khả năng lao động có khoảng 209.000 người, chiếm 53% tổng dân số. Bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 4.700-5.000 người. Bên cạnh sự gia tăng nguồn nhân lực từ số dân bước vào tuổi lao động, thành phố còn là địa bàn hấp dẫn, thu hút lao động từ các địa phương trong tỉnh đến làm việc và sinh sống. Đây là nguồn nhân lực bổ sung cho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Phần lớn lao động tham gia hoạt động du lịch, thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp; lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Địa bàn thành phố là nơi tập trung đông đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật của tỉnh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt cao hơn so với các huyện thị khác. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45% trong đó được đào tạo nghề trên 37%. Đây chính là một lợi thế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố. 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng Có hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ, đó là lợi thế để Nha Tranh có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hoá. Nha Trang có hệ thống cơ sở hạ tầng về đường bộ tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng ven biển của Việt Nam. Tuyến đường nội tỉnh: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với TP. Nha Trang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra Quốc lộ 1A. Hiện nay, Nha Trang đang có 6 tuyến xe buýt phục vụ công cộng… đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh. 48 Những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của địa phương. Ngoài hệ thống cơ sở hạ đường bộ, Thành phố Nha Trang còn có tuyến đường sắt và cảng biển Nha Trang được sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành khách và chuyển tải hàng hoá các loại. Hệ thống các ngân hàng thương mại, hệ thống thu đổi ngoại tệ, hệ thống rút tiền tự động ngày càng hoàn thiện, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của các nhà đầu tư, du khách đến với Nha Trang. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG. 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Cùng với niềm vui giành được độc lập dân tộc (19/8/1945) và sự kiện thành lập nước ngày 2/9/1945 đã mở ra một giai đoạn mới đầy gian lao nhưng rất đỗi vinh quang của lịch sử dân tộc. Ngày 10/9/1945 Ngành Thuế Việt Nam được thành lập, bước đầu không ít khó khăn, hàng loạt biện pháp về tài chính đã được áp dụng để khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước và lòng tin của nhân dân vào chính quyền cách mạng, khuyến khích tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, động viên mọi người góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Trải qua các thời kỳ, dù ở bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào Ngành Thuế cũng đã hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một đơn vị của hệ thống Thuế Nhà nước trong 70 năm qua, Chi cục Thuế thành phố Nha Trang được thành lập theo Quyết định 315/QĐ- BTC ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Trước khi thành lập là phòng thuế Công thương nghiệp). Là một trong 08 Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, Chi cục Thuế thành phố Nha Trang nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước chịu sự lãnh đạo theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Là cơ quan công quyền trực tiếp tổ chức thu thuế dựa trên kế hoạch giao, quyết toán thuế và đánh giá kết quả, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, phối hợp với các cơ quan hữu quan tại địa phương, trong tỉnh, ngoài tỉnh để phối hợp và quản lý nguồn thu, thực hiện theo pháp luật nhà nước, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Giải quyết đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền. 49 Thực hiện Luật quản lý thuế, có hiệu lực từ 01/7/2007, cơ cấu bộ máy của chi cục thuế đã được củng cố kiện toàn theo quy định của ngành, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Chi cục Thuế đến nay có tổng số cán bộ công chức: 239 người (bao gồm 187 công chức biên chế và 52 hợp đồng lao động), cơ cấu nhân sự được bố trí gồm: + Cán bộ lãnh đạo: 05 người ( 01Chi cục trưởng và 04 phó Chi cục trưởng) + 13 Đội thuế thuộc khối văn phòng bao gồm các đội: Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán, Đội Kê khai – Kế toán thuế; Đội Tin học, Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Đội Quản lý ấn chỉ, Đội Truyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Quản lý Trước bạ và Thu khác, Đội Quản lý thuế Thu nhập cá nhân, Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ, Đội Kiểm tra nội bộ và 03 Đội Kiểm tra. + 13 Đội thuế khối xã phường bao gồm các đội thuế liên xã phường trên địa bàn thành phố Nha Trang: Đội Vạn Thạnh – Chợ Đầm, Đội Vạn Thắng – Phương Sài, Đội Phương Sơn – Ngọc Hiệp, Đội Tân Lập – Phước Tiến – Chợ Xóm Mới, Đội Phước Hoà – Phước Hải – Phước Tân, Đội Vĩnh Nguyên – Vĩnh Trường, Đội Phước Long – Phước Đồng, Đội Vĩnh Hải – Vĩnh Phước, Đội Vĩnh Hoà – Vĩnh Lương, Đội Xương Huân – Vĩnh Thọ, Đội Vĩnh Thạnh – Vĩnh Ngọc – Vĩnh Phương, Đội Vĩnh Thái – Vĩnh Hiệp – Vĩnh Trung, Đội Lộc Thọ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức, nhân viên hợp đồng tại đơn vị hiện nay đáp ứng được nhu cầu công việc, số lượng công chức, nhân viên hợp đồng lao động có trình độ từ đại học trở lên 191 người, chiếm 80%, trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, phổ thông, chiếm 20%. Với số lượng công chức, nhân viên hợp đồng và trình độ chuyên môn nêu trên, Chi cục thực hiện phân công nhiệm vụ theo nhu cầu công việc và khả năng của công chức để đảm nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn đơn vị. Số lượng công chức đảm nhiệm nhiệm vụ tại các đội thuế văn phòng 166 người, chiếm 69% số công chức tại đơn vị (trong đó 145 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm 87% số công chức làm việc tại các đội thuế văn phòng). Số lượng công chức đảm nhiệm nhiệm vụ tại các đội thuế xã, phường 73 người, chiếm 31% số công chức tại đơn vị (trong đó 28 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm 38% số công chức làm việc tại các đội thuế xã phường). (Chi cục Thuế thành phố Nha Trang). 50 Để đảm bảo khách quan và nắm chắc địa bàn, tình hình phát triển kinh doanh của hộ kinh doanh để có biện pháp quản lý thuế hiệu quả, UBND các phường xã thành lập Hội đồng tư vấn thuế do chủ tịch hoặc phó chủ tịch phường làm chủ tịch hội đồng, cán bộ thuế chuyên quản làm thành viên thường trực và hoạt động theo Quy chế Hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường ban hành kèm theo quyết định số 68/2007/QĐ-BTC ngày 01/8/2007 của Bộ Tài chính. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn là cơ quan tư vấn giúp cho cơ quan thuế xác định mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý. Theo quy định tại Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuế; Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội trực thuộc Chi cục Thuế; Quyết định số 2477/QĐ-TCT ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quy định việc sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tại Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế, sửa đổi, bổ sung quy định chức năng nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế thì cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang thể hiện tại sơ đồ 2.1. 51 3 Đội Kiểm tra Đội Kiểm tra nội bộ Đội Tổng hợp NVDT Đội Kê khai KTT Đội Quản lý nợ và CCNT Đội QL Ấn chỉ CHI CỤC THUẾ TP NHA TRANG Đội QL Trước bạ và thu khác Đội Tuyên truyền - HTNNT Đội QL Thuế TNCN Đội Tin học Đội Hành chính NSTV 13 Đội Thuế liên xã, phường Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Nha Trang (Chi cục Thuế thành phố Nha Trang) 52 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ Theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 và Quyết định số 2477/QĐ-TCT ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế quy định: Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chức năng nhiệm vụ của các đội thuế: - Đội THNVDT: Thực hiện hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế. - Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý. - Đội KK-KTT: Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý. - Đội Tin học: Thực hiện quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. - Đội kiểm tra thuế: thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. - Đội kiểm tra nội bộ: Kiểm tra nội bộ việc tuân thủ pháp luật thuế của cán bộ thuế và người nộp thuế, giải quyết đơn thư tố cáo liên quan đến người nộp thuế; kiểm tra đơn tạm ngừng, nghỉ, miễn giảm, bỏ kinh doanh của người nộp thuế. - Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế. - Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý. 53 - Đội Quản lý Thuế TNCN: thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. - Đội HC - NS - TV: thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý - Đội QL Ấn chỉ: thực hiện công tác quản lý ấn chỉ tại đơn vị, công tác liên quan đến tình hình phát hành, sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp đang hoạt động thuộc Chi cục Thuế quản lý. - Đội thuế liên phường xã: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn phường, xã được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...). 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Bảng 2.1 cho thấy tình hình cơ sở vật chất giai đoạn 2012-2014 đã có sự đầu tư đáng kể, đặc biệt trang thiết bị máy móc kỹ thuật như máy vi tính, máy in, máy photo, thiết bị mạng, truyền thông, phục vụ cho công tác hỗ trợ tuyên truyền đã có sự đầu tư như máy chiếu, máy ảnh, máy quay phim... Máy móc, thiết bị năm 2014, so với năm 2012 tăng 58%; so với năm 2013 chỉ tăng 2%. Điều này cho thấy ngành thuế đã có sự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công cuộc cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế để có hiệu quả hơn. 54 Bảng 2.1. Tài sản và cơ sở vật chất năm 2012-2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 Năm 2013 So sánh % 14/13 13/12 2014 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 4.210 4.210 4.210 100 100 2. Máy móc, thiết bị khác 7.305 11.236 11.516 102 154 3. Phương tiện vận tải 362 362 0 0 100 4. Quyền sử dụng đất 7.723 7.723 7.723 100 100 19.600 23.531 23.449 100 120 Tổng tài sản (Chi cục Thuế thành phố Nha Trang) 2.2.4. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2012-2014 2.2.4.1. Tình hình thực hiện dự toán chung (Bảng 2.2). Để hoàn thành thu đạt chỉ tiêu ngân sách Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế giao cho Tỉnh Khánh Hoà. Hàng năm, Cục thuế tỉnh Khánh Hoà thực hiện giao chỉ tiêu dự toán thu ngân sách cho các Chi cục thuế thực hiện quản lý thu ngân sách tại địa phương. 55 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn năm 2012-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Chỉ tiêu DT Tổng cộng 737.050 CTN - NQD 360.000 Thuế TNCN 70.000 Thuế SD ĐNN 50 Tiền sử dụng đất 126.000 Thuế nhà đất/ Thuế SD ĐPNN 25.000 Lệ phí trước bạ 117.000 Phí, lệ phí tính cân đối 25.000 Thu khác ngân sách tính cân đối 8.000 Thu cố định tại xã 6.000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TH so với DT TH so với DT TH so với DT TH DT TH DT TH + + + % % % 726.466 -10.584 99 689.410 720.896 31.486 105 784.520 939.629 155.109 120 333.123 -26.877 93 391.000 391.300 300 100 463.080 513.389 50.309 111 53.997 -16.003 77 67.000 64.396 -2.604 96 57.500 78.099 20.599 136 39 -11 78 30 19 -11 63 30 43 13 143 198.036 72.036 157 75.000 99.846 24.846 133 86.000 137.682 51.682 160 13.882 -11.118 56 12.000 14.055 2.055 117 11.590 13.044 1.454 113 86.903 -30.097 74 105.000 104.751 -249 100 119.180 135.886 16.706 114 27.832 2.832 111 24.880 27.199 2.319 109 25.000 41.348 16.348 165 7.469 -531 93 8.000 16.820 8.820 210 17.000 16.307 -693 96 5.185 -815 86 6.500 2.510 -3.990 39 5.140 3.831 -1.309 75 (Chi cục thuế Thành phố Nha Trang) 56 Qua số liệu tổng hợp tại Bảng 2.2 cho thấy: Kết quả thu ngân sách của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang, trong năm 2012 chưa hoàn thành kế hoạch dự toán thu ngân sách (chỉ đạt 99%), các năm còn lại hoàn thành vượt mức kế hoạch dự toán giao. Trong năm 2012, thực hiện Thông tư 83/2012/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Theo đó, gia hạn thời gian nộp thuế GTGT và giảm 30% số thuế TNDN tạm nộp cho các đối tượng được hưởng, miễn thuế Môn bài hộ đánh bắt thuỷ, hải sản. Bên cạnh đó, chính sách Thuế nhà đất không còn hiệu lực thay vào đó là triển khai Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới là nguyên nhân chủ yếu tác động ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ hoàn thành dự toán trong năm. Nếu loại trừ yếu tố về thuế SDĐPNN không phát sinh nguồn thu và thực hiện giãn, giảm, miễn thuế trong năm thì số thực hiện đạt 102,9% so với dự toán năm 2012. Trong năm 2013, tiếp tục thực hiện gia hạn, giảm một số khoản thu NSNN theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ về việc một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và chính sách thuế thay đổi chuyển kỳ kê khai thuế GTGT từ tháng sang quý. Theo đó, thuế TNDN quý III/2013 được giãn hạn nộp và thuế GTGT tháng 10 + 11/2013 sẽ được kê khai và nộp trong năm 2014 và ảnh hưởng của thay đổi về mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế TNCN từ 01/7/2013. Nếu loại trừ các yếu tố nêu trên thì số thực hiện đạt 109% so với dự toán năm 2013. Năm 2014, Chi cục thuế được giao nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn là 784.520 triệu đồng, tăng 8,8% so với số thực hiện của năm 2013 (720.896 triệu đồng) và tăng 13,8% so với nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013. Mặc dù kinh tế trong nước đã từng bước ổn định, tăng trưởng dần phục hồi nhưng chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp, ảnh hưởng không ít đến các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Ngoài ra đây cũng là năm triển khai thực hiện nhiều chính sách thuế sửa đổi, bổ sung tác động không nhỏ đến số thu ngân sách địa phương ... Với quyết tâm của toàn thể công chức, viên chức thuộc Chi cục thuế đã nỗ lực thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp quản lý thu ngân sách trên địa bàn mà cấp uỷ Đảng, Lãnh đạo Chi cục thuế đã đề ra, nhiệm vụ công tác thuế năm 2014 đã đạt được những kết quả quan trọng, thu ngân sách vượt mức kế hoạch pháp lệnh và phấn đấu được giao. Tổng số thực hiện trong năm 2014: 939,629 tỷ đồng, đạt 119,8% dự toán năm và tăng 30,3% so cùng kỳ. 57 2.2.4.2. Tình hình thực hiện dự toán các sắc thuế của hộ kinh doanh (Bảng 2.3). Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy, trong 3 năm từ 2012-2014, số thu từ các hộ kinh doanh đều đạt và vượt kế hoạch được giao, năm 2012 đạt 102%, năm 2013 là 101%, và đặc biệt năm 2014 tỷ lệ hoàn thành vượt mức kế hoạch khá cao đạt 111%; Số thu từ hộ kinh doanh đã tăng lên nhanh chóng năm 2014 so với năm 2012 mức độ tăng 18,8% tương ứng tăng 22.232 triệu đồng, trong đó thuế môn bài tăng 6,6% tương ứng với 766 triệu đồng, thuế GTGT tăng 30,5% tương ứng với 25.299 triệu đồng, thuế TNCN giảm 20,7% tương ứng giảm 4.703 triệu đồng, nguyên nhân là do từ ngày 01/7/2013 được áp dụng mức giảm trừ gia cảnh tăng lên theo quy định tại Luật thuế sửa đổi bổ sung Luật thuế TNCN, giảm trừ bản thân tăng từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng, giảm trừ người phụ thuộc tăng từ 1,6 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 54,2% tương ứng tăng 593 triệu đồng, thuế tài nguyên tăng 294,7% so với năm 2012, tương ứng tăng 277 triệu đồng, số thu thuế tài nguyên nộp vào NSNN thấp, rà soát cho thấy một số Đội Thuế chưa thực hiện đúng theo nội dung đã triển khai gây thất thu cho NSNN từ hoạt động sản xuất nước đá, rửa xe, khai thác đất, đá, cát, sạn, sỏi…, nhằm chấn chỉnh công tác quản lý thuế trong lĩnh vực trên, Chi cục đã ban hành công văn số 6521/CCT-THNVDT ngày 20/8/2013 về việc chấn chỉnh công tác quản lý thuế theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 17/4/2010 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản và xây dựng nhằm tăng cường quản lý thuế, khai thác nguồn thu vào NSNN. 58 Bảng 2.3. Kết quả thực hiện dự toán thu các sắc thuế của Hộ kinh doanh năm 2012-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2012 TT 1 2 3 4 5 Loại thuế Môn bài GTGT TNCN TTĐB Tài nguyên Cộng DT 11.200 81.000 23.000 900 250 116.350 TH 11.566 82.876 22.668 1.095 94 118.299 Năm 2013 Tỷ lệ (%) 103 102 99 122 38 102 DT 11.800 86.000 24.000 1.200 300 123.300 TH 12.108 88.329 23.164 1.262 144 125.007 Năm 2014 Tỷ lệ (%) 103 103 97 105 48 101 (Chi cục Thuế thành phố Nha Trang) DT 12.500 95.000 17.832 1.500 300 127.132 TH 12.332 108.175 17.965 1.688 371 140.531 Tỷ lệ (%) 99 114 101 113 124 111 59 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG 2.3.1. Khái quát tình hình phát triển hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, kinh tế Thành phố Nha Trang cũng chuyển biến mạnh mẽ. Các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố ra đời và phát triển một cách nhanh chóng, theo số liệu báo cáo của Chi cục thuế thành phố về số hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Bảng 2.4. Cơ cấu số lượng hộ kinh doanh năm 2012-2014 Chỉ tiêu Hộ kê khai Hộ khoán lập bộ ổn định Hộ từng lần phát sinh Tổng Năm 2012 285 6.561 3.197 10.043 Năm 2013 306 7.778 3.245 11.329 Năm 2014 321 8.759 3.530 12.610 Năm 2014, loại hình hộ kinh doanh ngành nghề thương nghiệp chiếm tỷ lệ là 55,6% (4.870 hộ/8.759 hộ), hộ kinh doanh ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ là 19,4% (1.701 hộ/8.759 hộ), hộ kinh doanh ngành ăn uống chiếm tỷ lệ 11,5% (1.007 hộ/8.759 hộ), hộ kinh doanh ngành nghề vận tải chiếm tỷ lệ 7,7% (678 hộ/ 8.759 hộ), cuối cùng là ngành sản xuất chiếm tỷ lệ 5,8% ( 503 hộ/8.759 hộ) (Hình 2.1). Hình 2.1. Cơ cấu loại hình ngành nghề hộ kinh doanh (Sổ bộ thuế - Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang) 60 Các Hộ kinh doanh phát triển sản xuất kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực từ sản xuất, thương nghiệp, gia công chế biến, dịch vụ đến vận tải, đồng thời bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề như kết hợp cả kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ; giữa sản xuất và dịch vụ, kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực. Các Hộ kinh doanh đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp không nhỏ nguồn thu Ngân sách cho thành phố. Tuy nhiên, phần lớn Hộ kinh doanh có số vốn lớn tương đối ít, chủ yếu số vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ. Các Hộ kinh doanh có xu hướng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh các hộ kinh doanh làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh tuân thủ pháp luật của Nhà nước thì vẫn còn không ít các hộ kinh doanh không trung thực, tính tuân thủ pháp luật Nhà nước về tài chính và kinh tế còn kém. Bên cạnh đó, việc định hướng kinh doanh ban đầu chưa rõ ràng, nên sau khi được cấp giấy phép kinh doanh hoặc kê khai kinh doanh có một số Hộ kinh doanh không hoạt động, có một số hộ kinh doanh chưa thật sự tổ chức kinh doanh ngay, hoặc hoạt động không có hiệu quả. Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các hộ kinh doanh tại Thành phố Nha Trang thời gian vừa qua và xu hướng phát triển của nó. Điều này cho thấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh ở khu vực này có vị trí quan trọng cần được tăng cường quản lý và khai thác nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng để đảm bảo tất cả các hộ kinh doanh khi sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ pháp luật. Mặt khác, giúp các hộ kinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước và quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách thành phố, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý. 2.3.2. Đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế Đăng ký thuế là việc người nộp thuế thực hiện khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một hoặc một số loại thuế với cơ quan quản lý thuế. Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2014 của Bộ Tài chính đã quy định các 61 nội dung gồm: Đối tượng phải đăng ký thuế, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế, thời hạn cấp và các loại Giấy chứng nhận đăng ký thuế (cấp mới, cấp lại…). Ngoài ra, còn quy định về mã số thuế và việc sử dụng mã số thuế đối với người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và với cơ quan liên quan; quy định các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế và thủ tục chấm dứt mã số thuế và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế… Và để công tác quản lý thuế về đăng ký thuế được thực hiện sát đúng với quy định, và theo hướng hoàn thiện công tác cải cách hành chính về Thuế Tổng cục Thuế đã ban hành quy trình quản lý đăng lý thuế kèm theo Quyết định số 329/QĐTCT ngày 27/3/2014 hướng đến chuẩn hoá công tác quản lý người nộp thuế nhằm mục đích nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế. So với trước đây, thủ tục đăng ký thuế đã có nhiều cải cách quan trọng. Đó là việc thống nhất áp dụng mã số thuế giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế, tiếp đến thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành một mã số, sau cùng là gộp cả 3 thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, ....được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Hiệu quả nổi bật của việc cải cách về thủ tục hành chính này là thời gian thực hiện thủ tục (trong đó có thủ tục đăng ký thuế) chỉ còn 12 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do NNT nộp). Quản lý được số lượng hộ kinh doanh là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế, có quản lý được hộ kinh doanh thì các công việc tiếp theo để triển khai công tác thu thuế mới tiến hành được tốt, thông qua công tác này giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng hộ kinh doanh đăng ký, kê khai nộp thuế, giúp Lãnh đạo Chi cục nắm bắt được tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả nhất là trong quản lý thuế. Thực chất của việc quản lý hộ kinh doanh đăng ký, kê khai thuế là quản lý bằng mã số thuế, theo quy định của luật thì: “ Mã số thuế đã cấp cho người nộp thuế là chủ hộ kinh doanh hoặc một cá nhân không thay đổi trong suốt cuộc đời của cá nhân đó, kể cả trường hợp đã ngừng hoạt động kinh doanh sau đó kinh doanh trở lại”.( TT số 80/2012/TT-BTC). Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 09/10/2009 của 62 UBND thành phố Nha Trang ban hành Quy định về trình tự giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại UBND thành phố Nha Trang,quy định việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cùng với mã số thuế cho hộ kinh doanh do Phòng Tài chính - Kế hoạch và Chi cục Thuế thành phố Nha Trang thực hiện. Với quy định này, theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho người nộp thuế trong việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Hồ sơ được tiếp nhận và trả tại cùng một nơi là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (một cửa liên thông tại UBND thành phố Nha Trang). Qua thu thập số liệu tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang, Bảng 2.5; Bảng 2.6 đã phản ánh chi tiết tình hình thực trạng hộ kinh doanh đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế, sự thất thu về số lượng hộ kinh doanh và số tiền thuế qua các năm theo ngành nghề. Bảng 2.6 thể hiện rõ tỷ lệ hộ kinh doanh kê khai thuế, nộp thuế so với số hộ kinh doanh thực tế đang kinh doanh là 92% (chênh lệch -546 hộ) năm 2012; 94% năm 2013 (chênh lệch -520 hộ); Năm 2014 là 96% (chênh lệch -405 hộ). Như vậy, giai đoạn 2012-2014 ý thức tự giác đến cơ quan thuế khai thuế, đăng ký thuế nghĩa vụ thuế của các hộ kinh doanh có phát triển. Nhưng vẫn còn một số hộ kinh doanh đang cố tình trốn thuế, không chấp hành nghĩa vụ thuế hoặc có thể là do, với chính sách cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh chỉ cần hồ sơ thủ tục đơn giản, giải quyết nhanh chóng của các ngân hàng, và để được vay các khoản vay cho các đối tượng này, người dân thực hiện đăng ký kinh doanh (đăng ký mã số thuế) nhưng thực chất chỉ để bổ túc hồ sơ vay ngân hàng phục vụ nhu cầu cá nhân chứ không phục vụ sản xuất kinh doanh. Sau khi được ngân hàng giải ngân cho vay, vì không có nhu cầu kinh doanh nên người dân cũng không đến cơ quan thuế hoặc cơ quan chức năng khác để làm thủ tục đóng cửa mã số thuế do không phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, dẫn đến kết quả thất thu cho Chi cục số tiền thuế không nhỏ qua phép tính: Năm 2012, bỏ sót 546 hộ, tương đương số tiền thuế 1.000.000 đ/tháng/hộ, 01 năm bình quân thất thu: 6.558 triệu đồng. 63 Năm 2013, bỏ sót 520 hộ, tương đương số tiền thuế 1.010.000 đ/tháng/hộ, 01 năm bình quân thất thu: 6282 triệu đồng. Năm 2013, bỏ sót 405 hộ, tương đương số tiền thuế 1.050.000 đ/tháng/hộ, 01 năm bình quân thất thu: 5.126 triệu đồng. Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát hộ kinh doanh đã lập bộ quản lý so với hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh năm 2012- 2014 STT 1 1 2 3 Năm 2 2012 2013 2014 Cộng Số hộ Số tiền đăng ký Số hộ thuế kinh lập bộ lập bộ doanh quản lý (triệu (đăng đồng) ký thuế) 3 7.107 8.298 9.164 24.569 Bình quân số tiền Số tiền thuế Chênh thuế 1 thất thu 1 lệch số hộ/tháng năm (triệu hộ (hộ) (triệu đồng đồng) 4 5 6=3-4 7=5/4/12T 8=7x6x12T 6.562 78.960 545 1,00 6.558 7.778 93.960 520 1,01 6.282 8.759 110.868 405 1,05 5.126 23.099 283.788 1.470 3,06 17.966 ( Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang ) 64 Bảng 2.6. Chi tiết theo ngành nghề kết quả điều tra, khảo sát hộ kinh doanh đã lập bộ quản lý so với hộ đăng ký kinh doanh năm 2012- 2014 Đơn vị tính: Hộ kinh doanh 2012 STT Ngành nghề kinh doanh 1 Sản xuất 2013 Số hộ đăng ký Số hộ Chênh kinh lập lệch doanh/ bộ (+/_) đăng ký quản lý thuế Tỷ lệ (%) 2014 Số hộ đăng ký Số hộ Chênh kinh lập lệch doanh/ bộ (+/_) đăng ký quản lý thuế Tỷ lệ (%) Số hộ đăng ký Số hộ Chênh kinh lập lệch doanh/ bộ (+/_) đăng ký quản lý thuế Tỷ lệ (%) 381 327 -54 86 366 312 -54 85 512 503 -9 98 2 Thương nghiệp 4.168 3.898 -270 94 4.215 3.927 -288 93 5.108 4.870 -238 95 3 Ăn uống 1.016 891 -125 88 966 818 -148 85 1.074 1.007 -67 94 4 Dịch vụ 1.402 1.321 -81 94 2.062 2.032 -30 99 1.781 1.701 -80 96 5 Vận tải 140 124 -16 89 689 689 0 100 689 678 -11 98 Cộng 7.107 6.561 -546 92 8.298 7.778 -520 94 9.164 8.759 -405 96 ( Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang) 65 Đánh giá số liệu tại Bảng 2.5; Bảng 2.6 cho thấy: Ngành sản xuất: Năm 2012 số hộ đã quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đã đăng ký thuế 54 hộ đạt 86%; năm 2013 số hộ đã quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đăng ký thuế 54 hộ đạt 85%; năm 2014 số hộ đã quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đăng ký thuế 9 hộ đạt 98%. Lý giải về số thất thu này một phần là do ý thức không chấp hành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, một phần là do các hộ sản xuất nhỏ lẻ, mức tiêu thụ hàng hoá sau sản xuất thấp. Bên cạnh đó, người mua hàng để kinh doanh không vần hoá đơn nên các hộ này chủ yếu tự sản xuất rồi cung ứng ra bên ngoài, không thực hiện kê khai thuế với cơ quan thuế. Ngành thương nghiệp: Đây là ngành chủ yếu chiếm tỷ trọng cao 55,6% so với tổng các ngành mà hộ kinh doanh đang hoạt động, có số lượng các hộ kinh doanh lớn nhất và số hộ thất thu cũng không nhỏ. Năm 2012 số hộ đã quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đã đăng ký thuế 270 hộ đạt 94%; năm 2013 số hộ đã quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đã đăng ký thuế 288 hộ đạt 93%; năm 2014 số hộ đã quản lý thu thuế thấp hơn 238 đạt 95%. Việc quản lý ngành này khá phức tạp, đó là tại thời điểm năm 2012, 2013 áp dụng tỷ lệ GTGT của ngành thương nghiệp quá thấp (khu vực II: 7%, khu vực V: 6%), và sử dụng 02 loại thuế suất cho các mặt hàng ngành thương nghiệp. Cho nên, cơ quan thuế rất e ngại khi phải tổ chức điều tra doanh thu ngành này, vì nếu tổ chức điều tra doanh thu thì phần lớn doanh thu sẽ không tương ứng với mức thuế hộ đang nộp, phần thua sẽ thuộc về cơ quan thuế. Quản lý đối với ngành này phương pháp tối ưu qua phương pháp điều tra thu nhập, tính ngược lại doanh thu và cân đối mức doanh thu, mức thuế của các hộ kinh doanh có cùng ngành nghề, cùng quy mô trên địa bàn phường, xã, hoặc tham khảo mức doanh thu của hộ kinh doanh cùng tính chất tại các địa bàn phường xã khác, cuối cùng thông qua HĐTV thuế để ấn định mức doanh thu. Qua khảo sát, đa số các hộ kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh (đăng ký thuế) nhưng không lên cơ quan thuế để kê khai nộp thuế phần đông là các hộ kinh doanh ngoài giờ hành chính, cho nên gây khó khăn cho cơ quan thuế trực tiếp làm việc. Thêm vào đó, hộ kinh doanh có địa điểm không tập trung, địa điểm cư trú và địa điểm kinh doanh khác nhau nên cán bộ thuế không quản lý hết được. 66 Ngành ăn uống: Năm 2012 số hộ quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đã đăng ký thuế 125 hộ đạt 88%; năm 2013 số hộ quản lý thu thuế thấp hơn 148 hộ đạt 85%, năm 2014 số hộ quản lý thu thuế thấp hơn 67 hộ đạt 94%. Hoạt động của ngành này hết sức phức tạp và đa dạng, phân bố rộng khắp, việc thất thu số lượng hộ kinh doanh ngành này chủ yếu là hộ không cố định về địa điểm cũng như thời gian nên khó khăn trong công tác quản lý. Chủ yếu, số lượng hộ thất thu là các hộ kinh doanh buổi tối và không có biển hiệu. Ngành dịch vụ: Năm 2012 số hộ quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đăng ký thuế 81 hộ đạt 94%; năm 2013 số hộ quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đăng ký thuế 30 hộ đạt 99%; năm 2014 số hộ quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đăng ký thuế 80 hộ đạt 96%. Các loại hình dịch vụ thất thu chủ yếu trên địa bàn thành phố là dạy học, khám chữa bệnh, giặt là, cắt tóc, gội sấy, photocopy, rửa xe máy, cầm đồ... Hoạt động của các đối tượng này không ổn định, có tính mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết, thường thay đổi địa chỉ kinh doanh nhưng không khai báo với cơ quan thuế. Thông thường các hộ này không đứng tên riêng mà hoạt động đi kèm với dịch vụ khác. Việc chấp hành nộp thuế của các hộ mang tính chất chống đối và không hợp tác với cơ quan nhà nước. Ngành vận tải: Năm 2012 số hộ quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đăng ký kinh doanh 16 hộ đạt 89%; năm 2013 quản lý 100% số hộ đăng ký kinh doanh (đăng ký mã số thuế), năm 2014 số hộ quản lý thu thuế thấp hơn số hộ đăng ký kinh doanh 11 hộ đạt 98% So với các ngành khác, Chi cục thuế thành phố Nha Trang đã quản lý khá chặt chẽ đối với ngành vận tải. Đặc điểm của ngành này là địa điểm kinh doanh không cố định. Các chủ phương tiện nhiều khi không hoạt động thường xuyên trên địa bàn... Nhưng đa số các hộ kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố đều tham gia liên kết kinh doanh với các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải tại địa phương như Công ty Mai Linh, Công ty cổ phần Nha Trang taxi, Công ty cổ phần ô tô điện máy, HTX vận tải Quyết Tiến, HTX vận tải Thành Hưng, Trầm Hương, 1/5… Năm 2012 và 2014 thất thu số hộ lớn với lý do một số hộ kinh doanh mua xe, tự kinh doanh không thông qua hoạt động liên kết kinh doanh với các công ty, HTX vận tải nên việc kiểm soát các hộ này rất bị động vì hộ kinh doanh có thời gian hoạt động không cố định. Quản lý đối tượng này phụ thuộc vào ý thức tự giác 67 của hộ thông qua chính quyền địa phương, động viên giải thích để hộ kê khai doanh thu tính thuế. Qua rà soát, thực hiện gửi giấy mời đối với các hộ kinh doanh đã thực hiện đăng ký kinh doanh (đăng ký thuế) nhưng chưa kê khai nộp thuế với cơ quan thuế, một số hộ kinh doanh đã chấp hành lên kê khai thuế và đã bị xử lý phạt hành chính do có hành vi phạm nộp hồ sơ khai thuế quá thời quy định. Trong năm 2012, Chi cục đã ban hành 38 quyết định, số tiền phạt là 64.250.000 đồng; năm 2013, ban hành 47 quyết định, số tiền phạt 133.260.000 đồng; năm 2014, ban hành 48 quyết định, số tiền phạt 109.904.000 đồng. Sau khi xử lý phạt vi phạm, Đội thuế LXP thực hiện hướng dẫn NNT kê khai, nộp thuế theo đúng quy định và thực hiện đề xuất lập bộ quản lý. 2.3.3. Quản lý doanh thu và thuế. Trong công tác quản lý thu thuế, để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế mà còn cần quản lý tốt doanh thu kinh doanh của các hộ kinh doanh, bảo đảm thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế. Việc quản lý doanh thu của các hộ nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia xem xét. Phương pháp này có ưu điểm: Đơn giản trong việc tính thuế, tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp thuế và Chi cục. Song nhược điểm của phương pháp này lại không nhỏ: Mang tính áp đặt, thiếu sự công bằng về nghĩa vụ thuế, đặc biệt khoán doanh thu khó có thể theo sát được tình hình biến động về giá cả, về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nên khó có thể thu thuế cho phù hợp với biến động của tình hình kinh doanh. Hàng năm, để xây dựng mức doanh thu ổn định cho các hộ kinh doanh làm cơ sở xác định đúng mức thuế cho kỳ thuế năm sau. Chi cục thuế đã tiến hành điều tra doanh thu điểm đối với một số hộ kinh doanh có ngành nghề khác nhau. Theo nội dung Quy trình quản lý hộ kinh doanh, Ban 68 hành kèm theo Quyết định số 1688/QĐ-TCT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thì: “Việc điều tra doanh thu là một biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế nhằm đánh giá sự sai lệch của doanh thu và mức thuế khoán ổn định với thực tế kinh doanh của hộ kinh doanh; làm căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu giúp cho việc xác định mức thuế khoán kỳ sau được sát đúng hơn. Kết quả điều tra doanh thu thực tế không phải là kết quả thanh tra, kiểm tra, không sử dụng để điều chỉnh lại tiền thuế khoán ổn định trong năm của hộ kinh doanh được điều tra doanh thu thực tế. Trường hợp đặc biệt, kết quả điều tra doanh số của hộ kinh doanh có sự sai lệch lớn so với số liệu thực tế đang khoán thuế thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế xem xét, quyết định việc điều chỉnh mức thuế khoán phải nộp của hộ kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể và thông báo cho hộ kinh doanh biết.” 69 Bảng 2.7. Thực trạng quản lý doanh thu hộ kinh doanh qua điều tra điểm năm 2012 – 2014 Năm 2012 STT 1 2 3 4 Ngành nghề kinh doanh Thương nghiệp Ăn uống Dịch vụ Sản xuất Tổng cộng Số hộ điều tra Năm 2013 Tỷ lệ Chênh DT DT điều khoán Số lệch / hộ khoán tra +/_ (triệu (triệu điều điều (triệu đồng) đồng) tra tra đồng) (%) 142 27.972 79 3.572 78 2.123 52 1.527 351 35.194 26.453 -1.519 3.892 320 2.235 112 1.632 105 34.212 -982 106 92 95 94 103 Năm 2014 Tỷ lệ Chênh DT DT điều khoán Số lệch khoán tra / hộ +/_ (triệu (triệu điều điều (triệu đồng) đồng) tra tra đồng) (%) 125 24.575 156 8.635 22 698 55 1.348 358 35.256 23.466 -1.109 9.105 470 775 77 1.563 215 34.909 -347 ( Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang) 105 95 90 86 101 Tỷ lệ Chênh DT DT điều khoán lệch khoán tra / +/_ (triệu (triệu điều (triệu đồng) đồng) tra đồng) (%) 88 6.899 7.371 106 10.719 11.996 78 1.593 1.621 90 2.843 2.971 362 22.054 23.959 472 1.277 28 128 1.905 94 89 98 96 92 71 Kết quả điều tra điển hình: Năm 2012: 34.212 triệu đồng/351 hộ, doanh thu khoán đạt 103% Năm 2013: 34.909 triệu đồng/358 hộ, doanh thu khoán đạt 101% Năm 2014: 23.959 triệu đồng/362 hộ, doanh thu khoán đạt 92% Qua kết quả điều tra điển hình ở các ngành nghề khác nhau cho thấy giữa doanh thu khoán thuế đang quản lý và doanh thu điều tra có sự chênh lệch. Các ngành nghề ăn uống, dịch vụ, sản xuất có doanh thu khoán đang quản lý tương đối phù hợp, tuy nhiên doanh thu khoán thuế ngành thương nghiệp năm 2012, 2013 lại cao hơn so với doanh thu điều tra khảo sát. Nguyên nhân: Một là: Tỷ lệ TNCN trên doanh thu ngành thương nghiệp tại thời điểm này do ngành thuế quy định thấp hơn so với thực tế. Khi điều tra doanh thu, phần lớn NNT không khai hết doanh thu thực bán nhưng lại khai hết các chi phí. Từ công thức doanh thu x tỷ lệ thu nhập chịu thuế = Chi phí + thu nhập, ta có thể suy ra doanh thu từ chi phí và thu nhập mà NNT đã khai báo theo cách tính doanh thu = (Chi phí + thu nhập)/ tỷ lệ thu nhập chịu thuế. Do tỷ lệ thu nhập chịu thuế thấp hơn thực tế nên theo cách tính này doanh thu tính được sẽ cao hơn doanh thu thực tế. Hai là: Căn cứ Điều 19, Thông tư 28/2011/TT-BTC quy định về mức doanh thu không phải nộp thuế theo phương pháp khoán bằng mức lương tối thiểu/ tỷ lệ thu nhập chịu thuế TNCN. Theo đó các hộ kinh doanh ngành thương nghiệp có mức doanh thu năm 2012 phải từ 35.600.000 đồng trở lên và năm 2013 phải từ 42.000.000 đồng trở lên mới phải nộp thuế khoán. Và để không làm mất tính cân đối ngân sách (chi cục đã thực hiện quản lý thu thuế các hộ này trước khi áp dụng mức doanh thu khoán thuế. Với số lượng hộ lớn, nếu thực hiện quản lý thuế theo doanh thu kê khai của NNT thì sẽ hụt một khoản thuế không nhỏ cho NSNN). Do đó, một số hộ có doanh thu kê khai không đạt ngưỡng tính thuế nhưng chi cục Thuế đã hiệp thương và thống nhất với hộ nâng mức doanh thu lên đến mức phải nộp thuế khoán để đảm bảo công bằng với các hộ dùng địa bàn. Chi cục thực hiện điều tra khảo sát doanh thu các hộ kinh doanh ngành thương nghiệp, một mặt tôn trọng lời khai của NNT ghi nhận doanh thu NNT kê khai trong biên bản điều tra khảo sát (đây là phương pháp điều tra doanh thu thực, với phương pháp này NNT không hợp tác với cơ quan thuế, cố tình né tránh, không kê khai thật doanh thu), một mặt áp dụng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ để điều tra tỷ lệ lãi của hoạt động thương nghiệp (đây là phương pháp điều tra thu nhập và tính 72 ngược lại doanh thu, với phương pháp này, công chức thuế sẽ khảo sát về các chi phí phát sinh (tâm lý của NNT khai chi phí càng nhiều càng tốt), và để trang trải các loại chi phí đó thì cần phải có một khoảng thu nhập tương ứng, từ đó cơ quan thuế sẽ tính ngược lại doanh thu). Sau điều tra, tỷ lệ TNCT trên doanh thu của ngành này thực tế cao hơn so với quy định. Mặc dù, cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để điều tra doanh thu nhưng thực tế, doanh thu này vẫn thấp hơn so với mức doanh thu ngưỡng quy định, dẫn đến việc ấn định doanh thu để thu thuế khoán ngành thương nghiệp cao hơn doanh thu khảo sát. Năm 2014, thấy được bất cập trong việc áp doanh thu ngưỡng theo cách tính nêu trên, Bộ Tài chính đã thực hiện điều chỉnh áp dụng một mức doanh thu ngưỡng cho tất cả các ngành nghề, đối với hàng hoá, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống. Theo đó, mức doanh thu ngưỡng đối với ngành thương nghiệp giảm từ 42.000.000 đồng/tháng xuống còn 8.400.000 đồng/tháng. Nguyên nhân chênh lệch về doanh thu ở các ngành nghề khác chủ yếu là do một số hộ kinh doanh lớn có sử dụng hoá đơn có hành vi trốn thuế qua việc bán hàng không xuất hoá đơn; hoặc có ghi hoá đơn nhưng ghi thấp hơn so với giá bán thực tế; hoặc mua hoá đơn để lập giao cho khách hàng, Thêm nữa, công tác kiểm tra giám sát việc xuất hoá đơn đối với hộ kinh doanh của Chi cục chưa đạt yêu cầu, khi cơ quan thuế kiểm tra thì chỉ cộng doanh thu trên hoá đơn để kiểm tra so sánh với doanh thu khoán chứ không nắm chắc được số lượng hàng hoá nhập, xuất, tồn kho. Tóm lại, trong giai đoạn 2012, 2013, 2014; công tác quản lý doanh thu và các sắc thuế đối với các hộ kinh doanh tại địa bàn thành phố Nha Trang tương đối phù hợp, đa số các hộ kinh doanh đều chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai nộp thuế của mình. Bên cạnh đó còn có một số hộ ý thức về chấp hành nghĩa vụ thuế chưa cao, chưa trung thực. Kết quả điều tra, khảo sát thực tế ở một số hộ kinh doanh, hiện tượng kê khai doanh thu thấp hơn thực tế; hoặc dấu doanh thu không kê khai để nhằm mục đích trốn thuế xảy ra tương đối phổ biến ở các hộ kinh doanh thương nghiệp, các hộ kinh doanh dịch vụ trốn thuế bằng cách không treo biển hiệu, che đậy bằng cách kết hợp với ngành khác 73 để trốn doanh thu, đối với hộ có sử dụng hoá đơn thì bán hàng không xuất hoá đơn giao cho khách hàng hoặc viết hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế. 2.3.4. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế. 2.3.4.1. Thực trạng quản lý thu nộp thuế. Quản lý thu nộp thuế là khâu thiết thực đem lại số thu thực tế cho Ngân sách Nhà nước. Đây là một khâu công tác rất quan trọng trong công tác quản lý thu thuế, vì mục đích cuối cùng của công tác thu thuế là số thuế phải được nộp vào kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của các Luật thuế hiện hành. Thực hiện theo quy trình “quản lý thuế đối với hộ kinh doanh”, Đội KK-KTT căn cứ “Sổ bộ thuế đã được duyệt để in Thông báo thuế, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ký; chuyển Thông báo thuế đã được ký duyệt cho Đội thuế LXP. Thông báo thuế có thể được cán bộ thuế gửi trực tiếp đến hộ kinh doanh, gửi qua bưu điện. Việc gửi Thông báo thuế được thực hiện chậm nhất là ngày 20/01 hàng năm.”. Hiện nay, căn cứ vào chức năng các Đội thuế và Quy trình quản lý thuế, Chi cục thuế đã triển khai việc quản lý thu thuế theo mô hình chức năng, tức là mỗi đội quản lý, theo dõi một công đoạn trong cả quá trình từ khi tính thuế đến khi nộp thuế vào ngân sách và quyết toán số thuế, do đó, đã tăng cường tính đồng bộ và giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý thu thuế nói chung và nâng cao hiệu quả của công tác đôn đốc thu nộp nói riêng. Kết quả thu nộp là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và chất lượng của công tác đôn đốc thu nộp. Đội thuế LXP căn cứ vào Sổ bộ thuế đã được duyệt để thực hiện đôn đốc hộ kinh doanh nộp tiền thuế theo đúng thời hạn quy định. Cán bộ Đội thuế LXP thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn hộ kinh doanh lưu giữ các Thông báo thuế, Giấy nộp tiền,… để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu và chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh. Tại địa bàn thành phố Nha Trang, 99% các hộ kinh doanh thực hiện nộp thuế tại các điểm giao dịch của Ngân hàng Thương mại, Kho bạc. Đội thuế LXP hướng dẫn NNT viết đúng mục, tiểu mục của các loại thuế trên giấy nộp tiền, đôn đốc hộ kinh doanh nộp thuế tại Ngân hàng, Kho bạc đúng thời hạn quy định. Căn cứ dữ liệu từ Kho bạc, Đội KK-KTT in sổ nợ thuế, gửi Đội thuế LXP đối chiếu và xử lý sai lệch (nếu có); theo dõi tình hình thu nộp của hộ kinh doanh. 74 Để công tác đối chiếu, theo dõi tình hình thu nộp của hộ kinh doanh được chính xác, phục vụ tốt cho công tác quản lý điều hành thì tại văn phòng làm việc của các Đội thuế LXP thực hiện theo dõi tình hình thu nộp của hộ kinh doanh, cập nhật chứng từ nộp thuế vào “sổ bộ đường phố” được lập theo tuyến đường và theo địa bàn cán bộ được phân công quản lý. Sau thời hạn nộp thuế, NNT không thực hiện nộp vào NSNN số thuế phải nộp, Đội thuế LXP thực hiện đôn đốc thu hồi nợ thuế, ban hành thông báo nợ mẫu 07/QLN gửi cho NNT biết số thuế nợ, bên cạnh đó thực hiện ban hành quyết định tính tiền chậm nộp do nộp tiền thuế trễ hạn so với quy định, số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp được theo dõi tại ứng dụng quản lý nợ thuế và ứng dụng quản lý thuế hộ kinh doanh khoán thuế do Tổng cục Thuế triển khai áp dụng. Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả thu nộp hộ kinh doanh kinh doanh năm 2012 - 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Số phải thu trong năm STT 1 2 3 Năm 2012 2013 2014 Cộng Lập bộ hộ phát Tỷ lệ sinh Số thuế Số tiền tổng số từng lần Nợ năm nợ Lập bộ nộp (xây Tổng số nộp vào trước chuyển hộ / số phải dựng tư phải thu NSNN chuyển năm sau khoán thu sang nhân, cho thuê tài sản, khác…) 12.763 78.960 43.316 16.740 93.960 32.052 17.745 110.868 27.801 47.248 283.788 103.169 135.039 142.752 156.414 434.205 118.299 125.007 140.531 383.837 16.740 17.745 15.883 50.368 88 88 90 88 ( Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang ) Căn cứ Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam; Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua 75 Kho bạc Nhà nước và Thoả thuận hợp tác tổ chức phối hợp thu Ngân sách nhà nước giữa Kho bạc nhà nước – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Tổng cục Thuế, đã được ký kết ngày 22 tháng 4 năm 2009 thì Khánh Hoà là một trong những tỉnh, thành triển khai thí điểm thực hiện uỷ nhiệm thu thuế thông qua ngân hàng thương mại. Theo đó, Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đã thực hiện ký kết thoả thuận liên tịch Quy trình phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc nhà nước TP. NhaTrang – Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển – Chi nhánh Khánh Hoà – Chi cục Thuế TP Nha Trang. Theo hướng thực hiện này đã góp phần đa dạng hoá các kênh thu ngân sách nhà nước, nâng cáo hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ của công tác thu, đặc biệt là sẽ mang lại dự thuận tiện cho NNT khi thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. 2.3.4.2. Công tác quản lý nợ thuế Báo cáo số liệu về nợ thuế của các hộ kinh doanh có tại Chi cục thuế, qua các năm tại Bảng 2.9 thì số nợ thuế có khả năng thu giảm, số nợ thuế khó thu tăng, cụ thể: Tính đến 31/12/2014: Tổng số nợ thuế của hộ kinh doanh là 15.883 triệu đồng, giảm 5% so với 31/12/2012, tương ứng giảm 857 triệu đồng và giảm 10% so với 31/12/2013, tương ứng giảm 1.862 triệu đồng. Trong đó, số nợ thuế có khả năng thu tính đến 31/12/2014 là 4.949 triệu đồng, giảm 47% so với 31/12/2012, tương ứng giảm 4.457 triệu đồng và giảm 43% so với 31/12/2013, tương ứng giảm 3.786 triệu đồng. Bảng 2.9. Bảng phân loại nợ thuế hộ kinh doanh năm 2012-2014 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng số nợ Nợ có khả năng thu Nợ khó thu Chênh lệch 2014/2013 2014/2012 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 16.740 17.745 15.883 -1.862 90 -857 95 9.406 8.735 4.949 -3.786 57 -4.457 53 7.334 9.010 10.934 1.924 121 3.600 149 ( Chi cục Thuế thành phố Nha Trang) Năm Căn cứ số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 hàng năm, Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ năm sau cho Chi cục Thuế thành phố Nha Trang gồm số phải thu nợ thuế và tỷ lệ tổng nợ tại thời điểm cuối năm trên tổng thu của năm. Năm 2012: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu 10%; Năm 2013: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu 8%; Năm 2014: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu 10,21% 76 Bảng 2.10. Thực hiện chỉ tiêu thu nợ và tỷ lệ nợ chuyển sang năm sau của lĩnh vực hộ kinh doanh tại Chi cục thuế thành phố Nha Trang năm 2012 - 2014. ĐVT: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Số nợ thuế chuyển sang năm sau Tổng thu Tổng nợ Tỷ lệ 118.299 16.740 14 125.007 17.745 14 140.531 15.883 11 Chỉ tiêu thu nợ Kế hoạch Thực hiện 6.779 3.183 7.525 5.500 6.942 4.983 Tỷ lệ 47 73 72 Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy số thuế nợ qua các năm có xu hướng giảm dần, số nợ có khả năng thu giảm đáng kể nhưng qua bảng số liệu 2.10 cho thấy Chi cục Thuế Nha Trang thực hiện chưa đạt các chỉ tiêu do Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà quy định. Mặc dù, Chi cục đã thực hiện tổ chức ban hành các quyết định cưỡng chế đối với các hộ kinh doanh có số nợ thuế chây ỳ, kéo dài trên 90 ngày nhưng kết quả vẫn chưa đáp ứng được các chỉ tiêu được giao. Trong năm 2012, thực hiện ban hành 71 quyết định cưỡng chế kê biên tài sản thu hồi được 112 triệu đồng; năm 2012, ban hành 186 quyết định cưỡng chế kê biên tài sản thu hồi được 423 triệu đồng; năm 2014, ban hành 224 quyết định cưỡng chế kê biên tài sản thu hồi được 709 triệu đồng. (Báo cáo tổng kết các năm 2012, 2013, 2014). Theo quy định của Luật quản lý thuế hiện nay nếu hộ kinh doanh chậm nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm, không xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt nộp chậm là 0,05%/ ngày nộp chậm, nếu hộ kinh doanh nợ thuế trên 90 ngày cơ quan thuế mới được làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để cưỡng chế, trong khi đó thủ tục để cưỡng chế được 1 hộ kinh doanh vi phạm rất phức tạp và do thời gian quy định nợ trên 90 ngày mới cưỡng chế được. Vì vậy, khi đến thời gian cưỡng chế được có hộ kinh doanh đã tẩu tán tài sản cho nên rất khó để cưỡng chế. Mặt khác, số tiền thuế nợ của hộ kinh doanh ít rất nhiều so với số tiền thuế nợ của Doanh nghiệp, giá trị tài sản thực hiện cưỡng chế không đủ bù đắp chi phí thực hiện cưỡng chế, cho nên để thành lập một hội đồng cưỡng chế bao gồm các cơ quan để phối hợp cưỡng chế xem ra là không khả quan. Về mặt chính sách, chưa đủ mức độ răn đe cho nên hộ kinh doanh cố tình chậm nộp, cố tình không nộp để chiếm dụng tiền thuế. Chính vì vậy, ngày 20 tháng 11 năm 2012 Quốc Hội đã ban hành Luật số 21/2012/QH13” Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Theo đó, điều 106 được sửa đổi bổ sung như sau: 77 “Điều 106. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế 1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức luỹ tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày; 0,07%/ ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày. Những năm gần đây, khi lãi suất đi vay tại các ngân hàng thương mại giảm, thì tỷ lệ tính tiền chậm nộp 0,05%/ngày đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày và 0,07%/ngày đã cao hơn so với lãi suất đi vay. Do đó, Luật thuế số 71/2014/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế được ký ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thì tỷ lệ tính tiền chậm nộp tiền thuế là 0,05%/ngày không phân biệt số ngày quá hạn dưới 90 ngày hay trên 90 ngày để cho phù hợp với xu thế và tạo điều kiện cho NNT thực hiện nộp số thuế nợ vào ngân sách. Về phía chủ quan của cơ quan thuế chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa chủ động thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp để đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện nộp số thuế nợ đọng vào Ngân sách. Do đó, các hộ kinh doanh cố tình chây ỳ không nộp số thuế nợ đọng nhằm chiếm dụng tiền thuế. 2.3.5. Công tác kiểm tra thuế Công tác kiểm tra thuế là khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng, nó vừa liên quan đến mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vừa có tác dụng đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và sự nghiêm minh của pháp luật. Thông qua công tác kiểm tra phát huy nhân tố tích cực và phòng ngừa những mặt tiêu cực. Đẩy mạnh công tác kiểm, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các hộ kinh doanh. Căn cứ vào danh sách thống kê tổng hợp các hộ có đơn tạm nghỉ kinh doanh. Đội kiểm tra nội bộ thực hiện phân tích và lựa chọn các trường hợp có rủi ro cao, phối hợp đội thuế liên phường xã lập kế hoạch kiểm tra hàng tháng sau khi có sự phê duyệt của Chi cục trưởng. 78 Bảng 2.11. Tình hình kiểm tra thuế tại địa điểm hộ kinh doanh năm 2012 - 2014 Số lượng hộ tạm nghỉ, nghỉ hẳn, nghỉ thông báo với CQT Kết quả xử lý (triệu đồng) Truy thu + phạt vi Truy thu + phạm hành phạt vi phạm Thực Tỷ chính qua hành vi trốn hiện lệ đơn tạm thuế phúc (%) nghỉ tra Số Số Số tiền Số tiền hộ hộ Thuế xử lý bình quân 1 hộ kinh Cộng doanh Năm Theo đề nghị đội KKKTT 2012 4.794 2.268 47 12 16 74 278 294 3 2013 3.718 1.927 52 7 9 88 1.022 1.031 11 2014 4.015 2.908 72 15 19 95 502 521 5 ( Chi cục Thuế thành phố Nha Trang ) Số liệu Bảng 2.11 cho thấy kết quả xử lý truy thu và phạt: Qua phúc tra hộ kinh doanh nghỉ: theo danh sách đề nghị của Đội Kê khai – Kế toán thuế chuyển đội Kiểm tra nội bộ thực hiện phân tích và lựa chọn các trường hợp rủi ro cao, phối hợp với các đội thuế LXP thực hiện phúc tra trong năm 2012 là 47%, năm 2013 là 52%, năm 2014 là 72%. Qua kiểm tra tình hình thực tế kinh doanh phát hiện hành vi trốn thuế như kê khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày hoặc không kê khai thuế, cơ quan thuế phát hiện, yêu cầu kê khai, hành vi khai sai, khai thuế số thuế phải nộp…tình hình các hộ kinh doanh vi phạm hành chính gia tăng qua các năm. Trong năm 2013 số tiền thuế truy thu và phạt qua kiểm tra tăng đột biến là do Chi cục tổ chức tăng cường kiểm tra tuân thủ pháp luật về thuế đối với các hộ kinh doanh thực hiện kê khai thuế theo phương pháp kê khai, số tiền thuế truy thu và phạt qua kiểm tra là 694 triệu đồng, chiểm tỷ lệ 67,3% trên tổng số tiền thuế truy thu và phạt vị phạm hành chính trong năm. Tương đương là kết quả xử lý truy thu và phạt năm 2012 thuế bình quân 3 triệu đồng, năm 2013 thuế bình quân 11 triệu đồng, năm 2014 thuế bình quân 5 triệu đồng. 79 2.3.5.1. Phạt vi phạm hành chính qua đơn tạm nghỉ kinh doanh Qua công tác phúc tra hộ nghỉ kinh doanh, kết quả sau phúc tra cụ thể qua bảng 2.12, như sau: Bảng 2.12. Kết quả phúc tra hộ kinh doanh nghỉ, tạm nghỉ kinh doanh năm 2012-2014 ĐVT: lượt hộ Thay đổi hình thức (lên Cty, DN) Ra kinh doanh Thực tế lại có nghỉ TB với CQT Năm Thay đổi họ tên chủ KD 2012 139 28 152 1.937 12 2.268 2013 228 82 28 1.582 7 1.927 2014 152 101 90 2.550 15 2.908 Vi phạm Tổng ( Chi cục Thuế thành phố Nha Trang ) Hộ nghỉ kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số thu của Chi cục, đương nhiên việc nghỉ kinh doanh là việc không tránh khỏi song nhiều trường hợp dựa vào đó để trốn thuế. Quản lý hộ nghỉ kinh doanh trên địa bàn thành phố là rất phức tạp đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ và am hiểu về địa bàn, địa chỉ thực hộ kinh doanh. Hàng năm, qua theo dõi của Chi cục thì số lượt hộ kinh doanh xin nghỉ kinh doanh là tương đối lớn, năm 2012 con số lượt hộ nghỉ kinh doanh là 4.448 lượt, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 2.268 hộ, năm 2013 con số lượt hộ nghỉ kinh doanh là 5.112 lượt, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 1.927 hộ, năm 2014 con số lượt hộ nghỉ kinh doanh là 5.643 lượt, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 2.908 hộ. Phần lớn các hộ nghỉ kinh doanh là có lý do chính đáng nhưng có một số đối tượng kinh doanh có đơn xin nghỉ kinh doanh trình nộp cho cơ quan thuế nhưng thực tế lại vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Thực tế này đã gây ra thất thu cho ngân sách Nhà nước, mặt khác gây lên tình trạng mất công bằng trong kinh doanh. Một số hộ xin nghỉ kinh doanh một thời gian, sau đó lại tiếp tục kinh doanh nhưng không đăng ký lại với cơ quan thuế. 80 Thêm vào đó, NNT ngày càng tinh vi hơn, khi thấy số thuế khoán cơ quan thuế đang quản lý cao, có khuynh hướng sẽ điều chỉnh tăng do sau khảo sát cơ quan thuế nhận thấy quy mô kinh doanh tăng. NNT sẽ thực hiện gửi văn bản đề nghị miễn thuế xin nghỉ hẳn kinh doanh. Nhưng sau thời gian NNT trước xin nghỉ hẳn không lâu, tại địa chỉ đăng ký kinh doanh này, hộ kinh doanh có tên mới lên kê khai nộp thuế và nêu lý do mới kinh doanh, chưa có khách hàng, nên doanh thu thấp để cơ quan thuế đề xuất ấn định với mức doanh thu mới thấp, số thuế phải nộp hàng tháng thấp. Bằng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ, công chức thuế đã đấu tranh, nêu các lý do chứng minh và tiếp tục đề xuất doanh thu, thuế hộ kinh doanh mới ra tại địa chỉ kinh doanh cũ và không thay đổi mặt hàng kinh doanh mức doanh thu và mức thuế bằng với hộ nghỉ hẳn. Qua phân tích đánh giá tình hình quản lý đối tượng nộp thuế của Chi cục, có thể rút ra nhận xét: Những cố gắng, tích cực trong công tác quản lý đối tượng thu được một số kết quả cần được ghi nhận và phát huy ở những năm tiếp theo. Song bên cạnh đó vẫn còn có những khiếm khuyết cần sửa chữa và khắc phục. Điều này đòi hỏi tập thể cán bộ Chi cục thuế cần phân tích đánh giá xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp. Một số nguyên nhân được xem là có tác động đến việc quản lý đối tượng nộp thuế. - Nguyên nhân khách quan: + Số lượng đối tượng nộp thuế có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh thất thường nằm rải rác ở khắp địa bàn, hình thức kinh doanh đa dạng. + Do ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế chưa tự giác thực hiện các yêu cầu luật thuế, có khi còn cố tình lẩn tránh sự kiểm tra của cán bộ thuế, gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thuế. + Trình độ văn hoá, nhận thức và trình độ quản lý kinh doanh của các hộ kinh doanh còn thấp, chủ yếu tiến hành hoạt động kinh doanh dựa trên kiến thức hiểu biết sẵn có. + Xu hướng chạy theo lợi nhuận của các hộ kinh doanh nên các hộ thiếu tự giác kê khai nộp thuế, có hộ núp dưới hình thức bề ngoài là làm đơn xin nghỉ kinh doanh tạm thời hoặc lâu dài nhưng thực tế họ vẫn kinh doanh. - Nguyên nhân chủ quan: 81 + Một số cán bộ thuế được phân công trên địa bàn do số lượng công việc nhiều, chưa thường xuyên kiểm tra rà soát kỹ để kịp thời báo cáo với Ban lãnh đạo chi cục để có biện pháp tăng cường cán bộ phục vụ kiểm tra hộ. + Địa bàn quản lý rộng nhưng số lượng cán bộ thuế ít chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thu. Mặt khác, trình độ của các cán bộ thuế xã, phường còn hạn chế mà hộ kinh doanh lại phân tán trong ngõ xóm... Vì vậy, việc bám sát kiểm tra thường gặp khó khăn. 2.3.5.2. Phạt vi phạm hành chính qua hành vi trốn thuế Hành vi trốn thuế chủ yếu của hộ kinh doanh là sử dụng hóa đơn và xuất, bán hóa đơn cho các đối tượng. Các nội dung kinh tế phát sinh trên hóa đơn khác ngành nghề kinh doanh mà hộ đã đăng ký với cơ quan thuế và số doanh thu, số thuế này hộ kinh doanh không khai báo với cơ quan thuế, chỉ đến khi kiểm tra thực tế tại hộ cán bộ thuế mới phát hiện được. Đối với hộ ra kinh doanh đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không thực hiện kê khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày. Một số NNT cố tình khai sai, khai thiếu số thuế phải nộp trong kỳ. Khi cơ quan thuế tổ chức kiểm tra toàn diện, phát hiện hành vi khai sai, khai thiếu, đề xuất truy thu và phạt. “Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận thì còn bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận”.(Luật Quản lý thuế). 2.3.6. Các công tác khác 2.3.6.1. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế Thực hiện theo quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế một cửa, cơ chế liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2007, Quyết định số 601/2012/QĐ-TCT ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luôn được quan tâm thực hiện, Chi cục 82 thuế bố trí 6 cán bộ tại Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế. Trong đó 02 cán bộ lãnh đạo đội thực hiện công tác quản lý, điều hành các chức năng đội thực hiện theo quy định tại Quyết định 504/QĐ-TCT, 03 công chức thường trực tại bộ phận giao dịch “một cửa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như cần tư vấn và tìm hiểu về chính sách thuế và 01 nhân viên hợp đồng thuê khoán thực hiện giao, nhận hồ sơ cho các đội thuế liên quan thực hiện theo đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó, để kịp thời giải đáp vướng mắc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ kinh doanh, tại UBND phường, xã, đội thuế LXP có trách nhiệm, chủ động thực hiện chức năng tiếp nhận, giải thích, tuyên truyền các chính sách về thuế đầu tiên đến hộ kinh doanh, giải quyết kịp thời các vướng mắc của hộ kinh doanh trên địa bàn quản lý. Bảng 2.13 đã thể hiện rõ công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế tất cả các hình thức năm sau cao hơn năm trước. Đã đa dạng hoá nhiều hình thức tuyên truyền và hỗ trợ, nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nộp thuế. - Đẩy mạnh tuyên truyền thuế dưới nhiều hình thức: Hàng năm, đã tổ chức chiến dịch thu thuế môn bài trên 27 phường xã và 02 khu vực chợ lớn của thành phố qua các hình thức treo băng rôn, tuyên truyền lưu động bằng loa, khẩu hiệu thi đua lập thành tích thu môn bài. Đồng thời, phối hợp Đài Phát thanh – truyền hình Khánh Hòa thực hiện các chuyên mục về Thuế; phối hợp Đài Truyền thanh Nha Trang tuyên truyền về những chính sách thuế mới… Thực hiện niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính thuế tại trụ sở làm việc của Đội thuế LXP, văn phòng Chi cục. Công khai dự kiến mức thuế, bộ thuế khoán, kết quả thu nộp, tại các địa bàn thu của 27 phường xã (có cử cán bộ tuyên truyền đi kiểm tra và lập biên bản kiểm tra). Phối hợp với Ban tuyên giáo Thành phố, Phòng văn hóa thông tin chỉ đạo các báo đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về thuế, tổ chức đối thoại, tọa đàm, trao đổi với các hộ kinh doanh và tập huấn, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về thuế. Biểu dương kịp thời các cá nhân đã thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế đối với NSNN. Đồng thời, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận thuế chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Tăng cường dịch vụ hỗ trợ đối với hộ kinh doanh: Phát tờ rơi và gửi các tài liệu cho hộ kinh doanh thông qua bộ phận giao dịch “một cửa” và văn phòng làm việc tại các đội thuế liên phường xã. 83 Thực hiện công khai thông tin hộ kinh doanh khoán thuế trên trang web Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa Thông qua Đài Truyền thanh tại các UBND các phường, xã, ban quản lý các chợ tuyên truyền các nội dung các Luật Thuế, Nghị quyết, Thông tư mới, thay đổi, bổ sung trong năm. Thường xuyên cập nhật văn bản luật thuế mới và công khai tại bảng tin Chi cục, hướng dẫn trực tiếp tại bộ phận giao dịch một cửa để người nộp thuế biết thực hiện. Ngoài các hình thức tiếp xúc tại cơ quan thuế, Chi cục thuế còn cử cán bộ trực tiếp quản lý đến tận cơ sở để hướng dẫn, giải đáp khi có yêu cầu; thực hiện trả lời trên điện thoại, trả lời bằng văn bản để hộ kinh doanh hiểu và thực hiện. Bảng 2.13. Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ NNT năm 2012-2014 Năm STT I 1 2 3 4 II 1 2 3 Chỉ tiêu Công tác tuyên truyền Phát sóng truyền thanh, truyền hình Thi tìm hiểu pháp luật về thuế Treo pano, áp phích Niêm yết bộ thủ tục hành chính thuế Công tác hỗ trợ hộ kinh doanh Tập huấn cho hộ kinh doanh Cung cấp tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi Trả lời văn bản, trực tiếp ĐVT 2012 2013 2014 Buổi Buổi Biển Bộ 8 2 90 32 12 3 90 32 18 3 90 32 Buổi Bộ Lượt 2 4.000 507 4 4.500 620 6 4.700 890 ( Chi cục Thuế thành phố Nha Trang) 2.3.6.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Mặc dầu phải quản lý một số lượng lớn hộ kinh doanh, số lượng công chức đảm nhiệm nhiệm vụ tại các đội thuế xã, phường 73 người, chiếm 31% số công chức tại đơn vị (trong đó 28 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm 38% số công chức làm việc tại các đội thuế xã phường) quản lý 8.759 hộ kinh doanh thuế hàng tháng (chưa kể hộ thu môn bài, hộ cho thuê tài sản phát sinh từng lần, hộ xây dựng tư nhân), cán bộ quản lý hộ chủ yếu là trình độ trung cấp. Xác định lực lượng cán bộ quản lý hộ kinh doanh thực hiện nhiệm vụ theo Luật quản lý thuế là bộ phận quan trọng để thực hiện 84 hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Cho nên, công tác tổ chức bố trí cán bộ thường được thay đổi theo sự thay đổi cho phù hợp với mô hình quản lý thuế, đó là có sự luân phiên, luân chuyển cán bộ theo công việc hàng năm. Hiện nay, thực hiện theo mô hình quản lý chức năng thì bộ máy quản lý thu thuế được bố trí theo các đội chức năng. Đội thuế liên phường xã được UBND phường, xã quan tâm bố trí văn phòng làm việc tại trụ sở UBND thành phố, tạo điều kiện cho công chức thuế nắm rõ địa bàn, phục vụ tốt công tác đôn đốc thu nộp thuế. Bên cạnh đó, tại văn phòng Chi cục cũng bố trí phòng làm việc cho các Đội thuế LXP để thực hiện các công tác tra cứu liên quan đến dữ liệu quản lý thuế của hộ kinh doanh tại địa bàn mình quản lý và để phối hợp quản lý thuế cùng các đội thuế khác như Đội THNVDT, Đội KK-KTT, Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.... Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Tính đến hết năm 2014 tỷ lệ cán bộ được đào tạo trình độ Đại học là 80%, bên cạnh đó, có một số ít cán bộ đã tự học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp học đào tạo sau đại học. Cán bộ thuế không những được đào tạo cơ bản về thuế mà còn được đào tạo các chuyên ngành liên quan khác phục vụ cho công tác quản lý thu thuế đối với nhiều ngành kinh tế khác nhau như các lớp thanh tra viên, lớp khai thác ứng dụng Quản lý thuế TNCN, lớp bồi dưỡng kiến thức hàng năm.... 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ HỘ KINH DOANH TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CÁC HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu: 2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu a/ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập và sử dụng các nguồn thông tin tại các bộ phận có liên quan như Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán, Đội thuế liên phường xã, Đội Kê khai – Kế toán thuế, Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ tại Chi cục thuế theo từng mốc thời gian, từng giai đoạn gồm các báo cáo quyết toán thu ngân sách, tài liệu hội nghị tổng kết, sổ bộ thuế... Thực hiện phương pháp hệ thống hoá tư liệu, tổng hợp và phân tích trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ. Từ đó, đánh giá nhằm tìm ra những bất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại để nhằm đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trong tương lai. 85 b/ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Các số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài chủ yếu nhằm nghiên cứu, phân tích, phản ánh thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng về tình hình thực quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của Chi cục thuế thành phố Nha Trang. Chủ yếu trên những nội dung: đăng ký thuế, kê khai, tính thuế, nộp thuế. Tiến hành đối chiếu thực trạng quản lý thuế để thấy được vấn đề đặt ra hiện tại. Phân tích sâu để tìm ra nguyên nhân qua đó đề xuất các một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trong những năm tới. Việc thu thập số liệu sơ cấp bằng cách chọn mẫu điều tra: + Luận văn đã sử dụng phiếu khảo sát điều tra hộ kinh doanh để lấy ý kiến đánh giá của họ về mức độ đồng tình đối với công tác quản lý thuế, từ đó rút ra kết luận về mức độ chấp hành pháp luật thuế bao gồm: Chấp hành các quy định về đăng ký, kê khai thuế; Về kê khai doanh thu, thuế; Về thu nộp và nợ thuế; Về kiểm tra thuế; Về công tác tuyên truyền hỗ trợ đối với hộ kinh doanh. Sử dụng 22 câu khảo sát các nội dung liên quan đến sự chấp hành pháp luật thuế, từ đó nhằm đánh giá các nhóm được điều tra về các nội dung trên. Khảo sát các hộ kinh doanh trọng điểm trên các địa bàn Chợ Đầm, Phường Tân Lập, Phường Vạn Thắng, Phường Phước Hoà, Phường Phước Long, Xã Vĩnh Thạnh trên tổng số hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn thành phố mà cơ quan thuế đang thực hiện theo dõi quản lý. Số phiếu khảo sát gửi đến hộ kinh doanh là 900 phiếu (phát theo từng địa bàn phường, xã và có hẹn thời gian NNT thực hiện câu trả lời và gửi lại), số phiếu thu vào 780 phiếu. Người được thăm dò điều tra thu thập thông tin có thể lựa chọn bằng cách khoanh tròn một trong năm phương án là: 1.Hoàn toàn không đồng ý; 2.Không đồng ý; 3.Bình thường; 4.Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý. Sau khi rà soát số phiếu hợp lệ (trả lời đầy đủ các câu hỏi), loại bỏ những phiếu mà NNT chưa thực hiện trả lời hết các câu hỏi theo yêu cầu của bảng khảo sát, số lượng còn lại là 700 phiếu được đưa vào phân tích. 2.4.1.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê, mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội trong một thời gian và không gian nhất định, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của Chi Cục thuế thành phố Nha Trang mà cụ thể là tình hình quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh khoán thuế. 86 - Phương pháp so sánh Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như kết quả thực hiện so kế hoạch... và các chi tiêu tương ứng. Phương pháp so sánh giúp phát hiện những sự khác biệt, những bất cập trong công tác quản lý thu thuế. - Phương pháp thảo luận nhóm: Bên cạnh đó, luận văn còn ghi nhận những ý kiến thảo luận nhóm của công chức thuế có thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý thuế hộ kinh doanh khoán thuế tại đơn vị thông qua các buổi tập huấn chính sách thuế mới. 2.4.1.3. Mục đích của khảo sát: - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang. - Từ thực trạng, những mặt còn tồn tại, cần khắc phục trong công tác quản lý thuế hộ kinh doanh khoán thuế, thực hiện đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang. 2.4.2. Phân tích kết quả khảo sát, đánh giá và thảo luận. 2.4.2.1. Đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế. - Đối với ý kiến của hộ kinh doanh: Số liệu ở bảng 2.14 cho thấy Quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký thuế để cấp mã số thuế đơn giản, nhanh chóng; Quy định kê khai các chỉ tiêu trên Tờ khai thuế khoán rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, hộ kinh doanh cảm thấy an tâm kinh doanh vì đã đăng ký thuế và kê khai thuế cơ bản là hợp lý và nhất trí có trên 60% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên về thời gian đăng ký thuế, kê khai để nộp thuế có 61% ý kiến hoàn toàn và không đồng tình là vì các hộ kinh doanh cho rằng thời gian đầu ra kinh doanh cần có thời gian dài hơn thời gian quy định của luật thuế để kiểm nghiệm sự chấp nhận của thị trường, kiểm nghiệm số lượng khách hàng đối với hàng hoá, dịch vụ mà hiện tại hộ đang kinh doanh. Sau đó mới chấp nhận kê khai nộp thuế với mức doanh thu ổn định. 87 Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá của hộ kinh doanh về sự chấp hành đối với những quy định về đăng ký thuế, kê khai thuế Nội dung Tổng số Hoàn toàn không ý đồng ý kiến SL Ý kiến đánh giá Không đồng ý Bình thường Đồng ý TL SL TL SL TL SL 104 14,8 86 12,3 60 8,6 196 28,0 254 36,3 60 100 14,3 78 11,1 300 42,9 162 23,1 3. Quy định thời gian đăng ký thuế, kê khai thuế để nộp 700 thuế phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý. 240 34,3 192 27,4 40 5,7 4. Hộ kinh doanh cảm thấy an tâm kinh doanh vì đã 700 thực hiện đăng ký thuế và kê khai thuế. 60 82 11,7 238 34,0 240 34,3 1.Quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký thuế để 700 cấp mã số thuế hiện nay là phù hợp. 2. Quy định về kê khai các chỉ tiêu trên 700 tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. 8,6 8,57 80 11,4 ( Số liệu điều tra) TL Hoàn toàn đồng ý 188 26,9 SL 40 TL 5,71 88 - Đối với ý kiến của công chức thuế: Công chức thuế đồng quan điểm với người nộp thuế về hồ sơ, thủ tục đăng ký thuế để cấp mã số thuế đơn giản, nhanh chóng; Quy định kê khai các chỉ tiêu trên Tờ khai thuế khoán rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Tuy nhiên, có quan điểm trái chiều về quy định thời gian kê khai thuế. Hiện nay, cơ quan thuế đã phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, nhận, trả hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế tại một địa điểm (bộ phận “một cửa liên thông” của UBND thành phố), và theo quan điểm của công chức thuế thì trước khi hộ đã đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đã thực hiện nghiên cứu thị trường, nghiên cứu những việc cần phải làm liên quan đến thủ tục pháp để có thể an tâm kinh doanh. Vì vậy, những hành vi kê khai thuế quá thời hạn quy định hoặc không kê khai thuế là hành vi cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. 2.4.2.2. Quản lý doanh thu và thuế. - Đối với ý kiến của hộ kinh doanh: Số liệu ở bảng 2.15 cho thấy, ý kiến đánh giá: Hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý chiếm trên 60% đối với câu hỏi Quy định về kê khai doanh thu phải sát với thực tế kinh doanh là đúng; Phương pháp xác định doanh thu của cơ quan thuế hiện nay là phù hợp; Tỷ lệ, thuế suất theo mức hiện hành là phù hợp dẫn đến số lượng hộ không chấp nhận mức mức doanh thu sát và đúng (Hoàn toàn không đồng ý 360/700 hộ chiếm 51% và ý kiến không đồng ý 120/700 hộ chiếm 17%). Cho nên, để chấp nhận sự tự giác kê khai doanh thu không được ý kiến đồng thuận với trên 60% số hộ không đồng tình. 89 Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá của hộ kinh doanh về sự chấp hành đối với những quy định về doanh thu, thuế Ý kiến đánh giá Tổng Hoàn toàn Không không số đồng ý đồng ý ý kiến SL TL SL TL Bình thường Đồng ý SL TL SL TL SL TL 1.Quy định về kê khai doanh thu phải sát với thực 700 tế kinh doanh là đúng. 300 42,9 152 21,7 140 20 80 11,4 28 4 2.Phương pháp xác định doanh thu hiện nay của cơ quan thuế hiện 700 nay là phù hợp (điều tra DT, cân đối doanh thu giữa các hộ…) 290 41,4 190 27,1 130 18,6 60 8,6 30 4,3 288 41,2 138 19,7 13,7 80 11,4 98 14,0 360 51,4 120 17,1 160 22,9 50 7,2 10 1,4 340 48,6 112 80 11,4 16 2,3 Nội dung 3.Quy định về tỷ lệ ấn định thuế 700 theo mức hiện hành là phù hợp 4.Hộ kinh doanh hài lòng về mức doanh thu để tính 700 thuế cho hộ là sát và đúng. 5.Hộ kinh doanh ý thức phải tự giác kê khai doanh thu không 700 cần đến sự nhắc nhở của cơ quan thuế. 16 96 152 21,7 ( Số liệu điều tra) Hoàn toàn đồng ý 90 - Đối với ý kiến của công chức thuế: Trong công tác quản lý, điều tra doanh thu để xác định số thuế phải nộp của hộ kinh doanh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Theo Điều 7, Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về Nghĩa vụ của người nộp thuế: “Khai chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế” . Tuy nhiên, đa số người nộp thuế đều có tâm lý kê khai giảm số doanh thu mà mình thu được để nhằm giảm số thuế phải nộp hàng tháng vào NSNN, đây chính là lý do dẫn đến cơ chế “tự khai, tự nộp” chưa thật sự hiệu quả, cơ quan thuế chưa thật sự tôn trọng ý kiến kê khai của người nộp thuế về mức doanh thu, cơ quan thuế chỉ xem việc kê khai của người nộp thuế là cơ sở tham khảo để ấn định mức doanh thu và mức thuế theo mình là phù hợp cho hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được phân công quản lý (dự toán năm sau thường cao hơn năm trước), và thực hiện theo chính sách thuế áp ngưỡng doanh thu đối với hộ kinh doanh khoán thuế, dẫn đến công chức thuế tại đội thuế LXP thực hiện ấn định doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh theo một mức sao cho phù hợp với quy định của các chính sách thuế và đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách chứ chưa thật sự có sự ấn định mức doanh thu, mức thuế theo đúng thực tế tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh. 2.4.2.3. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế. - Đối với ý kiến của hộ kinh doanh: Tại Bảng 2.16 khi khảo sát về công tác quản lý thu nộp và quản lý nợ thuế, về thời hạn nộp 60% ý kiến hộ dân xem đó là bình thường, 42,9% ý kiến hộ kinh doanh cho là bình thường về thời gian và thủ tục hoàn thành việc nộp thuế tại kho bạc, ngân hàng thương mại nhanh chóng, thuận tiện, song có 41,5% ý kiến hộ kinh doanh nhận định về tỷ lệ nộp phạt là quá thấp là bình thường, vì đa số hộ kinh doanh cho rằng việc nộp thuế quá hạn quy định là do tại thời điểm đó không có điều kiện nộp (có thể là khả năng tài chính lúc đó không thể thực hiện nghĩa vụ vào NSNN hoặc thời gian nộp tại kho bạc, ngân hàng chưa thoả mãn, chưa thật sự tạo điều kiện cho NNT thực hiện nộp số tiền thuế vào NSNN đúng hạn vì thường tâm lý người nộp thuế sẽ nộp thuế vào ngày hạn nộp thuế, đến hạn nộp thì số lượng người nộp thuế đến giao dịch tại kho bạc và ngân hàng thương mại tăng lên đột biến, gây ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi của người nộp thuế, không ít người nộp thuế ra về để nộp 91 vào một ngày khác và chấp nhận chịu nộp thêm một khoản tiền chậm nộp với tỷ lên 0,05% trên ngày trên số tiền nợ thuế quá hạn. Cho nên, khi đưa ra ý kiến khảo sát hộ kinh doanh tự giác đi nộp thuế đúng hạn nộp và nộp đầy đủ số tiền thuế thì số lượng ý kiến đánh giá bình thường là (380 hộ chiếm 54,3%) thể hiện sự không quan tâm của hộ kinh doanh một phần do pháp luật thuế đề ra mức tỷ lệ tính tiền chậm nộp 0,05%/ ngày không đáng kể khi số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế thấp vì vậy chưa có tính răn đe như đã phân tích trên. Bảng 2.16. Ý kiến đánh của hộ kinh doanh về sự phù hợp đối với những quy định về quản lý thu nộp và quản lý nợ thuế Ý kiến đánh giá Nội dung Tổng Hoàn toàn số không ý đồng ý kiến SL TL 1.Quy định về thủ tục, hạn nộp tiền 700 thuế vào ngân sách là phù hợp 2.Thời gian, thủ tục hoàn thành việc nộp thuế tại kho 700 bạc, ngân hàng thương mại thuận tiện cho người nộp Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SL TL SL TL SL TL SL TL 120 17.1 84 12.0 420 60.0 60 8.6 16 2.3 100 14.3 195 27.9 300 42.9 55 7.9 50 7.0 3.Quy định về tỷ lệ tính tiền chậm nộp 700 đối với số tiền thuế còn nợ là quá thấp 150 21,4 110 15,7 290 41,5 70 10.0 80 11,4 4.Hộ kinh doanh tự giác đi nộp thuế đúng hạn nộp và 700 nộp đầy đủ số tiền thuế. 98 14.0 70 10.0 380 54.3 125 17.9 27 3.8 (Số liệu điều tra) 92 - Đối với ý kiến của công chức thuế: Bất kỳ một khoản thu ngân sách nhà nước nào đều cũng có hạn nộp và thuế cũng không ngoại lệ. Việc chấp hành nộp thuế đúng hạn là nghĩa vụ của người nộp thuế. Trước đây, đối với hộ kinh doanh, hạn nộp thuế GTGT là ngày cuối cùng của tháng và hạn nộp thuế TNCN là ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Để tạo sự thuận lợi cho người nộp thuế, giảm thời gian đi lại, hạn nộp thuế của hộ kinh doanh được thay đổi đồng nhất vào ngày cuối cùng của quý cho cả thuế GTGT và thuế TNCN. Sự thay đổi chính sách về thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đôn đốc thu nộp thuế của công chức thuế. Số tiền thuế phải nộp trong kỳ (một quý) tăng gấp 3 lần so với trước đây (thay vì mỗi tháng nộp một lần như trước đây), tác động đến tâm lý của người nộp thuế phải bỏ ra một khoản tiền cao hơn vào cuối quý, và nếu công chức thuế không thực hiện đôn đốc kịp thời, hoặc người nộp thuế không thực hiện nộp vào NSNN đúng hạn thì khi quá hạn nộp thuế thì số tiền nợ thuế đã tăng cao, bên cạnh đó phải nộp thêm một khoản tiền do chậm nộp tiền thuế và khoản tiền này đã vượt ngoài khả năng thanh toán của người nộp thuế. Hạn nộp thuế đối với hộ kinh doanh thay đổi, tạo điều kiện cho người nộp thuế có nhiều thời gian để sản xuất, kinh doanh, giảm lượng thời gian nộp thuế đúng theo định hướng cải cách thủ tục hành chính về thuế nhưng cũng gây ra tâm lý chủ quan cho cả người nộp thuế và công chức thuế. Người nộp thuế thì để đến ngày hết hạn nộp và công chức thuế thì để gần đến ngày hết hạn nộp mới thực hiện đôn đốc thu nộp, dồn công việc vào các ngày cuối quý. 2.4.2.4. Công tác kiểm tra thuế. - Đối với ý kiến của hộ kinh doanh: Qua số liệu khảo sát Bảng 2.17 cho thấy: Có đến 600/700 hộ chiếm trên 80% và không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý với ý kiến đoàn kiểm tra tại hộ kinh doanh là đúng và chiếm trên 77,2% đồng tình phải có quyết định kiểm tra và kiểm tra theo đúng nội dung nhằm hạn chế nhũng nhiễu của cán bộ thuế và xem mức xử phạt hiện hành là quá nặng chiếm 67,4% ( trong đó: Đồng ý: 27,4%, hoàn toàn đồng ý: 40%). Vì vậy, ý kiến hộ kinh doanh tự giác đi nộp thuế đúng hạn nộp và nộp đầy đủ số tiền thuế bị phạt qua kiểm tra cũng không được đồng tình chiếm 62,9% (trong đó: Không đồng ý: 24,6%, hoàn toàn không đồng ý: 38,3%). 93 Bảng 2.17. Ý kiến đánh giá của hộ kinh doanh về sự chấp hành đối với công tác kiểm tra thuế Ý kiến đánh giá Nội dung Tổng số ý kiến 1. Đoàn kiểm tra tại trụ sở kinh doanh của 700 hộ kinh doanh là đúng 2. Phải có quyết định kiểm tra và kiểm tra đúng nội dung nhằm 700 hạn chế nhũng nhiễu của công chức thuế. 3. Các quy định về xử lý vi phạm về thuế là 700 quá nặng. 4.Hộ kinh doanh tự giác đi nộp đúng hạn và đủ số tiền thuế truy 700 thu và phạt qua kiểm tra. Hoàn toàn không đồng ý SL TL Không đồng ý Bình thường Đồng ý SL SL SL TL SL TL 560 80 40 5,71 100 14,3 0 0 0 0 10 1,4 14 TL TL Hoàn toàn đồng ý 2,0 136 19,4 180 25,7 360 51,5 50 7,14 60 8,57 118 16,9 192 27,4 280 40,0 268 38,3 172 24,6 110 15,7 90 12,9 60 8,5 (Số liệu điều tra) - Đối với ý kiến của công chức thuế: Thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì việc rủi ro thất thu thuế là rất cao, vì vậy cần phải nâng cao vai trò của đoàn kiểm tra để ngăn chặn hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Tuy nhiên, với số lượng hộ kinh doanh tương đối lớn, lực lượng công chức thuế tại các đội thuế LXP lại mỏng, nếu thực hiện kiểm tra thì việc kiểm tra mang tính kiểm tra rủi ro không phải kiểm tra toàn diện về tuân thủ pháp luật về thuế. Đối với những trường hợp kiểm tra rủi ro, kiểm tra hộ nghỉ, kiểm tra tình hình kinh doanh theo chủ trương chung của đơn vị thì không bắt buộc phải có quyết định kiểm tra cho từng người nộp thuế riêng lẻ, đối với những trường hợp kiểm tra toàn diện, kiểm tra tuân thủ pháp luật về thuế thì phải thực hiện đúng theo quy trình 94 kiểm tra thuế để tránh tình trạng công chức thuế lạm dụng chức quyền nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người nộp thuế. Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 (thay thế Thông tư số 61/2007/TT-BTC) hướng dẫn quy định về chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế có quy định nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế: “Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế”. Theo đó, mức phạt tiền đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, tuy nhiên, đa số hộ kinh doanh thường có quy mô kinh doanh nhỏ, vốn kinh doanh thấp, cho nên việc chấp hành nộp các khoản phạt vi phạm hành chính mặc dù mức phạt giảm so với tổ chức nhưng cũng gây khó khăn trong việc thực hiện nộp các khoản phạt do có hành vi vi phạm hành chính về thuế. 2.4.2.5. Công tác tuyên truyền hỗ trợ - Đối với ý kiến của hộ kinh doanh: Số liệu ở bảng 2.18 cho thấy nội dung đối thoại của cơ quan thuế với hộ kinh doanh là phù hợp, đúng trọng tâm tuyên truyền pháp luật thuế, số lượng hộ 434/700 đồng tình với tỷ lệ đồng ý 34%, hoàn toàn đồng ý 28%. Trong tuyên truyền hỗ trợ hộ kinh doanh đề cập đến công tác thường xuyên cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho hộ kinh doanh ý kiến không đồng ý chiếm 60% (Trong đó: Hoàn toàn không đồng ý: 45,7%; Không đồng ý 14,3%), hộ kinh doanh yêu cầu cán bộ thuế trực tiếp giải thích khi họ có yêu cầu vì trình độ đọc, hiểu của từng hộ kinh doanh khác nhau và có hạn, nhưng công tác giải đáp vướng mắc của hộ kinh doanh tại các đội thuế liên phường xã đôi khi chưa được rõ ràng, chưa thật sự dễ hiểu, mức độ thỏa mãn yêu cầu của người nộp thuế mức trung bình 30%, mức khá 14,3%, mức tốt 11,4%, do đó dẫn đến tỷ lệ đạt trên 70% yêu cầu tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức thuế đối với hộ kinh doanh phải nhiệt tình; Kỷ năng giải quyết công việc của cán bộ, công chức thuế phải nhanh nhẹn và hướng dẫn đúng quy định. 95 Bảng 2.18. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền hỗ trợ Ý kiến đánh giá Nội dung 1.Nội dung đối thoại của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh là phù hợp, đúng trọng tâm tuyên truyền pháp luật thuế. 2.Nên thường xuyên cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho hộ kinh doanh 3.Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của công chức thuế đối với hộ kinh doanh phải nhiệt tình, tôn trọng. 4.Kỹ năng giải quyết công việc của công chức thuế phải nhanh nhẹn và hướng dẫn người nộp thuế đúng quy định. 5.Các vướng mắc của hộ kinh doanh về thuế được cán bộ thuế tại đội thuế liên phường xã giải thích rõ ràng, dễ hiểu, đúng quy định. Tổng Hoàn toàn số Không không ý đồng ý đồng ý kiến SL TL SL TL 10 36 5.1 Bình thường SL TL Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SL TL SL TL 160 22.9 236 34 198 28 11.4 40 5.7 700 70 700 320 45.7 100 14.3 160 22.9 80 700 0 0 0 0 158 22.6 170 24.3 372 53.1 700 0 0 0 0 186 26.6 160 22.9 354 50.5 700 165 23.6 145 20.7 210 30.0 100 14.3 80 11.4 (Số liệu điều tra) - Đối với ý kiến của công chức thuế: Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tuy đã được kết quả hết sức quan trọng nhưng so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, kết quả thời gian qua vẫn còn khiêm tốn. Trong quá trình thực thi công vụ vẫn còn một bộ phận công chức chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực chuyên môn; chấp hành kỷ 96 luật, kỷ cương có nơi, có lúc còn chưa nghiêm, gây khó khăn, phiền hà cho người nộp thuế...Để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của Đảng, Nhà nước, của nhân dân, đòi hỏi mỗi công chức thuế cần nâng cao hơn nữa nhận thức chính trị, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành tốt kỷ cương, kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ, tác phong ứng xử, phục vụ tốt nhất cho người nộp thuế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế. 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG Những năm gần đây, mặc dù kinh tế trong nước đã từng bước ổn định, tăng trưởng dần phục hồi nhưng chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp, ảnh hưởng không ít đến các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn triển khai thực hiện nhiều chính sách thuế sửa đổi, bổ sung. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu...tác động không nhỏ đến số thu ngân sách địa phương. Đối với công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, việc thay đổi quy trình quản lý thuế trong một khoảng thời gian ngắn (năm 2012 áp dụng quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1201/TCT-QĐ-TCCB ngày 26/7/2004; năm 2013 áp dụng quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012 và từ 06/10/2014 áp dụng theo quy trình bàn hành kèm theo Quyết định số 1688/QĐ-TCT ngày 06/10/2014) , và Quyết định số 1689/QĐ-TCT ngày 06/10/2014 về việc Ban hành Quy trình công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên Trang thông tin điện tử ngành Thuế để đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính thuế, và để đảm bảo tính phù hợp với thực tế. Với những khó khăn trên, thêm vào đó yêu cầu vừa hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, vừa thực hiện hiệu quả công tác triển khai các giải pháp nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính thuế. Chi cục Thuế thành phố Nha Trang phải gánh thêm những khó khăn, đó là tình hình nội tại của Chi cục cũng có những thay đổi về mặt tổ chức, nhân sự, số lượng công chức đến tuổi nghỉ hưu cao… Song được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Thành uỷ, lãnh đạo thành phố, Cục Thuế, sự phối hợp tích cực của các cơ quan ban ngành và đặc biệt là sự đoàn kết, quyết tâm của toàn thể công chức, viên chức thuộc Chi cục thuế đã nỗ lực 97 thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp quản lý thu ngân sách trên địa bàn mà cấp uỷ Đảng, Lãnh đạo Chi cục thuế đã đề ra, nhiệm vụ công tác thuế giai đoạn 2012-2014 đã đạt được những kết quả quan trọng, thu ngân sách vượt mức kế hoạch pháp lệnh và phấn đấu được giao. 2.5.1. Đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế. 2.5.1.1. Những mặt đạt được. Thực tế cho thấy qua số liệu khảo sát khảo sát tại Bảng 2.14 có 450 hộ/700 chiếm 64,3% hộ kinh doanh đồng ý và hoàn toàn đồng ý với nội dung Luật quản lý thuế đã quy định hồ sơ thủ tục đăng ký thuế đơn giản, nhanh chóng. Như vậy, đã thể hiện các chính sách thuế điều chỉnh đối tượng nộp thuế phần nào thông thoáng hơn. Đánh dấu rõ nét với Luật Quản lý thuế ra đời tạo hành lang pháp lý cho việc đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thụ động sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Quy định việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cùng với mã số thuế cho hộ kinh doanh do Phòng Tài chính - Kế hoạch và Chi cục Thuế thành phố Nha Trang thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho người nộp thuế trong việc đăng ký kinh doanh. Qua số liệu bảng 2.5 thì số hộ đưa vào lập bộ quản lý thuế năm sau cao hơn năm trước: năm 2013, lập bộ quản lý thêm 1.216 hộ kinh doanh, số thuế 1.250 triệu đồng/tháng; năm 2014, lập bộ quản lý thêm 981 hộ kinh doanh, số thuế 1.409 triệu đồng/tháng và số hộ sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh (đăng ký thuế) đã tự giác thực hiện kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế dẫn đến số hộ bỏ sót không lập bộ thu thuế có chiều hướng thuyên giảm: năm 2013 số hộ bỏ sót giảm 25 hộ so với năm 2012, năm 2014 số hộ bỏ sót giảm 115 hộ so với năm 2013 và giảm 140 hộ so với năm 2012. Với kết quả như vậy có thể thấy rằng, Chi cục và các cán bộ quản lý đã có những cố gắng rất tích cực trong việc nắm bắt các hộ kinh doanh để đưa vào quản lý. Qua mỗi năm số hộ kinh doanh ngày càng tăng lên, công việc của các cán bộ quản lý ngày càng nặng nề, họ phải đi sâu đi sát, nắm rõ thông tin về hộ kinh doanh trên địa bàn mình quản lý nhằm thâm nhập một cách cặn kẽ tình hình thực tế, đưa các hộ mới ra kinh doanh vào diện quản lý. Số liệu khảo sát tại Bảng 2.14 thể hiện mức độ hộ kinh doanh đã chấp nhận các chỉ tiêu ghi trên trên tờ khai dễ hiểu, dễ thực hiện có 300 ý kiến đồng ý, chiếm 42,9% 98 và 162 ý kiến hoàn toàn đồng ý chiếm 23,1%, chỉ có 60 hộ hoàn toàn không đồng ý chiếm tỷ lệ bé nhất 8,57%. Một quan điểm trái ngược khi khảo sát về quy định thời gian đăng ký thuế, kê khai thuế để nộp thuế khi phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý thì đại đa số ý kiến không đồng nhất quan điểm này ( 34,3% hoàn toàn không đồng ý và 27,4% không đồng ý), lý giải hiện tượng này là do tâm lý hộ mới kinh doanh nên muốn thời gian kinh doanh dài thêm để biết mức độ bán hàng như thế nào nhằm thăm dò thị trường sau đó mới chấp nhận mức thuế phù hợp. 2.5.1.2 Những mặt hạn chế: Chi cục chưa thực hiện đề xuất quản lý thuế một số lượng không nhỏ hộ kinh doanh đã thực hiện đăng ký kinh doanh (đăng ký thuế), theo như số liệu tại bảng 2.5 thì số hộ bỏ sót trên địa bàn thành phố: năm 2012, 545 hộ - số thuế 546,5 triệu đồng/tháng; năm 2013, 520 hộ - 523,5 triệu đồng/tháng; năm 2014, 405 hộ - số thuế 427,2 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, một số hộ kinh doanh không thực hiện đăng ký kinh doanh (đăng ký thuế) cũng như không thực hiện kê khai nộp thuế là do công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan ban ngành khác đôi lúc còn chưa chặt chẽ, dẫn đến hiện tượng kinh doanh nhưng không thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh (đăng ký thuế), kê khai thuế nhằm trốn thuế. Nguyên nhân một phần là do các hộ làm thủ tục đăng ký kinh doanh để vay vốn ngân hàng, phần đăng ký kinh doanh xong lại bỏ hoặc đi làm ăn ở địa bàn khác và phần khác do trình độ văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh còn yếu. Tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh không chỉ gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước mà còn gây khó khăn trong việc quản lý mã số thuế của Nhà nước, tạo sự phiền hà, tuỳ tiện trong hành xử của công chức thuế và các đối tượng nộp thuế. 2.5.2. Quản lý doanh thu và thuế. 2.5.2.1. Những mặt đạt được. Hiện tại, Chi cục đã chỉ đạo và thực hiện đúng theo quy định về tỷ lệ tính thuế trên doanh thu đối với hộ kinh doanh khoán thuế theo từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Để công tác quản lý doanh thu và thuế tương đối được công bằng giữa các hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô, Chi cục triển khai thực hiện công tác điều tra, khảo sát doanh thu theo hướng dẫn tại Quy trình 1688/QĐ-TCT. Thực hiện điều tra khảo sát và ấn định mức thuế phù hợp với thực tế kinh doanh, thực 99 hiện cân đối mức thuế theo ngành nghề giữa các địa bàn để tạo công bằng trong mức thuế khoán, thực hiện kiểm tra, phúc tra sau kỳ ấn định thuế để phát hiện kịp thời, điều chỉnh các sai sót, bất hợp lý trong quá trình khảo sát, cân đối ấn định doanh thu, lập bộ thuế hàng năm. Công tác điều chỉnh doanh thu đối với hộ kinh doanh khoán thuế ổn định hàng năm đều đạt tỷ lệ (%) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế và mức tăng dự toán thực hiện năm. 2.5.2.2. Những mặt hạn chế - Về phía người nộp thuế: Ý thực chấp hành pháp luật thuế của một số hộ kinh doanh chưa cao, tình trạng kê khai thiếu, kê khai sai so với thực tế hoặc không kê khai nhằm để trốn thuế vẫn còn xảy ra ở nhiều hộ kinh doanh mà Chi cục thuế chưa có biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả. - Về phía cơ quan thuế: Với lý do đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách, phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thì việc điều chỉnh doanh thu hàng năm đối với những hộ kinh doanh lâu năm, được thực hiện như một “thông lệ”, mức thuế năm sau cao hơn năm trước là không hợp lý. Thêm vào đó, các chính sách pháp luật về thuế dùng để xác định doanh thu ngưỡng cho từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh còn chưa phù hợp. Để hài hoà giữa quy định và thực tế, công tác quản lý doanh thu của các hộ kinh doanh khoán thuế tại địa bàn thành phố Nha Trang, được tính ngược từ số thuế phải nộp hàng tháng ra doanh thu quản lý thuế, miễn là mức thuế phải nộp tương đối phù hợp, hộ kinh doanh chấp nhận thực hiện nộp và đảm bảo cân đối, hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN tại địa bàn hộ kinh doanh đang hoạt động. Chính bởi việc tính thuế theo kiểu “cảm tính”, không rõ ràng sẽ dẫn đến không công bằng và tiêu cực cũng có thể xảy ra. Vì vậy, công tác quản lý doanh thu và mức thuế trên thành phố chưa hiệu quả, chưa sát với thực tế nên chưa nhận được sự đồng thuận từ người nộp thuế. Tóm lại, Chi cục thuế thành phố Nha Trang nên xem xét toàn diện về công tác quản lý doanh thu nhằm đảm bảo mức áp mức doanh thu hợp lý để hộ kinh doanh tự giác thực hiện, phát huy đúng tinh thần theo cơ chế “tự khai, tự nộp”. 2.5.3. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế. 2.5.3.1. Những mặt đạt được. Theo báo cáo tổng kết của Chi cục thuế thành phố Nha Trang cho thấy trong 100 những năm qua Chi cục thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Kết quả thực hiện thu ngân sách hàng năm luôn đạt và vượt so dự toán được giao. Trong lĩnh vực hộ kinh doanh, qua số liệu trong Bảng 2.3 cho thấy thì kết quả thực hiện năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tăng 5,7%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 12,4% và so với năm 2012 tăng 18,8%. Tổng số nợ thuế năm 2014 giảm 10% so với năm 2013 và giảm 5% so với năm 2012. Trong đó, nợ có khả năng thu năm 2014 giảm 43% so với năm 2013 và giảm 47% so với năm 2012. Để đạt được kết quả trên, Chi cục đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo các đội thuế liên phường xã phối hợp với UBND xã phường chỉ đạo các bộ phận Địa chính, công an... thực hiện khảo sát và quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh thời vụ, kinh doanh phát sinh ngoài giờ hành chính trên địa bàn để tránh thất thu thuế. Tăng cường đôn đốc thu nộp số thuế nợ, thuế phát sinh, thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhằm tăng số thực hiện vào NSNN. Chi cục đã thực hiện triển khai đồng bộ việc nộp thuế qua ngân hàng thương mại và kho bạc, nâng cao tính tự giác chấp hành nộp thuế vào NSNN của người nộp thuế. 2.5.3.2. Những mặt hạn chế. Mặc dù, tổng số nợ đối với lĩnh lực hộ kinh doanh giảm nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu thu nợ của Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà giao căn cứ số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 hàng năm. Số liệu nợ thuế tại bảng 2.9 cho thấy năm 2014, số nợ thuế có khả năng thu giảm mạnh so các năm trước nhưng số nợ thuế khó thu lại tăng cao. Công tác thu nợ được đánh giá tốt khi tổng nợ giảm, việc giảm số nợ có khả năng thu do thực hiện thủ tục chuyển tính chất nợ sang khó thu thực chất công tác thu nợ chưa hoàn thiện. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do công tác theo dõi nợ chưa sát sao, công tác đối chiếu nợ thuế giữa đội Kê khai và đội thuế liên phường xã còn nhiều vướng mắc. Các hộ kinh doanh bỏ, nghỉ hẳn không kinh doanh nữa hay di chuyển địa điểm kinh doanh sang địa bàn khác, nhưng không thực hiện báo cáo với Chi cục nên trong thời gian cán bộ thuế chưa phát hiện ra thì đội Kê Khai vẫn căn cứ vào sổ bộ thuế đã duyệt ra thông báo thuế làm tăng số thuế nợ đọng. NNT chậm hoặc cố tình kéo dài thời gian, không nộp thuế đúng thời hạn quy định nhằm chiếm dụng tiền thuế vào hoạt động kinh doanh 101 dẫn đến tiền thuế không được tập trung, đầy đủ, kịp thời vào NSNN. Bên cạnh đó, ứng dụng quản lý thuế đôi lúc chưa đáp ứng nhu cầu tra cứu số liệu phục vụ tốt công tác điều hành, quản lý. Trong giai đoạn các chính sách thuế sửa đổi, bổ sung, thay thế liên tục như hiện nay thì ứng dụng chưa được điều chỉnh lại cho phù hợp với nội dung chính sách thuế thay đổi. Công tác cưỡng chế nợ thuế đối với hộ kinh doanh chưa triệt để, chỉ dừng lại ở bước ban hành quyết định cưỡng chế, chưa kiên quyết xử lý đối với các trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế nhưng không thực hiện nộp khoản thuế nợ vào NSNN. 2.5.4. Công tác kiểm tra thuế 2.5.4.1. Những mặt đạt được. Với số lượng hộ kinh doanh quản lý lớn, số lượt hộ nghỉ, tạm dừng kinh doanh phát sinh nhiều nhưng chi cục đã tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra hộ nghỉ, theo số liệu tại bảng 2.11 tỷ lệ (%) thực hiện phúc tra hộ nghỉ kinh doanh tăng qua các năm. Bên cạnh đó, chi cục thực hiện tăng cường kiểm tra tại bàn các hồ sơ khai thuế phát hiện hành vi khai thuế quá thời gian quy định trên 90 ngày hoặc qua công tác kiểm tra, khảo sát địa bàn phát hiện các hộ kinh doanh không thực hiện đăng ký thuế, không nộp hồ sơ kê khai thuế, kiên quyết xử lý, truy thu số thuế trốn, gian lận vào NSNN. Trong các mùa cao điểm về du lịch, lễ hội, tết Nguyên đán… chi cục triển khai tăng cường công tác kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh. Phối hợp với các cơ quan ban ngành tại địa phương kiểm tra việc niêm yết và bán hàng theo đúng giá niêm yết của các hộ kinh doanh dịch vụ trông giữ xe trên các địa bàn và các khu vực chợ lớn của thành phố. Thực hiện kiểm tra toàn diện đối với những hộ kinh doanh trước đây thực hiện kê khai nộp thuế theo phương pháp kê khai, đã thực hiện xử lý truy thu số thuế trốn do có hành vi khai sai làm giảm số thuế phải nộp qua các năm, phạt theo quy định, số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra của 05 hộ kinh doanh được chi cục tổ chức kiểm tra tuân thủ pháp luật là 694 triệu đồng. Qua công tác kiểm tra đối với hộ kinh doanh, thực hiện xử lý các sai phạm đã phần nào tác động đến ý thực tuân thủ pháp luật của NNT phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình là khai chính xác, trung thực, đầy đủ, nộp hồ sơ thuế, nộp thuế đúng thời hạn quy định. 2.5.4.2. Những mặt hạn chế. 102 - Về chính sách: Theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 quy định về Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh: “Trường hợp Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh thì lập và gửi Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh và đề nghị miễn giảm thuế theo mẫu 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan thuế trong khoảng thời gian 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng, nghỉ kinh doanh. Cơ quan thuế căn cứ vào thời gian tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của Hộ nộp thuế khoán để xác định số tiền thuế được miễn, giảm và ban hành Quyết định miễn, giảm thuế mẫu số 03/MGTH hoặc Thông báo không được miễn, giảm thuế mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này. Số thuế Hộ nộp thuế khoán được miễn, giảm do tạm ngừng, nghỉ kinh doanh được xác định như sau: Trường hợp Hộ nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của quý; tương tự nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của quý. Trường hợp Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng…” Theo quy định trên thì NNT gửi mẫu 01/MGTH đến cơ quan thuế trước 15 ngày khi khi tạm ngừng, nghỉ kinh doanh và nếu thời gian nghỉ không trọn tháng thì không được giảm thuế. Trên thực tế, việc nghỉ kinh doanh của hộ có rất nhiều lý do bất khả kháng không thể gửi đơn như tang chế, bệnh tật…và thời gian để giải quyết những công việc đột xuất của hộ kinh doanh không thể cố định trọn trong một tháng. Có thể theo kỳ từ giữa tháng này đến giữa tháng sau, với quy định trên thì việc tuân thủ pháp luật về xin nghỉ kinh doanh của hộ có nhiều bất hợp lý, làm phát sinh những hành vi gian lận, có đơn xin nghỉ nhưng vẫn hoạt động kinh doanh. - Về phía cơ quan thuế: Số lượng hộ kinh doanh tăng nhanh trong khi số công chức thực hiện công tác kiểm tra hộ nghỉ hàng tháng tại đội Kiểm tra nội bộ chỉ 4 người, chia làm 02 nhóm phối hợp cùng công chức thuế tại đội thuế liên phường xã thực hiện nên hiệu quả chưa cao, số phát hiện sai phạm trong việc nghỉ kinh doanh của hộ thấp. 103 Đối với công tác kiểm tra đơn xin miễn giảm thuế, đơn tạm nghỉ kinh doanh nhiều lúc còn mang tính cả nể. Chằng hạn, khi phát hiện hộ thực tế đang kinh doanh mặc dù đã có đơn xin tạm nghỉ nhưng cán bộ kiểm tra không lập biên bản xử lý phạt lỗi trốn thuế mà chỉ yêu cầu hộ kinh doanh báo ra kinh doanh ... 2.5.5. Các công tác khác 2.5.5.1. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế - Những mặt đạt được. Các thủ tục hành chính thuế cũng được quy định rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho người nộp thuế. Thời hạn thực hiện các thủ tục thuế được phân nhóm khoa học và định hạn cụ thể để người nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện. Thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền nội dung chính sách pháp luật về thuế cho NNT. - Những mặt hạn chế. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tuy đã có cải tiến những vẫn chưa có nhiều hình thức tuyên truyền - hỗ trợ để mọi người, đặc biệt là đối tượng nộp thuế hiểu và chấp hành, chưa thực sự đáp ứng theo yêu cầu trong thực hiện tuyên truyền về cơ chế tự khai - tự nộp của ngành thuế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế mới. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế hiện nay chưa ổn định, tuổi đời của các văn bản pháp luật không cao, các quy phạm pháp luật thường nhanh lạc hậu so với thực tiễn. Hộ kinh doanh ít thực hiện giao dịch tại bộ phận một cửa của chi cục mà tập trung chủ yếu tại các đội thuế liên phường xã. Tuy nhiên, ở đội thuế liên phường xã, công việc phát sinh nhiều và phần lớn công chức chưa được trang bị kỹ năng về tuyên truyền chính sách thuế, thiếu cập nhật thông tin về thuế do nhiều yếu tố khác. Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, thu hút công chúng. Nội dung tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa giải thích rõ đạo lý vì sao phải nộp thuế vì tiền thuế là lợi ích của Nhà nước và của cộng đồng xã hội. Do đó, các tổ chức, cá nhân trong xã hội chưa coi tiền thuế chính là lợi ích thiết thực thực sự của mình. Nặng về phổ biến các quy định của chính sách thuế mới. 104 Việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về thuế chưa chủ động, chưa thường xuyên, liên tục, chưa thống nhất, đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế chưa cao. Do vậy, việc điều tra nhu cầu của đối tượng nộp thuế gặp khó khăn. Nhu cầu đối thoại của hộ kinh doanh còn lớn nhưng Chi cục chưa thực hiện được thường xuyên. 2.5.5.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai, tự nộp là một bước tiến trong công tác quản lý thu thuế. Tuy nhiên hiện nay tại Chi Cục thuế, trình độ cán bộ do quá trình đào tạo còn mang tính chắp vá cho nên nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ, trao đổi thông tin còn ít. Chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng nên còn xảy ra tình trạng số liệu theo dõi không thống nhất giữa các bộ phận, đặc biệt là số lượng hộ kinh doanh, số nợ thuế và xác định tình trạng nợ thuế. Từ đó, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành cũng như công tác phân tích tình trạng chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế. Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lượng cán bộ không tăng mà số lượng hộ kinh doanh tăng nhanh dẫn đến việc không nắm bắt kịp thời tình hình biến động về số lượng hộ kinh doanh cũng như biến động về sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh. Cán bộ công chức thuế tuy đã được chuyển đổi theo mô hình chức năng nhưng kỹ năng quản lý thuế theo từng chức năng chưa được đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp; trình độ sử dụng khai thác các chương trình ứng dụng tin học của cán bộ thuế chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá; Vẫn còn có sai phạm về đạo đức nghề nghiệp, vi phạm kỷ luật...trong cán bộ công chức. 105 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ NHA TRANG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH. 3.1.1. Định hướng. 3.1.1.1. Định hướng chung toàn ngành. Tại hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2014 do Tổng cục Thuế tổ chức tại Hà Nội ngày 26/12/2014, đã báo cáo trước hội nghị nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Thuế phải thực hiện trong năm 2015, như sau: Một là, thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN năm 2015, đảm bảo số thu nội địa không kể dầu thô vượt tối thiểu 8-10% dự toán pháp lệnh đã được Quốc hội, Chính phủ giao cho cơ quan thuế quản lý (dự toán pháp lệnh năm 2015 là 731.600 tỷ đồng, trong đó dầu thô là 93.000 tỷ đồng; thu nội địa là 638.600 tỷ đồng) Hai là, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn năm 2014 Ba là, rà soát để tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ những khó khăn, khắc phục những hạn chế, rào cản làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp, từ đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường thu hút đầu tư, tạo đà kích thích tăng trưởng kinh tế Bốn là, tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trong năm 2014, để đưa chính sách vào cuộc sống, đặc biệt là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Năm là, đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt 106 Sáu là, tăng cường kỷ luật kỷ cương nội ngành, thực hiện tốt chương trình phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan thuế các cấp.(Báo cáo tổng kết Ngành Thuế năm 2014). 3.1.1.2. Định hướng cụ thể Để đạt mục tiêu kế hoạch trong năm và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2015, thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, Chi cục Thuế thành phố Nha Trang tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2015 UBND Tỉnh giao cho UBND TP Nha Trang 1.993.800 triệu đồng (trong đó, nhiệm vụ thu NSNN Chi cục Thuế TP Nha Trang 900.000 triệu đồng) và các nhiệm vụ trọng tâm công tác thuế năm 2015 khác là: 1. Chi cục thuế trên cơ sở các chủ trương chính sách pháp luật thuế, những nhiệm vụ trọng tâm, nhóm giải pháp của ngành, chủ động tham mưu để UBND TP chỉ đạo, điều hành công tác thu ngân sách được kịp thời và đạt hiệu quả cao, công tác chỉ đạo phải gắn trách nhiệm của cả hệ thống chính trị thành phố trong nhiệm vụ thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2015; Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ thuế; phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu năm 2015 và 5 năm 2011 – 2015 ở mức độ cao nhất. 2. Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho sản xuất kinh doanh để tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách. 3. Đẩy mạnh hiện đại hoá công tác quản lý thuế gắn với cải cách TTHC. Tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế theo lộ trình đã được phê duyệt; tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định mới cho phù hợp quy định của ngành, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008; Tổ chức rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế nhằm giảm thời gian, chi phí cho người nộp thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phát triển. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện việc kê khai thuế qua mạng internet và nộp thuế điện tử, đảm bảo giảm tổng số thời gian để chuẩn bị kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh. 4. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trong năm 2014, đặc biệt là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về 107 thuế, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. 5. Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà trong việc đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá công tác thuế theo đúng lộ trình. 6. Chú trọng công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra những nội dung: Công tác miễn, giảm thuế; giãn nộp thuế, xoá nợ thuế; gia hạn thuế và những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo....Tăng cường kiểm tra, giám sát công chức viên chức thuế trong quá trình thực thi công vụ, chú trọng vào những khâu có rủi ro, từ đó phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước, góp phần nâng cao công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. (Báo cáo tổng kết Chi cục Thuế thành phố Nha Trang năm 2014). 3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. Phát huy kết quả đã đạt được, hưởng ứng Phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế năm 2015 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà, với tính thần trách nhiệm, đoàn kết, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, Chi cục Thuế thành phố Nha Trang phát động thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015 với mục tiêu chất lượng năm 2015 được ban hành kèm theo Quyết định số 4678/QĐ-CCT ngày 29/12/2014 của Chi cục Trưởng Chi cục Thuế thành phố Nha Trang: 1. Thu ngân sách cả năm 2015 trong phạm vi Chi cục được phân cấp quản lý là 900.000 triệu đồng (dự toán pháp lệnh). 2. Hỗ trợ, giải đáp ngay trong ngày 96% vướng mắc về chính sách thuế cho người nộp thuế qua điện thoại hoặc trực tiếp tại cơ quan Thuế. 3. Trả lời bằng văn bản 98% trường hợp vướng mắc về chính sách thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc/lượt hồ sơ kể từ ngày nhận được văn bản (trừ trường hợp phải xin ý kiến cấp trên hoặc các cơ quan có liên quan). 4. Phấn đấu giải quyết 98% số lượng hồ sơ hoàn thành đảm bảo thời gian theo quy định trên mỗi lượt hồ sơ tại các thủ tục hành chính về thuế sau (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trừ trường hợp vướng mắc phải xin ý kiến cấp trên): 108 - Hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế; - Trước bạ tài sản (trừ nhà đất); - Cấp sổ bán hoá đơn lần đầu, bán hoá đơn lần sau; - Hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau; - Hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau; - Giải quyết hồ sơ hộ khoán thuế mới ra kinh doanh; - Hồ sơ miễn, giảm thuế; - Hồ sơ gia hạn nộp thuế, nộp hồ sơ khai thuế. 5. Công tác kiểm tra: - Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế: 409 đơn vị/năm. - Hàng tháng, kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế hồ sơ khai thuế của 436 Tổ chức, doanh nghiệp trong danh sách đơn vị phải kiểm tra theo Quy trình kiểm tra thuế. - Đảm bảo 98% số cuộc kiểm tra nội bộ được hoàn tất đúng thời hạn theo quy định. 6. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: 98% số lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết đảm bảo thời hạn quy định (trừ các trường hợp vướng mắc về chính sách phải xin ý kiến cấp trên). 7. Công tác quản lý nợ thuế: - Tổng nợ tính đến cuối năm bằng 5,6% trên tổng số thu ngân sách nhà nước cả năm (trừ nợ phát sinh từ các khoản thu không giao trong dự toán, tiền thuế nợ chờ xử lý, tiền thuế nợ khó thu...). - Hoàn tất hồ sơ, thực hiện cưỡng chế NNT nợ thuế trên 90 ngày: 428 trường hợp. Ngoài thực hiện tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ theo nội dung trên, Chi cục quán triệt thực hiện tốt các công tác khác như: - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức cán bộ trong đơn vị. - Chấp hành tốt nội quy, quy chế của đơn vị và của Ngành đặc biệt là quy chế về “Tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành Thuế”; Tích cực phòng chống biểu hiện tiêu cực tham nhũng và kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị và 109 cá nhân gây phiền hà sách nhiễu đối với người nộp thuế; Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyển, luân phiên công việc theo đúng quy chế của Ngành. - Tổ chức phát động phong trào thi đua học tập theo từng chuyên đề; Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến trong công tác quản lý thuế. - Tiếp tục hưởng ứng tích cực cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chủ đề trong năm 2015: “Về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, chú trọng việc đăng ký làm theo một cách cụ thể, thiết thực; Tiếp tục đẩy mạnh chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chống tham nhũng. - Thực hiện tốt quy chế dân chủ; xây dựng các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU. Từ thực tiễn cho thấy thuế thực sự là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, đồng thời góp phần quan trọng để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Đối với Chi cục Thuế thành phố Nha Trang thì việc tăng cường các biện pháp quản lý thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường nguồn thu đảm bảo cho nhu cầu chi để phát triển ổn định kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đồng thời, thúc đẩy các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh và cùng nhau phát triển, từ đó huy động nguồn nhân tài vật lực của nhân dân để xây dựng thành phố Nha Trang ngày càng giàu mạnh. Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, đối với nguồn thu ngân sách nói chung và các hộ kinh doanh nói riêng, hạn chế được thất thu, tạo được sự chuyển biến căn bản trong công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh theo đúng pháp luật, góp phần hạn chế và ngăn chặn những biểu hiện tuỳ tiện tiêu cực. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp, góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh ở một số nội dung sau: 3.2.1 Giải pháp quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế. Trên thực tế, do số lượng hộ kinh doanh tương đối nhiều và dàn trải trên địa bàn rộng nên việc quản lý hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn do địa điểm kinh doanh và loại hình kinh doanh của các hộ kinh doanh luôn luôn biến động, việc quản lý các hộ kinh doanh vẫn còn bỏ sót hộ kinh doanh. Để tổ chức tốt việc thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, trước hết 110 phải xác định tổ chức bộ máy thuế và cán bộ thuế là chủ thể quản lý thuế, vì vậy đòi hỏi phải xây dựng chủ thể này mạnh phù hợp với thực tiễn để đảm đương được công tác thuế. Quản lý thu tất cả các loại thuế theo phân cấp và quản lý 100% đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế. Muốn thực hiện tốt được như vậy thì phải kết hợp theo đối tượng, chức năng và theo sắc thuế. * Đối với những hộ đã quản lý được + Duy trì việc theo dõi quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn trên “sổ bộ đường phố” theo ngành nghề, tuyến đường, thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin một cách khoa học để có thể nắm bắt tình hình kinh doanh, biến động, việc thực hiện nộp thuế vào NSNN của hộ kinh doanh mà mình được phân công theo dõi. Riêng đối với hộ mới đưa vào quản lý phải đặc biệt quan tâm, bám sát tình hình kinh doanh của hộ để xác định mức doanh thu tính thuế và mức thuế phải nộp hợp lý. Đồng thời, từng bước đưa hộ mới vào quản lý vào nề nếp, nâng cao ý thức chấp hành luật của hộ. + Thực hiện tốt việc cấp và thu hồi mã số thuế, nhất là việc thu hồi mã số thuế đối với hộ bỏ kinh doanh. + Cán bộ thuế phải gần các hộ kinh doanh, thường xuyên tuyên truyền, giải thích cặn kẽ về các luật thuế, về quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ. Đồng thời phải lắng nghe những góp ý, kiến nghị của dân để có kiến nghị lên cấp trên. Thông qua đó, từng bước làm cho các người kinh doanh hiểu và tự giác chấp hành chính sách thuế. * Đối với hộ chưa quản lý được Các hộ chưa quản lý được ở đây được hiểu là những hộ có kinh doanh thực tế nhưng chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký thuế. Tập trung chủ yếu là những hộ kinh doanh khó phát hiện như kinh doanh trong thời gian ngoài giờ hành chính, hộ sản xuất trong nhà, hộ buôn chuyến không kê khai, hộ kinh doanh vận tải... Cơ quan thuế phải phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm cùng phát hiện hộ có hay không có giấy phép kinh doanh, hướng dẫn NNT thực hiện kê khai, đề xuất đưa vào quản lý thu thuế. Cần phải thường xuyên quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý đăng ký thuế, cấp đăng ký mã số người nộp thuế thông qua việc tham mưu, kết hợp với Phòng Tài chính - kế hoạch thành phố để quản lý chặt chẽ người đăng ký kinh doanh. Đồng thời, 111 tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tới các địa bàn, hướng dẫn các hộ thực tế kinh doanh việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Chi cục thuế cần kiến nghị với UBND thành phố làm việc với các ban ngành có liên quan ra văn bản chính thức quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phối hợp với Chi cục thuế thực hiện tốt công tác quản lý người nộp thuế. Phát động quần chúng tham gia phát hiện khai báo cho cơ quan thuế những hộ kinh doanh không chịu đăng ký nộp thuế, để cơ quan thuế có biện pháp xử lý. Đồng thời, xử lý nghiêm khắc những người thiếu trách nhiệm, cố tình bỏ sót hộ kinh doanh chưa đưa vào sổ bộ quản lý thu. Chi cục thuế phối hợp chặt chẽ với UBND xã, phường để phát hiện và đưa vào quản lý các hộ kinh doanh khó phát hiện trên địa bàn như những hộ kinh doanh vào khoảng thời gian ngoài giờ hành chính hoặc buôn chuyến, vì UBND xã, phường là những người nắm rõ nhất về các hộ gia đình và tình hình kinh doanh của các hộ trên địa bàn mình quản lý. Để quản lý được các hộ kinh doanh này thì cũng gặp nhiều khó khăn như: nguồn lực đi điều tra bởi những hộ kinh doanh này kinh doanh ngoài giờ hành chính nên việc cử cán bộ đi kiểm tra và xác minh doanh thu là khá khó khăn, hoặc trong quá trình tiếp xúc với hộ kinh doanh gặp phải những phản kháng gay gắt của hộ nếu cán bộ không giỏi nghiệp vụ và giải thích cặn kẽ về luật, cũng như quyền và lợi ích của hộ kinh doanh. 3.2.2. Quản lý doanh thu: Công tác quản lý kê khai tính thuế hiện nay tuy có nhiều tiến bộ nhưng tỷ lệ thất thu vẫn còn khá lớn. Hầu hết mức doanh thu tính thuế ổn định chưa điều chỉnh tăng kịp với mức độ tăng của giá cả thị trường, các hộ kinh doanh thì thường kê khai thấp để trốn thuế. Việc kiểm tra, kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn do hộ kinh doanh không hợp tác và do trình độ của cán bộ quản lý trực tiếp. Vì vậy cần đưa ra các giải pháp để quản lý căn cứ tính thuế đạt hiệu quả, một số giải pháp cụ thể như sau: * Đối với điều tra khảo sát doanh thu. Chủ động rà soát, phân tích các nguồn thu trên địa bàn. Phối hợp cùng phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố, tham mưu với UBND thành phố giao dự toán thu NSNN cho các phường, xã về từng khoản thu sát với khả năng thực tế thực hiện giao thu từng quý cho các Đội thuế. 112 Đánh giá, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu NSNN trên từng địa bàn, làm rõ các khoản còn thất thu để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể phù hợp với từng khoản thu. Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển kinh tế xã hội để kịp thời tham mưu cho UBND thành phố các biện pháp tháo gỡ, giải quyết các khó khăn vướng mắc. Quá trình thực hiện công tác này đã cho thấy một số kinh nghiệm: Đối với một số ngành nghề có thể tính toán được cụ thể như ăn uống, giải khát, dịch vụ.... thì cán bộ quản lý có thể tiến hành tác nghiệp điều tra doanh số một cách nhanh gọn. Đối với một số ngành nghề dịch vụ có sử dụng nguồn điện lưới, cán bộ quản lý cần nắm doanh thu tương ứng trên số kw/giờ điện như xay sát, gia công cơ khí, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng… Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ giải trí như karaoke, bi-a, internet, trò chơi điện tử… cần căn cứ số giờ hoạt động bình quân để khảo sát doanh thu. Còn đối với các hộ kinh doanh ngành thương nghiệp, cán bộ quản lý phải nắm vững hình thức kinh doanh là bán buôn, bán lẻ; nguồn cung cấp hàng hoá; những khách hàng đến mua hàng thường xuyên, điều kiện kinh doanh và sức mua bán thực tế của từng nhóm hàng hoá qua điều tra các hộ cùng ngành nghề, qua ý kiến người tiêu dùng... để có mức điều chỉnh doanh thu phù hợp. Mặt khác, các đội thuế phải tăng cường sự phối hợp với bộ phận tổng hợp cung cấp thông tin kinh tế để được cung cấp chứng từ xuất nhập hàng hoá của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có sử dụng hoá đơn, chứng từ, từ đó có thể tiên lượng doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh. Một công việc cần thiết và không kém phần quan trọng hỗ trợ đắc lực cho công tác điều tra doanh thu thực tế đó là, hoàn thiện công tác niêm yết công khai doanh thu dự kiến của hộ kinh doanh để các hộ kinh doanh biết và tham gia ý kiến, giúp cho cơ quan thuế có thêm cơ sở xác định doanh thu của các hộ chưa hợp lý, chưa đúng thực tế sản xuất kinh doanh để điều chỉnh. Công tác điều tra khảo sát doanh thu thực tế để tính thuế là một trong những công việc không đơn giản của cán bộ quản lý các hộ kinh doanh. Công tác này nếu không được chú trọng đầu tư đúng mức, thực hiện đúng quy trình và thủ tục pháp lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi phải tính toán lại mức thuế để chuẩn bị kỳ ổn định thuế mới cho các hộ kinh doanh. Vì vậy, để làm tốt công tác này, cán bộ quản lý phải không ngừng rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống, lòng tâm huyết với nghề và có tinh 113 thần trao dồi học hỏi chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo sâu sát với cơ sở, nhằm ổn định nguồn thu và thiết lập công bằng xã hội. * Hoàn thiện quản lý căn cứ tính thuế. Trên tinh thần tự kê khai, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, thì cán bộ thuế cần phải thực hiện việc hướng dẫn, tuyên truyền hộ kinh doanh thực hiện tuân thủ pháp luật, khai đúng, khai đủ và kịp thời các khoản thuế phát sinh và nộp vào NSNN đúng thời hạn quy định. Bên cạnh đó, hàng quý cần xây dựng chương trình kiểm tra, đối chiếu hoá đơn, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục để kịp thời ngăn chặn các vi phạm, uốn nắn kịp thời và đưa hộ kinh doanh vào nề nếp. - Mọi trường hợp vi phạm về khai báo sử dụng hoá đơn, quản lý và sử dụng hoá đơn cơ quan thuế phải xử lý hành vi vi phạm và tạm đình chỉ việc sử dụng hoá đơn. Sau khi hộ kinh doanh đã thực hiện quyết định xử lý và có biện pháp chấn chỉnh mới tiếp tục bán hoá đơn cho hộ kinh doanh. Để chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng hoá đơn đi vào nề nếp, khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, cần thực hiện những biện pháp sau: - Cần có quy định tất cả các hộ sản xuất kinh doanh phải có bản cam kết viết hoá đơn đầy đủ cho khách hàng. Bản cam kết phải được treo chỗ thuận tiện, dễ thấy tại điểm bán hàng, như vậy người mua hàng cũng có ý thức yêu cầu hộ kinh doanh xuất hoá đơn. - Cơ quan thuế tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về bán hoá đơn, quản lý hoá đơn, phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản lý ấn chỉ, bộ phận bán và cấp hoá đơn lẻ, cán bộ quản lý địa bàn quản lý hộ có sử dụng hoá đơn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Thường xuyên cập nhật thông tin những hộ kinh doanh không sử dụng hoá đơn quyển nhưng thường xuyên mua hoá đơn lẻ tại Chi cục thuế để cấp lại cho người mua để từ đó nắm bắt, phát hiện xây dựng nâng mức doanh thu, mức thuế hợp lý. Vì đây chính là doanh thu vượt doanh thu khoán của hộ. - Phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền đưa tin về những vụ vi phạm điển hình nhằm phát huy tác dụng giáo dục cho hộ có hành vi vi phạm. 3.2.3. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế 3.2.3.1. Công tác quản lý thu nộp thuế Tại Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 đã quy định rõ: “ Đối với việc nộp thuế bằng tiền mặt, chuyển khoản cho cơ quan, tổ chức thu tiền thuế: Ngày nộp 114 tiền thuế là ngày cơ quan, tổ chức thu tiền thuế xác nhận trên chứng từ người nộp thuế đã nộp thuế ”. Vì vậy, để kịp thời nộp thuế vào ngân sách đầy đủ, khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc. Kết hợp với tổ dân phố, UBND các phường xã tuyên truyền, vận động, thông báo trên phương tiện loa truyền thanh tại địa phương thông báo về hạn nộp thuế, danh sách hộ kinh doanh nợ thuế, mục đích là đôn đốc các hộ kinh doanh nộp thuế kịp thời, đúng thời gian quy định. Đối với hộ kinh doanh chây ỳ nộp thuế, thường xuyên nộp muộn, cán bộ thuế trực tiếp nhắc nhở hoặc gửi giấy mời hộ lên trụ sở UBND phường xã làm việc nhằm tuyên truyền để hộ biết và thực hiện quy định của Luật thuế. Đưa vào chỉ tiêu xem xét, bình xét thi đua hàng quý về tỷ lệ thực hiện dự toán thu ngân sách, thực hiện các chỉ tiêu thu nợ, cưỡng chế nợ thuế đối với công chức thuế thực hiện nhiệm vụ dự toán. Thực hiện các biện pháp trên tức là gắn quyền lợi chính trị và kinh tế của cán bộ (người chịu trách nhiệm đôn đốc thu nộp) với việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Do vậy, tăng cường ý thức trách nhiệm với công việc của cán bộ. Đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý thu nộp thuế hiệu quả. 3.2.3.2. Công tác quản lý nợ thuế. Các khoản nợ thuế đã được Chi cục thuế quản lý, phân công theo dõi nợ cho cán bộ quản lý, cho các Đội liên quan và đã phân loại nợ theo quy trình quản lý nợ và cập nhật hàng tháng trên hệ thống. Để làm tốt công tác quản lý nợ thuế cần: Phân loại nợ chính xác (chi tiết nợ ngày tháng...), tính chất nợ, có đánh giá chính xác nợ có khả năng thu hay không có khả năng thu. Đối chiếu, điều chỉnh ngay số nợ sai sót do nhầm mục, tiểu mục để tránh nợ sai, nợ ảo; đối với số nợ không còn đối tượng thu (bỏ trốn, mất tích) thì lập hồ sơ để báo cáo lãnh đạo Đội, Chi cục có biện pháp cụ thể trình cấp thẩm quyền khoanh hoặc xoá nợ khi có chính sách tránh tăng số nợ sai, nợ ảo, ảnh hưởng kế hoạch thu của cán bộ và tập thể Chi cục. Xây dựng kế hoạch cưỡng chế nợ thuế hộ kinh doanh có số tiền nợ thuế lớn trên 90 ngày, cố tình không thực hiện nghĩa vụ vào NSNN. 115 Tăng cường quản lý nợ thuế, xử lý nợ thuế, kiên quyết thực hiện cưỡng chế đối với hộ kinh doanh nợ thuế kéo dài, hộ kinh doanh sử dụng hoá đơn nhưng còn nợ thuế. Theo nội dung công văn số 502/TCT-QLN ngày 20/02/2014 về một số nội dung mới về cưỡng chế nợ thuế của Tổng cục Thuế quy định: “Cơ quan thuế không ban hành thông báo chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế (mẫu 09/TB-CCNT)”. Với quy định này, công tác cưỡng chế nợ thuế hộ kinh doanh gặp một số khó khăn nhất định như: NNT không biết được số thuế nợ quá 90 ngày và không biết được mình thuộc diện bị cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế để có biện pháp khắc phục kịp thời là nộp số thuế nợ vào NSNN. Để công tác quản lý nợ hoàn thiện, mang lại hiệu quả hơn, chi cục tham mưu UBND thành phố ban hành công văn chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường căn cứ danh sách các hộ kinh doanh nợ thuế dây dưa trên 90 ngày do Đội thuế lập, trên cơ sở đó Chủ tịch UBND xã, phường ký ban hành Thông báo nợ. Sau khi phát hành thông báo nợ mà hộ kinh doanh không chấp hành nộp tiền thuế, tiền chậm nộp vào NSNN theo quy định thì Đội thuế lập danh sách chuyển UBND xã, phường thông báo trên loa truyền thanh địa phương để tạo dư luận và tác động tâm lý, nhằm đôn đốc để hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ thuế. 3.2.4. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và luôn được quy định trong các Luật thuế. Đặc biệt, khi thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng thì chức năng kiểm tra lại càng đóng vai trò quan trọng. Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp thuế hoạt động hiệu quả, chức năng thanh tra, kiểm tra càng cần phải được tăng cường. Trong đó mục tiêu của công tác kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế mà còn nhằm đánh giá ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Xuất phát từ vị thế cũng như mục tiêu của công tác kiểm tra thuế trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, về phương diện pháp lý cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra và người thừa hành và đối tượng của công tác kiểm tra; các nguyên tắc kiểm tra; quy trình kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra… Khác với công tác kiểm tra Doanh nghiệp, công tác kiểm tra hộ kinh doanh chủ yếu là kiểm tra hộ xin nghỉ kinh doanh đặc biệt là số hộ xin nghỉ tạm thời có đơn xin miễn giảm. Cho nên, công tác kiểm tra phải xác định rõ nguyên nhân và thường xuyên nắm bắt tình hình. Hiện tượng xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh là một cách trốn 116 thuế hết sức phổ biến. Điều này không chỉ xuất phát từ ý đồ của người nộp thuế mà không loại trừ có sự liên quan của cán bộ thuế. Sau khi nhận được danh sách tổng hợp hộ kinh doanh có đơn tạm nghỉ kinh doanh, Đội kiểm tra nội bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải lên kế hoạch kiểm tra ngay vì hiện tại thời gian cho phép kiểm tra rất ngắn, số lượng cán bộ ít, số lượng hộ tạm nghỉ nhiều. Kế hoạch kiểm tra sớm mới đảm bảo tiến độ kiểm tra được tất cả các hộ kinh doanh. Để tiện cho việc kiểm tra, khi hộ báo nghỉ kinh doanh, Chi cục Thuế có thể cấp biển "Nghỉ kinh doanh" để hộ đó treo trước cửa, vừa tiện kiểm tra vừa hạn chế tiêu cực. Phải chủ động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, bất ngờ tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác thu nộp thuế của các đối tượng kinh doanh. Khi phát hiện vi phạm phải lập biên bản xử lý nghiêm minh và dứt điểm nhằm thể hiện tính nghiêm khắc và răn đe. Từ đó, hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm của hộ. Công tác kiểm tra phải sâu rộng, đảm bảo bao quát hết các khâu, các nguồn thu, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật thuế của các hộ kinh doanh, tình hình đăng ký kê khai về thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh. Công việc kiểm tra phải tiến hành theo phương thức có hiệu quả nhất, Tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp kiểm tra khác nhau cho phù hợp: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo điểm, kiểm tra từng vụ việc, kiểm tra thường xuyên hay thanh tra đột xuất. . . Khi phát hiện sai phạm tuỳ vào mức độ để có biện pháp xử lý đúng đắn, kiên quyết. Cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ của cán bộ thuế khi thực hiện chức năng quản lý hộ kinh doanh theo địa bàn mình quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, chú trọng đến đến đạo đức tác phong, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong Chi cục. Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ thuế tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, thông đồng với hộ kinh doanh để “chia thuế”, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho các đối tượng nộp thuế khi thực thi công vụ làm mất lòng tin của nhân dân, gây nhiều dư luận xấu. 3.2.5. Xây dựng kế hoạch thu hợp lý. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước trong cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước. Hàng năm nhà nước phải tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thuế. Kế hoạch thuế xét về mặt lý luận là dự kiến quá trình phân phối và tổ chức động viên một 117 bộ phận GDP của xã hội cho nhà nước thông qua thuế. Xét về mặt thực tiễn, kế hoạch thu thuế là quá trình dự toán và tính toán tổ chức động viên nguồn thu bằng thuế trên phạm vi cả nước vào ngân sách nhà nước. Do vậy, quá trình xây dựng và quản lý kế hoạch thuế là hết sức cần thiết ở nước ta. Đứng trên quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo, Chi cục Thuế thành phố phải tích cực hoàn thiện hơn nữa công tác xây dựng và giao kế hoạch trên địa bàn. Việc xây dựng và giao kế hoạch cho các đội thuế cần phải dựa trên khảo sát tình hình cơ sở, nắm chính xác xu hướng, tình hình mở rộng quy mô kinh doanh và số lượng cơ sở kinh doanh biến động trong năm kế hoạch ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Xác định được các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến việc kinh doanh, thu nộp thuế của các hộ. Đồng thời, cán bộ thuế các đội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến việc lập kế hoạch cho cấp trên và đưa ra những số liệu xác thực để chứng minh . Yêu cầu của kế hoạch được giao là phải phù hợp với đặc trưng của từng địa bàn phường xã, từng năng lực quản lý của cán bộ và hợp lý về số thu. Tránh hiện tượng kế hoạch giao quá thấp dẫn tới sự chểnh mảng, lơ là trong công việc của các đội. Mặc dù các đội hoàn thành kế hoạch nhưng điều đó chưa phản ánh được những tồn tại yếu kém của các đội thuế. Ngược lại, nếu kế hoạch quá cao sẽ làm cho kế hoạch thuế đó khó có thể được hoàn thành. Vì vậy, không thấy được thành tích của các đội gây cảm giác chán nản và tạo không khí căng thẳng. Đây sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thu thuế kém hiệu quả. 3.2.6. Các công tác khác 3.2.6.1. Công tác tuyên truyền và giáo dục việc thực hiện nghĩa vụ thuế Tình trạng trốn thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho ngân sách nhà nước, vừa không đảm bảo công bằng xã hội và đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp. Nguyên nhân trước hết là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt là chưa hiểu được quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung, chính sách thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ tự nguyện chưa cao. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của hộ kinh doanh về thực hiện nghĩa vụ thuế. Công tác giải đáp vướng mắc, hướng dẫn cho hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ và giúp họ 118 hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình cần đạt được mục tiêu cụ thể là: - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật thuế, đa dạng hoá công tác tuyên truyền thuế, chú trọng đến giáo dục nghĩa vụ của công dân trong việc nộp thuế. Tranh thủ phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng để định hướng dư luận một cách kịp thời, triệt để. Phấn đấu để mỗi cán bộ thuế đều là người tuyên truyền, giáo dục tích cực nhất đối với đối tượng nộp thuế và mọi người dân. - Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. - Tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế thường mắc phải. - Lập mối quan hệ thân thiện, thường xuyên giữa cơ quan Thuế với hộ kinh doanh, giúp họ thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Để thực hiện được các yêu cầu đó cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế. Giải đáp thắc mắc cho người nộp thuế không nhất thiết tại trụ sở cơ quan thuế mà phải gắn trách nhiệm cán bộ thuế quản lý địa bàn là 01 tuyên truyền viên có nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích khi hộ kinh doanh có yêu cầu trả lời… Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi. Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ vừa có kỹ năng sư phạm để nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho hộ kinh doanh. - Cung cấp dịch vụ thuế gồm nhiều nội dung như: + Hướng dẫn, giải thích nội dung các Luật thuế, giúp các đối tượng nộp thuế cập nhật nhanh những thay đổi bổ sung trong Luật để thực hiện cho đúng. + Hướng dẫn về cách tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế. + Giải đáp những thắc mắc của đối tượng nộp thuế xung quanh việc thực hiện Luật thuế như: cách sử dụng hoá đơn chứng từ, cách ghi chép số sách kế toán... + Cung cấp những thông tin liên quan như: Những hộ kinh doanh ngừng hoạt động, các hoá đơn không còn giá trị lưu hành… + Cung cấp địa chỉ trang thông tin điện tử (Website) của Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà, của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. Hướng dẫn nội dung thực hiện dùng để tra cứu thông tin hộ kinh doanh khoán thuế trên trang web. Để thực hiện thông suốt và 119 đáp ứng nhu cầu của NNT, Chi cục cần đảm bảo chất lượng đường truyền cùng như cần có kế hoạch vận hành trang Web của Chi cục thuế với nội dung phong phú và thiết thực, đăng các thông tin trong việc thay đổi chính sách thuế, thông tin về người nộp thuế đã giải thể, phá sản, bỏ trốn, vi phạm… để các đối tượng khác cảnh giác khi thực hiện các hợp đồng kinh doanh cũng như giao nhận hoá đơn. Bên cạnh đó cũng có thể đưa lên trang Web này thông tin về các hộ kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, các hộ kinh doanh còn nợ thuế, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế. 3.2.6.2. Về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu thuế Thực tế cho thấy, số lượng cán bộ đang công tác tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang còn thiếu. Đây cũng là tình trạng chung của các Chi cục, tỷ lệ cán bộ trẻ và trong độ tuổi lao động thấp. Vì vậy, đòi hỏi công tác bố trí sắp xếp lực lượng cán bộ: Hợp lý theo sức khoẻ, theo trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác, Bố trí khoa học trong quản lý địa bàn đối với cán bộ đội thuế Liên phường xã. Chi cục nên có phương án trình Cục, Tổng cục xin thêm biên chế công chức thuế để chủ động trong công tác cán bộ, điều hành quản lý tốt nhân sự thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương. Đảm bảo tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên gia theo từng chức năng quản lý thuế. Phân cấp cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc. Thường xuyên lập kế hoạch đào tạo (nhất là trình độ tin học), bồi dưỡng về chính sách chế độ, quy định rõ chức trách, thẩm quyền của từng cán bộ. Khuyến khích cán bộ học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ, nắm bắt nhanh nhạy những diễn biến của thị trường và tình hình kinh tế xã hội. Để đạt được mục tiêu này thì : - Cần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản, cơ sở nghĩa vụ thuộc phạm vi quản lý của cán bộ . - Các kiến thức được trang bị, người học phải hiểu được và vận dụng được tốt vào công việc của cán bộ sau khi học . - Thời gian học không nên kéo dài để sớm giải phóng cho người học trở lại vị trí công tác. - Phải trang bị cho cán bộ các công nghệ tư duy để cho họ có cách suy nghĩ đúng nhằm thích ứng với mọi tình thế khó khăn trong quá trình quản lý thuế . - Phát động những phong trào thi đua, tạo ra không khí phấn khởi, nhiệt tình, nâng cao được trách nhiệm của từng cán bộ. 120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang". Luận văn rút ra những kết luận sau: 1. Luận văn đã phân tích chi tiết các vấn đề lý luận về thuế, quản lý thuế đối với các Hộ kinh doanh; cũng như vai trò của Hộ kinh doanh trong việc góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương; qua đó có nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý thuế các Hộ kinh doanh để làm cơ sở giải quyết những nội dung nghiên cứu của đề tài. 2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý thuế đối với các Hộ kinh doanh của Chi cục thuế thành phố Nha Trang giai đoạn 2012-20124đó là: Về cơ bản, công tác quản lý thuế đã đạt được những thành tích đáng tự hào, luôn hoàn thành dự toán được giao, từng bước thực hiện cải cách và hiện đại hoá ngành thuế. Chi cục Thuế thành phố Nha Trang thực hiện quản lý thu thuế đối với Hộ kinh doanh theo mô hình “quản lý theo chức năng”, từ công tác kê khai đăng ký thuế; đôn đốc thu nộp, tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế đến kiểm tra và cưỡng chế nợ thuế đối với Hộ kinh doanh. Đây là một thách thức lớn đối với Chi cục Thuế thành phố Nha Trang bởi những hạn chế nhất định về nguồn lực nhân sự của ngành thuế và ý thức của người nộp thuế. Tình trạng hộ kinh doanh không đăng ký kê khai nộp thuế; nợ đọng thuế kéo dài; kê khai doanh thu không đúng thực tế; tình trạng gian lận, trốn thuế còn diễn ra. Cơ quan thuế chưa thật sự triệt để trong công tác chống thất thu thuế. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn đối với người nộp thuế còn chưa đạt được yêu cầu thực tế, chưa có nhiều biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả. Lực lượng kiểm tra mỏng so với số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn, kế hoạch kiểm tra còn chưa hiệu quả, chưa toàn diện, chưa đủ mang tính chất răn đe, chỉ mang tính chất xác minh lại (đến xem có thật sự nghỉ kinh doanh hay không tại một thời điểm duy nhất, trong một thời gian dài hộ kinh doanh xin tạm nghỉ như nội dung đơn) để phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế. 3. Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các Hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế, luận văn đề xuất một số biện pháp cụ thể mang tính địa phương căn cứ theo quy trình quản lý thuế và kiến nghị một số giải pháp 121 mang tính vĩ mô như hoàn thiện một số nội dung quản lý thuế cho phù hợp thực tế. Hoàn thiện công tác quản lý thuế luôn là một vấn đề thời sự của ngành thuế cả nước nói chung, ngành thuế thành phố Nha Trang nói riêng trong điều kiện cải cách, hiện đại hoá ngành thuế hiện nay. Đặc biệt, với việc ra đời Luật Quản lý thuế đòi hỏi cơ quan thuế các cấp chuyển đổi từ mô hình quản lý theo đối tượng sang mô hình quản lý theo chức năng. Đây là một thay đổi có tính sâu rộng cả về nghiệp vụ hành thu cũng như về cơ cấu và bố trí cán bộ. Do đó, yêu cầu của công tác quản lý thuế phải đảm bảo phù hợp với sự thay đổi đó là một điều tất yếu. Mặt khác, quản lý thuế đối với các Hộ kinh doanh luôn bao hàm sự biến động bởi vì đây là một lĩnh vực kinh tế năng động nhất, thường xuyên thay đổi để phù hợp tình hình biến động của nền kinh tế - xã hội, do đó việc quản lý thuế đòi hỏi cũng phải linh hoạt để bắt nhịp các biến động này. Thông qua phân tích, luận văn tập trung phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến từng chức năng của quá trình quản lý thuế: từ công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý đăng ký kê khai thuế; công tác quản lý doanh thu; công tác kiểm tra thuế, phân tích sâu vào các tồn tại để tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Từ các nguyên nhân và tồn tại, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu đó là: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn đối tượng nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua các kênh thông tin đa dạng, tăng cường công tác dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế, xây dựng một chính sách thuế đơn giản, phù hợp, công khai để mọi đối tượng nộp thuế đều dễ dàng thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng cần phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, áp dụng công nghệ quản lý thuế hiện đại thông qua các chương trình tin học hoá, tự động hoá là những biện pháp mang tính cấp bách. Cơ quan thuế cần nghiên cứu ban hành, điều chỉnh các quy định về quản lý thuế chưa phù hợp để áp dụng có hiệu quả hơn trong thực tế là những biện pháp mang tính lâu dài. 4. Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra, tuy nhiên nội dung công tác quản lý thuế đối với các Hộ kinh doanh là một vấn đề tương đối rộng, phức tạp. Hộ kinh doanh thường xuyên thay đổi ngành nghề, quy mô và địa điểm kinh doanh. Các yếu tố khác như điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, thói quen 122 kinh doanh… cũng ảnh hưởng hưởng đến kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống chế độ, chính sách về quản lý thuế thường xuyên thay đổi nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Một số hạn chế của luận văn như: Do hạn chế về thời gian thực hiện nghiên cứu nên số lượng hộ kinh doanh được khảo sát còn thấp so với tổng số hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố; Luận văn chưa đi sâu phân tích các nghiên cứu về quản lý hộ kinh doanh ở các nước cũng như ở trong nước, chỉ dừng lại ở việc nêu tóm tắt phương pháp nghiên cứu của hai luận văn thạc sĩ. Thêm vào đó, do những yếu tố thay đổi nằm ngoài sự bao quát, dự liệu của tác giả nên luận văn chỉ dừng lại ở phương pháp nghiên cứu định tính. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để có thể hoàn thành tốt hơn công tác chuyên môn của mình. 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với Nhà nước 2.1.1. Hoàn thiện khung khổ pháp luật kinh tế Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, công bằng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Giao chức năng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho cơ quan thuế địa phương (cấp Chi cục thuế) cấp đồng thời với việc cấp đăng ký thuế, mã số thuế, để giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cho các Hộ kinh doanh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong trong công tác quản lý thuế. 2.1.2. Cải cách đồng bộ hệ thống thể chế quản lý kinh tế xã hội Hiện tại cơ quan thuế đã ký thoả thuận thu thuế qua ngân hàng. Để thực hiện được điều này, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Cơ quan thuế. Cụ thể, Ngân hàng cần phải quy định rõ những quan hệ mua bán nào buộc phải thanh toán qua ngân hàng, Cơ quan thuế thì phải quản lý mã số thuế của đối tượng nộp thuế tương ứng với số tài khoản của cá nhân và tổ chức tại ngân hàng. Từ đó, cơ quan thuế dễ dàng trong việc thực hiện quản lý các giao dịch phát sinh có thể kiểm soát được việc kê khai nộp thuế của các Hộ kinh doanh. 123 2.2. Đối với Bộ Tài chính Trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi những bất hợp lý trong các Luật thuế nhằm phù hợp hơn với thực tế hiện nay. Cần xây dựng một hệ thống chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, các chính sách thuế cần có tính ổn định lâu dài và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. 2.3. Đối với chính quyền địa phương Thành lập các trung tâm hỗ trợ hộ kinh doanh nhằm mục đích nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn và trợ giúp Hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động. Tập trung công tác khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh ổn định. Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc xây dựng dự toán thu NSNN và tổ chức thực hiện thu NSNN trên địa bàn, quản lý thuế kịp thời các nguồn thu mới phát sinh và xử lý những vi phạm về thuế. 2.4. Đối với cơ quan Thuế 2.4.1. Đối với Tổng cục thuế Văn bản hướng dẫn chính sách thuế phải nhất quán, đồng bộ, rõ ràng; Xây dựng các quy trình quản lý thu thuế theo chức năng tránh chồng chéo; Thủ tục cưỡng chế nợ thuế còn phức tạp cần phải đơn giản, gọn nhẹ. Hạn chế thấp nhất khi Quốc Hội, Chính Phủ đã ban hành Luật trong khi chưa có Thông tư, Nghị định hướng dẫn Tổng Cục phải có văn bản, công văn chỉ đạo kịp thời tránh cách hiểu ở các Cục thuế địa phương về cách hiểu khác nhau khi cùng chung 01 sự việc. Tuyển dụng cán bộ công chức thuế theo hướng uỷ quyền cho các Cục thuế địa phương tuyển dụng và bố trí cán bộ. Trong đó, tuyển dụng công chức cần chú trọng về năng lực, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và khâu tuyển dụng phải thực sự chuyên nghiệp.Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác Thuế trong xu thế hội nhập và hiện đại hoá công tác thuế. Thực hiện việc hiện đại hoá công tác quản lý thuế mà tập trung chủ yếu là tin học hoá các quy trình quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong xu thế hội nhập và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính, trong đó có phần quan trọng là hỗ trợ một phần kinh phí để giải quyết chế độ cho các cán bộ công chức thuế không đủ sức khoẻ, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn công tác thuế để họ chuyển đổi công tác khác, 124 hoặc nghỉ chế độ nhằm đề cao hình ảnh cơ quan thuế trong sự đổi mới, phát triển của đất nước hiện nay. 2.4.2. Đối với Cục Thuế, Chi cục Thuế Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về thuế cho người nộp thuế, cung cấp dịch vụ thuế cho hộ kinh doanh một cách tốt nhất, thực sự coi người nộp thuế là người bạn đồng hành. Tăng cường công tác đối thoại, gặp gỡ Hộ kinh doanh để thông qua đó nắm bắt được những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của Hộ kinh doanh nhằm tìm biện pháp tháo gỡ. Tổ chức công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến chính sách Thuế khi có thay đổi nhằm giúp Hộ kinh doanh tiếp cận được các chủ trương, chính sách mới để Hộ kinh doanh thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình. Tổ chức tốt các biện pháp quản lý thu thuế như: quản lý người nộp thuế, đối tượng tính thuế và tăng cường công tác kiểm tra. Triển khai ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế hộ kinh doanh, thực hiện các công tác tính thuế, rút ngắn thời gian thực hiện việc đề xuất tính thuế, hạn chế sai sót trong khâu tính thuế đối với của hộ kinh doanh. 2.5. Đối với hộ kinh doanh - Nâng cao tính tuân thủ tự nguyện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật: Hộ kinh doanh phải có nhận thức rằng "Tiền thuế là của dân, do dân đóng góp, phục vụ lợi ích cho dân", việc nộp thuế là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả công dân. Các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội mà Hộ kinh doanh và mọi người dân trong xã hội đang hưởng là do đầu tư từ tiền thuế. Các hộ kinh doanh cần nghiêm túc chấp hành theo các quy định của pháp luật thuế và tự giác kê khai, nộp thuế đúng, đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước. - Thay đổi thói quen trong kinh doanh: thực hiện thanh toán qua ngân hàng thay cho thanh toán bằng tiền mặt; thực hiện sử dụng hoá đơn bán hàng thay cho việc không lấy hoá đơn...những thói quen này đã tạo kẽ hở rất lớn, tạo điều kiện cho hộ kinh doanh thực hiện hành vi gian lận, trốn thuế làm thất thoát lớn cho NSNN. Nếu người dân có ý thức lấy hoá đơn và các khoản thanh toán được thanh toán qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức tài khoản séc cá nhân thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra, giám sát nguồn tiền của người nộp thuế. Điều này vừa giúp 125 giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế trong việc kiểm soát thu, chi của người nộp thuế. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việc phát triển hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thể thực hiện tốt công tác quản lý thuế tại địa bàn thành phố Nha Trang. 126 PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT Kính gửi các hộ kinh doanh! Tôi đang công tác tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang và hiện là học viên cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Nha Trang. Đây là chương trình nghiên cứu nhằm khảo sát ý kiến của các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Nha Trang về sự hài lòng trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Rất mong quý vị dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi sau, tất cả các câu trả lời không có câu trả lời đúng hay sai mà tất cả các câu trả lời đều là thông tin hữu ích. Tôi cam kết các thông tin thu thập được từ phiếu khảo sát này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, những thông tin do hộ kinh doanh cung cấp sẽ được bảo mật. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của quý vị. Các hộ kinh doanh vui lòng đánh giá khách quan các nội dung sau đây theo các mức độ. Trong mỗi câu sau đây, xin trả lời bằng cách khoanh tròn vào ô thích hợp theo chỉ dẫn sau: Nếu: 1. Hoàn toàn không đồng ý thì thực hiện khoanh tròn số 1. Ví dụ: 2. Không đồng ý thì thực hiện khoanh tròn số 2. Ví dụ: 3. Bình thường thì thực hiện khoanh tròn số 3. Ví dụ: 4. Đồng ý thì thực hiện khoanh tròn số 4. Ví dụ: 5. Hoàn toàn đồng ý thì thực hiện khoanh tròn số 5. Ví dụ: STT STT 51 26 73 8 4 9 Hoàn Hoàn Ký toàn Ký toàn Không Bình Đồng Không Bình Đồng hiệu Các không hiệu Các phát phát biểu biểu không đồng ý thường ýý đồng ý thường biến đồng biến đồng ýý qb – Chấp hành với những quy doanh thu, thuế qa đối – Đăng ký thuế, kêđịnh khai về thuế Quy địnhvềvềhồkê doanh Quy định sơ,khai thủ tục đăngthu ký qb1 phải sát với thực tế kinh doanh là 11 22 33 44 qa1 thuế để cấp mã số thuế hiện nay là đúng.hợp. phù Phương xáckhai địnhcác doanh thu Quy địnhpháp về kê chỉ tiêu naykhai của thuế cơ quan thuế hiện nay qa2 hiện 11 22 33 44 trên tờ rõ ràng, dễ hiểu, qb2 là (điều tra doanh thu, cân dễ phù thựchợp hiện. đối doanh thu hộ…) Quy định thờigiữa giancác đăng ký thuế, Quy định về tỷ lệ ấn định thuế kê khai thuế để nộp thuế phát theo sinh qb3 11 22 33 44 qa3 mức hiện hành là phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh là Hộ hợp kinh lý. doanh hài lòng về mức qb4 doanh 1 2 3 4 thudoanh để tínhcảm thuế thấy cho hộ sát Hộ kinh anlàtâm đúng. qa4 và 1 2 3 4 kinh doanh vì đã thực hiện đăng ký Hộ kinh doanh ý thức phải tự giác qb5 thuế và kê khai thuế. 1 2 3 4 kê khai doanh thu không cần đến Hoàn Hoàn toàn toàn đồng đồng ýý 55 55 55 5 5 5 127 10 11 12 13 14 15 16 17 STT 18 19 20 21 sự nhắc nhở của cơ quan thuế. qc – Phù hợp với những quy định về quản lý thu nộp và quản lý nợ thuế Quy định về thủ tục, hạn nộp tiền qc1 1 2 3 4 thuế vào ngân sách là phù hợp Thời gian, thủ tục hoàn thành việc nộp thuế tại kho bạc, ngân hàng qc2 1 2 3 4 thương mại thuận tiện cho người nộp thuế Quy định về tỷ lệ tính tiền chậm qc3 nộp đối với số tiền thuế còn nợ là 1 2 3 4 quá thấp Hộ kinh doanh tự giác đi nộp thuế qc4 đúng hạn nộp và nộp đầy đủ số 1 2 3 4 tiền thuế. qd – Sự chấp hành đối với công tác kiểm tra thuế Đoàn kiểm tra tại trụ sở kinh qd1 1 2 3 4 doanh của hộ kinh doanh là đúng Phải có quyết định kiểm tra và kiểm tra đúng nội dung nhằm hạn qd2 1 2 3 4 chế nhũng nhiễu của công chức thuế. Các quy định về xử lý vi phạm về qd3 thuế là quá nặng. 1 2 3 4 qd4 Hộ kinh doanh tự giác đi nộp đúng hạn và đủ số tiền thuế truy thu và phạt qua kiểm tra. 1 2 Hoàn Ký toàn Không hiệu Các phát biểu không đồng ý biến đồng ý qe – Công tác tuyên truyền – hỗ trợ Nội dung đối thoại của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh là phù qe1 1 2 hợp, đúng trọng tâm tuyên truyền pháp luật thuế. Nên thường xuyên cung cấp tài qe2 liệu, văn bản pháp luật về thuế cho 1 2 hộ kinh doanh Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của công chức thuế đối với qe3 1 2 hộ kinh doanh phải nhiệt tình, tôn trọng. Kỹ năng giải quyết công việc của qe4 công chức thuế phải nhanh nhẹn và 1 2 hướng dẫn người nộp thuế đúng 5 5 5 5 5 5 5 3 4 5 Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 3 4 5 3 4 5 3 4 5 3 4 5 128 22 qe5 quy định. Các vướng mắc của hộ kinh doanh về thuế được cán bộ tại các đội thuế liên phường xã giải thích rõ ràng, dễ hiểu, đúng quy định. 1 2 3 4 Tiếp theo, xin Anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin (nhằm mục đích thống kê) bằng cách điền vào các khoảng trống hay đánh dấu vào ô thích hợp dưới đây: 1. Thời gian kinh doanh 1. Dưới 3 năm 3. Từ 5 năm đến dưới 10 năm 2. Từ 3 năm đến dưới 5 năm 4. Từ 10 năm trở lên 2. Khu vực kinh doanh 1. Khu vực các phường ở trung tâm thành phố 2. Khu vực các phường ở ngoại thành 3. Khu vực các xã 4. Khu vực các chợ 3. Trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh (cao nhất) 1. Tốt nghiệp THCS (cấp II) 3. Trung cấp, cao đẳng 2. Tốt nghiệp THPT (cấp III) 4. Đại học và trên đại học 4. Lĩnh vực kinh doanh 1. Phân phối, cung cấp hàng hóa 3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ 2. Xây dựng 4. Hoạt động kinh doanh khác 5. Số người lao động phải trả lương 1. Dưới 2 người 2. Từ 2 đến dưới 5 người 3. Từ 5 đến dưới 10 người Xin chân thành cảm ơn Anh/chị đã dành thời gian trả lời bảng khảo sát ý kiến này. Kính chúc Anh/chị và gia đình dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh cũng như trong cuộc sống. 5 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết công tác thuế tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang năm 2012; 2. Báo cáo tổng kết công tác thuế tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang năm 2013; 3. Báo cáo tổng kết công tác thuế tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang năm 2014; 4. Báo cáo tổng kết Ngành Thuế năm 2014; 5. Công văn số 502/TCT-QLN ngày 20/02/2014 của Tổng cục Thuế về việc một số nội dung mới về cưỡng chế nợ thuế; 6. Công văn số 6425/CT-THNVDT ngày 31/12/2013 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa về tỷ lệ thuế GTGT/Doanh thu và tỷ lệ TNCN; 7. Công văn số 186/CT-THNVDT ngày 09/01/2014 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa về việc tỷ lệ % để tính thuế GTGT và tỷ lệ % TNCN ấn định. 130 8. Công văn số 6521/CCT-THNVDT ngày 20/8/2013 của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang về việc chấn chỉnh công tác quả lý thuế theo Chỉ thị số 17/CTUBND tỉnh Khánh Hòa ngày 17/4/2010; 9. Economic, Makkollhell and Bruy-M, 1993; 10. http://hanoimoi.com.vn; 11. http://khanhhoa.gdt.gov.vn; 12. http://www.doingbusiness.org; 13. Luật số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc Hội, Luật thuế Thu nhập cá nhân; 14. Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc Hội, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; 15. Luật số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Quốc Hội, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân; 16. Luật số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc Hội, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt; 17. Luật số 45/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc Hội, Luật thuế Tài nguyên; 18. Luật số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc Hội, Luật thuế Bảo vệ môi trường; 19. Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; 20. Luật số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc Hội, Luật Quản lý thuế; 21. Mác - ĂngGhen tuyển tập, tập 2, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1962; 22. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp; 23. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; 24. Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ về việc một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; 131 25. Nguyễn Ngọc Trường (2013), Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang; 26. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế một cửa, cơ chế liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương; 27. Quyết định số 601/2012/QĐ-TCT ngày 11/5/2012 của Tổng cục Thuế về việc Ban hành quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; 28. Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 24 tháng năm 2012 của UBND Thành phố Nha Trang về việc Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 09/10/2009 của UBND thành phố Nha Trang ban hành Quy định về trình tự giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại UBND thành phố Nha Trang; 29. Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam; 30. Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Tổng cục Thuế về việc Ban hành Quy trình Quản lý nợ thuế; 31. Quyết định số 1474/QĐ-TCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Tổng cục Thuế về việc Ban hành Quy chế công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương; 32. Quyết định số 1492/QĐ-TCT ngày 03/10/2012 của Tổng cục Thuế về việc Ban hành Chế độ Thống kê nội địa; 33. Quyết định số 1688/QĐ-TCT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Tổng cục Thuế về việc Ban hành Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh; 34. Quyết định số 1689/QĐ-TCT ngày 06 tháng 10 nă, 2014 của Tổng cục Thuế về việc Ban hành Quy trình công khai thông tin của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên trang thông tin điện tử của ngành thuế; 35. Quyết định số 2477/QĐ-TCT ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Tổng cục Thuế về việc Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ 132 chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế; Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội Thuế thuộc Chi cục Thuế; 36. Quyết định số 329/QĐ-TCT ngày 27 tháng 3 năm 2014 của Tổng cục Thuế về việc Ban hành Quy trình quản lý đăng ký thuế; 37. Quyết định số 4678/QĐ-CCT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang về việc Ban hành và công bố Mục tiêu chất lượng năm 2015 của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang trong việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động; 38. Quyết định số 315 QĐ/BTC ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính về việc Thành lập các Chi cục Thuế nhà nước; 39. Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục Thuế về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế; 40. Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục Thuế về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ của Đội Thuế thuộc Chi cục Thuế; 41. Quyết định số 68/2007/QĐ-BTC ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc Ban hành Quy chế hoạt động Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn; 42. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức công chức, Bộ Tài chính, 2009; 43. Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 10/5/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. 44. Thông tư số 111/2013/TT-BTC, ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ; 45. Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và Thỏa thuận hợp tác tổ chức phối hợp thu Ngân sách nhà nước giữa Kho bạc nhà nước – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Tổng cục Thuế; 46. Thông tư số 156/2013/TT-BTC, ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ 133 sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ; 47. Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế; 48. Thông tư số 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thu hành một số điều Luật Thuế GTGT; 49. Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 2 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ; 50. Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế; 51. Trần Thị Mỹ Dung (năm 2012), Tăng cường kiểm soát thuế GTGT tại Chi cục Thuế Quận Cẩm Lệ, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Đà Nẵng. [...]... với các hộ kinh doanh Chương 2: Thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế Thành phố Nha Trang 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH 1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ 1.1.1 Khái niệm Trên thực tế thuế đã tồn tại từ khi các. .. - Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh bao gồm các hoạt động: quản lý danh bạ hộ kinh doanh; phân loại hộ kinh doanh; quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, xét miễn, giảm thuế cho các hộ kinh doanh theo quy định.” (Quy trình 1688/QĐ-TCT, Tổng cục Thuế, 2014) 1.2.2.2 Những đặc điểm chủ yếu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh Quản lý thuế đối với đối với hộ kinh doanh. .. đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý, các cơ chế, chính sách thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang Phạm vi nghiên cứu:... về công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang nói riêng 5 - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang 7 Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế đối với. .. do đó, công tác quản lý hộ kinh doanh cần phải được nâng cao nhằm mang lại hiệu quả trong việc quản lý hộ kinh doanh 1.2.3 Nội dung quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 1.2.3.1 Quản lý danh bạ hộ kinh doanh a Quản lý hộ mới ra kinh doanh + Trường hợp hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh - Đội KK-KTT: Sau khi cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh, thực hiện cập nhật thông tin vào Danh bạ quản lý hộ kinh doanh. .. nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể đã được công bố Các đề tài trên có đề cập ở mức độ nhất định về quản lý thu thuế và vai trò của nhà nước đối với công tác quản lý thuế ở Việt nam Tuy nhiên, từ khi có Luật quản lý thuế ra đời đến nay công tác quản lý thuế cơ bản có nhiều thay đổi nhất là thay đổi phương thức quản lý thuế đối với hộ kinh doanh Các sắc thuế có thay đổi từ... cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế thì việc xây dựng hoàn thiện chính sách thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh nói riêng là một đòi hỏi bức thiết, tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối 3 với các hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang" làm luận văn thạc sĩ của mình 2 Tình... thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục Thành phố Nha Trang từ năm 2012 - 2014 Đề xuất giải pháp quản lý thuế đối hộ kinh doanh đến năm 2017 - Về mặt địa điểm: Các hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Nha Trang - Về nội dung: Các lý thuyết, các văn bản Luật và dưới luật đang áp dụng hiện hành tại Việt Nam, cập nhật đến 2015 5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số các phương... thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế Thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An” (2013), luận văn thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trường Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác. .. sát thực tế Công tác quản lý thu thuế nói chung, quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng hiện tại vẫn còn chưa hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc bất cập cả về quy trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học, bố trí nguồn nhân lực, trình độ quản lý thu thuế của một số công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành thuế; tình trạng hộ kinh doanh không

Ngày đăng: 30/09/2015, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan