Khoá luận tốt nghiệp không gian nghệ thuật trong linh sơn của cao hành kiện

53 1.3K 1
Khoá luận tốt nghiệp không gian nghệ thuật trong linh sơn của cao hành kiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... Lỉnh Sơn Cao Hành Kiện NỘI DUNG Chương CÁC LOẠI KHÔNG GIAN TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN 1.1 Khái niệm Không gian, Không gian nghệ thuật 1.1.1 Không gian Mọi vật, tượng gắn với hệ tọa độ không. .. cấu 1.1.2 Không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật hình thức tồn giới nghệ thuật Nếu vật giới tồn không gian ba chiều: cao, rộng, xa chiều thời gian, hình tượng nghệ thuật không gian, nhân... tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để thể quan niệm giới nhà văn tác phấm.Sự lặp lại hình thức không gian tạo thành tính loại hình không gian nghệ thuật 1.2 Các loại không gian Linh Sơn Cao Hành Kiện

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỀN THỊ THANH HUYÈN HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Nước ngoàỉ HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYÊN THỊ THANH HUYÊN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Văn học Nước ngoàỉ Ngưòi hưótầg dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN Trong thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, tôi đã nhận được sự giúp đõ' nhiệt tình của người thân bên cạnh và bạn bè. Đặc biệt, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới cô: Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung- Trưởng bộ môn Văn học nước ngoài, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Huyền HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN Với đề tài “Không gian nghệ thuật trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện”được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Dung và cố gắng của bản thân. Tôi xin cam đoan những kết quả trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Trong quá trình nghiên cứu và thưc hiện khóa luận, tôi cũng đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu của một số tác giả khác. Neu có không đúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, thảng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Huyền HÀ NỘI, 2015 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỜ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trung Quốc là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại, nền văn minh sông Hoàng Hà rực 1'ỡ mấy nghìn năm chói lọi. Lịch sử Trung Quốc vẫn luôn tự bồi đắp những giá trị văn hóa của dân tộc mình trên từng tấc đất lãnh thổ quốc gia, tác động tới quá trình hình thành nhận thức và nảy sinh mầm tư tưởng, tâm hồn nghệ thuật phong phú trong mỗi con người Trung Hoa. Từ Kinh thi tới Sở từ, Nhạc phủ rồi sự hình thành nên thể loại tiểu thuyết phát triến từ thời Minh-Thanh tới ngày nay, luôn là chằng đường dài vang tiếng lẫy lừng của văn học Trung Hoa. Cái nôi của thi ca và nhạc họa ấy đưa bản thân những người cầm bút gần hơn với nhân loại, khi họ thực sự chinh phục được lòng bạn đọc bởi tài năng và tâm huyết của họ. Năm 2000, Cao Hành Kiện nhận được giải Nobel văn học cùng tiểu thuyết Linh Sơn, vinh danh một tác phẩm kiệt xuất được viết bằng tiếng Hoa‘Xa /2 đầu tiên trong lịch sử giải thưởng này ” và Linh Sơn đến với công chúng hoàn toàn chính bằng cái tinh tế sự sáng tạo chứ không vì bằng may mắn. Cao Hành Kiện sinh ra và lớn lên giữa thời loạn lạc, những cuộc chạy trốn rời quê đã lặp đi lặp lại trong cuộc đời của ông, dần dần nó đi vào trang văn ông lúc nào không biết. Vì vậy mà cả đời nhà văn họ Cao luôn cố gắng tìm cho mình một khoảng trống mênh mông, tìm một chốn nương thân nào đó. Sự hoán đổi không gian trong các tác phẩm của ông tương đối nhiều và được lấy cơ sở từ trong cuộc chạy trốn ấy. Tất cả hình thành nên được giọng văn mang tính xê dịch khác hắn với những cây bút đương thời. Lỉnh Sơn được hình thành trong bối cảnh nhà văn hỗn loạn về mặt tư tưởng. Tác phẩm giống như một cuốn nhật kí, tự truyện, lúc mang bóng dáng của tác phấm truyện tình, lúc lại mang dáng dấp của truyện ngụ ngôn. Mang cái mới của dòng văn học hiện đại chủ nghĩa, đồng thời cũng dậm chất tôn giáo, văn hóa Trung Hoa theo phần dư âm tiếu thuyết cố điển. 7 MỜ ĐẦU Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Linh Sơn không nhiều. Hầu hết tập trung vào nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện, bởi ngôi kể độc đáo mà ít quan tâm tới việc nghiên cứu các yếu tố tổ chức trần thuật khác trong tác phẩm chưa làm rõ được hết tất cả những giá trị của tác phẩm ở mọi cấp độ. Lỉnh Sơn mang nhiều màu sắc không gian khác nhau tạo nên sự huyền bí. Từ không gian thực tới không gian ảo hay cả những luồng không gian trong hồi ức, trong tưởng tưởng của nhân vật. Khai thác từ góc độ nghệ thuật trong Linh Sơn mà tác giả khóa luận đi sâu vào đề tài “Không gian nghệ thuật trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện” nhằm đi sâu vào các kiểu loại không gian và hệ thống biểu tượng không gian với những giá trị nhân văn, tâm linh trong tác phẩm. Đồng thời thể hiện niềm đam mê nghệ thuật của họ Cao trong đóng góp vào nền nghệ thuật nhân loại, nhất là đối với văn học. 2. Lịch sử vấn đề Lỉnh Sơn từ ngay sau khi đoạt giải Nobel đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ và bác bỏ.Tất cả những nhận định đó nằm trong những công trình, bài viết, lời bàn luận về cuốn tiếu thuyết của nhà văn vốn đã có nhiều tranh cãi này. Trong tuyên bố của Viện Hàn lâm Thụy Điển về lí do trao giải cho Linh Sơn có nhấn mạnh: Cao Hành Kiện với nỗ lực khôi phục tinh thần thuần khiết và tính chất Trung Quốc của tiếng Trung Quốc, ông đã tạo nên một sự nghiệp mang giá trị thế giới. Những suy tư cay đắng và cả sự tỉnh tế của Cao Hành Kiện đã mở ra những nẻo đường mới cho tiếu thuyết và kịch nghệ Trung Quôc, tạo ra những giá trị mang tính phô quát nhân loại. Trên thế giới, có nhiều nhà nghiên cứu không ngừng quan tâm tới Linh Sơn và những vấn đề trong nó. Không thế không nhắc đến Mabel Lee, người đã dịch ĨẤnh 8 MỜ ĐẦU Sơn sang tiếng Anh và đề cử tác giả với giải Nohel văn học, và hàng loạt những công trình nghiên cứu liên quan tới tiểu thuyết Lỉnh Sơn. Cuốn tống hợp các tác phấm của Cao Hành Kiện trong buối hội thảo cùng tên: Những tác phâm tiếu thuyết và kịch của Cao Hành Kiện (L’ecriture Romanesque et théâtrale de Gao Xingjian) tố chức tại Aixen Provence năm 2005 tại Pháp, với sự tham gia của 17 nhà nghiên cứu tới từAnh, Pháp,Mĩ, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam... Tại Việt Nam, cùng năm tác phấm đoạt giải Nobel, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã có bài đăng trên báo An Ninh theo giới vào tháng 3/2000 với nhan đề: “Trung Quốc hôm nay đâu còn giống như trong Lỉnh Sơn Tác giả Thụy Khuê trong bài viết của mình có tên “Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện ”đầ đưa ra những dẫn chứng cụ thể và khẳng định: Linh Sơn cũng đã xứng đáng với không phải giải Nobel, vì giải thưởng văn chương nào cũng vô nghĩa - sự kiếm tìm của Cao Hành Kiện trong suốt cuộc đời 60 năm: Lỉnh Sơn, một chân trời nghệ thuật chưa từng có. Dịch giả Phạm Xuân Nguyên cũng đáng giá cao tác phấm này và xem đó là: “Sự tích hợp văn hóa một nghiệm sinh cuộc đời, một trầm tư phận người”. Th.s Nguyễn Công Cảnh với bài viết “Từ Hoa Quả Sơn của Ngô Thừa Ần tới Linh Sơn của Cao Hành Kiện”, 2013, như một công trình nghiên cứu cùng lúc hai tác phẩm ở phương diện chất du kí trong chúng. Hoàng Thị Phương Ngọc với luận văn thạc sĩ “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện ”, năm 2010, trường Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nguyễn Thị Diệu Linh với bài “Biếu tượng Linh Sơn trong tiếu thuyết cùng tên của Cao Hành Kiện và cuộc hành trình tìm lại chính mình ” in trong kỉ yếu Hội thảo khoa học những nhà nghiên cứu văn học trẻ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 9 MỜ ĐẦU Ngoài ra còn một số bài viết, công trình nghiên cứu khoa học khác về Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện trong một số tạp chí nghiên cứu, một vài trang báo mạng, diễn đàn trên mạng và trong một số trường đại học tại nước ta. Với việc điểm qua tình hình nghiên cứu về Lỉnh Sơn như trên có thể nói, tác phẩm cũng được coi là một hiện tượng văn học, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Bản chất sự khám phá là vô bờ bến, vì thế có cầy xới bao nhiêu trong một đối tượng cũng không là cũ kĩ, trong khi nghệ thuật trong Lỉnh Sơn được xem là mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ, mà hệ thống loại hình không gian và hệ thống biểu tượng không gian trong đó lại là nhân tố góp phần làm nên giá trị nghệ thuật cho chính tác phẩm. Với ý nghĩa đó, khóa luận này mong muốn đi sâu vào tìm hiểu về không gian nghệ thuật trong tác phẩm Lỉnh Sơn nhằm củng cố và phát huy những giá trị nghệ thuật trong tác phẩm mang hơi thở của dòng văn học chủ nghĩa hiện đại này. 3. Đối tượng nghiên cún và phạm vi khảo sát 3.1 Đối tượng nghiên cứu Không gian nghệ thuật trong Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện. 3.2 Phạm vỉ khảo sát Cuốn Linh Son của Cao Hành Kiện, do Trần Đĩnh biên dịch, NXB Phụ nữ in năm 2003, 715 trang. 4. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận dựa trên hệ thống các biểu tượng không gian với nhiều kiếu loại không gian khác nhau trong tác phẩm đế thấy được nhiều màu sắc nghệ thuật. Nhận ra được cái hay, cái đẹp từ không gian nghệ thuật và giá trị của các biếu tượng không gian trong tác phẩm. 1 0 MỜ ĐẦU Trên cơ sở lí thuyết về không gian, không gian nghệ thuật cũng như biếu tượng không gian để thấy được cách bày trí không gian của tác giả Cao Hành Kiện, các điểm nhìn từ không gian vào tâm hồn cá nhân trong tác phẩm. 5. Phương pháp nghiên CÚ11 Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp so sánh liên nghành Phương pháp phân tích văn bản 6. Đóng góp của khóa luận Góp phần khám phá nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm một cách khách quan và khoa học. Xây dựng hệ thống biểu tưởng không gian và chỉ ra được các loại không gian trong tác phấm. Củng cố khái niệm, và đưa ra cái nhìn mới về biểu tượng không gian trong tác phẩm. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Nội dung khóa luận gồm hai chương như sau: Chương 1. Các loại không gian trong Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện Chương 2. Các biểu tượng không gian trong Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện NỘI DUNG Chương 1. CÁC LOẠI KHÔNG GIAN TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN 1.1 Khái niệm Không gian, Không gian nghệ thuật 1.1.1 Không gian Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không gian - thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. 1 1 MỜ ĐẦU Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người”. [13;663] Trước khi có các định nghĩa hoàn chỉnh về không gian như trên, trong tư tưởng của người phương Đông xưa đã quan niệm cấu trúc không gian vũ trụ với mô hình tam tài và ngũ hành: “Tam tài” là một khái niệm bộ ba, “ba phép”: Thiên - Địa - Nhân. Nó thể hiện quan niệm của người xưa về cấu trúc không gian dưới dạng mô hình ba yếu tố. Còn “Ngũ hành” là khái niệm dùng đế mô phỏng cấu trúc không gian vũ trụ bởi năm yếu tố (năm hành) theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Và xét về bản chất của những từ “thế giới”, “vũ trụ” thì đó đều là những khái niệm đế chỉ tống thế không gian - thời gian. “Thế giới” gồm có thế - đời (thời gian) và giới - cõi (không gian). Như vậy, thế giới được hiểu là cõi đời. Nghĩa là nó bao hàm cả không gian và thời gian. Con người luôn phải tồn tại đế thế hiện tính xác định của mình trong thế giới khách quan đa chiều, ba chiều không gian và một chiều thời gian, thời gian lại được coi là chiều thứ tư của không gian vậy. Con người có thể đo đạc, nhìn ngắm, thậm chí có thế chạm vào không gian một cách trực tiếp, có thế cảm nhận một cách chân thực bằng trực giác. Đó là không gian cụ thể, không 1 2 gian vật chất, không gian vật lí, chứ chưa phải không gian nghệ thuật.Như vậy, không gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật. Không gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu. 1.1.2 Không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa và một chiều thời gian, thì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Bản thân người kể cũng luôn nhìn sự vật sự việc từ một điểm nhìn trong một trường nhìn nhất định. Các tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điền thuật ngữ vãn học đã viết: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thế hiện tính chỉnh thê của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điếm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhât định, qua đó thê giới nghệ thuật cụ thê, cảm tính bộc lộ hoàn toàn quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp noi, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viên cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật găn với cảm thụ vê không gian, nên mang tính chủ quan... ” [9; 162] Không gian nghệ thuật mang tính chủ quan của người nghệ sĩ, nó không những cho thấy cấu trúc bên trong nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của một tác giả hay của một giai đoạn văn học. Trần Đình Sử trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại đã lí giải thêm rằng: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm, sáng tạo của người nghệ sĩ nhăm biêu hiện con người, và thê hiện một quan niệm nhât định về cuộc sông. Do đó, không thê quỵ nó vê sự phản 1 ảnh đơn giản không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất và không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của tác giả cụ thế được biếu hiện bằng các ngôn ngữ của các biểu tượng không gian Cũng trong cuốn này, ông lại đưa ra quan niệm khác: “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là hình thức tồn tại và trỉến khai thế giới nghệ thuật. Neu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ỷ nghĩa thì không gian nghệ thuật ỉà trường nhìn của cách nhìn” [15;88-89]. Nhìn chung, không gian nghệ thuật không phải và khác hẳn với không gian hiện thực, không gian vật lý. Nó là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của hình thức con người trong thế giới nghệ thuật. Gắn liền với quan niệm về con người của nhà văn và góp phần biểu hiện cho quan niêm ấy.Các cặp phạm trù đối lập cao - thấp, xa - gần, rộng - hẹp... được sử dụng nhằm biểu hiện phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Chúng tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để thể hiện quan niệm về thế giới của nhà văn trong tác phấm.Sự lặp lại của các hình thức không gian tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật. 1.2 Các loại không gian trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện Nhắc tới Linh Sơn, người ta nghĩ ngay tới Cao Hành Kiện và những vấn đề xung quanh cá nhân ông. Giải Nobel văn học 2000 rơi vào tay một nhà văn học người Trung Hoa mang quốc tịch Pháp. Lỉnh Sơn đắc thắng, nhiều người coi đó như một sự may mắn. Song thực tế, Lỉnh Sơn lại rất hiện đại cả về bút pháp, ngôi kế lẫn bố cục, chương về “ta” và chương về “mỉ”. Cả tác phẩm là một hành trình đi tìm kiếm ngọn núi lỉnh hồn và sưu tầm văn hóa dân gian, những câu chuyện kì lạ, bí hiểm, trong những hành trình lớn luôn xuất hiện những hành trình nhỏ, trong mỗi cuộc hành trình lại là những câu chuyện, sự kiện nhỏ, xen kẽ vào một khoảng thời gian nào đó ở trong một không gian nhất định. 1.2.1 Không gian tụnhiên Khảo sát trên 81 chương của tiểu thyếtLỉnh Sơnthì có tới 65 chương tả cảnh thiên nhiên ở nhiều góc độ. Chiếm 38% không gian trong tác phẩm. Cũng theo thống kê, trong 65 chương này thì nhân vật đã đi qua 37 điểm, gồm di tích lịch sử danh lam thắng 14 cảnh và các vùng dân tộc thiếu số, hoang vu, đồi núi trập trùng, gắn liền với con sông Trường Giang lịch sử. Không gian thiên nhiên tập trung chủ yếu vào không gian rừng, núi, không gian sông hồ. Thể hiện sự kì vĩ trùng điệp của một vùng đất hiểm trở, từ đó tái hiện lên những không gian của những kiếp người. Không gian núi được miêu tả chiếm 30% (25 chương), không gian rừng chiếm 12% (10 chương), và không gian sông hồ xuất hiện 18% (15 chương). Trong tác phẩm, hành trình của mi và ta đều mang tính bộc phát, “Mi là người đi từ bắc chí nam, khăp Trung Quốc, đã đền nhiều núi non nối tiêng vậy mà mỉ cũng chưa bao giờ nghe nói tới cái cho này ”.Chỉ là mi nghe thấy nó tình cờ trên xe buýt và quyết chí băng đi tìm. Suốt hành trình của ta, nhân vật ta đã đi qua 9 khu bảo tồn tụ nhiên, 16 danh lam thắng cảnh và 4 khu di tích lịch sử trọng điểm của quốc gia. Từ điếm nhìn của người kế chuyện ta qua những nơi mà ta đến, rất nhiều danh lam thắng cảnh xuất hiện rõ nét, có cả sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Cao Hành Kiện để nhân vật của mình thả sức thỏa mình vào không gian của tự nhiên trong suốt cuộc hành trình để quên đi mọi sự. Tại Ô Y, nơi mà người kể đặt chân tới, cũng chính là quê hương của người kể chuyện, quê hương của tác giả. Ngọn núi Ô Y ở thị trấn cùng tên trở đi trở lại trong các chương viết của Lỉnh Sơn, thể hiện một sự quen thuộc đầy ngỡ ngàng khi nhân vật đi tìm chính nơi mình đang đặt chân đứng, “Lỉnh Sơn ở bên này Ô Y mà... Ở bên kia ô Y chứ... ” không gian núi mà nhân vật của Cao đi tới còn mang tên núi Thanh Thành, núi Võ Đang, núi Vũ Di, núi Côn Lôn... rồi những mỏm núi nhô ra phía biến, hay cả ngọn ‘Ww/ Hồn” mà mi dày công đi kiếm tìm bấy lâu. Không gian sông hồ mà nhân vật kế lại cũng đều thuộc hàng “đệ nhất” đẹp như Hồ cỏ, nơi loài Hạc cổ đen, Hạc xám tập trung hàng nghìn hàng vạn con(chương 18), thác Hoàng Quả Thụ được xem như chốn Long Cung (chương 22), làn nước trong vắt khiến ta có thể nhìn thấy đáy của sông cẩm Giang (chương 30), màu vàng rêu lóng lánh của loài cỏ tóc trong hồ Cửu Long (chương35)... Không gian rừng, không gian khu bảo tồn trong lời của ta kể lại trong chuyến hành trình du kí của mình không chỉ mang màu sắc của không gia tự nhiên thuần khiết, mà 15 mang đậm trong nó là cả một vùng không gian văn hóa, mang giá trị to lớn đối với đời sống người Trung Quốc, chúng cứ như bảo bối bởi cái đẹp sự quý hiếm và kì lạ của chúng. Vùng Ngọa Long ở vấn Xuyên với độ cao hơn 4000m, xuất hiện cùng ta trong những chương đầu tác phẩm được coi là khu bảo tồn trọng điểm. Vùng quan sát gấu mèo (chương 6), khu bảo hộ loài Hạc cổ đen, Hạc xám ở Hồ cỏ (chương 18), khu bảo tồn dưới chân núi Phạn Tịnh nối tiếng với loài rắn kỳ (chương 30). Hay trại giám sát Hắc Loan khu sinh sống chung của người Miêu, Thổ giao, Hán (chương 33), khu bảo tồn vượn lông vàng ở huyện Thần Nông Giá, tại khu Đại Ba Sơn tỉnh Hồ Bắc (chương 57). Cho thấy một điều quý giá từ những khu bảo tồn những loài động vật quý hiếm, có khi chúng còn được liệt vào khu bảo tồn sinh vật thế giới. Không gian núi, không gian văn hóa khu bảo tồn, di tích, rồi cả không gian sông hồ trở đi trở lại trong tác phấm một phần cũng nhằm đề cao vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng miền nam Trung Hoa. Chỉ một dãy Thanh Thành có 36 ngọn và 108 thắng cảnh nổi tiếng của huyện Tứ Xuyên. Cao Hành Kiện vốn ảnh hưởng nhiều từ lối viết của phương Tây, nhưng ông lại luôn muốn tìm về nguồn cội, mọi giá trị trong thơ ca, văn chương Trung Quốc chính đều bắt đầu từ nguồn cội ấy. Ông không chỉ sáng tác văn chương giỏi mà ông còn là một họa sĩ tài ba, tranh thủy mạc của ông cực kì xuất sắc. Linh Sơn được xây dựng như một bức tranh mực tàu đầy tinh tế, mỗi đường nét về thiên nhiên ông đều ghi lại một cách có hồn, sống động trong các chương viết. Bức tranh thiên nhiên ông dựng lên trong Lỉnh Sơn hoàn toàn không có gam màu chói, nhưng nó làm người ta ngắm nhìn mà nhớ mãi về nó, ngỡ như đang đứng trước cả sông, cả hồ, cả núi, cả rừng phía nam vậy. Cao Hành Kiện cũng từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng: “Chính việc tôi hiện hữu ở đây là một ân sủng của tạo hóa. Cuộc đời con người thật mong manh nếu so sánh với thiên nhiên hiện hữu mọi nơi. Tôi có niềm thươỉĩg cảm và trân trọng lớn lao đôi với thiên nhiên, thiên nhiên ân chứa một sức mạnh không ngừng thu hút tôi. Cuốn Linh Sơn (1990) là bằng chủng cho sự tổn tại của tôi khi sông bên thiên nhiên, ngoài ra 16 không có gì khác trong năm tháng trời. Giờ đây tỏi tồn tại giữa cả thế chất và nội giới giữa bản thân với thiên nhiên dường như là một mối giao tiếp hiền hòa, nhẹ nhàng hơn mối quan hệ giữa mình và văn minh ” [22]. Có thể thấy, không gian thiên nhiên trong Lỉnh Sơn chính là không gian địa lí, không gian thực của đời sống được Cao đưa vào và cải biến thành những đường nét nghệ thuật đặc sắc điêu luyện mà không phải nhà văn nào cũng có thể làm được. Bởi đó không chỉ là không gian thiên nhiên đẹp đơn thuần mà nó còn là những giá trị văn hóa từ ngàn đời để lại, gắn liền với những phong tục, sinh hoạt, tâm linh duy lí của người Hoa cổ. Đó là không gian của thiên nhiên vạn vật được con người lựa chọn đế giữ lại những nét đẹp của sinh hoạt văn hóa truyền thống. 1.2.2 Không gian sinh hoạt Có thể thấy, không gian là một định lượng để xác định quá trình tồn tại vận động và phát triến của mọi sự vật, sự việc trong thế giới tự nhiên. Cũng như vậy, không gian sinh họat là môi trường hoạt động không thể thiếu của nhân vật, nó có thể làm nhân vật trở nên hòa lẫn hoặc cũng có thế khiến nhân vật tách biệt hẳn với những cá thể khác trong công đồng. Ở Linh Sơn, không gian sinh hoạt gắn liền với không gian thiên nhiên, không gian miền núi, không gian khu bảo tồn tự nhiên, văn hóa. Xuyên suốt 81 chương của cuốn tiểu thuyết có thể kết luận vùng không gian thị trấn miền núi, vùng nông thôn, vùng dân tộc người thiểu số với đặc trưng là sự tống hòa sinh thái, trên là núi non hiểm trở dưới là suối sông bao bọc chính là vùng không gian sinh hoạt chủ đạo. Tác phẩm là bộ tiểu thuyết đậm chất du kí, với số lần dịch chuyển vị trí dày đặc, lại tập trung chủ yếu ở miền nam Trung Hoa, đồi núi, rừng cây âm u sâu thẳm, hoang vắng bóng người, lác đác vài người thiểu số, vài người dân huyện lị. Những khu dân cư ấy đa phần đều là người dân tộc thiểu số, sinh sống nơi “đồng không sông quạnh”, heo hút và cheo leo, cuộc sống nghèo nàn. 17 Ngoài hai chương nhà văn nói về suy nghĩ, tâm tư của mình (chương 72 và 81), thì chỉ gói gọn có 5 chương Cao Hành Kiện cho miêu tả cảnh thành phố và sinh hoạt của nhân vật, ít xuất hiện chỉ 6,2% trong toàn tập tác phấm so với không gian sinh hoạt ở rừng núi. Phần lớn không gian sinh hoạt ở 74 chương trong tác phẩm được nêu ra là ở vùng xa xôi, biệt lập. Dễ thấy mục đích của nhà văn trong chuyến hành trình mang tên Tìm kiếm. Sự bộc phát đi tìm trong các nhân vật chỉ ninh ninh tìm sao cho ra được ngọn núi mang tên Linh hồn, cho ra cho thấu được những câu chuyện là lạ, li kì của cả mi và ta. Suốt cuộc hành trình của mình, nhân vật ta, nhân vật mi luôn mong mỏi đi đến được “mảnh đất ấy”. Chuyến hành trình của ta như một chuyến du ngoại đi thực tế, trong ta những điều ta nói không mơ màng, ảo giác như của mi. Ta đã đi qua khá nhiều trạm ga xe lửa, điếm xe buýt, hay trú ngụ tại nhà trọ, khách sạn, nhà dân. Loại hình không gian này giúp ta di chuyển nhanh chóng và ít leo trèo, thậm chí giúp ta có thêm nhiều cách nhìn nhận mới về cuộc đời. Không gian này tiêu biểu trong tác phẩm là những nơi tập tụ đủ các hạng người... Không gian sinh hoạt trong Lỉnh Sơn hiện lên đầy màu sắc của văn hóa của cuộc sống hiện đại. Mặc dù gắn liền với phần lớn không gian của miền núi, thị trấn nông thôn, song các phương tiện di chuyển gắn với ta lại mang đậm “khí thế” của một thời đại công nghệ giao thông vận tải. Neu không gian của đời tư riêng lẻ là không gian của sinh hoạt cá nhân, thì không gian sinh hoạt cộng đồng lại gắn liền với cái tập thể. Có thể thấy, trong tác phẩm gắn với cuộc hành trình của ta cũng chính là không gian của tập thể, bởi nó thường xuyên xuất hiện trong các chương viết của Cao. Những bến xe đường dài, nhà ga xe lửa thị trấn... Tất cả đều là những phương tiện di chuyển ở vùng nông thôn xa lắc, nhưng lại không thể thiếu cho mỗi lần di chuyển của nhân vật, tạo ra sự cách điệu trong cách miêu tả và trần thuật của tác giả. 18 Không gian sinh hoạt còn được thiết lập tại những không gian mang phạm vi nhỏ hơn như trong các phòng ban trung tâm văn hóa huyện lị, trung tâm tiếp đón huyện, ủy ban các địa phương, thị trấn miền núi. Những quán tạp hóa, nhà ăn, phòng nghỉ, nhà trọ, khách sạn ở vùng nông thôn miền núi và thị trấn đều là những nơi trú chân trong suốt chuyến “phiêu lưu” của mỉ cũng như của ta. Trong cuộc đời của mình, Cao đã sống trong thời loạn lạc, năm 1940, ông lớn lên trong vô vàn lần trốn chạy bởi những xáo trộn, chống đối, đàn áp, khủng bố. Sau này cảm nhận ấy của một con người đa cảm đã hình thành nên những tác phẩm kiểu Kẻ chạy trốn, mà ở đó nhân vật của ông đã khẳng định tôi là kẻ tị nạn từ thuở lọt lòng mẹ. Mày là một kẻ xa lạ, không nhà, không cửa, không quê hương, không gia đình. Vì thế mà trong các tác phấm Cao đế nhân vật của mình tự đi kiêm tìm cho mình một chân nương thân [17; 146]. Mi và ta dường như là một, đôi khi giống như một người kể nhưng xưng ở hai ngôi kể vậy, cung cách sinh hoạt, không gian sinh hoạt của họ như chỉ tráo đổi cho nhau mà thôi. Phải chăng, đây là cách làm mờ hóa nhân vật của Cao theo lối hậu hiện đại trong tiểu thuyết của mình. Cao đã hình dung cho mình một chuyến đi dài nào đó trong cả cuộc đời, rồi áp sát nó vào nhân vật của mình một bến trung chuyển vô hình mà lại hiện hữu đầy dãy ngoài cuộc sống ồn ào vội vã, Linh Sơn và Ben xe buýt đầy dãy những điếm chung nhau, từ các xây dựng nhân vật đến những không gian trong đó. Một trong những không gian sinh hoạt nổi bật đó là nhà thủy tạ xuất hiện trong chương 3, 5, 7, 9 và không gian phòng the gắn liền với người kể chuyện ngôi thứ hai là mi. Loại không gian này giống như là sợi dây nối kết mỉ và nàng, tạo nên một không gian vừa lãng mạn vừa hiện thực. Không gian căn phòng xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm đã mang một tính chất thực tế, căn phòng duy nhất của một cá nhân trong tác phẩm. Tuy nhiên, trong chương đầu tiên, hai căn phòng trong khách sạn hiện ra với hai thế đối lập, một bên là không gian sinh hoạt vui vẻ tập thể, còn một bên là không gian sinh hoạt của một kẻ cô đơn, mờ nhạt hẳn đi bởi sự ồn ào, đông đúc. 19 Không gian sinh hoạt ở vùng dân tộc thiếu số của người Khương, người Di, hay thỉnh thoảng ở khu của người Mông, khu tự trị, đều thể hiện một đặc tính truyền thống từ những phong tục tập quán của họ, thể hiện được tính hiện thực sâu sắc. Đồng thời thể hiện được quá trình di chuyển từ vùng này sang vùng khác của người kể chuyện trong tác phẩm, thể hiện sự mở rộng vùng không gian mà nhân vật đi tới, ở mỗi nơi nhân vật lại hình thành cho mình những dòng tâm lí khác nhau, tạo nên một không gian mang đậm chất đời tư ngay từ trong suy nghĩ, trong dòng tâm tư của nhân vật. 1.2.3 Không gian tâm lí Tâm lí là một phần không thế thiếu trong suy nghĩ của mỗi người, tâm lí chính là được sinh ra từ hệ thống cảm xúc cá nhân, gắn liền với ý chí và hành động. Tâm lí con người được coi là hiện tượng tinh thần tự nhiên, được phân chia thành: các quá trìnhtâm lí; các trạng thái tâm lí; các thuộc tính tâm lí. Tất cả chúng có liên quan tới nhau, sản sinh nhau tạo thành móc xích vòng tròn thông qua các giác quan, đặc biệt là khi chúng được tiếp nhận tại bộ não và sản sinh ra hành động tạo ra các mặt tâm lí khác nhau của từng người. Trong Linh Sơn những con người cá nhân ấy lại mang phần nào dáng dấp của Cao Hành Kiện. Có lẽ chỉ là sự trùng hợp khi soi chiếu bóng hình Cao vào với ta, mi, và hắn trong tác phẩm. Họ đều đi kiếm tìm một cái gì được coi là giá trị của văn hóa, giá trị truyền thống. Nhân vật mỉ trong tác phẩm hiện lên với rất nhiều dòng cảm xúc, đặc biệt là với tuổi thơ và nhân vật nàng. Nên phần lớn, không gian tâm lí trong đây gắn với mi hơn cả. Không gian tâm lí trong tác phẩm vừa mang tính hiện thực vừa mang tính ảo giác của tâm hồn, đặc biệt hơn nó lại gắn liền với ngôi kể độc đáo trong tác phẩm xưng mi. Thị trấn Ô Y là tuổi thơ của mi còn nàng là trái tim mi. Không gian kỉ niệm trong 81 chương xuất hiện 21 lần chiếm 36%, không gian kì ảo xuất hiện 17 lần ứng với 29% toàn bộ tác phẩm. Có thể thấy không gian hồi ức và kì ảo là hai mô hình không gian chiếm phần lớn tác phẩm (65%). Đây là cách thức mà Cao đưa nhân vật của mình trở về 20 với quá khứ với hồi ức để từ dó hình thành nên chuỗi tâm lí nhân vật trong trường không gian mang tính xê dịch. Mặt khác, để xây dựng không gian tâm lí nhân vật Cao Hành Kiện đã rất tỉ mỉ thận trọng trong việc lựa chọn ngôi kể trong các sáng tác của mình. Ông đặc biệt lun ý tới ngôi kể thứ hai, ông chỉ ra rằng, sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai “mi” bắt buộc người đọc phải dừng lại suy nghĩ và phóng chiếu chính bản thân mình vào nhân vậttrong tác phẩm để hiểu hơn tâm lí nhân vật. Sử dụng ngôi kế “mỉ” giống như một tấm kính phóng đại chĩa vào nhân vật, cho phép người đọc trầm tư một cách thâm tư về mỗi con người. Hành trình của mi chỉ quanh quấn ở thị trấn Ô Y hẻo lánh suốt từ những chương mở đầu đến những chương kết thúc. Đó là chuyến hành trình của thân và tâm, dưới góc trần thuật độc đáo ở nhiều điểm nhìn từ quá khứ đến hiện tại ở không gian thực xen kẽ với không gian ảo, xen kẽ giữa kinh lịch và tâm tưởng. Không gian riêng rẽ mang tính cá nhân của nhân vật xuất hiện trong các dòng hôi ức của tuôi thơ. Mi nhớ lại “ngôi nhà với khoảng sân nhỏ lát gạch hoa”, câu chuyện của đôi con thỏ mi nuôi, một con chết một con mất tích trong vại nước tiểu (chương 54), hay căn phòng bộn bề ngổn ngang toàn sách toàn bản thảo, mùi và khói thuốc bốc lên, hay cả những nơi mi và nàng cãi vã, mi và nàng làm tình ân ái, xoắn quanh người nhau, không gỡ nhau ra được (chương 46). Và cũng đôi khi là những con điên, cơn đồng bóng mà nàng muốn tự sát rồi giết chết cả mi nữa, vì nàng nghĩ mi không còn tin, không còn yêu, không còn muốn bên cạnh nàng nữa (chương 46, 50). Mi cứ mơ hồ rồi đôi khi tường minh với khối kí ức tuối thơ nặng trịch ấy giống như mi đang mắc bệnh vậy. “Căn bệnh tâm lí” của mi dường như chỉ có mi là có biện pháp chữa trị. Nhưng mỉ không chịu thoát mình ra khỏi mớ hộn độn trạng thái tâm lí ây vì mi nghĩ “chỉ có trong thứ kỉ niệm ấy mỉ mới có thế bảo toàn bản thân mi, không đê bị thương tôn. Rút lại trong cõi đời mang mang này, quá lắm mỉ cũng chỉ là một giọt vừa nhỏ nhoi vừa yếu đuối của bế dâu thôi mà ” (chương 54). 21 Trạng thái tâm lí nhân vật đôi khi còn là sự hài hòa bó chặt của thời gian với không gian trong một phạm vi khép kín. Không gian bó hẹp “ở góc phòng trên mảy ghi âm đèn bảo cườỉĩg độ âm thanh nhấp nháy liên hồi” (chương 80). Hình tượng căn phòng, ngôi nhà đại diện cho khoảng không gian nhỏ bé gắn với suy tưởng, hồi ức cá nhân, tâm tư thầm kín và kỉ niệm không muốn rời bỏ của nhân vật. Đặc biệt Cao Hành Kiện hết sức chú tâm tới việc phô ra trạng thái tâm lí nhân vật theo chiều kích không gian của dòng hồi ức bằng cách tái hiện chúng thông qua cách diễn đạt với tần số cao, nhà văn đã cố ý kể đi kể lại về không gian tuổi thơ qua dòng hồi ức trong khắp 27 chương có mô tả không gian tâm lí của nhân vật. Cao là một trong những nhà văn Đông Á có ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn học Tây phương. Đặc biệt là văn học Pháp, nơi ông mang quốc tịch. Neu trong các sáng tác văn học hiện đại chủ nghĩa, nhân vật của M. Proust thường lang thang trong những cuộc tìm kiếm cái bất tận, cái thực tại, cái thời gian đã đảnh mất, hay đối với nhà văn người Mĩ w.Faulkner, thực tại là tiếng vọng của Ảm thanh và cuồng nộ, nguyên sơ của quá khứ hộn độn mang vọng về thì những hồi ức, kỉ niệm của mỉ trong Linh Solĩ cũng vậy, đều là đi tìm lại cái đã mất, tìm lại tiếng vang vọng từ trong âm thanh của cuộc sống, nó thúc đẩy mi đi tìm lại nó, nó chi phối dòng tư tưởng của ra/, gần như điều khiển tâm và thân mi vậy. Có thể thấy, Cao đã vận dụng thành công nguyên tắc Dòng ý thức của văn học hiện đại chủ nghĩa. Đây được coi là một trong những phát hiện của nghê thuật văn chương hiện đại chủ nghĩa, thể hiện tham vọng của người nghệ sĩ. Tái dựng lại thế giới bên trong con người một cách chân thực, niềm tin của họ và tính cách của nhân vật trong văn học nghệ thuật. Nguyên tắc này được xuất hiện với tần số cao trong hầu hết các chương viết về hồi ức của ra/, khi mỉ nhó’ về cuộc ân ái giữa mỉ và nàng hay khi mỉ nhớ về tuối thơ đầy ắp kỉ niệm của mi vậy. Người ta thường nhắc tới không gian ở cấp độ ba chiều khác nhau. Đó là, chiều sâu, chiều xa và chiều rộng. Còn trong Linh Sơn chiều kích không gian được mở rộng thêm một chiều mới, đó là chiều thứ tư mà ở đó thời gian thiết lập ra hệ thống 22 không gian với vô vàn hồi ức. Hành trình đi tìm tới Lỉnh Sơn cũng như hành trình mi tìm về với khoảnh khắc chính là hành trình đi tìm lại cái đã mất. Trong tiếu thuyết của Cao, hình tượng nhân vật của Cao luôn mang sự ngờ vực. Hàng loạt những câu tự vấn trong lương tâm nhân vật “đã ngỡ, đã từng tin... ” nhưng “cái mi cẩn lại chính là hình ảnh trong lòng kia”. Phần nữa, chính là tâm lí nhân vật ta trong khoảng thời gian ta nằm trên giường bệnh do chẩn đoán nhầm ta mắc chứng bệnh ung thư phổi giống như cha của ta. Sự vui mừng khi biết mình thoát chết, ta lọt qua từng kẽ tay, ngón tay và bàn tay tử thần. Sự tin tưởng vào khoa học, cộng thêm tin tưởng vào số mệnh khiến trạng thái tâm lí của ta lúc này được Cao miêu tả hết sức chân thật. Giống như đoạn tự truyện mà Cao đang viết về Cao vậy, trận khủng hoảng mà chính Cao cũng bị chẩn đoán sai lầm lệch lạc. Bằng giọng điệu chân thành, sâu lắng với điểm nhìn chủ quan Cao đã tái hiện được kí ức của nhân vật thông qua dòng hồi ức. Thời gian hồi ức và không gian tâm tưởng gắn với kí ức tuổi thơ ra/.Mặc dù nhiều lúc, nhân vật đã làm chủ không gian vật lí nhưng đó chưa phải là chiến thắng cuối cùng, muốn thực sự đạt mục đích còn phải chiếm lĩnh không gian tâm tưởng, tâm linh - Đó cũng chính là hành trình giác ngộ của nhân vật. 1.2.4 Không gian tâm linh Nhắc tới tâm linh, người ta hẳn sẽ hình dung về một thế giới khác, thế giới của thần linh, của tín ngưỡng, tôn giáo, của những cái mộng mị, không phải đời thường, gắn với nó là không gian của những thứ không phải đời thường ấy. Toàn bộ tác phẩm Lỉnh Sơn, không gian linh thiêng xuất hiện dày đặc, từ chương mở đầu đến chương kết thúc không gian mộng mị tái diễn tới 11 lần, chiếm 19% tác phẩm, không gian tưởng tượng chiếm 17% với 10 lần xuất hiện, không gian tôn giáo bao gồm cả Phật giáo lẫn Đạo giáo chính thống và đạo giáo dân gian chiếm 64% tác phẩm. Trong kinh điển Phật giáo, núi non là những biểu tượng quen thuộc có tính chất biểu tượng cho sự giác ngộ, chẳng hạn như núi Tu Di, núi Lỉnh Sơn, núi Phố Đà... Núi non rừng sâu vốn là địa điếm của nhiều bậc đại sư, thánh hiền lựa chọn để tu hành.Ngay 23 từ chương đầu, người kể chuyện đã bày tỏ những nhận thức về Lỉnh Sơn (núi linh hồn). Từ trong những thư tịch Linh Sơn đã được ghi trong vô số các sách vở, văn bản lịch sử cổ xưa, từ tác phẩm bói toán và ma thuật cổ đại Sơn Hải Kinh, đến bộ sách lâu đời về địa lý nhan đề Thủy Kinh Chú. Chính ở nơi này đức Phật đã giáo hóa cho đấng tổ sư thứ nhất chí tôn Ma Ha Ca Diếp [19; p3.2] Ở những chương cuối (chương 76,78,80,81) quá trình dịch chuyển không gian từ tâm thức sang không gian tôn giáo rất rõ rệt, chủ yếu theo phương thức thiền. Sự xuất hiện của hàng loạt những con người mang chức năng chỉ đường đều nằm trong khuôn thước của thiền. Những câu thơ thiền cũng xuất hiện trong tác phấm, tuy số lượng không nhiều song nó lại làm toát lên được lòng tin của con người đối với Phật. Do đó, có thể nói hành trình đi tìm kiếm ngọn Linh Sơn trong cuốn tiểu thuyết của họ Cao là hành trình giác ngộ, hành trình đến với tâm, với đạo của nhân vật mang đậm chất tâm linh tôn giáo. Theo định nghĩa của Giáo hội (thần học) thì tôn giáo là mối liên hệ của con người với thần thánh, Thượng đế, thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực lượng nào đó, với cái siêu việt hóa... Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo R.Ottô (1869-1937) cho rằng, tôn giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh Còn Ph. Ãngghen viết: . .tất cả tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư ảo - vào trong đẩu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chỉ phoi cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ảnh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Trong Lỉnh Sơn ngọn núi cùng tên xuất hiện đại diện cho Phật giáo. Lấy cảm hứng từ trong những mô típ truyện dân gian và từ ngọn Linh Sơn của một trong bốn bộ đại danh kì thư Tây Du kí của Ngô Thừa Ân mà họ Cao phát triến nó như quay đầu về với Thiền, về với cội nguồn Phật Pháp.Ngọn Linh Son trong tiểu thuyết của Cao phản ánh quan niệm nhân duyên trong giáo lí nhà Phật. Nhân vật tìm đến Linh Sơn là một sự tình cờ. Ban đầu là do một anh bạn vẽ bản đồ chỉ đường (chương 1) và cuối nơi tìm kiếm 24 (chương 76) một ông lão chống gậy, áo chùng tỏ ra am hiểu rất tường tận vị trí của Linh Sơn. Không chỉ thế, cả cuốn tiểu thuyết là một vòng tròn nhân duyên kéo dài từ chương 1 đến chương 76 thông qua hàng loạt những thông tin từ “người dẫn đường”, “người đồng hành”... Trong Linh Sơn ta có thể thấy rất rõ quan niệm nhân duyên và duyên khởi trong giáo lí đại thừa, phải chăng con người chỉ cảm thấy an lạc tuyệt đối trong không gian tinh khiết của thiên nhiên và trong chính tâm linh của bản ngã. Núi hồn hay núi thiêng thì vốn dĩ cũng chỉ là một tên gọi tâm linh chung cho tất cả mọi ngọn núi chứa đựng sự màu nhiệm linh ứng. Nhưng nhân vật trong tác phẩm của Cao Hành Kiện đã tìm Linh Son trong cái khu biệt cá thể so với cái chung, nghĩa là tìm cái hữu ngã trong sự vô ngã: “người ta dê dàng tìm thấy những địa điếm có tên Linh Đài, Lỉnh Khâu, Lỉnh Nham và thậm chí cả. Lỉnh Sơn nêu lật giở tập bản đô Trung Quốc các tỉnh”. Bản chất Linh Sơn là vô ngã vì núi vốn dĩ là biểu trung của sự hiển linh, màu nhiệm. Huống chi ở Trung Quốc có ngũ nhạc gắn với Lão giáo và tứ đại danh sơn gắn với Phật giáo nối tiếng linh thiêng, thậm chí có bản đồ địa chỉ cụ thể rõ ràng, hà tất phải tìm Linh Sơn? Do đó, bản chất của cuộc tìm kiếm này chính là hành trình “phá chấp ” trong tâm hồn con người[19; p3.2]. Không gian tâm linh mang một ý nghĩa linh thiêng thờ phụng, nằm trong nó không chỉ có một hai yếu tố về không gian tôn giáo tín ngưỡng, không gian ma quỷ, không gian hồi ức về những câu chuyện trong dân gian- “nhũng con hồ lí cái lấy chồng sình con Có thể nói, tâm thức của mỗi con người về cõi linh thiêng là một phần không thể thiếu của đời sống tinh thần mỗi con người. Neu nhân vật mỉ trong tác phẩm luôn tin vào những điều hết sức kì bí, nhất là những gì về ngọn núi linh hồn, ngọn núi thiêng đầy bí ấn thì nhân vật ta lại tin vào số mệnh nhiều hơn, sau cái chết của cha và căn bệnh ung thư phối cũng như nghe kể về cái chết đầy bí hiếm của ông già sống lâu năm trong ngôi nhà đá trên đỉnh núi. Nhân vật trong tiểu thuyết của Cao luôn tin vào một thế giới bí 25 hiểm siêu nhiên nào đó, giống như bất kì một người thực nào ngoài đời vậy, phải chăng chính Cao cũng là người tin nhiều vào thế giới tâm linh kì thú ấy? Xét về góc độ nhân loại học văn hóa, tâm linh là một bình diện văn hóa các tộc người, gắn với phong tục tập quán, cố định trong ngôn ngữ, được đúc rút thành các mô típ. “Dù muốn hay không, dù tin với người này hay không tin với người kia thì không gian đó vân tồn tại, vừa khách quan vừa chủ quan ” [4; 89]. Trong văn học thiếu yếu tố tâm linh sự miêu tả văn học sẽ bớt tính chân thực. Tâm linh trong văn học gắn liền với ước mơ, khát vọng cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, vị trí của văn hóa tâm linh trong văn học lại mang tính lịch sử nhiều hơn. Hiện lên trong tác phấm là các tín ngưỡng phong tục tập quán của những vũng dân tộc thiểu số phía nam Trung Hoa, chạy dọc theo những dãy núi xiên thẳng lên cao và trải dài ra biển, xung quang lưu vực sông Dương Tử. Có thể thấy dễ dàng quan sát nhất chính là phong tục tập quán của dân tộc miền núi người Hán, hiện lên trong từng trang viết mà người kể kể lại. Xã hội thay đổi, khoa học phát triển và những hoạt động đó bị nhiều người coi là mê tín, cần tránh và cần chống.làm mai một đi những giá trị tâm linh trong đời sống con người hiện đại. Nhân vật ta đi tìm lại giá trị ấy, và bắt gặp nhiều chuyện kì quái mà anh ta thiết nghĩ là cố quái xa lạ, khiến anh càng có thêm hứng thú và say xưa. Hắn và mi đi tìm lại giá trị của cõi linh hồn mà điểm đến là ngọn núi thiêng, trên dọc đường đi hắn và mi cũng chứng kiến nhiều phen lạ mắt, đôi khi cũng hú hồn khiếp sợ, khi họ được tiếp xúc với thời kì của phong trào tứ cựu (diệt trừ bốn cái cũ là phon tục, tập quán, tư tưởng và truyền thống - chương 49). Hành trình đi tìm lại giá trị văn hóa truyền thống của các nhân vật trải dài khắp các chiều của không gian tâm linh trong tác phẩm.Ở mỗi loại hình tôn giáo khác nhau không gian tâm linh lại mang màu sắc khác nhau. Trên hành trình thực tế của nhân vật, nhân vật ta đã thấy tận mắt những dấu tích của một thời huy hoàng của các giáo phái của Trung Hoa thời trước đó. Chuyến thực tế gần như đưa nhân vật về với những giá trị cũ đang dần bị mai một. Ta bắt gặp những ghi lễ tế lễ thần linh trong đền miếu đó. Tất cả 26 được kể lại đầy linh hoạt “M/ bước vào. Trong miếu, ở chân pho tượìĩg Hoa Quang đại đế, một dãy các bà già, tất cả đều móm đang hoặc đủng hoặc quỳ trước những hương án thắp nến hương (...) Trên cái bàn hẹp dài kê ở trước mặt ngài có bút lông, nghiên đá y như trên bàn giấy một viên quan chức dân sự. Trước các bàn lễ vật, trên đó có giá đế nến, bát hương, treo một miếng vải đỏ với dòng chữ thêu bằng lụa nhiều mấu: Hộ quốc, bang dân, giữ nước giúp dân. "(chương 15). Không gian tâm linh gắn với những mảng truyền thống của văn hóa thờ cúng, tế lễ, văn hóa này còn xuất hiện ở một số vùng ít người dân sinh sống. Sự bài trừ văn hóa cổ là việc làm mang tính chất hiện đại hóa văn hóa tư tưởng song nó lại đấy tâm lí người dân những vùng ấy, hoặc những người có nhu cầu lưu trữ nó vào thế bị động, lúc nào cũng đắn đo suy nghĩ và dồn sự lo lắng vào sự mất mát đi giá trị ấy. Có thể thấy, không gian thần thiêng trong tác phẩm này luôn gắn chặt với kiếp người tôn thờ nó. Chính là gắn liền với sự tủi nhục kiếp người đắng cay của nhân dân lao động. Cao đã thể hiện nó nhằm bày tỏ lòng thương xót và sự đồng cảm sâu sắc của mình với văn hóa, đặc biệt là với Đạo giáo, thứ mà thời bấy giờ coi là mê tín, ngăn cấm triệt để. Đồng thời thể hiện được quan niệm của cao về cuộc đời, về kiếp người và về cách mạng văn hóa. Mặc dù Đạo giáo chính thống xuất hiện tương đối ít trong tác phấm, song cùng với nó là sự xuất hiện dày đặc của Đạo giáo dân gian, chúng trộn lẫn nhau tạo nên sức mạnh cộng hưởng cho việc sùng bái văn hóa tôn giáo nước này từ thời xưa cổ. Đạo giáo dân giân xuất hiện nhiều trong tác phẩm, 11 chương tôn giáo xuất hiện cụ thể và rõ nét. Đó là khi, nhân vật người kể chuyện đến thăm nhà của một người đạo sĩ già (chương 49), miếu Bạch Vũ, núi Vu Sơn, núi các Mụ phù thủy (chương 51), hay đoạn gặp lão sư phụ của phái Chính Nhất Đạo trong núi Võ Đang... thể hiện được sự đa tôn giáo ở đất nước Trung Hoa nói chung và vùng văn hóa sông Dương Tử nói riêng. Bên cạnh nền Nho giáo truyền thống (mặc dù chỉ thể hiện trong số lượng câu chữ rất nhỏ về lịch sử thời xa xưa) kết họp với Đạo giáo thì Phật giáo xuất hiện trong tác phẩm cũng là một khía cạnh 27 hấp dẫn thu hút cái nhìn tác giả phóng điểm nhìn vào với không gian tâm linh mang tính chất của nhà Phật. Cảnh quan nơi cổng Phật chỉ tồn tại trong 5 chương, song nó lại là cầu nối cho nhân vật của Cao tìm về với cánh cửa Phật pháp, và bạn đọc có thế trở về với cõi mơ màng của thần thánh. Từ trong cái tên Lỉnh Sơn, nhà Phật đã hiện lên với dáng vẻ thế tôn của đấng uy nghiêm khi nhập Niết Bàn. Trong tác phẩm Tây Du kí Ngô Thừa Ân chỉ cho Ngộ Không hóa giải được “vòng kim cô” khi đến Linh Sơn. Cao Hành Kiện thì đến gần cuối tác phấm mới cho nhân vật gặp ông lão bên sông Ô Y xuất hiện và khuyên: “có cũng về, không cũng về, đừng ở bên sông gió lạnh thổi ” (chương 76). Chùa chiền xuất hiện trong tác phẩm là một dạng kiến trúc của văn hóa Phương Đông, khác hẳn với những kiến trúc giáo đường nguy nga lộng lẫy như những cung điện lâu đài của phương Tây. Đặc trưng cấu tạo của dạng kiến trúc Phật giáo đặc sắc bởi những nét mộc mạc, trang nghiêm, thanh tịnh, chúng được Cao miêu tả hết sức sinh động, chân thật bằng nhiều chi tiết cụ thể. Đó là ngôi chùa làm bằng đá trên một bãi bồi nhỏ giữa sông Trường Giang, nhân vật ta gặp một nhà sư, đầu cạo trọc, mặc áo cà sa đỏ thắm. Ông chắp hai tay trước Phật tháp và quỳ gối khấu giập đầu xuống đất [6; 394]. Sau tới một ngôi chùa nữa cũng làm bằng đá, mang tên Chùa Quốc Thanh, nằm dưới chân núi Thiên Đài, sát ngay bên lưu vực bãi bồi sông Dương Tử trù phú (chương 69) “ta tình cờ đến khu sân bất giác ở trước gian Đại Hùng Bảo Điện. Một con rồng lam canh gác ở mõi góc mái có hai đầu đao cong vểnh lên trời; chính giữa một tấm gương tròn lấp lóa... Trên sân trời cao, đẳng sau bát hương đồng đồ sộ, cả ngàn cây nến long lanh, tiếng chuông âm trầm làm không gian lay động” [6; 623]. Có thế nói, không gian tâm linh trong tác phấm hiện lên lung linh, thần thánh, mang một sắc màu không gian vừa huyền ảo, vừa kì bí, vừa thanh thoát vừa chay tịnh. Bởi lẽ “Đức Phật sống trong lòng anh; Phật môn không thần bí, mở ra cho mọi người. ” 28 Ăn khớp với tôn giáo để làm nên không gian tâm linh đặc sắc trong tác phấm, không thế không kế đến không gian của tín ngưỡng dân gian trong đời sống người dân vùng sông Dương Tử. Tín ngưỡng tôn giáo dân gian có sự hài hòa một cách tự nhiên, thể hiện sự đồng nhất trong tâm linh người dân quanh vùng. Tam giáo trong lòng tin của nhân dân vùng lưu vực sông Dương Tử, là kết quả của sự bão hòa các tín ngưỡng dân gian với tôn giáo. Không gian linh thiêng, không gian tâm linh trong tác phấm được miêu tả rất chi tiết và cụ thể. Từ việc người ta cho bố trí bày biện đồ đạc ra làm sao, tới những buối tế thần như thế nào, nghi lễ, điệu bộ, cử chỉ của họ đều mang một nét đặc trung của văn hóa vùng nam Trung Hoa. Trọn vẹn và cụ thể hon cả ở chương 49 trong tác phẩm là ghi chép lại dấu vết của Đạo giáo dân gian. Trong ngôi làng ven thị trấn, ông già bán tạp hóa, là một đạo sĩ dân gian đích thực, ông biết hát những bài hát dân gian xua tà đuối quỷ, biết làm phép, làm lễ và viết bùa trừ ma. Ông hành lễ ngay trong nhà mình, được con cái khuyến khích và dân làng nể trọng và hơn nữa trước một người lạ, việc ấy chắc chắn là đưa ông đến cực điểm kích động [6; 418]. Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc coi những tín ngưỡng dân gian, những hành động thờ phúng cúng bái trở nên u mê, mông muội, không sáng suốt, không khoa học. Chúng là dấu hiệu để nhận biết về mê tín dị đoan, cần phải bài trừ, bài xích ra khỏi xã hội. Họ Cao nhìn vào phong trào Tứ cựu trong thời kì Cách mạng văn hóa và nói bằng một giọng đầy thất vọng. Song ông cũng không tỏ thái độ cương quyết rõ ràng, ông nói về chúng một cách khách quan hơn, âu cũng là tránh động chạm nhiều đến vấn đề chính trị và thời cuộc. Hành trình của ta lẫn mi, là hành trình tìm về cõi ảo, để lấn tránh hiện thực, tìm lại giá trị đích thực của nền văn hoá truyền thống từng bị giam cầm. Neu ta chủ ý muốn đi tìm lại những miền văn hóa dân gian đã có, thì mi lại nóng lòng đi tìm lại nơi của sự huyền bí. Và trên cả hai hành trình song song ấy ta và mi đã lĩnh hội được 29 nhiều điều cho cả tâm và thân khi đi ngang qua vùng không gian của tâm linh, thần thánh, ma quỷ. Từ không gian tâm linh huyền bí kì ảo đó, dấu chân của văn hóa vẫn đặt vào đó một giá trị cụ thể. Hình thành nên lớp trầm tích văn hóa trong tác phẩm của Cao. 1.2.5 Không gian lịch sử vẫn hóa, văn học Ngay từ những ngày đầu giới thiệu tác phẩm của mình Cao Hành Kiện đã nói: “Linh Sơn có một nền tảng vẫn hóa sâu rộng trên lãnh thố Trung Hoa. Tôi đã có chuyến du hí thực tế, trong suốt hành trình 15000 cây số, suốt 10 thảng, đi qua 7 khu bảo tồn thiên nhiên. Từ thượng nguồn sông Dương Tử đã gặp rất nhiều ỉoàỉ động vật quý hiếm và nhiều người dân tộc thiếu số. tôi nghiên cứu một cách cấn thận và chăm chỉ đọc sử kí, Thủy Kinh chủ... và tìm hỉêu các thân thoại vê con sông Dương Tử. Sự hình thành nên văn hóa sông Dương Tử trong thời kì Đá Mới cả vùng con sông nay đã trở thành một khu vực phát trỉến văn hóa cao. Tìm thấy dấu vết chữ tượng hình của văn hóa Trung Hoa ở toàn bộ thượỉĩg lim - trung lĩm - hạ lưu sông Dương Tử, khoảng 7000 năm trước”. Tất cả những điều này cho thấy Linh Sơn có cả một nên móng văn hóa vững chắc, rộng lớn phía sau ấp ủ và nuôi nấng. Có thể nói Lỉnh Sơn là cuốn sách không chỉ là đi tìm về nguồn cội, gốc rễ mà còn là một cuốn sách viết về lịch sử, lịch sử văn hóa Trung Hoa, từ thời kì Thủy tổ khai sáng. Song đây cũng không phải cuốn truyện lịch sử. Tuy nhiên, nó lại mang trong mình mối liên hệ một thịt của văn chương với văn hóa lịch sử. Thể hiện sự dày dặn của văn hóa dân tộc Trung Hoa từ bao đời bên bờ sông Dương Tử. Các câu chuyện mà ta đọc được, rồi mi đọc được hay nghe thấy trong dọc chuyến hành trình của mình về lịch sử xa xưa từ thời kì dựng nước hình thành trong trang văn của Cao một cách sinh động và không sai lệch, không hư cấu. Chuyện về Bàn cổ vung lưỡi búa mở trời (Chương 19), chuyện về quan hệ giao hợp của ông Phụ Hi và bà Nữ Oa từng xuất hiện trong văn học dân gian các truyền thuyết. Người ta đã biết đến hai người 30 từ con thú man dại thành linh quái rồi nâng lên thành các vị thần thủy tố, sự hóa thân mang tính bản năng đon giản của ham muốn tính dục và của tiếng kêu đòi. Chuyện trên núi Vu Sơn, núi các mụ Phù thủy, nơi vua Hoài vương nước Sở đã nằm mộng giao cấu với tiên nữ... Phát hiện ra Lỉnh Sơn có mang tính liên văn bản với Tây Du kí của Ngô Thừa Ân không chỉ về di tích Linh Sơn, mà còn có tính liên kết giữa hành trình của các nhân vật trên con đường đi tìm kinh lí và chân lí. Cả hai tác phẩm đều là những cuộc hành trình đậm chất văn hóa, sức ảnh hưởng của tôn giáo lớn và cùng nằm gọn trong thể loại tiếu thuyết. Ke về cuộc hành trình của các nhân vật cho nên tính chất du kí rất rõ ràng. Đối với Tây Du kí, thể tài du kí xuất hiện ngay trên nhan đề tác phẩm, 81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tam Tạng, ngẫu nhiên trùng với con số 81 chương trong tiếu thuyết cũng viết bằng tiếng Trung này của Cao Hành Kiện. Ngọn Linh Sơn của Ngô Thừa Ân xuất hiện trong bộ Đại kì thư Tây Du kí và ngọn Linh Sơn trong tác phấm cùng tên của họ Cao phải chăng cũng là một, trên mảnh đất Trung Hoa giàu văn hóa, sự ngẫu nhiên ấy có chi cũng chẳng là đáng ngạc nhiên gì. Như thế, có thể nói, ngọn Linh Sơn trong Linh Sơn được sản sinh ra từ trong quá khứ của văn học, làm nên những biểu tượng có giá trị văn hóa to lớn, cả về mặt tâm linh, giác ngộ, cả về mặt giáo dục con người. Tiểu Kết Loại không gian xuất hiện với tần suất cao nhất trong tác phẩm chính là khoogn gian sinh hoạt, loại không gian này gắn liền với các loại không gain khác, nhất là không gian tự nhiên. Không gian tâm lí xuất hiện ít song cũng chi phối hầu hết những trang viết về nhân vật xưng mi. Không gian tâm linh mang giá trị thiêng thần song cũng là cái gần với bản chất của ngọn Linh Sơn trong tác phẩm. Chất du kí trong tác phẩm chảy thành mạch máu nuôi dưỡng sự trường tồn của tác phấm tạo nên tính dịch chuyển trong không gian và tạo nên nhiều loại không gian trong đó. Các loại không gian trong tác phẩm nhằm khắc sâu thêm giá trị văn hóa Trung Hoa, 31 vẻ đa hình vạn trạng của ngôn ngữ Trung Hoa, và phần ẩn náu phía sâu trong tâm thức dân tộc quanh bờ sông Dương Tử. Chương 2. CÁC BIẺU TƯỢNG KHÔNG GIAN TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN 2.1 Khái quát về biểu tượng 2.1.1 Các quan niệm về biểu tượng Thuật ngữ “biểu tượng” trong tiếng Việt xuất phát từ thuật ngữ “Symbole” trong tiếng Pháp. Nhà phân tâm học Thụy Sĩ C.G.Jung, tù góc độ ngôn ngữ đã nói: “Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày nhưng còn gợi thêm nhiều ý nghĩa khác bổ sung vào ý nghĩa ước định, hiển nhiên và trực tiếp của nó”. Nhà phê bình lí luận Đỗ Lai Thúy cũng trong công trình Hồ Xuân Hươìĩg hoài niệm và phồn thực định nghĩa như sau: “Biếu tượng là một thứ xác định toàn bộ trên hiện thực trủĩi tượng, nằm ngoài tầm với của các giác quan trong hình thức một hình ảnh hay một vật thế”. Trong Từ đỉến biếu trưng văn hóa thế giới do Alain Gheebrant Jean Cheralir chủ biên thì “Biểu tượng được dùng với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và chú ý nhiều ở ý nghĩa biểu trưng” [1; 268]. Neu dấu hiệu là một quy ước tùy tiện, trong đó cái biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau thì “Biếu tượng giả định có sự đồng nhất giữa cái biếu đạt và cải được biếu đạt theo nghĩa một lực năng động tố chức Một định nghĩa về biếu tượng nằm trong cuốn Từ điến Tiếng Việt như sau: “Biêu tượng là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đẩu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan của ta đã chấm hết” [14; 88]. Nhiều ý kiến lại cho rằng, “Biếu tượng nghệ thuật, biếu tượng thơ ca là sự chuyến hóa, sáng tạo lại biếu tượng nhận thức trong đời sống tâm lí thành biếu tượìĩg biếu đạt trong phạm vi nghệ thuật 32 Đó là những cách hiếu và khái niệm phố biến, thâu tóm được nội dung và ý nghĩa nội hàm của biểu tượng. Tác giả khóa luận, nhìn vào các quan niệm đó làm cơ sở khai thác vận dụng cho bài viết của mình. Biểu tượng có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ, nhất là trong văn học. Trong văn học, biểu tượng luôn được xem là một sáng tạo nghệ thuật. Đó là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan.Từ một biểu tượng được lựa chọn sẽ cho thấy quan điếm thấm mĩ của tác giả, rộng hơn cả là một thời đại, dân tộc, một nền văn hóa. 2.1.2 Biếu tượng dưới góc độ văn học Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi đã có sự kiến giải về biếu tượng dưới góc độ văn học, dựa theo quan điểm mĩ học và lí luận văn học Mác - xít trê hai cấp độ nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Biểu tượng trong văn học hiếu theo nghĩa rộng: “Biếu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sông bằng hình tượìĩg của vãn học nghệ thuật”. Còn theo nghĩa hẹp: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát dược bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thế hiện được một quan niệm, một tư tưởng hay một triết ỉí sâu xa về cuộc đời” [9;28]. Chang hạn như, hình tượng “hồn và máu” trong sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử, hình tượng “Mảnh trăng” trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, hay hình tượng “Bầu vú” trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn,... đều là những hình tượng mang tính biểu tượng cao. Biểu tượng không gian nghệ thuật trong một tác phẩm văn học, nằm trong phạm trù biểu tượng trong văn học. Biểu tượng không gian nghệ thuật trong tác phẩm mang tính cụ thể và rõ ràng hơn. Không gian nghệ thuật phổ biến trong một tác phẩm xây dựng lên được tính hình tượng trong tác phẩm đó, tạo thành hệ thống chuỗi không gian dọc theo chiều dài tác phấm, tạo nên biểu tượng cho chính không gian ấy trong tác phấm. Biếu tượng không gian nghệ thuật chính là biểu tượng của nghệ thuật, nó được chuyển hóa, được 33 sáng tạo từ ý muốn chủ quan của tác giả. Soi chiếu vào nó thấy được hình ảnh biểu tượng của toàn tác phẩm.Không gian nghệ thuật chi phối sự dịch chuyển di động của nhân vật, hơn thế nữa không gian nghệ thuật còn là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.Cho nên, việc xác định biểu tượng không gian trong một tác phẩm văn học phụ thuộc hoàn toàn và không gian nghệ thuật trong tác phấm ấy. Đối với Cao Hành Kiện, việc tiếp xúc nhiều với văn hóa văn học Châu Âu, đặc biệt là văn học Pháp, đã tạo điều kiện cho ông có một cái nhìn toàn diện trong việc tố chức kết cấu không gian thời gian, lần người kể chuyện trong các tác phẩm của mình. Tiểu thuyết Lỉnh Sơn ra đời, gây nhiều sóng gió trên văn đàn thế giới, không chỉ bởi tài năng vượt trội của nhà văn mà ngay cả nội dung trong nó cũng được cấu tạo phức hợp nhiều yếu tố, nhiều màu sắc. Hệ thống biểu tượng trong nó mang nhiều tầng ý nghĩa, mỗi lớp nghĩa mang một sắc thái riêng, gắn với những hình tượng riêng. Biểu tượng không gian nghệ thuật trong đó nổi lên rõ rệt nhất, tạo thành một hệ thống biểu tượng không gian, thông qua sự dịch chuyến các “vùng” không gian trong tác phấm xuyên suốt theo “cuộc truy tìm” mà nhân vật của họ Cao dày công tìm kiếm. Những luận giải về biểu tượng trong văn học ở phần trên sẽ giúp cho tác giả bài khóa luận có thêm cơ sở để triển khai hệ thống biểutượng không gian trong tiểu thuyết Lỉnh Sơn, hoàn thành nhiệm vụ của đề tài đặt ra và tuân theo những lí lẽ đã được đề cập. 2.2 Các biểu tượng không gian trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện Biểu tượng được coi là một hình thức phản ánh có tính đa nghĩa, thiên về gợi thức cảm giác, mơ tưởng và tôn trọng tối đa quyền tưởng tượng, suy đoán của người đọc. Vì vậy, có thể phân loại biểu tượng theo những tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào cảm quan, cảm thụ của mỗi người. Cuối thế kỉ XX, nhất là sau giai đoạn cải cách mở cửa, nền văn học Trung Quốc, đặc biệt là văn xuôi đã có những bước tiếp cận với văn chương hiện đại chủ nghĩa và bứt 34 phá ngoạn mục. Hòa nhập và bắt kịp với dòng chảy của văn chương thế giới. Làm thay đổi diện mạo nền văn xuôi Trung Quốc. Và Lỉnh Sơn là cái tên rạng rỡ nhất khi lần đầu tiên trong lịch sử giải thưởng văn học Nobel có tên của một nhà văn gốc Trung Quốc (mặc dù thời gian đó phía Trung Quốc không mấy đồng ý với ủy ban trao giải). Linh Sơn mang lại vẻ mặt kiêu hãnh cho văn học Trung Quốc, phản bác quan niệm và suy nghĩ cho rằng văn học nước này chỉ dừng lại ở những đỉnh cao trong quá khứ như Tam Quốc chí, Thủy Hử, Tây Du kí, hay Hồng Lâu Mộng hoặc AQ chính truyện. Biểu tượng cho niềm kiêu hãnh đó chính là ngọn Linh Sơn, hòn Núi Thiêng của cả dân tộc, của văn hóa Trung Hoa chói lọi, mà người dày công tìm kiếm là nhà văn họ Cao, tên Hành Kiện. 2.2.1 Biểu tượng Linh Sơn Không gian nghệ thuật trong Linh Sơn mang tính hình tượng biểu trưng rõ nét. Nó mang nhiều màu sắc khác nhau, từ tôn giáo, tâm linh, thần thánh tới không gian hết sức đời thường của đời sống con người, cũng như của thiên nhiên vạn vật. Lỉnh Sơn giật được giải Nobel không phải là đơn giản hay ngẫu nhiên, ăn may như người ta vẫn bàn tán. Lỉnh Sơn tồn tại trong nó những giá trị văn hóa đích thực, người ta thấy được những giá trị đó trong công cuộc “khai quật lại” nền văn hóa bản địa quanh bờ sông Dương Tử. Có thể nói, ngay từ tên tác phẩm cũng là một biếu tượng đa nghĩa trong tác phấm. Tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa song cũng không hề mang tính kiêu căng kiêu ngạo của đất nước có bề dày 7000 năm lịch sử. Cũng không hề mang vẻ ngạo mạn vào sức mạnh nội sinh của văn hóa lâu đời ấy. Đến Linh Sơn, tác phẩm đã cắt bỏ hoàn toàn cái công thức chương hồi muôn thủa trong tiểu thuyết cổ điển, 81 chương trong chuyến hành trình đi tìm ngọn Linh Sơn không còn văng vắng câu kết chuyến hối “muốn biết tình tiêt ra sao, xin mời sang hồi sau sẽ rõ”. Đó là sự thay áo cho tiêu thuyết cổ Trung Quốc, nhưng không làm mất đi cái vẻ mẫu mực đĩnh đạc của thể loại này. Tác phẩm của Cao thực sự đã đưa văn chương Trung Quốc cập tới bến của văn chương hiện đại chủ nghĩa thế giới. Dựa vào nền văn hóa đặc trưng mà hòa nhập bắt kịp văn học nhân loại. Biểu tượng Núi trong tiểu thuyết Linh Sơn là hình ảnh ấn giấu nhiều 35 tầng nghĩa. Vừa mang giá trị văn hóa vừa mang ý nghĩa chinh phục đối với độc giả. Khi người ta gác lại mọi thứ, chinh phục đỉnh cao của nhân loại ngọn Everest kì thú, thì Cao lại đưa người đọc trở về với thế giới tâm linh, với ngọn núi Hồn mang sắc màu dung dị. Cái tên Lỉnh Sơn mang đầy nỗi ám ảnh. Trong văn hóa Phật giáo, Linh Sơn (Linh Thứu Sơn) là tên gọi ngọn núi danh tiếng, gần thành Vương Xá (Rạịagriha) nơi Phật Thích Ca giảng Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, Linh Sơn được ví như cõi Phật!!!. Linh Sơn vì thế được coi là nơi tuyệt đích vậy. Trong tác phấm, nhà văn nói nhiều đến Vũ Di, Vũ Di Sơn. Thôn Vũ Di gần núi cùng tên thuộc tỉnh Giang Tây - Trung Quốc, quê hương của tác giả. Cao Hành Kiện nhiều lần nhắc tới cuộc hành hương dài 15000km của mình bên dòng Dương Tử, chuyến đi đó của ông ăn nhập trùng khít với các nhân vật ta, và cả mi trong tác phẩm. Vậy Linh Sơn là điểm đến lí tương, là cõi Niết Bàn hay cõi chết? Linh sơn là cuộc truy tìm thực sự hay là chỗ bắt đầu cho mọi cuộc kiếm tìm? [17; 152] Hành trình của nhân vật đi kiếm tìm ngọn Linh Sơn là hành trình của người đi tìm lại cái bản ngã của chính mình. Có thể thấy ngọn Linh Sơn là cái hữu ngã trong cái vô ngã, mà người ta tìm mãi tìm mãi không ra. Cao hành Kiện từng nói với báo giới về ĨÀnh Sơn: Với tôi Trung Quốc như một trang sách đã lật xong. Nó đã là quá khứ. Tìm về Linh Sơn, là tìm về quá khứ, tìm về Linh Sơn cũng đế giã từ quá khứ. Linh Sơn chính là công cuộc tìm lại bản thể Trung Hoa mới, nhưng công cuộc tìm kiếm ngọn núi Hồn, núi Thiêng này không hề phải chuyện dễ. Hệt như Lỗ Tấn hồi nào đó quay lại tìm Cố hương, tìm hoài không thấy nên cũng đành Giã từ, Bàng hoàng nhưng không chút thương tiếc. Cũng chang biết Vũ Di Sơn có liên quan gì tới Vu Sơn, Vu Giáp quê hương của mây mưa, rồi mây mưa nảy sinh ra chuyện tình ái. Nhân vật chính đi tìm Linh Sơn, Linh Sơn chưa tới được đã mắc lưới ái tình Vu Di, Vu Sơn, Vu Giáp. Cuộc mắc lưới này cứ khiến ta nghĩ nhiều tới một vị lãnh tụ vĩ đại nào trên thế gian này, người 36 đi tìm tự do tôn kính, người đi tìm khát vọng cho riêng mình, chỉ cần đến được Linh Sơn, chỉ cần được nhìn thấy nó mà mong mỏi hoài không đặng [17; 153]. Ngọn Linh Sơn trong tác phẩm không hề có thật, nó phản lại cái tính tò mò của nhân vật, phản lại ý thức đau đáu kiếm tìm nó của nhân vật.Hành trình của người miệt mài kiếm tìm nó không kết quả, cuộc tìm kiếm được Trần Đĩnh đánh giá hết sức đơn giản và ngắn gọn “Một cuộc đi không tới nơi”. Biết Linh Sơn ở đâu mà tìm, đường đi ra sao mà đi tới. Đi không tới nơi là vì nó không có thật, nó là cái bản ngã có sơ đồ và có lời tuyên chỉ. Chương đầu tiên, nhân vật tự cho mình là người biết nhiều, đi đây đi đó “từ nam chí bắc” nhưng cũng chưa từng nghe qua ngọn Linh Sơn. Dọc đường đi, nhiều người chỉ đường mơ hồ xuất hiện và cũng chả có ai nói được Linh Son ở đâu. Nhưng đến cuối tác phấmmột tia hi vọng lóe lên khi nhân vật của Cao gặp Lão Thạch, một cụ già ngồi chống gậy, tỏ vẻ thông tường, nói về Linh Sơn như biết tất cả “thì nó ở đằng ấy, bên kia sông”. Cuộc kiếm tìm gần như không thấy, khiến hắn mơ màng khó định vị chỗ đứng, không rõ bên này hay bên kia, bất giác nhớ về câu ngạn ngữ co “Cỏ cũng về, không cũng về, đùng ở hên kìa sông gió lạnh thổi ” (chương 76) Linh Sơn là ngọn núi chi phối toàn bộ tác phấm. Trong nguyên bản Linh Sơn tiếng Trung, triết tự rõ ràng Lỉnh trong linh thiêng; Sơn trong sơn thủy. Dịch nguyên nghĩa thì Lỉnh Sơn có nghĩa là Núi Thiêng. Núi thiêng vừa mang giá trị thực tế về nghĩa vừa mang giá trị tâm linh, tinh thần. Nhưng đọc Lỉnh Sơn thấy trong đó có ngọn núi mang Hồn núi. Linh hồn đó theo Lỉnh Sơn trong suốt “cuộc dượt đuối” của các nhân vật ao ước tìm ra nó. Với Linh Sơn, bạn còn tìm thấy được một vẻ đẹp khó tả của thiên nhiên, của nền văn hóa Trung Hoa giàu có của lịch sử. Và không chỉ là nền văn hóa Trung Hoa của người Hán mà còn của của người Miêu, của các dân tộc ít người bị dân tộc Hán cai trị ở vùng bên dưới biên giới Tây Nam. “ Vua Hoàng đế - thủy to của người Hán, diệt Suy Vưu; Vua Đại Vũ là kẻ đầu tiên bóp chết kẻ khác đế thực hiện ý chí 37 của mình ” thế hiện được tính chất tàn bạo của các cuộc suy vong trong lịch sử khốc liệt, hình thành nên một dòng văn hóa nội sinh mạnh mẽ. Nhân vật trong Linh Sơn đi tìm Linh Sơn, một ngọn núi Thiêng trong huyền thoại. Đó là hành trình đi tìm về cái bản ngã vô tận. Là hành trình tìm về gốc gác nguồn cội của văn hóa truyền thống, tìm về quãng thời gian đã đánh mất, những vẻ đẹp của quá khứ, những số mệnh đau khổ của những con người bị đè nén, bị vùi dập, bị lãng quên trước những đổi thay của thời cuộc. Con người trong Linh Sơn thật cô đơn, mảy may tự trò chuyện, dù họ có bấu víu yêu thương hay hành hạ nhau thì họ vẫn cô đơn (mi và nàng; nàng và hắn; ta và nàng). Nhưng phải chăng, chỉ khi họ tự ý thức được sự cô đơn đó thì họ mới tìm thấy được chính mình. Con người tìm về Linh Sơn luôn sốt sắng đặt ra câu hỏi rằng, Lỉnh Sơn xa đây không? Đường đi Lỉnh Sơn như thế nào?Còn đi bao lâu nữa?hay Ớ ĨÃnh Sơn cỏ những gì?... Các câu hỏi không mấy người biết đáp án “người ta chỉ dê dàng tìm thây Lỉnh Đài, Lỉnh Khâu, Lỉnh Nham và thậm chí cả Lỉnh Sơn nếu lật giở tấm bản đồ Trung Quốc các tỉnh”. Biếu tượng Linh Sơn trở nên kì bí khi người ta dày công tìm kiếm mà vô kiến. Hệt như những người phương tây cất công đi tìm tòa án, đi tìm lâu đài, đi tìm cánh cửa của pháp luật. Hình tượng ngọn Linh Sơn trong tác phẩm được các chuyên gia phương Tây đánh giá và công nhận “Ngọn núi hồn đứng sừng sững và tự lấy nó làm hệ quy chiếuNgọn núi hồn thiêng ấy trở đi trở lại trong tác phẩm, trong suốt cuộc hành trình mangtính hiện thực, nhân vật đã chiếm lĩnh phần không gian núi non hiểm trở, bằng phương thức thủ công nhưng chuyên nghiệp đó là phương thức leo trèo, trú ngụ, chinh phục độ cao của rất nhiều ngọn núi, trong cả dãy núi Thanh Thành những 36 ngọn thấp cao cùng 108 danh lam thắng cảnh trên nó. Bản chất của Lỉnh Sơn là lấy thân để chế ngự tâm. Tâm lí dùng dằng không có hệ quy chiếu rõ ràng dễ đẩy người ta rơi vào trạng thái vô minh trong khi đó: “chỉ mảy may vô minh cũng biến cuộc tìm kiếm trở thành công cốc”. Nên có thể nói, Lỉnh Sơn là cái 38 mà người ta vọng tưởng ra rồi hình thành nên cái tham vọng của riêng mình, đi tìm kiếm không ngừng, thế hiện sự u mê, vô minh, và cố chấp. Linh Sơn là không gian của sự phá chấp đến an lạc, nó gần với tự tính vũ trụ, nơi mà nhân vật muốn đến để ngắm mọi thứ trên đời: “đều ở dạng sơ khai”, “có rừng nguyên sinh” (chương 1), “ngắm cảnh phượng hoàng trong Linh Sơn” (chương 3). Đó là một dạng niềm tin nằm trong tâm can con người trong Linh Sơn “Cả hai cùng trèo lên Linh Sơn, nàng muốn ngắm toàn vẹn tâm hồn mi trên đó” (chương 32). Biểu tượng ngọn núi hồn thiêng không được mô tả một cách tỉ mỉ rõ ràng như khi Cao vẽ một bức tranh thủy mặc. Ngọn Linh Sơn được xây dựng nên bằng cách mà người ta tìm kiếm nó, nó là một trạng thái trong tâm hồn con người chứ không phải là một thực thể trong thực tại vũ trụ bao la. Chính điều ấy đã khiến ngọn núi Hồn không ngừng ám ảnh, văng vắg vang lên tiếng vọng của mi và ta trong tâm trí bạn đọc. Lỉnh Sơn còn thể hiện cho quan niệm nhân duyên và duyên khởi trong giáo lí nhà Phật. Con người chỉ cảm thất an lạc tuyệt đối trong không gain tinh khiết của thiện nhiên và trong chính tâm linh bản ngã của mình. Nhân vật đứng bên này sông lẫn lẫn lộn lộn, mất phương hướng, khó xác định được vị trí một cách minh bạch, nhầm lẫn bên này hay bên kia thị trấn Ô Y, chỉ ngộ ra một điều của sự trở về “Có cũng về, không cũng về”. Đó là vạn pháp quy tâm của nhà Phật. Tất cả chỉ bằng chữ “hồi”. Tìm về Linh Sơn là khát khao tìm lại chính bản thân, khát khao được quay về với cái ban đầu của thiên nhiên cũng như cái chân thiện mĩ trong quan niệm của con người, thể hiện được màu sắc tâm linh rõ nét.Ngọn Linh Son trong tác phẩm cùng tên với ngọn Linh Son trong tác phẩm Tây Du kí của Ngô Thừa Ân, được xem là có sự liên văn bản, trong đó có liên can cả về mặt văn hóa. Neu trong Tây Du kỉ, Lỉnh Sơn là tất cả các ngọn núi thiêng trong thiên hạ của nhà Phật, thì sang giọng văn của Cao, Lỉnh Sơn lại tìm hoài không tỏ, Lỉnh Sơn ở đâu đó trong trong tâm người muốn tịnh. Đó cũng chính là lí do mà không gian Thiền được Cao chọn vào nằm trong hệ quy chiếu làm cái kết cho tác phẩm của mình [19;p3.2] 39 Biểu tượng Linh Sơn trong tác phẩm chính là mong muốn tìm kiếm lại một không gian tĩnh mịch rồi chiêm nghiệm lại những gì đã qua cả những thứ đã mất, giá trị hoàng kim của nền văn hóa, của ngôn ngữ Trung Hoa. Neu Cao giống như người đi “tìm vàng”, một thứ “vàng mười” trong ngôi nhà văn hóa dân tộcthì Lỉnh Sơn chính là “hòn vàng” vô vàn giá trị. 2.2.2 Biểu tượng Nhà Tín hiệu biểu tượng tiếp theo được định hình trong tác phẩm Linh Sơn chính là hiếu tượng về ngôi nhà. Nhà là cũng là hình ảnh trở đi trở lại rất nhiều trong tác phẩm. Thể hiện ý thức tự chủ trong công đồng. Ngôi nhà là sự phóng to hay thu nhỏ của không gian sinh hoạt của nhân vật. Trong tác phấm này, hình tượng ngôi nhà cùng với hình tượng gian phòng thể hiện một sự khép kín, kín đáo. Trong đời sống, có nhiều công trình mang tính chất bao phủ được chọn làm biểu tượng đại diện cho một cơ quan, một tổ chức hay một quốc gia. Nhà hát Ôpêra đặt ở thủ đô của nước úc đại diện cho cả một quốc gia lớn. Nhà thờ Đức Bà Pari được coi là biểu tượng của thủ đô cùng với tòa Effen tráng lệ... Song những công trình đó chưa thể hiện được sự khép kín, nhỏ bé của không gian sinh hoạt. Phải khi tiếp cận tác phẩm Linh Sơn, bạn đọc mới hiểu được giá trị bao la và tầng ý nghĩa đa chiều của ngôi nhà trong thực tế đời sống và cả trong văn học nghệ thuật. Trong Từ điển biếu tượng văn hóa thế giớicỏ đoạn; “Theo Bachelard, ngôi nhà là con người nội tâm, các tầng gác, tầng hầm và tầng áp mái tượng trung cho các trạng thải đa dạng của tâm hồn. Tầng hầm tương ủng với cõi vô thức, tầng áp mái tương ứng với mức cao thượng của tinh thần ” [1 ;678]. Trong Lỉnh Sơn, không gian ngôi nhà là nơi đại diện cho sự trở về, gắn liền với nó là sự hiện diện của con người. Con người trong Linh Sơn luôn thế hiện tính nội tâm trong con người mình. Hình tượng ngôi nhà trong tác phẩm được nhắc tới chủ yếu cùng với hình tượng căn phòng, thể hiện sự an toàn, riêng tư, khép kín. Không gian đó trong Lỉnh Sơn mang đậm dấu ấn về động chạm thể xác, là nơi nhân vật tâm tình về hạnh 40 phúc, về tương lai và đại diện cho bến bờ hạnh phúc của tình yêu. Hình tượng nhân vật “/iàng” trong tác phẩm xuất hiện ở những chương đầu tiên bên không gian nhà thủy tạ (chương 3), ở những chương về sau dù chỉ gặp nàng chưa được bao lâu, chỉ thoáng qua trong ngôi làng, trong phòng văn hóa huyện, nàng cũng sẵn sàng hiến dâng cho mi, cho ta những đềm nồng nàn nhất (chương 45). Trinh tiết của nàng đối lấy cho tình yêu, tình yêu chưa được ấp ủ, nhưng cả nàng và ta đều mang nặng một tâm tư “Trước khi ra đi, ta ôm lấy nàng, nàng ngoảnh mặt đi và nhắm mắt lại” [6; 384]. Hình ảnh ngôi nhà gắn liền với người phụ nữ. Trong hồi ức khủng khiếp của Cao suốt 10 năm cơn động loạn cộng thêm sự phản bội của mụ vợ. Ông cố gắng quên đi và ông đã nghĩ đến đàn bà, ông dung hình ảnh người đàn bà như một công cụ đế bắt đầu quên đi tất cả. Ông nghĩ đến những trang truyện tình dục nhiều hơn, và điều ấy được thể hiện lặp đi lặp lại trong sáng tác của ông. Mang một dấu hiệu của hậu hiện đại trong văn chương họ Cao rõ rệt. Rồi cũng chính những hình ảnh đó lại giúp cho Cao lấy lại được hồi ức đẹp đã thấm thoát, và thu gom lại những kinh nghiệm đã mất. Chính điều khó hiểu ấy lại trở thành cái riêng, cái lạ trong tiểu thuyết Linh Sơn. Hình tượng ngôi nhà và căn phòng đan xem trong những trang viết về ham muốn tình dục của người đàn ông và người đàn bà rất xuất sắc. Nhân vật nữ trong sáng tác của Cao sinh động và giàu sức sống, nội tâm mạnh mẽ không kém phần nam giới, nhưng vẫn mang một cái gì đó huyễn hoặc như trong các lời đồng thoại, giai thoại về hồ ly tinh, hồ ly cái lấy chồng, sinh con. Mỗi căn phòng trong ngôi nhà có bóng dáng của người đàn bà là không gian đại diện cho cái vô thức, những khát khao dục vọng mãnh liệt. Có thể nói, không gian ngôi nhà hoặc ở phạm vi nhỏ hơn là không gian căn phòng mang đậ chất riêng tư với những bi kịch về sự tan nát, đổ vỡ của hạnh phúc, sự lạm dụng tình dục, lừa dối và giả tạo của những gã sở khanh, những mối tình qua đường của người phụ nữ luôn làm cháy lên trong họ khát vọng mới về những người đàn ông mới, cuộc sống mới. Những ước mơ được lấp đầy những khoảng trống và nhu cầu được yêu thương, nâng niu chiều, chuộng luôn tồn tại trong tâm tư người phụ nữ.Với nàng đó là 41 những lần nàng đòi hỏi ở mi những lần vuốt ve vê vãn, những đêm ái ân lồ lộ, mà đôi khi từ trang viết của Cao người đọc lại ngỡ mình đang xem trên màn ảnh nhỏ. Ngôi nhà xuất hiện trong dòng hồi ức, dòng ý thức của nhân vật mi, gắn với sự mô tả đúng theo tưởng tượng của nhân vật. Ngôi nhà với cái sân lát gạch màu đở, kí ức hiện về với con thỏ lông trắng, mắt đỏ, bạn của “ta ” trong truyện nổi lềnh bềnh, nhớp nhúa trong hố phân... Còn đối với người kể chuyện, tức nhân vật ta thì hình tượng căn nhà cũng là một quá khứ buồn bã và đau đớn. Cũng có khi nó là biếu tượng của danh vọng, của cải vật chất, sự nghiệp với sách vở trong căn phòng bừa bộn, mùi khó thuốc ám ảnh gây cảm giác tù túng, ngột ngạt và bế tắc. Đó cũng cũng là lí do mà ta đã rời bỏ căn nhà cũ của mình ra đi để hòa mình vào cuộc sống hoang dã bên thiên nhiên, với những cuộc kiếm tìm sưu tầm ca dao, dân ca và những điều mới lạ, những câu chuyện kì thú cũng chỉ để thay đổi không gian sống, thay đổi mùi vị cuộc sống nhàm chán đầy bất trắc. Ngôi nhà đại diện cho vùng không gian nhỏ bé, cuộc kiếm tìm như vùng thoát ra khỏi không gian nhỏ hẹp ấy để đến với thế giới bên ngoài, bên bờ sông Dương Tử. Người ta nói về ngôi nhà như nói về sự đông đủ, sự ấm áp nhưng trong Lỉnh Sơn nó đại diện cho sự cô đơn quạnh vắng. Chính là tư trong căn phòng nơi những đêm tình yêu nóng bỏng mà cũng chỉ là thoáng qua. Nhà trở thành một “chiếc cũi” nhỏ bé và tù túng, chứa đựng trong đó là khoảng không gian mang tính dục vọng của các nhân vật. Lục tìm trong từng ngóc ngách của ngôi nhà là hệ thống hình tượng các gian phòng. Gian phòng trong Linh Sơn, Khi khai thác sâu thì có lẽ đây cũng trở thành một biểu tượng có giá trị về tình yêu và sắc dục.Không gian phòng chính là nơi mà nàngcó một gia đình không hạnh phúc với anh chồng làm kĩ sư điện tử, là căn phòng mà nam giới dễ dàng bị rơi vào vòng giăng mắc của những đêm lưới tình với nàng,nàng đã từng qua đêm với người yêu trước, với thầy giáo, và sau này với cả mi, với cả ta. Bước chân ra khỏi căn phòng như “bẫytình ấy” nàng gặp ta, gặp mi và yêu thương chớm nở một mùa mới. Nàng cống hiến nữa đi trong những ngôi nhà trọ, hay nhà nghỉ chân, trú nhờ của nàng cùng với tình nhân đêm ấy. Khai thác từ góc độ không gian căn phòng luyến ái mà 42 thạc sĩ Hoàng Thị Phương Ngọc đánh giá rằng, không gian căn phòng trong tiểu thuyết Linh Sơn là “không gian phản ánh so phận và khát vọng của người phụ nữ [...]... biểu tượng không gian trong Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện NỘI DUNG Chương 1 CÁC LOẠI KHÔNG GIAN TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN 1.1 Khái niệm Không gian, Không gian nghệ thuật 1.1.1 Không gian Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không gian - thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian 1 1 MỜ ĐẦU Trong cuốn Từ điển... Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là hình thức tồn tại và trỉến khai thế giới nghệ thuật Neu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ỷ nghĩa thì không gian nghệ thuật ỉà trường nhìn của cách nhìn” [15;88-89] Nhìn chung, không gian nghệ thuật không phải và khác hẳn với không gian hiện thực, không gian vật lý Nó là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của. .. được hình ảnh biểu tượng của toàn tác phẩm .Không gian nghệ thuật chi phối sự dịch chuyển di động của nhân vật, hơn thế nữa không gian nghệ thuật còn là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.Cho nên, việc xác định biểu tượng không gian trong một tác phẩm văn học phụ thuộc hoàn toàn và không gian nghệ thuật trong tác phấm ấy Đối với Cao Hành Kiện, việc tiếp xúc nhiều... 2 gian vật chất, không gian vật lí, chứ chưa phải không gian nghệ thuật. Như vậy, không gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật Không gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu 1.1.2 Không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Nếu như mọi vật trong. .. về không gian, không gian nghệ thuật cũng như biếu tượng không gian để thấy được cách bày trí không gian của tác giả Cao Hành Kiện, các điểm nhìn từ không gian vào tâm hồn cá nhân trong tác phẩm 5 Phương pháp nghiên CÚ11 Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp so sánh liên nghành Phương pháp phân tích văn bản 6 Đóng góp của khóa luận Góp phần khám phá nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật. .. thuật của tác phẩm một cách khách quan và khoa học Xây dựng hệ thống biểu tưởng không gian và chỉ ra được các loại không gian trong tác phấm Củng cố khái niệm, và đưa ra cái nhìn mới về biểu tượng không gian trong tác phẩm 7 Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Nội dung khóa luận gồm hai chương như sau: Chương 1 Các loại không gian trong Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện Chương 2 Các biểu tượng không. .. gian tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật 1.2 Các loại không gian trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện Nhắc tới Linh Sơn, người ta nghĩ ngay tới Cao Hành Kiện và những vấn đề xung quanh cá nhân ông Giải Nobel văn học 2000 rơi vào tay một nhà văn học người Trung Hoa mang quốc tịch Pháp Lỉnh Sơn đắc thắng, nhiều người coi đó như một sự may mắn Song thực tế, Lỉnh Sơn lại rất hiện đại cả về bút... bên trong của hình tượng nghệ thuật thế hiện tính chỉnh thê của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điếm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhât định, qua đó thê giới nghệ thuật cụ thê, cảm tính bộc lộ hoàn toàn quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp noi, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viên cảnh nghệ thuật Không gian nghệ thuật. .. Thiêng của cả dân tộc, của văn hóa Trung Hoa chói lọi, mà người dày công tìm kiếm là nhà văn họ Cao, tên Hành Kiện 2.2.1 Biểu tượng Linh Sơn Không gian nghệ thuật trong Linh Sơn mang tính hình tượng biểu trưng rõ nét Nó mang nhiều màu sắc khác nhau, từ tôn giáo, tâm linh, thần thánh tới không gian hết sức đời thường của đời sống con người, cũng như của thiên nhiên vạn vật Lỉnh Sơn giật được giải Nobel không. .. xưng mi Không gian tâm linh mang giá trị thiêng thần song cũng là cái gần với bản chất của ngọn Linh Sơn trong tác phẩm Chất du kí trong tác phẩm chảy thành mạch máu nuôi dưỡng sự trường tồn của tác phấm tạo nên tính dịch chuyển trong không gian và tạo nên nhiều loại không gian trong đó Các loại không gian trong tác phẩm nhằm khắc sâu thêm giá trị văn hóa Trung Hoa, 31 vẻ đa hình vạn trạng của ngôn

Ngày đăng: 30/09/2015, 10:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN

    • KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

      • Chuyên ngành: Văn học Nước ngoàỉ

      • KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN

        • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

          • Chuyên ngành: Văn học Nước ngoàỉ

            • 1. Lí do chọn đề tài

            • 3.2 Phạm vỉ khảo sát

              • 6. Đóng góp của khóa luận

              • 7. Bố cục của khóa luận

              • 1.2 Các loại không gian trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện

              • 2.1 Khái quát về biểu tượng

              • 2.2 Các biểu tượng không gian trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện

              • Tiễu kết

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan