Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong đời mưa gió của nhất linh, khái hưng và chúa đã tạo ra đàn bà của simone colette (KL07172)

65 638 1
Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong đời mưa gió của nhất linh, khái hưng và chúa đã tạo ra đàn bà của simone colette (KL07172)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... đồng kiểu nhân vật nữ loạn Đời mưa gió Nhất Linh – Khái Hưng Và chúa tạo đàn bà Simone Colette Chương 3: Sự khác biệt kiểu nhân vật nữ loạn Đời mưa gió Nhất Linh – Khái Hưng Và chúa tạo đàn bà Simone. .. LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH – KHÁI HƯNG VÀ VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE Đời mưa gió Nhất Linh – Khái Hưng Và chúa tạo đàn bà Simone Colette hai tiểu thuyết viết nổi loạn ... CHƯƠNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH – KHÁI HƯNG VÀ VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE Nhất Linh – Khái Hưng Simone Colette nhà văn có tư tưởng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********** CAO THỊ HƯƠNG KIỂU NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH, KHÁI HƯNG VÀ VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI – 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********** CAO THỊ HƯƠNG KIỂU NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH, KHÁI HƯNG VÀ VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Vân Anh HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học và các bạn sinh viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Cao Thị Hương LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Anh. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Cao Thị Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 5 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH .............. 6 1.1. Khái niệm văn học so sánh và sự hình thành bộ môn Văn học so sánh ....... 6 1.1.1. Khái niệm văn học so sánh ...................................................................... 6 1.1.2. Sự hình thành bộ môn Văn học so sánh ................................................... 9 1.2. Các loại hình nghiên cứu văn học so sánh.................................................. 10 1.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng ........................................................................... 10 1.2.2. Nghiên cứu song song............................................................................. 14 1.2.3. Nghiên cứu liên ngành ........................................................................... 17 1.3. Ý nghĩa và tác dụng của bộ môn Văn học so sánh .................................... 18 CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH – KHÁI HƯNG VÀ VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE................................. 19 2.1. Tính cách hồn nhiên, tươi trẻ ..................................................................... 19 2.2. Hình tượng người phụ nữ nổi loạn như là một phương tiện biểu hiện tư tưởng nữ quyền ............................................................................................... 23 2.2.1. Người phụ nữ với khát vọng vượt thoát khỏi những cổ lệ, giáo điều hà khắc ................................................................................................................. 23 2.2.2. Người phụ nữ được khắc họa đậm nét ở phương diện bản năng tính dục..27 2.3. Bi kịch của sự “lệch chuẩn” ...................................................................... 30 2.4. Thủ pháp đối lập trong miêu tả nhân vật ................................................... 35 CHƯƠNG 3: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH – KHÁI HƯNG VÀ VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE ............................................ 40 3.1. Sự miêu tả ngoại hình nhân vật ................................................................. 40 3.2. Phương thức miêu tả mặt bản năng dục tính .............................................. 43 3.3. Tính chất của sự nổi loạn .......................................................................... 49 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng hướng con người tới các giá trị chân – thiện – mĩ cao nhất. Văn hào Nga – M. Gorki từng khẳng định “văn học là nhân học”. Điều này đồng nghĩa với việc xác quyết đối tượng miêu tả chủ yếu trong văn học chính là con người. Con người trong văn học là trung tâm kết tinh mọi giá trị và là điểm tựa để nhà văn nhìn ra thế giới. Bởi vậy, tác phẩm văn học không bao giờ vắng bóng nhân vật. Nó là một phương tiện thiết yếu bộc lộ tư tưởng, quan niệm nghệ thuật cũng như lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời, về con người. Chính vì thế, nghiên cứu tác phẩm văn học không thể không tiếp cận nhân vật văn học. Việc nghiên cứu nhân vật văn học sẽ giúp nhận diện những diễn biến tư tưởng, cảm quan đời sống và phong cách nghệ thuật của nhà văn, từ đó có cơ sở để khẳng định những đóng góp riêng của nhà văn vào tiến trình văn học dân tộc. 1.2. Từ xưa tới nay, người phụ nữ không chỉ hiện hữu như một tất thể trong thực tế đời sống mà còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong các sáng tác thi ca nhân loại. Thực tiễn văn học cho thấy, trong suốt trường kì lịch sử, người phụ nữ luôn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và bị phụ thuộc. Họ bị trói buộc bởi những thành kiến bảo thủ, lạc hậu mà chế độ phụ quyền thiết lập nên.Tuy nhiên, xã hội ngày càng tiến bộ, người phụ nữ cũng ngày càng ý thức được giá trị, vai trò của mình. Họ đã tự vươn lên để tìm cách giải phóng cho mình, chủ động đi tìm hạnh phúc và sống theo cá tính bản thân. Đó được xem là sự phá cách, “nổi loạn” của giới nữ để vượt thoát ra khỏi những khuôn phép, lề thói kìm buộc người phụ nữ, đồng thời đả phá vào những tư tưởng đạo đức cố hữu lỗi thời nhằm lấy lại sự công bằng cho giới mình. 1.3. Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette là hai tác phẩm cùng viết về sự “nổi loạn” của giới nữ. Hai tác phẩm cũng đồng thời là đại diện cho hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau. Nghiên cứu về hai tác phẩm này đã có nhiều bài viết, nhận xét đánh giá trên nhiều 1 khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, song, nó chưa được nhìn nhận ở phương diện văn học so sánh. 1.4. Từ lâu, văn học so sánh đã trở thành một bộ môn quan trọng trong nghiên cứu văn học. Ở Việt Nam hiện nay, nó cũng đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng. Cũng đã có một số chuyên luận giới thiệu lý thuyết và các công trình nghiên cứu cụ thể về Văn học so sánh như: “Góp phần tìm hiểu văn học so sánh” của Nguyễn Văn Dân, “ Mấy vấn đề về văn học so sánh và so sánh văn học” của Lê Đình Cúc, “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh, “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan, “Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam” của Nguyễn Xuân Hòa … Các công trình này có đóng góp là áp dụng lý thuyết văn học so sánh vào việc nghiên cứu trong thực tiễn. Tuy nhiên, hiện trạng nghiên cứu của bộ môn này hiện nay còn chưa xứng đáng với tiềm năng của nó. 1.5. Dựa trên tinh thần nghiên cứu đó, tác giả khóa luận lựa chọn đề tài “Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette” với mục đích làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong hai tác phẩm. Đồng thời, với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần công sức vào việc khẳng định vị trí của bộ môn Văn học so sánh và ứng dụng của bộ môn này trong thực tiễn nghiên cứu văn học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về tiểu thuyết Đời mưa gió đã có nhiều nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá tác phẩm này ở các khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến một số ý kiến, đánh giá, bình luận như: Trong Lời giới thiệu tác phẩm Đời mưa gió, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng: “Tuyết trong Đời mưa gió là mẫu hình mới, sản phẩm của lối ăn chơi trác táng” [13; tr.5]. Trong cuốn Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đánh giá: “Tuyết là mẫu hình mới của tự do cá nhân… Tuyết chỉ tôn thờ sự hưởng 2 thụ và ảo tưởng một cõi tự do tuyệt đối, “không bao giờ trở thành vật sở hữu của ai” nhưng lại muốn sở hữu tất cả. Đó là sự phát triển méo mó của ý thức cá nhân” [21; tr.55]. Giáo trình Văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập I, cũng có nhận định về tác phẩm này: “Với Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng, cái tự do cá nhân đã trở thành con người cá nhân trầm trọng, chủ nghĩa lãng mạn đã nhiễm thêm chất độc của tâm lý trụy lạc” [18; tr.143]. Trong bài viết “Những ấn tượng còn đọng lại” in trong cuốn Tự lực văn đoàn: Trào lưu – tác giả, Bùi Hiển nhận xét: “Tuyết trong Đời mưa gió lao vào con đường trụy lạc với triết lý của con thiêu thân, với một tuyên ngôn liều lĩnh trắng trợn mang màu sắc cá nhân chủ nghĩa cực đoan (…), tính cách ấy có phần cách biệt xa lạ so với hoàn cảnh và tâm lý xã hội chung thời bấy giờ” [9; tr.430]. Tuy nhiên, cũng trong cuốn Tự lực văn đoàn: Trào lưu – tác giả thì tác giả Hà Minh Đức với bài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn” lại đề cập đến nhân vật Tuyết với tư cách là một kiểu nhân vật mới mẻ trong văn chương Tự lực văn đoàn, đại diện cho lớp phụ nữ sống “phá cách”, vươn lên giải phóng cho mình [9; tr.52-53]. Đối với tiểu thuyết Và chúa đã tạo ra đàn bà, theo quan sát của chúng tôi, vì tác phẩm này mới được dịch ra ở Việt Nam (Nguyên Thiện dịch năm 2012) cho nên chưa có một công trình nghiên cứu nào về tác phẩm. Trong khi đó, ở phương Tây, nó được biết đến nhiều hơn qua đời sống điện ảnh. Khi tìm hiểu các bài viết về Và chúa đã tạo ra đàn bà với tư cách là một tác phẩm văn học thì chúng tôi nhận thấy các bài viết mới chỉ dừng lại ở những nhận xét sơ lược mang tính chất giới thiệu sách, giới thiệu tác phẩm mà thôi. Như vậy, qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu kể trên, chúng tôi nhận thấy, hai tác phẩm Đời mưa gió và Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng đã được các nhà nghiên cứu bàn đến ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên vấn đề nhân vật nữ “nổi loạn” trong hai tác phẩm kể trên chưa được nghiên cứu khách quan, cụ thể ở thế đối sánh. Do đó, dựa trên lý thuyết văn học so sánh và đặc điểm của hai cuốn tiểu 3 thuyết Đời mưa gió và Và chúa đã tạo ra đàn bà, tác giả khóa luận lựa chọn đề tài “Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette” với mục đích làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong việc thiết tạo kiểu nhân vật của hai tác phẩm. Đồng thời qua đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ góp phần ứng dụng lý thuyết văn học so sánh vào nghiên cứu trong thực tiễn văn học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Áp dụng lý thuyết của Văn học so sánh vào việc nghiên cứu đề tài “Kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette” nhằm thấy được những nét đặc sắc cũng như giá trị của mỗi tác phẩm. - Đối chiếu kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong hai tác phẩm để nhận biết những ảnh hưởng, sáng tạo và những đặc thù của mỗi tác phẩm. - Góp phần khẳng định sự thành công về đề tài nữ giới của hai tác giả qua hai tác phẩm của mình ở những thời điểm lịch sử khác nhau. Việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần khẳng định vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Văn học so sánh trong bối cảnh nghiên cứu văn học hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu so sánh kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong hai tác phẩm nêu trên ở cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật nữ trong hai tác phẩm Đời mưa gió của Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài khóa luận tập trung phạm vi nghiên cứu trong hai tác phẩm: - Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1989. - Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette, NXB Trẻ, 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp hệ thống Trong các phương pháp kể trên, phương pháp so sánh được chúng tôi sử dụng là phương pháp trọng yếu. 6. Đóng góp của khóa luận - Về phương diện lý luận, khóa luận góp phần làm rõ đặc trưng của Văn học so sánh với tư cách là một bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc. - Trên cơ sở so sánh kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette, khóa luận chỉ ra nét tương đồng cũng như khác biệt trong cách xây dựng hình tượng hai nhân vật của hai tác giả. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được cấu trúc thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về văn học so sánh Chương 2: Sự tương đồng giữa kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette Chương 3: Sự khác biệt giữa kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH 1.1. Khái niệm văn học so sánh và sự hình thành của bộ môn Văn học so sánh 1.1.1. Khái niệm văn học so sánh Trên thế giới hiện nay, thuật ngữ văn học so sánh đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học. Trong đời sống, trong sáng tạo nghệ thuật, kể cả trong nghiên cứu văn học, bằng thói quen hoặc từ ý thức thẩm mĩ, người ta thường dùng thao tác so sánh. Nhưng các thao tác ấy, phần nhiều chỉ biến khái niệm trừu tượng hiển hiện thành hình ảnh sinh động, thành hình tượng nghệ thuật, khơi gợi trực tiếp ấn tượng, xúc cảm. Còn các công trình học thuật, trước thế kỷ XVII – XVIII, chỉ mới dừng lại đối sánh những hiện tượng trong cùng một nền văn học. Khi đó, chúng chỉ là thao tác so sánh, ở cấp độ phương pháp, tức so sánh văn học. Vậy thế nào là văn học so sánh? Xuất phát từ các cách nhìn nhận và ở các thời điểm khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa về văn học so sánh. Một số nhà văn học so sánh cho rằng, bản thân từ văn học so sánh là cái tên chưa thực sự đầy đủ, còn dễ gây nên hiểu lầm. Wellek cho rằng: “So sánh là phương pháp mà tất cả phê bình và khoa học đều sử dụng, bất luận thế nào nó cũng không thể trình bày đầy đủ về quá trình đặc thù của nghiên cứu văn học”. Hơn nữa, do mỗi nước lại có cách biểu đạt và phiên dịch khác nhau về từ văn học so sánh, nên trọng điểm mà họ nhấn mạnh cũng khác nhau. Ví dụ, từ so sánh trong văn học so sánh tiếng Pháp là comparée, nó ám chỉ trong lịch sử văn học đã từng nảy sinh quan hệ văn học giữa các nước. Trong tiếng Anh, comparative là tính từ, nó làm định ngữ cho từ literature (văn học). Còn ở Trung Quốc, hai chữ so sánh (比较 : tỷ giáo) trong tiếng Hán dễ làm cho người ta nghĩ đến động tác so sánh, đồng thời từ văn học so sánh trong tiếng Hán về mặt chữ không có hàm nghĩa là nghiên cứu văn học. Mặc dù các nước lý giải văn học so sánh là khác nhau nhưng do tính quy ước 6 của bản thân ngôn ngữ, nên khái niệm văn học so sánh được các nước thừa nhận. Người ta tiếp nhận cách nói giản lược này. Trong mục từ “Văn học so sánh” viết trong cuốn “Trung Quốc đại bách khoa toàn thư”, giáo sư Nhạc Đại Vân ở Đại Học Bắc Kinh đưa ra một giới định: “Văn học so sánh – một phân nhành của nghiên cứu văn học, xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Nó là một khoa học nghiên cứu so sánh một cách lịch sử quá trình có tác dụng tương hỗ giữa hai nền văn học dân tộc trở lên, nó nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ hình thức nghệ thuật và hình thái ý thức của các nền văn học dân tộc đó”. Daniel – Henri Pageaux cũng có định nghĩa tương tự: “Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu mối quan hệ tương đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hóa khác nhau, cho dù có chung một truyền thống” [29]. Remak, nhà nghiên cứu Hoa Kì, định nghĩa có phần đầy đủ hơn: “Văn học so sánh là nghiên cứu văn học vượt ra ngoài phạm vi của một nước và nghiên cứu mối quan hệ văn học với tri thức khác và lĩnh vực tín ngưỡng, bao gồm nghệ thuật (như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc), triết học, lịch sử, khoa học tự nhiên, tôn giáo, … Nói gọn lại, đó là đem văn học một nước mà so sánh với văn học của một hay nhiều nước khác, so sánh với các lĩnh vực biểu hiện khác của loài người” [28]. Tại Việt Nam, sự quan tâm đến văn học so sánh cũng được thể hiện trong nhiều bài viết khá công phu. Trương Đăng Dung trong bài báo “Văn học dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh” định nghĩa rằng: “Văn học so sánh là một trong những ngành khoa học văn học nghiên cứu mối quan hệ qua lại cũng như những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn học nhằm tiếp cận tiến trình văn học lớn nhất: Văn học thế giới” [6; tr.21]. Nguyễn Văn Dân thì định nghĩa: “Văn học so sánh là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc” [4; tr.19]. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã nói tới đặc 7 trưng quan trọng nhất của bộ môn Văn học so sánh là nghiên cứu so sánh tác giả, tác phẩm… giữa các quốc gia trong nền văn học thế giới. Về “Văn học so sánh” có nhiều ý kiến nghiên cứu, song xét về bản chất văn học so sánh là tên gọi một hệ thống phương pháp luận, một bộ môn trong khoa nghiên cứu văn chương. Nó phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù của bộ môn. Cụ thể, nó chỉ bao hàm những so sánh liên văn học: nó tiến hành đối sánh các nền văn học dân tộc với nhau. Quá trình đối sánh này phải đảm bảo tính khách quan, phi định kiến: nhà nghiên cứu không vì lòng tự tôn, tự ti dân tộc, mà nhân danh văn học so sánh để hạ thấp các nền văn học dân tộc khác, hoặc mặc cảm về văn học dân tộc mình. Thao tác so sánh phải trên cơ sở cùng loại: tác phẩm sánh cùng tác phẩm, tác giả đi bên tác giả, … Sự so sánh phải đa diện, nhiều cấp độ, nhiều hệ thống. Tất cả đều hướng về lợi ích quốc tế, giải quyết mọi cái riêng qua cái chung. Sự giàu có của văn học thế giới phải hội tụ từ vẻ đẹp phong phú, đặc sắc của từng nền văn học dân tộc. Ngược lại, văn học từng dân tộc, cũng nhờ đặt trong hệ thống, mà thấy mình độc đáo, đầy sức sống. Mục đích của văn học so sánh, vì thế, là xác định tính khái quát của văn học nhân loại, đồng thời chứng minh tính đặc thù của mỗi nền văn học dân tộc. Đó cũng là quá trình giải quyết cái chung và cái riêng, cái quốc tế và cái dân tộc. Mọi trường phái văn học so sánh, muốn thật sự khách quan, khoa học, đều phải tuân thủ các nguyên tắc và các mục đích cụ thể này. Nói một cách ngắn gọn thì có thể hiểu văn học so sánh là sự nghiên cứu đối chiếu, so sánh giữa hai hay nhiều hiện tượng (tác giả, tác phẩm, trào lưu,…) thuộc các nền văn học dân tộc để chỉ ra mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc, là sự so sánh giữa văn học và các lĩnh vực biểu hiện khác của nhân loại. Khi nghiên cứu về định nghĩa văn học so sánh, chúng ta cũng cần phải lưu ý để phân biệt được hai khái niệm: văn học so sánh và so sánh văn học. Đây là hai khái niệm thường có sự nhầm lẫn khi sử dụng, cho nên, cần khẳng định rằng: Văn học so sánh khác với so sánh văn học. Văn học so sánh là một bộ môn khoa học độc 8 lập; còn so sánh văn học chỉ là một phương pháp của tất cả các ngành nghiên cứu văn học. 1.1.2. Sự hình thành bộ môn Văn học so sánh 1.1.2.1. Điều kiện hình thành bộ môn Văn học so sánh Văn học so sánh hình thành dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có hai điều kiện cơ bản là điều kiện văn hóa – xã hội và điều kiện học thuật. - Điều kiện văn hóa – xã hội: Văn học thế giới đã có mối liên hệ từ xa xưa nhưng ý thức hệ của con người chưa hướng nhiều tới sự tác động, ảnh hưởng qua lại đó. Phải tới thế kỉ XIX, khi xã hội loài người có sự chuyển đổi hình thái kinh tế, nhu cầu giao lưu về mọi lĩnh vực, trong đó có văn học thì mới hình thành nền văn học thế giới và lúc đó ý thức so sánh mới bắt đầu. Sự ra đời của bộ môn Văn học so sánh liên quan trực tiếp đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và ý thức chủ nghĩa thế giới. Phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản không ngừng thúc đẩy mối liên hệ và giao lưu các mặt kinh tế thị trường cũng như giao lưu về văn hóa. Từ trào lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa cuốn hút toàn châu Âu và sự thức tỉnh của văn học thế giới chủ nghĩa cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là điều kiện cho sự ra đời của Văn học so sánh. - Điều kiện học thuật: Từ đầu thế kỉ XIX, sự phát triển cực thịnh của khoa học lịch sử tạo điều kiện cho sự phát triển nở rộ của các bộ môn lịch sử văn học. Phương pháp so sánh được áp dụng ngày càng chuyên sâu trong nhiều ngành khoa học (như Lịch sử ngôn ngữ học so sánh, Lịch sử folklore so sánh, …). 1.1.2.2. Quá trình phát triển của bộ môn Văn học so sánh Giai đoạn thứ nhất – nửa cuối thế kỉ XIX: Giai đoạn hình thành và khẳng định. Xây dựng nền móng cho bộ môn phải kể đến công lao của các nhà nghiên cứu lịch sử văn học các nước Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Mĩ Latinh. 9 Giai đoạn thứ hai – nửa đầu thế kỉ XX: Giai đoạn phát triển. Giai đoạn này tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng và vay mượn. Đóng góp lớn cho giai đoạn này là một số tác giả nghiên cứu văn học người Pháp như: Fernand Baldensperger, Paul Van Tieghem, Marius – Francois Guyard… với trường phái thực chứng – lịch sử. Giai đoạn thứ ba – nửa sau thế kỉ XX đến nay: Giai đoạn hoàn chỉnh bộ môn Văn học so sánh. Giai đoạn này, Văn học so sánh vượt qua chủ nghĩa thực chứng, khắc phục lý thuyết vay mượn để nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế (trực tiếp hay không trực tiếp). Đồng thời cũng mở rộng đối tượng nghiên cứu của nó sang lĩnh vực các hiện tượng tương đồng. Giai đoạn này có sự góp công của các nhà nghiên cứu Mĩ, Pháp như: René Wellek, R. Étiemble… hay các nhà nghiên cứu Nga – Xô như V. M. Zirmunsky, E. M. Meletinsky… 1.2. Các loại hình nghiên cứu văn học so sánh 1.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng 1.2.1.1. Khái niệm “Ảnh hưởng” là khái niệm hạt nhân của phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng. Khái niệm “ảnh hưởng” của văn học so sánh khác với khái niệm “ảnh hưởng” mang ý nghĩa chung chung. Thông thường nói ảnh hưởng là chỉ sự vật này có tác động tới sự vật khác, dẫn đến sự phản ứng và phản hồi của sự vật sau. “Ảnh hưởng” của văn học so sánh nhấn mạnh đến “tính ngoại lai”, nó quan tâm đến sự xâm nhập của yếu tố ngoại lai. Nghiên cứu ảnh hưởng (còn gọi là nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp) trong văn học so sánh là “việc dùng phương pháp lịch sử để xử lí các mối liên hệ thực tế tồn tại giữa các nền văn học dân tộc khác nhau, căn cứ của nó là sự giao lưu tiếp xúc lẫn nhau giữa các nền văn học dân tộc. Nghiên cứu ảnh hưởng nhấn mạnh đến thực chứng và liên hệ thực tế, phàm các suy luận hoặc phán đoán thiếu căn cứ thực tế đều không thuộc phạm trù nghiên cứu ảnh hưởng” [15; tr.71]. Chẳng hạn, chúng ta có thể nghiên cứu ảnh hưởng giữa hai nhà văn như Vũ Trọng Phụng và Zola; nghiên cứu ảnh hưởng giữa nhà văn với trào lưu văn học như 10 Bích Khê với thơ tượng trưng Pháp; hay nghiên cứu ảnh hưởng giữa hai nền văn học như văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc, … Nghiên cứu ảnh hưởng là loại hình nghiên cứu có sức thuyết phục, cũng là phương pháp xuất hiện sớm nhất. Đóng góp cho loại hình nghiên cứu này là các nhà nghiên cứu người Pháp như F. Baldenseprger, P.V. Tieghem, M. F. Guyard, … 1.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu được các hiện tượng văn học theo hướng so sánh ảnh hưởng, trước tiên người nghiên cứu phải đặt giả thiết (phải có tư tưởng thì mới có giả thiết). Tiếp đến phải tìm tư liệu để chứng minh và làm sáng tỏ giả thiết đó. Sau khi có tư liệu, người viết sử dụng phương pháp phân tích những tư liệu đó để tìm cội nguồn, tìm sự sáng tạo của đối tượng so sánh. Và cuối cùng, dùng phương pháp tìm ảnh hưởng và siêu ảnh hưởng để nghiên cứu về đối tượng. 1.2.1.3. Điều kiện nảy sinh ảnh hưởng Điều kiện nảy sinh ảnh hưởng bao gồm phải có cái gây ảnh hưởng và cái chịu ảnh hưởng. Cái gây ảnh hưởng là cái phải có sức lan tỏa, về mặt nào đó phải có vị trí vượt trội dẫn đầu hoặc phải có một số nhân tố phù hợp với điều kiện của cái chịu ảnh hưởng. Cái chịu ảnh hưởng bao gồm hoàn cảnh xã hội của nước tiếp nhận (mức độ cởi mở của chính trị, tinh thần dân tộc, kết cấu tâm lý văn hóa) và truyền thống nghệ thuật, thói quen thưởng thức của nước đó. Ngoài ra, sự ảnh hưởng cũng phụ thuộc vào điều kiện nội tại của cá nhân người chịu ảnh hưởng (tư tưởng, cá tính, khí chất, hứng thú của nhà văn với một hiện tượng văn học cụ thể). 1.2.1.4. Tính chất và mức độ ảnh hưởng Về tính chất ảnh hưởng, có thể nhìn nhận ở hai khía cạnh, đó là ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp hay ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. Ảnh hưởng trực tiếp là sự tiếp xúc, tiếp nhận trực tiếp. Ảnh hưởng gián tiếp là tiếp xúc, tiếp nhận qua “môi giới” như dịch thuật, bình luận, giới thiệu,… Ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp có mối quan hệ mật thiết. Ảnh hưởng trực 11 tiếp thường thúc đẩy ảnh hưởng gián tiếp, nhưng rồi ảnh hưởng gián tiếp lại chuyển hóa thành ảnh hưởng trực tiếp. Chẳng hạn như, một số chí sĩ Đông Du Nhật Bản, họ thông qua Trung Quốc để học tập phương Tây, ngược lại, một số sách dịch Tây học thời cận đại Trung Quốc có không ít danh từ trong Trung văn đều vay mượn của Nhật Bản. Ảnh hưởng tích cực là sự ảnh hưởng có khả năng thúc đẩy, làm phong phú sáng tác của các nước khác. Hoặc cũng có thể nói, cái chịu ảnh hưởng tiếp nhận, tiêu biến nhân tố ngoại lai, sáng tác dựa trên các tác phẩm ưu tú. Ngược lại, ảnh hưởng tiêu cực làm ngăn cản, phá hoại sáng tác của nước khác. Hay nói cách khác, cái chịu ảnh hưởng chống lại hoặc phủ định một số nhân tố của cái gây ảnh hưởng. Ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực trong một số trường hợp chúng xen lẫn nhau. Chẳng hạn, vào thời Ngũ Tứ ở Trung Quốc, ảnh hưởng của các trào lưu văn học phương Tây với văn đàn Trung Quốc đã làm phong phú các sáng tác, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự đứt đoạn giữa văn học mới với văn học truyền thống. Về mức độ ảnh hưởng, có thể là sự vay mượn ở cấp độ đề tài, chủ đề, cốt truyên; hay ảnh hưởng về kỹ thuật viết văn; ảnh hưởng về quan niệm… 1.2.1.5. Các loại hình nghiên cứu ảnh hưởng Nghiên cứu ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở cái ảnh hưởng, mà phải đứng từ góc độ của cái chịu ảnh hưởng, phải xuất phát từ yêu cầu xã hội thực tế của cái chịu ảnh hưởng mới thấy hết giá trị đặc thù dân tộc của nó. Ảnh hưởng không đơn giản chỉ là sự sao chép, vay mượn, mô phỏng, học tập mà còn là vấn đề đồng hóa, sáng tạo, vượt lên để sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới. Nghiên cứu ảnh hưởng được đặt trên nhiều phương diện. Về cơ bản, có thể nghiên cứu theo các hướng sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng giữa nhà văn với nhà văn, chẳng hạn như Lỗ Tấn và Gogol, Vũ Trọng Phụng và Zola, Maiakovski với Trần Dần, … - Nghiên cứu ảnh hưởng giữa tác phẩm với tác phẩm. Ví dụ: Huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp – Con đầm pích của Puskin, Thiên sứ của Phạm Thị Hoài và Cái trống thiếc của Gunter Grass, … 12 - Ảnh hưởng giữa nhóm tác phẩm với nhóm tác phẩm. Ví dụ: văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945 (Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố) – văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX (Balzac, Standhal), … - Ảnh hưởng giữa nhóm nhà văn với nhóm nhà văn. Chẳng hạn: nhóm thơ Bình Định (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan…) với nhóm thơ tượng trưng Pháp (Baudelaire, Verlaine…), … - Ảnh hưởng giữa nhà văn với một nền văn học. Ví dụ: Đào Tiềm, Đỗ Phủ trong thi ca Việt Nam; Paustovski, Lỗ Tấn, Gorki, Hugo, Balzac … ở Việt Nam. - Ảnh hưởng giữa nhà văn với trào lưu văn học. Ví dụ: Xuân Diệu với chủ nghĩa tượng trưng, Bích Khê và thơ tượng trưng Pháp, … - Ảnh hưởng giữa thể loại văn học với thể loại văn học, chẳng hạn như: Thơ cổ điển Việt Nam và thơ cổ điển Trung Quốc, truyện đường rừng của Thế Lữ với truyện quái dị của Hoffmann, … - Ảnh hưởng giữa nền văn học với nền văn học: Văn học La Mã và văn học Hy Lạp, văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc, … - Ảnh hưởng giữa trào lưu với trào lưu: Văn học hiện thực Việt Nam và văn học hiện thực Pháp, thơ lãng mạn Việt Nam và thơ lãng mạn Pháp, chủ nghĩa tượng trưng và thơ mới Việt Nam, … 1.2.1.6. Ưu thế và hạn chế của nghiên cứu ảnh hưởng Bằng tinh thần thực chứng khoa học, lý luận tỉ mỉ và tác phong nghiên cứu cẩn trọng, nghiên cứu ảnh hưởng trong văn học so sánh trên thực tế đã làm phong phú thêm di sản văn học nhân loại. Nghiên cứu ảnh hưởng, mặc dù có rất nhiều ý nghĩa đối với văn học thế giới, song nó cũng tồn tại những hạn chế như: Thứ nhất, do quá thiên vào các mối quan hệ thực tế, chú trọng nguồn gốc, ảnh hưởng và khảo chứng tư liệu nên nghiên cứu ảnh hưởng đã bỏ qua tính chỉnh thể của tác phẩm và cá tính sáng tạo của nhà văn, ít nhiều làm cản trở sự cảm thụ giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. 13 Thứ hai, nghiên cứu ảnh hưởng nhấn mạnh đến thực chứng nên phạm vi nghiên cứu của nó ít nhiều cũng bị hạn chế và việc tổng kết các quy luật của văn học gặp những trở ngại khó khắc phục. Mặc dù có một số hạn chế như vậy nhưng ngày nay nghiên cứu ảnh hưởng vẫn được phát triển là bởi sự tiếp xúc và giao lưu văn học giữa các nước ngày càng được mở rộng. 1.2.2. Nghiên cứu song song 1.2.2.1. Khái niệm Nghiên cứu song song (nghiên cứu song hành, nghiên cứu đồng đẳng) là việc nghiên cứu hai nền văn học khác nhau trở lên mà giữa chúng không có mối liên hệ trực tiếp. Theo Hồ Á Mẫn: “Nghiên cứu song song là dùng phương thức suy luận logic để nghiên cứu hai nền văn học dân tộc, hoặc hai nền văn học dân tộc trở lên giữa chúng không có quan hệ trực tiếp” [15; tr.48]. Ví dụ: So sánh truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích Grim. Nghiên cứu song hành có thể quan sát văn học các nước khác nhau từ nhiều góc độ, nhiều phương diện. Do đó, nó có phạm vi nghiên cứu rất rộng. Nghiên cứu song hành chú trọng tính văn học của đối tượng, chú trọng so sánh chủ đề, thể loại, hình tượng nhân vật, phong cách nhà văn,… Đây là hướng nghiên cứu được các nhà nghiên cứu luận Hoa Kỳ đề xuất. 1.2.2.2. Mục đích Các hiện tượng văn học khác nhau là do đặc tính nhân loại như đời sống sinh hoạt khác nhau, các điều kiện vật chất khác nhau,… Nghiên cứu song song giúp chúng ta phát hiện ra những hiện tượng tương đồng của văn học nhân loại cũng như phát hiện những nét đặc sắc có tính dân tộc, văn hóa vùng miền. Hơn thế nữa, nghiên cứu song song còn giúp chúng ta hiểu nhau giữa sự bất đồng về văn hóa, chính kiến. Nghệ thuật ngôn từ được phân hóa từ nghệ thuật nguyên hợp mà thành thơ ca. Các thể loại văn học, con đường phát triển, hành trình văn học của các dân tộc 14 cũng giống nhau. Vì vậy, nếu không nghiên cứu vấn đề này thì sẽ không thấy tính cộng đồng trong nghiên cứu văn học thế giới. 1.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu Hai phương pháp được sự dụng chủ yếu trong nghiên cứu song hành là nghiên cứu trực tiếp và nghiên cứu gián tiếp. Những yếu tố đem so sánh phải có ý nghĩa nhất định, đặc biệt người nghiên cứu phải coi trọng tính văn học của vấn đề đem so sánh. 1.2.2.4. Cơ sở nghiên cứu song hành Cơ sở nghiên cứu của hướng nghiên cứu song hành là dựa vào tính phổ quát và tính đặc thù của văn hóa, văn học. - Tính phổ quát của văn hóa, văn học: Con người có hình thức sinh mệnh giống nhau (như sinh, lão, bệnh, tử, ngũ quan, tâm – sinh lý,…). Do đó, việc thể nghiệm cõi nhân sinh đều có những tình cảm tương tự, tương đồng (như yêu – ghét, sướng – khổ, hợp – tan, sống – chết,…). Bản thể văn học và các hình thưc tồn tại của nó trong các nền văn học dân tộc cũng có nhiều nét tương đồng (thể loại, chủ đề, các thủ pháp nghệ thuật, con đường phát triển, hành trình văn học của các dân tộc, quan niệm nghệ thuật về thế giới, quan niệm về văn học,…). Những đặc điểm này làm thành cái siêu cá thể, siêu lịch sử của văn học. - Tính đặc thù của văn hóa, văn học: Tuy có những tương đồng mang tính loại hình, song các hình thức thể nghiệm trạng thái nhân sinh và thủ pháp trong văn học lại được thể hiện trong truyền thống văn hóa, lịch sử, đặc thù của mỗi dân tộc. Do đó, trong các hình thức tồn tại và tiến triển của văn học, sự khác biệt của các hiện tượng văn học ở mỗi quốc gia là một tất yếu. Nghiên cứu so sánh song hành giúp chúng ta phát hiện những nét tương đồng của nhân loại cũng như phát hiện những nét đặc sắc có tính chất dân tộc, văn hóa vùng miền. 15 Tùy theo những mục đích nghiên cứu cụ thể và nhà nghiên cứu cụ thể mà nhà nghiên cứu cần nhấn mạnh đến cái chung hay cái đặc thù. 1.2.2.5. Một số lĩnh vực nghiên cứu - Nghiên cứu tác giả, chẳng hạn như: Herder (Đức) với Diderot (Pháp), Shakespeare (Anh) với Thang Hiển Tổ (Trung Quốc), Goeth (Đức) với Đỗ Phủ (Trung Quốc), … - Nghiên cứu tác phẩm, ví dụ: So sánh Vua Lia (Shakespeare) và Lão Gôriô của (Balzac), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Truyện Xuân Hương (khuyết danh – Hàn Quốc), Số đỏ (Vũ Trọng Phung) và Đường công danh của Nikodem Dyzma (Moxtovich), … - Nghiên cứu bút pháp nghệ thuật. Ví dụ: Kỹ thuật dòng ý thức trong Ulysses (James Joyce), Đi tìm thời gian đã mất (Marcel Proust) và Âm thanh và cuồng nộ (Fauklner)… - Nghiên cứu thể loại. Ví dụ: So sánh truyện ngắn Sekhov với truyện ngắn O. Henry (Kết cấu và bố cục), truyện cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích Grim, … - Nghiên cứu cảnh tượng, hình ảnh, chi tiết. So sánh những hình ảnh như mặt trăng thiên nhiên, núi đồi, lễ hội, tập tục, tín ngưỡng,… trong các tác phẩm của các dân tộc khác nhau. - Nghiên cứu quá trình văn học. Ví dụ: So sánh thơ Trung Quốc hiện đại với thơ Việt Nam hiện đại, so sánh trào lưu văn học phi lý của Pháp và của Anh, … 1.2.2.6. Ưu thế và hạn chế của nghiên cứu song hành Nghiên cứu song hành có ưu thế giúp mở rộng không gian nghiên cứu của văn học so sánh, khuynh hướng này một mặt chú ý nghiên cứu sâu các đặc tính thẩm mĩ của văn học, mặt khác có khả năng cung cấp những khái quát phổ biến về các quy luật phát triển của văn học. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, nghiên cứu song hành còn có những hạn chế: Một là, lý luận chưa đủ tỉ mỉ và sự thuyết phục cần thiết. 16 Hai là, việc tuyển lựa đối tượng thiếu hạn định nghiêm ngặt nên có nguy cơ làm phai nhạt đặc trưng của bộ môn. 1.2.3. Nghiên cứu liên ngành Văn học so sánh không dừng lại ở việc nghiên cứu hai hiện tượng thuộc hai nền văn học dân tộc khác nhau mà còn đặt vấn đề nghiên cứu so sánh liên ngành. Nghiên cứu so sánh liên ngành đặt vấn đề so sánh hai lĩnh vực, hai loại hình nghệ thuật, văn học khác nhau trở lên. Nghiên cứu liên ngành là sự mở rộng văn học so sánh, tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học với các loại hình văn hóa nghệ thuật khác dưới điều kiện duy trì tính chủ thể của văn học. Đây là hướng nghiên cứu mới, xuất hiện tương đối muộn, bắt đầu từ những năm 1960, do học giả người Mĩ H. Remak (1916 – 2009) đề xuất. Theo Remak, văn học so sánh phải là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực hoạt động sáng tạo của loài người. Trong bài báo “Văn học so sánh: Định nghĩa và chức năng” (1962), Remak từng viết: “Văn học so sánh nghiên cứu văn học vượt ra ngoài phạm vi của một nước, đồng thời nghiên cứu quan hệ văn học với những lĩnh vực tri thức và tín ngưỡng khác (như nghệ thuật, triết học, các khoa học xã hội, tôn giáo,…). Nói gọn lại, đó là đem văn học một nước mà so sánh với văn học của một hay nhiều nước khác, so sánh với các lĩnh vực biểu hiện khác của loài người” [28]. Phạm vi khảo sát của nghiên cứu văn học so sánh liên ngành gồm hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác (văn học với hội họa, văn học với âm nhạc, văn học với điện ảnh,…). Thứ hai, nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các hình thái ý thức xã hội khác (văn học và tôn giáo, văn học và đạo đức, văn học và tâm lý học, văn học và khoa học kỹ thuật,…). Như vậy lĩnh vực nghiên cứu của văn học so sánh đã được mở rộng hơn, vượt ra ngoài khung so sánh văn học trước đó. 17 Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, những chuyển biến về phạm vi nghiên cứu tất yếu dẫn đến những chuyển biến sâu sắc đối với chính bộ môn Văn học so sánh. Việc mở rộng phạm vi của Văn học so sánh cần duy trì tính chủ thể của văn học (tính chất vì văn học của bộ môn) để tìm tòi mối liên hệ nhiều mặt giữa văn học với các lĩnh vực biểu hiện khác của con người. 1.3. Ý nghĩa và tác dụng của bộ môn Văn học so sánh Văn học so sánh giúp mở rộng tầm mắt nghiên cứu và cải tiến phương pháp nghiên cứu học thuật. Văn học so sánh giúp nghiên cứu sâu sắc văn học bản quốc và văn học ngoại quốc, từ đó giúp nhận thức rõ lịch sử văn học, lí luận văn học trong và ngoài nước. Như vậy có thể thể thấy, văn học so sánh có một tầm quan trọng đặc biệt trong nghiên cứu văn học. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, văn học so sánh có triển vọng ngày càng lớn về giao lưu hội nhập, giúp thúc đẩy mối liên hệ và giao lưu văn hóa, văn học giữa các nước. 18 CHƯƠNG 2 SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH – KHÁI HƯNG VÀ VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette là hai cuốn tiểu thuyết cùng viết về sự “nổi loạn” của giới nữ, mà qua đó các nhà văn đều lên tiếng đòi quyền bình đẳng cho nữ giới, vươn tới giải phóng người phụ nữ ra khỏi những quan niệm truyền thống lỗi thời, những giáo điều hủ tục. Ở đây, chúng tôi xin lưu ý tới khái niệm nhân vật “nổi loạn”. Theo Từ điển tiếng Việt, “nổi loạn” là “nổi lên làm loạn” [17; tr. 949]. Từ cách hiểu đó, có thể diễn giải thêm: nổi loạn là đứng lên chống lại, phủ định lại một nền tảng cũ, cũng có thể là đứng lên lật đổ một thế lực nào đấy. Theo các nhà nghiên cứu lý luận văn học, nhân vật “nổi loạn” là nhân vật đi lệch với tư tưởng, ý đồ sáng tạo ban đầu của nhà văn. Tuy nhiên, cả hai nhân vật nữ chính trong hai tác phẩm kể trên được các tác giả xây dựng với những mục đích rõ ràng, cho nên, nhân vật “nổi loạn” ở đây không hiểu theo quan điểm của các nhà nghiên cứu mà theo bản chất của từ “nổi loạn” trong Từ điển tiếng Việt. Với những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ và những hành động “nổi loạn” của mình, nhân vật đã đứng lên chống lại những thành kiến lỗi thời, đả phá vào thành trì lễ giáo trói buộc người phụ nữ, đồng thời lên tiếng đòi quyền tự do, bình đẳng cho nữ giới. Với cách hiểu như trên, khi tìm hiểu, nghiên cứu hai tác phẩm, chúng tôi nhận thấy nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió và Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà có nhiều điểm tương đồng như sau: 2.1. Tính cách hồn nhiên, tươi trẻ Tuyết và Juliette đều là những cô gái hiện đại với những tư tưởng hết sức mới mẻ trong tình yêu, trong hôn nhân, gia đình, trong lối sống, quan niệm sống. Ở họ có sự hồn nhiên, tươi trẻ của những cô gái mười tám, đôi mươi. Tuyết trong Đời mưa gió vốn xuất thân là con nhà quý phái, giàu có, cô được học chữ Pháp từ nhỏ và được gia đình rất mực cưng chiều. Năm mười bốn tuổi đậu 19 tốt nghiệp, được gia đình cho ra Hà Nội theo học trường nữ cao đẳng tiểu học, sống giữa Thủ đô hoa lệ, chẳng bao lâu Tuyết cũng “theo được ngay các cách lịch sự nơi thị thành” [13; tr.70]. Lúc ấy, có biết bao trang công tử tuấn tú trẻ trai ngày ngày theo đuổi cô gái diễm lệ, tươi tắn đương độ xuân thì. Tâm hồn ngây thơ của một cô gái mười sáu tuổi khi ấy cũng chứa biết bao ước mơ, hy vọng về tương lai, về một cuộc đời hạnh phúc với người bạn trăm năm. Lần đầu tiên đến nhà Chương nhưng Tuyết hết sức tự nhiên, đó cho thấy hình ảnh của một cô gái trẻ trung, đầy tự tin và yêu đời: “Chương toan lên gác, thoảng nghe có tiếng khúc khích cười trong buồng khách. Chàng đứng lắng tai nghe: giọng khàn khàn ai hát, se sẽ và sai điệu một bài hát tây quen quen. (…) Vừa bước vào buồng khách, Chương giật mình. Một người thiếu nữ đứng xây lưng ra phía ngoài, đang cắm những cành hoa” [13; tr.31]. Khi nói chuyện với Chương, cô cũng luôn cười nói vui vẻ, thi thoảng còn chọc ghẹo anh: “Chương bĩu môi, bảo Tuyết: - Cô có biết dơ dáng đại hình không? Tuyết đứng dậy ra ngắm trước gương bầu dục rồi trở lại chỗ cũ trả lời: - Không anh ạ. Hình dáng em vẫn xinh như thường. Chương mỉm cười: - Sao cô hay dùng chữ “như thường” thế? - Vâng em nói chữ “như thường” như thường” [13; tr.49]. Tính cách vui vẻ, hài hước ấy của Tuyết khiến cho Chương “không ngờ lại có người thiếu phụ ngộ nghĩnh đến như thế”. Dẫu cuộc đời trải qua nhiều giông gió nhưng thực tâm bên trong con người Tuyết vẫn là một cô gái hồn nhiên, đẹp dịu dàng ở tuổi đôi mươi. Cái vẻ hớn hở của Tuyết chạy ra mở cổng khi Chương đi dạy học về đã cho chàng thấy rõ sự “yêu mến mong đợi của nàng, (…). Không thế, sao chợt thấy bóng chàng, Tuyết lại vứt cả cây ra đó mà chạy lại âu yếm trò chuyện với chàng, hầu như nàng quên bẵng nàng đương làm gì” [13; tr.59]. Lần trở về quê cùng Chương, khi “nàng rẽ xuống bờ ruộng, xòe bàn tay se sẽ xoa lên những ngọn cây lúa mới cấy màu xanh vàng trông 20 mơn mởn non tươi” hay khi nàng “rình chộp con châu chấu”, Chương mỉm cười ngắm nghía nàng “chạy nhảy như một đứa trẻ”[13; tr.125]. Tưởng như những ngày tháng lăn lộn với cuộc đời mưa gió đã làm chai lì những cảm xúc ở một cô gái giang hồ nhưng không phải vậy. Tận sâu trong con người Tuyết vẫn luôn tồn tại bản tính nữ, chẳng qua nó đã bị cuộc đời mưa gió che khuất mà thôi. Giống như Tuyết trong Đời mưa gió, Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng là một cô gái vừa bước vào tuổi mười tám với bao khát khao, mơ ước về một tình yêu đích thực. Ở cô gái này cũng nổi bật lên sự hồn nhiên, trẻ trung, hiện đại. Khi Eric Carradine mang chiếc xe ô tô Simca màu đỏ đến cho Juliette, dù bị ngăn cách bởi mớ đồ phơi nhưng Eric có thể thấy rõ sự háo hức, thích thú qua giọng nói của nàng: “Ông có chiếc ô tô cho em thật sao? Ông mua rồi à? (…) Loại gì vậy?” [3; tr.11]. Nàng háo hức đến độ, dù đang tắm nắng ở kiểu “au naturel” (hoàn toàn tự nhiên), trên người không có một mảnh vải nhưng nàng vẫn cố “nhón chân lên cao hơn tấm ga đang phơi, cố nhìn cho được chiếc xe chuyển đổi công năng màu đỏ”. Eric khá bất ngờ và “không nghĩ rằng nàng lại háo hức đến thế” [3; tr.12]. Nhưng khi biết rằng đó chỉ là một chiếc ô tô đồ chơi, “Cặp mắt của Juliette tối sầm đi vì thất vọng và giận dữ”. Tuy nhiên, cơn giận đó cũng mau chóng qua đi. Nàng xoa cằm, “Nào thì đưa em xem chiếc ô tô ông đem đến nào. (..) Nàng ngắm nghía món đồ chơi thật kĩ và nói "Đẹp lắm"” [3; tr.13]. Có thể thấy, sự háo hức của nàng cũng giống như sự háo hức của một đứa trẻ được quà vậy. Tuy rằng thất vọng vì đó chỉ là một món đồ chơi nhưng nàng cũng mau quên và nhanh chóng vui vẻ trở lại. Không chỉ hồn nhiên như con trẻ, Juliette còn là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống. Căn phòng nhỏ xíu của nàng với dăm ba thứ đồ đạc nhưng lại không hề đơn điệu. Nàng có một con chim có tên Minuit vẫn hay “ríu rít trò chuyện với nàng”, một con mèo nũng nịu “cà lưng vào đôi chân trần của nàng” mỗi khi nàng về phòng. Juliette còn nuôi cả một con thỏ nữa nhưng chưa đặt tên. Căn phòng của 21 nàng được bà Morin gọi là “một chuồng thú” nhưng kì thực nó đã giúp cho nàng có những người bạn để trò chuyện, sẻ chia mọi điều trong cuộc sống. Là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống, cho nên, những điều phiền toái chẳng bao giờ khiến Juilette phải bận tâm. Khi bà Morin chửi mắng nàng là “đồ gái hư đốn” và liên tục đi theo nàng để giải giảng về những quy tắc đạo đức, luân lí cổ hủ, lạc hậu mà bà ta cho đó là chuẩn mực thì nàng “vờ như bà không có đó. Nàng dúi con thỏ xuống gối rồi đi ra ngoài phòng khách, ở đó có cái gương nứt treo trên tường. Nàng cầm lược trong tay, vẫn tiếp tục lẳng lặng chải tóc” và “phớt lờ bài độc thoại của bà” [3; tr.18]. Nàng không quan tâm và cũng không để cho những tiếng mắng chửi của bà làm ảnh hưởng đến mình. “Hôm nay trời đẹp quá chừng, làm sao nàng có thể để bà Morin khiến nàng tức lên được cơ chứ. Nàng duỗi dài dưới nắng. Đã đến lúc vào phố rồi đây” [3; tr.21]. Chính vì thế, nàng bới tóc lên, chọn trong tủ một cái áo mỏng mùa hè bằng vải bông và một đôi xăng đan, đoạn rồi nàng đẩy xe đạp xuống ngõ, vừa đẩy vừa ngồi lên yên. “Cha-cha-cha, cha-cha-cha, nàng ngâm nga theo nhịp đều đều của nhịp pê đan nàng đạp” [3; tr.22]. Quả thật, Juliette hoàn toàn khác hẳn với những người phụ nữ ở thị trấn St. Tropez, ở nàng toát lên một vẻ đẹp khác biệt: “Juliette là một tia lửa đang lớn dần lên thành ngọn lửa đàn bà viên mãn nên nếu nàng có sự khiêm nhường nào thì đó là sự khiêm nhường về tính ngây thơ, còn nếu nàng có sự tinh tế nào thì đó là sự tinh tế của nhan sắc yêu kiều diễm lệ chứ không phải của sự đoan trang phẩm hạnh” (lời của Eric Carradine) [3; tr.16]. Có thể thấy rằng, cả Tuyết và Juliette đều là những cô gái trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời. Chính tính cách này đã khiến cho cả hai cô gái luôn ý thức về bản thân mình rất rõ và luôn khao khát được giải phóng khỏi những giáo điều trói buộc người phụ nữ để vươn tới tự do cá nhân. 22 2.2. Hình tượng người phụ nữ nổi loạn như là một phương tiện biểu hiện tư tưởng nữ quyền 2.2.1. Người phụ nữ với khát vọng vượt thoát khỏi những cổ lệ, giáo điều hà khắc Tuyết trong Đời mưa gió là một cô gái tân thời, có lối sống phóng khoáng và những quan niệm hết sức “mới mẻ” về tình yêu, hạnh phúc cá nhân. Vốn xuất thân là con nhà quý phái, lại được gia đình cho học hành tử tế, lại sớm được tiếp xúc với văn hóa Pháp hiện đại nơi thị thành. Khi còn là một cô gái mười sáu tuổi ngây thơ cô cũng có rất nhiều ước mơ, hy vọng về tương lai, về một cuộc đời hạnh phúc với người bạn trăm năm. Thế nhưng mọi thứ bỗng chốc tiêu tan khi mười bảy tuổi, gia đình buộc cô phải thôi học để lấy chồng, một người mà cô không yêu cũng không hề biết mặt. Xét ở góc độ này, Tuyết cũng giống như những người phụ nữ khác, cũng là nạn nhân của xã hội cũ. Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã cướp đi tương lai, ước vọng tốt đẹp của cô. Có thể thấy ban đầu Tuyết là một cô gái nề nếp, ngoan ngoãn, và đồng thời mang trong mình cả những nét tân tiến văn hóa mới. Chính điều này đã khiến cho Tuyết không cam chịu số phận. Vốn là một người có học vấn, lại ý thức được về giá trị bản thân, Tuyết không thể cùng chung sống với một người chồng “đã mười bảy, mười tám tuổi đầu mà vẫn còn ngây ngốc như một thằng bé con lên mười” và “chỉ được mỗi một nết là con cưng của một nhà quan”. So với trước kia, chồng cô chẳng bằng một phần của các trang công tử đã từng theo đuổi. Không những thế, đối với Tuyết, cuộc sống gia đình sau khi lấy chồng như là một tù ngục giam hãm: “ở với cha mẹ, hai vợ chồng ăn bám lại còn nuôi vú, nuôi bõ là đằng khác. Chồng thì bỏ học vô nghệ (…), vợ thì hầu hạ mẹ chồng như con ở. (…) Lại thêm cha mẹ chồng cổ lỗ, bắt khoan bắt nhặt con dâu từng li từng tí” [13; tr.71]. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những gia đình phong kiến trong xã hội Việt Nam đương thời. Lúc bấy giờ, khi mà hệ thống tư tưởng Nho giáo được là chuẩn mực đạo đức của xã hội thì người phụ nữ bị xem nhẹ vai trò, bị khinh miệt, suốt đời bị lệ thuộc và phải phục tùng. Nho giáo kìm chân người phụ nữ bên chiếc cối xay, trong xó bếp, sau những 23 lũy tre làng bởi “tam tòng tứ đức”. Quan niệm trọng nam khinh nữ theo thời gian, dần ăn sâu vào tâm thức người dân phương Đông. Thực tế, Nho giáo không chỉ biến phụ nữ thành món đồ sở hữu của nam giới, trở thành những “con ở” không công mà còn hạ thấp phẩm giá, năng lực của người phụ nữ bằng những quy định hà khắc: không cho phép phụ nữ đi học, thi cử, không được tham gia vào các công việc xã hội như nam giới, không được quyền tự do yêu đương, hôn nhân thì bị sắp đặt theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và rất nặng nề vấn đề trinh tiết. Bằng chứng là Tuyết đã phải thôi học để về lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình, mà về nhà chồng thì bị “bắt khoan bắt nhặt từng li từng tí”. Cuộc sống không hạnh phúc và cũng không cam chịu cầm tù như vậy, chán nản, Tuyết ngoại tình với một cậu láng giềng và cuối cùng đã bỏ nhà, bỏ con đi theo tình nhân. Hành động “bứt phá” này đã đưa Tuyết dấn thân vào “đời mưa gió” và trở thành gái giang hồ từ đây. Cô cũng dần thay đổi cả quan niệm sống lẫn lối sống của mình. Với Tuyết, sống là phải tự do, phóng túng cả về tâm hồn lẫn thể xác, cho nên, cô sống buông thả, ăn chơi trác táng, sống với sở thích riêng, lý tưởng riêng và không cần biết đến ngày mai. Quan niệm sống, lối sống này của Tuyết hoàn toàn khác ngược với tư tưởng về người phụ nữ truyền thống, nó cũng hoàn toàn đi ngược lại với những chuẩn mực quy tắc đạo đức trong xã hội đương thời. Sự “nổi loạn” của Tuyết đã cho thấy “sự cởi trói” cho mình ra khỏi những luật lệ, giáo điều xưa nay đã kìm kẹp người phụ nữ. Không phải là một người phụ nữ “tam tòng tứ đức” hay yên phận theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, Tuyết đã dám làm, dám sống, dám theo đuổi hạnh phúc, chủ động kiếm tìm những thứ mà bản thân mình mong muốn. Tuy nhiên, cô lại để cho bản thân mình quá đà sa ngã, để mặc dòng đời xô đẩy, dấn thân vào đời ô trọc mà vốn biết nó nhục nhã, ê chề. Cô trở nên “lạc loài”, bị người đời khinh rẻ bởi xã hội đương thời không chấp nhận một người phụ nữ “nổi loạn” như vậy trong khi tư tưởng đạo đức Nho giáo vẫn còn bủa vây chặt chẽ. Cũng như Tuyết trong Đời mưa gió, sự “nổi loạn” của Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng thể hiện khát vọng vượt thoát ra khỏi những khuôn phép, lề lối trói buộc người phụ nữ bấy lâu. Điều này được bộc lộ qua sự khẳng 24 định giá trị bản thân, khát khao giải phóng người phụ nữ và thách thức lại những quan niệm truyền thống bảo thủ trong xã hội đương thời. Khác với những người phụ nữ trong thị trấn St. Tropez, Juliette là một cô gái có cá tính mạnh mẽ, luôn có ý thức về giá trị của bản thân. Chính vì vậy, nàng luôn sống theo cá tính của mình, làm những gì mà bản thân được thoải mái nhất. Nàng tắm nắng theo kiểu “au naturel”, đi chân đất trong cửa hàng sách để thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng, hay khi đi khiêu vũ Juliette đã chủ động tìm đến để nhảy cùng Antoine – người đàn ông mà nàng yêu. Tất cả những hành động của nàng bị mọi người soi mói, rồi người ta kết tội nàng là người đàn bà lẳng lơ và không thể chấp nhận được. Để dựng lên thành trì của những giáo điều lạc hậu bao quanh người phụ nữ mang tư tưởng tiến bộ, Simone Colette đã xây dựng hình tượng các bà mẹ đại diện cho những quy tắc đạo đức cũ, qua đó làm nổi bật hình tượng người phụ nữ hiện đại thách thức lại những quan niệm truyền thống cố hữu, lỗi thời. Tiêu biểu trong tác phẩm này là bà Morin - mẹ nuôi Juliette và người thiếu phụ đến từ viện mồ côi. Khi bà Morin bắt gặp Juliette đang tắm nắng “hoàn toàn tự nhiên” và đứng nói chuyện với Eric Carradine thì “Một vẻ bàng hoàng uất giận khiến cho đường nét khuôn mặt bà như hóa đá, tuồng như bà không quyết được nên lại gần để kiểm chứng mối nghi ngờ của mình hay nên tiếp tục cái tư thế của kẻ đoan trang phẩm hạnh đang nổi cơn công phẫn” [3; tr. 14]. Bà chửi mắng Juliette là “đồ gái hư đốn” bởi ở người phụ nữ này luôn bị ám ảnh những tư tưởng đạo đức cố hữu, bà ta cho rằng hành động của Juliette là đáng xấu hổ, là lẳng lơ và không thể chấp nhận được. Nhưng đáp lại thái độ hằn học của bà Morin là thái độ thờ ơ của nàng. Juliette không thanh minh hay cố gắng nói cho bà Morin hiểu, bởi nàng biết chẳng ích gì vì bà là một người đàn bà bảo thủ. “Nàng đi vào nhà với dáng đi rõ thong dong rồi đóng sập cửa lại” [3; tr. 15]. Điệu bộ ấy của Juliette như thách thức lại với thái độ của bà Morin. Khi bà ta liên hồi giảng giải, quát mắng nàng về những thứ đạo đức, luân lí cổ hủ, lạc hậu mà bà ta cho đó là chuẩn mực thì nàng “vờ như bà không có đó. Nàng dúi con thỏ xuống gối rồi đi ra ngoài phòng khách, ở đó có cái gương nứt 25 treo trên tường. Nàng cầm lược trong tay, vẫn tiếp tục lẳng lặng chải tóc” và “phớt lờ bài độc thoại của bà” [3; tr.18]. Bà Morin một mặt ép buộc Juliette phải tuân theo những quy tắc đạo đức cố hữu nhưng mặt khác lại tìm cách lấp liếm cho những hành động xấu xa của chồng mình - ông Morin. Bà bắt quả tang ông Morin rình trộm Juliette tắm nắng nhưng bà không nghe ông ta thanh minh, thay vào đó, là tiếng quát: “Thôi ông im đi” [3; tr.18]. Juliette chứng kiến từ đầu đến cuối bộ mặt giả tạo của hai người. Vì thế, nàng “không ghìm nổi để đừng phá lên cười nữa, thế là tiếng cười nàng bật ra” [3; tr.18]. Đây chính là tiếng cười đả phá vào những thứ giả tạo mà vẫn cố tình che giấu, cố tình đội lốt cái mặt nạ “đạo đức truyền thống”. Juliette cũng mặc cho bà Morin mắng chửi mình là “đồ gái hư đốn” [3; tr.14], “đồ đĩ thõa”, “đồ chó cái” [3; tr.19]. Nàng không quan tâm và cũng không để cho những tiếng mắng chửi của bà làm ảnh hưởng đến mình. Trước thái độ ấy của nàng, cuối cùng, bà Morin phải chịu thua trong nỗi uất giận. Xã hội cũ không chỉ dựa vào tư tưởng lạc hậu của những bà mẹ để trói buộc, lấn át tư tưởng tiến bộ của người phụ nữ mà để chắc chắn rằng, sẽ không có bất cứ điều gì có thể làm thay đổi những quy tắc đạo đức đó, họ còn mượn đến sự can thiệp của sức mạnh nhà thờ, sức mạnh của tôn giáo. Trong khi đang bán hàng tại hiệu sách, Juliette gặp người thiếu phụ trẻ đến từ viện mồ côi. Người thiếu phụ đó đã mắng nàng một cách không thương tiếc: “Tôi đã dò hỏi về cô, là vì Giám mục nhờ tôi, và tôi đã phát hiện ra là người ta có thấy cô đi cùng với ông Carradine, cô đã đến thuyền của lão ta, cô đã lấy mình ra làm trò cười, cô lang chạ với những kẻ tư cách chả ra gì và cô nhảy nhót tới gần sáng” [3; tr.84]. “Cô là nỗi ô nhục đối với Viện, (..). Thật ô nhục, thật vô ơn” [3; tr.85]. Trước những hiểu nhầm của người thiếu phụ, Juliette đã tìm cách giải thích cho bà ta hiểu: “Tôi chỉ muốn vui một tí thôi. Tôi không làm gì sai hết cả, chỉ là bà ấy (bà Morin) có những ý nghĩ bẩn thỉu nên bà ấy luôn luôn mong điều tệ hại nhất từ tôi” [3; tr.85]. Qua lời giải thích này, chúng ta có thể cảm nhận được sự bất lực và bế tắc của Juliette. Nàng muốn người ta hiểu cho mình nhưng không có ai cả. Những hành động của nàng trong mắt họ chỉ là lố lăng và lẳng lơ. Lúc nào, họ cũng muốn nàng khép nép, sống trong một 26 khuôn mẫu mà họ đã định sẵn. Nếu Juliette vượt khỏi đường biên của khuôn mẫu đó thì họ cho rằng chuyện nàng làm không thể chấp nhận được. Người thiếu phụ đại diện cho viện mồ côi yêu cầu nàng đến gặp bác sĩ “để người ta viết giấy chứng nhận cho”, “để chứng minh cháu chưa làm gì vô luân cả” [3; tr.86]. Nghe đến đây, “tiếng cười của Juliette nghe hơi giống như động kinh” [3; tr.86]. Người ta cho rằng chỉ cần một tờ giấy của bác sĩ có thể chứng minh được trinh tiết cũng như đạo đức của cả một con người. Juliette cười nhạo vào những điều vô lí đó. Họ không sống thật với con người của chính họ mà cần phải mượn đến một tờ giấy để chứng minh con người thật của bản thân. Đối với Juliette, điều đó là không cần thiết, nàng cũng không để cho người khác đánh giá, phán xét mình chỉ qua một tờ giấy như vậy. Có thể thấy, sự khác biệt, nổi loạn của Juliette trong Và chúa đã tạo ra đàn bà đã bộc lộ ý thức nữ quyền để nhằm chống trả lại những định kiến, quan niệm truyền thống đối xử bất công với người phụ nữ. Qua đó nổi bật lên là hình tượng người phụ nữ hiện đại với một cái tôi độc lập, tự chủ, tự ý thức về giá trị bản thân mình, thể hiện tư tưởng vượt thoát ra khỏi những lề lối trói buộc người phụ nữ và khát khao hạnh phúc thật sự cho mình. 2.2.2. Người phụ nữ được khắc họa đậm nét ở phương diện bản năng tính dục Theo dõi trường kì lịch sử văn học có thể thấy, những tác phẩm viết về người phụ nữ thì thường là theo hướng phê phán hay ngợi ca từ cái nhìn đạo đức (chỉ sử dụng nhân vật nữ để nhằm chuyển tải một quan niệm, tư tưởng nào đó), chứ ít khi người phụ nữ được trực tiếp bộc lộ những nhu cầu, khát vọng của bản thể cá nhân, mà một trong những nhu cầu bản năng thiết yếu của con người chính là nhu cầu tình dục. Ở nhiều nơi, đàn bà và nhục dục thậm chí còn bị cấm kị nhắc đến. Đi ngược lại với truyền thống, Nhất Linh – Khái Hưng và Simone Colette đã xây dựng hình tượng người phụ nữ hiện đại thông qua việc khắc họa hình tượng người phụ nữ với những khát khao dục tính mạnh mẽ. Qua đây, các nhà văn muốn khẳng định rằng, cũng như nam giới, phụ nữ cũng mong muốn được bộc lộ tự do cá nhân với tất cả nhu cầu về mặt tình cảm và bản năng của con người. 27 Trong tiểu thuyết Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng, nhân vật Tuyết là người phụ nữ sống theo bản năng, luôn kiếm tìm khoái lạc trong ái tình nhục dục. Không có được hạnh phúc trong cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, Tuyết đã bỏ nhà đi theo tình nhân. Hành động này đã đưa Tuyết dấn thân vào chốn giang hồ với lối sống ăn chơi, phóng đãng. Với cô, sống là phải tự do, là được thỏa mãn con người cá nhân, con người bản năng. Chính vì vậy, cô lao đi tìm những lạc thú trong thứ ái tình trụy lạc, chạy theo những cuộc tình không chút mệt mỏi bởi cô cho rằng “lạc thú ở đời như một vị thuốc trường sinh” mà ái tình chính là “sự gặp gỡ của xác thịt”. Cuộc sống của Tuyết, vì thế, là chuỗi ngày đắm mình trong khói thuốc phiện, say sưa với rượu sâm panh và thú nhục dục. Cô tìm đến đàn ông chỉ để làm nhân tình, thỏa mãn nhu cầu thể xác rồi khi chán thì lại lặng lẽ bỏ đi. Những lần rời bỏ nhân tình lặp đi lặp lại của Tuyết đã chứng minh điều đó. Trước khi gặp Chương, Tuyết cũng đã chung chạ với không biết bao nhiêu đàn ông. Khi gặp Chương, sống cùng Chương trong cảnh êm đềm, theo kiểu chồng dạy học, vợ ở nhà nấu nướng giặt giũ vá may đã khiến cho tâm hồn Tuyết cảm thấy chán nản. Nàng khao khát sự náo nhiệt, bộn bề trước đây nên đã bỏ đi theo “tiếng gọi ở cõi xa xăm, nàng dứt ra đi, đi tìm một người tình nhân cũ mà nàng vụt cảm thấy nàng yêu” [13; tr.62]. Tiếng gọi nơi xa xăm ấy chính là những khao khát bản năng bên trong con người Tuyết. Ở nhân vật này, sự giải phóng con người bản năng gắn với sự giải phóng con người cá nhân. Cũng với ý thức nữ quyền, trong Và chúa đã tạo ra đàn bà, Simone Colette đã xây dựng các hành động tình dục diễn ra lần lượt giữa Juliette với Eric Carradine, Michel và Antoine để nhằm kêu gọi sự giải phóng cho người phụ nữ, phản kháng lại giáo điều cũng như cái nhìn nhục cảm về tình dục. Juliette Hardy với vẻ đẹp tươi trẻ của một cô gái vừa bước vào tuổi mười tám và với cá tính mạnh mẽ, nàng luôn khao khát, chủ động kiếm tìm để có được tình yêu và hạnh phúc thực sự. Thế nhưng người đàn ông mà nàng yêu lại là một kẻ dối trá, hèn nhát và ích kỉ. Hắn không đủ dũng cảm vượt qua thành kiến của xã hội để che chở, bảo vệ một cô gái mồ côi như nàng. Juliette nhận lời lấy Michel – em trai 28 của Antoine – vì muốn được ở lại St. Tropez và vì cảm kích sự gan góc của anh bởi chỉ có anh là người duy nhất dám bảo vệ nàng. Nhưng cuộc sống vợ chồng với Michel quá đỗi tẻ nhạt, chồng nàng là một người đàn ông nhân hậu nhưng thiếu lý trí, anh không đủ mạnh mẽ để khiến nàng thỏa mãn những khát khao. Chính vì thế, tận sâu bên trong con người Juliette vẫn luôn mong muốn được gắn bó, hòa nhập với Antoine – người đàn ông mà nàng yêu. Bởi, chỉ có ở cạnh Antoine, con người bản năng của Juliette mới thật sự được sống trọn vẹn và đúng nghĩa. Cuộc giao hoan giữa Antoine và Juliette trên bờ biển chính là sự nổi dậy của con người bản năng, bất chấp cả những giáo điều. Lúc này Antoine đã là anh chồng của nàng nhưng nàng đã tự nguyện để cho gã chiếm đoạt. “Không nói một lời, anh nhảy bổ lên trên nàng như con bò mộng. Những làn sóng triều dục vọng cuộn trào lên ập qua nàng. Juliette không cưỡng lại nổi nữa, liền đáp lại sự bạo liệt của anh bằng bạo liệt của chính nàng, đòi kéo dài từng khoảnh khắc lạc thú một, chuồi ra khỏi anh chỉ để tự xé toang váy áo mình ra” [3; tr.186]. Có thể thấy, tất cả những xung năng tính dục bị dồn nén bấy lâu, nay được bung tỏa theo cách tự nhiên nhất mà bằng chứng chính là hành động nàng “đáp lại sự bạo liệt của anh bằng bạo liệt của chính nàng” [3; tr.186]. Lúc này những khao khát tình dục bản năng trong con người Juliette cũng được đáp ứng đầy đủ nhất: “Anh đưa nàng đến tột đỉnh đam mê cho đến khi nàng thấy mình sắp nổ bùng tới nơi rồi sau đó họ cùng nhau lao tuột xuống một triền dốc dài dằng dặc, tiếng vọng sự làm tình của họ dềnh lên hạ xuống chậm rãi, âm vang trong từng thớ cơ của thể xác nàng” [3; tr.186]. Sự thỏa mãn thể xác, vì thế, cũng tan chảy ra theo cách viên mãn nhất: “Nàng nhắm mắt lại với cảm giác biết ơn, trong một nỗi kiệt sức và khoan khoái mênh mông” [3; tr.187]. Bằng việc sử dụng những hành động tình dục giống như là một biểu tượng về nữ quyền, các nhà văn đều đã bộc lộ quan niệm nhân văn về người phụ nữ: Phụ nữ cũng là con người, họ không phải là nô lệ, cũng không phải là thánh nhân, do đó họ cũng có đủ mọi nhu cầu và khát vọng chính đáng về tình yêu và tình dục. Những lề lối cổ hủ trước đây đã trói buộc, kìm nén người phụ nữ trong “công, dung, ngôn, hạnh”, khiến cho họ luôn phải chịu những thiệt thòi, buộc phải sống cam chịu, tùy 29 thuộc. Đến nay người phụ nữ hiện đại với cá tính mạnh mẽ đã dám công khai, bộc lộ những nhu cầu ham muốn của con người cá nhân, những ẩn ức bị dồn nén lâu ngày cũng cần được giải tỏa. Sự giải phóng con người cá nhân của người phụ nữ cũng đồng thời với việc lên tiếng đòi quyền dân chủ, bình đẳng với nam giới, qua đó khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. 2.3. Bi kịch của sự “lệch chuẩn” Như đã nói ở trên, cả Tuyết và Juliette đều là những người phụ nữ tân tiến, mang trong mình tư tưởng giải phóng con người cá nhân, cho nên cả hai đều có xu hướng vượt thoát ra khỏi khung thành đạo đức truyền thống. Hai cô gái đều sống không theo bất cứ một khuôn mẫu, một chuẩn mực nào của xã hội, thậm chí là đi ngược lại với tất cả những tiêu chuẩn đạo đức đã trở thành thâm căn cố đế trong đời sống xã hội đương thời. Chúng tôi gọi đây là những nhân vật “lệch chuẩn”. Tuy rằng người phụ nữ đã có sự vượt thoát ra khỏi lề thói cũ nhưng những tư tưởng cũng như lối sống mới của họ không được chấp nhận, họ trở thành cá biệt, “lạc loài” với số đông. Bởi xã hội đã quá quen thuộc với cái cũ, nó đã trở thành thâm căn cố đế nên cái mới dù là tiến bộ cũng khó mà thay đổi ngay được. Điều này tất yếu khiến cho cái mới bị đẩy vào thế cô lập, và đồng nghĩa với đó là người phụ nữ hiện đại bị rơi vào bi kịch. Tuyết trong Đời mưa gió là một cô gái tân thời, có lối sống phóng khoáng và những quan niệm hết sức “mới mẻ” về tình yêu, hạnh phúc cá nhân. Tuyết mang trong mình một quan niệm sống và một lối sống khác hẳn với những người phụ nữ đương thời, thậm chí đó là một lối sống “lạc loài” vì từ trước tới nay, lối sống ấy chưa bao giờ xuất hiện ở cái xã hội nhỏ bé thời bấy giờ. Thực ra, ban đầu Tuyết cũng là một cô gái ngoan ngoãn với bao ước mơ, dự định về tương lai, thế nhưng cuộc đời cô lại rẽ sang một ngã rẽ khác khi cô đi lấy chồng năm mười bảy tuổi. Nếu theo lễ giáo phong kiến đương thời thì chuẩn mực của người phụ nữ phải có “tứ đức”: công (tức đảm đang, khéo léo trong việc nhà), dung (là vẻ đẹp hài hòa, cân đối), ngôn (tức lời ăn tiếng nói dịu dàng, dễ nghe), hạnh (tức là đoan trang, đức 30 hạnh, nết na); về ứng xử thì người phụ nữ thì có ba điều phải theo: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (lúc là con gái ở nhà thì theo cha, khi lấy chồng thì phải theo chồng, nếu chồng chết thì theo con trai cả trong gia đình). Thế nhưng Tuyết lại đi ngược lại với những chuẩn mực đó. Khi phải lấy một người chồng mà mình không yêu, Tuyết đã không “an phận thủ thường” như đa số phụ nữ thời đó vẫn cam chịu mà cô đã “nổi loạn” để thoát khỏi cuộc sống giam cầm tuổi trẻ của người con gái. Tuyết đã bỏ nhà đi theo nhân tình, sống một cuộc sống buông thả từ đó. Đã từng có ý kiến kết án Nhất Linh khi xây dựng nhân vật Tuyết chính là việc “thi vị hóa nghề làm đĩ”, ý kiến này chính là xét theo quan niệm của xã hội phong kiến đương thời về tiết hạnh và nhân phẩm của người phụ nữ. Nhưng nếu như xét ở một góc độ khác, khách quan hơn thì có thể thấy, sự nổi loạn của nhân vật này đã bộc lộ khát khao được giải phóng người cá nhân: Phụ nữ cũng phải được sống tự do, sống thật với chính mình. So với đương thời, thì đây là một tư tưởng quá táo bạo của người phụ nữ. Tuy nhiên, tư tưởng Nho giáo khi ấy vẫn còn bủa vây chặt chẽ, nó như một thành trì kiên cố được dựng lên qua hàng thế kỉ, cho nên, số ít những người phụ nữ tân tiến chưa thể nào lật đổ thành trì cùng với thể chế văn hóa phụ quyền ấy. Không những thế, sự vượt thoát ra khỏi những khung thành truyền thống đã khiến cho những người phụ nữ này trở nên “lạc loài”, bị cô lập. Với lối sống phóng đãng tự do, Tuyết dấn thân vào đời mưa gió, trở thành gái giang hồ và bị người đời khinh rẻ bởi xã hội đương thời không thể chấp nhận hay tha thứ cho một người phụ nữ “nổi loạn” như vậy. Mang trong mình những tư tưởng mới tiến bộ nhưng bản thân nhân vật Tuyết cũng chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn. Nó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bi kịch cuộc đời của cô. Với tôn chỉ tự do, Tuyết như con chim lạc đàn nay đây mai đó, quen sống cái đời phiêu bạt giang hồ, say sưa tìm kiếm lạc thú và đắm chìm trong ái tình mộng mị, sống bất cần, không biết đến ngày mai. Thế nhưng cũng có lúc, Tuyết trầm ngâm suy nghĩ về cuộc đời mình, cảm thấy được “sự trống rỗng của đời mình” khi “nghĩ tới hiện tại và tương lai”[13; tr.116]. Đã có lúc Tuyết muốn gắn bó với Chương, cùng Chương xây dựng một mái ấm gia đình: “Tối 31 hôm đấy, hai người chẳng khác cặp vợ chồng mới cưới, cùng nhau bàn việc nhà, việc cửa” [13; tr.113]. Thế nhưng cũng chẳng được bao lâu, gặp lại mấy cô bạn cũ Tuyết lại chán ngán cảnh sống khốn khó với Chương, lại khao khát đi tìm một bến đỗ mới. Cô muốn thoát khỏi cái kiếp sống buôn phấn bán hoa, muốn sống cùng Chương, muốn xây dựng một gia đình êm ấm nhưng không thể được. Bởi vì cái kiếp giang hồ đã thấm vào từng tế bào trong người cô, lí trí cũng không đủ tỉnh táo để níu giữ: “Tuyết muốn rời bỏ Chương ngay mà đi, lăn lộn với cuộc đời mưa gió. Tiếng gọi chốn xa xăm, huyền bí hình như lại đến làm rung động tâm hồn phiêu lưu của nàng” [13; tr.141]. Ba lần bỏ đi rồi trở về với Chương đã chứng minh điều đó. Lần thứ tư trở về trong hình hài tàn tạ “như đóa hoa rã rời sau ngày mưa gió”, Tuyết đã thấm thía bi kịch cuộc đời của “một gái điếm đa đoan”. Khi còn son sắc thì mua vui cho hết thảy các loại đàn ông thiên hạ, được cung phụng như một bà hoàng, nhưng đến khi nhan sắc héo tàn thì cô bị người ta ruồng rẫy, từ bỏ không thương tiếc. Chẳng một ai còn nhắc đến cô Tuyết diễm lệ ngày xưa và cô cũng chẳng có lấy một chốn để nương thân đi về: “Sáng hôm nay, trong lúc người ta vui mừng chào đón xuân, trong lúc người ta xum họp một nhà, cha mẹ anh em đông đủ, thì ngoài đường phố vắng, lang thang thất thểu một tấm linh hồn phiêu bạc… không cửa, không nhà, không thân, không thích, không một chút tình thương để thầm an ủi…” [13; tr.172]. Những tưởng đây sẽ là lần trở về cuối cùng và mãi mãi để kết thúc cuộc “đời mưa gió”, nhưng không, lần trở về này chỉ như là tìm chỗ trú chân cho qua một đêm mà thôi. Tuyết vẫn chọn sự ra đi như một cách giải thoát cho mình, bởi “một cô gái giang hồ có thể nào làm cho nàng tránh được cái đời vô định”. Sự ra đi là điều tất yếu bởi lẽ, sau tất cả cô đã nhận ra mình không thể nào sống như một người bình thường được nữa, đâu đâu cũng là ánh mắt khinh rẻ đối với một “gái giang hồ” như cô. Cho dù Chương có tha thứ, nhưng mặc cảm tội lỗi cũng khiến cho Tuyết không thể nào làm lại cuộc đời: “Em là một con đĩ khốn nạn, đê hèn (…), em đã trở nên một đứa vứt đi, tiêm nhiễm hết mọi nết xấu của loài người” [13; tr.70], “Em nhơ nhuốc, xấu xa lắm, chẳng đáng được anh đoái thương nữa, mà em cũng chẳng nên còn đến quấy rối cuộc đời bình tĩnh của anh” [13; tr.173]. Kết 32 thúc tác phẩm, người đọc cũng không rõ là Tuyết đi đâu, sống chết ra sao, người đời cũng chẳng ai còn nhắc tới cô Tuyết diễm lệ khi xưa bởi “cô Tuyết ấy có chết đi thì đã có các cô Tuyết khác đẹp, xinh tươi hơn”. Kết thúc ấy đã cho thấy một cuộc đời vô định, vô nghĩa lý của một gái giang hồ, lẳng lơ đa tình. Trong Và chúa đã tạo ra đàn bà, Simone Colette cũng đã xây dựng nhân vật Juliette Hardy là một người phụ nữ hiện đại, phản kháng lại những giáo điều truyền thống. Sự “lệch chuẩn” này đã đặt nhân vật trong thế đối nghịch với các nhân vật khác, đó chính là bà Morin và những người phụ nữ ở thị trấn St. Tropez. Theo cái nhìn được xem là “chuẩn mực đạo đức” của bà Morin – một người đàn bà đoan trang đức hạnh – thì Juliette chỉ “giỏi làm trò lố lăng”. Bà không tiếc lời mắng nhiếc cô là “đồ gái hư đốn” [3; tr.14], “đồ đĩ thõa” [3; tr.19], “đồ chó cái” [3; tr.19] và liên hồi giảng giải cho cô nghe một mớ đạo đức, luân lí cổ hủ. Ngay cả việc làm cho bản thân mình được vui vẻ, thoải mái nàng cũng bị mọi người lên án. Khi đi khiêu vũ về đến nhà, Juliette bị bà Morin trách mắng. Nàng đi chân đất ở cửa hàng để phục vụ cho khách hàng, nói chuyện cười đùa với đàn ông cũng bị soi mói, bị coi là lẳng lơ và không ai chấp nhận được. Trước những hiểu nhầm của mọi người, Juliette cũng đã tìm cách giải thích nhưng không có ai hiểu cho nàng cả. Những hành động của nàng như cái gai trong mắt họ. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy một bi kịch: Juliette “quá yêu cuộc sống, nàng quá nhiều sức sống, quá đẹp, quá trẻ” nhưng lại không được sống hết mình và không nhận được sự yêu thương thực tâm của mọi người dành cho mình. Nếu như những người phụ nữ ở St. Tropez (như bà Tardieu) luôn sống mực thước, không bao giờ vượt ra ngoài những quy chuẩn đạo đức thì Juliette lại luôn sống theo cá tính của mình, luôn đòi hỏi tự do, bình đẳng, nhất là khát khao được thỏa mãn về nhu cầu tình cảm và bản năng tự nhiên. Juliette muốn chồng nàng – Michel – được hạnh phúc, nhưng anh lại không có khả năng nào chinh phục được con người bản năng của nàng, đem cho nàng cảm giác thỏa mãn, hạnh phúc thực sự. Trong khi đó, mặc dù Antoine lừa gạt, khinh thường nàng nhưng người đàn ông này 33 luôn có một sức hút đặc biệt với Juliette. Vào phòng của Antoine, Julitte quyến luyến không muốn rời xa: “nàng ngã xoài xuống vắt qua giường anh, nằm sấp, hai tay vươn ra túm lấy chiếc gối. Những tiếng nức nở dài, khô khốc khiến thân nàng vặn lại, nàng liền vùi mặt vào những nếp chăn rúm ró” [3; tr.166]. Những tiếng khóc nức nở đó thể hiện sự bất lực của Juliette. Nàng không biết có thể làm cách gì để bản thân thỏa mãn hay vùng ra, thoát khỏi những ham muốn đối với Antoine. Nàng cảm nhận, chỉ có ở cạnh Antoine, con người bản năng của nàng mới thật sự được sống trọn vẹn và đúng nghĩa. Thế nhưng, khi Antoine bước vào phòng, khi môi hai người chạm nhau, Juliette đã hét lên: “Không! Đừng” [3; tr.167]. Điều này cho thấy con người phức tạp bên trong của Juliette. Tuy Juliette muốn thỏa mãn những ham muốn đối với Antoine nhưng khi ham muốn đó sắp được thỏa mãn rồi thì nàng lại hét lên và bỏ chạy. Bởi lúc đó, nàng còn đủ lý trí để ngăn những ham muốn bản năng. Mặc dù đã cố gắng che đi nhưng bên trong con người Juliette luôn tồn tại “một con thú hoang dại chưa được thuần phục”, nó luôn cào xé tâm hồn nàng và đòi được thỏa mãn những ham muốn. Cuộc giao hoan giữa Juliette và Antoine trên bờ biển chính là sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người bản năng trong cả hai. Tuy nhiên, Antoine chỉ muốn chiếm đoạt thể xác nàng chứ không hề có ý định che chở, bảo vệ Juliette bởi hắn sợ điều tai tiếng. Chính vì thế cho nên, ngay sau khi thỏa mãn cơn dục vọng, Antoine bỏ lại nàng phía sau, không một chút quan tâm hay mặc cảm tội lỗi. Juliette quay trở về đối mặt với Michel, nàng cảm thấy vô cùng ân hận và xấu hổ với người chồng luôn yêu thương mình. Nàng đã tìm đến rượu, âm nhạc và điệu Mambo kì quái dưới tầng hầm của quán Bar des Amis để quên đi tất cả. Điệu nhảy điên cuồng của nàng là hợp phức bởi nỗi lo sợ Michel sẽ không tha thứ cho nàng và nỗi đau khổ quá lớn mà bản thân nàng phải chịu đựng. Có thể thấy, trong con người Juliette luôn diễn ra sự mâu thuẫn giữa hai phần bản năng và lí trí. Khi ở bên cạnh Michel, lí trí của Juliette thắng nhưng khi chỉ còn mình nàng hoặc khi ở cạnh Antoine thì bản năng của Juliette thắng. Ở bên Michel, anh mang lại cho nàng cảm giác được che chở, bảo vệ, được trân trọng. Ở cạnh Antoine, nàng được thỏa mãn con người bản năng của mình. Do đó, mỗi người đàn ông chỉ cho nàng 34 được một nửa. Juliette luôn cố gắng tìm sự thỏa mãn con người bản năng của mình ở người chồng của nàng – Michel – nhưng không được. Đồng thời, nàng cũng cố gắng tìm sự đồng cảm, cảm giác được che chở, yêu thương ở con người Antoine nhưng điều nàng tìm thấy chỉ là thất bại và tuyệt vọng. Bản thân Juliette đứng giữa ranh giới mong manh của lí trí và bản năng. Nàng rơi vào bi kịch không lối thoát. Vì vậy, khát vọng hòa hợp trong tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ này mãi mãi vẫn chỉ là khát vọng. Như vậy, trong cái vòng kiềm tỏa của những lễ giáo phong kiến hà khắc thì những khao khát giải phóng, những tư tưởng tiến bộ của người phụ nữ không được hiện thành. Nó đã dẫn tới sự nổi loạn của người phụ nữ trong cả hai tác phẩm và chính điều này đã tạo nên tính chất bi kịch cho số phận của họ. 2.4. Thủ pháp đối lập trong miêu tả nhân vật Nhằm làm nổi bật tính cách của nhân vật, các nhà văn Nhất Linh – Khái Hưng và Simone Colette cùng sử dụng thủ pháp đối lập trong việc xây dựng hình tượng nhân vật ở mỗi tác phẩm, góp phần thể hiện sự đối chọi gay gắt giữa cái cũ và cái mới, từ đó lý giải nguyên nhân dẫn tới bi kịch cuộc đời của nhân vật. Trong Đời mưa gió, Nhất Linh khắc họa nhân vật Tuyết là một cô gái lẳng lơ, đa tình với một lối sống hưởng lạc, ăn chơi trác táng. Để làm nổi bật sự nổi loạn cũng như lối sống cực đoan của nhân vật này, tác giả đã dựng lên chân dung nhân vật Chương mang tính chất trái ngược, đối lập hoàn toàn với nhân vật Tuyết. Tuyết lẳng lơ, phóng đãng, ăn chơi bao nhiêu thì Chương lại nề nếp, mực thước, nhu mì, thụ động bấy nhiêu. Trong khi Tuyết luôn tìm cách ve vãn Chương thì anh luôn sợ hãi giữ mình, bởi anh là “một người ghét phụ nữ một cách cay độc”. Thế nhưng, trước sự chủ động của Tuyết, Chương đã ngã vào vòng ái tình của cô. Không chỉ đối nghịch nhau về tính cách mà trong quan niệm về tình ái của Chương và Tuyết cũng khác nhau. Với Tuyết, tình ái chỉ là “sự gặp gỡ của hai xác thịt”. Nàng sống vì nhục dục, vì những lạc thú ở đời. Tuyết luôn sống theo câu châm ngôn ghê gớm “không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời là vị thuốc 35 trường sinh”. Ngược lại với quan niệm ghê gớm đó, với Chương, ái tình là “sự gặp gỡ của hai tâm hồn”. Ái tình sẽ là vô nghĩa nếu như tâm hồn của con người không gặp nhau, không đồng điệu với nhau. Chính vì hai tính cách khác nhau, hai quan niệm tình yêu khác nhau nên sự biểu hiện trong tình yêu của Chương và Tuyết cũng khác nhau. Là một cô gái đa tình, lẳng lơ, Tuyết chưa bao giờ bằng lòng với thực tại, cô chưa bao giờ biết đến tình yêu đích thực và càng không nghĩ đến việc gắn bó suốt đời với một người. Cùng một lúc, Tuyết có thể yêu rất nhiều người, chung chạ với rất nhiều đàn ông miễn sao người đó có thể đáp ứng được nhu cầu về nhục dục và tiền bạc cho cô. Tuyết tự do đi tìm hết lạc thú này đến lạc thú khác, cô đắm mình trong những cuộc phiêu lưu tình ái, thứ ái tình xác thịt, tìm những cảm xúc mới mẻ khác nhau. Chương thì ngược lại hoàn toàn. Với Chương, một khi chàng đã yêu thì sẽ yêu hết mình, dâng hiến hết mình và luôn mong mỏi được sống cùng người mình yêu đến trọn đời trọn kiếp. Vì điều này mà Tuyết ví chàng như “một cô thiếu nữ, hơn nữa như một cô gái đồng trinh” [13; tr.62]. Đó là một sự trái ngược, một sự tương phản hoàn toàn với Tuyết, chính cô cũng đã thừa nhận điều đó: “cái đời của một ông giáo đạo mạo càng ngày càng thấy trái ngược với đời nàng”, đời của một cô gái giang hồ phóng đãng, ăn chơi [13; tr.62]. Sống cùng Chương sáu ngày, cuộc sống quá đỗi bình yên trong vai một người vợ ngoan đã khiến cho Tuyết “cảm thấy tâm hồn chán nản”. “Thân thể nàng đau đớn mà tinh thần nàng cũng mỏi mệt” [13; tr.63]. Vốn là cô gái theo tôn chỉ tự do, Tuyết không thể nào sống trong một bầu không khí đơn điệu, tẻ nhạt như vậy. Ở chiều sâu bản thể, cô luôn khao khát những cảm xúc mới mẻ, cuồng nhiệt, trong khi đó Chương là một anh giáo nề nếp, mực thước, không thể nào đáp ứng được thể nguyện của cô. Sự ngột ngạt ấy khiến cho Tuyết chán nản và càng thôi thúc nhân vật “nổi loạn” để tự do đi tìm những cảm xúc mới, đạt được những khát vọng của bản thân. Tuyết rời bỏ Chương hết lần này đến lần khác mỗi khi thấy chán nản, rồi khi nhớ nhung thì lại quay về. Lần nào Chương cũng tha thứ bởi tình yêu của chàng quá đỗi thiêng liêng và vị tha. Nhưng cho đến cuối cùng, tình yêu của Chương 36 không thể nào níu giữ được bước chân của một kẻ lãng du, ngay cả lí trí của kẻ ấy cũng không đủ tỉnh táo để ở lại: “Tuyết muốn rời bỏ Chương ngay mà đi, lăn lộn với cuộc đời mưa gió. Tiếng gọi chốn xa xăm, huyền bí hình như lại đến làm rung động tâm hồn phiêu lưu của nàng” [13; tr.141]. Tuyết và Chương, hai con người với hai tính cách, hai quan niệm sống trái ngược nhau lại gặp nhau và sống cùng nhau. Xây dựng cặp nhân vật này, Nhất Linh đã làm nổi bật sự đối lập giữa một bên là tư tưởng tự do với những cảm xúc mới mẻ và một bên là những quy chuẩn, mực thước, đơn điệu, tẻ nhạt. Với tư tưởng tự do, nhân vật luôn có xu hướng vùng thoát ra khỏi những khuôn phép, những lề thói cổ hủ đã kìm kẹp người phụ nữ để giải phóng cá nhân, vươn tới thỏa mãn những khát vọng tất yếu của con người. Quá trình ấy chính là sự vượt thoát, nổi loạn của nhân vật. Cũng tương tự như vậy, trong Và chúa đã tạo ra đàn bà, Simone Colette cũng xây dựng cặp nhân vật đối lập để nhằm nổi bật hình tượng người phụ nữ hiện đại với những khát vọng giải phóng. Đó là cặp nhân vật Juliette – Michel và cặp Juliette – bà Morin. Juliette là một cô gái có cá tính mạnh mẽ, dám làm, dám sống với con người thật của mình, ở nàng là hình ảnh của một người phụ nữ hiện đại. Ngược lại, Michel – chồng nàng – là một chàng trai hai mươi mốt tuổi. “Cậu có những đường nét cổ điển, gần như mảnh mai tinh tế, kiểu ngoại hình thường gặp ở những nhà thơ hay giáo sư đại học, chứ không phải ở một người sống bằng nghề sửa thuyền đánh cá” [3; tr.36]. Michel được nhận định là người đàn ông nhân hậu nhưng thiếu lý trí. Michel yêu Juliette nhưng lại không dám bày tỏ tình cảm đó với cô. Tuy vậy, khi biết Juliette bị ép phải quay trở lại viện mồ côi thì chính Michel lại là người duy nhất sẵn sàng cưới Juliette để cô có thể ở lại thị trấn St.Tropez (trong khi Eric Carradine không dám và Antoine không muốn cưới Juliette). Michel biết rõ Juliette không hề yêu anh nhưng anh vẫn cưới cô. Anh hi vọng mình có thể làm cho Juliette hạnh phúc và đến một ngày nào đó nàng có thể đáp lại tình cảm của anh. Juliette cũng vì cảm kích điều này mà nhận lời lấy Michel. Song, Michel không làm sao 37 thỏa mãn được con người bản năng của nàng. Anh là một người chồng nhân hậu, vị tha, sẵn sàng làm tất cả để mang lại niềm vui cho Juliette, nhưng Michel lại quá chân thực, anh không đủ tinh tế để nhận ra những mâu thuẫn, những xung đột tâm lý bên trong con người Juliette hay những đối chọi ngầm giữa cô và Antoine. Hơn nữa, với cá tính mạnh mẽ, thứ mà Juliette kiếm tìm là sự mạnh bạo, lôi cuốn từ người đàn ông. Tâm hồn hoang dại của nàng luôn vùng vẫy, luôn khát khao được hòa hợp trong tình yêu và cả trong đời sống tình dục, thế nhưng chồng nàng chưa bao giờ làm được điều ấy. Nàng nói với Michel: “Sống hạnh phúc thật khó” [3; tr.142]. Câu nói mà chỉ bản thân nàng mới hiểu hết được ý nghĩa của nó. Chỉ khi ở bên Antoine thì con người bản năng và cả những khát khao tình yêu của Juliette mới được thỏa mãn, nàng mới được sống trọn vẹn, đúng nghĩa với con người thật của mình. Chính vì vậy, dù đã cố kìm nén nhưng con người bên trong Juliette vẫn luôn khao khát được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân. Nếu cặp nhân vật Julitte – Michel với hai cá tính trái ngược nhau thì cặp nhân vật Juliette – bà Morin được Simone Colette xây dựng đại diện cho sự đối lập giữa cái cũ và cái mới. Trong đó Juliette là hình tượng người phụ nữ hiện đại, còn bà Morin hay người thiếu phụ ở viện mồ côi và những người phụ nữ khác là đại diện cho những tư tưởng truyền thống. Bắt gặp Juliette đứng nới chuyện với Eric khi đang tắm nắng kiểu “hoàn toàn tự nhiên”, không một mảnh vải trên cơ thể, bà Morin đã chửi mắng Juliette là “đồ gái hư đốn”. Trong cái nhìn của bà và những người phụ nữ ở thị trấn St. Tropez thì nàng là một người đàn bà lẳng lơ và không thể chấp nhận được. Bà Morin liên tục thao giảng về những đạo đức, luân lý cổ hủ nhưng chưa một lần nào Juliette chú ý lắng nghe hay làm theo, nàng luôn “phớt lờ lời độc thoại của bà”. Khi người thiếu phụ ở viện mồ côi yêu cầu nàng đến gặp bác sĩ “để người ta viết giấy chứng nhận” “chứng minh cháu chưa làm gì vô luân cả” [3; tr.86] thì nàng đã bật cười. “Tiếng cười của Juliette nghe hơi giống như động kinh” [3; tr.86]. Người ta nghĩ rằng chỉ một tờ giấy là có thể chúng minh được trinh tiết cũng như đạo đức của một con người. Juliette cười nhạo vào điều vô lý đó. Điều này cho thấy, người phụ nữ hiện đại không trông chờ vào một tờ giấy “chứng nhận” 38 hay để cho bất cứ một ai phán xét về mình, mà chính họ sẽ là người khẳng định con người thật của bản thân. Có thể nói, thủ pháp đối lập đã đặt nhân vật trong thế đối sánh với những nhân vật khác, thậm chí là đối chọi với thế lực khác. Những mâu thuẫn, xung đột ấy đã thúc đẩy nhân vật vượt thoát, vươn đến sự giải phóng con người cá nhân. Ở cả hai tiểu thuyết, Đời mưa gió và Và chúa đã tạo ra đàn bà, thủ pháp này được sử dụng như một “chiếc đòn bẩy” nhằm làm nổi bật hình tượng người phụ nữ hiện đại với những khát vọng giải phóng vượt ra khỏi lề thói kìm kẹp người phụ nữ. Như vậy, cả hai nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió và Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà đều là những cô gái xinh đẹp trẻ trung, mang trong mình những nét tân tiến mới và ý thức đấu tranh mạnh mẽ. Những tư tưởng tiến bộ trong tình yêu, trong hôn nhân, gia đình, trong lối sống, quan niệm sống và ý thức đấu tranh để thực hiện những tư tưởng ấy đã biến người phụ nữ thành những người “nổi loạn”. Họ đã vượt thoát khỏi những thành kiến trói buộc người phụ nữ bấy lâu, chủ động tìm kiếm hạnh phúc cho mình, sống thật với con người mình. Tuy nhiên, trong khi những quan niệm truyền thống bảo thủ vẫn còn bủa vây chặt chẽ, thì những tư tưởng tiến bộ, táo bạo của người phụ nữ hiện đại không được chấp nhận. Những người phụ nữa ấy đều rơi vào bi kịch, song sự “nổi loạn” của họ đã thể hiện ý thức nữ quyền rõ rệt, bộc lộ khát vọng trong đời sống tình cảm của người phụ nữ. Phụ nữ cũng là con người, họ không phải là nô lệ, cũng không phải là thánh nhân. Do vậy, họ cũng có đầy đủ mọi khát vọng chính đáng về tình yêu và hạnh phúc cho riêng mình. 39 CHƯƠNG 3 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH – KHÁI HƯNG VÀ VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE Nhất Linh – Khái Hưng và Simone Colette đều là các nhà văn có tư tưởng tiến bộ nhưng mỗi nhà văn lại có một cảm quan nghệ thuật riêng. Hơn nữa, hai tác phẩm ra đời trong hai bối cảnh văn hóa – xã hội khác nhau cho nên việc xây dựng kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong mỗi tác phẩm mang những nét riêng đặc thù. Sự khác biệt ấy được thể hiện ở những phương diện cơ bản sau: 3.1. Sự miêu tả ngoại hình nhân vật Đời mưa gió là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời một cô gái giang hồ với quan niệm sống, lối sống có phần cực đoan, cho nên, ngòi bút Nhất Linh không chủ đích đi sâu miêu tả ngoại hình nhân vật mà chú trọng, nhấn mạnh vào số phận, bi kịch của cô gái này. Tuy không được miêu tả tỉ mỉ về phương diện ngoại hình nhưng nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió chỉ qua một vài nét điểm xuyết về nét mặt, ánh mắt, vẫn hiện lên trước mắt bạn đọc với một vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông. “Tuyết vừa nói vừa liếc mắt long lanh hoạt động nhìn Chương một cách rất tình tứ. Cặp môi bôi sáp hình trái tim nhách lên một nụ cười làm lúm hai đồng tiền ở hai bên má mơn mởn như tuyết trái đào Lạng Sơn hồng mới hái” [14; tr.32]. Chỉ với nét phác họa như vậy, người đọc cũng có thể hiểu, Tuyết tuy là gái giang hồ nhưng đồng thời cũng là một cô gái rất đẹp. Một vẻ đẹp kết hợp cả nét truyền thống lẫn hiện đại trong đó. Cũng chính vẻ đẹp ấy cùng với kinh nghiệm trong trường tình đã giúp cô dễ dàng trong việc thu phục đàn ông. Chương yêu Tuyết cũng bởi vẻ đẹp mê đắm đó. Hình ảnh đôi mắt, cặp môi của Tuyết được phác họa qua cái nhìn của Chương: “Đôi mắt ướt và dịu dàng của Tuyết bảo cho chàng biết rằng chàng nghĩ lầm. Cặp môi nhách một nụ cười, nụ cười đau đớn nhưng âu yếm nói với chàng rằng Tuyết vẫn yêu chàng” [14; tr.111]. Lúc ấy, dù đang tức giận vì Tuyết đã bỏ đi, nay trở về với vẻ mặt buồn rầu mệt mỏi, nhưng khi nhìn vào đôi mắt đó, nhìn vào 40 nụ cười đó, Chương quên hết thảy mọi thứ, trong lòng chàng lúc này chỉ còn lại tình yêu vô bờ bến đối với nàng mà thôi. Đôi khi, Tuyết ngắm mình trong gương, ngoại hình của cô cũng chỉ hiện lên mờ nhạt trong dòng tâm tư “khi trang điểm xong và nhìn vào gương thấy nhan sắc đổi khác hẳn, nàng mơ màng nhớ ngay tới quãng đời sung sướng. Cô thiếu nữ đứng trong gương đối với nàng như người xưa hiện về, một người chết sống lại, và một làn không khí mịt mù, huyền bí” [14; tr.119]. Dù hình thù không được rõ ràng nhưng ta vẫn thấy hiện lên một cô Tuyết xinh đẹp và đương sung sướng, bởi lúc này Tuyết đang háo hức chuẩn bị để cùng bạn đi chơi, những cuộc chơi mà lâu lắm rồi Tuyết đã quên lãng. Tuyết rời bỏ Chương để đi tìm những thú vui khoái lạc, những cảm xúc mới mẻ tự do cho đến khi thân xác rã rời, không ai đoái hoài tới nữa thì Tuyết lại trở về tìm Chương sau hai năm xa cách. Lần trở về này, khi nhìn thấy Tuyết mà Chương như không tin vào mắt mình nữa. Nhan sắc của nàng lúc này được Nhất Linh miêu tả cận cảnh, tỉ mỉ hơn qua cái nhìn của Chương: “Cặp mắt sắc sảo, long lanh nay đã mờ đã xạm như mất hết tinh thần, chôn trong hai cái quầng đen sâu hoắm. Lớp phấn không đủ dày để che đôi má hóp và những nếp nhăn trên trán. Màu son thắm bôi môi càng làm rõ rệt nỗi điêu linh của bộ mặt nhợt nhạt, xanh xao. Cái nhan sắc diễm lệ thuở xưa giờ đã tàn tạ như đóa hoa rã rời sau những ngày mưa gió” [14; tr.163]. Miêu tả cái ngoại hình tiều tụy, rã rời ấy của nhân vật Tuyết, Nhất Linh muốn cho thấy rằng đó là kết cục tất yếu của một cô gái giang hồ lẳng lơ, đa tình. Và đó cũng chính là kết cục tất yếu của những ai có lối sống buông thả, phóng đãng như cô. Cũng không tập trung miêu tả ngoại hình nhân vật, mà chỉ bằng vài nét bút thoáng qua có tính chất chấm phá nhưng Simone Colette trong Và chúa đã tạo ra đàn bà đã tái hiện, dựng lên chân dung nhân vật nữ chính một cách rất rõ nét trước mắt người đọc. Thế nhưng, khác với Nhất Linh miêu tả nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió, ở đây Simone Colette đã miêu tả ngoại hình nhân vật Juliette Hardy là có dụng ý rõ ràng. Để từ chân dung đó, người đọc có thể nhìn thấu một cách sinh động, trọn vẹn tính cách nhân vật, qua đó bộc lộ ý thức nữ quyền mạnh mẽ của nhà văn. 41 Juliette mang trong mình một vẻ đẹp tươi tắn, tràn đầy sức sống làm mê đắm lòng người, đặc biệt là những người đàn ông ở thị trấn St.Tropez đều bị quyến rũ bởi những đường nét trên cơ thể nàng. Ngay từ mở đầu tác phẩm, để miêu tả ngoại hình của Juliette, Simone Colette đã không ngần ngại để cho nhân vật của mình tắm nắng theo kiểu "au naturel" (hoàn toàn tự nhiên). Juliette xuất hiện trước mắt người đọc mà không cần đến một mảnh vải trên cơ thể. Hình ảnh này không chỉ thể hiện sự táo bạo trong cách xây dựng nhân vật của tác giả mà còn tạo ra hiệu ứng đặc biệt thể hiện tính cách táo bạo của Juliette. Nó khiến cho bản thân mỗi người đọc không khỏi bất ngờ và cảm nhận được sự nóng bỏng toát ra từ cô gái này. Nàng đã tự mình phô ra cơ thể của bản thân trước mắt người đọc, không một chút che đậy, không một chút giấu giếm hay e ngại. Ngược lại, nàng làm điều này với một tâm thế hoàn toàn tự tin. Juliette đẹp và có sức hút đến mức, mới chỉ nhìn thấy đôi chân trần của nàng, Eric Carradine cũng cảm thấy sung sướng, muốn khoảnh khắc chiêm ngưỡng nó kéo dài mãi: “Một đôi chân trần, gót hướng lên trời, đung đưa uể oải từ sau ra trước dưới ánh nắng. Đôi chân rám nắng có ánh vàng, với những ngón chân nhỏ xíu như chân trẻ con” [3; tr.9]. Eric Carradine thốt lên: “Em có đôi chân của một nữ thần” [3; tr.10]. Juliette cũng ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình. Chính vì ý thức được giá trị của bản thân nên nàng rất tự tin khi “khoe” cơ thể của mình và tự tin nói chuyện với Eric qua một khoảng cách vô cùng ngắn, đó là tấm chăn ga. Vẻ đẹp cơ thể của nàng được tác giả phô ra một cách táo bạo nhất. Nó xuất hiện ở trạng thái đẹp nhất, viên mãn và trọn vẹn nhất: “Tắm đẫm trong nắng đẹp tựa vàng mười” [3; tr.12]. Không những thế, sự tinh tế của Simone Colette nằm ở chỗ không nhọc công trong việc miêu tả tỉ mỉ ngoại hình của Juliette mà chỉ cần để cho một nhân vật nào đó trên xe buýt thốt lên: “Chao là cặp mông! Như cả một bài ca” [3; tr.29] thì đã đủ để nói lên được tất cả sự quyến rũ của vẻ đẹp đầy nhục cảm toát ra từ cơ thể nàng. Những dòng miêu tả ngoại hình của Juliette tuy không nhiều nhưng đủ cho người đọc thấy được vẻ đẹp của nàng, vẻ đẹp của sự táo bạo, của một thực thể hoang dại quá đỗi tự nhiên. Ngoại hình người phụ nữ được Simone Colette miêu tả không một chút dè dặt. Ngược lại, ngòi bút của nhà văn hết sức táo bạo. Nếu như những người 42 phụ nữ thuộc thế hệ cũ ở thị trấn St.Tropez có cái nhìn không mấy thiện cảm về Juliette thì việc miêu tả ngoại hình Juliette của nhà văn có tác dụng tôn lên vẻ đẹp hấp dẫn và quyến rũ ở con người nàng. Không những thế, việc miêu tả vẻ đẹp hình thể tròn đầy, viên mãn của một cô gái đương tuổi mười tám như một đòn khiêu khích đối với cái nhìn đầy miệt thị về đàn bà và nhục dục, nó đả phá, lột trần bộ mặt đạo đức giả của xã hội châu Âu thời hậu chiến, mà nhất là cánh đàn ông từ già đến trẻ đều là những kẻ bất toàn, chạy theo bản năng. Sự miêu tả trực diện vẻ đẹp nhục thể trong Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng cho thấy cái nhìn cởi mở trong văn hóa phương Tây. Simone Colette miêu tả, ngợi ca vẻ đẹp nhục thể của người phụ nữ để rồi “bung ra” một cô gái với cá tính mạnh mẽ, qua đó nhằm bộc lộ ý thức nữ quyền của nhà văn. Ngược lại, trong Đời mưa gió, người phụ nữ phương Đông, dù là gái giang hồ phóng đãng nhưng vẫn được miêu tả với vẻ đẹp truyền thống, kín đáo, chỉ điểm xuyết qua nét mặt hay ánh mắt. Nó cho thấy cảm quan của người phương Đông vẫn hạn chế khi nói đến vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ. Từ đó có thể thấy rằng, văn hóa Đông – Tây đã chi phối rất lớn đến cảm quan của người sáng tác. Mỗi nhà văn lại chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa khác nhau, cho nên nó dẫn tới việc xây dựng hình tượng nhân vật cũng khác nhau. 3.2. Phương thức miêu tả mặt bản năng dục tính Như đã nói ở trên, cả hai tác phẩm Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette đều bộc lộ ý thức nữ quyền, tiến tới giải phóng người phụ nữ thông qua việc khắc họa hình tượng người phụ nữ với bản năng tính dục. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có cách thức miêu tả nhân vật theo những cảm quan riêng. Trong Đời mưa gió, Tuyết là một cô gái giang hồ với lối sống ăn chơi, phóng đãng. Với cô, sống là phải tự do, phóng túng cả về tâm hồn lẫn thể xác, cho nên, cô sống buông thả, ăn chơi trác táng, sống với sở thích riêng, lý tưởng riêng và không cần biết đến ngày mai. Tuyết lao đi tìm những lạc thú trong thứ ái tình trụy lạc, chạy 43 theo những cuộc tình không chút mệt mỏi bởi cô cho rằng “lạc thú ở đời như một vị thuốc trường sinh” mà ái tình chính là “sự gặp gỡ của xác thịt”. Điều này khác với thứ tình yêu lãng mạn trong trẻo thường thấy trong sáng tác của Tự lực văn đoàn. Chính vì thế, nhân vật Tuyết đã trở nên khác lạ so mới mô hình chung trong kiểu nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Tuy xét đến cùng, đây vẫn là một nhân vật lãng mạn nhưng nhân vật này rất gần với con người thực ở phương diện bản năng dục tính. Mặc dù Nhất Linh miêu tả không quá nhiều nhưng vẫn đủ để làm nổi bật lối sống ăn chơi trác táng, ngày đêm mê đắm trong thú vui nhục dục của cô gái này. Khi Tuyết trơ trẽn đến ở nhà Chương, “Luôn một tuần lễ, hai người yêu nhau. Chương để mặc ái tình nhục dục lôi kéo đi, chàng như mê man, không kịp suy xét (…). Còn Tuyết, Tuyết sung sướng, sung sướng như vừa mới biết yêu và mới được được yêu lần này là một” [13; tr.53]. Vậy mà khi chán chường, Tuyết bỏ Chương đi theo “tiếng gọi ở cõi xa xăm, nàng dứt áo ra đi, đi tìm một người tình nhân cũ mà nàng vụt cảm thấy nàng yêu” [13; tr.62]. Ở đây, không phải Tuyết bỏ đi theo tiếng gọi của tình yêu thực sự, mà cô đi tìm cho mình những cảm xúc mới mẻ trong ái tình nhục dục để thỏa mãn nhu cầu của thể xác mà thôi. Tuyết say sưa trong khoái lạc, đua đòi ăn chơi trác táng cùng chúng bạn cho đến khi nhận ra: “mấy hôm nay nàng chơi bời thái quá, thức đêm khuya quá, uống rượu nhiều quá. Thân thể nàng đau đớn mà tinh thần nàng cũng mỏi mệt” [13; tr.63]. Có thể thấy, Nhất Linh và Khái Hưng chỉ miêu tả lướt qua nhưng cũng vẫn làm nổi bật lối sống tự do phóng đãng của cô gái này. Đặt trong bối cảnh khi mà Nho giáo vẫn còn kiềm tỏa người phụ nữ với “công dung ngôn hạnh”, “đoan trang phẩm tiết” thì việc nhắc đến đàn bà và nhục dục là điều cấm kị. Đương thời, với tư tưởng tiến bộ, hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng đã mạnh dạn đả động tới những chuyện mà người ta thường hay né tránh. Tuy nhiên, dù đã khắc họa hình tượng người phụ nữ ở phương diện bản năng dục tính nhưng sự miêu tả ấy cũng không trực tiếp, trực diện. Những xúc cảm dục tính chỉ được miêu tả thoáng qua một vài cử chỉ của Tuyết hoặc qua những ý nghĩ gián tiếp của Chương. Tuyết “lại gần lấy tay quàng vai Chương nũng nịu, nằn nì”, chỉ mới đó mà “Chương đã như điên 44 cuồng, trong lòng như nước sôi, như lửa cháy” [13; tr.48]. Một cái “nháy mắt” của nàng mà khiến “Chương như người mất linh hồn, Tuyết lôi đi đâu thì đi đấy” [13; tr.49]. Vốn là người lãnh cảm với phụ nữ, thậm chí là khinh ghét đàn bà nhưng trước vẻ đẹp diễm lệ, yêu kiều của một cô gái đôi mươi, Chương không ngăn nổi con người bản năng của mình. “Tình yêu nhục dục thứ nhất trong đời ngây thơ của chàng” đã khiến chàng “đắm đuối, mê man”. Nó cũng làm cho chàng trở nên vui vẻ, khoan khoái, “chàng tận tụy vào việc dạy học, nào soạn bài, nào chấm bài”, “chàng nói nhiều hơn”, “giảng rất hay” [13; tr.54]. Khi Tuyết bỏ đi, Chương đã “cảm thấy rõ sự thiếu thốn trong đời chàng”. Chàng nhận ra ái tình, vật dục là những thứ bản năng của con người; nó cũng như nhu yếu bản năng của con vật, cũng như sự ăn, sự uống. Tuy có miêu tả những cuộc ái ân, những khoái lạc nhục dục nhưng tác giả cũng không đi sâu cụ thể. Bởi, nhà văn muốn nhấn mạnh đến sự tự do trong tình yêu và sự giải phóng con người cá nhân, chứ không phải là khắc họa nhân vật ở phương diện bản năng tính dục. Ở đây có thể hiểu sự giải phóng những nhu cầu bản năng của con người nằm trong sự giải phóng, tự do cá nhân. Mặt khác, thông qua việc xây dựng hình tượng người phụ nữ nổi loạn, hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng đã lên tiếng chống lại lễ giáo phong kiến, đòi quyền lợi bình đẳng, dân chủ cho người phụ nữ. Vì đây là nhà văn nam bênh vực, “nói hộ” cho nữ giới, cho nên, thế giới đầy phức tạp và bí ẩn ở tầng sâu bản thể của người phụ nữ vẫn chưa được bộc lộ rõ nét. Nếu như Đời mưa gió là nhà văn nam viết về sự nổi loạn của người phụ nữ thì tiểu thuyết Và chúa đã tạo ra đàn bà lại được viết bằng chính cảm quan của một người phụ nữ. Bằng kinh nghiệm của bản thân, nữ nhà văn Pháp Simone Colette đã thoải mái bộc lộ đời sống của người phụ nữ ở tầng sâu bản thể thông qua những trang viết đầy nữ tính. Ở đó, người phụ nữ hiện đại đã tự mình khẳng định giá trị của bản thân, khẳng định cá tính mạnh mẽ của mình, thậm chí có khi thách thức cả những giá trị quan đang tồn tại. Nếu như người phương Đông coi trọng sự kín đáo, tế nhị thì phương Tây lại rất phóng khoáng, tự nhiên. Trong nền văn hóa phương Đông, đặc biệt là Nho giáo 45 thì thân thể đàn ông, đàn bà là phải kín đáo. Phô bày thân hình đàn bà, đàn ông lõa thể là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục và làm giảm giá trị của con người – nhất là đối với đàn bà. Ngược lại, người phương Tây rất cởi mở và ưa giải phóng hình thể. Mở đầu tác phẩm, Simone Colette đã để cho Juliette xuất hiện không một mảnh vải trên cơ thể, tắm nắng theo kiểu “au naturel” (hoàn toàn tự nhiên). Nàng đã tự mình phô ra những đường nét gợi cảm ngay trước mắt người đọc, mà không một chút che đậy, không một chút giấu giếm hay e ngại. Chỉ qua một tấm chăn ga, vẻ đẹp cơ thể của nàng được tác giả phô ra một cách táo bạo nhất. Nó xuất hiện ở trạng thái đẹp nhất, viên mãn và trọn vẹn nhất: “Tắm đẫm trong nắng đẹp tựa vàng mười” [3; tr.12]. Lúc ở trên bờ biển, quần áo ướt dán chặt vào cơ thể đã khiến cho từng đường cong, từng chỗ hõm trên người nàng đều nổi rõ. “Bộ ngực căng phồng” và “đôi chân nàng vô tình lộ ra trần trụi” [3; tr.185] càng khiến cho cơn dục vọng của Antoine tăng lên. Với quan điểm tiến bộ và cái nhìn cởi mở, Simone Colette miêu tả trực diện vẻ đẹp nhục thể của người phụ nữ, qua đó nhằm làm nổi bật hình tượng người phụ nữ hiện đại tự tin khẳng định vẻ đẹp và giá trị bản thân. Vẻ đẹp ấy đến từ sự độc lập, tự chủ trong chính con người họ. Để chuyển tải ý thức nữ quyền một cách sâu sắc nhất, Simone Colette tiếp tục xây dựng các hành động tình dục diễn ra lần lượt giữa Juliette với Michel và Antoine. Vượt qua tất cả những dè dặt, rào cản kiểm duyệt và dám đối mặt với tiêu chuẩn đạo đức xã hội đương thời, Simone Colette đã đưa tất cả những “bí mật phòng the” vào tác phẩm. Cuộc ân ái giữa Michel và Juliette được nhà văn miêu tả thật cụ thể như đang là người trong cuộc: “Từ đâu đó rất sâu bên dưới một cơn sóng dồi vĩ đại dâng lên, nâng nàng lên càng lúc càng cao, quăng nàng về phía Michel. Nàng mở mắt thấy khuôn mặt Michel kề sát bên mặt nàng, ngời sáng, mỉm cười, bầm giập. Trong một khoảnh khắc nàng đẩy anh ra, một cơn hốt hoảng bất thần chiếm lĩnh nàng… Anh rụt người lại, ánh sáng phai đi khỏi mặt anh, và nàng không chịu nổi điều ấy. Nàng kéo mặt anh về phía mặt nàng và giúp anh. Cùng nhau họ cưỡi trên ngọn sóng rồi thì rơi hẫng xuống, mệt nhoài” [3; tr.116]. Chính giọng kể thản nhiên không một chút mặc cảm phận nữ của nhà văn đã tạo nên sắc thái nữ 46 quyền rõ rệt. Rõ ràng khi đọc những lời văn miêu tả này, người đọc có thể cảm thấy rõ thế chủ động trong tình dục của người phụ nữ. Nó vừa thể hiện sự mãnh liệt của người phụ nữ vừa thể hiện sự mạnh bạo của người kể trong chuyện riêng tế nhị. Lúc nào, Antoine cũng coi Juliette “như con điếm” và mỗi khi nói về nàng đều bằng thái độ rẻ rúng nhưng chính con người bên trong hắn ta lại luôn khao khát chiếm đoạt được thể xác nàng. Khi nghe “những âm thanh mềm mại ở phòng bên, những tiếng cười khúc khích ngắn và trong của Juliette” [3; tr.149] với Michel, Antoine tỏ ra bực tức và không thể tập trung chơi bài với người em út Christian. Con người giả tạo của hắn nhọc công che giấu thoáng chốc bị Christian lật tẩy và hắn toan đánh cậu em để che đi cảm xúc thật của mình. Cơn dục vọng ở trong lòng Antoine luôn luôn trào lên mỗi khi gặp Juliette, mặc dù, anh đã cố gắng kiềm chế. Trong khi đó, Juliette luôn muốn gắn bó, khao khát hòa hợp với Antoine. Bởi chỉ có ở cạnh Antoine, con người bản năng của Juliette mới thực sự được sống trọn vẹn và đúng nghĩa. Nhưng nàng không muốn làm cho chồng nàng, Michel – một người đàn ông tốt bụng – phải đau khổ. Bởi vậy nàng cũng luôn phải che giấu con người thật của mình. Chỉ khi đứng giữa sự sống và cái chết thì con người thật bản năng của họ mới thật sự được biểu lộ. Đó là lúc Juliette và Antoine bị sóng biển hất tung ra khỏi chiếc thuyền thì Antoine mới dám sống thực với con người của chính mình. Anh lo lắng cho Juliette và cố hết sức giúp Juliette bơi vào bờ khi nàng hoàn toàn kiệt sức. Khi cả hai đã vào đến bờ biển an toàn cũng là lúc mà cơn dục vọng trong lòng Antoine và Juliette bùng cháy mãnh liệt nhất. Họ thoát khỏi sự kiểm soát của lí trí và sống thật với bản năng của mình: “Không nói một lời, anh nhảy bổ lên trên nàng như con bò mộng. Những làn sóng triều dục vọng cuộn trào lên ập qua nàng. Juliette không cưỡng lại nổi nữa, liền đáp lại sự bạo liệt của anh bằng bạo liệt của chính nàng, đòi kéo dài từng khoảnh khắc lạc thú một, chuồi ra khỏi anh chỉ để tự xé toang váy áo mình ra” [3; tr.186]. Tất cả những xung năng tính dục dồn nén bấy lâu nay trong bản thân Juliette là căn nguyên lí giải vì sao nàng “đáp lại sự bạo liệt của anh bằng bạo liệt của chính nàng” [3; tr.186]. Juliette đã tự nguyện để cho Antoine chiếm đoạt mình. Lúc này, những 47 khao khát tình dục bản năng trong con người Juliette cũng được đáp ứng đầy đủ nhất: “Anh đưa nàng đến tột đỉnh đam mê cho đến khi nàng thấy mình sắp nổ bùng tới nơi rồi sau đó họ cùng nhau lao tuột xuống một triền dốc dài dằng dặc, tiếng vọng sự làm tình của họ dềnh lên hạ xuống chậm rãi, âm vang trong từng thớ cơ của thể xác nàng” [3; tr.187]. Tất cả những khoái cảm được miêu tả bằng những từ ngữ hết sức bạo liệt, lan tỏa, tưởng như nó đang tan chảy ra theo sự viên mãn nhất. Trong đầu Juliette xuất hiện những ý nghĩ: “Mình bị hủy diệt rồi, nàng nghĩ. Nàng nhắm mắt lại với cảm giác biết ơn, trong một nỗi kiệt sức và khoan khoái mênh mông” [3; tr.187]. Theo dõi toàn bộ cuốn tiểu thuyết, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cuộc giao hoan giữa Antoine và Juliette là hành động tình dục mãnh liệt và cuồng bạo nhất trong tác phẩm. Đồng thời, nó cũng chính là hành động tình dục thể hiện ý thức nữ quyền rõ nhất. Giọng kể thản nhiên không chút mặc cảm phận nữ của nhà văn đã đả phá và lột trần bản chất giả tạo của người đàn ông chạy theo bản năng. Đã có nhận định, tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette giống như một liều thuốc độc ngọt ngào dành cho độc giả hậu chiến. Nhà văn không cần nhọc công tìm cách biện giải cho vấn đề đạo đức mà chỉ cần trưng ra một cô gái đẹp làm sững sờ tất thảy qua những chi tiết miêu tả đầy khoái cảm. Qua đây, Simone Colette cũng bộc lộ quan niệm nhân văn về người phụ nữ: Đàn bà cũng là con người, họ cũng có đủ mọi nhu cầu và khát vọng chính đáng về tình yêu và tình dục. Người đàn ông hãy yêu và trân trọng họ như chính con người họ chứ không phải chỉ ở vẻ đẹp nhục cảm bề ngoài của thể xác họ. Bằng việc sử dụng hành động tình dục giống như là một biểu tượng về nữ quyền, Nhất Linh – Khái Hưng và Simone Colette đã cùng lên tiếng đòi giải phóng cho người phụ nữ, nhất là giải phóng con người bản năng, đòi quyền bình đẳng như nam giới. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có cách thức miêu tả nhân vật ở phương diện con người bản năng khác nhau. Sự khác nhau trong cảm quan của mỗi nhà văn chính là bởi tính đặc thù của văn hóa vùng miền. Hít thở trong bầu không khí văn hóa phương Đông vốn coi trọng sự kín đáo, tế nhị, Nhất Linh và Khái Hưng trong 48 Đời mưa gió chỉ miêu tả điểm xuyết đời sống trụy lạc, đắm mình trong thú nhục dục của cô Tuyết, có khi nó chỉ được nhắc đến qua dòng hồi tưởng của nhân vật khác. Ngược lại, cảm quan của người phương Tây có phần cởi mở hơn qua việc nữ nhà văn Simone Colette ngợi ca vẻ đẹp nhục thể của người phụ nữ trong Và chúa đã tạo ra đàn bà. Sự khác nhau này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của nhân vật trong từng tác phẩm. 3.3. Tính chất của sự nổi loạn Tuyết trong Đời mưa gió là một cô gái giang hồ có lối sống lẳng lơ, phóng đãng, ăn chơi trác táng và có những quan niệm hết sức “mới mẻ” về tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Quan niệm sống và lối sống của Tuyết khắc hẳn với những người phụ nữ đương thời, thậm chí đó là một lối sống “lạc loài”, bởi vì cách sống đó chưa bao giờ xuất hiện trong cái xã hội nhỏ bé thời bấy giờ. Xây dựng nhân vật Tuyết, Nhất Linh đã chú ý đi sâu khai thác số phận của một cô gái giang hồ với triết lý sống hưởng lạc cá nhân có nhiều tính chất tiêu cực. Vốn là một cô gái xinh đẹp, có học vấn nhưng lại vướng vào sợi dây oan nghiệt của lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, Tuyết bị ép gả cho một người mà cô không yêu cũng không hề biết mặt. Theo lễ giáo phong kiến về ứng xử của người phụ nữ khi đi lấy chồng thì phải “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Thế nhưng Tuyết lại đi ngược lại với những chuẩn mực đó. Khi phải lấy một người chồng mà mình không yêu, Tuyết đã không “an phận thủ thường” như đa số phụ nữ thời đó vẫn cam chịu mà cô đã “nổi loạn” để thoát khỏi cuộc sống cầm tù bởi “tam tòng tứ đức”. Cô đã phản ứng dữ dội, đó là hành động bỏ nhà đi theo tình nhân và sống một cuộc đời mưa gió. Nếu như cô đi theo tình nhân, chung thủy với một người và có ý thức làm lại cuộc đời thì đó là sự “nổi loạn” của một cô gái biết vượt lên hoàn cảnh, khẳng định quyền cá nhân trong xã hội cũ. Nhưng đây cô lại chọn cho mình lối sống phóng túng, ăn chơi trác táng, chấp nhận dấn thân vào cuộc đời mưa gió, sống phiêu bạt giang hồ. Lối sống mà Tuyết chọn cho mình là lối sống cực đoan, lấy cái “tôi” làm trung tâm, lấy lạc thú 49 làm chuẩn mực cao nhất, sống hôm nay không cần biết đến ngày mai, sống sung sướng cho mình mà không cần biết đến ai khác. Tuyết chính là một kiểu nhân vật có tính chất thách đố, đầy ngang trái. Lối sống hưởng lạc của Tuyết được Nhất Linh tái hiện rất rõ trong từng hành động, lời nói của cô. Ngay trong lần đầu tiên gặp Chương khi Chương ra tay cứu khỏi đòn đánh của gã nhân tình, quen thói lẳng lơ, Tuyết đã xin đến nhà Chương ngủ nhờ: “Hay anh cho em về nhà anh ngủ nhờ một tối” [13; tr. 29]. Câu nói này đã bộc lộ bản chất không đứng đắn của một cô gái khi mới gặp lần đầu. Mặc dù Chương không đồng ý nhưng Tuyết đã tìm đến tận nhà Chương để cảm ơn và tìm cách lôi kéo anh vào vòng tình ái mà theo Tuyết nói “em định ghẹo anh, vâng, ghẹo anh một tí thôi … chứ nào em có yêu gì anh” [13; tr.67]. Có thể nói cách sống lẳng lơ, buông thả đã dạy cho Tuyết biết cách thu phục đàn ông, đặc biệt là những người thụ động, nhút nhát như Chương. Dù đã sống bên Chương, trở thành nhân tình của Chương nhưng Tuyết vẫn không thể từ bỏ được lối sống giang hồ, phóng khoáng. Nhũng lần rời bỏ tình nhân đi lặp đi lặp lại của Tuyết đã chứng minh điều đó. Khi đang sống cùng Chương, chán nản Tuyết đã bỏ đi theo “tiếng gọi ở cõi xa xăm, nàng dứt ra đi, đi tìm một người tình nhân cũ mà nàng vụt cảm thấy nàng yêu” [13; tr.62]. Chính vì thế, cô không thể nào sống một cuộc sống quá đỗi chật hẹp trong tổ ấm mà Chương cố công gây dựng. Tuyết đã tự tạo cho mình một lối sống hết sức phóng túng, tự do buông thả đến mức trơ trẽn mà chính cô cũng thừa nhận điều đó: “Anh chưa biết em là ai đấy. Em chỉ là một đứa giả dối, man trá, hơn nữa em là một con ác phụ bỏ chồng, bỏ con theo trai. Em là một con đĩ khốn nạn, đê hèn. (..) Em sẽ lừa dối người em yêu, vì em đã trở nên một đứa vứt đi, tiêm nhiễm hết mọi nết xấu của loài người” [13; tr.70]. Và đúng như vậy, ít lâu sau, cô lại bỏ đi với nhân tình cũ. Không quan tâm đến một ai và bất cứ điều gì, cho nên cuộc sống của Tuyết là chuỗi ngày ăn chơi, phá phách, thác loạn: Tuyết cười hát như điên, đắm mình trong khỏi thuốc phiện, say sưa với rượu sâm panh và thú nhục dục, “cầm rọc tẩu thuốc phang mạnh vào cái chụp đèn thuốc phiện mà bắt chước tiếng pháo đùng” rồi gục xuống đi văng 50 thiếp đi… Đó là niềm vui sống mà Tuyết tạo ra cho mình, cuộc sống với cô chỉ là để hưởng lạc. Với cô, sống là phải tự do, phóng túng cả về tâm hồn lẫn thể xác. Sống chung thủy, yêu một người hay gia đình dường như là những khái niệm quá xa vời với cô gái này. Vì thế, Tuyết không yêu ai thật lòng bao giờ, cô đến với nhân tình để thỏa mãn nhục dục, chán thì lại lặng lẽ bỏ đi. Tuyết thấy việc cô bỏ Chương đi theo những người khác cũng dễ dàng như khi cô bỏ người khác để đến với Chương, cho nên cô không hề cảm thấy áy náy hay ân hận gì. Trong bức thư gửi Chương, chính cô đã thú nhận: “Em đã như con chim lạc đàn nay đây mai đó, đang quen sống cái đời phiêu bạt giang hồ, thì anh cũng chẳng nên lưu luyến em làm chi” [13; tr.69]. Có thể nói, một người như Tuyết thì không cần đến tình yêu và sĩ diện, mà Tuyết cũng không hề có hai thứ ấy. Lần cuối cùng Tuyết trở về bên Chương là vào ngày mùng Một Tết với thân hình đã “tàn tạ như đóa hoa rã rời sau ngày mưa gió”, nhưng rồi cô vẫn chọn cách giải thoát cho mình là sự ra đi, bởi “một gái giang hồ có thể nào tránh được cái đời vô định”. Như vậy, cho đến cuối cùng, lối sống tự do phóng đãng ấy vẫn không hề thay đổi. Tuyết tiêu biểu cho một quan niệm sống và một lối sống cực đoan. Đặt trong hoàn cảnh xã hội đương thời, đây thực sự là một sự “nổi loạn” ghê gớm và không thể chấp nhận được. Lối sống của Tuyết cũng đã dần trở thành một xu hướng thấm nhiễm vào lớp thanh niên thời đại: “Xin ai nấy uống cạn với tôi một cốc rượu. Còn như câu chuyện cô Tuyết nào đó của hai anh đây thì xin hai anh xếp mau lại cho. Sống ngày nay nhớ chi ngày xưa, tưởng chi đến ngày mai. Cô Tuyết ấy có chết đi đã có cô Tuyết khác đẹp, xinh tươi hơn phải không các em?” [13; tr.175]. Đó không chỉ là lối sống của riêng Tuyết mà lối sống ấy đã ăn sâu vào một bộ phận thanh niên trẻ tuổi. Nhân vật Tuyết là sản phẩm tiêu biểu nhất của phong trào Âu hóa “vui vẻ trẻ trung” có tính chất trụy lạc của thanh niên trí thức tư sản thành thị. Xây dựng hình tượng nhân vật này, tác giả đã thể hiện một hiện tượng xã hội phức tạp không chỉ tồn tại trong quá khứ mà còn dự báo tính phổ biến của nó trong đời sống xã hội. Kết cục của cuộc đời Tuyết đã cho thấy đây là lối sống lầm lạc, sa ngã mà chúng ta cần phải lên án, loại bỏ. 51 Cũng như Tuyết trong Đời mưa gió, sự “nổi loạn” của Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng thể hiện khát vọng vượt thoát ra khỏi những khuôn phép, lề lối trói buộc người phụ nữ bấy lâu. Song, ở nhân vật này không có tư tưởng hưởng lạc, sống tự do phóng túng, phá phách như nhân vật Tuyết mà qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Juliette Hardy và đặc biệt là qua sự “nổi loạn” của nhân vật này, Simone Colette đã nhằm bộc lộ khát vọng tình yêu, giải phóng con người cá nhân, con người bản năng và đồng thời thách thức lại những quan niệm truyền thống bảo thủ trong xã hội đương thời. Từ việc ý thức rất rõ về giá trị bản thân và với cá tính mạnh mẽ, người phụ nữ hiện đại đã chủ động kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc cho mình. Juliette yêu Antoine và sẵn sàng bỏ nhà đi theo tiếng gọi của tình yêu. Nhưng đáp lại tình yêu chân thành của nàng là sự lừa dối, hèn nhát và ích kỉ của Antoine. Đau khổ, Juliette miễn cưỡng nhận lời cầu hôn của Michel – em trai của Antoine – vì muốn được ở lại St.Tropez và vì cảm kích sự dũng cảm của anh. Michel yêu nàng, coi trọng nàng, nhưng tiếc thay, Michel hoàn toàn không có khả năng chinh phục con người bản năng trong nàng. Trong khi đó, con người bên trong Juliette vẫn khao khát được hòa hợp với Antoine – người đàn ông mà nàng yêu. Cuộc giao hoan giữa nàng và Antoine trên bờ biển đã đem đến cho nàng sự thỏa mãn cả về tình yêu và con người bản năng. Nó vượt qua cả những tư tưởng đạo đức luân lí đương thời. Nếu không xét về sự đúng sai, thì sự nổi loạn này đã cho thấy sự giải phóng của người phụ nữ ở phương diện con người bản năng. Phụ nữ cũng cần được bình đẳng như nam giới, cũng có những nhu cầu về mặt tình cảm và bản năng tất yếu, đòi hỏi cần phải được giải tỏa. Vốn là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống những Juliette lại không được đáp trả bằng yêu thương thật lòng. Nàng bị chính người mình yêu lừa dối, bị người khác khinh thường, bị hiểu lầm, và dù cố gắng giải thích bao nhiêu thì cũng không có một ai hiểu cho nàng. Ngay cả người đàn ông mà nàng yêu cũng vứt bỏ nàng sau khi cơn dục vọng đã được thỏa mãn. Tất cả uất ức, cuồng vọng không được giải tỏa, nàng trút vào điệu Mambo ma quái. Ở đây, có thể thấy, giữa Tuyết trong Đời mưa 52 gió và Juliette Và chúa đã tạo ra đàn bà không chỉ khác nhau về tính chất nổi loạn mà trong sự nổi loạn của hai nhân vật này còn mang đặc trưng dấu ấn từng quốc gia. Trong Đời mưa gió, những chi tiết miêu tả nhân vật Tuyết đắm mình trong khói thuốc phiện, tụ tập đàng điếm, đánh tổ tôm, rượu say rồi đập phá… là hình ảnh tiêu biểu cho kiểu văn hóa phương Đông, nhất là ở xã hội thành thị Việt Nam thế kỉ XX. Còn trong Và chúa đã tạo ra đàn bà, điệu nhảy Mambo của Juliette (chính là điệu ChaChaCha sau này) là đặc trưng cho kiểu văn hóa phương Tây. Điệu nhảy ấy như thể hiện khao khát được tự do, khao khát cởi trói khỏi những lề thói, định kiến kìm kẹp người phụ nữ. “Nàng vung tít hai tay lên và hất đầu, mái tóc dài của nàng hất qua hất lại như bờm con ngựa cái hoang. Nàng theo sau người cầm trống, bắt chước bước đi của anh ta, được tiếng trống liên hồi dẫn dắt vào một cơn phấn khích bạo liệt. Nàng ngừng lại một thoáng, cởi mấy cúc váy để cho đôi chân dài của mình được tự do tung hoành hơn” [3; tr.220]. “Juliette chắp hai tay lên đầu và tung váy hở toang ra, nhảy thoắt lên, nhảy, rồi lại nhảy”, “váy nàng rơi xuống sàn”, “Nàng đá văng đôi xăng đan đi” [3; tr.221]. Trông thấy bộ dạng ấy của Juliette, Michel vô cùng tức giận, song, bằng trái tim nhân hậu của mình, anh tiến một bước về phía nàng và nhẹ nhàng đặt tay lên hai vai nàng, anh nói: “Em không phải khóc nữa đâu. Giờ thì em không phải khóc nữa” [3; tr.229]. Môi anh nở một nụ cười, sau đó “Juliette nắm lấy tay anh, và các ngón tay anh liền dịu dàng đan vào các ngón tay nàng”, cả hai cùng ra khỏi quán Bar des Amis xuống phố. “Michel Tardieu đang đưa vợ mình về nhà” [3; tr.229]. Có thể hiểu rằng, sau những đau khổ và cuồng vọng “nổi loạn” đấu tranh thì cuối cùng Juliette cũng đã được cảm thông. Có lẽ từ đây, nàng sẽ có một cuộc đời hạnh phúc bên người chồng của mình, một người thực sự yêu thương trân trọng nàng mà nàng cũng thực sự mong muốn đem đến hạnh phúc cho người đàn ông ấy. Nếu như Tuyết trong Đời mưa gió buộc phải ra đi bởi không có cách nào cô có thể trở về sống một cuộc đời bình thường được nữa thì ở đây, kết thúc tác phẩm, Juliette được tha thứ và trở về nhà cùng chồng mình. Cách kết thúc mở đã gợi ra những điều tốt đẹp dành cho cô gái này. Sau những đấu tranh, đòi hỏi, cuối cùng thì người phụ nữ cũng đã có được sự cảm thông, yêu thương từ 53 người khác, tìm thấy hạnh phúc thực sự cho riêng mình. Đến đây, chúng ta có thể thấy rõ thêm sự khác biệt giữa Juliette và Tuyết trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng đã nói ở trên. Qua việc xây dựng nhân vật kiểu nữ nhân vật nổi loạn, Nhất Linh – Khái Hưng và Simone Colette đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền bình đẳng của người phụ nữ. Song, việc xây dựng nhân vật trong mỗi tác phẩm không hoàn toàn giống nhau bởi mỗi nhà văn có một cảm quan nghệ thuật riêng. Trong Đời mưa gió, Nhất Linh và Khái Hưng đã khắc họa nhân vật Tuyết với triết lý sống hưởng lạc cá nhân. Sự nổi loạn của nhân vật này gắn liền với sự phá phách, ăn chơi thác loạn, tự do phóng túng theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Khác với đó, Simone Colette trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà lại thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Juliette Hardy, đã thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng giải phóng con người cá nhân, con người bản năng. Đồng thời qua đó, nhà văn cũng cất lên tiếng nói bênh vực cho giới của mình, khẳng định vai trò vị trí của nữ giới trong đời sống xã hội. Chính sự khác nhau này đã tạo nên sự độc đáo, riêng biệt của từng tác phẩm. 54 KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu, đối sánh kiểu nhân vật nữ “nổi loạn” trong hai tác phẩm Đời mưa gió của Nhất Linh và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette trên đây, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau: 1. Đời mưa gió của Nhất Linh là tác phẩm đi sâu khai thác số phận của một cô gái giang hồ với triết lí sống hưởng lạc cá nhân. Mang trong mình những nét tân tiến văn hóa mới cho nên Tuyết không cam chịu an phận như những người phụ nữ truyền thống, cô đã “nổi loạn”, vượt thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của lễ giáo phong kiến để sống theo ý thích của riêng mình. Tuy nhiên, sự “nổi loạn” ấy lại mang nhiều tính chất tiêu cực cho nên Tuyết đã rơi vào bi kịch không lối thoát như một điều tất yếu. 2. Trong cuốn tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette, thông qua sự “nổi loạn” của Juliette Hardy, hình tượng người phụ nữ hiện đại hiện lên như một chủ thể tự ý thức, tự tin khẳng định vẻ đẹp và giá trị của bản thân mà không còn phụ thuộc hay trông chờ vào cái nhìn hay sự phán xét từ người khác dành cho mình. Tuy nhiên, dù mạnh mẽ, cá tính nhưng người phụ nữ vẫn luôn bộc lộ cái "tôi" cá nhân với những xúc cảm về tình yêu và những khát khao tìm kiếm hạnh phúc thật sự. Cũng qua đây, Simone Colette đã làm nổi bật hình tượng người phụ nữ hiện đại tự tin đứng lên đấu tranh phá bỏ những quan niệm truyền thống lỗi thời, lạc hậu, khẳng định giá trị của người phụ nữ bằng nhiều quan điểm tiến bộ. 3. Khi nghiên cứu về kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong hai tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy, dù không có ảnh hưởng hay tác động trực tiếp giữa hai nhà văn nhưng cả hai đều có những điểm tương đồng, gặp gỡ trong việc xây dựng nhân vật. Tuyết và Juliette đều là những cô gái xinh đẹp trẻ trung, họ mang trong mình những tư tưởng tiến bộ, luôn chủ động tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc, nhưng, do hoàn cảnh xã hội còn tồn tại những tư tưởng đạo đức cố hữu nên sự “vượt thoát” của họ không được chấp nhận, cả Tuyết và Julietet đều rơi vào bi kịch. 55 4. Tuy rằng có những điểm chung nhưng hai nhân vật trong hai tác phẩm cũng không phải giống nhau hoàn toàn. Mỗi nhân vật đều được xây dựng với những nét riêng độc đáo. Tuyết trong Đời mưa gió là một cô gái giang hồ với lối sống hưởng lạc cá nhân, cho nên, đến cuối cùng, cô buộc phải ra đi để giải thoát. Còn Juliette tuy là một cô gái mồ côi nhưng luôn có ý thức rất rõ về giá trị bản thân mình. Với cá tính mạnh mẽ, cô gái này đã tự tin thách thức lại những quan niệm truyền thống trói buộc người phụ nữ. Sự khác biệt ấy, xét đến cùng là do hoàn cảnh lịch sử - xã hội chi phối. Các nhà văn Tự lực văn đoàn và Simone Colette thuộc hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây khác nhau cho nên cảm quan đời sống và cách thức xây dựng nhân vật của họ cũng mang tính đặc thù vùng miền rõ nét. 5. “Kiểu nhân vật nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette” là một đề tài văn học so sánh ứng dụng. Đề tài nhằm góp thêm một tiếng nói vào câu chuyện văn học so sánh đang có nhiều triển vọng ở nước ta hiện nay. Thực tiễn đã chứng minh, văn học thế giới không tồn tại một cách biệt lập mà luôn có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu về nền văn học dân tộc, cần xem xét, nhìn nhận chúng trong mối tương quan với các nền văn học dân tộc khác. Việc nghiên cứu so sánh kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Đời mưa gió và Và chúa đã tạo ra đàn bà của tác giả khóa luận này cũng không nằm ngoài mục đích đó. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2. Trương Chính (1990), “Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”, tạp chí Văn học (5). 3. Simone Colette, (Nguyên Thiện dịch) (2012), Và chúa đã tạo ra đàn bà, NXB Trẻ. 4. Nguyễn Văn Dân (2000), Văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Vũ Thị Khánh Dần (2007), “Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỷ qua”, tạp chí Văn học (3). 6. Trương Đăng Dung (1991), Văn học dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh, tạp chí Văn học (2). 7. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn: Con người và văn chương, NXB Văn học, Hà Nội. 8. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2007), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục. 9. Hà Minh Đức (2007), Tự lực văn đoàn: Trào lưu và tác giả, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Vũ Gia (1995), Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học, NXB Văn hóa, Hà Nội. 11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Lê Thị Đức Hạnh (1991), “Thêm mấy ý kiến về Tự lực văn đoàn”, tạp chí Văn học (3). 13. Khái Hưng – Nhất Linh (1989), Đời mưa gió, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. 14. Mai Hương (biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, NXB Văn hóa – Thông tin. 15. Hồ Á Mẫn (2011), Văn học so sánh, NXB Giáo dục, Việt Nam. 16. Vương Trí Nhàn (1996), “Phụ nữ và sáng tác văn chương”, Tạp chí Văn học (6). 17. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa. 18. Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ (1961), Giáo trình Văn học Việt Nam 1930 – 1945, NXB Giáo dục. 19. Trần Thị Thơm (2013), “Con người nổi loạn trong tác phẩm của Linda Lê nhìn từ trường phái phê bình xã hội học”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP. HCM (52). 20. Lộc Phương Thủy (2005), Tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX – Truyền thống và cách tân, NXB Văn học, Hà Nội. 21. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, NXB Khoa học xã hội. 22. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại: Những tìm tòi đổi mới, NXB Khoa học Xã hội. 23. Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (2005), Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Các website tham khảo: 24. Lưu Văn Bổng (2013), “Trào lưu - Trường phái và một số quan niệm về trường phái văn học so sánh”, http://vienvanhoc.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/LyLuan VanHoc/View_Detail.aspx?ItemId=33 25. Nguyễn Hiền, “Văn học nữ quyền ở Việt Nam”, http://vanhocquenha.vn/vivn/113/50/van-hoc-nu-quyen-o-viet-nam/126419.html 26. Nguyễn Giáng Hương, “Văn học của phái nữ và một vài xu hướng văn chương nữ quyền Pháp thế kỉ XIX”, http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=11131 27. Trần Văn Toàn (2013), “Về một diễn ngôn tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến 1945)”, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/ index.php?option=com_content&view=article&id=4245%3Av-mot-din-ngon-tinhdc-trong-vn-xuoi-ngh-thut-vit-nam-t-u-th-k-20-n-1945-&catid=63%3Avn-hc-vitnam &Itemid=106&lang=vi 28. Trần Đình Sử, “Các trường phái văn học so sánh”, http://vannghequandoi.com .vn/Phe-binh-van-hoc/Cac-truong-phai-van-hoc-so-sanh-3192.html 29. “Văn học so sánh”, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=101&News=2969 &CategoryID=37 [...]... TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette là hai cuốn tiểu thuyết cùng viết về sự nổi loạn của giới nữ, mà qua đó các nhà văn đều lên tiếng đòi quyền bình đẳng cho nữ giới, vươn tới giải phóng người phụ nữ ra khỏi những quan niệm truyền thống lỗi thời, những giáo điều hủ tục Ở đây, chúng tôi xin lưu ý tới khái niệm nhân vật. .. nhân vật của hai tác giả 7 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được cấu trúc thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về văn học so sánh Chương 2: Sự tương đồng giữa kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette Chương 3: Sự khác biệt giữa kiểu nhân vật nữ nổi loạn. .. góp của khóa luận - Về phương diện lý luận, khóa luận góp phần làm rõ đặc trưng của Văn học so sánh với tư cách là một bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc - Trên cơ sở so sánh kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette, khóa luận chỉ ra nét tương đồng cũng như khác biệt trong cách xây dựng hình tượng hai nhân. .. loạn trong Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng và Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH 1.1 Khái niệm văn học so sánh và sự hình thành của bộ môn Văn học so sánh 1.1.1 Khái niệm văn học so sánh Trên thế giới hiện nay, thuật ngữ văn học so sánh đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học Trong đời sống, trong. .. thấy nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió và Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà có nhiều điểm tương đồng như sau: 2.1 Tính cách hồn nhiên, tươi trẻ Tuyết và Juliette đều là những cô gái hiện đại với những tư tưởng hết sức mới mẻ trong tình yêu, trong hôn nhân, gia đình, trong lối sống, quan niệm sống Ở họ có sự hồn nhiên, tươi trẻ của những cô gái mười tám, đôi mươi Tuyết trong Đời mưa gió vốn... cuộc đời mưa gió đã làm chai lì những cảm xúc ở một cô gái giang hồ nhưng không phải vậy Tận sâu trong con người Tuyết vẫn luôn tồn tại bản tính nữ, chẳng qua nó đã bị cuộc đời mưa gió che khuất mà thôi Giống như Tuyết trong Đời mưa gió, Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng là một cô gái vừa bước vào tuổi mười tám với bao khát khao, mơ ước về một tình yêu đích thực Ở cô gái này cũng nổi. .. học trong và ngoài nước Như vậy có thể thể thấy, văn học so sánh có một tầm quan trọng đặc biệt trong nghiên cứu văn học Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, văn học so sánh có triển vọng ngày càng lớn về giao lưu hội nhập, giúp thúc đẩy mối liên hệ và giao lưu văn hóa, văn học giữa các nước 18 CHƯƠNG 2 SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG ĐỜI MƯA GIÓ CỦA NHẤT LINH – KHÁI HƯNG VÀ VÀ CHÚA ĐÃ... như Tuyết trong Đời mưa gió, sự nổi loạn của Juliette Hardy trong Và chúa đã tạo ra đàn bà cũng thể hiện khát vọng vượt thoát ra khỏi những khuôn phép, lề lối trói buộc người phụ nữ bấy lâu Điều này được bộc lộ qua sự khẳng 24 định giá trị bản thân, khát khao giải phóng người phụ nữ và thách thức lại những quan niệm truyền thống bảo thủ trong xã hội đương thời Khác với những người phụ nữ trong thị... được bộc lộ tự do cá nhân với tất cả nhu cầu về mặt tình cảm và bản năng của con người 27 Trong tiểu thuyết Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng, nhân vật Tuyết là người phụ nữ sống theo bản năng, luôn kiếm tìm khoái lạc trong ái tình nhục dục Không có được hạnh phúc trong cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, Tuyết đã bỏ nhà đi theo tình nhân Hành động này đã đưa Tuyết dấn thân vào chốn giang hồ với... nghiên cứu trong hai tác phẩm: - Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1989 - Và chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette, NXB Trẻ, 2012 5 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp hệ thống Trong các phương

Ngày đăng: 30/09/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan