Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london

59 1K 7
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của jack london

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... 1: Thế giới nhân vật phong phú đa dạng truyện ngắn Jack London Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn Jack London PHẦN NỘI DUNG Chƣơng THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ ĐA DẠNG TRONG TRUYỆN... .5 Chương THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ ĐA DẠNG TRONGTRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON 1.1 Khái niệm 1.1.1 Khái niệm nhân vật 1.1.2 Khái niệm giới nhân vật ... sát Trước vào tìm hiểu giới nhân vật truyện ngắn J London Người viết khảo sát nhân vật xuất truyện thông qua số lượng nhân vật, nghề nghiệp, kiểu nhân vật ông STT Tên truyện ngắn Sự im lặng màu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN --------------------------- VŨ THỊ DUYÊN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Đỗ Thị Thạch HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo ThS Đỗ Thị Thạch, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cho tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận này. Mặc dù đã có những cố gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn trong quá trình hoàn thành luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và tất cả các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Tác giả khoá luận Vũ Thị Duyên LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khoá luận là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Đỗ Thị Thạch, kết quả nêu trong này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng đề tài tôi nghiên cứu không trùng với đề tài nghiên cứu của tác giả khác. Những trích dẫn tài liệu đã được sử dụng trong khoá luận là đúng sự thật và được trích dẫn nguồn gốc từ các tài liệu, tạp chí công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Tác giả khoá luận Vũ Thị Duyên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 5. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận .................................................................4 6. Cấu trúc của khoá luận........................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................5 Chương 1. THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ ĐA DẠNG TRONGTRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON ...................................................................................5 1.1 Khái niệm ..........................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm nhân vật ....................................................................................5 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật. ....................................................................6 1.2 Bảng khảo sát ....................................................................................................6 1.3 Phân loại ...........................................................................................................9 1.3.1 Người hùng – kiểu nhân vật trung tâm mang đậm chất sử thi ..................9 1.3.2 Nhân vật phụ nữ - dịu dàng, giàu bản lĩnh ..............................................14 1.3.3 Thiên nhiên – vừa hiền hoà, vừa hung bạo..............................................17 1.3.4 Loài vật - mang dấu ấn ngụ ngôn ............................................................23 Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONGTRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON .............................................................................................26 2.1 Khắc hoạ nhân vật thông qua tình huống truyện ............................................26 2.1.1. Tình huống bi kịch..................................................................................26 2.1.2 Tình huống thử thách và tình huống ngẫu nhiên .....................................28 2.2 Khắc hoạ nhân vật qua những xung đột .........................................................30 2.2.1 Xung đột giữa con người với thiên nhiên ................................................31 2.2.2 Xung đột giữa con người với xã hội ........................................................32 2.2.3. Xung đột giữa con người với con người ................................................34 2.3. Khắc hoạ nhân vật qua nghệ thuật tả .............................................................36 2.3.1 Tả ngoại hình ...........................................................................................36 2.3.2 Tả hành động ...........................................................................................38 2.3.3 Tả tâm trạng .............................................................................................40 2.4 Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật kể .............................................................41 2.5 Khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ của nhân vật ..............................................48 2.5.1 Ngôn ngữ đối thoại ..................................................................................48 2.5.2 Ngôn ngữ độc thoại .................................................................................49 KẾT LUẬN ...............................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài J. London là một trong những nhà văn tài năng của nước Mỹ ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ở ông, từ cuộc đời đến tác phẩm đều thể hiện rõ “giấc mơ Mỹ” và “bi kịch Mỹ” trong thời đại bấy giờ. Cuộc đời nhiều cơ cực đã hun đúc trong J. London một vốn sống phong phú, một ý chí và bản lĩnh vươn lên mạnh mẽ. Chính điều này đã thôi thúc ông nỗ lực không cùng vàkết quả ông đã trở thành một trong những đại biểu xuất sắc của nền văn học Mỹ buổi giao thời. J. London được coi là “bậc thầy của truyện ngắn”. Ông có lối viết văn đầy sáng tạo, tinh tế kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên. Chỉ gần 20 năm (1876-1916) nhưng ông đã để lại cho nhân loại một lượng tác phẩm khá đồsộ: 12 tiểu thuyết, 17 tập truyện vừa và truyện ngắn (bao gồm 138 truyện) và một vở kịch (theo số liệu thống kê của tác giả Nguyễn Kim Anh). Trong đó chú ý nhất là mảng truyện ngắn: Con trai của chó sói, Tình yêu cuộc sống, Sự im lặng màu trắng, Ngôi nhà của Mapuhi, Sóng lớn Canaca, Xôlômông quần đảo khủng khiếp … Và tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Có thể thấy nhân vật chính là phương diện chủ yếu của nhà văn khái quát những quy luật của cuộc sống, khái quát những kiểu tính cách và số phận con người đồng thời qua đó bộc lộ những quan niệm, tư tưởng của mình muốn gửi gắm trong tác phẩm đó. Vì thế, xem xét và nghiên cứu nhân vật chính là xem xét một trong những yếu tố hàng đầu trong cấu trúc tác phẩm văn học. Đọc truyện ngắn của J. London ta có thể nhận thấy rằng, ông luôn đề cập đến thân phận của con người, đến những khó khăn nhằm thử thách con người. Ngoài ra, trong truyện ngắn của J. London còn xuất hiện đầy đủ mọi lớp người:có người già, trẻ em, đàn ông, phụ nữ, có đông đảo những người lao động thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội và có cả những người thuộc tầng lớp thượng lưu. Với sức hấp dẫn đó thì tác phẩm của J. London đã thực sự là đề tài cuốn hút giới nghiên cứu phê bình văn học, và những ai yêu mến văn chương tìm đến nó.Tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của J. London”, người viết có cơ hội 1 được tiếp cận với những sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng nhân vật của J. London và nghệ thuật trong truyện ngắn của ông. Là sinh viên khoa Văn của trường Sư phạm, sau này để có thể giảng dạy tốt thì người giáo viên cần có được vốn kiến thức phong phú cho bài giảng của mình. Vì vậy mà việc tìm hiểu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của J. London phần nào trang bị cho người giáo viên những hiểu biết sâu rộng hơn về những sáng tác của các tác gia trên thế giới. Từ những lí do trên, người viết đã chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của J. London” để góp phần hiểu hơn về truyện ngắn của J. London đồng thời cũng tích luỹ thêm kiến thức cho việc giảng dạy sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề J. London là nhà văn xuất sắc - người đã sáng tạo nên một vườn văn rộng lớn trong nền văn học Mỹ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm tiêu biểu của ông đã được giới thiệu đến người đọc nhiều nơi trên thế giới và dành được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình. Do trình độNgoại ngữ có hạn nên trong phạm vi khoá luận nàychúng tôi chỉ thông qua những tài liệu bằng tiếng Việt: Năm 1976, nhà nghiên cứu Lê Đình Cúc có bài viết Jack London và cuộc đấu tranh giai cấp đấu tranh dân tộc [5]. Trong bài viết, tác giả đề cập đến quan điểm giai cấp, dân tộc của J. London và bài viết cũng khái quát về đặc điểm thiên nhiên và loài vật trong sáng tác của J. London nói chung. Trong cuốn sách Hành trình văn học Mỹ [6]của Nguyễn Đức Đàn. Tác giả cuốn sách này đã xếp J. London vào hàng ngũ những nhà văn đứng “bên cạnh chủ nghĩa hiện thực” với tư cách là một “tác giả truyện vừa, đến cuối thế kỷ XIX biểu thị khuynh hướng từ bỏ chủ nghĩa hiện thực để đi vào loại tưởng tượng hoang đường”. Mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều trào lưu, trường phái, nhiều nguồn tư tưởng khác nhau, nhưng chủ nghĩa hiện thực vẫn là khuynh hướng chủ đạo trong sáng tác của J. London. Ông mô tả cuộc sống bằng hình tượng tương ứng với bản chất những hiện tượng của chính cuộc sống. Nguyễn Kim Anh cũng là người đầu tiên ở Việt Nam làm luận án tiến sĩ về J. London với đề tài Thiên nhiên đặc trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack 2 London [2]. Từ quan niệm: “Thiên nhiên, tự nhiên là tất cả những gì không phải do con người làm ra, như các loài vật, thời tiết, cỏ cây; thiên nhiên là bản tính, bản chất của một ai đó, một cái gì đó” 2, 10]. Tác giả Nguyễn Kim Anh đã làm nổi bật được ý đồ của J. London, lấy cái “hoang dã, bản năng” làm đối trọng với “văn minh”, lấy tính chất hoang dã, hung bạo của thiên nhiên để phản ánh hiện thực xã hội Mỹ ở thời đại nhà văn. GS. TS Lê Huy Bắc là một trong những người có công lớn nhất trong việc giới thiệu và nghiên cứu J. London ở Việt Nam. Ông là tác giả của các công trình Văn học Mỹ, Đặc trưng truyện ngắn Anh Mỹ, và gần đây nhất là công trình Lịch sử văn học Hoa Kỳ. Trong các công trình này, tác giả đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về cuộc đời, con người, tư tưởng và văn nghiệp củaJ. London. Đặc biệt, trong cuốn sách Văn học Mỹ [3], tác giả đã dành hẳn một chương để viết về J. London. Trong cuốn sách này tác giả khẳng định: “Tác phẩm của J. London hấp dẫn độc giả ngoài văn phong hoành tráng, bay bổng, ngoài các cốt truyện lạ, li kì, cách khai thác xung đột cũng góp phần quan trọng bậc nhất cho thành công đó.J. London là bậc thầy xây dựng xung đột” 3, 321]. Cũng trong sách này, tác giả Lê Huy Bắc đã phân tích một số biểu hiện cơ bản về nhân vật, thiên nhiên, và tính chất giáo huấn trong tác phẩm của J. London để chứng minh rằng: “Sáng tác của London rất gần với ngụ ngôn ở nhiều phương diện” 3, 336]. Năm 2012,học viên Nguyễn Thị Thu Trang đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Tính sử thi trong truyện ngắn Jack London [15]. Luận văn này đã tìm hiểu về tính sử thi trong truyện ngắn của J. London trên các phương diện: cảm hứng ngợi ca hùng tráng, hình tượng con người sử thi, và không gian sử thi. Tác giả Nguyễn Kim Anh có bài báo sinh t n trong tác ph ng hát h o sống và cuộc đấu tr nh Tình yêu cuộc sống củ c on on 1]. Bài báo cũng chỉ mới bàn về một chủ đề nổi bật trong sáng tác của J. London, thể hiện trong một truyện ngắn cụ thể. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của khoá luận là Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Jack London. 3 Phạm vi nghiên cứu: J. London được xem như là bậc thầy truyện ngắn, các sáng tác của ông vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên trong khoá luận này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu đề tài thông qua 21 truyện ngắn được rút ra từ 2 tập truyện ngắn “ Sóng lớn Canaca” và tập “Sự im lặng màu trắng”. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích – tổng hợp Phương pháp khảo sát - thống kê 5. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận 5.1. Mục đích - Đề tài của chúng tôi hướng đến mục đích làm sáng tỏ hơn về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của J. Londonqua đó có thêm cơ sở để thấy rõ được tài năng của nhà văn trong việc tiếp cận, khai thác, xây dựng nhân vật trong truyện ngắn. - Đây cũng là bước đầu tập dượt để nghiên cứu khoa học. - Ngoài ra còn bổ sung thêm những kiến thức hữu ích về J. London và có cơ hội tiếp cận với những tác phẩm của ông. 5.2. Nhiệm vụ của khoá luận. - Học tập và nắm vững lí thuyết về nhân vật văn học, thế giới nhân vật, các biện pháp thủ pháp xây dựng nhân vật, chỉ ra những nét nổi bật của nhân vật trong mỗi tác phẩm cụ thể. - Khảo sát các kiểu nhân vật tiêu bểu trong truyện ngắn của J. London. - Nắm được những đặc điểm cơ bản của nhân vật trong tuyện ngắn của J.London và phân tích được nét độc đáo cũng như hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật mà J. London đã sử dụng trong truyện ngắn của ông. 6. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của khoá luận triển khai theo 2 chương như sau: Chương 1: Thế giới nhân vật phong phú đa dạng trong truyện ngắn của Jack London Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Jack London 4 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ ĐA DẠNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON 1.1 Khái niệm 1.1.1 Khái niệm nhân vật Nhân vật là khái niệm không chỉ dùng cho văn chương mà còn được dùng nhiều trong các lĩnh vực khác. Có lẽ vì vậy mà lịch sử nghiên cứu văn học có rất nhiều khái niệm về nhân vật Theo Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2002) nhân vật là khái niệ ng h i nghĩ : Thứ nhất, đó là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong các tác ph văn học nghệ thuật. Thứ hai, đó là người có vị trí quan trọng trong xã hội [13]. Trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi đề cập đến khái niệm „nhân vật” theo nghĩa thứ nhất của Từ điển tiếng Việt: Là nhân vật trong tác phẩm văn chương. Với nghĩa này, từ “nhân vật” có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp cổ (persona), lúc đầu mang nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu nhưng theo thời gian, thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong văn học với tư cách chỉ đối tượng được tác giả tập trung miêu tả, thể hiện tư tưởng, cách nhìn của nhà văn về thế giới con người. Theo Từ điển văn học, tập 2, (Nxb Khoa học xã hội- Hà Nội), nhân vật được coi là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề, và đến lượt mình lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học. Như vậy nhân vật văn học là hiện tượng các cá thể con người hoặc các đồ vật, sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người trong tác phẩm văn học, là cái đã được nhận thức,tái tạo, tìm hiểu bởi nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật là yếu tố không thể thiếu được 5 trong tác phẩm văn chương, xây dựng thành công thế giới nhân vật góp phần tạo nên sức hấp dẫn và sức sống bền lâu cho tác phẩm văn chương. 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật. Các nhân vật riêng lẻ, đa dạng với những đặc điểm về nghề nghiệp, tuổi tác, vùng miền, tính cách, với những mối quan hệ… đã làm nên cả một thế giới nhân vật. Qua đó, nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn bày tỏ quan niệm, tư tưởng của mình. Khái niệm “Thế giới nhân vật” là một phạm trù rất rộng: Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo một quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sức sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tác của nhà văn, và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là hai mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, tìm hiểu ở đặc điểm con người, tâm lí, thời gian, không gian xuất hiện… gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về tác phẩm. Thế giới nhân vật” là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn vẹn và sâu sắc của một chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, với gia đình… Thế giới nhân vật” vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng những không gắn với con người thực tại về tâm lí, hành động mà còn có ý nghĩa khái quát tượng trưng. 1.2 Bảng khảo sát Trước khi đi vào tìm hiểu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của J. London. Người viết đã đi khảo sát các nhân vật xuất hiện trong mỗi truyện thông qua số lượng nhân vật, nghề nghiệp, và kiểu nhân vật của ông. 6 STT 1 2 Tên truyện ngắn Sự im lặng màu trắng Một trạm nghỉ Kiểu nhân vật Số lượng Người Người nhân vật hùng phụ nữ nhiên 6 x 5 Nghề nghiệp - Bác sĩ Thiên Loài x vật x x - Cướp biển 3 Hội những người già 19 - Kế toán -Cảnh sát Pháp x luật 4 5 Tình yêu cuộc sống Một điều khó hiểu 10 9 x - Đại uý x x x x x x x - Võ sĩ 6 Người đàn bà sinh ban đêm - Kĩ sư mỏ 14 - Đầu bếp x - Chủ tiệm bánh 7 Khe núi toàn vàng 4 - Đào vàng 6 - Hoạ sĩ 12 - Tộc trưởng x x x Hướng theo 8 những mặt x x x x trời giả tạo 9 Con trai của chó sói 7 x Sự khôn 10 ngoan của 7 - Đại uý x x x x x x x x x x x con đường - Thủ lĩnh Sự ranh ma 11 của lão - Cho vay lấy 16 lãi - Tay đi săn Popôtấc - Nhân viên -Thuyền trưởng Xôlomông 12 quần đảo 14 khủng khiếp thích đùa ở - Quản lí - Coi kho - Tù trưởng Những người 13 -Thuyền phó 11 Niu Hibbôn - Quản lí - Người giúp việc -Thuyền trưởng -Thuyền phó 14 Ngôi nhà của Mapuhi 18 - Giáo sĩ - Điều tra dân số - Lái buôn 15 Aloha Ôe 5 16 Kulau hủi 6 - Tay bơi - Nhà thể thao -Thuyền trưởng x x x x - Lái buôn 17 A! A! A 12 - Đầu bếp x - Thổ dân 18 Đêm trên đảo 17 -Thuyền trưởng 8 x x - Chủ đồn điền Gôbôtô - Người đi biển 19 20 Sóng lớn Canaca Một người Mêhicô 13 Agớt thời đại xa xưa x x x x x - Võ sĩ 15 - Thư kí x - Trọng tài Như chàng 21 x - Thợ mộc 11 - Thợ đốn gỗ - Thuỷ thủ Qua bảng khảo sát trên, chúng ta có thể nhận thấy thế giới nhân vật trong truyện của J. London vô cùng phong phú đa dạng có đầy đủ mọi lớp người đang sinh sống trên lãnh thổ rộng lớn của đất nước. Thế giới nhân vật đông đảo trong truyện ngắn đã góp phần tạo nên một hiện thực rộng lớn mang tầm bao quát có ý nghĩa tạo sức hấp dẫn cho truyện ngắn. 1.3 Phân loại 1.3.1 Người hùng – kiểu nhân vật trung tâm mang đậm chất sử thi Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của J. London có đủ mọi hạng người, thuộc mọi giai tầng trong xã hội. Trong đó, nổi bật hơn cả là kiểu nhân vật người hùng – những nhân vật giữ vai trò trung tâm trong hầu hết tác phẩm của ông. Nhân vật người hùng vốn đã rất quen thuộc trong văn chương.Trong quan niệm truyền thống, người anh hùng luôn gắn với lí tưởng cao cả của cộng đồng, có phẩm chất mạnh mẽ, dũng cảm, tài giỏi hơn người, có tâm hồn cao đẹp, có công trạng đặc biệt lớn lao cho cộng đồng. Trong các tác phẩm sử thi dân gian, nhân vật trung tâm “là những anh hùng - tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những trận giao chiến với kẻ thù, những chiến công lẫy lừng và đôi khi cả những nét trong sinh hoạt đời thường của 9 họ nữa, điều đáng chú ý là tất cả những cái này đều được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường” 1, 233]. Tiếp nối truyền thống, người hùng của J. London cũng có những phẩm chất cơ bản như: mạnh mẽ, dũng cảm, gan dạ, giàu ý chí nghị lực và niềm tin vào chính mình. Tuy vậy, người hùng của J. London không hoàn toàn được hiểu với ý nghĩa “anh hùng” như quan niệm truyền thống. J. London không đưa đến cho người đọc mẫu người hùng đã “hoàn chỉnh” theo bút pháp lí tưởng hóa, mà tái hiện lên những con người thật trong đời sống, luôn vận động và phát triển qua sự tác động của tự nhiên và xã hội. Chẳng hạn, nhân vật Mắckênzi trong truyện on tr i củ chó óilà người từng đi đầu trong công cuộc khai phá những vùng đất mới, anh ta được xem là người hùng của thế giới văn minh, khi buộc phải đối đầu với những chàng trai trong bộ tộc Sticks để dành một cô gái thổ dân làm vợ, thì “một vạn năm văn minh đã biến khỏi con người Mắckênzi như một cái vỏ bên ngoài, anh ta đã trở thành một người nguyên thuỷ sống trong hang động quyết chiến để dành giật con mái của mình” 10, 223]. Trong truyện ngắn của J. London, nhân vật người hùng không đại diện cho sức mạnh, trí tuệ và đạo đức của cộng đồng, mà thường là những cá nhân xuất hiện trong tư thế đơn độc. Hành động của người hùng trước hết và chủ yếu là vì mục đích thoát khỏi nghịch cảnh đời thường của cá nhân mình. Chẳng hạn, nhân vật người đàn ông trong truyện Khe núi toàn vàng, lẻ loi giữa không gian rừng rậm bao la cũng chỉ vì muốn có thật nhiều vàng. Bà lão Nauri trong truyện Ngôi nhà của Mapuhi cô đơn vật lộn để thoát khỏi cái chết giữa môi trường bão tố. Một số ít nhân vật người hùng của J. London có hành động vì lợi ích cộng đồng, nhưng hành động của họ cũng chỉ mang tính chất bột phát, và cộng đồng cũng không trông chờ gì ở hành động của họ. Chẳng hạn, nhân vật Rivêra trong truyện Người Mehico, ông lão Imbơ trong truyện Hội nh ng người già, anh chàng Kulau trong truyện “Kulau hủi…Nhân vật người hùng trong truyện ngắn của J. London xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. 10 1.3.1.1Người hùng trong cuộc chiến sinh t n J. London không miêu tả người hùng trong bối cảnh đầy thử thách cam go: hoặc phải đối đầu với môi trường thiên nhiên hoang dã đầy mầm mống của sự chết, hoặc trong bối cảnh bị xã hội áp bức bóc lột và đè nén một cách tàn nhẫn. Tồn tại trong những bối cảnh đó, ranh giới giữa tự do và mất tự do, giữa sự sống và cái chết đối với con người trở nên rất mỏng manh. Trong những bối cảnh đầy tính bi kịch như vậy, các nhân vật sẽ phải hành động kiên quyết để bảo vệ quyền lợi cũng như tính mạng của mình. J. London đã tập trung miêu tả rất tỉ mỉ về cuộc đấu tranh của con người chống lại các thế lực thù địch, và qua cuộc đấu tranh quyết liệt ấy mà các nhân vật bộc lộ rõphẩm chất của những người hùng: dũng cảm, gan dạ, mạnh mẽ, kiên quyết và giàu ý chí nghị lực. Chẳng hạn như trong truyện ngắn Tình yêu cuộc sống, nhân vật người đàn ông đã phải vượt qua liên tiếp những cảnh ngộ, nhưng người đàn ông này không bao giờ chấp nhận đầu hàng cảnh ngộ. Hết lần này đến lần khác, anh ta đuổi bắt chim muông trên cạn, cá dưới khe núi, hoặc phải gồng mình để chiến đấu chống lại sự đe dọa của thú dữ. Đặt nhân vật vào cuộc chiến sinh tồn dữ dội,J. London đã khiến cho nhân vật tự bộc lộ hết phẩm chất của một con người mạnh mẽ, bản lĩnh, giàu ý chí nghị lực và tình yêu cuộc sống. Trong truyện ngắn Ngôi nhà của Mapuhi, bà lão Nauri cùng hàng trăm thổ dân bị bão tố cuốn trôi ra biển. Trong khi hàng trăm người đã phải bỏ mạng trên biển thì bà lão đã chống chọi hết mình để vượt lên nỗi đau thể xác, sự đói khát và sợ hãi. Sau nhiều ngày đấu tranh chống lại tử thần, cuối cùng bà lão đã sống sót trở về. Quá trình đấu tranh vì sự tồn sinh của bà lão Nauri cũng chính là quá trình nhân vật này tự bộc lộ phẩm chất của một người hùng có tình yêu cuộc sống mãnh liệt và sức mạnh dẻo dai phi thường. Ở truyện ngắn Kulau hủi, nhân vật chính Kulau bị đặt vào tình huống xung đột với bọn người da trắng – những kẻ xâm lăng đã gieo rắc bệnh dịch cho anh và cả bộ tộc của anh. Khi tất cả thổ dân trong bộ tộc đã đầu hàng kẻ thù thì Kulau là người duy nhất đứng lên chiến đấu. Riêng điều này cũng đủ để cho thấy phẩm chất gan dạ, dũng cảm và lòng khát khao tự do của Kulau. 11 1.3.1.2 Người hùng trong nh ng cuộc phiêu lưu Bên cạnh dạng người hùng trong cuộc chiến sinh tồn, truyện ngắn củaJ. London còn có sự xuất hiện dạngngười hùng trong những cuộc phiêu lưu. Những nhân vật ở dạng này thường được đặt trong môi trường thiên nhiên đầy thử thách. Họ hành động không vì lợi ích cộng đồng, cũng không phải vì mục đích sinh tồn, mà chỉ để thỏa khát vọng khám phá và chinh phục thế giới tự nhiên đầy bí ẩn. Trong truyện ngắn Xôlômông quần đảo khủng khiếp nhà văn miêu tả cuộc sống trên quần đảo Xôlômông như địa ngục. Đó là nơi cuộc sống đầy bão táp và nguy hiểm, không khí độc hại, bệnh dịch tràn lan, cuộc sống của thổ dân thì man rợ… Môi trường đó khiến cho những người gan góc nhất cũng phải khiếp sợ. Vậy nhưng anh chàng Becti Arơcrait vẫn bất chấp mọi sự đe dọa để đến Xôlômông nhằm thỏa mãnkhát vọng được đến thăm một bộ lạc nguyên thủy bấy lâu đã quyến rũ trí tưởng tượng của anh ta. Được sự giúp đỡ của thuyền trưởng Malu, Becti Arơcrait đã phiêu lưu khắp quần đảo, được chứng kiến cuộc sống man rợ của thổ dân, chứng kiến biết bao cuộc tàn sát đẫm máu giữa đám thổ dân với những người da trắng. Sau khi rời khỏi Xôlômông, Becti Arơcrait đã thỏa mãn khát vọng phiêu lưu của mình, đồng thời cũng khiếp sợ cuộc sống đầy bão táp và nguy hiểm trên quần đảo này. Và trên chuyến tàu trở về đất liền Becti Arơcrait gặp lại những người khách du lịch và tất cả họ đều nhìn anh ta như một vị anh hùng. 1.3.1.3 Người hùng mang sứ mệnh truyền tải triết lí và giải ã ý nghĩ cuộc đời Trong truyện ngắn của J. London, dạng nhân vật này xuất hiện khá nhiều, Người hùng mang sứ mệnh giải mã ý nghĩa cuộc đời cũng được J. London đặt vào những hoàn cảnh, những tình huống hết sức gay cấn. Đó là một anh chàng giảng viên đại học bị vợ phụ tình (Giôn Mexnơr trong Một trạm nghỉ), một cô gái bị ép làm vợ để gạt nợ cho cha (Enxu trong Sự ranh ma của lão Popôtấc). Và trong truyện của J. London những nhân vật bị đặt vào mối tình tay ba (Li Bactơn và Iđa Bactơn trong Sóng lớn Canaca). Dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngoài những phẩm chất cơ bản của một người hùng như dũng cảm, gan dạ, giàu ý chí nghị lực và bản lĩnh thì dạng nhân vật này còn có những 12 phẩm chất cao đẹp khác. Đó là lòng vị tha, nhân ái, tình yêu chân chính, và sự hy sinh cao thượng… Điểm độc đáo của J. London là ở chỗ ông thường đặt dạng nhân vật này vào những cảnh ngộ, những tình huống mang tính đời tư, đời thường. Ông để cho nhân vật tự đấu tranh tâm lí, tự nhận thức và đưa ra những cách giải quyết tình huống đầy tính, nhân vật Giôn Mexnơr trong Một trạm nghỉ đổ hết số vàng xuống hố sâu trước lúc từ giã người vợ bội bạc và gã tình nhân “Anh đi xuống sông, dừng cỗ xe lại gần hố băng và lôi từ trong đống đồ đạc chất trên xe xuống bao đựng cát vàng. Anh lấy tay đập vỡ lớp băng, dùng răng cắn mở sợi dây buộc miệng bao vàng, đổ tất cả những gì đựng bên trong xuống nước” 9, 48], Enxu trong Sự ranh ma của lão Popôtấc cũng đổ hết vàng xuống sông sau khi đưa mình ra bán đấu giá để trả nợ cho cha hành động của những con người ấy đã thể hiện triết lí sâu sắc của nhà văn: “vàng có thể đổi mọi thứ, ngoại trừ tình yêu và phẩm giá con người”. Những ví dụ trên đây đã cho thấy trong truyện ngắn của J. London xuất hiện khá phổ biến dạng người hùng mang sứ mệnh truyền tải triết lí và giải mã ý nghĩa cuộc đời. Hành động tích cực của họ vượt ra khỏi tầm đoán định của người đọc. Những phẩm chất và hành động cao đẹp của họ đã giúp cho người đọc chúng ta có thêm những kinh nghiệm sống, những cách ứng xử giàu tính nhân văn, và có sự nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của cuộc đời con người. Tóm lại, người hùng là kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện ngắn củaJ. London. Ông mong muốn hướng dẫn hành động của con người thoát khỏi thực tế cuộc sống khốc liệt. Trong hiện thực xã hội đầy rẫy những mối hiểm họa, nếu con người tồn tại trong thế cô độc thì cũng có nghĩa là con người đã tự khai tử cho chính mình. Những cá nhân người hùng trong truyện ngắn của J. London còn có ý nghĩa thôi thúc sự trỗi dậy của ý thức con người để phá vỡ bức màn đen tối đang bao phủ xã hội hiện tại, và vươn tới một xã hội tốt đẹp hơn. Mặt khác, với kiểu nhân vật người hùng, J. London dường như muốn thu hẹp sự quan sát của mình vào một phần cụ thể của hiện thực đời sống xã hội, dồn nén nhãn lực vào đó với mục đích tạo ra những hình tượng nghệ thuật gây được ấn tượng mạnh về cái hiện thực mà con người trong kỷ nguyên hiện đại đang phải đối diện. 13 1.3.2 Nhân vật phụ nữ - dịu dàng, giàu bản lĩnh Nhân vật người phụ nữ xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn của J. London. Theo thống kê thì trong số 21 truyện ngắn khoá luận này khảo sát thì có tới 15 truyện đề cập đến người phụ nữ. Số lượng nhân vật nữ xuất hiện nhiều như thế phần nào đã thể hiện được tư tưởng dân chủ, bình đẳng trong J. London. Phần lớn các nhân vật phụ nữ trong truyện của J. London đều thuộc về lớp người lao động dưới đáy xã hội. Điểm độc đáo không phải ở số lượng, mà là ở quan niệm củaJ. London về loại nhân vật này. Thông thường,nói đến người phụ nữ là nói đến dáng vẻ liễu yếu đào tơ, tính cách dịu dàng, yếu đuối, chịu đựng, vất vả… Nhưng J. London lại nhìn người phụ nữ ở một góc độ khác. Dưới con mắt của ông, phụ nữ là những nhân vật có phẩm chất gan dạ, dũng cảm, mạnh mẽ chẳng khác gì những đấng nam nhi. Họ không bao giờ bằng lòng chịu đựng cuộc sống mất tự do. Trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống họ không hề mềm yếu mà ngược lại, họ hết sức mạnh mẽ trước mọi tình huống. Đồng thời, J. London vẫn không quên ngợi ca vẻ đẹp nữ tính vốn là đặc tính của loại nhân vật này. Chẳng hạn, nhân vật Ruth trong truyện ngắn Sự im lặng màu trắng là một phụ nữ da đỏ điển hình cho kiểu nhân vật người phụ nữ của J. London. Bình thường, Ruth cũng như bao người phụ nữ khác, cũng có những mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, cũng rạo rực trái tim trước những lời nói yêu thương của chồng. Nhưng trước cảnh ngộ Mâysơn (chồng nàng) bị cây thông đè nặng lên người và đang đứng trên bờ vực của cái chết thì khó ai có thể tưởng tượng được rằng: “Cô gái da đỏ này chẳng hề ngất đi, hay tuôn những dòng nước mắt không cần thiết như những người phụ nữa da trắng khác trong trường hợp này có thể làm,và bình tĩnh lắng nghe tiếng rên của chồng” [9, 14]. Nhân vật đã không có thái độ sợ hãi hay có vẻ yếu đuối trước tình huống đó mà ngược lại cô gái lại có thái độ rất bình tĩnh “cô nhanh nhẹn vừa đu cả người lên chiếc gậy để nâng thân cây lên” [9, 14]. Hay trong câu truyệnNgôi nhà củ M puhi tác giả đã xây dựng lên hình ảnh của một nhân vật đó là bà Nauri biết vượt qua những khó khăn gian khổ, những sóng gió trong cuộc phiêu dạt vì trận bão để trở về lại với cuộc sống đời thường. 14 Truyện ngắn Ngôi nhà củ M puhi có sự xuất hiện của tình huống xung đột giữa con người với thiên nhiên, nhưng lần này đối diện với thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt không phải là một người đàn ông mạnh mẽ, mà là một bà lão. Bà lão Nauri là một thổ dân vùng biển có sức sống mạnh mẽ đến kỳ diệu được J. London thể hiện như một người anh hùng. Đảo san hô Hikueru, nơi bão tố hoành hành dữ dội. Thật bất ngờ là bão tố nổi lên, biển dậy sóng cuốn trôi hàng ngàn người xuống biển. Bà lão Nauri cũng bị bão ném ra biển. Mặc dù đã ngót sáu mươi tuổi nhưng bà lão vẫn ra sức chống chọi với bão biển.Từ cõi chết, bà lão đã vượt qua mọi gian truân để trở về, mang theo viên ngọc quý. Gia đình bà lão được đoàn tụ và họ lại mơ uớc về ngôi nhà. Không ai có thể hình dung nổi là bà lão Nauri lại có thể sống sót trở về sau ngần ấy thử thách gian khổ “Bơi trong đêm tối sặc sụa ngạt thở, vùng vẫy hớp lấy không khí(…) sự va chạm mạnh khi bị ném lên bãi cát làm bà tỉnh lại: Bằng đôi tay, đôi chân trầy da và tướp máu,bà đào tới cào cấu chống lại làn nước cuộn ngược” 10, 72-73]. Hình ảnh người phụ nữ không chỉ giàu bản lĩnh, nghị lực sống mà còn là một người phụ nữ có phẩm chất tốt đó là chung thuỷ với chồng. Điều này được thể hiện rõ qua nhân vật bà Iđa Báctơn trong truyện óng lớn n c , sự chung thuỷ ấy được người chồng của bà thử thách bằng việc giả vờ bị chuột rút, ông liên tục dìm vợ xuống nước suốt hai tiếng đồng hồ, mặc cho Iđa ra sức cứu mình. Đến khi nhận thấy sự trừng phạt đã đủ thì ông cảm thấy hạnh phúc vì nhận ra tình yêu mãnh liệt mà Iđa giành cho mình “ Thì ra đây chính là tình yêu chân chính, tình yêu đã được thử thách tình yêu lớn lao, khi con người quên đi bản thân chỉ nghĩ đến người mình yêu… em muốn được riêng một mình bên anh, em sẽ kể anh nghe em yêu anh đến mức độ nào và sẽ mãi mãi yêu anh như thế” 10, 194 -195]. Ngoài ra sự chung thuỷcủa bà Iđa còn được chứng minh khi có sự xuất hiện nhân vật thứ 3 đó là Xani, cũng như cái hôn vụng trộm mà ông chồng chứng kiến. Bà đã từ chối tình cảm của mình với Xani và kể lại câu chuyện giữa bà và Xani “Anh ấy yêu em (…) và tối hôm qua anh ấy đã rủ em đi Malaysia với anh ấy…nhưng em không hề tiếc chút 15 nào. Em đã để anh ấy ôm mà không đẩy anh ấy ra. Đấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng 10, 196-197]. Dưới ngòi bút của ông, người phụ nữ còn được J. london tái hiện qua những hình ảnh đẹp về ngoại hình, Enxu với “không phải kiểu xinh đẹp của những người phụ nữ da trắng và cũng không phải kiểu xinh đẹp của người phụ nữ da đỏ. Về đường nét và diện mạo, Enxu là kiểu người da đỏ chính thống, đôi mắt đen nháy long lanh và táo bạo, kiêu hãnh và sắc gọt như lưỡi giáo, chiếc mũi thanh tú khoằm như mỏ đại bàng, đôi gò má cao không cách xa nhau, đôi môi mỏng nhưng không quá mỏng[9, 261]. Hay người phụ nữ trong truyện Alôha Ôe cô Đôrôti Xembruc mới chỉ cách đây một tháng cô còn là một cô bé gầy gò, thế mà bây giờ mắt cô đã ánh lên rực rỡ, đôi má đỏ ửng vì mặt trời người cô bắt đầu hình thành những đường nét uyển chuyển, cong cong” 9, 84]. Ngoài ra, trong cái xã hội tư bản ấy, nhân vật người phụ nữ xuất hiện thường là những nhân vật dưới đáy xã hội, họ không được lựa chọn quyền sống, xã hội ấy coi con người như một món đồ trao đổi mua bán, họ bị đem ra để bán đấu giá như nhân vật Enxu trong ự r nh củ lão Popotấc, Enxu được đưa ra bán đấu giá “Một người giọng tự tin trả giá một trăm đô la, một người da đỏ ở Têdikakat trả một trăm năm mươi đô la và sau một ít lâu thì một tay chơi bạc đã bị trục xuất khỏi vùng đất trả giá lên đến hai trăm đô la” [9, 276]. Có thể thấy được thân phận của người phụ nữ lúc bấy giờ như thế nào. J. London không phải là không có dụ ý khi mà hầu hết các tác phẩm của ông đều xuất hiện hình ảnh người phụ nữ, tác giả phải chăng muốn trong xã hội ấy không có sự phân biệt giới. Người phụ nữ là kiểu nhân vật xuất hiện khá phổ biến trong truyện ngắn củaJ. London. Ông xây dựng họ với hai nét tính cách nổi bật: vừa mạnh mẽ, gan dạ, vừa dịu dàng nữ tính. Vẻ đẹp nữ tính thì phụ nữ khắp thế gian này đều có, J. London không làm mờ khuất nét đẹp này; đồng thời ông luôn cố tình làm nổi bật nét tính cách mạnh mẽ, cứng rắn, gan dạ, dũng cảm của người phụ nữ. Đó là phẩm chất cần thiết đối với tất cả mọi người trong cuộc chiến sinh tồn. 16 1.3.3 Thiên nhiên – vừa hiền hoà, vừa hung bạo Thiên nhiên là đề tài quen thuộc của thi ca muôn thủa. Có lẽ không có một nhà văn nào lại không viết về thiên nhiên hoặc không đề cập đến thiên nhiên trong tác phẩm của mình. J. London cũng vậy, thiên nhiên của ông xuất hiện với tư cách là những nhân vật có tính cách hung bạo, tồn tại trong mối quan hệ tương phản, thù địch với con người và cũng thật hiền hoà thơ mộng qua ngòi bút tài ba của J. London.Thiên nhiên trong truyện ngắn của J. London khá đa dạng: “Đó là vùng Bắc cực hoang vu mịt mù tuyết rơi và gió hú. Đó là những cơn lốc, cơn bão ghê người. Đó là băng lở, động đất, chó sói, đói, rét, bệnh dịch và trăm ngàn nguy hiểm của rắn độc và thú dữ trên các hòn đảo hoang vu. Tất cả tự nhiên đe doạ con người” [2, 135] hay đó cũng là những dòng sông, con suối, những bãi cỏ xanh rờn, những ngọn gió… gợi lên sự bình yên và tĩnh lặng_một vẻ đẹp hoang dại. Thiên nhiên được ông miêu tả trong truyện ngắn cũng rất đẹp, hiền hoà. Dưới ngòi bút của ông, thiên nhiên hiện lên với vẻ mềm mại, đầy ắp hương vị ngọt ngào.Có thể thấy rõ được tài năng miêu tả thiên nhiên độc đáo của tác giảthể hiện rõ nhất trong truyện Khe núi toàn vàng, ông dành hẳn ra 7 trang để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng hoang vu, đối ngược với không gian hoang vu lạnh lẽ nơi núi rừng thì thiên nhiên nơi đây được nhà văn miêu tả một cách hết sức thơ mộng vàyên tĩnh “Cỏ tươi mịn phủ kín sườn dốc,phía trên khe núi là những ngọn đồi và đỉnh núi vươn cao, kéo dài mãi ra xa là những chân núi rộng mọc đầy thông. Ở khe núi này không hề có bụi,hoa lá sạch đến trong suốt, cỏ non trải ra êm mịn như nhung, những cây loa kèn với tư thế đĩnh đạc, giống như đàn bướm có đôi cánh màu ngọc bích đột nhiên chững lại trong lúc đang bay, nhưng đã sẵn sàng vỗ cánh để run rẩy bay đi 9, 155-156]. Cảnh và vật luôn được miêu tả song song với nhau tạo nên một bức tranh thơ mộng và trữ tình “Khắp nơi vang lên tiếng vo ve của những con ong rừng uỷ mị, những con bướm bay lượn giữa các rặng cây, tiếng thì thầm của dòng suối cũng là thứ âm thanh bay lượn. Sự bay lượn của các âm thanh và màu sắc đó quyện vào với nhau, tạo thành cái gì đó bồng bềnh không sờ thấy được. Đó là tinh thần của khe núi này. Tinh thần thanh bình. Thanh bình không phải 17 là sự chết chóc, mà là nhịp đập đều đều của nhịp sống, tinh thần yên tĩnh nhưng không phải là sự câm lặng [9, 156]. Trong truyện Một điều khó hiểu, thiên nhiên được miêu tả “Xung quanh chỗ nào cũng thấy hoa, cách xa bờ sông một chút là những bãi cỏ rậm rạp, tươi mơn mởn, cao bằng đầu người … Đêm hôm đó, vén một góc lều và ngó nhìn lên các vì sao đang lấp lánh sau những đường nét đen xám của các ngọn núi” [9, 144]. Ngoài ra với những làn gió nhẹ trong Sự khôn ngoan củ con đường đã tạo nên một khung cảnh đẹp “Một luồng gió nhẹ thổi từ phương Nam tới làm tê buốt phần hở trên cơ thể họ và lùa sự giá lạnh, lớp tuyết quanh đó tan thành một vòng tròn ấm” 9, 246], màn tuyết cũng trở nên nhẹ nhàng trong suốt “Một màn tuyết trong như thuỷ tinh rơi quanh nhẹ nhàng thành những lớp áo trắng, những lớp mây mù và làm cho bầu không khí trong sáng” 9, 254]. Thiên nhiên của ông đẹp, thơ mộng là thế với gió, tuyết , trăng , sao… Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong phú đa sắc màu cho truyện ngắn của ông, nhưng bên cạnh đó thiên nhiên của ông cũng rất hung bạo và khắc nghiệt, nó đe doạ con người, ảnh hưởng trực tiếp đến con người, đó là thiên nhiên phương Bắc hoang sơ, thiên nhiên biển phương Nam dữ dội.  Thiên nhiên Miền Bắc Thiên nhiên Miền Bắc xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của ông do đây là vùng đất hết sức quen thuộc với bản thân nhà văn. Vào những năm 1897 1898, J. London đã từng cùng với hàng vạn người hành trình về vùng đất phương Bắc theo tiếng gọi của cơn sốt vàng. Ông đã trải qua nhiều gian khổ ở vùng đất này. Bởi vậy khi viết về Bắc cực, J. London đã viết về chính những gì mà ông đã trải nghiệm và được chứng kiến. Dưới ngòi bút của ông, vùng đất này hiện lên với vẻ tĩnh lặng, hoang sơ, khắc nghiệt và thiếu vắng hơi thở của sự sống. Trong truyện Tình yêu cuộc sống nhà văn đã khái quát lên đặc điểm của vùng đất hoang sơ này: “Một quang cảnh không lấy gì làm phấn khởi. Đâu đâu cũng là đường chân trời mềm mại. Các trái đồi đều thấp. Chẳng có cây to, cây nhỏ, cũng chẳng có cỏ. Chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều mênh mông ghê gớm” 10, 77]. Cũng trong truyện ngắn 18 này nhà văn viết: “Suốt cảnh tiêu điều này vẳng tới vẳng lui tiếng sói hú, dệt cả bầu không khí thành một tấm màn đe doạ có thể sờ mó thấy” 10, 89]. Hoang mạc và tuyết trắng vùng Bắc cực trong tác phẩm của J. London không chỉ là cái sân khấu cho các nhân vật của ông được thể hiện mình, mà còn là dịp để nhân vật đặc biệt mang ý nghĩa biểu tượng về một xã hội vô cảm, thù địch, đầy những mối hiểm hoạ đang tồn tại trên nước Mỹ ở thời đại nhà văn. Trong thế giới thiên nhiên mênh mông tiêu điều ở miền Bắc, tuyết trắng với tất cả sự im lặng và giá lạnh khủng khiếp là hình tượng được J. London khai thác triệt để trong rất nhiều tác phẩm. Ông không nhìn tuyết trắng như một nét đẹp tinh khiết của thiên nhiên mà tập trung khai thác hình tượng này như một sinh thể mang sức mạnh hủy diệt luôn rình rập sự sống của con người. Nét độc đáo ấy đã được ông viết rõ trong truyện của mình: “Tuyết ở vùng này khác với thứ tuyết mà người ta thường thấy ở các vùng đất phương Nam. Nó cứng, nhuyễn và khô, tựa như đường cát trắng. Đá vào nó, nó sẽ bắn đi vèo vèo như cát. Những hạt tuyết không bám vào nhau nên không thể nặn chúng thành những cục hình tròn được. Nó không được cấu tạo thành bông mà thành những tinh thể nhỏ bé và có dạng hình học. Thực ra thì nó chẳng phải tuyết mà là sương giá thì đúng hơn” [9, 60 - 61]. Dưới cái nhìn của J. London, tuyết bay trên trời, tuyết phủ kín mặt đất, “chỗ nào băng ùn lại nhiều, mặt tuyết cuộn lên thành những đợt sóng gợn lăn tăn.Từ Bắc xuống Nam, xa hút tầm mắt, tuyết trải trắng một màu mênh mang” 9, 268].J. London không chỉ miêu tả hình ảnh tuyết trắng bằng màu sắc, hình khối, âm thanh mà còn bằng cả sự cảm nhận. Đặc tính nổi bật của tuyết trong truyện ngắn J. London là sự tĩnh lặng. Trong truyện ngắn Sự im lặng màu trắng ông viết: “Thiên nhiên có nhiều cái để nhắc nhở con người về cái chết (…), nhưng mạnh mẽ hơn và khủng khiếp hơn tất cả là sự im lặng Màu Trắng trong cái lạnh lùng, hiu quạnh của nó” [9, 12]. Tuyết trắng băng giá và tĩnh lặng gần như tuyệt đối của vùng đất phương Bắc được J. London miêu tả như một kẻ thù luôn kìm hãm sự sống của con người, đến nỗi “người nào vượt qua được hai mươi ngày đêm trên những con đường 19 cực Bắc thì người ấy đáng được cho cả thánh thần ghen tỵ” 9, 13]. Không chỉ kìm hãm sự vận động “cái lạnh và sự im lặng còn làm đông giá trái tim” con người, biến con người trở thành “cái phần nhỏ duy nhất của sự sống còn sót lại đang chuyển động giữa một sa mạc chết trắng buốt.Con người hoảng sợ trước sự liều lĩnh của mình và nhận thức một cách sâu sắc rằng mình chỉ là một côn con trùng nhỏ không hơn không kém” 9, 12]. Chưa hết, trong rất nhiều truyện ngắn của J. London, con người dù mạnh mẽ đến đâu nhưng khi đối diện với băng tuyết thì “chỉ cần lệch một tí là có thể gây ra tai hoạ” 9, 14]. J. London lựa chọn những hình tượng tiêu biểu nhất để thể hiện rõ tính chất hung bạo của thiên nhiên. Cách khám phá độc đáo ấy đã biến thiên nhiên trở thành một phương tiện truyền tải tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Nói cách khác, thiên nhiên trong truyện ngắn của J. London là một kiểu nhân vật đặc biệt mang ý nghĩa biểu trưng cho hiện thực đời sống con người và xã hội. Sóng trong truyện của J. London, và hiện thực xã hội Mỹ ở thời đại ông đều có chung đặc tính tàn khốc, hung bạo, dữ dội. Điều đó gợi cho chúng tôi liên tưởng về ý nghĩa biểu tượng mà J. London gửi gắm qua kiểu nhân vật thiên nhiên của mình. Trước hết, với đặc tính hoang dã, hung bạo, giữ dằn, tuyết và sóng là biểu tượng về hiện thực xã hội tư bản nước Mỹ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong xã hội ấy, con người vì lòng tham, sự ích kỉ mà lạnh lùng vô cảm, sẵn sàng bỏ qua đạo lí để bóc lột và tàn sát lẫn nhau, khái niệm cao thượng, tình thương, sự tương trợ,...đối với con người quả là xa lạ. Đặc tính hoang sơ, lạnh lùng, dữ dội của tuyết và sóng thể hiện cái nhìn sâu sắc của J. London trước hiện thực đó. Màu trắng tinh khiết của tuyết còn có thể xem là sắc màu của ước mơ khát vọng về một thế giới tươi sáng, trong sạch, một xã hội tươi đẹp, còn tính chất dữ dội của sóng cũng có thể xem là một sự biểu thị nỗi căm uất lên đến tận cùng của nhà văn đối với hiện thực xã hội. Tuyết trắng băng giá và sóng biển dữ dội luôn đượcJ. London khắc họa trong trạng thái đối lập với con người. Sự đối lập ấy là hiện thân cho xung đột giữa con người với con người trong xã hội Mỹ ở thời đại nhà văn. 20 Thiên nhiên với tất cả tính chất hung bạo của kẻ hủy diệt trong truyện của J. London không chỉ là sự biểu trưng cho hiện thực đời sống con người và xã hội, mà còn mang thông điệp thức tỉnh lối sống con người. Qua thiên nhiên J. London muốn gửi đến người đọc một thông điệp về lẽ sống: “Để vượt qua sức mạnh vô địch của thiên nhiên, con người cần phải có mối quan hệ gắn kết với nhau, nếu tồn tại trong tư thế cô độc thì thất bại là lẽ thường tình. Thiên nhiên lạnh lùng, dữ dội, vô cảm vì thế con người càng cần phải hữu cảm nhiều hơn.”Cũng qua thiên nhiên, J. London muốn nhắn nhủ người đọc rằng, trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, con người không chỉ có ý chí nghị lực, lòng gan dạ dũng cảm, mà cần phải biết thích nghi với môi trường sống, cần phải thay đổi những thói quen, lối sống của mình cho phù hợp với hoàn cảnh mới.  Thiên nhiên Miền Nam Cùng với miền hoang mạc Bắc cực, thiên nhiên vùng biển phương Namcũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm của J. London. Là con người của hành động, ưa phiêu lưu mạo hiểm, J. London đã từng đến miền biển phương Nam để làm thuỷ thủ, săn bắt hải cẩu và khám phá vẻ đẹp của vùng biển hoang sơ này. Bởi vậy miền biển phương Nam đã ăn sâu trong máu thịt của ông. Nét đặc trưng của J. London là ở chỗ ông đã dành nhiều tâm huyết để viết về biển với đầy đủ tính chất hoang sơ, dữ dội và sức mạnh tàn hại khủng khiếp của nó. Tính chất hoang sơ, hung bạo của vùng biển phương Nam trước hết thể hiện ở hình ảnh sóng lớn dữ dội.Nếu như khi viết về miền Bắc J. London tập trung miêu tả hình tượng tuyết trắng, thì khi viết về miền Nam ông đã chọn hình tượng “sóng lớn dữ dội” để làm nổi bật tính chất hung bạo của biển. Ông am hiểu về biển một cách tường tận, đến mức có thể phân biệt được đặc điểm của từng loại sóng. Trong truyện ngắn óng lớn CanaCa ông viết:“Ở Vaikiki có hai loại sóng: sóng lớn, sóng bạc đầu Canaca tức là sóng ông, lồng lộn tít tận ngoài khơi và sóng nhỏ gọi là sóng Vakhina, nghĩa là sóng bà, vỗ nhẹ vào bờ” [10, 166].“Những đợt sóng lao quá mạnh vào bờ. Nước do những đợt sóng Canaca dữ tợn liên tiếp xô vào phía bờ. Trong khi hạ xuống, chúng lại chảy ngược ra khỏi cùng với dòng chảy nói trên, lẫn xuống bên dưới những đợt sóng dữ tợn khác đang xô tiếp đến” [10, 168]. 21 Sự hoang dã và hung bạo của thiên nhiên miền Nam còn được hiện lên bởi những trận bão tố. Trong truyện ngắn Ngôi nhà củ M puhi, sóng và gió được nhà văn thể hiện như những kẻ thù cùng nhau gia tăng sức mạnh tàn phá môi trường bình yên của con người: “Gió ào ào tới một cây pandan trên đầu và vèo qua những cây dừa mé bên kia (…) rồi đến cơn mưa từ đằng xa tiến tới, làm cho nước hồ bốc lên cuồn cuộn” 9, 55]. Sau một trận cuồng phong cảnh tượng này càng trở nên ghê sợ hơn: “Trong số một nghìn hai trăm người sống đêm hôm trước, nay chỉ còn lại ba trăm. Trong hồ ngổn ngang xác chết. Không một ngôi nhà, một túp lều nào đứng vững. Trên khắp đảo san hô, không còn lấy hai viên đá nào chồng lên nhau. Một phần năm mươi số cây dừa còn đứng vững thì cũng đã tả tơi, không cây nào còn lấy một quả trên cành”[9, 71]. Thiên nhiên miền biển phương Nam còn được nhà văn mô tả qua hình ảnh những quần đảo hoang sơ, đầy ắp sự chết. Trong truyện ngắn Xôlômông quần đảo khủng khiếp J. London viết: “người nào vốn không quen với cuộc sống ở những nơi cách xa nền văn minh, và mới đặt chân lên hòn đảo, thì có thể tưởng Xôlômông là một địa ngục thực sự” 10, 7]. Có thể khẳng định rằng, miền biển phương Nam hoang sơ, đầy mầm mống của sự chết trong tác phẩm của J. London là hình ảnh biểu tượng về hiện thực khốc liệt của xã hội nước Mỹ ở thời đại ông – một xã hội đầy những bất công ngang trái, chết chóc, khổ đau, đầy những hiểm họa bất trắc đối với con người. Tóm lại, nét đặc trưng của J. London trước hết thể hiện ở chỗ nhà văn luôn khai thác thiên nhiên ở tính chất hung bạo. Ông khai thác tận cùng tính chất hung bạo của thiên nhiên, biến thiên nhiên trở thành kiểu nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng, phản ánh hiện thực đời sống con người và xã hội, và đề xuất những triết lí, những bài học nhân sinh sâu sắc, đồng thời bộc lộ những suy tư trăn trở, những ước mơ khát vọng của mình về một xã hội tốt đẹp hơn. Thiên nhiên trong truyện của J. London cũng hết sức độc đáo. Mỗi kiểu nhân vật có tính cách riêng, là kẻ thù hung bạo đối với con người. Để khắc họa tính cách hung bạo của thiên nhiên ngòi bút tài năng của J. London biết chọn những hình 22 tượng mang tính điển hình như tuyết trắng, bão tố và hoang mạc. Ngoài việc miêu tả thiên nhiên đầy thơ mộng tươi đẹp ra thì J. London tập trung miêu tả tính chất hung bạo, dữ dội của thiên nhiên, biến kiểu nhân vật này thành biểu tượng để phản ánh hiện thực xã hội và thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc của mình. Thiên nhiên trong truyện của J. London vì thế cũng là một biểu hiện cho sự sáng tạo độc đáo, riêng biệt của ông. 1.3.4 Loài vật- mang dấu ấn ngụ ngôn Đọc truyện ngắn của J. London ta thấy có một sự tương đồng giữa thế giới loài vật với thế giới con người. Nếu như con người trong truyện của J. London có đủ mọi giai cấp, tầng lớp, sắc tộc và quê hương bản quán khác nhau, thì loài vật cũng hết sức phong phú và đa dạng, từ những con vật to lớn như ngựa, chó sói, cừu, bò, thỏ, cá… đến cả những loài côn trùng bé nhỏ như giun, dế…Đặc biệt hơn cả đó là J. London đã đi tập trung vào nhân vật loài chó nhiều nhất, hầu hết các truyện của ông đề đề cập đến nhân vật con chó, con chó dường như luôn luôn xuất hiện cùng với con người, trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, loài chó cũng góp phần làm cho truyện trở nên hấp dẫn hơn. Con chó cũng là loài vật hết sức quen thuộc với văn thơ truyền thống đặc biệt là ở thể loại ngụ ngôn. Nhà văn đã sử dụng thủ pháp nhân hóa để biến loài vật này thành những con vật đội lốt người. Đó là những con chó biết nói tiếng người, biết suy nghĩ và hành động giống như con người, qua đó phản ánh hiện thực cũng như đề xuất nhiều bài học giáo huấn cho con người. Dưới ngòi bút của J. London, nhà văn đặc biệt nhấn mạnh tính chất tự nhiên hoang dã của loài sinh vật này. Ví dụtrong truyện ự i lặng àu trắng, “Bầy chó bắt đầu cắn xé lẫn nhau (…). Những ngọn roi quất mạnh xuống đầu chúng cũng chẳng ăn thua gì. (…) bất chấp quy luật của chủ, nhảy vào định ăn phần thức ăn dự trữ (…) và, một tấn bi kịch truyền thống của quy luật sinh tồn đã diễn ra với tất cả sự dã man của nó” 9, 20]. Con người và con vật quyết chiến để giành phần thắng. Đằng sau tính chất hoang dã của loài chó, J. London muốn nói đến cái hung dữ tàn bạo của một bộ phận người trong xã hội tư bản: mạnh được yếu thua, con người vô tình vô nghĩa, 23 cắn xé lẫn nhau để tồn tại và giành lợi ích về mình. J. London mượn loài chó để phê phán và giáo huấn loài người. Đặc biệt hơn, J. London thường so sánh loài chó sói với con người ở một số điểm tínhcách. Chẳng hạn trong truyện Hội nh ng người già có đoạn: Những con chó của chúng tôi là thuộc loài chó sói, chúng có bộ lông dày và rất ấm, không hề biết sợ giá buốt và bão tuyết. Và chúng tôi cũng giống chúng - cũng không sợ giá buốt, bão tuyết, (…). Những con chó của chúng tôi rất can đảm, chúng tôi cũng rất can đảm” [9, 63]. Trong truyện Tình yêu cuộc sống nhà văn đã so sánh sự kiên trì của người và sói: “Sự kiên trì của con sói thật ghê gớm. Sự kiên trì của con người cũng ghê gớm không kém” 9, 101]. Điểm độc đáo nhất và cũng là điểm thể hiện rõ nhất tài năng xây dựng nhân vật loài vật của J. London là nghệ thuậtkhắc họa thế giới tâm lí phức tạp của loài chó. Nếu loài chó trong ngụ ngôn biết tự nói năng và bộc lộ tình cảm, thì loài chó trong truyện của J. London lại là những con vật thực thụ, chúng cũng có thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, nhưng chúng không biết nói. Bởi vậy, người kể chuyện phải miêu tả diễn biến tâm lý của chúng. Thế giới tâm lí loài chó có khi được người kể chuyện miêu tả bằng lời văn trực tiếp. Chẳng hạn: “Đàn chó đã mệt mỏi từ xế trưa, nhưng lúc này chúng tỏ ra như có thêm một nguồn sinh lực mới. Trong đám những con chó khôn có một vẻ n ch n, chúng hung hăng nhưng bị dây kéo cản lại, chúng căng mũi đánh hơi và dỏng tai lên ngh ngóng. Chúng ực tức với những con có vẻ thờ , thúc giục những con này bằng cách táp nhẹ vào mông chúng. Những con bị trách óc như vậy cũng xúm lại, hùa vào khiến cả bầy hung hăng thêm. Sau cùng, con đầu đàn của chiếc xe dẫn đường rít lên một tiếng ãn nguyện, rạp mình xuống tuyết rồi lao về phía trước” [9, 20]. Nhà văn miêu tả tâm lí loài vật giống như con người nhưng không ngoài mục đích phê phán lối sống thực dụng, và thiếu vắng tình nghĩa của một bộ phận người trong xã hội đương thời. 24 Bên cạnh loài chó thì trong truyện cũng xuất hiện những nhân vật loài vật khác, như trong truyện Khe núi toàn vàng xuất hiện chú hươu “ chú hươu đỏ đứng dưới suối, nước ngập đến đầu gối, mắt nửa nhắm nửa mở, như đang ngủ gật” hay “đôi tai chú hươu đã dựng đứng lên căng ra, chăm chú lắng nghe tiếng động, hai lỗ mũi của chú rung rung và khịt khịt hít không khí [9, 154-156]. Trong truyện Hội nh ng người già “Chỗ này hôm qua có con thỏ chạy qua, chạy đến chỗ này, nó chui vào bụi liễu ngồi nghe ngóng, ròi không biết sợ cái gì nó lại chạy đi, đến chỗ nó quay lại rồi bất thình lình, chạy nhanh nhảy những bước dài [9, 60]. Như vậy, qua phần phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được tác giả đã thành công trong việc tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, thấy được tầm bao quát hiện thực rộng lớn của ông và những trăn trở mang tính nhân loại và thời đại. 25 Chƣơng 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON 2.1 Khắc hoạ nhân vật thông qua tình huống truyện Tình huống là một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi tác phẩm tự sự. Trong truyện ngắn, tình huống là bối cảnh mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để nhân vật suy nghĩ, hành động và bộc lộ tính cách của mình. Tình huống truyện vì thế cũng là một trong những phương diện thể hiện tài năng sáng tạo của tác giả. Từ vai trò quan trọng đó mà việc tìm hiểu các dạng thức tình huống truyện trong tác phẩm văn học trở nên cần thiết trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn [11]. Đối với J. London, tình huống truyện là một trong những phương diện nghệ thuật cơ bản giúp nhà văn triển khai cốt truyện, thể hiện thành công thế giới nhân vật và góp phần biểu lộ tư tưởng nghệ thuật của mình. Khảo sát truyện ngắn của ông chúng ta sẽ thấy tình huống truyện xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm: tình huống bi kịch, tình huống thử thách, và tình huống ngẫu nhiên. Mỗi dạng tình huống lại được nhà văn khai thác một cách triệt để ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhiều khi trong cùng một truyện lại có sự đan xen, lồng ghép nhiều tình huống truyện, tình huống này gọi tình huống kia xuất hiện, và mỗi tình huống mang lại một hiệu quả nghệ thuật riêng, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. Cách giải quyết tình huống của J. London cũng luôn đa dạng và không bao giờ có sự lặp lại. 2.1.1. Tình huống bi kịch Xét về mặt kết cấu, truyện ngắn của J. London về cơ bản vẫn tuân thủ nguyên tắc cốt truyện truyền thống, gồm năm thành phần (mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc). Trong kiểu kết cấu cốt truyện ấy, tình huống bi kịch thường được đặt ở phần đầu tác phẩm, giữ vai trò khởi đầu cho mọi biến cố diễn ra trong truyện. 26 Truyện ngắn Tình yêu cuộc sống được mở đầu bằng một tình huống bi kịch. Hai người đàn ông trong một cánh rừng rậm hoang vu với những con suối, mõm đá, thú dữ, đối mặt với cả thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt.Bỗng nhiên, nhân vật người đàn ông (nhân vật chính không tên) đã bị ngã trẹo chân. Nhân vật Bil – người bạn đồng hành liền bỏ đi. Bi kịch của nhân vật người đàn ông bắt đầu từ đó. Kể từ lúc bị bạn bỏ rơi, anh một mình giữa rừng hoang, lang thang trên sa mạc hoang vu đó và chiến đấu với nỗi đau và cảnh đói, rét, thú dữ đe dọa rình rập anh suốt những ngày tháng vất vả khổ đau đó. Cuối cùng với ý chí nghị lực và tình yêu cuộc sống mãnh liệt trong anh đã thôi thúc và tiếp thêm sức mạnh cho anh để anh chiến đấu với những kẻ thù và giành giật lấy sự sống về tay mình, anh đã vượt qua mọi gian nguy và được đoàn người thám hiểm cứu sống gã kia mà bộ dạng của gã trông đã quá tiều tuỵ “Ba tuần sau, người đàn ông nọ nằm trong một chiếc giường trên tàu đánh cá với Bedfođ, và nước mắt ròng ròng trên đôi má hốc hác” [9, 102]. Với truyện ngắn này, khi đặt nhân vật vào tình huống bi kịch tác giả đã có ý đồ để cho nhân vật tự đấu tranh bộc lộ tính cánh, bản lĩnh. Qua đó nhà văn đã khẳng định, ngợi ca, thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của ý chí nghị lực và tình yêu cuộc sống của con người. Ngoài ra thì tình huống bi kịch cũng được xuất hiện trong truyện Người đàn à sinh n đê , Nàng Luixivốn là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và có tâm hồn lãng mạn, nhưng lại bị trói buộc trong không gian tù túng của gia đình. Nàng nói: “Tôi không biết gì đến cảnh đẹp của thế giới bên ngoài. Tôi không có thời gian. Tôi biết rằng cái thế giới tươi đẹp đó ở ngay bên cạnh, xung quanh ngôi nhà của chúng tôi, nhưng tôi còn phải nướng bánh, dọn dẹp, giặt giũ và làm tất cả mọi thứ việc. Đôi lúc tôi muốn điên người lên vì thèm khát được thoát khỏi cảnh tù túng…”. Tình huống bi kịch đó là khởi đầu cho mọi bi kịch trong cuộc đời Luixi. Mười lăm tuổi nàng kết hôn với một gã đàn ông ở thị trấn Juneau, mặc dù nàng không hề yêu hắn. Nàng lấy hắn chỉ vì mong muốn được thoát khỏi cảnh tù túng ngột ngạt nơi gia đình nàng. Nhưng rồi nàng cũng nhận ra rằng gã đàn ông kia lấy nàng cũng chỉ vì muốn 27 có một người đầy tớ không công, về nhà chồng nàng tiếp tục bị đày đọa bằng đủ thứ việc cực hình trong bốn năm liền. Nhưng rồi khát vọng tự do và tâm hồn lãng mạn đã thôi thúc nàng trốn khỏi nhà chồng để phiêu bạt tìm cuộc sống mới. Khi đã trở thành thủ lĩnh của những người đàn bà giữa chốn hoang vu, của cải vật chất đầy đủ nhưng nàng vẫn mãi mãi thiếu đi một phần cơ bản của cuộc sống con người, đó là tình yêu và hạnh phúc. Đối với một người phụ nữ có tâm hồn lãng mạn như nàng thì đó lại là một bi kịch. Vậy là, ở truyện ngắn này, tác giả đã để bi kịch mở đầu cho những bi kịch. Qua đó phê phán sự tàn nhẫn của xã hội và nêu cao khát vọng chân chính của con người. Như vậy, tình huống bi kịch góp phần làm tăng tính chất li kỳ cho câu chuyện, thúc đẩy diễn tiến của cốt truyện. 2.1.2 Tình huống thử thách và tình huống ngẫu nhiên Trong truyện ngắn của J. London, tình huống thử thách thường là hệ quả của các tình huống bi kịch và xung đột, còn tình huống ngẫu nhiên có khi là biến cố đầu tiên có ý nghĩa thắt nút (như trong truyện ự i lặng àu trắng), cũng có khi xuất hiện sau và giữ vai trò thêm “gia vị” cho câu chuyện được kể thêm kịch tính (thí dụ như trong truyện óng lớn n ). Trong truyện ngắn óng lớn n c , có sự xuất hiện của tình huống thử thách với tư cách là một giải pháp nghệ thuật mà J. London sử dụng để kết thúc tình huống xung đột. Nhân vật Li Bactơn đã giả vờ bị chuột rút để thử thách tình yêu của Iđa khi hai vợ chồng đang ở giữa sóng nước canaca dữ dội. Người Mỹ thường thực dụng, họ không coi trọng lời nói mà chỉ đánh giá cao giá trị của việc làm. Iđa đã chứng tỏ tình yêu đích thực và sự chung thuỷ của mình với người chồng của mình bằng hành động dũng cảm, bất chấp sự nguy hiểm khó khăn đang bủa vây trước mắt để cứu chồng. Sau khi tình huống thử thách kết thúc, hai vợ chồng nhận ra tình yêu mãnh liệt mà họ giành cho nhau, họ quấn quýt bên nhau trong niềm hạnh phúc trọn vẹn. “Tim Li Báctơn đập rộn ràng. Vợ anh không hề nói đến chuyện chính chị cũng có thể chết. Thì ra đây chính là tình yêu chân chính, tình yêu đã được thử thách, tình yêu lớn lao khi con người ta quên đi bản thân, chỉ nghĩ đến người mình yêu. - Còn 28 anh thì là người đáng tự hào nhất trên trần gian, - anh nói, - bởi vì anh có người vợ dũng cảm nhất trên đời. - Dũng cảm ư? - chị phản đối. - Tại em yêu anh. Khi chưa có nguy cơ mất anh, em vẫn còn chưa biết em yêu anh đến mức nào. Bây giờ thì vợ chồng mình quay vào bờ đi. Em muốn được riêng một mình bên anh, để anh ôm em và em sẽ kể anh nghe, em yêu anh đến mức độ nào và sẽ mãi mãi yêu anh như thế. Sau đấy nửa tiếng đồng hồ, họ bơi một mạch vào đến bờ rồi bước trên mặt cát rắn và ẩm, tiến vào phòng thay quần áo, giữa đám người ăn không ngồi rồi đang trên bãi tắm. - Hai anh chị làm cái trò gì ngoài ấy thế? - một trong số thuyền trưởng của Câu lạc bộ hỏi đôi vợ chồng trẻ - Chỉ đùa thôi chứ gì? - Vâng, chúng tôi đùa đấy, Iđa mỉm cười trả lời” [10, 195]. Cũng trong truyện ngắn này còn có sự xuất hiện của tình huống ngẫu nhiên, đó là tình huống Li Bactơn vô tình chứng kiến vợ anh và Xani vụng trộm hôn nhau trong bóng tối. Tình huống này xuất hiện có tác dụng đẩy cao kịch tính, khi mà chính ông chồng đã nhìn thấy tận mắt anh chàng Xani hôn vợ của mình ngay sau bữa tiệc, và chính tình huống này đã càng tạo cho câu chuện có phần thêm hấp dẫn kịch tính và nó được đặt ngay ở phần của cuối câu chuyện này, đồng thời cũng góp phần thể hiện rõ tính cách bình tĩnh và bản lĩnh ứng xử người chồng hiện tại của cô ta, và sự nghi ngờ lại một lần nữa được hoá giải khi mà cô vợ đã kể toàn bộ sự thật cho chồng nghe. Thay vì giận Xani thì chồng của Iđa đã có thái độ cảm thương cho anh chàng này. Trong một số truyện ngắn khác cũng có lúc tình huống ngẫu nhiên xuất hiện một cách độc lập, giữ vai trò quyết định trong việc thúc đẩy diễn tiến cốt truyện, và góp phần không nhỏ vào việc khắc họa tính cách, số phận nhân vật. Ở truyện ự i lặng àu trắng, cây thông khổng lồ mang trên mình gánh nặng năm tháng và tuyết trắng bỗng nhiên đổ xuống và cướp đi tính mạng của Mâyxơn, nhân vật người đàn ông trong truyện Tình yêu cuộc sống bất ngờ bị trượt chân trên một phiến đá, để rồi sau đó bị người bạn đồng hành bỏ rơi trong suốt cuộc hành trình đầy gian khổ và nguy hiểm.Tình huống bất ngờ còn được thể hiện trong truyện ngắn Một trạ nghỉ, nhà văn đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Bất ngờ đầu tiên là 29 cuộc gặp gỡ giữa nhân vật Giôn Mexnor với gã tình địch và cô vợ chưa li dị của mình. Bất ngờ thứ hai là ở phần kết của truyện, Giôn Mexnor đã đồng ý ra đi để nhường lại căn lều hoang cho cô vợ hư hỏng và gã tình nhân của cô ta. Đổi lại gã tình nhân kia phải trả cho Giôn Mexnor một số tiền vàng. Sau cuộc kì kèo ngã giá, Giôn Mexnor ra đimột mình. Trước lúc ra đi anh đã đổ hết số tiền vàng xuống hố sâu băng tuyết. Theo logic tâm lí đời thường, thì chắc chắn sẽ không có chuyện Giôn Mexnor nhường lại căn lều cho kẻ thù. Cũng không ai ngờ Giôn Mexnor đã đổ hết tiền vàng xuốnghố sau khi đã qua một cuộc mặc cả rất gay go. Cách kết thúc đầy bất ngờ như vậy đã mang đến cho truyện ngắn này những chiều sâu tư tưởng. Trước hết đó là sự trả thù đau đớn nhất và thông minh nhất mà Giôn Mexnor dành cho đôi tình nhân kia. Đó cũng là cách đểJ. London thể hiện triết lí sâu sắc của mình về cuộc sống: “vàng bạc có thể đổi được mọi thứ nhưng không thể mua nổi nhân cách con người”. Tình huống truyện là yếu tố then chốt, là điểm nhấn nghệ thuật mà người đọc có thể thấy rõ trong bất kỳ truyện ngắn nào của J. London. Mỗi truyện ngắn của ông bao giờ cũng có ít nhất là một tình huống truyện. Thậm chí có những truyện có hai hoặc ba tình huống đan xen với nhau (chẳng hạn, óng lớn naCa, Một trạ nghỉ, Tình yêu cuộc sống…). Việc tạo ra những tình huống khác nhau, dù có khi ngay trong một tác phẩm, điều đó càng khẳng định sự tìm tòi sáng tạo của J. London trên hành trình nghệ thuật. Với hệ thống tình huống truyện phong phú, đa dạng, J. London đã thể hiện thành công thế giới nhân vật. Đồng thời cũng qua các tình huống truyện mà nhà văn đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc trước hiện thực cũng như những trăn trở, khát vọng của mình đối với con người và xã hội. 2.2 Khắc hoạ nhân vật qua những xung đột Xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ giữa các hình tượng trong tác phẩm, là cơ sở để thúc đẩy hành động của nhân vật và diễn tiến của cốt truyện. Các xung đột thường xuất hiện dưới dạng những va chạm, những sự đụng độ trực tiếp, sự đối chọi giữa các thế lực được mô tả trong tác phẩm. Trong truyện ngắn của J. London, xung đột được thể 30 hiện một cách phong phú, ở nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm xung đột giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội, và giữa con người với con người. 2.2.1 Xung đột giữa con người với thiên nhiên Trong tình huống xung đột giữa con người với thiên nhiên, J. London luôn đặt con người vào môi trường thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Đó là khung cảnh miền Bắc cực hoang vu mịt mù tuyết rơi và gió hú, là miền biển phương Nam với sóng lớn dữ dội và bão tố hoành hành, là những quần đảo khủng khiếp và những thung lũng hoang sơ... Trong môi trường thiên nhiên mênh mông, hoang sơ và đầy nguy hiểm ấy, con người thường xuất hiện trong tư thế đơn độc, một số nhân vật thậm chí không có nổi một cái tên. Điều đó khiến cho hình ảnh con người trở nên mờ nhạt, và thiên nhiên vì thế càng trở nên khốc liệt và nguy hiểm hơn. Thiên nhiên được J. London thể hiện như một sinh thể vô cảm, thù địch, luôn gia tăng sự đe dọa đối với tính mạng con người. Trước khung cảnh thiên nhiên như thế, con người trong truyện của J. London bao giờ cũng là con người hành động, vượt lên tất cả sự đe dọa của thiên nhiên để bảo toàn sự sống của mình và vươn tới những mục đích tốt đẹp. Trong cuộc vật lộn chống lại sức mạnh tàn hại của thiên nhiên, con người đã tự bộc lộ rõ những phẩm chất tính cách và tâm hồn của mình. Thiên nhiên hoang vắng, khốc liệt, đầy bất trắc khiến cho tính cách của nhân vật bộc lộ rõ nét hơn trong cuộc tồn sinh dữ dội và quyết liệt. Quá trình gia tăng sức mạnh của thiên nhiên đồng hành với quá trình bộc lộ tính cách của nhân vật. Truyện ự i lặng àu trắng là dẫn chứng tiêu biểu cho xung đột giữa con người với thiên nhiên. Trong truyện ngắn này J. London viết: “Thiên nhiên có nhiều cái để nhắc nhở con người về cái chết (…) nhưng mạnh mẽ hơn và khủng khiếp hơn tất cả là sự im lặng màu trắng trong cái thờ ơ, hiu quạnh của nó” [9, 12]. Đối lập với thiên nhiên lạnh lùng, vô cảm thì “con người là cái phần nhỏ duy nhất của sự sống còn sót lại đang chuyển động giữa một sa mạc chết trắng buốt”. Một bên là thiên nhiên bao la, vô cảm, với sức mạnh hủy diệt, một bên là con người bé nhỏ với sức mạnh có hạn. Cuối cùng Mâyxơn– nhân vật chính của truyện đành phải gác lại giấc mộng về cuộc sống giàu sang và từ biệt người vợ yêu quý của mình để nằm lại 31 trong tuyết trắng. “Đến giữa trưa mặt trời chiếu sáng bằng một thứ ánh sáng màu đỏ nhỏ, nhưng chẳng bao lâu cũng tắt. Sự im lặng màu trắng như đang chế giễu anh, anh bỗng thấy sợ, Kit vung roi quất bầy chó, vộ vã phóng đi giữa cái sa mạc mênh mông màu trắng [9, 22]. Cái chết của Mâyxơn là một lời cảnh tỉnh đối với con người trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Thiên nhiên đầy bí hiểm với sức mạnh hủy diệt luôn là mối đe dọa khủng khiếp đến tính mạng của con người. Truyện ngắn Ngôi nhà củ M puhi cũng có sự xuất hiện của tình huống xung đột giữa con người với thiên nhiên, nhưng lần này đối diện với thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt không phải là một người đàn ông mạnh mẽ, mà là một bà lão. Bà lão Nauri là một thổ dân vùng biển có sức sống mạnh mẽ đến kỳ diệu được J. London thể hiện như một người anh hùng. Ngay sau đó bão tố nổi lên, biển dậy sóng cuốn trôi hàng ngàn người xuống biển. Bà lão Nauri cũng bị bão ném ra biển. Mặc dù đã ngót sáu mươi tuổi nhưng bà lão vẫn ra sức chống chọi với bão biển. Không ai có thể hình dung nổi là bà lão Nauri lại có thể sống sót trở về sau ngần ấy thử thách gian khổ. Chỉ có một người luôn mang trong mình một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một niềm tin vào sức sống kỳ diệu của con người thì mới có thể tưởng tượng ra điều đó. Thiên nhiên hoang dã đầy bất trắc và nguy hiểm là môi trường để thanh lọc con người, để cho con người tự bộc lộ hết mọi phẩm chất tính cách của mình. Mặt khác, qua xung đột giữa con người với thiên nhiên, J. London đã thể hiện tư tưởng mang tính triết lí của mình: “Thế giới tự nhiên bao la và bí hiểm khôn lường, sức mạnh của con người ta hữu hạn. Muốn chiến thắng trong cuộc chinh phục tự nhiên thì con người cần phải đoàn kết xích lại gần nhau để có thêm sức mạnh”. Xung đột giữa con người với thiên nhiên hoang dã cũng có thể xem là một ẩn dụ cho mối xung đột giữa con người với môi trường xã hội. 2.2.2 Xung đột giữa con người với xã hội Xung đột giữa con người với xã hội cũng được sử dụng khá phổ biến trong truyện ngắn của J. London. Dạng tình huống này thường diễn ra giữa một bên là những người lao động thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, với bên kia là môi trường xã hội tư bản. Những người lao động bị áp bức, bóc lột, bị đối xử bất công, bị mất 32 quyền tự do. Trong tình cảnh đó những người lao động chân chính đã phát huy cao độ ý chí nghị lực để vươn lên, họ nỗ lực đấu tranh chống lại xã hội để giải phóng bản thân và tầng lớp của mình khỏi cảnh bất công ngang trái. Đó là các truyện ngắn Người Mêhicô, Hội nh ng người già,… Trong truyện Người Mêhicô, nhân vật Rivêra xuất thân từ lớp người dưới đáy xã hội, anh bị đối xử hết sức tàn nhẫn trong những lò luyện quyền anh, phải nai lưng chịu những trận đòn ác tử để đổi lấy những đồng xu rẻ mạt, nhưng Rivêra một lòng trung thành với cách mạng, không quản mọi gian khổ để làm việc, hy sinh vì cách mạng. Anh ta căm ghét và ghê tởm những trường đấu quyền anh, nhưng vì kiếm tiền phục vụ mục tiêu của cách mạng, Rivêra đã tự nguyện tìm đến trường đấu để đo ván với một võ sĩ hạng nặng, chấp nhận quyết tử vì mục tiêu cao cả. Cuối cùng, với sức mạnh của ý chí nghị lực và lòng tin tưởng vào cách mạng, Rivêra đã chiến thắng. Trong truyện Hội nh ng người già, lão già Imbơ là một thổ dân da đỏ có tình yêu tha thiết đối với bộ tộc. Trước sự áp bức bóc lột của người da trắng, lão đã hành động hết sức dũng cảm để bảo vệ bộ tộc của mình. Trước sự bành trướng của người da trắng, lão không chịu nổi cảnh người dân bộ tộc của mình bị áp bức, bóc lột, mất tự do. Bởi vậy lão đã cùng với hội những người già bí mật giết chết rất nhiều người da trắng. Cuối cùng, lão đã tự đem mình nộp cho pháp luật. Là một nhà văn mang tư tưởng vô sản, ông luôn khát khao và đề cao sự chiến thắng của những người thuộc tầng lớp dưới, những người đấu tranh vì chính nghĩa. Tuy vậy, hiện thực không phải lúc nào cũng diễn ra như nhà văn mong muốn. Rất nhiều con người chân chính trong truyện của ông khi bị đặt vào tình huống xung đột với xã hội đã có kết cục thất bại. Đó là “luật sống” trong xã hội tư bản ở thời đại nhà văn. Với những người chiến thắng, họ được khắc họa như những anh hùng. Đó là cách mà J. London thể hiện niềm tin vào sức mạnh ý chí nghị lực của con người, và bộc lộ khát vọng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc thoát khỏi cuộc sống tù túng hiện tại. Ngược lại, với những số phận bi kịch, J. London đã thể hiện thái độ bất bình của mình đối với chế độ tư bản hiện thời ở nước Mỹ. 33 2.2.3. Xung đột giữa con người với con người Xung đột giữa con người với con người là xung đột độc đáo và được thể hiện đa dạng nhất trong truyện ngắn của J. London. Xung đột này được nhà văn thể hiện trong nhiều tác phẩm, để chỉ những quan hệ mang tính chất đời tư giữa con người với con người. Điển hình là các truyện óng lớn củ n c , Một trạ nghỉ, on tr i ói…Đây cũng là những tác phẩm hay trong kho tàng truyện ngắn của J. London. Truyện on tr i củ ói là một trong những truyện ngắn tiêu biểu được J. London sáng tác năm 1899. Nền tảng cốt truyện của truyện ngắn này là xung đột giữa một thanh niên da trắng với một thanh niên da đỏ trong việc tranh giành một cô gái để lấy làm vợ. Măckênzi thuộc dòng giống người da trắng, là thủ lĩnh trong cuộc khai hoá văn minh, được người da đỏ gọi là Sói hay “con trai của Sói”, còn người thanh niên da đỏ thường được mọi người gọi là Gấu. Hai gã đàn ông cùng tranh nhau một cô gái con của thủ lĩnh bộ tộc Sticks. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt, cuối cùng phần thắng thuộc về Măckênzi. Xung đột được giải quyết theo hướng đề cao sức mạnh của người da trắng. Nhưng tư tưởng nghệ thuật của J. London không dừng lại ở việc ngợi ca sức mạnh của những người da trắng, những người đi khai hoá văn minh. Đây là lời của một chàng trai trong bộ tộc Sticks: “Bọn Sói cướp đàn bà của ta, ta sẽ chẳng có ai sinh con đẻ cái cho nữa. Bọn ta chỉ còn một dúm người. Bọn Sói tước đoạt của ta lông thú ấm, trả cho ta toàn quỷ dữ sống trong chai và áo quần không phải làm bằng da hải li và linh miêu, mà bằng cỏ cây. o quần này không ấm, khiến bà con lũ làng ta chết dần vì những căn bệnh khó hiểu”. J. London không phủ nhận sức mạnh của người da trắng, nhưng nhà văn không đồng tình với con đường khai hoá của họ. Măckênzi chiến thắng chủ yếu là nhờ vào súng đạn, rượu và thuốc lá. Con đường đi đến chiến thắng của Măckênzi là trái với quy luật tự nhiên, đó không phải là sự văn minh hoá mà chính là sự man rợ hoá văn minh., J. London đã mạnh dạn phanh phui mổ xẻ đời sống và xã hội nước Mỹ ghê tởm mà ông đang sống. Truyện ngắn Một trạ nghỉ lại mang ý nghĩa khác. Bộ ba nhân vật lần này là Giôn Mexnơx- một giảng viên đại học, bác sĩ Uômben Grehem và người phụ nữ tên là Theresa, Giôn Mexnơx và Theresa vốn là vợ chồng. Theresa 34 đã từ bỏ Giôn Mexnơx để đi theo Uômben Grehem - một bác sĩ giàu có và nổi tiếng. Giôn Mexnơx sau khi bị vợ phụ bạc đã hết sức chán nản, anh lao vào cuộc tìm vàng ở phương Bắc, Theresa cũng đã cùng với tình nhân của mình là bác sĩ Uômben Grehem phiêu lưu vào vùng Bắc cực để tìm cuộc sống mới. Sau hành trình mệt mỏi Giôn Mexnơx tìm thấy một căn lều bỏ hoang, anh định nán lại nghỉ qua đêm. Thật tình cờ khi một lúc sau Theresa cùng tình nhân của cô ta cũng xuất hiện, ngỏ ý nghỉ lại qua đêm trong căn lều này. Giữa khung cảnh hoang vu giá lạnh, cả ba người lần lượt nhận ra nhau. Tình thế thật nan giải. Ai sẽ đi khỏi căn lều và ai sẽ là người ở lại? Trong tình thế này, J. London đã để Giôn Mexnơx ra đi với điều kiện Uômben Grehem phải trả cho anh một số vàng. Sau khi hai người đàn ông tiến hành cuộc đổi chác xong xuôi Giôn Mexnơx tạm biệt ra đi. Trước lúc rời khỏi nơi này, anh chàng giảng viên đại học đã trút sạch chỗ vàng vừa nhận từ Graham Womble xuống hố băng nơi đáy sông, đó là nơi mà ngày mai Graham Womble ra lấy nước và sẽ nhìn thấy. Lúc ấy chắc hẳn Uômben Grehem sẽ hiểu rằng anh ta đã đổ vàng xuống sông để có được quyền sở hữu một con điếm mạt hạng. J. London muốn phản ánh một phương diện xấu xa thấp hèn trong đời sống xã hội, đó là sự băng hoại đạo đức lối sống của con người. Nhân phẩm của con người trở thành món hàng rẻ mạt được mang ra đổi chác. Đây cũng chính là một phương diện trong hiện thực đời sống xã hội nước Mỹ thời đại J. London. Hành động đổ vàng xuống sông của Giôn Mexnơx gợi liên tưởng đến một truyện ngắn khác của J. London, nàng Enxu trong ự r nh củ lão Pôportâccũng đã đổ vàng xuống sông như thế. Những hành động ấy đã thể hiện rõ tư tưởng của J. London: “vàng bạc có thể đổi được nhiều thứ nhưng không thể đổi được tình yêu và phẩm giá con người”. Nếu không có tình yêu, nếu mất đi vẻ đẹp tâm hồn thì vàng bạc còn lại cũng chỉ là vô nghĩa. Xung đột giữa con người với con người được J. London khai thác một cách đa dạng, nhưng chung quy lại, đa số các xung đột đó thường diễn ra trong mối quan hệ tay ba. Nét riêng của J. London là ở chỗ ông ít tập trung mô tả nội tâm mà chủ yếu là tạo ra một khoảng lặng giữa nhận thức và hành động của nhân vật. 35 2.3. Khắc hoạ nhân vật qua nghệ thuật tả Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng, tr.882: “Tả là iên đạt bằng ngôn ng cho người khác có thể hình dung ra một cách rõ nét [13]. Cũng như kể, tả là một hoạt động sáng tạo của nhà văn đòi hỏi phải có sự khéo léo kết nối các danh từ với các kiểu động từ, tính từ, các kiểu câu sao cho hiệu quả cuối cùng là đối tượng được hiện lên trước sự hình dung của người đọc bằng càng nhiều giác quan càng tốt. Biện pháp này không chỉ giúp người đọc hình dung ra vẻ bề ngoài của đối tượng và còn hé mở cả những điều thầm kín sâu xa, cái bản chất bên trong của nhân vật. Nghệ thuật tả là một trong những nhân tố phản ánh phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong truyện ngắn của J. London, ông không đi thuyết minh về chân dung nhân vật một cách dài dòng. Nhà văn có sự lựa chọn, tập trung khắc hoạ những chi tiết đặc sắc làm nổi bật lên ngoại hình, hành động, tâm trạng qua đó thể hiện phần nào bản chất của nhân vật. 2.3.1 Tả ngoại hình Ngoại hình là yếu tố bên ngoài tác động một cách trực tiếp và đầu tiên tới đối phương trong hoạt động giao tiếp. Trong văn học, việc miêu tả ngoại hình giúp nhân vật hiện lên vừa cụ thể vừa sinh động, mang những dấu ấn riêng của cá nhân hoặc những đặc điểm chung của một loại người, lớp người trong xã hội. Trong khi sáng tác, J. London luôn coi biện pháp này như một phương pháp hữu hiệu để khắc hoạ nhân vật về cả đời sống vật chất và tinh thần. Tiếp cận và miêu tả đối tượng từ nhiều góc độ, tác giả đã tái hiện trước mắt người đọc hình dung rõ hơn về nhân vật với vẻ bề ngoài được tác giả miêu tả một cách rất tinh tế, nhưng cũng rất gần gũi với người đọc. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật đều được tác giả miêu tả một cách khác nhau, không trùng lặp nhau tạo nên sức hấp dẫn riêng cho nhân vật. Trong truyện ngắn Con trai của chó Sói nhà văn không miêu tả chi tiết về ngoại hình của nhân vật chính Măckênzi, nhưng chỉ cần vài lời khái quát thì ngoại diện của Măckênzi vẫn nổi bật như một con mãnh thú: 36 “Nhìn Biriuc Măckênzi, ta lập tức dễ nhận ra đây là người đi đầu trong công cuộc khai thác đất mới. Khuôn mặt Biriuc Măckênzi còn đậm dấu ấn của hai mươi lăm năm vật lộn với các thế lực hung bạo của thiên nhiên” [9, 198]. Chẳng hạn như khi ông miêu tả Steve – nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Alo ha oe: “một người đàn ông thực thụ, một nhà thể thao, một vị thần màu đồng hun của biển cả, một tay bơi cừ khôi”. Trong mắt của người thiếu nữ ĐôrôtiXembruc, “Steve thật là đẹp trai… Hình ảnh của anh đã in sâu trong tâm trí cô, và với một sự thích thú vô ý thức, cô hình dung thấy một cơ thể uyển chuyển tuyệt đẹp, đôi vai khỏe, đôi tay đầy tin cậy có thể nhẹ nhàng bế cô lên yên ngựa” 10, 276 - 284]. Hay trong truyện Một người Mêhicô, nhân vật Đanny được miêu tả như sau “Khi Đanny cởi áo, có những tiếng ồ chà chà thích thú. Thân hình Đanny thật tuyệt, rất linh hoạt vì sự mềm mại, khoẻ khoắn, mạnh mẽ. Da trắng mịn như da phụ nữ. Tất cả vẻ nở nang, hùng mạnh và hấp dẫn ẩn náu dưới làn da đó” 10, 223]. Chúng ta có thể tìm thấy trong truyện của J. London vô số những chi tiết miêu tả ngoại diện của các nhân vật trung tâm. Tất cả đều mang vẻ đẹp khỏe khắn, rắn chắc, cường tráng. Đó là vẻ đẹp của những con người có nội lực mạnh mẽ từ bên trong…Các nhân vật chính luôn được tác giả miêu tả để làm hiện lên những nét nổi bật, điển hình cho từng loại người, trong từng hoàn cảnh môi trường sống cụ thể. Khi nhắc đến vẻ đẹp bên ngoài mạnh mẽ cường tráng của những anh hùng trong truyện thì không thể không nhắc đến vẻ đẹp về ngoại hình của nhân vật nữ trong những câu truyện, miêu tả vẻ đẹp của phụ nữ là một cách để J. London thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca đối với những con người thuộc về phái đẹp,cũng với biện pháp tả, nhà văn cũng đã xây dựng những nhân vật phụ nữa của mình một các đầy quyến rũ, đẹp sang trọng và cũng rất dũng cảm và thông minh không kém gì những anh hùng. Đó là trong truyện Sóng lớn Canaca “Bộ ngực đầy đặn nhưng không to quá. Eo nhỏ nhưng không nhỏ quá lại chắc nịch như bụng các võ sĩ quyền Anh vậy” 10,161]. Không chỉ có đàn ông mà kể cả phụ nữ cũng được J. London khắc họa với một vẻ đẹp mạnh mẽ. Đây là những nét chấm phá của ông khi miêu tả ngoại hình cô gái Enxu trong truyện Sự ranh ma của lão Popôtấc “Cô có mái tóc 37 đen, nước da mịn màng màu đỏ, đôi mắt đen nhánh, long lanh và táo bạo, kiêu hãnh và sắc ngọt như lưỡi giáo, chiếc mũi thanh tú khoằm như mỏ đại bàng với hai cánh mũi thanh mãnh run rẩy, hai gò má cao không cách xa nhau, đôi môi mỏng nhưng không quá mỏng” [10, 261]. Ngoài ra trong truyện Một điều khó hiểu nhân vật Xâythơ được miêu tả “đôi mắt to đen, sắc sảo với dáng nhìn nghiêng nghiêng hơi cổ lỏ, đang ngước lên từ phía dưới cặp lông mày cong cong, đen lấp lánh, gò má nhô cao, nhưng gương mặt không hề gượng lên nét nhợt nhạt, hai má lan xuống tận miệng, đôi môi mỏng vừa mềm mại vừa cứng rắn. Gương mặt nàng toát lên cái dấu vết mờ nhạt của dòng máu Mông Cổ xa xưa, quay về với huyết thống tổ tiên bao thế kỉ đằng đằng lang thang đây đó. Sự kế thừa huyết thống ở nàng càng nổi bật qua hình ảnh chiếc mũi hơi khoằm với hai lỗ mũi mỏng phập phồng, qua cái dáng hoang dại của lài chim ưng dường như không chỉ đặc trưng ở khuôn mặt mà khắp cả người nàng” [10, 230]. Đó là một hình ảnh của một cô gái đẹp với những đường nét sắc sảo trên khuôn mặt Xâythơ được hiện lên qua ngòi bútsắc sảo của J. London. 2.3.2 Tả hành động Bên cạnh việc tác giả miêu tả nhân vật về ngoại hình thì nhân vật còn được khắc hoạ qua nghệ thuật tả về hành động trong chuỗi các tình huống sự kiện liên quan trong tác phẩm là một cách nhà văn giúp độc giả hiểu hơn về tính cách và phẩm chất của nhân vật. Ví dụ: Truyện ngắn Tình yêu cuộc sống kể về cuộc hành trình gian khổ của người đàn ông trong môi trường tự nhiên hết sức khắc nghiệt. Trong cuộc hành trình ấy thiên nhiên luôn gia tăng sức mạnh, kéo theo đó là sự phát triển tâm trạng và hành động của con người. Ban đầu là “một quang cảnh không thấy gì làm phấn khởi. Đâu đâu cũng là đường chân trời mềm mại. Các trái đồi đều thấp. Chẳng có cây to, cây nhỏ, cũng chẳng có cỏ. Chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều mênh mông và ghê gớm”. Khung cảnh thiên nhiên đó đã “khiến cho cái sợ mau chóng nhóm lên trong mắt gã”. “Với một sự tuyệt vọng như điên, bất kể đau, gã hối hả lên dốc, tới tận đỉnh đồi, nơi bạn gã đã đi khuất. Nhưng tới đỉnh, gã trông thấy một thung lũng 38 nóng, trống vắng sự sống”. Một lần nữa “gã lại đấu tranh với cái sợ”. Cho đến khi “mắt cá gã đã cứng ngắc, bước đi cà nhắc hơn, nhưng cái đau ấy hồ như chẳng thấm gì so với cái đau hành hạ dạ dày. Những cơn đói quặn thắt ruột thắt gan cứ nhay hủy cho đến khi gã không thể giữ cho đầu óc tập trung vào lộ trình gã phải theo”. Gã tới một thung lũng, trong khi gã đau đớn và đói khát thì thế giới tự nhiên lại ra sức đùa cợt gã. Những chú gà gô béo mầm vỗ cánh rào rào và cất lên những tiếng kêu “kéc kéc kéc” như để trêu ngươi một gã đàn ông đang trong cơn đói đến cùng cực. Bất lực trước đàn gà gô, gã lại “sục những vũng nước mò ếch nhái và lấy móng tay đào đất tìm giun”. Tiếp đó là cuộc săn bắt những con cá Tuê, nhưng rồi gã cũng thất bại. Thiên nhiên tiếp tục gia tăng sự đe doạ đối với con người. “không khí quanh gã dày đặc thêm và trắng dần”, tuyết trắng mỗi lúc một xuống nhiều, dập tắt lửa và làm hỏng cả chỗ rêu dự trữ làm chất đốt của gã. Thiên nhiên càng gia tăng sự tàn khốc thì “sự can đảm tuyệt vọng của gã bị một nỗi sợ dâng trào mãnh liệt đánh bật ra”. Thế nhưng, với bản tính mạnh mẽ, anh hùng, gã đàn ông vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Cho đến khi gã gặp một con sói ốm. “Thế là bắt đầu một tấn bi kịch để tồn tại, khốc liệt chưa từng thấy. Một con người ốm phải bò lết và một con sói ốm tập tà tập tễnh, hai sinh vật kéo lê thân xác hấp hối qua cảnh hoang sơ, và bên nọ rình cướp sự sống của bên kia”. Gã đàn ông mặc dù sức cùng lực kiệt nhưng vẫn không chịu đầu hàng. Tình yêu cuộc sống là ngọn lửa thúc giục gã tiến lên, đấu tranh đến cùng để bảo toàn sự sống. Và cuối cùng, sức mạnh của ý chí nghị lực phi thường đã giúp cho gã chiến thắng trở về. Miêu tả hành động thường xuất hiện rõ hơn ở những nhân vật anh hùng, khi mà ở những nhân vật này mới cho người đọc hình dung ra hành động của nhân vật trong truyện hiểu rõ hơn về mục đích của việc hành động ấy. Trong Một người Mêhicô khi mà tác giả miêu tả cuộc chiến đấu giáp lá cà giữa hai nhân vật Rivêra và Đanny. Cuộc chiến bắt đầu với phần thắng nghiêng về Đanny “Đanny xông xáo chiếm gần hết không gian trên đài trong đợt tiến công giáp lá cà, ý đồ của hắn muốn nuốt chửng chàng thanh niên Mêhicô lộ ra trông thấy. Hắn tấn công không phải chỉ bằng một cú đấm, bằng hai tay hay một tá, trái lại hắn đấm xới xả” [10, 225] và vừa 39 phải trải qua cuộc đấu đầy khó khăn đó thì Rêvêra đã dũng cảm và đánh ngã gã Đanny đáng gờm “Thân hình hắn run run bắn lên lúc hắn cố tỉnh lại, trước đó, hắn không hề lảo đảo hoặc té xỉu, cũng không hề ngã bổ nhào, cú đấm móc của Rêvêra đã làm cho hắn điếng người ngã phịch xuống sàn” [10, 227] cuộc chiến cứ diễn ra hếthiệp này tới hiệp khác, tận đến hiệp thứ mười bảy, cuộc chiến diễn ra gay gắt , và quyết liệt, không phân thắng bại, cả hai nhân vật đề có rất nhiều cố gắng khi mà bị đánh gục trên khán đài, nhưng vẫn cố gắng đứng lên để tiếp tục trân đấu, hai lần trong hiệp mười Rêvêra lại chơi ngón móc phải, từ sườn tớ cằm của đối thủ. Đannny cứ lồng lộn, điên cuồng. Nụ cười vẫn không hề rời đôi môi hắn nhưng hắn đã trở lại lối tấn công ào ạt ban đầu. Dù cho hắn có tấn công như vũ bão, hắn cũng không hại được Rêvêra trong khi ấy trong cơn mữa đấm bão táp túi bụi ấy, Rêvêra đã đấm hắn ngã ba lần liên tiếp” 10, 230]. Mỗi nhân vật trong thế giới nhân vật của J. London đều được nhà văn miêu tả dù ít hay nhiều thông qua điểm nhìn khác nhau của người trần thuật. Việc đột phá và thể hiện những trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp trong nội tâm nhân vật giúp cho người đọc có một cái nhìn sâu sắc về nhân vật, phát hiện ra những nét tính cách điển hình đó. Miêu tả nhân vật bằng trực quan và bằng cả sự cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ, J. London đã giúp cho các nhân vật của mình hiện lên chân thực, sắc nét trong diện mạo, qua đó thể hiện được tính cá thể và khái quát cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. 2.3.3 Tả tâm trạng Miêu tả nhân vật bằng nghệ thuật tả tâm trạng cũng là một tài năng của tác giả, tác giả đã miêu tả nhân vật của mình không chỉ ở ngoại hình, hành động của nhân vật mà trên hết đó lại còn là chính tâm hồn của nhân vật. Không sử dụng ngôn ngữ bay bổng mĩ miều, J.London sử dụng miêu tả tâm trạng nhân vật một cách rất tự nhiên và gần gũi với độc giả. Có thể thấy rõ trong truyện Sóng lớn Canacatác giả đã miêu tả tâm trạng buồn của ông Li Bactơn “Li Bactơn rất buồn. Mười hai năm sống chung thuỷ và hợp pháp với vợ, anh thấy rõ ràng Iđa là người phụ nữ duy nhất 40 anh cần đến” 10, 179]. Ông luôn thuỷ chung với vợ, rất yêu vợ nhưng lại có tính đa nghi nên mặc dù chung sống với nhau bao nhiêu năm như vậy vì thế ông chưa tin rằng vợ mình không biết có chung thuỷ với mình không? Hay như một đoạn cũng miêu tả tâm trạng buồn của Li Bactơn khi một mình lang thang trên đường phố nghĩ vẩn vơ “Anh dừng chân lại một lát ngoài vườn, lơ đãng ngắm nhìn khóm phù dung hoa kép đang nở đỏ rực dưới nguồn ánh sáng từ trên hiên nhà hắt xuống,và bỗng nhiên tất cả những gì làm anh đau khổ, những gì anh vừa nhìn thấy nghe thấy…Anh cảm thấy cuộc đời và khát vọng của con người cũng giống như những đoá hoa kia: khi nở ra lúc bình minh, chúng trắng như tuyết, gặp ánh nắng mặt trời chúng chuyển màu hồng, đến tối chúng đỏ rực và sau đó bắt đầu tàn, không sống nổi cho đến bình minh hôm sau” 10,186] một nỗi niềm tâm sự và băn khoăn của Li Bactơn và dường như đây cũng chính là lẽ sống, cuộc sống của chính những con người trên trái đất này. Trong truyện “Alôha Ôe” Khi mà nhân vật Xtiv đang nhìn vào tai cô, đôi tai đỏ ửng thì tâm trạng của cô gái “ Ngạc nhiên và lo lắng trước cái nhìn ấy, Đôrôti nhìn anh không chớp mắt, Xtiv hiểu rằng anh đã để lộ tình cảm của mình. Anh đỏ mặt, lẩm bẩm nói một điều gì đấy không rõ. Quả là anh đang lúng túng,..” 10,85]. Bằng biện pháp tả, J. London đã cho người đọc thấy được rõ hơn về nhân vật của mình không chỉ về ngoại hình, hành động mà còn cả tâm trạng của nhân vật. 2.4 Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật kể Theo Từ điển tiếng Việt thì “Kể là nói có đầu có đuôi cho người khác biết” (Hoàng Phê, chủ biên, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2005, tr. 485) [13, 45]. Thực chất kể là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, là việc giới thiệu, khái quát thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cái nhìn của nhà văn. Ở trong các tác phẩm của J. London thì ông sử dụng nhiều cách kể làm phong phú và đa dạng hơn cho các nhân vật của ông: Có thể kể theo trình tự thời gian hoặc xáo trộn trật tự thời gian, có thể nhà văn trực tiếp làm người kể chuyện cũng có thể để nhân vật kể chuyện. Nó bao gồm các phương diện: Ngôi kể, giọng điệu kể,… Sau đây người viết sẽ đi vào những nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật kể chuyện góp phần quan trọng vào việc khắc hoạ nhân vật của J. London. 41 2.4.1 Ngôi kể Nhà văn không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện đời sống nếu không lựa chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp. Chỗ đứng của nhà văn trong tác phẩm chính là ngôi kể. Nhà văn có thể tham gia một chỗ trực tiếp vào sự kiện, cốt truyện hay đứng ngoài sự kiện, cốt truyện. Điều này tạo nên mối tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác là điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta miêu tả. Việc xác định một chỗ đứng, một điểm nhìn để kể không chỉ đảm bảo tính hợp lý trong nguyên tắc trần thuật mà còn thể hiện tài năng sáng tạo độc đáo và quan điểm của tác giả về con người và về cuộc sống. 2.4.1.1. Ngôi thứ ba Trong truyện ngắn của J. London, người kể chuyện hàm ẩn, với khả năng bao quát và tầm nhìn rộng khiến cho đối tượng này có thể thâm nhập vào các ngõ ngách của chuyện kể cũng như trong lĩnh vực tinh thần - tâm lý của nhân vật trong tác phẩm để quan sát, phản ánh một cách linh hoạt những trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật, miêu tả nhân vật ở những địa điểm không trùng nhau trong cùng một thời điểm. Có khoảng 12/21 truyện trong phạm vi khảo sát của khoá luận có sự xuất hiện dưới dạng thức người kể chuyện này. Vàđặc biệt trong truyện: Sự ranh ma của lão Popôtâc, Ngôi nhà của Mapuhi, Con trai củ chó sói…Xuất hiện trong tác phẩm với ngôi thứ 3, số ít, người kể chuyện hàm ẩn tạo nên một khoảng cách thẩm mỹ giữa câu chuyện và chủ thể sáng tạo, khiến cho thực hiện mà tác giả phản ánh hiện lên có tính khách quan và trung thực nhất. Người kể chuyện hàm ẩm có khả năng phơi bày lên trang giấy toàn cảnh bức tranh đời sống, thân phận cũng như những trạng thái tâm lý khác nhau của con người. Trong đó, truyện ngắn Mộtngười Mêhicô là một minh chứng điểnhình. Xuyên suốt truyện ngắn này là lời kể, tả của một người kể duy nhất – người đứng bên ngoài nhưng biết tuốt mọi chuyện.Ví dụ: “Rôbớt chậm rãi nói:…”, “…Gã thư kí nói”, “Rivêra nói:…”, “… Tên Apaido dặn”… Lắmlúc người kể chuyện dừng lại bình luận về một sự việc anh ta vừa kể. Ví dụ: sau khi kể về những việc làm hữu ích của Rivêra cho cách mạng, người kể chuyện tiếp tục nhận xét: “Ấy thế mà họ vẫn không sao ưa 42 Rivêra được. Họ không hiểu anh. Cách sống của anh khác họ. Anh không hề thổ lộ tâm tình với ai…” 10,201], hay những nhận xét của người kể hàm ẩn sau khi kể về tình thế mới của cách mạng: “Tóm lại, họ là những người sôi sục, vốn bị ruồng bỏ, trôi dạt trong cái thế giới hiện đại cực kỳ hỗn mang này. Súng và đạn, đạn và súng…, đó là tiếng gào thét không dứt và vĩnh viễn của họ”. Đến phần cuối truyện ta thấy xuất hiện những đoạn hồi tưởng về quá khứ hay mơ tưởng về viễn cảnh cách mạng trong tương lai của Rivêra. Đây là lúc Rivêra hồi tưởng về quá khứ: “Anh nhìn thấy mảnh sân nhỏ lọt thỏm giữa ngôi nhà và bà mẹ anh vất vả, bận bịu vì nấu nướng, vì việc nhà nặng nhọc mà vẫn dành được thời gian để vuốt ve, âu yếm anh. Còn cha anh nữa, Rivêra nhìn thấy người cha cao lớn, ria rậm, ngực nở, một con người tốt nhất đời, thương yêu mọi người, có trái tim lớn tràn đầy tình thương mà vẫn dành tình cảm chứa chan cho người vợ và đứa con bé bỏng đang chơi ở góc sân. Hồi ấy tên anh không phải là Rivêra mà là Phêlipê,đặt theo họ của cha và mẹ anh…. Lúc đó anh chưa hiểu được; bây giờ nhìn lại dĩ vãng anh có thể hiểu” [10, 237-238]. Còn đây là đoạn Rivêra mơ về viễn cảnh: “Trong cảnh huy hoàng vinh quang, Rivêra thấy cuộc cách mạng đỏ vĩ đại tràn lên khắp đất nước. Những khẩu súng hiện ra trước mắt anh” 10, 247]. Hay trong truyện ngắn Ngôi nhà của Mapuhi được J. London sáng tác năm 1909. Toàn bộ diễn biến câu chuyện được kể bởi người kể ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài. Lời văn tự sự trong truyện gồm lời kể, tả, đối thoại. Truyện có khá nhiều nhân vật, sự kiện. Tất cả được kể và tả theo cái nhìn khách quan. Trong truyện ngắn này không có những trường đoạn miêu tả tâm lí hay bình luận gì. Thế giới nội tâm con người bị khuất lấp bởi rất nhiều hành động, lời nói, chi tiết sự kiện. Ngoài cái mơ ước về ngôi nhà của nhân vật Mapuhi được nhắc đi nhắc lại (được trích dẫn, đặt trong dấu ngoặc kép) thì hiếm thấy những câu chữ thể hiện rõ nội tâm nhân vật. Người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện được kể nên anh ta cũng chỉ kể những gì trong phạm vi giới hạn trường nhìn của mình. Cái hay của truyện ngắn này nằm ở cách tổ chức sắp xếp các chi tiết, sự kiện, con người. Với cách tổ chức trần 43 thuật này J. London đã gửi gắm đến người đọc nhiều ý tưởng sâu xa. Bão táp cuộc đời có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng trong bão tố con người cần phát huy ý chí nghị lực để vươn lên. Có được điều này thì ước mơ của con người ắt sẽ thành hiện thực. Những kẻ toan tính mưu mô, ích kỷ lọc lừa cuối cùng đều không được trời đất dung tha. Hạnh phúc chỉ đến với những người lao động chân chính và giàu ý chí nghị lực mà thôi. 2.4.1.2 Ngôi thứ nhất Bên cạnh dạng thức người kể chuyện hàm ẩn, dạng thức người kể chuyện minh xác cũng xuất hiện rất đa dạng và biến đổi linh hoạt trong các truyện ngắn của J.London. Ở đây người kể chuyện đứng ngang hàng với nhân vật và sử dụng điểm nhìn nhân vật để kể chuyện. Khoảng cách giữa người kể chuyện và bản thân câu chuyện vì thế cũng được rút ngắn. Người kể chuyện thường xuất hiện với ngôi thứ nhất số ít (nhân vật xưng “tôi”) trong tác phẩm. Đó có thể là một nhân vật chính kể về một lát cắt, một quãng thời gian trong đời sống cá nhân (Hướng theo nh ng mặt trời giả tạo; A!A!A; Hội nh ng người già….) hay có thể là nhân vật chứng kiến, tham gia câu chuyện với tư cách một nhân vật phụ, có quan hệ với nhân vật chính (truyện Sóng lớn n c , Người đàn à sinh n đê ,…). Dù kể chuyện với vị thế nào thì điểm chung trong dạng thức người kể chuyện minh xác cũng là việc khám phá và thể hiện nhân vật mang màu sắc chủ quan nhưng giàu sức thuyết phục hơn với vai trò là người trong cuộc hoặc tham gia chứng kiến những sự kiện có liên quan đến nhân vật chính. Truyện ngắn A! A! A! được kể bởi hai người kể chuyện. Truyện ngắn này có độ dài mười bảy trang sách (theo bản dịch của Mạnh Chương 10]). Trong đó, sáu trang đầu chủ yếu là lời kể của người kể chuyện xưng “tôi” – một nhân vật phụ trong truyện. Câu chuyện do “tôi” kể có tính chất giới thiệu về gã người da trắng bợm rượu tên là Mac Alixtơ, một tiểu thương có thân hình bé nhỏ, yếu ớt nhưng lại có uy lực tối cao trong việc cai trị sáu nghìn thổ dân sống trên đảo Ulong. Đối với thổ dân trên vùng đảo này, “hắn bảo đến là phải đến, hắn bảo đi là phải đi. Họ không bao giờ thắc mắc về ý chí hay phán xét của hắn. Hắn là người khó tính, hay 44 gây gổ (…) và hắn liên tục can thiệp vào công việc riêng tư của họ” 10, 117]. Tất cả thổ dân trên vùng đảo bị khuất phục trước mọi mệnh lệnh của hắn. Chứng kiến thực tế ấy, “tôi” “phân vân mãi, không hiểu nổi tại sao sáu nghìn thổ dân lại chịu đựng nổi tên cường bạo nhỏ bé gầy mòn ấy” 10, 118]. Truyện ngắn Người sinh n đêm được kể ở ngôi thứ nhất. Người kể thứ nhất xưng là “chúng tôi”, anh ta chỉ xuất hiện trong khoảng hơn một trang đầu để giới thiệu bối cảnh và nhân vật, sau đó thi thoảng có xuất hiện trong những lời dẫn rất ngắn đan xen giữa lời kể của hai nhân vật khác. Đến cuối truyện anh ta chỉ lộ diện trong khoảng năm dòng. Dấu hiệu cho thấy sự có mặt của người kể này chỉ là ở cách xưng hô “chúng tôi”, anh ta không tham gia hành động truyện, không có quan hệ gì với tất cả các nhân vật khác trong truyện. Sự xuất hiện của anh ta không khác gì người kể hàm ẩn ở ngôi thứ ba. Người kể thứ hai là Trifđen béo. Nhân vật này xưng “tôi” và kể lại câu chuyện xảy ra trong cuộc đời anh ta năm 1898, cách thời điểm anh ta kể mười hai năm về trước. Người kể chuyện thứ ba là nàng Liuxi. Nàng cũng xưng “tôi” và kể cho Trifđen nghe những diễn biến trong cuộc đời bất hạnh của nàng: “tôi nói thật với ông” 10, 123]. Lời kể của Liuxi được đặt trong ngoặc kép, với tư cách là những đoạn trích dẫn mà nhân vật Trifeđen sử dụng khi kể chuyện. Như vậy, truyện có ba người kể, đều kể ở ngôi thứ nhất. Nhưng chỉ có người kể nhân vật Trifđen giữ vai trò người kể chính. Người kể thứ nhất xưng “chúng tôi” nhưng không hề thấy bóng dáng ra sao. Xưng “chúng tôi” có vẻ như anh ta đứng rất gần, nhưng nhiệm vụ của người kể này trong truyện thì chẳng khác gì người kể hàm ẩn ở ngôi thứ ba. Vậy là, bằng việc tạo ra nhiều người kể với nhiều điểm nhìn khác nhau, J. London vừa tránh được tính đơn điệu của lối kể một điểm nhìn, vừa khách quan hóa những chuyện được kể, vừa làm cho những chuyện được kể trở nên sinh động hơn, khoảng cách giữa người kể với chuyện được kể được xóa bỏ. Có thể nói sự thay đổi linh hoạt trong ngôi kể tạo điều kiện cho tác giả trải nghiệm, quan sát và thể hiện nhân vật từ các góc độ khác nhau, diễn tả một cách sinh động và phong phú chân dung diện mạo, tinh thần cũng như cuộc sống của các nhân vật. Nếu như sự xuất hiện một cách trực tiếp của người kể chuyện trong tác 45 phẩm giúp cho sự đánh giá, miêu tả được rút ngắn hơn, mang tính chủ quan và giàu sức thuyết phục bởi vị thế của người trong cuộc thì người kể chuyện hàm ẩn xuất hiện với ngôi thứ ba lại đem đến cho người đọc cái nhìn khách quan và trên diện rộng về nhân vật. Thể hiện nhân vật ở những chỗ đứng linh hoạt, J.London giúp người đọc thấu hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về thế giới nhân vật – thế giới của những con người sống trong xã hội nước Mỹ đầy biến động lúc bấy giờ. 2.4.2Giọng điệu kể chuyện Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Đó là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với nhân vật, hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu, tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm [13]. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng tìm được cho mình một giọng điệu riêng, độc đáo bởi đây là một yếu tố tạo nên phong cách và thể hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thậm chí trong mỗi tác phẩm nhà văn lại thể hiện theo một giọng điệu nhất định phù hợp với đối tượng thể hiện. Trong quá trình thuật truyện, với những dạng thức phong phú, linh hoạt trong việc chuyển đổi điểm nhìn và tạo dựng khoảng cách trần thuật, Jack London đã tạo một hệ thống giọng điệu đa dạng trong các truyện ngắn của mình. Lời văn trong truyện ngắn của J. London trong sáng, giản dị, ưa triết lí và giàu tính giáo huấn. Trong truyện ngắn Hướng theo nh ng mặt trời giả tạo, nhân vật Xitca Sacli sau những tháng ngày vật lộn với muôn vàn gian khổ để kiếm được nhiều đô la đã tự ý thức rằng: “Tôi tự hiểu được ra rằng, con người ta sống không phải vì tiền, mà vì hạnh phúc - thứ mà không ai có thể cho, không ai có thể mua bán được” [9, 212].Vợ chồng Li Bactơn và Iđa Bactơn trong truyện Sónglớn Canacacũng qua thử thách để ngộ ra chân lí: “Thì ra, đấy chính là tình yêu chân chính, tình yêu đã được thử thách, tình yêu lớn lao, khi con người ta quên đi bản thân, chỉ nghĩ đến người mình yêu” 10, 194]. 46 Giọng điệu đồng cảm chia sẻ: Đây là giọng điệu khá phổ biến trong các truyện ngắn viết về lớp người dưới đáy xã hội. Dù đứng ở vị thế nào, người kể chuyện cũng thể hiện sự quan sát khá tinh tế và thấu hiểu sâu sắc những tình cảnh khốn khổ, tâm trạng đau xót vì thân phận, cảm thấy bế tắc trước hoàn cảnh cùa những con người nhỏ bé. Xuất hiện với ngôi kể thứ ba, trong truyện Người đàn à sinh n đê , người kể chuyện đã có điều kiện thâm nhập và thể hiện sâu sắc những tâm trạng của cô gái với mong muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn “Tôi luôn bị dằn vặt bởi khát vọng lang thang vào ban đêm, dạo chơi dưới bầu trời nhiều sao, muốn cởi bỏ hết quần áo rồi cứ thế chạy… Tôi ước mơ có một cuộc sống vui vẻ, vô tư tự lập, mơ có những đồ vật đẹp…Tôi muốn sống trong sạch. [9, 137-149]. Qua lời kể, người kể chuyện bộc lộ sự cảm thông, thấu hiểu cho nỗi khát vọng, ước mơ lí tưởng thổi bùng lên trong lòng người tình yêu tự do và khát vọng đấu tranh của J. London gửi gắm qua giọng điệu của người kể chuyện. Giọng điệu sử thi: Giọng điệu sử thi thường xuất hiện gắn với những nhân vật anh hùng và được thể hiện qua việc giới thiệu nhân vật. Chẳng hạn như trong truyện Hội nh ng người già, người kể chuyện xưng “tôi” “Tôi là Imbơ, ở bộ lạc Cá Trắng…Bố tôi là Ôtxabôc, một hiệp sĩ dũng cảm… Những tập quán của cha ông là tập quán của chúng tôi” “Cha chúng toi và cha ông đã chiến đấu với bọ lạc Penli và vạch ra biên giới của nước tôi” 10, 67-68]. Cách giới thiệu nhân vật như vậy tự nó đã phần nào toát lên chất người hùng trong nhân vật của ông. Nhưng sâu xa hơn, ông muốn cho người đọc thấy rằng, trong quan niệm của ông, phẩm chất người hùng của người Mỹ hiện đại không phải được nảy sinh do thời thế, mà đó là bản chất tiềm ẩn trong con người, được tiếp nối từ truyền thống cha ông. Có thể nói với nghệ thuật kể có sự tiến hoá đa dạng trng dạng thức người trần thuật. J. London thực sự đã thể hiện sự khám phá và miêu tả nhân vật từ nhiều góc độ khác nhau, giúp cho nhân vật hiện lên sinh động và khá toàn diện. 47 2.5 Khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ của nhân vật Khrapchencô cho rằng: “Ngôn ngữ nghệ thuật là cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học .Mỗi nhà văn, phụ thuộc vào quan niệm nghệ thuật về con người, tư tưởng nghệ thuật và ý đồ sáng tác mà có cách lựa chọn xây dựng ngôn ngữ nhân vật khác nhau, tạo nên những kiểu ngôn ngữ mang dấu ấn riêng của từng cá nhân cũng như phản ánh được nhiều mặt về con người chủ thể. Khắc hoạ thông qua ngôn ngữ là một trong những mặt mạnh góp phần làm nên nét đặc sắc của ngòi bút Jack London. Nhân vật trong truyện ngắn của Jack London khá đa dạng, thuộc nhiều kiểu loại người, loại người khác nhau trong xã hội. Nhà văn đã tái hiện một cách sinh động, ngôn ngữ mang sắc thái riêng, dấu ấn riêng của từng loại, từng kiểu nhân vật và ông dồn toàn bộ tình cảm yêu thương con người lên từng con chữ 2.5.1 Ngôn ngữ đối thoại Đối thoại là “sự tương tác bằng lời” giữa người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp cụ thể. Đối thoại là lời đối đáp của các nhân vật với nhau trong cuộc giao tiếp, nó xuất hiện như một phản ứng đáp lại lời nói trước [13]. Khắc hoạ nhân vật bằng biện pháp đối thoại, J. London đã để nhân vật của mình tự trực tiếp phát ngôn ra những suy nghĩ, con người thật nhất của mình mà không hề che giấu dưới bất kì hình thức ngôn ngữ hoa mỹ nào. Trong truyện ngắn Sóng lớn Canaca hai ông bà Li Bactơn đã có cuộc đối thoại “Xin lỗi em! Anh thều thà bằng một giọng đau đớn sau khi hít vội một hơi – Buông anh ra- anh nói hổn hển, dằn từng tiếng, giọng đau đớn-Hãy để một mình anh chết cuộc đời em còn đáng sóng lắm, chị nhìn anh với vẻ mặt đầy oán trách, nhưng Em sóng làm gì nếu khng phải để vì anh ...-Không anh không thể -Anh thét lên giọng bi thảm…”. Cuộc đối thoại giữa hai người đối là cuộc giằng co, một sự thử thách cho tình yêu của hai người, và để thử thách tình yêu đó thì nhân vật người chồng đã giả vờ bị chuột rút khi bơi dưới biển. Trong truyện Người đàn à sinh n đê Nhân vật Tifđen đã kể lại câu chuyện về một người đàn bà mà anh ta gặp, trong cuộc đối thoại với nhân vật Liuxi mỗi câu nói của nàng là một lời tâm sự , khát vọng về một tình yêu lãng 48 mạn, chân thật, một hạnh phúc đơn giản “Tôi đọc được một nỗi buồn thèm khát cái nỗi buồn mà tôi cảm thấy khát khao được có Tôxô ở đây – Để làm gì – Để tôi lấy ông ta làm chồng, đôi lúc tôi cảm thấy cô đơn quá vì dù sao tôi cũng chỉ là một người đàn bà, một người đàn bà bình thường nhất” [9, 149]. Biện pháp đối thoại được J. London sử dụng khá thành công . Nhà văn để các nhân vật trong tác phẩm của mình đối đáp, trò truyện với nhau một cách tự nhiên. Qua đó làm nổi bật cá tính, quan niệm sống và đặc điểm khác của nhân vật tính cách, lứa tuổi và hơn thế nữa là nó thể hiện được không chỉ cái tâm hồn cá tính bên trong mà nó còn thể hiện được cái hình thức bên ngoài của nhân vật. Đọc truyện ngắn của J. London ta thấy nhàvăn sử dụng ngôn ngữ đối thoại không quá cầu kì, gọt giũa mà thô mộc dân dã tự nhiên. Biện pháp đối thoại được nhà văn sử dụng hết sức phong phú và đa dạng. Trong từng tình huống cụ thể, với từng đối tượng, tác giả đều có sự lựa chọn ngôn ngữ đối thoại phù hợp để nhân vật hiện lên một cách chân thực nhất về tính cách cũng như quan điểm tư tưởng của mình. Đây được xem là công cụ đắc lực giúp nhà văn và bạn đọc khám phá chiều sâu tâm lý nhân vật. 2.5.2 Ngôn ngữ độc thoại Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại của nhân vật còn có ngôn ngữ độc thoại. “Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ của nhân vật hoặc nhân vật nói to lên với chính mình”. Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần của nhân vật, làm hiện rõ “con người bên trong của nó”. Trong truyện Sóng lớn Canaca có đoạn ông Li Bactơn đã tự thầm nói với mình “Anh hoảng hốt thầm tự hỏi mình, phải chăng giống như những người khác của dòng họ Bênêdie, khi đang yêu là chuyện lãng mạn đầu tiên của vợ anh chăng” [10, 179]. Độc thoại nội tâm được tác giả sử dụng cũng khá nhiều trong tác phẩm này Người đàn à sinh n đê có khi đọc thoại còn là sự giãi bày những bi kịch , đau khổ khi phải sống trng một môi trường gò bó “Tôi sống như vậy vô lý quá, sống như vậy có lợi ích cho ai?, Tôi sinh ra để làm gì …” 9, 139],những ước mơ về cuộc sống thôi thúc nàng. 49 Sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm, J. London để cho nhân vật tự giãi bày tư tưởng tình cảm của mình. Trên đây là một số phương diện cơ bản được J. London sử dụng trong quá trình xây dựng nhân vật. Có thể nhận thấy trong khi xây dựng lên hệ thống nhân vật J. London đã sử dụng linh hoạt tài tình và sáng tạo những biện pháp nghệ thuật như miêu tả ngoại hình, các xung đột, hành động… Nhà văn xây dựng lên một hệ thống nhân vật hết sức phong phú đa dạng và sinh động. Điều đó góp phần vào việc thể hiện nội dung tư tưởng cũng như giá trị to lớn của tập truyện ngắn. Còn nhiều phương diện nghệ thuật khác ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình thành tích cực nhân vật, diễn biến tâm lý và sự phát triển của cốt truyện: không gian, thời gian… Nhưng trong khuôn khổ phạm vi khoá luận và trình độ người viết còn hạn chế chúng tôi xin phép không đề cập đến. Có thể nói qua hai tập truyện ngắn, với những đổi mới, cách tân độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, J. London đã có những đóng góp nhất định vào quá trình hiện đại hoá văn học Mỹ. 50 KẾT LUẬN J. London là nhà văn lớn không chỉ của riêng nước Mỹ mà của cả nền văn học thế giới. Điều đó được khẳng định qua những gì mà ông đã đóng góp trong thực tiễn sáng tác của mình. Các truyện ngắn của ông được đông đảo các độc giả đón nhận và luôn giành được sự yêu mến. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của J. London phong phú, đa dạng, bao gồm con người, loài vật và thiên nhiên. Nổi bật nhất trong thế giới nhân vật của J. London làkiểu nhân vật người hùng.Trong truyện ngắn của J. London, người hùng không được hiểu theo quan niệm truyền thống, dù vẫn mang những phẩm chất mạnh mẽ, giàu ý chí nghị lực, hành động dũng cảm, nhưng đó không phải là kiểu người đại diện cho phẩm chất và khát vọng của cộng đồng, mà thường là những cá nhân xuất hiện trong tư thế đơn độc. Ngoài ra J. London còn để lại dấu ấn đậm nét qua kiểu nhân vật thiên nhiên – vừa hiền hoà nhưng cũng thật hung bạo, những kẻ thù hung bạo luôn rình rập, đe dọa sự sống con người. Đó là tuyết trắng giá lạnh ở miền Bắcvà sóng lớn dữ dội ở miền biển phương Nam. J. London còn đi miêu tả thiên nhiên thơ mộng hữu tình, không gian yên ả giữa núi rừng. Nhân vật người phụ nữ với những đức tính chung thuỷ, vừa dịu dàng lại thông minh gan dạ biết giữ đúng phẩm chất quý giá của mình, bên cạnh đó người phụ nữ còn biết đấu tranh với những khó khăn gian khổ để tìm thấy cho mình cuộc sống tốt đẹp hơn. Loài vật có lẽ là kiểu nhân vật hết sức đặc biệt, ông xây dựng nhân vật này để phản ánh sự hung dữ tàn bạo của một bộ phận người trong xã hội tư bản Mỹ đương thời. Trong phần nghệ thuật xây dựng nhân vật, ông chú trọng khắc hoạ nhân vật qua những tình huống cụ thể, những xung đột giữa con người với thiên nhiên và ngay cả chính giữa con người với con người với nhau. Không những thế, ông còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật để khắc hoạ rõ nét hơn về nhân vật của ông qua nghệ thuật tả với việc miêu tả ngoại hình nhân vật, hành động và tâm trạng của 51 nhân vật giúp chúng ta phần nào hiểu rõ thêm về thế giới nhân vật của J. London. Nghệ thuật trần thuật, đối thoại,độc thoại tất cả đã góp phần làm hoàn thiện hơn cho thế giới nhân vật của ông. Qua đó khẳng định được giá trị của tác phẩm cũng như tài năng của nhà văn. J. London là nhà văn xuất sắc - người đã sáng tạo nên một vườn văn rộng lớn trong nền văn học Mỹ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm tiêu biểu của ông đã được giới thiệu đến người đọc nhiều nơi trên thế giới. Với niềm say mê và niềm yêu thích đặc biệt đối với J. London, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để góp phần làm rõ các phương diện mà đã được nêu ở bên trên.Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu đến truyện ngắn của J. Lodon, và nhiều hướng tiếp cận mới để đánh giá một cách đầy đủ và chân xác về tài năng, phong cách cũng như những đóng góp nghệ thuật của nhà văn này. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Kim Anh (2003), “Lòng khát khao sống và cuộc đấu tranh sinh tồn trong tác phẩm “Tình yêu cuộc sống” của Jack London”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 8, tr. 60-63. [2] Nguyễn Kim Anh (2004), Thiên nhiên đặc trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London, Luận án Tiến sĩ, Viện văn học. [3] Lê Huy Bắc (2003) Văn học Mỹ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Lê Huy Bắc 2003, Nghệ thuật xây dựng cốt truyện xung đột trong tác ph m của c on on tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 7. 5] Lê Đình Cúc (2004), Tác gi Văn học Mỹ thế kỉ XVIII-XX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [6] Nguyễn Đức Đàn (1996), Hành trình văn học Mỹ, Nxb Văn học, Hà Nội. [7] Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [8] Nguyễn Trọng Đức (2007), Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Jack London, Luận văn Thạc sĩ ,Trường đại học Sư phạm Hà Nội. [9] Giắc Lănđơn (1984),Sự im lặng màu trắng, truyện ngắn chọn lọc, Nxb tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam. [10] Giắc Lănđơn (1986),Sóng lớn Canaca, truyện ngắn, Nxb tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam. [11] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chỉ biên) (1997), Từ điển thuật ng Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 12] Lê Lâm (2010), “Loài vật trong sáng tác của Jack London và Ernest Hemingway”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5 văn học, tr.57-63. [13] Hoàng Phê, (chủ biên),1997, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 14] Bùi Văn Thạch (2003) Thế giới nhân vật vùng K.Londike của Jack London, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội. [15] Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Tính sử thi trong truyện ngắn của Jack London, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [16] Phùng Văn Tửu (2009), “Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11, tr. 35 – 50. [...]... thấy thế giới nhân vật trong truyện của J London vô cùng phong phú đa dạng có đầy đủ mọi lớp người đang sinh sống trên lãnh thổ rộng lớn của đất nước Thế giới nhân vật đông đảo trong truyện ngắn đã góp phần tạo nên một hiện thực rộng lớn mang tầm bao quát có ý nghĩa tạo sức hấp dẫn cho truyện ngắn 1.3 Phân loại 1.3.1 Người hùng – kiểu nhân vật trung tâm mang đậm chất sử thi Thế giới nhân vật trong truyện. .. cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, với gia đình… Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học chẳng những không gắn với con người thực tại về tâm lí, hành động mà còn có ý nghĩa khái quát tượng trưng 1.2 Bảng khảo sát Trước khi đi vào tìm hiểu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của J London Người viết đã đi khảo sát các nhân. .. hung bạo, dữ dội của thiên nhiên, biến kiểu nhân vật này thành biểu tượng để phản ánh hiện thực xã hội và thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc của mình Thiên nhiên trong truyện của J London vì thế cũng là một biểu hiện cho sự sáng tạo độc đáo, riêng biệt của ông 1.3.4 Loài vật- mang dấu ấn ngụ ngôn Đọc truyện ngắn của J London ta thấy có một sự tương đồng giữa thế giới loài vật với thế giới con người... công trong việc tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, thấy được tầm bao quát hiện thực rộng lớn của ông và những trăn trở mang tính nhân loại và thời đại 25 Chƣơng 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON 2.1 Khắc hoạ nhân vật thông qua tình huống truyện Tình huống là một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi tác phẩm tự sự Trong truyện ngắn, tình huống là bối cảnh... sống trong hang động quyết chiến để dành giật con mái của mình” 10, 223] Trong truyện ngắn của J London, nhân vật người hùng không đại diện cho sức mạnh, trí tuệ và đạo đức của cộng đồng, mà thường là những cá nhân xuất hiện trong tư thế đơn độc Hành động của người hùng trước hết và chủ yếu là vì mục đích thoát khỏi nghịch cảnh đời thường của cá nhân mình Chẳng hạn, nhân vật người đàn ông trong truyện. .. niệm, tư tưởng của mình Khái niệm Thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng: Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo một quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sức sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tác của nhà văn, và chỉ xuất hiện trong tác phẩm... ngắn của J London Theo thống kê thì trong số 21 truyện ngắn khoá luận này khảo sát thì có tới 15 truyện đề cập đến người phụ nữ Số lượng nhân vật nữ xuất hiện nhiều như thế phần nào đã thể hiện được tư tưởng dân chủ, bình đẳng trong J London Phần lớn các nhân vật phụ nữ trong truyện của J London đều thuộc về lớp người lao động dưới đáy xã hội Điểm độc đáo không phải ở số lượng, mà là ở quan niệm củaJ London. .. trì của con sói thật ghê gớm Sự kiên trì của con người cũng ghê gớm không kém” 9, 101] Điểm độc đáo nhất và cũng là điểm thể hiện rõ nhất tài năng xây dựng nhân vật loài vật của J London là nghệ thuậtkhắc họa thế giới tâm lí phức tạp của loài chó Nếu loài chó trong ngụ ngôn biết tự nói năng và bộc lộ tình cảm, thì loài chó trong truyện của J London lại là những con vật thực thụ, chúng cũng có thế giới. .. hùng là kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện ngắn củaJ London Ông mong muốn hướng dẫn hành động của con người thoát khỏi thực tế cuộc sống khốc liệt Trong hiện thực xã hội đầy rẫy những mối hiểm họa, nếu con người tồn tại trong thế cô độc thì cũng có nghĩa là con người đã tự khai tử cho chính mình Những cá nhân người hùng trong truyện ngắn của J London còn có ý nghĩa thôi thúc sự trỗi dậy của ý thức... cốt truyện, để nhân vật suy nghĩ, hành động và bộc lộ tính cách của mình Tình huống truyện vì thế cũng là một trong những phương diện thể hiện tài năng sáng tạo của tác giả Từ vai trò quan trọng đó mà việc tìm hiểu các dạng thức tình huống truyện trong tác phẩm văn học trở nên cần thiết trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một nhà văn [11] Đối với J London, tình huống truyện là một trong

Ngày đăng: 30/09/2015, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan