Quan niệm nghệ thuật của ma văn kháng trong tập tiểu lận phút giây huyền diệu

62 899 5
Quan niệm nghệ thuật của ma văn kháng trong tập tiểu lận phút giây huyền diệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... Chính mà chọn đề tài Quan niệm nghệ thuật nhà văn Ma Văn Kháng tập tiểu luận Phút giây huyền diệu để phần làm sáng tỏ thêm quan niệm nghệ thuật nhà văn Ma Văn Kháng trình sáng tác văn học ông Mục... giây huyền diệu Lịch sử vấn đề Ma Văn Kháng số nhà văn có đóng góp lớn văn học đại Việt Nam Tập tiểu luận Phút giây huyền diệu đời cho thấy lực sáng tác nhà văn thể tài Tập tiểu luận Phút giây huyền. .. Khái niệm quan niệm nghệ thuật 1.2 Nhà văn Ma Văn Kháng: Tiểu sử - Hành trình sáng tác 1.2.1 Tiểu sử 1.2.2 Hành trình sáng tác 10 1.3 Tập tiểu luận Phút giây huyền diệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -------------------- VŨ THỊ KIM NGÂN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG TẬP TIỂU LUẬN PHÚT GIÂY HUYỀN DIỆU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS. Dương Thị Thúy Hằng, người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài: Quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tập tiểu luận “Phút giây huyền diệu”. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Vũ Thị Kim Ngân LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Dương Thị Thúy Hằng, kết quả nêu trong này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng đề tài tôi nghiên cứu không trùng với đề tài nghiên cứu của các tác giả khác. Những trích dẫn tài liệu đã được sử dụng trong khóa luận là đúng sự thật và được trích dẫn nguồn gốc từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Vũ Thị Kim Ngân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 7. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 4 8. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 4 NỘI DUNG .................................................................................................... 5 Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG............................................................... 5 1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật.......................................................... 5 1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng: Tiểu sử - Hành trình sáng tác ....................... 6 1.2.1. Tiểu sử .......................................................................................... 6 1.2.2. Hành trình sáng tác .................................................................... 10 1.3. Tập tiểu luận Phút giây huyền diệu .................................................... 15 Chương 2. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VĂN HỌC ............................................................................................................. 20 2.1. Bản chất của văn học ......................................................................... 20 2.2. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.............................................. 24 2.3. Ngôn ngữ văn học.............................................................................. 31 2.4. Các thể loại văn học: Truyện ngắn, Tiểu thuyết ................................. 35 2.4.1. Truyện ngắn................................................................................ 35 2.4.2. Tiểu thuyết .................................................................................. 41 Chương 3. NHÀ VĂN VÀ BẠN ĐỌC TRONG QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO 47 3.1. Nhà văn- người tạo ra tác phẩm ......................................................... 47 3.1.1. Tài năng thiên bẩm ..................................................................... 47 3.1.2. Lao động nghệ thuật ................................................................... 49 3.2. Bạn đọc.............................................................................................. 52 3.2.1. Bạn đọc phổ thông ...................................................................... 52 3.2.2. Bạn đọc - phê bình văn học ......................................................... 53 KẾT LUẬN.................................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Quan niệm nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sáng tạo văn học. Quan niệm nghệ thuật thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận, lí giải hiện thực đời sống của nhà văn trong tác phẩm cũng như việc xây dựng các yếu tố liên quan đến hình thức nghệ thuật. Một hệ thống quan niệm nghệ thuật chắc chắn, đúng đắn và độc đáo chắc chắn sẽ có sự chi phối và định hướng tốt đối với việc sáng tác văn học. 1.2. Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936 tại làng Kim Liên thuộc Kẻ Chợ, nay thuộc phường Phương Liên quận Đống Đa Hà Nội. Bút danh Ma văn kháng bắt đầu xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ năm 1961, đến nay đã hơn 40 năm c ầm bút, Ma Văn Kháng đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học nước nhà. Đặc biệt ở thời kì đổi mới, tài năng của ông nở rộ, ông được nhắc đến với vai trò là một trong những nhà văn đầu tiên có công mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Với sự lao động nghiêm túc, không ngừng tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên văn đàn văn học. Sáng tác của ông được đánh giá cao ở cả thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận bút kí. Qua từng trang viết của mình, Ma Văn Kháng không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới. 1.3.Cùng với một hệ thống tác phẩm phong phú và có giá trị nghệ thuật tốt, Ma Văn Kháng còn là một cây bút rất chú ý tới những vấn đề lý thuyết trong sáng tạo văn học. Những bàn luận về văn học và các vấn đề liên quan đến văn học của Ma Văn Kháng được tập hợp trong cuốn tiểu luận “Phút giây huyền diệu”. Cuốn sách này đã được trao giải Nhất của Hội nhà văn Việt Nam năm 2013 cho thể loại lý luận phê bình văn học. Tìm hiểu về cuốn sách 1 này, chúng ta có thể thấy được một lòng tận tụy với nghề của Ma Văn Kháng cũng như những “định hướng nghệ thuật” mà ông đã xác lập. Với những lí do như vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tập tiểu luận Phút giây huyền diệu” 2. Lịch sử vấn đề Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn có đóng góp lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Tập tiểu luận Phút giây huyền diệu ra đời cho thấy năng lực sáng tác của nhà văn ở một thể tài mới. Tập tiểu luận Phút giây huyền diệu ra đời đã thu hút được sự chú ý của bạn đọc và nhận xét bước đầu của giới chuyên môn. Cuốn sách nhận được sự quan tâm của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện – người viết lời bạt cho cuốn sách: “Những phút giây Huyền diệu”, nhà văn Ma Văn Kháng đã khẳng định những nỗ lực thật sự của những người Viết văn chân chính đã thoát ra những ràng buộc Văn chương để trở về với những lao động mệt mỏi hơn, vất vả hơn và nghiêm túc hơn bằng những bài viết, lí luận phê bình sắc sảo”. Hay bài viết của tác giả Hoa Quỳnh đăng trên báo Thể thao- Văn hóa: Nhà văn Ma Văn Kháng b ật mí về “Phút giây huyền diệu”, và một số bài tìm hiểu khác,... Trên cơ sở những hiểu biết đã có, cùng với việc tìm hiểu những bài nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi nhận thấy còn một khoảng trống nhỏ về phần quan niệm nghệ thuật của nhà văn trong cuốn sách này. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong tập tiểu luận Phút giây huyền diệu để phần nào làm sáng tỏ thêm về quan niệm nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng trong quá trình sáng tác văn học của ông. 2 3. Mục đích nghiên cứu Nhà văn Ma Văn Kháng, người được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, ông đã viết Phút giây huyền diệu bằng trải nghiệm sống và kinh nghiệm sáng tác của mình. 18 bài viết là 18 dư vị mà đời sóng văn chương đã mang lại cho Ma Văn Kháng những ấn tượng nhất. Ông dựng lên một đời sống nội tâm sâu sắc, đa chiều, nhân văn và nhiều ám ảnh, từ đó khám phá ra triết lý sống và sáng tạo. Khóa luận nhằm hướng đến phần nào giúp hé lộ lối đi bí ẩn và diệu kỳ của sự sáng tạo, để hòa quyện một cách tài tình và đầy thuyết phục về mối quan hệ giữa đời sống và nghệ thuật, khẳng định sự kỳ diệu của sáng tạo chỉ có thể sinh ra từ sự diệu kỳ của đời sống. Qua đó giúp gợi mở thêm những cách tiếp cận khác nhau một văn bản nghệ thuật và sự sinh ra của nghệ thuật từ đời sống, cũng như gợi mở cách xử lý chất liệu đời sống khi sáng tạo và thăng hoa trong lối đi riêng biệt của mỗi nhà văn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Phút giây huyền diệu là cuốn sách tập hợp những bài báo, những tiểu luận, phê bình và bút kí của nhà văn Ma Văn Kháng đã từng đăng trên các diễn đàn văn nghệ. Cuốn sách là cái nhìn sâu sắc và toàn cảnh về nghề viết văn cũng như công việc viết văn của chính nhà văn. Khóa luận hướng tới việc nghiên cứu những quan niệm nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng về các vấn đề chung của văn học như: Bản chất của văn học, Mối quan hệ giữa văn học-hiện thực, Ngôn ngữ văn học, Các thể loại văn học: Truyện ngắn, tiểu thuyết và Quan niệm của nhà văn về Nhà văn và Bạn đọc trong qúa trình sáng tạo 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận hướng đến đối tượng chính là những quan niệm nghệ thuật của nhà văn Ma Văn Kháng thể hiện trong cuốn tiểu luận bút kí về nghề văn 3 Phút giây huyền diệu. Nhà văn Ma Văn Kháng đã khẳng định những nỗ lực thật sự của những người lao động Viết văn chân chính đã thoát ra khỏi những ràng buộc Văn chương để trở về với những lao động mệt mỏi hơn, vất vả hơn và nghiêm túc hơn bằng những bài viết, những nghiên cứu, lí luận phê bình sắc sảo. Khóa luận tập trung vào cuốn tiểu luận bút kí Phút giây huyền diệu và một số tài liệu có liên quan 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê phân loại - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp khái quát tổng hợp 7. Đóng góp của đề tài Khóa luận góp phần làm rõ quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tập tiểu luận Phút giây huyền diệu từ đó khẳng định vai trò của ông trong nền văn học Việt Nam. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận gồm có ba chương: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Những quan niệm về các vấn đề chung của văn học Chương 3: Nhà văn và bạn đọc trong quá trình sáng tạo 4 NỘI DUNG Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó. Đó là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn là cuộc đời, hình tượng văn học phải được mở đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật phải được nhìn từ giác độ nào đó. Để tái hiện cuộc sống và con người, tác giả phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và cái mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tượng của những con người và số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó. Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí của chủ thể, ở kiểu nhân vật, biến cố và quan hệ nhân vật. Khác với tư tưởng, tác phẩm văn học tập trung thể hiện một thái độ đối với cuộc sống trong bình diện quan hệ giữa hiện thực với lí tưởng, khẳng định cuộc sống nào, phê phán cuộc sống nào; quan niệm nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện những cuộc sống cần phải có mang tính khuynh hướng khác nhau. Chẳng hạn tình yêu nam nữ cao đẹp thời nào cũng đều đáng yêu, và được khẳng định nhưng tình yêu trong văn học dân 5 gian, trong truyện hiệp sĩ trung đại, trong tiểu thuyết lãng mạn,trong tiểu thuyết hiện thực, trong văn học cách mạng,…được thể hiện khác nhau rất nhiều. Với tính chất công cụ đó, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học. Bởi lẽ điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật và của xã hội nói chung là đổi mới cách tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới và con người. Và do đổi mới quan niệm mà thế giới cũng được chiếm lĩnh sâu hơn, rộng hơn với những phạm vi, giới hạn, chất lượng mới. Quan niệm nghệ thuật của văn học có liên hệ mật thiết với quan niệm về thế giới và con người về mặt triết học, khoa học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, vốn có của thời đại mình. Nhưng do đặc thù của mình mà quan niệm nghệ thuật có những thể hiện và bộc lộ riêng. Ví dụ: văn học trung đại cho thấy nó chưa có quan niệm đầy đủ về “người khác”, và do vậy cũng chưa có quan niệm về những biểu hiện khác của “người khác”. Mặt khác sáng tác của nhà văn lớn cũng đổi mới quan niệm vể con người. ví dụ như sáng tác của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du,…có thể nói đã có một quan niệm về con người tự nhiên xuất hiện góp phần đổi mới văn học. Quan niệm nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sáng tạo văn học. Quan niệm nghệ thuật thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận, lí giải hiện thực đời sống của nhà văn trong tác phẩm cũng như việc xây dựng các yếu tố liên quan đến hình thức nghệ thuật. Một hệ thống các quan niệm nghệ thuật chắc chắn, đúng đắn và độc đáo chắc chắn sẽ có sự chi phối định hướng tốt đối với việc sáng tác văn học 1.2. Nhà văn Ma Văn Kháng : Tiểu sử - Hành trình sáng tác 1.2.1. Tiểu sử Nhà văn Ma Văn Kháng (sinh ngày 1 tháng 12 năm1936 tại Hà Nội), tên thật là Đinh Trọng Đoàn, quê gốc phường Kim Liên, quận Đống Đa, 6 thành phố Hà Nội. Từ tháng 01/1955 đến tháng 3/1967 (không kể thời gian từ giữa tháng 9/1961 đến tháng 6/1963, ông đi học đại học tập trung tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Ma Văn Kháng đã trải qua các cương vị trong ngành giáo dục: giáo viên dạy các môn khoa học xã hội ở cấp I, II; Hiệu trưởng trường cấp II, cấp III thị xã Lào Cai; rồi Trưởng phòng chuyên môn Ty Giáo dục Lào Cai. Trong tác phẩm hồi ký - tự truyện Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương xuất bản quý III năm 2009, Ma Văn Kháng cho biết: Trong chặng đường 21 năm đầu của đời công chức nhà nước tại Lào Cai (từ 1955 đến 1976) thì hơn một nửa thời gian ông hoạt động trong ngành giáo dục. Không thể khác được, vì trước đó, từ 1952 đến 1954 ông là giáo sinh Trường Sư phạm Trung cấp tại Khu học xá Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc), được đào tạo bài bản để sau khi tốt nghiệp làm giáo viên tiểu học về các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn [7]. Như vậy, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng Ma Văn Kháng có một thời gian khá dài sống ở miền núi Tây Bắc. Số phận - tình cờ cũng có, chủ tâm cũng có - đã đưa ông đến vùng Lào Cai, miền đất vàng, như ông quan niệm nhuốm màu tâm linh, huyền diệu - mà ở đó ông lập thân, lập nghiệp, thành danh với bút hiệu Ma Văn Kháng. Suốt hai mươi năm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, Ma Văn Kháng am hiểu lối sống, phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tình yêu, sự gắn bó ấy đã thôi thúc ông viết văn, viết báo. Những trang viết đầu tay của ông toát lên cái nhanh nhạy của một cây bút trẻ, hăm hở vào nghề, tự tin, mạnh mẽ và thiết tha. Cứ thế ông cần cù, bền bỉ, chắt chiu từng giọt tinh túy của cuộc sống rồi bày lên tác phẩm. Ông viết, xuất hiện đều đặn trên các mặt báo và nhanh chóng Đối với Ma Văn Kháng, viết văn trước tiên là câu chuyện về số phận con người, sự đấu tranh của mỗi người để hướng tới cái đẹp, cái thiện. Thấp thoáng trong các trang sách, người đọc có thể nhìn ra nỗi buồn, nỗi đau đời 7 của riêng ông, nhưng trên tất cả đó là những ưu tư của ông trước nhân tình thế thái. Ông thực sự muốn dùng sức mạnh ngòi bút của mình để mang tới những giá trị nhân văn cho con người, vì con người ở nghĩa rộng lớn nhất. Giờ đây, khi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm Ma Văn Kháng vẫn dành sự tận tâm, lòng say mê nghệ thuật và đau đáu với nghiệp viết, ông đã và đang tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam [12]. Ông được đánh giá là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kể vào nền văn xuôi Việt Nam. Truyện ngắn đầu tay Phố cụt của ông trình làng bút danh Ma Văn Kháng được đăng trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, 3/3/1961. Nhưng ta phải ngược lên những năm trước đó để đi tìm cội nguồn văn chương nơi ông, khi ông vẫn còn mang tên Đinh Trọng Đoàn. Với ông, không chỉ đợi đến khi làm thầy đứng lớp với bảng đen phấn trắng cùng các dụng cụ học tập hoặc làm nhà quản lý (dù ở cấp thấp) sự nghiệp giáo dục ở một tỉnh lẻ có nhiều bà con là người dân tộc thiểu số, ông mới khơi nguồn, phát lộ tiềm năng văn chương. Mà khi còn ở tuổi học trò niên thiếu (mài đũng quần học các môn kiến thức văn hóa sơ đẳng của các cấp học phổ thông), rồi trung cấp, đại học và sau này vào tuổi tráng niên học nghề cầm bút ở Trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ (Quảng Bá, Hà Nội) thì ông cũng không bao giờ quên công lao dạy dỗ của các bậc thầy dạy văn trực tiếp mà ông hân hạnh được truyền dạy. Họ đã mở cánh cửa giúp ông và các đồng môn được tiếp xúc với các tác phẩm văn học ưu tú thuộc hàng kinh điển của kho tàng văn học thế giới, văn học dân tộc Việt Nam. Họ đã vun xới và thắp lên ngọn lửa của tình yêu và niềm khao khát cống hiến toàn bộ tâm hồn và sức lực của mình cho văn chương trong con người ông [14]. Hồi tưởng những ngày cuối năm 1954 đầu năm 1955 khi đi tới quyết định không gì lay chuyển nổi là tình nguyện lên Tây Bắc dạy học sau ngày tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm, ông viết: Dạo đó “tôi đã đọc và rất 8 mê Truyện Tây Bắc của Tô Hoài (…) và “đã có một thôi thúc vừa da diết vừa mơ hồ trong tôi, nó cho tôi cái cảm giác rằng ở nơi đó tôi sẽ sốn g thoải mái và làm được một điều gì có ích” (Hồi ký, tr. 44-45). Ông khẳng định, không chút đắn đo: “Đối với tôi, trong sự hình thành những cơ sở đầu tiên của một nhà văn, tất cả đều là nhờ thầy cô”. “Và nếu hôm nay tôi có được bạn đọc công nhận là nhà văn thì công lao tạo nên tôi, trước hết là thuộc về nhà trường, nơi trau dồi lý tưởng sáng đẹp, nơi dạy tôi tình yêu đối với tiếng Việt, nơi cho tôi thấy cái đẹp kỳ lạ, cái sức mạnh vô hình, lớn lao của ngôn ngữ ông cha, trong đó, ở bậc tiểu học là sự manh nha và cảm tính; sâu sắc, ấn tượng mạnh mẽ hơn ở bậc trung học và hoàn thiện trọn vẹn, kể cả từ một tình yêu bền vững tới tri thức và kỹ năng sử dụng tiếng Việt cùng cách thức tạo lập nên các giá trị văn học, ở bậc Đại học”. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Ông là một nhà văn có suy nghĩ độc lập, dũng cảm bộc lộ tư tưởng tiến bộ coi trọng học thức muốn cải cách giáo dục nước nhà, đòi hỏi sự công bằng trong xã hội. Ông phần nào lột tả được trong tác phẩm của mình một xã hội lạc lối và mất công bình tồn tại gần nửa thế kỷ XX. Từ năm 1976 đến nay ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3 năm 1995 ông là Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã được nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ. Ma Văn Kháng, có thể nói, đã là một gạch nối, tiếp sau Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, ông là nhà giáo - nhà văn của thế hệ mới, để lại một mảng tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc, có sức hấp dẫn lâu bền đối với người đọc - từ những hình tượng nhân vật giầu sức biểu hiện và khái quát cao 9 về ngành giáo dục qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc, vẫn rạng rỡ những nét đẹp trong nhân cách kẻ sĩ nơi Người Thầy khả kính! [22] 1.2.2. Hành trình sáng tác Như ở trên có nói, sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Ma Văn Kháng xung phong lên vùng Tây Bắc, khai hoang mở trí. Có thể nói đây là bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời ông. Ông từng chia sẻ rằng: “ Tôi ra đi theo biến cố của mốc lịch sử hào hùng năm 1954, mở đầu thời kì hòa bình lặp lại, thế hệ thanh niên miền bắc theo tiếng gọi của những Đanco, PavenCooxanghin mang sứ mệnh cao đẹp đi đến những vùng khó khăn nhất của đất nước. Sống nhiệt thành, lửa dân tộc bùng lên, đi như viên đạn thắng đầu, ấy là tam thế của cả một thế hệ…” Năm 1960, Ma Văn Kháng - Đinh Trọng Đoàn được cử về học tại trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Lúc đó ông đang là hiệu trưởng trường cấp hai Lào Cai, vốn viết lách lúc ấy cũng đang phát triển. Về Hà Nội ông được gặp gỡ nhiều thầy cô, bạn bè, tiếp xúc với nhiều tri thức và ông đã không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Kết thúc khóa học, ông trở về Lào Cai tiếp tục công tác với cương vị phó tổng biên tập báo Đảng Bộ Lào Cai. Sau đó là làm thư kí cho ban Bí thư tỉnh ủy Lào Cai. Đến năm 1974, ông trở thành hội viên của Hội Nhà Văn Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong một lần đi công tác ở vùng nông thôn, ông quen với Ma Văn Nho, và hai người trở nên thân thiết, ông kể lại rằng: “Có những lần tôi bị ốm nặng, anh Nho tiêm thuốc, trèo đèo, lội suối cõng tôi đi. Rồi chúng tôi kết nghĩa anh em và tôi lấy họ Ma của anh ghép với tên mình thành Ma Văn Kháng”. Với thời gian gắn bó với mảnh đất Lào Cai khá dài, Ma Văn Kháng đã cảm nhận thêm một cách khá tinh tế cuộc sống của người dân nơi đây. Dần dần nhà văn càng khám phá ra những vẻ đẹp riêng độc đáo của con người và thiên nhiên vùng sơn cước này. Những vẻ đẹp hồn nhiên, thơ mộng dường như lúc nào cũng hiện lên một cách lung linh trước mắt ông, khiến cho ông không thể 10 không cầm bút. Và những trang văn đầu tiên về mảnh đất mà ông xem như là quê hương thứ hai của mình đã ra đời và đến tay độc giả. Sự thành công của ông là quá trình lao động cần cù, chịu khó trong cuộc sống cũng như trong lao động nghệ thuật. Ông luôn để bản thân mình trong tư thế vận động, vật lộn với cuộc sống để cắt nghĩa hiện tượng và tìm ra chân lí. Những gì ông từng trải, từng thấy, từng cảm nhận lúc đi vào trang văn cũng sôi động như chính cuộc sống của nó vậy. Năm 1976 sau khi nước nhà thống nhất, Ma Văn Kháng rời mảnh đất Lào Cai thân yêu để trở về Hà Nội và hoạt động như một nhà văn chuyên nghiệp. Từ đây sáng tác của ông nở rộ, những gì ông nung nấu, ấp ủ bấy lâu nay được dịp trải dài trên những trang văn, các tác phẩm ra đời một cách nhanh chóng và đều đặn như một tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên những năm đầu sau khi về Hà Nội, đề tài mà ông phản ánh trong tác phẩm của mình vẫn về miền núi. Có thể nói đây là giai đoạn chiêm nghiệm, là sự hồi tỉnh của tiềm thức, nó thôi thúc nhà văn phải viết và viết bằng tất cả sự trải nghiệm về cuộc đời [9]. Viết nhiều và viết khỏe, được sự đón nhận của bạn đọc ở cả 2 thể loại là tiểu thuyết và truyện ngắn, từ khi bước vào nghề văn đến nay, Ma Văn Kháng đã có gần năm mươi năm cầm bút. Cùng với thời gian, các sáng tác của ông đã ra đời và để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí bạn đọc. Có thể khẳng định rằng hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng được đánh dấu từ truyện ngắn Phố cụt in trên Báo Văn nghệ 1961. Tuy nhiên truyện ngắn có tính chất ghi dấu ấn sâu sắc đối với Ma Văn Kháng, theo đó, đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đi theo văn nghiệp của ông sau này lại là Xa phủ (1969) và liền ngay sau đó ông tiếp tục cho ra đời 4 tập truyện ngắn: Mùa mận hậu (1972); Người con trai họ Hạng (1972); Bài ca trăng sáng (1972); Cái móng ngựa (1974). Một năm sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Ma Văn Kháng về Hà Nội. Về Hà Nội, ông đã phải đối mặt với bao nỗi nhọc nhằn mưu sinh, thế sự 11 dường như là quá sức đối với con người. Nhưng chính những giai đoạn đan kết bao khó khăn khắc nghiệt và đáng nhớ nhất này cộng với khoảng thời gian trên 20 năm sống tại Lao Cai đã thôi thúc mạnh mẽ ngòi bút ông ghi lại: đó là những câu chuyện thấm đẫm chất đời, tình người và dư vang của một thời kỳ lịch sử xã hội còn chưa thoát ra khỏi những nỗi đau, sự nhọc nhằn. Hàng loạt tác phẩm đã ra đời trong giai đoạn này như: Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986), Vệ sỹ của Quan Châu (truyện ngắn 1988), Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988), Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989), Chó Bi, Đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992), Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992), Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994), Ngoại thành (truyện ngắn 1996), Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996)… Mỗi con chữ như mặn xót mồ hôi, nước mắt, chắt ra qua nghiền ngẫm và trải nghiệm từ chính dòng đời, mạch sống của nhà văn và được chuyển vào tác phẩm. Sự nghiệp văn chương của ông được đánh dấu bằng truyện ngắn đầu tay Phố cụt( 1961) và tiểu thuyết đầu tay được in năm 1976, nhưng ông bộc bạch rằng: “ Tự coi là qua được kì tập dượt là từ những năm 80” [5]. Bởi vậy mà sau những năm 80, nhiều tác phẩm có giá trị lần lượt ra đời và Ma Văn Kháng đã d ần khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn và trong lòng bạn đọc. Tiểu thuyết là một thể tài văn xuôi mà Ma Văn Kháng đ ặc biệt lưu tâm tích lũy, được đánh dấu với đứa con tinh thần đầu lòng là Gió Rừng. Nhìn một cách bao quát, sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng có thể chia làm hai giai đoạn đó là trước và sau những năm đầu của thập niên 80. Tuy nhiên mọi sự phân chia ở đây chỉ có tính tương đối. Và ở mỗi giai đoạn ông đều có những đóng góp nhất định cho văn học nước nhà và để lại dấu ấn khó phai. Trong giai đoạn đầu tiểu thuyết của Ma Văn Kháng tập trung viết về đề tài miền núi. Nhìn chung, ở giai đoạn này, tiểu thuyết của ông còn mang khuynh hướng sử thi rất rõ, nhưng ông đã có đóng góp thực sự cho mảng văn 12 học viết về miền núi. Giai đoạn sau, có thể xem Mưa Mùa Hạ (1982) như một dấu mốc đánh dấu bước chuyển mình trong đời văn của ông. Lúc này tiểu thuyết của ông đã có sự thay đổi rõ rệt về đề tài, tư duy nghệ thuật, đó là những tiểu thuyết hướng về đời sống của người dân thành thị lúc bấy giờ với những mặt tích cực và tiêu cực của nó Qua những chặng đường sáng tác, chúng ta có thể thấy rõ rệt sự vận động của tiểu thuyết Ma Văn Kháng về quan niệm, cảm hứng, bút pháp. Viết về đời sống người dân tộc vùng cao trong suối nguồn cảm hứng sử thi còn kéo sau chiến tranh, ngòi bút tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều phương diện. Do chịu ảnh hưởng của khuynh hướng văn học sử thi nên phần lớn các nhân vật trong tiểu thuyết cảu ông được soi chiếu từ góc nhìn chính trị - xã hội. Cũng có những dấu hiệu của sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, đó là việc tác giả đem tình yêu gắn với cảm xúc nhục thể vào trang viết, song chứng kiến sự đổi thay thực sự trong tư duy nghệ thuật của ông thì phải đợi đến chặng thứ hai trong quá trình sáng tác c ủa ông [17]. Những tập truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng của ông: Trăng soi sân nhỏ(1995), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú(1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Gặp gỡ La Pan Tẩn (2001)… Ma Văn Kháng có thể nói đã là một gạch nối, tiếp sau Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan… ông là một nhà giáo – nhà văn của thế hệ mới, để lại mảng tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc, có sức hấp dẫn đối với bạn đọc. Ma Văn Kháng có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác phẩm và thành tựu: 17 tiểu thuyết, 200 tập truyện ngắn và 1 hồi ký, tính ra ông đã viết hàng vạn trang văn trong đời mình. Ma Văn Kháng thực sự “sống đã rồi hãy viết” – như tâm nguyện của mình. Ông vừa viết tác phẩm, vừa viết lí luận văn học. Có lẽ vì là người “đi sau về muộn” nên nhà văn Ma Văn Kháng là một trong số người có tốc độ viết nhiều nhất trong số những nhà văn 13 thế hệ ông. Dường như ít thấy ông ở những cuộc trà dư tửu hậu, những cuộc xôm tụ bạn bè, mà chỉ thấy ông tranh thủ từng giây khắc của cuộc đời để cần mẫn gieo trồng trên cánh đồng chữ nghĩa. Nói về điều này, nhà văn Ma Văn Kháng khiêm tốn tự nhận mình là người cần cù, chịu khó và vẫn giữ được ngọn lửa men say trong cảm xúc. Bởi vì, văn chương là thứ mà ông đã sống với nó, chết với nó nên ngày nào còn sức khỏe, là ông còn đọc, còn viết. Rồi ông bảo,thực sự thì văn chương cũng mang lại cho ông nhiều thứ. Từ ngày khốn khó sống bằng nhuận bút, đến xây nhà dựng cửa cũng có phần của nhuận bút, đến tự cứu mình bằng việc mổ tim đặt stant động mạch vành cũng là tiền nhuận bút bao năm tích cóp. 200 truyện ngắn, 17 cuốn tiểu thuyết, trong cả một đời làm nghề. Nhà văn Ma Văn Kháng chia sẻ: “Có hai việc cần thiết vào cuối đời thì tôi đã nỗ lực để làm trong những năm qua, vì con cái tôi không ai quan tâm đến gia tài văn chương của bố, nên nếu mình không làm thì không ai làm cho mình cả, bởi thế tôi hệ thống hóa những điều đã viết, gom góp để hoàn thành nốt những tư liệu dở dang, tổng kê lại những cuốn sách đã xuất bản, những bài báo người ta đã viết về mình. Điều thứ hai là tôi soạn xong di chúc, tài sản chẳng có gì nhiều nhưng không ít những người ra đi đã quên mất việc làm có ý nghĩa này với thế hệ mai sau. Không ít bạn bè văn chương của tôi, sau khi biết tôi làm di chúc đã… mượn để tham khảo. Nói thì vui vậy, nhưng thực sự phải hoàn toàn thanh thản chuẩn bị cho mình mọi tâm thế an lành nhất, để có thể yên tâm một điều rằng, sinh ra trên cõi đời này, mình đã tận tâm tận lực đến cùng để có thể có một cuộc sống tròn vẹn…” [13] Các tác phẩm : - Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết, 1979) - Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983) - Trăng non (tiểu thuyết 1984) - Mưa mùa hạ (tiểu thuyết 1982) 14 - Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985) - Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989) - Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989) - Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992) - Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986) - Vệ sĩ của Quan Châu (truyện ngắn 1988) - Giấy trắng (tiểu thuyết) - Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988) - Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992) - Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994) - Ngoại thành (truyện ngắn 1996) - Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996) 1.3. Tập tiểu luận Phút giây huyền diệu Theo như ông đã tự xác định thì Phút giây huyền diệu là tập tiểu luận bút kí về nghề văn. Tập sách là một sự bổ sung cần thiết, một ghi chú bên lề những trang sáng tác của ông góp phần đáp ứng sự chờ đợi của đông đảo bạn đọc. Trong tập tiểu luận bút kí riêng về nghề văn này, cái tôi của nhà văn chuyên nghiệp Ma Văn Kháng lại hiện ra với những lời bình giải, đúc kết khiêm cung mà thâm trầm, bằng tất cả sự thấm thía của sự kinh lịch và từng trải, đối với công việc nhọc nhằn khổ ải sáng tạo văn chương. Ông cũng thiết tha bày tỏ niềm đam mê và sức mạnh siêu thường nơi văn nghệ sĩ chân chính; lòng tin về một xã hội lành mạnh vói những bạn nghề thân thiết, chia sẻ mọi nỗi vui buồn, với các lớp công chúng tiếp nhận và giới phê bình chuyên nghiệp được xem như những người bạn đồng hành, tri âm, tri kỉ. Cuốn sách là một dụng công nghệ thuật với 2 phần nội dung có liên quan chặt chẽ với nhau: Phần đầu gồm 12 tiểu luận. trong phần này nhà văn chú mục đề cập đến những khía cạnh căn cốt, then chốt có tính nguyên lí về bản chất sáng tạo, thẩm mĩ và ý nghĩa xã hội, nhân sinh của văn chương nghệ 15 thuật đích thực. Bằng tư duy lí luận minh triết, sự cảm thụ tinh tế, lão thực, với cách diễn đạt sinh động, hóm hỉnh, điểm xuyết những câu chuyện kể và ví dụ có thực trong đội ngũ nhà văn và đời sống văn chương nước nhà, Ma Văn Kháng cứ từng trang, từng trang nhỏ nhẹ tâm tình những thu hoạch gan ruột, kết tinh của đời văn và số phận các tác phẩm của ông từ lúc thai nghén sinh thành, ra đời, rồi đến được với công chúng. Theo ông, nhà văn c ần luôn luôn nuôi dưỡng khát vọng thức nhận cái Đẹp tồn tại trong thiên nhiên và đời sống xã hội, sự chăm lo hoàn thiện nhân cách của người đương thòi để rồi tìm cách diễn đạt chân xác quá trình con người nỗ lực vươn tới một cách sống tốt hơn, chứ không phải chỉ nhăm nhăm làm sao cho sống sướng hơn một cách tự kỉ. Khát vọng đó cần luôn thường trực, không bao giờ vơi cạn, suy giảm; nó chính là ngọn lửa từ trái tim chan chứa tình đời, tình người của nhà văn, đủ nhiệt năng thắp sáng truyền đi và lan tỏa tới hàn triệu trái tim và khối óc của người đọc muôn nơi. Ngoài ra nhà văn còn cho rằng tài năng vô song của người viết văn xuôi cũng như nhà văn nói chung trước hết là ở chỗ anh ta biết cách sống hòa mình nhập cuộc với đời sóng ở tất cả các cung bậc cảm xúc. Nhà văn phải “sống rồi mới viết”, nhà văn là người giàu có, triệu phú về chữ nghĩa, anh ta phải tìm cách thổi hồn vào các con chữ. Với ông tác phẩm của nhà văn phải đặt ra hoặc gợi mở những vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân sinh sâu sắc, mới mẻ, không phải lúc nào cũng thuận chiều mà có khi chứa đựng các nghịch lí, bất ngờ. Trong các tiểu luận của mình, Ma Văn Kháng nhiều lần nhấn mạnh về lao động công phu, cần mẫn của nhà văn trong cả tư duy và cách viết, để tác phẩm là một sự sáng tạo mới, hoàn chỉnh và tận thiện, tận mĩ, vừa về tư tưởng thẩm mĩ, vừa trong nghệ thuật biểu hiện. Nếu chỉ ỷ vào năng khiếu thiên bẩm mà không chịu bồi dưỡng, chăm sóc cho cái mầm tài năng đó phát triển, nảy nở, thăng hoa thì cái vốn quý ban đầu kia chẳng nhanh chóng mà cạn kiệt và lụi tàn, khô héo. Nhà văn – người sáng tạo ra cái mới, cái chưa có trước đó có 16 thể so sánh với tạo hóa, hóa công, ông trời. Nhà văn phải biết sử dụng ngôn ngữ tài tình, kiến tạo những kết cấu nghệ thuật hài hòa, đẹp đẽ- như cách nói ngày nay là để tác phẩm trở thành một diễn ngôn nghệ thuật mới mẻ, độc đáo. Đồng thời nhà văn cũng đề cao vai trò của phê bình , của công chúng văn học. Theo ông thì tác phẩm khởi thủy tồn tại trong dạng vẻ một văn bản chữ nghĩa, một thông điệp thẩm mĩ, tiềm ẩn những nội dung biểu đạt sâu sắc, mời gọi nhà phê bình, người đọc tiếp cận và thấu hiểu. Nhà phê bình và người đọc như là bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ của nhà văn, chứ không phải kẻ ăn theo sáng tác. Phê bình không thể là cái roi tự phụ, áp đặt dạy khôn người khác, mà cần phải là trí tuệ hiền minh với tâm thế rộng mở, sẵn sàng đối thoại bình đẳng, dân chủ, khách quan từ nội dung văn bản tác phẩm, những tìm tòi, thể hiện nghệ thuật khổ công của nhà văn. Nhà phê bình cần nhận ra văn chương là lĩnh vực của sự sáng tạo thiên liêng, chứa đựng những điều hết sức bí ẩn kì diệu. Đọc những trang tiểu luận của Ma Vă Kháng chúng ta như b ị hút vào những lí lẽ logic và sự triển khai lập luận mềm mại, dẫn chứng đắt giá của ông, không thể không đồng tình với ông. Nhà văn dần dà chinh phục chúng ta tự lúc nào mà không hay và ta thì hân hoan được chia sẻ những ý tưởng được ông biện giải rành rọt và thấu đáo Phần thứ 2, đây cũng là phần đặc sắc nữa của cuốn sách, bao gồm 6 bút kí, ghi lại những suy nghĩ, trăn trở của Ma Văn Kháng xung quanh 2 thể tài văn xuôi chủ yếu: truyện ngắn và tiểu thuyết Đây là những thu hoạch lí thuyết từ một cá thể nhà văn nồng nhiệt, nhằm đối thoại với các lí thuyết phương tây bằng những trải nghiệm thực tế ở Việt Nam, cũng là những bật mí riêng tư về công việc bếp núc văn chương trên những sáng tác cụ thể của mình à ông tâm đắc hoặc chúng được dư luận chú ý. Trong đó ông không ngại ngần bộc trực cái tạng và cá tính nghệ thuật của mình. Ông khẳng định rằng “Tôi chỉ viết được những gì mình đã trải nghiệm và mỗi cuốn văn xuôi tự sự đều có một phần đời tôi”. Điều này chứng 17 tỏ rằng căn cốt sáng tác của Ma Văn Kháng xuất phát từ hiện thực cuộc sống, bắt rễ từ đời sống hiện sinh của con người với muôn vẻ tốt/xấu, thiện/ác… nơi thế tục. Ở mảng bài viết này, ta dễ dàng nhận ra sự cầu toàn đáng trân trọng của ông trong nghệ thuật. Ở đây nhà văn không chỉ cần chú ý chăm chút đ ến hình tượng- nghệ thuật cao đẹp (cái được biểu hiện) mà nhà văn còn phải chăm chút cho cái biểu hiện nghệ thuật. Tác phẩm văn chương đích thực xét đến cùng là một đơn vị nghệ thuật hoàn chỉnh, một phức thể vẹn toàn. Tác giả hơn ai hết phải in đậm dấu ấn sáng tạo của mình để không bị trộn lẫn giữa đông đảo các cây bút trong thiên hạ. Vị trí của tập tiểu luận Phút giây huyền diệu Từ những năm 80 của thế kỉ trước, nhà văn Ma Văn Kháng đã là tác giả của nhiều tiểu thuyết gây chú ý trên văn đàn: Đồng bạc trắng hoa xòe, Đám cưới không có giấy giá thú, Mưa mùa hạ… Bước sang thế kỉ XXI, Ma Văn Kháng luôn khát khao kiếm tìm cái mới về đề tài, cách tân táo bạo về tư duy nghệ thuật và đã tạo cho mình một phong cách mới mẻ, độc đáo trong đời văn của mình. Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý. Đến nay, ông vẫn là một trong những cây đại thụ của nền văn học đương đại. Gần đây, cuốn tiểu luận bút kí “Phút giây huyền diệu” của ông được xuất bản. Cuốn sách là tập hợp những bài viết về những người bạn văn và những trăn trở nghề nghiệp của họ và bản thân tác giả. Cuốn sách là cái nhìn sâu sắc về toàn cảnh nghề Viết văn cũng như công việc viết văn của cây bút cổ thụ vẫn đang sung sức trong nền văn chương nước nhà. Vào ngày 4/1/2014, Hội nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố giải thưởng văn học của hội năm 2013, một trong số 4 tác phẩm được trao giải là cuốn tiểu luận bút kí “Phút giây huyền diệu” của nhà văn Ma Văn Kháng. Đánh giá về các tác phẩm được giải, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: Nhà văn Ma Văn Kháng, người được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, đã viết Phút giây huyền diệu bằng trải nghiệm sống và kinh 18 nghiệm sáng tác của mình. Ông dựng lên một đời sống nội tâm sâu sắc, đa chiều, nhân văn và nhiều ám ảnh, từ đó, khám phá ra triết lý sống và sáng tạo. Cuốn sách hé lộ cho chúng ta lối đi bí ẩn và diệu kỳ của sự sáng tạo, để hòa quyện một cách tài tình và đầy thuyết phục về mối quan hệ giữa đời sống và nghệ thuật, khẳng định sự kỳ diệu của sáng tạo chỉ có thể sinh ra từ sự diệu kỳ của đời sống. Tác phẩm này còn gợi mở cho những nhà nghiên cứu văn học hiểu thêm những cách tiếp cận khác nhau một văn bản nghệ thuật và sự sinh ra của nghệ thuật từ đời sống, cũng như gợi mở cho các đồng nghiệp, đặc biệt là những đồng nghiệp trẻ cách xử lý chất liệu đời sống khi sáng tạo và thăng hoa trong lối đi riêng biệt của mỗi nhà văn. Tập tiểu luận bút kí cho thấy thêm một vỉa năng lực mới, dồi dào của nhà văn Ma Văn Kháng. 19 Chƣơng 2 NHỮNG QUAN NIỆM VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VĂN HỌC 2.1. Bản chất của văn học Mở đầu cuốn sách của mình tác giả Ma Văn Kháng viết rằng: “Chân lí dù có cao siêu đến đâu thì cũng bắt đầu từ những điều đơn giản, những việc bình thường trong cuộc sống được người ta làm theo, làm đi làm lại, được thực tiễn kiểm nghiệm rồi đúc kết lại mà thành và từ đó xuất hiện cái mà ta vẫn gọi là lí luận. Tất nhiên không gian càng rộng thời gian càng dài thì lí luận, chân lí càng được thử thách, càng mang tính phổ quát, trường tồn.”[10, 5] Từ xưa đến nay, văn học là một hiện tượng không ngừng vận động, không ngừng đổi mới, từ môi trường xã hội văn hóa này sang môi trường xã hội văn hóa khác, từ nhà văn này sang nhà văn khác. Đối với mỗi người sáng tác, thì những gì làm được, cho dù là thành tựu xuất sắc đi nữa, của một thời, của một người nào đó, chỉ có thể là kinh nghiệm, một lời khuyên, một sự gợi ý, một điểm xuất phát, cũng có thể là một thách thức, thúc giục khai phá những con đường mới. Tuy nhiên trong lịch sử lâu dài của nó thì văn học vẫn có một số nét bản chất khá bền vững mà nhà văn và nhà nghiên cứu văn học cần ý thức rõ nhằm khai phá có hiệu quả nhất sức mạnh của văn học. Việc chú trọng đến bản chất của văn học đã có từ xa xưa. Có thể nhận thấy điều này trong quan niệm của Khổng Tử và các nhà nho về “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, trong nhận thức về sự bất phân giữa văn và sử, văn và triết ở thời kỳ đầu sự phát triển của văn chương. Những người mác xít cũng đặc biệt nhấn mạnh bản chất tư tưởng của văn chương, coi văn chương và nghệ thuật nói chung là một hình thái ý thức xã hội, một công cụ nhận thức, một “vũ khí tư tưởng”. Tất nhiên cách nhận thức cuộc sống, tác động tư tưởng của văn 20 chương nghệ thuật có những nét riêng, có tính đặc thù, so với các hình thái ý thức xã hội khác, như triết học, đạo đức, tôn giáo…[16]. Một hướng tiếp cận khác chú trọng bản chất của văn học, mối liên hệ mật thiết giữa văn học và nghệ thuật, coi văn học là một loại hình nghệ thuật. Đây là cách xem xét của Aristote trong quyển Thi học (có lúc gọi là Nghệ thuật thơ ca). Đặc biệt ở các nhà mỹ học Đức từ cuối thế kỷ XVIII, ở Kant và Hegel, bản chất nghệ thuật của văn chương càng được nhấn mạnh, và họ coi nghiên cứu văn chương, thi học là một bộ phận của mỹ học. Theo hướng tiếp cận này, người ta lưu ý nhiều đến mối liên hệ giữa văn chương với âm nhạc, với nghệ thuật tạo hình, với kiến trúc, và gần đây là với nghệ thuật điện ảnh, đề cao giá trị thẩm mỹ của văn chương, xem xét, đánh giá văn chương theo yêu cầu của cái đẹp, sự hài hòa, sự sống [1]. Việc chú trọng đến bản chất của văn chương gắn với ngôn ngữ học hiện đại. Roman Jakobson trong một tiểu luận nổi tiếng Ngôn ngữ học và Thi học (1960) xem nghiên cứu thi ca, thi học là một ngành của ngôn ngữ học. Đối tượng của thi học, theo ông, trước tiên là phải trả lời câu hỏi: cái gì làm cho một thông điệp bằng lời nói biến thành một công trình nghệ thuật? Và ông cho rằng có thể tìm lời giải đáp trong chức năng thi ca của ngôn ngữ [2]. Với những suy ngẫm và trải nghiệm của mình, trong tập tiểu luận và bút kí về nghề văn Phút giây huyền diệu, Ma Văn Kháng lại cho rằng “văn học là món hàng nhanh chóng cũ kĩ già nua và lạc thời rất nhanh. Điều này khác với nhiều loại hình nghệ thuật khác”. Ông lấy ví dụ về bức tranh Người đàn bà xa lạ hay Mùa thu vàng chẳng hạn. Chúng là những tác phẩm nghệ thuật không có tuổi. Hay Sóng Đanuyp, Phiên chợ Ba Tư, Vũ khúc Tây Ban Nha, Thiên thai và Suối Mơ cũng như nhạc Trịnh Công Sơn tưởng như còn mãi với thời gian, vì chúng không như các nghệ thuật khác, trong âm nhạc, sau hình thức tuyệt đối không có cái gì nữa. Nó là tình cảm tinh lọc, trong suốt được âm nhạc hóa. Cũng vậy, hội họa biểu hiện trên một mặt phẳng, với 21 mục đích là tạo ra ảo giác, nên có khoảng cách khá lớn trong khi đó thì văn học thì sát sạt vào đời sống hiện thực. Văn chương chính là sản phẩm cuộc sống của một thời điểm xác định. Của một thời điểm xác định. Có tình cảnh vậy, có lẽ là nghệ thuật của ngôn ngữ, nó bám sát sạt vào đời sống con người. Mà đời sống hiện thực của con người cùng với ngôn ngữ thì biến đổi không ngừng. Nhà văn lấy ví dụ về Thạch Lam, một trong những nhà văn đặc sắc của văn đoàn Tự Lực những năm 30-45 của thế kỉ trước. Không ít các nhà lí luận coi truyện ngắn của Thạch Lam là mẫu mực về thể loại tự sự cỡ nhỏ này nhưng khi nhà văn Ma Văn Kháng đem tuyển tập truyện ngắn của Thạch Lam cho một nhà văn trẻ với nhã ý là anh ấy nên đọc thì bị anh ấy từ chối liền. Anh ấy đưa ra lí do đơn giản là nó sơ lược và như một học sinh trung học viết. Vì vậy, có thể thấy văn học cũng giống như rượu để lâu, càng lâu càng thuần, nhưng nếu quá lâu, không còn đ ủ kinh nghiệm và tri thức để lĩnh hội nữa thì cũng hết hứng thú. Người xưa đã có ý vậy. Cuộc sống có bao giờ đứng yên, văn học luôn là thứ bị over date. Tư tưởng thẩm mĩ luôn luôn bị cuộc sống vượt qua. Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy văn học, nghệ thuật là một thứ vũ khí đấu tranh có hiệu quả. Từ những câu ca dao mang nội dung phản phong châm biếm, đả kích giai cấp thống trị đến các tích truyện dân gian mang tính đấu tranh sâu sắc. Rồi đến những áng văn chương bất hủ của những bậc kì tài như Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Nếu trước đây văn học được coi như vũ khí chiến đấu, Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Hay Á Nam Trần Tuấn Khải cũng chỉ xem văn chương thực sự có hồn khi gắn với vận mệnh đất nước: “Đời không duyên nợ thà không sống/ Văn có non sông mới có hồn”. Vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”…[14] 22 Nhưng trong cuốn tiểu luận bút kí về nghề văn của mình, nhà văn gạo cội Ma Văn Kháng lại cho rằng: “Coi văn học như vũ khí đấu tranh hẳn là đã bất cập. Tác phẩm văn học không phải là một cuốn sách giáo khoa theo ý nghĩa đi dạy dỗ ai. Vả chăng nhà văn cũng không ai thích đảm nhiệm vai trò nhà sư phạm, nhà truyền bá đạo đức”. Tuy nhiên ông cũng không phủ nhận hoàn toàn , ông viết: Dẫu đã có lúc họ làm điều đó một cách xuất sắc như trường hợp Thép đã tôi thế đấy với tư tưởng người ta chỉ sống có một lần… chẳng đã từng là sách gối đầu giường của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam những năm khói lửa chiến tranh cách mạng. Như vậy ta có thể thấy, nhà văn có cái nhìn mới bắt kịp với thời đại, không coi văn chương như một thứ vũ khí để tranh đấu như quan niệm xưa cũ, nhưng cũng không quên những giá trị tinh thần và tư tưởng lớn lao mà trong quá khứ văn chương đã thôi thúc con người ta đứng lên, ông đã lấy những dẫn chứng hết sức cụ thể và rõ ràng như trên. Ngoài ra trong cuốn tiểu luận bút kí về nghề văn của mình, nhà văn Ma Văn Kháng còn bộc lộ những cảm xúc của mình khi bước vào rồi say mê với nghề văn. Ông viết: “Vào nghề rồi say nghề đến mức không dứt ra được, đó là điều tôi nhận thấy sau cả quá trình làm nghề. Văn chương nó là cái gì vậy mà như một thứ bùa mê thuốc lú, lại như một cháy bỏng khát muốn trong nỗ lực đến kiệt sức mà không hiểu có nên cơm cháo gì không, để vươn tới sự toàn diện, toàn mĩ trong cơ cấu, trong chủ đề, trong ngôn ngữ văn chương”. Thông điệp mà nhà văn Ma Văn Kháng muốn truyền tải tới bạn đọc, đó là sự nghiêm túc, có cầu thị và ý thức về tác phẩm của mình, phải không ngừng chăm sóc nó, nuôi dưỡng nó, trăn trở cùng nó để xóa đi những khiếm khuyết của nó. Đã có những lúc nhà văn tưởng chừng như sau cuốn Một mình một ngựa sẽ thôi hẳn việc viết lách, vậy mà không, sau khi nhúc nhắc chân tay và đầu óc tỉnh táo thì nhà văn lại cầm ngay lấy cây bút. Cứ thế cho đến nay đã ngoài tuổi bảy mươi mà nhà văn vẫn có sức sáng tác dồi dào, năm 2011, tác 23 giả lại cho in hai cuốn tiểu thuyết về đề tài hình sự, về người chiến sĩ công an hiến dâng sinh mệnh mình cho sự nghiệp cao cả diệt trừ cái ác: Bóng đêm và Bến bờ. Nhà văn khẳng định rằng: “Văn chương có vẻ đẹp kì lạ, văn chương chỉ với những con chữ đơn giản mà đạt tới hiệu quả chân lí mà không một phương tiện nào so sánh được, thế đó, chính là cái thiêng liêng, bí ẩn nọ mà người đọc bị hút hồn vào. Theo nhà văn thì đây chính là cái căn nguyên của sự tồn tại thứ nghệ thuật ngôn ngữ siêu đẳng này. Và bản chát của văn chương vốn là thứ tột đỉnh của siêu ngôn ngữ.”[10, 95]. 2.2. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực Văn học - hiện thực là một trong bốn quan hệ cơ bản của văn học nghệ thuật. Văn học và hiện thực là một trong những vấn đề trung tâm của lí luận văn học, cho đến nay dù có rất nhiều hệ thống lí luận giải thích khác nhau nhưng đây vẫn là một vấn đề chưa thể thống nhất. Đó là vì hoạt động văn học có nhiều mối quan hệ, mà mỗi lí luận thường chỉ xây dựng theo một quan hệ nhất định để khái quát thành những nguyên lí, cho nên giữa chúng ít có sự gặp gỡ nhau. Theo sự phân tích của nhà lí luận văn học Mĩ M.H.Abrams, mọi lí luận đều xây dựng trên quan hệ các yếu tố cơ bản hợp thành hoạt động nghệ thuật sau đây: Thế giới (hiện thực) Tác phẩm Người tiếp nhận Nghệ sĩ (Tác giả) 24 Từ quan hệ tác phẩm văn học với thế giới, ta có lí thuyết mô phỏng cổ xưa và thuyết phản ánh ngày nay. Từ quan hệ nghệ sĩ với tác phẩm ta có lí thuyết biểu hiện, sáng tạo từ quan hệ tác phẩm văn học với người thưởng thức ta có thuyết giáo huấn thực dụng truyền thống và lí thuyết giao tiếp, tiếp nhận hiện đại. Từ bản thân các tác phẩm trong quan hệ với nghệ sĩ (tác giả) và người tiếp nhận ta có vấn đề nội dung, ý nghĩa, kí hiệu … Như thế vấn đề văn học và hiện thực, dù cho bao quát cả quan hệ tác giả/ hiện thực, người đọc/ hiện thực vào trong đó thì cũng chỉ có thể bao quát một phương diện mô hình hoạt động nghệ thuật nói chung, và quan hệ đó tác động đến với các phương diện quan hệ còn lại. Từ quan điểm trên, ta không có lí do nào để hạ thấp hay phủ nhận mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Xét từ phương diện này văn học phản ánh hiện thực là một nguyên lí cơ bản, quan trọng không thể thiếu. Phản ánh, theo nghĩa triết học mà nhà triết học Todor Pavlov khái quát, là sản phẩm của “mô phỏng” (hay phản ánh) hiện thực, mà chỉ phát hiện, biểu hiện thực tại (Cassirer, Adorno…), trên hiện thực, thì cũng đều nằm trong phạm trù “phản ánh” hiện thực, bởi họ đã hiểu phản ánh rộng hơn, bao quát hơn. Chẳng hạn, bản chất nghệ thuật, tính nghệ thuật chính là sự phủ định tính bản thể của thực tại. Hình tượng văn học là sự phủ định đối với chất liệu thực tế của hiện thực. Lời văn nghệ thuật là sự phủ định lời ăn tiếng nói thông tục hằng ngày. Trước đây ta chỉ khẳng định phản ánh luận như là lí thuyết tái hiện, nhận thức là đã phiến diện, đối với các lí thuyết khác không được coi là phản ánh luận đều có thái độ phê phán, thù địch, như thế lại càng phiến diện. Hiểu thế, trong bài này chúng tôi chỉ xét một mối quan hệ là văn học phản ánh hiện thực, nhưng không xem nó là bình diện duy nhất, quyết định tất cả. Ngoài ra, văn học là tấm gương phản ánh hiện thực và thời đại. Mệnh đề “văn học phản ánh hiện thực” từng bị hiểu giản đơn thành sao chép các sự kiện của thời đại, tôn sùng nguyên mẫu, miêu tả người thật việc thật, phản ánh các mâu thuẫn bản chất của xã hội, thời đại… Mặc dù có lúc đã sáng tạo nên 25 những sáng tác đáp ứng yêu cầu thực tế lịch sử nhất thời, nhưng do nghèo nàn về tư tưởng và thẩm mĩ, thiếu sức tưởng tượng, cá tính sáng tạo nhợt nhạt…cách hiểu đó đã bị phê phán vào thời Đổi mới ở Việt Nam những năm 80 –90 thế kỉ XX. Tuy bị hiểu sơ lược, nhưng bản thân mệnh đề đó vẫn có cơ sở. Bởi đó là mệnh đề xác định một cách tổng quát nhất mối quan hệ giữa văn học với hiện thực và thời đại, không có cách biểu đạt khác. Thuật ngữ “mô phỏng” có từ thời cổ đại. Xưa nhất, Platon hiểu “mô phỏng” (mimesis) chỉ là mô phỏng bề ngoài, chưa phải chân lí, đến Aristote đã hiểu đó là mô phỏng con người, hành động, tự nhiên. Đối với Aristote nghệ thuật không mô phỏng cái dĩ nhiên, mà mô phỏng cái khả nhiên của thế giới để tạo ra thế giới có giá trị triết lí và thẩm mĩ. Theo ông thơ ca tức văn học) do đó mang chất triết lí hơn lịch sử. Từ thời Phục hưng cho đến thời Cận đại, đến trước chủ nghĩa lãng mạn tư tưởng mô phỏng hiện thực vẫn là tư tưởng chủ yếu của phê bình Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội (Stenhdal), nhà văn là thư kí của thời đại (Balzac), nếu là nhà văn vĩ đại thì tác phẩm của anh ta phản ánh ít ra vài ba khía cạnh chủ yếu của cuộc cách mạng (Lênin). Đối với các bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, phản ánh hiện thực có nghĩa là tìm kiếm các gía trị nhận thức,đạo đức, thẩm mĩ của dời sống, lột trần các dối trá phơi bày mọi ung nhọt, xé toạc mọi mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình tiến bộ của xã hội. Các tư tưởng đó đã diễn đạt khá đúng và hay về mối quan hệ giữa văn học và đời sống lịch sử trên tầm vĩ mô, nghĩa là toàn bộ các sự kiện, nhân vật, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn học nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã hội. Cho dù quan niệm phương Đông xưa xem văn học là dùng để nói chí, hoặc chủ nghĩa lãng mạn phương Tây xem văn học “biểu hiện tình cảm khát vọng chủ quan của con người” thì cái chí ấy, cái tình cảm ấy cũng đều là phản ánh đời sống xã hội. Tuy vậy, coi phản ánh luận là lí thuyết duy nhất để giải thích văn học nghệ thuật là chưa đủ, vì với tư cách là nhận thức luận, phản ánh luận chưa thể đi vào các quy 26 luật sáng tạo của văn học nghệ thuật cũng như quy luật tiếp nhận của người đọc. Để hiểu nghệ thuật người ta phải nghiên cứu quy luật sáng tạo, tâm lí học sáng tạo, kí hiệu học, tiếp nhận nghệ thuật…nhưng không vì thế mà phủ nhận văn học phản ánh hiện thực, tức là phản ánh sự kiện, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người trong văn học. Trên đây là một phần những ý kiến bàn luận [1]. Trong tập tiểu luận bút kí Phút giây huyền diệu, nhà văn Ma Văn Kháng có dẫn ra lời dặn dò của Bác Hồ: “Đường lối văn nghệ là cái gì, nếu không phải sự tổng kết từ đời sống thực tiễn sinh động được soi rọi bằng lí luận tiên phong của thời đại. Bác Hồ bằng những hành động cử chỉ lời nói của mình đã tạo nên những dữ kiện, những cơ sở thực tiễn quan trọng bậc nhất để chúng ta đúc kết thành đường lối cách mạng của nước ta nói chung và đường lối văn nghệ nói riêng” [10, 16]. Đây là lời dặn dò của Bác với văn nghệ sĩ, mang ý nghĩa bao quát, nói về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật với đời sống hiện thực. Thật vậy, các nhà văn, muốn viết được một tác phẩm hay cần có một vốn kiến thức từ trường đời khá lớn. Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng tài năng vô song của người viết văn xuôi (cũng như nhà văn nói chung) trước hết là ở chỗ anh ta biết cách sống hòa mình, nhập cuộc với đời sống ở tất cả các cung bậc của cảm hứng, cảm xúc, ý nghĩ lớn nhỏ. “Sống đã rồi mới viết”. Trong cuốn tiểu luận bút kí về nghề văn của mình, tác giả chia sẻ những câu chuyện về sự ra đời của những tác phẩm không thể tách rời với cuộc sống. Ví dụ như: “Giữa năm 1982, Giám đốc Bang Cơ họp ban biên tập Nhà xuất bản Lao động, nơi tôi làm việc, bàn phương hướng ra sách văn học trong thời gian tới. Ông là người có tầm nhìn chiến lược và luôn đề cao vai trò chủ động tổ chức bản thảo của biên tập viên. Nhẩm tính, ông nói: Văn học về giai cấp công nhân phải có tiểu thuyết lớn, ít ra là về các ngành chủ lực. Bấm đốt ngón tay thì Than có rồi (với sách của Võ Huy Tâm), Gang Thép có rồi( với 27 tiểu thuyết của Lê Minh, của Xuân Cang). Giao thông vận tải có rồi (với tiểu thuyết của Lê Phương, của Nguyễn Gia Nùng)... vậy còn cao su miền Đông Nam Bộ và lúa gạo đồng bằng Sông Cửu long? Và thế là tôi cùng Xuân Du trưởng ban sách văn học cùng nhà thơ Thái Vận để lại công việc biên tập cho nhà văn Trần Dũng ở nhà giữ gôn, lập tức lên đường đi thực tế vùng vựa lúa miền Tây Nam Bộ với trách nhiệm viết tiểu thuyết về miền đất này.” Như vậy ta thấy, các nhà văn để cho ra đời những đứa con tinh thần thì cần có những chuyến đi thực tế để có những trải nghiệm, những mảng đời sống hiện thực rồi đưa chúng vào tác phẩm, tạo nên sự sinh động cho từng chi tiết. Nói về chuyện “Sống rồi mới viết” nhà văn Ma Văn Kháng viết: “Sống rồi mới viết! Chuyện ấy thì có gì là lạ. Nhưng nếu tôi không nhầm thì ở nước ta, người nói ra cái ý tưởng này đầu tiên là Nam Cao. Còn trước đó tôi nhớ lần đầu đọc được ý kiến nọ là từ Henri Barbusse. Trong đó tác giả tiểu thuyết Khói lửa nhấn mạnh, phải sống thật sự, nghĩa là phải toàn tâm toàn ý, cụ thể là trong đầu óc không được vương vấn một tí gì về chuyện viết lách cả, thì sau đó mới có thể viết được. Như vậy có thể thấy rằng, quan niệm “Sống rồi mới viêt” không phải của riêng một nhà văn nào mà đây như là quan niệm chung cho các nhà văn [9]. Nhà văn dẫn giải một cách cụ thể trong cuốn sách của mình: “Năm 1975, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Hội Liên Hiệp Thanh Niên thống nhất họp đại hội bầu Ban chấp hành mới. Tổng thư kí Nguyễn Đình Thi gọi điện mời tôi sang, nói sẽ giới thiệu tôi là đại diện cho giới nhà văn vào ban chấp hành nọ. Tôi đáp, tôi đã 40 tuổi, không còn trẻ nữa. Nguyễn Đình Thi cười: Làm gì có nhà văn dưới tuổi bốn mươi! Tất nhiên nói điều đó là nói quy tắc chung. Chứ ông thừa biết, Chế Lan Viên viết Điêu Tàn, Tô Hoài viết Dế mèn phiêu lưu ký và Nguyên H ồng có Bỉ vỏ đều dưới tuổi hai mươi. Vậy với nhà văn, sống không có nghĩa là sống nhiều năm, nhiều tháng”. 28 Ngoài ra nhà văn Ma Văn Kháng còn khẳng định: “Hiển nhiên là ai cũng biết, muốn viết được trước hết phải có vốn sống, tức chất liệu. Chất liệu là cuộc sống của chính mình. Bởi vì cái bí quyết thành công của nhà văn là ở chỗ trên trang viết anh phải thể hiện mình đầy đủ nhất. Nghĩ thế nên nhiều nhà văn đã có ý thức chuẩn bị cho nghề nghiệp của mình bằng cách quăng mình vào cuộc sống, bằng việc du hành khắp đó đây, làm đủ các nghề nghiệp, tiếp xúc với đủ hạng người. Nghĩ thế nên nhiều nhà văn coi việc đi thực tế là cách thức làm giàu có vốn sống của mình. Và nhà văn đi thực tế trong một thời gian dài đã là câu chuyện quá quen thuộc với lớp nhà văn cỡ tuổi tôi”. Một mình một ngựa có thể xem là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho những điều Ma Văn Kháng xác quyết ở trên. Một mình một ngựa là cuốn tiểu thuyết gần như áp chót trong các sáng tác c ủa nhà văn Ma Văn Kháng. Những cây bút phê bình nhận xét đây là một cuốn sách mang yếu tố tự truyện, là ánh hào quang của quá khứ trong hiện tại. Cuốn sách như chứa đựng một đoạn đời của nhà văn trong đó: “Có thể khẳng định Một mình một ngựa là tác phẩm có tính tự truyện rõ nét từ chính lời thú nhận của nhà văn Ma Văn Kháng Một mình một ngựa là đoạn đường mà bây giờ tôi mới viết ra để mọi người có thể hình dung đầy đủ về bản thân tôi”. Trong bài viết Lào Cai miền đất vàng, Ma Văn Kháng kể lại những kỉ niệm với vùng đất Lào Cai và những con người nơi đây, từ năm 1955 với vai trò làm một giáo viên đến năm 1965 làm thư kí cho đồng chí Bí thư tỉnh ủy Trường Minh. Những lời chia sẻ đó dễ cho chúng ta liên tưởng đén nhân vật Toàn trong tiểu thuyết. Toàn có lí lịch gần giống với tiểu sử nhà văn” (Đỗ Hải Ninh). “Đọc Một mình một ngựa, từ quãng đời của nhân vật có thể cảm nhận được chân dung một thế hệ, một lớp người được hình thành từ cuộc cách mạng: nhiệt thành, năng nổ, tuy thiếu tầm nhìn và tri thức cũng như còn nhiều hạn chế nhưng vẫn còn vẻ hồn nhiên, chất phác. Xuyên xuốt tác phẩm, hình tượng một mình một ngựa hàm chứa cái “mặc cảm cô đơn của mỗi đời người” [6] 29 Tiểu thuyết và truyện ngắn của Ma Văn Kháng để lại trong tâm hồn người đọc nỗi nhức nhối khôn nguôi về sự “hồi tổ”, “lộn giống” cùng “bản tính của đời sống rừng rú” ở miền biên ải. Cái nhìn hiện đại được tựa chắc trên nền tảng quan niệm về tính “hồn nhiên” của lịch sử (diễn đạt theo ngôn ngữ khái niệm, thì đó là quan niệm hiện thực khách quan, quan niệm biện chứng lịch sử) đã khiến cho nhãn quan giai cấp của nhà văn Ma Văn Kháng trở nên thấu triệt và thấm đẫm tinh thần nhân bản [4]. Như vậy có thể thấy, từ cuộc sống, từ trải nghiệm, tác giả viết nên những trang văn, thổi hồn mình cùng với những hình ảnh, nhân vật và ăm ắp các chi tiết vào trong tác phẩm. Có thể nói những chuyến đi, cùng với những trải nghiệm ngoài cuocj sống là vốn quý báu, tư liệu vô giá để nhà văn viết nên những tác phẩm của mình. Ngoài ra, nhà văn còn lấy thêm các dẫn chứng của các nhà văn có đồng quan điểm với mình như Dương Duy Ngữ, Xuân Cang... Cụ thể “Không thể phủ nhận hoàn toàn giá trị của những chuyến đi như thế. Dương Duy Ngữ nói, là nhà văn không thể tham gia các chuyến đi, không đi thì không viết được. Xuân Cang nói rõ thêm: những chuyến đi mang tính chất gợi ý. Đúng! Đã có những nhà văn có biệt tài là rất nhanh chóng nhập thân vào nhân vật, sự kiện và đã có được tác phẩm sau những chuyến đi dăm bữa nửa tháng ấy. Bút kí đã xuất hiện kịp thời trên các tờ báo và giá trị thông tin động viên xã hội của nó cũng không thể phủ nhận”. Với cái nhìn đa chiều và tinh tế, nhà văn Ma Văn Kháng còn khám phá thêm một khía cạnh khác trong mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đó là: “Đúng! Những chuyến đi làm giàu thêm hiểu biết, đưa ta vào những dòng chủ lưu của cuộc sống, gắn ta với các khuynh hướng tích cực có quan hệ đến vận mệnh của cộng đồng. Những chuyến đi gợi mở cho ta những trang văn th ực sự! Tuy nhiên ai cũng hiểu, những chuyến đi dẫu thế nào cũng không phải là tất cả, không phải là hình thức quan trọng duy nhất để nhà văn có chất liệu 30 làm nên tác phẩm của mình. Nếu hình dung những nơi tiến tiến, những con người tiên tiến là mặt sáng, thì vô hình trung nhà văn đã bỏ rơi mặt tối của cuộc sống, đã vô tình phản bội lại chức năng của văn học là quan tâm đến tính đa dạng của cuộc sống, đến số phận con người? Vậy thì vấn đề là phải sống trong cuộc sống, sống với tất cả “những chi tiết vụn vặt của cuộc sống đang chảy trôi” như cách nói của Dostoyevski kia. Nghĩa là làm cho cuộc sống tràn đầy trong mình bằng cách sống trong lòng cuộc sống, đau khổ, sung sướng suy ngẫm trong các sự kiện của cuộc sống, bằng việc trực tiếp tham dự vào cuộc sống. Nghĩa là để cuộc sống tràn vào mình tự nhiên như mưa lâu thấm đất, được hình dung như là mở tất cả các luân xa, nói theo ngôn ngữ nhà Phật, khai thông tất cả các giác quan để nhận biết để cuộc sống tràn vào anh tràn vào thế giới bên trong của anh. Chứ không phải là lang thang đây đó, tạo nên vốn sống bằng cái hình thức nhân tọ là lăm lăm trong tay cây bút và cuốn sổ như một nhà ghi chép chuyên nghiệp hoặc như một tên mật thám của cuộc đời, như cách nói của Paoutopxki...” Trong cuốn tiểu luận và bút kí của mình, nhà văn cũng đề cập đến thế nào là một tác phẩm để đời - một tác phẩm mà bất cứ nhà văn nào cũng hao khát có được, nhưng qua thực tế sáng tác thì nhà văn nghiệm ra rằng: “Tác phẩm văn chương chẳng bao giờ theo kịp cuộc sống đang biến đổi với tốc độ chóng mặt và như thế thì làm gì có cái g ọi là tác phẩm để đời!” 2.3. Ngôn ngữ văn học Văn học là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là chất liệu của văn học: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội. Ngôn ngữ góp phần trực tiếp vào việc giao lưu và phát triển xã hội. Ngôn ngữ có vị trí quan trọng trong sáng tác văn học. Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học”. 31 Cao Bá Quát cũng từng nói: “Sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được “Hoa tiên” và “Kim Vân Kiều” không? Không bỏ được. “Kim Vân Kiều” là tiếng nói hiểu đời. “Hoa Tiên” là tiếng nói dâng đời [18]. Các ý kiến trên đã khẳng định ngôn ngữ là công cụ thứ nhất của văn học. Đặc biệt, ý kiến của Cao Bá Quát đi sâu nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc vai trò hàng đầu của ngôn ngữ văn học trong văn học nước nhà. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Không có ngôn ngữ không có văn học, cũng như không có âm thanh, đường nét, màu sắc thì không có âm nhạc và hội hoạ. Nhạc sĩ là nghệ sĩ của âm thanh; họa sĩ là nghệ sĩ của màu sắc, đường nét; nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động ngôn từ và lao động trong sự giày vò sáng tạo nghệ thuật là sự giày vò của từ ngữ. “Nhị cú tam niên đắc / Nhất ngâm song lệ lưu” (Giả Đảo - Ba năm làm được hai câu thơ – Một lần đọc lên hai hàng nước mắt chảy), Đỗ Phủ lại viết: “Làm người thích câu văn đẹp / Đọc chẳng kinh người chẳng chịu thôi”, Mạnh Giao: “Yên ngâm nhất cá tự / Niếu đoạn số căn tu” (Tìm được một chữ hay – đứt mấy sợi râu). Tất cả họ đều đã từng hạnh phúc trong đau khổ mà thốt lên điều đó [14] Nhà văn Ma Văn Kháng viết trong cuốn Phút giây huyền diệu. Tuy nhiên trong khi không tuyệt đối hóa những giá trị văn chương, lại phải thấy rằng, con người không thể không cần đến nó. Cần đến nó vì nó hàm chứa những giá trị không một phương tiện nào có được. Giá trị của văn chương tồn tại ở chính chỗ ta đã nói ở trên kia: “cái cuộc sống được lưu lại, được xác định bằng ngôn ngữ văn tự và rất chóng trở nên già nua cũ kĩ lạc thời nọ! từ khi loài người có ngôn ngữ văn tự thì quỷ thần ở trong núi cũng phải khóc than. Đó là một câu nói của Lỗ Tấn tiên sinh”. Tại sao lại như vậy, ngôn ngữ là thứ thần bí gì mà khiến cho quỷ thần phải khóc than, lí giải cho điều này, nhà văn tiếp tục viết: “Vì ngôn ngữ văn 32 chương là thứ ngôn ngữ ở cấp độ siêu thường, nên nó có khả năng dựng nên được cả cuộc sống với đầy đủ các cung bậc tình huống, kỹ lưỡng, trọn vẹn, sâu sắc với đủ màu sắc mùi vị âm thanh. Và về mặt này thì có lẽ nó giàu có năng lực hơn hội họa, âm nhạc, điện ảnh, tuồng chèo…” Nói về ngôn từ nghệ thuật trong văn học, Nguyễn Tuân đã có nhận xét như sau: “Nghề văn là nghề của chữ - chữ với tất cả mọi nghũa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa để sinh sự, để sự sinh”. Nói như vậy là để khẳng định ý nghĩa quan trọng không thể thiếu của ngôn ngữ trong loại hình nghệ thuật ngôn từ này. Từ quá trình nghiên cứu của mình giáo sư Phương Lựu cũng đã đưa ra nhận định của mình về ngôn từ nghệ thuật: “Mọi tác phẩm văn học đều được viết hoặc kể bằng lời: Lời thơ, lời văn, lời tác giả, lời nhân vật...gộp chung lại gọi là lời văn. Nếu ngôn từ - tức là lời nói, viết trong tất cả tính chất thẩm mĩ của nó là chất liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học”[16]. Theo Maiacôpxki: “Phải từ hàng ngàn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để câu thơ câu văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất” hay M. Gorki: “Ngôn ngữ của tác phẩm phải gẫy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng chính các tác giả cổ điển viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”. Nhà văn luôn có trách nhiệm với ngòi bút của họ. Mỗi từ trong tác phẩm của họ “không có từ nào khác trong ngôn ngữ có thể thay thế nó được” (L. Tolstoi). Nhà văn Ma Văn Kháng, chia sẻ trong cuốn tiểu luận bút kí về nghề văn của mình, ông đã có một bài học thú vị từ đồng nghiệp của mình: “Chẳng hạn, một lần đến tôi, nói về ngôn ngữ và câu cú trong truyện, Hoàng Tiến bảo: Ông hãy đọc thử ba câu sau đây: 1.Hắn nhai miếng bí tết. 2. Hắn nhai nhồm nhoàm miếng bí tết. 3. Hắn nhai miếng bí tết như nhai một kẻ thù. Ông thấy sắc thái các câu khác nhau thế nào? Chà! Một bài học thú vị chưa! Học 33 thầy không tày học bạn đồng nghiệp” [10, 60]. Hay là: “Nhân nói về ngôn ngữ tôi muốn nói ngay rằng, thế hệ chúng tôi đã gặp may, vì chúng tôi đã có Tô Hoài. Tô Hoài là người thầy đầu tiên dạy chúng tôi tình yêu Tiếng Việt và cần phải lao động thế nào để có được thứ ngôn ngữ thật đẹp trong tác phẩm của mình”. Ông khẳng định sự kì diệu của ngôn ngữ: “Ngôn ngữ văn học, kỳ diệu thay! Kỳ diệu thay bởi vì theo giáo sư Phương Lựu, đọc sách vốn là hành vi của trực giác, trực cảm”. Ma Văn Kháng là nhà văn đặc biệt quan tâm đến cách sử dụng ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm của mình. Theo ông thì “cái gì đã sống trong ngôn ngữ thì sẽ sống cùng ngôn ngữ”. Ông chủ ý góp nhặt thứ ngôn ngữ đặc sắc, sống động trong từng lời ăn, tiếng nói của người dân ở cuộc sống thường ngày , sau đó sàng lọc, chắt lọc để đưa vào trong tác phẩm của mình, tạo nên thứ ngôn ngữ vừa lạ lại vừa quen, vừa sang trọng mà lại dân dã rất hấp dẫn người đọc. Trong 2 tác phẩm viết về đề tài hình sự là Bóng đêm và Bến bờ, Ma Văn Kháng đã tạo nên một thứ ngôn ngữ đặc sác bằng việc sử dụng linh hoạt các lớp từ ngữ. Điển hình như lớp từ ngữ mang dấu ấn từ chất liệu dân gian. Tác giả vận dụng linh hoạt các thành ngữ dân gian, tạo nên ý tứ đáo để, độc đáo trong mỗi câu nói. Chẳng hạn: “Trọc đầu mang tiếng bất lương”, “mưu con đĩ trí học trò”, “bọ chó múa bấc”, “tu hú sẵn ổ đẻ nhờ”, “nói với thằng say như vay không trả”, “sơn ăn tùy mặt ma bắt tùy người”, “vừa ăn cướp vừa la làng”…[4]. Bên cạnh thành ngữ nhà văn còn sử dụng ca dao, những câu hát dân gian tạo nên sự đa dạng của ngôn ngữ trần thuật cũng như ngôn ngữ của nhân vật. Ví dụ, để diễn tả xứ Lạng mộng mơ và hữu tình, tác giả vận dụng câu ca dao:“Đồng đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị có chùa Tam thanh”. Để gợi lên hình ảnh người phụ nữ có cái nhìn và con mắt hình lá khoai, Ma Văn Kháng dẫn câu ca dao: “Chém cha con mắt lá khoai/ Nhìn chồng chồng chết, liếc trai trai mù” 34 Một điều đặc biệt nữa là trong hai tác phẩm này, Ma Văn Kháng thường sử dụng chất liệu dân gian cho những nhân vật phản diện tạo nên thứ ngôn ngữ vừa sắc sảo, vừa chua ngoa, lại thô tục tố cáo bản chất từng nhân vật phát ngôn ra nó. Thử chứng kiến một cuộc cãi vã ỏm tỏi rất lộn xộn giữa các thành viên trong gia đình mụ Đống ta sẽ thấy hết được cái tài trong việc vận dụng vốn ngôn ngữ dân gian vào tác phẩm để lột tả bản chất nhân vật. Mới sáng ra thấy hai thằng con trời đánh là Tư và Túc đã chửi nhau về chuyện trai gái loạn luân, mụ Đống hiểu láng máng sự tình lên giọng nạt nộ hiểu biết: “Thế nào? thế nào? Lại cái chuyện tu hú sẵn ổ đẻ nhờ hả?”. Tư gây sự trước vì nghĩ rằng Túc đã ngủ với vợ mình, Túc cũng xả ra bao nhiêu căm hận bấy lâu nay chưa có dịp nói vì Túc thừa biết tên Tư là một lửa tình dục ngùn ngụt đã bao lần gạ gẫm vợ mình: “Mẹ mày, đừng giở mƣu con đĩ, trí học trò ra đây với tao, Tư!”. Và cứ thế câu chuyện ngày càng rối tungleen khi cứ người nọ đổi lỗi cho người kia…Rồi hàng loạt những câu anh/chú, mày/ tao, con vợ mày,…toàn thứ ngôn ngữ chợ búa, vô văn hóa hiện hình trong lời phát ngôn của nhân vật. Qua đó bản chất của nhân vật được hiện nên rõ nét [4]. 2.4. Các thể loại văn học: Truyện ngắn, Tiểu thuyết 2.4.1 Truyện ngắn Ở phương Tây, thể loại truyện ngắn ra đời tương đối muộn so với các thể loại khác, nó xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉ XIX, phát triển lên đỉnh cao nhờ các sáng tác xuất sắc của văn hào E.T.A Hoffmann và Anton Chekhov, sau đó trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỷ XX. Tên gọi truyện ngắn đã thể hện khá rõ diện mạo của nó: truyện ngắn thì tất nhiên là ngắn! Không cần phải dùng lối triết tự hoặc tìm ra cái ngữ nghĩa xa xưa của thuật ngữ “truyện ngắn” mà nhìn vào phương thức tồn tại và cái hình hài ngắn gọn đến ngạc nhiên của những truyện ngắn kiểu mẫu của các bậc thầy sẽ có ngay một ý niệm cơ bản khá chính xác về truyện ngắn: đó lầ một kì quan nghệ thuạt bé nhỏ nhưng có sức gợi lớn. 35 Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Khác với tiểu thuyết, là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng đến việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người.” [3]. Các nhà văn từng sáng tác truyện ngắn đã có những suy nghĩ về truyện ngắn khác nhau. Đáng chú ý là lời bàn luận của Kóntantin Paustovski: “Truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó có cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường” Qua việc tìm hiểu một số quan niệm về truyện ngắn của các nhà văn trong và ngoài nước, chúng ta nhận thấy truyện ngắn là một thể tài mà hình thức nhỏ nhưng không có nghĩa là nội dung không lớn lao. Được sinh ra như những câu chuyện kể hằng ngày rất tự nhiên, truyện ngắn hình thành và phát triển vượt bậc với sức mạnh dẻo dai phi thường qua sự sáng tạo của nhiều thế hệ nhà văn. Đến nay truyện ngắn đã khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thể loại tự sự của văn học thế giới. Ở Việt Nam, truyện ngắn Sống chết mặc bay! của Phạm Duy Tốn được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối phương tây. Sau nó, văn học Việt Nam hiện đại đã xuất hiện nhiều nhà văn có tài và có duyên với thể loại văn học này, Ma Văn Kháng là một nhà văn như vậy. Trong cuốn tiểu luận bút kí Phút giây huyền diệu, nhà văn Ma Văn Kháng viết: “Theo tôi, chính là do năng lực ôm chứa của truyện ngắn ngày càng tỏ ra vô tận nên huyện có đầu đuôi. Một thoáng ưu tư vô cớ. Tất cả đều có thể là truyện ngắn.thẻ tài này trong những năm gần đây mang một tầm vóc lớn lao về tư tưởng và nghệ thuật rất đáng nể trọng. Và đó là nguyên nhân khiến cho những định nghĩa về nó trong các sách giáo khoa kinh điển đã trở nên bất cập. Điều này có thể cũng đã xảy ra ở các phạm trù chính trị, kinh tế, xã hội,…Ví dụ: định nghĩa về chủ nghĩa tư bản, về giá trị thặng dư, về bóc lột,…đã có, chỉ là thích hợp với những thời kì trước. Chẳng hạn nếu coi 36 truyện ngắn chỉ là tình huống (moment) thì có nghĩa chỉ công nhận thuộc thể loại này những truyện ngắn kiểu Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…thôi. Truyện ngắn nên được coi là một loại hình nghệ thuật khám phá cuộc sống một cách tự do nhất và gây ấn tượng, xúc cảm mạnh và sâu ngay lập tức. Vậy thôi Dung lượng của truyện ngắn tự do. Cả một đời người. Riêng biệt khoảnh khắc. Một câu chuyện có đầu đuôi. Một thoáng ưu tư vô cớ. Tất cả đều có thể là truyện ngắn.” [10, 204-205]. Qua thực tế sáng tác, nhà văn Ma Văn Kháng đưa ra các tiêu chí về truyện ngắn: truyện ngắn không phải là truyện vừa, không phải là tiểu thuyết, trước hết là do độ ngắn của trang chữ. Có thể là từ vài chục dòng đến trên dưới 10.000 chữ, thông thường ở Việt nam, trung bình là 6.000 chữ. Vừa đủ in trong 1 trang đến 2 trang báo Văn Nghệ. Sau nữa truyện ngắn cần đạt những yêu cầu: tập trung chi tiết trong cốt truyện có trọng điểm, gây được ám ảnh và xúc động trong người đọc đây chính là yếu tố thành bại của truyện ngắn. Ngoài ra nói đến truyện ngắn là phải nói đến văn. Văn trong truyện ngắn có yêu cầu rất nghiêm ngặt, đây là nơi bộc lộ tài năng thực sự của nhà văn. Văn trong truyện ngắn phải như trạm trổ, văn trong truyện ngắn rất cần có duyên và hóm một chút. Theo nhà văn Ma Văn Kháng thì ông thích những truyện ngắn mở ra những không gian thật thoáng đãng, với những nhân vật sống thật hồn nhiên. Ông cũng không ngần ngại bộc lộ tạng văn của mình, ông không sợ dư luận sẽ bó buộc khả năng của mình, ông tin vào sức hấp dẫn lòng người của từng con chữ trong truyện ngắn của ông. Ma Văn Kháng chia sẻ: “Một số truyện ngắn của ông được dư luận quan tâm, thường thể hiện các khuynh hướng: trước hết là ở tạng truyện thế sự nhưng đậm đà chất trữ tình, bao giờ trong truyện ngắn của ông cũng âne náu đâu đó bóng hình ẩn dụ. Sau tạng truyện là đến những câu mở đầu, câu mở đầu như sự khai thông cho giọng điệu của cả truyện ngắn. Cốt truyện luôn được coi trọng, nó là ý đồ để khai 37 triển câu chuyện, cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng thường bắt nguồn từ một sự kiện thoạt đầu nào đó đã xảy ra ở cuộc đời, rồi tích tụ, bổ sung biến hóa dần dần cho tới khi hoàn thiện. Tôi nghĩ, một cốt truyện như thế thường có yếu tố đời sống, yếu tố cuộc đời. Ông cũng quan tâm đến tính triết luận trong truyện ngắn, trong các truyện ngắn ông thích thì ông thường tìm được điểm nhấn, tức đó là cơ hội để nhà văn triển khai việc luận bàn ngoại đề.” [10, 207]. Theo ông, truyện ngắn muốn tạo được ấn tượng, phải có những cái mấu mắc vào lòng bạn đọc, ngoài chi tiết thì còn cần các điểm nhấn này. Và điều tất nhiên là những điều ở trên đều phải tuân theo “quy tắc sống còn” đó là phải tự nhiên, không được gò bó, cưỡng ép và nhồi nhét ý tưởng của mình. Truyện ngắn như dòng chảy tự nhiên của đời sống Nhà văn Ma Văn Kháng cho truyện ngắn như một thách thức:“Có được một truyện ngắn hay với tôi bao giờ cũng là một thử thách, một ước ao, một run sợ, run sợ trước cái nghiệt ngã của hoàn cảnh; muốn làm một cái gì đó thật thỏa sức trong một khuân khổ eo hẹp. Run sợ vì năng khiếu? Viết truyện ngắn hơn một lần đòi hỏi phải có khiếu năng riêng. Bởi vì, đã có những lúc tưởng như có nó trong tay rồi, mà hóa ra mình tự lừa mình. Vì đã đầy đủ tất cả, nào cốt truyện,nào tình tiết, nào nhân vật, nào ngôn ngữ…Mà vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó như là thiếu một linh hồn quanh quất ám ảnh, cái tạo ra duyên, tạo ra trường hấp dẫn, tạo ra hương vị, phẩm chất văn học đích thực” [10, 210]. Theo nhà văn thì một truyện ngắn hay nhất thiết là một truyện ngắn để lại ấn tượng- một ấn tượng riêng, đặc sắc được tạo nên từ sự tổng hòa của tất cả các yếu tố, từ cái linh hồn ám ảnh vừa là cái thấu triệt, hòa quyện, vừa là cái chiết xuất ra từ tất cả, vừa man mác vừa âm vang dư vị ảo giác, mê hoặc. Đó là kết quả của nội dung tan hòa trong hình thức kể chuyện. Ngoài ra ông còn đề cập đến những thao tác cần phải có và những khó khăn cần phải vượt qua để có được một truyện ngắn. Với nhà văn, như một thói quen, một cốt truyện là một cái gì đó đã xảy ra trong đời sống của nhà 38 văn. Và nhờ vào trí tưởng tượng, biến hóa để trở thành hoàn thiện. truyện ngắn thể tài tự sự cỡ nhỏ nầy, thật muôn hình nghìn vẻ, vì vậy nên cốt truyện của nó cũng rất đa dạng và còn đang không ngừng biến đổi trên con đường hiện đại hóa của thể loại một cốt truyện hay mang ở trong nó một hai nhân vật có cá tính đặc sắc với hàng loạt hành động, đặc biệt là hành động bên trong. Một cốt truyện còn bao gồm trong nó ăm ắp các chi tiết, tình tiết quán triệt ý nghĩa chủ đề. Hơn nữa, theo nhà văn Ma Văn Kháng, truyện ngắn hiện đại theo ông có chiều hướng nghiêng về ngụ ngôn. Đó là điều mà nhà văn phải chống lại bằng cách, trong khi ham mê ý nghĩa toát lên ở mỗi tình tiết, phải luôn luôn nhắc mình, hãy miêu tả thật cụ thể, xác thực, làm sao cho nó thực sự là nó đã, chứ không phải là cái gì khác, mặt khác các chi tiết như thế phải tràn đầy, sung mãn nghĩa là nó phải là cuộc sống thật dồi dào và nghiêm ngặt. Đây là kinh nghiệm của một nhà văn đi trước, mà các nhà văn thế hệ sau nhìn vào đó để học tập và cho ra đời những truyện ngắn hay và đặc sắc: “Viết xong một truyện ngắn tôi thường giữ lại ở dạng bản thảo khá lâu trước khi gửi đi in. khoảng cách thời gian khiến ta trở nên khách quan hơn với cái chế phẩm văn chương của ta. Tách mình ra khỏi vị trí chủ thể, trở thành một độc giả đơn thuần, khó thay, nhưng nếu không hoàn toàn thì cũng không tỉnh táo để nhận ra mình” [10, 214]. Tức theo ông, nhà văn phải đặt mình ở vị trí khách quan nhất để nhìn nhận tác phẩm của mình, tránh cái nhìn chủ quan. Nói đến câu chữ trong truyện ngắn, nhà văn cho rằng: câu chữ tiêu dùng trong truyện ngắn là cả một nỗ lực to lớn và nó thường là yếu tố quyết định thành bại của một truyện ngắn. Có những truyện ngắn nội dung tư tưởng bình thường nhưng đọc thì cứ mê đi bởi những câu chữ. Nhà văn Bùi Bình Thi nói: Chữ trong văn xuôi cần có men. Có thể thấy đây là một cách nói ví von khá hay, câu chữ trong truyện ngắn nó lên men và tỏa hương, nó dẫn dắt quyến rũ, nó là cái hồn của câu chuyện. 39 Ngoài những yếu tố trên, nhà văn Ma Văn Kháng còn có một điều kiện sinh tử mà ông luôn cố gắng thực hiện, chính là ở chỗ: phải có được những yếu tố nghệ thuật gây được âm hưởng lâu bền khi bạn đọc rời trang sách. Nói như vậy để thấy một truyện ngắn cần mang một cá tính riêng, đây là dấu ấn để phân biệt tác giả này với tác giả khác. Nó là tài năng riêng, không thể trộn lẫn, dẫu rằng có kể lại chung một cốt truyện đi chăng nữa. Không dừng lại ở lí thuyết đơn thuần, nhà văn Ma Văn Kháng đưa người đọc vào từng trang văn cụ thể của mình, như một minh chứng sắc nét. Trong truyện ngắn Một chiều dông gió của mình, ông tự nhận thấy rằng nó sẽ thật cằn cỗi nếu thiếu đi cái khung cảnh tráng lệ và hoang dại cuả cơn giông chiều với tiếng sấm sét rung trời và những cơn lốc cùng với những hạt mưa nặng lớn xiên chéo như những mũi tên bắn. Và sau cuối là hình ảnh con bướm vàng từ một cõi hoàn vũ nào bay đến đậu trên những bọ quần áo căng trên dây phơi của những người thợ thuyền trai trẻ, lam lũ trong lao động khổ sai, đánh thức trong họ bản năng và phẩm cách của con người. Nhà văn còn đề cập đến sức gợi của một câu chuyện thông qua các đoạn văn trữ tình có tính luận đề được viết một cách kĩ càng như đang cố tình gây ấn tượng cho người đọc [5]. Truyện ngắn San Cha Chải được viết một cách ngẫu nhiên. Cốt truyện khá đơn giản: Hồi kháng chiến chống Pháp, có một anh du kích Mèo nhận nhiệm vụ áp tải một ten trùm phỉ xã bắt được ra huyện, dọc đường đi, tên trùm phỉ tỉ tê trò chuyện, gợi mở tình cảm dan tộc khiến anh du kích mủi lòng. Sau đó đến một con suối, anh cởi trói cho nó tắm, rồi giao súng cho hắn để mình tắm. Kết quả tên trùm phỉ dùng súng bắn anh du kích, may mà không trúng rồi ù té trốn chạy mất vào rừng. Giọng điệu của truyện ngắn này là cái lối xưng hô mình mình ta ta thân thiết, suồng sã mang hơi hướn của dân ca. Tác giả dường như đã phải vận dụng hết tất cả những hiểu biết, kỉ niệm, ấn tượng của ông trong nhiều năm dài sống ở miền núi để viết được truyện ngắn này. Nhà văn Ma Văn Kháng chia sẻ trong cuốn “Phút giây huyền diệu”:“Cái 40 giếng nước ở trong truyện có đàn chim bay qua soi bóng, nơi con trai con gái trong bản San Cha Chải tới soi gương là cái giếng nước bờ be bằng đá xanh xây kiểu cẩm quy tôi đã thấy ở xã Cao Sơn, huyện Mường Khương. Cái miếu quan âm là cái miếu thờ tôi đã đi qua, đã đặt cây sậy để cầu may trên đường từ Bắc Hà đến Xin Ma Cai. Cái tục người Mèo một khi bị dây trói là không nên người và cái cách giải quyết đầy sáng tạo của Tủa, anh trai Pao, là hiểu biết tôi thu nhận được trong những năm tham gia tiễu phỉ ở Lào Cai. Lí lẽ của Mo Chúng, bậc thánh triết dân dã, chẳng hạn: Nước ở dưới sâu nước không có ích, nước muốn có ích phải chuyển động lên mặt đất. Muốn hữu ích phải làm việc là triết lí dân gian cổ mà tôi đọc được ở trong sách. Thầy giáo Tính, nguyên mẫu tên y trang, là người tôi đã ăn ở cùng trong thời gian tôi lên công tác ở xã vùng cao nọ. Tất tật không loại trừ một ch tiết nào, nếu nó có thể hòa nhập có lợi cho tổng thể hình tượng là lập tức sử dụng. Kể cả câu hát của ông Mo: Mười tuổi tắm không biết rét. Hai mươi tuổi yêu không biết mệt. Ba mươi tuổi bắt chim không cần nỏ. Bốn mươi tuổi giỏi buôn bán đường xa. Đó là bài hát của người Lào Sủng, người Mẹo ở Lào tôi mới sưu tầm được trong dịp đi thăm đất nước này, năm 1997” [10, 227]. San Cha Chải, theo tác giả tự đánh giá, với một cốt truyện đơn chiều, chỉ trở nên một thiên truyện có sức gợi nhờ một không gian được miêu tả một cách có ý thức. Ở đây, bầu không khí thanh sạch, vòm trời bát ngát mở tám cánh cửa, con dốc, mùi cỏ ngải, cái giếng nước là môi trường hành động của nhân vật, không có chúng thì không có truyện này. San Cha Chải viết theo lối truyện truyền thống, đó là do nội dung và tạng viết của tác giả quy định. 2.4.2 Tiểu thuyết Nếu coi truyện ngắn như một lát cắt của cuộc sống thì tiểu thuyết lại là cả cuộc sống toàn vẹn với nhiều chiều. Nếu truyện ngắn chỉ là một mắt xích một quãng đoạn, thì tiểu thuyết lại là trọn vẹn cả quá trình. Hay như chính nhà văn Ma Văn Kháng đã d ẫn lời của G.Macket: “Viết tiểu thuyết là xây các viên 41 gạch, viết truyện ngắn là chuẩn bị hồ và vữa. Truyện ngắn là một mũi tên cắm vào bia. Tiểu thuyết là cuộc đi săn thỏ. Truyện ngắn là quãng nghỉ xả hơi, là bước thực tập”. Điều đó đã giải thích tại sao một nhà văn trẻ sau khi đã thành công ở thể loại tự sự cỡ nhỏ là truyện ngắn, không bao giờ chịu dừng lại ở đó đâu: “Tiểu thuyết mới là cái đích họ nhắm tới. Nó là giấc mộng huy hoàng ở một đời văn. Nó là món nợ đời canh cánh chưa trả được còn chưa sống yên ổn được.” Bàn về tiểu thuyết, nhà văn Ma Văn Kháng luôn có ý thức đặt nó trong mối tương quan, đối với truyện ngắn, để làm nổi bật những khác biệt căn bản của thể loại tự sự cỡ lớn này. Là một nhà văn cần mẫn, say mê với nghề, với sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi, Ma Văn Kháng cũng phải thừa nhận: “Viết văn nói chung, viết tiểu thuyết nói riêng, chưa bao giờ dễ cả. Như tôi một đời người có thể viết cả trăm cái truyện ngắn, nhưng tiểu thuyết chỉ được vài cái thôi”. Như thế đủ để hiểu rằng nơi gửi gắm tài năng tâm huyết của một đời văn, không gì khác chính là tiểu thuyết. Có thể nói không có vốn sống và sự trải nghiệm, Ma Văn Kháng không thể có được những trang viết đầy sống động và chân thực về cuộc sống và con người vùng cao miền núi nơi chàng trai đất Hà thành chân ướt chân ráo thưở ban đầu mói đặt chân đến hoàn toàn lạ lẫm. Cũng như vậy chính vốn sống phong phú đã làm nên sự hấp dẫn cho những trang văn của ông. Vốn sống ấy chính là chất liệu vô giá cho các tác phẩm ra đời. “Vì chất liệu, không có nó thì một thiên tài cũng vô nghĩa” (Ooctega Ygasset) Tích lũy vốn sống là bước chuẩn bị quan trọng đối với mỗi cây bút. Tuy nhiên ở Ma Văn Kháng với tư cách một tiểu thuyết gia, những vốn sống ấy còn có thêm một nghĩa đặc biệt. Điều này xuất phát từ quan niệm riêng của nhà văn trong việc sáng tác tiểu thuyết. Ông tự nhận mình là người “viết theo khuynh hướng hiện thực”. Và dù “ không phải là người kém về trí tưởng 42 tượng” nhưng tác giả luôn đặt cho mình tâm niệm “Tôi chỉ tưởng tượng, hư cấu trên một hiện thực đã thấy, đã biết, đã cảm nhận được. Quan niệm này đã dẫn đến một nguyên tắc riêng trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Hầu hết các hình tượng nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết của ông đều có nguyên mẫu từ đời thực. Lý giải điều này, Ma Văn Kháng tâm sự: “với tiểu thuyết, nhân vật phải hoạt động trong một văn cảnh rộng dài thì việc dựa trên một nguyên mẫu để xây dựng nó là một nguyên tắc sống còn của tôi” Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nguyên mẫu đơi sống và hình tượng trong tác phẩm, không đơn giản dừng lại ở việc chọn lựa và xử lí chất liệu, dùng thực tế cuộc sống làm nguyên mẫu xây dựng nhân vật hay cốt truyện. Nó thực chất còn liên quan đến một nguyên tắc chi phối ở tầm cao hơn trong quan niệm về tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Nhà văn cho rằng “Với riêng tôi, mỗi cuốn tiểu thuyết đều ứng với một đoạn đời, một phần cuộc sống của mình. Không phải là tự thuật, nhưng tôi luôn thấy không nhiều thì ít mình luôn có mặt trong những cuốn truyện loại tự sự dài hơi như vậy.” Trong cuốn Phút giây huyền diệu nhà văn đưa ra 10 lí luận về tiểu thuyết thường được tiếp cận: 1. Một cuốn tiểu thuyết, đó là một bí ẩn. Tác giả của câu nói này là Pierre Assouline. Triển khai ý tưởng này ông chủ bút tạp chí Lire một tạp chí văn học vào loại lớn nhất của nước Pháp nói thêm: Tiểu thuyết người ta biết đấy là cái gì, nhưng để tìm hiểu nó đã được làm ra như thế nào thì có người đã vỡ cả mặt, và không gì vô bổ bằng cứ muốn giải thích điều khó lí giải đó bằng cú pháp [10] 2. G.Macket: Viết tiểu thuyết là xây các viên gạch, viết truyện ngắn là chuẩn bị hồ và vữa. Truyện ngắn là một mũi tên cắm vào bia. Tiểu thuyết là cuộc đi săn thỏ. Truyện ngắn là quãng nghỉ xả hơi, là bước thực tập. Và ông cho rằng tiểu thuyết là cuộc sống toàn vẹn [10]. 43 3. Tiểu thuyết theo định nghĩa của bách khoa toàn thư COMPTON’S là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời, có những đặc điểm truyền thống sau đây: *Tiểu thuyết gia luôn đặt câu chuyện của mình trên nền tảng đời sống thực (Đã được trực tiếp trải nghiệm// hoặc thông qua các sự kiện quan sát được// hoặc sự hiểu biết về cuộc đời của người khác). *Tiểu thuyết gia tuyển chọn và sắp xếp chất liệu lấy trong đời sống những biến cố có ý nghĩa nhất. * Tiểu thuyết gia có thể đưa ra nghịch lí không tồn tại trong đời sống. Dữ kiện có thể bị bóp méo, nhằm gia tăng, đề cao cốt truyện, nhưng phải mang tính chân lí Như vậy có thể thấy một tiểu thuyết hay phải chứa đựng những dữ kiện của đời sống thực, mang tính phổ quát và thu hút sự chú ý của bạn đọc. *Tiểu thuyết tâm lí đang rất được chú ý, tiểu thuyết gia sử dụng trần trụi những hành động và họi thoại nằm sâu trong tâm trạng của nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết tự phát lộ qua dòng chảy của nhận thức, mà không chịu bất cứ sự ràng buộc nào [10]. 4. Jose Ortega Y Gasset, một tiểu thuyết gia Tây Ban Nha đã có những ý kiến rất đáng chú ý về tiểu thuyết như: - Tiểu thuyết hiện đang suy thoái vì thiếu chất liệu mới - Tiểu thuyết là thể loại mô tả trực tiếp , trình bày trực tiếp; sức hấp dẫn của nó nằm ở sự biểu hiện trực tiếp - Con người là nguyên nhân gây ra hứng thú, dung lượng củ tác phẩm dài ngắn là do sự kéo căng của từng sự kiện và chi tiết. - Sức quyến rũ, bí ẩn của tác phẩm nằm ở cấu trúc bên trong, như ở tiểu thuyết của Dostoyevski là: Cái khoái cảm sâu sắc và cảm giác lo âu nặng nề đau đớn.… [10] 44 5. Với Mikhail Kundera, nhà tiểu thuyết Pháp gốc Tiệp, tác giả của tiểu thuyết Sự Bất Tử nổi tiếng thì ông cho rằng tiểu thuyết hiện đại có những đặc điểm như: Tiểu thuyết là tột đỉnh củ siêu ngôn ngữ; Tiểu thuyết hiện đại xóa bỏ ranh giới giữa hư cấu và tự truyện; Tiểu thuyết hiện đại như một bữa tiệc có nhiều chương đoạn [10]. 6. Theo Rolland Barth, tác giả của cuốn Độ không của lối viết: Tiểu thuyết là hình phẳng của một thế giới cong và nối liền (cho nên khong giống hiện thực và có rất nhiều kiểu) [10]. 7. Tiểu thuyết tự thuật sẽ là một thể loại được phát triển, vì độc giả tin và yêu những điều sát thực. Ngoài ra nó còn có thể bộc lộ những ẩn ức sâu kín của nhà văn [10]. 8. Tiểu thuyết có đối tượng là người chiến sĩ, người công nhân, người nông dân trong các cuộc cách mạng rộng lớn. Ở đây toàn bộ sự thực xấu xa, bỉ ổi, đê hèn nhất cũng sẽ được phơi bày [10]. 9. Cùng với tiểu thuyết kể trên, các loại tiểu thuyết xưa nay vẫn bị gạt ra khỏi văn học như tiểu thuyết trinh thám, hình sự,… với chất lượng đặc trưng được đảm bảo cũng có vị trí trong nền tiểu thuyết nói chung. Và sẽ có nhiều sự đổi mới khi tác giả tham gia sáng tác về lĩnh vực này [10]. 10. Số phận của tiểu thuyết hôm nay nếu có chỉ có thể được giải cứu bằng chính nhà tiểu thuyết, dù có biến cố thế nào thì tiểu thuyết vẫn là thể loại lớn luôn vận động theo sự vận động của xã hội; tiểu thuyết mãi là một tổng hợp tinh thần tối cao của mỗi nhà văn, là một giá trị không thể thay thế [10]. Không chỉ dừng lại ở những lí thuyết đơn thuần, nhà văn Ma Văn Kháng còn đưa ra dẫn chứng cụ thể vào từng tác phẩm, trong đó có thể kể đến như: Mùa lá rụng trong vườn nhà xuất bản phụ nữ, phát hành năm 1985 và nhà xuất bản văn học tái bản năm 1995. Qua đó tác giả đã tự tin khẳng định khuynh hướng sáng tác và xác đ ịnh thể loại. Là cuốn sách phản ánh gương mặt cuộc sống thời hậu chiến cùng với những vấn đề nóng bỏng mang tính 45 thời đoạn của nó, tiểu thuyết Mùa lá trụng trong vườn nhìn chung được bạn đọc hân hoan chào đón và sôi nổi bàn luận. Những nhân vật như chị Lý, cô Phượng, anh Đông, anh Luận,… được bạn đọc công nhận là đời sống hiện thực, được thể hiện sinh động và có chiều sâu tâm lý. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết mà nhà văn viết nhanh nhất. Đề tài xoay quanh câu chuyện gia đình. Câu chuyện tưởng như tầm thường, tẻ nhạt nhưng lại ẩn chứa tronh đó những điều rất sâu xa, những biến cố rối rắm, phức tạp ở con người một thời không còn dễ thấy lại. Trong đó có một câu hỏi được đặt ra là: “ Gia đình, tế bào của xã hội liệu có vững vàng trong cuộc sống xây dựng đang có nhiều khó khăn và lắm bê bối này?”. Câu hỏi gây nên ám ảnh và day dứt bạn đọc, đặt gia đình trong bối cảnh những năm tháng sau cuộc chiến tranh ác liệt để lại biết bao hệ lụy. Nhà văn đã miêu tả một cách chân thực, sống động một góc nhỏ của chính gia đình mình trong đó. Viết về cuộc vận động, biến đổi của cuộc sống gia đình sau ngày giải phóng cũng chính là viết về sự biến đổi của cá nhân từng con người, số phận của từng người hiện lên. Giữa lối sống ích kỉ, buông thả theo những dục vọng thấp hèn, coi tiền bạc, danh lợi là trên hết, bất chấp mọi nguyên tắc, luật lệ của đạo đức xã hội. Chuẩn mực xã hội đang ngày ngày bị xuống cấp, đảo lộn. Những giá trị thiêng liêng trước đây bây giờ bị coi thường….Tuy nhiên, có lẽ vẫn còn đó những sức mạnh bền vững tiềm tàng trong người Việt tạo nên con người và cộng đồng dân tộc vẫn dồi dào sức chống đỡ để vững vàng vượt qua cơn chấn động này, như đã chiến thắng kẻ thù trong chiến tranh. 46 Chƣơng 3 NHÀ VĂN VÀ BẠN ĐỌC TRONG QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO 3.1. Nhà văn- ngƣời tạo ra tác phẩm 3.1.1. Tài năng thiên bẩm Những bàn luận chính của Kant về tài năng thiên bẩm nằm trong trong Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798) và Phê phán năng lực phán đoán (1790a). Đặc điểm chính yếu của tài năng thiên bẩm, theo Kant, là tính độc đáo, theo đó, thiên tài là một “người sử dụng tính độc đáo và từ chính mình tạo ra những gì mà thông thường phải được học dưới sự hướng dẫn của những người khác” (Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798b). Bản thân tính độc đáo có hai phương diện: thứ nhất, nó “không phải là sự tác tạo có tính bắt chước” (Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798b); thứ hai, nó “phát hiện ra những gì không thể dạy và học được” (Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798b tr. 318, tr. 234). Ở phương diện đầu, tài năng thiên bẩm không mô phỏng tự nhiên cũng không mô phỏng những sản phẩm tạo tác khác; ở phương diện sau, những đặc trưng của tài năng thiên bẩm như là một năng lực không thể được dạy hay truyền lại được. Tính độc đáo như thế, cho dù là hiếm, sẽ là “cuồng tín” một cách tiềm tàng, bởi lẽ theo định nghĩa, nó không được đặt vào kỷ luật bởi một đối tượng hay bởi một bộ chuẩn tắc nào cả. Do đó, Kant cố gắng giới hạn nó bằng cách đề xuất rằng “tính độc đáo của trí tưởng tượng được gọi là tài năng thiên bẩm khi nó hài hòa với những khái niệm”, một tư tưởng được ông mở rộng và phát triển hơn nữa trong Phê phán năng lực phán đoán (1790a). Trong Phê phán năng lực phán đoán (1790a) Kant kết hợp các phương diện khác nhau của tài năng thiên bẩm được nêu ra trong Nhân loại học từ quan điểm thực tiễn (1798b). Tài năng thiên bẩm vẫn được định nghĩa bằng tính độc đáo, nhưng giờ đây nó được mô tả là “một tài năng tạo ra được cái gì mà không có quy tắc nhất định nào có thể được mang 47 lại” (Phê phán năng lực phán đoán (1790a). Tài năng này được giới hạn bởi sự đòi hỏi rằng những sản phẩm của nó phải là có tính mẫu mực điển hình, “tuy bản thân không bắt nguồn từ sự mô phỏng nhưng chúng phải phục vụ cho mục đích này của những người khác” (sđd.). Thêm vào đó, một tài năng thiên bẩm không thể mô tả quy tắc (mà nó dùng để) tạo ra sản phẩm, vốn được tự nhiên đề ra cho nghệ thuật. Kant tiếp tục phân biệt giữa công việc mô phỏng và công việc tiếp bước của tài năng thiên bẩm: công việc trước có tính cách “nô lệ” trong khi công việc sau liên quan đến người môn đệ đặt “tài năng của chính họ vào sự thử thách” và cho phép sản phẩm của tài năng thiên bẩm khêu gợi lên “những ý tưởng độc đáo” của họ. Cho nên mỹ thuật, hay sản phẩm của tài năng thiên bẩm, trình bày “những ý niệm thẩm mỹ” vốn là những biểu tượng của trí tưởng tượng - “một giới tự nhiên thứ hai [được sáng tạo] từ chất liệu mà tự nhiên hiện thực đã mang lại cho nó” - gây ra “hàng loạt những biểu tượng tương tự” (Phê phán năng lực phán đoán (1790a). Ý niệm thẩm mỹ khơi gợi lên cũng như được tạo ra bởi một sự hài hòa giữa quan năng của trí tưởng tượng và quan năng của giác tính [vốn là cái làm nên] đặc trưng của thiên tài. Trên cơ sở những lí thuyết về tài năng thiên bẩm, trong cuốn Phút giây huyền diệu nhà văn đề cập đến Vũ Trọng Phụng. Ông coi Vũ Trọng Phụng là một trong những tài năng, tài năng thiên b ẩm. Để có những thiên phóng sự hay và đặc sắc nhà văn đã phải thâm nhập thực tế, lăn lộn khắp hang cùng ngõ hẻm. Để viết Kỹ nghệ lấy tây, Lục sì, Làm đĩ, Vũ Trọng Phụng đã lăn lộn đến mấy ổ lầu xanh ở ngõ Hàng Mành, ngõ Hàng Hương… rồi đi những nơi có nhiều trại lính Tây, tiếp cận các bà lấy tây. Để viết Cơm thầy cơm cô nhà văn phải ăn mặc như một người làm công, hằng ngày chan hòa trò chuyện với những con sen, con ở, nghe họ kể về ông chủ của mình. Nhà văn đã thoát ra khỏi mình để sống cuộc sống của người khác. Sự thành công của nhà văn là ở sự dũng cảm ngoài ra còn có sự trợ lực của sức tưởng tượng thiên phú, tài 48 năng ngôn ngữ và học vấn của nhà văn. Khởi nguồn chỉ từ những mẩu huyện vụn vặt được nghe kể vậy mà chỉ sau hai tháng nhà văn họ Vũ đã trịnh trọng đặt lên tay người kể cuốn sách dày hơn 300 trang. Và người nọ đọc xong đã ôm lấy cái thân xác gầy gò của nhà văn mà thốt kêu: “Thực là một thiên tài! Một thiên tài!” Nhà văn Ngọc Giao từng đánh giá Vũ Trọng Phụng là người có khả năng kinh tưởng và tạo tác mạnh phi thường được trời phú cho. 3.1.2. Lao động nghệ thuật Nếu như lao động sáng tạo ra con người, thì lao động nghệ thuật sáng tạo ra con người nghệ sĩ... Người nghệ sĩ phải tự tạo luôn luôn thì mới sáng tạo được tác phẩm. Tự tạo bằng cách tự nhào nặn mình trong cuộc sống, qua hành động, và cũng tự nhào nặn thường xuyên qua lao động nghệ thuật nữa. Chính lao động nghệ thuật ấy tiếp tục sáng tạo ra nội dung, sáng tạo ra tâm hồn. Không phải rằng lúc ta đến bàn viết, lúc ta vào xưởng vẽ là ta đã có sẵn, hoàn chỉnh, tác phẩm trong đầu và chỉ còn cái việc thể hiện ra bằng tay vẽ, tay viết. Làm như là đã mang sẵn tác phẩm trong tâm trí và chỉ việc phiên dịch ra bằng ngôn ngữ nghệ thuật, bằng chữ hay bằng nét vẽ hoặc màu sắc! Trăm lần không phải như vậy! Lúc anh ngồi vào bàn hay vào xưởng, anh chỉ mới có cái “khung”, chỉ mới có một niềm xúc động. Nhưng anh còn phải lao động đổ mồ hôi để cụ thể hóa niềm xúc động ấy, để cho niềm xúc động ấy đầu thai vào những hình tượng, thành những hình tượng. Anh còn phải vật lộn trầy xương với cái vật chất của chữ, của vật liệu, của đường nét, của màu sắc, của âm thanh, làm cho cái vật chất ấy chịu nói cái tâm hồn mà anh cảm thấy đang hình thành, mà không có vật chất ấy thì cái tâm hồn kia cũng không hình thành được. Một nhà phê bình (...) thường đơn giản hóa vấn đề đi, không thâm nhập vào quá trình biện chứng của việc sáng tạo nghệ thuật, cho nên không bắt được phép biện chứng của sự sáng tạo nghệ thuật. 49 Lao động để kiếm sống là việc mà con người vẫn làm và đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên hành tinh chúng ta. Và viết văn để kiếm sống, kiếm tiền bằng ngòi bút của mình không có gì là xấu xa. Nhà văn viết nên tác phẩm của mình, là cả một quá trình lao động bền bỉ và nghiêm túc. Ma Văn Kháng coi việc viết lách văn chương như những cơn điên rồ thuần khiết, những trận mê sảng triền miên, và ông tin là rất nhiều nhà văn đã sống trong những phút giây như thế trong quá trình sáng tác của mình. Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng chỉ có điên khùng, mê si, rồ dại mới có đủ sức mạnh siêu thường để làm được cái công việc sáng tạo nhọc nhằn, khốn khổ như thế. Ăn đói. Mặc rét. Bệnh tật đầy người. những ngón tay co quắp vì căn bệnh tê thấp. Ngọn đèn dầu đùn khói đen xì…vậy mà ngòi bút vẫn chạy trên những trang giấy. Dù cho gia cảnh có bần hàn, bị bạc đãi hay khinh rẻ, bị ép buộc giữa muôn vàn cấm kị, thậm chí bị đe dọa và tù đày. Trước mắt là tiền đồ chư hứa hẹn điều gì, chắc gì đã qua được vòng kiểm duyệt, nhuận bút bèo bọt, liệu có đọng lại trong tâm trí bạn đọc không…Vậy mà nhà văn không hề hấn gì, vẫn hăng say sáng tác. Như Vũ Trọng Phụng viết trong những cơn ho bệnh lao phổi, Nguyên Bình hoàn thành tác phẩm Tôi và những người mù trong những cơn đau của bạo bệnh. Nhà văn Ma Văn Kháng chia s ẻ về sự ra đời của những tác phẩm qua quá trình viết những tiểu thuyết hình sự. Ông tự nhận mình là một người may mắn khi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các chiến sĩ ngành an ninh nước ta, ông đã được các chiến sĩ cho tiếp cận với các công việc của những người có liên quan đến cái thiện cái ác, một công việc lớn lao và vô cùng cao cả. Trong sổ tay của mình, tác giả còn ghi chép đầy ắp những vụ án vô cùng nguy hiểm, những chi tiết rùng rợn mà li kì, thú vị. Thâm nhập vào lĩnh vực này mới cảm nhận hết những điều đặc biệt của nó, thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng không hề đơn giản chút nào: điều tra, khám phá cái ác, khuất phục để chiến thắng nó đâu chỉ là chuyện đuổi bắt, đấu súng, đấu võ mà còn là cả một 50 cuộc đấu trí, đấu lòng gian nan giữa hai mặt tồn tại của cuộc sống. Đôi khi là sự đối đầu giữa sự sống và cái chết. Nhà văn chia sẻ: Thử thách lớn lao và quyết liệt nhất là sự sống trước cái chết. Đấu tranh chống lại cái ác, để bảo vệ sự sống. Và ông tin rằng mỗi chiến sĩ đều sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp. Chúng ta sống ở đời không phải chỉ để ra nụ ra hoa mà còn để mang thương tích. Và chính đây là ý tưởng để nhà văn nảy nở ra những câu chuyện, những con chữ. Tác giả đã không ngần ngại khi viết về cái chết của những chiến sĩ an ninh. Trong Bóng đêm Trừng đã hy sinh trong một lần truy đuổi một tên đại ác. Hay Điền trong tiểu thuyết Bến bờ cũng vậy, anh hy sinh ở tuổi 26 khi đã tiêu diệt Nghiệm đại gian ác. Tất cả những cái chết ấy đều ánh lên sự tốt đẹp. Cái chết là sự hoàn thiện về nhân cách, là tận cùng của Bến bờ khi đã vượt qua Bóng đêm. Với tác giả, trong cách nhìn nhận cuộc sống bằng văn chương, ông nhận ra rằng sự chi phối đến cảm xúc chính là cái đẹp và cái thiện, nó mang sự bi hùng và tráng lệ, trong đau thương mất mát có sự kiêu hãnh, các tác phẩm hình sự của ông ra đời đã phần nào chuyển tải được nội dung và tư tưởng của nhà văn đến bạn đọc. Mỗi cuốn sách mang trong nó một tư tưởng đẹp [5]. Nhưng ngoài sự cống hiến, ngoài tinh thần văn chương để có động lực sáng tác, nhiều nhà văn cũng phải coi công việc viết lách như một nghề lao động để sau đó thu về giá trị vật chất. Nhà văn Ma Văn Kháng viết: “Tiền không phải là mục đích. Tiền chỉ là kết quả” Vậy nên mới có chuyện: “Thành ra, khi tác phẩm thơ của mình in xong, đến nhà xuất bản lĩnh nhuận bút, thi sĩ Xuân Diệu đòi được xem bảng giá trả cho mỗi bài thơ của ông, ông có quyền vậy, ông bảo: thơ tôi không phải rau muống, muốn trả bao nhiêu thì trả cũng được”. Đây là cách biểu hiện hơn ai hết nhà văn thấu hiểu gí trị của những đứa con tinh thần mà mình viết ra, nó là những phần thưởng cho quá trình lao động nghệ thuật cần mẫn 51 3.2. Bạn đọc 3.2.1. Bạn đọc phổ thông Bạn đọc là một yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học. Thực ra tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính khách quan chứ không phải là một hoạt động cá nhân chủ quan thuần túy. Tác phẩm sau khi thoát ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện tượng tinh thần, một khách thể tinh thần tồn tại một cách khách quan đối với người đọc. Người đọc tiếp nhận nó là một kiểu phản ánh, nhận thức thế giới. Bạn đọc không đồng sáng tạo với nhà văn, nhưng lại là một yếu tố bên trong của sáng tác. Người đọc với các sáng tạo nghệ thuật cũng như là người tiêu dùng trong lao động sản xuất. Điều này được các nhà văn chú ý đến từ rất lâu. Bác Hồ đã đưa một hệ thống các câu hỏi: “Viết cho ai?, Viết để làm gì?, Viết như thế nào?” để hướng tới sự tiếp nhận của bạn đọc. Bạn đọc phổ thông là những người đọc sách ở mức độ ham thích, hay giải trí, thường có những đánh giá dễ dãi và mong muốn tìm ở văn chương những thông tin mới về cuộc sống, đạo đức. Nhà văn coi sự ưu ái, lưu tâm của bạn đọc như một diễm phúc. Ma Văn Kháng chia sẻ rằng ông đã rất vui mừng khi nhận được lời khen của một em học sinh tiểu học. Đó là bài Khát vọng về một cái đẹp bài in số 2 năm 2012 trên tạp chí Văn nghệ quân đội ngày 2/3/2012. Theo ông thì bạn đọc không phân biệt lứa tuổi, chỉ cần cảm nhận được cái hay của tác phẩm. Một cuốn sách như sợi dây vô hình nối người đọc với tác giả, tác giả vừa viết vừa giao lưu với bạn đọc, nhà văn lúc ấy không hề đơn độc. trước khi viết tác phẩm theo nhà văn Ma Văn Kháng thì nhà văn nên xác định đối tượng độc giả của mình như thế nào để viết tác phẩm đáp ứng tốt nhất thị yếu của bạn đọc [8]. Trong Phút giây huyền diệu, nhà văn chia sẻ: “thế đấy trong cái sự chết của nhà văn, ngoài cái nguyên nhân do cái đố kị của đồng nghiệp còn là cái 52 duyên do cơ bản này: sự thờ ơ của bạn đọc! Sự thờ ơ của bạn đọc! Đó là một thực cảnh đáng buồn. Tuy nhiên bình tĩnh trở lại, tôi lại nhận ra: ở phía ngược chiều, còn một thực cảnh khác đáng để an ủi các nhà văn và đưa tin yêu trở lại cho chúng ta.” [10, 127] 3.2.2. Bạn đọc - phê bình văn học Bạn đọc phê bình văn học là những người đọc tác phẩm với mục đích là nghiên cứu, tìm ra cái hay cái dở, cái đặc biệt… nghiêng về lí luận. Ma Văn Kháng viết: “Rắc rối thế! Viết sách là một hoạt động nghệ thuật. Đọc sách cũng là một hoạt động nghệ thuật là hoạt động mĩ cảm. Nghĩa là hoạt động có tính cách trực tiếp, không cần tìm kiếm lâu la gì. Rồi nhà văn đưa ra ví dụ về trường hợp của Nguyễn Đình Thi, khi nghe những lời phê phán về tác phẩm của mình, ông đã kìm nén giận giữ khi nói rằng, khi ông chủ tâm vẽ con ngựa, thì các nhà phê bình chê là ông vẽ không giống con trâu” [10, 139] Nhà văn Nguyễn Khải lại rất coi trọng bạn đọc có chuyên môn cao, bạn đọc chuyên nghiệp. Ông đã rất đúng vì hơn ai hết bạn đọc có chuyên môn, họ am hiểu và sẽ có những đánh giá nhận xét đúng đắn. Nhà văn có chủ ý riêng, nhà nghiên cứu cũng có lí lẽ riêng. Vả chăng bạn đọc chuyên nghiệp giờ đây cũng bận rộn quá chẳng còn thời giờ và tâm huyết để đi tìm ngọn nguồn cái hay cái đẹp trong tác phẩm. Nhưng cũng có một ngày, nhà phê bình tìm gặp tác giả và thừa nhận rằng đến bây giờ khi đọc lại tác phẩm thì mới nhận thấy cái hay cái đeph trong từng con chữ. Ví dụ như có thời nhà văn Vũ Trọng Phụng đã suýt bị quăng ra bên lề đường đó thôi, vì bạn đọc và giới phê bình lúc đó chưa hiểu và lên án tác phẩm của ông. Hay như Thơ Mới, sau bao nhiêu cuộc tranh luận, bàn cãi thì Thơ Mới vẫn trở về bục vinh quang của nó [21]. Nói chung, nhìn một cách tổng quan thì bạn đọc vẫn là cội nguồn và sự sống của nhà văn. Bạn đọc nào thì nhà văn nấy. Qua thời gian, mọi sự vật đều 53 trở về trật tự của nó. Chân lí, lẽ phải nằm ở phía bạn đọc! Vượt qua tất cả các thể chế, thủy chung bạn đọc vẫn là người cầm cân nảy mực, ra quyết định vô tư khách quan và sáng suốt. Không hiểu vào năm Dostoiepxki mất (1881) dân số Peterbourg là bao nhiêu mà đám tang ông tính ra có kho ảng 80.000 người dân đi sau linh cữu nhà văn. Đám tang Xuân Diệu và Nguyễn Tuân thì đông nghẹt đến tắc cả đường phố. Đây là mối nhân duyên giữa nhà văn và bạn đọc khởi nguồn từ những trang văn đầu riên cho đến khi mãi mãi xa rời, chia lìa. 54 KẾT LUẬN Quan niệm nghệ thuật thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận, lí giải hiện thực đời sống của nhà văn trong tác phẩm cũng như việc xây dựng các yếu tố liên quan đến hình thức nghệ thuật. Một hệ thống các quan niệm nghệ thuật chắc chắn, đúng đắn và độc đáo chắc chắn sẽ co sự chi phối định hướng tốt đối với việc sáng tác văn học Trong các tiểu luận của mình, Ma Văn Kháng nhiều lần nhấn mạnh về lao động công phu, cần mẫn của nhà văn trong cả tư duy và cách viết, để tác phẩm là một sự sáng tạo mới, hoàn chỉnh và tận thiện, tận mĩ, vừa về tư tưởng thẩm mĩ, vừa trong nghệ thuật biểu hiện. Ma Văn Kháng có cái nhìn mới mẻ về văn học, Nhà văn coi văn chương là thứ tột đỉnh của siêu ngôn ngữ. Và muốn có một tác phẩm văn học để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc thì cần có những trải nghiệm từ đời sống rồi đưa đời sống vào trong tác phẩm một cách tinh tế và khéo léo Nhà văn đưa ra những quan niệm và ví dụ từ thực tế sáng tác các tác phẩm của mình về 2 thể tài là truyện ngắn và tiểu thuyết. Từ đó bạn đọc phần nào có được cái nhìn đa chiều hơn về các tác phẩm của ông. Cuốn tiểu luận Phút giây huyền diệu là bằng chứng sinh động về lao động nghệ thuật miệt mài của Ma Văn Kháng, không chỉ trong lĩnh vực sáng tác mà còn bao chứa cả việc lập thuyết văn chương. Những quan niệm đúng đắn mà ông nêu ra trong cuốn tiểu luận đã được thể hiện triệt để, thuyết phục trong chính những sáng tác của nhà văn, trên hai phương diện tiểu thuyết và truyện ngắn. Đây cũng là một cuốn sách quý giá, mang tới những chỉ dẫn xác đáng đối với những ai muốn dấn thân vào con đường văn chương, cũng như là một tham khảo đối với những người muốn tìm hiểu về thế giới đa dạng, phức tạp và kì diệu này. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aristote (2007), Nghệ thuật thi ca, Nhà xuất bản Lao Động. [2] Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên 1994), Dẫn luận ngôn ngữ, Nxb Giáo dục. [3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên 2001), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [4] Ma Văn Kháng (2001), Truyện ngắn Ma Văn Kháng tập 1, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. [5] Ma Văn Kháng (2001), Truyện ngắn Ma Văn Kháng tập 2, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội [6] Ma Văn Kháng (2009), Một mình một ngựa, Nxb Phụ nữ. [7] Ma Văn Kháng (2009), Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương, Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội. [8] Ma Văn Kháng (2012), “Khát vọng về một cái đẹp”, Văn nghệ quân đội. [9] Ma Văn Kháng (2012), “Sống rồi mới viết”, Văn Nghệ. [10] Ma Văn Kháng (2012), Phút giây huyền diệu, Nxb Hội Nhà văn, Hà nội [11] M.B.Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. [12] Thiên Kim (2014) “Ma Văn Kháng tận tâm từng phút với đời, văn”, baotintuc.vn. [13] Thiên Kim (2014) “Nhà văn Ma Văn Kháng viết di chúc để được sống lâu hơn”, Congannhandan.com. [14] Phong Lê (2005) “Trữ lượng Ma Văn Kháng”, Báo Văn Nghệ. [15] Dương Kiều Linh (1996) “Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng”, Báo Giáo dục và thời đại. [16] Phương Lựu (chủ biên 2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [17] Nguyễn Thị Thanh Mai (2008), Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ văn học, Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh. [18] Hoàng Phê (chủ biên 1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. [19] Trần Đình Sử (2000), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [20] Nguyễn Ngọc Thiện (2012), “Đọc phút giây huyền diệu của Ma Văn Kháng”, Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam. [21] Hoài Thanh, Hoài Chân (2014), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. [22] Nguyễn Ngọc Thiện (2011), “Nhà giáo-nhà văn Ma Văn Kháng”, Tạp chí Cửa Việt. [23] Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn cá tính sáng tạo, Nxb Đại Học Sư Phạm, Hà Nội. [...]... về con người tự nhiên xuất hiện góp phần đổi mới văn học Quan niệm nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sáng tạo văn học Quan niệm nghệ thuật thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận, lí giải hiện thực đời sống của nhà văn trong tác phẩm cũng như việc xây dựng các yếu tố liên quan đến hình thức nghệ thuật Một hệ thống các quan niệm nghệ thuật chắc chắn, đúng đắn và độc đáo chắc chắn sẽ... công việc viết văn của cây bút cổ thụ vẫn đang sung sức trong nền văn chương nước nhà Vào ngày 4/1/2014, Hội nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố giải thưởng văn học của hội năm 2013, một trong số 4 tác phẩm được trao giải là cuốn tiểu luận bút kí Phút giây huyền diệu của nhà văn Ma Văn Kháng Đánh giá về các tác phẩm được giải, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: Nhà văn Ma Văn Kháng, người được... trí của tập tiểu luận Phút giây huyền diệu Từ những năm 80 của thế kỉ trước, nhà văn Ma Văn Kháng đã là tác giả của nhiều tiểu thuyết gây chú ý trên văn đàn: Đồng bạc trắng hoa xòe, Đám cưới không có giấy giá thú, Mưa mùa hạ… Bước sang thế kỉ XXI, Ma Văn Kháng luôn khát khao kiếm tìm cái mới về đề tài, cách tân táo bạo về tư duy nghệ thuật và đã tạo cho mình một phong cách mới mẻ, độc đáo trong đời văn. .. - Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992) - Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994) - Ngoại thành (truyện ngắn 1996) - Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập 1996) 1.3 Tập tiểu luận Phút giây huyền diệu Theo như ông đã tự xác định thì Phút giây huyền diệu là tập tiểu luận bút kí về nghề văn Tập sách là một sự bổ sung cần thiết, một ghi chú bên lề những trang sáng tác của ông góp phần đáp ứng sự chờ đợi của đông... đọc bị hút hồn vào Theo nhà văn thì đây chính là cái căn nguyên của sự tồn tại thứ nghệ thuật ngôn ngữ siêu đẳng này Và bản chát của văn chương vốn là thứ tột đỉnh của siêu ngôn ngữ.”[10, 95] 2.2 Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực Văn học - hiện thực là một trong bốn quan hệ cơ bản của văn học nghệ thuật Văn học và hiện thực là một trong những vấn đề trung tâm của lí luận văn học, cho đến nay dù có... một ngành của ngôn ngữ học Đối tượng của thi học, theo ông, trước tiên là phải trả lời câu hỏi: cái gì làm cho một thông điệp bằng lời nói biến thành một công trình nghệ thuật? Và ông cho rằng có thể tìm lời giải đáp trong chức năng thi ca của ngôn ngữ [2] Với những suy ngẫm và trải nghiệm của mình, trong tập tiểu luận và bút kí về nghề văn Phút giây huyền diệu, Ma Văn Kháng lại cho rằng văn học là... do đặc thù của mình mà quan niệm nghệ thuật có những thể hiện và bộc lộ riêng Ví dụ: văn học trung đại cho thấy nó chưa có quan niệm đầy đủ về “người khác”, và do vậy cũng chưa có quan niệm về những biểu hiện khác của “người khác” Mặt khác sáng tác của nhà văn lớn cũng đổi mới quan niệm vể con người ví dụ như sáng tác của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du,…có thể nói đã có một quan niệm về con... trọng bản chất của văn học, mối liên hệ mật thiết giữa văn học và nghệ thuật, coi văn học là một loại hình nghệ thuật Đây là cách xem xét của Aristote trong quyển Thi học (có lúc gọi là Nghệ thuật thơ ca) Đặc biệt ở các nhà mỹ học Đức từ cuối thế kỷ XVIII, ở Kant và Hegel, bản chất nghệ thuật của văn chương càng được nhấn mạnh, và họ coi nghiên cứu văn chương, thi học là một bộ phận của mỹ học Theo... ta nói chung và đường lối văn nghệ nói riêng” [10, 16] Đây là lời dặn dò của Bác với văn nghệ sĩ, mang ý nghĩa bao quát, nói về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật với đời sống hiện thực Thật vậy, các nhà văn, muốn viết được một tác phẩm hay cần có một vốn kiến thức từ trường đời khá lớn Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng tài năng vô song của người viết văn xuôi (cũng như nhà văn nói chung) trước hết là... nhiên trong lịch sử lâu dài của nó thì văn học vẫn có một số nét bản chất khá bền vững mà nhà văn và nhà nghiên cứu văn học cần ý thức rõ nhằm khai phá có hiệu quả nhất sức mạnh của văn học Việc chú trọng đến bản chất của văn học đã có từ xa xưa Có thể nhận thấy điều này trong quan niệm của Khổng Tử và các nhà nho về văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, trong nhận thức về sự bất phân giữa văn và sử, văn

Ngày đăng: 30/09/2015, 09:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan