ảnh hưởng của phân xỉ thép đến tính chất vật lý và hóa học của đất trồng ổi tại huyện phong điền, thành phố cần thơ

55 639 0
ảnh hưởng của phân xỉ thép đến tính chất vật lý và hóa học của đất trồng ổi tại huyện phong điền, thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN - - LÊ QUỐC VINH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CỦA ĐẤT TRỒNG ỔI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ... tin ảnh hưởng việc áp dụng loại phân bón đến môi trường đất trồng ổi Đồng sông Cửu Long Chính vậy, đề tài “ Ảnh hưởng phân xỉ thép đến tính chất lý - hóa đất trồng ổi xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền,. .. phân đất phù sa huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Từ khóa: phân xỉ thép, xỉ thép, tính chất lí đất, tính chất hóa đất, đất trồng ổi iii MỤC LỤC PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG .i CẢM TẠ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN ---------- LÊ QUỐC VINH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CỦA ĐẤT TRỒNG ỔI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Luận văn tốt nghiệp Đại học Chuyên ngành Khoa học Môi Trường Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN ---------- LÊ QUỐC VINH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CỦA ĐẤT TRỒNG ỔI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Luận văn tốt nghiệp Đại học Chuyên ngành Khoa học Môi Trường Cán bộ hướng dẫn: PGs.TS. Nguyễn Hữu Chiếm TS. Ngô Thụy Diễm Trang Cần Thơ, 2013 PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Ảnh hưởng của phân xỉ thép đến tính chất vật lý và hóa học của đất trồng ổi tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”, do Lê Quốc Vinh thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua. PGs.TS. Bùi Thị Nga TS. Ngô Thụy Diễm Trang PGs.TS. Nguyễn Hữu Chiếm i CẢM TẠ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ Tôi tận tình trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Xin gởi lời tri ân sâu sắc đến với Ts. Ngô Thụy Diễm Trang đã cung cấp những kinh nghiệm, kiến thức cũng như những tài liệu chuyên môn và tận tình hướng dẫn, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp. Gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả cán bộ Bộ môn Khoa Học Môi Trường, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình đào tạo đại học để Tôi hoàn thành tốt công việc học tập. Xin trân trọng cám ơn Dự án Sumitomo (dự án hợp tác giữa công ty phân bón Sumitomo - Nhật và Trường ĐHCT) đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp chi phí trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin cám ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các bạn chung nhóm đề tài Dự án Sumitomo. Xin cảm ơn thầy Trần Sỹ Nam đã tạo điều kiện làm việc tốt nhất để Tôi có thể hoàn thành quá trình thu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm cũng như cung cấp những kiến thức quý báu và những lời động viên nhiệt tình giúp Tôi hoàn thành tốt luận văn. Xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên Khoa Môi Trường và Tài nguyên Thiên Nhiên, đã nhiệt tình giúp đỡ Tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Sau cùng Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã giúp đỡ và động viên tinh thần cho Tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Trân trọng! Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2013 Lê Quốc Vinh ii TÓM TẮT Đề tài được thực hiện tại vườn ổi 02 năm tuổi ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ nhằm khảo sát ảnh hưởng của việc bón bổ sung phân xỉ thép đến một số đặc tính lí hóa học đất như pH, EC, hàm lượng chất hữu cơ (CHC), TN, TP, tổng sắt, dung trọng, tỉ trọng, độ xốp. Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2013 đến tháng 07/2013 trên các mẫu đất được thu trước và sau khi bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 5 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại. Năm nghiệm thức bao gồm: (i) bón phân theo nông hộ (NT1), (ii) bón vô cơ theo khuyến cáo + 4640kg phân xỉ thép/ha (NT2), (iii) bón vô cơ theo khuyến cáo + 9280kg phân xỉ thép/ha (NT3), (iv) bón phân vô cơ theo khuyến cáo (NT4, được xem là đối chứng) và (v) bón vô cơ theo khuyến cáo + 500kg CaCO3/ha (NT5). Đặc tính lí, hóa đất ở khu thí nghiệm được đánh giá trước khi bón phân là nhóm đất phù sa không phèn, chua vừa, không mặn, chất hữu cơ trung bình, hàm lượng đạm tổng số thấp, hàm lượng lân tổng số ở mức trung bình đến giàu, hàm lượng sắt tổng số trong đất ở mức rất cao. Giá trị dung trọng được đánh giá là đất được đào xới với tỉ trọng đươc đánh giá là có độ mùn cao và độ xốp đất ở mức trung bình. Nhìn chung, đất ở điểm thí nghiệm phù hợp cho trồng cây ăn trái. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thêm vào phân xỉ thép chưa giúp cải thiện được đặc tính lí - hóa đất trong phạm vi thực hiện của đề tài sau thời gian 3 tháng và 6 tháng bón phân trên đất phù sa tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Từ khóa: phân xỉ thép, xỉ thép, tính chất lí đất, tính chất hóa đất, đất trồng ổi. iii MỤC LỤC PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG .....................................................................................i CẢM TẠ ........................................................................................................................ ii TÓM LƯỢC ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1 Đặt vấn đề................................................................................................................. 1 2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2 3 Nội dung thực hiện ................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 3 1 Khái quát khu vực nghiên cứu ................................................................................. 3 1.1 Vị trí địa lí .......................................................................................................... 3 1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 4 2 Quy trình bón phân ................................................................................................... 5 3 Vai trò của một số loại phân bón đối với cây trồng ................................................. 5 3.1 Phân đạm (N) ..................................................................................................... 5 3.2 Phân lân (P)........................................................................................................ 5 3.3 Phân kali (K) ...................................................................................................... 6 3.4 Phân xỉ thép ....................................................................................................... 6 3.4.1 Silic (Si) ....................................................................................................... 6 3.4.2 Canxi (Ca) và Magie (Mg) .......................................................................... 6 3.4.3 Lưu huỳnh (S) ............................................................................................. 7 3.4.4 Bo (B) .......................................................................................................... 7 4 Vôi ............................................................................................................................ 7 5 Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất .............................................................. 8 5.1 Các đặc tính vật lí cơ bản của đất ...................................................................... 8 5.1.1 Tỉ trọng của đất............................................................................................ 8 5.1.2 Dung trọng đất ............................................................................................. 9 5.1.3 Độ xốp ....................................................................................................... 11 5.2 Các đặc tính hóa học cơ bản của đất................................................................ 12 iv 5.2.1 pH đất ........................................................................................................ 12 5.2.2 Độ dẫn điện dung dịch đất ........................................................................ 13 5.2.3 Chất hữu cơ trong đất ................................................................................ 13 5.2.4 Nitơ tổng số ............................................................................................... 14 5.2.5 Lân tổng số ................................................................................................ 15 5.2.6 Sắt tổng trong đất ...................................................................................... 16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 17 1 Thời gian và địa điểm............................................................................................. 17 2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu ....................................................................... 17 2.1 Dụng cụ ............................................................................................................ 17 2.2 Vật liệu............................................................................................................. 17 3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 17 3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 17 3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu................................... 19 3.3 Phương pháp phân tích .................................................................................... 20 3.4 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................ 21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 22 4.1 Đặc tính lí - hóa học đất trồng ổi trước khi bón phân xỉ thép ......................... 22 4.1.1 Tỉ trọng, dung trọng, độ xốp ..................................................................... 22 4.1.2 pH .............................................................................................................. 22 4.1.3 EC .............................................................................................................. 23 4.1.4 Chất hữu cơ ............................................................................................... 23 4.1.5 Nitơ tổng số ............................................................................................... 23 4.1.6 Photpho tổng số ......................................................................................... 23 4.1.7 Sắt tổng số ................................................................................................. 24 4.2 Đặc tính lí - hóa đất trồng ổi sau 3 tháng và 6 tháng bón phân xỉ thép ........... 24 4.2.1 Tỉ trọng ...................................................................................................... 24 4.2.2 Dung trọng ................................................................................................. 25 4.2.3 Độ xốp ....................................................................................................... 26 4.2.4 pH đất ........................................................................................................ 27 4.2.4 EC đất ........................................................................................................ 28 4.2.6 Chất hữu cơ ............................................................................................... 29 4.2.7 Nitơ tổng số ............................................................................................... 30 v 4.2.8 Photpho tổng số ......................................................................................... 31 4.2.9 Sắt tổng số ................................................................................................. 33 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................ 35 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 35 5.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 36 PHỤ LỤC vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ tổng quát nơi nghiên cứu ................................................................... 3 Hình 3.1: Mô tả bố trí thí nghiệm ................................................................................. 19 Hình 4.1: Tỉ trọng đất giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân ........... 24 Hình 4.2: Dung trọng đất giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân ...... 25 Hình 4.3: Độ xốp đất giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân............. 26 Hình 4.4: Giá trị pH giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân .............. 27 Hình 4.5: Giá trị EC giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân .............. 28 Hình 4.6: Hàm lượng CHC giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân ... 30 Hình 4.7: Hàm lượng N tổng số giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân ...................................................................................................................................... 31 Hình 4.8: Hàm lượng P tổng số giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân ...................................................................................................................................... 32 Hình 4.9: Hàm lượng Fe tổng số giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân .............................................................................................................................. 33 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tỉ trọng của một số loại đất ........................................................................... 9 Bảng 2.2: Thang đánh giá tỉ trọng đất (g/cm3) ............................................................... 9 Bảng 2.3: Thang đánh giá dung trọng đất (g/cm3) ....................................................... 10 Bảng 2.4: Thang đánh giá độ xốp đất (g/cm3) .............................................................. 11 Bảng 2.5: Dung trọng, tỉ trọng và độ xốp của một số loại đất ở Việt Nam.................. 12 Bảng 2.6: Thang đánh giá pHH2O (Tỷ lệ đất:nước = 1:2,5) .......................................... 13 Bảng 2.7: Thang đánh giá độ dẫn điện (mS/cm) .......................................................... 13 Bảng 2.8: Thang đánh giá đất theo hàm lượng chất hữu cơ (% CHC) ........................ 14 Bảng 2.9: Thang đánh giá đất theo hàm lượng đạm tổng số (%N) .............................. 15 Bảng 2.10: Thang đánh giá đất theo hàm lượng lân tổng số (%P2O5) ......................... 16 Bảng 2.11: Thang đánh giá hàm lượng Fe2O3 tự do..................................................... 16 Bảng 3.1: Các thông số của từng nghiệm thức ............................................................. 18 Bảng 3.2: Hàm lượng dinh dưỡng (g/cây/lần bón) trong 05 nghiệm thức ................... 18 Bảng 3.3: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đất ....................................................... 20 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu về đặc tính đất đầu vụ .............................................................. 22 viii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu ở Đông Nam Á và trên thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước ta, là vùng thủy sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Cuộc sống của người dân ở ĐBSCL chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp cho nên đối với họ, đất là nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân đã làm cho tài nguyên đất ở ĐBSCL bị suy giảm, đất đai bị suy thoái và ô nhiễm ở nhiều nơi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do việc lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học của nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cây ổi vẫn chưa thoát ra khỏi những hạn chế chung của ngành sản xuất cây ăn quả như việc sản xuất manh mún, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, sản lượng chưa nhiều, chưa thu hút được nhiều sự chú ý từ cộng đồng khoa học trong việc đầu tư các đề tài nghiên cứu cũng như rất ít các dữ liệu thống kê về diện tích, năng suất và sản lượng mang tính chính thức. Ngoài ra, công tác nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật thâm canh ổi cũng chưa mang tính hệ thống; một số quy trình kỹ thuật được xuất bản nhưng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và chưa được khuyến cáo rộng rãi cho người sản xuất. Trong thực tế, người trồng ổi áp dụng phân bón theo tập quán canh tác của họ mà không quan tâm nhiều đến tài liệu khoa học. Qua những thực trạng trên nhằm mang lại hiệu quả tối ưu trên cùng một diện tích đất trồng, cải tạo độ phì nhiêu, bồi trả lại cho đất các thành phần khoáng đa, vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng cây trồng, hạn chế sự ảnh hưởng của đất phèn, cải tạo những vùng đất bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất, tái tạo lại nguồn tài nguyên có sẵn, giảm tác hại và thân thiện với môi trường. Công ty phân bón Sumitomo đã sản xuất và tiến hành nghiên cứu một loại phân bón (phân xỉ thép), bón trên cây Ổi nhằm đánh giá những hiệu quả nêu trên. Phân bón xỉ thép này là một sản phẩm phụ trong ngành sản xuất thép công nghiệp với thành phần chủ yếu gồm các nguyên tố khoáng trung lượng và vi lượng như: SiO2 (13,8%), CaO (44,3%), MgO (6,4%), S (0,07%), B (79ppm) góp phần làm tăng năng suất của cây trồng. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên phân từ xỉ thép có chứa kim loại nặng có thể dẫn đến việc tích lũy độc tố trong đất theo thời gian (MacNaeidhe & O'Sullivan, 1999). Ngoài ra, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin về ảnh hưởng của việc áp dụng loại phân bón này đến môi trường đất trồng ổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, đề tài “ Ảnh hưởng của phân xỉ thép đến tính chất lý - hóa của đất trồng ổi tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” được tiến hành với 1 mục tiêu đánh giá được khả năng của phân xỉ thép trong việc cải thiện một số đặc tính lí hóa của đất. 2 Mục tiêu cụ thể - Khảo sát các chỉ tiêu lí đất như dung trọng, tỉ trọng và độ xốp của đất trồng Ổi; - Khảo sát các chỉ tiêu hóa đất như pH, EC, tổng N, tổng P, sắt tổng và chất hữu cơ trong đất trồng Ổi. 3 Nội dung thực hiện - Thu thập tài liệu về quy trình kĩ thuật và kinh nghiệm sản suất của nông dân. - Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tính chất lí - hóa của môi trường đất. - Triển khai thí nghiệm tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. - Lấy mẫu đất lần 1 (sau 3 tháng bón phân) và lần 2 (sau 6 tháng bón phân) để phân tích các chỉ tiêu lí - hóa học đất. - Tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu vật lí và hóa học đất. - Ghi nhận và tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá các kết quả đạt được để đưa ra các kết luận và kiến nghị. 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1 Khái quát khu vực nghiên cứu 1.1 Vị trí địa lí Ấp Mỹ Phụng thuộc xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ; + Bắc giáp xã Giai Xuân, huyện Phong Điền + Tây giáp xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền + Nam giáp ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền + Đông giáp ấp Mỹ Long, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền (Nguồn: UBMTTQVN xã Mỹ Khánh, ban công tác mặt trận ấp Mỹ Phụng, 2008). Ghi chú: Vùng nghiên cứu Hình 2.1: Bản đồ tổng quát nơi nghiên cứu (Nguồn: http://stnmt.cantho.gov.vn) 3 1.2 Điều kiện tự nhiên Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu của trung tâm vùng ĐBSCL với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, dao động từ 25,8ºC - 28,6ºC; trung bình 27,2ºC. Biên độ dao động giữa các ngày và các tháng không lớn. Nhiệt độ cao nhất là 34,6ºC vào tháng 5 và thấp nhất là 19,5ºC vào tháng 1. Lượng mưa và độ ẩm không khí: Tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 1495,5mm, 89,17% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, các tháng còn lại chiếm 10,83%. Đặc biệt tháng 2 hầu như không có mưa. Lượng mưa lớn nhất vào các tháng 6, 7 và 11 từ 181,1mm - 384,5mm. (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2011). Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất: Trên địa bàn có 2 nhóm đất chính là đất phù sa và đất phèn với chất lượng khác nhau. Đất phù sa chiếm tỉ trọng lớn, đất phèn chiếm diện tích ít và loang lỗ nhiều nơi. - Đất phù sa: được hình thành ven các sông rạch. Đất có thành phần cơ giới nặng. Thành phần cấp hạt sét và thịt từ (68% - 82%), cấp hạt cát cao gần gấp hai cấp hạt limon; Tỉ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của các thời kì bồi đắp phù sa; Trị số pH xấp xỉ 4; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lí tưởng cho việc trồng lúa; Độ no bazo cao. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm từ khá đến giàu, lân và kali trung bình. - Đất phèn: được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, cùng với sự tích lũy muối phá vỡ các keo đất làm cho đất dính dẻo khi ướt, nứt nẻ và khô cứng khi khô. Trong điều kiện yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng. Khi có quá trình thoát thủy, tạo ra môi trường oxi hóa, tầng pyrite chuyển thành tầng jarosite làm cho đất chua đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng, tuy nhiên đất phèn thường rất giàu các hợp chất hữu cơ. Nhìn chung với 2 loại đất trên thì đất phù sa thích hợp cho việc sản xuất lúa nước 2 - 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái; đất phèn dùng cho trồng các loại rau màu và một số cây ăn trái khác. 4 Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của huyện rất dồi dào được cung cấp bởi sông Cần Thơ và hệ thống kênh rạch, chủ yếu phục vụ cho hoạt động hoạt động sản xuất nông nghiệp và một phần nhỏ phục vụ sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. (Nguồn: UBMTTQVN xã Mỹ Khánh, ban công tác mặt trận ấp Mỹ Phụng, 2008). 2 Quy trình bón phân Theo khuyến cáo ta có thể bón phân cho ổi như sau: - Năm thứ nhất: Lượng phân bón cần cho một gốc ổi là: 200g phân NPK(16:16:8), 50g urê, 50g KCl. - Năm thứ 2: Lượng phân bón cho một gốc: 400 - 500g phân NPK(16:16:8), 100g urê, 100g KCl. Chia thành 4 lần để bón trong 1 năm. - Năm thứ 3: Khi cây cho quả ổn định. Tiến hành bón phân thành nhiều lần. + Bón thúc ra hoa: 200 - 300g phân NPK (16:16:8) = 100g urê. Bón rải quanh gốc. Bón xong vun đất lấp kín lại. + Bón nuôi quả: 1 - 1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọn để kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần. (Nguồn: www.cuctrongtrot.gov.vn) 3 Vai trò của một số loại phân bón đối với cây trồng 3.1 Phân đạm (N) Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của các protein. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các chất men. Cây trồng được bón đủ đạm có màu xanh lá cây thẫm, sinh trưởng khỏe mạnh, chồi búp phát triển nhanh, năng suất cao. Bón thừa đạm lá có màu tối, thân lá mềm, tỷ lệ nước cao, dễ mắc sâu bệnh. Tình hình lốp đổ của các giống lúa cao cây cũng là hậu quả của việc bón quá nhiều phân đạm. Cây thiếu đạm có màu vàng, sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, có khi bị thui chột, thậm chí rút ngắn thời gian tích lũy, hoàn thành chu kỳ sống nhanh, năng suất thấp (Vũ Hữu Yêm, 1995). 3.2 Phân lân (P) Chất lân trong cây xuất hiện nhiều nhất trong vùng phân sinh có nhiệm vụ kích thích sự tổng hợp acid nhân, ATP, NAD(P)H,… rất cần cho các hoạt động biến dưỡng và hô hấp. Trong cây, lân chứa trong phần cuống lá, sau khi trổ bông thì chuyển sang bông và hạt (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Hàm lượng lân trong hạt thường rất cao, khoảng 50 - 80% lân tổng số trong cây được đưa vào hạt (Võ Thị Gương et al., 2004). Lân còn có vai trò quan trọng trong quá trình biến dưỡng chất béo 5 ở hạt, sự phát triển của rễ, quá trình chín của hạt và trái (Thomas, 1943). Lân tham gia vào việc tổng hợp chất hữu cơ quan trọng và các quá trình sinh lí quyết định như quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng,…Vì vậy mà nó có tác dụng rất rõ rệt đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng (Trịnh Xuân Vũ et al., 1976). 3.3 Phân kali (K) Kali tham gia quá trình tổng hợp protein, quá trình hình thành đường, tinh bột, cellulose. Kali giúp cho quá trình quang hợp tốt hơn đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp thời tiết âm u. Kali thúc đẩy hình thành lignine, cellulose làm cho cây cứng cáp hơn, chịu đựng trong điều kiện nước sâu, giảm đỗ ngã và chống chịu sâu bệnh tốt hơn (Nguyễn Xuân Trường, 2004). Do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp, kali ảnh hưởng tích cực đến việc trao đổi đạm và tổng hợp protit. Kali làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều phân đạm. Thiếu kali quang hợp giảm mà hô hấp tăng lên nên năng suất giảm, chất lượng kém. Thiếu kali lá mất sức trương, nhờ kali cây có thể chống rét tốt hơn vì tế bào chứa nhiều đường hơn và áp suất thẩm thấu trong tế bào tăng (Vũ Hữu Yêm, 1995). 3.4 Phân xỉ thép Phân bón xỉ thép là một sản phẩm phụ của ngành sản xuất thép công nghiệp với thành phần chủ yếu gồm các nguyên tố khoáng trung lượng và vi lượng với tỉ lệ 13,8% SiO2; 44,3% CaO; 6,4% MgO; 0,07% S và 79ppm B có tác dụng với cây trồng như sau: 3.4.1 Silic (Si) Silic là nguyên tố đứng thứ hai về lượng sau oxi, chiếm 25% khối lượng vỏ trái đất. Hầu hết các khoáng của đất hóa thành đều là silicat và do đó đất bao gồm các silicat và SiO2. Trong đất đều có chứa silic với mức độ rất khác nhau, nhiều nhất đối với cây hòa thảo. Sự thiếu hụt silic trở nên rất nhạy cảm làm cho cây trồng bị bệnh và hủy hoại khi dư thừa sắt và mangan. Hiệu lực chủ yếu của silic với cây trồng là làm tăng hiệu lực P. Silicat hòa tan làm tăng khả năng hút P của cây trồng, đặc biệt đáng chú ý với các loại đất khả năng giữ P cao (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998). 3.4.2 Canxi (Ca) và Magie (Mg) Canxi và magie là 2 nguyên tố quan trọng nhất của kim loại kiềm thổ trong đất. Một mặt chúng có ý nghĩa tạo những lý hóa tính quan trọng của đất, mặt khác chúng là những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng sau N, P, K (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998). Trong đất chua canxi nghèo do bị rửa trôi, đất vùng nhiệt đới ẩm hàm lượng canxi tổng và trao đổi đều thấp. Trong cây, canxi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của mô (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998). 6 Trong đất, magie có trong các khoáng sét thường gặp như mica, vecmiculit, clorit và đôi khi tìm thấy ở dạng cacbonat. Cùng với Ca, Mg có ý nghĩa về lý hóa tính của đất và dinh dưỡng của cây trồng. Thông thường hàm lượng Ca2+ trong đất cao hơn Mg2+ (trừ đất dốc tụ, đất phèn, đất mặn và tầng sâu các phẫu diện). Khi tỉ lệ Ca2+/Mg2+ quá thấp có trường hợp có thể gây ra sự ngộ độc Mg2+ (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998). 3.4.3 Lưu huỳnh (S) Lưu huỳnh là một nguyên tố rất quan trọng đối với cây trồng, có ý nghĩa trong việc tạo thành năng suất và chất lượng sản phẩm. Lưu huỳnh là một nguyên tố rất động do tác dụng của vi sinh vật. Trong đất lưu huỳnh có các dạng sunfat (SO42-), sunfua (S2-), lưu huỳnh đơn chất và các dạng lưu huỳnh protein (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998). Khi thiếu S, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm: lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết (thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên). 3.4.4 Bo (B) Bo là một nguyên tố cần cho cây trồng có liên quan đến các quá trình phân chia tế bào và hình thành các mô. Nó được chú ý nhiều vì khoảng cách rất hẹp giữa sự thiếu và sự dư thừa gây độc hại. Dưới 1ppm có thể xem là thiếu, mà trên 3ppm là ngưỡng gây độc. Lượng Bo hòa tan trong nước chịu ảnh hưởng của độ pH, hàm lượng hữu cơ và lượng keo. Nói chung Bo hòa tan trong nước thấp trong đất chua ở vùng lượng mưa cao và cao trong đất trung tính và kiềm ở vùng lượng mưa thấp (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998). Hiện tượng thiếu Bo là rất phổ biến trên thế giới. Rất nhiều loại cây ăn quả, cây rau, và các hoa màu khác có biểu hiện thiếu Bo. Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém. Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống. Bo cũng hình thành nên các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. Thiếu Bo thường làm cây sinh trưởng còi cọc, và trước hết làm đình trệ đỉnh sinh trưởng và các lá non. 4 Vôi Bón vôi không chỉ cung cấp dưỡng chất canxi cho cây mà còn có nhiều tác dụng khác phân hóa học không có được như ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử tác hại của mặn, ức chế sự phát triển nấm bệnh trong đất, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô cơ và thuốc diệt cỏ. Thiếu canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt, nếu 7 thiếu trầm trọng thì đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Canxi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi nắng nóng, phèn, mặn. Cần lưu ý rằng, hầu hết đất canh tác ở ĐBSCL đều thiếu canxi, do đó cần phải bón vôi (bột đá vôi hay vôi tôi) mỗi năm một lần để cung cấp canxi cho cây. Nên bón vào đầu mùa mưa với liều lượng 30 - 50kg/1000m2. Để hạn chế tác hại của mặn, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 30 - 50kg/1000m2. Bón bằng cách rải đều trên đất liếp, tưới một lượng nước ngọt dư thừa để rửa mặn ra khỏi liếp. Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển như bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân… ngày càng trở nên nghiêm trọng tại ĐBSCL. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh này là bón vôi cải tạo đất. Thông thường có thể bón hàng năm vào thời điểm sửa soạn đất hoặc bón liều cao 100 - 200kg/1000m2 nhưng vài năm mới bón lại một lần. Giúp vi khuẩn có lợi trong đất phát triển, giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, giúp giữ chất mùn không bị rửa trôi… Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, vì vậy bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là super lân sẽ làm tăng hữu dụng phân lân. (Nguồn: http://www.elib.hcmuaf.edu.vn). 5 Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất 5.1 Các đặc tính vật lí cơ bản của đất Vật lý đất nghiên cứu về những tính chất lý học, những quá trình vật lý học ở trong đất và hướng những quá trình đó nhằm không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất (Nguyễn Thế Đặng & Nguyễn Thế Hùng, 1999). 5.1.1 Tỉ trọng của đất Là tỉ lệ khối lượng của thể rắn đối với khối lượng của nước có cùng thể tích. Hoặc có thể định nghĩa như sau: tỉ trọng là khối lượng của đất trên một đơn vị thể tích. Đất ở trạng thái khô kiệt và không tính đến thể tích các lỗ rỗng trong đất (g/cm3). Tỷ trọng kí hiệu là Pp (Dương Minh Viễn, 2003). Để tính tỉ trọng ta áp dụng công thức: Pp = Msp/Vw Trong đó: Pp: Tỉ trọng của đất (g/cm3). Msp: khối lượng các hạt đất khô (g). Vw: Thể tích nước trong bình pycnometer được thay bởi mẫu đất (cm3) hoặc (m3). Đất được hình thành trên các loại đá mẹ có thành phần khoáng khác nhau, có tỉ trọng khác nhau. Các loại đất khác nhau có tỉ trọng rất khác nhau (Nguyễn Thế Đặng, 1999). 8 Tỉ trọng đất lớn hay nhỏ còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Bởi vì tỉ trọng của chất hữu cơ rất nhỏ chỉ khoảng 1,2 - 1,4g/cm3 cho nên các loại đất giàu mùn có tỉ trọng nhỏ hơn đất nghèo mùn. Vì thế tỉ trọng của lớp đất mặt nhỏ hơn tỉ trọng của các lớp đất dưới (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau sẽ có tỉ trọng khác nhau (Trần Văn Chính, 2006): Bảng 2.1: Tỉ trọng của một số loại đất Loại đất Đất cát Đất cát pha Đất thịt Đất sét Tỉ trọng (g/cm3) 2,65 2,70 2,70 2,74 Dựa vào tỉ trọng đất, Karchinski đã đưa ra mức đánh giá chung khi xác định tỉ trọng của đất trồng như sau (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999): Bảng 2.2: Thang đánh giá tỉ trọng đất (g/cm3) Tỉ trọng (g/cm3) 2,7 Loại đất Đất có lượng mùn cao Đất có lượng mùn trung bình Đất giàu sắt Fe2O3 Nguồn: Karchinski (1965) trích bởi Đỗ Thị Thanh Ren (1999) Ý nghĩa thực tiễn: Tỉ trọng đất được sử dụng trong các công thức tính toán độ xốp, công thức tính tốc độ, thời gian sa lắng của các cấp hạt đất (cát, thịt, sét) trong phân tích thành phần cơ giới. Thông qua tỉ trọng đất người ta cũng có thể đưa ra được những nhận xét sơ bộ về hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỉ lệ sắt, nhôm của một loại đất cụ thể nào đó (Trần Văn Chính, 2006). 5.1.2 Dung trọng đất Dung trọng là trọng lượng một đơn vị thể tích đất khô không bị phá vỡ cấu trúc và được tính bằng g/cm3 (Ngô Ngọc Hưng, 2004). Dung trọng được tính bằng công thức: Pb = Wov-Wr/Vr Trong đó: Pb: dung trọng khô (g/cm3). Wov: khối lượng mẫu đất và ring ngay sau khi sấy khô ở 105ºC. Wr: khối lượng của ring (g). Vr: thể tích ban đầu của dụng cụ lấy mẫu (cm3). Như vậy dung trọng của đất thường nhỏ hơn so với tỉ trọng vì thể tích đất khô kiệt được xác định ở đây bao gồm cả các hạt đất rắn và các khe hở tự nhiên trong đất. Theo Trần Kông Tấu (2002), dung trọng cũng phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, cấu trúc, hàm lượng chất hữu cơ của đất và tổng lượng khe hở trong đất. Đất giàu mùn có dung trọng nhỏ và ngược lại. Dung trọng cho biết về tình trạng nén dẻ của đất, 9 đất có dung trọng càng cao thì độ xốp càng thấp. Dung trọng thường tăng theo độ sâu tầng đất, nguyên nhân chủ yếu là do chất hữu cơ giảm dần theo độ sâu, kết cấu đất kém, rễ thực vật ít và độ chặt tăng lên do sức nén của lớp đất mặt. Hiện nay, các biện pháp canh tác tăng cường chất hữu cơ cho đất như trồng xen, luân canh, trồng cây họ đậu, bón phân hữu cơ…đã tạo điều kiện cho dung trọng đất giảm xuống góp phần cải thiện tính chất đất, đặc biệt là tính chất đất ở lớp mặt. Theo Nguyễn Thế Đặng (1999) ở nước ta dung trọng đất dao động từ 0,7 1,7g/cm3. Nếu dung trọng đất > 1,2g/cm3 thì việc canh tác rất khó khăn và năng suất cây trồng thường thấp do đất quá nhiều sét, ít chất hữu cơ, làm ngăn cản sự phát triển của bộ rễ. Đất có dung trong thích hợp nhất cho cây là 1,0 - 1,1g/cm3. Bảng 2.3: Thang đánh giá dung trọng đất (g/cm3) Dung trọng 1,2 1,3-1,4 1,4-1,6 Đánh giá Đất giàu chất hữu cơ Đất mới được xới Đất bị nén dẻ Đất chặt, bị nén dẻ mạnh Đất rất chặt, thường thấy ở tầng đế cày Nguồn: Karchinski (1965) trích bởi Đỗ Thị Thanh Ren (1999) Nghiên cứu dung trọng đất cho phép ta sơ bộ đánh giá được chất lượng của đất, đặc biệt là đất cho trồng cạn. Các loại đất có dung trọng thấp thường là những loại đất có kết cấu tốt, hàm lượng mùn cao. Do đó những loại đất này cũng sẽ có chế độ nước, nhiệt, không khí và dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Ý nghĩa: Dung trọng của đất được sử dụng trong việc tính độ xốp của đất, tính khối lượng đất canh tác trên 1 ha để xác định trữ lượng các chất dinh dưỡng, lượng vôi cần bón cho đất hay trữ lượng nước có trong đất (Trần Văn Chính, 2006). Dựa vào đặc tính nén dẻ của đất, dung trọng còn được dùng để kiểm tra chất lượng các công trình thủy lợi, đê, bờ mương,… để đảm bảo độ vững của các công trình trên đòi hỏi dung trọng cần đạt được tối thiểu phải lớn hơn 1,5g/cm3 (Trần Văn Chính, 2006). Dung trọng đất là một đặc tính quan trọng, có thể được sử dụng để đánh giá độ phì của đất về mặt vật lý (như tình trạng nén dẻ, độ xốp, chiều sâu tầng đất mà rễ có thể phát triển,…) và hóa học (như ước lượng hàm lượng tương đối chất hữu cơ trong đất và điều kiện đất có được thoáng khí hay không,…). Ngoài ra, dung trọng đất còn cho biết khả năng đâm xuyên của hệ thống rễ cây trồng ở các tầng đất này (Võ Thị Gương et al., 2004). 10 5.1.3 Độ xốp Độ xốp của đất là phần trăm thể tích của đất được chiếm bởi không khí và nước (Trần Bá Linh et al., 2006). Độ xốp đất được tính bằng công thức: Pr = (1- Pb/Pp)*100 Trong đó: Pr: độ xốp đất (%). Pb: dung trọng đất (g/cm3). Pp: tỉ trọng đất (g/cm3). Độ xốp là tổng các tế khổng trong đất biểu thị bằng phần trăm thể tích đất. Độ xốp đất phụ thuộc vào cấu trúc đất, thành phần cơ giới, dung trọng và tỉ trọng đất. Khả năng thoáng khí, khả năng giữ nước phụ thuộc lớn vào độ xốp đất. Độ xốp rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất vì nó đảm bảo sự di chuyển của nước, không khí và chất dinh dưỡng cùng sự hoạt động của vi sinh vật đất (Ngô Thị Đào, 2005). Độ xốp thích hợp cho hầu hết sự tăng trưởng của cây trồng là 50% (Võ Thị Gương et al., 2004). Bảng 2.4: Thang đánh giá độ xốp đất theo Karchinski, 1965 Độ xốp >70% 65-55% 55-50% 1,6 Nguồn: Ngô Ngọc Hưng (2004) 16 Đánh giá Thấp Trung bình Cao Rất cao CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Thời gian và địa điểm - Thời gian: thí nghiệm được thực hiện từ tháng 02/2013 đến tháng 07/2013. - Địa điểm: + Các chỉ tiêu lí - hóa đất được tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm Độc Học Môi Trường của bộ môn Khoa học Môi trường. + Vườn ổi của nông hộ Trần Ngọc Lên ở ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. 2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu 2.1 Dụng cụ - Bộ khoan lí - hóa đất chuyên dụng. - Ống hình trụ lấy mẫu không xáo trộn (ring). - Cân điện tử (Startorius; Ep 410s) với độ chính xác cao, sai số không quá 0,001g. - Máy so màu sắc kế (U2800) với model U - 2800 Spectrophotometer, ROM version 2501 09 dùng xác định các chỉ tiêu như TP, tổng sắt. - Tủ sấy có nhiệt độ cố định dùng để phân tích chỉ tiêu dung trọng. - Hóa chất sử dụng trong phân tích các chỉ tiêu hóa học đất. - Hệ thống chưng cất đạm Kjeldahl Gerhardt. - Máy đo pH (pIOn neer 10), EC (pION neer 30). 2.2 Vật liệu Các mẫu lí-hóa đất ở vườn nông hộ Trần Ngọc Lên thuộc ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. 3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), được chia thành 20 lô bao gồm 5 nghiệm thức với 4 lần lặp lại (Hình 3.1). Diện tích mỗi lô là 50m2, tương ứng với 4 cây (khoảng cách là 3,7m x 3,3m). Thí nghiệm được thực hiện ở vùng sinh thái đất phù sa và nước ngọt quanh năm. - Năm nghiệm thức phân bón áp dụng trong nghiên cứu này được trình bày chi tiết trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2. 17 Bảng 3.1: Các thông số của từng nghiệm thức Nghiệm thức (NT) Phân bón của nông hộ (NT1) Khối lượng phân Khối lượng phân (g/cây/lần bón) (kg/ha/lần bón) Công thức phân bón N:P:K tỉ lệ 20:20:15 120 96 Phân bón theo khuyến cáo và phân xỉ thép (NT2) N:P:K tỉ lệ 16:16:8 Urê KCl Phân xỉ thép 100 25 25 5.800 80 20 20 4640 Phân bón theo khuyến cáo và phân xỉ thép (NT3) N:P:K tỉ lệ 16:16:8 Urê KCl Phân xỉ thép 100 25 25 11.600 80 20 20 9280 Phân bón theo khuyến cáo (NT đối chứng, NT4) N:P:K tỉ lệ 16:16:8 Urê KCl 100 25 25 80 20 20 Phân bón theo khuyến cáo và CaCO3 (vôi) (NT5) N:P:K tỉ lệ 16:16:8 Urê KCl Vôi 100 25 25 625 80 20 20 500 Urea (46% N); KCl (60% K2O) Công thức phân và cách bón dựa trên nền khuyến cáo cho cây ổi ở giai đoạn 02 năm tuổi (Nguồn: www.cuctrongtrot.gov.vn). Thời gian bón phân: bón mỗi 03 tháng 01 lần (sau khi mỗi đợt cắt đọt là bón phân). Do đó tổng số lần bón phân/năm là 04 lần. Cách bón phân: xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7 - 1,0m (trong phạm vi tán cây). Sau đó bón vào đúng lượng phân đã tính toán. Bón phân xong tiến hành tưới nước, sau đó phủ cỏ lại xung quanh gốc. Bảng 3.2: Hàm lượng dinh dưỡng (g/cây/lần bón) trong 05 nghiệm thức Hàm lượng dinh dưỡng (g/cây/lần bón) Nghiệm thức (NT) N 24 28 28 28 28 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 18 P2O5 24 16 16 16 16 K2O 18 23 23 23 23 Slag CaCO3 5800 11600 500 * Cách bố trí thí nghiệm được thể hiện trong Hình 3.1: NT3 NT2 NT5 NT4 NT1 NT1 NT3 NT4 NT2 NT5 NT4 NT3 NT1 NT5 NT2 NT4 NT5 NT1 NT2 NT3 Lần lặp lại 1, 2, 3, 4 Kênh dẫn nước Hình 3.1: Mô tả bố trí thí nghiệm 3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu * Thời điểm lấy mẫu Mẫu đất được thu 3 lần: - Trước khi tiến hành thí nghiệm (02/2013). - Thu mẫu lần 2 sau 3 tháng bón phân (04/2013). - Thu mẫu lần 3 sau 6 tháng bón phân (07/2013). * Phương pháp thu và bảo quản mẫu - Thu mẫu đất đại diện cho mỗi lô thí nghiệm, chọn điểm thu ngẫu nhiên xung quanh tán của mỗi cây trong lô sau đó trộn lại (không thu tại những nơi có rãnh phân bón và gần gốc cây). - Thu mẫu hóa đất: Dùng bộ khoan đất chuyên dụng khoan đến tầng đất khoảng 20cm (tầng canh tác); khoan đến độ sâu nhất định, xoay vòng theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa lấy cột đất lên và cho vào bọc nilon, cột chặt và ghi kí hiệu mẫu. Riêng mẫu đất xáo trộn được lấy bằng khoan ngắn (dài khoảng 20cm) tại nhiều vị trí khác nhau trên cùng mẫu vườn ổi, các mẫu đất trên cùng một vườn được trộn lẫn với nhau để lấy mẫu đại diện. Mẫu xáo trộn được lấy ở tầng đất mặt (0 - 20cm). Số lượng mẫu khoảng 3kg đất. (Trần Sỹ Nam, 2011) 19 - Thu mẫu lí đất: + Dùng ống trụ kim loại (thường có thể tích 50 - 100 cm), đặt ống trụ lên chỗ đất bằng phẳng đã xủi sạch cỏ, lá cây trên bề mặt. Phía trên ống trụ chụp một dụng cụ để lúc đóng có thể giữ được trạng thái tự nhiên của đất. + Khi ống trụ đã lún đến mức cần thiết, lấy ống chụp ra. Dùng xẻng hoặc dao lấy từ từ toàn bộ ống trụ và đất lên. + Dùng dao mỏng cắt phẳng đất hai đầu ống trụ rồi cho vào túi nilon mang về phòng phân tích. - Bảo quản mẫu ở điều kiện bình thường, mang về phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu đã định hướng. (Trần Sỹ Nam, 2011) * Các chỉ tiêu phân tích Các mẫu đất thu thập được đưa về phòng thí nghiệm phân tích thuộc bộ môn Khoa học Môi trường để phân tích một số chỉ tiêu lí-hóa đất cụ thể như sau: - Hóa học đất: mẫu đất được lấy để phân tích một số chỉ tiêu như: pH, EC, TN, TP, tổng sắt và chất hữu cơ trong đất. - Lý học đất: mẫu đất được lấy để phân tích một số chỉ tiêu như: dung trọng, tỉ trọng và độ xốp. 3.3 Phương pháp phân tích Đất sau khi mang về phòng thí nghiệm, mẫu được bẻ nhỏ và trải đều trên các khay mủ. Đặt mẫu nơi thoáng khí, mát, không phơi mẫu trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Trong điều kiện thuận lợi mẫu đất được phơi khô ít nhất trong vòng 15 ngày. Đất được nghiền và cho qua rây 0,5mm. Phương tiện và kĩ thuật phân tích được thực hiện tại Khoa Môi trường và TNTN, trường ĐHCT với nguyên tắc kĩ thuật và phương tiện phân tích như sau: Bảng 3.3: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đất STT 01 02 03 04 05 06 07 08 Chỉ tiêu Tỉ trọng Dung trọng pHH2O Đơn vị g/cm3 g/cm3 EC mS/cm Chất hữu cơ N tổng số P tổng số Fe tổng số % CHC %N % P2O5 % Fe2O3 Phương pháp Phương pháp pycnometer. Phương pháp sấy khô cân trọng lượng. Trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:2,5 (đất/nước), đo bằng máy pH cầm tay Hanna 8424 (Ngô Ngọc Hưng, 2004). Trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:2 (đất/nước), đo bằng máy EC Hanna HI 99300 (Ngô Ngọc Hưng, 2004). Phương pháp Walkley - Black (Ngô Ngọc Hưng, 2004). Phương pháp Kjeldahl. Phương pháp so màu. Công phá mẫu bằng dung dịch H2SO4 đđ và HClO4, sau đó phân tích theo phương pháp Thiocianate. 20 3.4 Phương pháp xử lí số liệu Tất các các số liệu được thu thập, tính trung bình và sai số chuẩn bằng phần mềm Excel. Sử dụng phần mềm Statgraphics để phân tích phương sai một nhân tố (one way ANOVA) và kiểm định Tukey HSD (độ tin cậy 95%) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức trong cùng một đợt thu mẫu. Các giá trị trung bình của cùng một nghiệm thức phân bón giữa 2 đợt thu mẫu được so sánh bằng phép thử T - test ở mức ý nghĩa 5%. 21 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc tính lí - hóa học đất trồng ổi trước khi bón phân xỉ thép Trước khi bố trí thí nghiệm, tiến hành thu mẫu đất đầu vụ trên vườn ổi đã thu hoạch của vụ trước nhằm đánh giá hàm lượng dinh dưỡng có trong đất. Kết quả phân tích các đặc tính lí - hóa đất trồng ổi đầu vụ được trình bày trong Bảng 4.1. Bảng 4.1: Các chỉ tiêu về đặc tính đất đầu vụ Đơn vị g/cm3 g/cm3 % Giá trị 2,30 0,04 1,31±0,00 43,22±0,00 pH EC mS/cm 4,69±0,09 0,21±0,00 Đánh giá Đất có lượng mùn cao Đất chặt, bị nén dẻ mạnh Đất chặt, không đạt yêu cầu đối với tầng canh tác Chua vừa Không giới hạn năng suất CHC % CHC 3,30±0,06 Trung bình TN TP TFe %N % P2O5 % Fe2O3 0,14±0,00 0,12±0,01 3,04±0,07 Thấp Khá Rất cao Chỉ tiêu Tỉ trọng Dung trọng Độ xốp Thang đánh giá Karchinski, 1965 Karchinski, 1965 Karchinski, 1965 USDA, 1983 Western Agricultural Laboratories, 2002 L.V Chiurin, 1951 & 1972 Metson, 1961 Lê Văn Căn, 1978 Ngô Ngọc Hưng, 2004 Giá trị trung bình ± sai số chuẩn (n=3) 4.1.1 Tỉ trọng, dung trọng, độ xốp Kết quả phân tích ở Bảng 4.1 cho thấy đất vườn ổi có tỉ trọng là 2,30±0,04g/cm3 được đánh giá có lượng mùn cao (Karchinski, 1965; trích bởi Đỗ Thị Thanh Ren, 1999); dung trọng trung bình là 1,21g/cm3. Theo Karchinski (1965) trích bởi Đỗ Thị Thanh Ren (1999) thì đất này được đánh giá là đất chặt, bị nén dẻ mạnh. Thang đánh giá độ xốp trong đất của Karchinski (1965) trích bởi Đỗ Thị Thanh Ren (1999) thì độ xốp của đất tại điểm nghiên cứu ở mức độ đất chặt, không đáp ứng yêu cầu đối với tầng canh tác (43,22%). Nhìn chung, đất trồng vườn ổi tại điểm nghiên cứu hiện tại có đặc tính lí - hóa học tương đương với đất phù sa trồng măng cụt tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ trong nghiên cứu của Trần Văn Tuy (2009). 4.1.2 pH pH đất có liên quan đến các dưỡng chất trong đất như P hữu dụng, CEC, cation trao đổi và phần trăm base bão hòa. Kết quả phân tích ở Bảng 4.1 cho thấy pH của đất đầu vụ là 4,69±0,09, được đánh giá là thuộc loại chua vừa (theo USDA, 1983; trích bởi Trần Sỹ Nam, 2011). Các kết quả nghiên cứu của Trần Văn Tuy (2009) trên đất trồng măng cụt ở Phong Điền cũng thuộc nhóm đất chua vừa. Nhìn chung, kết quả phân tích pH đất trên đất phù sa như vậy thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn trái (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005). 22 4.1.3 EC Kết quả phân tích ở Bảng 4.1 cho thấy EC (mS/cm) trong đất vườn ổi có giá trị trung bình là 0,21mS/cm. Dựa vào thang đánh giá của Western Agricultural Laboratories (2002) trích bởi Ngô Ngọc Hưng (2004), thì giá trị này không giới hạn năng suất và sự sinh trưởng của cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Tuy (2009), trên đất vườn trồng măng cụt ở huyện Phong Điền giá trị EC trong đất cũng được đánh giá là không giới hạn tới năng suất cây trồng. 4.1.4 Chất hữu cơ Theo Wolgang Flaig (1984), chất hữu cơ (% CHC) là một trong những yếu tố quyết định độ phì nhiêu đất vì liên quan đến các tiến trình lí, hóa và sinh học đất. Kết quả phân tích chất hữu cơ trong đất thí nghiệm theo thang đánh giá của L.V Chiurin (1951 & 1972) trích bởi Ngô Ngọc Hưng (2004) thì hàm lượng chất hữu cơ dao động trong khoảng 3,30±0,06% CHC được xếp ở mức trung bình. Hàm lượng chất hữu cơ thấp có ảnh hưởng nhiều đến đặc tính đất như làm giảm độ hữu dụng và khả năng cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng từ đất. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng thấp đất càng nén dẻ, làm giảm hoạt động của vi sinh vật, nên chậm phân hủy CHC. Khả năng khoáng hóa và cung cấp dinh dưỡng như đạm, lân, canxi…trên các đất này rất thấp, ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cây. Việc cung cấp thêm chất hữu cơ vào đất là một trong những biện pháp góp phần cải thiện chất lượng đất. 4.1.5 Nitơ tổng số Hàm lượng đạm tổng số (%N) trong đất vườn ổi là 0,14% N (Bảng 4.1), được đánh giá là thấp đối với cây trồng (theo thang đánh giá Metson, 1961 trích bởi Ngô Ngọc Hưng, 2004). Mặc dù nông hộ có bón phân N, P, K liên tục cho đất vườn ổi nhưng do đất bị nén dẻ, hàm lượng chất hữu cơ thấp, điều này làm cho khả năng giữ đạm của đất kém và dễ bị rửa trôi. Đạm (N) là nguồn dinh dưỡng chính, là thành phần quan trọng của nhiều hợp chất cần thiết của cây trồng. Đạm giúp gia tăng sự tăng trưởng của cây đặc biệt là sự phát triển của thân lá. Cây được cung cấp N đầy đủ, giúp thân, lá và chồi phát triển tốt, bộ rễ cân đối hơn so với cây thiếu N (Vũ Hữu Yêm, 1995). 4.1.6 Photpho tổng số Lân tổng số (%P2O5) của đất đầu vụ được phân tích là 0,12±0,01% P2O5, được đánh giá là khá (Lê Văn Căn, 1978). Lân tổng số có liên quan đến các tính chất của đất. Hàm lượng lân tổng số cao giúp cây phát triển, chống chịu hạn, tạo mầm hoa, kích thích ra hoa, cây cho năng suất cao. Theo kết quả thí nghiệm của Lê Ngọc Xem (1980) và Nguyễn Xuân Ngọc (2007), cho thấy hàm lượng lân tổng số mà cây hấp thu tương quan chặt với hàm lượng lân trong đất, tuy nhiên lại không có sự tương quan giữa năng suất và hàm lượng lân trong đất hoặc tương quan rất ít, do năng suất còn phụ 23 thuộc vào nhiều yếu tố khác (Nguyễn Mỹ Hoa, 2011). Qua đó nhận thấy việc bón lượng lân rất cao, liên tục trong quá trình canh tác có thể không làm tăng năng suất cây trồng mà ngược lại làm tích lũy lân trong đất gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân đối chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng (Nguyễn Mỹ Hoa, 2011). 4.1.7 Sắt tổng số Qua Bảng 4.1 cho thấy hàm lượng sắt tổng số là 3,04±0,07% Fe2O3 được đánh giá là rất cao đối với nhu cầu cây trồng theo thang đánh giá trích bởi Ngô Ngọc Hưng (2004). Hàm lượng sắt cao thì cây trồng sẽ phát triển kém do sắt giữ chặt một số anion như photphat hoặc tạo ra những hợp chất như FeS gây khó khăn cho hô hấp bộ rễ. Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành kết cấu của đất, trong việc điều hòa chế độ lân của đất vùng nhiệt đới (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998). 4.2 Đặc tính lí - hóa đất trồng ổi sau 3 tháng và 6 tháng bón phân xỉ thép 4.2.1 Tỉ trọng Tỉ trọng của từng loại đất được quyết định chủ yếu bởi thành phần khoáng và chất hữu cơ trong đất, nếu trong đất có nhiều chất hữu cơ và mùn thì tỉ trọng càng nhỏ. Giá trị tỉ trọng của đất là một thông số quan trọng giúp ước lượng được thành phần khoáng chủ yếu cũng như hàm lượng tương đối chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỉ lệ sắt nhôm của một loại đất cụ thể. 2.50 X NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 X X X 2.40 Tỉ trọng (g/cm3) X Y 2.30 Y Y 2.20 Y Y 2.10 3 tháng Thời gian sau bón phân 6 tháng Hình 4.1: Tỉ trọng đất giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân Ghi chú: Đường gạch ngang thể hiện giá trị tỉ trọng đất trước bón phân (2,30±0,04g/cm3). Mỗi cột là giá trị trung bình±sai số chuẩn (n=20). X, Y thể hiện sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% của từng nghiệm thức phân bón giữa 2 đợt thu mẫu (T - test). 24 Kết quả phân tích ở Hình 4.1 cho thấy giá trị tỉ trọng ở tất cả các nghiệm thức sau 3 tháng thí nghiệm đều giảm đi so với đầu vụ (2,30g/cm3) (ngoại trừ NT2) và không có sự khác nhau (p>0,05). Tỉ trọng đất có xu hướng tăng lên ở 5 nghiệm thức sau thời gian 6 tháng thí nghiệm so với thời gian 3 tháng (p0,05). Ở khoảng dung trọng này, đất thí nghiệm không thuộc nhóm bị nén dẻ. 4.2.3 Độ xốp Độ xốp của đất phản ánh tổng các sinh tế khổng trong một đơn vị thể tích đất, cần thiết cho sự phát triển của rễ cây trồng và sự di chuyển của nước cũng như không khí trong đất; đồng thời cũng liên quan đến dung trọng của đất. Đất có dung trọng lớn thì phần trăm tế khổng thấp, lượng tế khổng trong đất thì được quyết định bởi sự sắp xếp các hạt đất. Tùy thuộc vào điều kiện ngoài đồng các tế khổng có thể chứa nước hoặc không khí. Trong sự phát triển cho cây trồng tốt nhất là có 50% tế khổng chứa đầy nước và 50% tế khổng chứa đầy không khí (Trần Kim Tính, 2003). 60.00 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 X Độ xốp (%) 55.00 X 50.00 Y Y 45.00 40.00 3 tháng Thời gian sau bón phân 6 tháng Hình 4.3: Độ xốp đất giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân Ghi chú: Đường gạch ngang thể hiện giá trị độ xốp đất trước bón phân (43,22%). Mỗi cột là giá trị trung bình±sai số chuẩn (n=20). X, Y thể hiện sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% của từng nghiệm thức phân bón giữa 2 đợt thu mẫu (T - test). Kết quả phân tích ở Hình 4.3 cho thấy độ xốp đất ở 3 tháng và 6 tháng của 5 NT đều tăng lên so với tính chất đất ban đầu (43,22%). Trong cùng thời điểm thu mẫu 3 tháng và 6 tháng, độ xốp của 5 NT đều giống nhau (p>0,05; Hình 4.3) và biến động từ 45,26 - 55,72% được đánh giá là đất chặt đến trung bình cho lớp đất mặt (theo Karchinski, 1965; trích bởi Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Tất cả 5 nghiệm thức đều tăng 26 lên nhưng không có sự chênh lệch đáng kể ở thời điểm 6 tháng bón phân so với 3 tháng (p>0,05) trừ nghiệm thức 2 và nghiệm thức 4. Kết quả phân tích này phù hợp với giá trị độ xốp trong đất trồng trọt với mức trung bình khoảng 45 - 50% (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998). Tóm lại, so với nghiệm thức đối chứng (NT4) sự thêm vào của phân xỉ thép chưa góp phần cải thiện dung trọng, tỉ trọng cũng như độ xốp đất. 4.2.4 pH đất Độ pH đã trở thành thước đo quan trọng về trạng thái lí hóa của đất. Những loại đất có độ phì nhiêu cao đều phải có một giới hạn pH nhất định không quá chua hoặc quá kiềm (Phạm Quang Hà, 2003). Kết quả phân tích pH đất ở thời điểm 3 tháng thí nghiệm có giá trị biến động từ 3,91 - 4,17 được đánh giá ở mức độ chua nhiều (theo USDA, 1983; trích bởi Trần Sỹ Nam, 2011). Tuy nhiên, sau 6 tháng bón phân, pH được cải thiện (4,88 - 5,65) và đạt mức chua vừa đến hơi chua (USDA, 1983; trích bởi Trần Sỹ Nam, 2011) (Hình 4.4). 6.00 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 aX 5.50 bX pH 5.00 bX bX bX 4.50 Y 4.00 Y Y Y Y 3.50 3.00 3 tháng Thời gian sau bón phân 6 tháng Hình 4.4: Giá trị pH giữa các nghiệm thức sau 3 tháng & 6 tháng bón phân Ghi chú: Đường gạch ngang thể hiện giá trị pH trước bón phân (4,69±0,09). Mỗi cột là giá trị trung bình±sai số chuẩn (n=20). a, b thể hiện sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% (Tukey - test) giữa 5 nghiệm thức phân bón tại cùng 1 thời điểm thu mẫu. X, Y thể hiện sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% của từng nghiệm thức phân bón giữa 2 đợt thu mẫu (T - test). Giá trị pH đất của 5 nghiệm thức phân bón sau 3 tháng bón phân giảm đi so với tính chất đất ban đầu (trước khi tiến hành thí nghiệm; Bảng 4.1). Có thể do chủ vườn tiến hành nạo vét bùn đáy phủ lên mặt líp trồng. Giá trị pH tại thời điểm này không có 27 sự khác nhau giữa 5 nghiệm thức phân bón (p>0,05; Hình 4.4). Nhưng ở thời điểm 6 tháng pH đất của nghiệm thức 5 (16g N - 16g P2O5 - 8g K2O + CaCO3) là cao nhất (p[...]... việc tích lũy độc tố trong đất theo thời gian (MacNaeidhe & O'Sullivan, 1999) Ngoài ra, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin về ảnh hưởng của việc áp dụng loại phân bón này đến môi trường đất trồng ổi ở Đồng bằng sông Cửu Long Chính vì vậy, đề tài “ Ảnh hưởng của phân xỉ thép đến tính chất lý - hóa của đất trồng ổi tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ được tiến hành với 1 mục... ảnh hưởng của các loại phân bón đến tính chất lí - hóa của môi trường đất - Triển khai thí nghiệm tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - Lấy mẫu đất lần 1 (sau 3 tháng bón phân) và lần 2 (sau 6 tháng bón phân) để phân tích các chỉ tiêu lí - hóa học đất - Tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu vật lí và hóa học đất - Ghi nhận và tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá các... xốp của đất tại điểm nghiên cứu ở mức độ đất chặt, không đáp ứng yêu cầu đối với tầng canh tác (43,22%) Nhìn chung, đất trồng vườn ổi tại điểm nghiên cứu hiện tại có đặc tính lí - hóa học tương đương với đất phù sa trồng măng cụt tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ trong nghiên cứu của Trần Văn Tuy (2009) 4.1.2 pH pH đất có liên quan đến các dưỡng chất trong đất như P hữu dụng, CEC, cation trao ổi. .. năng của phân xỉ thép trong việc cải thiện một số đặc tính lí hóa của đất 2 Mục tiêu cụ thể - Khảo sát các chỉ tiêu lí đất như dung trọng, tỉ trọng và độ xốp của đất trồng Ổi; - Khảo sát các chỉ tiêu hóa đất như pH, EC, tổng N, tổng P, sắt tổng và chất hữu cơ trong đất trồng Ổi 3 Nội dung thực hiện - Thu thập tài liệu về quy trình kĩ thuật và kinh nghiệm sản suất của nông dân - Tìm hiểu ảnh hưởng của. .. trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất Độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất Theo Trần Thành Lập (1999) thì đất ĐBSCL thường có pH thấp, đất phù sa không phèn thường có pH=4,0 - 5,5 Đất có pH thấp nhất là đất phèn, trên đất phèn nặng pH có thể nhỏ... tăng lượng và chất của CEC, tăng kết cấu đất, cải thiện tính chất vật lí, khả năng giữ ẩm của đất Chất hữu cơ (CHC) có thể biểu thị bằng % cacbon hữu cơ (OC), hoặc % chất hữu cơ (CHC), với hệ số chuyển ổi là 1,724 (%CHC = %OC * 1,724) Chất hữu cơ của đất còn là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất: khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng hấp phụ, giữ nhiệt và kích 13... mùn không bị rửa trôi… Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, vì vậy bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là super lân sẽ làm tăng hữu dụng phân lân (Nguồn: http://www.elib.hcmuaf.edu.vn) 5 Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất 5.1 Các đặc tính vật lí cơ bản của đất Vật lý đất nghiên cứu về những tính chất lý học, những quá trình vật lý học ở trong đất và hướng những quá trình... trao ổi không khí đặc biệt là sự khuếch tán oxi có ý nghĩa rất quan trọng cho cây trồng Việc giảm chất hữu cơ trong đất sẽ đưa đến giảm độ xốp đất Đất kém thông thoáng có thể giới hạn sự phát triển của rễ, đặc biệt ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng 5.2 Các đặc tính hóa học cơ bản của đất 5.2.1 pH đất Theo Ngô Ngọc Hưng et al (2004), pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng vì nó ảnh hưởng. .. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc tính lí - hóa học đất trồng ổi trước khi bón phân xỉ thép Trước khi bố trí thí nghiệm, tiến hành thu mẫu đất đầu vụ trên vườn ổi đã thu hoạch của vụ trước nhằm đánh giá hàm lượng dinh dưỡng có trong đất Kết quả phân tích các đặc tính lí - hóa đất trồng ổi đầu vụ được trình bày trong Bảng 4.1 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu về đặc tính đất đầu vụ Đơn vị g/cm3 g/cm3 % Giá trị... gian và địa điểm - Thời gian: thí nghiệm được thực hiện từ tháng 02/2013 đến tháng 07/2013 - Địa điểm: + Các chỉ tiêu lí - hóa đất được tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm Độc Học Môi Trường của bộ môn Khoa học Môi trường + Vườn ổi của nông hộ Trần Ngọc Lên ở ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ 2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu 2.1 Dụng cụ - Bộ khoan lí - hóa đất

Ngày đăng: 29/09/2015, 22:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan