xác định sinh khối và trữ lượng cacbon của rừng tràm tại vườn quốc gia u minh thượng

59 502 1
xác định sinh khối và trữ lượng cacbon của rừng tràm tại vườn quốc gia u minh thượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... thấy tổng sinh khối khô Tràm nhỏ 10 tuổi (ti u khu 47 ti u khu 60) nhỏ tổng sinh khối khô Tràm lớn 10 tuổi (ti u khu 48 ti u khu 50) Đồng thời tổng sinh khối khô ti u khu 47 ti u khu 60 có khác... nơi l u trữ nguồn gen quý Xuất phát từ vai trò quan trọng rừng việc hấp thụ CO2 cung cấp O2 trở lại cho môi trƣờng, đề tài Xác định sinh khối trữ lƣợng Cacbon rừng Tràm vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng”... độ tuổi lớn 10 tuổi (ti u khu 48, 50) sinh trƣởng đất than bùn vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng  Đối với rừng Tràm có độ tuổi nhỏ 10 tuổi: Mỗi ti u khu có điểm thu m u, nhƣ ứng với rừng có độ tuổi

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG XÁC ĐỊNH SINH KHỐI VÀ TRỮ LƢỢNG CACBON CỦA RỪNG TRÀM TẠI VƢỜN QUỐC GIA U MINH THƢỢNG Sinh viên thực hiện LÊ THỊ NGỌC HẰNG 3103811 Cán bộ hƣớng dẫn ThS. TRẦN THỊ KIM HỒNG Cần Thơ, 11/2013 LỜI CẢM TẠ LỜI CẢM TẠ Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô Trần Thị Kim Hồng đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ, đăc biệt là quý thầy cô Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên, bộ môn Quản lí môi trƣờng vtài nguyên thiên nhiên đã truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm và điều kiện giúp em học tập và tìm hiểu những điều bổ ích. Xin cảm ơn sự hỗ trợ của các cô, các chú ở vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng, thuộc ấp Công Sự, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang đã tận tình giúp đỡ và trao đổi những kinh nghiệm bổ ích cho em học tập. Xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp Quản lý môi trƣờng K36, các bạn Khoa Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, các anh, các chị cao học đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những ngƣời thân yêu luôn bên cạnh, quan tâm, chăm sóc em trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn. Cần thơ, ngày 06 tháng 12 năm 2013 Lê Thị Ngọc Hằng GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng i SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................... 2 1.4.1. Địa điểm .................................................................................................... 2 1.4.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 3 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 3 1.6.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 4 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 5 2.1. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 5 2.1.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................... 5 2.1.2. Đa dạng sinh học ....................................................................................... 5 2.1.3. Vị trí địa lý của vùng nghiên cứu ............................................................... 5 2.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn ........................................................................ 6 2.2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 7 2.2.1. Các đặc điểm sinh thái, phân bố và công dụng của cây Tràm ..................... 7 2.2.1.1. Đặc điểm sinh thái .............................................................................. 7 2.2.1.2. Sự phân bố ......................................................................................... 8 2.2.1.3. Công dụng .......................................................................................... 9 2.2.2. Đất than bùn ............................................................................................ 10 2.2.3. Sinh khối rừng ......................................................................................... 11 2.2.4. Trữ lƣợng cacbon .................................................................................... 12 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 13 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................................ 13 3.2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 13 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng ii SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 MỤC LỤC 3.2.1. Phƣơng tiện nghiên cứu ........................................................................... 13 3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 13 3.2.2.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ........................................................ 13 3.2.2.2. Phƣơng pháp nội nghiệp ................................................................... 14 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 16 4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƢỞNG CỦA RỪNG TRÀM ................................................................................................................... 16 4.2. SINH KHỐI CÂY TRÀM TRÊN NỀN ĐẤT THAN BÙN ............................. 20 4.2.1. Ƣớc tính sinh khối cây Tràm theo công thức ............................................ 20 4.2.2. Kết quả phân tích sinh khối của cây Tràm theo phân tích mẫu ................. 23 4.2.3. So sánh sinh khối giữa hai phƣơng pháp tính ........................................... 25 4.2.4. Sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm................................ 26 4.3. TRỮ LƢỢNG CACBON CỦA CÂY TRÀM TRÊN NỀN ĐẤT THAN BÙN 29 4.3.1. Tổng trữ lƣợng Cacbon của cây tràm ....................................................... 29 4.3.2. Trữ lƣợng Cacbon các thành phần của cây tràm ....................................... 31 4.4. TỔNG SINH KHỐI VÀ TRỮ LƢỢNG CACBON CỦA RỪNG TRÀM TRÊN NỀN ĐẤT THAN BÙN ........................................................................................ 32 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 34 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 34 5.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 35 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 36 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 37 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................... 38 PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................... 39 PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................... 51 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng iii SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý D1_3 Đƣờng kính ngang ngực H Chiều cao vút ngọn SKKc Sinh khối cành khô SKKl Sinh khối lá khô SKKt Sinh khố thân khô SKTc Sinh khối cành tƣơi SKTl Sinh khối lá tƣơi SKTt Sinh khối thân tƣơi TSKk Tổng sinh khối khô TSKt Tổng sinh khối tƣơi VQG Vƣờn quốc Gia GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng iv SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 DANH MỤC HÌNH DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Bản đồ phân bố các tiểu khu rừng Tràm ....................................................... 2 Hình 1. 2 Rừng Tràm trên nền đất than bùn ................................................................. 3 Hình 2. 1 Sơ đồ vị trí vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng ................................................. 6 Hình 2. 2 Thân, hoa và hạt của Tràm (Melaleuca cajuputi) .......................................... 8 Hình 2. 3 Phân bố cây Tràm ở Việt Nam ..................................................................... 9 Hình 3. 1 Lập ô tiêu chuẩn ngoài thực địa .................................................................. 14 Hình 4. 1 Mật độ Tràm ở các tiểu khu ........................................................................ 17 Hình 4. 2 Trung bình đƣờng kính ngang ngực ở các tiểu khu ..................................... 18 Hình 4. 3 Trung bình chiều cao vút ngọn ở các tiểu khu ............................................ 19 Hình 4. 4 Sinh khối cây Tràm theo công thức ............................................................ 22 Hình 4. 5 Sinh khối của cây Tràm theo phân tích mẫu ............................................... 24 Hình 4. 6 So sánh sinh khối giữa hai phƣơng pháp tính.............................................. 25 Hình 4. 7 Sinh khối tƣơi các thành phần trên mặt đất của cây Tràm ........................... 28 Hình 4. 8 Sinh khối khô các thành phần trên mặt đất của cây Tràm ........................... 29 Hình 4. 9 Trữ lƣợng Cacbon của cây Tràm trên nền đất than bùn............................... 30 Hình 4. 10 Trữ lƣợng Cacbon các thành phần của cây Tràm ...................................... 31 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng v SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Các thông số về khí hậu của vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng ...................... 6 Bảng 2. 2 Phân bố đất than bùn ở Việt Nam............................................................... 11 Bảng 4. 1 Các chỉ tiêu sinh trƣởng rừng của Tràm ................................................................ 16 Bảng 4. 2 Hệ số khô/tƣơi của cây của Tràm ............................................................... 21 Bảng 4. 3 Sinh khối của cây Tràm tính theo công thức............................................... 21 Bảng 4. 4 Sinh khối của cây Tràm theo phân tích mẫu ............................................... 23 Bảng 4. 5 So sánh sinh khối giữa hai phƣơng pháp tính ............................................. 25 Bảng 4. 6 Sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm .................................. 27 Bảng 4. 7 Trữ lƣợng Cacbon của cây Tràm trên nền đất than bùn .............................. 30 Bảng 4. 8 Trữ lƣợng Cacbon các thành phần của cây Tràm........................................ 31 Bảng 4. 9 Tổng hợp sinh khối và các yếu tố liên quan lâm phần ................................ 32 Bảng 4. 10 Tổng sinh khối và trữ lƣợng Cacbon của rừng Tràm ................................ 33 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng vi SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, trƣớc tình hình phát triển của các ngành kinh tế, các cuộc cách mạng công nghiệp, con ngƣời đã làm gia tăng nhanh chóng nồng độ các chất khí gây hiệu ứng nhà kính bao gồm CO2, CH4, H2S, N2O, FS6… Trong đó sự gia tăng nồng độ Cacbon dioxide (CO2) đƣợc xem là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi của khí hậu. Khí CO2 là một chất khí không màu, CO2 đƣợc sản sinh từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả khí thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm của quá trình đốt cháy các chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của các sinh vật sống hiếu khí, sự lên men của vi sinh vật... Khí CO2 hấp thụ rất tốt các tia hồng ngoại và phần lớn năng lƣợng nhiệt thoát ra khỏi Trái đất là ở dạng tia hồng ngoại, nên sự tăng quá mức CO 2 làm tăng nhiệt lƣợng đƣợc hấp thu và từ đó làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất và khi đó khí hậu sẽ có những sự thay đổi. Theo Võ Quý (2009) việt Nam đƣợc xem là một trong những nƣớc bị ảnh hƣởng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nƣớc biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai và nơi cƣ trú của 23% số dân. Một trong những biện pháp góp phần quan trọng trong việc cải thiện và giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu là làm tăng độ che phủ của các loài thực vật trên trái đất. Bởi trong quá trình quang hợp của thực vật nó sẽ hấp thu lƣợng CO2 và trả lại môi trƣờng một lƣợng O2 giúp cân bằng môi trƣờng sống. Trong số các loài thực vật thì cây Tràm (Melaleuca cajuputii) là loài đƣợc trồng khá phổ biến ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng Tràm là một đặc trƣng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giữ vai trò quan trong trong điều hòa khí hậu, hấp thụ CO2 và cung cấp O2 cho môi trƣờng, cung cấp gỗ, củi, và các lâm sản khác, ngoài ra rừng còn là nơi cƣ trú của động- thực vật và là nơi lƣu trữ các nguồn gen quý hiếm. Xuất phát từ vai trò quan trọng của rừng trong việc hấp thụ CO2 và cung cấp O2 trở lại cho môi trƣờng, đề tài “Xác định sinh khối và trữ lƣợng Cacbon của rừng Tràm tại vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng” đƣợc thực hiện. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Mục tiêu tổng quát: Xác định sinh khối và trữ lƣợng Cacbon các thành phần trên mặt đất của rừng Tràm trên nền đất than bùn theo hai độ tuổi (nhỏ hơn 10 tuổi và lớn hơn 10 tuổi) tại vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng. Mục tiêu cụ thể:  Xác định tổng sinh khối và sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành, lá) trên nền đất than bùn, ở hai độ tuổi (nhỏ hơn 10 tuổi và lớn hơn 10 tuổi).  Xác định trữ lƣợng Cacbon các thành phần trên mặt đất của cây Tràm trên nền đất than bùn, ở hai độ tuổi (nhỏ hơn 10 tuổi và lớn hơn 10 tuổi). GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 1 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Khảo sát các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Tràm (đƣờng kính ngang ngực, chiều cao, mật độ) trên nền đất than bùn.  Xác định sinh khối tƣơi, sinh khối khô của cây Tràm trên nền đất than bùn.  Xác định hệ số giữa sinh khối khô và sinh khối tƣơi của cây Tràm trên nền đất than bùn.  Xác định trữ lƣợng Cacbon các bộ phận trên mặt đất của cây Tràm trên nền đất than bùn. 1.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1.4.1. Địa điểm Vùng lõi vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng có tổng diện tích là 8038 ha trong đó rừng Tràm trên nền đất than bùn gồm 08 tiểu khu sau 46a, 46b, 47, 48, 50, 57, 58, 60 (đã đƣợc đánh dấu trên bản đồ 1.1) và 2 tiểu khu trên đất phèn (không đƣơc đánh dấu trên bản đồ 1.1). Địa điểm nghiên cứu của đề tài gồm các tiểu khu 47, 60 là rừng Tràm trồng sau thời điểm cháy năm 2002 (nhỏ hơn 10 tuổi), vàtiểu khu 48 ,50 là rừng Tràm còn lại sau thời điểm cháy năm 2002 (lớn hơn 10 tuổi) (Theo Lê Phát Quới và Võ Thị Thu Vân, 2009). Hình 1. 1 Bản đồ phân bố các tiểu khu rừng Tràm GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 2 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.4.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013. 1.5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu là cây Tràm trên nền than bùn ở hai độ tuổi (hơn 10 tuổi và lớn hơn 10 tuổi). Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu sinh khối và trữ lƣợng Cacbon trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành, lá ) trên nền đất than bùn. Không nghiên cứu sinh khối và trữ lƣợng Cacbon dƣới mặt đất của rừng Tràm. Hình 1. 2 Rừng Tràm trên nền đất than bùn 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Làm rõ những chỉ tiêu tăng trƣởng của rừng Tràm và sinh khối của các thành phần trên mặt đất (thân, cành, lá). Cung cấp số liệu về sinh khối tƣơi, sinh khối khô trên mặt đất của cây Tràm trên nền đất than bùn ở hai độ tuổi (nhỏ hơn 10 tuổi, lớn hơn 10 tuổi). Cung cấp cơ sở dữ liệu tính toán khả năng dự trữ Cacbon trong cây Tràm. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 3 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nêu bật đƣợc tầm quan trọng của rừng để cộng đồng nâng cao ý thức trong công tác trồng rừng và bảo vệ rừng. Giúp so sánh trữ lƣợng Cacbon trên mặt đất của cây Tràm trên nền đất than bùn theo độ tuổi. Việc xác định trữ lƣợng Cacbon trên mặt đất của cây Tràm trên nền đất than bùn sẽ làm cơ sở cho việc phát triển thị trƣờng Cacbon trong tƣơng lai. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 4 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Lịch sử hình thành VQG U Minh Thƣợng đƣợc đƣợc thành lập theo quyết định của Chính phủ Việt Nam năm 1993 (Buckton et al. 1999). Cùng năm 1993, kế hoạch đầu tƣ đã đƣợc Bộ Lâm nghiệp trƣớc đây thẩm định và phê duyệt (Cục Kiểm lâm, 1998). Ngày 14/01/2002, Quyết định số 11/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển hạng khu Bảo tồn Thiên nhiên U Minh Thƣợng thành vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng. Theo Quyết định này, tổng diện tích khu vực là 8.038 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 7.838 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 200 ha, phân khu hành chính, dịch vụ là 15 ha. Ngoài ra, vùng đệm có diện tích 13.069 ha. Cũng theo Quyết định này, VQG U Minh Thƣợng thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Kiên Giang. 2.1.2. Đa dạng sinh học Theo báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá nhanh thực vật và động vật có xƣơng sống ở cạn của khu vực dự trữ sinh quyển Kiên Giang của Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự (2009) thì chỉ tính riêng ở vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng thực vật có: 226 loài, trong đó có 70 loài là hiếm, 8 loài rất hiếm là mốp (Alstonia spathulata), nắp bình (Nepenthes mirabilis), lá U Minh (Aslenium confusum), mật cật (Licuala spinosa), bèo tản nhọn (Lemna tenera); động vật có 24 loại thú lớn, 185 loài chim, 34 loài cá, ngoài ra còn có 208 loài côn trùng, 16 loài bò sát và 8 loài dơi. 2.1.3. Vị trí địa lý của vùng nghiên cứu Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng nằm ở xã An Minh Bắc, huyện An Minh và xã Minh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 365 km về phía tây nam, có tọa độ địa lý.  Từ 9031’16’’ đến 9039’45’’ Vĩ độ Bắc.  Từ 105003’06’’ đến 105007’59’’ Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp quốc lộ 63, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp huyện An Minh, phía Đông giáp huyện Vĩnh Thuận. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 5 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Hình 2. 1 Sơ đồ vị trí vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng 2.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn a) Khí hậu U Minh Thƣợng nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trong năm có 02 mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô. Lƣợng mƣa chủ yếu tập trung vào mùa mƣa còn vào mùa khô lƣợng mƣa thƣờng rất ít. Theo kết quả đo đạc hằng năm của trạm thủy văn vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng tình hình khí hậu từ năm 2008-2012 đƣợc thể hiện bảng dƣới đây. Bảng 2. 1 Các thông số về khí hậu của vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng Chỉ tiêu Nhiệt độ Độ ẩm Lƣợng mƣa (mm) Lƣợng bốc hơi (mm) 2008 26,80C 81,7% Trung bình/năm 2009 2010 2011 0 0 26,4 C 27,6 C 27,30C 83,2% 81% 82,3% 2012 28,10C 80,4% 2.061 2.105 2.057 2.015 2.031 1.197 1.341 1.266 1.241 1.287 (Nguồn: Trạm thủy văn VQG U Minh Thƣợng từ năm 2008 - 2012) GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 6 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU b) Thủy văn Theo kết quả đo đạc từ năm 2008 đến 2012 của trạm thủy văn vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng thì biên độ trung bình là 0,7 m. Do gần biển lại có nhiều kênh rạch nên bị ảnh hƣởng rất lớn bởi nhật triều của Vịnh Thái Lan. Vào mùa mƣa mực nƣớc ngập cao nhất là 1,5 m (tháng 7 - 9), mùa khô mực nƣớc thấp nhất là 0,6 m vào tháng 3 - 4 và thời gian nƣớc rút vào tháng 12 hàng năm. 2.2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Năm 1754, cây Tràm có tên là Myrtus leucadendra L. in Stickman và đến năm 1767, Linné đặt ra chi Melaleuca với một loài duy nhất là Melaleuca leucadendron L. Theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) đến năm 1790, cây Tràm đƣợc tìm thấy ở Việt Nam bởi ông Jean Loureiro. Về mặt phân loại học, trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở nƣớc ta trƣớc năm 1993 đều định danh khoa học cây Tràm mọc tự nhiên ở nƣớc ta là Melaleuca leucadendron. Thực ra Melaleuca leucadendron là một nhóm các loài Tràm có hình thái bên ngoài giống nhau và có quan hệ di truyền gần gũi với nhau, mà cây Tràm của Việt Nam từ năm 1993 đã đƣợc định danh lại là Melaleuca cajuputi, là một loài thuộc nhóm này (Hoàng Chƣơng, 2004). 2.2.1. Các đặc điểm sinh thái, phân bố và công dụng của cây Tràm 2.2.1.1. Đặc điểm sinh thái a) Đặc điểm hình thái Theo Phạm Hoàng Hộ (1992), Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) Tràm (Melaleuca cajuputi) là loài cây gỗ lớn, vỏ xốp gồm nhiều lớp mỏng xếp chồng lên nhau, cành nhỏ, lá có tinh dầu thơm, phiến thon, không lông, có từ 3 – 7 gân phụ. Hoa hình gié ở đầu cành, màu trắng, dài từ 3 – 7 cm trên chót gié có chùm lá nhỏ, lá hoa hình giáo dài 5– 20 mm. Hoa không cuống tụ thành 2 – 3 hoa chụm trong rõ rệt. Đài hoa hình trụ, có lông mềm, có 5 thùy, dài 0,6 mm. Năm cánh hoa tròn lõm vào trong dài 2 – 2,5 mm, tiểu nhụy nhiều, trắng, dài 10 – 12 mm, quả nang gần tròn, dƣờng kính khoảng 4 mm, khai thành 3 lỗ trên 3 buồng, có nhiều hạt tròn hay nhọn dài 1 mm, tử diệp dày. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 7 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Hình 2. 2 Thân, hoa và hạt của Tràm (Melaleuca cajuputi) b) Đặc điểm sinh thái học Theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm sinh trƣởng mạnh thành quần thụ đơn thuần, tái sinh tự nhiên mạnh và lan tràn nhanh chóng trên đất phèn có độ PH dƣới 4. Là loài cây ƣa sáng, tán tƣơng đối thƣa, tăng trƣởng nhanh trong 10 năm đầu và kết trái vào khoảng 5 – 7 tuổi. 2.2.1.2. Sự phân bố Theo Hoàng Chƣơng (2004) Melaleuca cajuputi là loài Tràm bản địa duy nhất của nƣớc ta và là loài có vùng phân bố tự nhiên rộng nhất của chi Tràm. Theo các tài liệu khoa học mới đƣợc công bố gần đây thì loài Tràm có thể gặp trên nhiều loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc, Malaysia, miền duyên hải Bắc nƣớc Úc, Ghine và Nigieria ở châu Phi và Brasil ở Nam Mỹ. Ở nƣớc ta vùng phân bố tự nhiên của Tràm xa nhất về phía Bắc là phía Nam tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây Tràm mọc rải rác hoặc tập trung thành những đám nhỏ trên bãi đất trũng quanh các hồ nƣớc nằm xen giữa những quả đồi đất thấp. Cách vùng phân bố cực Bắc về phía Nam mãi tận Nghệ An mới lại gặp Tràm mọc tự nhiên và từ đây suốt dọc miền duyên hải Trung Trung Bộ kéo dài tới tận Cà Mau qua Đồng Tháp, Kiên Giang và An Giang đều gặp cây Tràm hoặc mọc rải rác thành những quần thụ nhỏ hoặc mọc trung bình trên nhiều loại đất khác nhau. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 8 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Hình 2. 3 Phân bố cây Tràm ở Việt Nam 2.2.1.3. Công dụng a) Gỗ Gỗ Tràm có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là các sản phẩm gia dụng đơn giản. Phổ biến nhất là làm cừ gia cố móng trong các công trình xây dựng qui mô nhỏ và gỗ Tràm nếu xẽ ván mà không đƣợc xử lý cẩn thận sẽ bị cong vênh khi khô và không giữ đƣợc lâu khi phơi ra ánh sáng nên rất ít đƣợc sử dụng để làm ván trong xây dựng, chủ yếu làm khung sƣờn nhà đơn giản ở nông thôn. Theo các thông tin của các nƣớc trong khu vực có rừng Tràm thì gỗ của loài cây này chịu nƣớc tốt, không bị mối mọt nên còn đƣợc dùng trong công nghệ đóng tàu thuyền (Hoàng Chƣơng, 2004). Ngoài ra, gỗ Tràm còn đƣợc dùng làm nguyên liệu đốt cháy khá phổ biến ở các vùng nông thôn nhƣ làm củi, hầm than (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972). GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 9 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU b) Vỏ Vỏ Tràm có cấu tạo từng lớp mỏng với tích tụ chất oxalate và carbonate vôi giữa các lớp nên tạo khả năng cách nhiệt tốt nên ở Australia ngƣời ta dùng vỏ Tràm để làm vật liệu cách nhiệt (Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn, 1972). c) Lá Theo số liệu phân tích của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì trong lá tƣơi dạng Tràm gió chứa trung bình 0,5 – 0,8% tinh dầu và hàm lƣợng 1.8-cineol trong loại tinh dầu này đạt 46,9 – 72,0%, các hợp chất còn lại đáng quan tâm là alpha-pinen, limonen, p-cymen, linalool và alpha-terpineol (Hoàng Chƣơng, 2004). Dầu Tràm có chất Cajeputol có tính sát trùng nên đƣợc sử dụng làm thuốc trị bệnh đƣờng hô hấp. Không những đƣợc sử dụng trong việc làm thuốc sát trùng mà còn đƣợc sử dụng trong công nghệ chế tạo dầu thơm (Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn, 1972). Ngoài ra, do rừng Tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất, có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí trong đất, nên chính là môi trƣờng thuận lợi cho các loài Tảo, Phù du và động vật nhuyễn thể phát triển, chính chúng là thức ăn cho nhiều loài cá. Do đó, ngoài tài nguyên về gỗ Tràm, rừng Tràm còn là nơi sinh sản và phát triển rất nhiều loài cá nƣớc ngọt nhƣ cá rô, cá lóc, cá sặc … d) Cải thiện môi trường  Rừng Tràm có tác dụng hấp thụ khí CO2 và thải ra môi trƣờng khí O2 giúp môi trƣờng đƣợc trong sạch hơn.  Rừng Tràm có tác dụng làm giảm độ chua của đất, duy trì độ phì và ẩm độ trong mùa khô.  Nƣớc dƣới rừng Tràm giàu chất hữu cơ và đó là nguồn thực phẩm dồi dào cho các loài thủy sinh sinh sống đặc biệt là cá.  Rừng Tràm có tác dụng bảo vệ khỏi sự phá hoại của gió, sóng và cản trở quá trình hình thành độ chua trong đất tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.  Trong hệ sinh thái rừng Tràm rất giàu hệ động vật, thực vật và thủy sinh.  Nhiều khu rừng Tràm là môi trƣờng sinh thái rất tốt cho các loài chim quần tụ về sinh sống. 2.2.2. Đất than bùn Theo Lê Phát Quới (2009), đất than bùn bao gồm xác thực vật bị phân hủy, tích lũy ở tầng đất mặt tại chỗ qua hàng nghìn năm trong điều kiện ngập nƣớc. Đất than bùn che phủ khoảng 400 triệu ha hay 3% diện tích đất và vùng nƣớc ngọt của hành tinh, trong đó đất than bùn ở Đông Nam Á phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển, vùng trũng thấp, nhƣng cũng có thể trải dài đến hơn 150 km theo các thung lũng dọc sông và ngang qua các lƣu vực, với tổng diện tích khoảng 25 - 30 triệu ha, chiếm 69% diện tích đất than bùn vùng nhiệt đới của thế giới. Ở Việt Nam diện tích đất than bùn khá nhỏ so với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, than bùn tập trung nhiều nơi nhƣng chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 10 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU đƣợc thể hiện ở (Bảng 2.2) do Lê Phát Quới tổng hợp từ hiện trạng các loại đất ở các tỉnh trong nƣớc (1995). Bảng 2. 2 Phân bố đất than bùn ở Việt Nam Tỉnh Huyện Diện tích (ha) 7 Lạng Sơn Bình Gia, Na Nô Bắc Ninh Yên Phong 5 0,0 Hà Nam Ba Sao, Kim Bảng, Tam Chúc 31 0,3 Ninh Bình Gia Sơn, Sơn Hà 13 0,1 Quảng Trị Gio Linh 6 0,1 TT – Huế Phong Điền 31 0,3 Bình Định Mỹ Thắng 9 0,1 Dak Lak Cu M’Gar 7 0,1 Lâm Đồng Bảo Lộc, Di Linh 12 0,1 Đồng Nai Long Thành 30 0,3 Tây Ninh Trảng Bàng 25 0,2 Long An Đức Huệ, Thạnh Hóa, Thạnh Thanh 72 0,7 Tiền Giang Tân Phƣớc 21 0,2 Bến Tre Bình Đại 17 0,2 An Giang Tri Tôn 62 0,6 Kiên Giang An Minh 2900 26,9 Cà Mau Trần Văn Thời 7531 69,9 % diện tích 0,1 (Nguồn Lê Phát Quới (1995)) Khu vực đất than bùn tại vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng đƣợc xem nhƣ một trong những vùng đầm lầy than bùn còn lại của Việt Nam, và đƣợc xem là một trong ba khu vực ƣu tiên cao nhất về bảo tồn đất ngập nƣớc ở đồng bằng sông Cửu Long (Buckton và các cộng sự, 1999). 2.2.3. Sinh khối rừng Sinh khối là tổng lƣợng chất hữu cơ có đƣợc trên một đơn vị diện tích tại một thời điểm và thƣờng đƣợc tính bằng tấn/ha. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh khối theo B.F Clough và K. Scott (1989) là “Dựa vào những ƣớc lƣợng về sinh khối và những tỷ lệ phát triển của chúng là cơ sở cho việc ƣớc lƣợng tổng suất sản xuất sơ cấp thuần trong những nghiên cứu về sinh thái, cho việc đánh giá sự sinh lợi từ những sản phẩm kinh tế của rừng và xây dựng những phƣơng pháp lâm sinh hoàn hảo hơn” Việc đánh giá sinh khối cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng rừng (Viên Ngọc Nam, 1996). Việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ sinh khối của cây rừng. Việc mở rộng quy mô sử dụng gỗ cũng đòi hỏi phải hoàn thiện các phƣơng pháp tính sinh khối các bộ phận của cây rừng. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 11 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.2.4. Trữ lƣợng cacbon Cacbon trong sinh khối cây đều bắt nguồn từ khí oxit Cacbon (CO2) trong không khí thông qua quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây. Việc mất thảm thực vật che phủ, đốt rừng hoặc phân hủy gỗ sẽ làm Cacbon trở lại bầu không khí ở dạng CO2, hoặc có khi là khí Metan (CH4) nếu cây bị phân hủy. Nhƣ vậy, rừng là các kho chứa đựng Cacbon hấp thụ đƣợc trong không khí, mặc dù có một số chu trình luân chuyển về cơ bản loại khí này diễn ra hàng ngày. Một số chu trình luân chuyển (sản xuất) sẽ làm Cacbon quay trở lại bầu khí quyển, nhƣng một phần sẽ đi vào chuỗi thức ăn hoặc đƣợc giữ lại trong lòng đất. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 12 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu là lâm phần Tràm của các tiểu khu theo cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi (tiểu khu 47, 60) và cấp độ tuổi lớn hơn 10 tuổi (tiểu khu 48, 50) sinh trƣởng trên nền đất than bùn tại vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng.  Đối với rừng Tràm có độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi: Mỗi tiểu khu có 3 điểm thu mẫu, nhƣ vậy ứng với rừng có độ tuổi nhỏ hơn 10 sẽ có tất cả 6 điểm thu mẫu.  Đối với rừng Tràm có độ tuổi lớn hơn 10 tuổi: Mỗi tiểu khu có 3 điểm thu mẫu, nhƣ vậy ứng với rừng có độ tuổi lớn hơn 10 sẽ có tất cả 6 điểm thu mẫu. 3.2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng tiện nghiên cứu a) Phƣơng tiện nghiên cứu tại thực địa  Máy định vị.  Bản đồ địa chính của vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng.  La bàn cầm tay.  Máy chụp ảnh kỹ thuật số.  Thƣớc đo chiều cao chuyên dùng để đo chiều cao cây.  Thƣớc dây 50 (m) dùng thiết lập ô mẫu.  Thƣớc kẹp dùng để đo đƣờng kính cây ở độ cao 1,3 m cách mặt đất.  Cân đồng hồ với đơn vị cân nhỏ nhất là 50 gram dùng để cân trọng lƣợng sinh khối tƣơi trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành,lá).  Túi đựng mẫu sinh khối tƣơi trên mặt đất của cây Tràm (thân, cành, lá). b) Phƣơng tiện nghiên cứu phân tích  Cân kỹ thuật chính xác đến 01 gram dùng cân trọng lƣợng khô của mẫu cần phân tích (thân, cành, lá).  Máy sấy dùng để sấy mẫu cần phân tích. 3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.2.1. Phƣơng pháp khảo sát thực địa Dùng bản đồ hành chính của vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng kết hợp với máy định vị lập ô tiêu chuẩn cho sinh khối rừng Tràm trên nền đất than bùn theo cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi (tiểu khu 47, 60,) và cấp độ tuổi lớn hơn 10 tuổi ( tiểu khu 48, 50) tại vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng nhƣ sau: Lập 12 ô tiêu chuẩn mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 100m2 (10m x 10m), thuộc 04 tiểu khu, mỗi cấp độ tuổi 6 ô tiêu chuẩn. Tại mỗi ô tiêu chuẩn thu thập các số liệu sau:  Đếm tất cả các cây tƣơi trong mỗi ô tiêu chuẩn (ký hiệu =N). GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 13 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Dùng thƣớc kẹp để đo đƣờng kính thân cây ở độ cao 1,3 (m) cách mặt đất (ký hiệu = D1_3 (cm)), mở rộng miệng thƣớc cho thân cây nằm gọn vào hai răng của thƣớc, sau đó kẹp sát thƣớc vào và đọc chỉ số trên thân thƣớc.  Dùng thƣớc đo chiều cao với độ chính xác 0,1(m) để đo thân cây vút ngọn (ký hiệu = H (m)).  Chọn 01 cây đại diện trong tổng số cây trong cùng ô tiêu chuẩn, chặt hạ sát gốc với vị trí chặt cách mặt đất 5 – 10 (cm). Sau đó phân các bộ phận trên mặt đất của cây thành các phần riêng biệt và cân sinh khối tƣơi kí hiệu nhƣ sau: sinh khối tƣơi thân (SKTt), sinh khối tƣơi cành (SKTc), sinh khối tƣơi lá (SKTl) với độ chính xác 50 gram.  Sau khi cân xác định khối lƣợng sinh khối tƣơi, thu mẫu từng bộ phận ( thân, cành, lá) với mỗi loại 01 (kg) để đem về phòng thí nghiệm phân tích. Hình 3. 1 Lập ô tiêu chuẩn ngoài thực địa 3.2.2.2. Phƣơng pháp nội nghiệp a) Phƣơng pháp phân tích mẫu Tiến hành cắt nhỏ mẫu cần phân tích sau đó sấy khô ở 1050C đến khối lƣợng không đổi, thời gian sấy khô từ 24 đến 48 giờ. Sau đó cân lại để xác định hệ số giữa sinh khối khô và sinh khối tƣơi, sau cùng xác định tổng sinh khối khô và sinh khối khô của cây Tràm theo từng thành phần nhƣ sinh khối khô thân (SKKt), sinh khối khô cành (SKKc), sinh khối khô lá (SKKl). GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 14 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU b) Phƣơng pháp xử lý số liệu Dùng phần mềm Microsoft Excel 2007 tổng hợp toàn bộ số liệu về sinh khối (tƣơi và khô) của từng cây Tràm thành biểu tƣơng ứng theo từng độ tuổi của sinh khối rừng Tràm trên nền đất than bùn, để tính các đặc trƣng về các chỉ tiêu sinh trƣởng ở hai cấp độ tuổi của rừng Tràm trên nền đất than bùn. Dùng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Cách tính tổng sinh khối tƣơi của từng cây Tràm (kg/cây) dựa theo số đo chiều cao vút ngọn và đƣờng kính ngang ngực: TSKt = 4,30778-0,30002*D1_3 + 0,5525*D1_32– 2,6941*H + 0,31404*H2 (Theo Phạm Xuân Quý, 2008) Tính sinh khối khô cho từng bộ phận của cây Tràm bằng cách nhân sinh khối tƣơi của các bộ phận tƣơng ứng với hệ số khô/tƣơi và đƣợc xác định theo công thức: DWi  FWi Wdi Wfi (Theo Lê Minh Lộc, 2005) Trong đó:  DWi là sinh khối khô bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm.  FWi là sinh khối tƣơi của bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm .  Wdi là khối lƣợng mẫu khô của bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm sau khi sấy ở 105OC.  Wfi là khối lƣợng mẫu tƣơi bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm trƣớc khi sấy.  Wdi là hệ số khô/tƣơi Wfi Trữ lƣợng Cacbon trong sinh khối đƣợc tính toán thông qua việc sử dụng hệ số mặc định của IPCC (IPCC, 2003). Theo đó, trữ lƣợng Cacbon trong sinh khối đƣợc tính bằng 1/2 khối lƣợng sinh khối khô. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 15 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƢỞNG CỦA RỪNG TRÀM Các chỉ tiêu sinh trƣờng của rừng Tràm đƣợc khảo sát thực tế bằng cách lập các ô tiêu chuẩn trên nền đất than bùn theo độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi (tiểu khu 47, 60) và độ tuổi lớn hơn 10 tuổi ( tiểu khu 48, 50) tại vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng, mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 100m2 (10m x 10m). Tại mỗi ô tiêu chuẩn thu thập các số liệu sau:  Đếm tất cả các cây tƣơi trong mỗi ô tiêu chuẩn.  Dùng thƣớc kẹp để đo đƣờng kính thân cây ở độ cao ngang ngực 1,3 (m) cách mặt đất (ký hiệu = D1_3 (cm).  Dùng thƣớc đo chiều cao với độ chính xác 0,1(m) để đo thân cây vút ngọn (ký hiệu = H (m)). Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh trƣởng của rừng Tràm trên nền đất than bùn về đƣờng kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và mật độ trong từng ô tiêu chuẩn đƣợc thể hiện ở bảng 4.1 dƣới đây. Bảng 4. 1 Các chỉ tiêu sinh trƣởng rừng của Tràm Tuổi Tiểu khu D 1_3 (cm) H(m) Mật độ (cây/m2) Tk 47 4,52 ± 0,08a 4,84 ± 0,06a 0,65 ± 0,06ab Tk 60 4,59 ± 0,05a 4,80 ± 0,03a 0,75 ± 0,05b Tk 48 5,44 ± 0,05b 5,46 ± 0,04b 0,67 ± 0,06ab Tk 50 5,52 ± 0,11b 5,49 ± 0,07b 0,54 ± 0,04a < 10 tuổi > 10 tuổi Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn D 1_3 : Trung bình đƣờng kính ngang ngực. H: Trung bình chiều cao vút ngọn. a,b,c,d : Trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số theo sau khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 16 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN a) Mật độ Tính mật độ rừng bằng cách đếm tất cả các cây tƣơi trong mỗi ô tiêu chuẩn rồi tính toán mật độ trung bình của tiểu khu. Mật độ trung bình ở các tiểu khu đƣợc thể hiện cụ thể trong hình 4.1 dƣới đây. Mật độ (cây/m2) b 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 ab ab a Tiểu khu 47 Tiểu khu 60 Tiểu khu 48 < 10 tuổi Tiểu khu 50 > 10 tuổi Ghi chú: a,b,c,d Có cùng chữ số giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. Hình 4. 1 Mật độ Tràm ở các tiểu khu Theo kết quả nghiên cứu, mật độ rừng Tràm ở các tiểu khu nhìn chung có sự khác biệt không có ý nghĩa ở các tiểu khu (P > 0,05) ngoại trừ tiểu khu 60 và tiểu khu 50 là hai tiểu khu có sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05). Mật độ ở các tiểu khu 47, tiểu khu 60 và tiểu khu 48 có sự khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05) là do tiểu khu 47 và tiểu khu 60 là hai tiểu khu cùng cấp độ tuổi nên mật độ khác biệt không có ý nghĩa, riêng ở tiểu khu 48 tuy là lớn hơn 10 tuổi nhƣng cũng có sự khác biệt không có ý nghĩa là do tiểu khu 48 có tầng than bùn dày hơn tiểu khu 47 và tiểu khu 60, theo quan sát thực tế ở tiểu khu này có ít dây leo và các loài thực vật khác cạnh tranh về không gian và ánh sáng do đó ít bị ảnh hƣởng bởi quá trình tỉa thƣa. Tiểu khu 47 và tiểu khu 60 là hai tiểu khu cấp độ tuổi nhỏ hơn 10, trung bình mật độ ở hai tiểu khu này khoãng 0,7 cây/m2 lớn hơn trung bình mật độ rừng lớn hơn 10 tuổi ở hai tiểu khu 48 và tiểu khu 50 khoãng 0,61 cây/m2. Theo thiết kế trồng rừng ban đầu của phòng nghiên cứu khoa học và môi trƣờng của VQG U Minh Thƣợng thì mật độ trồng rừng ban đầu là 1cây/m2 tƣơng ứng 10.000cây/ha. Nhƣng trong quá trình sinh trƣởng của Tràm và các loài thực vật khác trên cùng giá thể đất than bùn sẽ có sự cạnh tranh về không gian, dinh dƣỡng, ánh sáng…, dẫn đến những cây sinh trƣởng kém dần và sẽ bị loại bỏ do đó mật độ của GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 17 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN rừng Tràm sẽ giảm xuống, làm cho mật độ của rừng nhỏ hơn 10 tuổi lớn hơn mật độ của rừng lớn hơn 10 tuổi. Theo Qui phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN 6-84 (do Bộ Lâm nghiệp cũ, nay là bộ NN&PTNT ban hành năm 1984) thì đối với rừng tràm nếu mật độ dƣới 1000 cây/ha thì đƣợc xem là thƣa và mật độ tràm từ 1000-2000 cây/ha đƣợc xem là trung bình, mật độ tràm > 2000 cây/ha đƣợc xem là dày. Với mật độ đó thì mật độ của rừng Tràm ở vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng là dày đến rất dày. b) Trung bình đường kính ngang ngực D 1_3 (cm) Trung bình đƣờng kính ngang ngực đƣợc đo bằng thƣớc kẹp, để đo đƣờng kính thân cây ở độ cao ngang ngực 1,3 (m) cách mặt đất (ký hiệu = D1_3 (cm)), mở rộng miệng thƣớc cho thân cây nằm gọn vào hai răng của thƣớc, sau đó kẹp sát thƣớc vào và đọc chỉ số trên thân thƣớc. Trung bình đƣờng kính ngang ngực ở các tiểu khu đƣợc thể hiện cụ thể trong hình 4.2 dƣới đây. D 1_3 (cm) 6 5 b b a a 4 3 2 1 0 Tiểu khu 47 Tiểu khu 60 Tiểu khu 48 < 10 tuổi Tiểu khu 50 > 10 tuổi Ghi chú: a,b,c,d Có cùng chữ số giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. Hình 4. 2 Trung bình đƣờng kính ngang ngực ở các tiểu khu Trong cùng cấp độ tuổi, trung bình đƣờng kính ngang ngực khác biệt không có ý nghĩa nhƣng khác biệt có ý nghĩa giữa hai cấp độ tuổi ở mức so sánh 5%, tiểu khu 47 và tiểu khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng khác biệt có ý nghĩa với trung bình đƣờng kính ngang ngực ở tiểu khu 48 và tiểu khu 50 (P < 0,05). Đồng thời có trung bình đƣờng kính ngang ngực nhỏ hơn ở tiểu khu 48 và tiểu khu 50, tiểu khu 48 cũng có sự khác biệt không có ý nghĩa với tiểu khu 50 (P > 0,05). Tiểu khu 47 và tiểu khu 60 là hai tiểu khu có cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi, có trung bình đƣờng kính ngang ngực nhỏ hơn tiêu khu 48 và tiểu khu 50 có cấp độ tuổi lớn hơn 10 tuổi, theo Lê Minh Lôc (2005) đƣờng kính ngang ngực sẽ tăng theo độ tuổi của cây do đó rừng có độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi sẽ có trung bình đƣờng kính ngang ngực GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 18 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN nhỏ hơn ở rừng có độ tuổi lớn hơn 10 tuổi, do tiểu khu 47 và tiểu khu 60 có cùng cấp độ tuổi và mật độ cũng có sự khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05) nên có sự khác biệt không có ý nghĩa về trung bình đƣờng kính ngang ngực (P > 0,05) hai tiểu khu 48 và 50 cũng tƣơng tự nhƣ vậy. c) Trung bình chiều cao vút ngọn H (m) Trung bình chiều cao vút ngọn đƣợc đo bằng thƣớc đo chiều cao với độ chính xác 0,1 (m) để đo thân cây vút ngọn (ký hiệu = H (m)). Trung bình chiều cao vút ngọn ở các tiểu khu đƣợc thể hiện cụ thể trong hình 4.3 dƣới dây. H(m) b 5.6 b 5.4 5.2 5 a a 4.8 4.6 4.4 Tiểu khu 47 Tiểu khu 60 Tiểu khu 48 < 10 tuổi Tiểu khu 50 > 10 tuổi Ghi chú: a,b,c,d Có cùng chữ số giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. Hình 4. 3 Trung bình chiều cao vút ngọn ở các tiểu khu Trong cùng cấp độ tuổi, trung bình chiều cao vút ngọn khác biệt không có ý nghĩa nhƣng khác biệt có ý nghĩa giữa hai cấp độ tuổi ở mức so sánh 5%, trung bình chiều cao vút ngọn ở tiểu khu 47 và tiểu khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng khác biệt có ý nghĩa với trung bình chiều cao vút ngọn ở tiểu khu 48 và tiểu khu 50 (P < 0,05). Đồng thời hai tiểu khu này cũng có trung bình chiều cao vút ngọn nhỏ hơn ở tiểu khu 48 và tiểu khu 50, tiểu khu 48 cũng có sự khác biệt không có ý nghĩa với tiểu khu 50 (P > 0,05). Tiểu khu 47 và tiểu khu 60 là hai tiểu khu có cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi, có trung bình chiều cao vút ngọn nhỏ hơn tiểu khu 48 và tiểu khu 50 có cấp độ tuổi lớn hơn 10 tuổi, chiều cao vút ngọn sẽ tăng theo độ tuổi của cây, do đó rừng có độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi sẽ có trung bình chiều cao vút ngọn nhỏ hơn ở rừng có độ tuổi lớn hơn 10 tuổi, do tiểu khu 47 và tiểu khu 60 có cùng cấp độ tuổi nên có sự khác biệt không có ý nghĩa về trung bình chiều cao vút ngọn ( P> 0,05) hai tiểu khu 48 và 50 cũng tƣơng tự nhƣ vậy. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 19 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Theo kết quả tính toán các chỉ tiêu sinh trƣởng của rừng Tràm ở hai độ tuổi trên nền đất than bùn, kết quả cho thấy trung bình đƣờng kính ngang ngực và trung bình chiều cao vút ngọn tỉ lệ thuận với tuổi rừng, ở rừng có độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi trung bình đƣờng kính ngang ngực và trung bình chiều cao vút ngọn nhỏ hơn ở rừng có độ tuổi lớn hơn 10 tuổi, ngƣợc lại mật độ rừng sẽ tỉ lệ nghịch với tuổi rừng, ở rừng nhỏ hơn 10 tuổi mật độ rừng lớn hơn ở rừng lớn hơn 10 tuổi. 4.2. SINH KHỐI CÂY TRÀM TRÊN NỀN ĐẤT THAN BÙN Sinh khối cây Tràm trên nền đất than bùn đƣợc tính toán bằng hai phƣơng pháp thông qua việc sử dụng công thức và bằng cách đo đạt trực tiếp ngoài hiện trƣờng. Phƣơng pháp 1: Ƣớc tính sinh khối tƣơi của cây Tràm theo công thức của Phạm Xuân Quý (2008) và Sinh khối khô theo công thức của Lê Minh Lộc (2005). Phƣơng pháp 2: Tính sinh khối tƣơi và sinh khối khô của cây Tràm bằng cách đo đạt trực tiếp ngoài hiện trƣờng và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. 4.2.1. Ƣớc tính sinh khối cây Tràm theo công thức Phƣơng pháp tính tổng sinh khối tƣơi của từng cây Tràm (kg/cây) dựa theo số đo đƣờng kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn: TSKt = 4,30778-0,30002*D1,3 + 0,5525*D1,32– 2,6941*H + 0,31404*H2 (Theo Phạm Xuân Quý, 2008) Tính sinh khối khô cho từng cây Tràm bằng cách nhân sinh khối tƣơi của cây tƣơng ứng với hệ số khô/tƣơi trung bình của tiểu khu trong bảng 4.2 và đƣợc xác định theo công thức: DWi  FWi Wdi Wfi (Theo Lê Minh Lộc, 2005) Trong đó: DWi là sinh khối khô của cây Tràm. FWi là sinh khối tƣơi của cây Tràm . Wdi là hệ số khô/tƣơi của cây Tràm. Wfi GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 20 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Bảng 4. 2 Hệ số khô/tƣơi của cây của Tràm Tuổi Tiểu khu Hệ số khô/tƣơi Nhỏ hơn 10 Tiểu khu Lớn hơn 10 Tiểu khu 47 60 0,46 Tiểu khu Tiểu khu 48 0,47 50 0,49 0,48 Dựa theo công thức tính sinh khối tƣơi của cây Tràm của Phạm Xuân Quý (2008) và sinh khối khô của Lê minh lộc (2005), kết quả tính toán tổng sinh khối tƣơi, tổng sinh khối khô của cây Tràm ở các tiểu khu đƣợc thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.4 dƣới đây. Bảng 4. 3 Sinh khối của cây Tràm tính theo công thức Tiểu khu TSKt (kg/cây) TSKk (kg/cây) Tiểu khu 47 9,49 ± 0,44a 4,37 ± 0,20a (46%) Tiểu khu 60 9,27 ± 0,25a 4,36 ± 0,12a (47%) Tiểu khu 48 14,10 ± 0,34b 6,90 ± 0,17b (49%) Tiểu khu 50 15,53 ± 0,76c 7,45 ± 0,37b (48%) Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn. %: Là phần trăm tổng sinh khối khô so với tổng sinh khối tƣơi. TSKt: tổng sinh khối tƣơi, TSKk: tổng sinh khối khô. a,b,c,d: Trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số theo sau khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 21 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 20 b b 15 a a 10 5 TSKk (kg/cây) c b a TSKt (kg/cây) a 0 Tiểu khu 47 Tiểu khu 60 Tiểu khu 48 < 10 tuổi Tiểu khu 50 > 10 tuổi Ghi chú: a,b,c,d Trong cùng dữ liệu so sánh có cùng chữ số giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. Hình 4. 4 Sinh khối cây Tràm theo công thức a) Tổng sinh khối tươi Dựa theo kết quả tính toán tổng sinh khối tƣơi, kết quả cho thấy tổng sinh khối tƣơi ở cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi (tiểu khu 47 và tiểu khu 60) nhỏ hơn tổng sinh khối tƣơi ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi (tiểu khu 48 và tiểu khu 50). Đồng thời tổng sinh khối tƣơi ở tiểu khu 47 và tiểu khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng khác biệt có ý nghĩa với tiểu khu 48 và tiểu khu 50, tiểu khu 48, tiểu khu 50 cũng khác biệt có ý nghĩa với nhau (P < 0,05). Theo Phạm Xuân Quý (2008), tổng sinh khối tƣơi tỉ lệ thuận với đƣờng kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn và theo Lê Minh Lộc (2005) chiều cao vút ngọn và đƣờng kính ngang ngực tỉ lệ thuận với tuổi cây, kết quả tính tổng sinh khối tƣơi ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi gồm tiểu khu 47 là 9,49 kg/cây và tiểu khu 60 là 9,27 kg/cây nhỏ hơn tổng sinh khối tƣơi ở hai tiểu khu Tràm lớn hơn 10 tuổi gồm tiểu khu 48 là 14,1 kg/cây và tiểu khu 50 là 15,53 kg/cây, do đó tổng sinh khối tƣơi của cây Tràm cũng tăng theo tuổi cây. b) Tổng sinh khối khô Dựa theo kết quả tính toán tổng sinh khối khô, kết quả cho thấy tổng sinh khối khô ở cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi (tiểu khu 47 và tiểu khu 60) nhỏ hơn tổng sinh khối khô ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi (tiểu khu 48 và tiểu khu 50). Đồng thời tổng sinh khối khô ở tiểu khu 47 và tiểu khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng có sự khác biệt có ý nghĩa với tiểu khu 48 và tiểu khu 50, tiểu khu 48, tiểu khu 50 cũng có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05). Xét về thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tƣơi tƣơng ứng thì tổng sinh khối khô ở cây nhỏ hơn 10 tuổi chiếm trung bình khoãng 47% tổng sinh khối tƣơi và nhỏ hơn tổng sinh khối khô ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi chiếm khoãng 49% tổng sinh khối tƣơi tƣơng ứng. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 22 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Phần trăm tổng sinh khối khô so với tổng sinh khối tƣơi tƣơng ứng ở cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi, do tỉ lệ khô/tƣơi của cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn cây lớn hơn 10 tuổi, trong giai đoạn cây nhỏ hơn 10 tuổi là giai đoạn rừng non nên hàm lƣợng nƣớc trong cây cũng lớn hơn giai đoạn rừng lớn hơn 10 tuổi do đó tỉ lệ khô/tƣơi cũng nhỏ hơn. 4.2.2. Kết quả phân tích sinh khối của cây Tràm theo phân tích mẫu Sinh khối tƣơi của cây Tràm đƣợc xác định bằng cách lập 12 ô tiêu chuẩn, 6 ô tiêu chuẩn của rừng Tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 6 ô tiêu chuẩn rừng lớn hơn 10 tuổi, mỗi ô tiêu chuẩn chặt hạ 01 cây đại diện, phân các bộ phận trên mặt đất thành các phần riêng biệt và cân sinh khối tƣơi các thành phần, tổng của sinh khối các thành phần là tổng sinh khối tƣơi cây. Tính sinh khối khô cây Tràm dựa vào kết quả phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm bằng phƣơng pháp sây khô ở 1050C đến khối lƣợng không đổi. Kết quả phân tích sinh khối của cây Tràm theo mẫu trên nền đất than bùn đƣợc thể hiện ở bảng 4.4 và hình 4.5 dƣới đây. Bảng 4. 4 Sinh khối của cây Tràm theo phân tích mẫu Tiểu khu TSKt (kg/cây) TSKk (kg/cây) Tiểu khu 47 9,72 ± 0,46 a 4,37 ± 0,24a (45%) Tiểu khu 60 9,06 ± 0,18a 4,33 ± 0,05a (48%) Tiểu khu 48 13,81 ± 0,43b 6,90 ± 0,20b (50%) Tiểu khu 50 b 6,40 ± 0,19b (48%) 13,34 ± 0,27 Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn % : là phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tƣơi tƣơng ứng. a,b,c,d: Trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số theo sau khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 23 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 20 15 b a a a a 10 5 b TSKk (kg/cây) b b TSKt (kg/cây) 0 Tiểu khu 47 Tiểu khu 60 Tiểu khu 48 < 10 tuổi Tiểu khu 50 > 10 tuổi Ghi chú: a,b,c,d Trong cùng dữ liệu so sánh có cùng chữ số giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. Hình 4. 5 Sinh khối của cây Tràm theo phân tích mẫu a) Tổng sinh khối tươi Dựa theo kết quả tính toán tổng sinh khối tƣơi theo mẫu, kết quả cho thấy tổng sinh khối tƣơi ở cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi (tiểu khu 47 và tiểu khu 60) nhỏ hơn tổng sinh khối tƣơi ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi (tiểu khu 48 và tiểu khu 50). Đồng thời tổng sinh khối tƣơi ở tiểu khu 47 và tiểu khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng khác biệt có ý nghĩa với tiểu khu 48 và tiểu khu 50, tiểu khu 48, tiểu khu 50 cũng khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05). Kết quả tính tổng sinh khối tƣơi ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi gồm tiểu khu 47 là 9,72 kg/cây và tiểu khu 60 là 9,06 kg/cây nhỏ hơn tổng sinh khối tƣơi ở hai tiểu khu Tràm lớn hơn 10 tuổi gồm tiểu khu 48 là 13,81 kg/cây và tiểu khu 50 là 13,34 kg/cây, do đó tổng sinh khối tƣơi của cây Tràm tính theo mẫu cũng tăng theo tuổi cây. b) Tổng sinh khối khô Dựa theo kết quả tính toán tổng sinh khối khô, kết quả cho thấy tổng sinh khối khô ở cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi (tiểu khu 47 và tiểu khu 60) nhỏ hơn tổng sinh khối khô ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi (tiểu khu 48 và tiểu khu 50). Đồng thời tổng sinh khối khô ở tiểu khu 47 và tiểu khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng có sự khác biệt có ý nghĩa với tiểu khu 48 và tiểu khu 50, tiểu khu 48, tiểu khu 50 cũng có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05). Xét về thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tƣơi tƣơng ứng thì tổng sinh khối khô ở cây nhỏ hơn 10 tuổi chiếm trung bình khoãng 46,5% tổng sinh khối tƣơi và nhỏ hơn tổng sinh khối khô ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi chiếm khoãng 49% tổng sinh khối tƣơi tƣơng ứng. Phần trăm tổng sinh khối khô so với tổng sinh khối tƣơi tƣơng ứng ở cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi, do tỉ lệ khô/tƣơi của cây Tràm GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 24 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn cây lớn hơn 10 tuổi, nên phần trăm tổng sinh khối khô so với tổng sinh khối tƣơi cũng nhỏ hơn. 4.2.3. So sánh sinh khối giữa hai phƣơng pháp tính Dựa vào cách tính sinh khối theo hai phƣơng pháp tính trên tổng sinh khối tƣơi và tổng sinh khối khô đƣợc tổng hợp thành bảng 4.5 và hình 4.6 dƣới đây. Bảng 4. 5 So sánh sinh khối giữa hai phƣơng pháp tính Tính theo công thức Tiểu khu Tính theo mẫu TSKt (kg/cây) TSKk (kg/cây) TSKt (kg/cây) TSKk (kg/cây) Tiểu khu 47 9,49 ± 0,44 4,37 ± 0,20 9,72 ± 0,46 4,37 ± 0,24 Tiểu khu 60 9,27 ± 0,25 4,36 ± 0,12 9,06 ± 0,18 4,33 ± 0,05 Tiểu khu 48 14,10 ± 0,34 6,90 ± 0,17 13,81 ± 0,43 6,90 ± 0,20 Tiểu khu 50 15,53 ± 0,76 7,45 ± 0,37 13,34 ± 0,27 6,40 ± 0,19 Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn. TSKt: Tổng sinh khối tƣơi, TSKk: Tổng sinh khối khô. 16 14 12 10 Tiểu khu 47 8 Tiểu khu 60 6 Tiểu khu 48 4 Tiểu khu 50 2 0 TSKt (kg/cây) TSKk (kg/cây) TSKt (kg/cây) Tính theo công thức TSKk (kg/cây) Tính theo mẫu Ghi chú: Tiểu khu 47, tiểu khu 60 là Tràm nhỏ hơn 10 tuổi, tiểu khu 48, tiểu khu 50 là Tràm lớn hơn 10 tuổi. Hình 4. 6 So sánh sinh khối giữa hai phƣơng pháp tính GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 25 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Dựa vào kết quả so sánh giữa hai phƣơng pháp tính thì nhìn chung số liệu tổng sinh khối tƣơi và tổng sinh khối khô ở hai phƣơng pháp tính không có sự khác biệt lớn, ở cả hai phƣơng pháp tính tổng sinh khối tƣơi và tổng sinh khối khô ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi đều nhỏ hơn Tràm lớn hơn 10 tuổi, tuy nhiên ở Tràm lơn hơn 10 tuổi, sinh khối tƣơi ở hai phƣơng pháp tính có sự chênh lệch lớn hơn Tràm nhỏ hơn 10 tuổi, cụ thể nhƣ ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi mức chênh lệch là 0,23 kg/cây còn Tràm lớn hơn 10 tuổi là 1,24 kg/cây, điều này là do một số cành và lá sẽ bị mất trong quá trình lấy mẫu thực tế làm ảnh hƣởng đến tổng sinh khối của cây và cũng có thể việc chọn cây đại diện chƣa thật sự đại diện đƣơc cho sinh khối ở tiểu khu. Ƣu điểm của phƣơng pháp tính theo công thức là có thể tính nhanh tổng sinh khối tƣơi thông qua đƣờng kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn, không phải chặt cây rừng trong quá trình làm nghiên cứu, ít tốn thời gian và công sức hơn, tuy nhiên với phƣơng pháp tính này không tính đƣợc sinh khối khô một cách chính xác do đó cũng ảnh hƣởng đến trữ lƣợng Cacbon trong cây. Ƣu điểm của phƣơng pháp tính theo phân tích mẫu thực tế là có thể xác định đƣợc hệ số khô/tƣơi của các thành phần và của cả cây do đó có thể xác định sinh khối khô và trữ lƣợng Cacbon chính xác hơn, tuy nhiên kết quả của phƣơng pháp này phụ thuộc vào cây đại diện và sai số trong quá trình lấy mẫu tƣơng đối cao ở những rừng lớn tuổi sẽ làm ảnh hƣởng đến kết quả tính toán. Do đó có thể kết hợp cả hai phƣơng pháp tính để tận dụng ƣu điểm và hạn chế khuyết điểm ở cả hai phƣơng pháp tính. 4.2.4. Sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm Sinh khối tƣơi các thành phần của cây Tràm đƣợc tính dựa vào thành phần phần trăm sinh khối tƣơi của các thành phần với tổng sinh khối tƣơi của cây đại diện. Tính sinh khối khô cho từng thành phần cây Tràm bằng cách nhân sinh khối tƣơi của các thành phần với hệ số khô/tƣơi tƣơng ứng và đƣợc xác định theo công thức: DWi  FWi Wdi Wfi (Theo Lê Minh Lộc, 2005). Trong đó:  DWi là sinh khối khô bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm.  FWi là sinh khối tƣơi của bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm .  Wdi là khối lƣợng mẫu khô của bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm sau khi sấy ở 105OC.  Wfi là khối lƣợng mẫu tƣơi bộ phận i (thân, cành, lá) của cây Tràm trƣớc khi sấy.  Wdi là hệ số khô/tƣơi. Wfi Kết quả phân tích sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm trên nền đất than bùn đƣợc thể hiện ở bảng 4.6 dƣới đây. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 26 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Bảng 4. 6 Sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm Sinh khối tƣơi (kg/cây) Sinh khối khô (kg/cây) Tuổi Nhỏ SKTt SKTc SKTl SKKt SKKc SKKl 5,80 ± 0,15 2,04 ± 0,07 1,62 ± 0,05 2,66 ± 0,07 1,02 ± 0,03 0,70 ± 0,02 (46%) (50%) (43%) 5,59 ± 0,15 0,96 ± 0,02 0,68 ± 0,02 (53%) (52%) (44%) hơn 10 Lớn hơn 11,28± 0,3 1,85 ± 0,05 1,56 ± 0,04 10 Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn % là phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tƣơi tƣơng ứng. SKTt: Sinh khối tƣơi thân, SKTc: Sinh khối tuơi cành, SKTl: Sinh khối tƣơi lá. SKKt: Sinh khối khô thân, SKKc: Sinh khối khô cành, SKKl: Sinh khối khô lá. a) Sinh khối tươi các thành phần Sinh khối tƣơi các thành phần trên mặt đất của cây Tràm đƣợc tính dựa vào thành phần phần trăm sinh khối tƣơi của các thành phần với tổng sinh khối tƣơi của cây đại diện. Kết quả tính toán đƣợc tổng hợp ở bảng 4.6 và thể hiện cụ thể trong hình 4.7 dƣới đây. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 27 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 11,28 12 10 8 5,8 6 Nhỏ hơn 10 4 2,04 1,85 1,62 1,56 Lớn hơn 10 2 0 SKTt SKTc SKTl Sinh khối tươi (kg/cây) Hình 4. 7 Sinh khối tƣơi các thành phần trên mặt đất của cây Tràm Dựa vào cấu trúc sinh khối của cây Tràm, thì sinh khối thân tƣơi ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn sinh khối thân tƣơi ở Tràm lớn hơn 10 tuổi, ngƣợc lại sinh khối cành tƣơi và lá tƣơi ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi lại lớn hơn sinh khối cành tƣơi và lá tƣơi ở Tràm lớn hơn 10 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với những nhận xét của nhiều tác giả khác trong nghiên cứu về sản lƣợng và sinh khối của các loài cây gỗ ở Việt Nam và thế giới (Vũ Tiến Hinh, 2003 và Lê Hồng Phúc, 1994). Nói chung, sinh khối cây Tràm sẽ tăng dần theo tuổi rừng, do quá sinh trƣởng và phát triển đƣờng kính và chiều cao thân cây luôn tăng dần theo thời gian. Mặt khác, thực vật thân gỗ ƣa sáng nói chung và loài Tràm nói riêng luôn có khuynh hƣớng phát triển cành, lá trong điều kiện không gian cho phép. Do đó, tỉ lệ sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây Tràm phụ thuộc rất nhiều vào tuổi cây rừng. Ở tuổi rừng cao (rừng lớn hơn 10 tuổi), sinh khối thân sẽ cao và sinh khối cành, lá sẽ thấp (do không gian dinh dƣỡng hẹp, nhiều cạnh tranh nên có ít cành và lá), ngƣợc lại ở tuổi rừng thấp (rừng nhỏ hơn 10 tuổi), tỉ lệ cành, lá sẽ nhiều hơn và tỉ lệ sinh khối của các thành phần này cũng sẽ cao hơn, tỉ lệ sinh khối thân cũng thấp hơn (do không gian dinh dƣỡng rộng). b) Sinh khối khô các thành phần Sinh khối khô của các thành phần trên mặt đất của cây tràm đƣợc tính dựa vào sinh khối tƣơi của các thành phần với hệ số khô/tƣơi tƣơng ứng. Kết quả tính toán đƣợc tổng hợp ở bảng 4.6 và thể hiện cụ thể trong hình 4.8 dƣới đây. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 28 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 5,59 6 5 4 3 2,66 Nhỏ hơn 10 2 1,02 0,96 0.7 1 0,68 Lớn hơn 10 0 SKKt SKKc SKKl Sinh khối khô (kg/cây) Hình 4. 8 Sinh khối khô các thành phần trên mặt đất của cây Tràm Dựa vào kết quả nghiên cứu sinh khối khô của cây Tràm, thì sinh khối thân khô ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn sinh khối thân khô ở Tràm lớn hơn 10 tuổi, ngƣợc lại sinh khối cành khô và lá khô ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi lại lớn hơn sinh khối cành khô và lá khô ở Tràm lớn hơn 10 tuổi. Xét về thành phần phần trăm của sinh khối khô so với sinh khối tƣơi, thì thành phần phần trăm sinh khối khô của thân, cành, lá ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn thành phần phần trăm sinh khối khô của thân, cành, lá ở Tràm lớn hơn 10 tuổi. Theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972), cây Tràm tăng trƣởng nhanh trong 10 năm đầu, giai đoạn này cũng là giai đoạn rừng còn non, sự trao đổi nƣớc và chất dinh dƣỡng trong cây diễn ra nhanh do rừng đang sinh trƣởng và phát triển mạnh, do đó hệ số khô/tƣơi của rừng nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn hệ số khô/tƣơi của rừng lớn hơn 10 tuổi, làm cho thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tƣơi tƣơng ứng cũng nhỏ hơn. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành phần phần trăm của sinh khối thân khô so với sinh khối thân tƣơi lớn hơn sinh khối hai thành phần còn lại ở cả hai độ tuổi Tràm. Do thân là cơ quan làm chức năng dự trữ dinh dƣỡng và dẫn truyền nƣớc, muối khoáng đi đến các bộ phận để nuôi cây, còn lá là cơ quan vận chuyển chất hữu cơ và là cơ quan thoát hơi nƣớc chủ yếu của cây thông qua các khí khổng, do đó hàm lƣợng nƣớc ở thân và lá cao hơn so với cành làm cho thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tƣơi của cành lớn hơn của thân và lá. 4.3. TRỮ LƢỢNG CACBON CỦA CÂY TRÀM TRÊN NỀN ĐẤT THAN BÙN 4.3.1. Tổng trữ lƣợng Cacbon của cây tràm Trữ lƣợng Cacbon của cây Tràm đƣợc tính toán thông qua việc sử dụng hệ số mặc định của IPCC (IPCC, 2003). Theo đó, trữ lƣợng Cacbon trong sinh khối đƣợc tính bằng 1/2 khối lƣợng sinh khối khô. Kết quả phân tích trữ lƣợng Cacbon của cây Tràm trên nền đất than bùn đƣợc thể hiện ở bảng 4.7 và hình 4.9 dƣới đây. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 29 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Bảng 4. 7 Trữ lƣợng Cacbon của cây Tràm trên nền đất than bùn Tiểu khu Trữ lƣợng Cacbon (kg/cây) Tiêu khu 47 2,18 ± 0,10a Tiểu khu 60 2,17 ± 0,06a Tiểu khu 48 3,45 ± 0,08b Tiểu khu 60 3,73 ± 0,18b Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn a,b,c,d: Trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số theo sau khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. Trữ lượng Cacbon (kg/cây) 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 b b a a Tiêu khu 47 Tiểu khu 60 Tiểu khu 48 < 10 tuổi Tiểu khu 50 > 10 tuổi a,b,c,d : Có cùng chữ số giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, có chữ số khác nhau thì khác khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức so sánh 5%. Hình 4. 9 Trữ lƣợng Cacbon của cây Tràm trên nền đất than bùn Trữ lƣợng Cacbon của cây Tràm ở tiểu khu 47 và tiểu khu 60 nhỏ hơn ở tiểu khu 48 và tiểu khu 50, đồng thời trữ lƣợng Cacbon ở tiểu khu 47 và tiểu khu 60 khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng khác biệt có ý nghĩa với hai tiểu khu 48 và 50 (P < 0,05), hai tiểu khu 48 và 50 cũng khác biệt không có ý nghĩa với nhau. Do tiểu khu 47 và tiểu khu 60 là cùng cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 nên khác biệt không có ý nghĩa với nhau và có trữ lƣợng Cacbon nhỏ hơn trữ lƣợng Cacbon của hai tiểu khu 48 và 50 có cấp độ tuổi lớn hơn 10 tuổi. Sinh khối cây tỉ lệ với trữ lƣợng Cacbon nên sinh GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 30 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN khối tăng trữ lƣợng Cacbon cũng tăng theo và trữ lƣợng Cacbon cũng tăng khi tuổi rừng tăng. 4.3.2. Trữ lƣợng Cacbon các thành phần của cây tràm Trữ lƣợng Cacbon các thành phần của cây Tràm đƣợc tính toán thông qua việc sử dụng hệ số mặc định của IPCC (IPCC, 2003). Theo đó, trữ lƣợng Cacbon các thành phần đƣợc tính bằng 1/2 khối lƣợng sinh khối khô các thành phần của cây. Kết quả phân tích trữ lƣợng Cacbon của rừng Tràm trên nền đất than bùn theo độ tuổi đƣợc thể hiện ở bảng 4.8 và hình 4.10 dƣới đây. Bảng 4. 8 Trữ lƣợng Cacbon các thành phần của cây Tràm Trữ lƣợng Cacbon (kg/cây) Tuổi Nhỏ hơn Thân Cành Lá 1,33 ± 0,03 0,51 ± 0,02 0,24 ± 0,01 2,79 ± 0,07 0,48 ± 0,01 0,16 ± 0,01 10 Lớn hơn 10 Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn 2,79 3 2.5 2 1.5 1,33 Nhỏ hơn 10 1 Lớn hơn 10 0,51 0,48 0,24 0,16 0.5 0 Thân Cành Lá Trữ lượng Cacbon (kg/cây) Hình 4. 10 Trữ lƣợng Cacbon các thành phần của cây Tràm GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 31 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trữ lƣợng Cacbon trong các thành phần của cây Tràm lớn nhất ở thân rồi giảm dần ở cành và lá ở cả hai độ tuổi, đồng thời trữ lƣợng Cacbon của thân ở tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn trữ lƣợng Cacbon thân ở tràm lớn hơn 10 tuổi, nhƣng trữ lƣợng Cacbon cành và lá lại lớn hơn ở Tràm lớn hơn 10 tuổi. Do trữ lƣợng Cacbon các thành phần theo cách tính trên tỉ lệ với sinh khối khô các thành phần của cây Tràm do đó thân cây vẫn chiếm trữ lƣợng Cacbon cao nhất. 4.4. TỔNG SINH KHỐI VÀ TRỮ LƢỢNG CACBON CỦA RỪNG TRÀM TRÊN NỀN ĐẤT THAN BÙN Tổng sinh khối và trữ lƣợng Cacbon của cả rừng Tràm đƣợc tính dựa trên tổng sinh khối tƣơi, tồng sinh khối khô, trữ lƣợng Cacbon, mật độ và diện tích rừng trong bảng 4.9 bảng tổng hợp sinh khối và các yếu tố liên quan đến lâm phần. Kết quả tính toán đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng 4.10 dƣới đây. Bảng 4. 9 Tổng hợp sinh khối và các yếu tố liên quan lâm phần Tổng sinh khối tƣơi (kg/cây) Tổng sinh khối khô (kg/cây) Trữ lƣợng Cacbon (kg/cây) Mật độ (cây/m2) Nhỏ hơn 10 9,38 ± 0,25 4,36 ± 0,11 2,18 ± 0,06 0,7 ± 0,04 1595,04 Lớn hơn 10 14,75 ± 0,39 7,16 ± 0,19 3,58 ±0,09 0,61 ± 0,04 2248,4 Tuổi Diện tích (ha) (Nguồn (diện tích): Dự án bảo tồn và phát triển khu dự trữ Kiên Giang (2011)) Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 32 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Bảng 4. 10 Tổng sinh khối và trữ lƣợng Cacbon của rừng Tràm Tổng sinh khối tƣơi (tấn) Tổng sinh khối khô (tấn) Trữ lƣợng Cacbon (tấn) Nhỏ hơn 10 147.563,05 (65,63 tấn/ha) 68.657,50 (30,54 tấn/ha) 34.328, 75 (15,27 tấn/ha) Lớn hơn 10 143.524,80 (89,98 tấn/ha) 69.650,50 (43,67 tấn/ha) 34.825, 25 (21,83 tấn/ha) Tổng (TB) 291.087,85 (75,74 tấn/ha) 138.308 (35,99 tấn/ha) 69.154 (17,99 tấn/ha) Tuổi Rừng Tràm nhỏ hơn 10 tuổi tại thời điểm tính có thể cung cấp 147.563,05 tấn sinh khối tƣơi tƣơng đƣơng 65,63 tấn/ha, 68.657,50 tấn sinh khối khô tƣơng đƣơng 30, 54 tấn/ha, 34.328,75 tấn Cacbon tƣơng đƣơng 15,27 tấn/ha. Rừng Tràm lớn hơn 10 tuổi tại thời điểm tính có thể cung cấp 14.3524,80 tấn sinh khối tƣơi tƣơng đƣơng 89,98 tấn/ha, 69.650,51 tấn sinh khối khô tƣơng đƣơng 43,67 tấn/ha, 34.825,25 tấn Cacbon tƣơng đƣơng 21,83 tấn/ha. Rừng Tràm trên nền đất than bùn của VQG U Minh Thƣợng tại thời điểm nghiên cứu có thể cung cấp 75,74 tấn/ha tổng sinh khối khô, 35,99 tấn/ha tổng sinh khối khô và 17,99 tấn/ha trữ lƣợng Cacbon. Nhìn chung trên cùng một đơn vị diện tích, rừng Tràm có độ tuổi lớn hơn 10 tuổi sẽ có tổng sinh khối và trữ lƣợng Cacbon lớn hơn so với rừng Tràm có độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi . GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 33 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra những kết luận sau đây:  Rừng có độ tuổi nhỏ hơn 10 có mật độ cây là 0,70 cây/m2 lớn hơn rừng có độ tuổi lớn hơn 10 là 0,6 cây/m2. Ngƣợc lại đƣờng kính và chiều cao của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi lần lƣợc là 4,56 cm và 4,82 m nhỏ hơn so với rừng lớn hơn 10 tuổi là 5,48 cm và 5,46 m.  Tổng sinh khối tƣơi tỉ lệ với đƣờng kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn. Tổng sinh khối tƣơi và tổng sinh khối khô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau qua hệ số khô/tƣơi.  Hệ số khô/tƣơi ở rừng nhỏ hơn 10 tuổi là 0,47 nhỏ hơn rừng lớn hơn 10 tuổi là 0,49.  Sinh khối các thành phần trên mặt đất cao nhất ở thân giảm dần ở cành và lá, sinh khối thân tăng nhƣng sinh khối cành và lá có xu hƣớng giảm khi tuổi rừng tăng.  Trữ lƣợng Cacbon tỉ lệ với sinh khối khô, ở rừng nhỏ hơn 10 tuổi trữ lƣợng Cacbon là 2,18 kg/cây nhỏ hơn ở rừng lớn hơn 10 tuổi là 3,58 kg/cây. 5.2. KIẾN NGHỊ Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài về các chỉ tiêu sinh trƣởng, sinh khối và trữ lƣợng Cacbon của rừng Tràm nhỏ hơn 10 tuổi và lớn hơn 10 tuổi. Có những kiến nghị sau:  Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu và làm rõ sinh khối các bộ phận trên mặt đất và trữ lƣợng Cacbon của cây Tràm. Do những hạn chế về thời gian, kinh phí và nhân lực, nên đề tài chƣa có điều kiện làm rõ sinh khối của các bộ phận dƣới mặt đất và tầng vật rụng của cây Tràm. Vì thế, tác giả kiến nghị những ai quan tâm đến rừng Tràm ở U Minh Thƣợng cần tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn về sinh khối (tƣơi và khô) và trữ lƣợng Cacbon của các bộ phận dƣới mặt đất, tầng vật rụng của cây Tràm.  Rừng Tràm ở U Minh Thƣợng chỉ phân tuổi theo cấp độ tuổi, không xác định tuổi cụ thể của rừng do đó kiến nghị những ai quan tâm và BQL vƣờn Quốc Gia U Minh Thƣợng cần tiếp tục nghiên cứu xác định lại tuổi rừng để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu các đề tài sau này. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 34 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Văn Cƣờng, Lƣơng Thanh Hải và Lƣơng Trƣờng Giang, (2011). Bảo tồn và phát triển bền vững vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. Hoàng Chƣơng, (2004). Sổ tay hƣớng dẫn kỹ thuật trồng Tràm, Dự án hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Nhật Bản “Khôi phục rừng sau cháy tại Cà Mau”. 3. Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự, (2009) Khảo sát - đánh giá nhanh thực vật và động vật có xƣơng sống ở cạn của khu vực dự trữ sinh quyển Kiên Giang. 4. Phạm Hoàng Hộ, (1992). Cây cỏ Việt Nam. 5. Vũ Tiến Hinh, (2003). Sản lƣợng rừng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Lâm Bỉnh Lợi, Nguyễn Văn Thôn, (1972). Rừng Ngập Nƣớc Việt Nam, Sở Lâm Học, Viện Khảo cứu nông nghiệp, Tổng Nha nông nghiệp, Bộ cải cách điền địa và Phát triển Nông – Ngƣ– Mục, Sài Gòn. 7. Lê Minh Lộc, 2005. Phƣơng pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hƣờng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) trên nền đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. 8. Võ Quý, (2009). Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ở Việt Nam, số 291: 23. 9. Trần văn Thắng, (2011). Báo cáo đánh giá khu hệ Chim vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng, Dự án bảo tồn và phất triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang. 10. Niên giám thống kê, (2011). Chi cục thống kê tỉnh Kiên Giang. GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 35 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BẢNG ĐIỂU TRA CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƢỞNG CỦA RỪNG TRÀM Tuổi Tiểu khu Ô tiêu chuẩn D1_3 (cm) H (m) N (Cây) Ô1 Tiểu khu 47 Ô2 Ô3 Nhỏ hơn 10 tuổi Ô4 Tiểu khu 60 Ô5 Ô6 Ô1 Tiểu khu 48 Lớn hơn 10 tuổi Ô2 Ô3 Ô4 Tiểu khu 50 Ô5 Ô6 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 36 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 2 CÁC GIÁ TRỊ VỀ ĐƢỜNG KÍNH NGANG NGỰC, CHIỀU CAO VÚT NGỌN, SINH KHỐI TƢƠI CỦA 12 CÂY ĐẠI DIỆN Ô TIÊU CHUẨN D 1_3 (cm) H (m) SKT (kg) Ô1 5,2 4,8 10,46 Ô2 4,9 5,2 9,84 Ô3 4,5 5,3 8,87 Ô1 4,4 4,6 9,41 Ô2 4,2 4,7 8,94 Ô3 4,1 4,2 8,83 Ô1 5,6 5,3 13,84 Ô2 5,3 6,0 13,04 Ô3 5,6 5,6 14,54 Ô1 5,7 4,9 13,23 Ô2 5,4 5,5 13,85 Ô3 5,1 6,4 12,95 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 37 TIỂU KHU TK 47 TK 60 TK 48 TK 50 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 3 GIÁ TRỊ ĐƢỜNG KÍNH NGANG NGỰC, CHIỀU CAO VÚT NGỌN, MẬT ĐỘ , SINH KHỐI TƢƠI, SINH KHỐI KHÔ TRUNG BÌNH CỦA RỪNG TRÀM ĐO NGOÀI HIỆN TRƢỜNG TIỂU KHU TK 47 TK 60 TK 48 TK 50 Ô TIÊU CHUẨN D1_3 (cm) H (m) MẬT ĐỘ (cây/m2) SKT (kg/cây) SKK (kg/cây) Ô1 4,67 4,93 0,63 10,59 4,87 Ô2 4,57 4,73 0,56 9,90 4,55 Ô3 4,35 4,85 0,77 8,30 3,82 Ô1 4,70 4,82 0,84 9,80 4,60 Ô2 4,50 4,77 0,67 8,86 4,16 Ô3 4,55 4,81 0,73 9,06 4,26 Ô1 5,39 5,47 0,69 13,92 6.82 Ô2 5,58 5,71 0,56 15,08 7,39 Ô3 5,38 5,27 0,76 13,59 6,66 Ô1 5,37 5,65 0,46 14,81 7,11 Ô2 5,56 5,30 0,56 15,91 7,64 Ô3 5,59 5,55 0,61 15,73 7,55 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 38 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 4 GIÁ TRỊ ĐƢỜNG KÍNH NGANG NGỰC, CHIỀU CAO VÚT NGỌN CỦA CÂY TRÀM ĐO NGOÀI HIỆN TRƢỜNG TIỂU KHU: 47 Ô TIÊU CHUẨN: 01 TỔNG SỐ CÂY: 63 TT DBH (cm) H (m) TT DBH (cm) H (m) TT 01 5,1 5,0 25 6,1 6,9 49 DBH (cm) 5,2 02 4,7 3,7 26 3,2 4,8 50 4,5 4,7 03 4,3 4,9 27 4.5 5,7 51 5,7 5,2 04 3,7 4,0 28 3,7 4,0 52 5,1 5,5 05 3,7 4,8 29 4,7 3,6 53 4,0 4,1 06 4,3 4,9 30 4,4 4,9 54 6,0 5,3 07 6,2 5,6 31 3,4 3,6 55 3,7 4.5 08 3,4 3,7 32 4,3 4,6 56 4,5 5,6 09 2,9 4,5 33 3,4 4,5 57 7,7 6,9 10 5,1 5,6 34 4.9 3,8 58 3,1 4,9 11 2,4 3,3 35 6,9 7,3 59 2,5 3,5 12 3,3 4,6 36 2,7 3,7 60 6,3 5,7 13 3,0 4,2 37 3,9 6,1 61 7,6 5,2 14 7,3 5,2 38 2,3 3,3 62 5,5 5,3 15 4,8 6,0 39 4,7 6,1 63 2,9 2,7 16 5,2 6,1 40 6.4 5,9 17 6,1 6,3 41 3,9 5,0 18 5,9 4,5 42 4,6 5,5 19 3,4 3,4 43 3,2 4,6 20 4,9 4,9 44 7,0 6,3 21 5,3 5,1 45 7,2 6,6 22 5,3 3,8 46 4,6 5,0 23 4,9 4,9 47 4,9 4,9 24 5,0 6,1 48 5,0 4,7 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 39 H (m) 4,8 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 47 Ô TIÊU CHUẨN: 02 TỔNG SỐ CÂY: 56 TT DBH (cm) H (m) TT DBH (cm) H (m) TT DBH (cm) H (m) 01 5,1 4,5 25 5,5 5,6 49 7,2 6,4 02 3,6 3,9 26 4,0 4,4 50 6,6 6,1 03 4,3 4,7 27 3,7 3,9 51 6,1 5,8 04 5,5 5,0 28 2,5 3,2 52 7,4 6,6 05 3,1 3,6 29 6,0 5,4 53 5,0 5,6 06 2,7 2,9 30 4,2 4,6 54 4,7 5,1 07 3.4 3,6 31 4,7 5,5 55 7,6 7,0 08 3,9 4,2 32 5,2 4,8 56 7,0 6,2 09 3,7 4,4 33 4,9 5,2 10 5,2 5,4 34 3,6 4,0 11 5,9 6,5 35 4.2 4,6 12 3,4 4,2 36 6,9 5,5 13 3,7 4,4 37 4,0 4,0 14 2,6 3,8 38 5,4 4,7 15 4,1 4,9 39 4,9 4,0 16 4,7 5,0 40 3,6 3,8 17 5,4 6,4 41 2.7 3,2 18 4,5 4,6 42 3,0 3,5 19 2,6 3,2 43 3,4 4,0 20 4,3 4,7 44 5.5 4,8 21 4,7 4,4 45 4,2 4,3 22 5,4 5,0 46 4,0 4,4 23 3,5 4,0 47 4,5 5,1 24 4,2 4,5 48 4,1 5,6 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 40 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 47 Ô TIÊU CHUẨN: 03 TỔNG SỐ CÂY: 77 01 DBH (cm) 6,7 H (m) 5,9 25 DBH (cm) 3,7 H (m) 4,5 49 DBH (cm) 6,1 H (m) 5,9 73 DBH (cm) 4,3 H (m) 4,5 02 5,4 5,1 26 4,2 4,3 50 4,4 5,1 74 4,4 4,6 03 2,1 3,7 27 4,7 4,9 51 4,3 5,8 75 3,6 4,4 04 4,3 4,5 28 4,0 4,2 52 3,9 4,1 76 3,9 5,1 05 4,7 4,9 29 3,6 4,8 53 3,6 5.7 77 4,1 4,8 06 4,3 4,3 30 5,4 5,2 54 5,5 5,3 07 4,9 5,2 31 4,8 4,9 55 5,2 6,1 08 5,3 4,8 32 4,2 5,1 56 3,4 5,2 09 4,4 4,6 33 4,7 5,4 57 4,4 4,8 10 4,6 4,7 34 3,6 4,6 58 2,9 4,2 11 5,2 5,1 35 4,1 4,2 59 3,4 4,8 12 5,4 5,4 36 3,3 4.8 60 4,1 4,5 13 4,7 4,8 37 3,6 4,3 61 3,8 4,1 14 3,6 4,5 38 4,3 4,6 62 6,3 5,9 15 4,1 4,3 39 2,8 3,8 63 3,9 4,9 16 2,9 3,8 40 4,5 5,3 64 4,2 5,2 17 3,9 4,1 41 5,2 4,7 65 3,7 4,6 18 5,2 5,2 42 4,7 4,4 66 4,9 6,0 19 3,4 4,1 43 6,3 5,8 67 5,4 5,6 20 4,9 4,7 44 4,9 5,2 68 3,8 4,7 21 4,4 5,1 45 5,0 4,0 69 4,9 5,2 22 4,1 5,7 46 5,3 4,8 70 4,2 4,8 23 3,7 5,1 47 4,9 5,6 71 2,9 3,9 24 3,1 4,3 48 3,8 5,3 72 4,8 5,2 TT TT GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 41 TT TT SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 60 Ô TIÊU CHUẨN: 01 TỔNG SỐ CÂY: 84 01 DBH (cm) 3,6 H (m) 4,1 25 DBH (cm) 5,3 H (m) 5,1 49 DBH (cm) 5,4 H (m) 5,2 73 DBH (cm) 4,6 H (m) 4,7 02 4,2 4,5 26 3,9 4,7 50 5,2 4,8 74 4,9 5,2 03 3,9 4,1 27 4,3 4,3 51 4,9 4.5 75 4,3 5,4 04 5,7 4,7 28 4,6 4,7 52 4,7 4,7 76 4,9 4,6 05 6,2 5,3 29 4,9 4,7 53 4,3 5,1 77 5,1 5,1 06 4,8 5,0 30 5,1 5,0 54 4,8 5,3 78 5,4 5,3 07 3,8 4,7 31 2,9 3,8 55 4,1 4,8 79 6,3 5,8 08 4,4 4,5 32 5,3 5,6 56 3,9 4,0 80 4,8 4,6 09 4,1 4,8 33 5,1 4,8 57 5,7 5,7 81 5,3 5,2 10 3,9 4,1 34 4,9 5,1 58 5,9 5,8 82 5,4 5,5 11 3,8 4,8 35 4,8 4,7 59 3,8 4,8 83 4,7 4,8 12 4,6 5,1 36 4,2 4,9 60 6,4 5,5 84 4,6 4,7 13 4,8 4,5 37 3,9 4,8 61 4,8 4,6 14 4,0 4,0 38 4,2 4,8 62 5,8 5,3 15 4,3 4,1 39 3,9 4,2 63 5,4 5,5 16 4,8 4,3 40 5,5 5,7 64 3,9 3,8 17 4,4 4,5 41 3,8 4.3 65 5,8 5,0 18 3,8 4,6 42 4,4 4,6 66 6,2 5,7 19 5,3 5,1 43 4,7 4.8 67 3,8 4.6 20 4,8 4,8 44 5,2 5,1 68 4,1 4,3 21 4,2 5,0 45 3.8 4,7 69 4,9 4,8 22 5,3 4,5 46 5,4 5,7 70 4,3 4,5 23 3,9 4,0 47 4,9 4.8 71 4,8 4,7 24 5,2 5,5 48 4.1 4.2 72 5,3 5,3 TT TT GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng TT 42 TT SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 60 Ô TIÊU CHUẨN: 02 TỔNG SỐ CÂY: 67 01 DBH (cm) 4,6 02 3,7 4,3 26 2,8 3,7 50 4,8 4,8 03 4,9 4,8 27 5,4 5,0 51 4,1 4,2 04 5,1 5,0 28 5,9 5,7 52 3,8 4,8 05 3,9 4,6 29 6,1 5,5 53 4,7 4,8 06 4,2 4,1 30 5,2 5,2 54 4,3 4,5 07 4,9 4,7 31 4,8 4,7 55 3,9 4,0 08 5,4 5,1 32 5,1 5,0 56 3,7 3,8 09 6,3 5,8 33 3,8 4,7 57 4,3 5,0 10 4,3 4,5 34 4,3 4,4 58 4,7 4,6 11 3,9 4,1 35 5,7 5,8 59 5,2 5,2 12 4,4 4,4 36 6,3 6,3 60 5,1 4,8 13 4,7 4,8 37 3,8 4,7 61 3,8 4,5 14 5,1 5,2 38 6,3 6,2 62 4,9 4,8 15 3,8 4,5 39 3,9 4,6 63 4,3 4,5 16 3,9 4,2 40 5,3 5,1 64 3,7 4,2 17 5,0 4,6 41 5,2 5,2 65 4,2 5,0 18 3,9 5,0 42 3,9 4,6 66 4,8 4,8 19 4,3 5,7 43 5,3 5,1 67 5,1 5,1 20 4,4 4,5 44 3,7 4,6 21 3,8 4,3 45 4,2 4,7 22 3,4 4,2 46 3,9 4,8 23 3,1 4,6 47 3,4 4,6 24 3,9 4,8 48 3,6 4,3 TT H (m) TT 4,7 25 DBH (cm) 4,1 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 43 H (m) TT 4,1 49 DBH (cm) 5,2 H (m) 5,0 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 60 Ô TIÊU CHUẨN: 03 TỔNG SỐ CÂY: 73 01 DBH (cm) 3,7 H (m) 4,5 25 DBH (cm) 4,3 H (m) 4,8 49 DBH (cm) 4,1 H (m) 4,7 02 5,2 5,1 26 5,2 5,5 50 3,8 4,3 03 3,8 4,7 27 4,8 4,8 51 3,9 3,7 04 4,7 4,7 28 4,7 5,0 52 5,2 5,1 05 4,9 5,1 29 4,1 4,0 53 3,9 4,8 06 4,6 4,5 30 4,7 4,7 54 5,4 5,6 07 4,3 4,3 31 4,3 4,5 55 4,3 5,2 08 6,1 5,8 32 5,1 5,1 56 4,8 4,8 09 5,2 5,3 33 5,4 5,2 57 5,2 5,2 10 3,8 4,6 34 3,8 4,7 58 5,4 5,7 11 3,4 4,3 35 3,7 4,3 59 3,7 4,3 12 3,6 4,2 36 5,2 5,5 60 3,5 4,0 13 4,2 4,5 37 4,7 4,8 61 3,8 3,9 14 4,5 4,7 38 3,6 4,2 62 5,3 5,5 15 5,1 5,2 39 3,1 4,0 63 5,1 5,2 16 5,8 5,8 40 3,0 3,6 64 4,7 4,8 17 5,3 6,1 41 4,3 4,7 65 4,3 4,5 18 4,8 5,3 42 4,8 5,0 66 4,8 5,0 19 4,3 4,5 43 4,2 4,1 67 5,4 5,5 20 4,9 5,2 44 4,7 4,7 68 4,4 5,1 21 4,1 4,2 45 5,1 5,1 69 4,0 4,1 22 5.3 5,5 46 3,6 3,8 70 5,3 5,5 23 5,8 5,8 47 4,2 4,4 71 5,4 5,4 24 5,1 5,1 48 4,7 4,7 72 4,1 4,2 TT TT GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 44 TT TT 73 DBH (cm) 4,8 H (m) 4,7 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 48 Ô TIÊU CHUẨN: 01 TỔNG SỐ CÂY: 69 01 DBH (cm) 6,2 02 5,7 5,6 26 4,1 4,8 50 6,3 6,3 03 6,9 6,3 27 4,6 5,0 51 5,6 5,6 04 4,6 5,5 28 5,3 5,9 52 6,5 6,4 05 4,4 4,8 29 6,6 6,6 53 4,7 5,0 06 5,8 6,3 30 6,8 6,3 54 5,2 5,3 07 6,4 5,8 31 5,4 6,0 55 5,1 4,8 08 4,9 5,3 32 5,6 5,3 56 4,5 4,9 09 4,2 4,7 33 4,2 4,7 57 4,3 5,1 10 6,7 6,0 34 5,1 5,4 58 5,2 5,3 11 5,8 5,8 35 6,0 5,9 59 4,4 4,8 12 5,1 5,5 36 5,6 5,5 60 4,5 5,3 13 4,6 4,5 37 6,3 5,9 61 5,8 6,1 14 4,5 5,1 38 6,9 6,4 62 6,4 6,5 15 4,1 4,8 39 4,4 4,9 63 4,6 5,1 16 5,4 5,4 40 5,2 5,1 64 4,9 4,8 17 5,6 5,1 41 4,7 4,6 65 6,1 6,1 18 6,3 6,1 42 4,1 4,4 66 6,7 6,7 19 6.1 5,8 43 5,9 4,8 67 4,2 4,1 20 5,4 5,5 44 5,6 5,5 68 4,6 5,3 21 4,6 5,1 45 6,4 6,0 69 4,4 4,3 22 4,3 5,3 46 6,7 6,4 23 6,7 6,2 47 5,4 5,0 24 5,9 5,8 48 5,5 5,4 TT H (m) TT 5,9 25 DBH (cm) 5,7 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 45 H (m) TT 5,7 49 DBH (cm) 5,8 H (m) 5,8 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 48 Ô TIÊU CHUẨN: 02 TỔNG SỐ CÂY: 56 01 DBH (cm) 5,9 02 5,6 6,3 26 6,0 5,8 50 5,8 5,9 03 5,2 5,9 27 5,8 5,9 51 6,3 6,6 04 4,8 5,4 28 5,2 5,6 52 5,1 5,9 05 4,9 4,8 29 4,9 5,3 53 5,4 6,3 06 5,5 5,3 30 4,6 5,1 54 6,6 6,1 07 6,3 5,9 31 4,1 4,6 55 6,1 6,0 08 4,8 5,4 32 4,7 4,8 56 5,7 6,1 09 4,2 4,8 33 5,3 5,4 10 5,9 5,8 34 6,1 6,1 11 5,6 5,3 35 6,8 6,6 12 4,3 5,0 36 5,9 6,0 13 6,8 6,1 37 5,6 5,7 14 7,4 6,6 38 5,2 5,5 15 6,4 6,3 39 4,9 5,5 16 8,0 6,8 40 5,8 5,9 17 5,8 6,1 41 5,9 5,8 18 6,1 6,3 42 5,6 5,5 19 5,8 5,8 43 5,3 6,0 20 5,3 5,2 44 5,4 5,4 21 6,2 6,1 45 6,6 6,3 22 4,7 4,7 46 5,2 5,8 23 4,3 4,9 47 5,1 5,6 24 5,1 5,4 48 5,6 6,1 TT H (m) TT 6,0 25 DBH (cm) 5,6 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 46 H (m) TT 5,1 49 DBH (cm) 5,2 H (m) 5,5 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 48 Ô TIÊU CHUẨN: 03 TỔNG SỐ CÂY: 76 01 DBH (cm) 5,9 H (m) 5,9 25 DBH (cm) 5,2 H (m) 5,0 49 DBH (cm) 5,8 H (m) 5,8 73 DBH (cm) 5, 6 H (m) 5,5 02 5,3 5,3 26 5,3 5,1 50 5,9 6,0 74 6,1 6,0 03 4,6 5,0 27 4,6 5,4 51 4,3 4,6 75 6,9 6,4 04 5,1 5,0 28 6,1 5,8 52 4,6 4,7 76 5,9 5,8 05 5,4 5,3 29 5,8 5,3 53 5,3 5,1 06 6,1 5,4 30 6,1 5,0 54 6,1 5,9 07 6,6 5,9 31 5,2 4,7 55 6,3 6,3 08 5,8 5,7 32 4,8 5,1 56 6,3 6,0 09 5,7 5,8 33 4,6 4,8 57 6,3 6,4 10 6,2 6,0 34 5,3 4,9 58 6,6 6,2 11 4,6 4,4 35 5,2 5,3 59 4,9 5,0 12 5,3 4,8 36 4,6 4,4 60 4,6 5,3 13 5,4 5,0 37 4,2 4,3 61 5,4 5,1 14 4,7 4,6 38 3,8 4,5 62 5,7 5,5 15 5,2 5,3 39 4,6 5,0 63 5,8 5,7 16 5,1 4,9 40 6,2 5,9 64 6,4 6,1 17 4,8 5,3 41 4,6 4,4 65 5,3 5,4 18 5,7 4,8 42 4,9 4,9 66 4,6 5,0 19 6,0 5,1 43 4,3 4,3 67 4,9 4.9 20 6,3 5,3 44 5,4 4,9 68 5,3 5.3 21 5,3 4,9 45 6,0 6,0 69 5,7 5,8 22 6,5 5,4 46 5,3 5,3 70 6.2 6.3 23 4,2 4,1 47 5,6 5,6 71 5,1 5,4 24 3,9 4,5 48 4,4 4,4 72 5,3 5,1 TT TT GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng TT 47 TT SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 50 Ô TIÊU CHUẨN: 01 TỔNG SỐ CÂY: 46 TT DBH (cm) H (m) TT DBH (cm) H (m) 01 6,1 6,2 25 5,6 5,6 02 8,2 7,0 26 6,7 5,7 03 10,1 7,2 27 5,3 5,7 04 6,1 7.3 28 4,5 5,0 05 8,1 6,4 29 7,3 5,2 06 7,3 6,2 30 4,6 6,0 07 5,1 5,9 31 6,7 5,6 08 5,9 6,2 32 3,9 5,1 09 6,4 6,0 33 5,6 5,9 10 4,5 5,4 34 5,2 5,3 11 5,4 5,7 35 4,5 5,8 12 4,1 4,2 36 3,7 5,3 13 3,6 5,1 37 4,0 5,1 14 5,7 4,9 38 3,6 4,9 15 6,7 7,8 39 3,5 4,6 16 7,2 6,4 40 3,0 5,1 17 4,4 4,7 41 4,8 5,7 18 4,4 4,2 42 5,2 6,2 19 5,2 4,6 43 4,7 5,4 20 4,2 5,7 44 4,2 6,1 21 4,9 5,5 45 4,3 5,7 22 4,4 3,8 46 5,3 6,2 23 7,1 5,7 24 6,8 6,6 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 48 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 50 Ô TIÊU CHUẨN: 02 TỔNG SỐ CÂY: 56 01 DBH (cm) 7,6 02 8,7 7,0 26 5,2 5,7 50 5,0 3,6 03 10,6 7,4 27 4,4 4,9 51 3,7 4,3 04 7,3 7,3 28 6,8 5,8 52 5,3 5,5 05 8,9 6,4 29 7,2 5,7 53 5,4 4,7 06 7,8 6,2 30 6,1 5,0 54 3,6 5,1 07 5,6 5,9 31 4,5 5,9 55 4,6 4,8 08 5,5 4,2 32 5,4 5,5 56 7,2 6,9 09 6,9 6,0 33 5,3 5,2 10 4,0 5,0 34 5,1 5,7 11 5,8 5,6 35 5,2 5,0 12 3,6 4,2 36 3,8 5,0 13 4,1 5,1 37 3,7 4,0 14 5,2 4,9 38 3,2 4,5 15 5,2 4,8 39 4,0 5,0 16 7,7 6,4 40 5,1 5,1 17 4,9 4,7 41 4,8 5,3 18 4,5 4,2 42 5,5 5,8 19 3,7 4,6 43 6,9 5,6 20 4,7 5,7 44 5,0 5,3 21 4,4 4,5 45 3,8 5,0 22 3,9 3,8 46 6,2 4,9 23 7,6 5,7 47 7,9 5,7 24 7,3 6,6 48 6,5 5,4 TT H (m) TT 6,2 25 DBH (cm) 3,2 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 49 H (m) TT 4,0 49 DBH (cm) 6,3 H (m) 4,7 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC TIỂU KHU: 50 Ô TIÊU CHUẨN: 03 TỔNG SỐ CÂY: 61 01 DBH (cm) 3,4 02 8,3 7,2 26 7,3 7,8 50 6,2 5,6 03 3,3 5,1 27 5,8 5,2 51 5,7 5,5 04 3,6 4,4 28 7,6 7,9 52 5,4 5,4 05 6,2 5,6 29 4,8 4,8 53 5,1 4,9 06 3,9 5,5 30 6,5 5,0 54 4,9 5,3 07 6,4 5,1 31 6,2 6,5 55 7,4 6,2 08 6,6 5,7 32 5,4 5,3 56 4,7 4,9 09 6,7 4,9 33 4,8 5,7 57 5,1 4,4 10 5,1 6,4 34 6,3 4,2 58 6,8 6,7 11 5,5 5,0 35 5,1 4,3 59 5,7 5,3 12 4,1 5,6 36 5,6 6,1 60 6,5 6,8 13 6,9 6,9 37 4,2 5,4 61 4,1 4,5 14 6,4 5,2 38 6,7 7,7 15 4,5 5,0 39 7,3 7,5 16 6,1 5,3 40 6,9 5,9 17 5,3 5,2 41 4,5 5,3 18 6,9 6,3 42 7,4 6,0 19 3,9 3,7 43 4,7 4,8 20 6,1 5,8 44 5,8 5,2 21 4,9 5,0 45 4,9 4,6 22 4,2 5,2 46 3,3 4,5 23 5,1 4,7 47 4,1 4,7 24 5,7 4,5 48 6,2 7,2 TT H (m) TT 4,6 25 DBH (cm) 5,6 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 50 H (m) TT 5,3 49 DBH (cm) 7,5 H (m) 8,2 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ KẾT QUẢ THỐNG KÊ TỪ PHẦN MỀM SPSS Descriptives N D1_3 Hvn TSKt Mean Std. Std. Deviation Error 95% Confidence Interval for Mean Lower Upper Bound Bound Minimum Maximum Tieu khu 196 47 4.5173 1.15186 .08228 4.3551 4.6796 2.10 7.70 Tieu khu 223 60 4.5942 .73043 .04891 4.4978 4.6906 2.80 6.40 Tieu khu 202 48 5.4366 .77360 .05443 5.3293 5.5440 3.80 8.00 Tieu khu 163 50 5.5196 1.42213 .11139 5.2997 5.7396 3.00 10.60 Total 4.9844 1.12433 .04015 4.9056 5.0633 2.10 10.60 Tieu khu 196 47 4.8403 .83522 .05966 4.7226 4.9580 2.70 7.30 Tieu khu 223 60 4.8013 .51635 .03458 4.7332 4.8695 3.60 6.30 Tieu khu 202 48 5.4584 .59722 .04202 5.3756 5.5413 4.10 6.80 Tieu khu 163 50 5.4933 .90922 .07122 5.3526 5.6339 3.60 8.20 Total 5.1242 .78674 .02810 5.0691 5.1794 2.70 8.20 Tieu khu 196 47 9.4915 6.19380 .44241 8.6190 10.3641 .44 31.12 Tieu khu 223 60 9.2717 3.72988 .24977 8.7795 9.7640 2.13 19.84 Tieu khu 202 48 14.0985 4.88000 .34336 13.4214 14.7755 5.38 33.47 Tieu khu 163 50 15.5300 9.73302 .76235 14.0246 17.0354 2.81 60.47 Total 11.8715 6.82788 .24385 11.3928 12.3501 .44 60.47 784 784 784 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 51 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 PHỤ LỤC Tieu khu 196 47 4.3661 2.84914 .20351 3.9647 4.7675 .20 14.31 Tieu khu 223 60 4.3577 1.75301 .11739 4.1264 4.5891 1.00 9.32 Tieu khu 202 48 6.9073 2.39210 .16831 6.5754 7.2392 2.64 16.40 Tieu khu 163 50 7.4545 4.67183 .36593 6.7319 8.1771 1.35 29.02 Total 784 5.6606 3.29413 .11765 5.4296 5.8915 .20 29.02 Tieu khu 196 47 2.1831 1.42455 .10175 1.9824 2.3837 .10 7.16 Tieu khu 223 60 2.1789 .87650 .05869 2.0632 2.2946 .50 4.66 T.luong Tieu khu 202 C 48 3.4537 1.19602 .08415 3.2877 3.6196 1.32 8.20 Tieu khu 163 50 3.7272 2.33592 .18296 3.3659 4.0885 .67 14.51 Total 2.8303 1.64705 .05882 2.7148 2.9458 .10 14.51 TSKk 784 GVHD: Th.S. Trần Thị Kim Hồng 52 SVTH: Lê Thị Ngọc Hằng-3103811 [...]... THẢO LUẬN Bảng 4 2 Hệ số khô/tƣơi của cây của Tràm Tuổi Ti u khu Hệ số khô/tƣơi Nhỏ hơn 10 Ti u khu Lớn hơn 10 Ti u khu 47 60 0,46 Ti u khu Ti u khu 48 0,47 50 0,49 0,48 Dựa theo công thức tính sinh khối tƣơi của cây Tràm của Phạm Xuân Quý (2008) và sinh khối khô của Lê minh lộc (2005), kết quả tính toán tổng sinh khối tƣơi, tổng sinh khối khô của cây Tràm ở các ti u khu đƣợc thể hiện ở bảng 4.3 và hình... kết quả tính toán tổng sinh khối khô, kết quả cho thấy tổng sinh khối khô ở cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi (ti u khu 47 và ti u khu 60) nhỏ hơn tổng sinh khối khô ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi (ti u khu 48 và ti u khu 50) Đồng thời tổng sinh khối khô ở ti u khu 47 và ti u khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng có sự khác biệt có ý nghĩa với ti u khu 48 và ti u khu 50, ti u khu 48,... Kết quả phân tích sinh khối của cây Tràm theo phân tích m u Sinh khối tƣơi của cây Tràm đƣợc xác định bằng cách lập 12 ô ti u chuẩn, 6 ô ti u chuẩn của rừng Tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 6 ô ti u chuẩn rừng lớn hơn 10 tuổi, mỗi ô ti u chuẩn chặt hạ 01 cây đại diện, phân các bộ phận trên mặt đất thành các phần riêng biệt và cân sinh khối tƣơi các thành phần, tổng của sinh khối các thành phần là tổng sinh khối. .. sinh khối tươi Dựa theo kết quả tính toán tổng sinh khối tƣơi theo m u, kết quả cho thấy tổng sinh khối tƣơi ở cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi (ti u khu 47 và ti u khu 60) nhỏ hơn tổng sinh khối tƣơi ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi (ti u khu 48 và ti u khu 50) Đồng thời tổng sinh khối tƣơi ở ti u khu 47 và ti u khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng khác biệt có ý nghĩa với ti u khu... TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN C U CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN C U 3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN C U Địa điểm nghiên c u là lâm phần Tràm của các ti u khu theo cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi (ti u khu 47, 60) và cấp độ tuổi lớn hơn 10 tuổi (ti u khu 48, 50) sinh trƣởng trên nền đất than bùn tại vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng  Đối với rừng Tràm có độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi: Mỗi ti u khu có 3 điểm thu m u, ... cũng có trung bình chi u cao vút ngọn nhỏ hơn ở ti u khu 48 và ti u khu 50, ti u khu 48 cũng có sự khác biệt không có ý nghĩa với ti u khu 50 (P > 0,05) Ti u khu 47 và ti u khu 60 là hai ti u khu có cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi, có trung bình chi u cao vút ngọn nhỏ hơn ti u khu 48 và ti u khu 50 có cấp độ tuổi lớn hơn 10 tuổi, chi u cao vút ngọn sẽ tăng theo độ tuổi của cây, do đó rừng có độ tuổi nhỏ... khu 48 và ti u khu 50, ti u khu 48, ti u khu 50 cũng khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05) Kết quả tính tổng sinh khối tƣơi ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi gồm ti u khu 47 là 9,72 kg/cây và ti u khu 60 là 9,06 kg/cây nhỏ hơn tổng sinh khối tƣơi ở hai ti u khu Tràm lớn hơn 10 tuổi gồm ti u khu 48 là 13,81 kg/cây và ti u khu 50 là 13,34 kg/cây, do đó tổng sinh khối tƣơi của cây Tràm tính theo m u cũng... 10 tuổi (ti u khu 48 và ti u khu 50) Đồng thời tổng sinh khối tƣơi ở ti u khu 47 và ti u khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng khác biệt có ý nghĩa với ti u khu 48 và ti u khu 50, ti u khu 48, ti u khu 50 cũng khác biệt có ý nghĩa với nhau (P < 0,05) Theo Phạm Xuân Quý (2008), tổng sinh khối tƣơi tỉ lệ thuận với đƣờng kính ngang ngực và chi u cao vút ngọn và theo Lê Minh. .. theo m u cũng tăng theo tuổi cây b) Tổng sinh khối khô Dựa theo kết quả tính toán tổng sinh khối khô, kết quả cho thấy tổng sinh khối khô ở cây Tràm nhỏ hơn 10 tuổi (ti u khu 47 và ti u khu 60) nhỏ hơn tổng sinh khối khô ở cây Tràm lớn hơn 10 tuổi (ti u khu 48 và ti u khu 50) Đồng thời tổng sinh khối khô ở ti u khu 47 và ti u khu 60 có sự khác biệt không có ý nghĩa với nhau (P > 0,05), nhƣng có sự... SKKl Sinh khối khô (kg/cây) Hình 4 8 Sinh khối khô các thành phần trên mặt đất của cây Tràm Dựa vào kết quả nghiên c u sinh khối khô của cây Tràm, thì sinh khối thân khô ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn sinh khối thân khô ở Tràm lớn hơn 10 tuổi, ngƣợc lại sinh khối cành khô và lá khô ở Tràm nhỏ hơn 10 tuổi lại lớn hơn sinh khối cành khô và lá khô ở Tràm lớn hơn 10 tuổi Xét về thành phần phần trăm của sinh

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan