khảo sát thành phần loài và đặc điểm gây hại ngoài đồng của côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố cần thơ và thành phố cao lãnh

50 648 0
khảo sát thành phần loài và đặc điểm gây hại ngoài đồng của côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố cần thơ và thành phố cao lãnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận Thành phần loài gây hại hoa phong lan có loài gây hại khác nhau, thuộc Thành phần loài gây hại thành phố Cần Thơ đa dạng thành phần loài gây hại hoa phong lại thành phố. .. Điều tra kỹ thuật canh tác thành phần loài côn trùng nhện hại hoa phong lan thành phố Cần Thơ thành phố Cao Lãnh - Mô tả đặc điểm gây hại đồng số loài côn trùng nhện hại quan trọng, bƣớc đầu nhận... điều tra để hoàn thành đề tài Nguyễn Văn Nhớ v Nguyễn Văn Nhớ, 2013 Khảo sát thành phần loài đặc điểm gây hại đồng côn trùng nhện hại hoa phong lan thành phố Cần Thơ thành phố Cao Lãnh Luận văn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN VĂN NHỚ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI NGOÀI ĐỒNG CỦA CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI TRÊN HOA PHONG LAN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ CAO LÃNH Luận văn tốt nghiệp Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ, 2013 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Tên đề tài: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI NGOÀI ĐỒNG CỦA CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI TRÊN HOA PHONG LAN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THÀNH PHỐ CAO LÃNH Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lăng Cảnh Phú Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Nhớ MSSV: 3103648 Lớp: TT1073A1 Cần Thơ, 2013 2 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài “Khảo sát thành phần loài và đặc điểm gây hại ngoài đồng của côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh”. Do sinh viên là Nguyễn Văn Nhớ thực hiện. Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013 Cán bộ hƣớng dẫn Ths. Lăng Cảnh Phú i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT -O0O- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài: “Khảo sát thành phần loài và đặc điểm gây hại ngoài đồng của côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh”. Đƣợc thực hiện từ 4/2013 – 11/2013 do sinh viên Nguyễn Văn Nhớ thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng ngày……tháng……năm 2013. Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức: ......................................................... ................................................................................................................................................. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn: ...................................................................................... ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Duyệt khoa Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013 Trƣởng Khoa Nông Nghiệp và SHƢD Chủ tịch hội đồng ii LƢỢC SỬ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN VĂN NHỚ Ngày sinh: 6/11/1992 Nơi sinh: H. Chợ Mới, tỉnh An Giang. Giới tính: Nam Họ và tên cha: Nguyễn Văn Lý Dân tộc: Kinh Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Kim Vân Từ năm 1998 - 2003: học tại trƣờng tiểu học “B” Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Từ năm 2003- 2007: học tại trƣờng Trung học cơ sở Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Từ năm 2007 - 2010: học tại trƣờng Trung học phổ thông Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Từ năm 2010 đến nay học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣờng 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Nhớ iv LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Ông bà, cha mẹ, những ngƣời đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con đã chăm sóc và dạy bảo con nên ngƣời. Thành kính biết ơn! Thầy Lăng Cảnh Phú đã dành nhiều thời gian quý báu hƣớng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Thầy, cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài và trong những ngày ở giảng đƣờng đại học. Chân thành cảm ơn! Anh Hùng, anh Chiến, anh Đạt, anh Thanh, anh Hƣng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài. Các bạn Minh, Sơn, Khởi, Đăng, Việt, Hƣơng và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K36 đã giúp đỡ và động viên chúng tôi trong suốt quá trình điều tra để hoàn thành đề tài. Nguyễn Văn Nhớ v Nguyễn Văn Nhớ, 2013. “Khảo sát thành phần loài và đặc điểm gây hại ngoài đồng của côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh”. Luận văn tốt nghiệp Đại hoc, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú. TÓM LƢỢC Đề tài “Khảo sát thành phần loài và đặc điểm gây hại ngoài đồng của côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh” đƣợc thực hiện từ tháng 4/2013-11/2013 đƣợc kết quả nhƣ sau:  Tình hình canh tác hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp.  Kết quả điều tra nông dân tại Cần Thơ ghi nhận có 6 loài gây hại, trong đó nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy, muỗi đục hoa và ốc sên xuất hiện phổ biến, bù lạch đƣợc ghi nhận ít. Tại Cao Lãnh, nhện đỏ, muỗi đục hoa và ốc sên xuất hiện phổ biến, rệp sáp xuất hiện ít và bù lạch, rệp vảy không ghi nhận đƣợc sự gây hại.  Kết quả điều tra trên vƣờn hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ, thành phần loài gây hại gồm 8 loài: nhện đỏ (Tenuipalpus pacificus Baker), bù lạch (Enchinothrips sp.), muỗi đục hoa (Contarinia maculipennis), rệp sáp (Pseudococcus sp., Planococcus sp., Parlatoria sp., Diaspis boisduvalli) và ốc, sên; tại thành phố Cao Lãnh ghi nhận đƣợc 4 loài gây hại bao gồm nhện đỏ (Tenuipalpus pacificus Baker), bù lạch (Enchinothrips sp.), muỗi đục hoa (Contarinia maculipennis) và ốc, sên.  Đặc điểm gây hại ngoài đồng của bù lạch (Enchinothrips sp.), muỗi đục hoa (Contarinia maculipennis), rệp sáp (Pseudococcus sp., Planococcus sp.) và ốc, sên. vi MỤC LỤC Nội dung Trang TÓM LƢỢC Vi MỤC LỤC Vii DANH SÁCH BẢNG Iv DANH SÁCH HÌNH X ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1 1.1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU SƠ LƢỢC VỀ CÂY HOA PHONG LAN 2 2 1.1.1 Những nét về lịch sử 1.1.2 Phân loại thực vật Họ Phong lan (Orchidaceae) 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA PHONG LAN 3 1.2.1 Đặc tính thực vật 3 1.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh 4 1.2.3 Kỹ thuật canh tác 4 1.2 1.3 CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI TRÊN HOA PHONG LAN 1.3.1 Nhện đỏ (họ Tenuipalpidae – Acari) 7 1.3.2 Rệp sáp 9 1.3.3 Bù lạch (Echinothrips sp.) 11 1.3.4 Rầy mềm 12 1.3.5 Muỗi đục hoa 13 1.3.6 Ốc, sên 14 CHƢƠNG 2 2.1. 6 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP Phƣơng tiện 16 16 2.1.1 Đối tƣợng cây trồng nghiên cứu 16 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16 vii 2.1.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm Phƣơng pháp 2.2 16 2.2.1 Điều tra nông dân 16 2.2.2 Điều tra ngoài đồng 16 2.2.2 Mô tả đặc điểm nhận dạng và gây hại ngoài đồng của một số sâu hại chính trên hoa phong lan CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG DÂN 3.1 3.2 16 17 18 18 3.1.1 Tình hình canh tác hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp 18 3.1.2 Hiểu biết của nông dân về thành phần côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan và biện pháp quản lý 20 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG 3.3 ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI NGOÀI ĐỒNG CỦA MỘT SỐ SÂU HẠI PHỔ BIẾN TRÊN HOA PHONG LAN 3.3.1 Bù lạch Echinothrips sp. ( Thripidae – Thysanoptera) 21 23 23 3.3.2 Muỗi đục hoa Contarinia maculipennis (Cecidomyiidae – Diptera) 25 3.3.3 Acari) Nhện đỏ Tenuipalpus pacificus Baker (Tenuipalpidae – 26 3.3.4 Rệp sáp Planococcus sp. (Pseudococcidae-Homoptera) 28 3.3.5 Rệp sáp Pseudococcus sp. (Pseudococcidae-Homoptera) 29 3.3.6 Ốc sên 30 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 33 PHỤ CHƢƠNG DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng viii Trang 1.1 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 Thành phần loài và mức độ phổ biến của côn trùng và nhện hại trên cây hoa phong lan (Lê Thị Tuyết Nhung, 2008). Đặc điểm tình hình canh tác hoa phong lan Vật liệu trồng và xử lý vật liệu trồng. Kết quả công thức phân bón Thành phần loài gây hại trên cây hoa phong qua kết quả điều tra nông dân tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh Thành phần loài và mức độ phổ biến của côn trùng và nhện hại trên cây phong lan tại TP. Cần Thơ Thành phần loài và mức độ phổ biến của côn trùng và nhện hại trên cây phong lan tại TP. Cao Lãnh ix 7 18 19 20 21 22 22 DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 3.15 Tên hình Trang Rệp sáp Pseudococcus sp (Pseudococcidae) gây hại trên hoa 9 phong lan. Rệp sáp Planococcus citri. 10 Rệp sáp Diaspis boisduvali và triệu chứng trên lá lan 11 Thành trùng và ấu trùng bọ trĩ Echinothrips sp. 12 Rầy mềm trên hoa lan 13 Thành trùng và ấu trùng của muỗi đục bông (Contarinia 14 maculipennis). Sự gây hại của ốc, sên trên hoa và rễ của phong lan. 15 Rêu trên chậu (A) và cỏ trong vƣờn (B) 19 Vật liệu trồng hoa phong lan 20 Triệu chứng hoa phong lan bị bù lạch Echinothrips sp. gây hại 23 Bù lạch Echinothrips sp. 24 Triệu chứng gây hại của muỗi đục hoa Contarinia maculipennis 25 Ấu trùng của muỗi đục hoa Contarinia maculipennis 26 Triệu chứng gây hại của nhện đỏ 27 Mặt dƣới lá phong lan bị nhện đỏ gây hại 27 Nhện đỏ Tenuipalpus pacificus 27 Rệp sáp Planococcus sp. 28 Sự gây hại của rệp sáp Planococcus sp. 29 Rệp sáp Pseudococcus sp. 29 Sự gây hại của Pseudococcus sp 30 Ốc sên gây hại trên cây hoa phong lan 30 Triệu chứng gây hại trên chồi và lá 31 x ĐẶT VẤN ĐỀ Hoa phong lan là một trong những loài hoa đẹp, với đặc điểm lâu tàn, màu sắc đa dạng và mang nhiều thông điệp tốt đẹp nên đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, nhu cầu về văn hóa tinh thần ngày càng trở nên thiết yếu, chính vì thế hoa kiểng nói chung và hoa phong lan nói riêng đã và đang đƣợc tiêu thụ ngày càng nhiều. Ngày nay, xuất nhập khẩu phong lan đã trở thành một ngành thƣơng mại mang lợi nhuận cho rất nhiều nƣớc trên thế giới (Nguyễn Công Nghiệp, 2000). Với nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng, nhiều nông dân đã đẩy mạnh đầu tƣ, nhiều vƣờn hoa phong lan xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt Thành phố Cần Thơ có sự đầu tƣ và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nông dân trồng phong lan chủ yếu xuất phát từ những ngƣời chơi phong lan, kiến thức về kỹ thuật trồng phong lan chủ yếu là từ kinh nghiệm nhiều năm trồng, tự thu thập và trao đổi giữa các nông dân mà không qua trƣờng lớp đào tạo, những lớp tập huấn kỹ thuật. Hoa phong lan là cây tƣơng đối dễ trồng, đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn đinh cho nhiều hộ nông dân trồng hoa phong lan, tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh gây hại trên hoa phong lan ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là sự gây hại của nhiều loài côn trùng và nhện hại, việc phòng trị ngày càng khó khăn do nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp quản lý chƣa khoa học, dẫn đến tình trạng dịch hại ngày càng nghiêm trọng và sự xuất hiện của nhiều loài gây hại mới, gây tổn thất nặng nề cho nhà vƣờn. Chính vì vậy, đề tài “Khảo sát thành phần loài và đặc điểm gây hại ngoài đồng của côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh” đƣợc thực hiện nhằm: - Điều tra kỹ thuật canh tác và thành phần loài côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh. - Mô tả đặc điểm gây hại ngoài đồng của một số loài côn trùng và nhện hại quan trọng, bƣớc đầu nhận dạng và xác định đúng đƣợc tác nhân gây hại trên hoa phong lan, để có thể áp dụng biện pháp quản lý dịch hại có hiệu quả tốt nhất. - Bƣớc đầu nghiên cứu, đặc nền tảng cho những nghiên cứu sâu sau này, để xây dựng quy trình quản lý dịch hại trên hoa phong lan có hiệu quả tốt nhất. 1 CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƢỢC VỀ CÂY HOA PHONG LAN 1.1.1 Những nét về lịch sử Những ghi chép về loài hoa phong lan xuất hiện trong bảng viết tay của ngƣời Trung Quốc và Nhật Bản, họ chính là ngƣời phát triển giống lan Dendrobium, Cymbidium, Neofinetas và các giống lan tự nhiên khác. Đến thời Trung Cổ, các giống lan Châu Âu đƣợc đem sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và công dụng của chúng đƣợc mô tả trong các quyển sách nghiên cứu về thảo mộc. Tuy nhiên, ngƣời ta vẫn không biết cách phân loại cho đến khi một nhà thực vật học ngƣời Thụy Điển tên Linnaeus phát minh ra phƣơng thức phân loại cho tất cả các giống cây và động vật vào thế kỷ thứ 8, đó là sử dụng tiếng Latinh, ngày nay vẫn còn đƣợc sử dụng (Brian & Sara Brittershausen, 2012). Hệ thực vật họ Phong lan Việt Nam cũng nằm trong khu vực phân bố khá phong phú. Số lƣợng các chi, loài Phong lan đang đƣợc phát hiện ngày càng nhiều, theo thống kê sơ bộ, họ Phong lan Việt Nam có khoảng 137 - 140 chi và khoảng 800 loài, trong đó có nhiều chi loài hoàn toàn mới trong hệ thực vật toàn cầu. Lẽ dĩ nhiên, con số này còn xa với số thực tế. Nét đặc trƣng của hoa lan Việt Nam là các loài cây đặc hữu. Đó là do địa hình nƣớc ta khá phức tạp. Vùng đồi núi và bao quanh bởi các rừng già chiếm đại bộ phận diện tích cả nƣớc, đồng bằng chiếm 1/5 diện tích. Địa hình vừa dài vừa hẹp qua nhiều vĩ độ, lại bị chia cắt bởi cái dãy núi cao đồ sộ, vách đứng, nhiều thung lũng sâu và bồn địa rộng (địa hình bị chia cắt mạnh) làm cho việc tồn trữ các loại Phong lan đặc hữu cổ xƣa mang sắc thái địa phƣơng hẹp rất rõ rệt, từ đó sản sinh ra cá loại đặc hữu độc đáo, có khu phân bố hạn hẹp (Trần Hợp, 1998). 1.1.2 Phân loại thực vật Họ Phong lan (Orchidaceae). Vì lan là họ lớn nhất trong quần thể thực vật, nên việc phân chia rất phức tạp. Trƣớc hết chúng ta có cái tên hoa lan, tên gọi chung cho tất cả các loài trong họ hoa lan. Tuy nhiên, họ hoa lan lại đƣợc chia ra nhiều nhóm nhỏ, chẳng hạn nhƣ Oncidinae. Các nhóm nhỏ này lại đƣợc chia thành nhiều giống khác nhau, đƣợc biểu hiện bởi tên gọi đầu tiên trong số hai tên Latinh đặt chung cho tất cả các loài thực vật, chẳng hạn Cymbidium. Và rồi những giống này lại tiếp tục phân chia ra nhiều loài khác nhau, đƣợc biểu hiển bởi tên gọi thứ hai trong số hai trong tên Latinh của thực vật. Chẳng hạn nhƣ, Floribundum là loài đặt theo giống Cymbidium Floribundum. Tuy vậy, nếu loài này có một số biểu hiện biến đổi tự nhiên thì chúng đƣợc chia thành nhiều loài nữa. Đối với tất cả những loài thực vật có hoa, sự phân loại này chủ yếu dựa vào sự khác biệt về hình dáng của hoa, không 2 nhất thiết là màu sắc hay cách phát triển của cây (Trần Hợp, 1998; Brian & Sara Brittershausen, 2012). 1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA PHONG LAN 1.2.1 Đặc tính thực vật. 1.2.1.1 Rễ Hầu hết nhóm phong lan sống biểu sinh (sống phụ, bám), rễ làm nhiệm vụ hút ẩm trong không khí và khoáng chất cần thiết từ các giá thể nhƣ xơ dừa, than gỗ mục, dớn… Rễ đƣợc bao bởi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí nên có màu xám bạc. Với lớp mô xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nƣớc mƣa chảy dọc dài trên vỏ cây hoặc lấy hơi nƣớc trong không khí (Nguyễn Ngọc, 2013). 1.2.1.2 Thân Căn cứ cấu trúc lan đƣợc chia thành hai nhóm chính là đơn thân (ví dụ nhƣ Vanda, Phalaenopis…) và đa thân (ví dụ nhƣ Cattleya, Dendrobium,…), ở nhiều loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành), nhƣng giả hành chỉ xuất hiện ở nhóm lan đa thân (Nguyễn Công Nghiệp, 2000). Giả hành gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nƣớc do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm nhiệm vụ quang hợp, là một bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây lan, giả hành chứa diệp lục tố, trong đó chứa nhiều chất dinh dƣỡng, nƣớc. Giả hành phát triển có giới hạn, sau một thời gian phát triển đầy đủ sẽ không tạo thêm lá. Khi lá già, bị rụng rồi sau đó chết, giả hành mới sẽ mọc ra từ giả hành cũ. Các giả hành mới nối tiếp nhau từ gốc giả hành cũ, cái sau sẽ cao hơn cái trƣớc. Thời gian phát triển giả hành không quá 3 tháng (Nguyễn Công Nghiệp, 2000; trích dẫn Nguyễn Ngọc, 2013). 1.2.1.3 Lá Tùy theo chủng loại mà lá lan có những điểm khác nhau, từ hình dạng, độ dày, nhƣng lá lan có điểm chung là lá đơn, có bẹ, cuống lá, hầu hết là loài tự dƣỡng nên hệ thống lá phát triển đầy đủ, có màu xanh, bóng và nhẵn (Nguyễn Công Nghiệp, 2000; trích dẫn Nguyễn Ngọc, 2013). 1.2.1.4 Hoa Hoa lan cấu tạo gồm lá đài, cánh hoa và trụ mang hoa. Mỗi hoa lan có 3 lá đài, là bộ phận ngoài nhất của hoa lan, đa phần ngƣời ta không chú ý đến lá đài, nhƣng với 1 số loài thì nó quyết định đến chất lƣợng của hoa ví dụ nhƣ Vanda lá đài là đẹp nhất. Bên cạnh đó, hoa lan cũng có 3 cánh hoa, nó là bộ phận quyết định đến sự đa dạng và thẫm mỹ của hoa lan, trong 3 cánh hoa thì có 2 cánh giống nhau về hình dạng và màu sắc, còn lại là cánh môi hay cánh lƣỡi - nó đặc trƣng cho từng loài hoa. Trụ là bộ phận mang hoa và là cơ quan sinh sản hữu tính, có đồng thời bộ phận sinh 3 dục đực và bộ phận sinh dục cái của hoa (Nguyễn Công Nghiệp, 2000; Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005). 1.2.1.5 Quả và hạt Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đƣờng nứt dọc. Quả có dạng củ dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc, chứa vài ngàn đến vài triệu hạt lan, hạt chỉ cấu tạo bởi một lớp chƣa phân hoá, trên một mạng lƣới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí, hạt trƣởng thành sau 2 - 18 tháng. Ngoài tự nhiên phần lớn hạt bị chết vì khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nẩy mầm (Nguyễn Xuân Linh, 2000; Trung tâm nghiên cứu Khoa học kỹ thuật và Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh, 2006). 1.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh 1.2.2.1 Ánh sáng Ánh sáng cần thiết cho cây hoa phong lan tổng hợp đƣợc chất dinh dƣỡng. Khi thiếu ánh sáng, cây sinh trƣởng và phát triển kém. Nếu quá nhiều ánh nắng (khi cây lan tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trực xạ vào giữa trƣa) sẽ làm cho cây bị cháy lá hoặc chết cây con; vì vậy, khi trồng lan cần phải làm giàn che để giảm bớt cƣờng độ ánh sáng (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005). Tùy theo loại hoa phong lan mà cần lƣợng ánh sáng khác nhau, tùy theo giống mà chúng ta cần có cách che mát khác nhau, để cây có điều kiện tốt nhất, ví dụ nhƣ loại lan Dendrobium và Vanda lá nhỏ thích 70% sáng, còn Cattleya thì chịu ở 50% ánh sáng,…(Huỳnh Văn Thới, 1996; Trần Hợp, 1998). 1.2.2.2 Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng và phát triển của phong lan, tùy vào loài hoa phong lan mà có nhu cầu nhiệt độ khác nhau, khi lập vƣờn hoa phong lan cần chú ý tới nhiệt độ của vùng, mà chọn loại lan thích hợp. Ví dụ nhƣ Dendrobium thích hợp với nhiệt độ ban dêm vào khoảng 10 - 16oC (50 - 60oF) và ban ngày vào 21 - 23oC (70 - 90oF) (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005; Huỳnh Văn Thới, 1996). 1.2.2.3 Ẩm độ Độ ẩm không khí 70% là thích hợp nhất cho vƣờn hoa phong lan nhƣng trung bình cây cần độ ẩm khoảng từ 40 - 60% vào ban ngày và từ 60 - 90% vào ban đêm, nhƣng độ ẩm không khí sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày và thay đổi theo mùa chính vì vậy việc chọn vị trí, hƣớng cho vƣờn lan là điều đặc biệt quan trọng, cần chọn nơi có độ ẩm ổn định là lý tƣởng nhất, nếu không có đất hoặc không có địa điểm lý tƣởng thì có thể điều chỉnh bằng việc tƣới nƣớc cho vƣờn (Huỳnh Văn Thới, 1996; Ngô Long, 2007). 1.2.3 Kỹ thuật canh tác 1.2.3.1 Thiết kế vườn hoa phong lan Giàn, che mát, vị trí là những điều cần chú ý khi thiết kế vƣờn hoa phong 4 lan. Giàn cần đƣợc làm chắc chắn, cột chống đỡ cho giàn hoa phong lan thƣờng bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ). Chiều cao của cột: 3 - 3,5m, chiều rộng tuỳ theo kích thƣớc vƣờn. Nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái che mát thích hợp cho từng giống phong lan. Vị trí trồng rất quan trọng - là tiểu khí hậu, quyết định nhiều đến sự sinh trƣởng và phát triển của hoa phong lan, cần chọn nơi có chất lƣợng nƣớc tốt, không bị ô nhiễm, chọn nơi thông thoáng, gần bờ sông hoặc có nhiều ao hồ để môi trƣờng ẩm và mát mẻ (Huỳnh Văn Thới, 1996; Theo Trung tâm nghiên cứu Khoa học kỹ thuật và Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh, 2006). 1.2.3.2 Vật liệu trồng Hoa phong lan thƣờng đƣợc trồng trong chậu đất hay nhựa, tùy theo giống và tuổi cây mà chọn kích cỡ chậu phù hợp, nếu là chậu cũ thì phải đƣợc tẩy bằng bàn chải và xà phòng, phơi nắng để diệt rêu sau đó chậu đƣợc ngâm vào dung dịch thuốc hóa học để phòng bệnh. Chất trồng thƣờng là than, xơ dừa, dớn,…tùy theo đặc điểm của từng giống lan mà chọn chất trồng phù hợp, nhƣng trƣớc khi trồng cần giặt sạch phơi khô, sát trùng trƣớc khi trồng. Nên lƣu ý hoa phong lan cần phải thông thoáng, các chất trồng cần sắp xếp sao cho tơi xốp có nhiều kẽ hở, thông thoáng (Nguyễn Công Nghiệp, 2000; Huỳnh Văn Thới, 1996). 1.2.3.3 Tưới nước Tƣới nƣớc là công việc đơn giản nhƣng tƣới nƣớc nhƣ thế nào để cây sinh trƣởng, phát triển tốt là rất khó. Tƣới thiếu nƣớc lan sẽ khô héo dần rồi chết, tƣới thừa nƣớc lại làm cho bộ rễ ẩm ƣớt, thiếu ô-xy, cây khó hấp thu dƣỡng chất, bộ rễ thối và chết. Các loài phong lan khác nhau thì nhu cầu nƣớc cũng khác nhau. Hoa phong lan có nhiều lá, lá to dễ mất nƣớc, do đó cần lƣợng nƣớc tƣới nhiều hơn. Cây phong lan lớn, cành mập, lá dày thì chịu hạn khá hơn nên số lần tƣới ít hơn. Thời kỳ cây ra hoa, ra rễ, đâm chồi cây cần nhiều nƣớc hơn nên cần tƣới nhiều hơn bình thƣờng. Thời kỳ cây nghỉ, cây cần lƣợng nƣớc ít hơn nhƣng cũng cần phải giữ ẩm xung quanh vƣờn lan. Cách tƣới tốt nhất là tƣới phun cho giọt nƣớc rơi nhẹ nhàng, không làm chấn thƣơng cây. Có thể trang bị hệ thống tƣới phun, tƣới bằng vòi hoặc bằng bình xịt. Không phải tƣới xói xả mà tƣới phun sƣơng và tƣới đi tƣới lại nhiều lần. Thông thƣờng tƣới vào buổi sáng và chiều mát. Nếu trời nóng quá thì tăng số lần tƣới và tăng lƣợng nƣớc tƣới, tránh tƣới nƣớc quá ít sẽ làm hơi nƣớc bốc lên nóng cây. Vào buổi trƣa, nắng gắt, không nên tƣới trực tiếp vào cây, nên tƣới vào môi trƣờng trồng (tăng độ ẩm cho vƣờn) (theo Trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông TP. HCM, 2006). 1.2.3.4 Bón phân. Dinh dƣỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cây phong lan, nhất là đối với việc trồng qui mô lớn, khai thác hàng hoá. Khi cây phong lan đầy đủ dinh dƣỡng, 5 cây sinh trƣởng và phát triển tốt, cây ra nhiều hoa, hoa to, bền. Khi cây thiếu dinh dƣỡng thì còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Tùy theo giai đoạn phát triển của cây mà cần cung cấp phân bón theo công thức thích hợp, nhƣng nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trƣởng thành, lá phát triển mạnh nên cần hàm lƣợng đạm cao; hàm lƣợng lân và kali thấp. Trƣớc khi cây ra hoa cần hạm lƣợng lân và kali cao, đạm thấp; trong khi cây nở hoa cần kali cao, đạm và lân thấp (Trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông TP. HCM, 2006). 1.2.3.5 Thu hoạch và đóng gói Đối với trƣờng hợp lan cắt cành: chuẩn bị chậu (hoặc thau) nƣớc với kích thƣớc vừa phải, khi cành hoa còn khoảng 2 búp nữa mới nở (trƣờng hợp cành có khoảng 7 - 9 bông) thì ta tiến hành cắt cành, cắt xong cả luống bông đó thì ngâm vào chậu nƣớc đã chuẩn bị trƣớc nhằm bảo quản để cành hoa không héo tàn. Khi vận chuyển đi xa (trên 3 giờ) cần dùng mốp để giữ nƣớc cho cành hoa bằng cách: khoảng 10 cành đƣợc buộc 1 miếng mốp thấm nƣớc sẵn bó ở phía gốc của cành, xếp các bó bông đã bó sẵn vào trong thùng giấy đã có lót trƣớc miếng nhựa phin (thùng giấy đƣợc đục các lỗ trống xung quanh thùng), sau đó dùng băng keo dán lại. Lƣu ý là không nén chặt các bó bông với nhau. Trong trƣờng hợp, bảo quản hoa bằng các phòng lạnh vẫn tốt hơn (nhiệt độ phòng từ 14 - 170C) để kéo dài thời gian hoa tƣơi lâu hơn (Trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông TP. HCM, 2006). 1.3 CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI TRÊN HOA PHONG LAN Theo ghi nhận của hiệp hội hoa phong lan Mỹ (AOS - American Orchid Society) thì có khoảng 9 loài gây hại đƣợc phát hiện trên hoa phong lan, chúng bao gồm nhện nhỏ, rầy mềm, bù lạch, các loại sâu bƣớm, ốc, các loài rệp. (http://www.aos.org/Default.aspx?id=117). Trên hoa phong lan khoảng 10 loài gây hại, trong đó các loài nhƣ nhện đỏ kích thƣớc nhỏ, nằm mặt dƣới lá, các loài ốc và sên - ăn lá non, rễ và cả hoa, loài ruồi đục bông…là nhƣng loài gây hại nghiêm trọng lên sự phát triển và phẩm chất của hoa phong lan, bên cạnh đó cũng các loài khác cũng gây khó khăn nhƣ bù lạch làm mất màu, sau đó dẫn đến khô hoa, rệp các loài làm chậm sự phát triển và hƣ hại lá, rễ... (Catharine Mannion, 2008). Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) côn trùng gây hại trên hoa lan ở Việt Nam gồm 5 loài thuộc 4 bộ khác nhau. Trong đó kiến không gây hại mà là loài trung gian giúp phát tán các loài rệp sáp, một số loài trên lá; gián ít khi tấn công cây sống, đôi khi chúng ăn phần mềm nhƣ rễ non, lá non hay một vài loài hoa mềm có mùi thơm nhƣ Cattleya; bù lạch gây hại tƣơng đối quan trọng, đối tƣợng còn lại là ruồi. Có nhiều loài côn trùng gây hại trên hoa phong lan: rệp sáp, rầy trắng rất thích hút nhựa cây phong lan kể cả cây nhỏ đến cây lớn, làm cho cây khô, héo dần; 6 ấu trùng của các loài bƣớm và ngài cũng phá hoại lá phong lan khá mạnh; Gián: cắn phá rễ phong lan rất nhanh, chúng thƣờng ở ngay trong chậu phong lan và lẫn trốn trong các khe than gạch, hoặc di chuyển từ nơi cống rãnh, chân cột giàn lên. Chúng rất thích ăn phần đầu rễ non làm cây bị tổn thƣơng nặng, yếu đuối, tăng trƣởng chậm và dễ nhiễm bệnh; các loại bù lạch, rệp vảy, rệp bột cũng đƣợc phát hiện trên vƣờn hoa phong lan. Ngoài ra, vƣờn phong lan còn có thể bị nhiều loại động vật khác phá hoại nhƣ ốc sên, ong, châu chấu, chuột, chim..., do đó phải làm vệ sinh thƣờng xuyên cả vƣờn, lẫn khu vực lân cận (http://www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/37/3saubenhhailan.pdf). Bảng 1.1 Thành phần loài và mức độ phổ biến của côn trùng và nhện hại trên cây hoa phong lan (Lê Thị Tuyết Nhung, 2008). Mức độ phổ biến Bộ Họ Giống Loài Acari Homoptera Tenuipalpidae Diaspididae Tenuipalpus Tenuipalpus pacificus +++ Parlatoria Parlatoria sp. +++ Aonidiella Aonidiella sp. + Margarodidae Icerya Icerya sp. + Pseudococcidae Pseudococcus Pseudococcus sp. ++ Aphididae Aphis Aphis sp. + Lepidoptera Flatidae - - + Lymantriidae - - + Ghi chú: +++: Thường xuyên bắt gặp. ++: Bắt gặp trung bình. +: Ít bắt gặp, rải rác. - : Chưa định danh. Theo kết quả khảo sát của Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh (2003) thì nhóm côn trùng và nhện gây hại trên cây phong lan tại Việt Nam gồm 11 loài thuộc 5 bộ khác nhau. Trong đó, các đối tƣợng nhện gây hại (Tenuipalpus pacificus B; Brevipalpus califomicus; Dolichotetranychus vandegooti; Tetranychus sp.) đƣợc đánh giá là quan trọng và khó phòng trị nhất. Các loài còn lại thuộc nhóm gây hại tƣơng đối quan trọng gồm: Bù lạch (Thrips palmi, Dichiromothrips corbetti); sâu xanh da láng và sâu ăn tạp (Spodoptera exigua; Spodoptera litura); bọ cánh cứng hại hoa (Temapeetoralis); rệp vảy và rầy mềm (Aphis gossypii Glover). 1.3.1 Nhện đỏ (Họ Tenuipalpidae - Acari) Kết quả nghiên cứu của Baker và Brambara (1994) về nhóm nhện đỏ gây hại thuộc họ Tenuipalpidae (Acari) ghi nhận có 10 loài khác nhau gây hại trên nhiều đối tƣợng cây trồng nhƣ cây cảnh, cây ăn trái, rau cải,…Tuy nhiên đa số chúng gây hại trên họ phong lan, những loài gây hại quan trọng đƣợc ghi nhận ở Mỹ gồm có: 7 Tenuipalpus orchidarum, T.pacificus, T.orchidofilo, Brevipalpus onciidi. Họ Tenuipalpidae (Acari) nó đƣợc phát hiện gây hại ở khắp vùng Bắc Mỹ, một phần Châu Âu, Đông Nam Á và Australia (trích dẫn Lê Thị Tuyết Nhung, 2008). Theo Denmark (2006) thì nhện đỏ T.pacificus Baker (Tenuipalpidae) đã gây hại phổ biến trên cây hoa phong lan đƣợc trồng trong điều kiện nhà kính ở Floria. Đƣợc biết loài này cũng hiện diện gây hại ở Australia, Brazil, Anh, Đức, Hà Lan, Philippin, Panama,… Tập tính sống của loài này rất đặc biệt ở chỗ chúng không giăng tơ nhƣ các loài nhện gây hại khác. Sinh học và tập quán gây hại của nhóm nhện đỏ. Theo Johnson (2008) thì nhện gồm các giai đoạn: trứng, ấu trùng tuổi 1, 2, ấu trùng tuổi 3 (hoặc nhộng) và trƣởng thành. Ấu trùng có 6 chân, nhộng và thành trùng thì có 8 chân. Thời gian sống phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, nhiệt độ tối ƣu cho sự sinh trƣởng và phát triển của nhện là 30 - 32°C, với nhiệt độ này thì nhện thuộc họ Tenuipalpidae mất 6 - 9 tuần để hoàn thành vòng đời. Theo Squire (2005) vết cạp và chích hút của nhện làm cho lá có những chấm li ti vàng, bắt đầu từ bên dƣới mặt lá sau đó lan dần lên cả lá. Nếu bị nặng lá sẽ ngã vàng sau đó héo đi và có thể rụng. Trên hoa, nhện chích hút nhựa hoa làm cho hoa có những chấm màu nâu và mau tàn. Đối với hoa của giống lan Dendrobium trong giai đoạn ra hoa, nhện rất thích bám sau cuống hoa thành các chấm màu đỏ thẫm hoặc màu nâu làm cho hoa giảm giá trị và mau tàn mặc dù cành đài và hoa to (Phan Thúc Huân, 2002). Ở giống lan Phalaenopsis nhện chui rút trong bẹ lá nằm kín từ gốc lá, làm cho lá héo và rụng. Với giống Oncidium thì các tế bào lá hoặc thân, những nơi nhện tập trung nhiều sẽ thành khoanh màu vàng sau đó chuyển sang màu nâu gần giống với triệu chứng bệnh đốm vàng do virus gây ra nên rất dễ nhầm lẫn (Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003). Phòng trừ nhện đỏ. Việc sử dụng thuốc trừ sâu rầy thƣờng xuyên sẽ làm cho nhện phát triển nhiều hơn do thuốc đã tiêu diệt luôn cả những loài thiên địch, bên cạnh đó là do khả năng kháng thuốc mạnh mẽ của các loài nhện đỏ gây hại. Vì vậy, nhóm nhện luôn đƣợc xác định là loài gây hại quan trọng, khó kiểm soát. Tiêu diệt chúng thì cần sử dụng thuốc phòng trị đƣợc cả con trƣởng thành, ấu trùng và cả trứng. Đồng thời, phải luân phiên các loại thuốc sử dụng để mang lại hiệu quả cao. Biện pháp phun sƣơng trên lá với nƣớc sạch có thể tránh đƣợc sự gây hại của nhện đỏ. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện chúng rất khó bị tiêu diệt tận gốc (Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003). Theo Johnson (2008) có thể sử dụng cồn, xà phòng, dầu khoáng…trong việc phòng trừ nhện đỏ trên hoa lan. Bên cạnh đó nhện phát triển mạnh trong điều kiện 8 khô ráo, vì vậy có thể tƣới ƣớt, kỹ cho lan trong mùa nắng để giảm thiệt hại do nhện gây ra. 1.3.2 Rệp sáp. 1.3.2.1 Rệp sáp Pseudococcus sp. (Họ Pseudococcidae-Homoptera). Theo Johson 2008, thì trong tổng số 300 loài rệp sáp gây hại đƣợc ghi nhận ở Canada và Hoa Kỳ thì chỉ có loài Pseudococcus sp. (Họ Pseudococcidae) gây hại nghiêm trọng trên hoa phong lan. Chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây nhƣng thƣờng gây hại ở rễ, thân, mặt dƣới lá, khe nứt của giả hành. Rệp sáp có hình bầu dục xung quanh thì có những tua ngắn, có từ 2 - 4 tua dài ở đầu sau của cơ thể. Rệp sáp gồm 3 giai đoan trứng, ấu trùng và thành trùng. Thành trùng đực cơ thể nhỏ hơn con cái, chỉ làm nhiệm vụ giao phối sau đó chết. Hình 1.1: Rệp sáp Pseudococcus sp. gây hại trên hoa phong lan. (nguồn http://www.aos.org/Default.aspx?id=511) 1.3.2.2 Rệp sáp Planococcus citri (Họ Pseudococcidae-Homoptera). William và Watson (1998) cho rằng giống Planococcus có hơn 20 loài và Planococcus citri là 1 trong những loài ăn tạp đƣợc biết ở tất cả các vùng địa lý và có thể trở thành đối tƣợng gây hại quan trọng đối với nghề làm vƣờn. Kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000 về thành phần rệp sáp gây hại trên cam, chanh, quýt ở đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận sự hiện diện gây hại của Planococcus citri, Planococcus cicacinus… Theo Johnson (2008) rệp sáp tấn công trên cây hoa lan ở Mỹ là Planococcus citri. Chúng đặc biệt ảnh hƣởng đến 2 giống lan Phalaenopsis và Dendrobium. Rệp gây hại cả trên những lá giả và vỏ bao ngoài thân cây. Chúng gây hại bằng cách chích hút dịch cây trồng. Kết quả khảo sát của Nguyễn Hữu Thọ, 2007 cho thấy mật số Planococcus sp. trong điều kiện ở đồng bằng sông Cửu Long cao nhất vào tháng 12 năm trƣớc đến tháng 5 năm sau. 9 Hình 1.2: Rệp sáp Planococcus citri. (Nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Planococcus_citri) 1.3.2.3 Rệp sáp vàng Parlatoria sp. (Diaspididae-Homoptera) Theo Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001; Lê Thị Nhàn và Trần Hoàn Nam, 2005 thì ở Việt Nam loài rệp sáp vàng gây hại trên cây phong lan phổ biến nhất. Loài này còn gây hại trên lá vạn tuế, vạn niên thanh, bƣởi, quất và sơn trà. Rệp cái có màu vàng hung, mép màu trắng hoặc trắng xám, da mỏng trong suốt. Rệp đực màu hồng nhạt, vỏ màu đen. Thân rệp trƣởng thành hình bầu dục, ngực sau rộng hơn ngực giữa, râu đầu có 1 gai dài. Cơ thể có 2 - 5 tuyến lỗ thở, mép có gai tuyến (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2001). 1.3.2.4 Rệp sáp Diaspis boisduvalli (Coccidae-Homoptera) Lan thuộc tất cả các giống Phalaenopsis, Cattleya, Vandan và Dendrobium,…luôn bị gây hại bởi loài rệp này. Rệp này gây hại trên thân, lá, giả hành nhƣng lá là chính. Chúng hiện diện mật số cao, hút nhựa làm cho lá vàng rụng và cây có thể chết. Cơ thể có vỏ cứng màu nâu và gồ lên cao hình mái vòm. Một trong các loài thuộc nhóm này là Diaspis boisduvali, thân dài khoảng 3 mm, con đực nhỏ hơn con cái và rất ít phát hiện. Ấu trùng tuổi 1 có chân và di chuyển, sau khi lột xác sang tuổi 2 thì chân mất đi và từ ấu trùng tuổi 2 không di chuyển nữa (Johnson, 2007). 10 Hình 1.3: Rệp sáp Diaspis boisduvali và triệu chứng trên lá lan (Nguồn http://entnemdept.ufl.edu/creatures/orn/scales/boisduval_scale.htm) 1.3.3 Bù lạch (Echinothrips sp.). Echinothrips sp. đƣợc ghi nhận xuất hiện ở miền đông Hoa Kỳ. Nó đã đƣợc báo cáo là một dịch hại vƣờn ƣơm và cây cảnh ở phần phía nam. Theo thí nghiệm của Georgia, cũng ghi nhận sự hiện diện và gây hại của Echinothrips sp. trên hoa cúc. Thành trùng cái Echinothrips sp. dài khoảng 1,6 mm và đực dài khoảng 1,3 mm. Cơ thể có màu nâu sẫm đến đen với màu đỏ giữa các đốt bụng. Đốt 1 và 2 của râu đầu là màu nâu sẫm, đốt 3 và 4 nhạt màu. Trứng thì đƣợc đẻ trong mô thực vật, dài và có màu trắng. Ngay sau khi nở ấu trùng màu trắng và sau đó chuyển dần sang màu vàng nhạt hoặc sau khi ăn. Ấu trùng tuổi 2 trở thành màu vàng kem trƣớc khi lột xác thành tiền nhộng. Nhộng đƣợc tìm thấy trên các mô lá và chỉ di chuyển khi bị tác động. Nhộng có màu trắng với miếng cánh dài và uốn cong râu trở lại trên cơ thể. Thành trùng cái đẻ trứng trong khe hở trong mô lá. Thời gian phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ, ở 150C giai đoạn trứng kéo dài trung bình 15,5 ngày và chƣa trƣởng thành mất 18,4 ngày với tổng số 33,9 ngày. Trong điều kiện ấm hơn phát triển nhanh hơn, ở 300C trong giai đoạn trứng mất 5,8 ngày và chƣa trƣởng thành chỉ có 5,6 ngày với tổng số 11,4 ngày từ trứng đến trƣởng thành. Thời gian phát triển đa dạng với các loài vật chủ khác nhau. Bù lạch phát triển quanh năm, ấu trùng và trƣởng thành đã không hoạt động tích cực và sẽ ở lại trong cùng một khu vực của một lá nếu không bị tác động Bù lạch ăn phần mô lá và thiệt hại là tƣơng tự nhƣ thiệt hại điển hình của nhện đỏ với những đốm sáng trên lá. Với mật số cao, gây hại nặng làm teo tóp lá lại, lá chuyển màu. Nó cũng sẽ ăn các bộ phận của hoa. (http://www.entomology.umn.edu/cues/inter/inmine/Thripf.html). 11 Hình 1.4: Thành trùng và ấu trùng bù lạch Echinothrips sp. (nguồn http://www.entomology.umn.edu/cues/inter/inmine/Thripf.html). 1.3.4 Rầy mềm Theo Johnson (2007) thì trên hoa lan xuất hiện vài loài rầy mềm trong tổng số 24 loài gây hại trên thực vật thuộc Aphididae, trong đó 2 loài đáng chú ý nhất là Myzus persicae và Aphis gossypii. Trên toàn thế giới, Blackman và Eastop (2000) ghi nhận bảy loài rệp từ hoa lan: Aulacorthum solani, A. dendrobii, A. circumflexum, Sitobion ansellia, S. indicum, S. luteum, và Cerataphis orchidearum. Họ Aphididae dễ bị hấp dẫn bởi mùi hƣơng của hoa lan giống Cymbidium. Rầy mềm đƣợc xem là vectơ truyền nhiều bệnh virus nguy hiểm trên cây phong lan. Tuy nhiên, trong số 27 virus gây bệnh trên cây phong lan đã đƣợc báo cáo thì chỉ có 6 loài có vectơ là rầy mềm (Lawson, 2002). Rầy mềm thông thƣờng có 6 giai đoạn phát triển: trứng hoặc phôi thai, ấu trùng 4 tuổi, nhộng, và thành trùng. Tùy thuộc vào loài và điều kiện môi trƣờng, đặc biệt là nhiệt độ, có thể có là 15-40 thế hệ mỗi năm. Rầy mềm có 2 hình thức sinh sản: sinh sản hữu tính và hình thức trinh sản - sinh sản không cần con đực (Johnson, 2007). Trên hoa lan rầy mềm đƣợc tìm thấy trên nụ và hoa, nhƣng cũng đƣợc thấy trên những phần mọng nƣớc khác nhƣ mô lá, vỏ, cuống, lá đài và cánh hoa của chùm hoa. Rầy mềm hút nhựa của cây, làm cho mô chết và biến dạng. Chích hút lá và thân gây tổn thƣơng, lá thân chuyển sang màu vàng. Tấn công nụ hoa, khi hoa nở làm hoa méo mó và nhanh rụng (Johnson, 2007). 12 Hình 1.5: rầy mềm trên hoa lan (nguồn http://www.aos.org/Default.aspx?id=118). Biện pháp phòng trị Trong tự nhiên rầy mềm có nhiều loài thiên địch nhƣ ong bắp cày (Aphelinus abdominalis), rệp muỗi (Aphidoletes aphidomyza),…Nếu mật số rầy mềm lên cao, cân bằng tự nhiên không kiểm soát đƣợc có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học ví dụ nhƣ các loại thuốc có chứa các gốc Abamectin, Azadirachtin,…hoặc có thể sử dụng dầu khoáng, xà phòng cũng mang lại hiệu quả cao (Johnson, 2007). 1.3.5 Muỗi đục hoa Theo ghi nhận của Hara và Niino - Duponte (2002) loài muỗi đục hoa (Contarinia maculipennis, Diptera: Cecidomyiidae) có nguồn gốc từ Châu Á và đƣợc báo cáo trên tại Flodia, Hoa Kỳ (1992) vì sự gây hại trên hoa phong lan. Đặc điểm sinh học Chu kỳ sống của muỗi đục hoa khoảng từ 21 - 28 ngày. Trứng có màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng kem khi sắp nở, thời gian trứng là 24 giờ, giòi mới nở có màu trắng chui theo khẻ hở của hoa vào ăn phá bên trong, ấu trùng chuyển dần sang màu vàng thời gian của ấu trùng khoảng 5 - 7 ngày (kích thƣớc từ 1 - 2 mm), sau đó ấu trùng thoát ra khỏi chồi chui sâu vào đất, thời gian nhộng khoảng 14 - 21 ngày tùy theo điều kiện của môi trƣờng. Thành trùng nhỏ, dày nhƣ 1 đồng xu (kích thƣớc khoảng 2mm), con đực nhỏ hơn con cái, bay tốt và thời gian sống khoảng 4 ngày, thành trùng làm nhiệm vụ chính là bắt cặp và đẻ trứng (Hara và Niino Duponte, 2002). 13 Hình 1.6: Thành trùng và ấu trùng của muỗi đục hoa (Contarinia maculipennis). (Nguồn http://www.extento.hawaii.edu/kbase/crop/Type/bloss_midgei.htm). Đặc điểm gây hại và phòng trừ Thành trùng không thể đẻ trứng xuyên qua mô, trứng chỉ đẻ trên bề mặt hoa lan, đƣợc đặt vào các khe trên hoa, bảo đảm trứng không bị rơi, sau khi trứng nở, ấu trùng chui vào hoa thông qua các khe hở, khi ấu trùng chui vào hoa và bắt đầu ăn phá bên trong, sau khi ấu trùng đủ lớn sẽ buông mình xuống đất làm nhộng. Chỉ có giai đoạn ấu trùng gây hại trên hoa phong lan. Muốn kiểm soát đƣợc muỗi đục hoa phong lan, chỉ có thể kiểm soát thành trùng vì ấu trùng và nhộng đều đƣợc bảo vệ, bên cạnh đó khi thấy xuất hiện ấu trùng, hoa đã bị hƣ hại. Có thể sử dụng 1 số loại hóa chất nhƣ Sec sài gòn 25 EC, Dragon 585 EC + dầu khoáng, rải thuốc hạt xuống đất nhƣ: Diaphos 10H, Gà nòi 4G, Sago super 3G, Basudin, Furadan, Marshall…(cần tƣới nƣớc) giết nhộng dƣới đất 10-15 ngày rải 1 lần (Hara và Niino - Duponte, 2002; Lê Thị Ngọc Xem, 2013). 1.3.6 Ốc, sên Ốc, sên gây hại trên hầu hết phong lan ở khắp mọi nơi, có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho hầu nhƣ tất cả các bộ phận của cây phong lan. Nếu không kiểm soát kịp thời nó tàn phá nhanh và làm chết cây. Ốc, sên ăn chủ yếu là hoa, rễ và đỉnh sinh trƣởng, nó cũng ăn cả lá già và thân. Nó gây hại chủ yếu trong bóng râm hay những phần đƣợc che mát, nên khó phát hiện và tiêu diệt. Có rất nhiều loại ốc, sên gây hại trên hoa phong lan, nhƣng loài phổ biến hơn là ốc lan (Zonitoides arboreus), con ốc sên vƣờn nâu (Helix aspersa), sên trƣờng (Deroceras reticulatum) và sên đầm lầy (Deroceras laeve). Để quản lý ốc, sên có thể sử 1 số loại thuốc diệt ốc, sử dụng bã kèm theo thuốc hóa học. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với việc bắt tay vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. (Susan Jones, 2008; http://www.aos.org/Default.aspx?id=139). 14 Hình 1.7: Sự gây hại của ốc, sên trên hoa và rễ của phong lan. (Nguồn http://www.aos.org/Default.aspx?id=139). 15 Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 PHƢƠNG TIỆN 2.1.1 Đối tƣợng cây trồng nghiên cứu. Hoa phong lan (Orchidaceae). 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. Thời gian thực hiện đề tài: tháng 4/2013 đến tháng 11/2013. Địa điểm: tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp và SHƢD, trƣờng Đại học Cần Thơ. Điều tra nông dân và khảo sát ngoài đồng: đƣợc thực hiện tại vƣờn hoa phong lan TP. Cần Thơ và tỉnh phụ cận (Đồng Tháp). 2.1.3 Vật liệu nghiên cứu. Nguồn phong lan có những triệu chứng bị gây hại đƣợc thu tại các vƣờn lan trong quá trình đi điều tra. Bọc nilon, hộp nhựa, lọ thủy tinh đựng mẫu. Băng keo, giấy thấm, cọ lông. Phƣơng tiện quan sát: kính lúp cầm tay, kính nhìn nổi, kính hiển vi, máy ảnh. Cồn 700 để giữ mẫu, Ethyl acetace để giết mẫu chụp hình. 2.2 PHƢƠNG PHÁP 2.2.1 Điều tra nông dân. Địa bàn điều tra: Thành phố Cần Thơ, địa bàn phụ cận thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp Phƣơng pháp điều tra: Tiến hành điều tra nông dân bằng phiếu điều tra đã đƣợc in sẵn. Số hộ thì thành phố Cần Thơ 16 hộ, thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp 7 hộ. Nội dung điều tra: Tình hình dịch hại trên vƣờn hoa Phong lan, kỹ thuật canh tác, mức độ gây hại và thời gian gây hại của các loài dịch hại, sự hiểu biết của nông dân của dịch hại và biện pháp phòng trừ dịch hại của nông dân. 2.2.2 Điều tra ngoài đồng. Địa bàn điều tra: Thành phố Cần Thơ và Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Phƣơng pháp điều tra: Nếu vƣờn có diện tích dƣới 500 m2, tiến hành khảo sát hết số cây trong vƣờn. Nếu vƣờn có diện tích lớn hơn 500 m2, tiến hành khảo sát khoảng 10 - 15 điểm trong vƣờn, mỗi điểm khoảng 10 cây. Nội dung điều tra: Xác định thành phần loài gây hại trên các đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, đặc điểm, triệu chứng gây hại của các loài dịch hại, khả năng và mức độ gây hại của côn trùng và nhện trên lan, tập tính ăn phá và tập tính sinh sống của các loài côn trùng và nhện. Trong quá trình điều tra tiến hành thu mẫu bằng biện pháp cơ học nhƣ bắt bằng tay hoặc bằng vợt, thu mẫu các loài gây hại về phòng thí 16 nghiệm để xác định các đặc điểm hình thái , đặc điểm sinh học, khả năng và tập tính ăn phá của từng loài, sau đó tiến hành định danh các loài gây hại trên hoa phong lan. 2.2.3 Mô tả đặc điểm nhận dạng và gây hại ngoài đồng của một số sâu hại chính trên hoa phong lan Trong quá trình đi điều tra, thu mẫu hoa phong lan có triệu chứng bị hại, các loài côn trùng trên lan, sau đó đem về phòng thí nghiệm, chụp hình các đặc điểm đặc trƣng sau đó sử dụng khóa phân loại để đinh danh loài nào gây hại. Chụp hình mẫu triệu chứng ở nhiều gốc độ khác nhau, mức độ gây hại khác nhau để mô tả lại triệu chứng gây hại, nhận diện. 17 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG DÂN 3.1.1 Tình hình canh tác hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp Kết quả điều tra nông dân trồng hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ (Bảng 3.1) có 94,1% nông dân sử dụng giống có nguồn gốc từ nƣớc ngoài (16/17 hộ điều tra), nguồn gốc giống hoa phong lan chủ yếu là Thái Lan và Đài Loan, tất cả 100% nông dân khi mua giống về đều không qua xử lý thuốc bảo vệ thực vật trƣớc khi trồng. Đa số chọn giống nhập nội mà không sử dụng giống đƣợc nuôi cấy trong nƣớc là do tỷ lệ sống, khả năng phát triển kém sau khi đem trồng và khả năng chống chịu sâu hại. Kết quả điều tra đặc điểm canh tác hoa phong lan tại thành phố Cao Lãnh (Bảng 3.1) nông dân Cao Lãnh có kỹ thuật canh tác giống với nông dân tại thành phố Cần Thơ về nguồn gốc giống và xử lý giống bằng thuốc bảo vệ thực vật. Bảng 3.1. Đặc điểm tình hình canh tác hoa phong lan. Giống và kỹ thuật canh tác Giống nhập nội Xử lý giống Quản lý cỏ dại Diệt rong, rêu Đo pH nƣớc Tỷ lệ % nông dân Thành phố Cần Thơ Thành phố Cao Lãnh 94,1 100 0 0 23,5 28,6 0 0 76,5 57,1 Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy, phần lớn nông dân trồng hoa phong lan không quan tâm đến cỏ trong vƣờn, chỉ có 23,5% nông dân Cần Thơ và 28,6% nông dân Cao Lãnh chủ động quản lý cỏ trong vƣờn vì chậu đƣợc trồng treo cách mặt đất 50 100cm nên cỏ không ảnh hƣởng đến cây hoa phong lan, nông dân chỉ cắt cỏ khi cỏ trong vƣờn phát triển nhiều. Tuy nhiên, cần phải quản lý cỏ dại, vệ sinh vƣờn vì cỏ dại là nơi lƣu tồn và lẫn trốn của côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan. Theo kết quả điều tra 23 hộ tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh, tất cả nông dân không quản lý rong, rêu trên chậu, theo mọi ngƣời rong rêu không ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của hoa phong lan, bên cạnh đó nông dân không có biện pháp diệt rong, rêu hiệu quả. Nhƣng rong rêu phát triển trên mặt giá thể, hút thu dinh dƣỡng khi cung cấp cho phong lan, bên cạnh đó rong rêu làm độ ẩm độ trong chậu cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh và ốc, sên. 18 B A Hình 3.1: Rêu trên chậu (A) và cỏ trong vƣờn (B) Vấn đề nƣớc tƣới và cung cấp đủ nƣớc cho vƣờn hoa phong lan đƣợc nông dân rất chú trọng, trong đó pH nƣớc rất quan trọng với sự sinh trƣởng của cây, 76,5% nhà vƣờn ở Cần Thơ và 57,1% nhà vƣờn ở Cao Lãnh (Bảng 3.1) đều kiểm tra pH nƣớc trƣớc khi tƣới cho hoa phong lan, pH nƣớc từ 5.5 đến 7 là thích hợp cho cây. Nƣớc đƣợc sử dụng là nƣớc sông hoặc nƣớc máy có pH thích hợp. Vƣờn hoa phong lan đƣợc cung cấp nƣớc theo nhu cầu của cây, trung bình mùa nắng tƣới 1 - 2 lần/ngày, mùa mƣa khi vƣờn phong lan khô mới cung cấp nƣớc. Bảng 3.2. Vật liệu trồng và xử lý vật liệu trồng. Vật liệu trồng Xử lý trƣớc khi trồng Than Xơ dừa Vỏ đậu Dớn Vật liệu khác Tỷ lệ % nông dân có sử dụng Thành phố Cần Thơ Thành phố Cao Lãnh 100 100 58,8 71,4 76,5 57,1 5,9 28,6 47,1 0 100 100 Kết quả khảo sát nông dân trồng hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ (Bảng 3.2) thì vật liệu trồng rất phong phú bao gồm than, xơ dừa, vỏ đậu, dớn và có những vật liệu khác (ống nhựa, gốc cây khô,…), trong đó nhà vƣờn có sử dụng xơ dừa nhiều nhất (76,5%), kế đến là than (58,8%), dớn (47,1%) và cuối cùng là vỏ đậu (5,9%) bên cạnh đó, tất cả các nhà vƣờn đều có sử dụng vật liệu khác. Nông dân trồng hoa phong lan tại thành phố Cao Lãnh sử dụng vật liệu trồng cũng rất phong phú: than (71,4%), xơ dừa (57,1%), vỏ đậu (28,6%), tất cả các vƣờn khảo sát đều có sử dụng vật liệu khác trong vƣờn phong lan và đặc biệt không sử dụng dớn để làm giá thể cho phong lan. 19 B Hình 3.2: Vật liệu trồng hoa phong lan (A) than; (B) dớn) Qua kết quả bảng 3.3, giai đoạn cây con 100% hộ đều sử dụng phân bón N P - K với công thức 30 - 10 - 10, ở cây trƣởng thành có 17,4% tiếp tục sử dụng phân bón N - P - K với công thức 30 - 10 - 10, 82,6% sử dụng phân N - P - K công thức là 20 - 20 - 20. Để thúc cây ra hoa có 82,6% sử dụng phân N - P - K công thức 6 30 - 30, 8,7% sử dụng phân bón N - P - K công thức là 15 - 30 - 15, 8,7% sử dụng N - P - K công thức là 10 - 60 - 10. Giai đoạn cây mang hoa thì đa số nông dân sử dụng phân bó N - P - K công thức 20 - 20 - 20 (có 52,2% sử dụng), 43,5 hộ sử dụng phân bón với công thức 15 - 30 - 15 và chỉ có 4,3% hộ sử dụng phân bón N - P - K công thức 10 - 60 - 10. Bảng 3.3: Cách thức bón phân Giai đoạn cây Cây con Cây trƣởng thành Thúc ra hoa Cây mang hoa 30 - 10 - 10 100 17,4 0 0 Tỷ lệ % nông dân sử dụng 10 - 60 - 10 15 - 30 - 15 6 - 30 - 30 0 0 0 0 0 0 8,7 8,7 82,6 4,3 43,5 0 20 - 20 - 20 0 82,6 0 52,2 Qua kết quả bảng 3.3, nhà vƣờn không có công thức chung cho quá trình sinh trƣởng và phát triển của hoa phong lan, nhƣng có điểm chung là giai cây con thì sử dụng phân bón có hàm lƣợng đạm cao, lân và kali thấp (30 - 10 - 10); giai đoạn cây trƣởng thành chủ yếu sử dụng phân có N - P - K đều nhau (20 - 20 - 20); giai đoạn thúc cây ra hoa thì cần sử dụng phân bón có đạm có hàm lƣợng thấp, lân cao, kali không quan trọng tùy nhà vƣờn mà sử dụng cao hay thấp (6 - 30 - 30; 10 60 - 10; 15 - 30 - 15); giai đoạn cây mang hoa có nên sử dụng phân bón có hàm lƣợng 3 nguyên tố đều nhau, hoặc hàm lƣợng kali cao (20 - 20 - 20; 15 - 30 - 15; 10 - 60 - 10). Phân bón sử dụng cần là loại có dễ tan và đƣợc sử dụng bằng cách phun. 3.1.2 Hiểu biết của nông dân về thành phần côn trùng và nhện hại trên phong lan và biện pháp quản lý Qua kết quả bảng 3.4, thành phần côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ có xuất hiện 7 loài gây hại bao gồm rệp sáp, rệp vảy, bù lạch, muỗi đục hoa, nhện đỏ và ốc, sên. Trong đó, nhện đỏ, rệp sáp, rệp vảy, muỗi đục hoa và ốc, sên xuất hiện với tần suất cao (>75% ghi nhận), bù lạch xuất hiện với tần 20 suất thấp (75% nông dân ghi nhận). ++: Tần suất trung bình (75 - 50% nông dân ghi nhận). +: Tần suất thấp ([...]... 3.6 Thành phần loài và mức độ phổ biến của côn trùng và nhện hại trên cây hoa phong lan (Lê Thị Tuyết Nhung, 2008) Đặc điểm tình hình canh tác hoa phong lan Vật liệu trồng và xử lý vật liệu trồng Kết quả công thức phân bón Thành phần loài gây hại trên cây hoa phong qua kết quả điều tra nông dân tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh Thành phần loài và mức độ phổ biến của côn trùng và nhện hại trên. .. chƣa khoa học, dẫn đến tình trạng dịch hại ngày càng nghiêm trọng và sự xuất hiện của nhiều loài gây hại mới, gây tổn thất nặng nề cho nhà vƣờn Chính vì vậy, đề tài Khảo sát thành phần loài và đặc điểm gây hại ngoài đồng của côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh đƣợc thực hiện nhằm: - Điều tra kỹ thuật canh tác và thành phần loài côn trùng và nhện hại trên. .. Qua kết quả của bảng 3.5 và bảng 3.6 thành phần côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan, nhìn chung 8 loài gây hại trên hoa phong lan tại 2 địa bàn khảo sát thì có đặc điểm chung là nhện đỏ, muỗi đục bông và nhóm ốc, sên đều là những loài gây hại phổ biến, hầu nhƣ trong quá trình điều tra thì 3 loài này đều xuất hiện và gây hại cao, đây là nhƣng loài phổ biến và gây hại chính trên hoa phong lan Bù lạch... các loài gây hại về phòng thí 16 nghiệm để xác định các đặc điểm hình thái , đặc điểm sinh học, khả năng và tập tính ăn phá của từng loài, sau đó tiến hành định danh các loài gây hại trên hoa phong lan 2.2.3 Mô tả đặc điểm nhận dạng và gây hại ngoài đồng của một số sâu hại chính trên hoa phong lan Trong quá trình đi điều tra, thu mẫu hoa phong lan có triệu chứng bị hại, các loài côn trùng trên lan, ... trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh - Mô tả đặc điểm gây hại ngoài đồng của một số loài côn trùng và nhện hại quan trọng, bƣớc đầu nhận dạng và xác định đúng đƣợc tác nhân gây hại trên hoa phong lan, để có thể áp dụng biện pháp quản lý dịch hại có hiệu quả tốt nhất - Bƣớc đầu nghiên cứu, đặc nền tảng cho những nghiên cứu sâu sau này, để xây dựng quy trình quản lý dịch hại trên. .. sp xuất hiện và gây hại nặng trên vƣờn hoa phong lan quanh năm, nhƣng gây hại nặng cho vào mùa nắng Theo ghi nhận của Hiệp hội hoa phong lan Mỹ (AOS) bù lạch gây hại trên cả hoa, lá và thân Nhƣng trong quá trình khảo sát chỉ ghi nhận đƣợc sự gây hại của bù lạch trên hoa Triệu chứng gây hại ngoài vƣờn của bù lạch rất dễ nhận biết: hoa phong lan mới bị bù lạch tấn công có đặc điểm rìa cánh hoa có những... hơn và nông dân Cao Lãnh tiến hành phun ngừa định kỳ hàng tuần, còn nông dân Cần Thơ khi xuất hiện triệu chứng gây hại mới tiến hành phun trừ Chỉ có riêng loài muỗi đục hoa là cả nông dân tại Cao Lãnh và Cần Thơ đều tiến hành phun ngừa nhƣng đều không mang lại hiệu quả 3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG Kết quả điều tra thành phần loài gây hại trên hoa phong lan tại thành phố Cần Thơ và thành phố Cao Lãnh. .. trên lá lan 11 Thành trùng và ấu trùng bọ trĩ Echinothrips sp 12 Rầy mềm trên hoa lan 13 Thành trùng và ấu trùng của muỗi đục bông (Contarinia 14 maculipennis) Sự gây hại của ốc, sên trên hoa và rễ của phong lan 15 Rêu trên chậu (A) và cỏ trong vƣờn (B) 19 Vật liệu trồng hoa phong lan 20 Triệu chứng hoa phong lan bị bù lạch Echinothrips sp gây hại 23 Bù lạch Echinothrips sp 24 Triệu chứng gây hại của. .. nhận) Thành phần côn trùng và nhện hại trên hoa phong lan tại thành phố Cao Lãnh có 4 loài bao gồm: rệp sáp, muỗi đục hoa, nhện đỏ và ốc, sên Trong đó nhện đỏ, muỗi đục hoa và ốc, sên đƣợc ghi nhận xuất hiện trên 75% số hộ trồng hoa phong lan điều tra; rệp sáp có tần suất xuất hiện thấp dƣới 50% và không ghi nhận sự xuất hiện của bù lạch, rệp vảy và rầy mềm Nhƣ vậy, tại thành phố Cao Lãnh ghi nhận có loài. .. diện tích lớn hơn 500 m2, tiến hành khảo sát khoảng 10 - 15 điểm trong vƣờn, mỗi điểm khoảng 10 cây Nội dung điều tra: Xác định thành phần loài gây hại trên các đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, đặc điểm, triệu chứng gây hại của các loài dịch hại, khả năng và mức độ gây hại của côn trùng và nhện trên lan, tập tính ăn phá và tập tính sinh sống của các loài côn trùng và nhện Trong quá trình điều tra tiến hành

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan