Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 (có đáp án chi tiết)

98 12.5K 79
Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 (có đáp án chi tiết)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... SƠNG LƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN NĂM HỌC 2012-2013 Mơn: Lịch sử - Lớp 10 (ngày thi: 04/01/2013) (Thời gian làm 120 phút, khơng kể thời gian giao đề) Đề thi có 01... KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2 010 - 2011 MƠN LỊCH SỬ Thời gian làm 150 phút (khơng kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) UBND TỈNH THÁI NGUN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ... HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Mơn: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu) Câu (3,0 điểm) So sánh hình

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu) Câu 1. (3,0 điểm) So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông với phương Tây. Nêu những đặc điểm kinh tế, xã hội và chính trị của các quốc gia đó. Câu 2. (2,5 điểm) Tại sao nói, thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ? Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào? Câu 3. (2,5 điểm) Trình bày những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại ở Tây Âu. So sánh thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến. Câu 4. (3,0 điểm) Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc? Câu 5. (3,0 điểm) Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. Câu 6. (3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII. Câu 7. (3,0 điểm) Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV? ---------- Hết ------------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: LỊCH SỬ - LỚP 10 I. Hướng dẫn chung 1. Bài thi được chấm theo thang điểm 20 2. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như quy định. 3. Điểm bài thi được quy tròn đến 0,25 (ví dụ: 10,25 điểm quy tròn thành 10,5 điểm; 16,75 điểm quy tròn thành 17,0 điểm. II. Đáp án và thang điểm Câu Hướng dẫn chấm Câu1 (3,0đ) So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông với phương Tây. Nêu những đặc điểm kinh tế, xã hội và chính trị của các quốc gia đó. a) So sánh * Giống nhau: Dựa trên những tiến bộ của kĩ thuật và sản xuất dẫn tới của cả dư thừa, xã hội phân chia giai cấp và nhà nước xuất hiện. * Khác nhau - Thời gian: Phương Đông hình thành sớm (khoảng TNK IV – III TCN). Phương Tây muộn hơn (khoảng TNK I TCN) - Đặc điểm hình thành + Ở phương Đông, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp từ rất sớm (lưu vực sông lớn, đất phù sa màu mỡ, công cụ bằng gỗ hoặc đá cũng có thể canh tác được), vì thế, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra sớm. Trên cơ sở đó, nhà nước xuất hiện... + Ở phương Tây, đất đai canh tác ít, khô, cứng, nên phải có công cụ bằng sắt, việc trồng trọt mới có hiệu quả. Do đó, xã hội có giai cấp và nhà nước ở phương Tây xuất hiện muộn hơn... b) Nêu đặc điểm - Phương Đông: + Kinh tế: nông nghiệp tưới nước đóng vai trò chủ yếu, kết hợp với nghề thủ công như làm gốm, dệt vải, đan lát...Khép kín, tự cung, tự cấp. + Xã hội: giai cấp thống trị gồm vua chuyên chế và đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ, họ có đặc quyền, đặc lợi. Nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất và có vai Biểu điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 Câu 2 (2,5đ) trò to lớn trong sản xuất...Nô lệ là tầng lớp thấp nhất, chuyên làm việc nặng nhọc, phục vụ quý tộc. + Chính trị: chế độ chuyên chế, vua có quyền lực tối cao, giúp việc cho vua có hệ thống quan lại... - Phương Tây: + Kinh tế: Buôn bán đường biển và thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng kết hợp với nông nghiệp trồng cây lưu niên...Kinh tế mở, giao lưu buôn bán với bên ngoài. + Xã hội: Chủ nô là lực lượng thống trị, sống giàu có, xa hoa. Nô lệ là lực lượng đông đảo nhất, tạo ra của cải chủ yếu cho xã hội. Bình dân là lực lượng dân tự do, coi khinh lao động, sống chủ yếu nhờ vào trợ cấp xã hội. + Chính trị: thể chế dân chủ chủ nô... Tại sao nói thời kì Gúpta là thời kì định hình và phát triển văn hóa Ấn Độ? Văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á như thế nào? a) Lí giải - Sự thành lập vương triều Gúpta + Thời gian: trải qua 9 đời vua với gần 150 năm (319 – 467). + Địa bàn: Miền Bắc và Trung Ấn Độ. - Thời kì Gúpta xuất hiện nhiều tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc mang đặc trưng riêng biệt, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. - Biểu hiện + Tôn giáo: . Đạo Phật: Xuất hiện vào thế kỉ VI TCN ở Đông Bắc Ấn Độ. Dưới các vương triều Gúpta, Phật giáo được truyền bá rộng rãi. . Ấn Độ giáo (Hinđu giáo): Ra đời đầu công nguyên và phát triển nhanh chóng, rộng rãi dưới vương triều Gúpta… + Chữ viết: Trên cơ sở chữ viết cổ, chữ Phạn ra đời và trở thành văn tự chính thức của Ấn Độ. Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúpta trong việc viết văn bia. + Kiến trúc và điêu khắc . Kiến trúc Phật giáo phát triển với chùa hang, tượng Phật bằng đá. . Kiến trúc Ấn Độ giáo: Các đền hình tháp nhọn nhiều tầng bằng đá, bằng đồng, được trang trí tỉ mỉ bằng những bức phù điêu độc đáo… + Văn học: Mang tinh thần và triết lý Hin đu giáo.. b) Ảnh hưởng - Bằng con đường buôn bán, truyền đạo, văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng rõ rệt đến các nước Đông Nam Á. - Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình… 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 0,25 0,25 Câu 3 (2,5đ) Câu 4 (3,0đ) - Tôn giáo: Các quốc gia ở Đông Nam Á tiếp thu Phật giáo, Hin đu giáo… - Văn học: mô phỏng hoặc lấy tích từ các sử thi, truyện thần thoại của Ấn Độ… - Kiến trúc và điêu khắc: Mô phỏng kiểu kiến trúc Hin đu và Phật giáo như tháp Chàm (Việt Nam), Ăngcovát (Cămpuchia), Thạt Luổng (Lào)… Trình bày những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại ở Tây Âu. So sánh thành thị trung đại với lãnh đại phong kiến. a) Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại Tây Âu - Từ thế kỉ XI, kinh tế lãnh địa phát triển, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp... - Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra làm cho sản xuất hàng hóa tăng. - Một số thợ thủ công bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận, đến sống tập trung ở ngã ba đường, bến sông... để buôn bán, trao đổi sản phẩm. - Một số thành thị còn do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại. b) So sánh - Đều là những đơn vị kinh tế cơ bản của các quốc gia phong kiến Tây Âu - Lãnh địa là một đơn vị kinh tế đóng kín, tự nhiên, tự cung tự cấp; sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở thành thị là thủ công nghiệp và thương nghiệp, giao lưu, trao đổi với bên ngoài. - Nông nô là lực lượng chủ yếu trong lãnh địa, phục tùng lãnh chúa, bị bóc lột thuế và lao dịch nặng nề. Trong thành thị, thị dân là lực lượng chủ yếu, họ sống theo tổ chức phường hội, thương hội có cùng nghề nghiệp, có quan hệ bình đẳng. - Lãnh địa phong kiến là biểu hiện của chế độ phong kiến tản quyền, còn thành thị trung đại lại góp phần xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc ở Tây Âu. Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc? a) Sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Biến chuyển kinh tế + Thời kì đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ bằng đồng thau phổ biến và đã bắt đầu có công cụ bằng sắt. Nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả… 0,25 0,25 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 Câu 5 (3,0đ) Câu 6 (3,0đ) +Nghề thủ công, chăn nuôi, đánh cá… được kết hợp với nghề nông. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành. - Biến chuyển về xã hội + Thời Phùng Nguyên, bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Đến thời Đông Sơn, sự phân hóa đó ngày càng phổ biến. + Các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời thay thế dần cho công xã thị tộc. - Trên cơ sở biến chuyển của kinh tế, xã hội và nhu cầu chống ngoại xâm, nhà nước Văn Lang ra đời (khoảng thế kỉ VII TCN). b) Ý nghĩa: Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên dựng nước. Xây dựng nền văn minh bản địa, đậm đà bản sắc dân tộc. Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. - Nghệ thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tấn công sang đất Tống để đánh vào sự chuẩn bị về lực lượng, hậu cần của đối phương, tạo tâm thế chủ động về phía ta... - Phòng thủ để tiến công: xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, ngăn chặn bước tiến của địch, bảo vệ kinh thành Thăng Long... - Thuật “Tâm công” (đánh vào lòng người): Khi đánh sang đất Tống, ra “thảo phạt” để nhân dân Tống hiểu được mục đích của cuộc tấn công mà quân Đại Việt tiến hành...Đọc bài thơ “Thần” ở đền Trương Hống, Trương Hát nhằm khích lệ lòng quân sĩ... - Thực hiện phản công đúng lúc: Khi quân giặc mệt mỏi, tinh thần bất an do bị tiêu hao, bệnh tật..., nhà Lý tổ chức đợt phản công quyết định sang bờ Bắc sông Như Nguyệt, khiến quân địch thiệt hại nặng... - Chủ động kết thúc chiến tranh: Lý thường Kiệt cho người đưa thư sang trại giặc cầu hòa... - Những kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Tống Thời Lý đã được Đảng ta kế thừa và phát huy trong quá trình lãnh đạo cách mạng... Phân tích nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII. - Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Trước thế giặc mạnh, so không quản ngại hy sinh, luôn có quyết tâm cao độ trong đấu tranh chống giặc (hành động của Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản)... - Tinh thần đoàn kết toàn dân + Đoàn kết trong nội bộ vương triều: hành động của Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải... + Đoàn kết trong quân đội: Các vua Trần cùng vương hầu, quý 0,50 0,50 0,50 1,00 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 Câu 7 (3,0đ) tộc trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh giặc. Nhà Trần ý thức cao trong việc đoàn kết trong quân đội (Trần Quốc Tuấn từng nói: “Cốt dùng được binh phải đồng lòng như cha con một nhà thì mới cớ thể đánh được”). + Đoàn kết với dân: chính sách “khoan thư sức dân” được nhà Trần chú trọng. Trên cơ sở đó, trong ba lần kháng chiến chông Mông – Nguyên, nhà Trần đã phát huy được cao độ sức mạnh của toàn dân để đánh bại kẻ xâm lược. Đoàn kết toàn dân là nguyên nhân quan trọng quyết định dẫn tới thắng lợi của ba lần kháng chiến... - Lực lượng lãnh đạo tài giỏi, nghệ thuật tiến hành chiến tranh đúng đắn, sáng tạo: vai trò của các vua Trần, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải...; rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không, nhà trống”, phản công chiến lược khi thời cơ đến, lợi dụng địa hình xây dựng trận địa quyết chiến... Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV? - Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê: Nhà nước quân chủ bước đầu được xây dựng... - Thời Lý, Trần, Hồ; chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Vua đứng đầu nhà nước quyết định mọi việc quan trọng. Giúp vua có Tể tướng và một số đại thần...Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn; tiếp đó là phủ, huyện, châu, xã... - Thời Lê Sơ: + Giai đoạn đầu, nhà nước quân chủ được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ + Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Ở trung ương, bãi bỏ chức Tể tướng và đại hành khiển, vua trực tiếp quyết định mọi việc; bên dưới là 6 bộ. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên...dưới đạo là phủ huyện, châu, xã... Với cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước phong kiến Đại Việt được xây dựng hoàn chỉnh. ................................. Hết ..................................... 0,50 0,50 1,00 0,50 1,00 0,50 1,00 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011-2012 Môn Lịch sử - Lớp 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm có 01 trang. Câu 1: (5 điểm ) Khái quát những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt từ thế kỉ X - XV. Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuôc kháng chiến này Câu 2: (4 điểm) Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X-XV ? Câu 3: (5 điểm) Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỷ XVI – XVIII. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII Câu 4: (4 điểm) Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ ? Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về giữa các thời kì này. Câu 5: (2 điểm) Ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long ----------- Hết ------------ 1 PHẦN ĐÁP ÁN: Câu 1: (5 điểm ) Khái quát những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt từ thế kỉ X - XV. Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuôc kháng chiến này. a) Khái quát các cuộc kháng chiến… (1 điểm) - Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981) của Lê Đại Hành (Tiền Lê) - Các cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075 – 1077) của Lý Thường Kiệt (Thời Lý) - Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1258, 1285, 1287 – 1288) – của Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo (Thời Trần) - Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) - Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo… b) Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự * Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981) ( 1 điểm) - Lê Đại Hành vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hòa. - Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng lớn trên cả hai mặt trận thủy bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc Tống phải xuống chiếu lui quân. - Sự mưu lược của Lê Đại Hành trong quá trình chỉ huy kháng chiến, lúc thì khiêu chiến, vờ thua để nhử giặc, lúc thì trá hàng và bất ngờ đánh úp. * Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075 – 1077) ( 1 điểm) - Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến + Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc (mời tể tướng Lý Đạo Thành về triều để cùng lo việc nước) + Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương “Tiên phát chế nhân” + Chủ động rút lui, xây dựng phóng tuyến sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc. 2 + Chủ động kết thúc chiến tranh “Dùng biện sĩ hài hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống (Lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với giặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hòa, mở đường cho giặc rút về nước). - Sự đồng lòng đánh giặc của quân nhân nhà Lý dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt, tài giỏi của Thái úy Lý Thường Kiệt (Phòng ngự chiến lược tích cực phản công chiến lược). * Ba lần kháng chiến của vua tôi nhà Trần (thế kỷ XIII) (1,0 điểm) - Nhà Trần đã tổ chức hai cuộc hội nghị quan trọng: hội nghị quân sự ở Bình Than (10/1282), hội nghị các bô lão trong cả nước ở Diên Hồng… - Giai đoạn rút lui “vườn không nhà trống”… - Nghệ thuật quân sự của quân dân thời trần là phối hợp chặt chẽ giữa quân đội nhà vua và dân binh……… - Quãng sông Bạch Đằng…có đủ điều kiện cần thiết… - Chiến thắng Bạch Đằng là kết quả của sự phối hợp có hiệu quả giữa thủy quân và bộ binh… * Khởi nghĩa Lam Sơn (1,0 điểm) - Nguyễn Trãi đặt vấn đề “Đánh vào lòng người” … - Xuất phát từ tư tưởng “lấy đại nghĩa thắng hung tàn” - Sau 5 năm chiến tranh, Lê Lợi tạm hòa hoãn với quân địch để chuẩn bị tiếp tục chiến đấu. - Sự phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh này xuất hiện từ nhỏ đến lớn, ở hướng quân địch yếu trước rồi mới đến hướng quân địch tương đối mạnh cuối cùng đến hướng quân địch mạnh là hợp với quy luật chiến đấu. 3 Câu 2: (4 điểm) Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X-XV ? * Bắt đầu từ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê đã xây dựng được nhà nước quân chủ sơ khai. ( 1 điểm) + Năm 938, mở đầu thời đại phong kiến độc lập (chiến thắng Bạch Đằng) + Năm 939, Ngô Quyền xưng Vương, thành lập chính quyền mới đóng đô ở Đông Anh (Hà Nội) + Thời Đinh, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (Kinh đô chuyền về Hoa Lư – Ninh Bình) + Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu là vua, dưới vua là 3 ban: ban văn, ban võ, tăng ban, về hành chính chia nước ta thành 10 đạo, đứng đầu 10 đạo là chức đạo tướng quân. + Đất nước dần dần ổn định, năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới. * Ở thời Lý, Trần, Hồ ( 1 điểm) + Giúp vua trị nước có Tể tướng và một số Đại thần. Bên dưới là các cơ quan là sảnh, Viện ,Đài . + Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời lý) hay An phủ sứ ( thời Trần) cai quản. Dưới lộ , trấn là các phủ, huyện, châu đêò có quan lại của triều đình coi * Thời Lê sơ: ( 2 điểm) + Năm 1428, sau khi đất nước giải phóng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế……. + Từ những năm 60 thế kỷ XV – vua Lê Thánh Tông có cải các hành chính lớn . Ở Trung ương chức tể tướng và các chức Đại Hành kiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ( Lại, Hộ, Lễ,Binh, Hình, Công….. Ở địa phương: Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên…….. Cải cách toàn diện dẫn đến nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao hoàn thiện………… Câu 3: (5 điểm) Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỷ XVI – XVIII. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII 4 + Sự phát triển thủ công nghiệp (1,5 điểm) - Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như: dệt, gốm… - Một số ngành nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài. - Khai thác mở - một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. - Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều - Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất, vừa bán hàng + Sự phát triển thương nghiệp (2 điểm) * Nội thương: chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp mọi nơi và ngày càng đông đúc - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn - Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền xuất hiện - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển * Ngoại thương - Thuyền buôn các nước (kể cả các nước Châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập. - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII (1,5 điểm) - Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn. - Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều. - Do cuộc phát kiến địa lí tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi. - Do vị trí địa lí của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước. 5 Câu 4: (4 điểm) Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê? Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về các thời kì này. + Chữ hán trở thành chữ viết chính thức .Năm 1070,vua Lý Thánh Tông cho lập “ Văn Miếu” …. + Năm 1075, nhà Lý tổ chức “ thi Minh kinh bác học và nho học tam trường” (1điểm) + Thời Trần các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “Tam khôi” … + Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh …. + Đào tạo nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền ,Nguyễn trãi. Nho giáo độc tôn …(1điểm) +Thời lê, Nho giáo được tôn vinh.Giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học .Các khoa thi được tổ chức đều đặn :cứ ba năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài . Tất cả mọi người dân có học có lí lịch rõ ràng đều được đi thi. + Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “ vinh quy,bái tổ”. Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước.Số người đi học tăng lên gấp nhiều lần so với thời Lý- Trần …(1điểm) Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục (nội dung và tác dụng ) + Nội dung giáo dục: chủ yếu là “Tứ thư” và “Ngũ kinh”mà người Việt học thuộc lòng kèm theo những lời giải thích …. (0,5 điểm) + Tác dụng : Đào tạo quan lại và trí thức tài giỏi … (0,5 điểm) Câu 5: (2 điểm) Ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long 6 - Năm 1010, Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô về Thăng Long. Chiếu dời đô có đoạn : “Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn tính kế muôn đời cho con cháu,… Địa thế rộng mà bằng phẳng, “đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ vì ngập lụt…Thật là chốn hội thụ bốn phương đất nước…” (1 điểm) - Việc dời đô về Thăng Long, một vùng đất trù phú, đông dân, nhiều tiềm năng về kinh tế, văn hóa đã chứng tỏ dân tộc và đất nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Sau hơn một thế kỷ tự khẳng định mình, sang thời thời Lý đất nước Đại Việ bắt đầu vươn dậu với khí thế Thăng Long – Rồng bay lên. (1 điểm) 7 Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Lịch sử * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) Tinh thần chống đồng hoá của người Việt được thể hiện như thế nào trong thời kỳ Bắc thuộc? Từ đó rút ra vai trò của công cuộc chống đồng hoá đối với việc giữ gìn bản sắc dân tộc và giành lại đất nước. Câu 2: (4 điểm) Chọn lọc sự kiện lịch sử để làm rõ tính chủ động và độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền năm 938. Nêu những chiến thắng có cách đánh giống như trận Bạch Đằng năm 938 (nêu tên, thời gian, lãnh đạo) Câu 3: (4 điểm) Trong các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) chống xâm lược phương Bắc của dân tộc ta từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV đã xuất hiện những văn kiện quan trọng. Em hãy cho biết: a. Đó là những văn kiện nào ? Của ai ? b. Hoàn cảnh ra đời của các văn kiện ? c. Chọn và tóm tắt nội dung một văn kiện mà em tâm đắc. Câu 4: (4 điểm) Đánh giá vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. Câu 5: (4 điểm) Trình bày những thành tựu văn hoá phong kiến Trung Quốc. Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa đó như thế nào ? --- HẾT --- 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Lịch sử * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) Trong thời kỳ Bắc thụôc, song song với các cụôc khởi nghĩa giành độc lập là quá trình đấu tranh của người Việt chống lại chính sách đồng hoá của chính quyền phương Bắc, được thể hiện như sau: (0.25đ) * Giữ gìn văn hoá truyền thống : ( 0.25đ) Trong các xóm làng của người Việt cổ , nhân dân vẫn bảo tồn và không ngừng phát triển nền văn hoá bản địa. Tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ vẫn được bảo tồn, nhân dân ta vẫn sống theo cách sống riêng của mình - cuộc sống và tâm hồn Việt Nam. ( 0.5đ) Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc vẫn được giữ gìn như ăn trầu, nhuộm răng, đề cao các anh hùng dân tộc. . . ; vẫn bảo lưu tập quán mở lễ hội thường kì, mọi thành viên trong làng đều tham gia. ( 0.5đ) Trong các gia đình Việt Nam định hình mối quan hệ ứng xử đẹp đẽ như thờ cúng ông bà tổ tiên, kính trọng người trên, hoà thuận lẫn nhau. . . Người Việt từ chối tư tưởng gia trưởng nặng nề, xem nhẹ phụ nữ. ( 0.5đ) * Trên cơ sở ý thức dân tộc và tinh thần tự cường nhưng không bảo thủ, nhân dân ta đã biết tiếp thu một số cái hay, cái đẹp của văn hoá ngoại nhập. Một sự tiếp nhận có chọn lọc, có sự dung hợp( từ tập quán giã gạo bằng chày chuyển sang lối giã gạo bằng cối đạp; từ tập tục ở nhà sàn, người Việt chuyển sang ở nhà nền đất nện; trong trang phục, nghệ thuật cũng phong phú đa dạng và phát triển cao hơn trên cái căn bản của văn hoá cổ truyền. Chúng ta cũng tiếp thu mặt tích cực của Phật giáo để đấu tranh chống Hán hoá.). (1.0 đ) Vai trò: Cuộc đấu tranh chống đồng hoá đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ di sản văn hoá cổ truyền, giúp người Việt vẫn giữ được cái gốc của mình, còn dân tộc là còn có cơ hội giành lại nước. Đây cũng là một bộ phận của sự nghiệp đấu tranh chống Bắc thuộc, hỗ trợ cho tiến trình đấu tranh vũ trang giành lại độc lập của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn vào đầu thế kỷ X. (1.0 đ) Câu 2: (4 điểm) * Tính chủ động: (1.5đ) - Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc. (0.5đ) - Chọn sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở ( rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không (0.5đ) cao do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên xuống rất mạnh…) - Ngô Quyền huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng… (0.5đ) * Tính độc đáo: (1đ) Biết lợi dụng địa hình để phát huy lối đánh phục kích - Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông (0.5đ) Bạch Đằng lúc thủy triều đang lên. 1 - Khi nước thủy triều rút, Ngô Quyền ra lệnh cho quân ta đánh quật trở lại, quân Nam Hán rút chạy va vào trận địa cọc ngầm của quân ta… (0.5đ) * Nêu những chiến thắng có cách đánh giống như trận Bạch Đằng năm 938 (1.5đ) - Chiến thắng Bạch Đằng trong kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 3, năm 1288, do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo. (0.75đ) - Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút trong kháng chiến chống quân Xiêm, năm 1785, do Nguyễn Huệ lãnh đạo. (0.75đ) Câu 3: (4 điểm) Trong cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) chống xâm lược phương Bắc của dân tộc ta từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV … a. Đó là tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo và Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. (1.0 đ) b. Hoàn cảnh ra đời: - Tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo: Năm 1285, trước họa xâm lược lần 2 của quân Mông – Nguyên, nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần chiến đấu, … của toàn quân, toàn dân … (0.75 đ) - Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Đầu năm 1428, khi cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi, nhà Hậu Lê thành lập. Nguyễn Trãi thay mặt triều đình viết tác phẩm Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ. Từ nay, đất nước đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình. (0.75 đ) c. Tóm tắt … (Thí sinh chọn và trình bày nội dung một trong hai tác phẩm) * Tác phẩm Hịch tướng sĩ : - Bài Hịch là lời kêu gọi tha thiết, sôi nổi, thể hiện lòng yêu nước, thương dân, chí căm thù, tinh thần dũng cảm của Trần Quốc Tuấn, cũng như của toàn thể nhân dân Đại Việt quyết tâm kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược. Tinh thần, ý chí đó được thể hiện ở việc: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đằm đìa, chỉ giận chưa thể ăn thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù, dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. (0.5 đ) - Khẳng định chí căm thù, tinh thần quyết chiến, quyết thắng: “Giặc Mông – Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, không lo dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa”. (0.5 đ) (0.5 đ) - Cổ vũ nhân dân, binh sĩ hết lòng chiến đấu vì đại nghĩa. * Tác phẩm Bình Ngô đại cáo : - Thể hiện niềm tự hào sâu sắc của dân tộc, đã từng “cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương” và từ lòng căm thù giặc độc ác “Chặt hết trúc Nam Sơn cũng không ghi hết tội”. Bình Ngô Đại Cáo thể hiện tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên có một tài liệu nêu rõ mục tiêu của cuộc kháng chiến là “vì dân”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (0.5 đ) - Đồng thời tác giả cũng nêu cao tinh thần: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn; Đem chí nhân để thay cường bạo” của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong cuộc chiến đấu lâu dài và đầy gian khổ. (0.5 đ) - Trong cuộc chiến tranh ấy, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ chỉ huy khởi nghĩa ngoài dùng quân sự còn chủ trương đấu tranh nghị hoà với địch. Đó là cuộc đấu tranh chính 2 trị ngoại giao nhằm vạch trần bản chất phi nghĩa của cuộc chiến và sự ngoan cố của kẻ thù. Vận động, thuyết phục đồng thời mở lối thoát cho chúng. Ta cũng tiến hành địch vận đồng thời dùng quân sự giáng những đòn chí mạng làm cho quân thù khuất phục… (0.5 đ) Câu 4: (4 điểm) Vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc: (4.0đ) * Thống nhất đất nước: (1.5đ) - Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong rơi vào khủng hoảng, suy thoái, đời sống nhân dân cực khổ. (0.25đ) - 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. (0.25đ) - Từ 1776 đến 1783, quân Tây Sơn tấn công tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa (0.5đ) Nguyễn, giải phóng đất Đàng Trong. - Trong những năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn vượt giới tuyến sông Gianh, Lũy Thầy tiến ra Bắc, lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. (0.5đ) * Chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc: (1đ) - 1785, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm (0.5đ) ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút. - 1789, dưới sự chỉ huy thiên tài của Hoàng đế Quang Trung, quân Tây Sơn đánh bại 29 vạn quân Thanh, với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa. (0.5đ) * Xây dựng vương triều mới với nhiều tiến bộ: (1.5đ) - Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất. (0.5đ) (0.5đ) - Lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử, đề cao chữ Nôm. - Thiết lập quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng thân thiện. (0.25đ) - Xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế, quân đội được tổ chức quy củ.. (0.25đ) Câu 5: (4 điểm) a. Thành tựu văn hóa Trung Quốc. * Tư tưởng. - Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến. (0.5đ) + Nội dung: quy định về các mối quan hệ cơ bản trong xã hội và kỉ cương của chế độ phong kiến, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giáo dục con người. (0.25đ) - Phật giáo: thịnh hành nhất vào thời Đường. Các nhà sư Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí và ngược lại các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc để truyền đạo: Xây dựng nhiều chùa, kinh Phật được dịch ra chữ Hán. (0.25đ) * Sử học. - Thời Tây Hán: Có bộ sử kí của Tư Mã Thiên. Thời Đường: Sử quán được thành lập. (0.25đ) * Văn học. - Thơ: Phát triển dưới thời Đường, tiêu biểu Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. (0.25đ) - Tiểu thuyết: phát triển thời Minh Thanh, với nhiều tác phẩm lớn, nổi bật là: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô (0.25đ) Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần… * Khoa học kĩ thuật. - Toán học: Tổ Xung Chi tìm ra số pi đến 7 số lẻ... (0.25đ) 3 - Thiên văn học: phát minh ra nông lịch, Trương Hành phát minh địa động ghi. (0.25đ) - Y học: nổi tiếng có Hoa Đà đã dùng phẩu thuật để chữa bệnh . (0.25đ) * Kĩ thuật: có 4 phát minh lớn: thuốc súng , la bàn, giấy, kĩ thuật in. (0.25đ) * Kiến trúc, điêu khắc: Vạn lí trường thành, cung điện thành quách, tượng phật. (0.25đ) * Nhân dân Việt Nam đã tiếp thu. (0.25đ) - Tiếp thu những giá trị đặc sắc do người phương Bắc sáng tạo ra… - Biến từ giá trị của người Trung Quốc thành những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. (0.25đ) - Tiếp thu trên các lĩnh vực: tư tưởng, triết học, tôn giáo, văn học, chữ viết, phong tục tập quán. (0.25đ) - Văn hóa Trung Quốc vẫn còn mang đậm trong văn hóa Việt Nam. (0.25đ) --- HẾT--- 4 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Lớp 10 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: Vì sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống? Câu 2: Hãy nêu các đặc điểm về cấu tạo và lối sống của động vật khác biệt với thực vật? Câu 3: Nhiệt độ bề mặt quả dưa chuột luôn luôn thấp hơn nhiệt độ xung quanh 1 – 20C. Giải thích? Câu 4: Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào? Câu 5: Vì sao nước là dung môi tốt nhất trong tế bào? Câu 6: a. Cho các chất: Tinh bột, xenlulozo, photpholipit và protein. Chất nào trong các chất kể trên không phải là polime? b. Tại sao photpholipit có tính lưỡng cực? Câu 7: Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? Câu 8: Tế bào cơ, tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất? Tại sao? Câu 9: Màng trong của ti thể có chức năng tương đương với cấu trúc nào của lục lạp? Giải thích? Câu 10: Một gen có 5000Nu, trên mạch 1 của gen có số Nu loại A = 900Nu, gấp đôi số Nu loại T và gấp 3 số Nu loại G. a. Tính số lượng và tỉ lệ phần trăm mỗi loại Nu trên cả gen? b. Tính số liên kết Hidro trên gen đó? -------------------------------------HẾT-----------------------------------Họ và tên học sinh:………………………………...................Số báo danh:…………………………....... Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Câu Ý 1 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Lớp 10 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đáp án có 02 trang Nội dung Tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống vì: - Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sống - Mọi hoạt động sống chỉ diễn ra trong tế bào - Từ tế bào sinh ra các tế bào mới tạo sự sinh sản ở mọi loài - Cơ thể đa bào lớn lên nhờ sự sinh sản của tế bào 2 Đặc điểm về cấu tạo và lối sống của động vật khác biệt với thực vật: Động vật Thực vật Không có lục lạp chứa sắc tố quang hợp Có lục lạp chứa sắc tố quang hợp Tế bào không có thành xenlulozo Tế bào có thành xenlulozo Có hệ thần kinh Không có hệ thần kinh Phản ứng nhanh, sống di chuyển Phản ứng chậm hơn, sống cố định 3 Nhiệt độ bề mặt quả dưa chuột luôn luôn thấp hơn nhiệt độ xung quanh 1 – 20C vì: +Quả dưa chuột có hình bầu dục → diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường lớn nhất → thoát hơi nước lớn +Quả dưa chuột chứa nhiều nước → khi a/s chiếu tới → sự thoát hơi nước diễn ra mạnh 4 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,5 0,5 1,0 Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào: +Nguyên tố đa lượng: tham gia cấu tạo tế bào +Nguyên tố vi lượng: Tham gia TĐC vì cấu tạo enzym xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào 5 0,5 0,5 1,0 Nước là dung môi tốt nhất trong tế bào vì: +Nước là phân tử phân cực: Điện tích (+) ở gần mỗi nguyên tử hidro, điện tích (-) ở gần nguyên tử oxy +Phân tử nước dễ dàng liên kết với phân tử chất tan 6 a Chất không phải polime là photpholipit b Photpholipit có tính lưỡng cực vì: +Photpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm photphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức) +Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước 7 Điểm 1,0 0,5 0,5 1,0 0,5 0,25 0,25 1,0 +Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi B +Thí nghiệm chứng minh chức năng của nhân tế bào, nhân tế bào chứa đựng thông tin di truyền của tế bào (nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào) 8 +Tế bào bạch cầu có nhiều riboxom nhất +Giải thích: Do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí, tế bào già nên nó phải có nhiều riboxom nhất 9 +Màng trong của ti thể có chức năng tương đương với màng tilacoit của lục lạp +Giải thích: Màng trong ti thể chứa nhiều enzim hô hấp, màng tilacoit chứa nhiều chất diệp lục và enzim quang hợp để thực hiện các chức năng 10 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 a Số lượng và tỉ lệ phần trăm mỗi loại Nu trên cả gen: Theo NTBS có: A1 = T2 = 900Nu 900 = 450Nu T1 = A2 = A1/2 = 900 2 G1 = X2 = A1/3 = = 300Nu 5000 3 X1 = G2 = - (900 + 450 + 300) = 850Nu 2 A = T = A1 + A2 = 900 + 450 = 1350Nu G = X = G1 + G2 = 300 + 850 = 1150Nu 1350 %A = %T = x 100% = 27% 1150 5000 %G = %X = x 100% = 23% 5000 Số liên kết Hidro b Theo NTBS có: H = 2A + 3G = 2.1350 + 3.1150 = 6150Nu -------------------------------------HẾT------------------------------------ 0,25 0,25 0,25 0,25 Họ tên TS: ………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN (Đề thi chính thức) Số BD: ……….. Chữ ký GT 1: …………….. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2014 – 2015 Khóa ngày: 09 /11 / 2014 Môn thi: LỊCH SỬ Cấp: THPT Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ (Đề thi có 01 trang/20 điểm) A. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: Lập bảng so sánh thái độ của triều đình nhà Nguyễn và thái độ của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược theo mẫu sau: Nội dung so sánh Thái độ của triều đình nhà Nguyễn Thái độ của nhân dân Chủ trương Việc chuẩn bị Biện pháp đấu tranh Kết quả Câu 2: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam lí luận cách mạng gì? Lí luận đó được trình bày trong những tài liệu nào? Ý nghĩa của nó đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? Câu 3: Qua diễn biến của phong trào cách mạng 1930 - 1931, em có nhận xét gì về qui mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của phong trào này? Câu 4: Hãy nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945. Trong các sự kiện lịch sử trên, em tâm đắc nhất sự kiện lịch sử nào? Vì sao? Trình bày chi tiết sự kiện lịch sử đó. B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: Nêu những nguyên nhân chung dẫn tới sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong những nguyên nhân chung đó, nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời và nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong thời gian vừa qua, tổ chức ASEAN đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các nước thành viên? ………….. HẾT…………. TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 Web: http://bacninh.edu.vn/thptthuanthanh1 Ngày 14/03/2013 (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 : (3 điếm) Quốc Gia Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở nào? Vị trí của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam? Hãy kể tên các quốc gia cổ đại trong lịch sử Việt Nam? Câu 2 : (2 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Câu 3 : (3 điểm) Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nền Nông Nghiệp? Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội? Câu 4 : (2 điểm) Đánh giá công lao của Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc? --------------------------------- Hết -------------------------------Họ tên thí sinh: …………………………………….. SBD: …………………….. ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 10 Câu 1: (3 điểm) Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc… * Sự chuyển biến của nền kinh tế (0,75 đ) - Công cụ lao động bằng đồng thau phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt - Nền nông nghiệp trồng láu nước kết hợp với thủ công nghiệp - Đã có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp * Sự chuyển biến xã hội (0,75 đ) - Sự phân hóa giàu – nghèo càng rõ - Sự phân rã của công xã – thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn với các gia đình nhỏ 1 vợ 1 chồng theo chế độ phu thê. * Công tác trị thủy – làm thủy lợi phục vụ nông nghiệp và chống ngoại xâm cũng được đặt ra => đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. (0,5 đ) * Vị Trí : là nền văn minh đầu tiên đặt cơ sở cho các thời kỳ sau. (0,5 đ) * Các quốc gia thời cổ đại : Văn Lang, Âu lạc, Chăm Pa, Phù Nam. (0,5 đ) Câu 2: (2 điểm) * Nguyên nhân: (1 đ) - Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Biết dựa vào điều kiện địa hình thuận lợi để bày binh bố trận - Biết dựa vào dân để làm nên sự nghiệp lớn * Ý nghĩa : (1 đ) - Chiến thắng Bạch Đằng lích sử năm 938 đã mở ra thời đại mới – thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc. Câu 3: (3 điểm) Nhà nước và nhân dân Đại Việt * Khai hoang mở rộng diện tích. (0,5 đ) - Nhà nước khuyến khích khai hoang - Nhân dân các làng xã tự tiến hành khai hoang vùng châu thổ sông lớn, ven biển * Công việc – Thủy lợi: (0,5 đ) - Thời lý : việc đắp đê được chú ý - Thời Trần, thời Lê Sơ Nhà nước có biện pháp đắp đê ở các sông lớn và đê biển * Sản xuất nông nghiệp. (1 đ) - Nhà Nước thời Tiền Lê, Lý, Trần và Lê Sơ đều quan tâm đến sản xuất nông nghiệp - Hàng năm các Vua đều làm lễ Cày Ruộng Tịch Điền để khuyến khích nhân dân sản xuất - Trong các bộ luật đều có các điều luật bảo vệ sức kéo trâu bò và sản xuất nông nghiệp. Phép quân điền được đặt ra từ thời Lê Sơ để chia ruộng đất công làng xã. * Nhận Xét: Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. (0,5 đ) * Ý Nghĩa …(0,5 đ) Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no, xã hội ổn định. Tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển Câu 4: (2 điểm) Đánh giá công lao của Nguyễn Huệ và phong trào nông dân Tây Sơn * Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ 2 thế lực phong kiến: Chúa Nguyễn ở đàng trong – Vua Lê, Chúa Trịnh ở đàng ngoài. (0,75 đ) * Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại 2 thế lực ngoại xâm: Quân Xiêm và Quân Thanh 1789. Đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc. (0,75 đ) * Xây dựng vương triều phong kiến tiến bộ với những chính sách phù hợp với lòng dân. Tuy nhiên những chính sách tiến bộ của ông chưa có ảnh hưởng lớn trên phạm vi cả nước. Năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời. Sự nghiệp của Quang Trung bị dang dở, chế độ phong kiến rơi vào tình trạng suy yếu khủng hoảng. (0,5 đ) SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC SINH HỌC LỚP 10 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC (Thời gian làm bài 90 phút) Năm học 2012-2013 Câu 1 Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? Câu 2 a. Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha đó? b. Để tạo ra 20 phân tử glucôzơ, pha tối cần sử dụng bao nhiêu ATP, NADPH từ pha sáng? Câu 3 Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? Câu 4 a. Cho biết các quá trình chuyển hoá vật chất có thể xẩy ra trong tế bào? b. Nêu điểm khác biệt giữa hóa tổng hợp và quang tổng hợp về đối tượng thực hiện và nguồn năng lượng? Câu 5 a. Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiếu lizôxôm nhất? Tại sao? Câu 6 Nêu các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất? Điều kiện để xẩy ra vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất? Câu 7 a. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành? b. Làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích tại sao? Câu 8 a. Trong quá trình hô hấp nội bào, có 2 giai đoạn xẩy ra tại ti thể. Đó là giai đoạn nào và xẩy ra ở đâu? b. Trong quá trình hô hấp nội bào có 5 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số NADH và FADH2 tạo ra? Câu 9 Ở ruồi giấm, một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần, các tế bào con tạo ra đều qua giảm phân tạo giao tử. Các giao tử hình thành tham gia thụ tinh với hiệu suất là 12,5% đã tạo ra 16 hợp tử. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình trên là 504. Xác định số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của ruồi giấm. --------------- Hết --------------Trang 1/1 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH KÌ THI CHOÏN HOÏC SINH GIOÛI CAÁP TRÖÔØNG TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG Naêm hoïc 2009-2010 MOÂN LỊCH SỬ – LÔÙP 10 Thôøi gian : 120 phuùt ********§§§§§§§§********* A. Phaàn lòch söû theá giôùi: 5 ñieåm Caâu 1: (2.5 ñieåm) Neâu nhöõng neùt lôùn trong vieäc phaùt minh maùy moùc ôû Anh vaøo theá kæ XVIII. Cho bieát phaùt minh naøo coù yù nghóa quan troïng nhaát, vì sao? Caùch maïng coâng nghieäp ñem laïi haäu quaû gì ñoái vôùi kinh teá vaø xaõ hoäi nöôùc Anh? Caâu 2: (2.5 ñieåm) Laäp baûng so saùnh caùc cuoäc caùch maïng tö saûn Anh, chieán tranh giaønh ñoäc laäp ôû Baéc Mó, caùch maïng tö saûn Phaùp veà: hình thöùc, nhieäm vuï, laõnh ñaïo, ñoäng löïc vaø keát quaû. B. Phaàn lòch söû Vieät Nam: 5 ñieåm Caâu 1: (2.5 ñieåm) Laäp baûng thoáng keâ caùc cuoäc khaùng chieán vaø khôûi nghóa choáng ngoaïi xaâm töø theá kæ X ñeán theá kæ XV. Taïi sao nhaân daân thôøi Traàn laïi saün saøng ñoaøn keát vôùi trieàu ñình choáng giaëc giöõ nöôùc? Caâu 2: (2.5 ñieåm) Vaøo cuoái theá kæ XVIII, ñaát nöôùc ta thoáng nhaát laïi trong hoaøn caûnh naøo? Ñaùnh giaù coâng lao cuûa phong traøo Taây Sôn. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ÑAÙP AÙN ÑEÀ THI HS GIOÛI LÒCH SÖÛ LÔÙP 10 – Naêm hoïc 2009 – 2010 A. Phaàn lòch söû theá giôùi: 5 ñieåm Caâu 1: (2.5 ñieåm) * Nhöõng neùt lôùn trong vieäc phaùt minh maùy moùc ôû Anh vaøo theá kæ XVIII. - Vaøo giöõa TK XVIII, saûn xuaát cuûa coâng tröôøng thuû coâng khoâng ñaùp öùng noåi yeâu caàu haøng hoaù, phaùt minh maùy moùc trôû thaønh caáp thieát vaø ñem laïi nhieàu lôïi nhuaän cho GCTS. - CMCN ôû Anh baét ñaàu töø coâng nghieäp nheï, vì: ít voán, voán thu hoài nhanh, thu lôïi nhuaän deã daøng. - Caùc phaùt minh: + Năm 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni naêng suaát taêng leân 8 laàn so vôùi tröôùc. + Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng söùc nước. + Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn. + Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng. + Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần. + Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép. Năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng. + Giao thông vận tải: Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa. »Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. * Phaùt minh maùy hôi nöôùc coùù yù nghóa quan troïng nhaát, vì: - Nhờ có máy hơi nước mà các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện (không phụ thuộc vào điều kiện địa lý như phải gần sông, suối và thời tiết). - Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt, giảm sức lao động cơ bắp con người. Lao động chân tay dần được thay thế bằng lao động máy móc. * Caùch maïng coâng nghieäp ñem laïi haäu quaû ñoái vôùi kinh teá vaø xaõ hoäi nöôùc Anh: Về kinh tế: + Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội. + Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời. Về xã hội: Hình thành 2 giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. + Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị. + Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản. Caâu 2: (2.5 ñieåm) Laäp baûng so saùnh caùc cuoäc caùch maïng tö saûn Anh, chieán tranh giaønh ñoäc laäp ôû Baéc Mó, caùch maïng tö saûn Phaùp veà: hình thöùc, nhieäm vuï, laõnh ñaïo, ñoäng löïc vaø keát quaû. Caùc cuoäc Hình thöùc CM 1. CMTS Noäi chieán Anh 2. Chieán tranh giaønh ñoäc laäp ôû Baéc Mó. 3. CMTS Phaùp. Nhieäm vuï Laõnh ñaïo Laät ñoå cheá Tö saûn vaø ñoä PK , môû quyù toäc môùi. ñöôøng cho CNTB phaùt trieån. Chieán tranh Choáng aùch Tö saûn giaûi phoùng toáng trò cuûa daân toäc. thöïc daân Anh. CMTS Laät ñoå cheá Tö saûn ñoä quaân chuû chuyeân cheá. Ñoäng löïc Keát quaû Noâng daân, thôï thuû coâng, tö saûn nhoû. Haïn cheá quyeàn vua. - TS + QT môùi coù nhieàu quyeàn lôïi veà chính trò,kinh teá. - Daân lao ñoäng khoâng coù quyeàn lôïi gì. Quaàn chuùng Hieäp chuûng quoác chaâu vaø noâ leä Mó ra ñôøi. Daân toäc Mó hình thaønh. Quaàn chuùng Ñaùnh ñoå cheá ñoä phong nhaân daân. kieán môû ñöôøng cho CNTB phaùt trieån. B. Phaàn lòch söû Vieät Nam: 5 ñieåm Caâu 1: (2.5 ñieåm) Laäp baûng thoáng keâ caùc cuoäc khaùng chieán vaø khôûi nghóa choáng ngoaïi xaâm töø theá kæ X ñeán theá kæ XV. STT Caùc cuoäc khaùng chieán Thôøi gian Caùc traän thaéng Keát quaû tieâu bieåu 1 Khaùng chieán choáng 981 Vuøng Ñoâng Baéc Giaønh thaéng lôïi Toáng 2 Khaùng chieán choáng 1075-1077 Hoa Nam, phoøng Giaønh thaéng lôïi Toáng tuyeán soâng Nhö Nguyeät 3 Khaùng chieán choáng Laàn1: 1258 Ñoâng Boä Ñaàu. Giaønh thaéng lôïi Moâng- Nguyeân Laàn2: 1285 Chöông Döông, Laàn3: 1288 Haàu Töû, Taây Keát, Baïch Ñaèng 4 Khôûi nghóa Lam Sôn 1418-1427 Taân Bình, Thuaän Giaønh thaéng lôïi Hoaù, Chi LaêngXöông Giang. * Nhaân daân thôøi Traàn laïi saün saøng ñoaøn keát vôùi trieàu ñình choáng giaëc giöõ nöôùc, vì: - Choáng giaëc giöõ nöôùc chính laø baûo veä cuoäc soáng cuûa nhaân daân. - Nhaân daân coù truyeàn thoáng yeâu nöôùc khoâng chòu khuaát phuïc tröôùc keû thuø, theå hieän tinh thaàn yeâu nöôùc, tinh thaàn daân toäc. - Trieàu Traàn maïnh, nhöõng chính saùch tieán boä cuûa nhaø Traàn ………. laøm cho nhaân daân tin töôûng vaøo ñöôøng loái ñaùnh giaëc cuûa nhaø Traàn, do ñoù saün saøng ñoaøn keát vôùi trieàu ñình ñaùnh giaëc giöõ nöôùc. Caâu 2: (2.5 ñieåm) * Trong caùc theá kæ XVI – XVIII ñaát nöôùc ta bò chia caét, bieåu hieän: - Ñaát nöôùc bò chia caét veà maët laõnh thoå vaø chính trò vôùi söï toàn taïi cuûa taäp ñoaøn phong kieán Leâ- Trònh ôû Ñaøng Ngoaøi vaø phong kieán Nguyeãn ôû Ñaøng Trong. - Neàn kinh teá coù böôùc chuyeån bieán: noâng nghieäp ngaøy caøng sa suùt, thuû coâng nghieäp vaø thöông nghieäp ñang phaùt trieån maïnh. - Hoaøn caûnh ñoù ñaõ ñaët ra cho vöông trieàu Taây Sôn sau khi thaønh laäp phaûi giaûi quyeát nhöõng vaán ñeà: chính trò, kinh teá, vaên hoaù… * Ñaùnh giaù coâng lao cuûa phong traøo Taây Sôn: - Laät ñoå caùc taäp ñoaøn phong kieán Nguyeãn, Trònh, Leâ. - Thoáng nhaát ñaát nöôùc veà maët laõnh thoå. - Chieán thaéng choáng quaân xaâm löôïc Xieâm, Thanh, hoaøn thaønh söï nghieäp giaûi phoùng daân toäc. - Xaây döïng moät vöông trieàu môùi, tieán boä. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. SỞ GD-ĐT THANH HÓA Trường THPT Ba Đình ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 1 Môn: Lịch sử - Lớp 10 Năm học 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1(7.0 điểm): Về Ấn Độ thời phong kiến: a. So sánh sự giống và khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô Gôn ? b. Văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng đến Đông Nam Á như thế nào? Câu 2 (3.0 điểm): Các vương quốc cổ Đông Nam Á được hình thành trên những cơ sở nào? Câu 3: (4.0 điểm) Trình bày những biểu hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới thời Minh (1368-1644)? Vì sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc? Câu 4: (6.0 điểm) Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu biểu hiện quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu? ---------------------Hết---------------------Học sinh không sử dụng tài liệu.Giám thị không giải thích gì thêm SỞ GD-ĐT THANH HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HSG LẦN1 Môn: Lịch sử - lớp 10 Năm học 2010 - 2011 Câu Nội dung cần đạt - Giống nhau : Cả hai Vương triều đều do kẻ thù bên ngoài vào xâm lược dựng lên... - Khác nhau : TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH 1 (7.0 ) Vương triều Đê – Li Chính - Truyền bá áp đặt đạo Hồi sách - Tự dành cho mình quyền thống trị ưu tiên chiếm ruộng đất , địa vị trong bộ máy cai trị . - Thi hành chính sách mềm mỏng , song xuất hiện sự phân biệt tôn giáo mâu thuẫn xã hội tăng Văn hoá - Văn hoá Hồi giáo du nhâp vào - Kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo ( kinh đô Đê – Li trở thành thành phố lớn nhất thế giới thời bấy giờ) Vị trí : - Bước đầu tạo sự giao lưu văn hoá Đông – Tây . - Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực ĐNA Vương triều MôGôn - Xoá bỏ kì thị tôn giáo , bình đẳng tôn giáo , xây dựng khối hoà hợp dân tộc . - Đo lại ruộng để định thuế hợp lý , hạn chế bóc lột Điểm 1.0 3.0 - Khuyến khích hoạt động sáng tạo văn hoá , nghệ thuật văn hoá phát triển với những công trình kiến trúc đặc sắc ( lăng mộ Ta giơ Ma han..) - Đây là giai đoạn xã hội Ân Độ ổn định và phát triển , văn hoá có nhiều thành tựu, đất nước thịng vượng - Các quốc gia Đông Nam á đã tiếp thu văn hoá ấn Độ và trên cơ sở đó 3.0 sáng tạo ra nền văn hoá của dân tộc...Biểu hiện: +Tôn giáo: đạo Phật, Hindu... +Chữ viết: Từ chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng... +Văn học:..... +Kiến trúc:.... Cơ sở hình thành.... 2 + Điều kiện tự nhiên: Thuận lợi cho việc sinh sống và cư trú của con (3.0 người... + Khoảng những thế kỷ đầu công nguyên cư dân đã biết sử dụng đồ sắt... ) + Kinh tế: Trồng lúa là chính...ngoài ra còn làm gốm, dệt vải...chăn 3.0 3 (4.0 ) 4 (6.0 nuôi...buôn bán (Óc eo...) + Văn hoá: Ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ -> Các vương quốc cổ hình thành khoảng thế kỉ I - VII - Các vua triều Minh đó thi hành nhiều biện pháp nhằm khắc phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XIV quan hệ sản xuất TBCN đó xuất hiện ở TQ, biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. - Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trờn quy mô lớn, có lao động làm thuê; quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê là “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức”. - Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung đụng dân cư, sầm uất như Nam Kinh,B.Kinh. - Nông nghiệp: Có bước tiến về kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng. Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ quý tộc vẫn gia tăng.Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau (hình thức bao mua). - Giải thích: Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được do bị kìm hãm bởi : Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì và nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế.Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến. như những chính sách thống trị lỗi thời, lạc hậu của quan hệ sản xuất phong kiến như : chính sách “áp bức dân tộc” , chính sách “bế quan toả cảng”… 3.0 a. Hoàn cảnh ra đời: - Từ TK III, Đế quốc Rôma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong (thể hiện trên các lĩnh vực KT, CT, XH) . - Cuộc xâm lược của người Giecmanh đẩy nhanh quá trình tan rã của của chế độ chiếm nô Rôma. - Năm 476, Người Giecmanh tiêu diệt ĐQ Rôma, chấm dứt chế độ công xã thị tộc, xưng vua, phong tước vị cao thấp cho những người dưới quyền, chế độ phong kiến ra đời. b. Biểu hiện của quan hệ sản xuất phong kiến: 3.0 - Là quan hệ sản xuất lãnh chúa- nông nô. - Đây thực chất là quan hệ bóc lột được thiết lập trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất của lãnh chúa đối với nông nô. - Hình thức búc lột chủ yếu của lãnh chúa đối với nông nô là địa tô, ngoài ra nông nô cũng phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản…, và chịu nhiều nghĩa vụ phong kiến. - Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa, họ sản xuất ra mọi của cải vật chất nuôi sống xã hội, nhưng họ bị búc lột nặng nề và bị đối xử tàn nhẫn. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Lịch sử - Lớp 10 (ngày thi: 04/01/2013) (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: (2,5 điểm) Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa? Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa như thế nào? Câu 2: (4 điểm) Vương quốc CamPuchia được hình thành như thế nào? Những biểu hiện về sự phát triển thịnh đạt của vương quốc Cam pu chia? Câu 3: (3,5 điểm) Lập bảng So sánh những điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại Phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây về: Điều kiện tự nhiên, Thời gian hình thành, trình độ kĩ thuật, quy mô quốc gia, đặc điểm kinh tế , chính trị và xã hội? …………………………Hết………………………… Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh……………… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD$ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Lịch sử - Lớp 10 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đáp án có 02 trang ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Câu 1 2 Đáp án Điểm 2,5 Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa? Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa như thế nào? 0,5 a/ Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa: -Lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. -Đất của lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại… 0,5 có hào sâu, tường cao tạo thành những pháo đài kiên cố. -Đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và nộp tô thuế. 0,5 0,5 b/ Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa: +Nông nô là người sản xuất chính trong lãnh địa, sống cơ cực, lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất của lãnh chúa canh tác và phải nộp tô thuế cùng nhiều nghĩa vụ khác. +Lãnh chúa sống sung sướng, nhàn rỗi, xa hoa nhờ vào bóc lột sức lao 0,5 động của nông nô. 0,5 a, Quá trình hình thành vương quốc Campuchia: - Ở CamPuchia tộc người đa số là người khơ me, địa bàn sinh sống chủ yếu trên cao nguyên Cò Rạt. - TK VI, vương quốc của người Khơ me hình thành, họ tự gọi là Cam pu chia. - Thời kì phát triển của Cam pu chia kéo dài từ thế kỉ thứ IX – TK XV, còn gọi là thời kì Ăng co. b, Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt: - Kinh tế: + Nông nghiệp: Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, người ta đào nhiều hồ, kênh máng để trữ và điều phối nước tưới. + Ngư nghiệp: Đánh bắt cá ở Biển Hồ. + TCN: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp. - Về văn hóa, kiến trúc: +Chữ viết: sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn. (0.25đ) +Văn học dân gian, văn học viết hình thành và phát triển. (0.25đ) +Kiến trúc: xây dựng nhiều công trình, tiêu biểu nhất là ĂngcoVat và Ăngco Thom. (0.25đ) 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 +Tôn giáo: tiếp thu Hinđu giáo và Phật giáo. (0.25đ) 0,25 - Về chính trị: Các vua Cam pu chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X – XII, Cam pu chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến trận nhất ĐNA. - Từ TK XIII, Cam pu chia bắt đầu suy yếu do vương quốc Thái tấn công xâm lược, rất nhiều lần họ phải bỏ kinh đô về miền Nam nhưng vẫn không yên cho đến khi bị Pháp xâm lược (1863). Câu 3 (3,5 điểm): Nội dung Các quốc gia cổ đại 0,5 0,25 Các quốc gia cổ đại Phương Đông Phương Tây Điều kiện tự Nằm ở lưu vực các dòng sông Nằm ở bờ Bắc của Địa Trung Hải: nhiên lớn: Đất đai màu mỡ phì nhiêu, Có nhiều đảo và bán đảo, phần lớn (0,5 điểm) khí hậu ấm nóng theo mùa, mưa là núi và cao nguyên nên đất khô đều đặn…. và rắn nhưng giao thông đường biển thuận lợi… Thời gian hình thành Ra đời sớm khoảng thiên niên kỉ Ra đời muộn khoảng thiên niên kỉ thứ IV – III TCN. thứ I TCN. (0,5 điểm) Trình độ kĩ thuật Cư dân bắt đầu biết sử dụng Cư dân đã biết sử dụng công cụ (0,5 điểm) sắt. công cụ bằng đồng thau. Quy mô quốc gia Rộng lớn. Nhỏ ( Thị quốc). (0,5 điểm) Đặc điểm kinh tế - Nông nghiệp là nền kinh tế chủ (0,5 điểm) - Thủ công nghiệp và thương yếu, chú trọng thủy lợi hàng đầu. nghiệp phát triển mạnh. - Thủ công và thương nghiệp - Nông nghiệp kém phát triển, kém phát triển . thiếu lương thực. Chính trị Chế độ chuyên chế cổ đại: Đứng Chế độ dân chủ cổ đại ( Dân chủ (0,5 điểm) đầu là một ông vua chuyên chủ nô): Đứng đầu thị quốc là một chế… Hội đồng do dân bầu cử, nhiệm kì 1 năm… Xã hội - Gồm quý tộc, nông dân công - Gồm chủ nô, bình dân và nô lệ. (0,5 điểm) xã và nô lệ. - Nô lệ chiếm đa số, là lực lượng - Nông dân công xã chiếm đa số, sản xuất chủ yếu của xã hội. là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. …………………………………..HẾT…………………………………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Lịch sử - Lớp 11 (ngày thi: 04/01/2013) (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: (6 điểm) Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917? Trình bày diễn biến khởi nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga? Phân tích vai trò của Lê nin trong và sau cuộc cách mạng này? Câu 2: (2 điểm) Trình bày sự thành lập tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội và nêu những tiến bộ, hạn chế, vai trò của tổ chức này? Câu 3: ( 2 điểm) Lập bảng so sánh cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nội dung sau: Nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, xu hướng phát triển? …………………………Hết………………………… Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh……………… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD$ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 2 TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Lịch sử - Lớp 10 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đáp án có 02trang ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Đáp án Điểm Câu 1 a, Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 0,5 . 1917: - Cách mạng DCTS tháng Hai năm 1917: Trước cách mạng nước Nga là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng, kinh tế bị kìm hãm, công nông nghiệp lạc hậu, đời sống của người dân Nga thấp nhất Châu Âu. Vì thế cần có cuộc cách mạng DCTS để xóa đi sự cản trở phong kiến, mở đường cho nước Nga phát triển. - CMXHCN tháng Mười năm 1917: Sau khi cách mạng tháng Hai năm 0,5 1917 thắng lợi, hình thành hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính, đại diện cho lợi ích của hai giai cấp khác nhau, trong khi đó chính phủ lâm thời tư sản Nga không triệt để xóa phong kiến mà còn câu kết với quý tộc phong kiến tiếp tục chiến tranh với Đức. Do vậy, muốn giải phóng mọi sự cản trở nước Nga phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản lật đổ chính phủ tư sản, thiết lập nhà nước vô Sản tiến lên xây dựng CNXH. 0,5 b,Trình bày diễn biến khởi nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga? - Tháng Mười không khí cách mạng lên đến cao độ, Lê nin bí mật từ Phần Lan về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng. - Đêm 24/10(6/11/1917) cuộc cách mạng bùng nổ, quân cách mạng 0,5 chiếm vào vị trí then chốt và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu của chính phủ tư sản. - Đêm 25/10( 7/11/1917) các đơn vị cận vệ đỏ tấn công cung điện Mùa 0,5 Đông bắt giữ toàn bộ chính phủ tư sản. Cuộc khởi nghĩa ở Pêtơrôgrát thắng lợi. - Đến tháng 11/1918 cách mạng thắng lợi khắp nước Nga. 0,5 0,5 C, Phân tích vai trò của Lê nin trong và sau cuộc cách mạng này? - Hiện tượng hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng Hai năm 1917 thể hiện sự bế tắc về phương hướng phát triển của cách mạng . Với luận cương tháng Tư của Lê nin đã quyết định chuyển từ cách mạng DCTS sang CMXHCN. - Do sự kiện đàn áp đẫm máu tháng 7/1917, Lê nin nhận ra điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa, vì thế tại Đại hội lần thứ VI của Đảng 0,5 2 Bôn Sê Vích Lê nin xác định: “ Phải lật đổ chính quyền tư sản bằng con đường bạo lực vũ trang”. - Đầu tháng Mười năm 1917, Lê nin từ Phần Lan về nước trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở Pê tơ rô grat đêm 24 rạng 25/10/1917 thắng lợi. - Sau khi giành được chính quyền với nhiệm vụ người cao nhất trong chính quyền Xô Viết Lê nin ban hành sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất nhằm thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân Nga. Lê nin ban hành nhiều chính sách xóa bỏ mọi tàn tích của phong kiến, thực hiện quyền tự do dân chủ, thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền và tổ quốc XHCN. - Để huy động lực lượng toàn dân tộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, Lê nin thực hiện chính sách cộng sản thời chiến. Nhờ vào chính sách táo bạo và đúng đắn này mà mọi âm mưu của kẻ thù trong và ngoài nước bị đập tan, chính quyền Xô Viết non trẻ được bảo vệ và đứng vững. - Năm 1921, chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp , Lê nin đề xướng chính sách kinh tế mới chuyển nền kinh tế Nga sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát. - Sự thành lập: + Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc lớn mạnh nhưng bị thực dân và triểu đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm. Dựa vào cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân., giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng thành lập các tổ chức chính trị của mình, tiến hành cách mạng theo khuynh hướng DCTS mà đại diện ưu tú là Tôn Trung Sơn. + Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Tôn Trung Sơn Từ Châu Âu về Nhật Bản thống nhất lực lượng thành một chính đảng . - 8/1905 “ Trung Quốc đồng minh hội” – Chính đảng của giai cấp tư sản ra đời. - Tiến bộ: + Là chính đảng của trí thức tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, một số đại biểu công nhân, nông dân. Nhìn chung đây là một chính đảng cách mạng đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản Trung Quốc, tập hợp được nhiều hội viên trong nước, là tổ chức thống nhất toàn quốc, cơ cấu lãnh đạo thống nhất ( Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống và có cương lĩnh chính trị rõ ràng). + Về đường lối, nhiệm vụ cách mạng được để ra trong cương lĩnh dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là : Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Qua đó Đồng minh hội đã xác định được nhiệm vụ cách mạng là: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất. - Hạn chế: + Chưa xác định đúng kẻ thù và nhiệm vụ lớn của cách mạng Trung 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Quốc là chống đế quốc mà chỉ chĩa mũi nhọn vào cuộc đấu tranh chống triều đình Mãn Thanh. + Chưa nhận thức đúng vai trò và khả năng của giai cấp công nông ở 0,25 Trung Quốc nên chưa tập hợp đông đảo họ trong cuộc đấu tranh. - Vai trò: Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, phong trào cách mạng 0,25 Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung sơn và nhiều nhà hoạt động cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Câu 2: Lập bảng so sánh( 2 điểm) Nội dung so sánh CMDCTS Kiểu CMDCTS Kiểu CMXHCN Cũ mới Nhiệm vụ Đánh đổ chế độ Đánh đổ chế độ Lật đổ nền thống phong kiến, xóa phong kiến, xóa trị của giai cấp tư bỏ tàn tích phong bỏ tàn tích phong sản, xây dựng chủ kiến, thực hiện kiến, thực hiện nghĩa xã hội. dân chủ dân chủ, mở đường cho CNTB phát triển. Giai cấp lãnh đạo Giai cấp tư sản Giai cấp vô sản Giai cấp vô sản Động lực cách Tư sản và nông Liên minh công Liên minh công mạng dân. nông. nông. Xu thế phát triển Xây dựng CNTB Tiến lên làm Xây dựng chủ CMXHCN, xây nghĩa xã hội. dựng CNXH. SỞ GD&ĐT NGFHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 ===== ===== ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 -2013 MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) A/. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1 (5,0 điểm). Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại Phương Đông ở những điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ? Câu 2. (5,0 điểm). Bàng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em hãy: a) Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. b) Hảy nêu và phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lý trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá và khoa học kỷ thuật. B/. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 3. (5,0 điểm) Qua cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) . Em hãy: a) Trình bày hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến b) Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý Câu 4 (5,0 điểm). Nguyên nhân sụp đổ của vương triều Lê Sơ? Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII ? ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ! Họ tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:.................. 1 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM - HS trả lời cách khác nhưng chính xác về kiến thức vẫn cho đủ điểm - Việc chiết điểm các ý cần căn cứ vào mức độ trả lời của Học Sinh - Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo , lập luạn tư duy logic - Tổng điểm toàn bài làm tròn đến 01 chữ số thập phân ( VD: 10.25 = 10.3; 10.75=10.8 ) §iÓm Câu hỏi Nội dung Câu 1 Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại Phương Đông ở 5,0đ những điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ? • Lịch: - Người Phương Đông tính được nông lịch : một năm có 365 ngày được 0.5 chia thành 12 tháng - Người RôMa tính được một năm có 365 ngày và ¼ , họ tính được một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày • Chữ viết: - Người Phương Đông phát minh ra chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh, khó học khó sử dụng, khả năng phổ biến bị hạn chế - Người Hylạp, Rôma phát minh ra hệ chữ cái A, B, C....hệ thống chữ số La Mã I, II, III... tiện dụng và sử dụng linh hoạt ngày nay được nhiều nước sử dụng • Toán học: - Người Phương Đông phát minh ra hệ số đếm từ 0 đến 1 triệu, làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, giải các bài toán về hình học, tính được số π = 3.16 - Người Hy Lạp và Rô Ma để lại các tiên đề , định lý..... có giá trị khái quát cao và là cơ sở cho toán học ngày nay • Văn học: - Người Phương Đông ( Ai Cập, Lưỡng Hà) cổ đại mới chỉ có văn học dân gian , đó là các bài thơ, truyện , huyền thoại được truyền từ người này qua người khác - Người Hy lạp và Rô Ma xuất hiện các nhà văn có tên tuổi với các tác phẩm nổi tiếng cho đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị như: Iliat và Ôđixê của Hôme... • Những hiểu biết khoa học đén đây mới trở thành khoa học vì: - Hình thành các định lý, các tiên đề có giá trị khái quát hoá cao , cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị - Các thành tựu khoa học gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học như: Toán học :Ta-lét, Pi-ta-go, Ơclit , Vật lý: Acsimét .... Câu 2 5,00 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Bàng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em hãy: a) Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. 2 Câu 3 5,0đ + Nguyên nhân: - Bước vào thế kỷ XV do nhu cầu phát triễn của nền kinh tế hàng hoá nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng - Con đường buôn bán qua Tấy Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập dộc chiếm, đòi hỏi phải tìm con đường khác để buôn bán giữa Phương Đông và Châu Âu + Điều kiện: - Các tiến bộ về khoa học kỷ thuật vào thời điểm đó là tiền đề cho các phát kiến địa lí như các hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng trái đất - Người ta đã vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất các hòn đảo có cư dân - Các máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la - Kỷ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được những tàu lớn có hệ thống bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Caraven b) Hảy nêu và phân tích những tác động : - Các cuộc phát kiến địa lý vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hôi, văn hoá và KHKT của nhân loại +Kinh tế: - Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triễn… thúc đẩy quá trình cướp bóc, buôn bán nô lệ mang lại nguồn lợi lớn cho thương nhân Châu Âu + Chính trị - xã hội: - Thúc đẩy quá trình tan rã, khủng hoảng của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu, dồng thời thúc đẩy quá trình xâm lược thuộc địa +Văn hoá và Khoa học kỷ thuật: - Khẳng định trái đất hình cầu, mở ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giáo lưu văn hoá giữa các châu lục Qua cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) . Em hãy: a) Trình bày hai sự kiện tiêu biểu. - Năm 1075 Thái uý Lý Thường Kiêt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc , mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước - Năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta , dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi b)Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt - Chủ động tấn công, đánh bất ngờ, , sử dụng chiến thuật: “Tiên phát chế nhân” - Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người - Có cách phòng thủ chắc chắn, xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt - Kết hợp chiến tranh tâm lý ( đọc bài thơ thần trong đền Trương Hống- Trương Hát ) với tấn công quyết định 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 3 Câu 4 5,0đ + Nguyên nhân thắng lợi: - Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh 0.5 thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta - Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, cách đánh giặc dộc đáo, sáng tạo 0.5 + Ý nghĩa lịch sử: - Củng cố, bảo về độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh 0.5 chống ngoại xâm của nhân dân ta - Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân 0.5 tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau Nguyên nhân sụp đổ của vương triều Lê Sơ? Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII ? + Nguyên nhân sụp đổ: - Đầu thế kỷ XVI triều Lê sơ suy sụp, các vua không còn quan tâm đến việc 1.0 triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất - Nhân dân đói khổ nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến củng hợp quân, đánh nhau, tranh giành quyền lực, Nổi trội hơn cả là thế lực 1.0 của Mạc Đăng Dung - Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy sự bất lực và suy sụp 1.0 của họ Lê , 1527 bắt vua lê nhường ngôi và lập nên triều đại mới : Nhà Mạc - Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII : - Không chấp nhận chính quyền nhà Mạc, Một số quan lại cũ của nhà Lê Đứng đầu là Nguyễn Kim đã hợp quân với danh nghĩa là “phù Lê diệt Mạc” 0.5 nổi dậy ở vùng Thanh Hoá lập nên nhà nước mới ( Nam triều ), đối lập với Bắc triều của nhà Mạc - Bùng nổ nội chiến Nam – Bắc triều kéo dài đến cuối thế kỷ XVI ( 1592 ) Nhà Mạc bị lật đổ, Nhà Lê được khôi Phục lại, nhưng lại hình thành thế lực cát cứ 0.5 mới ở Miền Nam – thế lực phong kiến họ Nguyễn - Năm 1627 bùng nổ nội chiến Trịnh – Nguyễn kéo dài đến 1672 không phân thắng bại , hai bên giảng hoà lấy sông Gianh làm giới tuyến, đất nước bị chia 0.5 cắt thành hai : Đàng trong và đàng ngoài - Năm 1771 bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn , lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng trong, t sau đó lật đổ vua Lê-chúa Trịnh ở Đàng ngoài và lập nên vương triều 0.5 Tây Sơn vào năm 1788 -----------------------------HÕt-------------------------------- 4 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (6,0 điểm). Các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở Tây Âu thời hậu kì trung đại: a. Nêu nguyên nhân, điều kiện. b. Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến lớn về địa lí theo các nội dung: Số thứ tự, thời gian, người dẫn đầu, kết quả. c. Vì sao nói: "Phát kiến địa lí được coi như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức, báo hiệu buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa". Câu 2 (3,0 điểm). Tại sao người anh hùng dân tộc Ngô Quyền được các nhà sử học Việt Nam gọi là "ông tổ phục hưng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc” ? Câu 3 (3,0 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của quân và dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỉ XIII. Câu 4 (8,0 điểm). Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đất nước Việt Nam thời Lê sơ đã đạt đến trình độ phát triển cao về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, tuy nhiên, cũng bộc lộ một số hạn chế của quan hệ sản xuất phong kiến”. (Theo Lịch sử 10, NXB Giáo dục, H., 2006, tr.173) ----------------------------Hết------------------------ Họ tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:………………… UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm 2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài 3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,25 điểm II. Hướng dẫn chấm chi tiết §iÓm Câu hỏi Nội dung Câu 1 Các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở Tây Âu thời hậu kì trung đại... 6,00 a. Nguyên nhân, điều kiện * Nguyên nhân: Do sự phát triển của sản xuất nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc 0,75 ngày càng tăng. Mặt khác, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm. * Điều kiện: Các nhà hàng hải đã nghiên cứu các dòng hải lưu, hướng gió. La bàn 0,75 và máy đo góc thiên văn được sử dụng. Người ta đã vẽ được bản đồ, hải đồ có ghi tên các bến cảng. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ vượt bậc... b. Bảng thống kê về các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở châu Âu thời hậu kì trung đại (2,5đ) TT Thời gian Người dẫn đầu Kết quả 1 1415 Hoàng tử Hen-ri Đi dọc theo bờ biển châu Phi 2 1487 B. Đi-a-xơ Tới mỏm cực nam châu Phi (đặt tên mũi Bão Tố sau được vua Hoan II đổi tên là mũi Hảo Vọng) 3 1492 C. Cô-lôm-bô Đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay (phát hiện ra châu Mĩ nhưng lại lầm tưởng là Ấn Độ) 4 1497 Va-xcô đơ Ga-ma Vòng qua châu Phi đến vùng Ca-li-cút (Ấn Độ) 5 1519 - 1522 Ph. Ma-gien-lan Hành trình vòng quanh thế giới c. Tác động của các cuộc phát kiến lớn về địa lí * Các cuộc phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong 1,0 lĩnh vực giao thông và tri thức: Lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng của Trái Đất. Nó đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều như nhau. Đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành... Tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hoá và văn minh khác nhau... * Các cuộc phát kiến địa lí báo hiệu buổi "bình minh của thời đại TBCN": Đem lại 1,0 cho thương nhân châu Âu nguồn lợi khổng lồ từ việc buôn bán, cướp bóc ở châu Mĩ, châu Á, châu Phi. Thúc đẩy công nghiệp và thương nghiệp châu Âu phát triển, làm thành thị ở khu vực này phồn thịnh và mở ra quá trình xâm lược và cướp bóc Câu 2 Câu 3 Câu 4 thuộc địa (đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn và hình thức kinh doanh TBCN)... Tại sao người anh hùng dân tộc Ngô Quyền được các nhà sử học Việt Nam gọi là "ông tổ phục hưng cho nền độc lập tự chủ của dân tộc” ? * Trình bày khái quát về chiến thắng Bạch Đằng (938)... từ đó đi đến kết luận: Ngô Quyền được coi là người có công lớn trong việc giành được độc lập cho đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc. Chiến thắng Bạch Đằng (938) có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó. Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ... * Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu"... Phân tích nguyên nhân thắng lợi của quân và dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỉ XIII. 3,00 2,0 1,0 3,00 * Nguyên nhân chủ yếu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên 1,5 là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân (lấy dẫn chứng minh họa)... * Nhà Trần có đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần mà nổi bật nhất là Trần Quốc Tuấn (dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số 1,5 lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...). Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. Thắng lợi đó cũng gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần (lấy dẫn chứng minh họa).. Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đất nước Việt Nam thời Lê sơ đã đạt đến 8,00 trình độ phát triển cao... a. Thời Lê sơ đạt đến trình độ phát triển cao về chính trị, kinh tế, văn hóa * Về chính trị: - Tổ chức bộ máy nhà nước + Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế sáng lập ra nhà Lê, đặt lại tên nước là Đại 0,75 Việt. Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, quyết định mọi việc. Giúp việc cho vua có Tể tướng và một số quan đại thần, tiếp đến là một số cơ quan điều hành cấp bộ. C nước chia thành 5 đạo, dưới đạo là lộ, phủ, huyện, châu, xã với hệ thống quan lại như cũ... + Thời Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Ở trung ương 0,75 chức Tể tướng và Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc, bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn. Cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo đều có 3 ti để trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Người đứng đầu xã là Xã trưởng do dân bầu Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.... - Luật pháp: Thời Lê sơ bộ luật đầy đủ đã được ban hành là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức). 0,5 * Kinh tế ở - Nông nghiệp: Nhà nước ban hành chính sách quân điền, quy định việc chia ruộng công 0,75 làng xã, khuyến khích khai hoang, lập 43 sở đồn điền. Bộ phận ruộng đất tư tăng lên, hệ thống đê điều được quan tâm... - Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Được phục hồi và phát triển, kinh thành Thăng 0,75 Long là trung tâm buôn bán lúc bấy giờ. Nhà nước ban hành lệnh lập chợ, khuyến khích trao đổi sản phẩm. Nhiều làng thủ công mới hình thành.... * Văn hóa - Nho giáo được độc tôn, giáo dục Nho học thịnh đạt. Quốc tử giám được mở rộng 0,5 cho con em quan lại đến học. Các khoa thi được mở đều đặn, tất cả người có học, có lí lịch rõ ràng đều được đi thi. Những người đỗ tiến sĩ được khắc vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”... - Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển. Hàng loạt tập thơ văn ra đời như Bình 0,5 Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, nhiều tập thơ của Lý Tử Tấn, Đặng Minh Khiêm... 0,5 - Một số bộ sử được biên soạn như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư...sách Dư địa chí, tập bản đồ An Nam hình thắng đồ, bộ sách Thiên Nam dư hạ... 0,5 - Toán học: Một số nhà Nho cũng biên soạn sách như Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh... - Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu ca múa dân gian bị loại khỏi cung đình, nhà nước có 0,25 bộ phận ca nhạc riêng. Ca múa dân gian vẫn tiếp tục phát triển... 0,25 Với tất cả những thành tựu trên đã chứng tỏ thời Lê sơ thế kỉ XV thực sự là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt b. Hạn chế: Tính chất chuyên chế cao, nhiều vụ tranh giành quyền lực đã xảy ra, một số quy định trong hình luật quá hà khắc. Tình trạng tập trung ruộng đất trong tay giai cấp 2,0 địa chủ lớn. Ngoại thương không phát triển do nhà Lê không chủ trương mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài. Nội dung iáo dục xem nhẹ các kiến thức khoa học tự nhiên, kiến thức khoa học phục vụ sản xuất. Kiến trúc, điêu khắc phát triển chậm chạp... -----------------------------Hết-------------------------------------- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC -------------------------ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2006-2007 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Dành cho học sinh trường Chuyên Vĩnh Phúc Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề. -------------------------------- L−u ý: ThÝ sinh lµm bµi vµo tê giÊy thi. A. PhÇn tr¾c nghiÖm: C©u 1: ( 1 ®iÓm ) H y chØ râ c©u nµo ®óng, c©u nµo sai trong 4 c©u a, b, c, d sau ®©y: a. C− d©n Ph−¬ng §«ng lÊy n«ng nghiÖp vµ thñ c«ng nghiÖp lµm gèc trong cuéc sèng cña m×nh. b. §iÓm kh¸c nhau c¬ b¶n cña ng−êi n« lÖ vµ b×nh d©n ë HyL¹p vµ R« Ma lµ: B×nh d©n cã quyÒn kinh tÕ vµ chÝnh trÞ, cßn n« lÖ kh«ng cã ®−îc c¸c quyÒn nµy. c. I-li-¸t vµ ¤-®i-xª lµ b¶n Anh hïng ca næi tiÕng cña HyL¹p thêi Cæ ®¹i. d. M¸c- c«-p«-l« lµ ng−êi thùc hiÖn cuéc hµnh tr×nh tõ Ch©u ¢u sang Ph−¬ng §«ng tr−íc cuéc ph¸t kiÕn ®Þa lý thÕ kû XV. C©u 2: (1 ®iÓm ) Dùa vµo phÇn lÞch sö ViÖt Nam tõ Nguyªn thuû ®Õn thÕ kû XV, em h y ®iÒn vµo chç trèng nh÷ng tõ cßn thiÕu trong hai ®o¹n v¨n sau: a.Tõ Hîp phè ……………. chia qu©n lµm hai c¸nh. C¸nh qu©n bé tiÕn vµo vïng ……………… xuèng Lôc §Çu Giang. b.“Tõ thêi ……………. nhµ n−íc vµ nh©n d©n ® ch¨m lo khai ph¸ ®Êt hoang, më réng ®Êt ®ai canh t¸c, ph¸t triÓn N«ng nghiÖp. TiÕp tôc tinh thÇn ®ã …………….. kh«ng ngõng khuyÕn khÝch khai hoang, ®Èy m¹nh s¶n xuÊt ”. B. PhÇn tù luËn: C©u 3: (2,5 ®iÓm ) H y ph©n tÝch ®iÓm gièng nhau vµ kh¸c nhau c¬ b¶n vÒ mÆt chÝnh trÞ cña c¸c quèc gia Cæ §¹i Ph−¬ng §«ng víi c¸c quèc gia Cæ §¹i Ph−¬ng T©y. C©u 4 (2,5 ®iÓm ) Tãm t¾t c¸c sù kiÖn lÞch sö ViÖt Nam øng víi thêi gian trong b¶ng thèng kª sau: Thêi gian Tãm t¾t sù kiÖn 542 687 722 776 905 938 C©u 5: ( 3 ®iÓm ) Tãm t¾t diÔn biÕn chiÕn th¾ng B¹ch §»ng n¨m 938 vµ cho biÕt c«ng lao cña Ng« QuyÒn trong cuéc ®Êu tranh giµnh ®éc lËp thêi B¾c thuéc ? --------------HÕt----------- H−íng dÉn chÊm M«n LÞch sö líp 10 Tr−êng THPT Chuyªn N¨m häc 2006 –2007 A.PhÇn tr¾c nghiÖm: C©u 1: ( 1 ®iÓm ): Mçi c©u tr¶ lêi ®óng: 0,25®iÓm C©u ®óng : c vµ d C©u sai : a vµ b C©u 2: (1 ®iÓm ) Nh÷ng tõ ph¶i ®iÒn lµ nh÷ng tõ in nghiªng g¹ch ch©n. Mçi côm tõ ®iÒn ®óng: 0,25 ®iÓm a.Tõ Hîp phè M ViÖn chia qu©n lµm hai c¸nh. C¸nh qu©n bé tiÕn vµo vïng §«ng B¾c xuèng Lôc ®Çu giang. b.“Tõ thêi §inh, TiÒn Lª nhµ n−íc vµ nh©n d©n ® ch¨m lo khai ph¸ ®Êt hoang, më réng ®Êt ®ai canh t¸c, ph¸t triÓn N«ng nghiÖp. TiÕp tôc tinh thÇn ®ã Nhµ Lý, Nhµ TrÇn kh«ng ngõng khuyÕn khÝch khai hoang, ®Èy m¹nh s¶n xuÊt ”. B.Tù luËn: C©u 3: (2,5 ®iÓm) H y ph©n tÝch ®iÓm gièng nhau vµ kh¸c nhau c¬ b¶n vÒ mÆt chÝnh trÞ cña c¸c quèc gia Cæ §¹i Ph−¬ng §«ng víi c¸c quèc gia Cæ §¹i Ph−¬ng T©y. Néi dung §iÓm a.Gièng nhau: -VÒ b¶n chÊt ®Òu lµ nhµ n−íc cña giai cÊp thèng trÞ (Quý téc) 0,5 b.Kh¸c nhau: (2®iÓm) 1 *Ph−¬ng §«ng Cæ §¹i: -Nhµ n−íc ra ®êi tõ rÊt sím (thiªn niªn kû IV tr−íc c«ng nguyªn) -ThÓ chÕ chÝnh trÞ lµ chÕ ®é chuyªn chÕ Cæ §¹i ®øng ®Çu lµ Vua (Cha truyÒn con nèi) -Vua lµ ng−êi n¾m mäi quyÒn hµnh, ng−êi quyÕt ®Þnh cao nhÊt, lµ ng−êi tù quyÕt ®Þnh mäi chÝnh s¸ch vµ c«ng viÖc. +Vua ë Ai CËp gäi lµ PhaRaon +Vua ë L−ìng Hµ gäi lµ EnSi +Nhµ Chu ë Trung Quèc Vua tù x−ng lµ thiªn Tö … -D−íi Vua lµ 1 hÖ thèng hµnh chÝnh quan liªu tõ Trung −¬ng ®Õn ®Þa ph−¬ng. 1 *Ph−¬ng T©y Cæ §¹i: -Nhµ n−íc ra ®êi muén h¬n Ph−¬ng §«ng (§Çu thiªn niªn kû I tr−íc C«ng Nguyªn) -ThÓ chÕ chÝnh trÞ lµ ChÕ ®é céng hoµ d©n chñ chñ n«, ®øng ®Çu nhµ n−íc kh«ng ph¶i lµ 1 c¸ nh©n (hay Vua nh− ë Ph−¬ng §«ng ) -QuyÒn lùc nhµ n−íc n»m trong tay §¹i héi c«ng d©n vµ Héi ®ång 500… -C¸c ®¹i biÓu cña d©n tham gia c¬ quan nhµ n−íc víi nhiÖm kú 1 n¨m chø kh«ng ph¶i suèt ®êi…. C©u 4: (2,5®iÓm) Tãm t¾t sù kiÖn LÞch sö ViÖt Nam øng víi thêi gian trong b¶ng thèng kª sau: Thêi gian Tãm t¾t sù kiÖn §iÓm 542 Lý BÝ khëi nghÜa. N¨m 544, cuéc khëi nghÜa th¾ng lîi vµ thµnh lËp n−íc V¹n Xu©n 0,25 687 Lý Tù tiªn, §inh KiÕn khëi nghÜa, v©y ®¸nh phñ thµnh Tèng B×nh (Hµ Néi ) giÕt 0,5 chÊt §« hé phñ Lª Diªn Hùu. Nhµ §−êng cö qu©n sang ®¸nh b¹i NghÜa qu©n. 1 722 Mai Thóc Loan kªu gäi nh©n d©n vïng Nam §µn (NghÖ An) næi dËy khëi nghÜa, 0,75 x©y dùng c¨n cø chèng giÆc ë SaNam (Nam §µn). §−îc nh©n d©n h−ëng øng nghÜa qu©n tiÕn ra B¾c, tÊn c«ng phñ thµnh Tèng B×nh. §« hé Quang Së Kh¸ch bá trèn. Mai Thóc Loan x−ng §Õ (Mai H¾c §Õ ). §ãng ®« ë V¹n An (NghÖ An). Nhµ §−êng ph¸i 10 v¹n qu©n sang ®µn ¸p. Lùc l−îng nghÜa qu©n tan vì. 776 -Phïng H−ng khëi nghÜa ë §−êng L©m (S¬n T©y- Hµ T©y), ®¸nh chiÕm phñ thµnh 0,5 Tèng B×nh, qu¶n lý ®Êt n−íc. Phïng H−ng mÊt. N¨m 791, nhµ §−êng ®em qu©n x©m l−îc. 905 -Khóc Thõa Dô ®−îc sù ñng hé cña nh©n d©n ® ®¸nh chiÕm phñ thµnh Tèng B×nh, 0,25 x©y dùng chÝnh quyÒn tù chñ. 938 -Ng« QuyÒn ®¸nh b¹i cuéc x©m l−îc cña Nam H¸n, b¶o vÖ ®éc lËp tù chñ. 0,25 C©u 5: (3®iÓm) Tãm t¾t diÔn biÕn chiÕn th¾ng B¹ch §»ng n¨m 938 vµ cho biÕt c«ng lao cña Ng« QuyÒn trong cuéc ®Êu tranh giµng ®éc lËp thêi B¾c Thuéc ? Néi dung a.Tãm t¾t diÔn biÕn chiÕn th¾ng B¹ch §»ng…(2 ®iÓm) -Th¸ng 10/938, Ng« QuyÒn ®em qu©n ®¸nh KiÒu C«ng TiÔn, C«ng TiÔn cho ng−êi sang cÇu cøu Nam H¸n. Lîi dông c¬ héi ®ã, qu©n Nam H¸n kÐo vµo x©m l−îc n−íc ta lÇn thø hai. -Sau khi giÕt chÕt kiÒu C«ng TiÔn, Ng« QuyÒn æn ®Þnh t×nh h×nh ®Êt n−íc, cïng qu©n d©n chuÈn bÞ chèng giÆc. Ng« QuyÒn dïng kÕ ®ãng cäc ë cöa s«ng B¹ch §»ng, bè trÝ qu©n mai phôc ë hai bªn bê s«ng. -§oµn thuyÒn chiÕn Nam H¸n nèi nhau vµo cöa s«ng B¹ch §»ng, kh«ng hay biÕt g× c¶. BÊy giê n−íc triÒu lªn ngËp hÕt trËn ®Þa cäc, Ng« QuyÒn cho 1 ®oµn thuyÒn nhá ra khiªu chiÕn, råi quay ch¹y. §oµn thuyÒn giÆc thõa th¾ng ®uæi gÊp, v−ît qua trËn ®Þa cäc. Khi n−íc triÒu rót xuèng, Ng« QuyÒn h¹ lÖnh ph¶n c«ng. Qu©n mai phôc tõ 2 bªn ®æ ra ®¸nh m¹nh. Ho»ng Th¸o chèng ®ì kh«ng næi, quay thuyÒn bá ch¹y. BÞ qu©n ta ®uæi gÊp, thuyÒn giÆc lao vµo mòi cäc vµ lao vµo nhau ®æ vì tan tµnh. Qu©n ta thõa thÕ v©y ®¸nh, giÆc chÕt qu¸ 1 nöa. Ho»ng Th¸o bÞ giÕt t¹i trËn … b.C«ng lao cña Ng« QuyÒn trong cuéc ®Êu tranh giµnh ®éc lËp thêi B¾c thuéc (1 ®iÓm) -§ trõ khö ®−îc tªn ph¶n ®éng KiÒu C«ng TiÔn, võa tr¶ thï cho chñ t−íng võa thñ tiªu ®−îc néi øng lîi h¹i cña Nam H¸n. -ViÖc thiÕt kÕ vµ chØ huy trËn ®¸nh ë s«ng B¹ch §»ng ® ®Ëp tan ®−îc cuéc x©m l−îc cña qu©n Nam H¸n -Cuéc khëi nghÜa vµ chiÕn th¾ng B¹ch §»ng 938 cña Ng« QuyÒn ® kÕt thóc vÜnh viÔn ¸ch ®« hé cña phong kiÕn Trung Quèc. Më ra 1 b−íc ngoÆt míi, thêi ®¹i míi. Thêi ®¹i ®éc lËp, tù chñ l©u dµi cña d©n téc ta. §iÓm 0,5 0,5 1 0,25 0,25 0,5 L−u ý: - Trªn ®©y lµ nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n mµ bµi lµm cña häc sinh cÇn ph¶i ®Ò cËp ®Õn - ChØ cho ®iÓm tèi ®a c¸c ý khi bµi lµm tr×nh bµy ®ñ néi dung, chÝnh x¸c diÔn ®¹t râ rµng, bè côc chÆt chÏ theo yªu cÇu cña bµi HSG. 2 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – KHỐI 10 – MÔN SỬ Năm học : 2012-2013 Thời gian làm bài : 90 phút Câu 1: Do đâu nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ? (3 đ) Câu 2: Các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành sớm như thế nào? vẽ sơ đồ quá trình hình thành và giải thích nguyên nhân hình thành sớm của các quốc gia cổ đại Phương Đông? (3 đ) Câu 3: Nêu những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại Phương Đông? Cư dân Phương Đông có đóng góp gì đối với sự phát triển của nhân loại? (4 đ) -------- Hết -------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG MÔN SỬ - K10 – 2012-2013 Câu 1 (3đ) Đảm bảo các ý chính sau đây : -Sự xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại…(0,5đ) -Con người tách ra lao động riêng, muốn làm chủ, sức lao động khác nhau……(0,5đ) -những người có thế lực chiếm của dư làm của riêng……(0,5đ) -Xuất hiện tư hữu……(0,5đ) -Nguyên tắc vàng không còn hợp lý… nhường chổ cho xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời (1đ) Câu 2 (3đ) - Cô sôû hình thaønh: Söï phaùt trieån cuûa saûn xuaát daãn tôùi söï phaân hoùa giai caáp, töø ñoù nhaø nöôùc ra ñôøi. - Do ñieàu kieän töï nhieân thuaän lôïi, saûn xuaát phaùt trieån maø khoâng caàn ñôïi ñeán khi xuaát hieän coâng cuï baèng saét, trong xaõ hoäi ñaõ xuaát hieän cuûa caûi dö thöøa daãn ñeán söï phaân hoùa xaõ hoäi keû giaøu, ngöôøi ngheøo, taàng lôùp quí toäc vaø bình daân. Treân cô sôû ñoù nhaø nöôùc ñaõ ra ñôøi. - Caùc quoác gia coå ñaïi ñaàu tieân xuaát hieän ôû Ai Caäp, Löôõng Haø, AÁn Ñoä, Trung Quoác, vaøo khoaûng thieân nieân kyû thöù IV - III TCN SƠ ĐỒ Quốc gia Thời gian Qúa trình Hình thành Ai Cập TNKIV TCN Các liên minh công xã thành lập và sau đó hợp nhất thành lập nhà nước Ai Câp Lưỡng Hà TNKIV TCN Hàng chục nước nhỏ của người Xume hình thành Ấn Độ TNKIII TCN Các quốc gia cổ đầu tiên ra đời trên lưu vực sông ẤN,sông Hằng. Trung Quốc TKXXITCN Vương triề nhà Hạ thành lập trên lưu vực sông Hoàng Hà,Trường giang Câu 3 (4 đ) Thiên văn học và lịch (07.5đ) - Ra đời sớm nhất gắn với nhu cầu sản xuất nông nghiệp... - Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nông lịch có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng... Chữ viết(0.75đ) - Do nhu cầu trao đổi kinh nghiệm...chữ viết ra đời ... - Ban đầu là chữ tượng hình, về sau là chữ tượng ý... - Nhờ đó mà chúng ta hiểu được phấn nào lịch sử thế giới cổ đại - Toán học(0.75đ) Do nhu cầu tính lại ruộng đất, xây dựng, buôn bán.. - Người Ai Cập giói về hình học, người Lưỡng Hà giỏi về số học, người Ấn Độ phát minh ra hệ thống chữ số 0,1,2,3... - Phục vụ cuộc sống và để lại kinh nghiệm cho đời sau . .Kieán truùc(0.75đ) - Do uy quyeàn cuûa caùc vua maø haøng loaït caùc coâng trình kieán truùc ñaõ ra ñôøi. Kim töï thaùp Ai Caäp, Vöôøn treo Babilon, Vaïn lyù Tröôøng thaønh… - Caùc coâng trình naøy thöôøng ñoà soä theå hieän cho uy quyeàn cuûa vua chuyeân cheá. Ngaøy nay coøn toàn taïi moät soá coâng trình nhö Kim töï thaùp Ai Caäp, Vaïn lyù Tröôøng thaønh, coång I-sô-ta, thaønh Babilon… Nhöõng coâng trình naøy laø nhöõng kyø tích veà söùc lao ñoäng vaø taøi naêng saùng taïo cuûa con ngöôøi. Vai trò (1đ) - Là những phát minh đầu tiên, vĩ đại đặt nến móng cho sự ra đời và phát triển của nền văn minh thế giới . - Là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của nền văn hóa cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô Ma... Sở GD – ĐT Bắc Giang Trường THPT Lạng Giang số 1 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT Môn: Lịch sử Lớp 10. Thời gian: 90’ Năm học: 2008-2009 I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Điền vào chỗ (…) những cụm từ cho sẵn dưới đây về nền kinh tế lãnh địa (lãnh địa phong kiến) ở châu Âu. lãnh địa lâu đài, dinh thự độc lập tự túc, tự cấp pháo đài kiên cố lãnh chúa phong kiến ông vua nhỏ phân tán lãnh địa phong kiến lãnh chúa lớn phương Tây phương Đông Kinh tế lãnh địa là một đơn vị …(1)… không chỉ về kinh tế, mà còn về chính trị, có quyền lập pháp và hành pháp riêng. Mỗi ..(2)… được coi là một vương quốc riêng, có một khu đất rộng lớn, bao gồm đất đai của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa có những … (3)…, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại, có hào sâu, tường bao quanh, tạo thành những …(4)… Lãnh chúa sống trong các lãnh địa như vậy được coi là một …(5)… Như vậy, trong giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến châu Âu, quyền lực bị …(6)… mà không tập trung vào tay vua. Vua thực chất cũng chỉ là một …(7)… mà thôi. Đây là điểm khác biệt căn bản so với chế độ phong kiến ở …(8)… II. Tự luận (8 điểm) 1. (2 điểm) Trình bày nguyên nhân, các cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí trong thế kỉ XV – XVI? 2. (2 điểm) Hãy cho biết những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc. Nguyên nhân của những chuyển biến đó? 3. (2 điểm) Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông Nguyên thời Trần? 4. (2 điểm) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT MÔN SỬ LỚP 10 Giáo viên: Nguyễn Thị Ái Hoa I. Trắc nghiệm khách quan (2điểm) Điền vào chỗ (…) những cụm từ cho sẵn. (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) 1. độc lập 3. lâu đài, dinh thự 5. ông vua nhỏ 7. lãnh chúa lớn 2. lãnh địa 4. pháo đài kiên cố 6. phân tán 8. phương Đông II. Tự luận (8 điểm) 1. (2 điểm) * Nguyên nhân: - Sản xuất vàng bạc dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao - Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm - Khoa học kĩ thuật có bước tiên quan trọng như kĩ thuật mới trong đóng tàu, sa bàn, hải đồ… * Các cuộc phát kiến địa lí: - Năm 1487, Điaxơ (người BĐN) đi vòng cực nam của lục địa Phi, đặt tên mũi Hảo Vọng - 1492, Cô lômbô (TBN) đến được Cuba và một số đảo vùng Ăng ti. Phát hiện ra châu Mĩ - 1498, VaxcođơGama (BĐN) đã đến Ca li cút (Ấn Độ) - 1519- 1521, Magienlăng (TBN) đi vòng quanh thế giới * Hệ quả: - Đem lại hiểu biết mới về trái đất là hình cầu, tìm ra con đường mới, dân tộc mới. - Thị trường thế giới được mở rộng, giao lưu văn hoá thế giới được mở rộng. - Thúc đẩy nhanh sự tan rã của QHSX phong kiến và sự ra đời của CNTB. - Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 2. (2 điểm) * Những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội: - Kinh tế: công cụ lao động bằng sắt được sử dụng rộng rãi, diện tích trồng trọt được đẩy manh, công trình thủy lợi được xây dựng, năng suất lúa tăng hơn trước. Thủ công thương mại cũng chuyển biến. - Văn hoá, xã hội: nhân dân ta đã tiếp nhận và “Việt hoá”những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa. Mâu thuẫn xã hội bao trùm là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. * Nguyên nhân: - Tinh thần ham hiểu biết, học hỏi của người Việt trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt - Ngày nay tinh thần đó vẫn được phát huy 3. (2 điêm) - Về tình hình đất nước trước khi bị xâm lược: + Nhà Tiền Lê, Lý: tình hình chính trị ở triều đình trung ương không ổn định, mâu thuẫn nội bộ + Nhà Trần: triều đình nhà Trần mạnh - Về cách thức tổ chức đánh giặc: + Tiền Lê: bố trí trận địa mai phục đợi giặc ở vùng Đông Bắc + Lý: thực hiện chủ trương đem quân sang đất Tống tiêu diệt các cơ sở hậu cần, quân sự của địch, chủ động rút về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt đợi giặc + Trần: chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, đợi quân giặc mệt mỏi mới tổ chức phản công giành thắng lợi. - Về cách kết thúc cuộc chiến tranh: + Tiền Lê, Lý: chủ động giảng hoà, đặt quan hệ hoà hiếu + Trần: dùng thắng lợi quân sự để làm nhụt ý chí xâm lược của kẻ thù. 4. (2điểm) STT Tên cuộc kháng chiến Thời gian Các trận thắng tiêu biểu Kết quả 1 chống Tống 981 Vùng Đông Bắc thắng lợi 2 chống Tống 1075 – 1077 Hoa Nam, phòng tuyến sông thắng lợi Như Nguyệt 3 chống Mông – Nguyên Lần 1: 1258 Đông Bộ Đầu thắng lợi Lần 2: 1285 Chương Dương Lần 3: 1288 Hàm Tử, Tây kết, Bạch Đằng 4 Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1427 Chi Lăng – Xương Giang thắng lợi Sở GD & ĐT Phú Thọ Trường THPT Yên Lập Mã đề 01 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN : LỊCH SỬ 10 ( Thời gian làm bàii 180 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 : (3 điểm ) chế đô quân điền là gì ? nội dung của chế độ quân điền dưới nhà Đường ở Trung Quốc như thế nào ? Tác dụng của nó ? Câu 2 : ( 5 điểm) Khi đánh giá về các thành thị Tây Âu thời trung đại, Mác viết : “Thành thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”.(Ph. Ăngghen). Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết : a) Thành thị Tây Âu trung đại ra đời trong những điều kiện lịch sử như thế nào? b) Phân tích vai trò của thành thị trung đại Tây Âu. Câu 3 : ( 4 điểm ) Sự phân hoá xã hội ở nước ta trong các thế kỉ X- XV đã được biểu hiện như thế nào, hậu quả ? nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hoá đó ? Câu 4 : ( 4 điểm) a) hãy nêu những cải cách hành chính dưới thời vua Lê Thánh Tông. b) Em có nhận xét gì về những cải cách đó ? Câu 5 : (4 điểm) Lập bảng thống kê khái quát các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X? Qua bảng thống kê,nêu nhận xét về cuộc đấu tranh của nhân dân ta ? Theo mẫu sau : Số thứ tự Năm khởi nghĩa Tóm tắt diễn biến , kết quả ********************** Hết ******************** Họ và tên thí sinh................................................ SBD.................................................................... Chú ý : Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 : ( 3 điểm ) - Chế độ quân điền là nhà Đường lấy ruộng đất công lãng xã và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho hộ nông dân. ( 0,5 điểm ) * Nội dung của chế độ quân điền . - Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp cai quản, quản lí chia cho nông dân cày cấy. ( 0,5 điểm ) - Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc( 0,5 điểm ). - Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, ruộng trồng dâu được cha chuyền con nối.( 0,5 điểm ) * Tác dụng : - Nông dân yên tâm sản xuất.( 0,5 điểm ) - thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước. - Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.( 0,5 điểm ) Câu 2 : ( 5 điểm) a. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của thành thị Tây Âu thời trung đại( 1,5 điểm) - Từ thế kỉ XI sản xuất nông nghiệp ở Tây Âu phát triển dẫn đến sự tăng nhanh sản phẩm xã hội.(0,5 điểm) - Xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.(0,25 điểm) - Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá của người thợ thủ công. (0,25 điểm) - Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa đến những nơi thuận tiện để sản xuất, mua bán (các bến sông, các đầu mối giao thông…). tại những nơi này dần dần hình thành “thành thị”.(0,5 điểm) b. Vai trò của thành thị( 3,5 điểm) - Kinh tế :(0,75 điểm) Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp. Từ khi có thành thị trung đại thì các lãnh chúa phong kiến chủ yếu sản xuất nông phẩm để trao đổi lấy hàng hoá thủ công của thành thị, dẫn đến sự phân công lao động giữa nông nghiệp ở nông thôn với thủ công nghiệp ở thành thị, Do đó hai ngành có điều kiện cải tiến để phát triển. Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường hội, thương hội cũng xuất hiện, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, thống nhất thị trường quốc gia dân tộc. - Xã hội :(0,75 điểm) Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô, là người phụ thuộc vào giai cấp phong kiến, nay bắt đầu có người lao động tự do là thị dân. Vì vậy nông nô sẽ noi theo gương thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô, bằng cách bỏ trốn khỏi lãnh địa, hay chuộc thân. - Chính trị :(0,75 điểm) Thành thị đấu tranh giành quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để quản lí thành thị.Tiếp đó, thị dân giúp đỡ nhà vua xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền. Thị dân dần được tham gia vào chính quyền phong kiến như làm quan toà, quan tài chính, tham gia hội nghị 3 đẳng cấp. - Văn hoá – Giáo dục :(0,75 điểm) Thành thị trung đại còn mang một không khí tự do và phát triển tri thức; thành thị mở các trường đại học để đào tạo tầng lớp tri thức cho thị dân (Đại học Oxphowt, Xoocbon…). Thị dân quan tâm đến các hoạt động văn hoá, tinh thần như sáng tác văn thơ, điêu khắc, kiến trúc…làm sinh hoạt văn hoá ở thành thị sôi nổi hẳn lên. => Vì vậy, nói về vai trò của thành thị trung đại có nhận định cho rằng : “Thành thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”. Vì nó đánh dấu bước ngoặc lớn trong lịch sử trung đại thế giới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Sự ra đời của thành thị trung đại Tây Âu là tiền đề cho sự phồn vinh của các thành phố hiện nay.( 0,5 điểm ) Câu 3 : (4 điểm) • Sự phân hóa xã hội ở nước ta từ thế kỉ X – XV ( 2 điểm ). - Sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế đã làm cho đời sống nhân dân đảm bảo hơn. Tuy nhiên trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, xã hội củng từng bước phân hóa. ( 0,5 điểm ) - Tầng lớp quý tộc được củng cố, địa chủ gia tăng, từ thế kỉ XII nhà Lý đã ban hành nhiều điều luật về mua bán ruộng đất , tuy nhiên tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng cao ở cuối thế kỉ XIII và thế kỉ XIV. ( 1 điểm ) - Những năm đói kém nhân dân nhiều nơi phải bán ruộng đất và bán con trai gái làm nô tì. ( 0,5 điểm ) • Hậu quả. ( 1 điểm ) - Làm bùng nổ các mâu thuẫn xã hội đặc biệt là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến và đã dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại phong kiến ở cuối mỗi triều đại . ( 0,5 điểm ) - Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn đã làm cho đại đa số nhân dân bị bần cùng hóa cao độ, điều đó đã làm cho công thương nghiệp kém phát triển vì sức mua hàng hóa của nhân dân ngày càng thấp(0,5 điểm) • Nguyên nhân. ( 1 điểm ) - Sự phát triển của chế độ phong kiến lúc bấy giờ , quý tộc , quan lại , địa chủ ngày càng chấp chiếm nhiều ruộng đất làm cho đa số nông dân bị mất ruộng đất. ( 0,5 điểm ) - Những điều luật của nhà Lý đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của chế độ tư hữu ruộng đất và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. ( 0,5 điểm ) Câu 4 : (4 điểm) a ) Những cải cách hàng chính ( 3 điểm ) * Ở trung ương : - Các chức tể tướng, Đại hành khiển bị xóa bỏ, sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước. ( 0,5 điểm ) * Ở địa phương : - Nhà nước xóa bỏ các đạo, lộ cũ. ( 0,25 điểm ) - Chia nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo bao gồm có 3 ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự, thanh tra, xã vấn là đơn vị hành chính cơ sở. ( 0,5 điểm ) - Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dực,thi cử và được cấp nhiều ruộng đất. ( 0,5 điểm ) - Ban hành bộ luật “ Quốc triều hình luật ”. ( 0,25 điểm ) - Quân đội được tổ chức chặt chẽ theo chế độ “ Ngụ binh ư nông ”. ( 0,5 điểm ) - Cấp ruộng đất cho những người có công trong chiến đấu chống quân Minh xâm lược. ( 0,5 điểm ) b ) Nhận xét ( 1 điểm ). - Những cải cách của Lê Thánh Tông có tính toàn diện, sâu sắc góp phần đưa nhà nước quân chủ phát triển đến cực thịnh. ( 0,5 điểm ) - Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, tạo điều kiện ổn định chính trị và phát triển kinh tế. ( 0,5 điểm ) Câu 5. (4,0điểm) * Lập bảng thống kê.( 3 điểm,mỗi ý 0.5 điểm) Tóm tắt diễn biến,kết quả STT Năm khởi nghĩa 1 542 - Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Năm 544, thành lập nước Vạn Xuân. 2 687 - Lý Tự Kiên, Đinh Kiến, vây đánh phủ thành Tống Bình(Hà Nội), giết chết đô hộ phủ Lưu Diên Hựu. 3 722 - Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn (Nghệ An) nổi dậy khởi nghĩa, tấn công phủ thành Tống Bình. Đô hộ Quang Sở Khách bỏ trốn. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), đóng đô ở Vạn An (Nghệ An). 4 Khoảng - Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây-Hà Tây), đánh chiếm phủ thành Tống Bình, quản lí đất nước.Phùng Hưng 776 mất năm 791, nhà Đường đem quân xâm lược. 5 905 - Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đánh chiếm phủ thành Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ. 6 938 - Ngô Quyền đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, bảo vệ độc lập tự chủ. * Nhận xét: (1 điểm) Từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X, nhân dân ta tiếp tục cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc mạnh mẽ ,quyết liệt và giành được nhiều thắng lợi,kết thúc hoàn toàn thời kì bị phương Bắc đô hộ,mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của nước ta ĐỀ THI OLYMPIC L ỊCH SỬ 10 Thời gian : 90 phút TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC NĂM HỌC 2010-2011 Câu 1 (5 điểm): Vì sao sau khi thoát khỏi giới động vật, Người tối cổ phải sống thành từng bầy? Bầy Người nguyên thủy khác với các bầy động vật ở những điểm nào? Câu 2 (5 điểm): Vì sao từ thế kỉ XI trở đi các thành thị trung đại xuất hiện ở Tây Âu? Tác động của thành thị đối với các lãnh địa phong kiến Tây Âu? Câu 3 (4 điểm): Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc theo các tiêu chí sau: 1- Cơ sở hình thành. 2- Bộ máy nhà nước. 3- Kinh đô. Câu 4 (6 điểm): Những mặt tích cực và hạn chế của các chính sách kinh tế thời Nguyễn? *****HẾT***** KỲ THI ÔLIMPIC – LỚP 10 SỞ GD-ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học 2010 – 2011 ĐÁP ÁN Câu hỏi Câu1 (5 điểm) Câu 2 (5 điểm) Nội dung cần đạt * Nguyên nhân: - Do trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ nên họ phải kiếm sống bằng lao động tập thể với phương thức săn bắt hái lượm. - Do sống trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt (luôn bị thú dữ, thiên tai đe dọa)…nên phải dựa vào sức mạnh sự hợp tác của tập thể để tự vệ, sinh tồn. * Sự khác nhau……: - Bầy Người nguyên thủy biết chế tạo công cụ lao động (những công cụ thuộc thời kì đá cũ). - Biết giữ lửa trong tự nhiên và biết chế tạo ra lửa để nướng chín thức ăn, tự vệ và sưởi ấm. - Giữa các thành viên có mối quan hệ tương đối chặt chẽ, gắn bó: có người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái… * Nguyên nhân: - Từ thế kỉ XI, lực lượng sản xuất ở Tây Âu có nhiều biến đổi mà trước tiên là trong lĩnh vực nông nghiệp. - Công cụ sản xuất được cải tiến đưa tới sự phát triển của sản xuất, sự tăng nhanh những sản phẩm xã hội dẫn đến hai hệ quả chủ yếu: + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa náy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán. + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công. Thang điểm Câu 3 (4 điểm) Câu 4 (6 điểm) - Những người thợ thủ công có nhu cầu tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất, mua bán ( bến sông,nơi giao nhau của những trục đường giao thông chính … bên ngoài lãnh địa). * Tác động: - Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. - Phá vỡ nền kinh tế khép kín, tự túc tự cấp trong các lãnh địa… - Mang lại không khí tự do mở mang tri thức tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu. Tiêu chí so Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc sánh 1. Cơ sở Do yêu cầu chống Do yêu cầu chống ngoại xâm, hình thành ngoại xâm, sản xuất sản xuất kinh tế nông nghiệp kinh tế nông nghiệp (bảo vệ mùa màng, làm thủy (bảo vệ mùa màng, lợi) làm thủy lợi) 2. Bộ máy - Đứng đầu nhà nước - Đứng đầu nhà nước là Vua nhà nước là Vua giúp việc cho giúp việc cho vua có các Lạc vua có các Lạc hầu, hầu, Lạc tướng Lạc tướng - Có 3 tầng lớp trong - Có 3 tầng lớp trong xã hội: xã hội: vua quan quý vua quan quý tộc, nô tì và tộc, nô tì và nông dân nông dân công xã (dân tự do) công xã (dân tự do) - Tổ chức chặt chẽ hơn, lãnh - Cơ cấu tổ chức còn thổ được mở rộng trên cơ sở đơn giản sơ khai. sáp nhập Văn Lang và Âu Việt. 3. Kinh đô - Bạch Hạc - Cổ Loa * Mặt tích cực: - Coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp: + Đo dạc lại ruộng đất, lập địa bạ. + Ban hành chính sách quân điền. + Thực hiện chính sách khai hoang, lập doanh điền. - Phát triển các nghề thủ công dân gian, tăng cường xây dựng các quan xưởng. - Chú trọng khai khoáng các mỏ, tăng nguồn thu thuế cho nhà nước. * Những hạn chế: - Không bảo vệ được ruộng đất công. Chính sách quân điền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực chất là ưu tiên cho quan lại, quý tộc, binh lính. - Tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang hóa còn nhiều. - Trong khai khoáng nhà nước quản lí kém nên chỉ hoạt động trong thời gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân. - Thương nghiệp thi hành chính sách thuế khóa phức tạp và kiểm soát ngặt nghèo, nhà nước nắm độc quyền ngoại thương và dè dặt với các nước phương Tây nên hoạt động kém sôi động, tấp nập. *******************HẾT******************* SỞ GD & ĐT BẮC NINH Trường THPT Quế Võ số 2 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 06/02/2012 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn thi: Lịch sử lớp 10 Họ và tên thí sinh:……………………………… Số báo danh………………. Lớp:…………………………………………………………………………… Câu 1 (5 điểm): Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải về quá trình hình thành, tình hình kinh tế, xã hội và chính trị? Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới sự hình thành, đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông? Câu 2 (4 điểm): Phong kiến là gì? Anh (chị) hãy cho biết tại sao có thể khẳng định chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển thịnh đạt dưới nhà Đường? Câu 3 (4 điểm): Đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản của xã hội phong kiến Tây Âu thời kỳ phân quyền là gì? Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết cơ bản của mình về đơn vị kinh tế - xã hội này? Câu 4 (4 điểm): Trình bày nguyên nhân, thành tựu và phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí thời Hậu kỳ trung đại? Câu 5 (3 điểm): Về văn hóa, các triều đại phong kiến Trung Hoa đã có âm mưu, thủ đoạn gì đối với cư dân Việt cổ dưới thời Bắc thuộc (từ thế kỷ II – TCN đến thế kỷ X)? Âm mưu đó của chúng có thực hiện được không? Tại sao có thể khẳng định được điều đó? ----------------HẾT---------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD & ĐT BẮC NINH Trường THPT Quế Võ số 2 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn thi: Lịch sử lớp 10 Ngày thi: 06/02/2012 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ý cần đạt Câu Câu 1 Điểm * Lập bảng so sánh Nội dung Các quốc gia cổ đại PĐ Các quốc gia ĐTH QTHT - Điều kiện tự nhiên: hình - Điều kiện tự nhiên: hình thành (1 điểm) thành ở lưu vực các con sông ở các đảo, ven biển ĐTH, đất lớn (VD), đất đại……….. 0.5 đại……….. - Công cụ: Đồng đỏ, đồng - Công sụ: sắt 0.25 thau, đá - Thời gian ra đời: TNK IV- - Thời gian ra đời: TNK ITNK III TrCN…sớm TrCN… muộn Kinh tế - NN là chính, họ biết thâm - TCN và ngoại thương là chính, (0.75) canh, trồng trọt lúa nước, lúa họ biết rèn sắt, gốm, buôn mì,… chăn thả gia súc 0.25 0.5 bán….. - Ngoài ra việc trao đổi buôn bán, làm thủ công khá phát - Ngoài ra họ biết trồng cây lưu triển 0.25 niên…. Xã hội - gồm 3 tầng lớp: Quý tộc, - gồm 3 bộ phận: chủ nô, công (0.75) nông dân công xã, nô lệ. 0.5 dân tự do, nô lệ - Nông dân công xã chiếm - Nô lệ là lực lượng chính 0.25 chủ yếu 0.5 Chính trị Nhà nước chuyên chế cổ đại Nhà nước DCCN * Ảnh hưởng của ĐKTN tới sự hình thành nhà nước… 0.5 - Do đất đai mầu mỡ tơi sốp, lưu vực sông lớn…. nên công cụ bằng đồng, đá, cây… đã tạo ra sự chuyển biến kinh tế… nhà nước ra đời tự sớm, phạm vi lãnh thổ rộng 0.5 - Tác động kinh tế: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. 0.5 - Tác động tới xã hội: kinh tế nông nghiệp là nghề chính nên cư dân chủ yếu là nông dân, cày ruộng của công xã (NDCX), xã hội gồm 3 tầng lớp NDCX, Quý tộc, nô lệ - Tác động tới chính trị: Yêu cầu làm thủy lợi, cần huy động sức của nhiều 0.5 người, cần có 1 người có uy tín, tổ chức….. nhà nước là nhà nước chuyên chế cổ đại do vua đứng đầu Câu 2 * Phong kiến là: là chế độ dựa trên sự bóc lột của địa chủ đối với nông dân 0.5 thông qua hình thức địa tô, dưới sự thống trị của bộ máy nhà nước quân chủ do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành, dưới vua là bộ máy quan lại quan liêu từ trug ương đến địa phương. * Cơ sở khẳng định chế dộ phong kiến nhà Đường phát triển cực thịnh: - Giới thiệu sự thành lập, thời gian tồn tại: Năm 618, Lý Uyên đánh dẹp các thế lực phong kiến, lập ra nhà Đường (618 - 906). 0.5 - Về kinh tế: Nhà nước giảm sưu thuế, lao dịch, đẩy mạnh khai hoang, làm thủy lợi, thực hiện chế độ quân điền (lấy ruộng đất công làng xã chia cho nhân dân), … nhờ đó năng suất, sản lượng lương thực tăng, nhà nước nắm được nông dân, 1.0 chế độ phong kiến được củng cố….; thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Nhiều xưởng thủ công lớn có hàng trăm thợ xuất hiện, thương nghiệp đẩy mạnh, hai con đường tơ lụa ra đời, tấp nập. - Về chính trị: Bộ máy nhà nước phong kiến được củng cố, tuyển trọn quan lại chủ yếu thông qua thi cử, nhà nước cắt cử quan lại và người thân tín cai quản các địa phương, đặt chức “Tiết độ sứ” cai quản vùng biên cương. Nhà Đường 1.0 tăng cường tấn công mở rộng lãnh thổ (lãnh thổ rộng nhất trong lịch sử). - Về văn hóa: Đạo Phật được chú trọng và rất phát triển, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng, thơ Đường ra đời và phát triển rực rỡ trỏ thành mẫu mực 1.0 cho thơ cổ điển Trung Hoa với nhiều thể loại, nhiều tác giả, tác phẩm lớn. Sử học, Toán học, Y học, Địa lý đạt được nhiều thành tựu…. Câu 3 * Khẳng định: Đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản của chế độ phong kiến Tây Âu 0.5 thời kỳ phân quyền là Lãnh địa phong kiến * Hiểu biết về lãnh địa: - Lãnh địa bao gồm 2 phần: đất lãnh chúa và đất khẩu phần. Đất lãnh chúa được bao 0.5 bọc bởi hệ thống hào xung quanh và tường thành; bên trong gồm dinh thự, nhà thờ, nhà kho… Đất khẩu phần là phần đất ở xung quanh, bao gồm nhà cửa và ruộng đất lãnh chúa chia cho nông dân để sinh sống và sản xuất. - Nền kinh tế cơ bản của lãnh địa là nông nghiệp khép kín, tự nhiên tự cung, tự cấp. 0.5 - Xã hội: gồm 2 giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô. 0.5 + Lãnh chúa là chủ ruộng đất, là người đứng đầu. Lãnh chúa gồm quý tộc, quan 0.5 lại và tăng lữ. Lãnh chúa sống xa hoa dựa vào sự bóc lột nặng nề nông nô. + Nông nô là lực lượng lao động cơ bản, lấy ruộng đất của lãnh chúa để sản 0.5 xuất. Nông nô bị gắn chặt vào ruộng đất. Họ phải chịu nghĩa vụ tô thuế nặng nề: thuế ruộng, thuế muối, thuế chợ, thuế cầu…. Tuy nhiên, họ cũng có một chút ít tài sản riêng, như: mảnh vườn, túp lều, một ít nông cụ… - Về chính trị: Mỗi lãnh địa tựa hồ như một nhà nước riêng, lãnh chúa có địa vị 0.5 như 1 ông vua. Lãnh địa có luật pháp riêng, chế độ thuế khóa riêng, quân đội riêng, đơn vị đo lường riêng… Câu 4 * Nguyên nhân: - Do sự phát triển của sản xuất dẫn đến những nhu cầu về vàng bạc, thị trường, 0.5 hương liệu… của quý tộc và thương nhân châu Âu ngày càng tăng. - Con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây đã bị người Ả - rập 0.5 chiếm đóng người châu Âu cần 1 con đường mới để buôn bán với phương Đông - Người châu Âu đã có nhiều tiến bộ về khoa học – kỹ thuật, như: quan niệm về trái đất hình cầu, làm la bàn, đóng tàu lớn có bánh lái và nhiều cột buồm, vẽ 0.25 được hải đồ….. * Thành tựu: - Năm 1487, Đi-a-xơ đến được Mũi Hảo Vọng (cực Nam Châu Phi) 0.25 - Năm 1492, Cô lôm bô đã tìm ra châu Mĩ 0.25 - Năm 1497, V. đờ Gama đã đến được Ca li cút (Tây Ấn Độ) 0.25 - Năm 1519-1522, Magienlăng đi vòng quanh trái đất 0.25 * Hệ quả: - Đem lại nhiều hiểu biết cho con người, tìm ra được những con đường mới 0.5 (theo đường biển), vùng đất mới (Mỹ), dân tộc mới (Người Indian). - Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế - văn 0.5 hóa giữa phương Đông và phương Tây. - Làm xuất hiện mầm mống TBCN, sau các cuộc phá kiến địa lí, quý tộc và thương nhân châu Âu đã tích lũy được nhiều vốn, họ kinh doanh theo hướng 0.5 mới trở thành tư sản hoặc quý tộc TSH, chúng xua đổi nông nô ra khỏi ruộng đồng, biến họ thành người vô sản. - Hạn chế: Mở đầu quá trình xâm lược, cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen… 0.25 Câu 5 * Âu mưu: Đồng hóa về văn hóa 0.5 * Thủ đoạn: - Bắt nhân dân ta từ bỏ phong tục tập quán, theo văn hóa người Hán 0.25 - Truyền bá Nho giáo 0.25 - Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt 0.25 * Kết quả: Không thực hiện được 0.25 * Cơ sở khẳng định: - Người Việt cổ đã tiếp thu có chọn lọc và cải biến văn hóa của người Hán phù 0. 5 hợp với mình - Phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc vẫn được bảo tồn, như: ăn trầu, nhuộm 0.5 răng đen, thờ cúng tổ tiên và anh hùng dân tộc…. - Nhân dân ta không ngừng đấu tranh giành độc lập của dân tộc 0. 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM THPT GIA LÂM – LONG BIÊN ------------------------- ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2010-2011 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 10 Ngày thi: 16 tháng 03 năm 2011 Thời gian làm bài: 90 phút. Câu 1: (3 điểm) Em hãy trình bày quan hệ trong xã hội nguyên thuỷ. Vì sao trong xã hội nguyên thủy có sự hưởng thụ công bằng? Câu 2: (3 điểm) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong việc phân chia giai cấp ở xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại Hy Lạp – Rôma? Câu 3: (4 điểm) Nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến? Những quan điểm cơ bản của Nho giáo? Câu 4: (4 điểm) Phân tích những giá trị văn hóa phục hưng ? Câu 5: (3 điểm) Phân tích những chính sách đô hộ của các triều đại phương Bắc đối với nhân dân ta? Theo em chúng có thực hiện được mục đích đồng hóa dân tộc ta không? Vì sao? Câu 6: (3 điểm) Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần? Nêu những biểu hiện của sự phát triển đó. Kể tên một số công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu ở thời kì này? ------------------------Hết-------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .....................................................................Số báo danh: ................... Đề thi Olympic cụm Gia Lâm – Long Biên lớp 10 môn Lịch sử Trang 1/Tổng số 1 trang Soá maät maõ Soá maät maõ Phaàn naøy laø phaùch ÑEÀ VAØ ÑAÙP AÙN CHI TIEÁT ÑEÀ: Caâu 1: (6 ñieåm) Laäp baûng toùm taét caùc cuoäc caùch maïng tö saûn theá kyû XVII – XVIII ôû AÂu Myõ veà caùc noäi dung sau: Hình thöùc, nhieäm vuï, laõnh ñaïo, ñoäng löïc, keát quaû, tính chaát. Caâu 2: (3 ñieåm) Trình baøy moâ hình vaø tính chaát nhaø nöôùc cuûa caùc quoác gia coå ñaïi phöông Ñoâng vaø Ñòa trung haûi. Töø ñoù haõy lyù giaûi vì sao coù söï khaùc nhau cô baûn cuûa 2 loaïi quoác gia naøy? Caâu 3: ( 5 ñieåm) Neâu nhöõng ñieåm gioáng nhau vaø khaùc nhau giöõa caùc nhaø xaõ hoäi khoâng töôûng vaø xaõ hoäi khoa hoïc. Caâu 4: ( 6 ñieåm) a.Thaønh thò trung ñaïi Chaâu Aâu ra ñôøi trong ñieàu kieän naøo? b.Haõy neâu caùc chi tieát sai, ñính chính vaø ñieàm vaøo choã troáng trong ñoaïn vieát sau ñaây ñeå noùi veà vai troø cuûa thaønh thò Trung ñaïi chaâu Aâu: “Ñoái vôùi söï phaùt trieån cuûa xaõ hoäi……………(1)………….., thaønh thò ñoùng moät vai troø quan troïng. Noù ñaõ phaù vôõ neàn………………(2)…………………., taïo ñieàu kieän cho kinh teá haøng hoaù giaûn ñôn phuïc hoài. Thaønh thò ñaõ goùp phaàn tích cöïc xoaù boû cheá ñoä taäp quyeàn, xaây döïng cheá ñoä phong kieán taûn quyeàn, thoáng nhaát quoác gia, daân toäc. Ñaëc bieät noù mang tinh thaàn töï do vaø phaùt trieån……………(3)………………..cho moïi ngöôøi. Caùc…………(4)……………..ñaàu tieân nhö Oxphot, Xoocbon ñaõ……………(5)…………….trong caùc laõnh ñòa chaâu Aâu.” c.Thaønh thò trung ñaïi Taâu Aâu khaùc vôùi thaønh thò trung ñaïi phöông Ñoâng nhö theá naøo? PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH ÑAÙP AÙN CHI TIEÁT: Caâu 1: (6 ñieåm) CMTS Anh (1642- 89) Hình thöùc Noäi chieán Nhieäm vuï Daân chuû: laät ñoå cheá ñoä phong kieán Laõnh ñaïo Ñoäng löïc Keát quaû Tính chaát Lieân minh Tö saûn- Quí toäc môùi Quaàn chuùng nhaân daân lao ñoäng (chuû yeáu: noâng daân, thôï thuû coâng.) Thieát laäp cheá ñoä quaân chuû laäp hieán, tö saûn vaø quí toäc môùi naém quyeàn CMTS khoâng trieät ñeå, chöa giaûi quyeát quyeàn lôïi cho nhaân daân lao ñoäng Cuoäc chieán tranh giaønh ñoäc laäp ôû CMTS Phaùp 1789- 1794 Baéc Myõ (1775-1783) Chieán tranh giaûi phoùng Noäi chieán vaø choáng ngoaïi xaâm Ñaùnh ñoå aùch thoáng trò cuûa thöïc daân Daân toäc daân chuû: ñaùnh ñoå Anh, giaûi phoùng daân toäc cheá ñoä phong kieán, choáng ngoaïi xaâm. Lieân minh Tö saûn coâng nghieäp vaø Ñaïi tö saûn, Tö saûn vöøa vaø Tö saûn ñoàn ñieàn (chuû noâ) nhoû Tö saûn vöøa vaø nhoû, coâng nhaân, Quaàn chuùng nhaân daân lao noâng daân, noâ leä ñoäng (chuû yeáu laø noâng daân) Giaønh ñöôïc ñoäc laäp, thaønh laäp Hôïp Laät ñoå cheá ñoä phong chuûng quoác chaâu Myõ kieán, thieát laäp neàn coäng hoaø ñaùnh ñuoåi ngoaïi xaâm CMTS khoâng trieät ñeå, chöa giaûi CMTS thaønh coâng trieät quyeát quyeàn lôïi cho nhaân daân lao ñeå vì ñaõ hoaøn thaønh 2 ñoäng. Cheá ñoä boùc loät vaãn coøn (boùc nhieäm vuï daân toäc daân loät noâ leä) chuû. PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH Caâu 2: (3 ñieåm) Caùc nhaø nöôùc coå ñaïi phöông Ñoâng Moâ hình nhaø nöôùc Tính chaát nhaø nöôùc Lyù giaûi söï khaùc nhau Caùc nhaø nöôùc coå ñaïi Ñòa Trung haûi Nhaø nöôùc chuyeân cheá coå ñaïi Nhaø nöôùc nöôùc chieám höõu noâ leä Chuyeân cheá coå ñaïi: laø neàn chuyeân Daân chuû coå ñaïi (quyeàn lôïi cheá ñöôïc xaây döïng döïa treân söï cai coâng daân ñöôïc môû roäng) laø neàn daân chuû chuû noâ, ñöôïc trò nhöõng noâng daân coâng xaõ cuûa vua vaø quí toäc. Vua laø vua chuyeân xaây döïng döïa treân söï boùc loät cheá vöøa naém vöông quyeàn + thaàn taøn nhaãn cuûa chuû noâ ñoái vôùi noâ leä quyeàn -Kinh teá noâng nghieäp laø chuû yeáu, vì -Kinh teá thuû coâng nghieäpnhu caàu thuyû lôïi phaûi huy ñoäng 1 soá thöông nghieäp. Thuû coâng löôïng daân ñoâng. nghieäp phaùt trieån cao, toaøn -Vua chuyeân cheá vì vua laø ngöôøi coù dieän; thöông nghieäp môû coâng taäp hôïp vaø töôïng tröng cho söï roäng toaøn khu vöïc, ñeán caû thoáng nhaát quoác gia. phöông Ñoâng. Vua naém chính trò vaø toân giaùo. -Chuû noâ giaøu coù. Hoï coù theá löïc kinh teá laãn chính trò. Hoï ñaáu tranh choáng laïi uy theá quí toäc. Hoï khoâng chaáp nhaän coù vua, hoï toå chöùc Ñaïi hoäi coâng daân baàu vaø cöû ra caùc cô quan nhaø nöôùc. Caâu 3: (5 ñieåm) -Caùc nhaø xaõ hoäi khoâng töôûng tieâu bieåu: Saint Simon, Fourier, Robert Owen. -Caùc nhaø xaõ hoäi khoa hoïc tieâu bieåu: Caùc Maùc vaø F. Enghen. a.Ñieåm gioáng nhau: Caùc ñaïi bieåu naøy ñeàu khoâng xuaát thaân töø giai caáp coâng nhaân nhöng ñeàu ñoàng caûm vôùi giai caáp coâng nhaân, ñaõ thaáy ñöôïc söï baát coâng cuûa cheá ñoä tö baûn, hoï toá caùo söï baát coâng ñoù vaø mong öôùc coù moät xaõ hoäi toát ñeïp hôn. Hoï ñaõ ñöa hoïc thuyeát xaây döïng xaõ hoäi môùi vôùi yù thöùc baûo veä quyeàn lôïi cho nhöõng ngöôøi lao ñoäng, giuùp ngöôøi lao ñoäng thoaùt khoûi aùch aùp böùc boùc loät cuûa chuû nghóa tö baûn. PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH b. Ñieåm khaùc nhau: -Caùc nhaø xaõ hoäi khoâng töôûng: +Khoâng thaáy ñöôïc baûn chaát cuûa chuû nghóa tö baûn vaø qui luaät phaùt trieån cuûa xaõ hoäi aáy vaø khoâng thaáy söù meänh lòch söû cuûa giai caáp coâng nhaân. +Khoâng vaïch ñöôïc con ñöôøng ñuùng ñaén ñeå giaûi phoùng cho nhaân daân lao ñoäng, hoï ñaõ phuû nhaän ñaáu tranh giai caáp vaø chuû tröông ñi ñeán chuû nghóa xaõ hoäi baèng thuyeát phuïc vaø neâu göông toát cho tö saûn. -Caùc nhaø xaõ hoäi khoa hoïc: +Thaáy ñöôïc baûn chaát cuûa cheá ñoä tö baûn: nguoàn goác cuûa söï boùc loät laø cheá ñoä chieám höõu tö nhaân veà tö lieäu saûn xuaát. +Xaùc ñònh ñöôïc vai troø lòch söû cuûa giai caáp voâ saûn, ñeà cao ñaáu tranh giai caáp vaø ñaáu tranh giai caáp laø ñoäng löïc thuùc ñaåy söï phaùt trieån cuûa xaõ hoäi coù giai caáp. +Vaïch ñöôïc con ñöôøng ñaáu tranh ñöùng ñaén cho giai caáp voâ saûn: giai caáp voâ saûn ñöôïc trang bò lí luaän caùch maïng, coù söï laõnh ñaïo cuûa moät chính Ñaûng ñoäc laäp cuûa giai caáp voâ saûn ñeå thöïc hieän thaéng lôïi cuoäc ñaáu tranh caùch maïng laät ñoå söï thoáng trò cuûa giai caáp tö saûn, xoaù quyeàn chieám höõu tö nhaân treân tö lieäu saûn xuaát ñeå xaây döïng xaõ hoäi môùi- xaõ hoäi chuû nghóa. Caâu 4: (6 ñieåm) a.Nhöõng ñieàu kieän daãn ñeán söï ra ñôøi cuûa thaønh thò Taây Aâu thôøi trung ñaïi: -Töø theá kyû XI; saûn xuaát noâng nghieäp trong caùc laõnh ñòa phaùt trieån, taïo ra nhieàu saûn phaåm thöøa; saûn xuaát thuû coâng nghieäp ñaõ chuyeân moân hoaù raát maïnh- thuû coâng nghieäp taùch khoûi noâng nghieäp, phaùt trieån saûn xuaát haøng hoaù; naûy sinh nhu caàu trao ñoåi mua baùn. -Thôï thuû coâng tìm caùch taùch khoûi laõnh ñòa, tìm nôi saûn xuaát thuaän lôïi ñeå phaùt trieån saûn xuaát, trao ñoåi haøng hoaù- Nhöõng nôi naøy daàn daàn hình thaønh thaønh thò. b. +Ñieàn choã troáng: (1): Taây Aâu (2): kinh teá töï nhieân (3): tri thöùc (4): tröôøng ñaïi hoïc (5): ra ñôøi +Ñính chính chi tieát sai: -kinh teá haøng hoaù giaûn ñôn phuïc hoài → phaùt trieån -Xoaù boû cheá ñoä taäp quyeàn → taûn quyeàn -xaây döïng cheá ñoä phong kieán taûn quyeàn →taäp quyeàn. -Ñaëc bieät noù mang laïi tinh thaàn töï do → khoâng khí PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH -Ñeàu ra ñôøi trong caùc laõnh ñòa → thaønh thò trung ñaïi. c. Thaønh thò trung ñaïi Chaâu Aâu khaùc vôùi thaønh thò trung ñaïi phöông Ñoâng vì: + Thaønh thò trung ñaïi chaâu Aâu: *Söï lôùn maïnh cuûa thaønh thò gaén lieàn vôùi söï phaùt trieån neàn kinh teá haøng hoaù vôùi qui cheá phöôøng thuû coâng vaø thöông hoäi, taïo ñieàu kieän phaùt trieån maïnh vaø ñoäc laäp cho saûn xuaát thuû coâng nghieäp vaø hoaït ñoäng thöông nghieäp. *Thaønh thò coù tính töï trò, thò daân baàu hoäi ñoàng quaûn lyù thaønh thò, laø cô sôû ñeå hình thaønh neàn daân chuû. +Thaønh thò trung ñaïi phöông Ñoâng: *ÔÛ phöông Ñoâng, uy quyeàn toái thöôïng trong taát caû moïi laõnh vöïc thuoäc veà vua, khoâng coù ñieàu kieän xuaát hieän thaønh thò töï trò. *Taát caû moïi hoaït ñoäng kinh teá cuûa caùc thaønh thò ñeàu do nhaø nöôùc phong kieán kieåm soaùt vaø khoáng cheá, caùc thaønh thò naëng tính chaát thöông nghieäp, khoâng coù ñieàu kieän phaùt trieån ñoäc laäp, coù qui hoaïch rieâng vaø phaùt trieån laâu daøi, do ñoù khoâng coù loái thoaùt ra khoûi phöông thöùc saûn xuaát phong kieán ñeå chuyeån bieán thaønh nhöõng thaønh thò caän ñaïi tö baûn chuû nghóa nhö phöông Taây. -------------------------*******---------------------- UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có 01 trang) A/. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1 (2,0 điểm). Nêu những chính sách cơ bản của nhà Đường nhằm củng cố chính quyền trung ương, hoàn chỉnh bộ máy cai trị ở Trung Quốc thời phong kiến. Câu 2 (4,0 điểm). Phong trào Văn hóa Phục hưng: a. Phân tích nguyên nhân dẫn đến Phong trào Văn hóa Phục hưng. b. Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Thời đại Văn hóa Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng”. B/. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 3 (8,0 điểm). Trên cơ sở trình bày nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) dưới vương triều Lý, hãy phân tích và đánh giá: a. Chủ trương của Thái úy Lý Thường Kiệt: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. b. Kiểu kết thúc chiến tranh của nhà Lý. Kiểu kết thúc chiến tranh đó đã được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV như thế nào ? Câu 4 (4,0 điểm). Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo trong các thế kỉ X - XV. Vì sao dưới thời Lí - Trần, Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến ? Câu 5 (2,0 điểm). Trình bày vắn tắt nội dung cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông và nêu nhận xét về cuộc cải cách này. ----------------------------Hết------------------------ Họ tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:………………… UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HD CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT MÔN LỊCH SỬKÌ HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN LỊCH SỬ Năm học 2009 - 2010 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm 2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài 3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,5 điểm II. Hướng dẫn chấm chi tiết §iÓm Câu hỏi Nội dung Câu 1 Nêu những chính sách cơ bản của nhà Đường... 2,00 Câu 2 - Tăng cường quyền lực vào tay hoàng đế thông qua việc cử người thân tín cai quản ở các địa phương, giao cho công thần hoặc thân tộc giữ chức Tiết độ sứ 1,00 trấn ải vùng biên cương; tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ... - Mở các khoa thi để tuyển quan lại... 0,50 Với các chính sách trên nhiều mặt của nhà Đường đã góp phần đưa thời Đường trở thành thời kì “hoàng kim” trong lịch sử phong kiếnTrung Quốc, 0,50 Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến hùng mạnh 4,00 Phong trào Văn hóa Phục hưng... - Nguyên nhân + Bước sang thời hậu kì trung đại giai cấp tư sản ra đời tuy có thế lực kinh tế nhưng không có thế lực chính trị. Cùng với việc con người nhận thức được bản chất thế giới, giai cấp tư sản muốn gạt bỏ những chướng ngại do chế độ phong kiến 0,75 tạo ra mà trước hết là tư tưởng phong kiến lạc hậu do giáo hội Thiên chúa giáo đại diện. Yêu cầu lúc đó của giai cấp tư sản là cần có hệ tư tưởng riêng thông qua một nền văn hóa phù hợp với đời sống và lợi ích của giai cấp của họ + Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hóa xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Roma, mặt khác cũng muốn xây dựng một nền văn hóa 0,75 mới trong phong trào Văn hóa Phục hưng... - Thành tựu + Sự tiến bộ vượt bậc về khoa học - kĩ thuật: Đạt được nhiều tiến bộ trong luyện kim (lò cao nấu quặng thay cho lò nhỏ quạt bằng tay...), khai mỏ, làm giấy 1,00 (những cuốn sách in máy đầu tiên xuất hiện đã góp phần truyền bá rộng rãi tri thức nhân loại), ngành hàng hải (tàu đi biển lớn, sử dụng rộng rãi la bàn, kính thiên văn...), giải phẫu học (hiểu kĩ hơn về cơ thể con người, phát hiện sự lưu thông máu trong cơ thể...), khoa học thiên văn, khoa học xã hội (tư tưởng triết học duy vật duy lí...)... Câu 3 + Sự phát triển phong phú của văn học: Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu như Đan tê (với tác phẩm Thần khúc), Rabơle (với Câu chuyện về cha con người 0,75 khổng lồ Gacgăntua và Păntagruen), Xecvantet (tác phẩm Đôn Kihôtê), Sechxpia (với hàng loạt các vở kịch nổi tiếng)... + Sự nở rộ của các tài năng: Gutenbec-phát minh máy in sách; Copecnic-thiên văn học; Lêôna đơ Vanhxi, Mikenlangiơ - hội họa; Xecvantet, Sechxpia - văn 0,75 học; Tomat Morơ - nhà tư tưởng cải cách... Trên cơ sở trình bày nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống dưới 8,00 vương triều Lý (1075 - 1077) hãy phân tích, đánh giá... - Trình bày khái quát về cuộc kháng chiến chống Tổng (1075 - 1077) + Hoàn cảnh lịch sử, âm mưu của nhà Tống + Chủ trương và việc thực hiện chủ trương “tiên phát chế nhân”... + Trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt... + Việc kết thúc chiến tranh thông qua con đường hòa hiếu... - Nhận xét về chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”: Thể hiện sự chủ động trong việc thực hiện nghệ thuật “Tiên phát chế nhân”, nghệ thuật “Tấn công để phòng ngự” Đây là hiện tượng “độc nhất vô nhị” trong lịch sử dân tộc đó là việc tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc bên ngoài lãnh thổ Tổ quốc... - Kiểu kết thúc chiến tranh: Thông qua trận quyết chiến chiến lược (để đập tan dã tâm xâm lược của kẻ thù) và thông qua con đường đấu tranh ngoại giao. Đây là kiểu kết thúc chiến tranh phù hợp với điều kiện một quốc gia nhỏ để tránh chạm vào tư tưởng báo thù nước lớn... - Thế kỉ XX sau khi giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược đó là chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang kế thừa kinh nghiệm của cha ông Lê Lợi đã tổ chứcHội thề Đông Quan vào tháng 12/1427. Trong Hội thề Vương Thông cam kết rút hết quân về nước và hẹn ngày rút quân. Cũng trong Hội thề này hai bên đã uống máu ăn thề và đọc bài Văn hội thề do Nguyễn Trãi soạn thảo. Bài Văn hội thề đã đi vào lịch sử với giá trị như một bản hiệp định rút quân. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta bằng những thắng lợi oanh liệt đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù đã buộc chúng phải trịnh trọng dưới hình thức thề thốt, tuyên bố rút quân về nước, từ bỏ dẫ tâm xâm lược và chiếm đóng nước ta. Sau Hội thề Đông Quan ta sai sửa sang đướng sá, cung cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thực để kẻ thù rút quân an toàn... Câu 4 Nêu tình hình tư tưởng, tôn giáo trong các thế kỉ X - XV. Nhận xét 0,50 1,50 2,00 1,00 1,00 1,00 1,00 4,00 về vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X - XIV. - Từ thế kỉ XI-XIV Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng và phổ biến. Các nhà sư được triều đình tôn trọng. Vua quan nhiều người theo đạo Phật, chùa 1,00 chiền mọc lên khắp nơi... - Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian. Một 0,50 số đạo quán đã được xây dựng... - Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục và thi cử. Từ thế kỉ X-XIV trong nhân dân ảnh hưởng 1,00 của Nho giáo còn ít. Từ thời Lê sơ Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn... - Thời Lí - Trần Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng là vì: Tư tưởng hỷ xả từ bi của đạo Phật phù hợp với nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân lao động nên 1,50 họ tin và theo đạo Phật rất đông. Hơn nữa, quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân lúc này còn khá gần gũi và các nhà nước Lí - Trần cũng cần phải tranh thủ một thứ tôn giáo phù hợp để tập hợp nhân dân giải quyết nhiệm vụ xây dựng bộ máy chính quyền, phát triển kinh tế nhất là đấu tranh chống ngoại xâm... Câu 5 Trình bày vắn tắt nội dung cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông 2,00 và nêu nhận xét về cuộc cải cách này - Nội dung cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông + Ở Trung ương, chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ vua trực 0,75 tiếp nắm lấy mọi việc. Bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn + Cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu như cũ. 0,75 Người đứng đầu xã là Xã trưởng do dân bầu - Nhận xét: Cuộc cải cách nhằm giải quyết khủng hoảng về thể chế chính trị diễn ra từ cuối thời Trần; hoàn thiện bộ máy quân chủ chuyên chế (giảm bớt quyền các cơ quan trung gian để tập trung quyền lực về tay vua, tăng cường 0,50 quản lí cấp địa phương, chính quyền nhà nước hoàn chỉnh hơn...). Nhìn chung, cuộc cải cách của Lê Thánh Tông trên tất cả các mặt trong đó có cải cách hành chính đã tạo nhân tố quyết định cho một triều đại PK nhà Lê huy hoàng, thịnh trị nhất trong lịch sử PK Việt Nam... -----------------------------HÕt-------------------------------------- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ----------------------ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Dành cho học sinh các trường THPT Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------- Câu 1 (2,0 điểm) Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. Câu 2 (2,0 điểm) Những biểu hiện chứng tỏ chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường phát triển đến đỉnh cao? Câu 3 (2,0 điểm) Nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XVXVI? Câu 4 (2,5 điểm) Sự phát triển về giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt trong các thế kỷ X - XV? Nguyên nhân của sự phát triển đó? Câu 5 (1,5 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV. ---------------------Hết-------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh……………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———— Câu 1 2 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: LỊCH SỬ Dành cho học sinh trường THPT (Đáp án- Thang điểm có 03 trang) ------------------------------------Nội dung Điểm Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. 1. Điều kiện tự nhiên. - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn…,có nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người… - Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện trên bờ Bắc Địa Trung Hải, bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên…,có những khó khăn nhất định cho cuộc sống của con người. 2. Thời gian xuất hiện. - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm, khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN. - Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện muộn hơn, khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN. 3. Nền tảng kinh tế. - Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là nông nghiệp thủy lợi. - Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là công thương nghiệp. 4. Thể chế chính trị. - Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là chuyên chế cổ đại… - Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây là dân chủ chủ nô… Những biểu hiện chứng tỏ chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường phát triển đến đỉnh cao? - Năm 618 Lý Uyên thiết lập nhà Đường (618-907), đây là thời kỳ chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao về kinh tế, chính trị, văn hoá... + Về chính trị: Tăng cường hoàn thiện bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương (cử người thân tín đến cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương; đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan)... + Với sức mạnh và quyền lực to lớn của mình, các vua nhà Đường tiếp tục đẩy mạnh việc xâm chiếm đất đai: Nội Mông, Tây Vực, Bán đảo Triều Tiên,... + Về kinh tế: Phát triển tương đối toàn diện, thực hiện chính sách quân điền trong nông nghiệp... Thủ công nghiệp phát triển với nhiều nghề như: dệt, in, gốm sứ...xuất hiện phường hội...Ngoại thương mở rộng, 2,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,25 0,5 0,25 3 4 hình thành "con đường tơ lụa" buôn bán với nhiều nước... + Về văn hoá: Thơ Đường với các nhà thơ nổi tiếng...Phật giáo phát triển, thịnh hành... Nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI? 1. Nguyên nhân, điều kiện. - Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. - Từ thế kỷ XV, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông bị ách tắc do con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa trung Hải bị người Ả- rập độc chiếm. - Chế độ phong kiến tập quyền đã tạo ra những điều kiện cho các cuộc thám hiểm được tiến hành nhanh chóng. - Vào thời gian đó khoa học - kỹ thuật đã có những tiến bộ đáng kể. Các nhà hàng hải bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, la bàn được sử dụng…vẽ được các bản đồ, kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới… 2. Hệ quả. - Đem lại cho con người những hiểu biết về các con đường, vùng đất, dân tộc chưa được phát hiện trên thế giới. - Mở mang tri thức khoa học cho con người (hiểu biết về hình thể trái đất, bề rộng trái đất và về các hành tinh). Phát kiến địa lí thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông và tri thức. - Tạo ra sự tiếp xúc giữa các nền văn minh văn hóa, đặc biệt là sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. - Tạo ra những thị trường mới, đem về cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn hương liệu, gia vị, vàng bạc quý giá từ đó thúc đẩy kinh tế châu Âu phát triển. Sự phát triển về giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt trong các thế kỷ X-XV? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 1. Sự phát triển. - Giáo dục + Do nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí, các nhà nước đương thời đều quan tâm đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức. + Nhà Lý lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long (1070), đắp tượng Khổng Tử, Chu công,…Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn, đặt lệ lấy "Tam khôi" quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám... Nhà Lê quy chế thi cử được ban hành rõ ràng, ba năm có kỳ thi Hội, chọn Tiến sĩ, dựng bia ghi tên Tiến sĩ… - Văn học + Từ thời Trần văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo,…vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. 0,5 0,5 2,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2,5 0,25 0,25 0,25 + Thế kỷ XI-XII, chữ Nôm ra đời…Đến thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông… 0,25 - Nghệ thuật + Cung điện, tháp, đền đài, thành được xây dựng…;những công trình kiến trúc Phật giá xây dựng khắp nơi như: chùa Một cột, chùa Dâu, tháp Báo Thiên, Phổ Minh... 0,25 + Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau như chân bệ cột hình hoa sen, những bức phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề… 0,25 + Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc: chèo, tuồng, múa rối phát triển. Âm nhạc với nhiều nhạc cụ: trống cơm, sáo tiêu, đàn cầm... 0,25 2. Nguyên nhân phát triển. - Sự phát triển về các mặt chính trị, kinh tế...của các triều đại Lý, Trần, Lê tạo tiền đề cho các mặt giáo dục, văn học, nghệ thuật phát triển. 0,25 - Các triều đại phong kiến đều có những chính sách tạo điều kiện cho các hoạt động này phát triển... 0,25 - Sự sáng tạo của nhân dân ta trong sản xuất, trong đấu tranh nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc... 0,25 5 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1,5 thế kỉ XV. - Với tinh thần “Quyết không đợi trời chung cùng quân giặc” nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, chủ động, sáng tạo, sẵn sàng hi sinh gian khổ để vượt qua khó khăn lật đổ nền thống trị của nhà Minh. 0,5 - Với tư tưởng “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo” nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, mà còn phân hóa được lực lượng kẻ thù, đẩy quân Minh vào thế bị động tiến lên đánh bại chúng. 0,5 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có một bộ chỉ huy nghĩa quân vừa kiên định vừa tài giỏi đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi… 0,5 (L−u ý: Trªn ®©y lµ nh÷ng néi dung c¬ b¶n khi lµm bµi häc sinh ph¶i ®Ò cËp tíi. Bµi viÕt ®ñ néi dung, chÝnh x¸c, l«gic th× míi cho ®iÓm tèi ®a). ---------Hết---------- HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN THI: LỊCH SỬ LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 01 trang Câu 1 (3,0 điểm) Nêu sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây về: điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và thể chế chính trị. Câu 2 (3,0 điểm) Sự phát triển thịnh đạt và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào? Câu 3 (3,0 điểm) Nêu nguyên nhân, điều kiện; kể tên những cuộc phát kiến lớn về địa lí (thế kỉ XV, XVI). Phân tích tác động của những phát kiến địa lí đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại. Câu 4 (2,5 điểm) Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc như thế nào? Câu 5 (3,0 điểm) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa lớn chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo nội dung: tên các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa; thời gian; anh hùng dân tộc; chiến thắng tiêu biểu. Câu 6 ( 2,5 điểm) Sự chủ động của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) để bảo vệ nền độc lập dân tộc được thể hiện như thế nào? Câu 7 (3,0 điểm) Trình bày và nhận xét việc mở rộng buôn bán trong và ngoài nước ở Việt Nam thế kỉ XVI – XVII. ……………………………….HẾT……………………………….. KÌ THI CHỌN HSG KHU VỰC MỞ RỘNG HỘI CÁC TRƯỜNG CUYÊN KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ Nam Định, ngày 20 tháng 4 năm 2012 BAN ĐỀ THI BÁO CÁO NỘI DUNG CÁC ĐỀ THI KHU VỰC (Lớp 10). 1. Số lượng đề thi đã nhận: 12 đề, thuộc các tỉnh: Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, QH (Huế), Lào Cai, Vĩnh Phúc, Chu Văn An (HN), Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam. 2. Nhận xét: 2.1 Ưu điểm: + Bám sát cấu trúc đề thi + Sát với chương trình + Có sự phân hoá cao 2.2. Hạn chế + Một số đề đưa ra những nội dung phức tạp. + Chưa hoàn thiện về câu, từ, nội dung... 3. Đề thi chính thức Câu Trường 1 Bắc Ninh, Lào Lập bảng so sánh các quốc gia Cai, Nội dung nguyên bản Nội dung chỉnh sửa Nêu sự khác nhau giữa các Quảng cổ đại phương Đông và phương quốc gia cổ đại phương Đông và Ninh, Ninh Tây về điều kiện tự nhiên, thời các quốc gia cổ đại phương Tây Bình, Quốc học gian ra đời, chế độ kinh tế, về: điều kiện tự nhiên, đặc điểm Huế, Hưng Yên, chính trị, xã hội. Em có nhận Hải Dương, xét gì? kinh tế và thể chế chính trị. Thái Bình 2 QH Huế, Hưng Trình bày sự hình thành và phát Yên, Sự phát triển thịnh đạt và suy triển của các quốc gia phong thoái của các quốc gia phong kiến kiến Đông Nam Á Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào? 3 Ninh Bình, Lào Trình bày nguyên nhân, điều Cai Nêu nguyên nhân, điều kiện; kiện và hệ quả của các cuộc kể tên những cuộc phát kiến lớn phát kiến địa lí? Ảnh hưởng về địa lí (thế kỉ XV, XVI). Phân của các cuộc phát kiến địa lí tích tác động của những phát kiến đối với sự phát triển của xã hội địa lí đối với sự phát triển của Tây Âu và nước ta. 4 Hải Phòng, “Quốc gia Văn Lang-Âu Lạc Vĩnh lịch sử nhân loại. Trình bày những chuyển biến Phúc, tồn tại trên dưới 500 năm về kinh tế, xã hội đưa đến sự ra Ninh Bình. TCN. Bằng sức lao động sáng đời nhà nước Văn Lang. Sự ra đời tạo và đấu tranh kiên cường, của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng được ch mình một đất nước phát triển với nhiều thành có ý nghĩa đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc như thế nào? tựu kinh tế và văn hoá làm nền tảng cho một nền Văn minh bả địa đậm đà bản sắc dân tộc”. Bằng những kiến thức hiểu biết về lịch sử em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 5 Quảng Hải Ninh, Lập bảng về các cuộc khởi Lập bảng thống kê các cuộc Dương, nghĩa và kháng chiến chống kháng chiến và khởi nghĩa lớn chống Vĩnh Phúc, Thái ngoại xâm của dân tộc ta trong ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV Bình, QH Huế. những thế kỉ X-XV theo các theo nội dung: tên các cuộc kháng tiêu chí sau: tên cuộc kháng chiến, khởi nghĩa; thời gian; anh chiến, thời gian, kẻ thù, lãnh hùng dân tộc; chiến thắng tiêu biểu. đạo chính, trận quyết chiến chiến lược. E hãy trình bày về 1 trận quyết chiến chiến lược mà em am hiểu nhất. 6 Vĩnh Phúc, Thái Bằng những sự kiện lịch sử Sự chủ động của nhà Lý trong Bình, Bắc Ninh, hãy chứng tỏ sự chủ động của cuộc kháng chiến chống quân Ninh Bình nhà Lý trong cuộc kháng chiến xâm lược Tống (1075 – 1077) để chống quân xâm lược Tống thế bảo vệ nền độc lập dân tộc được kỉ XI 7 thể hiện như thế nào? Vĩnh Phúc, Những biểu hiện về sự phát Quảng Ninh, triển của nền kinh tế hàng hoá rộng buôn bán trong và ngoài Trình bày và nhận xét việc mở Hưng Yên, Hải ở nước ta trong các thế kỉ nước ở Việt Nam thế kỉ XVI – Phòng XVII-XVIII. Hệ quả? XVII. Ban đề thi Trần Huy Đoàn – Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định (Trưởng ban) Đào Ngọc Đình – Chuyên Hưng Yên (Ủy viên) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (1,5 điểm): Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma và nguồn gốc của những nét đặc trưng đó? Câu 2 (2,5 điểm): Sự hình thành và vai trò của các thành thị trung đại Tây Âu? Câu 3 (2,5 điểm): Trình bày những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc? Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến ấy là gì? Câu 4 (1,0 điểm): Nêu những nét khái quát về sự phát triển và tác dụng của giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV. Câu 5 (2,5 điểm): Sự phát triển của kinh tế nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII? Hãy nhận xét về sự phát triển đó. -----------------------Hết----------------------- Họ và tên thí sinh.........................................Số báo danh....................................................... Chữ ký của giám thị I........................................Chữ ký của giám thị II................................. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định 2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: + Trả lời đúng, có diễn giải cụ thể + Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25 II. Đáp án và thang điểm Ý NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (1,5 điểm): Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma và nguồn gốc của những nét đặc trưng đó? Thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nông nghiệp chậm phát triển 1.0 1 - Thủ công nghiệp: Phát triển mạnh với các nghề gốm, chế tạo đồ mỹ nghệ, làm 0,25 rượu nho, dầu ô liu... Các ngành sản xuất thủ công đều có quy mô lớn và chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định.... - Hoạt động thương mại phát triển rộng: Trao đổi hàng hóa, buôn bán với các miền 0,25 ven Địa Trung Hải, phương Đông....Hàng hóa trao đổi là rượu nho, dầu ô liu, đồ gốm, đồ mỹ nghệ.... và mua tơ lụa, hương liệu ... từ các nước phương Đông, đặc biệt là buôn bán nô lệ... Tiền tệ ra đời. - Nông nghiệp ít sản xuất lương thực mà chủ yếu phục vụ cho sản xuất thủ công nghiệp.... 0,25 0,25 * Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tạo nên sự phồn thịnh cho Hi Lạp, Rô-ma.... 2 Nguồn gốc của những nét đặc trưng trên 0,5 - Do điều kiện tự nhiên: Nằm bên bờ bắc của Địa Trung Hải, bờ biển gồ ghề, khúc 0,25 khuỷu ... thuận lợi cho thương nghiệp phát triển. - Do địa hình phân tán, phần lớn lãnh thổ là đồi núi, cao nguyên, đất đai canh tác ít, kém 0,25 màu mỡ, khí hậu ôn đới... không thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển. Câu 2 (2,5 điểm): Sự hình thành và vai trò của các thành thị trung đại Tây Âu? 1 Sự hình thành của các thành thị trung đại Tây Âu 1,0 - Từ thế kỷ XI, do sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, đã thúc đẩy thủ công 0,5 nghiệp phát triển trong các lãnh địa phong kiến, đưa đến sự xuất hiện tiền đề của nền kinh tế hàng hóa: Thủ công nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa, đạt hiệu quả cao... Từ đó, nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng mạnh mẽ... - Thợ thủ công đã tìm cách thoát ra khỏi các lãnh địa để lập xưởng sản xuất và buôn 0,25 bán hàng hóa... Từ đó, thành thị ra đời. - Bên cạnh đó còn có các thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ các 0,25 thành thị cổ đại. Vai trò của các thành thị trung đại Tây Âu 2 1.5 - Các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều 0,5 kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.... - Các thành thị đã góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây 0,25 dựng chế độ phong kiến tập quyền, đưa đến thống nhất các quốc gia, dân tộc.... - Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong các thành thị đã đưa đến nhu cầu mở 0,25 mang tri thức, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.... * Các thành thị trung đại Tây Âu phát triển đã đưa đến sự hình thành của giai cấp tư 0,5 sản...mở đường cho phương thức sản xuất tư bản phát triển trong lòng xã hội phong kiến.... Câu 3 (2,5 điểm). Trình bày những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc? Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến ấy là gì? Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc 1 2,0 - Về kinh tế: 0,5 + Trong nông nghiệp, do sự phát triển của công cụ lao động bằng sắt... nên năng 0,25 suất lúa tăng... + Thủ công nghiệp có sự chuyển biến đáng kể: Bên cạnh sự phát triển của các nghề 0,25 thủ công cũ, một số nghề thủ công mới đã được du nhập vào nước ta như làm giấy, làm thủy tinh.... - Về văn hóa: 0,75 + Nhân dân ta vẫn bảo tồn được các phong tục, tập quán cổ truyền như thờ cúng 0,5 tổ tiên, ăn trầu, tôn trọng phụ nữ....Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững. + Bên cạnh đó, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc và "Việt hóa" những yếu tố 0,25 tích cực của văn hóa Trung Hoa... làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt. - Về xã hội: 0,75 + Xã hội phân hóa mạnh mẽ (giai cấp địa chủ được hình thành, nông dân công 0,5 xã bị bần cùng hóa...), tạo điền đề cho xá hội phong kiến ra đời. Mâu thuẫn dân tộc phát triển và mâu thuẫn giai cấp hình thành... + Phong kiến phương Bắc không thể cai trị tới các làng xóm của người Việt, nơi 0,25 đây trở thành điểm xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập. Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến trên: 2 0,5 - Do tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.... 0,25 - Do tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí tự lực tự cường..... 0,25 Câu 4 (1.0 điểm): Nêu những nét khái quát về sự phát triển và tác dụng của giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, giáo dục Đại Việt phát triển mạnh mẽ 1 0,5 - Thời nhà Lý: Lập Văn Miếu và Quốc Tử Giám; Tổ chức các khoa thi...Đặt nền 0,25 móng cho nền giáo dục Đại Việt. - Thời nhà Lê: Giáo dục phát triển thêm một bước: ban hành quy chế thi cử rõ ràng, 0,25 bổ nhiệm quan lại thông qua thi cử... số người đi học ngày càng đông, trình độ dân 2 1 2 3 trí được nâng cao.... Tác dụng của giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV. - Đào tạo nhân tài cho đất nước, mở mang dân trí, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... - Tuy nhiên, giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển Câu 5 (2,5 điểm): Sự phát triển của kinh tế nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII? Hãy nhận xét về sự phát triển đó. Bối cảnh: Từ thế kỷ XVI, tuy tình hình chính trị nước ta có nhiều biến động, nhưng nền kinh tế lại được phát triển mạnh mẽ Sự phát triển của kinh tế nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII - Kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh do diện tích đất canh tác được mở rộng; công tác trị thủy được quan tâm; nhiều giống lúa mới được gieo trồng.... - Thủ công nghiệp phát triển: Bên cạnh sự phát triển đạt đến trình độ cao của các nghề thủ công truyền thống, nhiều nghề thủ công mới được xuất hiện....Các làng nghề tăng nhanh, dẫn đến việc thiết lập các đô thị, các phường vừa sản xuất, vừa bán hàng.... - Thương nghiệp phát triển mạnh: + Nội thương phát triển: Buôn bán phát triển, hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mở rộng. Nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán xuất hiện..... + Ngoại thương phát triển nhanh chóng: Hoạt động buôn bán với thương nhân các nước (...) rầm rộ; Nhiều đô thị và thương cảng được lập nên và ngày càng sầm uất như Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà....Nhiều đô thị có cả cửa hàng và phố xá của thương nhân nước ngoài như Phố Hiến, Hội An Nhận xét về sự phát triển của kinh tế nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII - Trong các thế kỷ XVI - XVIII nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ, toàn diện.... - Kinh tế hàng hóa của nước ta đã phát triển mạnh mẽ.... 0,5 0,25 0,25 0,25 1,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,5 0,25 UBND TỈNH THÁI NGUYÊN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1 (2,0 điểm). Nêu những biểu hiện sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường? Câu 2 (4,0 điểm). Phong trào Văn hoá Phục hưng: a. Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng? b. Hãy làm sáng tỏ nhận định: “Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng”. c. Nêu ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng. B. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 3 (3,0 điểm). Lập bảng thống kê thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV. Câu 4 (6,0 điểm). Hãy nêu tên các cuộc kháng chiến lớn của nhân dân ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII và phân tích một cuộc kháng chiến mà theo em là tiêu biểu nhất. Câu 5 (5,0 điểm). Vì sao nói thời Lê sơ thế kỉ XV là giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt? ----------------------------Hết--------------------------- Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:…………............. [...]... -HẾT 0 ,25 0 ,25 0 ,25 0 ,25 Họ tên TS: ………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN (Đề thi chính thức) Số BD: ……… Chữ ký GT 1: …………… KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2014 – 2015 Khóa ngày: 09 /11 / 2014 Mơn thi: LỊCH SỬ Cấp: THPT Thời gian làm bài: 180 phút (Khơng kể thời gian phát đề) ĐỀ (Đề thi có 01 trang/20 điểm) A LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: Lập bảng so sánh thái độ của triều... (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MƠN: LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian: 120 phút (Khơng kể thời gian giao đề) Câu 1 : (3 điếm) Quốc Gia Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở nào? Vị trí của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam? Hãy kể tên các quốc gia cổ đại trong lịch sử Việt Nam? Câu 2 : (2 điểm) Trình bày ngun nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. .. VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SƠNG LƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 NĂM HỌC 2012-2013 Mơn: Lịch sử - Lớp 10 (ngày thi: 04/01/2013) (Thời gian làm bài 120 phút, khơng kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: (2,5 điểm) Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa? Đời sống của lãnh chúa và nơng nơ trong lãnh địa như thế nào? Câu 2: (4 điểm) Vương quốc CamPuchia được hình thành như thế nào?... ÁN CHÍNH THỨC Câu Ý 1 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2012 – 2013 Mơn: Sinh học – Lớp 10 (Thời gian làm bài 120 phút, khơng kể thời gian giao đề) Đáp án có 02 trang Nội dung Tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống vì: - Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sống - Mọi hoạt động sống chỉ diễn ra trong tế bào - Từ tế bào sinh ra các tế bào mới tạo sự sinh sản ở mọi lồi -... lại trong hoàn cảnh nào? Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN ĐỀ THI HS GIỎI LỊCH SỬ LỚP 10 – Năm học 2009 – 2 010 A Phần lòch sử thế giới: 5 điểm Câu 1: (2.5 điểm) * Những nét lớn trong việc phát minh máy móc ở Anh vào thế kỉ XVIII - Vào giữa TK XVIII, sản xuất của công trường thủ công không đáp ứng nổi yêu cầu hàng... điểm) Đánh giá vai trò của phong trào nơng dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc Câu 5: (4 điểm) Trình bày những thành tựu văn hố phong kiến Trung Quốc Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa đó như thế nào ? - HẾT - 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VỊNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Mơn thi: Lịch sử * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Khơng kể thời gian giao đề) ... hóa Trung Quốc vẫn còn mang đậm trong văn hóa Việt Nam (0 .25 ) - HẾT - 4 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SƠNG LƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2012 – 2013 Mơn: Sinh học – Lớp 10 (Thời gian làm bài 120 phút, khơng kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: Vì sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống? Câu 2: Hãy nêu các đặc điểm về cấu tạo... vươn dậu với khí thế Thăng Long – Rồng bay lên (1 điểm) 7 Họ và tên thí sinh: …………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VỊNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Mơn thi: Lịch sử * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Khơng kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) Tinh thần chống đồng hố của người Việt được thể hiện... Phật được dịch ra chữ Hán (0 .25 ) * Sử học - Thời Tây Hán: Có bộ sử kí của Tư Mã Thi n Thời Đường: Sử qn được thành lập (0 .25 ) * Văn học - Thơ: Phát triển dưới thời Đường, tiêu biểu Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị (0 .25 ) - Tiểu thuyết: phát triển thời Minh Thanh, với nhiều tác phẩm lớn, nổi bật là: Tam quốc diễn nghĩa của La Qn Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngơ (0 .25 ) Thừa Ân, Hồng Lâu... tranh của phong trào này? Câu 4: Hãy nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 Trong các sự kiện lịch sử trên, em tâm đắc nhất sự kiện lịch sử nào? Vì sao? Trình bày chi tiết sự kiện lịch sử đó B LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: Nêu những ngun nhân chung dẫn tới sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chi n tranh thế giới thứ hai Trong những ngun nhân

Ngày đăng: 29/09/2015, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan