Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia cúc phương (tỉnh ninh bình) hiện nay

67 1.3K 5
Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia cúc phương (tỉnh ninh bình) hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... triến du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương nhìn từ quy luật phủ định phủ định 2.2.2 L Thành tựu Nhìn từ quy luật phủ định phủ định, thấy việc phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương. .. GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Sự VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH • • • • • CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC PHÁT TRIẺN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG (TỈNH NINH BÌNH) HIỆN NAY KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC •... quy luật phủ định cuả phủ định Triết học du lịch sinh thái mối quan hệ du lịch sinh thái với Vườn quốc gia Đánh giá tiềm trạng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương Đe xuất định

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ PHAN THỊ LIÊN • • Sự VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH • V. • • CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG (TỈNH NINH BÌNH) HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Triết học PHAN THỊ LIÊN HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Sự VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH • • • • • CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC PHÁT TRIẺN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG (TỈNH NINH BÌNH) HIỆN NAY KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • •• Chuyên ngành: Triết học Ngưòi hưóng dẫn khoa học TS. Vi Thái Lang Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và đặc biệt là Giảng viên - TS. Vi Thái Lang, người hướng dẫn khoa học. Đồng thời, tồi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ thuộc Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Vườn quốc gia Cúc Phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp các tư liệu cần thiết cùng với những kiến thức thực tế quý báu giúp tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cùng các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Phan Thị Liên Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Giảng viên - TS. Vi Thái Lang, tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với bất kỳ chương trình nghiên cứu nào của các tác giả. Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Phan Thị Liên MỤC LỤC HÀ NỘI, 2015 MỞ ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài Thời gian này, thế giới đang ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể của ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn do những quan ngại ngày càng lớn về vấn đề môi trường. Du lịch sinh thái không còn tồn tại như một khái niệm hay một đề tài đế suy ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Ở rất nhiều nước trên thế giới, vấn đề phát triển du lịch sinh thái rất được chính phủ quan tâm và tạo điều kiện cho loại hình du lịch này phát triến. Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thế trong lĩnh vực bảo tồn và phát triến bền vững. Ớ Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành điếm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ecuađo sử dụng khoản thu nhập tù’ du lịch sinh thái tại đảo Galápagó đế giúp duy trì toàn bộ mạng lưới Vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Hay Chính phủ Ba Lan cũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đã thiết lập một số vùng thiên nhiên và du lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triền du lịch quốc gia. Tại úc và Niuzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thế xếp vào hạng du lịch sinh thái. Đây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước. Bên cạnh đó, con người ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên như tìm về YỚi cội rễ, cho nên đã lựa chọn loại hình du lịch sinh thái. Nhung việc khai thác loại hình này là một thách thức, cũng như cần hiếu sao cho đúng, để hành động đúng cũng có quá nhiều vấn đề phải bàn. Vậy du lịch sinh thái là gì? Hiện có rất nhiều cách hiếu khác nhau. Tuy nhiên, soi chiếu vào năm đặc điếm 5 khái niệm của du lịch sinh thái mà Tô chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đúc kết, thì đây là loại hình du lịch đòi hởi những ý nghĩa về bảo tồn, giáo dục và đóng góp cho địa phương ở mức độ cao hơn của loại hình du lịch thiên nhiên (nature tourism - loại hình du lịch với động cơ chính là quan sát và đề cao thiên nhiên) đơn thuần. Du lịch sinh thái, theo đúng nghĩa của nó, không chỉ đáp ứng yêu cầu của mọi khách du lịch mà còn dành cho những người thật sự lấy giá trị sinh thái làm mục tiêu của chuyến đi. Không chỉ đơn giản là “thưởng thức thiên nhiên ” một cách thiếu ý thức, mà đòi hỏi con người phải biết tôn trọng, học hỏi và gìn giữ thiên nhiên. Qua đó, có những hành động cụ thế đế bảo tồn thiên nhiên và văn hóa của người dân, đem lại lợi ích kinh tế - văn hóa - xã hội cho cộng đồng địa phương. Khi đó, con người được thưởng thức, thu nhận được những bài học sâu sắc về thiên nhiên, con người và hệ sinh thái. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự phát triến du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị bảo tồn thiên nhiên được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị về văn hóa lịch sử, tò lâu Cúc Phương đã trở thành điếm du lịch sinh thái hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến thăm Vườn quốc gia Cúc Phương là rất lớn và được đánh giá là một trong những Vườn quốc gia có 6 số lượng khách đến vào loại cao nhất ở Việt Nam. Mức độ tập trung du khách ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều bất cập trong mối quan hệ giữa hoạt động du lịch, công tác bảo tồn và người dân địa phương. Vì vậy mà việc nghiên cún phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc phương một cách toàn diện, có hệ thống nhằm đảm bảo việc mở rộng các hoạt động dịch vụ du lịch đế đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, mặt khác, là một sinh viên chuyên ngành triết học và đồng thời cũng là một người con của mảnh đất Ninh Bình, đã khiến tôi lựa chọn đề tài “Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát tríến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc phương (tính Ninh Bình) hiện nay ” đế làm đề tài khóa luận của mình. Hy vọng trong quá trình tìm hiêu và nghiên cứu, cá nhân tôi sẽ trang bị được cho mình những kiến thức và hiếu biết sâu sắc về du lịch sinh thái đồng thời cũng mong muốn góp thêm một phần công sức nhỏ bé vào việc thúc đấy sự phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia này. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hoạt động phát triển du lịch sinh thái của Vưòn quốc gia Cúc phương cũng được nhiều người quan tâm nghiên cún, tìm hiếu, đề cập đến và coi đó như một điến hình đế cho các Vườn quốc gia, khu bảo tồn khác trong cả nước học tập và rút kinh nghiệm. Có thế kế đến một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biêu như: - Lê Thu Hương (2007), Xây dựng mỏ hình du lịch vì người nghèo tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Luận văn đã tiến hành khảo sát về: tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nguồn nhân lực, vai trò của cộng đồng dân cư địa phương, kết qủa hoạt động kinh doanh du 7 lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương từ năm 2002 - 2006, từ đó xác định được vai trò và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Tiến hành xây dựng mô hình tố hợp du lịch nhằm xóa đói giảm nghèo: cấu trúc tố hợp, nguồn nhân lực, đầu tư các hạng mục chủ yếu và nguồn vốn đầu tư, hoạt động, quan hệ giữa tố hợp du lịch và công tác quảng cáo, nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề du lịch vì người nghèo tại Vườn quốc gia Cúc Phương. - Trương Văn Đạo (2008), Xác định giả trị tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia Cúc phương bằng phương pháp TCM và CVM, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Luận văn đã trình bày quá trình hình thành, phát triển và nội dung của phương pháp chi phí du lịch (TCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Tìm hiếu các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch nhân văn; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực du lịch; hiện trạng khai thác và bảo tồn các tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương. Từ đó, xác định giá trị du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương bằng cách áp dụng phương pháp chi phí du lịch kết họp với phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. - Trần Đức Thắng (2008), Phát triển du lịch sinh thải nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn quốc gia Củc Phương, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Luận văn đã khảo sát các điều kiện phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương về tài nguyên du lịch, hoạt động tổ chức phục vụ du lịch. Khảo sát, phân tích thực trạng du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương và đánh giá chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương. Kiến nghị một số giải pháp phát triến du lịch sinh thái cụ thể bao gồm: nâng cao thu nhập của người dân; cải thiện các điều kiện y tế; nâng cấp điều kiện giáo dục; đảm bảo an ninh 8 trật tự và an toàn xã hội; nâng cao đời sống giải trí, tinh thần của người dân... nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương. Ngoài ra, còn có hàng trăm bài báo, cuốn sách đề cập, giới thiệu về tiềm năng du lịch và các điếm tham quan, các sản phấm du lịch như khám phá thiên nhiên hoang dã, thăm bản Mường, tìm hiếu các giá trị khảo cố... ở Vườn quốc gia Cúc Phương rất hấp dẫn. Song nhìn chung, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, thế hiện tính thời sự, đánh giá hoạt động du lịch dưới góc độ du lịch sinh thái (đảm bảo giáo dục môi trường, hỗ trợ công tác bảo tồn và cộng đồng địa phương) ở Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn còn là một khoảng trống. Bên cạnh đó, hầu như chưa có ai để tâm nghiên cứu đề tài này duới góc độ của triết học. Cho nên đây chính là lí do đế tác giả khóa luận nghiên cứu thực hiện đề tài: “Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương (tình Ninh Bình) hiện nay 99. Và các công trình nghiên cứu và các sách báo kể trên sẽ là những nguồn tư liệu tham khảo rất đáng quý, giúp tác giả làm nên sự thành công của đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng mình sẽ đóng góp được một phần tiếng nói cũng như trí tuệ, giúp đặt thêm những viên gạch nhỏ xây dựng nền tảng cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Ninh Bình nói riêng, từ đó xác định hướng khai thác hợp lý, kết hợp phát triến kinh tế với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triến du lịch bền vừng. Góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của Vườn quốc gia Cúc Phương đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Đấy mạnh phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình nói chung và Vườn quốc gia Cúc Phương nói riêng. 9 Bên cạnh đó, nghiên cún này cũng nhằm mục đích tìm kiếm những định hướng phù họp nhất và các giải pháp thật hiệu quả cho việc phát triến du lịch sinh thái với mong muốn áp dụng vào thực tế tại Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) làm một mẫu điển hình trong ngành du lịch. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan cơ sở lý luận về quy luật phủ định cuả phủ định trong Triết học và về du lịch sinh thái và mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với các Vườn quốc gia. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Đe xuất những định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm khái thác hợp lý tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cúc Phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu Do thời gian và kinh phí có hạn, về mặt không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cún trong phạm vi lãnh thố Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình). về nội dung, đề tài chì tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) trên sự vận dụng của quy luật phủ định của phủ định đế có những giải pháp thật hiệu quả cho sự phát triển của loại hình du lịch này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đe tài này được thực hiện trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, phương pháp duy vật biện chúng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học khác: tống họp, phân tích,... Từ các phương pháp nghiên cứu đã được xác định và lựa chọn, đề tài này được tư duy và viết theo hướng kết họp đồng thời hai phương pháp diễn dịch và quy nạp nhằm tạo sự hài hòa, chặt chẽ và logic cho các luận điểm được trình bày. 1 0 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài về lý luận 6.1. Ý nghĩa đầu tiên của khóa luận này chính là dưói góc độ của triết học, theo cách nhìn và sự vận dụng của quy luật phủ định của phủ định, tù’ đó đưa ra cái nhìn mới mẻ và đúng đắn hơn về loại hình du lịch sinh thái, đặc biệt đó lại là một trong những ngành đóng góp GDP khá lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, đề tài này đã xác định được những tiêu chí nhằm đánh giá một cách toàn diện tiềm năng du lịch sinh thái của một vườn quốc gia, cụ thế đó là Vườn quốc gia Cúc Phương. Trên cở sở đó, có thế xây dựng Vườn quốc gia Cúc Phương thành một mẫu hình lý tưởng cho sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái nói chung trong cả nước, góp phần thúc đấy loại hình này vươn tầm quốc tế. về thực tiễn 6.2. Ket quả nghiên cún khóa luận là một nguồn tài liệu đáng tin cậy, đặc biệt hơn là nó được tiếp cận dưới góc độ của triết học, của sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định cho việc quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) vào thực tế hơn, và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng quý cho những ai quan tâm nghiên cứu về vấn đề du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Bên cạnh đó, phát triến du lịch sinh thái sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn tại Vườn quốc gia, nâng cao đời sống tốt đẹp, độc đáo của đồng bào dân tộc. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì khóa luận bao gồm 3 chương, 6 tiết. Chưoìig 1 CO SỎ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀ MỘT SỐ VÁN ĐÈ cơ BẲN VÈ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. 1.1.1. 1.1.1.1. Lý luận chung về quy luật phủ định của phủ định Khái niệm phủ định và phủ định biện chúng trong Triết học Mác- Lênin Khái niệm phủ định 1 1 Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới. Sự thay thế đó gọi là phủ định. - Quan điếm siêu hình: Do dựa trên quan điểm không thừa nhận sự vật tồn tại trong mối liên hệ phố biến, không thừa nhận nguồn gốc sự phát trien bên trong của sự vật và hiện tượng. Cho nên, khi nhìn nhận sự phát triến không có gì mới, không thay đối về chất chỉ lặp lại hình thức cũng hoặc phủ định sạch tron; như diệt một con sâu, nghiền một cái hạt, hoặc xóa bỏ không có gì mới. - Quan điếm chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo: Thế giới khách quan là do sự sáng tạo của Thượng đế, không có sự phát triền, nếu có sự phát triển thì theo sự biến đổi nói chung, là sự thay cũ đổi mới tạo nên sự vận động của sự vật. - Quan điếm triết học Mác: Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động phát triển. Thực chất sự phủ định là sự biến đối nói chung, là sự thay đối cái cũ đối mới tạo nên sự vận động của sự vật. 1.1.1.2. Khải niệm phủ định biện chứng Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng đế chỉ sự phủ định tự thân, sự phát trien tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hon sự vật cũ. 1.1.2. Đặc trưng của phủ định biện chứng 1.1.2.1. Tính khách quan Phủ định biện chứng mang tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết các mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận 1 2 động và phát triên của sự vật. Đương nhiên, môi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thế tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sỏ' nắm vững quy luật phát triến của sự vật. 1.1.2.2. Tỉnh kế thừa Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thế ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bở những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bô sung những mặt mới phù hợp với hiện thực. Sự phát trien chang qua chỉ là sự biến đối trong giai đoạn sau, bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bô sung thêm những mặt mới phù họp với hiện thực. Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định lại những cái lạc hậu, cái tiêu cực. Do đó, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. Những điều kiện phân tích trên cho thấy, phủ định biện chúng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, giữa sự khắng định với sự phủ định, quá khứ với hiện thực. Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát tríen. 1.1.3. Nội dung cua quy luật phủ định của phủ định Sự vật ra đời và tồn tại đã khắng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chúng diễn ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, 1 3 song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó được bố sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự phát triền tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định hai lần phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triên. Ph.Ảngghen đã đưa ra một thí dụ đế hiếu về quá trình phủ định này: “Hãy lấy ví dụ hai hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm bia, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ âm, đối với nó sẽ diên ra một sự biến hóa riêng, nó nảy mầm, hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi cải cây do nó đẻ ra, đấy ỉà sự phủ định của hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống bình thường của cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt đại mạch mới và khi hạt đại mạch đó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này ỉà chủng ta lại cỏ hạt đại mạch như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần ”[11; tr. 193] Ví dụ trên cho thấy, từ sự khắng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ nhất (cây ỉủa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những hạt thóc mới phủ định cây lủa), sự vật dường như quay trở lại sự khắng định ban đầu (hạt thóc), nhung trên cơ sở cao hơn (so lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượỉĩg hạt thóc cũng sẽ thay đôi). Sự phát triển biện chúng thông qua nhũng lần phủ định như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bố sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy, thông qua nhũng lần phủ định biện chứng sự vật sẽ ngày càng phát trien. Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tống hợp tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và 1 4 trong những lần phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội dung toàn diện hơn, có cái khẳng định ban đầu và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất. Ket quả của sự phủ định của phủ định là điếm kết thúc của một chu kỳ phát trien và cũng là điếm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Trong hiện thực, một chu kỳ phát trien của sự vật cụ thế có thế bao gồm số lượng các lần phủ định nhiều hơn hai. Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vật trải qua ba, bốn, năm lần phủ định,... mới hoàn thành một chu kỳ phát triên. Theo V.I.Lênin: “Từ khăng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến “sự thống nhất ” với cái bị khăng định, - không có cái đó, phép biện chứng trở thành một sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi” [9; tr.246]. Nói cách khác, sự vật phải trải qua từ hai lần phủ định trở lên mới hoàn thành một chu kỳ phát trien. Điều đó phụ thuộc vào từng sự vật cụ thể. Chẳng hạn: Vòng đòi của con tằm: “trứng- tằm- nhộng- ngài- trứng”. Ớ đây vòng đời của tằm trải qua bốn lần phủ định. Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu hướng phát triền. Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo đường “xoáy ốc”. V.I.Lênin đã khái quát con đường đó như sau: “Sự phát trien hình như diên lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định ”); sự phát trien có thê nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng... ” [9; tr.65]. Sự phát trien theo đường “xoáy ốc” là sự biếu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trinh phát trien biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường “xoáy ốc” dường như thế hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thế hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường “xoáy ốc 1 5 Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định như sau: Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cải khăng định và cải phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát trien; nỏ bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bô sung thêm những thuộc tính mới làm cho sự phát trien đi theo đường “xoáy ắc”. Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph.Ănghghen đã viết: "... phủ định cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phô biên và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát trien của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy” [11; tr.200]. 1.1.4. Ỷ nghĩa phương pháp luận Nghiên cứu về quy luật phủ định của phủ định, chúng ta rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau: Thứ nhất, quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. Qúa trình phát triển của sự bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Ở mỗi chu kỳ phát triển của sự vật có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, chúng ta phải hiếu những đặc điếm đó đế có cách tác động phù họp với yêu cầu phát triển. Thứ hai, theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đò'i từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, trong hoạt động của mình, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn. 1 6 Thứ ba, trong giới tự nhiên cái mới xuất hiện một cách tự phát, còn trong xã hội cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Chính vì thế, trong hoạt động của mình con người phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ cái mới. Khi mới ra đời, cái mói luôn còn yếu ớt, ít ỏi, vì vậy, phải tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó. 1.2. Một số vấn đề CO’ bản về du lịch sinh thái 1.2.1. Quan niệm về du lịch sinh thái ].2.1.1. Khái niệm du lịch Cùng với sự phát triên của du lịch, khái niệm du lịch được hiêu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo góc độ xem xét. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) năm 1993: “Du lịch được hiêu là tỏng họp các môi quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cả nhân hay tập thê ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ ” [1; tr.7]. Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhung các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh: Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo định nghĩa này, du lịch được xem ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch. Thứ hai, du lịch là một ngành kỉnh doanh tống hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiếu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là 1 7 tình hừu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khấu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động cỏ liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiếu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ” [1; tr.8]. Tóm lại, dù nhìn ở góc độ nào thì cái gốc của du lịch vẫn là tìm đến những không gian, địa điềm khác với nơi cư trú thường xuyên của mình để hưởng thụ các giá trị vật chất cũng như tinh thần trong một khoảng thời gian nhất định. /.2.7.2. Khái niệm du lịch sinh thải Du lịch sinh thái là một lĩnh vực đặc biệt của du lịch nói chung, nó được đặc trưng bởi một xu thế rất rõ ràng là tạo nên và thỏa mãn sự khát khao đến với thiên nhiên. Qua những chuyến đi, khách du lịch được tiếp xúc với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên bằng những phương tiện quan sát giản đơn hay những nghiên cứu có tính hệ thống, đồng thời du lịch sinh thái là sự khai thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triến; là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh thái, văn hóa. Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái được đưa ra xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau. Tại Diễn đàn Du lịch sinh thái Nam úc (1993), Allen đã đưa ra định nghĩa sau: “Du lịch sinh thải phân biệt với các loại hình du ỉịch dựa vào thiên nhiên hay du lịch giáo dục khảc ở chô nó cỏ mức độ giảo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dân viên có trình độ. Du lịch sinh thải bao hàm một phần đáng kế sự giao tiếp mạnh mẽ của con người, mà nếu được giáo dục sẽ làm biến chuyên khách du lịch thành những người tích cực bảo vệ môi trường. 1 8 Hoạt động du lịch sinh thải sẽ làm giảm đến mức toi thiếu các tác động của khách du lịch đoi với môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và đặc biệt sẽ đóng góp về tài chính cho các nô lực bảo tồn ’ ' [1; tr. 138]. Tố chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IƯCN) định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đoi nguyên sơ đế thưởng thức và hiếu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trung vãn hóa - quả khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiếu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát trỉến kỉnh tế - xã hội của nhân dãn địa phương ” [1; tr. 138]. Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới (Ecotourism Society) cũng đưa ra định nghĩa tương tự về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thải là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, nơi có môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương được bảo đảm ” [1; tr. 138]. Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cún của các nhà khoa học quốc tế, Hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển Du lịch sinh thái (Hà Nội, tháng 9/1999) đưa ra một định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái cho Việt Nam như sau: “Di/ lịch sinh thái là một ỉoại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tỉnh giáo dục môi trường và đóng góp cho các nô lực bảo tồn và phát trỉến bền vững với sự tham gia tích cực của cộng động địa phương [1; tr.l39]. Như vậy, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, bao hàm các yếu tố bền vững như mang tính giáo dục môi trường, hỗ trợ bảo tồn và cộng đồng cư dân địa phương. 1.2.1.3. Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thải. Mọi hoạt động du lịch nói chung là du lịch sinh thái nói riêng đều được thực hiện dựa trên những tài nguyên du lịch tự nhiên và những giá trị văn hóa lịch 1 9 sử do con người tạo nên và có sự kết họp của các dich vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Dựa vào những yếu tố đó để hình thành nên sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng khám phá của khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội. Du lịch sinh thái là một dạng hoạt động của du lịch nói chung vậy nó cũng bao hàm những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung bao gồm: - Tính đa ngành, thế hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên; các giá trị lịch sử, văn hóa; cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo,...). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phấm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa,...). - Tính đa thành phần, biếu hiện ở những lợi ích đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tố chức chính phủ và phi chính phủ, các tố chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch. - Tính đa mục tiêu, biếu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội. - Tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thế các điếm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. - Tính mùa vụ, biếu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thế hiện rõ nhất ở loại hình du lịch nghỉ biến, thế thao theo mùa... (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình 2 0 du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí... (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch). - Tính chi phí, biếu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các du khách là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền. - Tính xã hội hóa, biếu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia có thế trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch. Bên cạnh những đặc trưng chung của ngành du lịch, thì du lịch sinh thái cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm: - Tính giáo dục cao về môi trường, du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây nên những áp lực lớn đối với môi trường, và du lịch sinh thái được coi là chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triến du lịch và bảo vệ môi trường. - Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học, hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành nên những ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó cũng như thúc đấy các hoạt động bảo tồn, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục các du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa giá trị nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân sở tại. Điều này cũng tác động ngược trở lại một cách tích cực với hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái. ỉ.2.1.4. Những nguyên tăc cơ bản của du lịch sinh thải Hoạt động du lịch sinh thái phải bảo đảm các nguyên tắc sau: 2 1 - Giáo dục nâng cao hiểu biết cho khách du lịch về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của du khách vào nỗ lực bảo tồn. - Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của vùng, của quốc gia,... - Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng động địa phương. - Khách du lịch được hòa nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn nhưng phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hòa nhập. - Lượng khách du lịch luôn được điều hòa ở mức vừa phải để đảm bảo cho không gian, môi trường không bị quá tải (tức là không vượt quá giới hạn tối đa về sức chứa của điểm du lịch). - Phát triển du lịch sinh thái phải phù họp với nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự nhiên, không được làm tốn hại đến tài nguyên môi trường. - Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đấy sự công nhận của giá trị này. - Khi tố chức du lịch sinh thái phải luôn đặt các nguyên tắc về môi trường sinh thái lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là làm cho mọi người khách du lịch sinh thái chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của nó hơn là làm biến đối môi trường cho sự thuận tiện cá nhân. - Phải đảm bảo lợi ích lâu dài hài hòa cho tất cả các bên liên quan (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, lợi ích của địa phương, cộng đồng dân cư, cơ quan bảo tồn, các đơn vị kinh doanh du lịch). - Du lịch sinh thái phải đem lại cho khách du lịch những trải nghiệm được hòa đồng vào tự nhiên, làm tăng sự hiểu biết vào tự nhiên, tránh xu hướng khai thác quá mức thiên nhiên đế phục vụ nhu cầu đi tìm cảm giác mạnh hoặc mục đích tăng cường thể trạng cơ thể. 2 2 - Người hướng dẫn và các thành viên tham gia du lịch sinh thái phải có sự chuấn bị kỹ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiếu biết nhận thức cao về môi trường sinh thái. - Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên của các đon vị tham gia vào du lịch sinh thái (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, hãng lữ hành và khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi). 1.2.1.5. Ỷ nghĩa của phát triến du lịch sinh thải Phát triền du lịch sinh thái là khai thác có hiệu quả những giá trị của tài nguyên du lịch sinh thái kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo ra sức hấp dẫn về tài nguyên du lịch sinh thái bằng các sản phấm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích cho xã hội. Sự phát triển du lịch sinh thái có vai trò vô cùng to lớn. Thứ nhất, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường. Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Môi trường là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triên du lịch sinh thái sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng. Du lịch sinh thái được xem là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái dễ bị tốn thương, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại. Phát triển du lịch sinh thái đồng nghĩa với bảo vệ môi trường vì du lịch sinh thái tồn tại gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điến hình. Du lịch sinh thái được xem là công cụ bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt động du lịch sinh thái được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiếu được các tác động tiêu cực đến đa dạnh sinh học. Sở dĩ như vậy, là vì bản chất của du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên. 2 3 Bên cạnh đó, việc phát triến du lịch sinh thái còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí đế nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân thông qua các dự án bảo vệ môi trường, ngoài ra, du lịch sinh thái còn tạo cơ hội đế du khách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường. Du lịch sinh thái còn tạo ra động lực quan trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Người dân khi nhận được lợi ích từ các hoạt động du lịch sinh thái, họ có thế hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan. Không chỉ dừng lại ở đó, du lịch sinh thái còn khuyến khích cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương bao gồm: đường xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, xử lí chất thải, thông tin liên lạc,... nhò’ đó mà ngày càng thu hút khách du lịch và cải thiện môi trường địa phương. Như vậy, phát triến du lịch sinh thái ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu mong đợi của du khách nó còn duy trì, quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và là “bí quyết để phát triển bền vững Thứ hai, du lịch sinh thái với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã hội. Việc phát triến du lịch sinh thái tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái phát triển làm thay đối cách sử dụng nguồn tài nguyên truyền thống, thay đối cơ cấu sản xuất, thúc đấy phát triển kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tài nguyên và nội lực của mình. Phát triển du lịch sinh thái góp phần cải thiện đáng kế đời sống văn hóa xã hội của nhân dân. Du lịch sinh thái tạo điều kiện đấy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và người dân địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội nhũng vùng này ngày càng trở nên sôi động hơn, văn minh hơn. Du lịch sinh thái phát triền tốt, nhiều dịch vụ du lịch 2 4 chất lượng cao được tăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, về mặt người dân bản địa dù duới hình thức nào khi thương mại hóa thì văn hóa của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen có thế tốt và cũng có thế tiêu cực. Du lịch sinh thái sẽ góp phần hạn chế tối thiều mặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa phương khi tham gia vào hành trình du lịch sinh thái. - Thứ ba, du lịch sinh thái góp phần tăng GDP. Du lịch là một ngành kinh doanh sinh lợi hơn bất kỳ một ngành kinh tế nào khác. Lọi nhuận hàng năm mang lại cho các quốc gia này hàng trăm triệu USD. Theo số liệu điều tra của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới thì du lịch sinh thái chiếm khoảng 20% thị phần du lịch thế giới, ước tính du lịch sinh thái đang tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình tò 10 - 30%. Sự đóng góp kinh tế của du lịch sinh thái không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền mang đến khu vực mà điều quan tâm là lượng tiền đọng lại ở khu vực mà nhờ đó tạo ra được những tác động nhân bội. Theo ước lượng chung là không đến 10% số tiền tiêu của du khách được nằm lại ở cộng đồng gần điểm du lịch sinh thái vì phần lớn kinh phí được sử dụng cho tiếp thị và đi lại trước khi du khách đến điểm du lịch. 1.2.2. Vấn đề phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia 1.2.2.1. Khải niệm Vườn quốc gia Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo, có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Theo Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg ngày 11/1/2001 và Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về Quy 2 5 chế quản lý ròng thì Vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau: - Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác định lập đế bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trung hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị ít tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp. - Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch. - Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về hệ sinh thái đặc trưng, về các loại động vật, thực vật đặc hữu, về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thố cư so với diện tích tự nhiên của vườn. Năm 1966, Việt Nam có Vườn quốc gia đầu tiên, đó chính là Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa bàn ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Hòa Bình. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 30 Vườn quốc gia với tống diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.350.74 km2 (trong đó có 620,10 km2 là mặt biến), chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ đất liền. Vườn quốc gia thường được quy hoạch thành các phân khu chức năng bao gồm: - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, là khu vực được bảo tồn nguyên vẹn, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ đế theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng. - Phân khu phục hồi sinh thái, là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên. 2 6 - Phân khu hành chính - dịch vụ, là địa điểm xây dựng trụ sở làm việc của Vườn, đồng thời là nơi tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng đế phục vụ công tác quản lý dịch vụ du lịch và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, còn bao gồm các vùng đệm, là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với Vườn quốc gia, bao gồm toàn bộ hoặc một phần của xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới Vườn quốc gia, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại đến Vườn quốc gia. 1.2.2.2. Khả năng hấp dãn du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Vườn quốc gia và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm trong sử dụng đế đầu tư cho sự phát triển du lịch vì sự phong phú của tụ 1 nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan đẹp. Chúng được coi là nền tảng cho sự phát triến du lịch sinh thái và mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội. Một trong những yếu tố thúc đấy việc thành lập Vườn quốc gia chính là tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên. Do đó, nhiều quốc gia đã quyết định thành lập Vườn quốc gia và khu bảo tồn. Yeu tố khiến một Vườn quốc gia hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫn khách du lịch bao gồm: - Vị trí ở gần sân bay quốc tế hay trung tâm du lịch lớn. - Khả năng đến du khu vực tham quan thuận lợi. - Đặc điếm sinh thái tự’ nhiên: đa dạng, các loại quý hiếm, điến hình, sự hấp dẫn và khả năng đế quan sát chúng (thường xuyên hay mang tính mùa vụ), sự an toàn khi quan sát. - Các yếu tố hấp dẫn khác như: bãi biến, sông, hồ nước với các thiết bị giải trí, thác nước hoặc bế bơi và các loại giá trị khác. - Các yếu tố văn hóa - xã hội địa phương hấp dẫn khách. - Mức độ bảo đảm các dịch vụ: ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác. - Mức độ khác biệt so với các khu du lịch khác. 2 7 - Mức độ gần hay xa các điếm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của điếm này với du khách và khả năng kết hợp tham quan. Trong xu hướng du lịch hiện nay, khách du lịch sinh thái thường tìm đến những vùng có đặc điếm tự nhiên và văn hóa khác biệt, những khu tự nhiên chưa bị khám phá hoặc mới ở giai đoạn đầu của sự khai thác cho du lịch. Vì vậy, một khu du lịch tự nhiên hay một Vườn quốc gia sẽ có nhiều khả năng hấp dẫn khách du lịch khi có nhiều yếu tố trên kết họp. Có thế nói, tiềm năng du lịch của một Vườn quốc gia có thế bị lu mờ hay được phát huy tùy thuộc vào khả năng khai thác, quản lý của các nhà quy hoạch, điều hành du lịch trong việc phối hợp với các nhà quản lý Vườn quốc gia và cộng đồng địa phương. Việc phối họp không chặt chẽ giừa các bên liên quan sẽ dẫn đến tình trạng phát triển du lịch thiếu sự giám sát, quản lý thận trọng, có thế nảy sinh những tác động tiêu cực đến môi trường của khu tự nhiên và dẫn đến việc phá hủy chính nguồn tài nguyên mà du lịch phụ thuộc vào. 1.2.2.3. Lợi ích du lịch mang lại cho Vườn quốc gia Có thể khái quát một số lợi ích tù’ du lịch như sau: - Tạo động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ Vườn quốc gia. Nghĩa là lợi ích hai chiều được hình thành khi du lịch hoạt động trong các Vườn quốc gia. - Du lịch sinh thái có khả năng mang lại nguồn thu nhập lớn cho Vườn quốc gia. Tuy nhiên, mục tiêu chính của du lịch sinh thái không phải là lợi ích kinh tế thuần túy mà là khả năng của nó trong việc góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đẹp, tính đa dạng của các hệ sinh thái, thế giới động vật phong phú và các nền văn hóa dân tộc đặc sắc. - Du lịch tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiếu biết về môi trường thiên nhiên, từ đó có những nhận thức tích cực trong bảo tồn tài nguyên và môi trường. 2 8 - Thúc đấy sự phát trien của các khu vực lân cận nhờ sản phấm từ nông nghiệp và thủ công... - Khuyến khích mở rộng vùng đất giáp ranh, tạo điều kiện duy trì độ che phủ thực vật tự nhiên, tăng cường bảo vệ môi trường. - Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và qua đó nâng cao thu nhập của họ nhờ sự tham gia của họ trong hoạt động du lịch, từ đó giảm bớt sức ép lên môi trường tại Vườn quốc gia. 1.2.2.4. Tác động tiêu cực cỏ thế nảy sinh từ du lịch ở các Vườn quốc gia Tác động tiêu cực lên các khu tự nhiên được bảo vệ có thế phân ra làm hai loại trực tiếp và gián tiếp. Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách, còn tác động gián tiếp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch. Cụ thế tác động như sau: - Tác động vào cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản: do hoạt động leo núi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá... làm kỷ niệm. - Tác động lên thố nhưỡng: do hoạt động đi bộ, cắm trại, bãi đỗ xe... gây ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống của hệ sinh vật. - Tác động vào nguồn tài nguyên nước: tập trung số đông du khách du lịch sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nước. Việc xử lý chất thải không triệt để và hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm chất lượng nguồn nước của khách du lịch và vùng lân cận. - Tác động lên hệ thực vật: do hoạt động du lịch giải trí có thể tạo ra tác động đến thực vật như bẻ cành, giẫm đạp, thải khí tò phương tiện giao thông, làm đường, bãi đỗ xe, công trình dịch vụ... - Tác động lên động vật: hoạt động tham quan, tiếng ồn của khách, của phương tiện giao thông khiến động vật hoảng sợ, thay đối diễn biến sinh hoạt và địa bàn cư trú, sinh sống của chúng. 2 9 Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thế gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vật hoang dã... Nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ động vật của du khách dẫn đến việc săn lùng, buôn bán làm giảm đáng kế số lượng quần thế động vật và cuối cùng là thay đối cấu trúc hệ sinh thái ban đầu. Du lịch sinh thái là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên và cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. Tuy nhiên, du lịch sinh thái có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực, đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn, nếu được vận hành đảm bảo các nguyên tắc của nó. Chu'0'ng 2 THựC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG NHÌN TỪ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 2.1. Tổng quan về Vườn quốc gia Cúc Phưcmg 2.1.1. Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Cúc Phương Vườn quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới ba khu vực Tây Bắc, châu thố sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là Vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương là nơi mang giá trị lịch sử và đồng thời là một địa điếm khảo cố. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bàng vỏ sò, dụng cụ say nghiền,... trong một số hang động ở đây chúng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 hécta đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. 3 0 Quyết định số 18/QĐ - LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương. Quyết định số 333/QĐ - LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý rừng. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phương được nêu trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chính phủ Việt Nam với phân hạng quản lý là Vườn quốc gia diện tích 25.000 hécta. Luận chứng kinh tế - kỹ thuật của Vườn quốc gia được phê duyệt ngày 9 tháng 5 năm 1988 theo Quyết định số 139/CT. Trong luận chứng, ranh giới của Vườn đã được xác định lại và tống diện tích được đưa ra là 22.200 hécta, bao gồm 11.350 hécta thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 hécta thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 hécta thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình. Theo Quyết định số 1738/QĐ - TCLN ngày 2 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triến Nông thôn về việc phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triến bền vững Vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2010 - 2020”, thì tông diện tích của Vườn được xác định là 22.408,2 hécta chia thành ba phân khu chức năng: - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 16.744,6 hécta. - Phân khu phục hồi sinh thái: 4.065,2 hécta. - Phân khu dịch vụ - hành chính: 1.599,0 hécta. Hiện nay, Vườn quốc gia Cúc Phương là cơ sở trực thuộc Tống cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Trụ sở của Vườn được đặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 2.1.2.Vai trò của Vườn quốc gia Cúc Phương đối vói việc phát triến du lịch sinh thái Nằm trong bốn loại của hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, Cúc Phương được xếp vào loại thứ hai: Vườn quốc gia “là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn 3 1 diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch Vưòn quốc gia Cúc phương được thành lập với ba chức năng cơ bản sau: - Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hóa. - Nghiên cứu khoa học và phục vụ khoa học. - Tổ chức dịch vụ tham quan du lịch. Đe thực hiện các chức năng trên, luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã xác định các nhiệm vụ cụ thế của Vườn quốc gia Cúc Phương như sau: - Quản lý, bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của Vườn, mọi giá trị tài nguyên văn hóa, lịch sử, khảo cố, các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ đặc biệt, phục hồi những khu vực đã bị tác động hoặc tàn phá. - Tố chức điều tra, nghiên cún khoa học, thực nghiệm phục vụ công tác bảo vệ, phục hồi, quản lý khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lý. - Đảm nhiệm làm tốt dịch vụ du lịch sinh thái trên cơ sở tôn trọng luật lệ. Nguyên tắc bảo vệ và sử dụng tài nguyên của Vườn quốc gia, tạo điều kiện cho mọi người tham quan, học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của Vườn quốc gia, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường... 2.2. Thực trạng phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhìn từ quỵ luật phủ định của phủ định 2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát tríên du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương 2.2.1.1. Thuận lợi ♦> về vị trí địa lý Cách biển Đông 60 kilômét theo đường chim bay về phía tây, khu rừng nguyên sinh Cúc Phương nối lên như một “ốc đảo xanh” giữa đồng bằng của bốn huyện: Nho Quan (thuộc tỉnh Ninh Bình), Thạch Thành (thuộc tỉnh Thanh 3 2 Hóa), Yên Thủy và Lạc Son (thuộc tỉnh Hòa Bình). Tọa độ rừng: tò 20°14 tới 20°24 vĩ bắc, 105°29 tới 105°44 kinh đông. Vườn quốc gia Cúc Phương cách thủ đô Hà Nội 120 kilômét về hướng Tây Nam theo đường ô tô, nằm không xa đường quốc lộ chính và chỉ cách quốc lộ 1A 35 kilômét, có đường giao thông ra vào dễ dàng tạo điều kiện thu hút khách tham quan. Hon nữa, do vị trí nằm gần thủ đô Hà Nội, là một trung tâm kinh tế - xã hội cuả cả nước nên có thế thu hút nguồn khách từ Hà Nội và các vùng lân cận thực hiện chuyến tham quan Cúc Phương khá tiện lợi với thời gian trong ngày. Cúc Phương lại nằm trong quần thể du lịch Ninh Bình nối tiếng của cả nước với các điếm du lịch hấp dẫn như: cố đô Hoa Lư là kinh đô của Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam đầu thế kỷ thứ X; nhà thờ Phát Diệm - công trình văn hóa tôn giáo kết họp hài hòa kiến trúc phương Đông và phương Tây; khu thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”... Với mật độ điểm du lịch cao và hấp dẫn, đường giao thông đến Ninh Bình thuận lợi về cả đường thủy và đường bộ, có đường quốc lộ số 1 và đường sắt xuyên Việt chạy qua nên khả năng thu hút khách du lịch của Ninh Bình là rất lớn. Khoảng cách giữa các điếm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình là ngắn, đi lại dễ dàng và việc kết hợp giữa các tour du lịch là khá thuận tiện, nên đã làm tăng khả năng thu hút khách du lịch đến với Cúc Phương, đặc biệt là nguồn khách từ Hà Nội và các vùng lân cận. ♦♦♦ về điều kiện tự nhiên Thứ nhất, về địa hình - thủy văn. Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dăy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy tù' tỉnh Son La ở hướng tây bắc. Dải núi đá vôi này vói un thế là kiều cat - xtơ tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm. 3 3 Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 mét tạo thành một nét địa hình nối bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vưòn quốc gia có chiều dài khoảng 25 kilômét và rộng đến 10 kilômét, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Địa hình cat - xtơ ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương. Phần lớn nước trong vườn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm hút rất nhanh, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của vườn quốc gia. Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong vườn, mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông này nằm ở phía tây của vườn, chảy đố vào sông Mã. Rừng Cúc Phương còn đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang. Hồ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận. Thứ hai, về khí hậu. Theo số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cúc Phương từ năm 1992 - 2002 thì nhiệt độ bình quân của Cúc Phương là 22,5°c. Biến thiên nhiệt độ trung bình năm từ 13 - 15 c. Độ ẩm không khí cao với độ ẩm tương đối trung bình năm gần 85%. Lượng mưa trung bình năm đo được là 1681 milimét với mùa mưa kéo dài tù’ 5 - 10 tháng. Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây cũng là thời điếm thú rừng ra ngoài kiếm ăn nhiều nhất. Điều kiện thời tiết khí hậu ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương. Mùa hè là thời gian khách Việt Nam hay đi chơi, nghỉ mát. Khí hậu điều hòa, mát mẻ của rừng là một trong những nét hấp dẫn đối với khách du lịch từ các thành phố, đô thị lớn... Thế nhưng, mùa hè đồng thời là mùa mưa bão khiến các hoạt động du lịch gặp khó khăn. Môi trường ấm ướt, nhiều vắt và đường trơn ướt gây trở ngại đến hoạt động đi xuyên rừng. Mùa khô là thời điểm thích họp nhất đế quan sát thú đêm vì thú rừng hay ra ngoài kiếm ăn vào thời điếm này. Tuy nhiên, nhiệt độ trong rừng hạ xuống thấp lại gây trở ngại khác cho chuyến đi. 3 4 Thứ ba, về tài nguyên sinh vật. Vườn quốc gia Cúc Phương có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trung rừng mưa nhiệt đới. Vói diện tích chỉ bắng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Cúc Phương là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật bao gồm Trung Quốc Himalaya, Ân Độ - Myanma và Malayxia. Vườn quốc gia được xác định là một trong bảy trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam. [2] Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng núi đá vôi. Rừng có thế hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 mét. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triến hệ rễ bạnh vè đế đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Bước vào rừng già nguyên thủy Cúc Phương con người cảm thấy sững sờ, nhỏ bé khi lạc vào thế giới hoang sơ đậm màu xanh kỳ vỹ trường tồn. Hàng chục người ôm mới hết chu vi những cây đại thụ tuổi ngàn năm cao chọc trời từ 45 75 mét, sống âm thầm trong bão táp, nắng mưa mà trở nên khống lồ. Đe đứng vững chúng phải có bộ rễ thật đồ sộ, phần chìm sâu dưới lòng đất, phần nối dựng đứng như thành, chạy dài hàng chục mét như cây Đăng cố thụ cao 45 mét, đường kính 5 mét; cây Vù hương cao 45 mét, đường kính 2,5 mét; cây Chò chỉ cao 70 mét, đường kính 1,5 mét; cây sấu cố thụ cao 45 mét, đường kính 2,5 mét với hệ thống bạnh vè cao chừng 10 mét chạy dài 20 mét tựa như bức tường thành; cây Chò xanh ngàn năm cao 45 mét, chu vi gốc 25 mét. Có những loài không phải là cây gỗ lớn, không thuộc tầng rừng nào, chúng sống nương nhờ vào thân cây khác, đó là các loài tố diều, phong lan, tầm gửi. 3 5 Rừng nhiệt đới là xứ sở huyền diệu của các loài phong lan với hoa lạ, rất thanh tao, quý phái được ví như những cô gái kiều diễm tô hương sắc trong rừng. Hệ dây leo trong Vườn quốc gia Cúc Phương cũng muôn hình, muôn vẻ, chúng trườn từ cây này sang cây khác như nhũng con trăn khống lồ. Giống như các loài phong lan, tổ diều, các loài dây leo mềm yếu cũng phải dựa vào cây chủ, cắm chân từ mảnh đất ấm ướt, vươn ngọn quấn quanh cây chủ mà leo dần đế đón ánh mặt trời. Khác với loài dây leo lại có loài cây sống bội bạc làm sao, chúng sinh từ trên cây khác cà thả rễ quấn quanh thân cây chủ, khi bám rễ đất chúng phát triền rất nhanh rồi bóp chết cây củ bằng bộ rễ khống lồ - người ta gọi đó là loài Đa bóp cố, một hiện tượng quái dị trong thế giới thực vật vô tri vô giác. Thế mới biết cuộc sống sinh tồn của cỏ cây cũng cam go khốc liệt, thế giới thực vật vô cùng phong phú, chứa đựng biết bao điều bí ấn. Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng, phong phú. Theo số liệu thống kê công bố trên trang thông tin điện tử của Vườn thì chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 659 loài bao gồm; 66 loài cá, 76 loài bò sát, 46 loài ếch nhái, 336 loài chim và 135 loài thú. về động vật không xương sống đã ghi nhận được 1899 loài và dạng loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lóp và 3 ngành. Trong số đó có 81 loài quý hiếm được ghi nhận trong sách đở Việt Nam và sách đở IUCN. [2] Trong các loài thú của Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm như báo gấm, sơn dương, gấu ngựa... Và nhiều loài đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ, cá niếc hang... sống trên núi đá vôi phố biến là các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, vưọn, voọc, ban ngày chúng lang thang kiếm ăn, đêm về trú ngụ trong hang động. Ớ Cúc Phương có một loài thú linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế 3 6 giới, đó là loài voọc mũi trắng - một báu vật của tạo hóa, loài voọc này đã được chọn làm biếu tượng của Vườn quốc gia Cúc Phương. Cúc Phương còn là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới với nhiều sắc lông, kích cờ, âm thanh, giọng hót... Từ mờ sáng đến chiều tối rừng già vang lên không dứt bản hòa tấu của các loài chim. Trong tống số 336 loài, Cúc Phương có rất nhiều loài chim quý hiếm chẳng hạn như gà lôi trắng, chim gồ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất, đuôi cụt bụng vằn,... Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm lý tưởng đế các nhà khoa học trong nước và trên thế giới tham quan và nghiên cứu về các loài chim. Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng hết sức đa dạng (với gần 200 loài) và muôn hình muôn vẻ, trước những kẻ thù, các loài côn trùng nhỏ bé yếu đuối, chỉ có cách ấn mình trốn tránh. Có loài được tạo hóa cho phép tàng hình, như loài bọ lá thân hình giống như chiếc lá tươi, khi chúng ẩn mình vào cỏ cây thì khó có đôi mắt tinh tường nào biết được. Có loài bọ que giống hệt cành cây nhỏ, khắng khiu, ngộ nghĩnh, đây cũng thực sự là những kiệt tác của tạo hóa đem lại. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướm nhiều vô kê đủ dạng, đủ màu phơi bày như một bức tranh kỳ ảo. Bởi vậy, Cúc Phương được chọn là điếm đến của nhiều du khách trong kỳ nghỉ hè. ❖ Các yếu tố văn hóa, du lịch Một là, các yếu tố văn hóa gắn với dân tộc học góp phần tăng tính hấp dẫn du lịch. Từ xa xưa, khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hóa riêng. Đó là những nếp nhà sàn, nhũng trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò... mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Mường. 3 7 Người Mường sinh sống trong các ngôi nhà sàn bên sườn đồi thành những bản, sản xuất nông nghiệp là nghề chính, có thêm nghề dệt vải thố cấm, chủ yếu để dùng trong gia đình, nghề nuôi ong lấy mật. Công cụ sản xuất truyền thống của họ mang nặng tính bản sức cọn nước, cối giã gọ bằng sức nước, máng dẫn nước bằng ống bương, những khung cửi dệt vải thủ công, nỏ làm bằng gỗ,... Thêm vào đó, là các trang phục độc đáo, nếp sống sinh hoạt đặc trưng bởi nhều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà, phong tục uống mọn cần, lễ hội cồng chiêng, tục chơi xuân ném còn,... Họ sống thật thà, gắn bó, thương yêu lẫn nhau và rất hiếu khách. Hai là, di khảo cố góp phần làm tăng tính hấp dẫn du lịch. Thuộc địa hình cat - xtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với cái tên rất gợi cảm như động Sơn Cung, động Vui Xuân, động Phò Mã,... đặc biệt có một số hang động còn lun giữ nhũng di chỉ khảo cố có giá trị điến hình là động Ngưòi Xưa và hang Con Moong, các nhà khoa học cho rằng đây là một trong những chìa khóa để tìm hiếu lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á. Động Người Xưa là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử. Năm 1996, Viện khảo cố Việt Nam đã tiến hành khai quật hang động này và phát hiện 3 ngôi mộ cổ với các bộ xương hóa thạch còn khá nguyên vẹn. Bằng phương pháp khoa học, các nhà khoa học đã xác định những bộ xương này cách ngày nay khoảng 7500 năm. Hang Con Moong được coi là một “ngôi nhà lớn” của người tiền sử. Ket quả thu được từ việc khai quật di chỉ hang Con Moong cho thấy, những yếu tố chủ đạo của văn hóa Sơn Vi, văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn - đều hội tụ về đây. Và cũng từ đây lại có sự lan tỏa ra các hang động trong và ngoài khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương. Chính sự giao lưu, hội tụ kỹ thuật nổi bật của nhân loại đã tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa khu vực Đông Nam Á và ngoài khu vực Đông Nam Á. Giá trị nhân loại được hun đúc trong di sản văn hóa 3 8 Sơn Vi và Hòa Bình ở hang Con Moong là biêu hiện sinh động nhất của kỹ nghệ chế tác công cụ cuối thời tiền sử trong điều kiện rừng mưa nhiệt đới. Hang Con Moong và hệ thống các di tích ở Vưòn quốc gia Cúc Phương như động Người Xưa, mái đá Mộc Long, hang Lai,... thực sự tiêu biếu cho tiến trình phát trien tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á. Có thế xem đây là một ví dụ điền hình tiêu biểu của sự định cư hang động truyền thống của nhân loại, lâu dài, ốn định, minh chứng cho sự tác động của con người đến tự nhiên, môi trường trong một khu hệ động vật và thực vật hết sức đặc sắc ở Việt Nam và hiện nay vẫn còn lưu lại tới ngày nay. Năm 2000, Cúc Phương đã phát hiện một hóa thạch động vật xương sống. Hóa thạch lộ ra trong đá vôi phân lớp dầy. Theo kết luận ban đầu của Viện cổ Sinh học Việt Nam, đây là hóa thạch của một loài Placodontia (Bò sát răng phiến) sống cách ngày nay chừng 200 - 230 triệu năm và là hóa thạch lần đầu tiên được tìm thấy ở Đông Nam Á. Như vậy, hóa thạch của loài bò sát, các dấu tích của người tiền sử ở động Người Xưa, hang Con Moong, cuộc sống đồng bào dân tộc Mường thực sự là những trang văn hóa, lịch sử độc đáo và có giá trị của Cúc Phương. Những cứ liệu này sẽ cho ta thêm bề dày lịch sử thiên nhiên và con người của mảnh đất Cúc Phương đồng thời cũng có giá trị to lớn hấp dẫn khách du lịch. 2.2.7.2. Khó khăn Thứ nhất, về phía chính quyền, người dân, nhà kinh doanh du lịch, các tố chức nước ngoài Một là, đối với các tố chức chính quyền và ban quản lý rừng. Các tổ chức chính quyền là cơ quan có quyền hành quyết định trực tiếp trong các chính sách phát triên du lịch sinh thái tại rừng Cúc Phương cũng như các kế hoạch bảo tồn các loài động thực vật trong Vườn. Tuy nhiên, trong quá 3 9 trình phát triển và đi vào hoạt động thì các cấp chính quyền địa phương vẫn gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định. Khó khăn phải nói đến đầu tiên là thiếu thốn về trang thiết bị hiện đại và cần thiết trong việc bảo tồn và phát triển các loài động thực vật- là những thứ thu hút khách du lịch khi đến với rừng. Tuy nhiên, do vẫn còn những khó khăn về vốn cũng như những trang thiết bị cần thiết mà việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý không được đảm bảo nên dẫn đến việc động thực vật không được bảo tồn tốt dẫn đến sự suy giảm về số lượng. Thiếu các kiến thức sâu rộng về rừng, không hiếu biết rõ về du lịch sinh thái cũng như mong muốn của khách du lịch về tham quan cảnh quan thiên nhiên, tù’ đó có định hướng sai trong phát triến du lịch sinh thái ở Cúc Phương. Hạn chế về mặt nhân sự. Hiện nay, đội ngũ nhân viên còn ít và làm việc chưa hiệu quả trong việc bảo tồn và cho sự phát triển của Vườn. Tố chức quy trình tham quan không họp lý là điều dễ nhận thấy nhất. Trung tâm thông tin, nơi chứa đựng toàn bộ thông tin cần thiết cho du khách nằm phía trước, khá xa cống chào - trạm kiềm soát đầu tiên (cũng là nới bán vé). Bố trí như vậy, dẫn tới tình trạng khách đều tới cửa rừng, mua vé rồi vào tham quan ngay, không ai vòng lại trung tâm thông tin nữa. Bởi vậy, du khách bỏ qua nhiều tài liệu chi tiết về Vườn, không nắm được những thông tin bắ buộc như Nội quy thăm rừng. Đây cũng là nguyên nhân đế nhiều khách đã vi phạm nội quy. Khách vào rừng đi lại tự do, không có hướng dẫn viên nên tình trạng vứt rác bừa bãi, chặt cây, gây ồn,... không ai nhắc nhở trở nên phổ biến, nhất là du khách trong nước. Các chính sách phát triên du lịch sinh thái không còn phù hợp với này nay, nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO. Tuy hiện nay ban quản lý ròng đã quản lý chặt hơn việc săn bắt các lời động thực vật quý hiếm nhưng chưa chú trọng đến việc quản lý tiếng ồn đảm bảo 4 0 yên tĩnh cho hệ sinh thái. Du lịch Cúc Phương không phải du lịch giải trí, mà là du lịch đế hưởng thụ thiên nhiên, do vậy phải biết yên tĩnh để hưởng thụ và bảo tồn nó. Đó là hai mặt quan hệ rất chặt chẽ mà bất cứ du khách nào tới Vườn cũng cần biết. Ngân sách Nhà nước dành cho rừng Cúc Phương còn hạn hẹp vì vậy không đủ cho rừng thực hiện được các biện pháp đảm bảo tốt cho du lịch cũng như bảo tồn. Các con đường vào Vườn đều không có biển báo hạn chế tốc độ và tiếng ồn, các thùng rác trong rừng cũng không có nắp đậy, các tuyến tham quan trong rừng đều không có nhà vệ sinh cho khách. Thiết nghĩ, ngân sách của rừng Cúc Phương tuy còn hạn hẹp nhưng những vấn đề này là rất cần thiết cho việc bảo tồn thiên và phát triến du lịch. Hai lày đối với các nhà kinh doanh du lịch. Các nhà kinh doanh du lịch là một trong những nhân tố không thế thiếu trong việc giúp phát triền du lịch nói chung và du lịch sinh thái Vườn Cúc Phương nói riêng. Tuy nhiên, ta cũng không thế phủ nhận họ vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tố chức các tour du lịch cũng nhưu một số hoạt động du lịch. Việc thiếu các công ty cung cấp các chuyến du lịch đặc biệt trong những ngày lễ tết. Trong những ngày này lượng khách tăng lên đột biến nên khả năng cung cấp của các công ty du lịch là rất hạn chế. Vì vậy muốn đi trong những thời đi êm đó du khách phải đặt vé trước với giá thành cao. về hướng dẫn viên du lịch: vào mùa cao điếm, các công ty thường thiếu hướng dẫn viên. Đe đáp ứng đủ cho những đoàn đi thì trước đó họ đã chuấn bị cho mình một đội ngũ đông đảo những nhân viên làm việc theo ngày hay là những cộng tác viên. Đội ngũ cộng tác viên này vào mùa được khai thác triệt đe nhưng các công ty du lịch chưa hắn đã hiếu rõ nguồn gốc và khả năng của họ đến đâu, nhiều khi chỉ qua lời giới thiệu, hay là trả lời qua loa là đã biết du lịch cũng đủ đế có vài tour đế kiếm thêm thu nhập. 4 1 Vốn tiếng Anh ít ỏi cũng là một hạn chế của hướng dẫn viên du lịch nước ta nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, khi mà một trong số đó là ngươi dân bản địa. Ngoài ra, sự thiếu trách nhiệm trong việc chỉ dẫn và quản lý các hoạt động của du khách. Có thể lấy ví dụ về việc hướng dẫn viên chỉ đưa du khách đến rừng rồi vào nhà nghỉ ngủ bỏ mặc khách muốn làm gì và đi đâu tùy ý mà không có sự quản lý và hướng dẫn. Chính vì vậy, dẫn đến tình trạng có nhiều du khách có các hành động phá hoại thiên nhiên. Thậm chí có những du khách còn có thế bắt được các con vật rừng mà không ai hay biết. Đây chính là hậu quả của việc các công ty du lịch đã quá ôm đồm du khách hoặc không thực sự có trách nhiệm. Trong mùa du lịch, các công ty điều hành thường không kiểm soát được hết chất lượng dịch vụ, vì vậy độ thoa mãn của du khách cũng bị giảm sút. Ba là, đối với người dân. Người dân địa phương là một phần không thể thiếu trong phát triển Du lịch sinh thái tại Vườn vì họ là người sống ở đây từ rất lâu và họ hiếu biết rất rõ về rừng nên sẽ rất tốt nếu họ được tham gia vào việc phát triển du lịch sinh thái tại địa phương. Tuy nhiên, việc người dân tham gia vào du lịch tại đâu cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đó là do họ không có kiến thức về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Vì vậy, khi tham gia vào các hoạt động du lịch họ thường mắc phải những sai lầm: Không chủ động trong việc tiếp cận với du khách và giới thiệu với du khách về văn hóa của địa phương mình. Bán các vật phẩm lưu niệm một cách tự phát và tràn lan gây mất mỹ quan trong khu du lịch. 4 2 Nhiều khi để bán được các sản phẩm, người dân đã không ngần ngại theo sau du khách và làm phiền họ. Điều này khiến cho khách du lịch cảm thấy khó chịu đặc biệt là những du khách nước ngoài. Hệ thống sản phấm và các loại hình dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao, đầu tư cho du lịch còn ràn trải. Môi trường du lịch chưa thực sự thông thoáng, vẫn còn tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, công tác quản lý điều hành du lịch các cấp chưa đồng bộ và chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các cấp... tình trạng bán hàng rong, ăn xin đeo bám khách tại các điểm du lịch vẫn chưa được khắc phục... Ở Vườn quốc gia, các dịch vụ du lịch do bản quản lý và nhân viên của Vườn đảm trách. Lợi nhuận thu được từ tham quan du lịch không đến được với người dân, chính vì vậy người dân sống trong và quanh khu bảo tồn vẫn chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Họ chưa thấy được lợi ích từ việc gìn giữ cảnh quan. Do vậy, đế người dân ý thức và tham gia vào hoạt động gặp không ít khó khăn. Các tour, tuyến du lịch tố chức cho du khách đến phần lớn là khai thác tiềm năng địa phương chứ chưa chú trọng đến kết họp để cộng đồng cùng làm du lịch. Đôi khi quyền lợi giữa các bên tố chức (lữ hành) và cộng đồng lại không thống nhất đem đến nhiều bất trắc và làm cho du khách không hài lòng. Bon là, đối với các tố chức quốc tế. Các tố chức quốc tế cũng là một bộ phận không nhở trong công tác bảo tồn và phát triến du lịch sinh thái tại Vườn. Các tố chức quốc tế là những tố chức không làm cho riêng một quốc gia nào trên thế giới nên họ có những ảnh hưởng rất lớn khi tham gia vào bất cứ một dự án nào. Đặc biệt khi họ tham gia vào việc phát triển du lịch ở đâu sẽ rất tốt cho nơi đó. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia du lịch họ cũng gặp không ít khó khăn: 4 3 về ngôn ngữ bản địa và nền văn hóa của người dân. Các tổ chức quốc tế chưa thông thuộc nên sẽ gặp khó khăn trong quá trình tham gia giúp đõ’ phát triển kinh tế. về thực hiện các chính sách phát triến tại địa phương do các hoạt động của các tố chức chưa thực sự được người dân hiếu hết và ủng hộ do vậy khi thực hiện nhiều khi bị cản trở. Thứ hai, khó khăn về các điều kiện tự’ nhiên, văn hóa và xã hội. Một là, về các điều kiện tự nhiên. Vườn quốc gia Cúc Phương có các điều kiện rất thích hợp cho phát triền du lịch sinh thái tại đây nhưng nó vẫn còn tồn tại những khó khăn: - Địa hình cat - xtơ ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn cảu Vườn. Phần lớn nước trong Vườn bị hệ thống các mạch nước ngầm chằng chịt hút rất nhanh chóng, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở hai bên sườn của Vườn. Do vậy, không có ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong Vườn, mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông này nằm ở phía tây của Vườn, chảy theo hướng Bắc - Nam đố vào sông Mã. Do vậy, Vườn sẽ không có ao hồ lớn đế có thế phát triển du lịch sinh thái sông hồ. - Vườn có nhiều núi đá hiếm trở, song việc bảo đảm an toàn cho du khách chưa tốt. Ngoài ra, trên các con đường dành cho du khách đều dùng loại hàng rào bà cầu thang bằng sắt. Thiết kế kiến trúc cầu dẫn và thang vịn cũng bằng xi - măng và sắt. Như vậy, một mặt chúng phá vờ sinh cảnh rừng, mặt khác ở rất nhiều đoạn cheo leo chênh vênh trên các vực đá, dốc đá, sắt không thể chịu nổi khí hậu đặc trưng rừng nhiệt đới, nay đã gỉ, đứt gãy (thí dụ như tất cả thang sắt lên động Người Xưa, toàn bộ các thanh vịn hai bên đều nhiều gai gỉ), rất nguy hiếm cho khách, nhất là cho các cháu nhỏ. 4 4 Hai là, điều kiện về văn hóa - xã hội. Hoạt động du lịch phát triển đem đến sự thay đối to lớn đối với thôn xã có điếm du lịch này. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế địa phương thì nó còn có tác động đến văn hóa - xã hội của vùng, nhất là tại xã Cúc Phương địa điểm có hoạt động du lịch diễn ra sôi động, trực tiếp thì sự thay đối này càng rõ ràng hơn. Sự tác động này phần lớn đem đến đời sống của người dân như: sự ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan,... và đặc biệt là vấn đề văn hóa làng xã bị biến dạng. Tác động đến văn hóa bản địa: làm thay đối tập quán và lối sống truyền thống của người dân địa phương, chính sự tiếp xúc với du khách (đa phần là những người thu nhập cao, văn hóa, phong tục đa dạng,...). Bên cạnh việc giúp cho những người dân ở đây có sự nhanh nhẹn, hòa nhập vào sự buôn bán trao đối, có tầm nhận thức cao hon,... thì nó cũng làm cho quan hệ giữa những người dân thay đối; vì mục đích kiếm tiền mà tình làng nghĩa xóm trở nên phai nhạt hơn, người dân coi trọng đồng tiền hơn. Các thanh thiếu niên cũng kiếm tiền do bán bưu thiếp, bưu ảnh,... lại tiếp xúc với nhiều văn hóa ngoại lai không thiếu những thói hư tật xấu dẫn đến các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, cờ bạc, bỏ học, trộm cắp,... làm mất trật tự an ninh xóm làng, làm ô nhiễm nền văn hóa truyền thống của dân cư tại Vườn. Hàng năm Vườn đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tới tham quan sẽ phá vờ nhịp sống yên bình thường nhật nơi đây, làm đảo lộn cuộc sống của họ. Hoạt động du lịch đã làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Hoạt động du lịch càng phát triển thì gây ra những tác động lớn đến tài nguyên tự nhiên: đất, nước, cảnh quan như rác thải ô nhiễm, đất bị xói mòn và làm thay đối cảnh quan tự nhiên, nguồn nước bị ô nhiễm, khai thác rừng tác động tới đời sống hoang dã của các loài động, thực vật: khai thác quá mức nhiễu loạn sinh cư và loài nhập lai,... Rác thải không chỉ gây ô nhiễm môi trường của các loài động thực vật mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân phá vờ cảnh quan quanh khu vực. 4 5 2.2.2. Thành tựu và hạn chế trong việc phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhìn từ quy luật phủ định của phủ định 2.2.2. L Thành tựu Nhìn từ quy luật phủ định của phủ định, chúng ta thấy rằng việc phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương mang hưởng tích cực, phát triển đúng theo nội dung của quy luật, cụ thể như sau: Thứ nhất, về kinh tế. Từ xưa, con người đã biết khai thác các tài nguyên sẵn có của rừng Cúc Phương để thỏa mãn các hoạt động hàng ngày như ăn, mặc, ở,... Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào việc trao đối mua bán các sản phẩm thiên nhiên thông qua các hoạt động săn bắt, hái lượm. Giá trị kinh tế của hoạt động này không cao lại làm mất tính đa dạng sinh học của Vườn. Ngày nay, các giá tiị kinh tế của Vườn mang lại không chỉ thông qua việc khai thác trực tiếp mà dần chuyến sang các hoạt động khai thác có hiệu quả kinh tế hơn. Các nhà kinh doanh hướng tới du lịch sinh thái phải tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu mang tính đạo đức và trách nhiệm cao với mục tiêu chính là: giữ gìn và bảo tồn các đặc tính tựn hiên của hệ sinh thái bao gồm các loài động, thực vật trong đó, các giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của những người dân địa phương sinh ra và cùng tồn tại với hệ sinh thái đó. Giá trị kinh tế tù’ hoạt động này mang lại không nhỏ. Một trong những công thức tính đến hiệu quả kinh tế mà du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng mang lại là hiệu quả số nhân trong kinh tế. Ví dụ khách du lịch mua một tấm thố cẩm nhưng kéo theo đó người trồng dâu nuôi tằm, người nhuộm thổ cấm cũng có thu nhập từ việc bán được tấm thố cấm đó. Cũng tù’ phân tích mô hình số nhân, du lịch sinh thái đã mang lại nhừng hiệu quả kinh tế như: làm tăng nguồn ngân sách cho các địa phương phát 4 6 triến du lịch, làm tăng giá trị xuất khấu tại chỗ, góp phần phát triến các ngành kinh tế khác phát triển theo, mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương. Tại Vườn Cúc Phương dự án GEF/SGP đang được triển khai thành công. Đây là chương trình tài trợ các dự án nhỏ về quản lý bền vững rừng nhiệt đới của môi trường toàn cầu vói nội dung hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiếu số nghèo ở miền núi quản lý rừng đồng thời đấu tranh chống đói nghèo ở địa phương ngoài ra dự án còn đảm bảo kết họp vói bảo vệ môi trường. Hiện tại, Vườn đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một làng du lịch ở bản Mường (chính là bản Khanh Vôi có đồng bào Mường sinh sống ở đó lâu đời) phía tây theo mô hình mẫu: nông nghiệp, làng nghề truyền thống và du lịch. Trong làng có đường ô tô, có thủy điện nhỏ, có vườn cây ăn quả và có nghề dệt thố cấm truyền thống được khôi phục vói nhũng đêm lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, múa hát cùng với các đoàn du khách. Cũng từ mô hình sống này, người dân trong làng đã có thu nhập cao hơn hẳn, đời sống tinh thần được nâng lên và họ đã tự giác bở các hoạt động xâm hại đến rừng như trước đây. Với thành công này, Vườn Cúc Phương đang tiến hành nhân rộng ra một số làng thuộc vùng đệm. Sự thành công bước đầu của việc phát triển du lịch sinh thái này là thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan làng bản, tạo ra nguồn thu mới cho cộng đồng dân cư ở Cúc Phương. Cộng đồng thoả thuận về phân chia lợi nhuận do hoạt động du lịch mang lại: Doanh thu các dịch vụ du lịch 70% thuộc về dân địa phương, 15 % thuộc về Ban quản lý và hỗ trợ phát triển du lịch của làng, 10 % còn lại đóng góp vào quỹ phát triển cơ sở hạ tầng. Thông qua hình thức này mọi người dân của bản đều được hưởng từ lợi ích hoạt động phát triển du lịch. Từ đó, cộng đồng dân cư ở khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương, đặc biệt là những người nghèo có cơ hội: - Chuyến đối cơ cấu kinh tế và chuyến đối ngành nghề lao động từ điều kiện kinh tế tự cấp, tự túc với nghề chính là sản xuất nông, lâm nghiệp sang sản 4 7 xuất tiêu thụ các sản phấm hàng thủ công truyền thống cũng như các sản phấm nông nghiệp như rau, củ, quả, thực phấm nói chung... Đồng thời, tăng cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân từ các dịch vụ: cho thuê phòng, bán hàng, vận chuyến và biểu diễn các tiết mục văn nghệ, ... - Người dân được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ sự quan tâm của các cấp, các ngành nghề và việc quan tâm đầu tư của nhiều nguồn vốn, cải thiện cơ sở hạ tầng như giao thông, nước sach, thông tin, bảo vệ môi trường, ... Thứ hai, về mặt văn hoá. Hoạt động du lịch đã nâng cao niềm tự hào của người dân trong bản về giá trị văn hoá bản địa đặc biệt cho thế hệ trẻ, cộng đồng dân cư nhận thấy trách nhiệm của mình đối với công tác bảo tồn nền văn hoá dân tộc, cũng như phong tục tập quán. Không chỉ riêng trách nhiệm của cộng đồng mà mỗi người dân Ninh Bình đều cần phải tự giác tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà Vườn quốc gia Cúc Phương mang lại. Bản sắc văn hóa của người dân địa phương, đặc biệt là của đồng bào dân tộc Mường được tôn trọng và phát huy. Các ngành nghề truyền thống được duy trì và phát triến theo hướng sản xuất hàng hóa; các sinh hoạt văn hóa truyền thống như nghệ thuật ca, múa, nhạc, lễ hội được khôi phục và trở thành sản phấm du lịch riêng có, độc đáo,... Thứ ba, về mặt xã hội. Nâng cao được vai trò làm chủ của cộng đồng, trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên và toàn xã hội, cải thiện được điều kiện sinh hoạt nông thôn, tạo ra sự đối mới quan hệ và nhận thức tình cảm trong bà con người dân tộc, lòng hiếu khách của người dân, nâng cao được điều kiện sinh hoạt cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi. 4 8 Dân cư sống ở khu vực Vườn chủ yếu bao gồm người Kinh và người Mường (người Mường chiếm đa số). Dân bản địa ở đây vốn là người dân tộc Mường còn người Kinh sau này mới di dân đến. Người Mường đã cư trú ở khu vực Vườn từ lâu đời và nhiều nơi vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa mang tính bản sắc, có giá trị hấp dẫn du lịch. Trong những năm qua, Vườn quốc gia Cúc Phương đã đấy mạnh phát triển hoạt động du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng. ơ những nơi mà cộng đồng địa phương nhìn chung còn giữ lại được nhiều nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Mường (nhà sàn, khung dệt thố cẩm và lễ hội cồng chiêng,...) như: bản Khanh thuộc xã Ân Nghĩa (tỉnh Hòa Bình); xóm Nga, xã Cúc Phương và xóm Lá, xã Yên Quang (tỉnh Ninh Bình); xóm Mõ, xã Thành Yên (tỉnh Thanh Hóa);... thì Vườn đã phối hợp với chính quyền địa phương đầu tư phát triến du lịch nhằm góp phần nâng cao đời sống cho người dân. - Vườn đã phối hợp với chính quyền địa phương ở những nơi đó: hỗ trợ kinh phí cải tạo, nâng cấp nhà ở của cư dân đế tham gia đón và phục vụ khách du lịch. - Cải tạo, nâng cấp hệ thống điện nước sinh hoạt. - Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường quan trọng. - Hỗ trợ kinh phí khôi phục lại các làng nghề truyền thống: dệt thố cẩm, nuôi ong lấy mật, nuôi hươu,... Và nó đem lại những tác động tích cực đối với cộng đồng địa phương: - Cơ sở hạ tầng: đường sá, điện nước, thông tin liên lạc,... được mở mang cải thiện, từ đó cuộc sống của người dân được thay đổi cả về nhận thức lẫn chất lượng cuộc sống. Người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, được giao tiếp, được giao lưu văn hóa,... - Du lịch giúp thay đối nhận thức, tác phong, phong cách giao tiếp ứng xử của cộng đồng dân cư. Trước đây khi hoạt động du lịch chưa phát triền người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, người dân ít có 4 9 điều kiện giao tiếp với bên ngoài xã hội. Khi hoạt động du lịch phát triển thì người dân nơi đây bắt đầu được đào tạo các kỹ năng của người làm du lịch, người dân thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Từ đó, họ được mở mang kiến thức, hiểu biết hơn về thế giới bên ngoài cũng như trân trọng bản sắc văn hóa của họ, họ dần dần xóa bỏ đi những lối sống lạc hậu, cố hủ và duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Thứ tư, về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của người dân ngày càng được nhận thức cao hơn, có trách nhiệm đối với tài nguyên thiên nhiên. Người dân cũng nhận thấy còn tài nguyên thiên nhiên thì còn có khách du lịch và còn có thu nhập. Môi trường vệ sinh trong vùng quanh Cúc Phương ngày càng đẹp, gọn gàng ngăn nắp, rác thải được thu gom thường xuyên. Từ lợi ích phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương mang lại, người dân Cúc Phương nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng đã nhìn nhận một cách mới mẻ hơn về loại hình du lịch này. Nhìn chung những thành tựu đạt được đã giúp cho việc phát triến du lịch sinh thái ở Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Ninh Bình nói riêng, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Đồng thời, những thành tựu trên còn là tiền đề, cơ sở và làm đòn bấy mạnh mẽ cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Nguyên nhân cơ bản của những thành tựu nêu trên là do: Cúc Phương là khu rừng vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ của mình qua nhiều thế kỷ. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Vườn có un thế và sự hấp dẫn đặc biệt bởi Vườn quốc gia Cúc Phương có những giá trị về hệ sinh thái, Cúc Phương còn là một địa điếm thú vị cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học khảo cố với những di chỉ còn xót lại của Người Xưa. Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hóa riêng. Đó là những nếp nhà sàn, 5 0 những trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng,... mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Mường. Ngày nay khi nhu cầu du lịch của con người ngày càng cao, thì việc lựa chọn các điểm du lịch hướng về cuộc sống thiên nhiên ngày càng được nhiều người lựa chọn. Với vị trí thuận lợi, chỉ cách thủ đô Hà Nội về phía nam 120 kilômét. Cúc Phương đã trở thành sự lựa chọn của mỗi người trong các kỳ nghỉ tết, hay các đợt tham quan, học tập nhận thức của các trường đại học, cao đắng. Nhận được sự quan tâm của Ban giám đốc Vườn cùng các đoàn thế, Cúc Phương dần được xây dựng thành một điểm du lịch có quy mô và hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đã phần nào đáp ứng được khả năng phục vụ khách. Cụ thể: - Hệ thống giao thông được đầu tư, tu sửa, được nâng cấp thành đường bê tông thuận lợi cho việc đi lại và tham quan. - Hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải được chú trọng và quan tâm. - Đế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch, những năm vừa qua, Vườn đã không ngừng xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Vườn đã tố chức được ba khu vực lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí, có thế đáp ứng tốt nhu cầu của du khách: khu cống Vườn, khu Hồ Mạc va khu Trung tâm. Các dự án vẫn đang tiếp tục được xây dựng sản phấm du lịch và hỗ trợ cộng đồng địa phương, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật đế đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt nhất cho du khách. Hoạt động du lịch trong Vườn cũng có vai trò hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo tồn, nâng cao nhận thức cho khách du lịch, tạo cơ hội thu hút đầu tư cho công tác bảo tồn. 5 1 Cộng đồng dân cư nhận thức được việc khai thác các động thực vật hoang dă, chặt phá rừng bừa bãi đẫ tác động xấu phá vờ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái tự nhiên. Vì thế, người dân mong muốn phát triển du lịch và tham gia tích cực vào việc xây dựng và tố chức các hoạt động du lịch phục vụ khách như một sinh kế bền vững cho đời sống kinh tế địa phương. Nguồn thu từ hoạt động du lịch đã được đưa một phần vào việc chi trả lương cho cán bộ làm công tác bảo tồn, cải tạo, tu bố các phương tiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch. Du lịch góp phần tạo các mối quan hệ giữa các Vườn quốc gia với các tố chức trong nước và quốc tế, tạo ra cơ hội thu hút các dự án, đầu tư, hỗ trợ bảo tồn. Nhiều tố chức bảo tồn động vật, các vườn thú của nhiều nước đã có những ủng hộ cho Trung tâm cún hộ các loài linh trưởng như: Đức, Mỹ, Anh,... Đặc biệt, dự án bảo tồn dưới sự hỗ trợ của tố chức Qũy bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới (FFI) còn có những hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng dân cư vùng đệm với hiệu quả cao, đóng góp đáng kế vào công tác nghiên cứu và bảo tồn Vườn quốc gia. Mô hình du lịch cộng đồng trong giai đoạn hiện nay đang có xu hướng phát triền mạnh trên thế giới và Việt Nam. Đặc biệt loại hình này rất hấp dẫn với khách nước ngoài, cầu du lịch cũng ngày càng cao với sự gia tăng đối tượng nghiên cứu, khách tìm hiếu tự nhiên các Vườn quốc gia và khu du lịch sinh thái,... Điều này cho ta biết lượng khách đến với Cúc Phương ngày một tăng cao, doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tù’ đó mà ngày càng tăng lên. 2.2.2.2. Hạn chế Thứ nhất,về quản lý khai thác tài nguyên du lịch. Cùng với chủ trương, chính sách về phát triến du lịch của Đảng và Nhà nước, các chính sách của Ninh Bình trong thời gian qua cũng đã thế hiện sự nỗ 5 2 lực rất lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân trong việc phát triên kinh tế nói chung và phát triến du lịch nói riêng. Tuy nhiên, việc phát triến du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chưa khai thác triệt đế lợi thế tự nhiên của vùng; thế hiện hệ thống sản phấm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu; cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng đế quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Dần tới tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nối, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên. Sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh tranh và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thế kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích... tác động tiêu cực tới phát triến du lịch bền vững. Thứ hai, về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hệ thống hạ tầng tiếp cận điếm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ, chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lun trú và dịch vụ du lịch đã và đang phát triển nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy chưa hình thành được hệ thống khu du lịch quốc gia với thương hiệu nối bật. Thứ ba, về nguồn nhân lực du lịch. về phát triển nguồn nhân lực tuy đã có nhiều cố gắng xong vẫn chưa đáp ứng được về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập; lực lượng lao động tuy đông đảo nhưng tỷ lệ đào tạo bài bản còn thấp. 5 3 Ngành du lịch thực sự thiếu một đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu của thời đại với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập cao. Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ. Thứ tư, về phát triền sản phẩm và thị trường. Sản phẩm du lịch chậm đổi mới; phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhở, thiếu vốn, công nghệ nên khai thác những tài nguyên có sẵn hoặc sao chép để hình thành sản phẩm du lịch. Vì vậy tính chất độc đáo, giá trị nguyên bản và ý tưởng của sản phấm du lịch rất nghèo nàn và trùng lặp với các địa phương khác trong vùng. Thứ năm, về vốn và công nghệ. Nhu cầu đầu tư vào du lịch rất lớn trong khi đó nguồn lực về vốn và công nghệ của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Thị trường vốn của Việt Nam mới được hình thành nhưng tiềm lực còn yếu và vì vậy chưa ốn định và chưa phát huy được vai trò điều tiết. Các dòng đầu tư FDI trong du lịch chiếm tỷ trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung vào lĩnh vục bất động sản du lịch; nhiều dự án FDI có tình trạng treo do thiếu điều kiện liên quan như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ. Sự tụ" lực cánh sinh về công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực bậc cao của Việt Nam còn rất hạn chế và phụ thuộc vào phía đối tác liên doanh liên kết bên ngoài. Thứ sáu, về quản lý du lịch và vai trò của Nhà nước Thiếu sự nghiên cứu thị trường cả tầm vi mô và vĩ mô; xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả. 5 4 Chưa có chính sách phù hợp nhằm tạo động lực thu hút nguồn vốn đầu tư vào du lịch từ xã hội. Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đối mới, thủ tục hành chính rườm rà, nhũng nhiễu và chồng chéo. Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh và trong nhân dân còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ, tầm nhìn ngắn hạn trong tư duy chịu tác động của nhóm lợi ích cục bộ do vậy vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Ket quả hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh; chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, Ngành du lịch và các hoạt động dịch vụ du lịch phát triển chậm; lúng túng trong tổ chức kinh doanh, phục vụ, hiệu quả đạt thấp; vệ sinh môi trường ở các khu du lịch chưa được đảm bảo... Sản phấm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ thấp, kết cấu hạ tầng còn chưa đồng bộ, cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển còn mang tính tự phát. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong tỉnh và giữa ngành và cấp; nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở về du lịch và phát triến du lịch còn chậm đổi mới. Trình độ của đội ngũ cán bộ ngành du lịch và công tác xúc tiến du lịch, quản lý du lịch còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, với những thành tựu và hạn chế nêu trên thì việc phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) hiện nay nhìn từ quy luật phủ định của phủ định cần phải được quan tâm, đầu tư hơn nữa để phát triến đất nước một cách toàn diện, đặc biệt là nước có thế mạnh về du lịch như Việt Nam hiện nay. Từ đó, Đảng và Nhà nước, các cơ quan ban ngảnh của tỉnh Ninh Bình cần phải đề ra những định hướng và giải pháp cụ thế nhằm phát triến du lịch sinh 5 5 thái ở Việt Nam nói chung và Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) nói riêng. Chương 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIÉN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA cúc PHƯƠNG NHÌN TỪ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 3.1. Một số định hướng phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương Thứ nhất, về thị trường Đầu tiên, cần phải chú trọng phát triến và khai thác thị trường du lịch sinh thái tại Vườn, phát huy tối đa lợi thế địa phương đáp ứng yêu cầu giao lun hội nhập theo đúng quy định của Nhà nước. Tiếp theo là định hướng và tố chức các loại hình du lịch kinh doanh du lịch: du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Thứ hai, về đầu tư phát triển du lịch. Một là, đầu tư phát triển du lịch phải kết họp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hóa phát triến du lịch. Hai là, kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triến các điếm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật với đầu tư cho tuyên truyền quảng bá và đào tạo, phát triến nguồn nhân lực du lịch. Ba là, phải có kế hoạch đấy mạnh phát triển du lịch Cúc Phương với nhũng khu du lịch trọng điểm như: Tam Cốc - Bích Động, Vân Long,... Bon ỉà, cần thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hóa, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. 5 6 Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ. Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch bao gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Đối mới cơ bản công tác quản lý và tố chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đổi mới chương trình nội dung và phương pháp đào tạo theo tiêu chuấn quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành. Đấy mạnh công tác nghiên cún cơ bản và nghiên cún úng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triến du lịch bền vững, nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý kinh doanh du lịch. Thứ tư, về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch. Đấy mạnh xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành vàcủa nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội. Đa dạng hóa các sản phấm, thực hiện nghiêm túc việc phân loại về khách sạn và hệ thống dịch vụ, xây dựng các điếm du lịch đặc trưng. Thứ năm, về hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch. Tăng cường củng cố, mở rộng hợp tác song phương vàhợp tác đa phương với các tố chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước, các địa phương, các tố chức quốc tế. 5 7 3.2. Một số giải pháp cho việc phát triễn du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương Từ những kết quả thu được, ta thấy được việc phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp tích cực dựa vào việc kế thừa và phát huy những giá trị về thiên nhiên và nhân văn: bảo tồn sự đa dạng sinh học, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc,... Trước tiên, phát triến du lịch sinh thái ở Vườn Cúc Phương đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ của 3 bộ phận chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Điều này tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái nhằm làm cơ sở cho việc giám sát chặt chẽ hoạt động du lịch và quản lý nguồn tài nguyên. Do đó: Phải có các cơ chế, chính sách đồng bộ của Đảng và Nhà nước khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái. Điều này cần thê hiện qua các thông tư liên bộ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn, Bộ Tài chính và Tống cục Du lịch. Tạo môi trường thuận lợi với nhũng cơ chế cụ thể có tính khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triến các dự án du lịch sinh thái tại Vườn cũng như vùng đệm. Tăng cường đầu tư, khôi phục những vùng có cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái đang bị ảnh hưởng đế phát triến các ngành công nghiệp, khuyến khích các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác phục hồi và tái tạo cảnh quan, môi trường tụ’ nhiên. 5 8 Ket họp các chương trình phát triến cộng đồng trên các lĩnh vực khác nhau như: chương trình xóa đói, giảm nghèo; định canh định cư; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; kế hoạch hóa gia đình; phát triến y tế giáo dục;... Cần có quan điểm rõ ràng về phân phối lợi ích giữa cộng đồng địa phương, Vườn quốc gia cùng các chủ trương khuyến khích người dân tích cực tham gia vào hoạt động du lịch. Có những biện pháp cứng rắn với những tố chức điều hành du lịch theo hướng đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không quan tâm đến việc suy thoái tài nguyên rừng. Trong quy hoạch và xây dựng các đô thị cần coi trọng những vấn đề bảo vệ khu du lịch sinh thái nhằm hạn chế đếm mức tối đa đô thị hóa đối với các khu du lịch sinh thái. Tăng cường giám sát việc thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường tự nhiên. Xây dựng chính sách phát triền du lịch cộng đồng trong đó đề cao lợi ích của cộng đồng và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương. Tăng cường họp tác với các tố chức trong và ngoài nước về nghiên cứu, đào tạo, trao đối kinh nghiệm trong công tác quản lý, quy hoạch và điều hành. Kêu gọi sự hỗ trợ các cấp, các ngành liên quan đến Vườn quốc gia Cúc Phương, các tố chức phi chính phủ đế phát triển du lịch sinh thái bền vững. Thứ hai, tăng cường nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng về tầm quan trọng của phát triến du lịch sinh thái trong sự phát triển bền vững của đất nước. Việc nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng về tầm quan trọng của phát triến du lịch sinh thái có thê dưới nhiều hình thức như: đưa nội dung này vào chương trình đào tạo ở các cấp giao dục phố thông, cao đắng, dạy nghề, đại học và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân có ý thức 5 9 tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và phát triền bền vững đất nước nói chung. Thứ ba, làm tốt công tác quy hoạch phát triến du lịch sinh thái ở những địa phương có tiềm năng về du lịch sinh thái. Có thế phối kết hợp giữa các địa phương với nhau đê hình thành quy hoạch du lịch sinh thái theo không gian, tuyến và điểm du lịch sinh thái. Thứ tư, trên cơ sở quy hoạch phát triên du lịch sinh thái, các địa phương cần sớm có kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triến các cơ sở lưu trú du lịch. Các địa phương có thể kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn trong dân, từ các nhà đầu tư trong và ngoài ngoài nước đế làm tốt công tác này. Thứ năm, tăng cường công tác tố chức quản lý Nhà nước đối với các khu vực sau: khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa, khu di tích lịch sử và bảo vệ tài nguyên môi trường. Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu cho phát triến du lịch trong hội nhập quốc tế hiện nay. Thứ bảy, nhóm các giải pháp khác. Một là, phát triến cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là những hấp dẫn thứ cấp bố sung cho các hấp dẫn chính cấp là tài nguyên thiên nhiên của các khu bảo tồn thiên nhiên. Song cần lun ý, các phương tiện phục vụ này phải đảm bảo hợp môi trường và không nên chà đạp lên văn hóa địa phương, nhờ đó tranh thủ sự ủng hộ của người dân địa phương với các hoạt động và dịch vụ du lịch Các un tiên phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm: - Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho khách theo kiều nhà nghỉ sinh thái. 6 0 - Xây dựng các tuyến đường nội bộ, đường mòn thiên nhiên với hệ thống chỉ dẫn, chỉ bảo đầy đủ, chính xác. - Xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trường. Hai là, giáo dục - đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái. Đối tượng giáo dục bao gồm: các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước. Bằng cách tuyên truyền, giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các vấn đề khúc mắc khác có thế dễ dàng tháo gờ. Chang hạn như giáo dục tuyên truyền với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thế làm họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch cho du lịch sinh thái. Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của phát triến du lịch sinh thái đối với bảo tồn và phát triến tự nhiên và môi trường. Sớm đưa các khái niệm, nội dung và kiến thức cơ bản về Du lịch sinh thái vào chương trình đào tạo ở các bậc học tại các cơ sở có đào tạo về du lịch. Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho phát triển du lịch sinh thái tại Vườn. Ngành công nghiệp du lịch có thê được xem như là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầu tiên sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho mục đích phát triển và quảng bá du lịch. Công nghệ thông tin trong ngành công nghiệp du lịch có ảnh hưởng đáng kế đến thông tin liên lạc, giao dịch và mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp du lịch với khách hàng, cũng như giữa các cơ quan quản lý và khai thác du lịch. Các nhà nghiên cún cũng nhấn mạnh rằng, công nghệ thông tin trong du lịch, đặc biệt là các ứng dụng du lịch sử dụng qua mạng Internet đã làm thay đôi cho ngành kinh doanh du lịch. Các ứng dụng trực tuyến trong ngành du lịch đã mang nhừng ý tưởng kinh doanh du lịch đến vói khối lượng người dùng khống lồ thông qua mạng Internet, cùng với đó giảm chi phí so 6 1 với phương pháp quảng bá truyền thống. Các ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến cũng giảm thời gian liên lạc giữa các công ty du lịch và người sử dụng dịch vụ, nhờ vào tốc độ ngày càng cải thiện của úng dụng công nghệ thông tin cũng như tốc độ Intemet.Thay đối phương thức tiếp cận dịch vụ của các công ty du lịch và người dịch vụ dựa vào công nghệ thông tin cũng góp phần làm cân bằng thêm mối liên hệ giữa công ty quản lý du lịch và người du lịch. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, truyền thông là lực lượng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong đó có du lịch. Truyền thông giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách du lịch và ngược lại truyền thông thông tin khách du lịch có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu đi du lịch của mình. Tính chủ động với Tống cục du lịch đế có logo Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương trên Website của Tống cục du lịch, đăng ký lịch phát sóng với Đài truyền hình Trung Ương, phát hành các ấn phẩm, các bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng có khả năng truyền tin nhanh nhất đến khách du lịch. Do đó, Cúc Phương cần xác định ró tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương trong thời gian tới. Bon là, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái của Vườn. Giáo dục cộng đồng phải đi đôi với hỗ trợ, phát triến cộng đồng và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương. Không có lý gì nếu ta vận động họ không phá rừng làm rẫy trong khi họ lại dựa vào hoạt động này để sinh nhai. Sự thật này dẫn đến một giải pháp khác cho vấn đề phát triển du lịch sinh thái là vấn đề tạo việc làm, phát triến sản xuất nông lâm nghiệp và ngành nghề cho dân địa phương, đặc biệt là một số ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống. Tăng cường việc tham gia của người dân bản địa vào các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, sự tham gia của người dân bản địa sẽ tạo nên nét đặc trưng, 6 2 sự khác biệt và sống động cho những sản phấm, chương trình du lịch. Tăng cường gặp gõ’ và trao đối giữa các doanh nghiệp kinh doanh lừ hành với người dân tại khu vực đế người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình, đế việc kinh doanh du lịch nhận được sự giúp đờ và hợp tác của người dân bản địa, cụ thể: cần phải giúp người dân có các kỹ năng và các điều kiện tối thiểu đế tham gia vào hoạt động du lịch thông qua việc tạo điều kiện cho cộng đồng có những hiểu biểt cơ bản về du lịch; giúp cho nhân dân địa phương có kỹ năng cơ bản trong dón tiếp và phục vụ khách du lịch như: kỹ năng giao tiếp, nấu ăn, phục vụ ngủ nghỉ, học tập ngoại ngữ... và giúp cho các gia đình địa phương có điều kiện xây dựng một số cơ sở hạ tầng tối thiếu phục vụ khách như: công trình nuớc sạch, công trình nhà vệ sinh, nhà tắm. bè mảng, áo phao, dụng cụ nấu ăn, ... Cải thiện sinh kế cộng đồng thông qua việc tạo điều kiện thông qua việc tạo điêu kiện cho một bộ phận dân cư địa phương nghèo có thêm thu nhập từ dịch vụ đưa dẫn khách du lịch (dịch vụ hướng dẫn), chèo bè mảng trên sông,... Những gia dinh được lựa chọn là điểm cho khách nghỉ lại có điều kiện tăng thu nhập tù’ dịch vụ ngủ nghỉ; những gia đình kinh doanh dịch vụ hàng hóa, ăn uống có thêm thu nhập từ phần lãi của các dịch vụ này và các cá nhân tham gia hoạt động văn nghệ có thêm thu nhập từ nguồn thu dịch vụ này. Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa bằng các hình thức xây dựng các nhóm văn nghệ, có khả năng tố chức văn nghệ đế phục vụ và giao lưu với du khách ; khôi phục và phát huy một số nghề truyền thống ; dệt thổ cẩm, đan lát, ... tạo ra các sản phẩm, hàng hóa lun niệm cho du khách và phát triển văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch. Nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng có thêm hiểu biết về giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử, giảm thiếu các tác động tiêuu cực của 6 3 cộng đồng đến thiên nhiên và tạo ý thức tự giác và thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo tồn. Cuối cùng, với các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các chuyên gia, sự nỗ lực của các nhà quản lý, cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của tất cả các doanh nghiệp, nhân dân địa phương. Rất mong trong thời gian ngắn tới du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương sẽ thành công, cung cấp sản phấm du lịch chất lượng cao với nhận dạng thương hiệu độc đáo, kết họp với một nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc góp phần cho du lịch Ninh Bình nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung có thế cạnh tranh được với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. 6 4 KẾT LUẬN Du lịch sinh thái, dựa trên mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường sẽ là xu hướng của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay khi vừa hạn chế tối đa các tác động xấu tới môi trường từ hoạt động du lịch, vừa đóng góp quan trọng vào việc quản lý bền vừng các khu vực bảo tồn thiên nhiên, xây dựng du lịch bền vững trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của thiên nhiên và con người. Đó là những lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng địa phương, cho du lịch sinh thái, cho các nhà quản lý hoạt động du lịch sinh thái, là sự giao thoa văn hóa giữa du khách và cộng đồng bản địa. Việc tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, du khách sẽ được tìm hiếu, nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng môi trường tụ’ nhiên và nền văn hóa bản địa của các dân tộc tại các điểm đến. Đối với cộng đồng bản địa, những lợi ích thu được tù’ du lịch sinh thái sẽ giúp họ thay đối nhận thức, lối tư duy từ bị động sang chủ động và tham gia tích cực trong việc bảo vệ môi trường vì chính sinh kế của họ. Cúc Phương - Vườn quốc gia được thành lập đầu tiên của cả nước, là khu vực có tiềm năng hấp dẫn khách du lịch và phát triển du lịch sinh thái bởi những lợi thế to lớn vê cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái và các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Trong những năm qua, Vườn quốc gia Cúc Phương tiến hành tố chức các hoạt động du lịch theo định hướng du lịch sinh thái và đã gặt hái được những thành công nhất định. Với một hướng đi vững chắc, kết hợp hài hòa giữa du khách với bảo tồn thiên nhiên, công tác du lịch của Vườn tham gia vào việc tuyên truyền giáo dục cho du khách ý thức về bảo tồn thiên nhiên; du lịch đã thu hút sự tham gia của cộng đồng, góp phần khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào địa phương; du lịch đã tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn đồng thòi đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước và địa phương. Tuy vậy, hoạt động du lịch ở Vườn cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục đế hướng tới du lịch sinh thái bền vững. Hoạt động du lịch phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của Vườn, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của loại hình du lịch sinh thái và nhu cầu của khách du lịch, vẫn còn những bất cập trong công tác tố chức quản lý du lịch,thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, sự hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch và đảm bảo việc giáo dục môi trường cho du khách, lượng khách tham quan với số lượng lớn, tập trung về thời gian và không gian gây nên sự quá tải đối với môi trường du lịch... Đế du lịch Cúc Phương phát triền ngày càng tốt hơn theo định hướng du lịch sinh thái thì cần phải thực hiện những giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách, tố chức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động, hoàn thiện cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, đấy mạnh hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng động... Bên cạnh đó, dưới góc nhìn của triết học và sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định, hy vọng sẽ mang lại cái nhìn mới mẻ về lĩnh vực du lịch đặc biệt là đối với du lịch sinh thái. Mong rằng, trong thời gian tới việc đấy mạnh phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho các nỗ lực bảo tồn của Vườn đồng thời sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương nơi đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thải- Ecotourỉsm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Trương Quang Bích, Đỗ Văn Lập, Bùi Việt (2010), Vườn quốc gia Cúc Phương (Tủ sách thiên nhiên đất nước ta), Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 3. Vũ Thế Bình (2009), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Triết học, 3 tập, (dùng cho nghiên cún sinh và cao học không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, (dùng trong các trường đại học, cao đắng), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, (dành cho sinh viên đại học, cao đắng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Hội đồng Trung Ương biên soạn bộ giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Lê Thu Hương (2007), Xây dựng mô hình du lịch vỉ người nghèo tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Luận văn ThS. Du lịch học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 9. V.I.Lênin (1974 - 1981), Toàn tập, các tập: 26,29, Nxb Tiến bộ, Matxitcơva. 10. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thải: những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. c. Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [...]... độ của triết học, của sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định cho việc quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) vào thực tế hơn, và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng quý cho những ai quan tâm nghiên cứu về vấn đề du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Bên cạnh đó, phát triến du lịch sinh thái sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn tại Vườn quốc. .. tốt dịch vụ du lịch sinh thái trên cơ sở tôn trọng luật lệ Nguyên tắc bảo vệ và sử dụng tài nguyên của Vườn quốc gia, tạo điều kiện cho mọi người tham quan, học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của Vườn quốc gia, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 2.2 Thực trạng phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhìn từ quỵ luật phủ định của phủ định 2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn trong việc. .. hồi sinh thái: 4.065,2 hécta - Phân khu dịch vụ - hành chính: 1.599,0 hécta Hiện nay, Vườn quốc gia Cúc Phương là cơ sở trực thuộc Tống cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý Trụ sở của Vườn được đặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 2.1.2.Vai trò của Vườn quốc gia Cúc Phương đối vói việc phát triến du lịch sinh thái Nằm trong bốn loại của hệ thống rừng đặc dụng. .. với Vườn quốc gia, bao gồm toàn bộ hoặc một phần của xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới Vườn quốc gia, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại đến Vườn quốc gia 1.2.2.2 Khả năng hấp dãn du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Vườn quốc gia và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm trong sử dụng đế đầu tư cho sự phát triển du lịch vì sự phong phú của tụ 1 nhiên, sự đa dạng của. .. trường sinh thái - Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên của các đon vị tham gia vào du lịch sinh thái (chính quy n địa phương, cơ quan quản lý du lịch, hãng lữ hành và khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi) 1.2.1.5 Ỷ nghĩa của phát triến du lịch sinh thải Phát triền du lịch sinh thái là khai thác có hiệu quả những giá trị của tài nguyên du lịch sinh thái kèm theo những giá trị về cơ sở... triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường “xoáy ốc 1 5 Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định như sau: Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cải khăng định và cải phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát trien; nỏ bảo tồn nội dung... tại Vườn quốc gia, nâng cao đời sống tốt đẹp, độc đáo của đồng bào dân tộc 7 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì khóa luận bao gồm 3 chương, 6 tiết Chưoìig 1 CO SỎ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀ MỘT SỐ VÁN ĐÈ cơ BẲN VÈ DU LỊCH SINH THÁI 1.1 1.1.1 1.1.1.1 Lý luận chung về quy luật phủ định của phủ định Khái niệm phủ định và phủ định biện chúng... du lịch sinh thái bằng các sản phấm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích cho xã hội Sự phát triển du lịch sinh thái có vai trò vô cùng to lớn Thứ nhất, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau Môi trường là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triên du lịch sinh thái. .. cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, giữa sự khắng định với sự phủ định, quá khứ với hiện thực Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát tríen 1.1.3 Nội dung cua quy luật phủ định của phủ định Sự vật ra đời và tồn tại đã khắng định chính nó Trong quá trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chúng diễn ra - sự vật đó... nhũng lần phủ định biện chứng sự vật sẽ ngày càng phát trien Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tống hợp tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và 1 4 trong những lần phủ định tiếp theo Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội dung toàn diện hơn, có cái khẳng định ban đầu và kết quả của sự phủ định lần

Ngày đăng: 29/09/2015, 15:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

    • 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu

    • 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    • 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

    • 6.1. về lý luận

    • 7. Kết cấu của đề tài

    • 1.1.3. Nội dung cua quy luật phủ định của phủ định

    • 1.2. Một số vấn đề CO’ bản về du lịch sinh thái

    • 2.2. Thực trạng phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhìn từ quỵ luật phủ định của phủ định

    • 3.2. Một số giải pháp cho việc phát triễn du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan