Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên

25 808 1
Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tỉnh Thái Nguyên không chỉ được biết đến như một địa danh lịch sử của những năm tháng chiến tranh. Mà ngày nay trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước, Thái Nguyên - một tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN 2 1.1 Giới thiệu tổng quan 2 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn .3 II. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN 5 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý khách sạn Thái Nguyên 5 2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận .7 2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận .9 III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN 10 3.1. Phân tích thị trường khách 10 3.1.1 Khái quát thị trường khách 10 3.1.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách .11 3.2 Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn Thái Nguyên .12 3.2.1 Nguồn số liệu được sử dụng trong phân tích .12 3.2.2 Phân tích thực hiện doanh thu qua 2 năm 2007-2008 13 3.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn năm 2007-2008 .15 IV. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN .16 4.1. Đặc điểm lao động trong Khách sạn .16 4.1.1 Khái quát chung .16 4.1.2 Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên năm 2008 .19 4.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất KTHT .20 V. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ 23 1 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN 1.1 Giới thiệu tổng quan *Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Khách sạn Thái Nguyên – VVMI * Địa chỉ: Số 02 – Hoàng Văn Thụ - TP. Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên. * Trực thuộc đơn vị: Công ty TNHH 1 thành viên CN Mỏ Việt Bắc - TKV * Loại hình doanh nghiệp: Khách sạn * Điện thoại: (0280)3855361 * Fax: 0280754562 * Chức năng kinh doanh: - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, vật lý trị liệu, phục vụ ăn uống. - Vận tải hành khách đường bộ, du lịch lữ hành, dịch vụ máy bay hàng không. - Cung ứng dịch vụ hàng thương mại, giải khát và đồ dụng gia dụng. - Cung ứng dịch vụ vật tư thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống. Tỉnh Thái Nguyên không chỉ được biết đến như một địa danh lịch sử của những năm tháng chiến tranh. Mà ngày nay trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước, Thái Nguyên - một tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa ly thuận lợi, Thái Nguyên đang trở thành một trung tâm kinh tế- xã hội của khu vực Đông Bắc Việt Nam Cùng với sự phát triển chung của các ngành nghề khác, ngành du lịch Thái Nguyên đang từng bước phát triển dựa trên những tiềm năng sẵn có ( Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, hang Phượng Hoàng, khu di tích ATK, Đền Đuổm…) Cùng với sự phát triển chung của các loại dịch vụ trong ngành du lịch, thì kinh doanh khách sạn được xem là yếu tố quan trọng. Bởi vậy hiện nay tỉnh Thái Nguyên đã và đang xây dựng nhiều nhà nghỉ và khách sạn. Một 2 trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh này phải kể đến đó là Khách sạn Thái Nguyên. Khách sạn Thái Nguyên được thành lập năm 1978, sau 31 năm hoạt động kinh doanh, Khách sạn đã thu được nhiều kết quả, trở thành một điểm dừng chân đáng tin cậy cho du khách gần xa. Khởi đầu là một Khách sạn Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, trở thành một công ty cổ phần, với những thay đổi tích cực trong cách quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên, nâng cấp, sửa chữa và mở rộng cở sở vật chất hạ tầng… Khách sạn đang nỗ lực trở thành một Khách sạn 3 sao theo quy chuẩn của Tổng cục Du lịch, một Khách sạn có quy mô lớn và chất lượng cao trên địa bàn Tỉnh, ngày càng đáp ứng những nhu cầu của xã hội. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Khách sạn Thái Nguyên đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Kể từ ngày thành lập vào năm 1978 cho đến nay có thể nói Khách sạn đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính: *Giai đoạn 1: ( 1978 – 1989) Khách sạn bắt đầu hình thành vào năm 1978 với tên gọi Khách sạn Chuyên Gia. Hình thức hoạt động kinh doanh lúc bấy giờ chỉ mang tính phục vụ cho các đối tượng là các chuyên gia Liên Xô làm việc ở hai đơn vị là Nhà máy Diezen Sông Công và mỏ than hầm lò Làng Cẩm trực thuộc bộ Công nghiệp. Do tính chất hoạt động nên trong giai đoạn này quy mô Khách sạn còn nhỏ, chỉ bó buộc trong 2 loại hình dịch vụ là lưu trú và ăn uống. *Giai đoạn 2:(1990 – 19940) Đến năm 1990 Khách sạn chuyển sang cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Thái quản lý. Năm 1991 chuyển về sở thương mại Bắc Thái. Lúc này Khách sạn đi vào hoạt động và hoạch toán độc lập. Tuy vậy Khách sạn vẫn bị giới hạn về số lượng khách cũng như quy mô và chất lượng dịch vụ. Lúc bấy giờ khách hàng chủ yếu là khách công vụ trong nước. 3 *Giai đoạn 3:(1995 – 2002) Năm 1995, Khách sạn trở thành Công ty dịch vụ Khách sạn Thái Nguyên theo quyết định số 235 – QĐ/UB ngày 15/10/1995 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên.Công ty thành lập trên cơ sở sát nhập giữa Khách sạn Thái Nguyên và Công ty ăn uống thành phố. Hoạt động kinh doanh khách sạn của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 1995 – 1997 chủ yếu là chuyên kinh doanh các mặt hàng ăn uống, phục vụ buồng ngủ, nghỉ, bán buôn, bán lẻ một số mặt hàng. Năm 1998 – 2002, công ty kinh doanh thêm dịch vụ lữ hành du lịch trong và ngoài nước. Giai đoạn này, Khách sạn đã đánh dấu một bước phát triển mới với quy mô được mở rộng, các loại hình kinh doanh cũng đa dạng và phong phú hơn. Đặc biệt đội ngũ lao động được chú ý đào tạo chuyên môn và nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công việc. *Giai đoạn 4: (2003 - đến nay) Năm 2003 thực hiện theo quyết định số 2722/QĐ – UB ngày 24/10/2003 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thái Nguyên chuyển nhượng Công ty dịch vụ Khách sạn Thái Nguyên trực thuộc sở thương mại và du lịch tỉnh Thái Nguyên về làm đơn vị trực thuộc công ty than Nội địa - Tổng công ty than Việt Nam. Từ năm 2004 Khách sạn tích cực đổi mới trong cách quản lý, tinh giảm cán bộ công nhân viên, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất hạ tầng…từ đó tăng hiệu quả kinh doanh chuẩn bị tích cực cho quá trình cổ phần hóa Khách sạn Năm 2007, Công ty dịch vụ khách sạn Thái Nguyên được chuyển nhượng sang cho Công ty Mỏ Việt Bắc – TKV. Khách sạn đã đánh dấu một bước phát triển mới, sau khi cổ phần hóa thành công vào đầu năm 2008, với 51% cổ phần của Nhà nước, 15,67% CBCNV và 33,33% của các nhà đầu tư. Khách sạn đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả, kinh doanh có lãi, mở ra một trang mới trong 31 năm hoạt động của Khách sạn, qua đó đã chuẩn bị điều kiện cho việc mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường nhân lực phấn đấu đạt 4 tiêu chuẩn 3 sao. Nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của khách hàng trong thời kỳ hội nhập, hướng tới nhóm khách hàng là các nhà đầu tư đến hợp tác kinh tế và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Thái Ngun. Trên đây là 4 giai đoạn hình thành và phát triển của khách sạn Thái Ngun. Trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách, khách sạn đang từng bước khẳng định là một khách sạn uy tín, hoạt động có hiệu quả, đem lại cơng ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cổ đơng, đóng góp cho ngân sách nhà nước và khơng ngừng phát triển Khách sạn ngày càng lớn mạnh hơn. II. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUN 2.1 Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý khách sạn Thái Ngun. Sơ đồ 01 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Hiện nay khách sạn Thái Ngun đang áp dụng mơ hình tổ chức trực tuyến chức năng. Với mơ hình trên các chức năng cơ bản của quản trị kinh doanh được thực hiện bởi các nhóm chun gia trong từng lĩnh vực, trong Khách sạn đó chính là các trưởng phòng, ban, bộ phận. Theo cơ cấu này Khách sạn thiết lập được các phòng chức năng. Điểm mấu chốt để dẫn đến thành cơng của cơ cấu tổ chức này đó chính là các phòng chức năng một mặt phải hồn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chức năng. Mặt khác phải phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng khác. Trong q trình áp dụng mơ hình tổ chức, Khách sạn Thái Ngun đã từng bước tận dụng được những ưu 5 Ban Giám Đốc BỘ PHẬN LỄ TÂN BỘ PHẬN BÁN HÀNG SẴN BỘ PHẬN QUẦY GIẢI KHÁT SỐ 1,2 BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ TỔNG HỢP BỘ PHẬN BẢO VỆ AN TỒN BỘ PHẬN KẾ TỐN THỐNG KÊ TÀI CHÍNH BỘ PHẬN PHỤC VỤ ĂN UỐNG BỘ PHẬN PHỤC VỤ BUỒNG thế cũng như hạn chế những nhược điểm của mô hình. Nhưng bên cạnh những hiệu quả kinh doanh do mô hình tổ chức mang lại,thì cách áp dụng mô hình cũng đã xuất hiện nhiều những cản trở cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây là những đánh giá nhận xét khái quát ưu nhược điểm về cách áp dụng mô hình tổ chức bộ máy của Khách sạn Thái Nguyên * Ưu điểm củahình tổ chức quản lý của Khách sạn - Việc phân chia thành các phòng ban, bộ phận phụ trách các mảng khác nhau của Khách sạn đã tăng cường sự phát triển chuyên môn hóa, cũng như nâng cao chất lượng và năng suất lao động của từng bộ phận. - Các bộ phận hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của các trưởng phòng, trưởng bộ phận.Từ đó Khách sạn sử dụng một cách có hiệu quả năng lực quản lý và tính sáng tạo của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng các quyết định ở cấp quản lý, đặc biệt ở cấp lãnh đạo cao nhất. - Với việc áp dụng mô hình trên, ban lãnh đạo cao nhất của Khách sạn có thể nắm bắt các thông tin của các bộ phận một cách có hiệu quả, thông qua các nhà quản lý của từng bộ phận. Từ đó có cách điều chỉnh, cũng như đưa ra các quyết định một cách kịp thời. * Nhược điểm củahình tổ chức quản lý Khách sạn - Mô hình trên gây ra khó khăn trong việc xây dựng một quy chuẩn chung về chất lượng cho Khách sạn. Hiện nay chất lượng và hiệu quả kinh doanh của mỗi bộ phận trong Khách sạn có sự chênh lệch nhất định, gây ra những cản trở cho hoạt động kinh doanh. - Khó khăn Khách sạn đang gặp phải đó chính là việc phối hợp các chức năng khác nhau, cũng như giải quyết các mâu thuẫn giữa các bộ phận, phòng ban. Đặc biệt trong Khách sạn việc phối hợp giữa các bộ phận đóng vai trò then chốt trong việc quyết định chất lượng sản phẩm Khách sạn mang lại cho khách hàng. - Việc xây dựng và phân chia các bộ phận của Khách sạn còn nhiều hạn chế. Hiện nay với quy mô đã được mở rộng, dịch vụ Khách sạn ngày càng 6 phong phú nhưng Khách sạn vẫn chưa hình thành bộ phận Maketting, giới thiệu và bán sản phẩm riêng, cũng như chia có bộ phận quản trị nguồn nhân lực, những bộ phận hết sức quan trọng trong một khách sạn.Hiện nay những bộ phận này vẫn phải lồng ghép với các bộ phận khác, gây khó khăn cho quả trình hoạt động. Điều đó đã cản trở trực tiếp hoạt động kinh doanh của Khách sạn. - Việc phân chia thành nhiều bộ phận cũng tạo nhiều rào cản đến khả năng quản lý bao quát của các nhà lãnh đạo cao nhất. Nếu quá trình chuyên môn hóa ngày càng sâu và đặc biệt không hợp lý thì sự cản trở này sẽ ngày càng lớn. 2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận *Ban giám đốc: Có chức năng hành chính cao nhất về quản lý Khách sạn. Dưới sự chỉ đạo và chỉ dẫn của giám đốc để lập kế hoách công tác, các quy tắc, quy định để đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra của ban giám đốc, thực hiện đôn đốc kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận hoàn thành công việc được giao, thay mặt Khách sạn liên hệ với các tổ chức cơ quan khách sạn bên ngoài, giải quyết các công việc hành chính hàng ngày để đảm bảo cho công việc kinh doanh Khách sạn diễn ra bình thường. *Bộ phận lễ tân: Là trung tâm vận hành của toàn bộ Khách sạn, đầu mối liên hệ giữa kháchKhách sạn. Lễ tân còn là bộ phận thông tin, trợ giúp cho các bộ phận quản lý Khách sạn. Phục vụ khách trong suốt quá trình khách lưu lại Khách sạn. *Bộ phận phục vụ buồng: Thực hiện chức năng kinh doanh buồng ngủ, khách đăng ký được tiếp nhận chu đáo lịch sự, khi khách đến được đón tiếp nồng hậu ân cần, được bố trí đúng loại buồng mà khách đã đăng ký từ trước và buồng được chuẩn bị sẵn mọi tiện nghi, vệ sinh để phục vụ khách. Bộ phận phục vụ buồng luôn đảm bảo vệ sinh buồng hàng ngày, đúng theo những quy định và hệ thống tiêu chuẩn của khách sạn, luôn đáp ứng những yêu cầu từ phía khách hàng liên quan đến buồng khách sạn, đồng thời giải quyết kịp thời 7 các sự cố xảy ra. Để thực hiện tốt các chức năng, bộ phận buồng của khách sạn đã được phân công một cách chặt chẽ, điều phối nhịp nhàng công việc giữa các thành viên trong bộ phận. *Bộ phận phục vụ ăn uống: Là một trong những bộ phận lớn và quan trọng của Khách sạn. Chức năng của bộ phận này là phục vụ khách các món ăn, đồ uống một cách tốt nhất theo đúng mong muốn của khách hàng. Bộ phận đã và đang cố gắng đưa đến các khách hàng các món ăn ngon, an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, phục vụ khách tận tình với thái độ văn minh lịch sự, hiếu khách. *Bộ phận kế toán thống kê tài chính Kế toán tại Khách sạn Thái Nguyên được ghi theo hình thức nhật ký chứng từ. Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận kế toán được phân công cho từng nhân viên : chuẩn bị bảng lương, kế toán thu, kế toán chi, kế toán giá thành, kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động khách sạn. Thu ngân ( thủ quỹ) theo dõi chặt chẽ tất cả các việc thu tiền và tính tiền vào tài khoản của khách. Mỗi ngày nhân viên kiểm toán ca đêm phải kiểm tra, vào sổ tất cả các hoá đơn chứng từ chi tiêu và mua hàng của khách ở các bộ phận khác nhau. Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 8 Trưởng phòng kế toán Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán vật tư Tài sản cố định *Bộ phận nghiệp vụ tổng hợp: Thực hiện một số chức năng như quản lý vật chất kỹ thuật của Khách sạn, cung cấp các điều kiện kĩ thuật cần thiết để Khách sạn hoạt động bình thường và đảm bảo chất lượng dịch vụ của Khách sạn, làm công tác marketing, tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường. Các bộ phận còn lại thực hiện chức năng nhiệm vụ theo như nội dung tên gọi 2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận Với mô hình tổ chức trực tuyến chức năng, bên cạnh những ưu điểm rõ rệt thì hạn chế được kể đến lớn nhất đó chính là sự khó khăn trong việc phối hợp các bộ phận trong khách sạn. Nhưng hiện nay khách sạn Thái Nguyên đang dần khắc phục tình trạng khó khăn này, tăng cường cao tính liên kết giữa các bộ phận, các chức năng, tạo một thái độ, không khí làm việc vì lợi ích chung của toàn khách sạn. Trong các khoá học nâng cao trình độ, chuyên môn, khách sạn đều đưa sự liên kết, phối hợp giữa các bộ phận trở thành vấn đề trọng tâm, bởi khách sạn Thái Nguyên luôn tâm niệm rằng chỉ khi mối quan hệ giữa các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ khi đó thì chất lượng dịch vụ mới được nâng cao, tính chuyên môn hoá được sâu rộng đến tất cả các bộ phận trong khách sạn Hiện tại khách sạn đã trang bị hệ thống máy tính liên kết nội bộ giữa các phòng ban, giúp thông tin được xuyên suốt, nắm bắt và truyền đạt từ bộ phận lãnh đạo cao nhất cho đến các thành viên. Hàng ngày, số lượng phòng được đặt, số lượng khách đến đều được thông báo một cách chi tiết, rõ ràng từ bộ phận lễ tân, qua các bộ phận phục vụ, thống kê tài chính cũng như bộ phận nghiệp vụ tổng hợp, từ đó các bộ phận có kế hoạch rõ ràng trong việc phục vụ khách. Cũng như từ các thông tin đó, ban lãnh đạo có thể xác định các chiến lược phát triển lâu dài cho khách 9 III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN 3.1. Phân tích thị trường khách 3.1.1 Khái quát thị trường khách Là đơn vị mà khởi nguồn thuộc sở thương mại du lịch Tỉnh Thái Nguyên và sau này là ông ty than Nội địa, Khách sạn Thái Nguyên là một trong những khách sạn lớn và dịch vụ ở mức khép kín cao cùng một số khách sạn của các công ty khách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Dạ Hương, Hồ Núi Cốc . Lượng khách tạm trú và lưu trú tại khách sạn Thái Nguyên là tương đối lớn mà đối tượng chủ yếu là khách tỉnh ngoài và khách nước ngoài. Đối tượng khách hàng chính của khách sạn đó là khách công vụ, lưu trú với mục đích làm ăn, hợp tác. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang phấn đấu và nỗ lực trở thành một nơi thu hút đầu tư cũng như trở thành một trung tâm phát triển của khu vực miền núi phía Bắc. Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có nhiều chính sách khích lệ đầu tư vào nhiều công trình, cơ sở VCKTHT cho thành phố. Chính vì vậy, lượng khách công vụ đến hợp tác làm ăn, tìm cơ hội đầu tư tại Thái Nguyên ngày một tăng, không chỉ có các nhà đầu tư trong nước mà còn có cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất hứa hẹn. Nắm bắt được xu thế đó cũng như tận dụng những thế mạnh của mình, Khách sạn đã xác định đối tượng khách chính là các nhà đầu tư đến hợp tác kinh tế và tìm cơ hội đầu tư tại Thái Nguyên. Với đối tượng khách trên, khách sạn đang cố gắng xây dựng một thương hiệu trở thành điểm đến tin cậy cho khách hàng, luôn hoàn thiện để đáp ứng các đặc điểm cũng như nhu cầu cao của khách hàng. Ngoài khách công vụ khách sạn còn đón một lượng khách lớn hàng năm đến lưu trú với mục đích du lịch, tham quan. Thái Nguyên đang từng bước phát triển ngành du lịch với các tiềm năng sẵn có ( khu Hồ Núi Cốc, khu bảo 10 [...]... ) 18 4.1.2 Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên năm 2008 Bảng 04: Tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên năm 2008 Năm 2008 Chỉ tiêu SL (người) Cơ cấu (%) 1 Tổng số lao động 67 100 -Lao động trực tiếp 59 88,05 - Lao động gián tiếp 8 11,95 -Đại học 18 26,86 -Cao đẳng 6 8,95 -Trung cấp 20 29,85 -Công nhân kỹ thuật 23 34,34 -Nam 23 34,32 -Nữ 44 65,68 2 Trình độ lao động 3 Giới... thuật nên Khách sạn đã gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Nhưng chỉ qua 1 năm, năm 2004, thực hiện tinh giảm biên chế lao động, Khách sạn đã có một đội ngũ lao động gọn nhẹ, có hiệu suất lao động cao hơn Ta có thể thấy được điều này qua bảng phân tích tình hình lao động của khách sạn Thái Nguyên qua 2 năm 20032004 ( bảng 03) 17 Bảng 03: Lao động của khách sạn Thái Nguyên qua... những đánh giá về mặt tổng quan vể số lượng, nhưng thông qua đó cũng nhận thấy những bước phát triển đáng ghi nhận của đội ngũ công nhân viên đang từng ngày làm việc để đưa khách sạn Thái Nguyên trở về vị thế là một khách sạn lớn, uy tín trên địa bàn tỉnh IV ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN 4.1 Đặc điểm lao động trong Khách sạn 4.1.1 Khái quát chung Do đặc tính sản phẩm của khách sạn chủ... đó, Khách sạn Thái Nguyên được toạ lạc trên một khuôn viên đẹp giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, là nơi lý tưởng để tổ chức các sự kiện văn hoá và kinh tế, cũng như các buổi đám cưới, tiệc Chính điều này cũng thu hút một số lượng khách lớn đến với Khách sạn Thái Nguyên, làm đa dạng và phong phú nguồn khách của Khách sạn 3.1.2 Đặc điểm tiêu dùng của khách Đối tượng khách chính của khách sạn là khách. .. một số nhận xét đánh giá sau về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên như sau: -Trong vòng 5 năm qua, tuy có mở rộng quy mô hoạt động, số lượng dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú cùng với sự phát triển đó thì số lượng lao động ngày càng được tinh giảm, năm 2008 so với năm 2003 số 19 lượng lao động đã giảm gần 45%, nhưng chất lượng lao động lại ngày càng được nâng cao Tỷ lệ lao động có trình... thu hút số lượng khách nhiều V NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ Qua quá trình tìm hiểu về Khách sạn Thái Nguyên, cũng như phân tích và đánh giá số liệu thu nhập được về hoạt động kinh doanh, đặc điểm lao động, cũng như về cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là cách quản lý và tổ chức Khách sạn Ta có thể nhận thấy Khách sạn Thái Nguyên có những mặt tích cực trong hoạt động kinh doanh, cũng như có những tiềm... nghỉ.Cho đến nay năm 2008, Khách sạn đã cơ bản hoàn thiện về cơ sở vật chất hạ tầng, tăng khả năng cung ứng dịch vụ Ta có thể thấy rõ tình hình cơ sở vật chất hạ tầng của khách sạn Thái Nguyên thông qua bảng báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn năm 2008.(Bảng 06) Bảng 06: Báo cáo cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Thái Nguyên 2008 STT ĐVT Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá dịch vụ (VNĐ) 1 Phòng VIP... trầm, cũng như số lượng lao động có nhiều thay đổi nhưng khách sạn hết sức quan tâm đến chất lượng lao động Thông qua các bộ phận quản lý nhân sự, cũng như các chính sách đúng đắn khách sạn luôn nắm bắt được các thông tin cơ bản, đánh giá đúng khả năng của mỗi thành viên, từ đó, có các biện pháp tác động nhằm khai thác những khả năng của từng lao động trong khách sạn Khách sạn thường xuyên tổ chức... cấp khách sạn đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao như quy định Ngoài ra Khách sạn Thái Nguyên còn được sở hữu một một khuôn viên rộng và đẹp giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên với mặt bằng trên 7500m2.Hiện tại có thể nói so sánh với các Khách sạn trên cùng một địa bàn, Khách sạn Thái Nguyên có ưu thế hơn hẳn về vị trí và CSVCHT, rất thích hợp để thực hiện các sự kiện hội nghị lớn, thu hút số lượng khách. .. nay, khách sạn Thái Nguyên đã có đội ngũ nhân viên rất năng động, trình độ ngày càng cao, có thể đáp ứng được tốt các yêu cầu của công việc vì vậy quá trình phục vụ để lại ấn tượng tốt đẹp và lòng tin nơi khách hàng Hiện nay, tổng số lao động của khách sạn Thái Nguyên là 67 người ( Số liệu – 12/2008), có trình độ, kỹ năng công việc cao, thái độ phục vụ nhiệt tình Để có được đội ngũ như vậy khách sạn

Ngày đăng: 18/04/2013, 08:43

Hình ảnh liên quan

Kế toán tại Khách sạn Thái Nguyên được ghi theo hình thức nhật ký chứng từ. Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận kế toán được phân công cho từng  nhân viên : chuẩn bị bảng lương, kế toán thu, kế toán chi, kế toán giá thành,  kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt  - Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên

to.

án tại Khách sạn Thái Nguyên được ghi theo hình thức nhật ký chứng từ. Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận kế toán được phân công cho từng nhân viên : chuẩn bị bảng lương, kế toán thu, kế toán chi, kế toán giá thành, kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 01: Phân tích chi tiết doanh thu theo hoạt động 2007-2008 - Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên

Bảng 01.

Phân tích chi tiết doanh thu theo hoạt động 2007-2008 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 02:Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2008 - Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên

Bảng 02.

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2008 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 03: Lao động của khách sạn Thái Nguyên qua 2 năm 2003 – 2004 - Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên

Bảng 03.

Lao động của khách sạn Thái Nguyên qua 2 năm 2003 – 2004 Xem tại trang 18 của tài liệu.
4.1.2 Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên năm 2008 - Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên

4.1.2.

Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên năm 2008 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 06: Báo cáo cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Thái Nguyên 2008 - Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên

Bảng 06.

Báo cáo cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Thái Nguyên 2008 Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan