Bước đầu tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn tiếng việt của sinh viên sư phạm giáo dục tiểu học

93 634 2
Bước đầu tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn tiếng việt của sinh viên sư phạm giáo dục tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... rèn kĩ soạn giáo án môn Tiếng Việt cho sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học Chƣơng CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÌM HIỂU KĨ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC 1.1.Hệ... Cơ sở lí luận việc tìm hiểu kĩ soạn giáo án môn Tiếng Việt sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học Chƣơng 2: Thực trạng soạn giáo án môn Tiếng Việt sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học Chƣơng 3: Đề... án môn Tiếng Việt sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu kĩ soạn giáo án môn Tiếng Việt sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Đại học

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐẶNG THỊ YÊN BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU KĨ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt HÀ NỘI - 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐẶNG THỊ YÊN BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU KĨ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn: TS. LÊ THỊ LAN ANH HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, các thầy, cô giáo khoa GDTH đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - TS. Lê Thị Lan Anh - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn sinh viên sƣ phạm GDTH, đặc biệt là các bạn sinh viên K37 (Khóa 2011 - 2015), K38 (Khóa 2012 - 2016), ngành GDTH, khoa GDTH, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 cùng các bạn sinh viên K61 (Khóa 2011 - 2015), K62 (Khóa 2012 - 2016) ngành GDTH, khoa GDTH, trƣờng ĐHSP Hà Nội đã góp phần giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu, em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đặng Thị Yên LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của cô giáo - TS. Lê Thị Lan Anh và các thầy cô giáo trong khoa GDTH. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên cứu là trung thực và không trùng với kết quả của các tác giả khác. Hà Nội, ngày02 tháng 5 năm 2015 Tác giả khóa luận Đặng Thị Yên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BT : Bài tập ĐHSP : Đại học Sƣ phạm GA : Giáo án GV : Giáo viên GD : Giáo dục GDTH : Giáo dục Tiểu học HS : Học sinh Nxb : Nhà xuất bản SV : Sinh viên SGK : Sách giáo khoa STK : Sách thiết kế SGV : Sách giáo viên TV : Tiếng Việt TLTK : Tài liệu tham khảo [2, tr. 48] : Cuốn sách số 2 (Theo TLTK), trang 48 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 4 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 5 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .................................................... 5 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6 7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 6 8. Cấu trúc khóa luận .............................................................................. 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÌM HIỂUKĨ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊNSƢ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC................................................................................................................... 8 1.1. Hệ thống khái niệm công cụ .............................................................. 8 1.1.1. Khái niệm kĩ năng ........................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm giáo án, soạn giáo án .................................................. 10 1.1.3. Quan niệm về kĩ năng soạn giáo án.............................................. 13 1.1.4. Quan niệm về một giáo án chuẩn ................................................. 16 1.2.Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học ............................................. 18 1.2.1. Vị trí của môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học .......................... 18 1.2.2. Mục tiêu môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học ........................... 19 1.2.3. Các cơ sở xây dựng chương trình môn Tiếng Việt tiểu học mới .. 20 1.2.4. Những nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt .................. 22 1.2.5. Nguyên tắc soạn thảo sách giáo khoa Tiếng Việt ......................... 22 1.2.6. Các tiêu chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt ............................ 24 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 25 Chương 2. THỰC TRẠNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC .......................................... 26 2.1.Thực trạng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học ............................................................................................ 26 2.2.Nguyên nhân thực trạng .................................................................... 35 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 38 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNGSOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊNSƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC................................................................................................................. 40 3.1. Nguyên tắc đề xuất........................................................................... 40 3.1.1. Thể hiện được tính tích hợp của chương trình ............................. 40 3.1.2. Giáo án cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực cao độ của học sinh trong quá trình học môn Tiếng Việt ................................................ 41 3.1.3. Giáo án phải thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng .... 43 3.1.4. Giáo án phải thể hiện được việc tổ chức các hoạt động của học sinh trong giờ học ................................................................................... 43 3.2.Một số biện pháp rèn kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt cho sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học ................................................................ 44 3.2.1. Nghiên cứu chương trình, SGK, các tài liệu dạy học và tìm hiểu trình độ, đặc điểm của học sinh .............................................................. 44 3.2.2. Nắm mục tiêu, nội dung dạy học của từng bài học...................... 45 3.2.3. Nắm vững phương pháp dạy học từng phân môn ......................... 47 3.2.4. Nắm được quy trình xây dựng giáo án chuẩn .............................. 52 3.2.5. Soạn bài và tập giảng thường xuyên ............................................ 57 3.3.Xây dựng một số giáo án thử nghiệm ............................................... 57 3.3.1. Xây dựng giáo án dạy học Tập đọc .............................................. 58 3.3.1.1. Các bước lên lớp của giờ Tập đọc ở lớp 1 ................................ 58 3.3.1.2. Các bước lên lớp giờ Tập đọc lớp 2,3,4,5 ................................. 59 3.3.2.Xây dựng giáo án dạy Luyện từ và câu.......................................... 63 3.3.2.1.Các bước tổ chức dạy học lí thuyết về từ, câu ............................ 63 3.3.2.2.Các bước tổ chức dạy bài thực hành Luyện từ và câu. .............. 64 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 66 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 70 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, cả nhân loại đang trong thế kỷ XXI - thế kỷ của trí tuệ, của nền kinh tế tri thức, vấn đề con ngƣời đã đƣợc đặt ra ở tầm cao mới, coi con ngƣời là vốn quý nhất, coi sự phát triển nguồn nhân lực con ngƣời là cuộc cách mạng trong bối cảnh thế giới đang biến động mạnh mẽ. Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia chính là số dân và chất lƣợng con ngƣời, trong đó bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất. Vì thế, chúng ta phải tập trung chăm lo, bồi dƣỡng, đào tạo, phát huy sức mạnh của con ngƣời Việt Nam thành lực lƣợng lao động xã hội, lực lƣợng sản xuất đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc, đủ sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, Điều 61, Hiến pháp 2013 quy định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Giáo dục đƣợc ƣu tiên đi đầu trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Cùng với đó, Nghị quyết 29 của BCH TƢ khóa XI cũng nhấn mạnh : “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đứng trƣớc yêu cầu cấp bách đó, nền giáo dục Việt Nam đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lƣợng về mọi mặt. Chất lƣợng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣng yếu tố ngƣời thầy là trung tâm, then chốt. Hoạt động của ngƣời thầy biểu hiện trong các hình thức khác nhau của công tác sƣ phạm, nhƣng trƣớc hết là giờ dạy trên lớp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, ngƣời thầy cần nắm vững các phƣơng pháp, các thủ thuật dạy học, đồng thời cũng phải có kế hoạch dạy học cụ thể. Nói đến kế hoạch, Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc cũng từng 1 nói: “ Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết tâm làm thì mới thành công”. Nhƣ vậy, làm việc có kế hoạch là công việc hết sức quan trọng. Nếu không vạch ra đƣợc kế hoạch, phƣơng án thì khi bƣớc vào hoạt động ta sẽ “giống như những con kiến tha mồi, không biết chế biến, không hiểu gì cả”. Nhƣ chúng ta đều thấy, hoạt động lao động đặc thù của một ngƣời giáo viên chính là dạy học, nhƣng để giờ học thành công và đạt chất lƣợng thì ngƣời giáo viên cần xây dựng một kế hoạch tối ƣu, đó chính là việc thiết kế một giáo án. Nếu coi cả tiết học là một tòa nhà thì giáo án chính là bản vẽ và ngƣời giáo viên chính là những kiến trúc sƣ thiết kế trên những bản vẽ đó. Lênin đã từng nói: “Một con ong thợ khi xây tổ dù khéo léo đến đâu cũng không thể bằng một người thợ tồi nhất, bởi vì nó làm trong vô thức, không biết được hình thù cái tổ của mình sẽ như thế nào khi xây xong. Còn người thợ trước khi xây dựng một công trình nào đó đã hình dung được trong đầu các kế hoạch xây dựng, kiểu cấu trúc cần thiết, dự định sẽ thi công trong thời gian bao nhiêu, từ đó thiết kế mô hình rồi mới bắt tay vào làm việc”. Một ngƣời thầy giỏi cũng giống nhƣ một kiến trúc sƣ giỏi, làm việc có kế hoạch và có ý thức trách nhiệm với công việc của bản thân chứ không phải chỉ là những chú ong thợ làm việc trong vô thức. Công việc thiết kế giáo án chính là sự sắp xếp các hoạt động dạy - học sao cho phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, giúp các em tự giác, tích cực lĩnh hội các tri thức. Một giáo án tốt sẽ cung cấp cho chúng ta hƣớng đi rõ ràng trong một tiết học. Nếu ngƣời giáo viên có trong tay một giáo án tốt với những kế hoạch và phƣơng án cụ thể nghĩa là đã giành đƣợc 90% thắng lợi trong giờ học đó. Việc thiết kế giáo án và lên kế hoạch bài giảng tốt còn là một kĩ năng. Tuy nhiên, kĩ năng này không phải ai cũng dễ dàng có đƣợc khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc soạn giáo án đối với mỗi giáo viên không 2 còn là khó khăn, miệt mài đèn khuya bên trang giáo án nữa, chỉ cần một thao tác nhấp chuột là đã có cả một kho giáo án đƣợc soạn sẵn trên mạng và cứ thế tải về để sử dụng. Hoặc có soạn nhƣng cũng chỉ sao chép từ sách thiết kế, và thậm chí dạy trực tiếp ngay trên những quyển sách thiết kế ấy. Điều này không chỉ tồn tại ở một bộ phận giáo viên mà cũng dễ thấy ở phần lớn sinh viên sƣ phạm hiện nay. Ở tiểu học, các em học sinh đƣợc học rất nhiều môn mà mỗi môn lại mang đặc thù riêng của nó. Môn Tiếng Việt là một trong những môn học cơ bản, xuyên suốt đƣợc dạy ở cấp tiểu học với bảy phân môn: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn lại có những đặc trƣng riêng của chúng, vì thế các giáo viên tiểu học cũng nhƣ những sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học đều phải nắm đƣợc bản chất kiến thức này để soạn giảng cho phù hợp với chuẩn kiến thức. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, đặc biệt phần lớn các sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học vẫn chƣa thực sự chú ý, quan tâm đúng mức đến việc luyện rèn giáo án, chƣa biết cách thiết kế một giáo án môn Tiếng Việt phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng. Trƣớc sự đổi mới căn bản, toàn diện của nền giáo dục Việt Nam, đồng thời cùng với sự thay đổi chƣơng trình sách giáo khoa sau năm 2015 dẫn đến phải có sự thay đổi phƣơng pháp dạy học đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng sƣ phạm tốt, trong đó kĩ năng soạn giáo án mang tính độc lập, sáng tạo là một yêu cầu thiết yếu. Bản thân tôi là một sinh viên, tƣơng lai là một giáo viên tiểu học, ngƣời ƣơm mầm cho những mầm non tƣơng lai của đất nƣơc, tôi thấy rằng soạn giáo án là một công việc rất quan trọng bởi nó chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của một tiết học. Dù chƣơng trình học hay phƣơng pháp dạy học có thay đổi thì việc thiết kế bài giảng cũng không thể thiếu. Tuy nhiên, kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của giáo viên tiểu học nói chung và sinh 3 viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học nói riêng còn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong khi thực tiễn giáo dục đòi hỏi không ngừng đổi mới về cách dạy và học. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học”. Chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc hình thành năng lực soạn giáo án môn Tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Soạn giáo án môn Tiếng Việt đã có từ khi môn Tiếng Việt đƣợc đƣa vào dạy học ở trƣờng phổ thông. Bàn về kĩ năng soạn giáo án, gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu sau đây:  Lê Phƣơng Nga (2003), Dạy học Tập đọc ở Tiểu học (Tái bản lần thứ hai), Nxb GD.Trong cuốn sách này, tác giả Lê Phƣơng Nga đã đề cập đến nhiều vấn đề xoay quanh phân môn Tập đọc thông qua hệ thống lí luận và việc tổ chức dạy học Tập đọc cho HS Tiểu học. Đóng góp của công trình này là tác giả đã đƣa đƣợc những nhƣợc điểm của lối dạy học truyền thống và đƣa ra hệ thống các bƣớc tổ chức dạy học tập đọc ở Tiểu học, các công việc cần thiết để chuẩn bị cho giờ tập đọc và đƣa ra đƣợc một số giáo án cụ thể để minh họa cho tiến trình của một giờ học tập đọc. Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất cập trong việc soạn giáo án môn Tiếng Việt của giáo viên nói chung và sinh viên nói riêng chƣa đƣợc để cập sâu sắc.  Lê Phƣơng Nga (chủ biên) - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo (2013), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I, Nxb ĐHSP.Trong cuốn sách này, nhóm tác giả trên đã đề cập đến những vấn đề chung nhất của phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, đồng thời đƣa ra phƣơng pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 4 Đóng góp của công trình này là nhóm tác giả đã làm rõ đƣợc vị trí của môn Tiếng Việt để thấy đƣợc tầm quan trọng của nó trong dạy học ở nhà trƣờng phổ thông. Nhóm tác giả cũng đƣa ra những phƣơng pháp dạy học cụ thể đối với từng phân môn từ quy trình dạy học đến các ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, cuốn tài liệu này vẫn chƣa chỉ ra đƣợc những khó khăn gặp phải khi soạn giáo án, chuẩn bị bài của giáo viên và sinh viên. Ngoài ra, trên một số trang Web, diễn đàn, tài liệu trực tuyến cũng có đề cập đến kĩ năng và cách soạn giáo án của sinh viên, nhƣng chỉ dừng lại ở mức lí thuyết chung chung mà chƣa làm rõ đƣợc thực trạng cũng nhƣ việc rèn luyện kĩ năng soạn giáo môn Tiếng Việt của sinh viên, chƣa vạch ra đƣợc những phƣơng pháp cụ thể cho vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học, đề xuất các biện pháp để rèn luyện các kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học ở Tiểu học nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận của việc tìm hiểu kĩ năng, cách thức soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học hiện nay. - Tìm hiểu thực trạng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học (bao gồm cả hình thức lẫn nội dung) - Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt cho sinh viên theo hƣớng tích cực, chủ động và sáng tạo. 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên năm cuối (K37, Khóa 2011 - 2015),năm thứ ba (K38, Khóa 2012 - 2016), ngành GDTH, khoa GDTH, trƣờng ĐHSP Hà nội 2; Giáo án môn Tiếng Việt của 5 sinh viên năm cuối (K61, Khóa 2011 - 2015), năm thứ ba (K62, Khóa 2012 2015), ngành GDTH, khoa GDTH, trƣờng ĐHSP Hà Nội. - Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng và kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. - Một số giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên K37, K38 ngành GDTH, khoa GDTH, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2; giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên K61, K62 ngành GDTH, khoa GDTH, trƣờng ĐHSP Hà Nội. - Giáo án các phân môn : Tập đọc, Luyện từ và câu. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1.Phương pháp điều tra bằng lí thuyết Chúng tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp, phân loại , hệ thống hóa, khái quát hóa các thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu khoa học làm cơ sở lí thuyết cho đề tài. 7.2.Phương pháp thống kê số liệu Chúng tôi sử dụng toán thống kê để xử lí thông tin, các số liệu thu đƣợc từ giáo án của các bạn sinh viên. 7.3.Phương pháp phỏng vấn Chúng tối tiến hành một cuộc phỏng vấn trực tiếp một số bạn sinh viên nhằm lấy thông tin xác thực về thực trạng soạn giáo án của sinh viên. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận đƣợc chia thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học. 6 Chƣơng 2: Thực trạng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học. Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt cho sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÌM HIỂU KĨ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC 1.1.Hệ thống khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm kĩ năng Hằng ngày, chúng ta nghe nói rất nhiều về thuật ngữ "kĩ năng" nhƣ là kĩ năng sống, kĩ năng mềm, kĩ năng chuyên môn, trung tâm huấn luyện kĩ năng… Theo đó, cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa này thƣờng bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của mỗi ngƣời. Theo nhóm tác giả Lê Văn Hồng (chủ biên) - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng, kĩ năng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: kĩ năng - khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp,..) để giải quyết một nhiệm vụ mới. Bất cứ kĩ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lí thuyết. Cơ sở lí thuyết đó chính là kiến thức.[1,tr.80]. Trong bài viết Kĩ năng là gì?, tác giả Bùi Trọng Giao lại cho rằng: kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết ( kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản kĩ năng là khả năng thực hiện một hay một chuỗi hành động thuần thục dựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã biết vào thực tiễn đời sống.  Sự phân loại kĩ năng + Nếu xét theo tổng quan thì kĩ năng phân ra làm 3 loại: kĩ năng chuyên môn, kĩ năng sống và kĩ năng làm việc. 8 + Xét theo liên đới chuyên môn, kĩ năngcũng đƣợc chia ra làm 3 loại: kĩ năng cứng, kĩ năng mềm và kĩ năng hỗn hợp. + Theo tính hữu ích cộng đồng: kĩ năng hữu ích và kĩ năng phản lợi ích xã hội.  Sự hình thành kĩ năng Bất cứ một kĩ năng đƣợc hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kĩ năng đó. Và kĩ năng đƣợc hình thành do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hƣớng rõ ràng và nó đƣợc hình thành trải qua các bƣớc sau đây: + Hình thành mục đích: Lúc này thƣờng thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải sở hữu kĩ năng đó?”; “Sở hữu kĩ năng đó tôi có lợi gì”? + Lên kế hoạch để có kĩ năng đó: Chủ thể là ngƣời tự vạch ra kế hoạch. Có những kế hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản nhƣ là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kĩ năng đó”. +Cập nhật kiến thức,lí thuyết liên quan đến kĩ năng đó: Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta đƣợc học từ trƣờng và từ thầy, cô của mình. + Luyện tập kĩ năng: Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thầy, cô hoặc tự mình luyện tập nhƣng nhất định phải tập luyện thƣờng xuyên. + Ứng dụng và hiệu chỉnh: Để sở hữu thực sự một kĩ năng, chúng ta phải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thƣờng xuyên nhằm hƣớng tới việc hoàn thiện kĩ năng của chúng ta. Một khi bạn hoàn thiện kĩ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình. 9 1.1.2. Khái niệm giáo án, soạn giáo án 1.1.2.1. Khái niệm giáo án Giáo án là hành trang luôn đƣợc mỗi GV mang theo bên mình, bởi lẽ đó mà chúng ta không còn cảm thấy lạ khi nghe nói đến thuật ngữ “giáo án”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ về thuật ngữ “giáo án”, do đó, chúng ta vẫn phải có một khái niệm thật đầy đủ cho thuật ngữ này. Theo Lê Phƣơng Nga: Bài soạn (còn gọi là giáo án) được xem là bản thiết kế để thực hiện một bài học, bản thiết kế cho hoạt động dạy học của thầy và trò trong trường học để lĩnh hội một số khái niệm và các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng trong một thời gian xác định. [5, tr.160]. Giáo án cung cấp cho ngƣời thầy một nguồn tham khảo, đồng thời chỉ ra nội dung của bài học và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đƣa ra kĩ năng học tập đƣợc sử dụng trong giờ và các phƣơng tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc biên soạn giáo án của giáo viên thƣờng đƣợc quy định dƣới hai hình thức: viết tay và đánh máy vi tính. Giáo án viết tay là loại giáo án đƣợc giáo viên thiết kế và viết trên giấy A4. Giáo án đánh máy vi tính là loại giáo án soạn bằng máy vi tính và đƣợc chia ra làm hai loại: giáo án vi tính và giáo án trình chiếu.  Giáo án vi tính: Là giáo án soạn bằng máy vi tính, đƣợc in ra khổ giấy A4.  Giáo án trình chiếu (thường gọi là giáo án điện tử): Là loại giáo án soạn bằng máy vi tính có sử dụng các phần mềm dạy học và khi tổ chức dạy học trên lớp phải sử dụng máy tính và máy chiếu đa năng. 1.1.2.2. Khái niệm soạn giáo án Sự chuẩn bị của giáo viên là điều kiện không thể thiếu đƣợc để góp phần đảm bảo kết quả của quá trình dạy học. Một trong những công tác quan trọng là lập kế hoạch dạy học. Thông thƣờng ngƣời giáo viên cần lập kế 10 hoạch dạy học của toàn năm học, của từng tuần lễ, của từng bài học (theo từng tiết học hoặc cụm tiết học). Đối với môn Tiếng Việt, giáo viên cũng cần phải xây dựng kế hoạch dạy học theo năm học và từng bài học. Theo quan điểm hoạt động, dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động học tập cảu HS nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học. Xuất phát từ nội dung bài học ta cần phát hiện những hoạt động liên hệ với nội dung đó, rồi căn cứ vào mục tiêu của bài mà chọn ra một số hoạt động cho HS thực hiện, nhằm phát hiện kiến thức mới hoặc luyện tập các kĩ năng. Các hoạt động nghiên cứu này đều đƣợc thể hiện ở bài soạn cho một tiết lên lớp. Để có một giờ dạy - học thành công, mỗi GV cần phải chuẩn bị tốt từ khâu soạn giáo án. Vậy soạn giáo án là gì? Soạn giáo án hay xây dựng giáo án là hoạt động mà giáo viên tiến hành thiết kế các hoạt động dạy - học của thầy và trò theo một trình tự lôgic phù hợp với mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và điều kiện dạy học.Để soạn bài theo phƣơng pháp đổi mới, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu giờ học và các hoạt động dạy học chủ yếu, đặc biệt dự tính đƣợc cụ thể hóa các hoạt động và kết quả hoạt động của HS. Một giáo án chuẩn bao giờ cũng phải đảm bảo nội dung kiến thức bài học sao cho đạt đƣợc mục tiêu kiến thức và kĩ năng cần thiết. Một bài soạn nói chung và giáo án môn Tiếng Việt nói riêng, cần phải đảm bảo đủ ba phần cơ bản: - Mục tiêu (Mục đích yêu cầu). - Chuẩn bị (Đồ dùng và các phƣơng tiện dạy học của giờ học). - Lên lớp. Ở bƣớc lên lớp vô cùng quan trọng, GV cần chia rõ hoạt động của thầy, trò và tiến trình hoạt động theo các bƣớc. Đối với các bạn SV đang trong quá trình tập nghề thì cần ghi rõ các bƣớc giảng dạy. Xác định đƣợc bƣớc nào 11 trƣớc, bƣớc nào sau, mục đích của từng hoạt động là gì, cách thức tiến hành các hoạt động đó nhƣ thế nào là rất cần thiết. Môn Tiếng Việt có tới bảy phân, mỗi phân môn lại có những đặc thù riêng, vì thế mà cách xác định mục tiêu, các bƣớc chuẩn bị và các hoạt động lên lớp hay tiến trình dạy học cũng khác nhau. Do vậy, mỗi GV, sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học khi tiến hành soạn giáo án cần nắm rõ đặc trƣng riêng của từng phân môn, từng bài học để có đƣợc một giáo án tốt nhất làm hành trang dạy học cho mình. Bài soạn có thể đƣợc soạn dƣới dạng nhiều khuôn mẫu khác nhau tùy vào sở thích của ngƣời soạn. Cách thứ nhất: Có thể kẻ khung, chia cột, một bên là hoạt động của thầy, một là hoạt động của trò, ta tạm gọi là mẫu 1. Cách thứ 2: Không kẻ khung chia cột mà viết theo trình tự, diễn biến các hoạt động dạy - học của thầy trò, ta gọi đây là mẫu 2. Tuy nhiên, mỗi cách soạn đều có những ƣu, nhƣợc điểm nhất định. Cụ thể: - Mẫu 1:  Ƣu điểm: + Khi chia thành các cột nhƣ vậy thì các hoạt động của thầy và trò đƣợc thể hiện một cách rõ ràng theo các trình tự. + Dễ nhìn, khoa học, bài soạn sáng sủa.  Nhƣợc điểm: Hoạt động của thầy và trò đôi khi bị bỏ trống làm tốn giấy. - Mẫu 2:  Ƣu điểm: Các hoạt động của thầy và trò đƣợc sắpxếp theo trình tự lô gic, các bƣớc rõ ràng.  Nhƣợc điểm: Chƣa thể hiện đƣợc tính khoa học trong thiết kế. Hiện nay, các giáo viên thƣờng soạn theo mẫu 1. Dù là soạn theo cách nào thì quan trọng nhất vẫn phải đảm bảo đầy đủ mục tiêu, nội dung kiến thức và các nhiệm vụ dạy học. 12 Trong quá trình và sau khi soạn xong một giáo án, ngƣời thầy cần trả lời đƣợc những câu hỏi sau đây: - Đi đến những đâu? (hay còn hiểu đó là mục tiêu của bài học) - Làm thế nào để đi đến đó? (phƣơng pháp dạy, kỹ năng, sắp xếp công việc) - Sử dụng những phƣơng tiện gì? (tài liệu, các phƣơng tiện hỗ trợ giảng dạy, nguồn tài liệu). - Cấu trúc giáo án có hợp lí không? (thời gian giảng dạy một tiết học hoặc cụm tiết học, bài tập ứng dụng). - Tự đánh giá kết quả dạy và học sau khi áp dụng giáo án đó vào giảng dạy? Tầm quan trọng của mỗi giáo án là không thể phủ nhận, vì thế để có một giờ học thành công thì ngƣời thầy phải chuẩn bị thật tốt ngay từ khâu soạn giáo án. 1.1.3. Quan niệm về kĩ năng soạn giáo án Bài soạn là kế hoạch của giáo viên để dạy từng tiết học, nó thể hiện một cách sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và điều kiện học tập. Vì vậy để nâng cao chất lƣợng đào tạo dạy học cho giáo viên, cần hình thành kĩ năng soạn bài cho họ. Kĩ năng soạn giáo án gồm nhiều kĩ năng bộ phận, có mối quan hệ mật thiết với nhau bao gồm: - Kĩ năng xác định mục tiêu bài dạy. - Kĩ năng xác định loại bài dạy, nội dung và cấu trúc bài. - Kĩ năng xác định nguồn gốc thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học(tài liệu tham khảo). - Kĩ năng xác định chiến lược hoạt động dạy- học cho phù hợp (phƣơng pháp dạy học). Mục tiêu bài học là cái đích của một quá trình. Việc xác định mục tiêu đúng, cụ thể thì mới có căn cứ để đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của quá trình dạy học. Khi xác định mục tiêu cần phải tính đến việc đánh giá. Đề ra mục 13 tiêu cao mà không thực hiện và đánh giá đƣợc cũng không mang lại kết quả gì. Theo quan điểm dạy học “Dạy học hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò tích cực của chủ thể người học thì mục tiêu dạy học phải hướng vào học sinh, do học sinh thực hiện”. Do đó để thực hiện tốt kỹ năng này thì sinh viên phải đạt đƣợc những nội dung sau: - Nêu đầy đủ các loại mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, thái độ. + Kiến thức: Là các thông tin đƣợc chứa trong não. Các thông tin này có thể bao gồm: Sự kiện thực tế; khái niệm; nguyên lí; quy trình; quá trình; cấu trúc,… + Kĩ năng: Là hoạt động quan sát đƣợc và những phản ứng mà một ngƣời thực hiện nhằm đạt đƣợc mục đích. + Thái độ: Là cảm nhận của con ngƣời và ứng xử của họ đối với một công việc, những thái độ biểu hiện có thể có tính chất cá nhân (thói quen) hoặc hành vi liên cá nhân. Có hai loại thái độ: Thái độ không quan sát đƣợc và thái độ quan sát đƣợc. - Mục tiêu dạy học phải cụ thể, có khả năng đo đƣợc, đánh giá đƣợc. - Mục tiêu mỗi hoạt động học phải xác định đƣợc mức độ thành công của HS sau mỗi bài học đó. Xác định nội dung và cấu trúc của bài dạy nói chung phụ thuộc nhiều vào SGK, đặc điểm của ngƣời học và điều kiện giảng dạy của nhà trƣờng. Ví dụ: Sinh viên có trong tay SGK, hệ thống các TLTK với mức độ khác nhau, khi đó SV sẽ chọn những gì làm nội dung dạy học? Sinh viên không thể lấy tất cả những kiến thức đã học đƣợc làm nội dung dạy học, mà kiến thức dạy học cần phải tinh giản trên cơ sở cấu trúc những kiến thức liên quan cần thiết cho ngƣời học, phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học của nhà trƣờng. Để thực hiện tốt kĩ năng này, sinh viên phải thực hiện đƣợc các yêu cầu sau: - Xác định được nội dung chính, phụ trong bài dạy. 14 - Xác định lôgíc cấu trúc của các nội dung trong bài học. - Xác định mối quan hệ của bài học với nội dung kiến thức khác trong chương trình. Sau khi xác lập được nguồn thông tin và cấu trúc của bài dạy thì SV cũng phải biết xác định nguồn tư liệu thông tin phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. SV không chỉ dựa vào những kiến thức trong thời điểm mình học, trong giáo trình mà đòi hỏi họ phải truy cập thông tin từ những tư liệu khác nhau để bổ sung cho bài giảng. Các thông tin thu thập được cần phải sàng lọc, cầu trúc lại cho người học sử dụng thuận tiện, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng. Điều này đòi hỏi SV phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Xác định được những sách báo, tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy. - Xác định được các đồ dùng trực quan phục vụ cho bài dạy. - Kinh nghiệm cá nhân, các ví dụ cụ thể được sử dụng trong bài dạy. Đặc biệt, khi cấu tạo lại các thông tin phải sắp xếp sao cho các thông tin đó phù hợp với mục tiêu dạy học, với đặc điểm của người học và với điều kiện dạy học của nhà trường. Dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh, do đó, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo. Giáo viên cần dự kiến cấu trúc phương pháp dạy học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung. Trong mỗi nội dung, cần xác định sử dụng phương pháp nào là chủ yếu, tiến trình bài học nên bắt đầu từ đâu,… Để thực hiện tốt kĩ năng này, sinh viên cần thực hiện được các công việc sau: - Xác định phương pháp, phương tiện dạy học chủ yếu. - Trình tự các hoạt động của giáo viên, của học sinh. - Xác định hình thức tổ chức dạy học (cá nhân, hợp tác theo nhóm nhỏ,…). Như vậy, sự thành công của hoạt động dạy - học phụ thuộc nhiều vào kĩ năng soạn giáo án, muốn dạy tốt trước hết phải soạn bài tốt. 15 1.1.4. Quan niệm về một giáo án chuẩn Bài học là đơn vị cơ sở của việc dạy học nên việc soạn bài rất quan trọng. Bản thiết kế càng đúng đắn, càng chi tiết thì càng đảm bảo sự thành công của giờ dạy. Trong thực tế, người giáo viên càng đầu tư thời gian và công sức cho phần soạn bài bao nhiêu, giờ lên lớp sẽ thành công và nhẹ nhàng bấy nhiêu.Chính vì vậy, mỗi giáo viên đều phải có ý thức và kĩ năng soạn bài. [2, tr.160]. Nói đến giáo án chuẩn, mỗi người có một quan niệm khác nhau, bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Mục tiêu, nội dung bài học, phương pháp, phương tiện dạy học, trình độ học tập của học sinh, năng lực của giáo viên, điều kiện giảng dạy,…nhưng tựu chung lại, trong một giáo án, chúng ta phải xác định được mục đích, các hoạt động dạy học (các bước lên lớp) và phương pháp thực hiện từng hoạt động. Theo chúng tôi, một giáo án chuẩn trước hết phải đầy đủ về nội dung kiến thức và yêu cầu về kĩ năng; chi tiết, cụ thể diễn biến hoạt động của thầy và trò; chính xác theo chuẩn kiến thức và mang tính khoa học. Tất cả điều này sẽ được cụ thể hóa qua cấu trúc của một giáo án. Một giáo án chuẩn cần được cấu trúc thành ba phần như sau: Phần đầu 1) Tên bài dạy; Tiết dạy; Môn; Lớp dạy: GV ghi rõ tên bài dạy, tiết dạy, lớp dạy khi tiến hành soạn bài. Ví dụ: Tên bài dạy: Cây dừa; Tiết: 87; Môn: Tiếng Việt 2; Lớp dạy: 2A. 2) Ngày soạn: GV cần ghi rõ ngày soạn, thông thường GV cần phải soạn bài và được duyệt trước đó từ 3 - 6 ngày. 3) Ngày dạy: GV cũng cần phải ghi đúng ngày dạy mà mình sẽ dạy để tổ trưởng bộ môn hoặc ban lãnh đạo xem xét xem giữa ngày soạn và ngày dạy đã hợp lí chưa. 16 4) GV soạn: Ghi rõ tên người soạn. Phần thân: Cần đủ ba phần cơ bản: 1) Mục tiêu (Mục đích yêu cầu):GV cần xác định rõ ba mục tiêu cơ bản của bài học: Kĩ năng,Kiến thức và Thái độ. - Kĩ năng: Khi soạn bài, người soạn cần xác định được, cần phải dạy cho HS những kĩ năng gì? Sau bài học, HS sẽ học và thực hiện được kĩ năng gì? Kĩ năng gì đã thực hiện được và kĩ năng gì chưa thực hiện được? - Kiến thức: GV cũng cần làm rõ: Qua bài học này sẽ giúp HS hiểu thêm kiến thức gì? Đâu là kiến thức trọng tâm cần dạy?,…từ đó GV đưa ra phương pháp hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động học tập, cho HS tự khám phá và làm ra kiến thức. - Thái độ: Qua bài học, HS sẽ có thái độ ứng xử như thế nào với các sự vật, hiện tượng và thế giới xung quanh các em. 2) Chuẩn bị: Tùy từng bài học cụ thể màGV xác định đồ dùng và lựa chọn các phương tiện dạy học phù hợp. 3) Các hoạt động dạy - học chủ yếu Đây là hoạt động chủ chốt và vô cùng quan trọng của một giờ học, do đó, GV cần thực hiện tốt các công việc sau: - GV ghi rõ tiến trình các hoạt động dạy - học của thầy và trò, phân chia thời gian cho từng hoạt động. - Xây dựng kịch bản dạy - học cho từng hoạt động cụ thể, sau mỗi hoạt động, GV cho HS tự chốt kiến thức và GV đưa ra kết luận cuối cùng. - GV tự trả lời các câu hỏi trong SGK, chọn lọc, bổ sung thêm một số câu hỏi phụ để giúp HS nhanh hiểu bài, giờ học thêm sinh động. - Dự kiến một số tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí. 17 Phần kết 1) Củng cố: Để giúp HS khắc sâu kiến thức, GV tiến hành các hoạt động củng cố bằng nhiều hình thức khác nhau: trò chơi học tập: thi nhắc lại nội dung bài học, hát, đố vui, tiếp sức,…có liên quan đến nội dung bài vừa học. 2) Dặn dò: - GV nhận xét giờ học: biểu dương, khen ngợi những HS có cố gắng trong giờ học; nhắc nhở mang tính giáo dục những HS chưa chú ý trong giờ học. - Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau: GV không nên dặn dò chung chung mà nên giao công việc cụ thể, đồng thời tạo hứng thú cho HS tự khám phá bài học sau. Như vậy, một bài soạn tốt là bài soạn phản ánh được sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa thầy - trò và đạt được mục đích yêu cầu khi giờ học kết thúc. 1.2.Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học 1.2.1. Vị trí của môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin). Nhóm tác giả Lê Phương Nga (chủ biên) - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo nhận định:“Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân. Nắm ngôn ngữ, lời nói là điều kiện thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Không có một khoa học nào mà người học sẽ nghiên cứu trong tương lai, không có một phạm vi hoạt động xã hội nào mà không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ… Chính vì vậy, tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm ở trường tiều học.” 18 “Đặc trung cơ bản của tiếng mẹ đẻ với tư cách là một môn học ở trường phổ thông là ở chỗ, nó vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết của lao động học tập của học sinh… Thiếu ngôn ngữ, con người không thể tham gia vào cuộc sống xã hội hiện đại,vào sản xuất hiện đại, vào sự phát triển văn hóa, nghệ thuật”. [3, tr. 42]. Ở tiểu học, hầu hết các nước trên thế giới đều coi trọng việc dạy học tiếng mẹ đẻ và dành cho nó vị trí ưu tiên xứng đáng. Ở Việt Nam, chương trình Cải cách giáo dục (ban hành từ năm 1981) đã dành cho môn học Tiếng Việt 49 tiết/140 tiết trong 5 lớp (39%), chương trình năm 2000: 43 tiết/107 tiết (40%) trong một tuần học. Như vậy, ta thấy rằng, Tiếng Việt thể hiện rõ tư cách là một môn học chính rất quan trọng ở trong trường tiểu học ở nước ta. 1.2.2. Mục tiêu môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học Nói đến mục tiêu đặc thù của môn học Tiếng Việt, trước đây người ta thường nói đến vấn đề thứ nhất là học để nắm kiến thức tiếng Việt (bao gồm cấu tạo tiếng Việt, hệ thống tiếng Việt gồm các kiểu đơn vị và quan hệ giữa chúng), thứ hai là học để giao tiếp - giao tiếp bằng bản ngữ. Chương trình Cải cách Giáo dục đã xác định mục tiêu môn học Tiếng Việt như sau: - Môn Tiếng Việt bước đầu dạy cho học sinh nhận biết được những tri thức sơ giản, cần thiết bao gồm ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, chính tả. Trên cơ sở đó rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng Việt có hiệu quả trong suy nghĩ và trong giao tiếp. - Dạy học tiếng Việt nhằm phát triển các năng lực trí tuệ và phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Thông qua môn Tiếng Việt dạy cho học 19 sinh những thao tác tư duy cơ bản, dạy cách học tập và rèn luyện những thói quen cần có ở tiểu học. - Môn Tiếng Việt cần gợi mở cho học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ tiếng Việt và hiểu được phần nào cuộc sống xung quanh. Môn Tiếng Việt bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính, lành mạnh như: tình cảm gia đình, tình thầy trò,tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, con người, đồng thời hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tôt đẹp. Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới đưa mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt - hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên. Chương trình tiểu học mới (ban hành theo Quyết định ngày 9/11/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định mục tiêu như sau: “Môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm: 1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. 2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. 3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” [3, tr.43 - 44]. 1.2.3. Các cơ sở xây dựng chương trình môn Tiếng Việt tiểu học mới Mỗi người giáo viên cần có những hiểu biết về cơ sở xây dựng chương trình cũng như chương trình cụ thể, phải xem chương trình là cương lĩnh dạy học của mình và luôn có ý thức thực hiện tốt chương trình. 20 Nói đến các cơ sở xây dựng chương trình môn Tiếng Việt tiểu học, nhóm tác giả Lê Phương Nga (chủ biên) - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo đã đưa ra những căn cứ sau: (1) Căn cứ vào mục tiêu đào tạo nói chung, mục tiêu môn học nói riêng Theo nhóm tác giả trên thì đây là căn cứ quan trọng nhất, bởi vì: Thứ nhất, Chương trình Tiếng Việt phải góp phần thực hiện những mục tiêu chung của giáo dục tiểu học: “giáo dục tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Thứ hai, Chương trình Tiếng Việt phải thực hiện mục tiêu của môn học Tiếng Việt. Nó phải trang bị cho mỗi học sinh những kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ, các thao tác tư duy mà xã hội đòi hỏi ở trẻ 6 - 11 tuổi. “Những quan niệm về mục tiêu môn học khác nhau là cơ sở để đề xuất những chương trình rất khác nhau. Nếu mục tiêu cơ bản của dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường là hình thành và hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo hoạt động lời nói ở các dạng và các hình thức của nó thì cần phải có một cách tiếp cận khác về nguyên tắc so với cách làm truyền thống trong việc xây dựng chương trình môn học.” Nhóm tác giả nhận định. (2) Căn cứ vào thành tựu khoa học có liên quan như Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Văn học, Tâm lí học lứa tuổi, Giáo dục học. (3) Căn cứ vào điều kiện dạy học ở tiểu học hiện nay trên phạm vi cả nước. Khi xây dựng chương trình cần đặc biệt lưu ý đến điều kiện dạy học. Điều kiện dạy học ở đây chính là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,… Những điều kiện này ở các vùng khác nhau chưa thực sự đồng đều, có nhiều nơi trường lớp, bàn ghế chưa đủ, các thiết bị dạy học tiếng Việt còn thiếu sót rất nhiều, giáo viên thiếu và có trình độ thấp,… 21 Do đó khi xây dựng chương trình Tiếng Việt, các nhà Giáo dục cần dựa vào các căn cứ trên đây để xây dựng chương trình Tiếng Việt sao cho hợp lí tránh tình trạng lãng phí sức người và của mà không đưa vào thực tiễn giảng dạy được. 1.2.4. Những nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt Theo nhóm tác giả Lê Phương Nga (chủ biên) - Lê A - Đặng Kim Nga Đỗ Xuân Thảo thì khi xây dựng Chương trình Tiếng Việt cần tuân thủ ba nguyên tắc sau đây: 1. Nguyên tắc khoa học 2. Nguyên tắc sư phạm 3. Nguyên tắc thực tiễn 1.2.5. Nguyên tắc soạn thảo sách giáo khoa Tiếng Việt Sách giáo khoa là nơi cụ thể hóa những đơn vị kiến thức đã quy định trong chương trình. Nội dung và cấu tạo của sách giáo khoa được xác định bởi nhiệm vụ môn học và đặc điểm của đối tượng học sinh. Sách giáo khoa Tiếng Việt được soạn theo nguyên tắc sau: (1) Nguyên tắc giao tiếp Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc…nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác… giữa các thành viên trong xã hội. Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin) và kí mã (phát thông tin); trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng hai hình thức là khẩu ngữ (nghe, nói) và bút ngữ (đọc viết). Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, môn Tiếng Việt tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định 22 hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kỹ năng nói trên được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. [3, tr. 48]. (2) Nguyên tắc tích hợp Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt được thể hiện ở hai yêu cầu: tích hợp ngang (đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm). Theo yêu cầu tích hợp ngang, SGK tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này thường được thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm học tập, các kiến thức được tích hợp với kỹ năng, bao gồm kỹ năng đọc, viết, nghe, nói được tích hợp với nhau. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Đồng thời ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới cũng tích hợp những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm: kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới nhưng cao hơn, sâu hơn. Theo yêu cầu tích hợp dọc này, chương trình, sách giáo khoa toàn cấp học được bố trí thành hai vòng: - Vòng 1 (các lớp 1,2,3) tập trung hình thành ở học sinh các kỹ năng đọc, viết và phát triển các kỹ năng nghe, nói với những yêu cầu cơ bản: đọc thông và hiểu đúng nội dung của một văn bản ngắn; viết rõ ràng và đúng chính tả; thông qua các bài tập thực hành, bước đầu có một số kiến thức sơ giản về từ, câu, đoạn văn và văn bản. 23 - Vòng 2 (các lớp 4,5) cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giản về tiếng Việt để phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói ở mức độ cao hơn với những yêu cầu cơ bản như: hiểu đúng nội dung và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ ngắn; biết cách viết một số kiểu văn bản; biết nghe - nói về một số đề tài quen thuộc. [3, tr. 48-49]. (3) Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh Theo quan điểm dạy học “hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò tích cực của chủ thể người học thì mục tiêu dạy học phải hướng vào học sinh, do học sinh thực hiện” mà “một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK là đổi mới phương pháp dạy và học: chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó người thầy đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển.” [3, tr.49]. 1.2.6. Các tiêu chuẩn của sách giáo khoa Tiếng Việt Sách giáo khoa Tiếng Việt cần đảm bảo được các tiêu chuấn sau đây: 1. Trình bày các kiến thức lí thuyết cơ bản về tiếng Việt, những quy tắc và các định nghĩa đảm bảo tính khoa học, hệ thống, dễ hiểu đối với học sinh. 2. Góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, phát triển ở các em tư duy lôgic và lòng yêu mến sự giàu đẹp của tiếng Việt. 3. Đưa vào một số lượng vừa đủ các bài tập sao cho chúng vừa phong phú, đa dạng vừa có hiệu quả thiết thực và được sắp xếp một cách hợp lí. 4. Hay về nội dung, hấp dẫn về hình thức (chữ in, giấy, khuôn bìa, tranh ảnh, màu sắc phải được quan tâm). [3, tr.49 - 50]. 24 Tiểu kết chương 1 Từ cơ sở lí luận của việc tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sư phạm Tiểu học giúp chúng ta nắm rõ hệ thống khái niệm về kĩ năng, giáo án và có những quan niệm đúng đắn về một giáo án chuẩn. Biết được vị trí, vai trò của môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học để từ đó mỗi sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học, tương lai là những giáo viên Tiểu học có quan niệm, cái nhìn đúng đắn về việc soạn giáo án, thấy được tầm quan trọng của kế hoạch giảng dạy mà có ý thức soạn bài một cách chi tiết, đầy đủ và khoa học trước khi bắt đầu một giờ dạy học môn Tiếng Việt. 25 Chương 2 THỰC TRẠNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC 2.1. Thực trạng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học Trên thực tế, việc soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học các trường đại học, cao đẳng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 200 giáo án môn Tiếng Việt của hơn 200 SV sư phạm Giáo dục Tiểu học tại hai trường Đại học: ĐHSP Hà Nội 2 và ĐHSP Hà Nội, trong đó, có 50 giáo án của sinh viên năm cuối (K37, Khóa 2011 - 2015), 50 giáo án của sinh viên năm thứ ba (K38, Khóa 2012 - 2016), ngành GDTH, khoa GDTH, trường ĐHSP Hà nội 2; tiếp theo là 50 giáo án của sinh viên năm thứ tư (K61, Khóa 2011 - 2015) và 50 giáo án của sinh viên năm thứ ba (K62, Khóa 2012 - 2016), ngành GDTH, khoa GDTH, trường ĐHSP Hà Nội. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các giáo án, chúng tôi thu được kết quả đáng chú ý sau: a) Ưu điểm  Về hình thức: Trước hết, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các bạn sinh viên đã biết cách soạn hoàn chỉnh một giáo án theo cấu trúc của từng phân môn. Đa số các bạn đều xây dựng bài soạn của mình theo cấu trúc ba phần: + Mục đích yêu cầu (mục tiêu). + Chuẩn bị (mục này ghi các đồ dùng và phương tiện dạy học cần chuẩn bị của giờ học). + Lên lớp. 26 Ở mục lên lớp, phần lớn các bạn chia làm hai cột dọc: Hoạt động của thầy ở cột trái và hoạt động của trò ở cột phải. Chúng tôi thống kê được 97/200 giáo án thiết kế theo mẫu này: Hoạt động của GV Hoạt động của HS … … Có 11/200 giáo án chia thành 3 cột dọc: cột thứ nhất từ trái sang là cột hoạt động của GV, tiếp theo là cột hoạt động của HS và cuối cùng là cột nội dung cần đạt, được thể hiện như sau: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt … … … Có 68/200 giáo án đƣợc thiết kế theo mẫu sau: Hoạt động của thầy Thời gian Hoạt động của trò (phút) … … … Có 13/200 giáo án cũng chia làm 3 cột, nhưng khác một chút: cột thứ nhất là cột nội dung có kèm theo thời gian, cột thứ hai là cột hoạt động của GV và cột cuối cùng là cột hoạt động của HS. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS …. … (Thời gian) …. Ví dụ: Soạn bài Tập đọc Cây dừa (TV2 - Tập hai), có bạn thiết kế khung lên lớp như sau: 27 Nội dung Hoạt động của GV (thời gian) Hoạt động của HS Luyện đọc (15 phút) a) Đọc mẫu GV đọc mẫu … HS lắng nghe … … Có giáo án được thiết kế tỉ mỉ hơn và được chia thành 4 cột, chúng tôi thống kê được 11/200 giáo án thiết kế theo khung này: Nộidung Hoạt động Hoạt động Dự kiến (thời gian) của GV của HS câu trả lời … … … … Mỗi người có một cách thiết kế khung giáo án khác nhau, nhưng hoạt động của thầy và trò là hai hoạt động chủ chốt, không thể thiếu được.  Về nội dung: Nhìn một cách tổng quát nhất, các giáo án đều bám sát chương trình, nội dung bài học và quy trình trình của một bài dạy. Tiến trình các hoạt động dạy và học phát triển theo hướng lôgic, sự chuyển hóa kiến thức khá linh hoạt thể hiện được sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò. Ngôn ngữ xúc tích, dễ hiểu và dễ tiếp thu đối với học sinh. Có sự kết hợp linh hoạt giữa lí thuyết với các phương tiện dạy học, đồ dùng trực quan. Nhìn chung, bài soạn của các bạn sinh viên đã có sự đầu tư biết cách soạn giáo án môn Tiếng Việt, đặc biệt là những sinh viên năm cuối qua các đợt thực tập đã dần tích lũy cho mình những kinh nghiệm và hình thành kĩ năng soạn bài cho mình. 28 b) Hạn chế Bên cạnh những giáo án được đầu tư và khá trau chuốt thì vẫn còn tồn tại không ít những giáo án được soạn một cách sơ sài và thiếu trách nhiệm. Qua phân tích và xử lí 200 giáo án môn Tiếng Việt của 200 SV sư phạm Giáo dục Tiểu học tại hai trường: ĐHSP Hà Nội 2 và ĐHSP Hà Nội, chúng tôi đã liệt kê và phân thành ba loại giáo án: + Loại sáng tạo + Loại bình thường + Loại sơ sài  Loại sáng tạo: Đó là những giáo án mà theo chúng tôi, chúng được đầu tư cả về thời gian lẫn trí óc. Sáng tạo từ hình thức đến nội dung: cấu trúc giáo án chặt chẽ, kiến thức đầy đủ, chính xác và khoa học, phù hợp với mục tiêu, nội dung và phát triển theo trình tự lôgic. Trong số 200 giáo án thì chỉ có 20/200 (chiếm 9%) giáo án mang tính sáng tạo và theo chúng tôi được biết thì những giáo án sáng tạo là những giáo án của các bạn SV tham gia Hội thi giảng cấp khoa hoặc cấp trường.  Loại bình thường: Đó là những giáo án được soạn khá đầy đủ nhưng lại là những giáo án được sao chép từ các TLTK. Trong số 200 giáo án của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học tại hai trường đại học nói trên thì chúng tôi liệt kê được số giáo án chép giống nguyên si tài liệu tham khảo với con số như sau: - Giáo án của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học trường ĐHSP Hà Nội: + Giống SGV: 9/50 (chiếm 18%) giáo án của SV K61, 11/50 (chiếm 22%) giáo án của SV K62. + Giống STK bài giảng: 26/50 (chiếm 52%) giáo án của SV K61, 31/50 (chiếm 62%) giáo án của SV K62. 29 + Giống giáo án trên mạng: 6/50 (chiếm 12%) giáo án của SV K61, 4/50 (chiếm 8%) giáo án của SV K62. Còn lại 9/50 (chiếm 18%) giáo án của SV K61, 1/50 (chiếm 2%) giáo án của SV K62 là những giáo án được soạn cẩn thận, chi tiết, thể hiện tính sáng tạo. - Giáo án của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học trường ĐHSP Hà Nội 2: + Giống SGV: 8/50 (chiếm 16%) giáo án của SV K37, 13/50 (chiếm 26%) giáo án của SV K38. + Giống STK bài giảng: 28/50 (chiếm 56%) giáo án của SV K37, 32/50 (chiếm 64%) giáo án của SV K38. + Giống giáo án trên mạng: 3/50 (chiếm 6%) giáo án của SV K37, 3/50 (chiếm 6%) giáo án của SV K38. Còn lại, 10/50 (chiếm 20%) giáo án của SV K37 là những giáo án được chúng tôi đánh giá là những giáo án có sự sáng tạo.  Loại sơ sài: Những giáo án này chưa được soạn một cách chỉn chu, cẩn thận và chưa đầu tư về công sức. Chúng tôi đánh giá đây là những giáo án kém về ý thức lẫn kĩ năng soạn, vì phần mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức cũng như các hoạt động dạy - học của thầy và trò đều ghi một cách rất chung chung không đi vào cụ thể, chi tiết. Chẳng hạn, phần Hoạt động của thầy, SV chỉ ghi: GV đặt câu hỏi, và phần Hoạt động của trò thì ghi ngắn gọn: HS trả lời mà không nói rõ GV hỏi gì, HS trả lời như thế nào. Chúng tôi thống kê được 1/50 giáo án của SV K37, 2/50 giáo án của SV K38 , ngành GDTH, trường ĐHSP Hà Nội 2 và 2/50 giáo án của SV K62, ngành GDTH, khoa GDTH, trường ĐHSP Hà Nội. Cùng với việc sử dụng phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp thông tin, số liệu từ các giáo án trên, chúng tôi đã làm một bài Test nhỏ bằng 30 Bảng thang đo về mức độ cần thiết của mỗi TLTK khi soạn giáo án của SV. Bài Test được thiết kế như sau: 1. Mức độ cần thiết của SGV khi bạn soạn giáo án môn Tiếng Việt: 1.Rất cần thiết; 2.Cần thiết; 3.Bình thường; 4.Không cần thiết. Hãy tích vào một trong số bốn ô vuông về mức độ cần thiết của SGV đối với bạn. 1 2 3 4 2. Mức độ cần thiết của STK bài giảng khi bạn soạn giáo án môn Tiếng Việt: 1.Rất cần thiết; 2.Cần thiết; 3.Bình thường; 4 Không cần thiết. Hãy tích vào một trong số bốn ô vuông về mức độ cần thiết của STK bài giảng đối với bạn. 1 2 3 4 3. Mức độ cần thiết của SGK khi bạn soạn giáo án môn Tiếng Việt: 1.Rất cần thiết; 2.Cần thiết; 3.Bình thường; 4.Không cần thiết. Hãy tích vào một trong số bốn ô vuông về mức độ cần thiết của SGK đối với bạn. 1 2 3 4 Bài Test trên được thực hiện với 30 SV K38, ngành GDTH, khoa GDTH, trường ĐHSP Hà Nội 2, và cuối cùng chúng tôi thu được kết quả như sau: - Về mức độ cần thiết của SGV: + Rất cần thiết: 11/30 SV + Cần thiết: 16/30 SV + Bình thường: 1/30 SV 31 + Không cần thiết: 2/30 SV - Về mức độ cần thiết của STK bài giảng: + Rất cần thiết: 24/30 SV + Cần thiết: 3/30 SV + Bình thường: 1/30 SV + Không cần thiết: 0 - Về mức độ cần thiết của SGK: + Rất cần thiết: 13/30 SV + Cần thiết: 7/30 SV + Bình thường: 3/30 SV + Không cần thiết: 7/30 SV Như vậy, qua những số liệu thu thu tập được từ 200 giáo án môn Tiếng Việt, chúng ta thấy rõ một điều rằng,hầu hết các giáo án của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học đều được soạn dựa trên Sách giáo viên và Sách thiết kế bài giảng, nhưng trong đó chủ yếu là dựa vào sách thiết kế bài giảng (chiếm trung bình là 58.5% giáo án) của cả hai trường đại học sư phạm nói trên. Và hầu hết, họ chỉ sử dụng sách thiết kế bài giảng, còn SGV và SGK chỉ là thứ yếu, có thể có hoặc không. Còn nữa, những giáo án soạn khá hơn thường rơi vào giáo án của những sinh viên năm cuối và những giáo án sáng tạo thường là giáo án của một số sinh viên dự thi Nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, cấp trường, còn những giáo án hạn chế về kĩ năng soạn đều là những giáo án sơ sài, cẩu thả, mang tính chống đối, “có hơn không”. Chỉ qua những con số thống kể như vậy, chúng ta có thể kết luận một điều rằng, phần lớn giáo án của các bạn sinh viên đều soạn theo sách thiết kế hoặc sách giáo viên. Dù làm vậy là không sai, nhưng điều này thể hiện các bạn đó chưa thực sự quan tâm đến bài giảng của mình và chỉ mang tính chất chống đối, phòng khi có giáo viên kiểm tra đến giáo án của các bạn.Là một 32 một người giáo viên tương lai, cái quan trọng và cốt yếu là phẩm chất và kĩ năng chuyên môn. Với nghề dạy người, phẩm chất và năng lực là vô cùng quan trọng, chúng luôn song song cùng tồn tại. Bác Hồ đã từng nói: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Còn có tài mà không có đức chỉ là kẻ vô dụng.” Do đó, mỗi sinh viên cần tu dưỡng cái tâm và cái tài ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Dựa vào sách thiết kế và các tài liệu tham khảo khác để soạn bài là một việc làm đáng khích lệ, nhưng đôi khi các bạn lại lạm dụng STK quá mức đến nỗi đưa nguyên những gì trong đó vào bài của mình. Chưa có một nhận định khoa học nào chứng minh rằng những quyển sách thiết kế bài giảng mà các bạn sử dụng là hoàn toàn đúng. Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy biến động, cuộc sống không ngừng phát triển, tri thức nhân loại vô cùng phong phú, do đó, nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi những quyến sách thiết kế, sách tham khảo thì chỉ càng làm cho tư duy của chúng ta bị nó chi phối, sáo mòn và mất đi chính kiến cá nhân. Việc xuất bản các cuốn giáo án không phải là vấn nạn của ngành giáo dục mà vấn đề những sinh viên hoặc giáo viên đó tìm đọc và sử dụng như thế nào. Trên thực tế, nhiều khi trong một giờ lên lớp, khi giáo viên yêu cầu cả lớp thu giáo án để kiểm tra, bên cạnh những bạn đã chuẩn bị bài thì một số bạn sinh viên mới bắt đầu lấy giấy bút và quyển sách tham khảo ra để soạn bài. Nhanh gọn hơn, có bạn còn xin giáo án của bạn bên cạnh rồi viết họ tên mình vào, thế là cũng có giáo án để nộp mà không cần phải tốn thời gian để ngồi soạn. Qua thực tế dự giờ một số tiết tập giảng của các bạn sinh viên khi dạy bằng giáo án PowerPoint, chúng tôi thấy dường như các bạn chỉ tải giáo án trên mạng về rồi sử dụng luôn mà không cần chỉnh sửa gì, thậm chí tên trường Tiểu học, tên giáo viên, tên lớp của tác giả bài soạn vẫn còn nguyên trên màn hình. Đây quả thực là một điều bất cập và đáng lo ngại cho nền giáo dục 33 hiện đại này. Không phải chúng ta đi xin, đi mượn là không tốt, nhưng đằng sau việc đó, người sử dụng như thế nào mới là quan trọng. Theo chúng tôi, người sử dụng sản phẩm đó phải bỏ công sức ra để chỉnh sửa lại cho đúng kiến thức cần dạy, phù hợp với đối tượng dạy học của mình và nhất thiết không để nguyên xi mà lên lớp được. Qua giáo án của các bạn sinh viên mà chúng tôi nghiên cứu được, phần lớn các bạn đều soạn theo hai cột dọc: hoạt động của thầy ở cột trái và hoạt dộng của trò ở cột phải. Một số bạn tách thành như vậy chỉ mang tính hình thức: đa phần, bài soạn, nội dung, chữ đều nằm ở cột trái (phần hoạt động của giáo viên), còn cột phải để trống hoặc ghi rất chung chung như: HS trả lời, HS giải bài tập, HS đọc,… Những bài soạn như thế đều coi là chưa tốt vì chỉ tập trung vào hoạt động của thầy, chưa để ý và dự tính được hoạt động của trò. Những mục tiêu và nội dung dạy học vẫn chỉ nằm ở phía giáo viên, chưa chuyển sang được cho học sinh. Một điều nữa cũng khá bất cập, vẫn còn không ít sinh viên lúng túng trong việc nắm quy trình của một bài soạn môn Tiếng Việt, chưa biết cách sắp xếp bước nào trước, bước nào sau và đôi khi còn thiếu các bước cơ bản. Thực sự thì chúng tôi không đánh giá thấp kỹ năng soạn giáo án cũng như việc sử dụng nó vào các bài giảng trên lớp của các bạn sinh viên. Bởi giáo án cũng chỉ là cái “xác” nội dung của bài giảng, còn phần hồn chính là khả năng lên lớp của bản thân mỗi bạn. Nếu sinh viên nào chỉ chăm lo soạn giáo án hoặc sao chép giáo án rồi bê nguyên những cái đã viết lên bục giảng thì bài giảng đó chỉ là cái xác không hồn mà thôi. Dạy học cũng như làm nghệ thuật, bục giảng chính là sân khấu và học sinh chính là những khán giả và người xem. Vở diễn muốn thành công thì người nghệ sĩ phải biết thổi hồn vào nghệ thuật của mình, và người giáo viên cũng vậy. 34 2.2. Nguyên nhân thực trạng Những yếu kém trong soạn giáo án mà sinh viên thường gặp là do các bạn chưa hình thành được cho mình các kỹ năng soạn giáo án. Dưới đây chúng tôi xin được đưa ra một số nguyên nhân tiêu biểu: (1) Sinh viên chưa nắm được cấu trúc một bài soạn cũng như quy trình soạn một bài học nào đó của các phân môn. Môn Tiếng Việt ở tiểu học gồm có bảy phân môn: Học vần, Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết. Mỗi phân môn có một đặc thù riêng vì thế mà tiến trình của một bài dạy cũng khác nhau, do vậy, phải nắm vững được quy trình của từng phân môn để soạn tốt một giáo án. (2) Sinh viên chưa nắm được mục tiêu, nội dung của bài dạy. Một bài dạy mà không nắm được nội dung, yêu cầu thì chắc chắn không xác định được mục tiêu hoặc xác định mục tiêu sai. Xác định mục tiêu sai thì coi như tiết học đó thất bại. Trong một giáo án Tập đọc Cây và hoa bên lăng Bác (TV2 - Tập 2), khi xác định mục tiêu bài dạy, một bạn sinh viên đã bê nguyên văn mục tiêu trong sách thiết kế bài giảng vào bài soạn của mình như sau: “Học sinh đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ…” mà không ghi rõ đó là các từ khó, từ dễ lẫn nào. Cách xác định mục tiêu như vậy chưa đảm bảo để dạy thành công một tiết học. (3) Sinh viên chưa dành nhiều thời gian và đầu tư vào giáo án, thiếu sự đam mê với nghề, thiếu sự nhiệt huyết với công việc. Chúng tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với 15 bạn sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, khoa Giáo dục Tiểu học, trường ĐHSP Hà Nội 2 về thời gian dành cho một bài soạn giáo án, và kết quả như sau: 35 Bảng 2.1. Bảng kết quả phỏng vấn về thời gian soạn một giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên. Thời gian Số lượng Tỉ lệ (phút - tiếng) (người) (%) 40 - 60 phút 5 33,3 % 1 - 2 tiếng 6 40 % 2 - 3 tiếng 1 6,7 % 3 - 4 tiếng 3 13,3 % 4 - 5 tiếng 1 6,7 % Như vậy ta thấy rằng, hầu như các bạn dành thời gian để soạn giáo án rất ít và chưa có sự đầu tư trong khi kinh ngiệm soạn giáo án còn hạn chế. Trên thực tế, để có một giáo án chuẩn, mỗi bạn phải dành ít nhất 3-5 tiếng để đọc bài, nghiên cứu tài liệu, lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp. Và tất nhiên, niềm đam mê và sự nhiệt huyết với công việc là yếu tố không thể thiếu để soạn tốt một giáo án. (4) Do sự rèn nghề của sinh viên vẫn còn nhiều bất cập. Để biến các tri thức thành kỹ năng, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là rất cần thiết, tuy nhiên nó vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Nói đến vấn đề này, Đặng Hoàng Oanh - Giảng viên khoa ngữ văn Trường Đại học Vinh đã đề cập như sau: Thứ nhất, chương trình đào tạo vẫn mang nặng tính hàn lâm. Trong quãng thời gian bốn năm ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên phải tiêu hóa một lượng kiến thức khá lớn. Qua thực tế học tập cho thấy, phần lớn sinh viên luôn phải chạy theo chương trình học để “trả nợ tín chỉ”. Giữa lý thuyết và thực hành còn nhiều khập khiễng, cho nên phần lớn các bạn sinh viên sư phạm bộc lộ nhiều non yếu về kỹ năng nghề nghiệp. Sang năm thứ 3, năm thứ 4, các bạn sinh viên càng phải đối diện với những môn học mang tính chất 36 chuyên môn hóa cao, yêu cầu về tìm tòi và nghiên cứu tư liệu, giáo trình vì thế càng khắt khe hơn. Thứ hai, thời gian dành cho việc rèn nghề của sinh viên chưa thích đáng. Thời gian dành cho tập giảng không nhiều, đã vậy, thời gian thực hành lại được phân bố vào cuối khóa học. Trong một khoảng thời gian ít ỏi, mỗi sinh viên chỉ được tập giảng một tiết để nhận được sự đánh giá của giáo viên, do vậy, việc hình thành những kĩ năng, tác phong, nghiệp vụ sư phạm là điều xa vời đối với sinh viên. Trong tập giảng, sinh viên thường mắc một số lỗi khá phổ biến, chẳng hạn, không kiểm soát được thời gian dạy học; không có sự chủ động trong hoạt động dạy học, giao tiếp với học sinh còn hạn chế khiến bài dạy có nhiều thời gian chết, “cháy” giáo án và chưa biết cách kết hợp giữa nói và viết,... (5) Do ảnh hưởng của lối dạy học truyền thống. Khi bàn về những nhược điểm của lối dạy học truyền thống, Lê Phương Nga đã nhận định: Ở dạy học truyền thống, mục dích dạy học hoàn toàn được áp đặt, không tính đến những yêu cầu và hứng thú của học sinh. Nội dung dạy học thiên về lý thuyết, nặng nề, mang tính chất hàn lâm, các kiến thức được dạy trên lớp ít được ứng dụng vào thực tiễn nên ít đem lại lợi ích cho HS, ít giúp cho HS có khả năng ứng xử trong cuộc sống. Theo lối dạy học truyền thống, dạy học chủ yếu tập trung vào hoạt động của người thầy. Phương pháp dạy học nặng về truyền thụ một chiều. HS thụ động tiếp thu, cách học thiên về ghi nhớ, lặp lại hay tái hiện lại lời thầy. Hoạt động của thầy và trò chỉ giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, lấy bàn giáo viên và bảng đen làm điểm thu hút sự chú ý của HS. Nội dung và phương pháp dạy học là cái có sẵn, chung cho mọi HS, chung cho mọi hoàn cảnh, mọi điều kiệ dạy học 37 Tiếp nữa, việc đánh giá chưa khách quan, giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của HS, do đó mà HS ít có điều kiện tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Căn cứ để đánh giá ở đây là trò ghi nhớ, tái hiện đúng những điều thầy giảng theo SGK. [5, tr.124-125]. Chính do ảnh hưởng nặng nề của lối dạy học truyền thống mà tư duy của giáo viên cũng như siinh viên sư phạm mang tính thụ động, gò bó, khó thích ứng với các hoạt động muôn màu muôn vẻ, kìm hãm sự phát triển năng lực cá nhân của giáo viên và làm giảm hứng thú học tập của học sinh. Tiểu kết chương 2 Qua việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn của để tài cùng với thực tiễn soạn giảng môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học, chúng tôi phát hiện ra rằng việc soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Tiểu học hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém về kĩ năng lẫn ý thức, trách nhiệm. Hầu nhƣ bài soạn của các bạn đều dựa vào sách thiết kế, sách tham khảo hoặc sử dụng những giáo án có sẵn mà chƣa có sự chắt lọc, chỉnh sửa, biến chúng thành cái riêng của mình. Sự sao chép không có chọn lọc này dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả giáo viên và học sinh, bởi chính những giáo viên đó còn rất mơ hồ về kiến thức thì thử hỏi học sinh làm sao có đƣợc những kiến thức cơ sở cho mình, “một ngƣời thầy dốt sẽ giết chết ba mƣơi thế hệ học sinh”, một câu nói hoàn toàn đúng. Trƣớc thực trạng đó, chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân và cho rằng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sinh viên chƣa nắm đƣợc mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ việc nắm chắc quy trình, các bƣớc tổ chức các hoạt động dạy - học từng phân môn, đồng thời thiếu đầu tƣ về thời gian, công sức và thiếu lòng yêu nghề, tinh thần nhiệt huyết với công việc của một ngƣời giáo viên. Trƣớc thực trạng và nguyên nhân trên, chúng ta cần phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất 38 để hình thành kĩ năng soạn giáo án cho sinh viên, tránh những hậu quả nghiêm trọng cho nền giáo dục sau này. Chƣơng 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG 39 SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC 3.1. Nguyên tắc đề xuất Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc thay đổi phương pháp soạn giáo án là một điều cần thiết. Dù chương trình SGK sau năm 2015 có thay đổi như thế nào, phương pháp dạy học mới ra sao thì việc lập kế hoạch cho một giờ lên lớp là không thể thiếu đối với một người giáo viên. Dù là soạn hay không soạn thì người giáo viên vẫn phải hoàn thiện các công tác chuẩn bị cho giờ dạy học: Dạy bài gì? Mục tiêu của bài là gì? Cần chuẩn bị phương tiện gì? Dạy bằng phương pháp nào? Học sinh cần chuẩn bị gì, làm gì, đạt được kỹ năng, kiến thức gì sau giờ học? Tất cả những công việc, kế hoạch được giáo viên vạch ra chúng ta gọi chung là giáo án. Một giáo án theo tinh thần đổi mới là một giáo án đáp ứng được các yêu cầu, nguyên tắc sau: 3.1.1. Thể hiện được tính tích hợp của chương trình Tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. [3, tr.48]. Dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại của tất cả các nước phát triển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu về học vấn phổ thông, khả năng tiếp thu và khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại đang ngày một tăng lên không ngừng. Quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt được thể hiện ở hai yêu cầu: tích hợp ngang (đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm). Môn học Tiếng Việt tiểu học bao gồm bảy phân môn: Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện 40 từ và câu, Tập làm văn, Tập viết) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước. (1) Việc xây dựng chương trình môn Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp được thể hiện ở bốn điểm sau:  Môn học chương trình xây dựng được gọi là môn Tiếng Việt.  Môn học Tiếng Việt đồng thời hình thành cho học sinh 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.  Bảy phân môn và bốn kĩ năng được tích hợp với nhau trong cùng một môn học Tiếng Việt.  Đảm bảo tính thống nhất cao giữa bảy phân môn. (2) Việc soạn giáo án môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp là một vấn đề mới và rất khó. Theo yêu cầu tích hợp ngang, sách giáo khoa tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm học tập, các kiến thức được tích hợp với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Theo yêu cầu tích hợp dọc: kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn. Nếu soạn giáo án theo hướng tích hợp thì trong giờ dạy sẽ giúp cho các em hiểu được vấn đề một cách sâu rộng, khắc ghi được kiến thức lâu hơn, hiểu bài một cách dễ dàng hơn, có thêm nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau, kích thích trí tưởng tượng, ham học hỏi của các em học sinh tiểu học. 3.1.2. Giáo án cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực cao độ của học sinh trong quá trình học môn Tiếng Việt 41 Việc phát huy tính tích cực cao độ hoạt động nhận thức của người học là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của người thầy trong quá trình dạy học. Do đó, nó luôn là trung tâm chú ý của lí luận và thực tiễn dạy học. Tính tích cực nhận thức biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu, thể hiện ở sự nỗ lực hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí như hứng thú, chú ý, ý chí,…nhằm đạt được mục đích đề ra. Để biết được học sinh có tính tích cực học tập hay không, chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây:  Có chú ý học tập hay không?  Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập hay không?  Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không?  Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?  Có hiểu bài học không?  Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không? Về mức độ tích cực của học sinh trong quá trình học tập có thể không giống nhau, chúng ta có thể phát hiện được điều đó vào một số dấu hiệu sau:  Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia đình, bạn bè, xã hội,…)  Thực hiện nhiệm vụ của thầy, cô giáo theo yêu cầu tối thiểu và tối đa như thê nào?  Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục?  Tính tích cực tăng lên hay giảm dần?  Có kiên trì vượt khó hay không? Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và tự giác:  Tính tích cực tự phát thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi ở những mức độ khác nhau của đứa trẻ. 42  Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học. Ngày nay, dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó để phân biệt với nhà trường truyền thống. Phát huy tính tích cực của học sinh và “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” đều nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học, còn giáo viên chỉ là người tư vấn, hướng dẫn cho học sinh tự chiếm lấy tri thức. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, người giáo viên cần thay đổi cách soạn giáo án chuyển trọng tâm sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các hoạt động học tập bằng phiếu học tập, tăng cường giao tiếp thầy trò, mở rộng giao tiếp trò - trò, nâng cao chất lượng các câu hỏi: giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng tạo. 3.1.3. Giáo án phải thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng Đây là một yêu cầu rất cụ thể và thiết thực đối với người giáo viên, do vậy các bạn sinh viên cần đặc biệt lưu ý. Đề cương của nội dung bài giảng giúp chúng ta dễ dàng xác định được các hoạt động dạy học (bước nào trước, bước nào sau), mục đích và phương pháp thực hiện từng hoạt động này. 3.1.4. Giáo án phải thể hiện được việc tổ chức các hoạt động của học sinh trong giờ học Do việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh nên cần quan tâm chú ý đến việc thiết kế các hoạt động của học sinh. Nếu trong giờ dạy ngƣời giáo viên sử dụng phƣơng pháp thuyết trình quá nhiều sẽ không phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, biến học sinh thành ngƣời bị động, tiếp thu kiến thức một cách thụ động dẫn đến kiểu học vẹt vì không đƣợc tƣ duy trong giờ học. Chính vì vậy trong phần Hoạt động của học sinh giáo viên cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em nhƣ đọc, nhận xét, thảo luận, phân tích, làm các 43 bài tập rèn luyện kĩ năng, đƣa các em vào tình huống có vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ để tự tìm ra kết luận, các câu hỏi nêu ra cần phải phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của học sinh, buộc học sinh phải tƣ duy để tìm ra câu trả lời, nếu câu hỏi không vừa sức với các em có thể đƣa ra các câu hỏi gợi mở. 3.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt cho sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học Sự thành công của một giờ dạy học không thể phủ nhận vai trò của một giáo án chuẩn. Để có đƣợc một bài soạn tốt, mỗi sinh viên cần trau dồi cho mình những kĩ năng cơ bản về soạn giáo án. Sau đây sẽ là một số giải pháp cần thiết để giúp mỗi sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học tự rèn cho mình kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt. 3.2.1. Nghiên cứu chương trình, SGK, các tài liệu dạy học và tìm hiểu trình độ, đặc điểm của học sinh 3.2.1.1. Nghiên cứu chương trình, SGK và các tài liệu dạy học có liên quan Việc nghiên cứu chƣơng trình, SGK và các tài liệu dạy học có liên quan là vô cùng quan trọng. Có nắm vững chƣơng trình và SGK thì ta mới xác định đúng mục tiêu dạy học, nội dung và phƣơng pháp dạy từng bài cụ thể. 3.2.1.2.Xác định được đặc điểm và trình độ của học sinh Để tiến hành một bài dạy cụ thể môn Tiếng Việt, chúng ta phải hiểu rõ học sinh của mình, đặc điểm và trình độ của học sinh, tìm hiểu xem các em có những kĩ năng, kiến thức gì? Chẳng hạn, khi soạn một bài tập đọc, các bạn cần tìm hiểu về đặc điểm và trình độ đọc của học sinh. Cụ thể, chúng ta phải biết rõ HS của mình có hứng thú với những bài tập đọc nào, khó phát âm những từ ngữ nào trong bài, khó đọc đúng những câu nào, quen và chƣa quen đọc những loại văn bản nào,... Chính sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta xác định tính vừa sức, tính mức độ của nội dung và kĩ năng soạn bài cũng nhƣ kĩ năng dạy học. Ngoài 44 việc nắm trình độ đọc chung của lớp, bạn cũng cần phải nắm đƣợc năng lực đọc của từng cá nhân, để từ đó phân hóa nội dung dạy học, tạo điều kiện cho việc phát triển năng lực đọc của từng cá thể HS. 3.2.2. Nắm mục tiêu, nội dung dạy học của từng bài học Mục tiêu của bài học là cái đích mà thầy trò cần đạt đƣợc sau giờ học, nó sẽ cụ thể hóa thành các nội dung dạy học. Khi bắt đầu bài soạn, mỗi sinh viên cần xác dịnh đƣợc mục tiêu của giờ học, nghĩa là xác định đƣợc khi giờ học kết thúc, học sinh phải có khả năng gì. Chẳng hạn, kết thúc giờ Tập đọc, HS sẽ có đƣợc kĩ năng đọc nào và các em có thêm kiến thức gì trƣớc giờ học. Nếu giáo viên không xác định đƣợc mục tiêu, tức là họ không biết mình muốn đi đến đâu và vì thế sẽ dẫn học sinh đi lạc đƣờng trong giờ học, bởi sẽ “không có một luồng gió thuận cho những ai không biết rõ mình muốn cập bến nơi nào”. Nhƣ vậy, khả năng sƣ phạm của một giáo viên không phải ở chỗ họ nói hay nhƣ thế nào mà ở chỗ học sinh hiểu và làm đƣợc đến đâu sau giờ học. Mỗi giáo viên cần phải tự hình thành cho mình khả năng tự xác định mục tiêu, nội dung dạy học thì mới có thể chủ động lựa chọn phƣơng pháp dạy học, chủ động tiến hành từng bƣớc lên lớp cho đến khi đạt đến mục đích cuối cùng của giờ học. Ta có ví dụvề xác định mục tiêu, nội dung dạy học bài Tập đọc, cụ thể nhƣ sau: Về xác định mục tiêu: khi xác định mục tiêu giờ học tức là xác định nội dung để viêt ở mục I “Mục tiêu” của giáo án. Mà mục tiêu chính của phân môn Tập đọc chính là các kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Về xác định nội dung: khi chúng ta xác định nội dung dạy đọc cho HS càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì việc tiến hành giờ dạy càng có hiệu quả bấy nhiêu. Để xác định đƣợc mục tiêu, nội dung dạy học chúng ta phải trả lời 45 đƣợc: Sau giờ học, học sinh sẽ đạt đƣợc những gì? Cụ thể, đó là chúng ta sẽ đi trả lời các câu hỏi:  HS cần đọc bài Tập đọc trong thời gian bao lâu? (xác định tốc độ đọc, luyện kĩ năng đọc nhanh).  Những từ ngữ, câu nào học sinh cần luyện đọc thành tiếng?  Toàn bài cần đọc với giọng điệu chung nhƣ thế nào? Tốc độ, cƣờng độ, cao độ, trƣờng độ, giọng đọc từng từ, từng câu ra sao để thể hiện giọng điệu chung này?  Những từ ngữ, câu nào cần dạy nghĩa và dạy nghĩa chúng ra sao? Những tình tiết nào của bài đọc cần tìm hiểu và tìm hiểu chúng nhƣ thế nào?  Nội dung chính của bài tập đọc là gì? Ý nghĩa của bài văn, bài thơ, câu chuyện là gì? Học sinh đƣợc giáo dục điều gì sau khi học xong bài tập đọc? Ví dụ: Xác định mục tiêu, nội dung dạy đọc bài Mẹ (TV2 - Tập một).  Luyện đọc thành tiếng: + Luyện phát âm cho các em HS vùng phƣơng ngữ Bắc Bộ các từ ngữ: lặng rồi, nắng oi, lời ru, đêm nay. Luyện phát âm cho vùng phƣơng ngữ Trung Bộ các từ: cũng, vẫn, võng, những, đã. + Luyện ngắt nhip cho HS câu khó đọc: Những ngôi sao/ thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con. + Luyện đọc diễn cảm: GV hƣớng dẫn HS tạo chỗ ngừng biểu cảm, gây chú ý và đọc dãn nhịp, nhấn vào các từ: lặng, mệt, nắng oi, kẽo cà, thức, chẳng bằng. + Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết và sâu lắng.  Hiểu nội dung bài: + Dạy nghĩa các từ: 46 con ve: là loài bọ cánh trong suốt sống trên cây, ve đực thƣờng kêu ve ve khi hè về. nắng oi: là nắng không có gió, rất khó chịu, ngột ngạt. võng: là đồ dùng để nằm, đƣợc bện bằng sợi dây hay bằng vải, hai đầu móc vào cột nhà hoặc thân cây. giấc tròn:giấc ngủ ngon lành, đầy đặn. + Dạy nghĩa câu: “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”: ý nói mẹ phải thức rất nhiều, nhiều hơn cả những ngôi sao hằng đêm vẫn thức. + Nội dung bài học: bài thơ nói lên nỗi vất vả nhọc nhằn của ngƣời mẹ khi nuôi con và tình yêu thƣơng vô bờ của ngƣời mẹ dành cho con. + Giáo dục HS: công lao biển trời của ngƣời mẹ đã mang nặng đẻ đau con cái, giáo dục lòng yêu thƣơng cha mẹ, kính trọng ông bà và những ngƣời thân trong gia đình. Nhƣ vậy, khi đã nắm chắc mục tiêu, nội dung thì giờ dạy học của các bạn sẽ trở nên thật nhẹ nhàng và làm chủ giờ dạy của mình. 3.2.3. Nắm vững phương pháp dạy học từng phân môn 3.2.3.1. Xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp Trong dạy học tiếng Việt, có ba phƣơng pháp dạy học có phạm vi sử dụng rộng rãi là: phƣơng pháp luyện tập theo mẫu, phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ và phƣơng pháp giao tiếp. Tùy từng phân môn, từng bài học mà giáo viên lựa chọn phƣơng pháp dạy học sao cho phù hợp. Chẳng hạn, để chuẩn bị cho giờ Tập đọc, GV không chỉ xác định phƣơng pháp mà còn cần lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể. Để giải nghĩa từ trong giờ Tập đọc, ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có thể giải nghĩa bằng biện pháp trực quan, giáo viên đƣa ra vật thật hoặc tranh ảnh. Thí dụ nhƣ giải nghĩa từ “con ve”, giáo viên sẽ cho học sinh quan sát 47 hình ảnh hoặc tranh vẽ con ve. Cũng có thể giải nghĩa bằng ngữ cảnh, bằng cách yêu cầu HS đặt câu với từ cần giải nghĩa, hoặc có thể giải nghĩa bằng định nghĩa. 3.2.3.2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học Phần này sẽ đƣợc ghi trong mục “Chuẩn bị” của bài soạn.  Đồ dùng dạy học, phƣơng tiện: GV cần ghi rõ các đồ dùng trực quan cần chuẩn bị, các phƣơng tiện dạy học cần có, ví dụ: bảng phụ, phấn màu, phiếu bài tập, băng hình, băng tiếng,… Các đồ dùng, phƣơng tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong dạy học, tuy nhiên cần đƣợc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mục đích.  Hình thức tổ chức dạy học: Có rất nhiều cách thức tổ chức lớp học trong một giờ học Tiếng Việt. Tùy từng bài học mà GV cần lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp. Chẳng hạn, giờ Tập đọc có thể tổ chức trò chơi sắm vai, thi đọc tiếp sức, thi đọc thuộc lòng,… giờ Luyện từ và câu có thể cho cả lớp thảo luận nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6 tùy yêu cầu của bài tập. Hoặc trong một giờ Tập làm văn tả về cây cối, GV có thể tổ chức cho HS tham quan ngoài trời để dễ quan sát về các đặc điểm của cây, nhƣ vậy giờ học sẽ sinh động và gây đƣợc hứng thú học tập cho HS. 3.2.3.3. Dự kiến thời gian cho từng hoạt động dạy học Một tiết học Tiếng Việt bị đóng khung trong 40 phút, vì vậy cần dự tính thời gian cho từng hoạt động. Nếu không tính toán và phân bổ thời gian kĩ lƣỡng rất có thể các bạn sẽ bị “cháy giáo án”. Ở đây có thể là thừa thời gian quá nhiều hoặc không đủ thời gian để dạy hết bài. Qua thực tế thực tập giảng dạy của mình, tôi cũng đã từng bao lần phải chạy đua với thời gian trong một tiết dạy. Tôi có thể ví dụ qua một tiết Tập đọc “Cây dừa” (TV2 - Tập 2) do chính tôi dạy sau đây. Tôi đã chuẩn bị giáo án phải nói khá kì công và tập giảng nhiểu lần. Nhƣng khi đứng lớp, thời gian 40 phút vẫn không đủ để dạy 48 và phải thêm 5 - 7 phút nữa. Điều dễ thấy đó là bài đọc quá dài mà chỉ gói gọn trong 40 phút trong khi giờ tập đọc có nhiệm vụ luyện đọc thành tiếng và luyện kỹ năng tìm hiểu bài. Khâu hƣớng dẫn luyện đọc mất khá nhiều thời gian, ít cũng phải mất 15-20 phút: từ đọc mẫu, luyện đọc nối tiếp câu ít nhất cũng phải hai lƣợt, rồi sửa lỗi phát âm, luyện đọc đoạn, hƣớng dẫn ngắt nhịp, đọc câu khó, đọc theo nhóm rồi thi đọc trong nhóm, đọc đồng thanh… còn chƣa kể đến phần kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài, học thuộc lòng rồi củng cố kiến thức và trƣờng hợp học sinh không tập trung chú ý, dễ dẫn đến “cháy” giờ dạy. Dù là vậy, nhƣng khi soạn bài lên kế hoạch giảng dạy, chúng ta vẫn phải cân nhắc kĩ lƣỡng về thời gian sao cho hợp lí. Dạy gì và không dạy cái gì, nội dung nào là cần thiết và nội dung nào có thể bỏ qua, cần sắp xếp ƣu tiên cho nội dung luyện tập nào,…sự tính toán này cực kì quan trọng. 3.2.3.4. Xây dựng hệ thống nhiệm vụ, soạn thảo, lựa chọn các câu hỏi, bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng học sinh Sau khi đã xác định đƣợc nội dung dạy học, chúng ta cần phải triển khai thành hệ thống nhiệm vụ, hệ thống công việc của thầy và trò ứng với từng bƣớc lên lớp. Chúng ta phải lựa chọn, soạn thảo các câu hỏi và bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tƣợng học sinh. Các câu hỏi, bài tập có thể đƣợc soạn thảo dƣới dạng phiếu giao việc, phiếu thảo luận, phiếu bài tập hoặc trò chơi học tập. Những kiểu dạng câu hỏi bài tập, tỉ lệ sử dụng chúng cũng khác nhau tùy theo từng bài học, từng khối lớp. Ở giai đoạn đầu ( lớp 1,2,3) các câu hỏi, bài tập thƣờng đƣợc soạn thảo dƣới dạng tái hiện nội dung bài. Chẳng hạn, bài Tập đọc Cây dừa (TV2 Tập 2), có hai câu hỏi cần tìm hiểu đó là: 1. Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì? 2. Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào? Hai câu hỏi trên không quá khó đối với HS lớp 2, vì chúng chỉ yêu cầu HS đọc bài và tìm các chi tiết có liên 49 quan để trả lời câu hỏi. Ngoài hai câu hỏi trong SGK, GV cũng cần phải soạn thêm một số câu hỏi phụ để giúp HS khắc sâu kiến thức, nắm đƣợc nội dung bài học, đồng thời làm cơ sở kiến thức để dạy học cho tiết Luyện từ và câu “Từ ngữ về cây cối” nhƣ: Cây dừa trong bài thơ bao gốm những bộ phận nào? Hoặc sau khi trả lời xong câu hỏi số 1, GV cũng có thể hỏi thêm HS: Tác giả sử dụng những hình ảnh ấy để nói lên điều gì? Nhƣ vậy, tùy từng bài học, khi soạn bài, GV cần linh hoạt trong khâu thiết kế các câu hỏi, bài tập sao cho hợp lí nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Lên các lớp trên (lớp 4,5), các câu hỏi, bài tập cần đƣợc nâng dần lên để kích thích sự động não, tƣ duy của các em. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải bàn tính đến tính vừa sức trong việc lựa chọn câu hỏi, bài tập, nghĩa là tính vừa sức cần đƣợc xem xét ở bình diện phƣơng pháp, thủ pháp dạy học. Một câu hỏi đƣa ra cần đảm bảo từ học sinh trung bình đến học sinh khá, giỏi đều trả lời đƣợc. Với những HS khá, giỏi chúng ta có thể nâng cao độ khó của bài tập lên, còn HS yếu kém thì các câu hỏi cần mang tính chất gợi mở và chia nhỏ câu hỏi để các em dễ thực hiện. Đồng thời, giáo viên cũng nên soạn thảo, bổ sung thêm các câu hỏi, bài tập để bồi dƣỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém. 3.2.3.5. Dự kiến các tình huống dạy học và điều chỉnh các câu hỏi, bài tập Xây dựng giờ học thành hệ thống nhiệm vụ và việc làm tức là ta đã hình dung ra hoạt động của thầy và trò trong giờ lên lớp. Đồng thời ta cần phải dự tính chi tiết các kết quả hoạt động của trò, dự tính các tình huống dạy học sẽ xảy ra và điều chỉnh. Qua khảo sát một số giáo án của sinh viên, chúng tôi thấy hầu nhƣ các bạn chỉ dự tính hoạt động của thầy: thầy làm gì, nêu câu hỏi gì, ra bài tập nhƣ thế nào,…nhƣng lại không dự tính xem lúc đó HS sẽ phải làm gì, trả lời câu hỏi và bài tập đƣợc giao nhƣ thế nào. Cụ thể, qua bài soạn Mẹ(TV2 - Tập một), có câu thơ: “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”, khi 50 yêu cầu HS giải nghĩa câu thơ trên, GV chỉ đƣa ra yêu cầu nhƣ sau “ các con hiểu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời là nhƣ thế nào?”, và trong phần Hoạt động của HS, GV chỉ ghi ngắn gọn : “HS trả lời” mà không dự tính trƣớc câu trả lời của HS. Với câu hỏi trên, HS sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau nhƣ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời nghĩa là: “Mẹ sẽ ngồi quạt mát cho con suốt đời”, “Mẹ đối với con lúc nào cũng mát lành nhƣ ngọn gió” hoặc “Sự chăm sóc, tình yêu thƣơng của mẹ theo con suốt cuộc đời”,…Nếu không dự tính trƣớc câu trả lời, khi đứng trƣớc những câu trả lời đó, ngƣời GV sẽ bị lúng túng không biết đâu là đáp án chính xác và đành “đứng nhƣ trời trồng” trong giờ dạy. Trong quá trình soạn bài, điều rất quan trọng đó là ngƣời GV cần phải làm trƣớc tất cả những gì HS sẽ phải làm trong giờ học và xem đó là một nguyên tắc để tránh đƣợc những sai lầm đáng tiếc. “Nếu GV nào cũng tự trả lời những câu hỏi, giải trƣớc những bài tập mà mình ra trong bài soạn trƣớc khi lên lớp thì sẽ tự điều chỉnh chúng phù hợp hơn. Chúng ta sẽ tránh đƣợc các tình huống bất ngờ, không xử lí kịp, đành “chết đứng” trên giờ dạy.” [5, tr.158]. Tiếp nữa, để cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, khi soạn giáo án, chúng ta cũng phải dự tính đƣợc hết độ khó khăn của HS và soạn thảo cả những câu hỏi gợi mở, những bài tập dự trữ nhằm giảm độ khó của câu hỏi và bài tập chính. Ví dụ: Để giảm độ khó của câu hỏi tìm hiểu bài Ngôi trường mới(TV2 Tập 1), ba câu hỏi của bài có thể đƣợc diễn đạt bằng cách khác sao cho dễ hiểu nhƣ sau: Câu hỏi 1: Ngôi trường mới xây có gì đẹp? Ta diễn đạt bằng câu hỏi khác nhƣ sau: Con hãy tìm trong bài câu văn/từ ngữ nói về màu sắc của ngôi trường mới? Câu hỏi 2: Những âm thanh nào được nói đến trong bài? 51 Ta chuyển thành: Dưới mái trường có những tiếng gì vang lên? Câu hỏi 3:Tình cảm của em HS dưới mái trường mới như thế nào? GV có thể hỏi HS bằng câu hỏi gợi mở nhƣ: Em HS trong bài có yêu ngôi trường mới của mình không? Để làm đƣợc nhƣ vậy, GV cần nắm chắc trình độ, đặc điểm của từng HS để có thể dự tính đƣợc với những câu hỏi, bài tập khó thì những em nào trong lớp có thể thực hiện đƣợc. Nhờ thế, chúng ta mới có thể chủ động điều chỉnh, tăng độ khó của bài tập nhằm hƣớng tới những đối tƣợng HS khá, giỏi, đồng thời giảm độ khó của bài tập đối với những em HS còn yếu, kém. 3.2.4. Nắm được quy trình xây dựng giáo án chuẩn Để giúp các bạn SV sƣ phạm nói chung, SV sƣ phạm GDTH nói riêng có thể soạn tốt một giáo án môn Tiếng Việt, Tố Tâm - Giảng viên Globanl Education đã đƣa ra 8 bƣớc dƣới đây để xây dựng một giáo án chuẩn: 1) Mục tiêu 2) Dẫn dắt 3) Hướng dẫn trực tiếp 4) Luyện tập theo hướng dẫn 5) Kết thúc 6) Tự luyện 7) Tài liệu và thiết bị cần thiết 8) Đánh giá Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng làm rõ từng bước để giúp mỗi giáo viên nắm được cơ bản trong quá trình xây dựng một giáo án tốt. (1) Mục tiêu Trong mỗi một giờ lên lớp, mỗi giáo viên cần đề ra mục tiêu của bài học mà cả lớp cần phải đạt được sau khi kết thúc bài học ngày hôm đó. 52 Thông thường, trong các giáo án môn Tiếng Việt của giáo viên nói chung và giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên nói riêng đều xác định mục tiêu theo trình tự: Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ. Nhưng theo chúng tôi, mục tiêu Kĩ năng cần được đưa lên trước vì Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới đã xác định mục tiêu kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được ưu tiên đưa lên hàng đầu. Do vậy, chúng ta có mục tiêu bài học học được sắp xếp theo thứ tự: Kĩ năng, Kiến thức, Thái độ. Ví dụ: Dạy bài Luyện từ và câu: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trử lời câu hỏi Để làm gì?(TV2 - Tập hai), GV cần xác định mục tiêu bài học: Qua bài học này sẽ giúp học sinh: - Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu hỏi với cụm từ “ Để làm gì?”;hình thành kĩ năng vun trồng và chăm sóc cây cối. - Về kiến thức:Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về cây cối. Biết được các bộ phận của một cây ăn quả gồm: rễ, gốc, thân, cành, lá, ngọn, hoa và quả, đồng thời biết tìm các từ ngữ để miêu tả các bộ phận đó của cây. - Về thái độ: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ, vun trồng và chăm sóc cây cối xung quanh. Dù cho mỗi giáo viên có tiến hành các hoạt động dạy - hoc theo nhiều cách khác nhau thì sau khi kết thúc giờ học vẫn phải đạt mục tiêu của bài giảng. (2) Dẫn dắt 53 Trước khi đi sâu vào nội dung của bài, giáo viên nên có một vài lời dẫn dắt bằng cách liên hệ giữa các kiến thức cũ và mới hoặc tạo ra một lí giải hợp lí cho việc thực hiện mục tiêu bài giảng ngày hôm đó. Chẳng hạn, dưới đây cũng là một cách dẫn dắt vào tìm hiểu bài của một GV khi dạy bài tập đọc Cây dừa(TV2 - Tập hai). “Cây dừa trong bài thơ thật gần gũi và thân thương. Vậy nó đã gắn bó với con người và thiên nhiên như thế nào, chúng ta cùng khám phá qua phần tìm hiểu bài nhé!” Tùy từng bài học mà mỗi GV nên tìm cách dẫn dắt bài dạy sao cho linh hoạt, sinh động và gây được sự hứng thú đối với học sinh. (3) Hướng dẫn trực tiếp Khi thiết kế GV, giáo viên cần tìm cách hướng dẫn HS một cách cụ thể và chi tiết để sao cho GV truyền tải được kiến thức, còn HS thì lĩnh hội và khám phá ra các kiến thức mới. Ví dụ: Bài tập 2:Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây ăn quả. (TV2 - Tập hai, Luyện từ và câu, tuần 29). GV có thể trực tiếp hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập như sau: Bây giờ cô sẽ chia lớp chúng ta thành 8 nhóm, nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau: Nhóm 1: Tìm các từ có thể dùng để tả rễ cây. Nhóm 2: Tìm các từ có thể dùng để tả gốc cây. Nhóm 3: Tìm các từ có thể dùng để tả thân cây. Nhóm 4: Tìm các từ có thể dùng để tả cành cây. Nhóm 5: Tìm các từ có thể dùng để tả lá cây. Nhóm 6: Tìm các từ có thể dùng để tả ngọn cây. Nhóm 7: Tìm các từ có thể dùng để tả hoa. 54 Nhóm 8: Tìm các từ có thể dùng để tả quả. Sau đó GV phát phiếu thảo luận và quy định thời gian thảo luận cho các nhóm. Tùy vào yêu cầu của từng dạng bài tập khác nhau mà chúng ta có cách tổ chức hướng dẫn khác nhau. GV cần phải linh hoạt ở khâu này. (4) Luyện tập theo hướng dẫn Sau dạy học kiến thức mới, bước tiếp theo là GV sẽ hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để đi giải quyết các bài tập theo yêu cầu trong SGK hoặc theo yêu cầu của giáo viên. Và tất nhiên, sự theo dõi sát sao của GV trong quá trình HS làm bài tập là không thể thiếu. (5) Kết thúc Kết thúc bài học cũng là khởi đầu cho những kiến thức tiếp theo. Vậy sẽ rất hữu ích nếu giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi đầy tính gợi mở để khuyến khích sự khám phá, tìm tòi của HS cũng như sự chuẩn bị của các em cho bài học tiếp theo thay cho một câu dặn dò quen thuộc và nhàm chán : “về nhà các con ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo”. Nếu chỉ dặn dò một cách máy móc theo một mô típ chung chung vậy thì không bao giờ kích thích được trí sáng tạo, ham học hỏi của học sinh. Làm sao để HS thích thú và hào hứng với bài học tiếp theo, đó mới là thành công của một giờ học. (6) Tự luyện Thông qua các bài tập của HS, chúng ta có thể đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức và kĩ năng của các em, đồng thời giáo viên cũng xác định được rằng mình đã thực hiện được mục tiêu giảng dạy hay chưa để giáo viên kịp thời đổi mới phương pháp dạy và học sao cho phù hợp với nội dung và đạt được mục tiêu dạy - học. (7) Tài liệu và thiết bị cần thiết 55 Để có được một bài giảng hiệu quả, ngoài SGK, SGV và STK, giáo viên cần chuẩn bị thêm những nguồn tài liệu khác để cho giờ học thêm sinh động. Và nếu có thể, giáo viên nên giới thiệu cho các em học sinh một số tài liệu tham khảo cho từng mục kiến thức khác nhau để các em tìm tòi, khám phá. (8) Đánh giá Bài học chỉ có thể coi là đã hoàn thành khi bạn thành công trong việc đánh giá quá trình học tập của học sinh trong từng buổi, từng tiết học. Phần đánh giá này là một trong những phần quan trọng nhất, là tiền đề để mỗi giáo viên đặt ra những mục tiêu mới trong bài dạy tiếp theo. Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo án sẽ luôn là một cuốn cẩm nang tin cậy mỗi khi chúng ta đứng lớp. Như vậy, giáo án phải có một mục đích rõ ràng, lôi cuốn được sự tham gia tích cực của học sinh, có thể áp dụng với nhiều phương pháp dạy học khác nhau và kết quả cuối cùng là đưa học sinh đến những chan trời kiến thức mới. Một giờ học thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc biên soạn giáo án của bạn. Một giáo án tốt sẽ quyết định đến 90% sự thành công của một giờ dạy học. Vậy chúng ta cần viết gì trong giáo án? Dưới đây là một số thông tin cần thiết mà chúng ta cần đưa vào giáo án trong quá trình biên soạn.  Đầu tiên, GV cần phải nắm được chi tiết về lớp học, trình độ chung cũng như trình độ riêng của từng học sinh.  Mục tiêu bài giảng và những kĩ năng mà học sinh phải có được sau buổi học.  Tài liệu (SGK, các tài liệu bổ sung và tham khảo khác)  Phương pháp và những kĩ năng giảng dạy.  Các bước và các bài tập được lựa chọn để giảng dạy.  Sắp xếp công việc, các hoạt động tương tác trong lớp học (theo nhóm/ cá nhân/ cả lớp). 56  Thời gian dành cho từng bài tập.  Các vấn đề dễ nảy sinh (tình huống sư phạm).  Một số bài tập và hoạt động dự trữ nếu tiết học còn thừa nhiều thời gian.  Bài tập về nhà. Khi đã có được một giáo án chuẩn trong tay, bước tiếp theo vô cùng quan trọng là làm sao để áp dụng giáo án đó vào giờ dạy học đạt được kết quả cao nhất. Để có được một giờ dạy thành công, ngoài giáo án tốt, các bạn cũng cần phải tập luyện sao cho thuần thục, lưu loát và làm chủ giờ học của mình. Cũng giống như ta đánh một ván bài vậy, trong tay có những con bài tốt nhưng không biết cách đánh, đi sai nước và cuối cùng là bị thua thảm hại, như chúng ta vẫn có câu “bài tốt đánh dốt cũng thua” là vậy. Do dó, giáo án hay là một chuyện, còn dạy được tốt như những gì giáo án đã vạch ra hay không mới là chuyện đáng nói. 3.2.5. Soạn bài và tập giảng thường xuyên Kĩ năng của mỗi ngƣời không phải tự nhiên sinh ra là đã có mà đều phải do quá trình dày công tập luyên. Mỗi sinh viên muốn có những kĩ năng soạn giáo án thì trƣớc hết cần nắm rõ đƣợc yêu cầu về các bƣớc xây dựng một giáo án chuẩn nhƣ trên đã nói. Sau quá trình soạn, mỗi sinh viên cần tập giảng nhiều lần và tự mình rút kinh nghiệm cho bản thân: bài soạn có áp dụng vào thực tiễn giảng dạy đƣợc không; cần điều chỉnh về kiến thức, kĩ năng nào cho phù hợp với trình độ học sinh; sử dụng phƣơng tiện dạy học nào; với bài giảng đó thì sau giờ học HS sẽ có đƣợc những kĩ năng, kiến thức gì; thời gian dành cho bài giảng đã hợp lí chƣa,… Chỉ có tập soạn và tập giảng nhiều lần, tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi lần soạn giảng thì các bạn sinh viên sƣ phạm nói chung và sinh viên sƣ phạm GDTH nói riêng mới có thể hình thành kĩ năng soạn giáo án cho chính mình. 3.3. Xây dựng một số giáo án thử nghiệm 57 Để hình thành kĩ năng soạn giáo án cho mình, mỗi sinh viên cần tự bản thân tập soạn và tập giảng nhiều lần với ý chí quyết tâm cao, say mê với nghề. Mỗi một lần soạn, một lần tập giảng là một lần bản thân tự đánh giá xem mình đã làm đƣợc những gì, chƣa làm đƣợc gì; cần phát huy cái gì và những cái gì cần rút kinh nghiệm và điều chỉnh.Ý thức nghề nghiệp đối với một ngƣời giáo viên rất quan trọng, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm với nghề có thể trở thành một ngƣời giáo viên thực thụ. Ý thức, trách nhiệm lẫn kiến thức và kĩ năng của một nhà giáo có lẽ đƣợc thể hiện ngay từ sự thành công của những công trình giáo án. Chƣơng trình môn học Tiếng Việt ở tiều học gồm bảy phân môn: Học vần, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn và Tập viết đƣợc tích hợp với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con ngƣời và xã hội; kiến thức và kĩ năng của lớp trên lại bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dƣới nhƣng cao hơn và sâu hơn. Do khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi giới hạn phạm vi xây dựng giáo án ở hai phân môn đó là: Tập đọc, Luyện từ và câu. 3.3.1. Xây dựng giáo án dạy học Tập đọc 3.3.1.1. Các bước lên lớp của giờ Tập đọc ở lớp 1 Đặc điểm của dạy học Tập đọc ở lớp 1 chính là ở chỗ đây là bƣớc chuyển tiếp từ dạy Học vần sang Tập đọc (ở lớp 2). Giờ Tập đọc ở lớp 1 vận dụng cả phƣơng pháp học vần, cả phƣơng pháp tập đọc. Yêu cầu của giờ Tập đọc lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã học, đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong câu, đoạn bài, bƣớc đầu biết ngắt hơi ở các dấu câu, biết lên giọng và hạ giọng. Tiết 1: Luyện cho HS đọc trơn từng câu của bài. 58 - Bƣớc 1: Giới thiệu bài: cần gây hứng thú, tạo nhu cầu đọc bài ở HS. Nên chọn nhiều cách khác nhau đẻ gây hứng thú cho HS (giới thiệu bằng tranh ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề,...) - Bƣớc 2: HS luyện đọc vần khó, tiếng khó đƣợc ghi trên bảng lớp. Căn cứ để chọn vần khó, tiếng khó: vần khó là vần có âm đệm, nguyên âm đôi, những vần ít gặp; tiếng khó là tiếng có phụ âm đầu, vần, thanh phát âm dễ lẫn do ảnh hƣởng của từng địa phƣơng. Giáo viên gạch chân các vần khó, tiếng khó sau đó GV đọc mẫu, HS đọc theo. - Bƣớc 3: HS luyện đọc từ, câu (các câu dài, các câu có nhiều tiếng khó). - Bƣớc 4: HS luyện đọc cả đoạn hoặc cả bài GV đọc mẫu cả đoạn, bài. HS đọc cá nhân, đồng thanh cả đoạn, bài. GV dẫn dắt nêu nội dung chính của bài để HS nắm đƣợc. Tiết 2: Luyện đọc cá nhân bài trong SGK, kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ, ý của bài. 3.3.1.2. Các bước lên lớp giờ Tập đọc lớp 2,3,4,5 a) Chuẩn bị cho giờ dạy - GV cần đọc bài nhiều lần để đọc tốt và nắm đƣợc nội dung bài học. Phải trả lời các câu hỏi trong SGK, các câu trả lời này sẽ giúp xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và phƣơng pháp dạy bài tập đọc. + Trong bài đọc, HS dễ mắc những lỗi nào về phát âm? (Đó thƣờng lầ những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp khó hoặc câu quá dài) + Xác định đƣợc giọng điệu chung của cả bài nhƣ thế nào? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc? + Bài đọc cần đƣợc đọc trong thời gian bao lâu? (GV cần xác định đƣợc tốc độ) + Xác định đƣợc những từ ngữ nào cần dạy, những nội dung nào cần hƣớng dẫn HS tìm hiểu 59 - Những nội dung trên cần đƣợc xem là mục đích để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho giờ Tập đọc. Cần xem xét kỹ lƣỡng hệ thống câu hỏi của SGK để có điều chỉnh phù hợp với đối tƣợng HS. Cần lựa chọn, bổ sung hệ thống câu hỏi, bài tập để làm rõ cách đọc, nội dung và nghệ thuật cảu bài. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ dạy, chẳng hạn đồ dùng trực quan (tranh ảnh, vật thật,..), bảng phụ có ghi sẵn bài tập, phiểu học tập, thảo luận,… b) Các bước lên lớp giờ Tập đọc 2,3,4,5. Mặc dù yêu cầu đặt ra cho từng lớp về độ dài và độ khó của các bài Tập đọc là khác nhau nhƣng về cơ bản, quy trình dạy tập đọc ở các lớp 2,3,4,5 là nhƣ nhau. Sau đây chúng ta sẽ chỉ ra các hoạt động dạy học, mục đích của từng hoạt động, cách thức thực hiện và những điều cần lƣu ý khi tổ chức thực hiện hoạt động này. 1. Kiểm tra bài cũ Mục đích: kiểm tra và củng cố việc đọc thành tiếng và đọc hiểu nội dung bài đã học. Hình thức thực hiện: - Kiểm tra đọc thành tiếng: + GV yêu cầu HS đọc một đoạn hoặc đọc cả bài đã học. + Yêu cầu HS thực hiện một bài tập luyện đọc thành tiếng: nhận xét giọng đọc, ngữ điệu (cách ngắt nghỉ, chỗ nhấn …) của đoạn vừa đọc. - Kiểm tra đọc hiểu: GV yêu cầu HS thực hiện một bài tập đọc hiểu về nội dung đoạn bài vừa đọc. Thời gian kiểm tra bài cũ từ 3 - 5 phút. Số lƣợng HS kiểm tra từ 2 - 3 HS tùy theo bài mới dài hay ngắn. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài(1 phút) 60 Mục đích: Kích thích lòng ham thích đọc bài tập đọc của HS. Khi giới thiệu bài cần gây hứng thú, tạo nhu cầu đọc bài cho HS. Cách thức thực hiện: Có rất nhiều cách để gây hứng thú cho HS, dƣới đây là một số cách: - Dùng tranh ảnh , băng hình, băng nhạc để giới thiệu gây hứng thú. Ví dụ: cho HS quan sát bức tranh cây dừa, GV giới thiệu: “Cây dừa là một loài cây từ lâu đã gắn bó với thiên nhiên, đất trời và cuộc sống của đồng bào miền Trung, miền Nam nước ta. Bài tập đọc ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về những hình ảnh thân thương, đẹp đẽ nhất của cây dừa qua bài thơ Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa” (giới thiệu bài Cây dừa (TV2 Tập hai). - Đƣa ra những câu hỏi nêu vấn đề nhằm kích thích học sinh đọc để tìm lời giải đáp. Ví dụ: Giới thiệu bài Bưu thiếp (TV2 - Tập một), GV đặt câu hỏi: (cầm một tấm thiệp và một phong bì) hỏi: + Trên tay cô cầm gì? (HS trả lời). + Có bạn nào lớp mình đã từng gửi bƣu thiếp hay nhận đƣợc bƣu thiếp từ ai đó chƣa? Để giúp các con biết cách viết và gửi bƣu thiếp cho ngƣời thân bạn bè, hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau học bài Bưu thiếp.” Khi giới thiệu bài, GV không nên giới thiệu quá dài hoặc nói trƣớc hết nội dung của bài, nhƣ vậy sẽ dễ gây nhàm chán đối với HS. b) Đọc mẫu Mục đích: Đƣa ra mẫu về đọc thành tiếng. Đây chính là cái đích, mẫu hình kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt đƣợc. Giáo viên dùng giọng đọc mẫu để cho học sinh có một biểu tƣợng ban đầu về nội dung văn bản. Bƣớc đọc mẫu này rất quan trọng vì nó để lại ấn tƣợng ban đầu về văn bản đối với HS 61 và nó quyết định việc HS yêu thích hay không yêu thích văn bản đƣợc đọc. Yêu cầu đọc mẫu phải đảm bảo chất lƣợng, đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Cách thức thực hiện: Giáo viên đọc mẫu hay học sinh đọc mẫu? Đã gọi là đọc mẫu thì về nguyên tắc phải hay. Có thể là GV đọc hoặc cho HS nghe các nghệ sĩ đọc từ băng ghi âm. Nếu là HS đọc mẫu thì GV phải chọn HS nào đọc hay, đọc tốt chứ không phải chỉ định bất kì HS nào đọc cũng đƣợc, vì nếu để HS đọc kém đọc mẫu sẽ làm mất đi cái hay của bài đọc, dễ khiến cả lớp nhàm chán. c) Luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài Mục đích: Luyện tập để HS đọc đƣợc nhƣ mẫu. Việc luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài có thể chia thành 2 bƣớc: - Bƣớc 1: GV hƣớng dẫn HS đọc nối tiếp câu, đoạn, đọc theo nhóm, đọc đồng thanh. Với những từ ngữ, câu khó, phải luyện tập đi từ đọc từ, đọc cụm từ rồi mới luyện đọc cả câu nhƣ bƣớc thứ 3 ở lớp 1. Đồng thời với luyện đọc thành tiếng, GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu bài, phát hiện các từ quan trọng, những từ mới cần giải nghĩa, phát hiện các chi tiết, hình ảnh có giá trị tiêu biểu, làm các bài tập để xác định cách đọc và thông hiểu nội dung, nắm nội dung chính của từng đoạn và của cả bài. Sau khi tìm hiểu bài, GV cho HS rút ra nội dung bài học. - Bƣớc 2: Tiếp tục luyện đọc với yêu cầu cao hơn, chủ yếu là luyện đọc đọc đoạn, bài và hƣớng đến mục đích đọc hay, diễn cảm. có thể gọi bƣớc 2 là đọc vòng hai: luyện đọc củng cố hay đọc nâng cao. Tùy từng bài, từng lớp cụ thể mà GV chọn cách đọc củng cố hay đọc nâng cao cho phù hợp. 62 + Đọc củng cố: Yêu cầu HS đọc cá nhân cả bài hay đoạn và trả lời câu hỏi để liểm tra việc đọc thành tiếng và hiểu rõ nội dung gắn với đoạn vừa đọc. GV cần kịp thời điều chỉnh, sửa chữa nếu HS mắc lỗi phát âm. + Đọc nâng cao: Yêu cầu cá nhân học sinh đọc diễn cảm đoạn mà mình yêu thích và giải thích tại sao lại yêu thích đoạn đó. HS tự lựa chọn đoạn văn, đọc và trả lời. GV và HS nhận xet, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò - GV liên hệ giáo dục kỹ năng sống cho HS. - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét chung về giờ học, lƣu ý những chỗ HS cần luyện tập thêm. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. Từ quy trình trên, chúng tôi đã đƣa ra một số giáo án mẫu để minh họa, xin xem ở phần Phụ lục. 3.3.2. Xây dựng giáo án dạy Luyện từ và câu 3.3.2.1. Các bước tổ chức dạy học lí thuyết về từ, câu - Phân môn Luyện từ và câu mang tính chất thực hành nên các kiến thức lí thuyết ở đây chỉ đƣợc đƣa dến cho HS ở mức sơ giản và tập trung chú trọng đến các quy tắc sử dụng từ, câu. - Cấu tạo của bài lí thuyết về từ, câu gồm 3 phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập. + Phần Nhận xét đƣa ra ngữ liệu chứa hiện tƣợng ngôn ngữ cần nghiên cứu. Đó là những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn. Phần nhận xét có các câu hỏi gợi ý giúp HS tìm ra các đặc điểm có tính chất quy luật của hiện tƣợng đƣợc khảo sát. GV cần gợi mở, dẫn dắt để HS trả lời đƣợc câu hỏi này. Khi trả lời đúng, HS sẽ phát hiện ra những tri thức cần phải học, những quy tắc cần ghi nhớ. 63 + Phần Ghi nhớ là kết luận đƣợc rút ra một cách rự nhiên từ phần Nhận xét, GV cần phải có biện pháp dạy học để HS không phải học thuộc lòng mà ghi nhớ trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn. + Phần Luyện tập là trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp HS củng cố và vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào những bài tập cụ thể. 3.3.2.2. Các bước tổ chức dạy bài thực hành Luyện từ và câu  Hệ thống bài tập Luyện từ và câu - Bài tập làm giàu vốn từ, bao gồm: + Bài tập dạy nghĩa từ. + Bài tập hệ thống hóa vốn từ. + Bài tập tích cực hóa vốn từ. - Bài tập theo các mạch kiến thức, kĩ năng về từ và câu, bao gồm: + Bài tập nhận diện, phân loại, phân tích. + Bài tập xây dựng, tổng hợp (bài tập lời nói).  Các bước dạy thực hành Luyện từ và câu Để tổ chức thực hiện các bài tập Luyện từ và câu, giáo viên phải nắm đƣợc mục đích, ý nghĩa, cơ sở xây dựng, nội dung bài tập và biết cách giải chính xác bài tập, biết trình tự cần tiến hành giải bài tập để hƣớng dẫn cho HS. Trong giáo án phải ghi rõ mục đích bài tập, lời giải mẫu, những sai phạm dự tính HS có thể mắc phải và cách điều chỉnh đƣa về cách giải đúng. Tuần tự các bƣớc cụ thể nhau sau: 1. Kiểm tra bài cũ Mục đích: Ôn lại kiến thức cũ cho học sinh, làm cơ sở kiến thức cho dạy học bài mới Tiến hành: giáo viên đƣa ra một bài tập, yêu cầu 1 - 2 học sinh lên bảng thực hiện. Bài tập mà giáo viên đƣa ra là những bài tập liên quan đến bài học trƣớc. 64 2. Bài mới. Ở phần này, giáo viên hƣớng dẫn học sinh giải quyết các bài tập trong SGK và tiến hành kiểm tra đánh giá. - GV cần nêu đề bài một cách rõ ràng, yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài, khi cần, giáo viên cần giải thích để em nào cũng nắm đƣợc yêu cầu của bài tập. Có nhiều hình thức nêu bài tập: Dùng lời, viết lên bảng, yêu cầu HS xem đề ra trong SGK hoặc vở bài tập. Nhƣng dù đề bài đƣợc nêu ra dƣới hình thức nào cũng cần phải kiểm tra xem tất cả học sinh đã nắm đƣợc yêu cầu của bài tập chƣa. - Khi hƣớng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên phải nắm chắc trình tự giải bài tập. Cần phải dự tính trƣớc những khó khăn và những lỗi học sinh mắc phải khi giải bài tập để sửa chữa kịp thời. Việc thực hiện bài tập cũng có nhiều hình thức: nói, đọc, viết hoặc nối, tô, vẽ, đánh dấu. Có bài trả lời miệng, có bài viết, có bài gạch, đánh dấu trong vở bài tập. Bài tập cũng có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Với những kiểu bài tập mới xuất hiện lần đầu, giáo viên cần hƣớng dẫn thật chi tiết, tỉ mỉ. Khi hƣớng dẫn thực hiện, cần chia ra thành các mức độ cho phù hợp với các đối tƣợng học sinh khác nhau, cần giúp những học sinh yếu kém bằng những câu hỏi mang tính gợi mở. Trong quá trình tiến hành giải bài tập, cần phải tăng dần mức độ độc lập làm việc của HS. Giai đoạn đầu, bài tập đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của thầy, cô giáo, giai đoạn sau, HS tự độc lập làm việc là chính. - Cuối cùng là bƣớc kiểm tra, đánh giá. Đây là một việc làm quan trọng mà nhiều GV thƣờng bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức. Việc kiểm tra, đánh giá vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh, vừa cho học sinh một mẫu sản phẩm tốt nhất, giáo viên cần dành thời gian tích hợp cho khâu này. Phải có mẫu lời giải đúng và dùng nó đối chiếu với bài làm của học sinh. Với những bài làm sai, giáo viên không nhận xét chung chung là sai mà phải dựa 65 vào quy trình làm bài, chia ra từng bƣớc nhỏ hơn để thực hiện, từ đó chỉ ra chỗ sai của HS một cách chi tiết, cụ thể để cho HS có thể sửa chữa đƣợc. 3. Củng cố, dặn dò. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học - Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài tiết sau. Để minh họa cho quy trình dạy học phân môn Luyện từ và câu, chúng tôi đã đƣa ra một số giáo án Luyện từ và câu, mời các bạn xem ở phần Phụ lục. Tiểu kết chƣơng 3 Trƣớc thực trạng và nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học, chúng tôi đã đề xuất và đƣa ra đƣợc một số biện pháp cụ thể nhằm giúp các bạn sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học nắm đƣợc cách thức, quy trình soạn giáo án môn Tiếng Việt, từ đó góp phần hình và nâng cao kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt cho các bạn sinh viên. Đồng thời, để giúp các bạn hình dung rõ hơn và nắm chắc quy trình soạn bài hay các bƣớc tổ chức dạy học trên lớp, chúng tôi cũng đã đƣa ra một số giáo án mẫu của hai phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu theo đúng quy trình và chuẩn kiến thức dạy học. Chỉ cần chúng ta nắm chắc quy trình, đặc trƣng dạy học từng phân môn cùng với việc nắm chắc mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học và chăm chỉ luyện tập thì việc soạn giáo án môn Tiếng Việt đối với các bạn sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học sẽ trở nên nhẹ nhàng và đem lại thành công trong dạy học. 66 KẾT LUẬN Hoạt động lao động đặc thù của một ngƣời giáo viên chính là dạy học. Để hoạt động dạy - học diễn ra thành công và đạt chất lƣợng thì trƣớc hết phải có kế hoạch dạy học, kế hoạch đó chính là việc thiết kế một giáo án chuẩn. Công việc thiết kế giáo án chính là sự sắp xếp các hoạt động dạy - học của thầy và trò theo một trình tự lôgic. Một giáo án tốt sẽ cung cấp cho chúng ta một hƣớng đi rõ ràng cho một tiết học. Môn Tiếng Việt là một trong những môn học cơ bản, gồm bảy phân môn: Học vần, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả và Tập làm văn đƣợc dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5, do đó, cùng với các môn học khác, môn học này chiếm một vị trí vô cùng quan trọng ở phổ thông. Để dạy tốt, mỗi giáo viên, sinh viên sƣ phạm cần nắm rõ đặc trƣng bản chất của môn học Tiếng Việt nói chung và từng phân môn nói riêng để nắm rõ mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học sao cho giờ học môn Tiếng Việt đạt chất lƣợng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc soạn giảng môn Tiếng Việt của phần lớn sinh viên vẫn còn không ít hạn chế, bài soạn sơ sài, thiếu đầu tƣ cả thời gian lẫn ý thức trách nhiệm. Đứng trƣớc một nền kinh tế, xã hội phát triển nhƣ vũ bão, nền Giáo dục Việt Nam cũng không ngừng đổi mới và phát triển. Nội dung dạy học, chƣơng trình SGK cũng liên tục thay đổi, đặc biệt là sau năm 2015, do đó cả phƣơng pháp dạy học lẫn hình thức tổ chức dạy học cũng thay đổi theo. Hiện nay, mô hình trƣờng tiểu học mới (VNEN) đã đƣợc đƣa vào dạy thử nghiệm ở một số trƣờng tiểu học trong phạm vi cả nƣớc. Theo phƣơng pháp dạy học mới, học sinh là trung tâm của giờ học chứ học sinh không còn là minh họa kiến thức của giáo viên nữa, học sinh tự chủ động khám phá và chiếm lĩnh tri thức, nhƣng nhƣ vậy không có nghĩa là vai trò của ngƣời giáo viên bị giảm mà lúc này giáo viên sẽ đứng trên vai trò là ngƣời 67 hƣớng dẫn, giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập. Dù đổi mới phƣơng pháp học, đổi mới chƣơng trình nhƣ thế nào thì các hoạt động học tập vẫn phải phát triển theo một trình tự kiến thức lôgic. Vì thế, giờ học không thể tiến hành một cách bừa bãi. Và dù chúng ta dạy học theo mô hình mới thì ngƣời giáo viên cũng không thể “tay không bắt giặc” khi lên lớp mà cần vạch ra kế hoạch học tập cụ thể cho học sinh, nghĩa là xây dựng một giáo án chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, kĩ năng soạn một giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học vẫn còn rất nhiều bất cập và thể hiện sự yếu kém, giáo án đƣợc soạn chủ yếu là sự sao chép, cóp nhặt thiếu chọn lọc. Nếu để tình trạng này kéo dài thì nguy cơ nền giáo dục nƣớc nhà bị tụt hậu là điều không thể tránh khỏi, một đất nƣớc muốn giàu mạnh thì cần có nhân tài, bởi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, “nguyên khí thịnh thì thế nƣớc mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nƣớc yếu, rồi xuống thấp”. Bởi vậy, nền giáo dục nƣớc ta đã và đang không ngừng đổi mới căn bản về mọi mặt nhằm đƣa nền giáo dục nƣớc nhà đi lên một tầm cao mới, vì thế cần loại bỏ những tƣ tƣởng ỷ lại, phụ thuộc và tập trung chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trƣớc tình hình đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đƣa ra một số biện pháp cụ thể và chi tiết về kĩ năng soạn giáo án để giúp các bạn sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu họcbiết cách xây dựng một giáo án theo hƣớng tích cực, sao cho giáo án đó đƣợc đầy đủ, chi tiết, chính xác và khoa học nhất, đồng thời để các bạn có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của việc soạn giáo án các môn học nói chung và giáo án môn Tiếng Việt nói riêng. Chúng tôi hi vọng rằng, với đề tài khóa luận “Bước đầu tìm hiểu kỹ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên Sư phạm Giáo dục Tiểu học” sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học trong quá trình soạn giáo án môn Tiếng Việt. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Hồng (Chủ biên) - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng (2009), Tâm lí lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dƣơng Thụy - Vũ Quốc Chung (2005), Giáo trình Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học, Nxb Sƣ phạm. 3. Lê Phƣơng Nga (Chủ biên) - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo (2013), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học I, Nxb ĐHSP. 4. Lê Phƣơng Nga - Đặng Kim Nga (2006), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb GD, Nxb ĐHSP. 5. Lê Phƣơng Nga (2003), Dạy học Tập đọc ở tiểu học, Nxb GD. 6. Lê Phƣơng Nga, Nguyến Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, Nxb GD. 7. Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt (Chuyên luận), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2008), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 2,3, Nxb GD. 9. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2012), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 4, 5, Nxb GD Việt Nam. 10. Nguyễn Trai (Chủ biên), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2, Tập một, hai, Nxb Hà Nội. 11. Tiếng Việt 1,2,3,4,5(2009), Tập một, hai, Nxb GD. 12. Tiếng Việt 5 (2010), Tập một, hai, Nxb GD Việt Nam. 13. Ngữ văn 10 (2006), Tập hai, Nxb GD. 14. Tạp chí Giáo dục, số 227 (kì 1, Tháng 12/2009), Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và nhiệm vụ của người thầy giáo. 15. Website: http://csvtsnt.ning.com/forum/topics. 16. Website: http://www.luanvan.com 69 PHỤ LỤC Sau đây, chúng tôi xin đƣợc đƣa ra một số giáo án minh họa cho quy trình dạy học của hai phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu. 1. Giáo án dạy học Tập đọc. Giáo án 1. Mẹ (TV2 - Tập một) I. Mục tiêu 1. Đọc: - Đọc trơn đƣợc cả bài - Đọc đúng các từ: + lặng rồi, nắng oi, mẹ ru, lời ru, ngôi sao, chẳng bằng, đêm nay, suốt đời (đối với HS vùng phƣơng ngữ Bắc). + con ve, cũng, kẽo cà, võng, chẳng, ngủ, của (đối với HS vùng phƣơng ngữ Trung Bộ). - Ngắt đúng nhịp thơ lục bát. 2. Hiểu - Hiểu nghĩa của các từ: con ve, nắng oi, võng, giấc tròn. - Hiểu hình ảnh so sánh: “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”,“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Bài thơ nói lên nỗi vất vả cực nhọc của người mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của người mẹ dành cho con. II. Chuẩn bị - Máy chiếu (nếu có). - Tranh vẽ minh họa hình ảnh ngƣời mẹ trong SGK 70 - Bảng phụ ghi trích đoạn cần học thuộc lòng, nội dung bai học. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - Gọi 1 HS đứng dạy đọc đoạn 2 của bài “Sự tích cây vũ sữa” và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào ở cây gợi lên hình ảnh của người mẹ? - 1 HS đọc và trả lời: Đó là chi tiết: „Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con”, “Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về” - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, biểu dƣơng, khen ngợi. - GV kết hợp GD kĩ năng sống cho HS: “Các con phải biết yêu thƣơng cha mẹ, luôn chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng” 2. Bài mới (26 phút) 2.1. Giới thiệu bài (1 phút) - GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK, hỏi: Bức tranh vẽ gì? - HS quan sát và trả lời: Vẽ mẹ đang ru em bé ngủ; mẹ đang quạt mát cho con;… - GV nhận xét, giới thiệu: Ẩn sâu bên trong bức tranh ấy chính là nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của người mẹ dành cho con đấy các con ạ! Để khắc họa hình ảnh đó, nhà thơ Trần Quốc Minh đẵ sáng tác một bài thơ rất hay, đó là bài thơ “Mẹ” mà chúng ta sẽ học ngày hôm nay. - HS lắng nghe. 2.2. Luyện đọc (15 phút) a) Đọc mẫu - GV: Đọc mẫu lần 1, hƣớng dẫn HS đọc: + Chúng ta đọc bài thơ này với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. + Ngắt giọng 2/4 với các câu thơ 6 chữ, riêng câu thơ thứ 7 ngắt nhịp 3/3. 71 + Ngắt giọng 4/4 với các câu thơ 8 chữ, riêng câu thơ thứ 8 ngắt nhịp 3/5. - HS lắng nghe. b) Đọc từng câu và luyện phát âm - GV yêu cầu HS đọc từng câu nối tiếp (đọc một câu 6 và một câu 8), đọc 2 lần. + HS đọc nối tiếp lần 1. + GV vừa theo dõi vừa ghi bảng từ khó: lặng rồi, nắng oi, lời ru, ngôi sao, đêm nay, kẽo cà,.. + HS đọc từ khó: đọc cá nhân, đọc đồng thanh. + HS đọc nối tiếp lần 2. c) Hướng dẫn luyện ngắt giọng - GV cho HS luyện ngắt câu thơ 7,8: Những ngôi sao/ thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con. + HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh. - GV yêu cầu HS tìm gạch chân các từ gợi tả: lặng, mệt, nắng oi, ạ ời, kẽo cà, đưa, thức, ngọn gió, suốt đời. + HS gạch chân theo hƣớng dẫn của GV. d) Luyện đọc đoạn nối tiếp - GV hƣớng dẫn HS chia đoạn: Bài thơ này chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: 2 câu đầu + Đoạn 2: 6 câu tiếp + Đoạn 3: 2 câu cuối. - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn + 3 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn. e) Luyện đọc theo nhóm - GV hƣớng dẫn HS đọc theo nhóm 3 72 + 3 HS đọc theo nhóm. - GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm. + 2 - 3 nhóm HS thi đọc GV và cả lớp nhận xét. f) Đọc đồng thanh. - GV cho cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc. 2.3. Tìm hiểu bài (10 phút) GV có thể dẫn dắt vào phần tìm hiểu bài nhƣ sau: “Để giúp các con hiểu sâu và cảm nhận được lời hay ý đẹp trong từng câu thơ thì ngay bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài thơ này” - GV: Trong bài thơ này tác giả có nhắc tới tên của một con vật, đố các con đó là con gì? - HS: Con ve. - GV cho HS quan sát hình ảnh con ve, giải thích: con ve là loài bị cánh trong suốt sống trên cây, ve đực thường kêu “ve ve” khi hè về, con ve chính là biểu tượng của cái nắng hè oi bức.  Tìm hiểu câu hỏi 1: Hình ảnh nào cho biết đêm he rất oi bức? - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm và trả lời: Đó là hình ảnh: Lặng rồi cả tiếng con ve/ Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. - GV, HS nhận xét. - Hỏi: Con hiểu “nắng oi”là cái nắng như thế nào? - HS đọc chú thích và trả lời: Nắng oi là nắng không có gió, rất khó chịu. - GV nhận xét và chốt kiến thức: Nắng oi chính là nắng không có gió, rất ngột ngạt, khó chịu khiến cho con ve cũng phải lặng đi.  Tìm hiểu câu hỏi 2: Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc? 73 GV có thể dẫn dắt HS đến câu hỏi số 2: Trong đêm hè oi bức, ngột ngạt đến nỗi chú ve không thể cất nổi tiếng kêu, nhưng có một điều lạ là đứa bé vẫn ngủ ngon lánh, say sưa. Vậy mẹ đã làm gì để con có giấc ngủ ngon như vây, chúng ta cùng tìm hiểu sang câu hỏi số 2. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, trả lời: Nhà em vẫn tiếng ạ ời/ Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru/Lời ru có gió mùa thu/ Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa giớ về. - HS nhận xét, GV hỏi: Mẹ đã đưa võng ru con ngủ, vậy con hiểu “võng” là gì? - HS đọc chú thích và trả lời câu hỏi. - GV cho HS quan sát hình ảnh chiếc võng và giải thích: “Võng” là đồ dùng để nằm, được bện bằng sợi dây hay bằng vải, hai đầu móc vào cột nhà hoặc thân cây. - GV chốt: Để con ngủ ngon giấc, mẹ đã ngồi đưa võng, quạt mát và hát ru bé ngủ. Chính những lời htas ru ngọt ngào, tha thiết đã làm tan đi cái nắng hè oi bức, đưa con chìm sâu giấc ngủ. - Hỏi: Các con thấy người mẹ trong bài thơ là người mẹ như thế nào? - HS: Người mẹ rất thương con và có đức hi sinh cao cả.  Tìm hiểu câu hỏi 3:Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào? A. Ngôi sao thức trên bầu trời đêm. B. Núi thái sơn. C. Nước trong nguồn. - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi bài tập 3 và thực hiện bài tập theo nhóm đôi. - HS trả lời: Đáp án A. - Hỏi: Em hiểu 2 câu thơ: Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con như thế nào? 74 - HS:Mẹ phải thức rất nhiều, nhiều hơn cả những ngôi sao hằng đêm vẫn thức. - GV chốt:Vì thương con, lo lắng cho con nên mẹ đã phải thức rất nhiều, Mặc dù những ngôi sao trên bầu trời hằng đêm vẫn thức, thế nhưng cũng không bằng người mẹ đã thức vì các con. - Yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc 2 dòng thơ cuối: - HS đọc:Đêm nay con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Hỏi: các con hiểu giấc tròn là như thế nào? - HS đọc chú thích và trả lời: Giấc tròn là giấc ngủ ngon lành, đầy đặn. Hỏi: Người mẹ trong bài thơ được tác giả ví với những hình ảnh nào? - HS: Tác giả ví mẹ giống như ngọn gió mát lành. Hỏi: Vậy các con hiểu câu thơ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đờilà như thế nào? - HS thảo luận nhóm 2, trả lời: Mẹ mãi yêu thương con, chăm lo cho con và mang đến cho con những điều tốt đẹp như những ngọn gió mát lành. Hỏi: Vậy qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì? HS: Mẹ luôn vất vả chăm lo cho các con; không ngại hi sinh vất vả vì các con;… - GV chốt nội dung kiến thức: Bài thơ nói lên nỗi vất vả cực nhọc của người mẹ khi nuôi con và luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. 2.4. Học thuộc lòng bài thơ (10 phút) - GV cho cả lớp đọc đông thanh toàn bài 1 lần. - Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc lòng - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trƣớc lớp: Gọi 3 - 4 HS thi đọc thuộc lòng. - GV và cả lớp nhận xét. 75 3. Củng cố, dặn dò (4 phút) a) Củng cố. - GV đặt câu hỏi: Qua bài học ngày hôm nay các con hiểu được điều gì? - HS: Thấy được nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ đã hi sinh tất cả cho con. - Hỏi: Các con sẽ làm gì để đền đáp cha mẹ? - HS: Yêu thương cha mẹ, chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng. - GV cho HS xem hình ảnh của những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, những mẹ già đơn độc, kết hợp GD kĩ năng sống cho các em: Khi chúng ta vẫn còn cha mẹ bên đời, các con phải yêu thương, kính trọng cha mẹ; phải luôn chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng cha mẹ. b) Dặn dò Về nhà, các con hãy sƣu tầm những câu tục ngữ, ca dao, bài hát viết về cha mẹ. Bây giờ cô sẽ tặng cho cả lớp mình một bài hát có tên: Nơi ấy con tìm về. GV cho cả lớp nghe qua băng ghi âm. HS hát nhẩm theo. Giờ học kết thúc. 76 Giáo án 2. Ngôi trƣờng mới (TV2 - Tập một) I. Mục tiêu 1. Đọc - Đọc đúng: mảng, ngói đỏ,lấp ló, bỡ ngỡ, gỗ xoan đào,nổi vân, tất cả, tiếng trống, thước kẻ…(GV chọn từ ngữ cần luyện đọc cho phù hợp HS địa phƣơng). - Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu; ngắt hơi rõ ở câu: “Em bước vào lớp/ vừa bỡ ngỡ / vừa thấy quên thân” ; giọng đọc thong thả, bọc lộ tình cảm thiết tha ngắn bó qua các câu cảm ở đoạn cuối (nhấn giọng hay kéo dài ở tiếng cuối câu cảm). Bƣớc đầu biết đọc các câu văn tả qua cách nhấ mạnh từ ngữ chỉ mầu sắc (vàng, đỏ, trắng, xanh), từ ngữ gợi tả (lấp ló, bỡ ngỡ, sáng lên, thơm…). 2. Hiểu - Nắm đƣợc nghĩa các từ: ngôi trƣờng, bỡ ngỡ, quên thân, ấm áp, thân thƣơng. - Hiểu đƣợc nội dung diễn tả từng đoạn (hình ảnh ngôi trƣờng, vẻ đẹp của lớp học, cảm xúc về trƣờng lớp học mới); bƣớc đầu nắm đƣợc cách miêu tả của nhà văn (từ xa đến gần, tả có bọc lộ cảm nghĩ). - Nắm đƣợc ý chính: Ngôi trƣờng mới thật đẹp đẽ và đáng yêu. II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hƣớng dẫn HS luyện đọc. - HS: Mỗi HS sƣu tầm một bức tranh về mái trƣờng. - SGK TV2 - tập một. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ - GV cho HS (2-3 em) xung phong đọc đoạn 1 (hoặc 2) đoạn thích nhất trong bài Niềm vui ngày khai trƣờng (SGK, tr.7). 77 - GV chỉ định 1HS yếu (hoặc trung bình) đọc đoạn 2 để hƣớng dẫn thêm (có sự hỗ trợ của HS khá, giỏi). 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV: Chúng ta đã biết được niềm vui náo nức của bạn Lan nhân ngày khai trường. Đọc bài “Ngôi trường mới” của nhà văn Ngô Quân Miện, ta sẽ tìm hiểu xem bạn HS có những ý nghĩ và tình cảm gì về ngôi trường của mình nhé! (GV ghi lên bảng tên bài, sau đó đọc diễn cảm bài văn cho HS nghe). 2.2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài Hoạt động 1: (5 phút) - GV yêu cầu HS đọc cá nhân (đọc nhỏ, có thể chỉ từng chữ bằng que hoặc ngón tay). - GV kiểm tra kết quả đọc thành tiếng lần đầu (3 HS, mỗi em đọc 1 đoạn), nhận xét sơ bộ, động viên HS. Hỏi (ý khái quát): + Bài văn tả ngôi trƣờng nhƣ thế nào ? (mới, rất đẹp, rất thân thuộc…). + Tình cảm của bạn HS đối với ngôi trƣờng mới ra sao ? (Cảm thấy đáng yêu, gắn bó, xúc động…). Hoạt động 2: (15 phút) - GV hƣớng dẫn HS nhận biết 3 đoạn văn của bài (Hỏi: “Bài văn có mấy đoạn ngắn ?”); sau đó yêu cầu đọc từng đoạn để tìm hiểu ý và lời. +Đọc đoạn 1, cho biết những từ ngữ nào tả mầu sắc nổi bật của ngôi trƣờng, hình ảnh nào gợi tả vẻ đẹp của trƣờng ? (Làm bài BT1. Vở BTTV2). (HS đọc, gạch dƣới bằng bút chì 2 từ ngữ: tường vàng, ngói đỏ và hình ảnh: cánh hoa lấp ló trong cây)- GV kiểm tra kết quả và nhận xét. + Đọc đoạn 2, đánh dấu câu văn tả những nét đẹp của lớp học (ghi dấu x ngoài lề trang SGK, cạnh câu văn). (Làm BT2. Vở BTTV2). 78 (HS làm việc, GV kiểm tra kết quả và nhận xét). Hỏi: Đứng trƣớc sự vật thế nào thì ta thƣờng có cảm giác bỡ ngỡ ? (Có những nét lạ lùng, mới mẻ, có vẻ không bình thƣờng nhƣ đã thấy từ trƣớc…). Hỏi: (HS khá): Em hiểu vì sao khi bước vào lớp, bạn HS vừa “bỡ ngỡ” vừa thấy “quen thân” ? (Lạ vì lớp có những nét mới và đẹp lên; quen thân vì vẫn là nơi học cũ trƣớc đây thƣờng đi về quen thuộc…). + Đọc đoạn 3: Trao đổi nhóm (hoặc từng bàn HS) và ghi chép ra giấy nháp (hay Vở BT), hoặc có thể gạch bút chì vào SGK nội dung sau: Đoạn văn nói đến những âm thanh, sự vật và con người thế nào ? (Tiếng trống, tiếng cô giáo giảng bài, tiếng đọc bài, hình ảnh bạn bè, chiếc thước kẻ, chiếc bút chì). GV kiểm tra kết quả. Hỏi (HS trung bính, khá…): Những ân thanh, sự vật, conn ngƣời ấy đƣợc gợi ra nhƣ thế nào? (HS nêu các từ ngữ: .. rung động kéo dài…trang nghiêm mà ấm áp,…vang vang đến lạ,…thân thương,…đáng yêu đến thế !). GV nói thêm: Đó là những từ ngữ bọc lộ cảm xúc và nhận xét của bạn HS về mái trường thân yêu. Hỏi : Nói “ngôi trường” có khác nhau không, vì sao ? có thể thay từ “ thân thương” bằng từ gì cùng nghĩa không ? (thân yêu, yêu thương…). - GV hƣớng dẫn HS phát biểu nhận xét về ngôi trƣờng mới đƣợc tả trong bài văn (như thế nào ?): đẹp đẽ, đáng yêu, đáng tự hào và yêu mến… 3. Luyện đọc thành tiếng Hoạt động 1: (5 phút) - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm (bàn học) để giải đáp các cấu hỏi chuẩn bị luyện đọc: +Trong 3 đoạn, đoạn nào tả cảnh từ xa, đoạn nào tả cảnh ở gần, đoạn nào bộc lộ cảm xúc dồn dập của bạn HS? 79 + Những câu văn nào dài cần ngắt hơi đúng ? Những từ ngữ nào ở mỗi đoạn cần nhấn giọng kéo dài để biểu lộ tình cảm qua giọng đọc ? - HS nêu kết quả. GV chép bảng câu văn cần đọc đúng (ở mục I.1) và cho HS xung phong đọc thể hiện. GV nhận xét và giúp HS đọc đúng. Hoạt động 2: (10 phút) - GV hƣớng dẫn HS đọc theo từng cặp (tập diễn tả rõ nội dung đã tìm hiểu), lần lƣợt từng đoạn. GV theo dõi và uốn nắn (chú ý các từ ngữ cần phát âm đúng ở mục I.1. - HS thử đọc tốt từng đoạn. GV nhận xét. - HS chọn 1 đoạn thích nhất ( đọc tốt), xung phong đọc diễn cản. (GV định hƣớng đoạn 3 để lƣu ý HS đọc tốt). 4. Củng cố, dặn dò - GV đọc ( hoặc chỉ định 1 HS đọc tốt) toàn bài. - Hỏi: Bài tập đọc cho các em biết thêm điều gì, giúp các em có thêm tình cảm gì với mái trường ? Vì sao vậy ? (Có thể cho HS tự do bọc lộ ý kiến). - Dặn HS nắm nội dung bài học và tập đọc tốt (tập trung đọc diễn cảm đoạn 3); - Chuẩn bị bài sau: Đi học. 80 2. Giáo án dạy học Luyện từ và câu Giáo án 1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? (TV2 - Tập hai) I. Mục tiêu Qua bài học này giúp HS: - Kỹ năng: Rèn kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì? - Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về cây cối. - Thái độ: HS thêm yêu cây cối và có ý thức vun trồng, bảo vệ cây cối xung quanh. II. Chuẩn bị - Máy chiếu (nếu có), trƣờng hợp nếu không có máy chiếu GV cần chuẩn bị thêm một bức hình cây ăn quả với đầy đủ các bộ phận. - Phiếu thảo luận nhóm cho bài tập số 2. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - GV gọi 1 - 2 HS đứng dậy kể tên một số loại cây ăn quả. HS kể tên một số loại cây ăn quả. - GV yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện hỏi - đáp theo mẫu câu: Để làm gì? Ví dụ: + HS 1: Ngƣời ta trồng cây cam để làm gì? + HS 2: Ngƣời trồng cây cam để ăn quả. - GV nhận xét, biểu dƣơng, khen ngợi. 2. Bài mới 2.1.Giới thiệu: - GV: Trong tiết Luyện từ và câu tuần trước, các con đã được học từ ngữ về cây cối, biết cách đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì?Trong tiết 81 Luyện từ và câu tuần này, các con sẽ tiếp tục được mở rộng vốn từ về cây cối và ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì? Chúng ta vào bài hôm nay: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì? 2.2. Nội dung Hướng dẫn luyện tập Hoạt động của GV Bài tập 1 - Yêu cầu HS đọc đề bài Kể tên Hoạt động của HS - HS đọc - Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì? - BT yêu cầu kể tên các các bộ bộ phận của một cây ăn phận quả. của một - GV chiếu hình ảnh của một cây ăn quả - Cây khế. cây ăn (cây khế), cho HS quan sát hình ảnh, quả. hỏi: Đây là cây gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, trả lời - HS thảo luận. câu hỏi: Em hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả? - Yêu cầu HS lên bảng trình bày. - HS lên bảng chỉ từng bộ phận của cây ăn quả, gồm: rễ, gốc, thân, cành, lá, ngọn, hoa, quả. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - HS các nhóm nhận xét. - GV nhận xét, chốt kiến thức: Cây ăn quả bao gồm các bộ phận: rễ. gôc, thân, cành, lá, ngọn, hoa và quả. Bài tập 2 - GV dẫn dắt: Qua BT 1, các con đã biết Tìm các bộ phận của một cây ăn quả. Để những giúp các con biết mỗi bộ phận đó có từ có thể những đặc điểm gì, chúng ta cùng nhau làm BT số 2. 82 dùng để- Yêu cầu 1HS đọc BT 2. tả các- Hỏi: BT 2 yêu cầu chúng ta làm gì? bộphận của cây ăn quả. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, GV chia - 1HS đọc lớp thành 8 nhóm, phân công nhiệm vụ - BT 2 yêu cầu tìm các cho từng nhóm: từ ngữ có thể dùng để + Nhóm 1: Tìm các từ tả rễ cây miêu tả các bộ phận của + Nhóm 2: Tìm các từ tả gốc cây cây. + Nhóm 3: Tìm các từ tả thân cây - HS lắng nghe GV phân công nhiệm vụ. + Nhóm 4: Tìm các từ tả cành cây + Nhóm 5: Tìm các từ tả lá cây + Nhóm 6: Tìm các từ tả ngọn cây + Nhóm 7: Tìm các từ tả hoa + Nhóm 8: Tìm các từ tả quả - GV phát phiếu thảo luận, thời gian thảo- - HS các nhóm tiến hành luận là 2 phút. thảo luận. GV quan sát các nhóm hoạt động, kịp thời giúp đỡ nếu cần thiết. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình- Các nhóm báo cáo kết quả. bày. + Nhóm 1: Tìm các từ tả rễ cây? - - HS: Rễ cây: sần sùi, GV cho HS quan sát tranh ảnh minh kỳ dị, ngoằn ngoèo,.. họa cho các hình dạng của rễ cây, chốt KT: sần sùi, kỳ dị, cắm sâu vào lòng đất. 83 + Nhóm 2: Tìm các từ tả gốc cây? - HS: Gốc cây: to, sần GV cho HS quan hình ảnh của gốc cây, sùi, ôm không xuể,… nêu: Các từ có thể dùng để tả gôc cây là: to, ôm không xuể, sần sùi,… Yêu cầu HS nhắc lại. + cá nhân, đồng thanh. + Nhóm 3: Tìm từ tả thân cây? - - HS: Thân cây: to, cao, HS nhận xét thẳng đứng,… GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát, chốt KT: thân cây: to, cao, thẳng, sần sùi, bạc phếch, gai góc, trơn, mọng nƣớc,… Yêu cầu HS nhắc lại. - HS nhắc lại theo cá nhân, đồng thanh. + Nhóm 4: Tìm từ tả cành cây? - - HS: Cành cây: khẳng GV cho HS quan sát một số hình ảnh khiu, thẳng đuột, gai của cành cây, chốt kiến thức: Một số từ góc, phân nhánh,.. dùng để tả cành cây: phân nhánh, gai HS đọc. góc, thẳng đuột,… Yêu cầu HS đọc. + Nhóm 5: Tìm các từ dùng để tả lá - - Lá cây: xanh mƣớt, cây? xanh non, già úa, vàng, GV cho HS quan sát hình ảnh rồi chốt héo, khô, lá dẹt, dài, mỏng, mềm mại,… KT. HS đọc đồng thanh các từ trên bảng. + Nhóm 6: Tìm các từ tả ngọn cây? - - Ngọn cây: cao vút, Yêu cầu HS khác nhận xét. thẳng tắp, chọc trời, GV cho HS quan sát hình ảnh, GV chốt mềm mại,… KT: Ngọn cây: mềm mạ, cao vút, thẳng tắp, chọc trời,… 84 + Nhóm 7: Tìm các từ tả hoa? - Hoa: muôn màu, rực GV chiếu hình ảnh vƣờn hoa lung linh rỡ, tỏa ngát hƣơng đủ sắc màu cho HS quan sát chốt KT: thơm,… Hoa: muôn màu, muôn sắc, sặc sỡ, rực rỡ, lung linh, tỏa ngát hƣơng thơm, hồng thắm, vàng rực, tinh khiết, tinh khôi,… Yêu cầu HS nhắc lại. HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. + Nhóm 8: Tìm các từ tả quả? - Quả: chín vàng, đỏ au, - GV chiếu hình ảnh một số loại quả thơm phức, gọt mát, cho HS quan sát, chốt KT. ngọt lịm,… Yêu cầu HS nhắc lại các từ trên bảng. HS nhắc lại. - - GV nêu kết luận, cho HS đọc đồng - HS đọc, ghi bài vào thanh một lƣợt các từ vừa tìm đƣợc và vở. ghi bài tập 2 vào vở, - Hỏi: qua bài tập 2, các con đƣợc học - Tìm các từ ngữ để tả kiến thức gì? các bộ phận của cây. Bài tập 3- Hỏi: Bài tập 3 yêu cầu gì? - Yêu cầu quan sát tranh - Yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh trong và đặt câu hỏi có cụm từ Đặt câu hỏi có SGK, thảo luận nhóm 2 trong vòng 1 Để làm gì? cụm từ phút. Để gì? làm- Cách thực hiện: 1 HS đặt câu hỏi, 1HS trả lời và ngƣợc lại. - Yêu cầu 3 - 4 nhóm thực hiện trƣớc- 3, 4 nhóm HS thực hiện lớp. theo yêu cầu: - Tƣơng tự thực hiện với bức tranh còn + Hỏi: Bạn nũ tƣới cây lại. để làm gì? - GV đƣa ra một số bức tranh khác cho 85 + Đáp: Bạn nữ tƣới cây - HS quan sát, tiến hành hỏi- đáp với câu để giúp cây xanh tốt,.. hỏi có cụm từ Để làm gì? - HS thực hiện. - Hỏi: bài tập số 3 giúp các con củng cố - Đặt và trả lời câu hỏi có kiến thức gì? cụm từ Để làm gì? 3. Củng cố, dặn dò a) Củng cố - Bài học ngày hôm nay chúng ta đã đƣợc học về kiến thức gì? HS: Từ ngữ về cây cối; đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì? - Yêu cầu 1HS đứng dậy nêu lại các bộ phận của cây ăn quả HS: rễ, gốc, thân, cành, lá, ngọn, hoa, quả. - GV nêu một bộ phận của cây và yêu cầu HS tìm từ ngữ để miêu tả. Ví dụ: cành cây: phân nhánh, cong queo, thẳng,… b) Dặn dò - Về nhà các con ôn bài, - Sƣu tầm các hình ảnh về Bác Hồ kính yêu, - Giờ học kết thúc. 86 [...]... giáo án, thấy được tầm quan trọng của kế hoạch giảng dạy mà có ý thức soạn bài một cách chi tiết, đầy đủ và khoa học trước khi bắt đầu một giờ dạy học môn Tiếng Việt 25 Chương 2 THỰC TRẠNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC 2.1 Thực trạng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học Trên thực tế, việc soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sư phạm. .. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận đƣợc chia thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học 6 Chƣơng 2: Thực trạng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt cho sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học 7 Chƣơng 1... năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học, đề xuất các biện pháp để rèn luyện các kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học ở Tiểu học nói chung 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận của việc tìm hiểu kĩ năng, cách thức soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học hiện... luận của việc tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sư phạm Tiểu học giúp chúng ta nắm rõ hệ thống khái niệm về kĩ năng, giáo án và có những quan niệm đúng đắn về một giáo án chuẩn Biết được vị trí, vai trò của môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học để từ đó mỗi sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học, tương lai là những giáo viên Tiểu học có quan niệm, cái nhìn đúng đắn về việc soạn giáo. .. nội 2; Giáo án môn Tiếng Việt của 5 sinh viên năm cuối (K61, Khóa 2011 - 2015), năm thứ ba (K62, Khóa 2012 2015), ngành GDTH, khoa GDTH, trƣờng ĐHSP Hà Nội - Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng và kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học 6 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học trƣờng Đại học Sƣ phạm. .. Giáo dục Tiểu học hiện nay - Tìm hiểu thực trạng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học (bao gồm cả hình thức lẫn nội dung) - Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt cho sinh viên theo hƣớng tích cực, chủ động và sáng tạo 5 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên năm cuối (K37, Khóa 2011... học 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÌM HIỂU KĨ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC 1.1.Hệ thống khái niệm công cụ 1.1.1 Khái niệm kĩ năng Hằng ngày, chúng ta nghe nói rất nhiều về thuật ngữ "kĩ năng" nhƣ là kĩ năng sống, kĩ năng mềm, kĩ năng chuyên môn, trung tâm huấn luyện kĩ năng Theo đó, cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kĩ năng Những định nghĩa này.. .viên sƣ phạm Giáo dục Tiểu học nói riêng còn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong khi thực tiễn giáo dục đòi hỏi không ngừng đổi mới về cách dạy và học Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Bước đầu tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn Tiếng Việt của sinh viên sư phạm Giáo dục Tiểu học Chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc hình thành năng lực soạn. .. năng lực soạn giáo án môn Tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Soạn giáo án môn Tiếng Việt đã có từ khi môn Tiếng Việt đƣợc đƣa vào dạy học ở trƣờng phổ thông Bàn về kĩ năng soạn giáo án, gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu sau đây:  Lê Phƣơng Nga (2003), Dạy học Tập đọc ở Tiểu học (Tái bản... của giáo viên và sinh viên Ngoài ra, trên một số trang Web, diễn đàn, tài liệu trực tuyến cũng có đề cập đến kĩ năng và cách soạn giáo án của sinh viên, nhƣng chỉ dừng lại ở mức lí thuyết chung chung mà chƣa làm rõ đƣợc thực trạng cũng nhƣ việc rèn luyện kĩ năng soạn giáo môn Tiếng Việt của sinh viên, chƣa vạch ra đƣợc những phƣơng pháp cụ thể cho vấn đề này 3 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu kĩ năng soạn

Ngày đăng: 28/09/2015, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan