Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển tỉnh quảng trị

73 2.2K 1
Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển tỉnh quảng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... học sinh học đến tiểu học bỏ học theo cha bám biển 1.2.3 Nội dung khắc phục tình trạng học sinh bỏ học vùng biển bãi ngang Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học hiểu việc trì tăng tỷ lệ học sinh. .. vấn đề học sinh bỏ học vùng biển bãi ngang sở quan trọng để đánh giá thực trạng học sinh bỏ học vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh - Quảng Trị, từ đưa giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng. .. giáo dục Việt Nam tình hình học sinh bỏ học đánh giá thực trạng học sinh bỏ học vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị để đề giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng * Nhiệm vụ -

t ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ======== KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở VÙNG BIỂN BÃI NGANG HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thùy Chi Lớp : 09SGC Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả khóa luận này là sự nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi của bản thân dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Hương. Tôi xin bảo đảm về tính trung thực của lời cam đoan trên. Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thùy Chi 2 TRANG GHI ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị”, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, đóng góp ý kiến và động viên của cô giáo Nguyễn Thị Hương. Xin cảm ơn chân thành đến Sở Giáo dục & Đào Tạo tỉnh Quảng Trị, Phòng Giáo Dục & Đào Tạo huyện Gio Linh, các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị và các bạn đã đóng góp ý kiến chân thành cho khóa luận của chúng tôi. Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô và tất cả các bạn. Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thùy Chi 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại bước sang thế kỷ XXI, sự phát triển của nền kinh tế tri thức với nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại, trong điều kiện các nguồn lực khác đang ngày càng cạn kiệt, con người càng tỏ rõ vai trò là một yếu tố cơ bản, năng động và vô hạn cho sự phát triển bền vững. Nguồn nhân lực là tài sản vô giá của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ và doanh nghiệp... Chính vì vậy, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Cùng với xu hướng trên, Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, tạo mọi điều kiện để phát triển nguồn lực con người nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những chính sách an sinh xã hội, quan tâm đến vấn đề con người đạt kết quả cao. Đất nước đã có những thay đổi tích cực về mặt xã hội: tỷ lệ đói nghèo được giảm bớt, nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cải thiện, tuổi thọ cũng được tăng cao, giáo dục - y tế ngày được quan tâm đầu tư... Tuy nhiên, nước ta vẫn còn nhiều vấn đề xã hội diễn ra bức xúc như: ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dịch bệnh hoành hành; chủ nghĩa thực dụng diễn ra ở thế hệ trẻ, các tệ nạn xã hội, tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng… Trong đó, vấn đề bỏ học của học sinh đang là vấn đề “nóng” cần được xã hội quan tâm. Vấn đề học sinh bỏ học, thất học đang là mối lo ngại chung cho cả nước. Việc học sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, 4 không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội. Khi bỏ học, tâm trạng chán chường, mặc cảm luôn đè nặng khiến những học sinh này thường dễ bị kích động, lôi kéo. Từ đó có thể hình thành nên một lượng thanh thiếu niên lêu lổng, dễ sa vào các thói hư tật xấu như bỏ nhà đi lang thang, gây gỗ, trộm cắp, kết bè phái, thậm chí một số trường hợp có thể sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một huyện ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Kể từ ngày lập lại, được sự chỉ đạo của huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và sự tham gia của Sở, Ban ngành, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhiều yếu tố mới tích cực đã xuất hiện. Những yếu tố này đang tác động sâu sắc đến sự phát triển giáo dục và đào tạo của huyện nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành giáo dục - đào tạo của huyện Gio Linh đang đứng trước một vấn đề bức xúc cần được giải quyết kịp thời đó là tình trạng học sinh bỏ học, đặc biệt là học sinh ở các xã thuộc vùng biển bãi ngang của huyện. Là một người con của Quảng Trị, sinh ra và lớn lên trên vùng biển bãi ngang, chứng kiến tận mắt những hệ lụy của việc học sinh bỏ học gây ra. Đồng thời, là một sinh viên theo học ngành sư phạm, bản thân tôi nhận thấy rằng, việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết đối với toàn tỉnh Quảng Trị nói chung và các vùng ven biển bãi ngang của huyện Gio Linh nói riêng. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Thực trạng bỏ học của học sinh thực chất đã diễn ra trong một thời gian khá dài nhưng hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề này chỉ được nhắc đến và đưa ra bàn luận trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngoài trọng tâm đào tạo con người với đầy đủ năng lực và phẩm chất, vấn đề bỏ học của học sinh cũng ngày càng được Đảng, Nhà nước và các tổ chức ban ngành quan tâm. Tuy nhiên, có thể thấy các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này vẫn chưa nhiều và chưa thật sự phản ánh một cách đầy đủ nhất thực trạng vấn đề. Có chăng chỉ là những trang tin đăng tải trên các tờ báo (báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Sài Gòn giải phóng…), trên internet hoặc một số tin ngắn, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh các sự kiện liên quan hay một số bài trích ngắn của các tác giả quan tâm đến vấn đề này. Liên quan đến vấn đề bỏ học của học sinh, đã có một số nghiên cứu nhỏ được tiến hành như : 1. Đề tài: “Khảo sát tình hình lưu ban, bỏ học của học sinh 2 trường vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Văn Minh, Viện Nghiên cứu giáo dục, năm 1992. Nghiên cứu được tiến hành tại hai trường: Trường THCS Đặng Trần Côn và Trường Cấp trung học cơ sở, trung học phổ thong Võ Văn Tần (năm học1990 - 1991). 2. Bài trích “Hiện tượng lưu ban, bỏ học: Thực trạng, nguyên nhân, vấn đề và biện pháp”, Thái Duy Tuyên, nghiên cứu giáo dục - 1992 - Số 242 Tr.4-6. Tác giả đã phản ánh thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng lưu ban, bỏ học và đưa ra những biện pháp cần thiết để ngăn chặn và khắc phục tình trạng trên. 3. Bài trích “Về nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học” Phạm Thanh Bình, nghiên cứu giáo dục - 1992 - Số 242 - Tr.31- 32. Tác giả đã chỉ ra 6 những nguyên nhân cơ bản nhất khiến học sinh phải bỏ học: nó có thể xuất phát từ phía nhà trường, học sinh, gia đình và toàn xã hội. 4. Bài trích “Vấn đề lưu ban, bỏ học ở Thành phố Hồ Chí Minh” Hồ Thiệu Hùng, nghiên cứu giáo dục - 1992 - Số 242 - Tr11-12. Tác giả đã nêu lên được những đặc điểm chủ yếu về điều kiện kinh tế - xã hội - giáo dục ở TP.Hồ Chí Minh và thực trạng lưu ban, bỏ học của học sinh tại thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề học sinh bỏ học của học sinh ở tỉnh Quảng Trị nói chung và học sinh thuộc các xã vùng ven biển bãi ngang của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị nói riêng, hầu như không được quan tâm, nghiên cứu đúng mức. Nguồn tư liệu tôi thu thập được chủ yếu được lấy từ các bài báo, dữ liệu trên internet và tài liệu dự các hội thảo, các bài báo cáo tổng kết của Sở, phòng giáo dục - đào tạo Quảng Trị… Qua đó, cũng có thể nhận định rằng, tình hình nghiên cứu vấn đề bỏ học của học sinh còn rất hạn chế. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu trên, tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu một cách khái quát thực trạng, nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học ở các vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị để từ đó có thể đưa ra được một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nói trên. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu * Mục đích Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích chủ yếu sau: nghiên cứu khái quát những vấn đề mang tính lý luận chung của công tác giáo dục Việt Nam đối với tình hình học sinh bỏ học và đánh giá thực trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị để đề ra các giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng đó. * Nhiệm vụ 7 - Góp phần hệ thống lại những vấn đề mang tính lý luận chung về công tác giáo dục với tình hình học sinh bỏ học hiện nay. - Phân tích thực trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị để tìm ra nguyên nhân của vấn đề này. - Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng học sinh bỏ học ở các xã ven biển bãi ngang thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng học sinh bỏ học ở các vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh giai đoạn 2008 - 2012. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Nghiên cứu theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự nghiệp giáo dục và đào tạo. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê và phân tích số liệu, tổng hợp, lôgic, so sánh, diễn dịch và quy nạp,… để nghiên cứu và hoàn thành đề tài của mình. 5. Đóng góp của đề tài Đưa ra số liệu cụ thể, phân tích tình trạng bỏ học của học sinh trong giai đoạn 2008 - 2012 để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh ở các vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 8 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả về thực trạng bỏ học của học sinh ở các vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Thông qua việc thực hiện đề tài, tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việc cải thiện tình trạng bỏ học đang trở thành điểm nóng như hiện nay. Từ đó, đề tài góp phần vào việc nâng cao nhận thức của xã hội về nguyên nhân, hiện trạng và thấy được hậu quả to lớn của việc bỏ học đối với chính bản thân học sinh, gia đình và toàn thể xã hội trong giai đoạn hiện tại và tương lai. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Giáo dục Việt Nam với vấn đề học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang Chương 2: Thực trạng học sinh bỏ học tại vùng ven biển bãi ngang Gio Linh - Quảng Trị giai đoạn 2008 - 2012. Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ HỌC SINH BỎ HỌC Ở VÙNG BIỂN BÃI NGANG 1.1. Giáo dục và vai trò của giáo dục Việt Nam đối với vấn đề học sinh bỏ học 1.1.1. Khái niệm giáo dục và vai trò của giáo dục - đào tạo 1.1.1.1. Khái niệm giáo dục Giáo dục - đào tạo là lĩnh vực quan trọng được các quốc gia hết sức quan tâm đầu tư phát triển. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về giáo dục, cụ thể như: Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người”. Khái niệm trên nhấn mạnh đến sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến các yếu tố dạy học, nhưng chưa nói đến mục đích sâu xa, mục đích cuối cùng của việc dạy học. Từ “Education” (nghĩa tiếng việt là giáo dục) - vốn có gốc từ tiếng La tinh “Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra”, có thể hiểu “giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục”. John Dewey (1859 - 1952), nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ, cũng đề cập đến việc truyền đạt trong khái niệm giáo dục, nhưng ông đã nói rõ hơn mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục. Theo J. 10 Dewey, cá nhân của con người không bao giờ vượt qua được qui luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi những kiến thức, những kinh nghiệm của con người phải vượt qua sự khống chế của sự chết để duy trì sự liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Hơn nữa, J. Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy mà còn tồn tại trong chính quá trình truyền đạt ấy. Bên cạnh đó, một số nhà giáo dục cho rằng, giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Điều này góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Giáo dục bao gồm việc dạy và học, đôi khi cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho sự truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hơn nữa, giáo dục là phương tiện cho sự đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Đồng thời, giáo dục ứng dụng phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, cách ứng xử trong xã hội. Xét trong mối quan hệ với kinh tế, giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội. Trong thời đại ngày nay, giáo dục là một nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế phát triển. Do đó, đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư sáng suốt nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất và bền vững nhất. Muốn phát huy tác dụng lớn lao đó của giáo dục, các quốc gia phải gắn chặt giáo dục với sản xuất, phải kết hợp giáo dục với lao động. Trong xã hội 11 chủ nghĩa, giáo dục và lao động tác động lẫn nhau và thống nhất với nhau nhằm phát triển toàn diện người lao động. Xét trong mối quan hệ với văn hóa, giáo dục là phương thức chủ yếu để giữ gìn, phổ biến, giao lưu và phát triển văn hóa. Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau kho tàng văn hóa của dân tộc và của loài người. Thế hệ sau có nhiệm vụ tiếp thu, cải tạo và phát triển nền văn hóa đó. Giáo dục còn là nền tảng văn hóa của một quốc gia. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giáo dục là bộ phận cực kì quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hóa. Do đó, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không thể mất đi ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Giáo dục là một nhu cầu thiết yếu của con người, gắn chặt với những nhu cầu cơ bản của con người là lao động, hiểu biết, thẩm mỹ. Con người không thể sống được, càng không thể sống hạnh phúc được nếu không có giáo dục, không được học. Nói tóm lại, giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ người nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách của con người, đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội đương đại. 1.1.1.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người, giáo dục và đào tạo luôn chiếm một vị trí quan trọng. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra hệ thống quan điểm về giáo dục một cách sâu sắc và toàn diện, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia mà còn là cơ sở để Đảng ta vạch ra đường lối chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu 12 của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 13 * Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của giáo dục và đào tạo Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục - đào tạo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Theo C.Mác “Nền giáo dục tương lai, nó sẽ kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục đối với tất cả những trẻ em trên một lứa tuổi nào đấy, coi đó không chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện nữa”. [15, tr.668]. Còn Ph.Ăngghen thì khẳng định: giáo dục - đào tạo “Tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc những nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đó những tri thức ấy mới có thể sáng tạo ra những kỹ thuật tiên tiến, những công nghệ mới. Nếu chúng ta không có đội ngũ ấy thì sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ là lời nói huênh hoang, rỗng tuếch”. [16, tr.552-553]. Như vậy, cả C.Mác và Ăngghen đều coi giáo dục - đào tạo là chìa khoá, là động lực đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của một quốc gia, một dân tộc. Trên cơ sở kế thừa quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen và thực trạng giáo dục - đào tạo ở Nga trong những ngày đầu cách mạng tháng Mười thành công, V.I.Lênin đã sớm khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo trong việc đưa nước Nga thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo V.I.Lênin: “Những người lao động khao khát có tri thức, vì tri thức cần cho họ để chiến thắng. Chín phần mười quần chúng lao động đã hiểu rõ rằng tri thức là một vũ khí trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của họ, rằng sở dĩ họ thất bại là do thiếu học thức; rằng giờ đây việc làm cho mọi người có thể thực sự được học hành, là do bản thân họ quyết định. Sự nghiệp của chúng ta sẽ thắng vì bản thân quần chúng đã bắt tay xây dựng một nước Nga mới, xã 14 hội chủ nghĩa”. [33, tr.93]. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông luôn coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng suất lao động, để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu. * Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục và đào tạo Kế thừa truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại mà điển hình là Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định của sự nghiệp cách mạng. Người mong muốn mỗi người dân đều biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ để nâng cao dân trí, giữ vững nền độc lập và làm cho dân giàu nước mạnh. Chính vì vậy, trước lúc đi xa, Người đã căn dặn: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo lớp ngươi thừa kế vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. [18, tr.510]. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với nhân cách cao đẹp của Người đã thể hiện vấn đề cơ bản nhất, nổi bật nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Giáo dục - đào tạo luôn thể hiện yêu cầu giáo dục toàn diện, đào tạo con người vừa có tài, có khả năng vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật lại vừa có đức. Mục đích giáo dục và đào tạo theo quan điểm Hồ Chí Minh là sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các em. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. 15 * Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác giáo dục - đào tạo Giáo dục - đào tạo là môi trường để nâng cao mặt bằng dân trí, phát triển và bồi dưỡng nhân tài. Đây là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, sang thế kỉ XXI, trí tuệ, chất xám đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy, hơn bao giờ hết, các nước đang ngày càng chú trọng đến việc đầu tư nhằm nâng cao chất lượng của nền giáo dục quốc dân. Điều này, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của tất cả những sáng tạo, những nguồn của cải vật chất và văn hóa, những nền văn minh của các quốc gia, Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Sự phát triển của giáo dục - đào tạo sẽ tạo ra một nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể thấy rằng, trình độ văn hóa kĩ thuật của người lao động là một nhân tố chủ yếu quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động. Động lực và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, 16 hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”. Như vậy, giáo dục - đào tạo có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của đất nước. - Giáo dục - đào tạo là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Đảng ta coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khẳng định con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, cả về khả năng lao động, năng lực sáng tạo và tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tâm hồn và tình cảm là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chìa khóa để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục quốc dân. Có thể nói giáo dục, đào tạo là một trong những biện pháp cơ bản nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời chất lượng nguồn nhân lực cũng trở thành mục tiêu hàng đầu của giáo dục - đào tạo. Không thể có một nguồn nhân lực chất lượng tốt nếu không thông qua giáo dục, đào tạo và cũng không thể có sự nghiệp giáo dục - đào tạo mà lại không nhằm vào việc giáo dục lòng yêu nước, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng ứng dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn... Đó chính là những nhân tố tạo nên chất lượng nguồn nhân lực. 17 - Giáo dục - đào tạo thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế trí thức Giáo dục - đào tạo là một trong những lĩnh vực hoạt động hết sức quan trọng của xã hội loài người. Một hoạt động có khả năng phát huy cao độ, khơi dậy và tạo nên tiềm năng vô tận của con người. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ làm xuất hiện xu thế lớn của nền kinh tế tri thức. Nguồn lực chủ yếu của kinh tế tri thức là thông tin và tri thức khác với các nền kinh tế truyền thống là sức lao động và vốn. Kinh tế tri thức bao hàm trong đó vốn, con người có tri thức, năng lực sáng tạo; vốn vật chất kỹ thuật để tiếp thu, xử lý, lưu trữ, trao đổi và chế biến thông tin - tri thức. Vốn tri thức xã hội - tri thức về con người và phát triển con người. Vấn đề đặt ra là muốn xây dựng nền kinh tế tri thức phù hợp với tốc độ phát triển hiện đại, đặt nền móng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, quốc gia, khu vực trên toàn cầu phải luôn tích cực bổ sung tri thức mới. Muốn vậy phải đầu tư cơ sở vật chất, có chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng trong đội ngũ trí thức, nâng cao tri thức văn minh trí tuệ trong xã hội, thông qua việc lĩnh hội tri thức, tích luỹ tri thức, trao đổi và sáng tạo tri thức. Giáo dục nhằm đào tạo những con người có phẩm chất, bản lĩnh, có trách nhiệm với xã hội, dám nghĩ dám làm, có tư duy độc lập, năng lực sáng tạo, năng lực tiếp thu, làm chủ tri thức mới, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào thực tiễn. Để làm được điều đó, cần xây dựng một hệ thống giáo dục hữu hiệu cho việc học tập suốt đời, thiết lập các điều kiện và thiết chế cần thiết cho một xã hội học tập. Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nội dung và phương pháp giáo dục, 18 chuyển trọng tâm từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng năng lực và phương pháp, đặc biệt chú trọng rèn luyện tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. - Giáo dục - đào tạo đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Giáo dục đạo tạo, tạo ra những người lao động có trí tuệ, biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ được những kỹ thuật - công nghệ hiện đại; khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp... từ đó, tạo ra được năng suất lao động cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Để làm được điều đó, nguồn nhân lực cần phải đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng và chuyên môn, mà vấn đề này phải nhờ vào hệ thống giáo dục. Giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao học vấn cũng như trình độ của người lao động, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, năng lực tiếp cận khoa học - công nghệ… để có thể áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế. 1.1.2. Học sinh bỏ học và hậu quả của vấn đề học sinh bỏ học đối với nền kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Khái niệm học sinh bỏ học Theo các nhà giáo dục Quốc tế và các chuyên gia UNESCO, một học sinh được xác định bỏ học khi học sinh đó trong độ tuổi giáo dục học đường bắt buộc (phổ cập giáo dục) mà không thể đến trường: “Học sinh rời trường sớm trước khi kết thúc năm học cuối của giai đoạn giáo dục mà học sinh đó được tuyển vào”. 19 Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra quy định học sinh bỏ học là học sinh có trong danh sách của trường, nhưng đã tự ý nghỉ học quá 45 buổi, tính đến thời điểm báo cáo. Học sinh bỏ học đồng nghĩa với việc các em không tiếp tục đi học. Tình trạng bỏ học của học sinh gồm các dạng sau: học sinh bỏ học khi vừa học xong chương trình một lớp nào đó; học sinh bỏ học khi năm học mới bắt đầu, vào giữa năm học hoặc khi năm học gần kết thúc; học sinh bỏ học một vài ngày, một vài tiết (bỏ học trong thời gian ngắn) rồi trở lại lớp học. Ngoài ra, trong các trường phổ thông hiện nay, một đối tượng học sinh khác, mặc dù vẫn ngồi trong lớp nhưng không chú ý nghe giảng hoặc làm việc riêng trong khi thầy, cô giáo đang giảng bài, không tham gia vào các hoạt động trên lớp và chỉ mong hết giờ. Đối tượng này chính là đối tượng “tiền bỏ học”. Học sinh bỏ học có thể chia ra làm hai loại. Một là, bỏ học “tích cực” nếu học sinh bỏ học để đi học nghề hoặc tiếp tục học bổ túc; Hai là, bỏ học “tiêu cực” nếu học sinh bỏ học để đi chơi la cà, bám vào cha mẹ, phá phách xóm giềng…, có thể sẽ xảy ra tình trạng xấu hơn nữa: trở thành “con nghiện” ma túy, rơi vào các tệ nạn xã hội khác... Dù cho học sinh bỏ học “tích cực” hay “tiêu cực” cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực, đến cộng đồng và xã hội. Xét về sâu xa hơn, việc bỏ học bất thường sẽ gây xáo trộn về mặt tâm lý của học sinh đang còn đi học, gây hậu quả xấu cho việc phổ cập giáo dục, làm giảm niềm tin của xã hội vào nhà trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai. Do đó, một trong các yêu cầu cơ bản đối với quá trình dạy học nói riêng, quá trình giáo dục nói chung là phải đảm bảo cho mỗi học sinh được học trọn vẹn bậc học. 20 1.1.2.2. Hậu quả của việc bỏ học Đồng hành cùng gia đình, nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài, góp phần hình thành và ổn định nhân cách cho học sinh. Nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, đây là nơi cung cấp kiến thức khoa học nền tảng, là nơi tạo mọi điều kiện để học sinh có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, tình trạng bỏ học sẽ đưa đến những hậu quả gì cho bản thân học sinh, gia đình và xã hội. Hậu quả trước tiên là bản thân học sinh sẽ bị thiếu hụt một nền tảng tri thức cơ bản cần thiết cho sự phát triển, từ sự mặc cảm, tự ti thua kém bạn bè, không có môi trường để rèn luyện đạo đức… dễ dàng đưa học sinh đến với những thói hư xấu, những hành vi lệch chuẩn ngay thời điểm hiện tại. Hơn nữa, khi trưởng thành, học sinh bỏ học sẽ không có trình độ học vấn và chuyên môn đáp ứng yêu cầu xã hội trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay. Từ đó những học sinh này sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu gia đình không có điều kiện để bao bọc hoặc lo cho một công việc nào đó thì học sinh bỏ học sẽ thất nghiệp, bị ảnh hưởng tiêu cực từ các tệ nạn xã hội khi họ không có bản lĩnh. Có thể nói, hậu quả từ việc bỏ học hết sức nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường hết được. Tình trạng học sinh bỏ học tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước nói chung và của địa phương có học sinh bỏ học nói riêng. Thậm chí ở những địa phương có tỷ lệ học sinh bỏ học đông sẽ xảy ra tình trạng “khủng hoảng cộng đồng” vì một số thanh niên chưa học hết bậc phổ thông ở các địa phương thường sẽ không có nghề nghiệp, không có thu nhập, cuộc sống nghèo khó, dân số, tệ nạn xã hội sẽ gia tăng. Bác Hồ dạy: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, đúng vậy, khi học sinh bỏ học tăng sẽ làm tăng thêm số lượng người thất học, mù chữ gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế và xã hội; “Thanh niên mới là chủ nước nhà”, “thật 21 vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Là những chủ nhân tương lai của đất nước nhà, thế hệ trẻ sẽ làm cho nước nhà thịnh hay suy với khối óc trống rỗng, không kiến thức, không kinh nghiệm; các em nếu có kiến thức tốt, kinh nghiệm phong phú thì mỗi cá nhân có điều kiện tìm được việc làm, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo vượt lên phía trước để tiếp cận với những cơ hội, có thu nhập cao, để cải thiện cuộc sống. Chính sự hiểu biết nông cạn đã biến những người thất học thành nạn nhân của những vụ lừa đảo, thành công cụ cho các thế lực phản động, chống phá lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc ảnh hưởng đến chính trị, trật tự an ninh của xã hội. Hiện trạng học sinh bỏ học là một vấn đề “nóng” hiện nay ở Việt Nam. Do đó, cần thiết phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân học sinh, tìm ra những biện pháp tốt nhất, triệt để nhất nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng bỏ học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường và học tập với kết quả cao. 1.1.3. Vai trò của giáo dục Việt Nam đối với việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học hiện nay Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, để hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới thì vấn đề “đào tạo con người” là một trong những yếu tố then chốt, luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, ngành giáo dục nước ta vẫn còn đó không ít vấn đề nan giải đang tìm hướng giải quyết. Một trong số đó là vấn đề học sinh ở các cấp học hiện nay. Theo số liệu thống kê đến hết học kỳ I năm học 2011 - 2012, cả nước có 212.800 học sinh bỏ học ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, 22 Nhà nước và các cấp ban ngành, tỉ lệ học sinh bỏ học có giảm về tỷ lệ nhưng về số lượng thì vẫn tăng và thật sự đáng “báo động”. Tính đến tháng 12 năm 2010, số lượng học sinh trung học cơ sở bỏ học là 63.729 học sinh 1,3% và ở học sinh trung học phổ thông là 50.309 học sinh chiếm 1,96 %. Các tỉnh có số lượng học sinh bỏ học nhiều là: An Giang với 17.000 học sinh, Trà Vinh gần 7000 học sinh; trong đó số học sinh bỏ học ở cấp trung học cơ sở là 8800 em ở An Giang, 5500 em ở Trà Vinh và tại Kiên Giang là 5000 em. Học sinh bỏ học không chỉ thiệt thòi cho chính các em mà còn khiến cho mục tiêu xây dựng xã hội học tập, mục tiêu nâng cao dân trí trở nên khó khăn. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học được xác định chủ yếu do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn; học sinh có học lực yếu kém; học sinh ở xa trường, lớp học trong khi giao thông ở một số vùng sâu, xa còn quá khó khăn; một số địa phương vận động học sinh tới lớp chưa thật sự quyết liệt, chưa có giải pháp thích hợp; nhận thức về việc học tập của một bộ phận phụ huynh học sinh, nhất là vùng cao, vùng dân tộc khó khăn còn hạn chế… Để giảm đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học, Bộ Giáo dục đào tạo cần tham mưu với các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương giải pháp thích hợp vận động học sinh đến lớp như: (1) Xác định và đánh giá thực chất nguyên nhân bỏ học của học sinh từng địa bàn để có biện pháp giải quyết kịp thời; (2) Gắn kết giữa các Sở Giáo dục đào tạo với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để nắm bắt tình hình và bàn biện pháp chỉ đạo, các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; (3) Huy động các nguồn lực giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, hỗ trợ sách giáo khoa, văn phòng phẩm, mua tài liệu đọc thêm, sách truyện, dụng cụ thể thao để thu hút học sinh vào hoạt động vui chơi giải trí. Trong nhà trường, mỗi thầy, cô giáo cần triển khai đồng loạt có hiệu quả các giải pháp về chuyên môn như đổi mới phương pháp giảng dạy, cải thiện các 23 điều kiện học tập, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến các hình thức tổ chức học tập linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng tạo hứng thú cho học sinh trong học tập; (4) Triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó, chú trọng tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để cuốn hút học sinh đến trường; (5) Mở cuộc vận động học sinh trở lại trường đến tận từng làng, xã thông qua việc nắm bắt đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân bỏ học ở từng học sinh và có hỗ trợ đúng chỗ, đúng cách. Các nhà trường tổ chức tốt việc phụ đạo cho học sinh yếu kém; thực hiện phân loại học sinh để phân công giáo viên dạy cho phù hợp, đồng thời tăng cường đổi mới công tác quản lý chuyên môn dạy và học; (6) Từng bước cải thiện đời sống cho giáo viên, đặc biệt là vùng cao, vùng khó khăn; triển khai có hiệu quả đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh nội trú dân nuôi... nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường học tập chuyên cần. Với những động thái tích cực và mạnh mẽ như vậy, Bộ Giáo dục - đào tạo, các sở, ban ngành, chính quyền địa phương, các trường học đang dần tiến tới khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học nhiều trong những năm qua. Nhiều giải pháp đã được đề ra và thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ học sinh bỏ học của các vùng đều giảm so với năm học trước. Tuy nhiên, so với tổng số học sinh tới lớp đầu năm học thì số bỏ học vẫn còn nhiều. Cả nước vẫn còn 75.691 học sinh (chiếm tỷ lệ 0,51%) bỏ học, trong đó, tiểu học là 0,11%, trung học cơ sở là 0,66%, trung học phổ thông là 1,17%. Đó là một thực trạng đáng báo động, cần được sự quan tâm sâu sắc hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội. 24 1.2. Giáo dục Việt Nam đối với vấn đề học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang 1.2.1. Vùng biển bãi ngang * Khái niệm vùng ven biển Vùng ven biển là khu vực có giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa đất liền và biển. Vùng ven biển thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven bờ khác. * Khái niệm vùng ven biển bãi ngang Vùng ven biển bãi ngang là vùng có vị trí ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có đường ranh giới sát bờ biển hoặc xã cồn bãi, cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo; có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, luôn chịu ảnh hưởng của triều cường, hạn hán, đất khô cằn, bạc màu, canh tác khó khăn. Vùng ven biển bãi ngang chịu tác động tổng thể từ ba yếu tố cơ bản: đất liền, biển cả và con người. Đặc điểm người dân vùng ven biển bãi ngang là những ngư dân đã kí thác cả cuộc đời với biển, gắn liền với biển, không tách rời biển. Thu nhập chính từ nghề đánh bắt cá nặng nhọc, lại có ít đất cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp nên kinh tế khó khăn. Đời sống của ngư dân rất dễ gặp rủi ro bởi thời tiết thay đổi theo mùa, các cơn bão tàn phá và sự di cư. Mặc dù, điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống vất vả nhưng những ngư dân vùng ven biển bãi ngang có ý chí tự lực tự cường rất lớn; cần cù, chăm chỉ, chịu khó, chịu khổ trong lao động; có ý thức học tập, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong lao 25 động; mặc khác, do điều kiện sống khắc nghiệt nên đã hình thành cho ngư dân vùng ven biển bãi ngang sức chịu đựng, sự thích nghi hoàn cảnh rất tốt. 1.2.2. Các nhân tố tác động đến tình trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang Trong số học sinh bỏ học giữa chừng hàng năm của cả nước, học sinh ở các vùng biển bãi ngang chiếm số lượng lớn. Đây là vấn đề nhức nhối, chưa có giải pháp khắc phục. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng và gây ra hiện tượng bỏ học của học sinh vùng biển bãi ngang: - Điều kiện tự nhiên là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến vấn đề học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang hiện nay. Nếu điều kiện tự nhiên ở các vùng ven biển bãi ngang thuận lợi sẽ giúp học sinh đến trường nhiều hơn, học sinh không phải nghỉ học vì lý do mưa bão, trường học xa. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, vị trí địa lý không thuận lợi sẽ là nhân tố chính tác động đến việc bỏ học của học sinh. Vùng ven biển bãi ngang nằm chênh vênh bên bờ biển đầy gió, cát và phi lao, là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận lợi, điều kiện đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa đã ảnh hưởng nhiều đến việc học hành của học sinh. Khoảng cách từ nhà đến trường quá xa, nhiều học sinh tiểu học, trung học cơ sở các xã ven biển sống ở các còn cát, không có đường bê tông, phải đi bộ mấy cây số để đến trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. - Điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến vấn đề học sinh bỏ học. Những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, thu nhập cao sẽ có điều kiện đầu tư cho việc học tập của con em mình. Ngược lại, những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, phụ huynh ít quan tâm hoặc không có điều kiện để đầu tư cho việc học của học sinh là nguyên nhân làm cho số lượng học sinh bỏ học ở các vùng ven biển ngày càng tăng. Người dân vùng ven biển bãi ngang có cuộc sống khó khăn, thu nhập chính của họ là dựa 26 vào đánh bắt các loại hải sản gần bờ như: cá, tôm, mực, ốc... bằng các phương tiện thô sơ như thúng, ghê nan. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất canh tác ít chủ yếu là các cồn cát bị gập mặn nên gây khó khăn cho việc trồng trọt chăn nuôi. Điều kiện kinh tế gia đình nghèo khó, thiếu cái ăn, cái mặc, thiếu phương tiện đến trường thì các em khó mà tiếp tục theo học; phải thôi học để phụ giúp gia đình, làm nghề phụ kiếm sống hoặc lang thang kiếm sống. - Trình độ dân trí của người dân: phụ huynh có trình độ dân trí, nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường. Nếu trình độ dân trí thấp, nhận thức hạn hẹp về mục đích học tập, trình độ giáo dục thấp, phương pháp giáo dục của cha mẹ không phù hợp với tâm lý của con cái, hoàn cảnh sống, nề nếp gia đình… gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. - Quan điểm - tâm lý: những người có quan điểm coi trọng việc học tập sẽ luôn đầu tư cho việc học đúng đắn. Ngược lại, với những người coi việc học tập không cần thiết, không quan trọng sẽ không mặn mà với việc đầu tư cho học tập. Với người dân vùng ven biển bãi ngang, bao đời nay sống dựa vào nghề đi biển, lao động không cần có trình độ đào tạo cao mà chủ yếu theo lối kinh nghiệm “cha truyền con nối” nên với họ, học cũng tốt, nhưng cũng chẳng bằng việc buông chài thả lưới, kiếm con cá, con tôm để nuôi sống gia đình. Và, vì thế mà họ không mặn mà với việc cho con đến trường. Việc học đối với người dân ở đây không phải là ưu tiên hàng đầu. Con cái lớn lên, chỉ cần biết đọc, biết viết, biết làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia là đủ; cái quan trọng hơn là “phải biết làm việc để nuôi sống bản thân ngay từ khi chúng có thể làm việc”. - Chính sách của Nhà nước có thể tác động hai mặt đến vấn đề bỏ học của học sinh. Mặt lợi: các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước giúp các hộ dân ổn định đời sống, chăm lo sản xuất kinh tế, cải thiện thu nhập, 27 chính sách hỗ trợ học phí và các chi phí học tập khác giúp học sinh nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức, cải thiện cuộc sống trong tương lai. Tuy nhiên, mặt hại là: việc chính sách của chính phủ, của địa phương chưa phù hợp, chưa có hiệu quả dẫn đến tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, không nỗ lực lao động sản xuất và học tập để thoát nghèo. - Đặc điểm ngành nghề kinh tế: nghề biển là ngành nghề chủ yếu của người dân vùng ven biển bãi ngang, là nghề nặng nhọc, nguy hiểm và cần nhiều nhân lực, mỗi thuyền đánh cá xa bờ cần từ 10 đến 12 lao động còn các thuyền đánh cá gần bờ có công suất thấp thì cần từ 2 đến 3 lao động. Lao động làm nghề biển không cần có trình độ kỹ thuật, chỉ cần có sức khỏe và kinh nghiệm được truyền đạt lại từ cha ông. Nên người dân ở vùng biển bãi ngang không quan tâm đến việc học hành, chỉ cần biết đọc, biết viết là được. Nhiều học sinh học đến tiểu học là bỏ học theo cha bám biển. 1.2.3. Nội dung khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học được hiểu chính là việc duy trì hoặc tăng tỷ lệ học sinh đến lớp, giảm tối thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học. Vấn đề cấp bách hiện nay của việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học vùng biển bãi ngang là tìm cho được giải pháp tối ưu, có tính khả thi để khắc phục, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trên. Đây là sự nổ lực của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Trách nhiệm của gia đình: nguyên nhân chính làm cho học sinh ở vùng biển bãi ngang bỏ học nhiều là do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình. Vì vậy, việc theo dõi, quản lý của gia đình đối với học sinh cần phải được quan tâm thường xuyên. Sự buông lỏng của gia đình đối với việc này là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học tập khi có 28 tác động xấu. Do vậy, từng gia đình phải có trác nhiệm quản lý, nhắc nhở và thường xuyên bám sát việc học tập của học sinh. Trách nhiệm của nhà trường: nhà trường là một mắc xích quan trọng trong mối quan hệ giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội, bởi dưới con mắt của người học trò, người thầy luôn là một mẫu mực về đạo đức, trình độ, kinh nghiệm sống, học tập và làm việc. Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, theo đó đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư thỏa đáng cho các yêu cầu bảo đảm cho sự nghiệp trồng người phát triển cả trước mắt và lâu dài. Mặt khác, sự chăm lo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, cùng các thiết chế khác đảm bảo cho học tập, giảng dạy... của người làm công tác quản lý ở mỗi trường tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, đạt các tiêu chuẩn quy định trong dạy học, cũng là cách làm cho học sinh gắn bó, yêu mến thầy cô giáo, trường lớp trong suốt thời gian học tập ở trường. Trách nhiệm của xã hội: tăng cường sự lãnh đạo của địa phương, sự chỉ đạo, quản lý điều hành của chính quyền các cấp sơ sở đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo; rà soát, bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách bảo đảm ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong điều kiện mới. Tổ chức Đoàn Thanh niên cấp cơ sở tăng cường công tác quản lý, giáo dục thanh - thiếu niên, tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, phối hợp với nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội khác như hội phụ nữ, hội nông dân, hội khuyến học... thực hiện việc khuyến học - khuyến tài; đưa ra các biện pháp ngăn chặn học sinh bỏ học, sớm đưa học sinh trở lại trường, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân bỏ học của từng học sinh để có cách giúp đỡ. Có thể nói, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển hiện nay là việc làm khá bức bách, cần phải có giải pháp đồng bộ, sự kết hợp mạnh mẽ giữa gia đình, nhà trường và trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng lực của toàn xã hội. 29 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh An Giang An Giang là địa phương có số học sinh bỏ học cao nhất nước. Năm 2008, tỷ lệ bỏ học của học sinh cấp trung học cơ sở chiếm tới 7,8% tổng số học sinh cấp học này, tỷ lệ bỏ học ở cấp trung học phổ thông còn cao hơn nhiều (19,31%). Trước tình hình trên, ngày 19-5-2008, Tỉnh ủy An Giang ra chỉ thị số 30/CT.CU về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Sở Giáo dục - đào tạo cũng đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp hạn chế học sinh bỏ học. Qũy khuyến học của tỉnh và huyện, thị, thành phố từ năm 2002 đến nay đã tiếp sức cho học sinh với nguồn quỹ lên đến hơn 80 tỷ đồng. Thời gian qua, xem như cả hệ thống chính trị của tỉnh đều vào cuộc để ngăn dòng học sinh bỏ học. Đồng thời, Tỉnh ủy An Giang ra chỉ thị chuyên đề “hạn chế học sinh bỏ học”. Sở Giáo dục - đào tạo cũng đề xuất một số giải pháp “xử phạt” đối với những gia đình không cho con em đi học như: phạt tiền, dùng sức mạnh của đoàn thể, chính quyền nơi cư trú hay cán bộ xã không được quyền cho con em bỏ học. Ngoài ra, các chính sách cho hộ nghèo, vùng biên giới khi xem xét đến phải đặt điều kiện đầu tiên là có con đi học. Cần đẩy mạnh các hoạt động của xã hội như khi xét gia đình văn hóa, giải quyết các thủ tục đi làm phải đảm bảo không có con bỏ học; đăng ký kinh doanh, giấy phép lái xe, xuất khẩu lao động đều phải đạt diều kiện tối thiểu là tốt nghiệp trung học cơ sở để cải thiện tình hình học sinh bỏ hoc. 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam Tình hình học sinh ở Quảng Nam bỏ học nhiều, chủ yếu xảy ra vào đầu năm học và thời điểm sau Tết Nguyên đán hằng năm. Theo số liệu thống kê 30 chưa đầy đủ của Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh, từ đầu năm học 2012 - 2013 đến nay, toàn tỉnh có gần 1.500 học sinh bỏ học giữa chừng, trong đó chủ yếu là học sinh cấp trung học phổ thông (1.080 em, chiếm tỷ lệ 1,63% tổng số học sinh) rồi đến cấp trung học cơ sở (409 em). Một số trường trung học phổ thông có học sinh bỏ học nhiều là Nam Trà My, Tây Giang, Bắc Trà My và Lương Thế Vinh... Tỉnh Quảng Nam tập trung triển khai nhiều giải pháp và kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ giáo viên và phụ huynh. Sở Giáo dục - đào tạo yêu cầu các đơn vị giáo dục và các địa phương tiến hành rà soát lại số lượng học sinh bỏ học trên cơ sở đó có giải pháp huy động các em trở lại trường; đồng thời huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nhà trường, các đơn vị kết nghĩa để giúp các em có điều kiện tiếp tục học tập. Ngành Giáo dục - đào tạo cũng yêu cầu ban giám hiệu các trường cần thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng quy chế, không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; tăng cường dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu kém và duy trì các lớp tự học ban đêm cho học sinh nội trú; không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số. Đáng chú ý, cần phát huy vai trò của Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động, quản lý sĩ số học sinh. Phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng như già làng, trưởng bản bàn và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và có kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh nội trú. 1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Theo thống kê của Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Nghệ An, huyện Quỳnh Lưu có có tỷ lệ học sinh bỏ học cao trong tỉnh. Năm 2012 - 2013, toàn huyện có 212 học sinh bỏ học. 31 Nguyên nhân chính dẫn đến học sinh Quỳnh Lưu bỏ học nhiều do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện đi lại không thuận lợi; đặc thù nghề đi biển cần nhiều lao động, trong khi đó thu nhập từ nghề cũng tương đối khá, cha mẹ học sinh vì lợi ích kinh tế trước mắt nên đã cho con nghỉ học để đi biển kiếm tiền. Trước tình trạng học sinh bỏ học sau hè gia tăng, nhà trường đã phân công giáo viên đến tận nhà vận động, tham mưu với chính quyền địa phương thành lập các đoàn đi tuyên truyền, thuyết phục. Để “giữ chân” học sinh đi học chuyên cần, nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ học sinh nghèo (đầu năm học 2012-2013 đã vận động được hơn 20 triệu đồng tặng 101 cặp sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn); mở các lớp phụ đạo học sinh yếu kém; khen thưởng giáo viên vận động nhiều học sinh trở lại trường. Đồng thời, chính quyền các xã phối hợp với nhà trường mở cuộc họp với cha mẹ học sinh bàn giải pháp vận động học sinh bỏ học trở lại trường và ngăn chặn học sinh bỏ học, duy trì sĩ số. Bằng nhiều giải pháp như: đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học; ưu tiên hỗ trợ học sinh nghèo; đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ lên lớp,… nhằm thu hút học sinh đến trường. Đối với những học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà trường chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, với cộng đồng xã hội để có sự hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất, giúp các em trở lại trường. Đối với những học sinh thuộc diện phải kiểm tra lại, đã theo cha mẹ đi làm ăn xa trong hè nên không biết lịch kiểm tra, các trường tổ chức cho các em kiểm tra đợt 2, đảm bảo quyền lợi cho học sinh,... 32 1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của một số địa phương trong nước nêu trên, có thể rút ra một số bài học để vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh tham khảo và học tập như sau: - Một là, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội cha mẹ học sinh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc vận động học sinh bỏ học trở lại trường, thành lập các quỹ khuyến học giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyên dương những tấm gương học sinh “nghèo vượt khó”, đạt kết quả cao trong học tập. - Hai là, các cấp chính quyền có sự chỉ đạo cụ thể cho các ban ngành đoàn thể, đưa việc tuyên truyền vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng chi bộ ở từng thôn - xóm, xã - thị trấn về việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương được đi học, về việc vận động học sinh trở lại trường. - Ba là, quy hoạch và phát triển mạng lưới trường học hợp lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học, thu hút học sinh đến trường. - Bốn là, có các biện pháp xử phạt đối với các gia đình không cho học sinh đi học; kỷ luật, cắt thi đua khen thưởng đối với những trường có tỷ lệ học sinh bỏ học cao. Tóm lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” lời dạy đó của Bác vẫn còn nguyên vẹn giá trị trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tiếp thu lời dạy của Người, ngành giáo dục - đào tạo ở nước ta phải nhanh chóng thực hiện được mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi 33 dưỡng nhân tài, tiến tới thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Việc nghiên cứu khái quát những vấn đề mang tính lý luận chung của công tác giáo dục Việt Nam với vấn đề học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh - Quảng Trị, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng đó. 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở VÙNG VEN BIỂN BÃI NGANG HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 2.1. Đặc điểm vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh - Quảng Trị 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Gio Linh là một huyện nhỏ của tỉnh Quảng Trị - một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Nằm trong khoảng 160 90’ - 160 93’ vĩ độ Bắc và 1060 28’ - 1600 31’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp biển có đảo Cồn Cỏ với vị trí quan trọng trong thế vươn ra biển, là địa điểm đánh bắt hải sản và là nơi trú ngụ của tàu thuyền khi gặp bão, phía bắc giáp huyện Vĩnh Linh, phía nam giáp thị xã Đông Hà, huyệnTriệu Phong và huyện Cam Lộ là bước đệm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phía tây giáp huyện Hướng Hóa và huyện Đa Krông là nơi cung ứng lương thực, thực phẩm tương đối lớn trong vùng. Nơi đây từng là bờ Nam của vĩ tuyến 17, chia đôi đất nước thành hai miền Bắc - Nam. Vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh bao gồm các xã Trung Giang, Trung Hải, Gio Hải và Gio Việt, nằm ở phía đông huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Với đường bờ biển kéo dài hơn 13km, chạy dọc phía đông của các xã theo hướng tây bắc - đông nam, có tiềm năng tự nhiên phát triển ngành khai thác hải sản và du lịch. * Địa hình Địa hình khu vực nghiên cứu được chia thành 2 nhóm dạng chính như: - Nhóm dạng địa hình được tạo thành do hoạt động của biển, bao gồm: thềm tích tụ và bãi biển tích tụ thuận lợi cho dân cư sinh sống cũng như phát triển các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp hay thủ công nghiệp. 35 - Nhóm dạng địa hình được thành tạo do hoạt động của biển - gió, bao gồm: đụn cát tích tụ, máng trũng thổi mòn và dải cồn cát phôi thai đang di động mang những đặc điểm bất lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, gây vùi lấp đồng ruộng, thu hẹp diện tích đất canh tác của người dân nơi đây. * Khí hậu Các xã ven biển bãi ngang huyện Gio linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 - 26 0C, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 1, 12 (khoảng 20 0C), nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 (trung bình từ 30 - 350C). Tổng lượng nhiệt năm trên 90000C, số giờ nắng trung bình đạt 1800 - 2000 giờ/năm. Độ ẩm không khí trung bình lớn hơn 85%; lượng mưa trung bình năm trên 2400mm/năm, mùa mưa bắt đầu vào tháng 8, kết thúc vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau, mùa mưa trùng với mùa bão gây lũ lụt, gập úng nhiều nơi, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến cuối tháng 7 đầu tháng 8, có 2 mùa gió chính là gió mùa Tây Nam gây khô nóng về mùa hạ gây ra hạn hán và cát di động gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế Theo số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm từ năm 2006 - 2011 8,7% (giai đoạn 2001 - 2005 bình quân đạt 8,5%), trong khi đó khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 21,8%; khu vực công ngiệp xây dựng tăng 4,8%; khu vực dịch vụ tăng 6,4%. Tổng thu nhập của các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh khoảng 112 tỷ đồng, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7 triệu đồng/người/năm. 36 Trong cơ cấu kinh tế năm 2012, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm ưu thế nhất là 63%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 20%, dịch vụ 3%, và các ngành khác chiếm 14%. Cơ cấu kinh tế của các xã ven biển bãi ngang đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác. Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh năm 2011 Khai thác thủy hải sản là ngành nghề chủ yếu của các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh. Về trồng trọt, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diện tích đất trồng trọt phân tán, chủ yếu trồng một số cây hoa màu vào vụ đông xuân như khoai lang, đậu, sắn, lạc, dưa hấu; về chăn nuôi chủ yếu là nuôi lợn và hầu hết chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình. 2.1.2.2. Đặc điểm về xã hội * Dân số và lao động Đến tháng 4/2012, tổng số dân của các xã ven biển bãi ngang của huyện Gio Linh là 13.129 người, với 3.011 hộ gia đình. Tốc độ gia tăng dân số trung bình 1,09%/năm. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60% dân số, số người trong độ tuổi từ 15 - 64 chiếm 55,7% dân số. Đây là nguồn 37 lao động dồi dào cho việc phát triển kinh tế địa phương. Nhìn chung, nguồn lao động có học vấn không cao, tay nghề còn thấp, số người chưa có việc làm khá cao. Lao động trong các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ nhỏ và không ổn định, chủ yếu là lao động thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch và làm thuê ở các tỉnh khác. * Chính sách xóa đói giảm nghèo Các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh thuộc nhóm nghèo nhất của huyện, tỷ lệ hộ nghèo ở năm 2011 là 21,1% và cuối năm 2012 là 18,1%. Huyện Gio Linh đã thực hiện chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo như: phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo tại cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ công; cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng cho người nghèo; ổn định và nâng cao đời sống của người nghèo; phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp các nhóm yếu thế và người nghèo đã phần nào làm giảm tỉ lệ hộ nghèo trong toàn vùng. 2.2. Thực trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 2.2.1. Đánh giá tổng quan về tình hình giáo dục tại vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh 2.2.1.1. Quy mô trường, lớp, giáo viên trên địa bàn huyện * Hệ thống trường lớp Từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2011 - 2012: Toàn vùng có 17 đơn vị trường học (tính đến năm học 2011 - 2012) trong đó có 8 trường mần non, 5 trường tiểu học, 4 trường trung học cơ sở và không có trường trung học phổ thông. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chịu sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của phòng Giáo dục và đào tạo. 38 Bảng 2.1. Biểu thống kê cơ sở vật chất của trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2008 - 2012 Năm học Tổng số (phòng) Phòng học Kiên cố Nhà xây cao tầng cấp 4 Bàn ghế Nhà tạm học sinh (cái) (cái) (phòng) (cái) 2007 – 2008 106 20 63 23 1.590 2008 – 2009 112 20 72 20 1.680 2009 – 2010 118 24 68 26 1.770 2010 – 2011 124 24 78 22 1910 2011 – 2012 130 38 62 22 2016 (Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh) Qua bảng thống kê cho thấy, huyện Gio Linh đã có sự đầu tư cơ sở vật chất cho các trường ở các xã ven biển bãi ngang ngày càng tăng lên. Số phòng học cao tầng tăng dần và phòng học nhà tạm giảm dần qua các năm, bàn ghế học sinh đầy đủ hơn. Đó là sự tạo điều kiện và đầu tư của Nhà nước với chương trình 135, các dự án cho các xã vùng III và chương trình kiên cố hóa trường lớp học theo QĐ 159/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Những năm qua, mạng lưới trường, lớp, bậc học đã được đầu tư xây dựng thuận lợi cho học sinh đến trường; các trường được xây dựng kiên cố, đảm bảo được quá trình dạy và học của học sinh; một số trường có khuôn viên trường học được quy hoạch cơ bản bảo đảm cho việc xây dựng nhà trường theo tiêu chuẩn quốc gia. Loại hình trường lớp tương đối phù hợp. Tuy nhiên, mạng lưới trường học còn mỏng, các trường mầm non chủ yếu dưới 10 nhóm, lớp/trường; tiểu học và trung học cơ sở chủ yếu dưới 15 lớp/trường, mỗi xã chỉ có 1 trường tiểu học chính, trong đó một vài thôn có 1 điểm học dành cho lớp mầm non chuẩn bị lên lớp một. Số trường trung học cơ sở rất hạn chế, mỗi một xã chỉ có 1 trường trung học cơ sở. Đặc biệt, các vùng biển bãi ngang chưa có trường trung học phổ thông nên các em phải đi 39 học ở các trường trên huyện, trên tỉnh cách nhà gần 20 cây số. Hiện nay hệ thống các trường mầm non và phổ thông toàn vùng vẫn còn gần 100 phòng học cấp 4 và nhà tạm bợ đã xuống cấp. Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, phần lớp phòng học còn tạm bợ, khuôn viên nhỏ hẹp, cảnh quan thiếu hấp dẫn; Sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, hệ thống cấp điện, cấp nước của nhiều trường còn thiếu và không đồng bộ, không đảm bảo ánh sáng và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy học, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí và rèn luyện chế chất. * Đội ngũ cán bộ giáo viên Cán bộ quản lý Ngành giáo dục huyện Gio Linh đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Số lượng cán bộ về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Đội ngũ quản lý các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông cơ sở trong toàn vùng có trình độ nghiệp vụ cao đẳng sư phạm và trung học hoàn chỉnh, đại học sư phạm tại chức, đại học sư phạm chính quy. Đại đa số hàng ngũ cán bộ quản lý được tham gia học các khóa sơ, trung cấp về nghiệp vụ quản lý trường học, lý luận chính trị. Với lòng nhiệt tình, yêu nghề và bằng kinh nghiệm vốn có cũng như tự học, tự nâng cao nghiệp vụ. Cụ thể: Tổng số cán bộ quản lí của các trường: 25 đồng chí Trong đó: Trình độ đại học chính quy và tại chức : 7 đồng chí Trình độ cao đẳng : 13 đồng chí Trình độ 12+2 : 4 đồng chí Trình độ THHC : 1 đồng chí Lao động quản lí là lao động trí tuệ và có tính tổng hợp vì bộ phận lao động này vừa vạch kế hoạch, vừa tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó, lại vừa tổng kết đánh giá thực tiễn công việc, để trên cơ sở đó 40 vạch ra kế hoạch mới. Vì vậy, đòi hỏi người quản lí phải có nghiệp vụ quản lý, phải được đào tạo qua trường lớp. Về điểm này, đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh còn hạn chế nên gặp không ít khó khăn trong công việc vì thiếu cơ sở lý luận. Đội ngũ giáo viên Tổng số cán bộ giáo viên trong năm học 2011 - 2012 của các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong các xã bãi ngang huyện Gio Linh là 257 người, với trình độ đào tạo như sau: Bảng 2.2. Biểu thống kê trình độ giáo viên của các trường mầm non, tiểu học và THCS ở các xã bãi ngang huyện Gio Linh năm học 2011 - 2012 Trình độ Tổng bậc học số Đại Chia ra trình độ nghiệp vụ Cao Trung 12+2 9+3 Sơ học đẳng cấp (TH) (THHC) cấp Mầm non 60 04 09 17 16 3 1 Tiểu học 100 12 69 20 4 THCS 97 21 75 6 (Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh) Về năng lực chuyên môn (xếp loại cuối năm học 2011 - 2012): 257 người Loại giỏi: 27% Loại khá: 32% Loại trung bình: 39,9% Loại yếu:1,1% chủ yếu là đội ngũ giáo viên tiểu học dạy mầm non. Phong trào tự học, tự bồi dưỡng được giáo viên quan tâm, 95% giáo viên tham gia tích cực bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2003 - 2007 và 2007 - 2011. Trong cơ chế thị trường, nhiều địa phương trong nước đã có hiện tượng “Thương mại hóa giáo dục”, việc duy trì kỷ luật, chuyên môn nghiêm túc là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và phổ cập giáo dục. Mặt 41 khác, đội ngũ giáo viên là người địa phương nên yên tâm công tác, ổn định đời sống. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, một bộ phận nhỏ đội ngũ giáo viên chưa an tâm công tác. Phong trào thi giáo viên dạy giỏi được các trường duy trì và hưởng ứng tích cực, có tác dụng thúc đẩy hoạt động chuyên môn ở mỗi trường. Từ năm 2005 đến nay, đã có 100% giáo viên đăng kí tham gia dạy giỏi cấp trường. Số giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường hàng năm đạt bình quân 25%. 2.2.1.2. Tình hình học sinh trên địa bàn Số lượng Với hệ thống trường lớp và đội ngũ cán bộ giáo viên như trên, thời gian qua số lượng học sinh các cấp học của 4 xã bãi ngang huyện Gio Linh được thống kê như sau: Bảng 2.3. Biểu thống kê số lượng học sinh các cấp ở các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh giai đoạn 2008 - 2012 Cấp Năm học Cấp tiểu học Cấp trung học Cấp THPT, mầm non cơ sở Bổ túc Lớp Học sinh Lớp Học sinh Lớp Học sinh Học sinh 2007-2008 25 613 51 1.633 40 1.623 755 2008-2009 26 634 52 1.675 41 1.662 767 2009-2010 26 645 53 1.707 42 1.698 789 2010-2011 27 677 54 1.731 43 1.714 791 2011-2012 28 693 55 1.752 44 1.738 812 (Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh) Trong giai đoạn 2008 - 2012, số lượng học sinh của các cấp học tăng nhưng không đáng kể. Trong đó, học sinh hệ ngoài công lập của mầm non và trung học phổ thông đã có hướng phát triển. Theo số liệu thống kê, trong năm học 2011 - 2012, số cháu đi nhà trẻ đạt tỷ lệ 13,2%; học sinh mẫu giáo đạt tỷ lệ 67,5%; học sinh tiểu học đạt tỷ lệ 98,1%; học sinh trung học cơ sở đạt tỷ lệ 95,2%; học sinh trung học phổ thông đạt tỉ lệ 78,0%. 42 Nhìn chung, các trường ở vùng biển bãi ngang của huyện Gio Linh đã huy động được thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh đến trường ở địa phương vẫn còn khá thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Số học sinh ở bậc trung học phổ thông trong vùng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số học sinh phổ thông của toàn huyện. Chất lượng Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở phát triển khá vững chắc. Về chất lượng chuyển lớp và tốt nghiệp hàng năm của cấp học tiểu học và trung học cơ sở khá cao và được giữ vững. Điều này, chứng tỏ ý thức học tập của học sinh bắt đầu được nâng cao, đội ngũ giáo viên đã có sự trao đổi chuyên môn, có tâm huyết với nghề, có sự quan tâm của nhà trường đối với việc tuyên truyền và vận động học sinh không bỏ lớp của địa phương. Năm học 2011 - 2012, có 372 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 98,85%; 418 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 96,24%; 171 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ 71,07%; 15 học sinh tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông đạt tỷ lệ 52,85% 43 Bảng 2.4. Tỷ lệ chuyển lớp, đỗ tốt nghiệp hàng năm của cấp tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2008 - 2012 Năm học 2007 – 2008 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 – 2011 2011 – 2012 Tỷ lệ chuyển lớp 98,45 98,5 97,5 96,9 95,6 Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99,4 99,7 99,5 97,4 98,5 (Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh) Tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp (đỗ tốt nghiệp) của cấp học tiểu học, trung học cơ sở hiện nay đạt được yêu cầu chung đạt từ 95% trở lên. Tuy nhiên chất lượng giữa các xã chưa được đồng đều, học sinh ở xã Gio Hải, Gio Việt có ưu điểm nhận thức nhanh và có nhiều thời gian học tập chính khóa cũng như tự học ở nhà hơn. Đối với học sinh xã Trung Giang một số các em có điều kiện và thời gian tự học ở nhà, còn phần lớn các em vùng Trung Giang và Trung Hải không có điều kiện và thời gian tự học ở nhà. Vì vậy, chất lượng của các xã có khoảng cách và sự chênh lệch nhất định. Bảng 2.5. Thống kê chất lượng học tập văn hóa của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở các xã bãi ngang huyện Gio Linh từ năm 2008 - 2012 Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Tổng số 3.337 3.405 3.445 3.490 Giỏi Số Tỷ lệ lượng 182 216 239 245 Khá Số Tỷ lệ % lượng 5,4 1098 6,3 1100 6,9 1170 7 1013 Trung bình Số Tỷ lệ % lượng 32,9 1991 32,3 1966 33,9 1877 29 2009 Yếu Số Tỷ % lượng lệ % 59,6 66 2,1 57,7 123 3,7 54,5 159 4,7 57,5 223 6,5 (Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh) Trong giai đoạn 2008 - 2012, chất lượng học tập văn hóa có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học sinh có học lực từ trung bình trở lên đạt từ 95% trở lên. Số học sinh đạt học lực khá, giỏi ngày càng tăng, học sinh yếu, kém chiếm tỷ lệ ít. 44 Đây là kết quả đáng mừng cho Sở giáo dục tỉnh nói chung và phòng giáo dục huyện nói riêng. Điều này càng khẳng định bước chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các xã bãi ngang còn nhiều khó khăn, đồng thời cũng nói lên sự cố gắng của riêng ngành giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục khi được đông đảo lực lượng xã hội tham gia. Sự phối hợp thực hiện trên sẽ tạo ra động lực cho công tác dạy học, hạn chế bớt những yếu kém, tiêu cực, khơi thông những mối quan hệ cần thiết như nhà trường - gia đình, nhà trường – xã hội nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học của huyện. Chất lượng học sinh giỏi có sự chuyển biến, học sinh có các phong trào học tập và rèn luyện, phong trào thi đua học tốt đươc đẩy mạnh. Mặc dù, hàng năm các trường phổ thông ở các xã bãi ngang huyện mới chỉ có hơn 10 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện trong đó có nhiều giải nhất về các môn văn hóa, thể thao nhưng cũng cho thấy sự cố gắng học tập của bản thân học sinh, gia đình và nhà trường của huyện Gio Linh. Nhiều môn học chất lượng học sinh giỏi bậc trung học cơ sở đạt cao như: Toán, vật lý, hóa, văn. Đến năm 2020, các xã phấn đấu tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, phù hợp với điều kiện và phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hướng tới xây dựng một xã hội học tập. 2.2.2. Xu hướng bỏ học của học sinh vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh * Tỉ lệ học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang Từ năm 2007 - 2012, tình trạng học sinh bỏ học ở các vùng biển bãi ngang của huyện như sau: Bảng 2.6. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang và tỷ lệ học sinh bỏ học nói chung của huyện Gio Linh giai đoạn 2008 – 2012 Năm 2008-2009 2009-2010 45 2010-2011 2011-2012 Tỷ lệ HS bỏ học ở vùng biển bãi ngang Tỷ lệ HS bỏ học nói chung của huyện 2.49 2.64 2.18 1.76 2.54 2.83 2.36 1.83 (Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh) Tỷ lệ bỏ học của học sinh vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh trong tổng số học sinh chung của toàn huyện là giảm dần qua các năm, từ 2,54% năm học 2007 - 2008 giảm còn 1,83% năm học 2010 - 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang lớn hơn so với tỷ lệ học sinh bỏ học của toàn huyện, khoảng cách chênh lệnh tỷ lệ bỏ học của học sinh các năm học về sau giảm dần. Để đánh giá được tình hình học sinh bỏ học tại vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh so với mặt bằng chung của huyện một cách chính xác hơn thì cần phải xem xét tỷ lệ bỏ học của học sinh vùng biển bãi ngang trong tổng số học sinh cả huyện. Trong tổng số học sinh của toàn huyện bỏ học, tình trạng học sinh bỏ học tại vùng biển bãi ngang vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn (trên 64% giai đoạn từ 2008 -2012). Mặt khác, khi so sánh với tổng số học sinh toàn huyện tỷ lệ học sinh bỏ học của vùng biển bãi ngang vẫn cao hơn nhiều so với các địa phương khác. Điều này chứng tỏ rằng học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển bỏ học nhiều hơn so với học sinh vùng thành thị. 46 * Tình hình bỏ học của học sinh vùng ven biển bãi ngang phân theo cấp học Bảng 2.7. Số học sinh bỏ học vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh phân theo cấp học giai đoạn 2008 - 2012 Năm học Tiểu học THCS THPT Tổng số 2008-2009 10 29 44 83 2009-2010 10 26 55 91 2010-2011 8 12 39 59 2011-2012 9 11 26 46 (Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh) Tổng số học sinh bỏ học tại vùng biển bãi ngang có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 83 học sinh năm học 2008 - 2009 xuống còn 46 học sinh năm học 2011 - 2012. Đây là dấu hiệu tích cực cho phòng giáo dục của huyện. Tuy nhiên, tình trạng học sinh bỏ học ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, trung bình trong mỗi năm học sinh bỏ học ở hai bậc trên chiếm tới 85% (trong tổng số học sinh bỏ học) của các xã bãi ngang huyện. Đặc biệt học sinh bỏ học cấp trung học còn chiếm trung bình tới 59% trong tổng số học sinh bỏ học trong mỗi năm học. Điều này có nhiều nguyên nhân. Trước hết, vùng ven biển bãi ngang nằm ở vùng sâu vùng xa của huyện Gio Linh, địa hình là các cồn cát điều kiện đi lại khó khăn, đặc biệt ở đây chưa có trường trung học phổ thông nên học sinh địa phương phải lên các trường trên huyện, trên tỉnh để học. Khoảng cách từ nhà đến trường quá xa (từ 15 đến 20 km), nhiều học sinh phải trọ lại để học. Vì vậy, việc học của những học sinh này càng khó khăn hơn. Tiếp đến, các bậc học càng cao hơn, chương trình học tập càng khó hơn, nhiều bài vở hơn, một số học sinh không theo kịp chương trình học càng lúc càng nặng nên chán nản và bỏ học. Ngoài ra, một lý do khiến cho càng học lên cao học sinh càng khó theo đuổi việc học đó là: khi học trung học cơ sở và trung học phổ thông thì những học sinh ở độ tuổi 47 này có thể giúp được bố mẹ làm việc phụ giúp gia đình, mà nghề biển là nghề nặng nhọc, cần nhiều nhân lực nên những học sinh này đã bỏ học theo cha làm nghề biển, một số học sinh nữ thì bỏ học vào miền Nam kiếm việc làm, phụ thêm thu nhập cho gia đình. * Tình hình bỏ học của học sinh vùng ven biển bãi ngang theo địa bàn cư trú trong tổng số học sinh bỏ học của toàn huyện Khi xem xét tình hình học sinh bỏ học theo địa bàn cư trú, số học sinh bỏ học ở các vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh chủ yếu tập trung ở hai xã Trung Giang và Gio Hải. Đây là hai xã thuộc chương trình 135 của Chính phủ, điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập của các ngư dân chủ yếu phụ thuộc vào ngành đánh bắt hải sản gần bờ, gia đình thường đông con (5 đến 6 con), kinh tế khó khăn, nên người dân vùng biển không đủ điều kiện để cho con em đến trường. Nhiều học sinh đã phải bỏ học từ rất sớm để tham gia lao động phụ giúp gia đình. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cuộc sống bấp bênh, người dân phải lênh đênh nơi “đầu sóng ngọn gió” để mưu sinh nên nhiều gia đình ngư dân không muốn cho con đến trường mà muốn con em sớm nối nghiệp đi biển, mau phụ giúp gia đình. Qua đây có thể thấy được đói nghèo là nhân tố quan trọng tác động đến việc bỏ học của học sinh. 48 2.2.3. 0Tình hình bỏ học của học sinh huyện Gio Linh so với mặt bằng chung của toàn tỉnh Quảng Trị Bảng 2.8. So sánh tỷ lệ học sinh bỏ học trên tổng số học sinh ở vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh và tỉnh Quảng Trị Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Vùng ven biển bãi ngang 2,54% 2,80% 2,23% 1,81% Tỉnh Quảng Trị 2,69% 2,04% 1,40% 1,0% (Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh quảng Trị; Phòng GD-ĐT huyện Gio Linh) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học trên tổng số học sinh của huyện ba năm học gần đây cao hơn so với tỉnh Quảng Trị. Tỷ lệ học sinh bỏ học của các xã so với tỷ lệ bỏ học chung của toàn tỉnh có mức chênh lệch khá lớn và tăng dần qua các năm. Năm học 2011- 2012, mức chênh lệnh về tỷ lệ bỏ học trong tổng số học sinh của các xã ven biển bãi ngang và tỉnh là 0,81%. Khi xét riêng cho học sinh vùng ven biển bãi ngang, tỷ lệ học sinh bỏ học vùng này của huyện trong tổng số học sinh vùng biển của huyện cũng cao hơn khi so với toàn tỉnh Quảng Trị. Khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ học sinh bỏ học vùng biển bãi ngang giữa huyện và mặt bằng chung của tỉnh tương đối cao. Năm học 2011- 2012, khoảng cách tỷ lệ bỏ học của học sinh vùng biển bãi ngang giữa huyện và tỉnh là 0,96%. Trường hợp học sinh bỏ học chủ yếu rơi vào đối tượng là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn và đa phần là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Qua các phân tích trên cho thấy, tình hình giáo dục của huyện Gio Linh vẫn còn nhiều khó khăn hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Do vậy, đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải có những giải pháp cụ thể để phát triển hệ thống 49 giáo dục của huyện, khắc phục dần tình trạng bỏ học của học sinh nếu muốn đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội của huyện. 2.2.4. Tình hình khắc phục thực trạng bỏ học của học sinh vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh * Tình hình giảm số học sinh bỏ học qua các năm Bảng 2.9. Số lượng giảm học sinh vùng ven biễn bãi ngang huyện Gio Linh bỏ học qua các năm Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2012-2012 Số lượng học sinh vùng ven biển bãi ngang giảm bỏ học Tỷ lệ giảm số học sinh bỏ học Tổng số học sinh bỏ học 83 11 29 13 7,97% 26,8% 14,5% 91 59 46 (Nguồn: Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh quảng Trị; Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025) Trong năm học 2008 - 2009, công tác khắc phục tình trạng bỏ học chưa đạt hiệu quả, số học sinh bỏ học vẫn tăng. Nhưng trong hai năm học gần đây, vấn đề khắc phục tình trạng học sinh bỏ học vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh đã có những nỗ lực đáng kể, số lượng học sinh bỏ học đã giảm dần. Năm học 2010 - 2011 số lượng học sinh bỏ học vùng biển bãi ngang đã giảm 29 học sinh so với năm học trước, đạt tỷ lệ giảm 26,8%. Để có được những kết quả trên là do sự quan tâm, phối hợp vào cuộc của tất cả các ban ngành đoàn thể và nhất là sự ủng hộ của toàn dân. Chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân thông qua các hình thức vận động, viết bài, động viên kịp thời những đơn vị, những cá nhân tích cực trong công tác phổ cập giáo dục. 50 Tuy nhiên, đến năm học 2011 - 2012, số lượng học sinh giảm bỏ học ít hơn hai năm trước, chỉ có 13 học sinh chiếm tỷ lệ 14,5%. * Tình hình giảm số học sinh bỏ học qua các năm theo từng cấp học Trong giai đoạn 2008 - 2012, công tác khắc phục tình hình học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang huyện đạt được kết quả tốt nhất ở cấp học trung học cơ sở. Nguyên nhân là vì, chính quyền địa phương và các trường trung học cơ sở trên địa bàn đa thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001 - 2010 được nêu rõ tại Ngị quyết số 41/2000/NQ-QH10 ngày 12/9/2000 của Quốc hội khoá X. Đồng thời, do ở tuổi này học sinh còn quá nhỏ để phụ giúp việc nhà và ra ngoài xã hội, còn quá nhỏ để tỏ ra bất mãn với môi trường xung quanh và đặc biệt đối với nhà trường. Vì vậy, việc tuyên truyền,vận động học sinh trung học cơ sở bỏ học đi học lại thuận lợi hơn, đạt kết quả tốt hơn; học sinh bỏ học giảm dần qua các năm, từ 5% năm học 2007 - 2008 tăng lên 52,17% năm học 2011 - 2012. Tuy nhiên, đối với cấp THPT, tỷ lệ giảm số học sinh vùng ven biển bãi ngang bỏ học lại giảm đi nhiều vào năm học 2011 - 2012 là 4,3% (so với năm học 2010 - 2011 là 24,2%). Nhìn chung, có thể thấy rằng, vấn đề khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh của huyện đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, ban, ngành có liên quan. Song để công tác khắc phục tình trạng bỏ học thu được kết quả tốt hơn, cần đánh giá được một cách cụ thể các nhân tố tác động đến tình hình bỏ học của học sinh nói chung và học sinh vùng ven biển bãi ngang nói riêng để từ đó đưa ra một hệ thống giải pháp hữu hiệu nhất nhất nhằm khắc phục tình trạng này. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Kết quả đạt được 51 Một là, tỷ lệ học sinh bỏ học của các xã bãi ngang huyện Gio Linh trong những năm qua được khắc phục đáng kể, nhiều học sinh bỏ học đã quay lại trường để tiếp tục quá trình học tập. Hai là, công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được củng cố vững chắc, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục trung học phổ thông được đẩy mạnh. Ba là, nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng của công tác giáo dục - đào tạo được nâng cao, huy động được sự tham gia của toàn xã hội trong việc chăm lo sự nghiệp trồng người. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện có hiệu quả. Bốn là, chất lượng giáo dục - đào tạo không ngừng nâng lên; tỷ lệ học sinh thi đậu vào Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho yêu cầu xây dựng và phát triển các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh ngày càng văn minh, giàu đẹp. Năm là, hệ thống trường lớp ở một số cấp học ở một số xã được kiên cố hóa. Các trường đẩy mạnh thi đua dạy tốt - học tốt và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. xây dựng cảnh quan sư phạm xanh sạch - đẹp. Sáu là, mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với công tác giáo dục - đào tạo nói chung và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học nói riêng được tăng cường. 2.3.2. Khó khăn, hạn chế trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh 52 - Nhiều gia đình không tạo điều kiện cho con cái đến trường ở các cấp học. - Mạng lưới trường học bố trí chưa thuận lợi, nhiều trường nằm cách xa địa bàn dân cư, giao thông đi lại khó khăn. - Nguồn lực tài chính phục vụ công tác giáo dục đã tăng dần qua các năm, nhưng vẫn còn hạn chế, đời sống của giáo viên còn khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhiều trường học vẫn còn chưa được kiên cố hóa. - Tình trạng học sinh tiếp thu bài kém, chán nản và bỏ học còn nhiều, đặc biệt ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. - Đội ngũ giáo viên còn mỏng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học. - Vai trò của chính quyền địa phương trong sự nghiệp giáo dục chưa được phát huy đúng mức. Một số tổ chức đoàn thể trong địa phương chưa làm tốt vai trò, chức trách nhiệm vụ của mình. 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang Quảng Trị 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Gia đình người dân có điều kiện kinh tế khó khăn không đủ điều kiện cho con đến trường. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tập, vẫn còn suy nghĩ, quan niệm nông cạn “Học biết ít chữ là được”, vì vậy họ thiếu quan tâm và buông lỏng việc học tập của con em mình. Với cách nghĩ “cái chữ không sinh ra cơm” hoặc “học rồi cũng phải bám biển” của ngư dân điều này gây khó khăn cho các thầy cô giáo vận động học sinh đến trường. Mặt khác, do gia đình chuyển nơi ở, đi làm ăn xa, học sinh trong độ tuổi phổ thông phải đi theo gia đình nên việc học của các em không được đảm bảo. Đây là một nguyên nhân diễn ra chủ yếu ở các xã ven biển bãi ngang 53 huyện Gio Linh. Vì nhiều hộ gia đình sau khi chuyển đi cũng tìm cách cho con đi học ở một trường khác nhưng các em vẫn bỏ học vì nhiều lý do: không làm quen được với môi trường mới, không theo kịp bạn bè do việc học bị phân tán trong quá trình gia đình chuyển nơi ở…hoặc gia đình không có hộ khẩu, các em không có giấy tờ tuỳ thân (giấy khai sinh), mất học bạ...nên buộc lòng phải bỏ học - Mạng lưới trường học bố trí chưa tạo điều kiện để học sinh các xã bãi ngang đến trường ở các bậc học. Đặc biệt, các xã bãi ngang chưa có trường trung học phổ thông. Hệ thống trường học và các trung tâm thiếu tính thống nhất, manh mún, chồng chéo nên vừa khó khăn cho công tác quản lý điều hành, vừa lãng phí trong đầu tư và bố trí đội ngũ. - Ở một số trường học còn quá khó khăn chưa đủ điều kiện nâng cao chất lượng dạy học, không phát huy được tinh thần ham học của các em. Nhiều trường tiểu học ở các xã còn hết sức nghèo nàn (trường lụp xụp, bàn ghế mục nát…), điều kiện dạy và học nhất là các trang thiết bị phục vụ việc tiếp thu bài giảng (dụng cụ thực hành) hầu như không có nên dẫn đến việc các em cảm thấy chán và xem việc học như là gánh nặng nên không muốn đến lớp. - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên không đồng bộ, chất lượng không đồng đều; số giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi ngày càng ít, thiếu hạt nhân tích cực trong các nhà trường. Chuyên môn chưa được nâng cao, vi phạm đạo đức lối sống, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của người thầy trong xã hội. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo hiệu quả chưa cao, tính hấp dẫn của nghề dạy học bị giảm sút nên không thu hút được học sinh xuất sắc và học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Do đó, số giáo viên có chuyên môn giỏi, đam mê và tâm huyết với nghề ngày càng ít, thiếu hạt nhân tích cực làm nòng cốt trong các nhà trường. Chế độ đãi ngộ, tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống của giáo viên. 54 - Do chương trình giảng dạy nâng cao về kiến thức, sách giáo khoa chưa phù hợp. Chương trình học của Bộ giáo dục đưa ra đối với học sinh phổ thông đang còn “nặng”. - Công tác điều tra thống kê để lập kế hoạch mở lớp xóa mù chữ, sau xóa mù chữ; kế hoạch huy động, tuyên tuyền thanh thiếu niên đi học; kế hoạch điều động giáo viên... tại các xã thực hiện chưa hiệu quả. Việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; phân công trách nhiệm và phân công phụ trách xã, thôn, duy trì thường xuyên sinh hoạt kiểm điểm đánh giá định kì được tổ chức thực hiện nhưng còn coi nhẹ, chỉ mang tính hình thức. - Các lực lượng đoàn thể trên địa bàn chưa phối hợp chặt chẽ cùng với nhà trường trong việc giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để các em an tâm học tập vượt khó đến trường. - Địa phương, xã hội chưa chấn chỉnh kịp thời những thanh niên hư hỏng đã ảnh hưởng đến tiêu cực, đến nhận thức về học tập của trẻ em. Nguyên nhân cho thấy nữa là địa phương, xã hội chưa ngăn chặn kịp thời nạn bỏ học đi làm ăn xa đối với học sinh trên địa bàn vẫn còn tiếp diễn. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Tâm lý tự ti, mặc cảm, xấu hổ với bạn bè đồng trang lứa. - Ham chơi, lười học, không có kỷ luật, không có ý chí vươn lên trong học tập, chấp nhận sự dụ dỗ lôi kéo của bạn bè, tâm lý của các em đang ở lứa tuổi 12 đến 16, đây là lứa tuổi dễ dao động nhất. - Ngoài thời gian đi học, các em còn phải đi làm thêm ở các tàu cá, bến cảng hoặc theo cha đi biển để kiếm thêm thu nhập, một số em khác tranh thủ thời gian nghỉ vào các ngày lễ, kỳ nghỉ hè để đi bán hàng rong hoặc đi giúp việc ở các khu bãi tắm để phụ giúp thêm thu nhập cho gia đình. - Đa số học sinh ở vùng bãi ngang huyện yếu ốm, bệnh tật và suy dinh dưỡng đã ảnh hưởng rất nhiều đến vệc học tập của các em. 55 - Quan niệm không coi trọng việc học đối với tương lai còn xuất hiện nhiều trong tâm lý của các học sinh vùng biển bãi ngang. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Tóm lại, việc nghiên cứu thực trạng khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh trong giai đoạn 2008 - 2012 là việc cần thiết để đánh giá khái quát những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Trên cơ sở đó, đề tài tiếp tục xác định những phương hướng và giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các xã bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 56 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC XÃ BÃI NGANG HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Quan điểm và định hướng cơ bản về việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học vùng biển bãi ngang 3.1.1. Quan điểm chung Một là, khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của gia đình mà trước hết là của bản thân học sinh. Tình trạng học sinh bỏ học ở các xã bãi ngang huyện Gio linh chịu nhiều yếu tố như: gia đình, nhà trường, xã hội và cộng đồng, bản thân học sinh. Do vậy, để khắc phục tình hình trên, đòi hỏi trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng tham gia. Sở Giáo dục - đào tạo cần tổ chức chương trình làm việc với huyện để thống nhất chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo và giao trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, cán bộ, đảng viên trong việc tuyên truyền, vận động học sinh tới lớp; quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn có nguy cơ bỏ học cao. Hai là, phát triển và nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục gắn với việc từng bước giảm dần và khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh. Đổi mới công tác quản lý chuyên môn, trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chủ động đánh giá đội ngũ, tạo động lực để giáo viên có điều kiện và có tâm với nghề nghiệp vì học sinh, vì chất lượng giáo dục. Tạo ra môi trường giáo dục cả về tinh thần và vật chất để học sinh phán khởi, hứng thú khi đến trường học tập. Ba là, khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh không phải trong một sớm, một chiều, mà nó là cả một quá trình thực hiện nhất quán tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến quyết định bỏ học của học sinh vùng ven biển bãi ngang. 57 3.1.2. Định hướng cơ bản * Định hướng chung Từ nay đến năm 2020, tập trung mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo các ngành học, cấp học; phát triển mạng lưới trường lớp trên cơ sở cơ cấu các ngành học, cấp học mang tính đồng bộ, phân bố cân đối và hợp lý theo vùng, miền; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công tác xoá đói giảm nghèo của huyện. Giai đoạn 2011- 2020 chủ yếu đi sâu vào nâng cao chất lượng dạy và học theo chuẩn Quốc gia và tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất. * Định hướng cụ thể Một là, xây dựng và thực hiện một số cơ chế chính sách cụ thể về hỗ trợ, khuyến khích phát triển giáo dục và quản lý các loại hình đào tạo, theo hướng đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục; chính sách ưu đãi về phát triển giáo dục cho vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, đồng bào dân tộc thiểu số. Hai là, tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Bố trí mạng lưới trường, lớp học hợp lý, đồng đều giữa các vùng; thành lập thêm một số trường học mới, ở những khu vực đông dân cư hiện đang thiếu, từng bước hiện đại hoá nhà trường để mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo, đảm bảo đủ điều kiện để con em trong độ tuổi ở tất cả các vùng đều được đến trường. Thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo. Ba là, đẩy mạnh hoạt động phổ cập giáo dục; củng cố vững chắc thành quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tích cực thực hiện phổ cập giáo dục trung học. 58 Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của học sinh; coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khoá, tránh nhồi nhét, học vẹt; thực hiện nội dung giáo dục toàn diện các mặt đức, trí, thể, mỹ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Năm là, tiếp tục phát triển giáo dục mầm non. Sáu là, chấn hưng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Bảy là, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo; Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07NQ/TU ngày 20/4/2007 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 - 2015; phát huy năng lực và hiệu quả đào tạo của các trường chuyên nghiệp để tăng chất lượng nguồn lao động của tỉnh, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tám là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo; chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, thiết lập kỹ cương, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong các cơ sở giáo dục - đào tạo. 3.2. Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Gio Linh đến năm 2020 Thứ nhất, tiếp tục thực hiện Quyết định 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015. Đến năm 2015 phấn đấu: huy động 80% trẻ em dưới 6 tuổi đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ lên 35%; tỷ lệ trẻ 3 đến dưới 6 tuổi được học mẫu giáo 85%, trong đó 100% trẻ 5 đến dưới 6 tuổi được học mẫu giáo, chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho các cháu vào lớp 1; hạ thấp tỷ lệ bình quân trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 7% (vào năm 2015) và dưới 4,5% (vào năm 2020). Tăng tỉ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên 65% ; Đạt chuẩn phổ 59 cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015 và được củng cố vững chắc vào năm 2020. Thứ hai, huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, duy trì tốt số trẻ trong độ tuổi ở các trường tiểu học, tránh bỏ học giữa chừng, đến năm 2015 toàn huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, 70% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 50% đạt chuẩn mức độ 2; Tổ chức tốt nội dung dạy học buổi 2 theo hướng nhẹ nhàng, hiệu quả, có 100% số học sinh được học 2 buổi/ngày; 100% số học sinh lớp 3 được học Tiếng Anh (4 tiết/tuần); khuyến khích triển khai chương trình làm quen tiếng Anh từ lớp 1 ở những nơi có nhu cầu và có điều kiện. Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hạn chế tối đa học sinh bỏ học. Có 50% - 65% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, tăng tỉ lệ học sinh học 2 buổi /ngày lên 40%. Thực hiện tốt công tác phân luồng từ trung học cơ sở, hàng năm phấn đấu có 10% đến 15% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề dài hạn và trung cấp chuyên nghiệp; Tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, học nghề dài hạn lên 95%, trong đó có 80% học trung học phổ thông. Đến năm 2015 có 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Tỉ lệ học sinh tham gia dự thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm lên 45%. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học vào năm 2015. Thứ ba, tạo điều kiện cho những người khuyết tật, trẻ lang thang cơ nhỡ, những người lầm lỗi, … được học tập, giúp đỡ họ hoà nhập và tái hòa nhập cộng đồng. Phát triển các lớp đào tạo ngoại ngữ và tin học ứng dụng đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ - tin học cho nhân dân trong thời kỳ hội nhập. Tăng cường quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng loại hình liên kết đào tạo theo phương thức “vừa làm - vừa học”. Tích cực củng cố và hoàn thiện hệ thống trung tâm học tập cộng đồng, đến năm 2020 có 50% trung tâm học tập cộng đồng hoạt 60 động có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. 3.3. Giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học cho học sinh vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 3.3.1. Đối với bản thân học sinh Một trong những nguyên nhân tác động đến quyết định bỏ học của học sinh là do bản thân học sinh đó học kém, lười học, vi phạm kỷ luật và tâm lý coi nhẹ việc học tập của bản thân đối với tương lai. Vì vậy, bản thân mỗi học sinh phải: Một là, phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với tương lai bản thân Để có thể cải thiện được thành tích học tập của bản thân, thì trước hết các em phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó mới có những nỗ lực nhất định trong học tập. Ngoài việc học tập trên lớp, các em cần rèn luyện cho mình thói quen học tập ở nhà, sắp xếp thời gian học tập hợp lý bên cạnh việc giúp đỡ gia đình. Bên cạnh đó, chính các em cũng cần giải thích cho gia đình về tầm quan trọng của việc học, để gia đình có thể tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình theo đuổi việc học. Hai là, xóa bỏ tâm lý học vừa đủ Một bộ phận học sinh vẫn còn tư tưởng học vừa đủ, chỉ cần biết chữ là đủ, nên không có ý chí tiếp tục học nữa, khi đó sẽ có hiện tượng ở nhà đi làm kiếm thêm thu nhập cho gia đình và coi đồng tiền là trên hết. Các em cần có tư tưởng làm việc kiếm tiền phụ giúp cho ba mẹ là quan trọng nhưng việc học còn quan trọng hơn vì chính học tập là con đường để thoát nghèo. Ba là, biết lắng nghe sự giáo dục, dạy bảo của gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành một con người có nhân cách, tránh bị dụ dỗ của kẻ xấu. 61 Bốn là, chia sẻ với người thân, bạn bè, thầy cô những khó khăn mình đang mắc phải để có được cách giải quyết phù hợp nhất. Năm là, tham gia tích cực trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn thể của địa phương, trường học. Sáu là, lập thời khóa biểu, sắp xếp hợp lý việc học và việc phụ giúp gia đình đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. 3.3.2. Giải pháp đối với gia đình Gia đình là chủ thể đầu tiên trong việc thực hiện chăm sóc và giáo dục học sinh, là nhân tố chính ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinh vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh. Các xã ven biển bãi ngang huyện Gio Linh là các xã nghèo của huyện, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào ngành đánh bắt hải sản gần bờ, gia đình thường đông con (5 đến 6 con), kinh tế khó khăn, ngư dân vùng biển suốt ngày phải bám biển để kiếm miếng cơm manh áo hàng ngày nên không đủ điều kiện để cho con em đến trường, nhiều học sinh đã phải bỏ học từ rất sớm để tham gia lao động phụ giúp gia đình. Một số phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về việc lợi ích của việc học nên còn xem nhẹ. Vì vậy, để khắc phục tình trạng học sinh các xã ven biển bãi ngang bỏ học như hiện nay, đối với gia đình cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Một là, cần nhìn nhận đúng đắn về lợi ích và giá trị mang lại của giáo dục đối với tương lai con trẻ, đặc biệt đối với người mẹ. Điều đó, bước đầu để trẻ vào nhà trường, vào xã hội được dễ dàng, thuận lợi. Gia đình không nên ỷ lại vào nhà trường mà vẫn phải theo dõi, kiểm tra con cái thường xuyên, quan tâm đến việc học tập của con trẻ, không vì một lý do nào đó mà tước đi quyền học tập của con mình. Hai là, các bậc cha mẹ cần phải sớm hình thành cho con có thái độ và tư tưởng học tập đúng đắn, học tập để có cuộc sống tốt đẹp hơn thế hệ của họ. 62 Ba là, không cho con cái bỏ học để đi làm biển, lao động phụ giúp gia đình, cần tạo điều kiện để con cái đến trường học tập. Làm biển là công việc chính đem lại nguồn thu nhập cho gia đình ở các xã ven biể bãi ngang huyện Gio Linh. Vì cuộc sống khó khăn, vì làm biển nặng nhọc và cần nhiều nhân lực nên nhiều gia đình đã cho con học nghĩ học, bỏ học tạm thời theo cha đi biển. Thời gian đi biển càng lâu càng làm cho các em thiếu hụt đi lượng kiến thức càng nhiều, không theo kịp bạn bè, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Do vậy, để có thể tạo điều kiện cho con cái theo đuổi việc học, gia đình nên để cho các em ở nhà và tạo điều kiện cho các em đến trường. Bốn là, cần phải quán triệt thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Kế hoạch hóa gia đình tốt sẽ góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân. Năm là, đầu tư phát triển kinh tế biển, kinh tế hộ gia đình hiệu quả hơn để cải thiện kinh tế gia đình thông qua việc đầu tư vốn để mua sắm, trang bị tàu thuyền, máy móc có công suất lớn để vươn khởi, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp sang những nghề có thu thập cao, ít đầu tư vốn, cơ giới hóa vào đồng ruộng như mô hình máy cấy mạ khay; đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao như ớt, khoai tây Hà Lan, lạc giống mới vào sản xuất; phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. 3.3.3. Giải pháp đối với nhà trường Nhà trường, một lực lượng giáo dục rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của học sinh, vấn đề khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của trường. Hiện nay, hệ thống trường học ở các xã ven biển bãi ngang còn rất mỏng, cơ sở vật 63 chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng dạy học... Vì vậy, trong thời gian tới, các trường tại địa phương cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Thứ nhất, cần thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Nói không với hiện tượng học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn”, không thể để cho các em vì nghèo mà thất học. Cần rà soát lại những chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh nghèo, bổ sung những ưu đãi mới, có những giải pháp vận động nguồn tài chính cho học sinh nghèo, thực hành tiết kiệm để dành tiền cho học sinh nghèo, đẩy mạnh phong trào từ thiện trong các nhà trường, vận động những học sinh khá giả giúp đỡ bạn nghèo. Cần có chính sách cho những gia đình nghèo vay vốn cho con học phổ thông, cũng như có các quy định “xử phạt” những trường, địa phương để học sinh phải bỏ học vì nghèo. Đối với những địa phương khó khăn, cần điều tra khảo sát và xin nhà nước hỗ trợ kinh phí. Thứ hai, nhà trường cần phối hợp với cơ quan công an xã, các tổ chức đoàn thể: Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, đến từng gia đình học sinh bỏ học hoặc có ý định bỏ học khuyến khích, động viên bản thân các em và gia đình để các em có thể quay lại trường học. Xây dựng các tổ chức hoạt động mang tính xã hội trong nhà trường như: chương trình “Vòng tay bè bạn”, “Đôi bạn cùng tiến” do Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đảm nhiệm; xây dựng quỹ tình thương (giúp đỡ kịp thời các em gặp hoạn nạn, ốm đau, bị thiên tai có thể phải bỏ học) do Chi hội chữ thập đỏ đảm nhiệm; xây dựng quỹ khuyến học (khuyến học khuyến tài, giúp các em vượt khó học tập) do Chi hội khuyến học đảm nhiệm. Thứ ba, quy hoạch mạng lưới trường lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng biển bãi ngang đến trường. Tổ chức các trường lớp bán trú, nội trú cho những học sinh ở vùng sâu vùng xa, vùng ven biển. Cần vận động các cá 64 nhân, tổ chức tài trợ học bổng, giúp các em có bảo hiểm y tế, có đầy đủ quần áo, sách vở để đi học. Thứ tư, ổn định đời sống để giáo viên an tâm công tác: nhà công vụ, chính sách thu hút Đảng và Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cụ thể hơn chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với đội ngũ các thầy, cô giáo người làm công tác quản lí, chỉ đạo giáo dục - đào tạo, để đội ngũ này yên tâm và đầu tư công sức chỉ đạo tốt công tác giáo dục - đào tạo. Hỗ trợ cho những giáo viên mạnh dạn nhận dạy học sinh yếu, kém. Có chính sách khen thưởng, động viên các thầy cô có thành tích trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, thì cũng cần có chính sách với các thầy cô có thành tích trong việc bồi dưỡng học sinh yếu kém. Thứ năm, phân loại học sinh ngày từ đầu năm học, bàn giao chất lượng học sinh từ lớp dưới lên lớp trên, từ cấp dưới lên cấp cao hơn để nắm bắt chất lượng học sinh, tổ chức giảng dạy nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Thứ sáu, giáo viên phải kịp thời nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh của mình giảng dạy để có những đề xuất phù hợp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải lên danh sách những học sinh có nguy cơ bỏ học (có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học kém) phân nhóm để có biện pháp phù hợp giúp đỡ các em. Đồng thời, giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp, dạy học theo hướng tích cực, lên lớp có đồ dùng dạy học, thực hành trực quan sinh động để gây hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh, kiểm tra, đánh giá công bằng chính xác có hiệu quả nhằm khuyến khích các em học tập. Thứ bảy, thực hiện đồng bộ các phong trào thi đua về các mặt như: tổ chức sinh hoạt Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phong phú, có chủ đề trong năm học, kế hoạch hàng tuần, hàng tháng dưới hình thức vừa vui vừa học, vừa thi đấu vừa học tập để các em phát huy được năng lực sở trường của mình. Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa phải có sự hấp dẫn, phù hợp 65 với thực tế, khả năng của các em, nhẹ nhàng tạo cho các em ham tìm hiểu. Tổ chức tốt và thường xuyên phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường (dạy tốt, học tốt). Giữ gìn phong trào thi đua học tập, rèn luyện giữa các tổ, giữa các lớp, hàng tuần có đánh giá tổng kết dưới cờ. Thứ tám, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội Cần tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Cụ thể cần có một sự phối hợp chặt chẽ, có chiều sâu giữa: Ban giám hiệu - giáo viên chủ nhiệm - cha mẹ học sinh - chính quyền địa phương, đoàn thể địa phương để tất cả những học sinh có biểu hiện sa sút về học tập hoặc vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật phải được quản lý và có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục ngay từ đầu. 3.3.4. Giải pháp từ phía xã hội và cộng đồng Xã hội và cộng đồng là những nhân tố tác động sâu sắc đến việc học sinh bỏ học. Ở các xã ven biển bãi ngang hiện nay, vai trò của chính quyền địa phương trong sự nghiệp giáo dục chưa được phát huy đúng mức, công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đã được thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả tốt, một số tổ chức đoàn thể xã hội còn đứng ngoài cuộc. Vì vậy, trong thời gian tới huyện Gio Linh cần thực hiện tốt các giải pháp sau Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục ở cơ sở, cấp ủy và chính quyền địa phương phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo sâu sát theo chương trình, nội dung đã được hoạch định, đồng thời phải chăm lo xây dựng các tổ chức Đảng trong trường học, phát triển đội ngũ đảng viên giáo viên đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đủ sức đảm nhận vai trò lãnh đạo trực tiếp nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Hai là, Đảng bộ chính quyền của huyện cần chỉ đạo các xã, các cơ quan ban ngành đề ra biện pháp cụ thể của từng ngành, từng xã, phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức xã hội đối với các thành viên của mình, cụ thể đó là: 66 Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi.... Ba là, các tổ chức xã hội cần có biện pháp cụ thể để các thành viên của Hội có trách nhiệm trong việc tuyên truyền vận động nhân dân đưa con em ra lớp đi học phổ thông, bổ túc văn hóa, các thành viên cần am hiểu, quyết tâm thực hiện hiệu quả và để phụ trách 1 thôn cụ thể của xã mình, tổ chức họp dân hàng tháng tuyên truyền vận động cho nhân dân hiểu vai trò quan trọng của giáo dục đối với con em mình. Phải có biện pháp hỗ trợ đối với những gia đình khó khăn. Đồng thời, sau khâu tuyên truyền cần phải tiến hành việc kí cam kết giữa chính quyền huyện với xã, với thôn, giữa các ngành với địa phương, giữa các thôn và các ngành, các thôn với các hộ gia đình, giữa các tổ chức xã hội với các thành viên của mình tại các thôn về việc đi học và đối với người trong độ tuổi phổ cập. Bốn là, xây dựng quỹ hỗ trợ về giáo dục cho những vùng khó khăn, vận động các nguồn quỹ để mua các dụng cụ “xây dựng các góc học tập”: cần tranh thủ các nguồn kinh phí của cấp trên, cũng như chủ động phát huy nội lực của mình, thành lập quỹ giáo dục, hội khuyến học của địa phương để vừa để hỗ trợ xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất cho giáo dục, vừa hỗ trợ cho những học sinh khó khăn đi học, tạo nguồn động viên thiết thực, kịp thời cho các em. Năm là, Nhà nước và địa phương cần xây dựng kế hoạch để mở rộng hệ thống trường phổ thông, trường dạy nghề phù hợp, phát triển hệ thống giao thông thuận lợi với đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục: Nghị quyết TW2 (khóa VIII) khẳng định: “Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” và chỉ rõ: “Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo môi trường lành mạnh ở mọi nơi, trong 67 từng cộng đồng, từng tập thể”. Thông qua việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 90/NQ-CP của Chính phủ về phương hướng và chủ truơng xã hội hóa giáo dục. Đối với các xã bãi ngang huyện Gio Linh, cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục hơn nữa để phát huy nội lực của toàn dân, tranh thủ sự quan tâm của các cấp ngành để phát triển sự nghiệp giáo dục và làm tốt công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Bảy là, xây dựng kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, gắn với chương trình kế hoạch hóa gia đình, triển khai thực hiện pháp lệnh dân số, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng khu dân cư văn hóa, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Nâng cao nhân tố con người là vấn đề trọng yếu trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Từ những quan điểm trên chúng ta có thể thấy rằng, sự nghiệp giáo-dục đào tạo có vị trí hết sức quan trọng và có vai trò hết sức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước cũng như trên toàn thế giới. Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ở vùng ven biển nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, với xu thế hướng ra biển của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng như hiện nay. Hiện trạng học sinh bỏ học ở các vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đang là vấn đề bức xúc. Tình trạng học sinh bỏ học sẽ ảnh hưởng tới tương lai của mỗi cá nhân, trình độ dân trí của cộng đồng, và sự phát triển của các vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh nói riêng và toàn huyện nói chung. Tuy vậy, hiện nay, tình trạng học sinh bỏ học tại vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh đặc biệt là học sinh ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông vẫn còn nhiều. Điều này đặt ra một yêu cầu bức thiết cho các ban ngành liên quan đến công tác giáo dục. Do vậy, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp để giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh là một việc làm rất quan trọng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các xã bãi ngang huyện Gio Linh hiện nay. 69 Đề tài về cơ bản đã giải quyết được mục đích, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra và đồng thời đã đưa ra được một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh hiện nay. Một vài kiến nghị đối với huyện Gio Linh nói chung và các xã bãi ngang của huyện nói riêng trong công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học hiện nay. - Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo để giúp các hộ gia đình ở vùng biển bãi ngang cải thiện đời sống. - Có biện pháp xử phạt đối với những gia đình không cho con em đi học như: phạt tiền, dùng sức mạnh của đoàn thể, chính quyền nơi cư trú hay cán bộ xã không được quyền cho con em bỏ học. Ngoài ra, các chính sách cho hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển khi xem xét đến phải đặt điều kiện đầu tiên là có con đi học. - Có chính sách hỗ trợ cho các thành viên tham gia công tác vận động trẻ đến trường, vận động học sinh bỏ học đi học lại đạt kết quả tốt. - Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thông qua những hội thảo phòng chống tình trạng học sinh bỏ học. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng việt 1. Phạm Thanh Bình,“Về nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học”, Viện Nghiên cứu giáo dục. 1992. 2. Chỉ thị 61/CT-TW của Bộ Chính trị ”Về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS”. 3. Chiến lược: Phát triển giáo dục 2011 – 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. 4. Jonh Dewey – Phạm Anh Tuấn dịch, Dân chủ và giáo dục, NXB Trí thức, Hà Nội, 2008. 5. Dự báo các nhân tố tác động đến xu thế phát triển về giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020, Sở giáo dục và đào tạo Quảng Trị, 2010. 6. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.77, 1996. 7. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 88, 2001. 8. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.77, 2011. 9. Đề án: Quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. 10. Nguyễn Thị Thu Hiền “Thực trạng và các giải pháp vấn đề bỏ học của học sinh trung học cơ sở”, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, TP Hồ Chí Minh, 2008. 11. Hồ Thiệu Hùng, “Vấn đề lưu ban, bỏ học ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Viện Nghiên cứu giáo dục - 1992 . 71 12. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 13. Nguyễn Văn Luật, “Một số giải pháp quản lý nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bỉnh Phước”, Luận văn thạc sĩ giáo dục, 2006. 14. Lý luận quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trường THCS, tập 2, trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh, 2003. 15. C.Mác - Ph.Ăngghen Toàn tập, Tập 47, NXB Chính trị Quốc gia. 2000. 16. C.Mác Phri-đrích Ăngghen tuyển tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội.1984, 17. Đặng Văn Minh, “Khảo sát tình hình lưu ban, bỏ học của học sinh 2 trường vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh”, Viện Nghiên cứu giáo dục, năm 1992. 18. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 19. Lê Thị Bích Ngân, “Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum”, Luận văn thạc sĩ giáo dục, 2011 20. Nguyễn Thị Nghĩa,“Học sinh bỏ học: cần sự quan tâm của chính quyền”, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT, 2010. 21. Nghị quyết số 07/2007/NQ-TU ngày 20/4/2007 của Tỉnh uỷ Quảng Trị về Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 - 2015. 22. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 23. Phòng thống kê huyện Gio Linh, Niên giám thống kê huyện Gio Linh năm 2011, Quảng Trị, 2012 24. Phòng GD – ĐT huyện Gio Linh, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008, 2008 – 2009, 2009 – 2010, 2011 – 2012, Quảng Trị. 72 25. Phòng GD – ĐT huyện Quỳnh Lưu, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012, Nghệ An. 26. Sở GD – ĐT tỉnh An Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2011 – 2012, An Giang 27. Sở GD – ĐT tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tổng kết năm học 2011 – 2012, Quảng Nam. 28. Tạp chí Thế giới trong ta – số 74+75 năm 2008-Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam. 29. Mai Phú Thanh, “Thực trạng học sinh lưu ban, bỏ học tại thành phố Hồ Chí Minh đầu năm học 2007 – 2008”, Tài liệu hội thảo: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay, TP Hồ Chí Minh, (2008) 30. Trần Đình Thức, tham luận “Biện pháp chống học sinh bỏ học”, Giáo viên trường THCS Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. 31. Thái Duy Tuyên, “Hiện tượng lưu ban, bỏ học: Thực trạng, nguyên nhân, vấn đề và biện pháp”, Viện Nghiên cứu giáo dục, 1992. 32. UBND huyện Gio Linh, Báo cáo tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội, Quảng Trị, (2011). 33. V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 38. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 2005. B. Tài liệu từ internet 1. www.quangtri.edu.vn 2. www.google.com.vn 3. www.quangtri.gov.vn 4. www.tuoitre.com.vn 73 [...]... được Nhiều học sinh học đến tiểu học là bỏ học theo cha bám biển 1.2.3 Nội dung khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học được hiểu chính là việc duy trì hoặc tăng tỷ lệ học sinh đến lớp, giảm tối thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học Vấn đề cấp bách hiện nay của việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học vùng biển bãi ngang là tìm cho được giải pháp tối ưu,... vấn đề học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh - Quảng Trị, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng đó 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở VÙNG VEN BIỂN BÃI NGANG HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 2.1 Đặc điểm vùng ven biển bãi ngang huyện Gio Linh - Quảng Trị. .. vẫn tăng và thật sự đáng “báo động” Tính đến tháng 12 năm 2010, số lượng học sinh trung học cơ sở bỏ học là 63.729 học sinh 1,3% và ở học sinh trung học phổ thông là 50.309 học sinh chiếm 1,96 % Các tỉnh có số lượng học sinh bỏ học nhiều là: An Giang với 17.000 học sinh, Trà Vinh gần 7000 học sinh; trong đó số học sinh bỏ học ở cấp trung học cơ sở là 8800 em ở An Giang, 5500 em ở Trà Vinh và tại Kiên... Trong số học sinh bỏ học giữa chừng hàng năm của cả nước, học sinh ở các vùng biển bãi ngang chiếm số lượng lớn Đây là vấn đề nhức nhối, chưa có giải pháp khắc phục Có nhiều nhân tố ảnh hưởng và gây ra hiện tượng bỏ học của học sinh vùng biển bãi ngang: - Điều kiện tự nhiên là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến vấn đề học sinh bỏ học ở vùng biển bãi ngang hiện nay Nếu điều kiện tự nhiên ở các vùng ven biển bãi... làng, trưởng bản bàn và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và có kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh nội trú 1.3.3 Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Theo thống kê của Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Nghệ An, huyện Quỳnh Lưu có có tỷ lệ học sinh bỏ học cao trong tỉnh Năm 2012 - 2013, toàn huyện có 212 học sinh bỏ học 31 Nguyên nhân chính dẫn đến học sinh Quỳnh Lưu bỏ học nhiều... 2008, tỷ lệ bỏ học của học sinh cấp trung học cơ sở chiếm tới 7,8% tổng số học sinh cấp học này, tỷ lệ bỏ học ở cấp trung học phổ thông còn cao hơn nhiều (19,31%) Trước tình hình trên, ngày 19-5-2008, Tỉnh ủy An Giang ra chỉ thị số 30/CT.CU về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học Sở Giáo dục - đào tạo cũng đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp hạn chế học sinh bỏ học Qũy... Học sinh rời trường sớm trước khi kết thúc năm học cuối của giai đoạn giáo dục mà học sinh đó được tuyển vào” 19 Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra quy định học sinh bỏ học là học sinh có trong danh sách của trường, nhưng đã tự ý nghỉ học quá 45 buổi, tính đến thời điểm báo cáo Học sinh bỏ học đồng nghĩa với việc các em không tiếp tục đi học Tình trạng bỏ học của học sinh gồm các dạng sau: học sinh bỏ. .. nói, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở vùng ven biển hiện nay là việc làm khá bức bách, cần phải có giải pháp đồng bộ, sự kết hợp mạnh mẽ giữa gia đình, nhà trường và trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng lực của toàn xã hội 29 1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh 1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh An Giang An Giang là địa phương có số học sinh bỏ học cao... không tham gia vào các hoạt động trên lớp và chỉ mong hết giờ Đối tượng này chính là đối tượng “tiền bỏ học Học sinh bỏ học có thể chia ra làm hai loại Một là, bỏ học “tích cực” nếu học sinh bỏ học để đi học nghề hoặc tiếp tục học bổ túc; Hai là, bỏ học “tiêu cực” nếu học sinh bỏ học để đi chơi la cà, bám vào cha mẹ, phá phách xóm giềng…, có thể sẽ xảy ra tình trạng xấu hơn nữa: trở thành “con nghiện”... thiện tình hình học sinh bỏ hoc 1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam Tình hình học sinh ở Quảng Nam bỏ học nhiều, chủ yếu xảy ra vào đầu năm học và thời điểm sau Tết Nguyên đán hằng năm Theo số liệu thống kê 30 chưa đầy đủ của Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh, từ đầu năm học 2012 - 2013 đến nay, toàn tỉnh có gần 1.500 học sinh bỏ học giữa chừng, trong đó chủ yếu là học sinh cấp trung học phổ thông (1.080

Ngày đăng: 28/09/2015, 12:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan