Khủng hoảng kinh tế đông á- bài học cho kinh tế Việt Nam.doc

24 773 7
Khủng hoảng kinh tế đông á- bài học cho kinh tế Việt Nam.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khủng hoảng kinh tế đông á- bài học cho kinh tế Việt Nam

Trang 1

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐÔNG Á- BÀI HỌC CHO KINH TẾ VIỆT NAM

A LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế thế giới đang trải qua một giai đoạn suy thoái mới, mà nguyên nhân chính của nó là do sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ dẫn đến sự suy yếu của đồng Dollar khủng hoảng giá lương thực và giá dầu Nền kinh tế đầu tàu của mỹ suy giảm kéo theo đó là sự suy yếu của đồng Dollar đã làm cho nền kinh tế các nước phát triển, cũng như đang phát triển dường như chững lại Ngay cả những nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh như Aán Độ, Inđônêxia, Việt Nam … cũng đang chững lại theo Thêm vào đó là sự khủng hoảng lương thực và nhiên liệu chủ yếu là xăng dầu đã làm cho nền kinh tế của nhiều nước phụ thuộc vào giá nhiên liệu nhập khẩu lâm vào tình trạng khó khăn Tâm lý của một đại bộ phận nhà đầu tư và người dân hoang mang, chính điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới giảm Liệu nền kinh tế thế giới có lâm vào một cuộc khủng hoảng mới hay không? Khủng hoảng kinh tế thế giới lần này sẽ có tác dụng ra sao đối với nền kinh tế thế giới và nền kinh tế việt nam? Đặc biệt là khi chúng ta hội nhập thì một triệu chứng nhỏ của nền kinh tế các nước trong khu vực và thế giới sẽ ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế Việt Nam Trên cơ sở những thực trạng nội tại của nền kinh tế hiện nay, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Aù và bài học kinh nghiệm rút ra Mục tiêu của bài viết là nghiên cứu và tìm hiểu thêm những vấn đề từ cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Aù và bài học kinh nghiệm từ đó chúng ta có thêm một bài học để có thể đối phó với tình hình kinh tế hiện nay Bằng các phương pháp thống kê, phân tích … nhóm chúng tôi sẽ đưa ra những đánh giá cụ thể về những diễn biến và tình hình cụ thể cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.

CHƯƠNG I KHỦNG HOẢNG KINH TẾ- NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN I Khủng Hoảng Kinh Tế

1 Khái Niệm Khủng Hoảng Kinh Tế

Dựa trên thực tế phát triển của nền kinh tế thế giới nhất là trongkhoảng 200 năm trở lại đây khi mà nền kinh tế của các nước trên thế giới có sự phụ thuộc vào nhau rất lớn thì người ta thấy rằng khi nền kinh tế của một nước xấu đi thì nó ngay lập tức tác động dây chuyền đến tất cả các nước Do đó đánh giá nên kinh tế một đất nước đang ở giai đoạn nào? Liệu có suy thoái

Trang 2

hay không có ảnh hưởng rất lớn đến việc định ra các biện pháp kinh tế để

phát triển kinh tế trong ngắn và dài hạn Sự suy giảm trong sản xuất làmgiảm tổng sản phẩm quốc nội thực trong một khoảng thời gian tương đốidài thì được gọi là økhủng hoảng kinh tế Có nhiều học thuyết khác nhau

của nhiều nhà kinh tế đề cập đến khủng hoảng kinh tế cũng như đưa ra nhiều khái niệm về khủng hoảng kinh tế Theo những khái niệm đưa ra thì một khái niệm được đa số chấp nhận đó là “ khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong một chu kỳ kinh tế.”

Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là học thuyết kinh tế chính trị của Mác-Lênin Theo đó thì khủng hoảng kinh tế đề cập đến vấn đề tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời Thời gian khủng hoảng làm xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một

quá trình tích tụ tư bản mới ( theo kinh tế chính trị Marx)

2 Khủng Hoảng Và Suy Thoái.

Theo kinh tế học vĩ mô thì suy thoái kinh tế (recessionl, economicdownturn) là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian

hai quý hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm ( nói cách khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý) Tuy nhiên định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng” Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp.các thời kỳ suy thoái kinh tế có thể đi liền với hạ giá cả ( giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ đình lạm.

Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế.

Dựa trên đặc điểm cũng như khái niệm đưa ra người ta phân biệt giữa khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế Nhìn từ góc độ định nghĩa và đặc điểm thì ta có thể thấy rằng:

Cả hai đều phản ánh một trạng thái chung của nền kinh tế đó là sự đình đốn sản xuất trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian và đều dẫn đến những hậu quả về mặt xã hội Tuy nhiên giữa khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế có một sự phân biệt đó là thời gian diễn ra và phục hồi khác nhau Theo đó thì, khủng hoảng kinh tế kéo dài trong một thời gian dài hơn

Trang 3

và gây hậu quả nghiêm trọng hơn, còn suy thoái thì có thể là sự suy giảm trong sản xuất tạm thời trong một giai đoạn ngắn hơn Tuy nhiên, thực tế thì sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rõ ràng Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, sản xuất bắt đầu đình trệ thì như vậy nguy cơ của một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ diễn ra Một khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn có thể dẫn đến hậu quả là sản xuất của một số ngành bị giảm sút, làm cho mặt hàng này trở nên khan hiếm và bắt đầu cho một cuộc khủng hoảng thiếu Hay khi nền kinh tế có dấu hiệu khó khăn thì tiêu dùng một mặt hàng lại giảm, điều này dẫn đến lượng hàng hoá trở nên dư thừa và nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng thừa hay giảm phát Rõ ràng khó có thể phân biệt một cách minh bạch giữa khủng hoảng và suy thoái, cũng như nhận định chính xác nền kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái hay trong thời kỳ khủng hoảng

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của khủng hoảng kinh tế, thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng khủng hoảng kinh tế có những dấu hiệu sau:  Sự yếu kém của hệ thống tài chính trong điều hành nền kinh tế

 Lạm phát tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế ( hay tốc độ tăng trưởng kinh tế thực âm) trong hơn 2 quý trong một năm kinh tế.

 Tình trạng phát triển bong bóng của thị trường bất động sản  Sự sụt giảm liên tục của thị trường chứng khoán.

Khủng hoảng kinh thể chia ra làm nhiều dạng khác nhau Xét về một cuộc khủng hoảng tài chính thì: khủng hoảng tài chính là sự that bại của một hay một số nhân tố trong nền kinh tế trong việc đáp ứng nay đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình Dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính:  Các nhtm không hoàn trả được các khản tiền gửi của người gửi tiền  Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng loại A cũng không thể hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng.

 Chính phủ từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định.

Để có thể hiểu thêm về khủng hoảng, chúng ta đi vào tìm hiểu và phân tích cuộc khủng hoảng tài chính Châu Aù năm 1997.

Trang 4

II CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH 1997.

1.Tình hình chung của cuộc khủng hoảng.

Từ tháng 7/1997 đến tháng 12/1997, đánh dấu một loạt các biến cố ở khu vực đông á Đầu tiên là việc một loạt đồng tiền của các nước thuộc khu vực Đông Aù như: Thái Lan, Philipines, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc lần lượt bị mất giá nhanh chưa từng có, điều này đã khiến các nước này buộc phải thả nổi tỷ giá Và tất cả được chân ngòi bằng việc Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht vào ngày 2/7/1997 chấm dứt một thời kỳ dài duy trì tỷ giá cố

Liền sau đó là sự thua lỗ và phá sản hàng loạt hệ thống ngân hàng, tài chính quốc gia với quy mô lớn và tốc độ khá nhanh.

Trang 5

Tình trạng thua lỗ và phá sản của hệ thống ngân hàng, tài chính

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chịu nổi sức ép quá lớn về tình hình tài chính lần lượt phá sản và thua lỗ cũng giống như hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính.

Tình trạng thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp Nước

gianSố doanh nghiệp phá sản

Thái Lan tháng

Trang 6

1998 53.000 doanh nghiệp phá sản (gấp 3,8 lần năm 1997 )

Sự phá sản của các ngân hàng, các công ty tài chính và các doanh nghiệp đã tác động rất lớn đến nền kinh tế và kéo theo hậu quả là that nghiệp gia tăng nhanh chóng và tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm sút

Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp khi khủng hoảng kinh tế tài chính

Tăng trưởng kinh tế (%) Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Trên đây là những đặc điểm chung nhất của các nước khi phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng Bên cạnh đó còn có các chỉ số khác như: chỉ số lạm phát, dòng vốn thuần, nợ nước ngoài, lãi suất cho vay,…

Trang 7

DIỄN BIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG

Thái lan.

Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 9% Cuối năm 1996, báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sựu điều chỉnh Cả mức vốn hoá thị trường lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi

Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng Baht thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá đồng Baht, song lại thả nổi đồng Baht vào ngày 2 tháng 7 Baht ngay lập tức mất giá gần 50% Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 Baht mới đổi được 1 Dollar Mỹ Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt tư ømức 1280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997 Đồng thời, mức vốn hoá thị truờng vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ usd Finance One, công ty tài chính lớn nhất Thái Lan bị phá sản Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trí giá 16 tỷ Dollar Mỹ cho Thái Lan Ngà 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ Dollar.

Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung ương Philipines đã cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng Peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24% Đồng Peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 Peso ăn 1 Dollar xuống còn 38 Peso ăn một Dollar vào năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng.

Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng thêm do khủng hoảng chính trị liên quan tới các vụ bê bối của tổng thống Joseph Estrada Do khủng hoảng chính trị, vào năm 2001, chỉ số tổng hợp PSE của thị trường chứng khoán

Trang 8

Philipines giảm xuống còn khoảng 1000 điểm từ mức cao khoảng 3000 điểm hồi năm 1997 nó kéo theo việc đồng Peso thêm mất giá.

Giá trị đồng Peso chỉ đựơc phục hồi từ khi Gloria Macapagal Arroyo lên làm tổng thống.

Hong Kong

Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ Đồng tiền này vốn đựơc neo vào Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8 HKD/USD Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong Kong lại cao hơn ở Mỹ Nay là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công Nhờ có dự trữ ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương đương 700% lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3, nên cơ quan tiền tệ Hong Kong đã dám chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình Các thị trường chứng khoán ngày càng trở nên đổ vỡ Từ ngày 20 tháng 10 đến 23 tháng 10, chỉ số Hang Seng đã giảm 23% Ngày 15 tháng 8 năm 1998, Hong Kong nâng lãi suất cho vay qua đêm từ 8% lên thành 23% và ngay lập tức nâng vọt lên 500% Đồng thời, cơ quan tiền tệ Hong Kong các loại cổ phiếu thành phần của chỉ số Hang Seng dể giảm áp lực giảm giá cổ phiếu Cơ quan này và ông Donald Tsang, lúc đó là bộ trưởng tài chính và sau này làm trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, đã công khai tuyên chiến với giới đầu cơ Chính quyền đã mua vào khoảng120 tỷ Dollar Hong Kong ( tương đương 15 tỷ Dollar Mỹ) các loại chứng khoán Và sau đó vào năm 2001, chính quyền đã bán ra số chứng khoán này và thu lời khoản 30 tỷ Dollar Hong Kong ( khoảng 4 tỷ Dollar Mỹ).

Các hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong Kong của nước này đã ngừng lại vào tháng 9 năm 1998, chủ yếu là do các nhà đầu cơ đã bị thiệt hại bởi chính sách điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ Malaysia và bởi sự sụp đổ của thị trường trái phiếu và tiền tệ ở Nga.

Tỷ giá giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở mức 7,8:1.

Hàn Quốc

Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài Một vài vụ vỡ nợ đã

Trang 9

xảy ra.khi thị trường Châu Aù bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bán chứng khoán Hàn Quốc ở quy mô lớn Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức tín dụng Moody đã hạ hàn quốc từ A1 xuống A3 sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2 điều này góp phần làm cho giá chứng khoán Hàn Quốc thêm giảm giá Riêng trong ngày 7 tháng 11 thị trường chứng khoán Seoul tụt 4% Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ.

Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/ USD từ mức 1000 KRW/USD.

Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht( ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường tiền này trên thị trường nước ngoài Những người tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sự giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý 2 và quý 3 năm 1997.

Tháng 7 khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar mỹ từ 8% lên% Tháng 8, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý đựơc thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn Đồng Rupiah liên tục mất giá IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khan cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, nhưng Rupiah liên tục mất giá do đồng rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt Tháng 9, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử.

Ruphiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty

Trang 10

tăng lên Trước tình hình đó, nhiều công ty nay mạnh mua Dollar vào khiến cho nội tế thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt.

Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị Giữa năm 1998, Suharto buộc phải từ chức tổng thống.

Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000: 1 nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 1800:1.

Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã giảm đi.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 1997 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế các nước khu vực Đông Aù, đồng thòi đã tác động dây chuyền đến một số nước khác.

Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản của một số nước châu á Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998 những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan

Khủng hoảng kinh tế còn dẫn đến mất ổn định chính trị với sự ra đi của Suharto ở Indonesia và Chavalit Yongchaiyudh ở Thái Lan Tâm lý chống phương tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và quỹ tiền tệ quốc tế Các phong trào hồi giáo và ly khai phát triển mạnh ở Indonesia và chính quyền trung ương của nước này suy yếu.

Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là gdp và gnp bình quân tính bằng dollar mỹ theo sức mua tương đương giảm đi Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này Cuốn CIA World Fact Book cho biết thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8800 USD năm 1997 xuống còn 8300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4600 USD

Trang 11

XUỐNG CÒN 3700 USD, của Malaysia giảm từ 11100 USD xuống còn 10400 USD

Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Aù mà còn góp phần dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Nga và cuộc khủng hoảng tài chính Brasil Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm và do fdi vào giảm, trong đó có Việt Nam Vậy cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 1997- 1998 nguyên nhân do đâu và liệu việt nam chúng ta có nguy cơ nào cho một cuộc khủng hoảng tương tự không?

III NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG 1997-1998 THỰC TIỄN VIỆT NAM

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 1997 xảy ra do nhiều nguyên nhân cơ bản thể hiện dưới đây.

Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém.

Lạm phát và hiệu quả đầu tư.

Nền kinh tế vĩ mô của Thái Lan và một số nước Đông Aù trước khủng hoảng đã mắc nhiều khuyết điểm nhất là trong cơ chế điều hành Cuối năm 1996, báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu Mặc dù, đã được điều chỉnh, nhưng bong bóng thị trường Thái Lan đã bắt đầu đổ vỡ vào tháng 7 năm 1997, nó đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Đông Aù Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này do đâu? Thái lan và một số nước Đông Nam Aù đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là bộ ba chính sách không thể đồng thời Họ vừa cố định giá trị

đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn ( tựdo hoá tài khoản vốn) Kinh tế Đông Nam Aù tăng trưởng nhanh trong thập

niên 1980 và nữa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá đồng nội tệ Để bảo vệ tỉ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Aù đã thựuc hiện chính sách tiền tệ nới lỏng Kết quả cung tiền tăng gây ra sức ép lạm

phát Chính sách vô hiệu hoá( sterilization policy) đã được áp dụng để

chống lạm phát vô hình chung đã đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

Trang 12

Điều này, có những đặc điểm tương tự với Việt Nam hiện nay Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1995 đến nay với mức tăng trưởng trên 7 % năm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2004 – 2007

Chỉ số lạm phát cũng ở mức ổn định trong những năm đầu thập kỷ 20 lên tới mức 10% năm 2004 nhưng sau đó được điều chỉnh xuống còn 8% năm 2006 Trong giai đoạn này cán cân thanh toán cũng tương đối ổn định, mưc thâm hụt thương mại luôn ở mức cao, nhưng điều này đã được bù đắp bằng lượng vốn FDI và FII

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua được đánh giá là cao, nhưng nếu nhìn kỹ đằng sau bức tranh số liệu tăng trưởng được công bố luôn ở mức cao là những bất cập ngay trong nội tại nền kinh tế Xét trên lượng vốn đổ vào việt nam thì mức tăng trưởng này chưa tương xứng với tiềm năng Đồng thời việc tăng trưởng này chỉ thể hiện ở số lượng mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng Ví như, các công trình đầu tư công kém hiệu quả, những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cứ xây đi làm lại

B ng so sánh ICORảng so sánh ICOR

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:53

Hình ảnh liên quan

1.Tình hình chung của cuộc khủng hoảng. - Khủng hoảng kinh tế đông á- bài học cho kinh tế Việt Nam.doc

1..

Tình hình chung của cuộc khủng hoảng Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng so sánh ICOR - Khủng hoảng kinh tế đông á- bài học cho kinh tế Việt Nam.doc

Bảng so.

sánh ICOR Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan