câu hỏi môn tư tưởng Hồ Chí Minh

14 2.8K 1
câu hỏi môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu hỏi: Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Câu hỏi: Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? ĐỀ CƯƠNG. I. Cơ sở hình thành của luận điểm. 1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. 1.1.1. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX). - Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một tất yếu khách quan. - Tác động của quan hệ sản xuất đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. 1.1.2. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. - Tính thống nhất các thành phần kinh tế. - Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế. 1.1.3. Tính tất yếu khách quan và vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. - Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. - Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. 1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ở Việt Nam. II. Kinh nghiệm của Liên Xô. 2.1. Hoàn cảnh của Liên Xô khi Lenin đề xướng chính sách kinh tế mới (NEP). - Sau cách mạng Tháng Mười 1917, Liên Xô xảy ra nội chiến. - Kết thúc nội chiến, Liên Xô lâm vào khủng hoảng kinh tế chính trị sâu sắc. 2.2. Nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới của Lênin. 2.3. Bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) của Lenin. III. Thực tiễn Việt Nam tại thời điểm Hồ Chí Minh chủ trương chính sách. 3.1. Thực tiễn Việt Nam. - Hòa bình được lập lại ở miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, miền Nam tạm thời phải sống dưới ách thống trị của Mỹ - Ngụy. - Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, thủ công, thương nghiệp phân tán… 3.2. Thực tiễn thế giới. - CNXH đã trở thành hệ thống trên thế giới, đưa CNTB vào giai đoạn tổng khủng hoảng. IV. Nội dung tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 4.1. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. - Hồ Chí Minh chỉ ra được 6 thành phần kinh tế của nước ta (vùng tự do). 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần Hồ Chí Minh đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt. - Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại năm thành phần kinh tế mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ năm 1953. Hồ Chí Minh vẫn nhất quán với quan điểm xây dựng, phát triển và sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta. 4.2. Xuất phát từ thực tiễn thế giới. - Từ đầu năm 1950 trở đi, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao và phát triển thương mại với Liên Xô và các nước XHCN. - Năm 1952, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa. - Năm 1953, Chính phủ ta ký với Trung Quốc Nghị định thư về mậu dịch tiểu ngạch. V. Giá trị của luận điểm. 5.1. Giai đoạn trước năm 1986. - Hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô, tổ chức lại theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, cơ giới hóa. - Sau ngày giải phóng miền Nam 1975 thì phong trào HTX đã lan rộng khắp cả nước. - Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trước hết đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên phạm vi cả nước. - Những lệch lạc, sai lầm chủ quan đã đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. 5.2. Giai đoạn đổi mới từ năm 1986 tới nay. - Đảng ta đã chủ trương chuyển từ một nền kinh tế thuần nhất xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Quá trình chuyển tiếp đó đã đạt được những kết quả : về tăng trưởng kinh tế, về cơ cấu kinh tế theo ngành nghề, về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 BÀI VIẾT. I. Cơ sở hình thành của luận điểm. 1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. 1.1.1. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX). Quan hệ giữa LLSX và QHSX là một tất yếu khách quan, vốn có của mọi quá trình sản xuất vật chất. Thiếu một trong hai quan hệ đó, quá trình sản xuất vật chất không được thực hiện. Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định. Khuynh hướng của sản xuất xã hội không ngừng biến đổi theo chiều tiến bộ. Sự biến đổi đó, xét đến cùng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết là công cụ lao động. Do đó, trong một phương thức sản xuất, LLSX bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Hay nói cách khác, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trong trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” tất yếu của LLSX, là trạng thái mà trong đó QHSX, các yếu tố cấu thành nó “ tạo địa bàn đầy đủ” cho LLSX phát triển. Quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ sở trình độ phát triển của LLSX và do lực lượng sản xuất quyết định. Nhưng sau khi được xác lập nó có sự tác động trở lại sự phát triển của LLSX. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, quy định tổ chức, quản lý sản xuất và tác động trực tiếp vào lợi ích của các bên tham gia sản xuất, lợi ích của người lao động, của chủ đầu tư, của xã hội, từ đó hình thành hệ thống những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX, trở thành một trong những động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại cả lực lượng sản xuất. Tác động theo chiều hướng tiêu cực của QHSX đối với sự phát triển lực lượng sản xuất chỉ có ý nghĩa tương đối. QHSX không phù hợp với LLSX sớm muộn gì cuối cùng cũng được chỉnh sửa, điều chỉnh hoặc thay thế bằng một quan hệ sản xuất phù hợp. Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển sản xuất, sự phát triển kinh tế, mà không một giai cấp nào, một chủ thể nào có thể cưỡng lại được. 1.1.2. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tồn tại trong nó những kiểu sản xuất hàng hoá không cùng bản chất, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Tính thống nhất các thành phần kinh tế thể hiện: 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Các thành phần kinh tế trong quá trình vận động không biệt lập nhau mà gắn bó, đan xen xâm nhập lẫn nhau thông qua các mối liên hệ kinh tế vì chúng đều là các bộ phận của hệ thống phân công lao động xã hội thống nhất. Sự thống nhất các thành phần kinh tế còn vì có yếu tố điều tiết thống nhất đó là hệ thống các quy luật kinh tế đang tác động trong thời kỳ quá độ và thị trường thống nhất. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế với nhau thể hiện : Mâu thuẫn giữa công hữu và hữu, giữa nhân với tập thể, với Nhà nước giữa xu hướng bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn là cội nguồn của mọi sự vận động và phát triển. Trong hệ thống thống nhất của nền kinh tế quá độ chứa đựng những sự đối lập, những khuynh hướng đối lập, một mặt bài trừ, phủ định lẫn nhau, cạnh tranh với nhau, mặt khác chúng thống nhất với nhau, thâm nhập, nương tựa vào nhau để tồn tại phát triển thông qua hợp tác và cạnh tranh, liên kết, liên doanh. 1.1.3. Tính tất yếu khách quan và vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Chúng cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng có quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau. Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan. Bới vì: Một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ như: kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế bản nhân . để lại chúng đang còn có tác dụng đối với sự phát triển LLSX. Một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế bản Nhà nước. Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khác quan, có quan hệ với nhau cấu thành cơ cấu kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Sự tồn tại nền nhiều thành phần kinh tế là một hiện tượng khách quan cho nên chúng đều có tác dụng tích cực đói với sự phát triển của LLSX. Những thành phần kinh tế đặc trưng cho PTSX cũ chỉ mất đi khi không còn tác dụng đối với sự phát triển LLSX. Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá lên CNXH, suy cho dến cùng là do quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX quy định. Thời kỳ quá độ do trình độ LLSX còn thấp, lại phân bố không đều giữa các ngành, vùng, nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình, hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Vai trò của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần: Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan, mà còn là động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển LLSX xã hội. Bởi vì: Một là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của LLSX. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Vì vì vậy nó có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hai là: Nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, toạ tiền đề để đẩy mạnh cạnh tranh, khắc phục tình trnạg độc quyền. Điều đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân Ba là: Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế bản nhà nước. Đó là những "cầu nối", "trạm trung gian" cần thiết để đưa các nước từ sản xuất nhỏ lên CNXH bỏ qua chế dộ TBCN. Bốn là: Phát triển mạnh các thành phần kinh tế và cùng với nó là các hình thức sản xuất kinh doanh là một nội dung cơ bản của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Năm là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được nhiều lợi ích kinh tế của các giai cấp tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước: như sức lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý…Đồng thời cho phép khai thác kinh nghiệm tổ chức quản lý và khoa học, công nghệ mới trên thế giới. 1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ở Việt Nam. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lenin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH và chỉ rõ vị trí lịch sử, nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lenin, có hai con đường quá độ lên CNXH. Con đường thứ nhất là con đường quá độ trực tiếp lên CNXH từ những nước bản phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên CNXH ở những nước CNTB phát triển còn thấp, hoặc như V.I.Lenin cho rằng, những nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của CNTB cũng có thế đi lên CNXH được trong điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong điều kiện đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ. Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mac-Lenin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên CNXH. Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên CNXH. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thế hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta. II. Kinh nghiệm của Liên Xô. 2.1. Hoàn cảnh của Liên Xô khi Lenin đề xướng chính sách kinh tế mới (NEP). Không bao lâu sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, việc thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918- 1920. Trong thời kỳ này, V.I.Lênin đã áp dụng Chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung cơ bản của Chính sách cộng sản thời chiến là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu. Đồng thời, xoá bỏ quan hệ hàng hoá - tiền tệ, xoá bỏ việc tự do mua bán lương thực trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước. Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Nhà nước Xôviết. Nhờ đó mà quân đội đủ sức để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được Nhà nước Xôviết non trẻ của mình. Tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, Chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hậu quả chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó, chính sách trưng thu lương thực thừa đã làm mất động lực đối với nông dân. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế. Chính sách Kinh tế mới được V.I.Lênin đề xướng để đáp ứng yêu cầu này nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới. 2.2. Nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới của Lênin. Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin bao gồm những nội dung và biện pháp chủ yếu: Một là, thay thế Chính sách trưng thu lương thực bằng Chính sách thuế lương thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. Mức thuế này căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói cách khác, “Thuế là cái nhà nước thu của nhân dân mà không bù lại”4. Số lương thực còn lại sau khi nộp thuế, người nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường. Hai là, tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền tệ giữa Nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Ba là, vận dụng tưởng về tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vào quá trình chỉ đạo xây dựng CNXH ở nước Nga Xôviết, V.I.Lenin đã phân tích kết cấu nền kinh tế nước Nga lúc đó với năm thành phần, được xếp theo trình tự phát triển của chúng từ thấp đến cao trong lịch sử, đó là: - Thành phần kinh tế nông dân gia trưởng. - Thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân, tiểu thủ công cá thể và tiểu thương. - Thành phần kinh tế bản nhân. - Thành phần kinh tế bản nhà nước. - Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo V.I.Lenin, trong đó có các thành phần kinh tế cơ bản là: Kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế bản nhân và kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần,các hình thức kinh tế quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công; khuyến khích kinh tế bản nhân; sử dụng chủ nghĩa bản nhà nước; củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế. Đồng thời, V.I.Lênin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế với các nước bản phương Tây để tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích kinh tế phát triển. Lenin chủ trương coi trọng thương nghiệp, coi đó là “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong điều khiển hoạt động của nền kinh tế mà chính quyền nhà nước vô sản và đảng cộng sản đang nắm quyền lãnh đạo, “phải đem toàn lực ra nắm lấy”, nếu không như vậy, chúng ta sẽ không đạt được nền móng của những mối quan hệ kinh tế và xã hội trong xã hội XHCN. Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I.Lenin đưa ra là một trong những chính sách điển hình của việc tôn trọng và vận dụng quy luật phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước Nga, phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc đó. Như vậy, khác với thời kỳ nội chiến, trong điều kiện hoà bình, nước Nga Xôviết đã chủ trương khôi phục và phát triển kinh tế dựa trên nguyên tắc của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Rất tiếc là những tưởng đó của V.I.Lênin không được những người kế tục sau này phát triển tiếp tục mà lại đưa nền kinh tế đi sang quỹ đạo của nền kinh tế chỉ huy. 2.3. Bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) của Lenin. Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mới về lý luận kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá-tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân, là những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của Đảng ta nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng quan điểm trong Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin. Tất nhiên, do thời gian và không gian cách xa nhau, trải qua những biến động khác nhau, 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nên nhận thức và vận dụng có thể có sự khác nhau, kể cả về bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể trong khi tiến hành ở nước ta. III. Thực tiễn Việt Nam tại thời điểm Hồ Chí Minh chủ trương chính sách. 3.1. Thực tiễn Việt Nam. Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chủ tịch nói: “từ ngày hòa bình lập lại, miền Bắc đã từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta có những đặc điểm sau đây: Một là, với một nước nông nghiệp, chiếm 90% là nông dân nhưng nền kinh tế nông nghiệp rất lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ, cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa bản để lại hết sức kém cỏi và non yếu. Công nghiệp nhỏ bé, mới phôi thai. Nông nghiệp và thủ công có tính chất phân tán, chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, miền Bắc lại bị tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh. Trải qua 15 năm chiến tranh, trong đó có 9 năm kháng chiến chống Pháp, nền kinh tế miền Bắc bị tàn phá nạng nề: 1/7 ruộng đất bị bỏ hoang, 1/3 ruộng đất không có nước tưới để cày cấy, công nghiệp vốn đã nhỏ bé lại bị tàn phá, máy móc bị tháo dỡ mang đi nên sản lương công nghiệp chỉ còn chiếm 1,5% tổng sản lượng công nghiệp năm 1954; đường xá, cầu cống và phương tiện vận tải bị phá hoại một phần lớn, nạn đói đe dọa khắp nơi… Hai là, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới. Ba là, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong hoàn cảnh đất nước ta bị chia cắt làm hai miền. Đế quốc Mỹ đã biến miền Nam thành thuộc địa và căn cứ phá hoại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chuẩn bị gây chiến tranh xâm lược. 3.2. Thực tiễn Thế giới. Từ đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa xã hội mới chỉ là các thuyết không tưởng của Saint Simon, Robert Owen và Charles Fourier. Nhưng đến năm 1848 với “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mac và F.Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tiếp đó đến năm 1817, sự kiện công xã Paris nổ ra ở Pháp là sự thể nghiệm đầu tiên về mô hình xã hội tương lai đó, nhưng công xã Paris chỉ tồn tại trong thời gian gần ba tháng và đã để lại cho phong trào cách mạng vô sản thế giới những bài học kinh nghiệm sâu sắc. Đến năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới được thành lập. Chủ nghĩa xã hội đã thành hiện thực trên 1/6 quả địa cầu. Ngọn cờ của Cách mạng Tháng Mười Nga đã thức tỉnh hàng triệu người vùng lên đấu tranh chống áp bức, đã đưa chủ nghĩa bản vào giai đoạn tổng khủng hoảng và mở ra thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa bản lên chủ nghĩa xã hội. Trong những năm từ 1917 – 1920, làm song cách mạng đã lan sang một số nước Phần Lan, Đức, Hungary, CHDCND Triều Tiên. Tuy cách mạng không thành công, nhưng giai 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cấp thống trị ở các nước đó đã buộc phải thực hiện những cải cách xã hội nhất định, mở rộng quyền bầu cử, cải cách ruộng đất, ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội,… Sau đó, năm 1921 cách mạng Mông Cổ thành công, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ vào năm 1924. Năm 1945, việc Liên Xô chiến thắng phát xít Đức và phát xít Nhật đã tạo điều kiện cho hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu và châu Á ra đời. Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong thời gian từ 1945- 1954 có 13 nước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội: Liên Xô, Mông Cổ, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Nam Tư, Rumani, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Trung Quốc, CHDCND Triều tiên, Việt Nam. Trong lịch sử loài người chưa bao giờ bản đồ chính trị và kinh tế thế giới lại thay đổi với quy mô to lớn và tốc độ nhanh chóng như vậy. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được xuất hiện là sự kiện lịch sử quan trọng nhất sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. IV. Nội dung tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 4.1. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin và xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định quá độ ở Việt Nam là quá độ gián tiếp. Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi. Theo Hồ Chí Minh, do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn và lâu dài. Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa ra đời, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần nữa. Cả nước đứng lên thực hiện cuộc kháng chiến vệ quốc thần thánh. Trong đường lối kháng chiến, Hồ Chí Minh chủ trương “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” - một chủ trương thể hiện sinh động sự kết hợp hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến. Cuối cuộc kháng chiến (1953) Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Thường thức chính trị”. Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự do): Một là, kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. Hai là, kinh tế quốc doanh, có tính chất chủ nghĩa xã hội. Ba là, các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã mua bán, có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Các hội đổi công ở nông thôn, cũng là một loại hợp tác xã. Bốn là, kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, họ thường tự túc ít có gì bán và cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Năm là, kinh tế bản nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế. Sáu là, kinh tế bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này bản của nhân là chủ nghĩa bản. bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội. Để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt: Một là, công đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế thì phải trừng trị. là những nhà bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân. Hai là, chủ thợ đều lợi. Nhà bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên. Ba là, công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác, để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó mà càng thắt chặt liên minh giữa công nông. Bốn là, lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai lâm thổ sản để bán cho các nước bạn và để mua những thứ ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hoá ta chưa chế tạo được. Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta. Khi miền Bắc được giải phóng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, đồng nghĩa với thành phần kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô bị xoá bỏ. Vì vậy miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại năm thành phần kinh tế mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ năm 1953. Hồ Chí Minh vẫn nhất quán với quan điểm xây dựng, phát triển và sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta. Chính sách Người nêu đối với các thành phần kinh tế lúc này là: Thứ nhất, với kinh tế quốc doanh – là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân. Cần phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên. Hai là, với kinh tế hợp tác xã – là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển. 10 [...]... nguyên tắc toàn diện là một bước đi đúng hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện trong những năm gần đây Điều đó chứng tỏ tính đúng đắn trong luận điểm Hồ Chí Minh về kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Qua đó cũng thấy được sự nhận thức tưởng Hồ Chí Minh ngày càng cao của Đảng, Nhà nước ta Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có sự tôn trọng, giữ gìn những thành quả mà trước đây chúng... dài của các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng suốt những quan điểm mácxít của Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ Mặt khác, với đường lối xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh của toàn dân tộc có liên minh công – nông - trí thức làm gốc cùng tiến vào thời kỳ mới của dân tộc – xây dựng thành công chủ... dựng được gần 245 nghìn tổ đổi công bao gồm cả tổ đổi công thường xuyên và tổ đổi công theo việc Đến những năm 1959 – 1960 phong trào hợp tác hóa trong thời kỳ này được thực hiện theo tưởng “còn chế độ hữu nhân về liệu sản xuất và lối làm ăn cá thể thì vẫn còn cơ sở vật chất và điều kiện cho khuynh hướng TBCN” Vào những năm 1961-1975 nhiều hợp tác xã bậc thấp đã được đưa lên bậc cao hơn và... sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí Minh bước... Bốn là, với kinh tế của những nhà sản công thương, Nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước Năm là, với kinh tế bản nhà nước, Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ các nhà bản đi theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công hợp doanh và những hình thức... bước vào thời kỳ quá độ, trên thế giới lúc này, CNXH đã trở thành một hệ thống Các nước xã hội chủ nghĩa tuy xuất phát từ những điều kiện lịch sử, kinh tế chính trị, xã hội rất khác nhau, nhưng có nhiều điểm giống nhau về cơ sở kinh tế, chính trị, tưởng, nên mối quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng được tăng cường Từ đầu năm 1950 trở đi, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao và phát triển thương mại với Liên... tế bản nhân thành quốc doanh Trong khi tình hình thực tế đòi hỏi phải phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất từ thấp tới cao, từ quy mô nhỏ tới quy mô lớn Về cơ chế quản lý, việc duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã gây tâm lý ỷ lại vào nhà nước, làm hạn chế sự năng động của các cơ sở sản xuất và người lao động, làm tăng tệ nạn quan liêu, các hiện ng... tế hàng hóa đối lập với chủ nghĩa xã hội, không coi kinh tế nhân, cá thể là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, mà coi là bạn đồng hành của kinh tế Nhà nước trên con đường phát triển kinh tế của đất nước Với quan điểm đó, kinh tế nhân được phục hồi và phát triển, đã và đang có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Tỉ trọng kinh tế nhân trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân đều... triển quan hệ thương mại với nước ngoài Năm 1952, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa Thực hiện hiệp định này, chúng ta đã xuất khẩu sang Trung Quốc nông, lâm, thổ sản như: chè, gỗ, hồi, quế, sa nhân, trâu bò,…và nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, sắt thép, hóa chất, vải, dược phẩm, hàng tiêu dùng Năm 1953, Chính phủ ta ký với Trung Quốc Nghị định thư về mậu... phân phối không đều, không rõ ràng Sau ngày giải phóng miền Nam 1975 thì phong trào HTX đã lan rộng khắp cả nước Từ Bắc chí Nam số HTX, tổ đổi công tăng lên nhanh chóng Thậm chí có nơi 12 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 áp dụng biện pháp hành chính đưa nông dân vào HTX gây bất bình trong nông dân nhất là ở Nam Bộ Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế đất nước . đúng đắn trong luận điểm Hồ Chí Minh về kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Qua đó cũng thấy được sự nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng cao của Đảng,. chiến. Cuối cuộc kháng chiến (1953) Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Thường thức chính trị”. Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước

Ngày đăng: 17/04/2013, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan