DÀU TRÀM đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 2015

32 2.4K 11
DÀU TRÀM đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nghiên cứu chiết xuất tinh dầu tràm Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ phận của cây cỏ ( hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu...) hay động vật (túi tinh dầu). Hệ thực vật có tinh dầu khoảng 3000 loài, trong đó có 150200 loài có ý nghĩa công nghiệp. Tinh dầu có trong nguồn nguyên liệu trên với nồng độ rất khác nhau, có thể thay đổi từ phần triệu đến phần trăm và tinh dầu tương đối dễ bay hơi. Tinh dầu phân bố tập trung trong một số họ như họ hoa tán, họ Cúc, họ Sim... tinh dầu được chiết một số bộ phận của cây như cánh hoa ( Nhài, Hồi...), lá (Tràm, Bạch đàn, Khuynh diệp...), rễ (Gừng, Nghệ, Hành...) ... Hàm lượng tinh dầu phụ thuộc vào giống, di truyền, đất trồng, thời tiết, điểm thu hoạch... tinh dầu là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử dụng trở lại cho hoạt động sống của cây... Đa số các thành phần chính của các loại tinh dầu đều là các hợp chất Terpenoid được cấu tạo từ các đơn vị Isopren ( C5H8) nối với nhau theo qui tắc “ Đầu nối với đuôi”.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN “ NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TINH DẦU TRÀM TỪ CÂY TRÀM HOA VÀNG TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ” SV 04 2014 Họ, tên sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Mỹ Duyên Ngành học: Khoa học tự nhiên Khóa học: 2012 – 2016 Khoa: Khoa học tự nhiên Quảng Bình, năm 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN “ NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TINH DẦU TRÀM TỪ CÂY TRÀM HOA VÀNG TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH” SV 04.2014 Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học tự nhiên và kỹ thuật Họ, tên sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Mỹ Duyên Ngành học: Khoa học tự nhiên Khóa học: 2012 – 2016 Khoa: Khoa học tự nhiên Họ và tên của giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Vượng Quảng Bình, năm 2014 2 3 A.MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, phần lớn người tiêu dùng có xu hướng hướng tới sử dụng các sản phẩm, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không hóa chất độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu quy trình sản xuất tạo ra các sản phẩm tinh khiết 100% từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên là vấn đề có tầm nhìn phát triển, được chú trọng Thành phần của các sản phẩm từ thiên nhiên chủ yếu từ tinh dầu thực vật hoặc một phần tinh chất được chiết xuất Lá, hoa, quả, hạt, củ, rễ, vỏ cây của những loại cây giàu tinh dầu thơm, có nhiều công dụng quý….sẽ là một trong những nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất Các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho sự phát triển cây tràm ( melaleuca ) - loại cây tinh dầu quý, có nhiều ứng dụng tốt Với lợi thế diện tích tràm lá lớn, sinh trưởng nhanh người dân Huế mà chủ yếu người dân huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng nguyên liệu tràm có sẵn đó, thành lập các cơ sở thực hiện quy trình nấu và kinh doanh “ Độc quyền thương hiệu” dầu tràm, giá thành cao Một câu hỏi đặt ra là: cũng nguồn tràm và thành phần tràm chứa tinh dầu là như nhau ở các địa phương mà tỉnh Quảng Bình cũng là một địa phương mà diện tích tràm tự nhiên lớn và nghề nấu tràm đã có nhưng vì sao sản phẩm dầu tràm Quảng Bình không có được tiếng vang trên thị trường ? Vấn đề cần giải quyết là tập trung khai thác tận dụng nguồn nguyên liệu tràm tự nhiên của tỉnh, đề xuất mô hình chế biến tinh dầu tràm có năng suất cao, quảng bá hình ảnh, thương hiệu dầu tràm, từ đó giải quyết việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho con em trong vùng Đặc biệt là mang tới một sản phẩm dầu tràm chất 1 lượng tuyệt đối đảm bảo – không pha tạp, hóa chất độc hại - giá thành hợp lí đến tay người tiêu dùng Từ những vấn đề có được, chúng em đã tiến hành chọn đề tai nghiên cứu: “ Nghiên cứu tinh chế dầu tràm từ cây tràm hoa vàng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” nhằm giải quyết các vấn đề trên và góp phần ý nghĩa vào nghiên cứu khoa học thực tiễn 2 Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng một quy trình công nghệ thích hợp để khai thác và tinh chế tinh dầu tràm cho hiệu suất thu hồi và chất lượng tinh dầu cao 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu Lá cây tràm tự nhiên thu hoạch tại Thành phố Đồng Hới- Quảng Bình 4 Tình hình nghiên cứu Hiện nay việc nghiên cứu chiết xuất tinh dầu tràm đã được nghiên cứu và sản xuất thành dược phẩm Nhưng việc nghiên cứu ở tỉnh ta chưa được tập trung chú trọng 5 Nhiệm vụ nghiên cứu Chiết xuất tinh dầu tràm chất lượng với hiệu suất cao Đề xuất mô hình lò nấu dầu tràm đơn giản, tiết kiệm mà thu hồi tinh dầu lớn 6 Phạm vi đề tài Nội dung: Thực hiện quy trình chiết xuất tinh dầu tràm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước từ lá tràm thu hoạch tại Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình • Thời gian: 7 tháng bắt đầu từ 10/2014 và kết thúc 4/2015 2 • Địa điểm: Phường Bắc Lý – Thành phố Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình 7 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng quan lý thuyết - Phương pháp điều tra vùng thu lá tràm - Phương pháp thực nghiệm khoa học nghiên cứu đề xuất mô hình và chưng cất dầu tràm 8 Đóng góp của đề tài + Về mặt khoa học: Đánh giá công dụng của chất α-Terpineol và Eucalyptol từ tinh dầu tràm + Về mặt thực tiễn: Tạo ra sản phẩm tinh dầu tràm nguyên chất của sinh viên Đại học Quảng Bình, đồng thời quảng bá hình ảnh thương hiệu dầu tràm đến người tiêu dùng các tỉnh thành khác trên cả nước 9 Cấu trúc đề tài Đề tài có cấu trúc gồm 3 phần A Mở đầu: B Nội dung Chương 1: Tổng quan về lý thuyết Chương 2: Nội dung và thực nghiệm Chương 3: Kết quả và thảo luận C Kết luận 3 B NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 1.1 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU [2, 4] Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ phận của cây cỏ ( hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu ) hay động vật (túi tinh dầu) Hệ thực vật có tinh dầu khoảng 3000 loài, trong đó có 150-200 loài có ý nghĩa công nghiệp 4 Tinh dầu có trong nguồn nguyên liệu trên với nồng độ rất khác nhau, có thể thay đổi từ phần triệu đến phần trăm và tinh dầu tương đối dễ bay hơi Tinh dầu phân bố tập trung trong một số họ như họ hoa tán, họ Cúc, họ Sim tinh dầu được chiết một số bộ phận của cây như cánh hoa ( Nhài, Hồi ), lá (Tràm, Bạch đàn, Khuynh diệp ), rễ (Gừng, Nghệ, Hành ) Hàm lượng tinh dầu phụ thuộc vào giống, di truyền, đất trồng, thời tiết, điểm thu hoạch tinh dầu là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử dụng trở lại cho hoạt động sống của cây Đa số các thành phần chính của các loại tinh dầu đều là các hợp chất Terpenoid được cấu tạo từ các đơn vị Isopren ( C 5H8) nối với nhau theo qui tắc “ Đầu nối với đuôi” 1.2 ỨNG DỤNG CỦA TINH DẦU [11, 4, 11] 1.2.1 Ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và trong y học Tinh dầu được sử dụng trong nhiều thực phẩm như : nước ngọt, đồ hộp, nước sốt, bánh kẹo 1.2.2 Ứng dụng trong y học Tinh dầu là loại dược phẩm được sử dụng nhiều nhất trong y học cổ truyền : át mùi thuốc, sát trùng, hương vị liệu pháp, bình xịt đuổi côn trùng Ngoài ra, tinh dầu còn được điều chế thành thuốc chữa trị các bệnh về đường hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, xoa bóp các chỗ đau, giảm mệt mỏi và kích thích hoạt động của cơ bắp 1.2.3 Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm Tinh dầu hiện nay là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm Tinh dầu là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các sản phẩm 5 như nước hoa, xà phòng, dầu gội, các loại kem dưỡng da, son môi Ngoài ra tinh dầu có thể dùng trong công nghệ sản xuất chất tẩy rửa như : bột giặt, nước xả vải 1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TINH DẦU [4, 5, 13] Tùy thuộc từng loại nguyên liệu và trạng thái của tinh dầu trong nguyên liệu (tự do hoặc kết hợp) mà người ta dùng các phương pháp khác nhau để tách chúng.Các phương pháp tách tinh dầu cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản như sau: * Giữ cho tinh dầu thu được có mùi vị tự nhiên ban đầu, * Qui trình chế biến phải phù hợp, thuận lợi và nhanh chóng, * Phải tách được triệt để tinh dầu trong nguyên liệu, tổn thất tinh dầu trong quá trình chế biến và hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu sau khi chế biến (bã) càng thấp càng tốt, * Chi phí đầu tư vào sản xuất là ít nhất Dựa vào các yêu cầu đã nêu trên, người ta thường dùng những phương pháp khai thác tinh dầu sau: 1.3.1 Phương pháp hóa lý: Chưng cất và trích ly ( trích ly có thể dùng dung môi bay hơi hoặc dung môi không bay hơi) 1.3.2 Phương pháp cơ học: Dùng các quá trình cơ học để khai thác tinh dầu như ép, bào nạo 1.3.3 Phương pháp kết hợp: 6 Khai thác tinh dầu bằng cách kết hợp giữa quá trình hóa lý và quá trình cơ học, hoặc sinh hóa (lên men) và cơ học, hoặc sinh hóa và hóa lý Do điều kiện về mặt thời gian nên nhóm đề tài chỉ tìm hiểu và nghiên cứu Tách tinh dầu bằng phương pháp hóa lý: Có 3 dạng chưng cất tinh dầu như sau: 1/ Chưng cất với nước: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu, hai thành phần này không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau 2/ Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở sản xuất có qui mô trung bình 3/ Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng: Phương pháp này phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn, hơi nước được tạo ra từ một nồi hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị chưng cất Những ưu nhược điểm chung của phương pháp chưng cất Ưu điểm: - Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, qui trình sản xuất đơn giản, - Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng cách ngưng tụ từng phần theo thời gian, 7 • geraniol 6,1% Geraniol là một monoterpenoid và một ancol Nó là một phần chính của dầu hoa hồng, tinh dầu Bạc dầu, và dầu sả (loại Java) Nó cũng xảy ra với số lượng nhỏ trong phong lữ, chanh, và nhiều người khác các loại tinh dầu Nó xuất hiện như một rõ ràng để dầu nhạt màu vàng mà không hòa tan trong nước, nhưng tan trong các dung môi hữu cơ phổ biến nhất Nó có một bông hoa hồng thơm -like và thường được sử dụng trong nước hoa Nó được sử dụng trong các hương vị như đào, quả mâm xôi, bưởi, táo đỏ, mận, chanh, cam, chanh, dưa hấu, dứa, và quả việt quất Thành phần hóa học trong tinh dầu tràm Trong tinh dầu tràm có 1,8-cineole (46,9-57,9%) kèm theo các alcohol monoterpenic (a- terpineol (-)-linalol và (-)-terpinen-4-ol Còn có một hàm lượng cao các hydrocarbon monoterpen ( 27,7% ), một lượng nhỏ các hydrocarbon sesquiterpen và alcohol Công dụng của tinh dầu tràm Dầu tràm dùng để chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho, kháng khuẩn, chống và trị muỗi, xua đuổi kiến, chống đầy hơi, không tiêu, trị nhiễm nấm ở bàn chân, hôi chân, nhiễm trùng móng, trị mụn và da nhờn… Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra chất α-Terpineol và Eucalyptol từ tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn có thể phòng trừ một số bệnh nguy hiểm sau đây: - Bảo vệ da với chất khử trùng tự nhiên Công trình nghiên cứu của TS AR Penfold, một nhà hóa học tại Sydney, Úc (quê hương của dầu tràm) cho biết, dầu tràm mạnh hơn gấp 13 lần acid carbalic (chất khử trùng phổ biến vào những năm đầu thế kỷ 19) trong việc loại bỏ vi khuẩn - Trị nấm trên da 15 Chất α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có khả năng ức chế hoạt động của nấm trên da Khi bị nấm bàn chân, chỉ cần thoa dầu tràm vào những vùng da bị nấm để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh - Giảm đau ngứa do côn trùng cắn Để làm tan những vết tấy đỏ và đau ngứa do muỗi hoặc côn trùng cắn, bạn chỉ cần thoa một ít dầu tràm lên vết cắn hoặc sử dụng dầu tràm như một biện pháp phòng chống - Chữa bệnh vảy nến Tác dụng này được phát hiện nhờ các nhà khoa học Trung Quốc Thử nghiệm trên 42 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến (đã điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả) sau 12 tuần liên tục bôi các thành phần chiết xuất từ dầu tràm, các vùng tổn thương do vảy nến gần như đã bị loại bỏ hết với tỷ lệ phục hồi là 80% - Nhiễm trùng tai Chất Eucalyptol trong tinh dầu tràm có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm ức chế các loại vi khuẩn - Trị ghẻ Chất α-Terpineol trong dầu tràm giúp da được khơi thông, giữ độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công da, là ức chế sự hoạt động của vi khuẩn.[11] - Ức chế vi rút cúm H5N1 Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra chất α-Terpineol từ tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virut cúm H5N1.[11] - Trị mụn 16 Dầu tràm có tác dụng dưỡng da, giúp tái sinh tế bào bị lão hóa, giảm sẹo, mau lành vết thương.[11] - Xử lý các vấn đề về răng miệng Với khả năng kháng khuẩn cao nhưng vẫn an toàn cho cơ thể, tinh dầu tràm có thể chống hôi miệng, viêm lợi, giảm đau họng, đau răng.[11] - Chống hôi miệng, viêm lợi Trong thành phần của tinh dầu tràm chứa chất Eucalyptol chiếm 42-52% tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn - Đau, viêm họng Chất α-Terpineol từ tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn - Giảm đau răng tạm thời Eucalyptol có vị hăng, tạo cảm giác mát lạnh, làm giảm đau Đối tượng sử dụng - Bà bầu và trẻ sơ sinh - Người già có các chứng bệnh về khớp, nhức mỏi cơ… - Trường hợp cảm cúm, ho, sức đề kháng yếu… - Dùng cho phụ nữ có vấn đề về da như mụn, nấm da đầu, ghẻ… - Trong trường hợp bị dịch H5N1 có tác dụng ức chế vi khuẩn Cách sử dụng - Thoa hai bên thái dương, xương ức, xương sống… 17 - Xông dầu trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ… - Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng - Tắm nước ấm có pha thêm dầu - Dùng dạng viên nang hay dung dịch uống - Để trị mụn, dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm trà và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm trà 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng - Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày - Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao - Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm hoặc kem đánh răng, dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi Nhưng không được uống dung dịch này 18 1.4.2 Một số hình ảnh so sánh chất lượng dầu tràm và cách nhận biết Hình 3: Dầu tràm (phía trên) lẫn nước (phía dưới) - Cách phân biệt dầu tràm thật Phân biệt bằng cách ngửi : Khi mở 1 lọ dầu tràm và đưa lên mũi dầu tràm thật không xộc thẳng lên mũi theo kiểu xăng hay dầu gió, dầu tràm thật sẽ có mùi hơi nồng và ngai ngái ban đầu sau đó dịu hơn và cảm thấy dễ chịu Những lọ dầu mới nấu xong sẽ có mùi hăng hắc nồng, để tầm 2 tháng sẽ có mùi thơm dịu nhẹ Phân biệt bằng cách sờ : Dầu tràm nguyên chất khi cho ra tay có độ nhớt nhất định nhưng không tạo cảm giác dính vào da tay Các loại dầu gió, dầu nóng chứa methyl salicilate để làm nóng còn các thành phần trong dầu tràm không tạo cảm giác nóng rõ rệt trên da (đó cũng là 1 trong các lý do dầu tràm có thể sử dụng an toàn trên cả da của người nhạy cảm) 19 Chương 2: NỘI DUNG VÀ THỰC NGHIỆM 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Lá tràm tươi thu hoạch tại TP Đồng Hới - Quảng Bình 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thực nghiệm Tham quan lò nấu tràm ở địa phương từ đó nghiên cứu chế tạo lò nấu tràm đạt hiệu xuất cao hơn 2.2.2 Phương pháp tổng quan, xử lí tài liệu liên quan Từ các nguồn tài liệu thu thập, tìm kiếm, chọn lọc và tổng kết thông tin chính xác 2.2.3 Phương pháp chiết, đo Tinh dầu sau khi được lôi cuốn cùng hơi nước đi ra bình thủy tinh sẽ được tách riêng khỏi lớp nước bằng bình chiết, sau đó sử dụng pipet cho vào lọ thủy tinh, đậy kín 2.2.4 Phương pháp chưng chất tinh dầu Lá tràm tươi non sau khi thu hoạch được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước 2.3 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT 2.3.1 Dụng cụ - Nồi tràm ( tự thiết kế ) - Bình chiết, pipet, lọ thủy tinh 15ml, 100ml 20 2.3.2 Thiết bị Phểu chiết ( a ) Pipet ( b ) Lọ đựng tinh dầu ( c ) Hình 4: Các dụng cụ và thiết bị Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thiết kế lò tinh chế dầu tràm • Thùng phi thiết kế miệng nắp có khóa cao su kín hơi, bên trong thùng ngăn cách 2 lớp bởi tấm lưới thép sao cho lá tràm không ngập trong nước, trên thùng phi có vòi dẫn vào bình làm lạnh • Bên trong bình làm lạnh có bình đựng tinh dầu và có vòi chảy ra ngoài 21 • Phía bên ngoài là chai thủy tinh hứng tinh dầu lẫn với nước Sau đó chiết tinh dầu bằng xi lanh, loại bỏ nước • Đề xuất biện pháp cải tiến Thiết bị được đề xuất nhằm khắc phục các nhược điểm của lò chưng cất các hộ dân ở địa phương là loại thiết bị có thùng lưới ngăn cách lá tràm với nước, không để nguyên liệu ngập trong nước, tiết diện tương đối lớn để đưa hơi nước lên và dễ đi vào nguyên liệu Thiết bị có hệ thống hồi lưu nước để chủ động cung cấp nước, đồng thời có hệ thống theo dõi tinh dầu thu được 10 Hình5.Lò tràm 3.2 Xây dựng quy trình tinh chế dầu tràm Chưng cất 22 Sản phẩm Đóng lọ, bảo quản Hình 6 : Quy trình tinh chế dầu tràm - Nguyên liệu Nguyên liệu để chiết xuất tinh dầu tràm là lá tràm tươi, non được thu hoạch ngay tại thành phố Đồng Hới - Xử lí nguyên liệu Tràm được thu hoạch về lấy lá, làm sạch cây cỏ bám xung quanh, nhặt bỏ rác để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu thu được - Thực hiện quá trình chưng cất Cho nước vào thùng phi ( không quá tấm lưới chắn, ¼ lò ), sau đó cho lá tràm đã làm sạch vào, khóa nắp lò lại Dùng đất sét trét nắp lò lại cho kĩ sao cho không để hơi bay ra làm giảm hiệu suất của tinh dầu 23 Nhóm lửa và đun Cần lưu ý củi cho vào phải chụm thật đều, canh lửa cho đều lò sao cho lửa không to quá hoặc nhỏ quá Tầm 20 phút nước sôi, hơi nước cuốn lên đi qua lá tràm kéo theo tinh dầu đi ra bằng ống dẫn đến bình làm lạnh, hơi nước và dầu gặp lạnh thì dầu ngưng tụ cho ra tinh dầu nằm trên bề mặt nước - Thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng, đóng gói và bảo quản Dùng bình chiết thực hiện việc chiết tinh dầu ra khỏi nước Đóng tinh dầu vào từng lọ 15ml Đóng mác, bảo quản Hình 7 : Sản phẩm tinh dầu tràm đóng chai 3.3 Tỷ lệ chiết xuất tinh dầu 24 Hàm lượn g tinh dầu (% khốil ượng ) Thời gian cất (phút) Hình 8 : Ảnh hưởng của thời gian cất đến hàm lượng tinh dầu Ban đầu, ở 30 phút đầu tiên, nước bắt đầu sôi, lượng hơi nước bay hơi với lượng ít Do vậy, chưa xuất hiện tinh dầu tràm Bắt đầu từ phút 90 trở về sau, lượng hơi nước tỏa ra nhiều với mật độ lớn, lượng tinh dầu được đẩy ra tăng dần Khi này hơi nước đi qua từng lớp lá tràm đồng thời kéo theo tinh dầu tràm có trong lá đi lên, đi qua bình ngưng, gặp nước lạnh và ngưng tụ thành lớp tinh dầu nổi trên bề mặt nước KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 1 Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đã thu được kết qủa: - Đã nghiên cứu và đề xuất được quy trình tinh chế dầu tràm đơn giản Dễ áp dụng vào thực tế cuộc sống của người dân - Đã thiết kế được lò nấu dầu tràm đơn giản từ nguyên liệu dễ kếm và đã ứng dụng quy trình trên triển khai nấu dầu tràm tại phường Bắc Lý -Đồng Hới - Đã giới thiệu và phổ biến quy trình chưng cất dầu tràm, lò chưng cất dầu tràm rộng rãi trên toàn tỉnh Quảng Bình thông qua tạp chí thông tin khoa học công nghệ tỉnh Quảng Bình - Đã thu được tinh dầu tràm nguyên chất và đưa vào sử dụng trong thực tế cuộc sống gia đình của nhóm sinh viên thực hiện đề tài 2 Kiến nghị Tinh chế dầu tràm với qui mô lớn ở trường ĐHQB và kiểm tra chất lượng sản phẩm dầu tràm tinh chế được dùng làm thương hiệu sản phẩm nghiên cứu khoa học của trường ĐHQB TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 Tiếng việt [1] Đào Trọng Hưng ( 1995), Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái và tinh dầu tràm (M cajuputi) tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học tại Viện sinh thái tài nguyên sinh vật, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Quốc gia [2] Lê Ngọc Thạch ( 2003 ), Tinh dầu, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh [3] Nguyễn Năng Vinh (1978), Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB Nông Nghiệp [4] Văn Ngọc Hướng (2003), Hương liệu và ứng dụng, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Tiếng anh [5] Catalán A ( 2002 ), “ In vitro and in vivo activity of Melaleuca alternifoliamixed with tissue conditioner “ on Candida albicans [6] Carson, CF, KA Hammer, and TV Riley( 1996) “ In-vitro activity of the essential oil of Melaleuca alternifolia against Streptococcus” spp J Antimicrob Chemother [7] Hammer KA, Carson CF, Riley TV, Nielsen JB (2006) “A review of the toxicity of Melaleuca alternifolia (tea tree) oil”, Food Chem Toxicol Trang web [8] Nguyễn Văn Minh, “ Các phương pháp sản xuất tinh dầu”, Báo điện tử http://www.ioop.org.vn/vn/- Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu – Bản tin Khoa học Công nghệ [9] International Journal of Aromatherapy 27 [10] In vitro activity of Melaleuca alternifolia (tea tree) oil against dermatophytes and other filamentous fungi [11] http://www.ioop.org.vn/vn/NCTK/Thanh-Tuu-Cua-Vien/Ban-Tin-Khoa-HocCong-Nghe/Cac-Phuong-Phap-San-Xuat-Tinh-Dau/ [12] wikipedia.org [13] http://voer.edu.vn/m/ky-thuat-san-xuat-tinh-dau/f71149b6 MỤC LỤC .3 28 A.MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4 Tình hình nghiên cứu 2 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6 Phạm vi đề tài .2 Nội dung: Thực hiện quy trình chiết xuất tinh dầu tràm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước từ lá tràm thu hoạch tại Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình 2 7 Phương pháp nghiên cứu 3 8 Đóng góp của đề tài 3 9 Cấu trúc đề tài .3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU [2, 4] 4 1.2 ỨNG DỤNG CỦA TINH DẦU [11, 4, 11] 5 1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TINH DẦU [4, 5, 13] 6 1.4 TỔNG QUAN VỀ CÂY TRÀM 10 Chương 2: NỘI DUNG VÀ THỰC NGHIỆM .20 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.3 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT .20 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21 3.3 Tỷ lệ chiết xuất tinh dầu 24 29 ...TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN “ NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TINH DẦU TRÀM TỪ CÂY TRÀM HOA VÀNG TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG... Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học tự nhiên kỹ thuật Họ, tên sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Mỹ Duyên Ngành học: Khoa học tự nhiên Khóa học: 2012 – 2016 Khoa: Khoa học tự nhiên Họ tên... làm thương hiệu sản phẩm nghiên cứu khoa học trường ĐHQB TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 Tiếng việt [1] Đào Trọng Hưng ( 1995), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái tinh dầu tràm (M cajuputi) Quảng Bình,

Ngày đăng: 21/09/2015, 10:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A.MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    • 4. Tình hình nghiên cứu

    • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 6. Phạm vi đề tài

    • Nội dung: Thực hiện quy trình chiết xuất tinh dầu tràm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước từ lá tràm thu hoạch tại Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.

    • 7. Phương pháp nghiên cứu

    • 8. Đóng góp của đề tài

    • 9. Cấu trúc đề tài

    • Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT

      • 1.1. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU [2, 4]

      • 1.2. ỨNG DỤNG CỦA TINH DẦU [11, 4, 11]

        • 1.2.1. Ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và trong y học

        • 1.2.2. Ứng dụng trong y học

        • 1.2.3. Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm

        • 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TINH DẦU [4, 5, 13]

          • Tách tinh dầu bằng phương pháp hóa lý:

          • 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÂY TRÀM

            • 1.4.1. Khái quát về nguyên liệu lá tràm tươi [4,11,12,13]

              • Cây tràm ( Melaleuca cajuputi ), có nguồn gốc ở Úc Châu và ở Đông Nam Á. Thường mọc nhiều trên vùng đất cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn… ở miền Trung của Việt Nam.

              • Đặc điểm sinh thái cây tràm ở Quảng Bình

              • Lá tràm chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan