sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

20 38.3K 849
sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

cái nhìn tổng quan về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

MỤC LỤC A- ĐẶT VẤN ĐỀ Trang I. Lý do chọn đề tài 2 II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1. Mục đích nghiên cứu 3 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 B- NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lý luận 4 II. Cơ sở thực tiễn 5 III. Các hình thức, biện pháp tổ chức chương trình 6 1. Yêu cầu chung 6 2. Xây dựng kế hoạch chương trình 6 3. Tổ chức thực hiện 7 3.1. Hình thức: Hội vui học tốt 8 3.2. Hình thức: Hái hoa dân chủ 11 3.3. Hình thức: Trò chơi ô chữ 13 C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17 I. Kết luận 17 II. Bài học kinh nghiệm 17 III. khuyến nghị 17 D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 E – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 20 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng .”. Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên truyền, đóng tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao… trong đó việc tổ chức cho các em tham gia chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã mang lại cho các em niềm ham thích tìm hiểu, học hỏi. Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị trấn Hoàng Mai A” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng, đồng thời góp thêm kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1. Mục đích nghiên cứu Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động và vui chơi. Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học sinh tham gia tìm hiểu là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy việc tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học” giúp: - Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội địa phương. - Thông qua việc tìm hiểu những con số, ô chữ kỳ diệu về các chủ đề mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, tấm gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội… Từ đó giúp các em có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đây là đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học sinh trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ HĐNGLL đầu tuần hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo chủ điểm tháng với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. B. NỘI DUNG 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “ Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng(chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm) Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ơ nhà, trường học, xã hội, chúng đều vui, đều học”. Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”. Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phưuơng pháp giáo dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên. Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong muốn. - Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm khoa họcsáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau dồi kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội. 4 - Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên coa tính sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi và có hiệu quả. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trường tiểu học A Thị trấn Hoàng Mai, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An đóng trên địa bàn Thị trấn Hoàng Mai, học sinh vừa là con gia đình kinh doanh, một số là con cán bộ công nhân viên chức nhà nước và con em nông dân. các em phần lớn đều dễ bảo, có phần mạnh dạn và nhiệt tình trong hoạt động Đội. Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp Huyện. Ban giám hiệu nhà trường, công Đoàn, hội cha mẹ học sinh, ban chăm sóc thiếu nhi thị trấn giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả. Tuy thời gian làm công tác Tổng phụ trách chưa nhiều nhưng tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải tổ chức một giờ sinh hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu hút các em tham gia nhưng vẫn thật khó. Hết mỗi tuần, giờ HĐNGLL, có lúc tôi cảm thấy “sợ”, “mệt” do thiết kế nội dung chương trình cho các giờ sinh hoạt còn đơn điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học. Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội Tỉnh, hội đồng Đội Huyện, trường Đội Thị trấn Hoàng Mai, các anh chị đã từng nhiều năm làm tổng phụ trách, tôi đã phần nào thực hiện tốt công tác tổng phụ trách và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt động theo đợt thi đua, tháng, tuần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Nội dung chương trình dựa vào kiến thức các môn học với sự giúp đỡ của đồng chí hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn nên cho đến bây giờ tôi hoàn toàn tự tin với nội dung sinh hoạt trong các giờ chào cờ, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm của mình và đã đạt kết quả rõ rệt. III. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH 1. Yêu cầu chung Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự 5 thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cần: - Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em. - Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh. - Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, gây ấn tượng đối với các em. - Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây mệt mỏi cho các em. 2. Xây dựng kế hoạch chương trình Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2012 – 2013, Kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 72 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, 123 năm ngày sinh nhật Bác…tôi đã xây dựng theo chủ điểm tháng, tuần với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau: Tháng Chủ điểm Tuần Nội dung Hình thức 9/2012 Vui hội ngày khai trường 3 4 * Tìm hiểu về trường, lớp, chương trình hoạt động Đội. * Tìm hiểu luật an toàn giao thông. Từ hàng dọc: MŨ BẢO HIỂM Hội vui học tốt Trò chơi ô chữ 10,11 Ngàn hoa dâng tặng thầy cô 10 11 * Tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam Từ chìa khoá: BIẾT ƠN * Tìm hiểu về các môn học. Trò chơi ô chữ Hội vui học tốt 12 Em yêu chú bộ đội 15 16 * Tìm hiểu truyền thống Quân đội nhân Việt Nam * Tìm hiểu về quân đội. Từ chìa khoá: ANH HÙNG Hái hoa dân chủ Trò chơi ô chữ 6 1/2013 Đón mùa xuân mới 20 21 * Tìm hiểu về các loại Hoa Từ chìa khoá: HOA MAI * Hội học mùa xuân Trò chơi ô chữ Hội vui học tốt 2 Mừng Đảng quang vinh 22 25 * Tìm hiểu về Đảng CSVN. Từ chìa khoá: ƠN ĐẢNG * Tìm hiểu môn học em thích Trò chơi ô chữ Hội vui học tốt 3,4 Việt Nam – Tổ Quốc mến yêu 30 32 * Nhà sử học nhỏ tuổi * Tìm hiểu về quê hương, Đất nước Từ chìa khoá: TỔ QUỐC Hội vui học tốt Trò chơi ô chữ 5 Tự hào truyền thống Đội Mừng sinh nhật Bác 34 35 15/5/ 2007 * Tìm hiểu truyền thống Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941) * Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Từ chìa khoá: HỒ CHÍ MINH * 66 mùa hoa - Đội ta lớn lên cùng Đất nước. Hái hoa dân chủ Trò chơi ô chữ Hội vui học tốt 3.Tổ chức thực hiện Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tìm tòi học hỏi, kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt là các chương trình giải trí trên truyền hình như: “Lực sĩ tí hon”; “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Theo dòng lịch sử”; “Vượt qua thử thách”… tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho phù hợp với liên đội mình. 3.1. Hình thức: “Hội vui học tốt” * Mục đích: Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ chức cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy 7 có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết của tập thể. Thường sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao điểm. 3.1.1. Cách thức tổ chức: Được tổ chức từ các tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần thi: Phần 1: Màn chào hỏi Phần 2: Thi kiến thức (Môn Tiếng việt, toán, Tiếng Anh, khoa học, lịch sử, âm nhạc, hội họa). Phần 2: Dành cho khán giả. 3.1.2. Ví dụ cụ thể: Tháng 11 với chủ điểm: “Ngàn hoa dâng tặng thầy cô” Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 tôi triển khai cho các em tham gia hội học theo tập thể lớp, liên đội.Sau đó lựa chọn mỗi khối 3 em xuất sắc nhất ( 5 khối) chia thành 3 đội ( Mỗi đội 5 em) để tham gia hội thi.Dưới đây tôi xin giới thiệu chương trình hội vui học dành cho toàn liên đội: CHƯƠNG TRÌNH “ HỘI VUI HỌC TỐT” Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 1. Giới thiệu 3 đội chơi đại diện cho 5 khối. 2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo: Đại diện BGH(phụ trách chuyên môn), giáo viên tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc, 3. Giới thiệu luật chơi: - Mỗi đội có một đèn bấm, khi mỗi câu hỏi đưa ra thì các đội bấm đèn để dành quyền trả lời. Nếu đội nào bấm đèn sớm nhất thì đội đó dành quyền trả lời đầu tiên. Nếu trả lời không chính xác thì cơ hội đó dành cho hai đội còn lại. Cả 3 đội không trả lời được, câu trả lời sẽ dành cho khán giả.(Trước khi vào phần thi chính dành cho 3 đội, người dẫn chương trình tạo không khí cổ vũ từ phía khán giả dành cho 3 đội). 8 4. Ba đội thực hiện phần thi thứ nhất: MÔN TIẾNG VIỆT Câu1: Mỗi một dữ kiện, người dẫn chương trình đưa cách nhau 10 giây, nếu trả lờiđược dữ kiện thứ nhất được 30 điểm, dữ kiện thứ hai được 20 điểm, dữ kiện thứ ba được 10 điểm. TÌM MỘT CÂU TỤC NGỮ: Là câu ca dao Dữ kiện thứ nhất: đề cao lòng quý trọng Dữ kiện thư hai: Có 14 tiếng Dữ kiện thứ ba: Liên quan đến tình thầy Đáp án: “Muốn Sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.” Câu 2: Có 3 câu hỏi, mỗi câu được 10 điểm, nếu trả lời được 3 câu được 30 điểm. Cho đoạn thơ sau: Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? (10đ) Hãy nêu tên tác giả của bài thơ? (10đ) Bạn hãy trình bày bài thơ đó? (10đ) Đáp án: Bài thơ “ Nghe thầy đọc thơ”, tác giả Trần Đăng Khoa. Câu 3: Tìm một từ có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong những câu thanh ngữ, tục ngữ, danh ngôn sau: - Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải - Đi một ngày đàng .một sàng khôn - .Thầy không tày bạn. - .đi đôi với hành. - , .nữa mãi. Đáp án: Từ học MÔN TOÁN Tổng của 20 số tự nhiên đầu tiên bằng bao nhiêu? a. 210 c. 380 9 b. 190 d.420 ( Người dẫn chương trình cộng điểm phần thi môn Tiếng việt và toán). MÔN KHOA HỌC Hãy kể tên sự sống trên trái đất? Đáp án:Đất, Nước, Không khí. MÔN LỊCH SỬ Câu 1: Quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ là? Đáp án: Đại Ngu. Câu 2: Một nữ tướng của 2 Bà Trưng là? Đáp án: Lê Chân. MÔN TIẾNG ANH Em hãy cho biết giữa hai từ “ Hour và Home” có sự khác nhau và giống nhau như thế nào? Đáp án: * Giống nhau: Cùng có cặp chữ “H” và “O” đứng đầu. * Khác nhau: Hour chỉ một khoảng thời gian (VD: Hết 5 giờ) - Home chỉ ngôi nhà MÔN HÁT NHẠC Nghe nhạc đoán tên bài hát và nói rõ bài hát này thuộc dân ca vùng nào? Hãy trình bày một trong các bài hát mà đội chơi đoán được. Đáp án: +Bài: “Gà gáy” - Dân ca Cống + Bài: “ Xòe hoa” – Dân ca Thái + Bài: “Chim sáo” – Dân ca Ba na. MÔN MỸ THUẬT Trong vòng 5 phút các đội chơi vẽ xong bức tranh trên bảng phooc với chủ đề: “Cô và Mẹ”. ( Các đội thi vẽ trên nền nhạc bài “Những bông hoa, những bài ca” ) 5. Kết thúc phần thi dành cho 3 đội, trong khi chờ đợi BGK đánh giá, tiếp đến là phần chơi dành cho khán giả. 1.Trò chơi 1: Gắn biển báo an toàn giao thông (Thi tiếp sức) 10 [...]... lịc sử, xã hội và tự nhiên 17 * Trường Đội: + Cần tổ chức nhiều hơn nữa các mô hình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp phục vụ mục đích “ Học mà vui - Vui mà học trong học sinh Từ đó giúp cho giáo viên – Tổng phụ trách có điều kiện nghiên cứu, học hỏi tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân cũng như tổ chức hoạt động Đội của liên đội mình ngày càng đạt hiệu quả cao Quỳnh Lưu ngày 10 tháng 02 năm 2013... TPT và tổ chức đội là rất quan trọng trong nhà trường Tổ chức đội tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý lứa tuổi của các em Với kết quả trên cũng đã làm bớt đi những ý nghĩ sai lệch về TPT và tổ chức đội trong nhà trường phổ thông 2 Bài học kinh nghiệm: * Phải luôn khẳng định tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em tham gia thì vai trò người giáo viên- Tổng phụ trách rất quan... rèn luyện học tập trở thành con người phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước 16 C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận: Qua một năm thực hiện đưa các hoạt động đội vào nhà trường, đặc biệt là hoạt động ngòai giờ lên lớp, tôi thấy các em học sinh trang bị cho mình hiểu biết về truyền thống của Đảng, Bác Hồ, về Đoàn ,Đội Chương trình chính là sân chơi lành mạnh cho học sinh... ngang thứ 10: ( Từ gồm 5 chữ cái) : Đây là một làng hoa nổi tiếng Hà Nội? NGỌC HÀ  xuất hiện N Hàng ngang thứ 11: (Từ gồm 4 chữ cái) : Đây là tên một hồ gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi GƯƠM xuất hiện Ư 15 Các chữ xuất hiện: QUỐC TẾ PHỤ NỮ Trên đây là một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của liên đội tôi, hoạt động này đã thu hút 100% các em trong liên đội tham gia, nó tạo cho... phát huy được tính chủ động, sáng tạo, lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức mới Đồng thời nhằm nâng cao ý thức kỷ luật và động cơ thúc đẩy học tập cho mình Do vậy có thể khẳng định tổ chức đội là không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông Tổ chức đội không chỉ tổ chức các hoạt động vui chơi mà tổ chức đội góp phần không nhỏ vào phong trào học tập và phát triển toàn diện cho học sinh Qua đó cũng... , ban chấp hành Công Đoàn, BCH liên chi đội * Các hoạt động luôn thay đổi về nội dung, hình thức để các em không nhàm chán 3 Khuyến nghị: * Nhà trường: cần tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất cho hoạt động đội * Huyện: + Nâng cao vai trò Tổng phụ trách và tổ chức Đội trong nhà trường * Hội Đồng Đội Tỉnh: + Trang bị thêm cho tổ chức Đội cơ sở vật chất, các tài liệu có liên quan về lịc sử, xã... thành 2 hàng dọc, khi có hiệu lệnh chơi, em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp đến em thứ hai ……… cho đến em cuối cùng  Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng 2.Trò chơi 2: Trò chơi âm nhạc mang tên: Gắn tên bài hát đúng với dân ca các miền ( Mỗi đội 5 em) Cách chơi: Hai đội xếp thành hai hàng dọc, em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp đén em thứ 2……….cho đến em cuối cùng... nhất hình thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ điểm giúp các em rèn luyện khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ Từ đó các em được lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức trong học tập 3.3.1 Cách thức tổ chức: * Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc * Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần thưởng... hương tươi đẹp – Dân ca Nùng * Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng 6 Tổng kết hội thi: Người dẫn chương trình tổng kết điểm của BGK của các đội chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến và trao thưởng cho các đội chơi 3.2 Hình thức: “Hái hoa dân chủ” Với hình thức này giúp các em học sinh trong toàn liên đội được tham gia Qua trò chơi các em được rèn luyện về phản xạ và... hàng dọc * Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy…) tìm ra chìa khoá (hay từ hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở 3.3.2 Đồ dùng phục vụ: Bảng di động được kẻ ô sẵn theo nội dung câu hỏi hàng ngang và hàng dọc, phấn màu để điền chữ ( Phấn mầu trắng hàng ngang, Phấn màu đỏ chữ hàng . D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 E – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 20 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng ta và Bác Hồ coi công. TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM. 19 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN .......................................................................................................................

Ngày đăng: 17/04/2013, 09:13

Hình ảnh liên quan

- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh. - sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Hình th.

ức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh Xem tại trang 6 của tài liệu.
3.1. Hình thức: “Hội vui học tốt” - sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

3.1..

Hình thức: “Hội vui học tốt” Xem tại trang 7 của tài liệu.
* Bảng di động - sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Bảng di.

động Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan