Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics

79 1.2K 8
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1.Tính cấp thiết của luận văn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế này đã làm cho các Công ty và các Tập đoàn làm ăn thua lỗ và bị phá sản, chính điều này đã kéo theo hàng nghìn người bị mất việc làm. Đứng trước bối cảnh này các công ty cần phải đưa ra các giải pháp và các chính sách để đổi mới mình và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo ra các cơ hội để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững. Nâng cao quản lý chất lượng dịch vụ hiện nay đang là một vấn đề lớn không chỉ đặt ra đối các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của một quốc gia. Nâng cao quản lý chất lượng dịch vụ, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là yếu tố quyết định thành công trong cạnh tranh kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Nâng cao chất lượng dịch vụ là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng cao nhất là một yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể tạo dựng và duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Chất lượng của dịch vụ quyết định sự sống còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics nói riêng. Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận, logistics trong thời gian qua là kết quả của Luật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 112000 với việc dỡ bỏ rất nhiều rào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, đối với doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng,ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là rào cản nữa và lợi nhuận biên, lợi nhuận trên vốn tương đối cao (theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 1820%). Cứ theo đà này thì trong vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả Thái Lan (1100 công ty), Singapore(800), Indonesia, Philipin (700800) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước. Các công ty giao nhận nước ngoài, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bằng mọi cách họ cũng thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc phát triển của ngành logistics là điều đáng lo ngại do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số…) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần là tương đối lớn (từ 200300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 1020 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Nói chung là hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Hoạt động của những doanh nghiệp này vô hình chung tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp nước ngoài và gây áp lực cho ngành công nghệ logistics non trẻ của Việt Nam. Trước tình hình như vậy đòi hỏi phải có những nghiên cứu một cách khoa học về thực trạng và tìm hiểu những nguyên nhân để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics.Bởi vậy em chọn đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics” mong đem lại cái nhìn cụ thể về thị trường Logistics nói chung và logistics trong Công ty Cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam nói riêng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ ============ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Hương Mã sinh viên: CQ528339 Lớp chuyên ngành: Kinh tế quốc tế D Khoá: 52 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Tố Uyên Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN  Tên em là Phạm Thu Hương, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế D, khóa 52. Em xin cam đoan bản chuyên đề thực tập này là kết quả nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thu thập thông tin thực tiễn tại Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam và sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Phan Tố Uyên thuộc Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Các kết quả trong chuyên đề thực tập là trung thực, xuất phát từ việc tính toán, tổng kết từ các nguồn số liệu gốc của các cơ quan thống kê, các tạp chí kinh tế có uy tín và các kiến thức đã tích lũy, chưa từng được công bố trước đây. Nếu sai sự thật, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tác giả Phạm Thu Hương MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 Bảng 2.3: Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải 22 Bảng 2.4: Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lý với Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam 23 Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế 24 Bảng 2.7: Bảng câu hỏi điều tra khách hàng về chất lượng dịch vụ Công ty 26 Biểu đồ 2.4: Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức hàng không 43 3.1.2.1. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam 52 3.1.2.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần 53 Vinalines Logistics Việt Nam. 53 3.2.7. Một số giải pháp khác 65 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý 6 Sơ đồ 1.2: Chuỗi Logistics của Công ty 10 Sơ đồ 2.1: Quy trình kí kết hợp đồng của Công ty 21 Sơ đồ 2.2: Quy trình Logistics của Công ty 41 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Ý nghĩa 1 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 2 USD United State Dollar Đồng Đô la Mỹ 3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 4 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 XK Xuất khẩu 6 XNK Xuất nhập khẩu 7 CP Cổ phần 8 VNĐ Việt Nam Đồng 9 GTVT Giao thông vận tải LỜI NÓI ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của luận văn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế này đã làm cho các Công ty và các Tập đoàn làm ăn thua lỗ và bị phá sản, chính điều này đã kéo theo hàng nghìn người bị mất việc làm. Đứng trước bối cảnh này các công ty cần phải đưa ra các giải pháp và các chính sách để đổi mới mình và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo ra các cơ hội để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững. Nâng cao quản lý chất lượng dịch vụ hiện nay đang là một vấn đề lớn không chỉ đặt ra đối các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của một quốc gia. Nâng cao quản lý chất lượng dịch vụ, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là yếu tố quyết định thành công trong cạnh tranh kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Nâng cao chất lượng dịch vụ là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng cao nhất là một yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể tạo dựng và duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Chất lượng của dịch vụ quyết định sự sống còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics nói riêng. Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận, logistics trong thời gian qua là kết quả của Luật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 với việc dỡ bỏ rất nhiều rào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, đối với doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng,ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là rào cản nữa và lợi nhuận biên, lợi nhuận trên vốn tương đối cao (theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18- 1 20%). Cứ theo đà này thì trong vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả Thái Lan (1100 công ty), Singapore(800), Indonesia, Philipin (700-800) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước. Các công ty giao nhận nước ngoài, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bằng mọi cách họ cũng thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc phát triển của ngành logistics là điều đáng lo ngại do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số…) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp quốc doanh và cổ phần là tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Nói chung là hoạt động thiếu đồng bộ, manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Hoạt động của những doanh nghiệp này vô hình chung tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp nước ngoài và gây áp lực cho ngành công nghệ logistics non trẻ của Việt Nam. Trước tình hình như vậy đòi hỏi phải có những nghiên cứu một cách khoa học về thực trạng và tìm hiểu những nguyên nhân để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics. Bởi vậy em chọn đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics” mong đem lại cái nhìn cụ thể về thị trường Logistics nói chung và logistics trong Công ty Cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam nói riêng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Qua việc nghiên cứu về giải pháp phát triển dịch vụ Logistics thì luận văn phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau: • Tổng quan chung về Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics • Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Công ty • Đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Vinalines Logistics 1.3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ Logistics Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics 2 1.4. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,kết cấu của chuyên đề được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics và sự cần thiết khách quan phải phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Logistic tại Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ phần Vinaline Logistics đến năm 2020. Để hoàn thành chuyên đề thực tập này, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô giáo PGS.TS. Phan Tố Uyên, cùng các anh chị cán bộ Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong thời gian thực tập vừa qua. Do khả năng lý luận, kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kính mong cô giáo và các anh chị góp ý thêm cho em. Em xin chân thành cám ơn. 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINES LOGISTIC VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTIC TẠI CÔNG TY 1.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Vianalines Logistics Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam. Công ty được hoạt động theo quy định của pháp Luật doanh nghiệp và các quy định có liên quan của pháp luật và điều lệ Công ty. Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam là Công ty con của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty con theo quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. - Tên Công ty + Tên viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINES LOGISTICS VIỆT NAM + Tên viết bằng tiếng Anh: VINALINES LOGISTICS – VIET NAM JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: VINALINES LOGISTICS - Trụ sở Công ty: Phòng 405 Tầng 4, tòa nhà Ocean Park, Số 1 Đào Duy Anh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. - Điện thoại: 04.35772036 - Fax: info@vinalineslogistics.com.vn - Website: http://www.vinalineslogistics.com.vn 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Dịch vụ logistics là một lĩnh vực có nhiều ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mang lại rất nhiều việc làm cho người lao động, lượng vốn đầu tư đòi hỏi không nhiều nhưng lại thu được lợi nhuận cao. Hàng năm chi phí cho dịch vụ này chiếm 15% GDP, đạt khoảng 8 đến 12 tỷ USD tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là hiện nay phần lớn lợi nhuận trên đã và đang rơi vào tay các Công ty, Tập đoàn lớn của nước ngoài. Hiện cả nước ta có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics là một con số khá lớn nhưng thực tế đa phần là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này dẫn đến những hạn chế về nhân lực, nguồn vốn, công nghệ…. Hiện nay Việt Nam chưa có bất cứ doanh nghiệp nào đủ sức đứng ra tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình trong lĩnh vực này. 4 Với điều kiện thực trạng và đặc điểm như trên và dựa trên các cơ sở pháp lý hiện hành như: - Luật thương mại số 36/2005/QH 11 được Quốc Hội khóa XI kì họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005; - Luật đầu tư số 59/2005/QH11, được Quốc Hội khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; - Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được Quốc Hội khóa Xi kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; - Các văn bản khác quy định về điều kiện kinh doanh cảng nội địa (ICD), vận tải đa phương thức, kho ngoại quan… Ngày 03/08/2007 tại Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam đã có cuộc họp đại hội đồng cổ đông về việc thành lập Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, trên cơ sở đó Công ty cổ phần Vianlines Logistics Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103018983 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 10 tháng 8 năm 2007, với số vốn điều lệ là 158.000.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tám tỷ đồng). Công ty thành lập với mục đích sau: Thứ nhất, Vinalines Logistics sẽ là đầu mối liên kết, tập hợp các Công ty thành viên trong hoạt động Logistics thành một mạng lưới Logistics của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam có đủ sức mạnh để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập toàn cầu, hỗ trợ tích cực chủ trương chiếm lĩnh, vận chuyển khai thác container nội địa, làm chủ thị trường. Đồng thời liên kết với các đối tác nước ngoài để thiết lập mạng lưới hoạt động tại các nước trong khu vực như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và thâm nhập vào thị trường các nước phát triển như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ Thứ hai, Công ty thực hiện chủ trương không cạnh tranh với các Công ty thành viên của Tổng Công ty mà hoạt động chính là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các đầu mối trọng điểm. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Vinalines Logistics 1.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý 5 1.1.2.2. Chức năng các bộ phận Hội đồng quản trị - Quyết định việc Công ty hoặc bất kỳ chi nhánh, đơn vị trực thuộc nào của Công ty ký kết các hợp đồng, giao dịch với các đối tượng theo quy định tại khoản 1, Điều 120 Luật Doanh nghiệp với các giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản của Công ty và các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc của Công ty; quyết định về các loại cổ phần cổ phiếu chào bán; - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; - Quyết định cơ cấu tổ chức, các quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; - Bổ nhiệm và miễn nhiệm cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với ban quản lý. 6 [...]... lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian, thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINES LOGISTICS 2.1 Thực trạng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Vinalines Logistics 2.1.1 Thực trạng công tác quản lý và phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty cổ phần. .. tải chung của Công ty đạt kết quả trong những năm sau 1.3 Sự cần thiết khách quan phải phát triển dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần Vinalines Logistics 1.3.1 Phát triển dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất của công ty Cổ phần Vinalines Logistics 16 Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như Viện nghiên cứu logistics của... hàng hóa; - Vinalines Logistics đang tiến hành đầu tư vào ngành công nghiệp logistics để mở rộng dịch vụ vận tải đa phương thức Các dịch vụ Logistics chủ yếu Công ty cung cấp Sơ đồ 1.2: Chuỗi Logistics của Công ty a Lĩnh vực đại lí hàng không và vận tải biển Là Công ty con của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Công ty đang chú trọng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ Logistics nhằm phát triển dịch vụ vận tải... để tìm hiểu thực trạng chất lượng dịch vụ logistics của tổng Công ty cổ phần Vinalines Logistics để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của công ty 2.1.3.1.Đánh giá theo tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ RATER Để đánh giá về cảm nhận của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ Logistics của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, người viết đã... với chất lượng dịch vụ Logistics của Công ty Tuy nhiên, trong đó vẫn có 3/10 khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ Công ty vẫn ở mức bình thường và có 1/10 khách hàng là không đồng ý với chất lượng dịch vụ Logistics của Công ty Theo kết quả cụ thể của cuộc điều tra thì phần lớn khách hàng chọn đánh giá chất lượng dịch vụ 28 Công ty là bình thường ở thời điểm giao nhận hàng hóa của Công ty Thực chất,... sản phẩm và dịch vụ của công ty đã đạt được kết quả nhất định Kết quả đạt được từ năm 2009 đến năm 2013 đã nói lên rằng đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ là hướng đi đúng đắn của công ty trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới.Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Vinalines Logistics từ năm 2009 đến năm 2013: Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vinalines Logistics giai... thức Nhờ đó với các dịch vụ Logistics của Công ty, khách hàng có thể nhận được lợi ích tốt nhất ở bất kì nơi nào trên thế giới Với mạng lưới đại lý dịch vụ đường biển và đường hàng không rộng lớn ở Việt Nam Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam sẽ mang tới cho khách hàng rất nhiều sự lựa chọn 10 như đường biển, đường bộ và đường hàng không với dịch vụ tốt nhất Ngoài ra, Công ty cũng có mối quan... nước ngoài Hoạt động trong kinh doanh XNK 1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần Vinalines Logistics - Dịch vụ Logistics; Bốc xếp hàng hóa; Giao nhận hàng hóa nội địa, hàng hóa XNK; Lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan, kho đông lạnh và kho khác; Dịch vụ đại lý tàu biển; Dịch vụ đại lý container; Dịch vụ môi giới hàng hải; Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa; Vận tải hàng hóa, container, hàng hóa siêu trường... động logistics chiếm tới khoảng 1013% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển cao hơn khoảng 15-20% Hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/ năm Điều này cho thấy chi phí cho logistics là rất lớn Vì vậy với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics là rất lớn Với việc hình thành và phát triển dịch vụ. .. lượng dịch vụ Công ty Tiêu chí Nhận xét Công ty luôn thực hiện đúng cam kết giao, nhận hàng hóa đúng hạn Công ty luôn đảm bảo hàng hóa an toàn (không bị mất Độ tin mát, tổn thất) Công ty luôn đảm bảo độ chính xác chứng từ cậy Công ty luôn tiến hành các thủ tục chứng từ một cách nhanh chóng nhất 26 Đánh giá 1 2 3 4 5 Sự đáp Công ty giải quyết thắc mắc khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác ứng Công . về Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics và sự cần thiết khách quan phải phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Logistic tại. VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINES LOGISTIC VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTIC TẠI CÔNG TY 1.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Vianalines Logistics Công ty Cổ phần Vinalines. về Công ty Cổ Phần Vinalines Logistics • Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Công ty • Đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần

Ngày đăng: 08/09/2015, 11:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • Bảng 2.3: Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải

  • Bảng 2.4: Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lý với Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

  • Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế

  • Bảng 2.7: Bảng câu hỏi điều tra khách hàng về chất lượng dịch vụ Công ty

  • Biểu đồ 2.4: Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức hàng không

    • 3.1.2.1. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

    • 3.1.2.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần

    • Vinalines Logistics Việt Nam.

      • 3.2.7. Một số giải pháp khác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan