Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4

116 1.2K 7
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐÀO THỊ THANH THU PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN “LUYỆN TỪ VÀ CÂU” LỚP 4 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐÀO THỊ THANH THU PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN “LUYỆN TỪ VÀ CÂU” LỚP 4 Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học : TS. Bùi Minh Đức HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong và ngoài trường ĐHSP Hà Nội 2 – những người đã tận tình dạy bảo và động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và triển khai đề tài luận văn thạc sĩ. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới người hướng dẫn khoa học - TS. Bùi Minh Đức và các thầy, cô giáo ở các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm. Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014 Học viên Đào Thị Thanh Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học phân môn “Luyện từ và câu” lớp 4” (áp dụng cho đối tượng học sinh ở địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong khóa luận này không trùng lặp với bất kì kết quả nào khác và chưa từng được ai công bố trước đây. Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014 Học viên Đào Thị Thanh Thu MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Giả thuyết khoa học 8 8. Bố cục của luận văn 9 NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10 1.1. Cơ sở lý luận 10 1.1.1. Cơ sở triết học của tính tích cực trong học tập 10 1.1.2. Cơ sở tâm lý học của tính tích cực trong học tập 12 1.1.3.Cơ sở giáo dục học của tính tích cực trong học tập 14 1.1.4. Quan niệm về tính tích cực trong học tập 17 1.1.4.1.Khái niệm về tính tích cực 17 1.1.4.2 Tính tích cực học tập 19 1.2. Cơ sở thực tiễn 23 1.2.1. Chương trình và SGK Tiếng Việt lớp 4, phân môn “Luyện từ và câu” 23 1.2.1.1 Nội dung chương trình 23 1.2.1.1.1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ 23 1.2.1.1.2. Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng và cấu tạo của từ 24 1.2.1.1.3. Kiến thức về câu, rèn luyện kĩ năng đặt câu và sử dụng dấu 25 1.2.1.2 .Cấu trúc bài học “Luyện từ và câu” trong SGK và định hướng tổ chức dạy học. 26 1.2.1.2.1. Cấu trúc bài học “Luyện từ và câu” trong SGK 26 1.2.1.2.2. Định hướng tổ chức dạy học LTVC 28 1.2.2. Thực trạng dạy và học phân môn “Luyện từ và câu” lớp 4 34 1.2.2.1. Phương pháp dạy học của GV 34 1.2.2.2. Phương pháp học tập của HS 35 1.2.3.K h ảo s át t hự c t r ạ n g tính tích cực học tập phân môn “Luyện từ và câu” của HS lớp 4 ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc 37 1.2.3.1 M ục đích khảo s át 37 1.2.3.2.Nội dung khảo s át 38 1.2.3.3. Đ ối t ư ợng khảo s át 38 1.2.3.4. T hời gian khảo s át 38 1.2.3.5. Địa bàn khảo sát 38 1.2.3.6. Cách th ứ c khảo s át 38 1.2.3.7. Kết q u ả k h ảo s át 38 CHƯƠNG 2 : BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN “LUYỆN TỪ VÀ CÂU” LỚP 4 44 2.1. Các biện pháp tạo nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập cho HS 44 2.1.1. Vai trò của việc tạo nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập của HS 44 2.1.2. Các biện pháp cụ thể 44 2.1.2.1. Tạo sự gần gũi, hứng khởi ban đầu cho các em 44 2.1.2.2. Khích lệ, động viên HS trong quá trình học tập 45 2.2. Phát huy vốn sống, vốn kiến thức về từ và câu của HS 46 2.2.1. Vốn sống, vốn kiến thức về từ và câu của HS lớp 4 46 2.2.2. Các biện pháp cụ thể 47 2.2.2.1. Tích luỹ kiến thức về đời sống và Tiếng Việt 47 2.2.2.2. Huy động kiến thức cũ, kiến tạo kiến thức mới 48 2.2.2.3. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích luỹ vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho HS 49 2.3. Các biện pháp tổ chức các hoạt động học tập “Luyện từ và câu” một cách tích cực ở trên lớp 50 2.3.1. Các hoạt động học tập trong phân môn LTVC 50 2.3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động học tập tích cực 51 2.3.2.1. Tổ chức đà m th oại gợi m ở đ ể tích cực hóa hoạt động học tập của HS 51 2.3.2.2. Tổ chức HS giải qu yế t các vấ n đ ề học tập 54 2.3.2.3. Sử dụn g phư ơ n g tiện t r ự c qu a n t ro n g d ạy h ọc LTVC 54 2.4. Các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ở phân môn “Luyện từ và câu” 55 2.4.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 55 2.4.2. Mục tiêu chi tiết cho từng nội dung kiến thức của phân môn LTVC 57 2.4.1.3.Câu hỏi trắc nghiệm và đáp án. 60 2.4.3.1.Bảng phân bố 2 chiều câu hỏi trắc nghiệm 60 2.4.3.2. Soạn 20 câu hỏi trắc nghiệm 61 2.4.4. Câu hỏi tự luận và đáp án 68 2.4.4.1. Bảng phân bố 2 chiều câu hỏi tự luận 68 2.4.4.2. Soạn 20 câu hỏi tự luận và đáp án 69 CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM DẠY HỌC 79 3.1. Mục đích thực nghiệm 79 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 79 3.3. Đối tượng thực nghiệm 79 3.4. Tổ chức thực nghiệm 80 3.5. Nội dung thực nghiệm và đánh giá kết quả 80 K ẾT LUẬN 98 TÀI LI ỆU THAM KHẢO 100 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dịch nghĩa CN : Chủ ngữ GV : Giáo viên HS : Học sinh LTVC : Luyện từ và câu SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên TTC : Tính tích cực VN : Vị ngữ 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tính tích cực trong học tập là một trong những vấn đề khoa học cơ bản của lý luận dạy học, đồng thời là nội dung được quan tâm, nghiên cứu từ các bình diện của lý thuyết tâm lý, giáo dục. Tính tích cực học tập có vai trò quyết định hiệu quả học tập của HS. Học sinh chỉ có thể hiểu sâu sắc tài liệu học tập và biến nó thành giá trị riêng nếu kiên trì và nỗ lực hoạt động trí tuệ trong học tập để tự “khám phá” phát hiện ra tri thức. Giải quyết thành công nhiệm vụ này trước hết sẽ tạo tiền đề chắc chắn cho việc nắm vững sâu sắc tài liệu học tập. Đồng thời nó đảm bảo những điều kiện để học sinh tiếp tục rèn luyện bản thân một cách có hệ thống và không ngừng học tập. 1.2. Phát huy TTC học tập của HS là một phương diện cơ bản của lý luận đổi mới dạy học. Đây là nguyên tắc dạy học xuyên suốt, làm cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động dạy học cũng như huy động phương pháp, biện pháp dạy học. Mặt khác trong hoạt động dạy học, TTC học tập không chỉ tồn tại như một trạng thái, một điều kiện mà nó còn là kết quả của hoạt động học tập, là mục đích của quá trình dạy học. Tính tích cực học tập là một phẩm chất nhân cách, một thuộc tính của quá trình nhận thức giúp cho quá trình nhận thức luôn luôn đạt kết quả cao, giúp cho con người có khả năng học tập không ngừng. 1.3. Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp sau này. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, HS không chỉ cần có vốn kiến thức cơ bản, kĩ năng phổ thông cần thiết mà còn phải có một ý thức học tập tích cực. Đây là một thói quen tốt nếu rèn luyện được sẽ rất hữu ích cho quá trình học tập lâu dài sau này của các em. [...]... học tập của HS nói chung và tính tích cực học tập trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng - Phân tích thực trạng TTC học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 4 và nguyên nhân của thực trạng đó - Đề xuất các biện pháp phát huy TTC học tập của HS lớp 4 trong phân môn Luyện từ và câu - Thử nghiệm tác động một số biện pháp nhằm nâng cao TTC học tập phân môn Luyện từ và câu của HS lớp. .. luận và thực tiễn của việc phát huy TTC học tập của học sinh trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 + Chương 2: Biện pháp phát huy TTC học tập của học sinh trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 + Chương 3: Thực nghiệm sư phạm - Kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Cơ sở triết học của tính tích cực trong học tập. .. HS tiểu học còn gặp nhiều khó khăn trong học tập môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu lớp 4 Một trong 3 những nguyên nhân ấy chính là do TTC, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS chưa được cao, chưa được khuyến khích, phát huy, nuôi dưỡng Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài : Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 2 Lịch... cực học tập phân môn Luyện từ và câu của HS lớp 4 ở các trường tiểu học, trong đó có trường Tiểu học Gia Khánh chưa cao Nếu áp dụng thành công các biện pháp dạy học theo quan điểm phát huy TTC trong học tập của HS thì chẳng những có thể cải thiện chất lượng dạy học phân môn 9 Luyện từ và câu lớp 4 mà còn góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt tiểu học nói chung 8 Bố cục của luận văn Luận... nâng cao chất lượng dạy học phân môn này ở các trường Tiểu học, nhất là ở tỉnh Vĩnh Phúc 4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu - Luận văn chỉ tập trung vào lý thuyết về TTC trong học tập của HS từ bình diện của lý luận dạy học 8 - Phạm vi đề tài chỉ tập trung vào một phân môn ở một khối lớp là Luyện từ và câu lớp 4 và tập trung ở địa bàn huy n Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, nhất là trường Tiểu học Gia Khánh 5 Nhiệm... học tập vừa là phương tiện vừa là điều kiện để đạt mục đích, vừa là kết quả của học tập Nó là sản phẩm hoạt động cá nhân 6 2.2 Về dạy học phân môn Luyện từ và câu Ở lĩnh vực khoa học này, Phan Thiều và Lê Hữu Tỉnh – trong tài liệu Dạy học từ ngữ ở Tiểu học - đã trình bày cơ sở lí luận chung của việc dạy từ ngữ, phân tích những ưu điểm và hạn chế của chương trình và tài liệu dạy học từ ngữ ở Tiểu học, ... của các nhà khoa học đi trước, mặt khác, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp cụ thể để phát huy TTC học tập của HS trong dạy học phân môn LTVC lớp 4 3 Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục tiêu nghiên cứu là góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về TTC học tập của HS tiểu học, đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy TTC học tập của các em trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 Từ đó, góp phần nâng... loại chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân TTC nhận thức, TTC trí tuệ, TTC học tập đều là tính tích cực cá nhân nên đều thể hiện ở hình thái bên ngoài và hình thái bên trong 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Chương trình và SGK Tiếng Việt lớp 4, phân môn Luyện từ và câu 1.2.1.1 Nội dung chương trình Phân môn LTVC lớp 4 được dạy trong 62 tiết Trong đó có 32 tiết của học kì 1 và 30 tiết của học kì 2 và được... HS 1.5 Trong những năm trở lại đây, giáo dục và đào tạo đã liên tục đổi mới với những tư tưởng chủ đạo : Tích cực hóa hoạt động của người học, dạy học hướng vào hoạt động của người học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định rõ, cần tập trung cải tiến giảng dạy và học tập ở các ngành, bậc học, cấp học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của HS,... nghiên cứu 2.1 Về tính tích cực, tính tích cực học tập Tính tích cực trong học tập là vấn đề đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà tâm lý, giáo dục học Trong cuốn Dạy trẻ học , Robert Fisher đã trình bày 10 chiến lược dạy học Xuất phát từ quan điểm “những người học thành công không chỉ giàu kiến thức mà họ còn biết phải học thế nào”; mục đích của tác giả là làm cho người học có tư duy để học tập có hiệu quả.Tác . về TTC học tập của HS nói chung và tính tích cực học tập trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng. - Phân tích thực trạng TTC học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 4 và nguyên. Tôi xin cam đoan luận văn Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 (áp dụng cho đối tượng học sinh ở địa bàn huy n Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh. học sinh trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4. + Chương 2: Biện pháp phát huy TTC học tập của học sinh trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4. + Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Ngày đăng: 07/09/2015, 15:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan