XÂY DỰNG mô HÌNH ĐỒNG QUẢN lý sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi NGAO GIỐNG tự NHIÊN TRÊN VÙNG đất NGẬP nước KHU vực SÔNG HỒNG THUỘC vườn QUỐC GIA XUÂN THỦY

12 604 0
XÂY DỰNG mô HÌNH ĐỒNG QUẢN lý  sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi NGAO GIỐNG tự NHIÊN TRÊN VÙNG đất NGẬP nước KHU vực SÔNG HỒNG THUỘC vườn QUỐC GIA XUÂN THỦY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN LỢI NGAO GIỐNG TỰ NHIÊN TRÊN VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KHU VỰC SÔNG HỒNG THUỘC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY Nguyễn Thị Hương Giang 1 nguyengiangkn@gmail.com, Trần Thị Hồng Hạnh 2 hanhvqgxt@gmail.com. 1 Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh. 2 Phòng Khoa học kỹ thuật, Vườn Quốc gia Xuân Thủy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực khai thác nguồn lợi ngao giống là khu vực cửa sông Hồng, diện tích tự nhiên khoảng 700ha. Đây là vùng đất còn đang ngập nước được giới hạn bởi ranh giới của phần đất nổi khi triều kiệt của Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy. Vùng đất ngập nước ở cửa sông Hồng thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng đất giàu tiềm năng. Từ đây đón nhận nguồn phù sa phong phú của sông Hồng- con sông lớn nhất miền Bắc, đồng thời cũng là nơi gặp gỡ giữa sông và biển để hội tụ đầy đủ các nguồn lợi tự nhiên trời phú cho khu vực. Những năm gần đây, vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 ở khu vực xuất hiện nguồn lợi ngao giống (ngao cám và ngao thóc) tự nhiên với quy mô tương đối lớn. Cộng đồng dân địa phương đã tranh thủ khai thác nguồn lợi này để cung cấp con giống cho các khu nuôi trồng quảng canh loài ngao nói trên. Lợi nhuận thu được từ khai thác ngao giống tự nhiên trên vùng đất ngập nước ở cửa sông Hồng đã tạo nên sức hút mãnh liệt đối với dân địa phương cũng như dân di cư từ nơi khác đến. Hệ quả tất yếu của việc khai thác nguồn lợi ngao giống tự phát trái phép trên là gây mất an ninh trật tự và tác động xấu đến mục tiêu bảo tồn của Vườn quốc gia Xuân Thủy. Chính quyền địa phương và Ban quản lý Vườn quốc gia, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng không thể ngăn cản được dòng người tràn về khu vực cửa sông Hồng để khai thác nguồn lợi ngao giống tự nhiên theo mùa vụ. Trong khi các quy định của luật hiện hành không cho phép khai thác tài nguyên môi trường ở vùng lõi của các Vườn quốc gia. Điều này đã tạo thêm sự lúng túng cho các đơn vị hữu quan trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo duy trì an ninh trật tự và quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường ở khu vực. Nếu không sớm đưa ra các giải pháp quản lý tích cực và hữu hiệu sẽ đe dọa mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Thủy. Đứng trước thực trạng trên mô hình đồng quản lý sử dụng bền vững nguồn lợi ngao giống ra đời với mục tiêu kết hợp hài hòa giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển, đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời đáp ứng lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tề ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng một số phương pháp điều tra và công cụ để thu thập số liệu như sau: - Thu thập các tài liệu, số liệu hiện có, quan sát thực địa; - Thảo luận trao đổi với các cơ quan và tổ chức có liên quan; - Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn bán định hướng kết hợp với khảo sát hiện trường. Trong quá trình thảo luận, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số công cụ của PRA để thu thập thông tin. Trước khi tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm tại các thôn của mỗi xã, nhóm nghiên cứu đã có một buổi làm việc với lãnh đạo và đại diện các ban ngành của xã. Trong các buổi làm việc, các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và một số phương thức sinh kế của địa phương đã được nhóm nghiên cứu tìm hiểu và thu thập. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thảo luận với lãnh đạo xã về các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng quản lý sử dụng nguồn lợi Ngao tự nhiên cũng như thị trường tiêu thụ. Tại các buổi thảo luận với lãnh đạo các xã và các ban ngành liên quan, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ra các bản đại diện để tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm. Tại mỗi thôn, từ 7 đến 12 cộng tác viên là những người có kinh nghiệm trong sản xuất được mời tham gia thảo luận nhóm. Một số công cụ như: lược sử sử dụng tài nguyên, phân tích lịch mùa vụ, phân tích thuận lợi, khó khăn và giải pháp được áp dụng để trao đổi, thu thập và phân tích thông tin. Nội dung các buổi thảo luận nhóm tập trung vào việc xác định và phân tích các phương thức sinh kế liên quan đến vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên thủy sản tại địa phương. Sau khi thảo luận nhóm với các cộng tác viên, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số người dân có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý sử dụng tài nguyên thủy sản. Phương pháp phỏng vấn bán định hướng được sử dụng trong quá trình trao đổi và thu thập thông tin. Nhóm cũng đã cùng với cộng tác viên tiến hành điều tra, khảo sát hiện trường để phân tích, tìm hiểu và đánh giá các tác động của người dân địa phương đến tài nguyên thủy sản trong quá trình sản xuất, quản lý và sử dụng chúng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 3.1. Một số đặc điểm cơ bản về Vườn quốc gia Xuân Thủy. 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm trên vùng đất ngập nước cửa sông Hồng thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định có vị trí địa lý 20010’ - 20021’ vĩ độ Bắc; 106021’ - 106035’ kinh độ Đông trong vùng nhiệt đới gió mùa. Trong tổng số 15.100 ha, vùng đệm chiếm diện tích khoảng 8.000 ha, được phù sa sông Hồng bồi tụ hình thành nên vùng bãi bồi và gần 4.000 ha đất ngập triều. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành khai thác và nuôi trồng các loài thủy hải sản đặc biệt là nhuyễn thể. 3.1.2. Các loài nhuyễn thể cơ bản tại Vườn quốc gia Xuân Thủy Với hàng trăm năm sinh sống gắn bó với vùng bãi và khai thác tài nguyên nhuyễn thể, ngư dân địa phương đã quan sát và thường xuyên khai thác khoảng 18 loài nhuyễn thể khác nhau. Theo phân loại khoa học, 18 loài nhuyễn thể trong khu vực Vườn Quốc gia thuộc 2 lớp, 5 bộ và 10 họ. Đây có thể xem là các loài nhuyễn thể điển hình, gắn bó với đời sống của người dân miền biển Giao Thủy. 3.1.3. Hiện trạng sử dụng các loài nhuyễn thể tự nhiên Trong số 18 loài nhuyễn thể trên, hiện có đến 15 loài có giá trị kinh tế và được cộng đồng khai thác để sử dụng và trao đổi thương mại. Tuy nhiên, sản lượng khai thác được trong tự nhiên và giá trị của từng loài có sự khác biệt. - Về số lượng cá thể: dựa vào sản lượng nhuyễn thể khai thác được trong tự nhiên, có thể xác định 6 loài nhuyễn thể có số lượng cá thể nhiều nhất trong khu vực theo thứ tự là: (1) Dắt, (2) Don, (3) Hà, (4) Ngao lứa (Ngao Đỏ có kích thước lớn), (5) Sò lông và (6) Ngó. - Về giá trị kinh tế (giá cả trên thị trường năm 2010) của các loài nhuyễn thể: các loài nhuyễn thể có giá bán rất khác nhau; cao nhất có thể lên đến 120.000 đồng/kg, và thấp nhất là 20.000 đồng/kg. Nếu xét riêng 6 loài được khai thác phổ biến thì giá bán có thể sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: (1) Ngao đỏ, (2) Sò lông, (3) Ngó, (4) Don, (5) Dắt và (6) Hà. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương đánh giá Don là loài đem lại thu nhập cao nhất do sản lượng khai thác được lớn và ổn định nhất mặc dù giá bán không cao (11.000 đồng/kg) cho người dân địa phương. Ngoài loài Ngao, 3 loài nhuyễn thể có giá trị và phổ biến trong khu vực là: (1) Ngó, (2) Don và (3) Hà. Do sự bùng phát mạnh mẽ và tự do của nghề nuôi trồng nhuyễn thể trước khi thành lập Khu bảo tồn Thiên nhiên (nay là Vườn Quốc gia) nên hầu hết diện tích bãi triều – nơi cư trú của các loài nhuyễn thể đều đã bị các cá nhân quây vùng biến thành các vây vạng. Chính vì vậy các loài nhuyễn thể tự nhiên nằm trong khu vực có “sở hữu” không còn được khai thác tự do như trước. 3.2. Thực trạng khai thác nguồn lợi Ngao giống tự nhiên tại Vườn quốc gia Xuân Thủy Khu vực VQG Xuân thủy được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn Ngao giống tự nhiên phong phú. Hàng năm, vào mỗi độ hè (từ tháng 5 tới tháng 8, tập trung vào hai tháng 5 và 6), hàng ngàn người dân với công cụ thô sơ nô nức ra vùng triều khai thác Ngao giống. Giống Ngao đỏ và Ngao Bến Tre đều xuất hiện trong khu vực. Ngao giống sau khi khai thác được bán lại trực tiếp cho các chủ vây ngay tại địa phương. Tuy nhiên, lượng Ngao giống này chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu giống của các chủ hộ nuôi Ngao thương phẩm. Ngao giống khai thác tốt nhất nên ở giai đoạn Ngao dắt. Nhưng thực tế tại địa phương, bà con khai thác Ngao giống từ giai đoạn phát triển đỉnh vỏ tới giai đoạn Ngao cám khi mà ngao có vỏ mỏng, dễ vỡ nên tỷ lệ sống của Ngao giống thấp. Ngao giống xuất hiện từ tháng 5 tới tháng 8 hàng năm, do đó thời gian cho hoạt động khai thác ngao giống cũng diễn ra trong bốn tháng này. Địa điểm xuất hiện của giống hai ngao là khác nhau phụ thuộc vào đặc tính chịu mặn của từng loài. Ngao Đỏ ở nơi có độ mặn thấp như Cồn Thông, Cồn Nổi, nơi đối lưu giữa hai dòng nước. Trong khi đó Ngao Bến Tre ưa thích những nơi có độ mặn cao ở phía Cồn Lu Nhưng nhìn chung, địa điểm khai thác là những nơi cát nhiều, dòng chảy yếu và sóng êm. Đối với người dân đi khai thác, phương tiện sử dụng đi đến điểm khai thác là thuyền, và nạo là hình thức để đánh bắt ngao giống. Trung bình cứ 20- 30 người hoạt động trên diện tích 1ha, vùng nào có nhiều thì khoảng 50 người/ha làm thuê cho chủ thầu với giá thuê nhân công trung bình khoảng 20.000Đ/giờ. Do đó với diện tích vùng khai thác ngao giống tự nhiên trên 100ha đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động đến từ huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Nghĩa Hưng và một số huyện thuộc tỉnh Thái Bình. 3.2.1. Lịch thời vụ nghề khai thác thủ công Nghề khai thác thủ công diễn ra quanh năm nhưng phụ thuộc rất lớn vào con nước và thời tiết. Giai đoạn từ tháng 2 tới tháng 9 là khoảng thời gian hoạt động khai thác diễn ra sôi nổi, đặc biệt là từ tháng 2 tới tháng 7. Trong thời gian này, hầu hết người dân đều tham gia khai thác vào ban ngày, với số ngày làm việc trung bình là 20- 22 ngày/tháng. Giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa mưa bão nên hoạt động khai thác phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Giai đoạn từ tháng 10 tới tháng 1 năm sau, các hình thức khai thác diễn ra chủ yếu vào ban đêm, số ngày làm việc trung bình/tháng ít (3- 4 ngày), và số người tham gia khai thác cũng ít hơn.Thời gian làm việc của mỗi ngày phụ thuộc vào con nước. Ban ngày, thời gian làm việc dao động khoảng từ 4:00 tới 18:00. Ban đêm, thời gian làm việc dao động từ 16:00 tới 06:00 giờ sáng hôm sau (chi tiết xem Bảng 1). Bảng 1: Lịch thời vụ nghề khai thác nhuyễn thể thủ công Tháng 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thời gian khai thác Làm việc ban đêm 3- 4 ngày làm việc/ tháng Ban ngày. 20- 22 ngày làm việc/tháng Tháng 8- 9: mùa mưa bão, ngày làm việc phụ thuộc vào thời tiết Giờ làm việc Từ 04:00 – 18:00 Phụ thuộc vào con nước, dao động từ 4:00 tới 18:00 Số người Ít người tham gia khai thác Nhiều người tham gia khai thác Các loại hình khai thác + Xúc vây + Cuốc vạng + Nạo ngoài + Vét có đèn Tất cả các loại hình khai thác Hình 1: Các dụng cụ chuyên dụng để khai thác Ngao 3.2.2. Các loại hình khai thác thủ công Có năm hình thức khai thác thủ công chủ yếu trên vùng bãi khu vực VQG Xuân Thủy (Bảng 1). Toàn bộ các hình thức khai thác đều sử dụng các công cụ hỗ trợ đơn giản, ngoại trừ hoạt động Xúc có sử dụng thêm máy xối bùn. Phụ nữ là lao động chính tham gia vào các hình thức khai thác này. Bảng 1: Các loại hình khai thác nhuyễn thể thủ công. Đào Sắt Nạo Xúc Cào Đối tượng bắt Tất cả các loài nhuyễn thể, chủ yếu là Don, Móng tay, Sam, Vọp, Ngó Tất cả các loài nhuyễn thể; chủ yếu là: Sò gạo, Ngao lứa Vọp Ngao Bến tre tại vây Don Công cụ hỗ trợ Thuổng Tay Nạo Xẻng, máy xối Cào Thời gian khai thác Nước cạn Nước nông, cạn Nước cạn Số người tham gia (1) (5) Đòi hỏi người có nhiều kinh nghiệm (2) (4) (3) Thu nhập (2) 110.000 đ/kg Khoán sản phẩm (3) Thất thường (2) 120.000đ/kg Khoán sản phẩm (1) 200.000 đ/ ngày (3) Thất thường Ghi chú: (1) -> (5) là ghi theo thứ tự giảm dần Hình 2: Hoạt động khai thác Ngao giống của người dân địa phương Qua bảng trên ta thấy, thu nhập từ khai thác Ngao là lớn nhất. Vì vậy, cộng đồng dân địa phương đã tranh thủ khai thác nguồn lợi này để cung cấp con giống cho các khu nuôi trồng quảng canh loài ngao nói trên. Lợi nhuận thu được từ khai thác ngao giống tự nhiên trên vùng đất ngập nước ở cửa sông Hồng đã tạo nên sức hút mãnh liệt đối với dân địa phương cũng như dân di cư từ nơi khác đến. Hệ quả tất yếu của việc khai thác nguồn lợi ngao giống tự phát trái phép trên là gây mất an ninh trật tự và tác động xấu đến mục tiêu bảo tồn thiên nhiên của Vườn quốc gia Xuân Thủy. Chính quyền địa phương và Ban quản lý Vườn quốc gia, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng không thể ngăn cản được dòng người tràn về khu vực cửa sông Hồng để khai thác nguồn lợi ngao giống tự nhiên theo mùa vụ. Trong khi các quy định của luật hiện hành không cho phép khai thác tài nguyên môi trường ở vùng lõi của các Vườn quốc gia. Điều này đã tạo thêm sự lúng túng cho các đơn vị hữu quan trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo duy trì an ninh trật tự và quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường ở khu vực. Nếu không sớm đưa ra các giải pháp quản lý tích cực và hữu hiệu sẽ đe dọa mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Thủy. 3.2.3. Những khó khăn đối với nghề khai thác Ngao thủ công Trong thời gian hiện tại, những người làm nghề khai thác thủ công đang phải đối mặt với 4 khó khăn chính theo thứ tự là:. (1) Mất nơi khai thác do vây vạng phát triển quá nhanh. (2) Công việc không ổn định do mất nơi khai thác nên người dân trở thành những người làm thuê, công việc phụ thuộc vào những chủ vây. (3) Thời tiết thay đổi và khắc nhiệt ảnh hưởng rất nhiều tới ngành khai thác thủ công. Thời gian biểu phải tuân theo lịch con nước. Những ngày thời tiết khắc nghiệt (nắng gắt và rét đậm) là những thách thức lớn đối với người dân đi khai thác ngoài bãi. (4) Nguồn nhuyễn thể giảm sút do hệ quả của sự phát triển quá mức và thiếu quy hoạch của các vây. Nguồn nhuyễn thể giảm đồng nghĩa với việc làm và thu nhập của những người khai thác thủ công thấp. Đứng trước thực trạng trên Dự án đồng quản lý sử dụng bền vững nguồn lợi ngao giống ra đời với mục tiêu kết hợp hài hòa giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển, đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời đáp ứng lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tề ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. 3.3. Nguyên tắc xây dựng cơ chế đồng quản lý Xây dựng cơ chế đồng quản lý khai thác sử dụng bền vững nguồn lợi Ngao giống tự nhiên ở khu vực dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: - Đảm bảo yêu cầu sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN, đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời thiết lập cơ chế quản lý chặt chẽ nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ tài nguyên môi trường của Vườn quốc gia Xuân Thủy và đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực - Có sự tham gia quản lý của các bên liên quan ở địa phương (cơ chế đồng quản lý) - Cộng đồng địa phương đươc hưởng lợi từ việc thu hoạch nguồn lợi Ngao giống tự nhiên ở khu vực, đồng thời phải thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ công dân đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp quy của cấp thẩm quyền 3.4. Tổ chức thực hiện Cơ chế đồng quản lý được vận hành trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm của các bên liên quan, trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể của các thành viên Các bên tham gia hoạt động quản lý giám sát và khai thác nguồn lợi Ngao giống tự nhiên ở khu vực - Các cơ quan ban ngành hữu quan của tỉnh Nam Định và huyện Giao Thủy - Ban quản lý khai thác nguồn lợi Ngao giống tự nhiên ở khu vực - Các thành viên trong tổ tự quản - Các tổ chức, cá nhân trưc tiếp nhận thuê khoán đất mặt nước để khai thác nguồn lợi Ngao giống tự nhiên ở khu vực - Những người dân hành nghề khai thác Ngao giống tự nhiên hoặc làm các dịch vụ, thu mua, bằng mọi hình thức tại khu vực 1. Các hoạt động được phép trong khu vực - Chỉ được phép khai thác nguồn lợi Ngao giống (Ngao cám và Ngao thóc) tự nhiên theo mùa vụ từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm trên vùng đất ngập nước ở khu vực cửa sông Hồng thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy - Chỉ được dùng những phương tiện và công cụ thủ công (công cụ cầm tay, không có động cơ) để khai thác Ngao giống - Có thể dựng lều lán tạm thời để cư ngụ trong mùa vụ khai thác (dùng cọc tre làm khung và căng vải bạt). Hết mùa khai thác phải dỡ bỏ để bàn giao nguyên trạng mặt bằng khu vực đất ngập nước trên cho Vườn quốc gia Xuân Thủy quản lý 2. Các hoạt động bị nghiêm cấm - Hoạt động khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như: dùng xung điện, thuốc nổ, hóa chất độc hại, các loại lưới bị cấm hoặc có mắt lưới nhỏ - Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan môi trường tự nhiên của khu vực như: khai thác Ngao giống bằng máy, àm chòi kiên cố, đào đắp làm thay đổi dòng chảy tự nhiên - Các hành vi làm thay đổi môi trường vùng triều - Chặt phá cây và làm cháy rừng vì bất kỳ mục đích nào - Săn bẫy chim thú và các loài động vật hoang dã khác - Sử dụng đất ngập nước không đúng mục đích - Sang nhượng trái phép hoặc tranh chấp, lấn chiếm đất bãi bồi và đất ngập nước - Buôn bán trái phép các sản phẩm thủy sản ở khu vực quản lý chung 3. Ban quản lý khai thác nguồn lợi ngao giống ở khu vực + Thành phần - Đại diện của VQG Xuân Thủy - Đại diện các phòng ban chức năng của huyện (Thủy sản, Tài nguyên môi trường, Tài chính- kế hoạch, Chi cục thuế ) - Đại diện UBND các xã : Giao An, Giao Thiện - Đại diện các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự : Đồn biên phòng 84, Công an huyện - Đại diện Trạm kiểm ngư huyện Giao Thủy - Đại diện của Hạt kiểm lâm VQG Xuân Thủy + Trách nhiệm của Ban quản lý - Xây dựng quy hoạch kế hoạch khai thác nguồn lợi Ngao giống, làm cơ sở cho việc quản lý và cho thuê khoán đất mặt nước ở khu vực của cấp có thẩm quyền - Quản lý điều phối chung các hoạt động khai thác Ngao giống ở khu vực - Phối hợp với ngành thủy sản xây dựng và quản lý khu vực bảo tồn và khai thác Ngao giống ở khu vực - Phối hợp với ngành thủy sản xây dựng và quản lý khu vực bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi Ngao giống theo tinh thần Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg ngày 16/7/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về “Phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010” - Kiểm tra giám sát phối hợp với các cơ quan chức năng đả bảo an ninh trật tự và tài nguyên môi trường của khu vực - Tiến hành cho thuê khoán đất mặt nước (trong mùa vụ khai thác Ngao giống từ tháng 5 đến tháng 7) cho các chủ hộ khai thác theo quyết định của cấp thẩm quyền. Thu phí cho thuê khoán và các khoản đóng góp khác của các chủ hộ - Chỉ đạo và hỗ trợ nhóm tự quản thực hiện chức năng nhiệm vụ ở khu vực khai thác ngao giống trên vùng đất ngập nước ở cửa sông Hồng thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Xuân Thủy cho cộng đồng. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào cộng tác khai thác, sử dụng bền vững nguồn lợi Ngao giống tự nhiên ở khu vực. 3.4. Tác động của ngành nuôi trồng và khai thác nhuyễn thể tới địa phương. Sự phát triển của ngành khai thác và nuôi nhuyễn thể tác động tới tất cả các mặt kinh tế, xã hội của địa phương. Cơ cấu nghề nghiệp thay đổi mạnh mẽ, bên cạnh các hộ chuyền qua nuôi nhuyễn thể (hay còn gọi là làm vây vạng) thì một số lớn người dân trong xã (đặc biệt là Giao Xuân) tham gia khai thác thủ công và làm thuê trên các vây nuôi ngao. Các dịch vụ khác phục vụ cho “con ngao” cũng bắt đầu phát triển đặc biệt là buôn bán thủy hải sản xuất đi các tỉnh khác và xuất khẩu ra nước ngoài. Thu nhập từ nghề nuôi trồng ngao đóng góp rất lớn vào ngân sách của địa phương và mức sống của người dân. Tiêu biểu nhất là xã Giao Xuân, ngân sách từ thu lệ phí cho thuê đất (vây vạng) đã lên tới 1.223.267 Đồng (2006), nhiều tỷ phú xuất hiện, bộ mặt thị tứ khởi sắc với các công trình nhà ở và biệt thự khang trang. Sau đây là một vài những ghi nhận về tác động của ngành nuôi trồng nhuyễn thể tới các ngành nghề khác trong khu vực. Bảng 3: Tóm tắt những tác động của ngành khai thác và nuôi nhuyễn thể tới cơ cấu ngành nghề xã Giao Xuân TT Đối tượng Hệ quả - Người nông dân có thêm công việc làm bán thời gian - Có thêm thu nhập, công tăng gấp 3 lần so với làm nghề thuần 1 Nông nghiệp nông (công tăng từ 35.000 tới 110.000/ngày công) - Giá sản phẩm và vật tư nông nghiệp tại địa phương tăng cao hơn các địa phương lân cận 2 Thủ công nghiệp - Giảm tới 50% vì chuyển sang ngành khai thác và nuôi thủy sản - Giá sản phẩm thủ công nghiệp tăng cao 3 Buôn bán thủy hải sản - Số hộ tham gia tăng - Thị trường mở rộng - Hình thành sự phân cấp trong kinhdoanh 4 Dịch vụ - Số hộ tăng - Số lượng mặt hàng phong phú 5 Kinh tế xã hôi nói chung - Thu nhập của người dân tăng khoảng 15 tới 16 triệu Đồng/người/năm (gấp hai lần các địa phương khác) - Đời sống văn hóa, cơ sở hạ tầng phát triển - Mức sống và dịch vụ tăng Hình 3: Mô hình đồng quản lý, sử dụng nguồn lợi Ngao giống tự nhiên. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Với điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay của cộng đồng, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) theo hướng tách biệt mối quan hệ với các cộng đồng dân cư địa phương cũng tạo nên những mâu thuẩn gây hậu quả bất lợi. Thực chất TNTN là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nếu được quản lý sử dụng bền vững có kiểm soát chặt chẽ sẽ là cơ sở cho quá trình bảo tồn giá trị đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Mô hình trên là minh chứng cho công tác quản lý TNTN bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn. Để quản lý TNTN bền vững cần có sự tham gia của nhiều ban ngành, nhiều cấp, đặc biệt là xã hội hóa công tác quản lý TNTN, trong đó nhấn mạnh sự tham gia cộng đồng địa phương. Tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận và tham gia đầy đủ trong suốt quá trình, từ giai đoạn ra quyết định đến thực thi chính sách tại cộng đồng. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác hỗ trợ nâng cao sinh kế cho cộng đồng để giảm thiểu tác động tiêu cực tới TNTN. Cơ chế chia sẻ quyền [...]... ngao Giao Thủy trên trường quốc tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vườn Quốc gia Xuân Thủy, 2009 Sổ tay cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi nhuyễn thể khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy 2 Trương Quang Học, Võ Qúy, Đặng Huy Huỳnh, Phạm Bình Quyền và NNK Đa dạng sinh học và Bảo tồn, , 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường 3 Hãy cứu lấy Trái Đất, IUNC, UNDP, WWF, 1991 4 Đề án khai thác ngao giống khu vực VQG Xuân Thủy, ... mối liên kết bền vững giữa 3 nhà: nhà đầu tư, nhà khoa học và ngư dân Nhân rộng mô hình cơ chế đồng quản lý với nhiều nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên khác và các địa phương khác 2 Con giống: Đầu tư dự báo nguồn giống trong tự nhiên, xây dựng các phương án sản xuất giống nhân tạo và khai thác bền vững giống tự nhiên với mục đích người dân có thể chủ động về giống 3 Vốn sản xuất: Nghề nuôi Ngao yêu cầu... áp dụng từ việc lựa chọn, cải tạo vùng nuôi, lựa chọn con giống, chăm sóc, thu hoạch tới bảo quản sản phẩm 7 Xây dựng thương hiệu: Ngao Giao Thủy là một trong 18 vùng sản xuất ngao được Liên Minh Châu Âu (EU) công nhận chất lượng (Chỉ thị 91/492/EEC) Chính vì vậy đây là lợi thế rất lớn của Ngao Giao Thủy trên thị trường thế giới Việc đăng ký thương hiệu chính là khẳng định chất lượng và vị thế của ngao. .. để nhanh chóng ổn định và tăng năng xuất Ngao thông qua việc tái quy hoạch các vùng sản xuất khác nhau như vùng sản xuất Ngao giống, vùng sản xuất Ngao thịt hay vùng ương Ngao; trong đó không quên quy hoạch vùng khai thác tự do cho bà con nông dân khai thác 5 Môi trường: Tăng cường khả năng quản lý môi trường thông qua các dự án quan trắc môi trường và cảnh báo môi trường 6 Công nghệ nuôi: Cần nghiên... 2007, VQG Xuân Thủy 5 Trung tâm CIRUM, 2007 Tài liệu Dự án “Nâng cao năng lực địa phương trong Quản lý TNTN”, 6 Ủy Ban Nhân dân tỉnh Nam Định, 2008 Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Xuân Thủy, giai đoạn 2004- 2020 Nam Định, trang 4 - 16 7 Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), 2008 Báo cáo đánh giá hiện trạng hoạt động thủy sản vùng ven biển xã Giao Xuân Hà.. .lợi công bằng giữa các bên tham gia trong quản lý và sử dụng TNTN cần phải được cân nhắc để thu hút tối đa sự tham gia và phát huy vai trò của các bên trong công tác khai thác, sử dụng và quản lý TNTN Để góp phần vào việc khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 1 Quản lý: Tăng cường sự hợp tác giúp đỡ của... lớn để cảo tại vây nuôi và đầu tư con giống Để hỗ trợ bà con ngư dân yên tâm sản xuất thiết nghĩ các ngân hàng nên tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất với lãi xuất và thời gian phù hợp với nhu cầu của người dân 4 Quy hoạch vùng sản xuất: vùng nuôi Ngao khu vực VQGXT hình thành một cách tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể Vì vậy một quy hoạch với sự tham gia của người dân nên được tiến hành để... Giao Xuân Hà Nội 8 Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam, Viện Tài Nguyên và Môi trường Biển, 2008 Báo cáo khoa học Dự án: Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp bảo vệ và phát triển vùng Ngao giống ven biển Nam Định Hải Phòng, trang 31, 46 - 50 ABSTRACT Xuan Thuy National Park is located on the estuary wetlands Hong River of Giao Thuy district Nam Dinh province is favorable for the development of mining . XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN LỢI NGAO GIỐNG TỰ NHIÊN TRÊN VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KHU VỰC SÔNG HỒNG THUỘC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY Nguyễn Thị Hương Giang 1 nguyengiangkn@gmail.com,. lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tề ở Vườn quốc gia Xuân Thủy. 3.3. Nguyên tắc xây dựng cơ chế đồng quản lý Xây dựng cơ chế đồng quản lý khai thác sử dụng bền vững nguồn lợi Ngao giống tự. khai thác Ngao giống ở khu vực - Phối hợp với ngành thủy sản xây dựng và quản lý khu vực bảo tồn và khai thác Ngao giống ở khu vực - Phối hợp với ngành thủy sản xây dựng và quản lý khu vực bảo

Ngày đăng: 06/09/2015, 18:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.3. Nguyên tắc xây dựng cơ chế đồng quản lý

  • 3.4. Tổ chức thực hiện

  • Các bên tham gia hoạt động quản lý giám sát và khai thác nguồn lợi Ngao giống tự nhiên ở khu vực

  • 1. Các hoạt động được phép trong khu vực

  • 2. Các hoạt động bị nghiêm cấm

  • 3. Ban quản lý khai thác nguồn lợi ngao giống ở khu vực

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan