ẢNH HƯỞNG của THỨC ăn lên tốc độ TĂNG TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG của cá TRA NGHỆ pangasius kunyit ƯƠNG từ bột đến 30 NGÀY TUỔI

10 657 1
ẢNH HƯỞNG của THỨC ăn lên tốc độ TĂNG TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG của cá TRA NGHỆ pangasius kunyit ƯƠNG từ bột đến 30 NGÀY TUỔI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ TRA NGHỆ Pangasius kunyit ƯƠNG TỪ BỘT ĐẾN 30 NGÀY TUỔI Đoàn Vũ Ngọc Ân 1 , Vương Học Vinh 2 , Tống Minh Chánh 3 Sinh viên lớp DH9TS, Ngành Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại Học An Giang 2 Bộ môn Thủy sản, Khoa Nông Nghiệp & TNTN, Đại Học An Giang 3 Công ty TNHH Minh Chánh TÓM TẮT Đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra nghệ (Pangasius kunyit) ương từ bột đến 30 ngày tuổi” được thực hiện từ tháng 09/2011 đến tháng 02/2012 tại trại thực nghiệm Bộ Môn Thủy Sản, Trường Đại Học An Giang. Thí nghiệm được thực hiện 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 ương cá Tra nghệ từ bột đến 15 ngày tuổi và giai đoạn 2 nuôi cá hương 15 ngày tuổi lên cá giống 30 ngày tuổi với mục tiêu xác định loại thức ăn phù hợp trong ương cá tra nghệ bột và đánh giá khả năng thích nghi của cá trong các nghiệm thức khi chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể composite có dung tích 500 lít với 4 nghiệm thức và ba lần lặp lại. Ở giai đoạn I, bốn nghiệm thức thức ăn gồm: Nghiệm thức I sử dụng thức ăn cho cá là moina sống, Nghiệm thức II thức ăn công nghiệp Tomboy 40% đạm, Nghiệm thức III lòng đỏ trứng và Nghiệm thức IV là bột đậu nành kết hợp bột trùng quế, mật độ ương là 350 cá bột/bể . Ở giai đoạn 2 các nghiệm thức cho cùng loại thức ăn công nghiệp UP 1S 40% đạm mật độ ương cá là 100 cá hương/bể . Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các điều kiện môi trường ương bao gồm: nhiệt độ, DO, pH, NO 2 , NH 3 phù hợp cho sự phát triển của cá. Ở giai đoạn 1 tăng trưởng về khối lượng ở các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa về thống kê. Tỷ lệ sống các nghiệm thức trong thí nghiệm có sư khác biệt về thống kê cao nhất là 95.5 % ở nghiệm thức I và thấp nhất là 40.9 % ở nghiệm thức IV. Trong giai đoạn 2, tỷ lệ sống của cá không có sự khác biệt dao động từ 97 đến 100 % ở các nghiệm thức, tốc độ tăng trưởng theo ngày có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức I và các nghiệm thức còn lại. Qua kết quả thí nghiệm bước đầu có thể kết luận trong ương cá tra nghệ sử dụng thức ăn moina cho giai đoạn cá bột là hiệu quả nhất, ở giai đoạn ương cá hương lên cá giống việc chuyển đổi thức ăn công nghệp không chịu ảnh hưởng bởi loại thức ăn cho cá ở giai đoạn đầu. Từ khóa: thức ăn, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, cá Tra nghệ. 1. GIỚI THIỆU Theo pouyaud et al (1999) cá tra nghệ (pangasius kunyit) là loài cá da trơn nước ngọt có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường, đặc biệt là khả năng thích nghi với độ mặn. Cá tra nghệ là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao do có chất lượng thịt thơm, ngon, nhiều nạc hơn so với các loài cá da trơn khác như cá Tra, cá Basa… Cá Tra nghệ đã được sinh sản nhân tạo thành công năm 2001. Tuy vậy, qui trình sinh sản nhân tạo và sản xuất giống chưa hoàn chỉnh và đang được tiếp tục nghiên cứu. Việc tác động của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vào mùa khô đang ảnh hưởng tiêu cực đến nghề nuôi thủy sản. Do đó, việc nghiên cứu đưa một đối tượng mới có khả năng thích nghi với sự thay đổi khí hậu vào nuôi là hết sức cần thiết. Để làm được điều này, cần có sự chủ động về nguồn giống. Để góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Tra nghệ pangasius kunyit nên đề tài “ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra nghệ Pangasius kunyit ương từ cá bột đến 30 ngày tuổi” được thực hiện. 1.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác định loại thức ăn phù hợp cho ương cá Tra nghệ. NT 2 / I NT 3 / I NT 4 / III NT 2 / III NT 2 / II NT 3 / II NT 1 / I NT 4 / I NT 1 / III NT 3 / III NT 1 / II NT 4 / II Xác định khả năng thích nghi của cá Tra nghệ khi chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp. 1.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu 1: So sánh tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá khi sử dụng 4 loại thức ăn để ương cá từ cá bột tới 15 ngày tuổi. Nội dung nghiên cứu 2: So sánh tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá khi chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp nuôi từ 15 đến 30 ngày tuổi. Nội dung nghiên cứu 3: Theo dõi một số yếu tố thủy lý hóa của nước trong môi trường bể ương (pH, nhiệt độ, DO, NO 2 , NH 3 ). 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm - Thời gian: từ tháng 09/2011 đến tháng 02/2012. - Địa điểm: Trại thực nghiệm Bộ Môn Thủy Sản, Khoa Nông Nghiệp & TNTN, Trường Đại Học An Giang (Phường Mỹ Xuyên, Thành Phố Long Xuyên). 2.2. Vật liệu nghiên cứu - Cá bột, cá hương. - Bể nhựa composite 500 lít, máy bơm chìm, bộ test sera (pH, O 2 , NO 2 , NH 3 ), nhiệt kế, hệ thống sục khí (máy sục khí và hệ thống ống nhựa), thước đo, cân điện tử với độ sai số 0,0001 g và một số dụng cụ cần thiết khác. - Thức ăn cho cá: Moina sống, bột đậu nành, bột trùng quế, lòng đỏ trứng gà, thức ăn công nghiệp (Tomboy micro 0 40 % đạm, UP 1s 40% đạm). - Nguồn nước: nước ngọt lấy từ nước máy qua xử lý sục khí liên tục trong 24 giờ. 2.3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 2.3.1. Bố trí cá bột Giai đoạn 1: ương cá Tra nghệ từ bột đến 15 ngày tuổi với mật độ 350 con.bể -1 . Giai đoạn 2: ương cá hương từ 15 đến 30 ngày tuổi với mật độ 100 con.bể -1 . 2.3.2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lập lại. Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Ghi chú: NT 1 / I : nghiệm thức 1 và lần lặp lại thứ I). Thí nghiệm được tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1: ương từ cá bột đến 15 ngày tuổi, thức ăn trong bốn nghiệm thức được sử dụng như sau: Nghiệm thức 1: sử dụng Moina làm thức ăn ương cá. Nghiệm thức 2: sử dụng Tomboy micro 0 làm thức ăn ương cá. Nghiệm thức 3: sử dụng lòng đỏ trứng gà làm thức ăn ương cá. Nghiệm thức 4: sử dụng bột đậu nành (97 %) kết hợp với bột trùng quế (3 %) làm thức ăn ương cá. Giai đoạn 2: ương cá hương từ 15 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi. Cả bốn nghiệm thức được chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp UP 1s 40 % đạm. Hình 2: Hệ thống bể ương Số cá thu được Số cá thả ban đầu x 100 2.3.3. Chăm sóc và cho ăn Cho cá ăn 3 lần.ngày -1 . Tiến hành siphone thay nước khi môi trường ương bị ô nhiễm, thay từ 30-50 % lượng nước trong bể. 2.3.4. Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm Nhiệt độ được kiểm tra hằng ngày bằng nhiệt kế. pH, NH 3 , NO 2 , Oxy: được kiểm tra 3 ngày một lần bằng bộ test. 2.4. Thu và xử lý số liệu 2.4.1. Thu số liệu Kết thúc từng giai đoạn ương, thu ngẫu nhiên 10 cá thể.bể -1 (mỗi nghiệm thức 30 cá thể) đem cân, đo để xác định tốc độ tăng trưởng chiều dài tổng và khối lượng. Khối lượng được xác định bằng cách cân từng cá thể bằng cân điện tử (độ sai số 0,0001 g). Chiều dài được xác định bằng cách dùng thước đo chiều dài tổng trên từng cá thể. Tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình: ∆W = W 1 - W 0 W 0 : khối lượng đầu W 1 : khối lượng cuối Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình: ∆L = L 1 - L 0 L 0 : chiều dài đầu L 1 : chiều dài cuối Tốc độ tăng trưởng theo khối lượng (gam.ngày -1 ): DWG = ∆W/T Tốc độ tăng trưởng theo chiều dài (cm.ngày -1 ): DLG = ∆L/T T : thời gian nuôi Tỉ lệ sống được xác định theo công thức Tỉ lệ sống (%) = 2.4.2. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm excell để nhập và xử lý số liệu. Dùng phần mềm SPSS để phân tích thống kê. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nội dung nghiên cứu 1 3.1.1. Tỷ lệ sống sau 15 ngày ương Bảng 1: Tỷ lệ sống Tra nghệ sau 15 ngày ương Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Nghiệm thức 1 95,5±2,00 a Nghiệm thức 2 44,5±5,97 b Nghiệm thức 3 45,6±4,60 b Nghiệm thức 4 40,9±3,26 b Chú thích: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05); có chữ cái theo sau khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức (p<0,05). Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức 1 (95,5±2,00 %), thấp nhất là nghiệm thức 4 (40,9±3,26 %), nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có tỷ lệ sống lần lượt là 44,5±5,97 % và 45,6±4,60 %. Nghiệm thức 1 có sự khác biệt về mặt thống kê so với 3 nghiệm thức còn lại (p<0,05). Theo FAO tỷ lệ sống trong ương cá Tra giai đoạn 2 tuần tuổi dao động trong khoảng 40-50 % và theo nghiên cứu của khoa thủy sản, đại học cần thơ là từ 30-60 %. Như vậy, sau 15 ngày ương tỷ lệ sống của cá Tra nghệ là tương đối cao so với cá Tra. Tỷ lệ sống thu được như trên là do ở nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 cá chỉ nhận được thức ăn khi cho ăn (3 lần.ngày - 1 ). Vào thời điểm cho cá ăn một phần cá không bắt được mồi hoặc chưa đủ no. Điều này dẫn đến hiện tượng cá cắn nhau khi đói. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm tỷ lệ sống thấp. Riêng đối với nghiệm thức 1, khi cho cá ăn bằng thức ăn Moina, một phần thức ăn được cá sử dụng ngay. Và một phần Moina còn dư vẫn tiếp tục sống trong bể ương. Đây là nguồn thức ăn hỗ trợ và kích thích cá bắt mồi, điều này giúp hạn chế hiện tượng cắn nhau khi cá đói. Góp phần tăng tỷ lệ sống của cá. 3.1.2. Tăng trưởng chiều dài và khối lượng sau 15 ngày ương Bảng 2: Chiều dài và khối lượng cá Tra nghệ sau 15 ngày ương Nghiệm thức Khối lượng (g) Chiều dài (cm) Nghiệm thức 1 0,2355±0,81 a 3,1±0,25 a Nghiệm thức 2 0,2071±0,73 a 2,9±0,28 ab Nghiệm thức 3 0,2055±0,07 a 2,9±0,29 ab Nghiệm thức 4 0,1923±0,09 a 2,8±0,43 b Chú thích: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05); có chữ cái theo sau khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức (p<0,05). Đối với tăng trưởng chiều dài, sự khác biệt giữa nghiệm thức 1 (3,1±0,25 cm) và nghiệm thức 4 (2,8±0,43 cm) là có ý nghĩa thống kê (p<0,05), các nghiệm thức còn lại khác biệt không có ý nghĩa nghiệm thức 2 (2,9±0,28 cm), nghiệm thức 3 (2,9±0,29 cm). Như vậy, với kết quả về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng chiều dài và khối lượng ở sau 15 ngày ương, sử dụng Moina làm thức ăn ương cá cho kết quả tốt. (a) (b) Hình 3: Cá Tra nghệ cân (a) và đo (b) ở giai đoạn sau 15 ngày ương 3.2. Nội dung nghiên cứu 2 3.2.1. Tỷ lệ sống sau 30 ngày ương Bảng 3: Tỷ lệ sống cá Tra nghệ sau 30 ngày ương Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Nghiệm thức 1 100±0,00 a Nghiệm thức 2 99,7±0,58 a Nghiệm thức 3 97,3±2,52 a Nghiệm thức 4 99,3±0,57 a Chú thích: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05); có chữ cái theo sau khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức (p<0,05). Tỷ lệ sống thu được kết quả cao ở nghiệm thức 1 (100±0,00 %), nghiệm thức 3 có tỷ lệ sống là 97,3±2,52 % và nghiệm thức 2 (99,7±0,58 %), nghiệm thức 4 (99,3±0,57 %. ) và sự khác biệt này là không có ý nghĩa (p>0,05). So với tỷ lệ sống cá Tra khi ương từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 có tỷ lệ sống từ 60 - 70 % (FAO, 2010). Cá basa khi ương từ cá hương lên cá bột có tỷ lệ sống từ 70 - 80 % (trung tâm khuyến ngư Quốc gia, 2005). Như vậy, tỷ lệ sống của cá Tra nghệ đạt cao khi chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp. 3.2.2. Tăng trưởng chiều dài và khối lượng sau 30 ngày ương Bảng 4: Chiều dài và khối lượng cá Tra nghệ sau 30 ngày ương Nghiệm thức Khối lượng (g) Chiều dài (cm) Nghiệm thức 1 1,7398±0,34 a 6,0±0,34 a Nghiệm thức 2 1,4389±0,32 b 5,6±0,47 b Nghiệm thức 3 1,4152±0,39 b 5,6±0,52 b Nghiệm thức 4 1,5299±0,41 ab 5,8±0,44 ab Chú thích: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05); có chữ cái theo sau khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức (p<0,05). Ở giai đoạn 2, tăng trưởng khối lượng của cá Tra nghệ đạt cao ở nghiệm thức 1 (1,7398±0,34 g) và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 2 (1,4389±0,32 g) và nghiệm thức 3 (1,4152±0,39 g ). Nghiệm thức 4 có khối lượng trung bình là 1,5299±0,41 g khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Về tăng trưởng chiều dài cho kết quả cao ở nghiệm thức 1 (6,0±0,34 cm) và khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 2 (5,6±0,47 cm) và nghiệm thức 3 (5,6±0,52 cm). Nghiệm thức 4 (5,8±0,44 cm) khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả ở bảng 15 cho thấy, ở nghiệm thức 1 cá có tốc độ tăng trưởng tốt nhất cả về chiều dài (6,0±0,34 cm) và khối lượng (1,7398±0,34 g). Qua tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá thu được cho thấy sự thích nghi khi chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp ở các nghiệm thức có kết quả tốt. (a) (b) Hình 4: Cá Tra nghệ cân (a) và đo (b) ở giai đoạn sau 30 ngày ương 3.2.3. Tăng trưởng khối lượng và chiều dài theo ngày giữa các nghiệm thức Bảng 5: Tăng trưởng khối lượng và chiều dài cá Tra nghệ theo ngày Nghiệm thức 15 ngày tuổi 30 ngày tuổi DWG (g) DLG (cm) DWG (g) DLG (cm) Nghiệm thức 1 0,0134±0,005 a 0,16±0,016 a 0,1002±0,023 a 0,19±0,023 a Nghiệm thức 2 0,0115±0,005 a 0,15±0,019 ab 0,0821±0,022 b 0,18±0,031 a Nghiệm thức 3 0,0114±0,005 a 0,15±0,019 ab 0,0806±0,026 b 0,18±0,034 a Nghiệm thức 4 0,0105±0,007 a 0,14±0,029 b 0,0891±0,027 ab 0,20±0,030 a Chú thích: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05); có chữ cái theo sau khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức (p<0,05). Qua kết quả bảng 5 cho thấy, ở giai đoạn 15 ngày tuổi sự tăng trưởng khối lượng trung bình theo ngày giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhưng ở giai đoạn 30 ngày tuổi sự khác biệt này có ý nghĩa ở nghiệm thức 1 (0,1002±0,023) và nghiệm thức 2 (0,0821±0,022), nghiệm thức 3 (0,0806±0,026). Riêng nghiệm thức 4 (0,0891±0,027) khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Với tốc độ tăng trưởng trung bình theo ngày về chiều dài ở giai đoạn 15 ngày tuổi, nghiệm thức 1 cho kết quả cao 0,16±0,016 cm và khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức 4 (0,14±0,029 cm). Nghiệm thức 2 (0,15±0,019) và nghiệm thức 3 (0,15±0,019) khác biệt không có ý nghĩa. Tuy nhiên ở giai đoạn 30 ngày tuổi sự khác biệt này không có nghĩa thống kê. Ở giai đoạn 15 ngày tuổi, nghiệm thức 1 cá có sự tăng trưởng trung bình cao cả về khối lượng cũng như chiều dài. Chuyển sang giai đoanh 30 ngày tuổi, nghiệm thức 1 vẫn cho kết quả tăng trưởng cao. Vậy sự thích nghi của cá Tra nghệ khi chuyển sang thức ăn công nghiệp không phụ thuộc vào loại thức ăn sử dụng trước đó. 3.3. Các yếu tố môi trường Bảng 6: Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm Nghiệm thức Nhiệt độ ( 0 C) pH NH 3 (mg.L -1 ) NO 2 (mg.L -1 ) DO (mg.L -1 ) Nghiệm thức 1 27,1±0,65 a 8,05±0,42 a 0,37±0,32 a 1,35±0,87 a 5,31±0,42 a Nghiệm thức 2 27,0±0,60 a 8,02±0,22 a 0,67±0,73 a 0,70±0,63 ab 5,47±0,43 a Nghiệm thức 3 27,1±0,67 a 7,98±0,22 a 0,63±0,61 a 0,44±0,53 b 5,57±0,32 a Nghiệm thức 4 27,1±0,63 a 7,95±0,28 a 0,60±0,75 a 0,61±0,60 ab 5,43±0,31 a Chú thích: trên cùng một cột, các số trung bình có chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05); có chữ cái theo sau khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức (p<0,05). Nhiệt độ trung bình ghi nhận được giữa các nghiệm thức dao động từ 27,0 - 27,1 o C. Theo Trần Đình Tuyên (2000) nhiệt độ nước ở mức trung bình từ 27 - 29 0 C là phù hợp cho sự phát triển của cá. Như vậy, qua số liệu trên cho thấy yếu tố nhiệt độ luôn dao động trong khoảng thích nghi của cá Tra nghệ. Đối với hầu hết các loài tôm cá nuôi thì giới hạn pH thích hợp ở vào khoảng 6,5 - 9,0 và khoảng tối ưu là 7 - 8,5 (Trương Quốc Phú, 2002; Trịnh Thị Lan, 2007; Nguyễn Đình Trung, 2002). Như vậy, khoảng pH dao động trong suốt quá trình thí nghiệm dao động từ 7,95 - 8,05 nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá Tra nghệ. Hàm lượng Ammonia thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2 - 2 mg.L -1 . Mức độ gây chết của NH 3 đối với cá Chép là 2,2 mg.L -1 (Summerfelt et al., 2004). Hàm lượng NH 3 giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 0,37 - 0,67 mg.L -1 và không ảnh hưởng đến hoạt động sống của cá. Khoảng dao động này hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của cá. Ngưỡng chịu đựng hàm lượng NO 2 nói chung ở các loài tôm, cá nuôi không vượt quá 2 mg.L -1 , khoảng an toàn là < 0,2 mg.L -1 (Lê Văn Cát, 2006). Hàm lượng NO 2 trong quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng 0,44 – 1,35 mg.L -1 , khoảng dao động này tuy có lớn hơn mức an toàn cho cá nhưng vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá. Hàm lượng do trong quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng 5,31 - 5,57 mg.L -1 . Theo Trương Quốc Phú (2006) nồng độ Oxy trong nước lý tưởng cho tôm cá phải lớn hơn 5 mg.L –1 . Theo nghiên cứu của trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh (2010) hàm lượng do phù hợp cho sự phát triển của cá Tra nghệ là lớn hơn 4 mg.L -1 . Như vậy, hàm lượng Oxy trong quá trình thí nghiệm luôn thích hợp cho sự phát triển của cá Tra nghệ. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Trong suốt quá trình ương từ cá bột đến 30 ngày tuổi các điều kiện môi trường phù hợp cho sự phát triển của cá Tra nghệ. Sử dụng Moina làm thức ăn ương cá là phù hợp nhất. Cá có sự thích nghi tốt với thức ăn công nghiệp, và sự thích nghi này không phụ thuộc vào loại thức ăn trước đó. 4.2. Kiến nghị Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, thức ăn trong ương nuôi cá Tra nghệ ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của cá. Thí nghiệm ương cá Tra nghệ sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tiến hành thêm thí nghiệm ương cá Tra nghệ khi sử dụng kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Khuyến nông khuyến ngư Quốc Gia, (2005), Một số quy trình công nghệ sản xuất giống thủy sản, Hà Nội, NXB Nông Nghiệp. Lê Văn Cát, (2006), Nước nuôi thủy sản chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng, Hà Nội, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. Nguyễn Đình Trung,(2002), Bài giảng Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản, Khoa thuỷ sản, Đại học Nha Trang. Trần Bình Tuyên, (2000), Ảnh hưởng của các phương thức và tần số cho ăn đối với sự tăng trưởng của cá Tra bần Pangasius kunyit, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Trịnh Thị Lan,(2007), Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản, Đại Học An Giang. Trương Quốc Phú (2006), Bài giảng Phân tích chất lượng nước và quản lý môi trường ao nuôi thủy sản, Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ. FAO, (2010), Cultured Aquatic Species Information Programme Pangasius hyphthalmus (Sauvage, 1878). Summerfelt, S.T. and Sharrer M.J. (2004), Design implication of carbon dioxide production within biofilters conghiệm thứcained in recirculating salmonid culture systems, Aquacultural Engineering, 32: 171 - 182. ABSTRACT The study of “Effects of food to development and survival rate of catfish (Pangasius kunyit) from fry to 30 days” was carried out from September in 2011 to February in 2012 at the experimental farm of Department of Aquaculture, An Giang University. The study has been done 2 stages: in the first stage, the fry was reared to 15 days old and the second stage from 15 to 30 days with the object to identify the appropriated food in nursery and evaluate the adaptive capacity of the fish in switching to industrial food. The fish was reared in 0.5 m 3 composite tanks with 4 treatments and triplication. In the first stage: there were 4 kinds of food in use: Experiment I – live food (Moina), Experiment II - 40% protein industrial food (Tomboy), Experiment III - egg yolks and Experiment IV - the matching of earthworms and soya meal, in density of 350 individual/tank. In the second stage: the treatments using 40% protein industrial food (UP 1s) were arranged in density of 100 individual/tank. Research results showed that: The natural environment conditions including temperature, DO, pH, NO 2 , NH 3 were suitable for the development of fish. In the first stage, the growth in weight is different insignificantly in statistics, but survival rate in the treatments is different and the highest one was 95.5% in the treatment I and the lowest one was 40.9% in the treatment IV. In phase 2, the survival rate differed insignificant and varied from 97 to 100% in the treatments, the daily growth rate differed insignificant between treatment I with others. Besides, it is concluded Moina was the most at fry nursing stage, at stage from fry to fingerling, the switch of industrial food was not affected by the kind of food in the early stage. Keywords: food, survival rate, development, yellow finned catfish. . Chánh TÓM TẮT Đề tài Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra nghệ (Pangasius kunyit) ương từ bột đến 30 ngày tuổi được thực hiện từ tháng 09/2011 đến tháng 02/2012. ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ TRA NGHỆ Pangasius kunyit ƯƠNG TỪ BỘT ĐẾN 30 NGÀY TUỔI Đoàn Vũ Ngọc Ân 1 , Vương Học Vinh 2 , Tống Minh. của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra nghệ Pangasius kunyit ương từ cá bột đến 30 ngày tuổi được thực hiện. 1.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác định loại thức ăn phù hợp cho ương

Ngày đăng: 06/09/2015, 17:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan