Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và một số kiến nghị

76 429 0
Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và một số kiến nghị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận Đại học Ngoại Thương; Thế kỉ 21 được đánh giá là thế kỉ của sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ cũng như áp dụng các thành quả của chúng vào mọi mặt của cuộc sống. Các sản phẩm chứa hàm lượng tri thức cao và quy trình sản xuất tinh vi như máy vi tính, điện thoại thông minh, ti vi, máy ảnh…đã dần trở nên phổ biến và phục vụ đắc lực con người. Có đến hàng tỉ sản phẩm như vậy được sản xuất mỗi năm, góp phần tạo nên ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ cao không ngừng lớn mạnh và tác động không nhỏ đến nền kinh tế trên toàn thế giới. Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm này. Những cái tên như Samsung, Microsoft, Intel…đã đặt nhiều nhà máy tại Việt Nam cùng với các dây chuyền sản xuất hiện đại; góp phần không nhỏ vào việc nâng cao giá trị xuất khẩu của cả nước cũng như giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động. Chỉ tính riêng trong năm 2014, hai nhóm hàng trong nhóm sản phẩm công nghệ cao là Điện thoại các loại và linh kiện và Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lần lượt đứng vị trí thứ nhất và thứ ba về kim ngạch xuất khẩu cả năm, đạt con số 23,6 tỉ USD và 11,4 tỉ USD, với tốc độ tăng trưởng ổn định về kim ngạch trên 7% mỗi năm (Tổng cục thống kê, 2015). Theo định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà Việt Nam đang theo đuổi, lĩnh vực công nghệ cao cũng được chú trọng và dành rất nhiều ưu đãi để phát triển. Điều đó cho thấy sự quyết tâm to lớn từ chính phủ mong muốn thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư sản xuất thuộc lĩnh vực này tại Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh các thuận lợi về yếu tố lao động và ưu đãi thuế, môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn còn tồn đọng rất nhiều những trở ngại ngăn cản các doanh nghiệp ra quyết định đầu tư vào các thị trường mới. Trình độ khoa học kĩ thuật trong nước còn lạc hậu, chất lượng cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh…là một trong số những nhân tố tiêu cực làm giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Trong những nằm gần đây, dòng vốn đầu tư 2 vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao luôn tăng mạnh, cùng với đó là xu hướng dịch chuyển cứ điểm sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận như các nước ASEAN vẫn đang diễn ra từng ngày. Việt Nam cần phải nhanh chóng đánh giá khách quan về môi trường đầu tư trong lĩnh vực này tại thời điểm hiện tại, từ đó từng bước khắc phục và cải thiện để mở ra nhiều cơ hội đón các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và dần trở thành trung tâm sản xuất loại sản phẩm này của cả thế giới. Đầu tư là hành động bỏ vốn bằng tài sản ngày hôm nay nhằm mục đích trong tương lai thu được lợi nhuận. Trong quá trình đó môi trường đầu tư đóng vai trò như chất xúc tác ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư là thuật ngữ được nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế kinh doanh ở nhiều nước và nhiều thời kì trên thế giới. Theo nhận định của World Bank, môi trường đầu tư được định nghĩa: “Môi trường đầu tư của một nước là môi trường dành cho hoạt động kinh tế tư nhân. Chất lượng của môi trường đầu tư được quyết định dựa vào mức độ rủi ro và chi phí giao dịch của việc đầu tư và vận hành kinh doanh mà trước tiên được quy định bởi khung pháp lí, các rào cản và các điều kiện cho thị trường lao động, tài chính, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và các đầu vào sản xuất. Chính phủ tác động đến môi trường đầu tư thông qua các chính sách, pháp chế và mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế tư nhân.” (World Bank, 2005). Định nghĩa này nhìn nhận khái niệm môi trường đầu tư dưới góc độ mối quan hệ giữa chính phủ và các thành phần kinh tế tư nhân, yếu tố này là quan trọng nhất và tác động to lớn đến các yếu tố còn lại như thị trường lao động, cơ sở vật chất hạ tầng… Định nghĩa theo giáo trình Đầu tư quốc tế có nói “môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố bên ngoài có liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát luật, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.” (Vũ Chí Lộc, 2012, tr.142). Như vậy, môi trường đầu tư được xem là tập hợp của nhiều yếu tố cấu thành có thể làm tăng khả năng sinh lãi (hoặc rủi ro) cho các nhà đầu tư. Chúng có tác động và chi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động đầu tư 5 sản xuất kinh doanh, buộc nhà đầu tư phải tự điều chỉnh mục đích, hình thức, lĩnh vực và sản phẩm cho thích ứng trước các cơ hội đầu tư và đạt hiệu quả lợi nhuận cao nhất. Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, giảm thấp chi phí và rủi ro, tiềm năng thu lợi nhuận cao và nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.1.2. Tính chất của môi trƣờng đầu tƣ 1.1.2.1. Tính bình đẳng Đầu tư là một trong các hoạt động chính của quá trình hội nhập quốc tế, ở đó tồn tại sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư cũng như các quốc gia kêu gọi đầu tư. Sự bình đẳng này thể hiện ở việc tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều phải được bảo đảm quyền lợi như nhau trước các yêu cầu và quy định của pháp luật, cũng như phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được pháp luật quy định trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Bình đẳng trong hoạt động đầu tư được coi là “điều kiện sống” của các doanh nghiệp. Một môi trường đầu tư tốt, nhiều ưu đãi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, ngược lại môi trường đầu tư nhiều trở ngại sẽ hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp và giảm sự thu hút đối với các nhà đầu tư. Riêng trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, một môi trường đầu tư bình đẳng sẽ hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc: Nguyên tắc đối xử quốc gia trong hoạt động đầu tư – Nguyên tắc NT (National Treatment): nước tiếp nhận đầu tư cam kết dành các điều kiện đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư đến từ quốc gia khác không kém hơn những điều kiện mà nhà đầu tư nội địa được hưởng. Nguyên tắc Tối huệ quốc trong hoạt động đầu tư – Nguyên tắc MFN (Most Favoured Nations): một nước sẽ dành các điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư của quốc gia khác, không kém hơn các ưu đãi mà họ dành cho các nhà đầu tư ở quốc gia thứ ba khác khi họ tiến hành đầu tư trên lãnh thổ quốc gia mình. 6 1.1.2.2. Tính cạnh tranh Tính cạnh tranh của môi trường đầu tư là sự so sánh, khác biệt trong môi trường đầu tư ở những tiêu chí khác nhau. Các môi trường đầu tư đều có các điểm mạnh, điểm yếu về khía cạnh nào đó gây thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động đầu tư và triển khai sản xuất kinh doanh. Tổng hòa các yếu tố đó tạo nên tính cạnh tranh cho môi trường đầu tư và chỉ ra sự thu hút nổi bật của môi trường đầu tư quốc gia này so với các quốc gia khác. Môi trường đầu tư thay đổi không chỉ giữa các nước mà ngay cả trong nội bộ một nước. Điều này xuất hiện do sự khác biệt trong cách thức quản lí của các quốc gia nói chung cũng như trong chính sách và hành vi quản lí của từng địa phương nói riêng. Trong thời đại hiện nay việc thu hút đầu tư là động lực to lớn để phát triển nền kinh tế, các quốc gia đều phải tích cực xây dựng môi trường đầu tư trong nước đồng đều và mang tính cạnh tranh cao với các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó tập trung được các nhà đầu tư tiềm năng nhất triển khai hoạt động kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển của quốc gia mình. Đó cũng là lí do hàng năm, các tổ chức quốc tế thường đưa ra các báo cáo đánh giá môi trường cạnh tranh cũng như xếp hạng môi trường đầu tư của các quốc gia trên thế giới trên nhiều khía cạnh như luật pháp, hành chính, ưu đãi đầu tư, cơ sở hạ tầng…để cung cấp thông tin rõ hơn cho các nhà đầu tư xem xét, quyết định đầu tư vào quốc gia, vùng lãnh thổ nào có tiềm năng sinh lợi lớn. Đối với cấp địa phương, ví dụ như ở Việt Nam, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) hàng năm đều thực hiện khảo sát và công bố chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để đánh giá môi trường đầu tư tại các tỉnh cũng như xếp hạng dựa trên nhiều tiêu chí về khả năng và điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Họ và tên sinh viên :Chu Thành Đạt Mã sinh viên : 1111110538 Lớp : Anh 13 - Khối 4 KT Khóa : 50 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : ThS. Đinh Hoàng Minh Hà Nội, tháng 5 năm 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ VÀ LĨNH VỰC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO 4 1.1. Tổng quan về môi trƣờng đầu tƣ 4 1.1.1. Định nghĩa về môi trường đầu tư 4 1.1.2. Tính chất của môi trường đầu tư 5 1.1.3. Yếu tố cấu thành môi trường đầu tư của một quốc gia 6 1.1.4. Vai trò của việc nghiên cứu môi trường đầu tư đối với từng quốc gia 10 1.2. Tổng quan về lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao 10 1.2.1. Sản phẩm công nghệ cao và các khái niệm liên quan 10 1.2.2. Các tính chất của ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao 12 1.2.3. Sự cần thiết của việc phát triển công nghệ cao và lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao hiện nay 13 1.2.4. Phân loại công nghệ cao và ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao 14 1.3. Môi trƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao 16 1.3.1. Hệ thống hành chính và luật pháp 16 1.3.2. Kinh tế cơ bản 17 1.3.3. Lao động 17 1.3.4. Cơ sở hạ tầng 18 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM 19 2.1. Toàn cảnh các ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 19 2.1.1. Sự phát triển của các ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 19 2.1.2. Những địa điểm thu hút ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 23 2.1.3. Các nhà đầu tư chính trong ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 24 2.2. Phân tích môi trƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 27 2.2.1. Hệ thống hành chính và luật pháp 27 2.2.2. Kinh tế vĩ mô cơ bản 34 2.2.3. Lao động 37 2.2.4. Cơ sở hạ tầng 43 2.3. Đánh giá về các nhân tố cấu thành lên môi trƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 50 2.3.1. Các nhân tố tác động tích cực lên lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 50 2.3.2. Các nhân tố tiêu cực tác động lên lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 52 CHƢƠNG 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM 54 3.1. Dự đoán xu hƣớng đầu tƣ vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao thời gian tới 54 3.2. Những kiến nghị nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 55 3.2.1. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao 55 3.2.2. Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng lĩnh vực công nghệ cao nói riêng 56 3.2.3. Đơn giản, minh bạch hệ thống hành chính và pháp luật liên quan đến hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ cao 59 3.2.4. Cải thiện hệ thống giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng tay nghề 60 3.2.5. Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 62 3.2.6. Sử dụng các chính sách vĩ mô thích hợp để duy trì nền kinh tế phát triển ổn định, tránh lạm phát 63 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á GDP Tổng sản phẩm quốc nội FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ILO Tổ chức Lao động Thế giới OECD Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WEF Diễn đàn kinh tế Thế giới UN Liên hợp quốc UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH MINH HỌA Bảng biểu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Một số thống kê về ba khu công nghệ cao cấp quốc gia tại Việt Nam 23 Bảng 2.2: Phân bổ của các loại hình sở hữu doanh nghiệp trong một số lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao 25 Bảng 2.3: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực 30 Bảng 2.4: Một số chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam giai đoạn 1986- 2008 35 Bảng 2.5: Một số chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam giai đoạn 2009- 2013 36 Bảng 2.6: Tổng quan về xếp hạng cơ sở hạ tầng một số nước ASEAN 2009-2014 43 Bảng 2.7: Cơ sở hạ tầng giao thông của một số nước ASEAN năm 2012 44 Bảng 2.8: Số dự án đã được cấp phép đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại hai khu công nghệ cao Hòa Lạc và TP. Hồ Chí Minh 48 Hình và biểu đồ minh họa Tên hình Trang Hình 2.1: Lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam và một số quốc gia khác giai đoạn 2000-2009 20 Hình 2.2: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi dành cho các doanh nghiệp công nghệ cao 31 Hình 2.3: Tổng lực lượng lao động ở Việt Nam 2010 - 2014 37 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính thiết thực của đề tài: Thế kỉ 21 được đánh giá là thế kỉ của sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ cũng như áp dụng các thành quả của chúng vào mọi mặt của cuộc sống. Các sản phẩm chứa hàm lượng tri thức cao và quy trình sản xuất tinh vi như máy vi tính, điện thoại thông minh, ti vi, máy ảnh…đã dần trở nên phổ biến và phục vụ đắc lực con người. Có đến hàng tỉ sản phẩm như vậy được sản xuất mỗi năm, góp phần tạo nên ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ cao không ngừng lớn mạnh và tác động không nhỏ đến nền kinh tế trên toàn thế giới. Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm này. Những cái tên như Samsung, Microsoft, Intel…đã đặt nhiều nhà máy tại Việt Nam cùng với các dây chuyền sản xuất hiện đại; góp phần không nhỏ vào việc nâng cao giá trị xuất khẩu của cả nước cũng như giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động. Chỉ tính riêng trong năm 2014, hai nhóm hàng trong nhóm sản phẩm công nghệ cao là Điện thoại các loại và linh kiện và Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lần lượt đứng vị trí thứ nhất và thứ ba về kim ngạch xuất khẩu cả năm, đạt con số 23,6 tỉ USD và 11,4 tỉ USD, với tốc độ tăng trưởng ổn định về kim ngạch trên 7% mỗi năm (Tổng cục thống kê, 2015). Theo định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà Việt Nam đang theo đuổi, lĩnh vực công nghệ cao cũng được chú trọng và dành rất nhiều ưu đãi để phát triển. Điều đó cho thấy sự quyết tâm to lớn từ chính phủ mong muốn thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư sản xuất thuộc lĩnh vực này tại Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh các thuận lợi về yếu tố lao động và ưu đãi thuế, môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn còn tồn đọng rất nhiều những trở ngại ngăn cản các doanh nghiệp ra quyết định đầu tư vào các thị trường mới. Trình độ khoa học kĩ thuật trong nước còn lạc hậu, chất lượng cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh…là một trong số những nhân tố tiêu cực làm giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Trong những nằm gần đây, dòng vốn đầu tư 2 vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao luôn tăng mạnh, cùng với đó là xu hướng dịch chuyển cứ điểm sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận như các nước ASEAN vẫn đang diễn ra từng ngày. Việt Nam cần phải nhanh chóng đánh giá khách quan về môi trường đầu tư trong lĩnh vực này tại thời điểm hiện tại, từ đó từng bước khắc phục và cải thiện để mở ra nhiều cơ hội đón các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và dần trở thành trung tâm sản xuất loại sản phẩm này của cả thế giới. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao và một số kiến nghị” làm đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: môi trường đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt không gian: nghiên cứu tập trung vào những yếu tố cấu thành lên môi trường đầu tư và lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam. - Về mặt thời gian: nghiên cứu phân tích các số liệu trong vòng 5 năm từ 2010 đến 2014 và đưa ra các đề xuất kiến nghị cho giai đoạn đến năm 2020, thời điểm Việt Nam có mục tiêu vươn lên thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của khóa luận này là đưa ra cái nhìn tổng quan về môi trường đầu tư ở Việt Nam nói chung, và trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao nói riêng. Đồng thời thông qua những đánh giá chính xác về các nhân tố tác động tích cực, tiêu cực lên môi trường đầu tư trong lĩnh vực này tại Việt Nam, bài nghiên cứu cũng đề xuất những kiến nghị hợp lí nhằm cải thiện chất lượng hoạt động đầu tư, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận này được nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận định tính cũng như các phương pháp nghiên cứu tích hợp như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh…kết hợp giữa lí thuyết và thực tế. Thông tin, số liệu thống kê và kết quả được thu thập và xử lí từ các nguồn tin cậy bao gồm tài liệu giáo trình, sách hướng dẫn, các ấn phẩm chính thức và các trang website uy tín. 5. Bố cục của bài khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia làm ba phần, bao gồm: - Chương 1: Tổng quan về môi trường đầu tư và lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao - Chương 2: Môi trường đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam - Chương 3: Những kiến nghị nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ VÀ LĨNH VỰC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO 1.1. Tổng quan về môi trƣờng đầu tƣ 1.1.1. Định nghĩa về môi trƣờng đầu tƣ Đầu tư là hành động bỏ vốn bằng tài sản ngày hôm nay nhằm mục đích trong tương lai thu được lợi nhuận. Trong quá trình đó môi trường đầu tư đóng vai trò như chất xúc tác ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư là thuật ngữ được nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế - kinh doanh ở nhiều nước và nhiều thời kì trên thế giới. Theo nhận định của World Bank, môi trường đầu tư được định nghĩa: “Môi trường đầu tư của một nước là môi trường dành cho hoạt động kinh tế tư nhân. Chất lượng của môi trường đầu tư được quyết định dựa vào mức độ rủi ro và chi phí giao dịch của việc đầu tư và vận hành kinh doanh mà trước tiên được quy định bởi khung pháp lí, các rào cản và các điều kiện cho thị trường lao động, tài chính, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và các đầu vào sản xuất. Chính phủ tác động đến môi trường đầu tư thông qua các chính sách, pháp chế và mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế tư nhân.” (World Bank, 2005). Định nghĩa này nhìn nhận khái niệm môi trường đầu tư dưới góc độ mối quan hệ giữa chính phủ và các thành phần kinh tế tư nhân, yếu tố này là quan trọng nhất và tác động to lớn đến các yếu tố còn lại như thị trường lao động, cơ sở vật chất hạ tầng… Định nghĩa theo giáo trình Đầu tư quốc tế có nói “môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố bên ngoài có liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát luật, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.” (Vũ Chí Lộc, 2012, tr.142). Như vậy, môi trường đầu tư được xem là tập hợp của nhiều yếu tố cấu thành có thể làm tăng khả năng sinh lãi (hoặc rủi ro) cho các nhà đầu tư. Chúng có tác động và chi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động đầu tư [...]... ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 2.1.1 Sự phát triển của các ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam Bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, bốn lĩnh vực thuộc công nghệ cao bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hoá đã được đưa lên thành các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước và được đầu tư triển... coi sản phẩm công nghệ cao là các sản phẩm hoàn toàn mới có chất lượng và tính năng vượt trội so với sản phẩm thế hệ trước, được sản xuất nhờ ứng dụng các thành tựu công nghệ cao Sản phẩm công nghệ cao theo Luật Công nghệ cao của Việt Nam (2008) có nghĩa như sau: Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. ”... trường. ” Công nghiệp công nghệ cao là ngành công nghiệp tham gia sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, đặc trưng bởi sự cải tiến liên tục về công nghệ và sản phẩm 1.2.2 Các tính chất của ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao Ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao trên thế giới nhìn chung có một số đặc điểm chủ yếu sau: - Là ngành tiếp nhận hiệu quả nhất các thành tựu tiên tiến của khoa học và công nghệ, ... toàn cầu của Intel Trong lĩnh vực công nghệ sinh học và sản xuất dược phẩm, một số nhà đầu tư đến từ phương Tây như công ty dược phẩm OPV, Ampharco, Boston Pharma (Hoa Kỳ), Sanofi Aventis (Pháp) hay Stada (Đức)… 2.2 Phân tích môi trƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam 2.2.1 Hệ thống hành chính và luật pháp Giấy phép đầu tư Tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định... công nhận là dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sau đó sẽ được cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp công nghệ cao và được hưởng các ưu đãi đầu tư đặc biệt từ phía Việt Nam Theo Thông tư số 32/2011/TTBKHCN (2011) của bộ Khoa học và Công nghệ - Quy định về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau: - Sản xuất. .. công nghiệp công nghệ cao theo đúng định hướng của Luật công nghệ cao và các văn bản liên quan Trong giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao sẽ ước đạt 35% GDP, tập trung phát triển trên 200 doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao Đến giai đoạn sau 2016-2020 tiếp tục nâng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao lên hơn... cộng 58 lĩnh vực công nghệ cao và 114 sản phẩm công nghệ cao Việt Nam có điều kiện để nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều ngành nghề nhằm phục vụ phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng đời sống cho người dân 1.3 Môi trƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao Như đã trình bày ở phần 1.1.3, có nhiều yếu tố cấu thành lên môi trường đầu tư của mỗi... về số lượng cũng như vốn đầu tư ở các dự án thuộc lĩnh vực này 25 Bảng 2.2: Phân bổ của các loại hình sở hữu doanh nghiệp trong một số ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao năm 2011 Đơn vị: Phần trăm Loại hình Doanh nghiệp nhà Lĩnh vực nước Sản xuất dược phẩm, hóa dược và dược liệu Sản xuất máy vi tính, sản phẩm điện và quang học Sản xuất thiết bị điện Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất Sản xuất. .. tổng số vốn đầu tư gần 7 tỷ USD và còn đang hứa hẹn tiếp tục đầu tư mạnh hơn nữa để mở rộng quy mô sản xuất, biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất chủ lực các sản phẩm điện tử của tập đoàn này (Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư, 2014) Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đầu tư một số dự án liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học ở Việt Nam như Công ty CTCBIO VINA, Bioland chuyên sản xuất các sản phẩm. .. cường thu hút vốn đầu tư vào quốc gia mình thì các chiến lược phát triển đất nước phải hướng tới việc tạo ra môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao, có triển vọng lớn trong việc mang lại lợi nhuận khi đầu tư sản xuất kinh doanh 1.2 Tổng quan về lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao 1.2.1 Sản phẩm công nghệ cao và các khái niệm liên quan 1.2.1.1 Công nghệ cao Khái niệm về công nghệ cao (high-tech

Ngày đăng: 06/09/2015, 16:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan