Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường và sức khỏe của con người

36 2K 0
Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường và sức khỏe của con người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 5 II. NỘI DUNG 5 Chương 1: Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật 5 1.1 Khái niệm 5 1.2. Phân loại 5 1.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng 5 1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học 6 1.2.3. Phân loại nhóm độc theo tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) 7 1.2.4. Phân loại theo độ bền vững 8 1.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 8 1.4. Điều kiện để thuốc BVTV gây độc cho dịch hại 9 1.5. Các quá trình tồn lưu và phân hủy của thuốc BVTV 9 1.5.1. Sự bay hơi 10 1.5.2. Sự quang phân (bị ánh sáng phân huỷ) 10 1.5.3. Sự cuốn trôi và lắng trôi 10 1.5.4. Hoà loãng sinh học 10 1.5.5. Chuyển hoá thuốc trồng cây 10 1.5.6. Phân huỷ do vi sinh vật đất (VSV) 11 1.6. Những nhân tố liên quan đến độ độc của thuốc BVTV 11 1.6.1. Liên quan giữa đặc tính của chất độc với độ độc của chúng 11 1.6.2. Liên quan giữa đặc điểm của sinh vật với độ độc của thuốc BVTV 14 1.6.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến độ độc của thuốc BVTV 15 Chương 2: Tác động của thuốc BVTV 15 2.1. Cơ chế tác động của thuốc BVTV 15 2.2. Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng 16 2.3. Tác động của thuốc BVTV đến côn trùng 18 2.3.1. Cơ chế tác động 18 2.3.2. Các con đường xâm nhập của thuốc BVTV vào cơ thể côn trùng 19 2.3.3. Khả năng kháng thuốc của sâu bệnh 19 2.4. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường 21 2.4.1. Ảnh hưởng tới môi trường đất 21 2.4.2. Ảnh hưởng tới môi trường nước 23 2.4.3. Ảnh hưởng tới môi trường không khí 24 2.5. Ảnh hưởng tới sinh vật 25 2.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới sức khỏe con người 25 2.6.1. Các ảnh hưởng tới mắt 27 2.6.2. Các ảnh hưởng tới da 27 2.6.3. Ảnh hưởng tới đường hô hấp 27 2.6.4. Ảnh hưởng hệ thống tim mạch 28 2.6.5. Các ảnh hưởng tới đường ruột qua đường ăn uống 28 2.6.6. Ảnh hưởng thần kinh 28 2.6.7. Ảnh hưởng tới các thành phần máu 29 Chương 3: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục và cách xử lí 31 3.1. Nguyên nhân 31 3.2. Biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu thuốc BVTV 32 3.3. Biện pháp xử lý thuốc BVTV 33 3.3.1. Phân huỷ bằng tia cực tím (UV) hoặc bằng ánh sáng mặt trời 33 3.3.2. Phá huỷ bằng vi sóng Plasma 33 3.3.3. Biện pháp ozon hoáUV 34 3.3.4. Biện pháp oxy hoá bằng không khí ướt 34 3.3.5. Biện pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao 34 3.3.6. Biện pháp xử lý tồn dư thuốc BVTV bằng phân huỷ sinh học 35 III. KẾT LUẬN 36

1 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Bệnh thối gốc của cây………………………………………………………………17 Hình 2.2 Bệnh rụng lá……………………………………………………………………… 17 2 Hình 2.3 Cây lúa bị nhiễm độc……………………………………………………………….18 Hình 2.4 Bệnh đốm lá trên cây bắp………………………………………………………… 18 Hình 2.5 Một số loại sâu bệnh có thể chống chịu thuốc…………………………………….20 Hình 2.6 Đường truyền của thuốc BVTV đến môi trường………………………………… 21 Hình 2.7Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường nước……………………………… 23 Hình 2.8Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường không khí………………………… 25 Hình 2.9 Thuốc BVTV liên quan đến một loạt các tác động đối với sức khỏe con người do ô nhiễm…………………………………………………………………………………………26 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại nhóm độc theo TCYTTG…………………………………………….… 7 Bảng 1.2 Lượng thuốc trừ sâu được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1990 – 1996 ….………… 9 Bảng 1.3 Sự thay thế nhóm làm thay đổi độ độc của hợp chất………………………… 12 3 Bảng 2.1 Các triệu chứng khi bị nhiễm độc bởi thuốc BVTV……………………………….29 I. MỞ ĐẦU Việt Nam là nước sản xuất nôngnghiệp, với khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nông nghiệp, nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn 4 là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Các hóa chất thuốc BVTV đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ đầu những năm 1960 để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng gây bệnh, bảo vệ mùa màng. Từ đó đến nay, thuốc BVTV vẫn gắn liền với tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Đã có hơn 100 loại thuốc được đăng kí sử dụng ở nước ta. Ngoài mặt tích cực của thuốc BVTV là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng, bảo vệ sản xuất, nó còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt các loại sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt các loài thủy sinh sống dưới nước, xua đuổi chim chóc, phần tồn dư của thuốc BVTV trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.Vì vậy,việc đưa ra các công cụ quản lý ảnh hưởng thuốc BVTV trong môi trường là điều rất cần thiết. Đó là lý do nhóm chọn đề tài “Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường và sức khỏe của con người”. II. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật 1.1 Khái niệm Thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) là nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác. 1.2. Phân loại Phân loại thuốc bảo vệ thực vật, có nhiều cách phân loại thuốc BVTV, trong đó có bốn cách phân loại chủ yếu sau đây. 1.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng * Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại + Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan. + Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, Monitor + Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa. + Nhóm các hợp chất sinh học: Pyrethroid, Permetrin * Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại + Các hợp chất chứa đồng. 5 + Các hợp chất chứa lưu huỳnh. + Các hợp chất chứa thuỷ ngân. + Một số loại khác. * Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng + Các hợp chất chứa Phênol (2,4- D). + Các hợp chất của axits propyoníc (Dalapon). + Các dẫn xuất của cacbamat (ordram). + Triazin. * Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm: Photphua kẽm và Warfarin 1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học * Thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ + Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan + Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion, + Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa… + Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ + Các dẫn xuất của hợp chất nitro + Các dẫn xuất của urê + Các dẫn xuất của axít propioníc + Các dẫn xuất của axít xyanhydríc * Thuốc BVTV có nguồn gốc vô cơ + Các hợp chất chứa đồng + Các hợp chất chứa lưu huỳnh + Các hợp chất chứa thuỷ ngân + Một số loại khác + Các chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật là ancaloid, thực vật có chứa nicotin, anabazin, pyrethroid 1.2.3. Phân loại nhóm độc theo tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố tới cơ thể qua miệng và da như sau. 6 Bảng 1.1 Phân loại nhóm độc theo TCYTTG Nhóm độc Chữ đen Hình tượng (đen) Vạch màu LD50 đối với chuột (mg/kg) Qua miệng Qua da Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Nhóm độc I Rất độc Đầu lâu xương chéo trong hình thoi vuông trắng Đỏ ≤ 50 ≤ 200 ≤ 100 ≤ 400 Nhóm độc II Độc cao Chữ thập chéo trong hình thoi vuông trắng Vàng > 50-500 > 200- 2000 > 100- 1000 >400- 4000 Nhóm độc III Nguy hiểm Đường chéo không liền nét trong hình thoi vuông trắng Xanh nước biển 500-2000 > 2000- 3000 > 1000 > 4000 Cẩn thận Không biểu tượng Xanh lá cây >2000 >3000 >1000 >4000 ( Theo WHO: World Health Organezation, 1992) Ghi chú: LD 50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng qua da. Trị số của nó là liều gây chết trung bình được tính bằng miligam (mg) hoạt chất có thể gây chết 50% số động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên bị cho uống hết hoặc bị phết vào da. Giá trị LD 50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc. 1.2.4. Phân loại theo độ bền vững Các hoá chất BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọng trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. Do vậy các hoá chất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người. Dựa vào độ bền vững của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau: - Nhóm chất không bền vững: Nhóm này gồm các hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1- 12 tuần. - Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1- 18 tháng. Điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4-D (thuộc loại hợp chất có chứaphennol). 7 - Nhóm chất bền vững: các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2- 5 năm. Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam là DDT, 666 (C 6 H 6 Cl 6 ), Đó là các hợp chất Clo bền vững. -Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất kim loại hữu cơ, loại chất này có chứa các kim loại nặng như Thuỷ ngân (Hg), asen (As) Các kim loại nặng Hg và As không bị phân huỷ theo thời gian, chúng đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam. 1.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam Thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 là 50.000 tấn. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường, toàn quốc hiện có trên 1.153 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, bao gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu ở 39 tỉnh. Tại 25 tỉnh, qua khảo sát đã tìm thấy khoảng 70 tấn hóa chất BVTV tồn lưu trên mặt đất và ước tính khoảng 150 tấn trên cả nước. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là số tồn dư hóa chất BVTV đã được tìm thấy ở các điểm chôn lấp lẫn với đất trên cả nước có số lượng ước tính tới 1.140 tấn. Các kho lưu trữ đã xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống thoát nước tại các kho chứa hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng mặt rửa trôi hóa chất BVTV tồn đọng gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất diện rộng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống người dân. Bảng 1.2 Lượng thuốc trừ sâu được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1990-1996 STT Năm Tổng số (tấn) Gía trị (triệu USD) Thuốc BVTV Khối lượng (tấn) Tỷ lệ (%) 1 1990 21.600 9,0 17.590 82,2 2 1991 20.300 22,5 16.900 83,3 3 1992 23.100 24,1 18.000 75,4 4 1993 24.800 33,4 18.000 72,7 5 1994 20.380 58,9 15.226 68,3 6 1995 25.666 100,4 16.451 64,1 7 1996 32.751 124,3 17.352 53,0 (Nguồn: Bộ NN & PTNT, 1998) 8 1.4. Điều kiện để thuốc BVTV gây độc cho dịch hại * Để có thể gây độc, thuốc BVTV phải - Tiếp xúc trực tiếp với cơ thể dịch hại. - Xâm nhập được vào bên trong cơ thể dịch hại. - Dịch chuyển đến các cơ quan các trung tâm sống nhất định. - Đủ liều lượng gây độc cần thiết (mg/kg) - Lưu lại trong cơ thể dịch hại một thời gian nhất định. 1.5. Các quá trình tồn lưu và phân hủy của thuốc BVTV Thuốc BVTV bằng nhiều con đường khác nhau, chúng sẽ bị chuyển hoá và mất dần. Sự mất đi của thuốcBVTV có thể xảy ra do các yếu tố sinh học và phi sinh học sau đây: 1.5.1. Sự bay hơi Dựa theo khả năng bay hơi, các thuốc BVTV được chia thành 2 nhóm: bay hơi và không bay hơi. Tốc độ bay hơi của một loại thuốc phụ thuộcvào áp suất hơi; dạng hợp chất hoá họcvà điều kiện thời tiết ( gió to, nhiệt độ cao dễ làm cho thuốc bay hơi mạnh). 1.5.2. Sự quang phân (bị ánh sáng phân huỷ) - Nhiều thuốc BVTV dễ bị phân huỷ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhất là tia tử ngoại. - VD: Các thuốc trừ sâu Permethrin thuộc nhóm pyrethroid dễ bị ánh sáng phân huỷ. Thuốc trừ cỏ 2,4-D bị ánh sáng phân huỷ tạo sản phẩm cuối cùng là acid humic. 1.5.3. Sự cuốn trôi và lắng trôi - Sự cuốn trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị cuốn từ trên lá xuống đất do tác dụng của nước mưa hay nước tưới, hay thuốc ở trên mặt đất cuốn theo dòng chảy đi nơi khác. - Sự lắng trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị kéo xuống lớp đất sâu bởi nhiều yếu tố. - Cả hai quá trình này phụ thuộc trước hết vào lượng nướcmưa hay nước tưới, đặc điểm của thuốc và đặc điểm của đất. 1.5.4. Hoà loãng sinh học Sau khi phun thuốc,hoặc sau khi thuốc vào cây, cây trồng vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển, diện tích lá tăng,chồi mới xuất hiện, khối lượng chất xanh trong cây vẫn tăng. Nếu lượng thuốc BVTVở trên cây không bị phân huỷ thì tỷ lệ % lượng thuốc trong cây vẫn bị 9 giảm. Sự hoà loãng sinh học sẽ giảm khả năng bảo vệcủa thuốc, nhưng cũng làm giảm lượng chất độc có trong sản phẩm, giảm nguy cơ gây độc cho người và gia súc. Trên những cây non có tốc độ sinh trưởng mạnh, độ hoà loãng của thuốc càng nhanh. 1.5.5. Chuyển hoá thuốc trồng cây - Dưới tác dụng của men, các thuốc BVTV ở trong cây bị chuyển hoá theo nhiều cơ chế. Các phân tử thuốc có thể bịchuyển hoá thành những hợp chất mới có cấu trúc đơn giản hay phức tạp hơn,nhưng đều mất (giảm hoặc tăng) hoạt tính sinh học ban đầu. - Các thuốc trừ sâu, trừ nấm lân hữu cơ bị phân giải qua từng bước và sản phẩm cuối cùng là acid phosphoric không độcvới nấm bệnh và côn trùng. - Thuốc trừ cỏ 2,4-DB ở trong cây cỏ 2 lá mầm chỉ có thể diệt cỏ khi chúng bị oxi hoá thành 2,4-D. Thuốc 2,4-DB sẽ không diệt được những loài thực vật không có khả năng này. 1.5.6. Phân huỷ do vi sinh vật đất (VSV) Tập đoàn vi sinh vật đất rất phức tạp, trong đó có nhiều loài có khả năng phân huỷ các chất hoá học. Một loại thuốc BVTV bị một hay một số loài VSV phân huỷ (Brown, 1978). Thuốc trừ cỏ 2,4-D bị 7 loài vi khuẩn, 2 loài xạ khuẩn phân huỷ. 1.6. Những nhân tố liên quan đến độ độc của thuốc BVTV 1.6.1. Liên quan giữa đặc tính của chất độc với độ độc của chúng * Liên quan giữa cấu tạo, tính chất hóa học đến độ độc của thuốc. + Trong phân tử chất độc thường có những gốc sinh độc quyết định đến độ độc của thuốc đó. Các gốc sinh độc có thể chỉ là một nguyên tử hay một loại nguyên tố (như Hg, Cu trong các hợp chất chứa thuỷ ngân haychứa đồng); hoặc cũng có thể là một nhóm các nguyên tố (như gốc -CN có trong các hợp chất xianamit; hay gốc -P=O (S) trong các thuốc lân hữu cơ) biểu hiện đặc trưng tính độc của chất đó. + Các thuốc BVTV có ngồn gốc khác nhau, nên cơ chế tác động của chúng cũng khác nhau: -Các thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ và cacbamat kìm hãmhoạt động hệ men cholinesterase; pyrethroit lại kìm hãm kênh vận chuyển Na + và hợp chất Cyclodien kìm hãm kênh vận chuyển ion Cl - của hệ thần kinh ngoại vi; còn Fipronil và Avermectin lại kìm hãm 10 sự điều khiển GABA v.v Một số thuốc trừ bệnh dicarboxamide ngăn cản quá trình sinh tổng hợp tryglycerin; benzimidazol ngăn cản sự phân chia tế bào của nấm bệnh; các chất kháng sinh và acylamin lại kìm hãm sinh tổng hợp protein. -Một hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh, thường là các hoạt chất có độ độc cao. Các chất độc có các nối đôi hay nối ba, các phân tử dễ đứt gãy hay dễ phản ứng, làm tăng độ độc của thuốc.Điều này cũng giải thích tại sao các thuốc thuộc nhóm pyrethroid có khả năng tác động nhanh, mạnh đến côn trùng đến vậy. Hay đối với dầu khoáng, độ độc của thuốc đối với sinh vật cũng phụ thuộc nhiều vào hàm lượng hydratcacbon chưa no chứa trong các phân tử của chúng. Hàm lượng này càng cao, càng dễ gây độc cho sinh vật, đồng thời càng dễ gây hại cho cây trồng. + Sự thay thế nhóm này bằng một nhóm khác, hay sự thêm bớt đi một nhóm này hay nhóm khác có trong phân tử sẽ làm thay đổi độ độc và cả tính độc của hợp chất rất nhiều, ví dụ Bảng 1.3 Sự thay thế nhóm làm thay đổi độ độc của hợp chất + Sự thay đổi nhỏ trong cấu trúc phân tử cũng có thể làm thay đổi độ độc của thuốc. +Các chất độc muốn phát huy khả năng gây độc của mình phải xâm nhập được vào trong tế bào.Tính phân cực và không phân cực của chất độc cũng có ý nghĩa lớn trong khảnăng xâm nhập của chất độc vào trong cơ thể sinh vật. Các chất có khả năng phân cực, phân bố [...]... tác Chương 2: Tác động của thuốc BVTV 2.1 Cơ chế tác động của thuốc BVTV Lắng đọng Sử dụng Không khí Đất 14 Thực vật Thuốc BVTV Nước Động vật Người Thực phẩm Lắng đọng Vận chuyển Bay hơi Sử dụng Rửa trôi Tồn dư Hấp thụ Vận chuyển 15 (Theo Richardson, 1979; Dẫn theo Phạm Văn Biên và công sự, 2000) Sơ đồ tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc... đường xâm nhập của thuốc BVTV vào cơ thể côn trùng -Xâm nhập qua vỏ cơ thể côn trùng thuốc có đặc tính thẩm thấu qua vỏ cơ thể côn trùng gọi là thuốc tiếp xúc Các loại thuốc BVTV tiếp xúc có khả năng hòa tan trong lipit và lipoprotein và độ hòa tan này càng cao hiệu lực tiếp xúc của thuốc càng mạnh Lớp biểu bì của côn trùng chứa lipit và những chất... nước sinh hoạt, nơi đông dân cư 2.2 Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng Tác động gây hại (Giảm năng suất) Tác động của thuốc BVTV tới cây trồng Tác động có lợi Tăng sức đề kháng Kích thích sinh trưởng Rút ngắn thời gian sinh trưởng Cháy lá cây Biến dạng lá Dị hình cây, thân, lá Giảm tỉ lệ và sức nảy mầm của hạt giống Tăng tỉ lệ lép, giảm tỉ lệ... được nhiều hợp chất thuốc BVTV hữu cơ Song thuốc không qua được lớp biểu bì ngoài do kết vỏ cứng nên thuốc sẽ đi qua các vùng da mềm như các đoạn khớp đầu, ngực, bàn chân, râu, cơ quan cảm giác Thuốc xâm nhập qua chỗ da mền này và qua các tuyến tiết dịch vào lớp hạ bì và màng đáy rồi từ đó vào tế bào thần kinh, tế bào máu và được di truyền đi... thuốc của một số loại dịch hại nên một lượng thuốc BVTV dư và đi vào môi trường làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường 21 Hình 2.5 Một số loại sâu bệnh có thể chống chịu thuốc 22 2.4 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường Hình 2.6 Đường truyền của thuốc BVTV đến môi trường * Thuốc bảo vệ thực vật thâm nhập vào môi trường bằng nhiều con đường như: Rửa trôi bề mặt đất nông nghiệp, do gióthổi khi đang... chất gây ô nhiễm được gọi là ozone tầng đối lưu.Chẳng hạn, sử dụng thuốc trừ sâu chiếm khoảng 6 phần trăm của tổng số hàm lượng ozone ở tầng đối lưu 26 Hình 2.8 Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường không khí 2.5 Ảnh hưởng tới sinh vật - Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng, sau khi phun ngoài việc tiêu diệt được sâu bệnh thì còn... côn trùng sâu bệnh được kiểm soát bởi một loạiđộng vật ăn thịt hoặc ký sinh trùng có thể phát triển nên một ứng dụng thuốc trừ sâu giết cả hai dịch hại và các quần thể có lợi 2.6 Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới sức khỏe con người Bên cạnh tác dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bảo vệ cây trồng chống lại các tác hại do sâu rầy gây ra, tuy nhiên hầu hết các loại thuốc BVTV đều độc đối với người và động... một phần thuốc biến thành thể khí gọi là thuốc có tác dụng xông hơi (fumigant action) Chất độc xâm nhập qua lỗ thở cơ thể côn trùng và từ đó qua hệ thống khí quản và vi khí quản vào tổ chức tế bào thông qua quá trình thông 20 hơi (chủ yếu ở khí quản) Thuốc xâm nhập qua đường hô hấp gây độc nhanh và mạnh hơn so với xâm nhậm qua đường ruột và qua vỏ... tuần hoàn Các dung môi hữu cơ trong thuốc có khả năng hòa tan chất béo, thấm ướt nhanh lớp biểu bì trên - Thuốc xâm nhập qua đường tiêu hóa (hay còn gọi là thuốc vị độc): Qua miệng vào đường ruột cùng với thức ăn, thuốc được hấp thụ chủ yếu ở đoạn ruột giữa qua bao ruột rồi khuếch tán qua lớp biểu bì ruột vào tế bào thần kinh, máu và được truyền... hợp lí, đúng quy cách giúp cây trồng khỏe mạnh có sức đề kháng cao với sâu hại - Biện pháp hóa học: sử dụng có giới hạn và sử dụng thuốc trừ sâu theo 4 nguyên tắc: dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách pha thuốc - Hạn chế vứt bỏ các loại bao bì thuốc trừ sâu một cách bừa bãi 3.3 Biện pháp xử lý thuốc BVTV Những biện pháp được sử dụng chủ

Ngày đăng: 06/09/2015, 15:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. MỞ ĐẦU

  • 1.5.1. Sự bay hơi

  • 1.5.6. Phân huỷ do vi sinh vật đất (VSV)

  • 2.3.2. Các con đường xâm nhập của thuốc BVTV vào cơ thể côn trùng

  • 2.4. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường

  • 2.6.1. Các ảnh hưởng tới mắt

  • 2.6.4. Ảnh hưởng hệ thống tim mạch

  • 2.6.7. Ảnh hưởng tới các thành phần máu

  • Bảng 2.1 Các triệu chứng khi bị nhiễm độc bởi thuốc BVTV.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan