Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam

71 1.5K 13
Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mọi chiến lược phát triển của các quốc gia đều hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm. Thực tế đã chứng minh rằng ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới ( NIC ) chính sách đầu tư phát triển con người đã mang lợi hiệu quả kinh tế xã hội cao. Vì thế giáo dục đã trở thành chìa khóa cho sự giàu có thịnh vượng của mỗi quốc gia

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Mọi chiến lược phát triển của các quốc gia đều hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm. Thực tế đã chứng minh rằng ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới ( NIC ) chính sách đầu tư phát triển con người đã mang lợi hiệu quả kinh tế xã hội cao. Vì thế giáo dục đã trở thành chìa khóa cho sự giàu có thịnh vượng của mỗi quốc gia . Ở Việt Nam giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực ưu tiên số một. Mục tiêu của chính sách giáo dục cho mọi người của chính phủ Việt Nam là đến năm 2010 tất cả trẻ em trong độ tuổi tiểu học đều đến trường. Dù Việt Nam đã đạt được chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trên phạm vi toàn quốc vào tháng 7 năm 2000, nhưng không phải tất cả trẻ em đều được đến trường nhất là trẻ em nghèo. Nước ta hiện nay có khoảng 23 triệu trẻ em trong đó trẻ em nghèo chiếm 1/3. Trong 5 năm gần đây có hơn 3,5 triệu học sinh các cấp bỏ học và còn rất nhiều em không được đến trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân cơ bản là gia đình các em quá nghèo, không có tiền cho con mình đi học. Chỉ 5 - 10 năm nữa hàng triệu học sinh thôi học này sẽ là nguồn lao động trẻ, lao động phổ thông, không đáp ứng được những yêu cầu nghề nghiệp của xã hội. Để trẻ em nghèo được đi học đầy đủ ở tất cả các cấp, đề tài : ''Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam'' nhằm mục đích làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp cho trẻ em nghèo được tham gia vào hệ thống giáo dục nhiều hơn. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu mối liên hệ giữa nghèo đói và giáo dục để thấy được tầm quan trọng của giáo dục trong giải quyết vấn đề nghèo đói, từ đó đề tài đi vào phân tích việc tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo ở các cấp học, từ mẫu giáo đến trung học phổ thông. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp: - Phương pháp tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê đã được công bố - Phương pháp hồi cứu: tham khảo các kết quả phân tích của một số cuộc điều tra có liên quan đến đề tài - Phương pháp khảo sát : phân tích sâu các nhóm đối tượng Trong quá trình làm đề tài với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn thị Hoa và cán bộ Viện Lao động - Xã hội thuộc bộ Lao động - Thương bình và Xã hội đã giúp tôi hoàn thành đề tài này Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba phần : Chương 1 : Sự cần thiết phải cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam Chương 2 : Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Việt Nam Chương 3 : Giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam. Dưới đây em xin trình bày chuyên đề thực tập tốt nghiệp! 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM 1.Vấn đề nghèo đói và nhận diện trẻ em nghèo 1.1. Nghèo Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và đang thu hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xóa bỏ đói nghèonâng cao phúc lợi cho người dân. Tuy nhiên, rất khó có thể đưa ra một khái niệm chung, thống nhất về đói nghèo. Rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã cố gắng đưa ra khái niệm khác nhau về đói nghèo, nhưng tựu chung lại đều coi đói nghèo là tình trạng một nhóm người trong xã hội không có khả năng được hưởng ''một cái gì đó'' ở mức tối thiểu cần thiết. Sự khác nhau về việc xác định ''cái gì đó'' đã tạm chia thành ba trường phái chính trong quan niệm về đói nghèo. Trường phái thứ nhất, được gọi là trường phái phúc lợi, coi xã hội có hiện tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có được một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu cần thiết hợp lý theo tiêu chuẩn xã hội đó. Cách hiểu này coi ''cái gì đó'' là phúc lợi kinh tế của cá nhân, hay độ thỏa dụng cá nhân ( mức sống ). Khi đó, tăng thu nhập được xem là điều quan trọng nhất để nâng cao mức sống hay độ thỏa dụng cá nhân. Trường phái thứ hai, trường phái nhu cầu cơ bản, coi cái gì đó mà người nghèo thiếu là một tập hợp những hàng hóa và dịch vụ được xác định cụ thể mà việc thỏa mãn chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm LTTP, nước, điều kiện vệ sinh, nhà ở, quần áo, giáo dục, y tế cơ sở và giao thông công cộng. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trường phái thứ ba, trường phái năng lực, coi giá trị của cuộc sống con người không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thỏa dụng hay thỏa mãn nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn. Từ định nghĩa của các trường phái trên có thể thấy, tuy chúng ta không thể tìm được một khái niệm duy nhất đầy đủ về đói nghèo, nhưng có thể chỉ ra những biểu hiện cơ bản hay bản chất đa chiều của đói nghèo. Bản chất đa chiều của đói nghèo như sau :  Trước hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.  Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế.  Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp dủi do, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc sức khỏe.  Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo. Các khía cạnh trên đã cho thấy bản chất đa chiều của đói nghèo đó là: vật chất, tinh thần và tình cảm. Xuất phát đầu tiên là sự thiếu thốn về vật chất, mức thu nhập thấp không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày. Vì thế mà đời sống tình thần của họ không được đáp ứng: tiếp cận kém với giáo dục và y tế, dễ bị tổn thương và gặp dủi do. Cuối cùng là không có tiếng nói và quyền lực dẫn đến sự mặc cảm tự ti với một tâm trạng cho rằng mình bị gạt ra bên lề và không thuộc về xã hội. Cũng từ các khía cạnh trên ta thấy giáo dục là một nhân tố quan trọng phản ánh bản chất của nghèo đói, sự thiếu thốn về giáo dục đi kèm với sự khốn cùng về vật chất. Vì thế mà nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cũng là một mắt xích quan trọng trong giải quyết vấn đề nghèo đói. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.2. Nhận diện trẻ em nghèo. 1.2.1. Trẻ em và các quyền cơ bản của trẻ em. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Đồng thời trong luật cũng quy định các quyền cơ bản của trẻ em với nội dung như sau: - Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. - Trẻ em có quyền được chǎm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng cao, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh, được Nhà nước tạo điều kiện trong việc bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục. - Trẻ em tàn tật, trẻ em có khuyết tật, được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức nǎng để hoà nhập vào cuộc sống xã hội; được thu nhận vào các trường, lớp đặc biệt. - Trẻ em không nơi nương tựa, được Nhà nước và xã hội tổ chức chǎm sóc, nuôi dạy. - Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan. - Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không phải trả học phí. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập. - Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển nǎng khiếu. - Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động vǎn hoá, vǎn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Như vậy học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em. Để đảm bảo quyền lợi này trong điều 28 chương III luật đã quy định rõ trách nhiệm của gia đình và nhà trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em: - Gia đình nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập học hết chương trình giáo dục phổ cập, tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. - Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em. Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng giáo dục. - Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, chính sách miễn giảm học phí cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội. Các quy định trên đã thấy rõ được sự quan tâm của nhà nước với trẻ em, ngoài ra Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em. Hệ thống pháp luật đã giúp nước ta 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đạt được những thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hiểu biết về các quyền này giúp mỗi người thấy được trách nhiệm của mình với trẻ em thế hệ tương lai của đất nước. 1.2.2. Trẻ em nghèo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF là tổ chức tiên phong trong các vấn đề về trẻ em với những hoạt động quy mô trên toàn thế giới. Nghiên cứu về trẻ em nghèo là một lĩnh vực mà tổ chức đặc biệt quan tâm. Năm 2007 UNICEF đã có một nghiên cứu toàn cầu về trẻ em nghèo và bất bình đẳng. Nghiên cứu đã chỉ ra: ''Trẻ em gái cũng như trẻ em trai, trải qua mọi hình thức của đói nghèo một cách trầm trọng hơn so với những người đàn ông đàn bà trưởng thành bởi vì trẻ em dễ bị tổn thương do tuổi còn nhỏ và sự phụ thuộc và bởi vì những cơ hội mất đi trong giai đoạn trẻ thơ thường không thể lấy lại được trong giai đoạn trưởng thành sau này''. Còn trong báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2005 của UNICEF đã đưa ra một định nghĩa về trẻ em nghèo như sau : '' Trẻ em sống trong nghèo đói trải qua sự thiếu thốn các nguồn lực vật chất và tinh thần và tình cảm cần thiết để tồn tại phát triển và vươn lên, điều đó khiến cho trẻ em không được hưởng những quyền của mình cũng như không phát huy hết tiềm năng của bản thân hoặc không thể tham gia xã hội như một thành viên đầy đủ và bình đẳng''. Đối với một con người thì các nguồn lực vật chất, tinh thần và tình cảm luôn gắn bó, bổ trợ cho nhau vì thế mà trẻ em cũng như người lớn nếu thiếu những nguồn lực đó thì họ trở thành người nghèo. Tuy nhiên với trẻ em do độ tuổi nhỏ nên các đặc điểm tâm sinh lý, các nhu cầu cũng khác người lớn nên cũng có nhiều điểm khác nhau về các nguồn lực với người lớn. Định nghĩa trên được giải thích như sau: Nguồn lực vật chất bao gồm gồm thu nhập, lương thực, sự tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục, sự bảo vệ trước những 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 rủi ro về sức khỏe chẳng hạn những rủi ro liên quan tới công việc chân tay nặng nhọc, các công việc khác. Các nguồn lực tinh thần bao gồm sự động viên khuyến khích, ý nghĩa trong cuộc sống, kỳ vọng, các tấm gương và mối quan hệ đồng đẳng, còn các nguồn lực tình cảm bao gồm tình yêu, sự tin cậy, sự hòa nhập và việc không có các tình huống lạm dụng. Dựa vào định nghĩa về trẻ em nghèo, có 3 cách tiếp cận nghiên cứu như sau: - Trẻ em nghèo = Nghèo đói chung ( Mô hình A ) - Trẻ em nghèo = Sự nghèo đói của các gia đình nuôi trẻ ( Mô hình B ) - Trẻ em nghèo = Mặt đối lập của phúc lợi trẻ em ( Mô hình C ) Nghiên cứu mới nhất của bộ Lao Động - Thương Binh Xã Hội và quỹ nhi đồng liên hợp quốc về trẻ em nghèo Việt Nam đã sử dụng hai khía cạnh nghèo tiền tệ và nghèo đa chiều. Về khía cạnh tiền tệ: Dựa vào mức thu nhập chi tiêu của các hộ gia đình. Trẻ em nghèo là các em sống trong hộ gia đình nghèo. Quy định trong chuẩn nghèo của nước ta như sau : Ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng ( dưới 2.400.000 đồng/người/ năm ) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/ người/ tháng ( dưới 3.120.000 đồng/ người/ năm ) trở xuống là hộ nghèo. Về khía cạnh nghèo đa chiều: Trẻ em nghèo được xem xét bằng sử dụng mô hình có nhiều điểm tương đồng nhất với mô hình B. Các khía cạnh và chỉ số sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:  Nơi ở: Trẻ em sống trong một nơi ở có từ 5 người trở lên một phòng hoặc với nền nhà không lát, ốp.  Công trình vệ sinh: Trẻ em không tiếp cận được với bất kỳ công trình vệ sinh nào. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368  Nước uống sạch: Trẻ em sử dụng nước sông, ao, hồ, đầm hoặc phải mất từ 30 phút trở lên để lấy nước (thời gian đi tới nguồn nước, lấy nước và đi về ).  Thông tin: Trẻ em ( trên 2 tuổi ) không tiếp cận với đài phát thanh hoặc truyền hình hoặc điện thoại hoặc báo chí ( tất cả các hình thức truyền thông).  Lương thực: Trẻ em có mức độ còi ( chiều cao theo tuổi ) hoặc thấp cân ( cân nặng theo tuổi ) hoặc còm ( chiều cao theo cân nặng ) thấp hơn mức tham khảo của từ 3 lần độ lệch chuẩn trở lên. Yếu tố này được coi là sự thất bại nghiêm trọng về nhân trắc học.  Giáo dục: Trẻ em ( trên 6 tuổi ) ở độ tuổi đi học không bao giờ được tới trường hoặc hiện đang không đi học.  Chăm sóc sức khỏe: Trẻ em không được tiêm chủng để chống lại các bệnh tật hoặc không chữa trị trong lần ốm đau có liên quan tới viêm nhiễm đường hô hấp cấp hoặc tiêu chảy. Phiên họp toàn thể của Liên Hiệp Quốc vào tháng 1 năm 2007 đã tổng hợp các khía cạnh trong nghèo đa chiều trên trong tuyên bố về trẻ em nghèo: '' Trẻ em sống trong nghèo khổ bị thiếu thốn dinh dưỡng, nước sạch và công trình vệ sinh, sự tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, nơi ở, giáo dục, sự tham gia bảo vệ và mặc dù sự thiếu hụt đó đe dọa và gây nguy hiểm nhiều nhất cho trẻ em, khiến trẻ em không thể hưởng những quyền của mình, không thể phát huy hết khả năng của bản thân cũng như không thể tham gia xã hội như những thành viên đầy đủ''. Qua định nghĩa và các cách tiếp cận về trẻ em nghèo trên chúng ta đã có một cái nhìn toàn diện về trẻ em nghèo trên mọi khía cạnh vật chất, tinh thần, tình cảm. Hiểu được các vấn đề cần thiết với trẻ em nhất là về giáo dục, chăm sóc sức khỏe để mọi trẻ em đều được chăm sóc tốt nhất, phát triển thành những mầm non tương lai của đất nước. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Mối quan hệ giữa giáo dục với trẻ em nghèo 2.1 Vai trò của giáo dục với sự phát triển kinh tế xã hội và con người Tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục thể hiện ở vai trò thứ nhất: Là động lực phát triển kinh tế. Một nền kinh tế muốn có sức mạnh để phát triển cần phải tạo ra được một trình độ trí tuệ cao và nguồn chất xám cũng như nhân lực kỹ thuật đủ để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ. Điều này phụ thuộc vào giáo dục, đáp ứng nhu cầu trình độ cao của nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển cần có 3 nguồn lực : nhân lực ( nguồn lực con người), vật lực ( nguồn lực vật chất), tài lực( nguồn lực tài chính tiền tệ). Song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Nguồn lực con người quan trọng như vậy mà giáo dục là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người. Thứ hai giáo dục là một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh. Giáo dục là hoạt động có tính vượt lên trước, căn cứ vào nhu cầu của các hoạt động xã hội khác để đào tạo nhân tài phù hợp. Thứ ba giáo dục rèn luyện đạo đức và nhân cách con người, cung cấp kiến thức kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc văn minh. Con người được giáo dục tốt mới có khả năng giải quyết một cách sáng tạo và có hiệu quả tất cả những vấn đề do xã hội đặt ra. Vì thế mỗi người cầngiáo dục, tham gia vào hệ thống giáo dục rèn luyện đạo đức, trang bị kiến thức, giống như câu nói '' tiên học lễ hậu học văn ''. Có được hai điều đó mỗi người sẽ tự tin sống trong xã hội và đóng góp trí tuệ và công sức vào sự phát triển xã hội. 10 [...]... ngưỡng, tôn giáo và văn hóa mỗi dân tộc Yếu tố này ảnh hưởng đến sự tiếp cận giáo dục chung của trẻ em trong đó có trẻ em nghèo 4 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo 4.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo có thể dùng các chỉ tiêu sau : - Mức chi tiêu cho giáo dục : bao gồm... Trung học phổ 0.1 thông Nguồn: nghiên cứu tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Hà Nội - Trần Xuân Cầu 5 Kinh nghiệm của thế giới về tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Trên thế giới hiện nay còn khoảng hơn 2 tỷ người sống trong nghèo khổ, vì thế mà lượng trẻ em nghèo còn rất nhiều Vấn đề tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo là một chủ đề được chính phủ nhiều nước trên... giáo dục tiểu học là các dịch vụ xã hội cơ bản và đóng vai trò quan trọng hơn giáo dục cấp phổ thông Bảng 1.2: Hệ thống chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục Tên chỉ số Chỉ số nhập Chỉ số bỏ học Chỉ số tổng hợp = chỉ học (d) ( b) số bỏ học - chỉ số nhập học Khả năng tiếp cận giáo NA dục I1d mầm non (I1) Khả năng tiếp cận giáo dục I2d I2b THCS (I3) I3d Khả năng tiếp I3b tiểu học (I2) Khả năng tiếp. .. khoảng từ 0.5 đến dưới 0.7 biểu thị khả năng giáo dục trung bình, khoảng từ 0.7 đến dưới 0.9 biểu thị khả năng tiếp cận giáo dục khá, khoảng từ 0.9 đến 1 biểu thị khẳ năng tiếp cận giáo dục tốt Nếu chỉ số có giá trị âm, chỉ số nhập học còn lớn hơn chỉ số bỏ học, chứng tỏ khả năng tiếp cận giáo dục quá kém Bảng 1.3: Trọng số các thành tố phản ánh khả năng tiếp cận giáo dục Các thành tố Mầm non Trọng số... Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Việt Nam Dựa trên số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2002, 2004 và 2006, khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Việt Nam được đánh giá thông qua sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp giữa nhóm trẻ em nghèo và không nghèo, được chia theo các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Phân tích các chỉ tiêu: Tỷ lệ trẻ em đi học... http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2.2 Mối quan hệ giữa giáo dục trẻ em nghèo Bất cứ trẻ em nào khi sinh ra bắt đầu quá trình trưởng thành đều cần đến giáo dục, từ giáo dục của gia đình đến nhà trường và cả xã hội Trẻ em nói chung và trẻ em nghèo nói riêng đều có nhu cầu được giáo dục như nhau, nhưng với những đặc điểm đặc thù của mình sự tiếp cận về giáo dục của trẻ em nghèo lại... đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo qua các mặt sau: Thứ nhất vì thu nhập của người dân tăng lên làm giảm tỷ lệ nghèo, số trẻ em nghèo cũng giảm Mức thu nhập tăng các gia đình sẽ đầu tư vào giáo dục và tạo điều kiện cho con em mình đến trường nhiều hơn Thứ hai thu nhập quốc dân tăng lên thì nguồn lực dành cho giáo dục cũng nhiều hơn, sẽ có nhiều khoản đầu tư, giúp trẻ em nghèo tiếp cận. .. tiêu cho giáo dục một trẻ em trong mỗi cấp học + Mức chi tiêu theo mỗi khoản đóng góp bao gồm các khoản như học phí, sách vở , quần áo… Cho thấy được chi phí của từng khoản trong quá trình học tập của trẻ em, khoản đóng góp nào chiếm tỷ lệ cao nhất là ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo nhất + Mức chi tiêu cho giáo dục một trẻ em trong mỗi cấp thể hiện tổng chi phí khi trẻ em đi... Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM 1 Bức tranh chung về trẻ em nghèo Việt Nam Để có một cái nhìn chính xác, toàn diện về trẻ em nghèo đầu tiên chúng ta cùng xem xét vấn đề nghèo đói chung của Việt Nam Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá ấn tượng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đã được thế giới và bạn bè đánh giá cao Cùng với sự... Có rất nhiều nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cho trẻ em nghèo, vì quá trình học tập của các em không chỉ phụ thuộc ở năng lực tiếp thu kiến thức mà còn nhiều nhân tố của môi trường gia đình, nhà trường, xã hội… Ảnh hưởng rõ rệt nhất đó là các chính sách về trẻ em nghèo nói chung và về tiếp cận giáo dục của đối tượng này Trong hệ thống giáo dục gồm có hai bên là gia đình và nhà

Ngày đăng: 16/04/2013, 22:34

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Vòng luẩn quẩn nghèo đói - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Hình 1.1.

Vòng luẩn quẩn nghèo đói Xem tại trang 11 của tài liệu.
Các tỷ lệ trong bảng có thể tính riêng cho nam và nữ, tính riêng cho từng vùng, tính riêng cho nhóm di dân và không di dân, tính riêng cho nhóm nghèo và nhóm không nghèo… để có thể tiến hành so sánh. - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

c.

tỷ lệ trong bảng có thể tính riêng cho nam và nữ, tính riêng cho từng vùng, tính riêng cho nhóm di dân và không di dân, tính riêng cho nhóm nghèo và nhóm không nghèo… để có thể tiến hành so sánh Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 1.2: Hệ thống chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục Tên chỉ sốChỉ   số   nhập - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Bảng 1.2.

Hệ thống chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục Tên chỉ sốChỉ số nhập Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 1.3: Trọng số các thành tố phản ánh khả năng tiếp cận giáo dục Các thành tốTrọng số ( Ci )Các thành tố Trọng số C i - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Bảng 1.3.

Trọng số các thành tố phản ánh khả năng tiếp cận giáo dục Các thành tốTrọng số ( Ci )Các thành tố Trọng số C i Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.5: Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi trung học cơ sỏ, trung học phổ thông ( THCS, THPT ) - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Bảng 2.5.

Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi trung học cơ sỏ, trung học phổ thông ( THCS, THPT ) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng dưới đây cho thấy rõ sự chênh lệnh trong tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất. - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Bảng d.

ưới đây cho thấy rõ sự chênh lệnh trong tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.7 : Chi cho giáo dục theo các khoản mục - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Bảng 2.7.

Chi cho giáo dục theo các khoản mục Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.9: Chi tiêu cho giáo dục bình quân một người trong 12 tháng theo cấp học, nhóm chi tiêu 2004, 2006. - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Bảng 2.9.

Chi tiêu cho giáo dục bình quân một người trong 12 tháng theo cấp học, nhóm chi tiêu 2004, 2006 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.11: Tỷ lệ người đi học thêm trong 12 tháng 2006                                                                                Đơn vị : % - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Bảng 2.11.

Tỷ lệ người đi học thêm trong 12 tháng 2006 Đơn vị : % Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.1 3: Tỷ lệ lao động trẻ em - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Bảng 2.1.

3: Tỷ lệ lao động trẻ em Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.15: Học lực của học sinh PTTH 2005 – 2006 - Cải thiện  khả năng tiếp cận giáo dục cho  trẻ em nghèo Việt Nam

Bảng 2.15.

Học lực của học sinh PTTH 2005 – 2006 Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan