Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

111 2.6K 10
Luận văn Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU1 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI1 2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI2 3.MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU4 4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU4 5.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI5 6.CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5 7.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI8 PHẦN NỘI DUNG9 CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ9 1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề9 1.1.1. Một số quan niệm về làng nghề và phân loại làng nghề9 1.1.1.1. Quan niệm về làng nghề9 1.1.1.2. Phân loại làng nghề11 1.1.2. Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn13 1.1.2.1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn13 1.1.2.2.Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa 14 1.1.2.3. Giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân15 1.1.2.4. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch16 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển làng nghề16 1.1.3.1.Vị trí địa lý16 1.1.3.2.Điều kiến tự nhiên17 1.1.3.3.Dân cư và lao động17 1.1.3.4.Sự biến động về thị trường18 1.1.3.5.Nguồn vốn19 1.1.3.6.Nguồn nguyên vật liệu20 1.1.3.7.Công nghệ và kỹ thuật sản xuất21 1.1.3.8.Cơ chế chính sách21 1.1.3.9.Kết cấu hạ tầng.22 1.2. Cơ sở thực tiễn về làng nghề23 1.2.1.Khái quát về làng nghề Vĩnh Tường23 1.2.2.Một số làng nghề truyền thống của huyện Vĩnh Tường24 1.2.2.1.Làng nghề rèn bàn Mạch – xã Lý Nhân24 1.2.2.2.Các làng nghề mộc26 1.2.2.3.Làng nghề rắn Vĩnh Sơn28 Tiểu kết chương I31 CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC THÔN THỦ ĐỘ32 2.1. Điệu kiện hình thành làng mộc tại thôn Thủ Độ32 2.1.1. Vị trí địa lý32 2.1.2. Điều kiện tự nhiên32 2.1.3. Mối quan hệ với các lãnh thổ khác33 2.1.4. Dân cư nguồn lao động34 2.1.5. Thị trường tiêu thụ36 2.1.6. Nguồn vốn37 2.2. Thực trạng phát triển làng nghề mộc đối tại thôn Thủ Độ38

Lun văn: Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 2 222 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 3 333 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCN : Cụm công nghiệp CN : Công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa CSSX : Cơ sở sản xuất. DNTN : Doanh nghiệp tư nhân NN : Nông nghiệp HĐH : Hiện đại hóa HTX : Hợp tác xã GTSX : Giá trị sản xuất UBND : Ủy ban nhân dân SXKD : Sản xuất kinh doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 4 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Có hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này: một là xây dựng các CCN, KCN tại nông thôn; hai là phát triển các làng nghề và ngành nghề ở nông thôn. Phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” đang diễn ra mạnh mẽ tại các vùng nông thôn nước ta. Thôn Thủ Độ, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc là một thôn làng “ngoài đê” điển hình của đồng bằng Bắc Bộ. Đất đai không phù hợp cho việc phát triển cây lúa, hoạt động nông nghiệp chủ yếu là canh tác các loại hoa màu, công nghiệp và dịch vụ còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây, trong bối cảnh đất nước mở cửa và xu thế CNH, HĐH mạnh mẽ, nền kinh tế thị trường phát triển,Thủ Độ từ một làng nghề truyền thống nhỏ bé đang dần chuyển mình cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất, hòa mình vào nền kinh tế thị trường, nghề mộc trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế xã hội của thôn. Sự biến chuyển này đã tạo ra những thay đổi rõ rệt trong hoạt động kinh tế, cơ cấu lao động, mức sống và nhiều khía cạnh khác xã hội của thôn Thủ Độ xã An Tường – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc. Vì lý do trên tác giả chọn đề tài “Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm tiệp cận các cơ sở lý luận về làng nghề đồng thời tìm hiểu sự hình thành và phát triển làng nghề mộc tại thôn, mặt khác đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, môi trường và xã hội. 5 5 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Các nghiên cứu về làng nghề ở nông thôn đã được tiến hành khá sớm. Có thể tìm thấy những nội dung mô tả và phân tích sự hình thành và phát triển làng nghề trong các sử liệu từ cách đây hàng trăm năm như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi thế kỷ XV, “Hoàng Việt Dư địa chí” của Phan Huy Chú đầu thế kỷ XIX, bộ “Đại Nam nhất thống chí” được biên soạn dưới thời vua Tự Đức nửa cuối thế kỷ XIX (dẫn theo [2]) Hiện nay các công trình nghiên cứu về làng nghề được tiến hành trên nhiều phương diện và khía cạnh. Trên phương diện nghiên cứu tổng quát các khía cạnh văn hóa – kinh tế - xã hội môi trường của làng nghề trên phạm vi cả nước có thể kể đến công trình tiêu biểu như: “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” – Bùi Văn Vượng (NXB Văn hóa dân tộc, 1998), tác phẩm viết về các loại hình làng nghề của nước ta như: Đúc đồng, kim hoàn, chạm khắc…Đồng thời tác giả cũng giới thiệu về lịch sử, kinh tế, văn hóa, các bí kíp làng nghề, kỹ thuật các nghệ nhân các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam; “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghệp hóa” của Dương Bá Phượng”[14], đưa ra các quan niệm về làng nghề với các chỉ tiêu về số hộ làm nghề, thu nhập về từ làm nghề và các giải pháp bảo tồn làng nghề trong quá trình CNH. Có nhiều cuộc điều tra nghiên cứu về làng nghề được tiến hành bởi các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước trong đó có thể kể tới: “Số liệu điều tra về thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống” của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội công bố năm 1995; kỷ yếu “Hội thảo Quốc tế về bảo vệ, phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam” do Bộ Công Nghiệp tổ chức vào tháng 6/1996; kỷ yếu “Hội thảo bảo tồn và phát triển làng nghề” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tháng 11/ 2006…Đáng chú ý có công trình “ Khám phá các làng nghề - Mười lộ trình quanh Hà 6 6 Nội” do nhà địa lý Sylvie Fanchette (IRD) tiến hành nghiên cứu và biên soạn [16], trong công trình này tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu rất sâu sát và khách quan về sự hình thành, sản phẩm tiêu biểu, quá trình thích nghi với sự biến động lịch sử, kinh tế - xã hội của các làng nghề quanh Hà Nội trong mối quan hệ về lãnh thổ, kinh tế, văn hóa với nhiều thành tố khác Trong phạm vi lãnh thổ cấp tỉnh, thành phố có những đề tài nghiên cứu về làng nghề như : “Phát triển làng nghề ở tỉnh Thanh Hóa” (Đỗ Thị Hồng Thắm luận văn Thạc sĩ khoa học địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2009); “Thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các làng nghề ở Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh” (Trần Văn Thanh, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, năm 2010); “Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng CNH nông thôn” (Lê Văn Hương, Luận án tiến sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên năm 2010), “Nghiên cứu việc phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi” (Viện nghiên cứu KT – XH Đà nẵng, năm 2011);“Phát triển làng nghề bền vững ở Bắc Ninh” (Nguyễn Thị Mai Hương, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Trường Đại học kinh tế, năm 2011),… Trên phương diện thị trường của làng nghề, điển hình có đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Phát triển thị trường cho làng nghề TTCN trong giai đoạn hiện nay” của PGS. TS Trần Văn Chử và tập thể tác giả Viện kinh tế phát triển (Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004, 2005) đi sâu làm rõ vấn đề thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện nay và giải pháp khắc phục. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có một số nghiên cứu về làng nghề được tiến hành, chủ yếu là các bài viết đánh giá tổng quan về các làng nghề Vĩnh Phúc được thực hiện bởi Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài ra còn có một số văn bản quy hoạch phát triển làng nghề do các ủy ban nhân dân huyện ban hành. Về khía cạnh môi trường của làng nghề có 7 7 Luận văn thạc sĩ Khoa học Địa lý “Nghiên cứu chất lượng môi trường không khí và nước tại một số làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc” của Nguyễn Thị Thanh năm 2008. Hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về sự hình thành và phát triển của một làng nghề đặc trưng trên địa bàn tỉnh. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, mục đích của đề tài chủ yếu nhằm vào việc đánh giá các điều kiện hình thành và phân tích hiện trạng phát triển làng nghề mộc ở thôn Thủ Độ , xã An Tường, huyện An Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường. 3.2. Nhiệm vụ Với mục đích trên đề tài thực hiện những nhiệm vụ chính sau: - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề. - Đánh giá các điều kiện hình thành làng nghề mộc Thủ Độ. - Phân tích hiện trạng phát triển làng nghề mộc Thủ Độ và những tác động của hoạt động làng nghề mộc đến sự phát triển kinh tế xã hội của thôn. Đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển làng nghề mộc Thủ Độ 4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về phương diện lãnh thổ: Đề tài được nghiên cứu tập trung trên phạm vi lãnh thổ xác định là thôn Thủ Độ, trong đó đi sâu vào một số loại hộ điển hình. - Về nội dung: Đề tài đi vào tìm hiểu các điều kiện phát triển làng nghề mộc ở địa bàn nghiên cứu, sự hình thành và phát triển của làng nghề trong đó trọng tâm là giai đoạn 2000 – 2014, đánh giá những đóng góp của hoạt động làng nghề, đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển làng nghề mộc trong giai đoạn sắp tới - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sự hình thành và phát triển làng nghề trong giai đoạn sau năm 1986 đến năm 2014, trong đó tập trung vào giai đoạn từ 8 8 2000 – 2014. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Đúc kết những vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề. - Đánh giá các điều kiện để hình thành và phát triển làng nghề mộc ở địa bàn nghiên cứu. - Phân tích quá trình hình thành, hiện trạng phát triển và những đóng góp của hoạt động làng nghề mộc đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thôn Thủ Độ. - Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề ở thôn Thủ Độ. 6. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Các quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm tổng hợp Làng nghề là một tổng thể tự nhiên, kinh tế , văn hóa- xã hội được hình thành bởi các nhân tố về tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người…các nhân tố đó luôn có mối quan hệ tương tác với nhau tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh, vì thế khi nghiên cứu về làng nghề cần xem xét nó trong mối quan hệ chặt chẽ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử phát triển và bối cảnh của cả nước. 6.1.2. Quan điểm lãnh thổ Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định vì vậy cần phải gắn đối tượng nghiên cứu với không gian xung quanh nơi nó tồn tại. Bởi vậy , khi nghiên cứu về làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc cần đặt trong tổ chức lãnh thổ KT – XH của xã, huyện , tỉnh mới có thể phân tích rõ được nhưng điều kiện , nhân tố hình thành nên làng nghề và định hướng phát triển của nó trong tương lai. 6.1.3. Quan điểm sinh thái Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế.Đồng thời các hoạt động kinh tế cũng tác động không nhỏ đến môi trường xung quanh.Hoạt động của làng nghề không thể tách rời khỏi ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. Nên khi nghiên 9 9 cứu về làng nghề phải chú ý đến mối tác động qua lại này nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế, đồng thời khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 6.1.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Mọi sự vật và hiện tượng đều không ngừng vận động và biến đổi theo thời gian. Cần vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu làng nghề để thấy được quá trình hình thành và phát triển làng nghề theo từng giai đoạn. Từ đó đánh giá được khả năng phát triển của làng nghề đồng thời đề ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển làng nghề trong tương lai. 6.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Trong quá trình tồn tại và phát triển làng nghề phải duy trì được những điều kiện về tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu về thị trường, cho hiệu quả toàn diện về kinh tế, lợi ích cộng đồng và môi trường lâu dài . Đó chính là sự phát triển bền vững. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu Làng nghề là đối tương được nghiên cứu từ khá sớm trên nhiều khía cạnh, bởi nhiều tác giả khác nhau. Việc thu thập tài liệu cho phép tiếp cận làng nghề từ những kết quả nghiên cứu đã có cập nhật vấn đề mới ở trong nước và ngoài nước. Để có được những thông tin, tư liệu cần thiết về lý luận tôi đã thu thập thông tin từ các nguồn như thư viện quốc gia, thư việnTrường Đại học sư phạm Hà Nội, Sở công thương tỉnh Vĩnh Phúc,… 6.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi Đây là một trong những phương pháp quan trọng nhất được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Do phạm vi nghiên cứu đề tài được thực hiện tập trung vào đối tượng làng nghề mới ở cấp hành chính thôn nên các nguồn số liệu thứ cấp rất hạn chế. Muốn có được những phân tích cụ thể về quá trình hình thành và phát triển làng nghề phải thông qua điều tra, khảo sát trực tiếp bằng các bảng hỏi cho các đối tượng là chủ các cơ sở sản xuất và người lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ dân trong làng 10 10 [...]... cao, nghề thủ công trở thành công việc chính Hiện nay ở huyện Vĩnh Tường có bảy làng nghề được UBND tỉnh công nhận gồm: 6 làng nghề truyền thống là Làng nghề rèn Bàn Mạch, mộc Vân Giang, mộc Văn Hà của xã Lý Nhân, làng nghề mộc Bích Chu, mộc Thủ Độ xã An Tường; làng nghề rắn xã Vĩnh Sơn; làng nghề vận tải đường thủy Việt An xã Việt Xuân Trong đó, những làng nghề như rèn Bàn Mạch, mộc Bích Chu Thủ Độ. .. thực trạng phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ Chương III: Một số vấn đề tồn tại và giải pháp phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ 12 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ 1.1 Cơ sở lý luận về làng nghề 1.1.1 Một số quan niệm về làng nghề và phân loại làng nghề 1.1.1.1 Quan niệm về làng nghề Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị hành chính ở nông thôn bao hàm... chính Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc e) Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề: - Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp; - Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp; - Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu 1.1.1.3 Các tiêu chí xác định làng nghề Hai... các dịch vụ liên quan d Theo quy mô làng nghề: - Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở đó các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê; - Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới... dân cư đó Các làng ở nước ta được chia làm 4 loại chính: - Làng thuần nông hay còn gọi là làng nông nghiệp, là những làng nghề nông một cách thuần túy - Làng buôn bán, là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của một số thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp - Làng nghề, là làng làm nghề nông nghiệp nhưng có thêm một số nghề thủ công - Làng chài, là làng của các cư dân làm nghề chài lưới,... cho đến hiện nay - Làng nghề mới: làng nghề xuất hiện do sự phát triển, lan toản của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn b Theo số lượng nghề - Làng 1 nghề: Ngoài nghề nông chỉ có thêm một nghề phi nông nghiệp xuất hiện, tồn tại và chiếm ưu thế tuyệt đối - Làng nhiều nghề: Làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỉ trọng... Chu Thủ Độ hay làng rắn Vĩnh Sơn đã được biết đến ở nhiều nơi trong cả nước 27 27 Tổng số hộ làm nghề trong huyện có gần 3000 hộ với khoảng hơn 9000 lao động Thu nhập bình quân của lao động làng nghề trong huyện đạt khoảng 3 triệu đồng/ 1 người một tháng Trong đó nghề mộc là phát triển nhất, hiện tại đã có tới bốn làng mộc bao gồm: Thủ Độ, Bích Chu của xã An Tường và Văn Hà, Vân giang của xã Lý Nhân,... tế - xã hội to lớn, nhưng cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua 35 35 CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC THÔN THỦ ĐỘ 2.1 Điệu kiện hình thành làng mộc tại thôn Thủ Độ 2.1.1 Vị trí địa lý Vị trí địa lý là một trong những tác nhân dẫn tới sự hình thành làng nghề mộc Nằm ở phía Tây nam của huyện Vĩnh Tường và gần như ở trung tâm của xã An. .. có sự điều chỉnh kịp thời nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu thị trường 1.2 1.2.1 Cơ sở thực tiễn về làng nghề Khái quát về làng nghề Vĩnh Tường Vĩnh Tường là một trong những cái nôi về làng nghề của tỉnh Vĩnh Phúc Bức tranh làng nghề của huyện tuy không quá rực rỡ đa sắc song đã có những dấu ấn riêng biệt Giống như nhiều thôn làng khác ở đồng bằng Bắc Bộ sản xuất lúa gạo sớm phát triển mạnh đòi hỏi nhiều nhân... người dân Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiều nghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng . thôn Thủ Độ xã An Tường – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc. Vì lý do trên tác giả chọn đề tài Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm tiệp cận các. Lun văn: Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ - xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 2 222 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 3 333 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT. phân tích hiện trạng phát triển làng nghề mộc ở thôn Thủ Độ , xã An Tường, huyện An Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề nhằm đạt hiệu

Ngày đăng: 05/09/2015, 10:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

  • 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

  • Đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển làng nghề mộc Thủ Độ

  • 4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  • 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

  • 6. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

  • PHẦN NỘI DUNG

  • CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ

  • 1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề

  • 1.1.1. Một số quan niệm về làng nghề và phân loại làng nghề

  • 1.1.1.1. Quan niệm về làng nghề

  • 1.1.1.2. Phân loại làng nghề

    • 1.1.1.3. Các tiêu chí xác định làng nghề

    • 1.1.2. Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan