Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam vđv cờ vua lứa tuổi 14 15 tỉnh quảng ninh

43 519 3
Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam vđv cờ vua lứa tuổi 14   15 tỉnh quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Cờ Vua là môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam nhưng đã và đang trở thành một nhu cầu văn hóa, tinh thần của đông đảo các tầng lớp nhân dân, một môn thể thao mang lại nhiều vẻ vang cho nước nhà.Các VĐV Cờ vua Việt Nam đã dần chứng tỏ được khả năng và trình độ của mình tại các giải trong khu vực, châu lục và thế giới. Chúng ta có thể nhắc tới những kì thủ xuất sắc như Đào Thiên Hải, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Lê Quang Liêm…Vì vậy, ngành TDTT đã xác định Cờ vua là 1 trong những môn thể thao mũi nhọn, được tập trung đầu tư. Những thành tựu Cờ vua đem lại đã tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển phong trào Cờ vua và nâng cao thành tích. Đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện nhằm phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội là mục tiêu quan trọng của ngành và địa phương. Qua đánh giá sơ bộ về thực trạng công tác đào tạo VĐV Cờ vua hiện nay ở nước ta nói chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng các phương pháp, phương tiện nhằm hình thành và phát triển năng lực cho VĐV chưa thực sự hợp lý, nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự tiến bộ và thành tích thi đấu của các em. Cụ thể là các em còn thiếu chiều sâu trong tính toán, đặc biệt là khi gặp nhứng tình huống phức tạp, hoặc bị hạn chế về mặt thời gian suy nghĩ. Do đó cần phải có biện pháp thích hợp làm tăng hiệu quả quá trình giảng dạy, huấn luyện đào tạo VĐV Cờ vua, trong đó cần chú trọng đến việc phát triển kĩ năng chiến lược cho VĐV Cờ vua trẻ. VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 - 15 đang ở giai đoạn hình thành và phát triển năng lực chiến lược nên rất cần thiết được đào tạo một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học. Do đó, nghiên cứu ứng dụng bài tập nhằm phát triển năng lực chiến lược trong VĐV Cờ vua trẻ là điều hết sức cấp thiết. Qua tham khảo tài liệu cũng như các đề tài nghiên cứu về chiến lược cho VĐV Cờ vua Việt Nam đã có nhiều tác giả quan 1 tâm như: Nguyễn Hồng Dương (2003), Đàm Quốc Chính (2004)…Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đáp ứng đầy đủ về mặt chuyên môn cho nam VĐV lứa tuổi 14 - 15. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Quảng Ninh’’. Mục đích nghiên cứu: Đề tài xác định hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập phát triển năng lực chiến lược đối với nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 - 15 tỉnh Quảng Ninh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo VĐV cũng như làm tài liệu để các giáo viên, huấn luyện viên tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, huấn luyện môn Cờ vua. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Thực trạng huấn luyện năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tại Quảng Ninh. Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng nghiên cứu: Bài tập nâng cao năng lực chiến thuật cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 20 VĐV lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ vua 1.1.1. Đặc điểm tâm lý Cờ vua là một môn “thể thao trí lực”, lượng vận động (LVĐ) trong cờ vua chủ yếu là LVĐ tâm lý, tác động trực tiếp và quá trình tư duy của người tập. Là một môn thể thao, song không giống với đại đa số các môn thể thao khác, Cờ vua không đòi hỏi sự hoạt động cơ bắp mạnh mẽ. Có thể gọi Cờ vua theo một cách hình tượng là môn thể thao bất động. Bởi vì, trong suốt quá trình hoạt động sáng tạo, thi đấu, VĐV dùng phần lớn thời gian để ngồi sau bàn cờ, nghĩa là đưa tới một nếp sống ít hoạt động (đây là đặc điểm riêng biệt của môn Cờ vua). Trong các môn thể thao khác (đặc biệt trong thời kỳ tiến hành thi đấu), sự căng thẳng về mặt cảm xúc thường được kết hợp với tăng cường hoạt động cơ bắp. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì tăng cường hoạt động cơ bắp sẽ bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng không có lợi của hệ thần kinh và hệ tim mạch. Cờ vua là một dạng hoạt động thể thao cũng có sự căng thẳng về cảm xúc thần kinh cao độ, nên dễ dẫn tới một số trường hợp có thể ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe. Trước đây, có một số quan điểm cho rằng, trên cơ sở tính toán đến những tác động nguy hại của sự căng thẳng về cảm xúc, có thể xây dựng được những biện pháp, thậm chí trong một vài trường hợp có thể dung cả các chất dược liệu để nhanh chóng làm giảm đi những căng thẳng đó trong thời gian thi đấu. Song không nên coi đó là chuẩn mực, vì bản thân những căng thẳng cảm xúc đó lại chính là điều kiện cần thiết cho quá trình tư duy sáng tạo của VĐV Cờ vua. Hơn nữa, việc không có khả năng duy trì và chịu đựng những căng thẳng cảm xúc ở mức độ cao lại là một trong những nguyên nhân làm giảm đi khả năng chơi của VĐV, nghĩa là làm mất đi trạng thái sung sức thể thao của VĐV Cờ vua. 3 Vì vậy, việc định mức áp dụng LVĐ phù hợp đối với từng VĐV trong tập luyện và thi đấu Cờ vua là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc đạt được thành tích cao trong thi đấu. Lượng vận động tâm lý trong Cờ vua chính là sự căng thẳng về cảm xúc và thần kinh. Do mật độ, độ khó của bài tập cờ, tình huống cờ cũng như thời gian thực hiện vài tập, tình huống mang lại. Các tác nhân tâm lý (cường độ cảm xúc, sự căng thẳng về lý trí…) có tác động mạnh thì làm tăng cường hoặc làm giảm sút khả năng chức phận của cơ thể. Những yếu tố trên ảnh hưởng tới mức căng thẳng tâm lý và có thể chiếm ưu thế trong khi xác định LVĐ. Sự căng thẳng tâm lý cao nhất được biểu hiện trong các cuộc đấu quan trọng. 1.1.2. Đặc điểm sinh lý Vấn đề giá trị sinh lý của ván đấu Cờ vua luôn luôn thu hút sự quan tâm lớn và đầy thú vị. Bởi lẽ, kết quả của các ván đấu không chỉ có giá trị thuần túy thể thao (thắng, thua, hòa) và giá trị về chất lượng ván đấu, mà quan trọng chính là giá trị tâm – sinh lý của các ván đấu đó đem lại. Thiếu giá trị này, sẽ rất khó khăn trong việc phát triển năng lực chiến lược của các VĐV Cờ vua. Trong những năm 1980 – 1987, tại khoa Cờ vua trường Đại học TDTT Matxcova đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quá trình quyết định trong điều kiện stress với thời gian hạn hẹp (Model Cờ vua)”. Kết quả nghiên cứu của đề tài này với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác đã chỉ ra, với LVĐ thi đấu lớn và không quen thuộc sẽ dẫn tới mệt mỏi tương đối nhanh và hệ quả là một số VĐV Cờ vua xuất hiện các “khoảng tối” trong việc nhìn nhận thế cờ. Nghĩa là việc định vị được trong trí nhớ chỉ là một phần nào đó của bàn cờ, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng hơn cả. 4 Trong quá trình thử nghiệm đã sử dụng tổ hợp các phương pháp về tâm – sinh lý bao gồm: Ghi điện tâm đồ, xác định huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, xác định tần số hô hấp và tần số mạch đập. Những kết quả thu được từ điện não đồ trong quá trình thử nghiệm chúng tỏ rằng: Sự biến đổi hoạt động lực điện sinh vật não trong quá trình thực hiện ván đấu cho phép đánh giá về độ khó của nhiệm vụ mà VĐV Cờ vua phải giải quyết. Khi chơi trong giai đoạn khai cuộc, với các phương án quen thuộc, việc lựa chọn nước đi như là tự động, không hề có khó khăn thì giá trị của ván đấu theo trí nhớ là không cao. Trong các giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc, khi mà phần lớn các ván đấu được xác định bởi sự tính toán căng thẳng thì giá trị sinh lý của ván đấu đạt cao nhất. Cũng qua thử nghiệm cho thấy giá trị sinh lý của ván đấu còn đạt mức cao nhất trong những tình thế thiếu thời gian, trong những tình thế sau khi thực hiện nước đi không chính xác, hoặc sau những nước đi bất ngờ của đối phương. Đồng thời những thay đổi trên điện não đồ, khi thực hiện LVĐ thi đấu đã làm tăng rõ rệt tần số mạch đập và huyết áp. Những biến đổi đó thể hiện ở phần lớn các VĐV, trong một mức độ vừa phải. Thử nghiệm trong điều kiện hạn hẹp thời gian ở các đối tượng nghiên cứu cho thấy sự tăng có tính quy luật của cả tần số hô hấp và tần số mạch đập. Chúng được đánh giá như “stress phản ứng chuẩn” đối với LVĐ về cảm xúc ở một số VĐV Cờ vua trong số những người thử nghiệm, khi kiểm tra ban đầu đã nhận thấy những triệu chứng chưa rõ nét về sự loạn trương lực thần kinh. Trên đây là những đặc điểm tâm – sinh lý cơ bản trong hoạt động tập luyện và thi đấu của môn thể thao này. Điều quan trọng đối với huấn luyện viên VĐV Cờ vua không chỉ là nắm vững những đặc điểm này mà điều quan trọng hơn là việc áp dụng những điều hiểu biết này vào trong quá trình đào tạo và tự đào tạo nhằm đạt được trạng thái sung sức thể thao trong Cờ vua, cũng như các thành tích cao nhất của bản thân trong quá trình huấn luyện VĐV Cờ vua. 1.2. Các quan điểm về chiến lược trong Cờ vua 5 1.2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề chiến lược trong Cờ vua Chiến lược Cờ vua là định hướng trung tâm cơ bản của ván cờ, hoặc một giai đoạn của ván cờ. Thực tế thi đấu đã cho thấy rằng, ở nhiều ván cờ xuất hiện lối chơi thế trận liên hoàn, còn lối chơi với tư tưởng chủ đạo là đòn phối hợp thì rất ít gặp. Nếu ván cờ kết thúc bằng đòn phối hợp thì ngay từ đầu đã xuất hiện thế trận liên hoàn trước hết phải phân tích được thế trận xảy ra ở mọi thời điểm, sau đó đánh giá được thế trận bên nào mạnh hơn, hoặc cân bằng và cuối cùng mơi vạch ra các kế hoạch chơi tiếp theo. Cơ sở lý thuyết hiện đại về lối chơi thế trận là học thuyết Xteinhiz được bổ sung thêm và hoàn thiện bằng nhiều nghiên cứu của “học giả” Cờ vua sau này như Tarras, Nhimsovich, Romonovxky… bản thân Xteinhiz cũng dựa trên nhiều tư liệu lý luận, thành quả thực tế của các bậc “tiền bối” và kinh nghiệm của bản thân để đưa ra và nghiên cứu một loạt nhân tố có tính thế trận: - Ưu thế về phát triển. - Khả năng cơ động nhanh. - Chiếm lĩnh trung tâm. - Vị trí đứng yếu của Vua đối phương. - Ô yếu trong thế cờ của đối phương. - Cấu trúc Tốt vững chắc. - Ưu thế Tốt ở cánh Hậu. - Cột mở. - Ưu thế 2 Tượng, so với Tượng + Mã hoặc 2 Mã. Dựa trên những nhân tố kể trên, người chơi có thể đánh giá được thế trận để từ đó lựa chọn kế hoạch chiến lược đúng đắn. Ngoài ra, đánh giá thế trận còn dựa trên khả năng tính toán phương án “chiến lược” phụ thuộc vào tính chốt thế cờ. Khi ưu điểm và nhược điểm trong thế trận của hai phía là tương đương nhau, ta nói rằng thế cờ cân bằng. Ngược lại nếu một bên nào đó không có những ưu điểm để bù đắp, 6 chẳng hạn như để đối phương chiếm được cột mở… ta kết luận rằng thế cờ bên đó yếu hơn. Theo tác giả V.E.Golenhisshev trong cuốn chương trình đào tạo VĐV Cờ vua trẻ học năm thứ ba, thứ tư ông trình bày. Trong tác phẩm “Tôi trở thành kiện tướng như thế nào ?”, Nhimsovich viết: “…hãy phân tích các thế cờ trung cuộc chuẩn khác nhau của hai phía có dạng: một bên có có hội tấn công cánh, còn bên kia phản công ở trung tâm”. Chính Cappalanca thường xuyên luyện tập như vậy. Ông luôn luôn chỉ phân tích các tình huống thế trận dạng này. “Quá trình nghiên cứu một trong nhiều thế cờ chuẩn không chỉ đáp ứng mục tiêu hiểu biết chính dạng thế cờ đó, mà còn hoàn thiện các quan điểm thế trận nói chung. Không có điều gì đáng nghi ngờ, tất cả các đại kiện tướng lỗi lạc đều nắm vững một khối lượng khổng lồ các thế cờ tiêu chuẩn. Có thể giới thiệu với các VĐV Cờ vua trẻ (lứa tuổi 14 – 15) phương pháp nghiên cứu trung cuộc như vậy. Trước tiên cần nghiên cứu các thế cờ trung cuộc xuất hiện từ những hệ thống khai cuộc yêu thích và chỉ sau đó, mở rộng tầm nghiên cứu sang các dạng thế trận “khó chịu”. Sự “khó chịu” đối với một số cấu trúc có thể loại bỏ được nếu lựa chọn và giải quyết chính nhiều tình huống dạng này nhưng giàu nội dung chiến thuật – chiến lược. Ông đã đưa ra một số cơ sở chiến lược đó là: - Ưu thế tốt ở một cánh. - Dãy xích tốt. - Ưu thế tốt chất lượng. - Phong tỏa. - Cặp tốt “c3 + d4” trên các cột nửa mở. - Tốt cô lập ở trung tâm. - Tốt “treo”. - Cấu trúc tốt “Karlsbat”. - Trung tâm khóa kín. 7 - Bù đắp cho tốt. Tuy nhiên ở đây cần phải hiểu rằng, các nhân tố trên đây chỉ nói lên bản chất của chiến lược về cấu trúc tốt. Còn để nghiên cứu kỹ về chiến lược trong Cờ vua cần phải có nhiều vấn đề phụ trợ khác để phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu chiến thuật – chiến lược khác nhau trong thực tiễn ván đấu. 1.2.2. Các quan điểm nghiên cứu về chiến lược của VĐV Cờ vua. Trên thực tế hiện nay cũng có một số quan điểm nghiên cứu về chiến lược trong Cờ vua nhưng ở mỗi tác giả lại có các quan điểm khác nhau. “Chiến lược trong Cờ vua là định hướng trung tâm cơ bản của ván cờ hoặc một giai đoạn của ván cờ”. Theo Đàm Quốc Chính và cộng sự bộ môn Cờ Trường Đại học TDTT Bắc Ninh thì chiến lược trong Cờ vua bao gồm các nhân tố sau: - Chiến lược trong Khai cuộc. - Chiến lược trong Trung cuộc. - Chiến lược trong Tàn cuộc. * Chiến lược chơi trong các hệ thống khai cuộc. - Chiến lược chơi trong các hệ thống khai cuộc thoáng: Đặc trưng của loại khai cuộc này là cuộc chiến căng thẳng giành trung tâm và đe dọa các vị trí yếu của nhau. Cả hai đều nhanh chóng triển khai lực lượng, ván cờ xảy ra sôi động với những đòn chiến thuật hoặc cá thế biến phức tạp đòi hỏi người chơi phải tính toán chính xác các thế biến. - Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc nửa thoáng: Trong hệ thống khai cuộc này, không phải Đen nhường trung tâm cho bên Trắng và không tham gia cuộc đấu tranh giành trung tâm với Trắng. Cuộc đấu tranh giữa hai bên được thể hiện với nhịp độ chậm hơn so với khai cuộc thoáng. - Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc kín: Các cách ra quân thuộc khai cuộc kín phần lớn đều rất phức tạp và khó nắm vững. Khai cuộc kín dựa trên cơ sở đối chọi giữa áp lực bằng quân và trung tâm tốt. 8 Điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự hiểu biết trong lối chơi thế trận. Nếu trong khai cuộc thoáng, tư tưởng chủ đạo là phối hợp – chiến thuật thì trong khai cuộc kín lại là vận chuyển chiến lược. Cần ghi nhớ rằng, cách phân loại trên chỉ là tương đối và mang nặng tính lịch sử. Nhiều khai cuộc như khai cuộc Tây Ban Nha là khai cuộc thoáng, nhưng lại có những phương án kín và ngược lại, khai cuộc Gambit Hậu thuộc khai cuộc kín nhưng lại có những phương án thoáng với những đường mở. * Chiến lược chơi trong trung cuộc: - Chiến lược chơi trong các dạng thức trung tâm kín. Dạng thức trung tâm kín thường được xuất hiện trong các Khai cuộc như: Benoni, hệ thống phòng thủ Ấn Độ. Với dạng thức này thì kế hoạch chơi cho cả hai bên sẽ là sử dụng trung tâm vững chắc để tấn công hai cánh. Dùng các quân xâm chiếm khu trung tâm, từ đó tấn công ra cánh với mục đích tạo các ô yếu bên đối phương. Sau đó tấn công vào chính các điểm yếu này. Cần chú ý rằng cuộc tấn công bằng Tốt thường không có lợi và phương pháp phòng thủ hay nhất là đẩy lùi lực lượng đối phương ra khỏi khu vực trung tâm. - Chiến lược chơi trong dạnh thức trung tâm linh hoạt. Kế hoạch chơi cho bên có Tốt linh hoạt ở trung tâm là tích cực hoạt động và tấn công nhanh bằng các Tốt đó, nếu thế trận Tốt ở trung tâm gây hạn chế đối phương về không gian thì có thể chuyển sang tấn công cánh. Đối với bên không có Tốt linh hoạt ở trung tâm thì sẽ chống lại bằng cách “Bloc” gây áp lực buộc đối phương phải thay đổi cấu trúc Tốt rùi tấn công vào chính các Tốt linh hoạt đó. - Chiến lược chơi trong dạng thức trung tâm tĩnh. Kế hoạch điển hình của dạng thức này là lối chơi xung quanh khu trung tâm. Thông thường mỗi bên dùng trung tâm làm bàn đạp, sau đó đẩy mạnh sự hoạt động ở các cánh. Có thể dung các quân phối hợp với Tốt để tấn công, như vậy sẽ xuất 9 hiện nhiều kế hoạch dẫn đến những tình huống sinh động đem lại hiệu quả cho cách chơi chiến thuật – chiến lược. - Chiến lược chơi trong dạng thức trung tâm động. Kế hoạch chơi trong dạng thức trung tâm này là trong lúc các Tốt còn ở trong trạng thái căng thẳng thì phải thoát khỏi thế trận đó theo hướng có lợi nhất cho mình, đối thủ cần xác định xem mình cần có một dạng thức trung tâm như thế nào ?. Nếu muốn các quân có thể chiếm lĩnh trung tâm thì phải tiến hành đổi Tốt. Nếu trung tâm kín tỏ ra có lợi thì nên phong tỏa các Tốt lại. * Chiến lược chơi trong tàn cuộc: Khi ván cờ đã chuyển về giai đoạn cuối, số lượng quân giảm thì giá trị của chúng lại tăng lên rất nhiều. Mục tiêu chiến lược trong tàn cuộc luôn xung quanh các quân Tốt. Tàn cuộc chiến thuật – chiến lược bao gồm các yếu tố như: Cờ tàn Tốt, cờ tàn Tượng, Mã, cờ tàn Xe và cờ tàn Hậu… Để có thể chơi tốt trong giai đoạn này đòi hỏi bạn cần có một lượng kiến thức dồi dào về tàn cuộc. Như vậy bạn sẽ không quá mất nhiều thời gian và trí lực khi ván đấu kéo dài. Mark Dvoretky, một trong những huấn luyện viên Cờ có tiếng nhất thế giới hiện nay. Ông là một nhà sư phạm có kinh nghiệm. Với lối dẫn dắt vấn đề có hệ thống, với nghệ thuật phân tích sâu và sắc xảo… Ông thực sự tạo nên những trang viết vô cùng quý báu cho tất cả những ai muốn vươn tới đỉnh cao trong Cờ vua. Trong cuốn “Chiến lược – tập 3” ông đã nêu ra một số quan điểm và câu hỏi như: - Kế hoạch chiến lược là gì? Đó là một kế hoạch thống nhất trong ván cờ, là tập hợp nhiều chiến thuật – chiến lược nối tiếp nhau mà mỗi một trong số đó lại theo đuổi ý đồ riêng. Xuất phát từ những yếu cầu cụ thể trên bàn cờ. - Kế hoạch hình thành như thế nào ? - Sự va chạm giữa các kế hoạch. - Lợi thế. 10 [...]... điểm Trên cơ sở đó đề tài tiến hành ứng dụng và xác định hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn được 3.4 Hiệu quả ứng dụng bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh 3.4.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm - Để tiến hành xác định hiệu quả của các bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh, đề tài đã tiến hành thực nghiệm... giáo viên, chuyên gia Cờ vua nhằm lựa chọn bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh - Xác định những nguyên tắc lựa chọn các thế cờ sử dụng làm bài tập phù hợp với đặc điểm đối tượng nghiên cứu - Xây dựng tiến trình thực nghiệm sư phạm nhằm ứng dụng bài tập trong thực tiễn giảng dạy cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh 3.2.1 Cơ sở thực... 3.4 cho thấy, có 7 bài tập được đa số các ý kiến trả lời lựa chọn sử dụng để phát triển năng lực cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh, đó là các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 (các bài tập này đều có trên 70% ý kiến lựa chọn ở mức quan trọng trở lên) Từ những kết quả đó, đề tài đã lựa chọn được 7 nhóm bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng. .. nguồn tài liệu về chiến lược Đánh giá thực trạng năng lực chiến lược của đối tượng nghiên cứu Lựa chọn bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển năng lực chiến lược cho VĐV Thu thập và xử lý các số liệu thực nghiệm - Giai đoạn 3: Từ tháng 2/2011 đến tháng 5/2011 Phân tích các kết quả nghiên cứu, xây dựng và... chọn bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh Thông qua việc phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên môn có liên quan (được trình bày cụ thể ở chương 1) và quan sát quá trình giảng dạy năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh và các trung tâm đào tạo VĐV Cờ vua mạnh Kết quả cho thấy, các đơn vị đã sử dụng các dạng thức bài. .. chiếm 11.29 % là rất ít Vì độ tuổi này VĐV cần có nền tảng chiến lược vững vàng thì mới phát triển mạnh được 3.2 Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh Từ cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi thấy rằng việc ứng dụng bài tập cờ thế nhằm hình thành năng lực chiến lược cho VĐV Cờ vua trẻ trong quá trình giảng day và huấn luyện là hoàn... quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Bộ môn Cờ trường Đại học TDTT Bắc Ninh và sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh 24 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Thực trạng công tác huấn luyện năng lực chiến lược cho VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh 3.1.1 Thực trạng năng lực chiến lược của nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14. .. chuyên gia Cờ vua nhằm lựa chọn được các dạng thức bài tập năng lực chiến lược cho đối tượng nghiên cứu Với hình thức phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi (số phiếu phát đi 24, số phiếu thu về là 24) Kết quả được trình bày tại bảng 3.4 Bảng 3.4 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh (n = 24) T.T Các dạng thức bài tập theo chủ... chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh sau thời gian tối thiểu là 48 giờ huấn luyện 36 KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1 Thực trạng năng lực chiến lược của nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh còn yếu Nguyên nhân do thời lượng dành cho công tác huấn luyện năng lực này còn ít đồng thời việc sử dụng các bài tập là chưa... hơn so với chiến thuật nên tỷ lệ mắc các lỗi này chiếm nhiều hơn Vì vậy cần có biện pháp kịp thời để nâng cao khả năng tư duy chiến lược cho VĐV 3.1.2 Thực trạng việc sử dụng các dạng thức bài tập chiến lược trong giảng dạy, huấn luyện cho VĐV Cờ vua trẻ Nhằm mục đích làm rõ thực trạng sử dụng các bài tập chiến lược trong giảng dạy – huấn luyện cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 Quảng Ninh Đề tài . luyện năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tại Quảng Ninh. Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng. lứa tuổi 14 - 15. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển năng lực chiến lược cho nam VĐV Cờ vua lứa tuổi 14 - 15 tỉnh. Quảng Ninh. Đối tượng nghiên cứu: Bài tập nâng cao năng lực chiến thuật cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 20 VĐV lứa tuổi 14

Ngày đăng: 04/09/2015, 21:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trung bình cộng:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan