Ảnh hưởng của chế phẩm atonic 1,88DD đến sinh trưởng và năng suất cây lạc

10 541 1
Ảnh hưởng của chế phẩm atonic 1,88DD đến sinh trưởng và năng suất cây lạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ATONIC 1,88DD ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC Nguyễn Văn Đính 1 ùng chế phẩm Atonik 1,8DD (KTRL) phun cho cây lạc lần 1 (khi cây được 5 lá thực) và lần 2 (khi cây được 10 lá thực) với liều lượng 1 gói/10 lít phun cho 360m 2 đã giúp cây sinh trưởng tốt: Chiều cao cây tăng cao hơn so với ĐC từ 5,4% đến 12,5%; Đường kính thân cao hơn so với ĐC từ 6,2% đến 12,9%; Số nhánh/cây tăng từ 2,5% đến 10,8% so với ĐC; Khả năng tích luỹ sinh khối của thân  lá ở các công thức TN đều cao hơn ĐC từ 5,6% đến 23,1%; Diện tích lá ở lần phun 1 tăng từ 4,7% đến 22,5%, lần phun 2 tăng từ 4,8% đến 15,0%. Sử dụng chế phẩm Atonik 1,8DD phun lên lá đã làm tăng tỉ lệ quả chắc từ 4,7% đến 12,8%; khối lượng quả/cây tăng từ 5,3% đến 6,6% và năng suất thực thu tăng từ 6,3% đến 7,4% so với ĐC. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Atonik 1,8DD phun lên lá cho giống lạc L14 có thể đạt từ 200.500  230.500 VNĐ/360 m 2 . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lạc (Arachis hypogeae L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao. Cây lạc được gieo trồng phổ biến ở 115 nước trên thế giới với diện tích 25,6 triệu ha. Hạt lạc chứa từ 40% đến 50% chất béo; 24% đến 27% protein và nhiều chất khoáng như Ca, Fe, Mg, P, K, Zn cùng với nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin B. Hạt lạc là nguyên liệu chính để sản xuất dầu ăn, bánh kẹo, phomát và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Các phụ phẩm của lạc (khô dầu, thân, lá) dùng làm thức ăn cho gia súc đều rất tốt và rẻ tiền. Trồng lạc có tác dụng cải tạo đất và phù hợp với cơ cấu chuyển đổi kinh tế nông nghiệp hiện nay[1][10]. Để nâng cao năng suất lạc, bên cạnh công tác chọn giống thì kĩ thuật chăm sóc cũng đang được quan tâm, đặc biệt là sử dụng một số chế phẩm như phân khoáng, các chất kích thích sinh trưởng phun lên lá nhằm bổ sung một số chất cần thiết cho cây trồng gọi chung là phân bón lá. Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm: Chất dinh dưỡng được cung cấp nhanh hơn bón gốc, hiệu suất sử dụng phân bón cao hơn, chi phí thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường và làm tăng nhanh các quá trình sinh lí trong cây. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến các loại cây trồng khác nhau như lúa, lạc, đậu tương, khoai tây [2],[3],[4],[5],[8],[9]. Các công trình đó cho thấy, sử dụng phân bón lá làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Hiện nay trên thị trường đang bán rất nhiều các chế phẩm dùng phun lên lá như: Phân bón lá cao cấp Đầu Trâu, NitraMa, Bortrac, Atonik 1,8DD Đặc biệt, chế phẩm Atonik 1 TS, Trường ĐHSP Hà Nội 2 D 1,8DD, một loại chế phẩm kích thích ra lá (KTRL) đang được bán khá phổ biến. Tuy nhiên loại chế phẩm này có phù hợp với cây lạc hay không, dùng như thế nào còn rất ít tài liệu quan tâm. Chính vì lí do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến sinh trưởng và năng suất cây lạc. 2. NỘI DUNG 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu  Mẫu thực vật: Giống lạc L14 là giống nhập nội từ Trung Quốc, được Trung tâm Tài nguyên thực vật kiểm nghiệm đánh giá là giống có khả năng chịu hạn khá. Thời gian sinh trưởng từ 120 đến 135 ngày (vụ xuân); 90  110 ngày (vụ thu và vụ đông). Chiều cao cây từ 30  50 cm, khối lượng 1000 hạt từ 155  165 g. Năng suất từ 45  60 tạ/ha.  Chế phẩm Atonik 1,8 DD: là chế phẩm kích thích ra lá cây trồng thế hệ mới có nguồn gốc từ Asihi Chemical MFG. Co., LTD. Japan. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 2.1.2.1. Cách bố trí thí nghiệm Thí nghiệm ngoài đồng ruộng theo nguyên tắc khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức và giống. Gồm các công thức:  Đối chứng: Không phun chế phẩm Atonik 1,8 DD, chỉ phun nước máy (ĐC).  Phun chế phẩm Atonik 1,8DD lần 1 khi cây được 5 lá (1 gói pha 10 lít nước máy phun cho 360 m 2 ).  Phun chế phẩm Atonik 1,8DD lần 2 khi cây có 10 lá thật (1 gói pha 10 lít nước máy phun cho 360 m 2 ). 2.1.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu * Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8 DD đến các chỉ tiêu sinh trưởng Các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, đường kính thân cây, số nhánh/cây, khả năng tích luỹ sinh khối của thân và lá, diện tích lá) được xác định vào các thời điểm: Sau khi phun Atonik 1,8 DD lần 1 và lần 2 là 5; 10; 15, 20 ngày theo phương pháp của PGS.TS.Nguyễn Văn Mã và CS [6], mỗi công thức đo 30 cây ngẫu nhiên. * Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8 DD đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Các yếu tố cấu thành năng suất: số quả/cây; khối lượng quả/cây (g/cây), mỗi công thức xác định ở 30 cây ngẫu nhiên. Năng suất thực thu (kg/360m 2 ) được tính từ năng suất thực thu trên các ô thí nghiệm, sau đã quy đổi ra kg/360m 2 . * Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Atonik 1,8 DD Để đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Atonik 1,8 DD chúng tôi tiến hành tính năng suất quả lạc tăng thêm từ các công thức thí nghiệm so với ĐC, tính giá 1 kg lạc vỏ theo giá thị trường hiện tại trừ đi kinh phí dùng mua chế phẩm và công phun chế phẩm cho 360 m 2 (1 sao Bắc bộ). 2.1.2.3. Phương pháp xử lí số liệu thí nghiệm Số liệu thí nghiệm được xử lí nhờ chương trình Excel 2007 với các tham số thống kê: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, độ tin cậy [7]. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các chỉ tiêu sinh trưởng 2.2.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến chiều cao cây Chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản để phân biệt giống, là đặc tính di truyền, chịu tác động của ngoại cảnh. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến chiều cao của giống lạc L14 được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến chiều cao cây của giống lạc L14 Đơn vị: cm Công thức Phun lần 1 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày ĐC 19,60 ± 2,56 21,50 ± 1,27 24,00 ± 2,55 30,01 ± 1,87 KTRL 21,90 ± 2,37 23,74 ± 2,29 27,03 ± 2,31 32,05 ± 1,17 % so ĐC 111,70* 110,40* 112,50* 106,70* Công thức Phun lần 2 ĐC 38,00 ± 1,93 42,17 ± 2,72 44,73 ± 2,13 48,00 ± 1,98 KTRL 39,00 ± 1,52 47,10 ± 3,89 47,14 ± 2,59 50,92 ± 1,12 % so ĐC 112,60* 111,70* 105,40* 106,10* Kí hiệu:(*) thể hiện sự sai khác giữa công thức thí nghiệm (TN) và công thức đối chứng (ĐC) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Qua bảng 1 cho thấy, sau khi phun chế phẩm kích thích ra lá chiều cao cây ở lô thí nghiệm có sự khác biệt rõ rệt so với lô đối chứng. Ở phun lần 1, chiều cao cây đạt từ 106,7% đến 112,5% so với ĐC. Ở phun lần 2 thì chiều cao cây cũng tương tự lần phun 1 đạt từ 105,4% đến 112,6% so với ĐC. So sánh giữa hai lần phun ta thấy sự gia tăng chiều cao cây không có sự khác biệt lớn. 2.2.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến đường kính thân cây Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra lá đến đường kính thân của giống lạc L14 được trình bày ở bảng 2. Phân tích bảng 2 cho thấy, sau khi phun chế phẩm kích thích ra lá đường kính thân ở lô TN có sự khác biệt rõ rệt so với lô ĐC. Trong phun lần 1 đường kính thân tăng đáng kể nhất ở giai đoạn sau khi phun 5 ngày (đạt 114% so với ĐC). Ở các lần đo tiếp theo đường kính của giống lạc L14 đạt từ 106,7  112,9% so với ĐC. Ở phun lần 2 thì đường kính thân tăng cao nhất ở giai đoạn sau khi phun 10 ngày (đạt 111,7% so với ĐC). Trong các lần đo tiếp theo đường kính thân tăng từ 105,7% đến 106,9% so với ĐC. So sánh giữa hai lần phun ta thấy không có sự khác biệt lớn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp vì chế phẩm Atonik 1,8DD là chất kích thích sinh trưởng có tác dụng giãn tế bào. Bảng 2: Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến đường kính thân cây của giống lạc L14 Đơn vị: cm Công thức Phun lần 1 Phun lần 2 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày ĐC 0,47 ± 0,02 0,62 ± 0,01 0,80 ± 0,10 0,82 ± 0,05 0,88 ± 0,14 0,83 ± 0,12 0,84 ± 0,08 0,85 ± 0,03 KTRL 0,53 ± 0,03 0,70 ± 0,15 0,87 ± 0,04 0,91 ± 0,02 0,93 ± 0,08 1,03 ± 0,11 1,00 ± 0,13 1,01 ± 0,16 % so ĐC 114,0* 112,9* 108,3* 106,7* 105,7* 111,2* 106,9* 106,2* Kí hiệu (*) thể hiện sự sai khác giữa công thức thí nghiệm (TN) và công thức đối chứng (ĐC) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 2.2.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến số nhánh giống lạc L14 Khả năng phân cành của lạc là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng tới năng suất của cây. Kết quả phân tích ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra lá đến số cành của giống lạc L14 được trình bày trong bảng 3. Bảng 3: Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến số nhánh của giống lạc L14 Đơn vị: Số nhánh/cây Công thức Phun lần 1 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày ĐC 6,51 ± 2,10 7,51 ± 1,72 9,20 ± 2,41 11,20 ± 1,52 KTRL 7,23 ± 2,30 7,96 ± 1,21 9,50 ± 2,33 11,72 ± 1,20 % so ĐC 110,8* 105,3* 103,3 104,5* Công thức Phun lần 2 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày ĐC 10,97 ± 1,90 11,87 ± 2,40 12,47 ± 2,10 11,90 ± 1,80 KTRL 11,64 ± 1,90 12,13 ± 1,70 12,58 ± 1,50 12,33 ± 2,30 % so ĐC 106,4* 102,5 100,8 101,4 Kí hiệu (*) thể hiện sự sai khác giữa công thức thí nghiệm (TN) và công thức đối chứng (ĐC) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Qua bảng 3 cho thấy, sau khi phun chế phẩm KTRL ở lần phun 1 số cành/cây ở lô TN tăng hơn ĐC từ 4,5% đến 10,8%. Ở lần phun 2 chỉ có lần đo sau 5 ngày công thức phun chế phẩn KTRL cao hơn đối chứng (6,4%) các lần đo khác giữa TN và ĐC không có sự khác biệt rõ rệt. Theo chúng tôi có thể lần phun 1 cây mới 5 lá thực đây là giai đoạn cây đang phân nhánh mạnh vì vậy hiệu quả của chế phầm KTRL có ảnh hưởng cao hơn. 2.2.1.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến khả năng tích luỹ sinh khối tươi  khô của thân  lá giống lạc L14 Tích luỹ vật chất của cây là kết quả tổng hợp các quá trình sinh lí trong suốt chu kì sống. Cân trọng lượng tươi và khô của thân, lá cây lạc ở công thức TN và ĐC chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4, bảng 5. Phân tích kết quả bảng 4 cho thấy: Khối lượng tương của thân giống lạc L14 khi phun chế phẩm KTRL đều cao hơn ĐC từ 5,3% đến 23,1% (lần phun 1) và từ 5,6 đến 12,6% (lần phun 2). Khối lượng khô của thân cũng tương tự các công thức phun chế phẩm KTRL đều cao hơn ĐC từ 5,2% đến 14%. Phân tích bảng 5 cho thấy khối lượng tươi của lá giống lạc L14 khi phun chế phẩm KTRL cao hơn đối chứng từ 5,5% đến 27,5% và khối lượng khô cũng tương tự các công thức TN đều cao hơn ĐC từ 4,4% đến 24,2%. So sánh ảnh hưởng của phun chế phẩm KTRL đến khối lượng tươi và khô của thân và lá chúng tôi không thấy có sự khác biệt rõ rệt. Bảng 4: Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến khả năng tích luỹ sinh khối tươi - khô của thân của giống lạc L14 Đơn vị: gam/cây Công thức Phun Lần 1 Phun Lần 2 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày Trọng lượng tươi của thân ĐC 3,62 ± 0,92 3,27 ± 0,17 8,12 ± 0,70 8,15 ± 0,54 8,12 ± 0,67 9,28 ± 1,02 9,42 ± 1,31 11,91 ± 1,23 KTRL 4,09 ± 0,56 4,03 ± 0,5 8,66 ± 0,44 8,58 ± 0,47 9,14 ± 0,82 10,15 ± 0,87 9,95 ± 1,73 10,74 ± 1,71 % so ĐC 113,0* 123,1* 106,7* 105,3* 112,6* 109,4* 105,6* 106,7* Trọng lượng khô của thân ĐC 1,42 ± 0,02 1,48 ± 0,05 1,80 ± 0,02 2,20 ± 0,15 2,00 ± 0,02 2,41 ± 0,08 2,00 ± 0,05 2,54 ± 0,06 KTRL 1,51 ± 0,03 1,70 ± 0,19 1,90 ± 0,38 2,31 ± 0,06 2,28 ± 0,03 2,56 ± 0,18 2,14 ± 0,19 2,70 ± 0,04 % so ĐC 106,1* 114,9* 105,6* 105,2* 114,0* 106,2* 107,0* 106,3* Kí hiệu (*) thể hiện sự sai khác giữa công thức thí nghiệm (TN) và công thức đối chứng (ĐC) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Bảng 5: Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến khả năng tích luỹ sinh khối tươi - khô của lá của giống lạc L14 Đơn vị: gam/cây Công Phun Lần 1 Phun Lần 2 thức 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày Trọng lượng tươi của lá ĐC 1,32 ± 0,13 1,67 ± 0,11 2,14 ± 0,13 1,72 ± 0,21 1,71 ± 0,19 1,60 ± 0,14 1,70 ± 0,15 1,91 ± 0,9 KTRL 1,52 ± 0,14 1,95 ± 0,16 1,94 ± 0,15 1,82 ± 0,12 2,18 ± 0,24 1,88 ± 0,13 2,03 ± 0,17 2,02 ± 0,14 % so ĐC 115,0* 116,8* 110,0* 106,2* 127,5* 118,0* 119,4* 105,8* Trọng lượng khô của lá ĐC 0,23 ± 0,06 0,28 ± 0,04 0,48 ± 0,05 0,45 ± 0,05 0,48 ±0,03 0,49 ± 0,03 0,56 ± 0,01 0,65 ± 0,05 KTRL 0,27 ± 0,07 0,32 ± 0,08 0,51 ± 0,02 0,47 ± 0,08 0,59 ±0,06 0,55 ± 0,04 0,63 ± 0,04 0,67 ± 0,06 % so ĐC 118,7* 116,7* 106,2* 104,4* 124,2* 112,0* 111,8* 103,1 Kí hiệu (*) thể hiện sự sai khác giữa công thức thí nghiệm (TN) và công thức đối chứng (ĐC) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 2.2.1.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến diện tích lá giống lạc L14 Diện tích lá ảnh hưởng đến bề mặt đồng hoá của cây, từ đó ảnh hưởng đến quang hợp và cuối cùng là năng suất của cây trồng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra lá đến diện tích lá được thể hiện qua bảng 6. Phân tích số liệu bảng 6 chúng tôi thấy: khi phun chế phẩm Atonik 1,8DD đã làm tăng diện tích lá của các công thức TN so với ĐC. Cụ thể phun lần 1 diện tích lá của các công thức TN đều cao hơn ĐC từ 5,3% đến 16,7% ở tất cả các lần đo đều có sự khác biệt so với ĐC có ý nghĩa thống kê. Tương tự ở phun lần 2 diện tích lá lạc giống L14 cũng cao hơn ĐC từ 4,8% đến 11,5%. Sự gia tăng diện tích lá ở các công thức TN hoàn toàn phù hợp với chỉ tiêu về chiều cao cây, khả năng phân nhánh và tích luỹ sinh khối tươi  khô của thân  lá. Bảng 6: Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến diện tích lá của giống lạc L14 Đơn vị: dm 2 /cây Công thức Phun lần 1 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày ĐC 0,30 ± 0,02 0,40 ± 0,01 0,43 ± 0,02 0,41 ± 0,05 KTRL 0,35 ± 0,05 0,44 ± 0,02 0,45 ± 0,04 0,46 ± 0,05 % so ĐC 116,7* 110,6* 105,3* 112,1* Công thức Phun lần 2 ĐC 0,40 ± 0,04 0,40 ± 0,37 0,42 ±0,04 0,42 ± 0,02 KTRL 0,46 ± 0,06 0,45 ± 0,04 0,45 ± 0,36 0,44 ± 0,03 % so ĐC 115,0* 112,6* 106,4* 104,8* 2.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L14 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến số lượng quả/cây, quả chắc/cây, khối lượng quả/cây, khối lượng 100 hạt/ và năng suất thực tế được thể hiện qua bảng 7. Phân tích kết quả bảng 7 cho thấy giữa công thức TN và ĐC không có sự khác biệt về số quả/cây và khối lượng 100 hạt. Tuy nhiên, số quả chắc/cây ở phun lần 1 đạt 112,8% so với ĐC còn ở phun lần 2 đạt 104,7%. Khối lượng quả/cây ở phun lần 1 là 106,6% so với ĐC còn ở phun lần 2 là 105,3% so với ĐC. Bảng 7: Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L14 Công thức Phun lần 1 Tổng số quả (1 cây) Quả chắc (1cây) KL quả (1 cây) K.L 100 hạt (g) NSTT (kg/360m 2 ) ĐC 38,8 32,3 103,3 50,0 120,8 KTRL 39,2 36,4 110,1 51,1 129,7 % so ĐC 101,1 112,8* 106,6* 102,3 107,4 Công thức Phun lần 2 Tổng số quả (1cây) Quả chắc (1cây) KL quả (1cây) K.L 100 hạt (g) NSTT (kg/360m 2 ) ĐC 42,0 38,0 100,2 55,0 120,7 KTRL 43,1 39,7 105,5 55,0 128,7 % so ĐC 102,5 104,7* 105,3* 100,0 106,3* Năng suất thực thu khi sử dụng chế phẩm Atonik phun lên lá cho giống lạc L14 lần 1 và lần 2 đều cao hơn ĐC. Cụ thể phun lần 1 năng suất tăng 7,4%; phun lần 2 tăng 6,3% so với ĐC. Theo chúng tôi nguyên nhân tăng năng suất ở các công thức thí nghiệm so với ĐC là do chế phẩm Atonik 1,8DD đã giúp cho cây lạc sinh trưởng tốt, tăng khả năng quang hợp, tăng tích luỹ sinh khối dẫn đến tăng dòng sản phẩm quang hợp được tích luỹ nhiều trong quả, đặc biệt tỉ lệ quả chắc. So sánh năng suất thực thu của lần phun 1 và 2 tương đương nhau. 2.2.3. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Atonik 1,8 DD phun lên lá giống lạc L14 Phân tích lợi nhuận khi sử dụng chế phẩm KTRL phun cho cây lạc chúng tôi trình bày ở bảng 8. Từ kết quả bảng 8 thấy rằng lợi nhuận thu được khi phun ra lá lần 1 hiệu quả cao hơn so với phun ra lá lần 2, cụ thể: phun lần 1 là 230.500 (VNĐ)/320m 2 còn phun lần 2 là 200.500(VNĐ)/320m 2 . Với lợi nhuận này tuy không lớn nhưng đối với người nông dân lại có ý nghĩa khi tổng thu nhập từ nông nghiệp còn hạn chế. Nếu người nông dân có diện tích lớn hơn thì tổng thu nhập sẽ cao hơn. Giả sử nếu người nông dân có 5 sào bắc bộ (tương ứng 360m 2 /sào) thì lợi nhuận thu được nếu phun vào lần 1 là 5x360 x230.500=1.296.563 320 (VNĐ) đây là con số không nhỏ đối với nguồn thu của người nông dân. Bảng 8: Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Atonik 1,8DD phun lên lá giống lạc L14 CT Thu nhập tăng (VNĐ) Tổng chi phí (VNĐ) Lợi nhuận (360m 2 ) NSTT (kg/360m 2 ) NS tăng (kg/360m 2 ) Giá 1kg (VNĐ) Tổng tiền tăng Mua chế phẩm Công phun (1/2công) Tổng tiền chi ĐC 120,8 PL1 129,7 9,7 30.000 291.000 10.500 50.000 60.500 230.500 PL2 128,7 8,7 30.000 261.000 10.500 50.000 60.500 200.500 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích ra lá Atonik 1,8DD đến các chỉ tiêu sinh lí, năng suất lạc giống L14 trên vùng đất Cao Minh  Phúc Yên  Vĩnh Phúc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 3.1. Phun chế phẩm Atonik 1,8DD lần 1 hay lần 2 đều có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống lạc L14, cụ thể: Chiều cao cây tăng cao hơn so với ĐC từ 5,4% đến 12,5%; Đường kính thân cao hơn so với ĐC từ 6,2% đến 12,9%; Số nhánh/cây tăng từ 2,5% đến 10,8% so với ĐC; Khả năng tích luỹ sinh khối của thân  lá ở các công thức TN đều cao hơn ĐC từ 5,6% đến 23,1%; Diện tích lá ở lần phun 1 tăng từ 4,7% đến 22,5%, lần phun 2 tăng từ 4,8% đến 15,0%. 3.2. Sử dụng chế phẩm Atonik 1,8DD phun lên lá đã làm tăng tỉ lệ quả chắc từ 4,7% đến 12,8%; khối lượng quả/cây tăng từ 5,3% đến 6,6% và năng suất thực thu tăng từ 6,3% đến 7,4% so với ĐC. 3.3. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Atonik 1,8DD phun lên lá cho giống lạc L14 có thể đạt từ 200.500  230.500 VNĐ/360 m 2 . Tuy nhiên, do thời gian và phạm vi thí nghiệm còn hạn chế, chúng tôi cũng kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu trên quy mô lớn hơn đối với cây lạc và các loại cây trồng quan trọng khác để có kết quả hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Đào, Phạm Văn Toản, Gowda C. L., Kĩ thuật đạt năng xuất lạc cao ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, H., trang 2 138, 2000. 2. Nguyễn Văn Đính, Nghiên cứu ảnh hưởng của KCl phun bổ sung lên lá đến khả năng trao đổi nước và năng suất một số giống khoai tây trồng trên nền đất Vĩnh Phúc, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, 4  2005, tr. 122  126, 2005. 3. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh, Ảnh hưởng KCl bổ sung lên lá đến hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp và năng suất hai giống khoai tây KT3 và Mariella trồng trên đất Vĩnh Phúc, "Những vấn đề Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống", tr.1463  1465, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, H., 2005. 4. Nguyễn Văn Đính, Ảnh hưởng của việc phun bổ sung kali (KCl) lên lá vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh lí  sinh hoá của giống khoai tây KT3, Tạp chí sinh học, 3 (28), tr. 61  65, 2006. 5. Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn Mã, Ảnh hưởng của phân vi lượng đến khả năng chịu hạn và hoạt động quang hợp của các thời kì sinh trưởng phát triển khác nhau của cây đậu xanh, Tạp chí sinh học, 3, tr 28 35, 1995. 6. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh lí học thực vật (Methods in plant physiology), Nxb Đại học Quốc gia, H., 2013. 7. Chu Văn Mẫn, Tin học trong công nghệ sinh học, Nxb Giáo dục, H., 2009. 8. Nguyễn Duy Minh, Hiệu lực của Mo tẩm vào hạt và phun trên lá đến sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh (phaseolus vulgaris), Tạp chí khoa học, số 17, trang: 163169, 2011. 9. Trần Thị Ngọc, Nghiên cứu ảnh hưởng chế phẩm bón lá Pomior đến sinh trưởng của cây dâu, năng suất và chất lượng lá dâu, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số5: 719  724, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 2011. 10. Hoàng Thị Sản, Phân loại học thực vật, Nxb Giáo dục, H., 2006. EFFECT OF ATONIK 1,8DD ON GROWTH AND YIELD OF PEANUT (ARACHIS HYPOGAEA L.) Nguyen Van Dinh Abstract In this study, Atonik 1.8 DD preparation was used to spray on peanuts at the first time (peanuts with 5 leaves) and the second time (peanuts with 10 leaves) with dose of 1 packet per 10 liters per 360m 2 . The results showed that growth of peanuts was improved significantly. The high of the experimental peanuts was increased from 5,4% to 12,5%; the diameter of the experimental peanut stems was 6.2% to 12.9% greater; the number of branches per peanut increased from 2.5% to 10.8%; the biomass accumulation in the stems and leaves of experimental peanuts was higher from 5.6% to 23.1%; the leaf areas were increased from 4.7% to 22.5%, and from 4.8% to 15% for the first and the second treatment respectively, in comparison with the control. Treated peanut leaves with Atonik 1.8DD preparation elevated the percentage of mature fruits from 4.7% to 12.8%, the fruit weight per plant from 5.3% to 6.6%, and the actual productivity from 6.3% to 7.4%, in comparison with the control. The economic efficiency when treated Atonik 1.8DD preparation to leaves of peanuts cultivar L14 could be from 200.500 to 230.500VND/360m 2 . . ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ATONIC 1,88DD ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC Nguyễn Văn Đính 1 ùng chế phẩm Atonik 1,8DD (KTRL) phun cho cây lạc lần 1 (khi cây được 5 lá thực) và lần. 2.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L14 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến số lượng quả /cây, . tới năng suất của cây. Kết quả phân tích ảnh hưởng của chế phẩm kích thích ra lá đến số cành của giống lạc L14 được trình bày trong bảng 3. Bảng 3: Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan