Ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô nếp lai

9 448 0
Ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô nếp lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP LAI Dương Tiến Viện 1 Phạm Văn Ba, Nguyễn Văn Tề, Nguyễn Thị Hoài Thu 2 Ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của 5 giống ngô nếp lai NL1, NL2, NL6, NL8 và MX4 được đánh giá ở vụ xuân 2009 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Các giống được gieo trồng ở 3 mật độ (60, 65 và 75 ngàn cây/ha). Kết quả cho thấy các giống trồng ở mật độ 75 ngàn cây/ha có thời gian sinh trưởng dài hơn so với mật độ 60 và 65 ngàn cây/ha, chiều cao cây và chiều cao đóng bắp thấp hơn. Ở mật độ 60 ngàn cây/ha, mức độ nhiễm sâu bệnh hại nhẹ hơn so với mật độ 65 và 75 ngàn cây/ha. Ở cả ba mật độ trồng,mật độ 65 ngàn cây/ha cho năng suất cao nhất, tiếp đến là mật độ 60 ngàn cây/ha và thấp nhất là mật độ 75 ngàn cây/ha.Tiềm năng năng suất của các giống ngô nếp lai từ 3,51 – 6,65 tấn/ha. Trong 5 giống ngô nếp lai thì các giống NL1, NL6, NL8 có năng suất cao nhất ở cả 3 mật độ trồng và thấp nhất là giống MX4. 1. Đặt vấn đề Theo số liệu thống kê, năm 2008, diện tích trồng ngô cả nước đạt 1125,9 nghìn ha, năng suất đạt 51,2 tạ/ha, sản lượng đạt 4531,2 nghìn tấn (Nguồn: Tổng cục thống kê tháng 7 năm 2009), trong đó, diện tích trồng giống ngô lai chiếm trên 90%. Trong chương trình lai tạo các giống ngô tẻ, các Viện nghiên cứu đã lai tạo và đưa vào sản xuất được nhiều giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Tuy nhiên, đối với các giống thực phẩm, ngô nếp, ngô đường thì kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, diện tích trồng ngô nếp mới chỉ chiếm khoảng 10% diện tích trồng ngô của cả nước (Phạm Đồng Quảng). Các nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng ngô ở nước ta đã được nghiên cứu từ những năm 1984-1986 tại Trung tâm nghiên cứu Ngô sông Bôi và sau này là Viện nghiên cứu Ngô. Từ năm 2005, Bộ nông nghiệp và PTNT đã ban hành: Hướng dẫn qui trình kỹ thuật thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc. Trong đó, khuyến cáo với các giống dài ngày nên trồng với mật độ 5,5-5,7 vạn cây/ha; các giống ngắn ngày và trung ngày trồng 6,0-7,0 vạn cây/ha với khoảng cách giữa các hàng là 60-70 cm. Trong sản xuất nhiều nơi, nông dân trồng chưa đạt mật độ khuyến cáo, nhất là với những giống ngô nếp. Mật độ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của các giống ngô, chính vì vậy, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài này. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu 1 Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 K32E Sinh-KTNN, ĐHSP Hà Nội 2 Nghiên cứu được tiến hành trên 5 giống ngô nếp lai: NL1, NL2, NL6, NL8 và MX4 do Viện nghiên cứu Ngô cung cấp. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Các giống ngô nếp lai NL1, NL2, NL6, NL8 và MX4 trồng với các mật độ: Mật độ 1: Khoảng cách 60 x 22 cm (7,5 vạn cây/ha) Mật độ 2: Khoảng cách 60 x 25 cm (6,5 vạn cây/ha) Mật độ 3: Khoảng cách 60 x 28 cm (6,0 vạn cây/ha) - Đất làm thí nghiệm: Đó là loại đất cát pha thịt nhẹ, pH = 4,5-5, hàm lượng NPK thấp. Đất 2 vụ lúa, chủ động tưới tiêu thuộc xã Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. - Thời vụ:Vụ xuân năm 2009, gieo ngày 02/03/2009. - Chăm sóc, bón phân được tiến hành theo quy trình của Viện nghiên cứu Ngô. - Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo “Qui phạm khảo nghiệm giống ngô lai, 10TCN 341-98”, do Bộ nông nghiệp và PTNT ban hành. + Thời gian sinh trưởng (ngày): từ gieo hạt đến khi cây có hạt chín hoàn toàn, qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển: Tung phấn: khi có trên 50% số cây tung phấn (trỗ cờ). Phun râu: khi có trên 50% số cây có bắp phun râu dài 2-3 cm. Chín sinh lý (TGST): khi 100% số bắp có vết sẹo đen ở chân hạt hoặc khoảng 75% cây có lá bi khô. + Các chỉ tiêu về hình thái: - Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên. - Chiều cao đóng bắp (cm): đo từ mặt đất tới đốt mang bắp trên cùng. - Số lá trên cây:đếm số lá thật trên cây. - Chiều dài bắp (cm): đo khoảng cách giữa hai đầu mút của hàng hạt dài nhất. - Đường kính bắp (cm): đo ở giữa bắp. + Khả năng chống chịu: - Sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ(%): tỷ lệ % cây bị nhiễm sâu/ tổng số cây theo dõi. - Bệnh đốm lá, thối bắp và khô vằn (điểm): 1-5 (1 là sạch bệnh, 5 là nhiễm nặng). - Tỷ lệ cây đổ (%): tỷ lệ cây nghiêng 30 o /tổng số cây theo dõi. + Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Số bắp hữu hiệu/cây; Số hàng hạt/bắp; Số hạt/hàng; Khối lượng 1000hạt; Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu (tấn/ha). 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến đặc tính nông sinh học của các giống ngô nếp lai 3.1.1. Các giai đoạn phát triển và thời gian sinh trưởng của các giống Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi gieo hạt đến khi khô bẹ lá của bắp (có thể thu hoạch được). Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển và thời gian sinh trưởng của các giông ngô nếp lai, kết quả thu được ở bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy: Thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ở các mật độ trồng dày là dài hơn ở mật độ trồng thưa. Mật độ 7,5 vạn cây/ha, thời gian tung phấn ngắn nhất là giống MX44 (57 ngày) và dài nhất là NL2 (62 ngày); ở mật độ 6,5 vạn và 6,0 vạn cây/ha thời gian tung phấn tương tự là 56-61 và 55-60 ngày với giống MX4 và NL2. Sự sai khác về thời gian tung phấn giữa các mật độ trồng là chưa khác biệt. Thời gian từ gieo đến phun râu của các giống trồng ở mật độ 6,0 vạn cây/ha ngắn hơn ở các mật độ 6,5 và 7,5 vạn cây/ha. Mật độ 6,0 vạn cây/ha ngắn nhất là MX4 (57 ngày) và dài nhất là NL2 (65 ngày); mật độ 7,5 vạn cây/ha ngắn nhất là MX4 (57 ngày) và dài nhất là NL2 (67 ngày). Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô nếp lai (ngày gieo 2/3/2009) Chỉ tiêu Tên giống Thời gian từ khi gieo đến … (ngày) Tung phấn Phun râu Chín sinh lý MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ1 MĐ2 MĐ3 MX4 57 56 55 59 58 57 99 98 97 NL1 58 57 56 61 60 59 102 101 100 NL2 62 61 60 67 66 65 112 111 110 NL6 60 59 58 64 63 62 106 105 104 NL8 60 59 58 64 63 62 107 106 105 Ghi chú: MĐ 1: 7,5 vạn cây/ha (60 x 22 cm) MĐ 2: 6,5 vạn cây/ha (60 x 25 cm) MĐ 3: 6,0 vạn cây/ha (60 x 28 cm) Thời gian sinh trưởng của các giống từ 97-112 ngày ở các mật độ trồng khác nhau. Thời gian sinh trưởng của cùng môt giống giữa các mật độ chênh nhau từ 1 đến 2 ngày. Trong đó, giống NL2 có thời gian sinh trưởng dài nhất và ngắn nhất là giống MX4. Ở các giống cho thấy mật độ trồng dày thì thời gian sinh trưởng dài hơn mật độ trồng thưa. 3.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống ngô nếp lai Đặc điểm hình thái cây bao gồm các chỉ tiêu: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính gốc thân, vị trí đóng bắp và số lá trên cây. Các chỉ tiêu này kết quả thu được thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Đặc điểm hình thái các giống ngô nếp Mật độ (vạn cây/ ha) Chỉ tiêu Giống Chiều cao cây(cm) Chiều cao đóng bắp(cm) Đường kính gốc (cm) Vị trí đóng bắp Số lá trên cây X ±m CV % X ±m CV % Lá đóng bắp % Chiều cao cây 7,5 MX4 164.1±1.1 3.0 69.2±1.8 11.6 1.81±0.05 7-9 42.1 15.6 NL1 182.2±2.4 6.0 85.9±4.4 9.5 1.88±0.28 7-9 47.2 14.6 NL2 183.4±1.7 4.3 88.2±1.8 9.5 1.84±0.03 8-10 48.1 14.8 NL6 191,7 ±1,6 3,8 87,9±2,3 11,8 1,92±0,04 8-10 45,8 15.9 NL8 189.3±2.1 5.0 85.8±2.5 13.0 2.04±0.04 8-11 45.3 16.2 6,5 MX4 167.1±1.6 4.3 69.9±2.1 13.4 1.84±0.04 7-9 41.8 15.7 NL1 184.9±2.2 5.2 87.9±1.7 8.8 1.89±0.03 7-9 45.9 14.6 NL2 190.7±0.7 1.7 3 93.4±1.8 8.9 1.95±0.03 8-10 48.9 14.8 NL6 195.7±1.8 4.2 91.6±1.5 7.8 1.98±0.04 8-10 46.8 16.0 NL8 191.5±1.6 3.8 87.6±2.0 10.4 2.08±0.45 8-11 45.7 16.1 6,0 MX4 168.7±1.1 2.9 71.2±2.0 12.8 1.88±0.05 7-9 42.2 15.8 NL1 194.3±4.5 4.9 93.3±1.8 8.5 2.01±0.04 7-9 48.0 14.7 NL2 186.4±2.6 6.1 96.2±1.0 4.8 2.03±0.04 8-10 51.6 14.8 NL6 195.7±1.9 4.3 92.8±1.7 8.1 2.02±0.05 8-10 47.4 15.9 NL8 195.8±.5 3.4 90.9±1.6 7.7 2.14±0.04 8-11 46.4 16.2 Chiều cao cây của các giống ở mật độ trồng dày đều thấp hơn mật độ trồng thưa từ 3 - 4 cm ở mỗi giống. Chiều cao đóng bắp của các giống ở mật độ trồng dày thấp hơn mật độ trồng thưa. Tuy nhiên sai khác này không khác biệt trong cùng giống. Mật độ 7,5 vạn cây/ha chiều cao đóng bắp thấp nhất là giống MX4 (69,2 cm), mật độ 6,0 vạn cây/ha với giống NL2 chiều cao đóng bắp đạt đến 96,2 cm Trong các giống ngô nếp thì giống MX4 có hệ số biến động cao nhất (13,4%), thấp nhất là giống NL2 (4,8%). Đường kính gốc: Các giống trồng ở mật độ thưa có đường kính gốc to hơn trồng ở mật độ dày. Trồng ở cùng mật độ thì giống MX4 có đường kính gốc nhỏ nhất (1,81 cm), đường kính gốc lớn nhất là giống NL8 (2,14 cm). Vị trí đóng bắp: Các giống đóng bắp từ lá thứ 7 – 9 hoặc lá thứ 8 – 10 với mỗi giống khác nhau Vị trí đóng bắp từ 41,8% đến 51,6% so với chiều cao cây. Số lá trên cây: Các giống có số lá trung bình từ 14,6 lá (NL1) đến 16,2 lá (NL8). 3.1.3. Khả năng chống chịu của các giống ngô nếp Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Mức độ nhiễm bệnh và khả năng chống đổ của các giống Mật độ (vạn cây/ha) Chỉ tiêu Giống Mức độ sâu hại (%) Mức độ bệnh hại (%) Khả năng chống đổ (%) Đục thân Đục bắp Rệp cờ Khô vằn Thối bắp Đốm lá Đổ gốc Gãy thân 7,5 MX4 20 6,7 82,5 2 1 1 20 13,3 NL1 16,7 6,7 79,2 1 1 1 10,0 3,3 NL2 23.3 6,7 92,4 1 1 1 13,3 10,0 NL6 10 3,3 79,2 1 1 1 6,7 6,7 NL8 26,7 13,3 92,4 2 1 2 6,7 3,3 6,5 MX4 16,7 6,7 85,8 1 1 1 16,7 6,7 NL1 13,3 6,7 82,5 1 1 1 6,7 3,3 NL2 16,7 3,3 89,1 1 1 1 10,0 6,7 NL6 6,7 3,3 75,9 1 1 1 3,3 3,3 NL8 20 10,0 92,4 1 1 1 3,3 3,3 6,0 MX4 13,3 6,7 85,8 1 1 1 13,3 6,7 NL1 10,0 6,7 79,2 1 1 1 3,3 3,3 NL2 10,0 6,7 89,1 1 1 1 10,0 6,7 NL6 6,7 3,3 69,3 1 1 1 6,7 3,3 NL8 16,7 13,3 92,4 1 1 1 3,3 3,3 Tỷ lệ sâu đục thân gây hại: ở mật độ trồng dày, tỷ lệ hại cao hơn so với mật độ trồng thưa. Mật độ 7,5 vạn cây/ha có tỷ lệ sâu đục thân hại trên các giống NL8, NL2 và MX4 từ 20 – 26,7%, trong đó, cao nhất là giống NL8. Giống NL6 có tỷ lệ sâu đục thân hại thấp nhất (10%). Sâu đục bắp hại ở các mật độ trồng có sự sai khác không nhiều, tỷ lệ hại từ 3,3 đến 13,3% ở các giống và các mật độ. Giống NL6 có tỷ lệ hại thấp nhất ở các mật độ. Rệp cờ gây hại với tỷ lệ từ 69,3 đến 92,4%. Các mật độ khác nhau tỷ lệ rệp hại không chênh lệch nhiều, giống NL6 bị hại nhẹ hơn cả. Các giống nhiễm bệnh đốm lá, thối bắp và khô vằn ở mức độ nhẹ, giống NL8 bị nhễm bệnh cao hơn ở mật độ trồng 7,5 vạn cây/ha. Khả năng chống đổ của các giống qua trận mưa liên tiếp trong gần 1 tuần (từ ngày 18 đến ngày 24/4/2009) cho thấy: các giống ngô nếp có tỷ lệ đổ gốc từ 6,7-20,0% ở mật độ 7,5 vạn, tỷ lệ gẫy thân từ 3,3-13,3%. Mật độ 6,5 vạn cây có tỷ lệ đổ từ 3,3-16,7 %, tỷ lệ gãy thân từ 3,3-6,7%. Mật độ trồng dày có tỷ lệ đổ gốc và gãy thân cao hơn ở mật độ trồng thưa. Trong đó, khả năng chống đổ gẫy của MX4 là kém nhất, với tỷ lệ đổ gốc lên tới 33% và tỷ lệ gãy thân là 22%. Giống NL8 và NL6 có khả năng chống đổ cao hơn so với các giống thí nghiệm, tỷ lệ đổ gốc và gãy thân từ 5,5 – 11%. 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Đặc trưng hình thái bắp và các yếu tố cấu thành năng suất gồm các chỉ tiêu: số bắp hữu hiệu, chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt và năng suất (tạ/ha). Các chỉ tiêu này thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Đặc trưng hình thái bắp và các yếu tố cấu thành năng suất Mật độ (vạn cây/ ha) Chỉ tiêu Giống Số bắp hữu hiệu Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng hạt/bắp Số hạt/ hàng Khối lượng 1000hạt (g) Năng suất (tấn/ha) Lý thuyết Thực tế 7,5 MX4 1.05 10.53 3.83 12.8 20.7 244.3 4.89 3.51 NL1 1.0 12.32 3.86 13.7 25.3 225.4 5.85 4.25 NL2 1.05 12.61 3.91 14.4 25.5 236.7 6.84 3.80 NL6 1.0 13.37 3.96 14.3 26.2 246.9 7.46 5.30 NL8 1.0 12.56 4.00 13.6 25.9 217.3 5.74 4.35 6,5 MX4 1.15 11.35 4.07 12.8 22.6 276.7 5.98 4.16 NL1 1.05 12.32 4.06 13.9 26.4 230.1 6.18 5.52 NL2 1.1 12.94 4.10 14.4 26.7 249.9 6.14 5.35 NL6 1.05 14.43 4.06 14.6 28.5 254.9 7.23 6.65 NL8 1.15 12.33 4.12 14.0 27.5 235.5 5.80 5.50 MX4 1.1 11.12 4.01 12.3 23.6 263.7 4.54 3.80 NL1 1.05 12.24 4.13 13.9 26.6 234.1 5.90 5.16 6,0 NL2 1.1 12.27 4.11 14.2 26.8 240.3 5.91 5.16 NL6 1.05 14.66 4.11 14.6 28.9 257.6 6.50 6.01 NL8 1.0 13.35 4.13 14.4 27.7 238.9 5.74 5.30 Kết quả cho thấy: Chiều dài bắp của các giống ngô nếp lai ở mật độ 6,5 vạn cây/ha và 6,0 vạn cây/ha dài hơn so với mật độ 7,5 vạn cây/ha. Trong các giống thí nghiệm thì giống NL2, NL6 và NL8 có chiều dài bắp lớn hơn cả. Đường kính bắp của các giống trồng ở các mật độ 6,0 và 6,5 vạn cây/ha đều tương đương nhau và cao hơn so với mật độ trồng dày 7,5 vạn cây/ha. Số hàng hạt/bắp của các giống ngô nếp ở các mật độ trồng tương tự nhau, sai khác không rõ. Số hạt trên hàng của các giống ở mật độ 6,0 vạn và 6,5 vạn cây/ha đều cao hơn so với trồng ở mật độ 7,5 vạn cây/ha. Trong đó số hạt nhiều nhất là ở mật độ 6,0 vạn cây/ha. Trong các giống ngô nếp lai thì giống NL6, NL8 có số hạt/hàng nhiều nhất. Khối lượng 1000 hạt của các giống ở mật độ trồng dày đều thấp hơn mật độ trồng thưa, trông đó mật độ 6,5 vạn cây/ha có khối lượng hạt cao hơn so với 2 mật độ còn lại. Các giống ngô MX4 và NL6 có khối lượng 1000 hạt lớn nhất, nhỏ nhất là giống NL1 và NL8. Năng suất các giống: + Năng suất lý thuyết đạt từ 4,54- 7,46 tấn/ha. Năng suất cao là ở các mật độ 6,5 và 7,5 vạn cây/ha, ở mật độ trồng thưa năng suất giảm hơn. + Năng suất thực thu đạt từ 3,51- 6,65 tấn/ha. Trong các mật độ trồng thì mật độ 6,5 vạn cây/ha cho năng suất thực thu cao hơn mật độ 6,0 và 7,5 vạn cây/ha, thấp nhất là mật độ 7,5 vạn cây/ha. Trong các giống thì giống NL1, NL6 và NL8 cho năng suất cao, giống NL6 đạt năng suất thực thu 6,65 tấn/ha ở mật độ 6,5 vạn cây/ha. 4. Kết luận Khảo sát các giống ngô nếp lai trồng ở vụ xuân trên vùng đất xã Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc, với 3 mức mật độ 7,5 vạn cây/ha (60 x 22 cm), 6,5 vạn (60 x 25 cm) và 6,0 vạn (60 x 28 cm) chúng tôi thấy: Thời gian các giai đoạn phát dục và thời gian sinh trưởng ở mật độ trồng dày dài hơn mật độ trồng thưa, các giống có thời gian sinh trưởng từ 97 - 112 ngày. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ở mật độ trồng dày thấp hơn mật độ trồng thưa. Đường kính gốc thân ở mật độ trồng dày nhỏ hơn so với mật độ trồng thưa. Ở mật độ 7,5 vạn cây/ha tỷ lệ sâu đục thân hại cao hơn so với mật độ 6,5 vạn và 6,0 vạn cây/ha, còn tỷ lệ sâu đục bắp và rệp cờ thì tương đương nhau ở các mật độ trồng. Các giống nhiễm bệnh ở mức độ trung bình với các mật độ trồng khác nhau. Khả năng chống đổ gốc và gãy thân của các giống ở mật độ 6,0 và 6,5 vạn cây/ha cao hơn mật độ 7,5 vạn cây/ha. Trong các giống thì giống MX4 có khả năng chống đổ kém nhất, các giống NL1, NL6, NL8 có khả năng chống đổ tốt hơn. Năng suất các giống đạt từ 3,51- 6,65 tấn/ha. Mật độ trồng 6,5 vạn cây/ha cho năng suất cao hơn mật độ 6,0 và 7,5 vạn cây/ha. Các giống NL1, NL6, NL8 đều cho năng suất cao ở 3 mức mật độ khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục trồng trọt - Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống cây trồng TW, Báo cáo kết quả thí nghiệm trồng ngô mật độ cao và chỉnh tán lá khi đặt bầu giống ngô LVN4. 7/8/2006, 2006. 2. Phan Xuân Hào, Lê Văn Hải, Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách hàng đến năng suất của một số giống ngô trong vụ xuân, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 12+13, 2007. 3. Phan Xuân Hào, Vấn đề mật độ và khoảng cách trồng ngô, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 16, 2007. 4. Phạm Đồng Quảng, Lê Quí Tường, Nguyễn Quốc Lý, “Kết quả điều tra giống cây trồng trên cả nước năm 2003 - 2004”, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. 5. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2009. 6. Trung tâm khuyến nông quốc gia, website :www.khuyennongvn.gov.vn. 7. Văn phòng Bộ NN & PTNT, website :www.agroviet.gov.vn. THE EFFECTS OF DENSITY ON THE GROWTH AND GRAIN YIELD OF WAXY HYBRIDS MAIZE Duong Tien Vien, Pham Van Ba, Nguyen Van Te, Nguyen Thi Hoai Thu Abstract The effects of density on the growth and grain yield of five waxy maize hybrid cultivars, NL1, NL2, NL6, NL8 and MX4, was evaluated in spring season, 2009 at commune Cao Minh, Phuc Yen, Vinh Phuc province. Plants were grown in three densities (60, 65 and 75 thousand plants per hectare). The results showed that at density 75 thousants plants per ha, with growth duration longer than density 65 and 60 thousand plants per ha, with plant height and maize ear height shorter. At the density 60 thousand, measure infectious disease and insect pest ligher than density 65 and 75 thousand plant per ha. For all three plant densities, the highest grain yield was obtained from density 65 thousand plant per ha, followed by 60 thousand and lowest at 75 thousand. The grain yield potential is 3,51 – 6,65 tonnes/ha. In the five waxy maize hybrid cultivars, NL6, NL8 and NL1 with grain yield highest at the all three densities, MX4 is lowest. . ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP LAI Dương Tiến Viện 1 Phạm Văn Ba, Nguyễn Văn Tề, Nguyễn Thị Hoài Thu 2 Ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh. với mật độ 65 và 75 ngàn cây/ha. Ở cả ba mật độ trồng ,mật độ 65 ngàn cây/ha cho năng suất cao nhất, tiếp đến là mật độ 60 ngàn cây/ha và thấp nhất là mật độ 75 ngàn cây/ha.Tiềm năng năng suất. năng năng suất của các giống ngô nếp lai từ 3,51 – 6,65 tấn/ha. Trong 5 giống ngô nếp lai thì các giống NL1, NL6, NL8 có năng suất cao nhất ở cả 3 mật độ trồng và thấp nhất là giống MX4. 1.

Ngày đăng: 04/09/2015, 19:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan