TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

9 1.5K 10
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Bài tiểu luận môn: Chính sách phát triển Chủ đề: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG I- Đặt vấn đề Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường hội nhập và phát triển, nước ta đã và đang có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, chỉ đạo về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, Nhà nước ta đang rất quan tâm và đẩy mạnh công cuộc cải cách nâng cao trình độ Giáo dục đào tạo.Trong đó giáo dục Mầm non là một trong những vấn đề quan trọng nhất, đó là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước.Điều đó thể hiện qua hệ thống các văn bản chính sách (VBCS) như: _Nghị quyết số 36/2012/NQ-TW: Về việc phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang. _Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg: Quyết định về một số chính sách phát triển giáo dục Mầm non. _Quyết định số 31/2005/QĐ-BGDĐT: Quyết định Ban hành Quy định diều kiện tối thiểu cho các lớp Mầm non,lớp Mẫu giáo và nhóm trẻ độc lập có nhiều khó khăn ở những nơi không đủ điều kiện thành lập trường Mầm non. _Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg: Quyết định phê duyệt đề án " Phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006-2015". _Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT: Ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non. _Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND: Quyết định về việc quy định chế độ hỗ trợ cho giáo viên Mầm non không trong biên chế Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. _Quyết định số 58/2008/QĐ-BGDĐT: Quyết định ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục Mầm non. _Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT: Ban hành Chương trình Giáo dục Mầm non. _Công văn số 1009/2009/SGDĐT-GDMN: Về việc hướng dẫn triển khai chương trình GDMN mới năm 2009-2010. _Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg: Quyết định phê duyệt đề án " Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015". _Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT: Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục Mầm non. _Quyết định số 67/QĐ-UBND: Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục Mầm non tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2020. _Quyết định số 3141/2010/QĐ-BGDĐT: Ban hành Tiêu chuẩn Kỹ thuật Đồ dùng -Đồ chơi -Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục Mầm non. _Quyết định số 279/2010/QĐ-UBND: Quyết định về việc công nhận Trường Mầm non Trung Môn huyện Yên Sơn đạt chuẩn Quốc gia. II-Nội dung 1-Nhiệm vụ và yêu cầu trong việc thực hiện các văn bản chính sách Qua các văn bản chỉ đạo của Đảng, Bộ các cơ quan ban ngành đã xác định Giáo dục Mầm non (GDMN) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.Để thực hiện tốt mục tiêu xã hội và mục đích của Đảng ta là: " Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh " thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện. Chính vì nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục trong những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục Mầm non là hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc dân, nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo (GDĐT) con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học Mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ. Ngày càng hoàn thiện và nâng cao hệ thống giáo dục trong cả nước đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa được thể hiện qua các chỉ tiêu kế hoạch sau: 1.1-Phát triển số trẻ mầm non Bảng 01. Phát triển số trẻ mầm non của tỉnh Đối tượng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Nhà trẻ - Dân số trong độ tuổi 0 - 3 tuổi 29 400 29 900 31 200 32 600 - Tỷ lệ nhập học nhà trẻ (%) 29,5 32,0 45,0 50,0 - Số trẻ nhà trẻ ra lớp Trong đó: + Số trẻ trường công lập + Số trẻ trường tư thục 8 680 8 560 120 9 570 9 450 120 14 040 13 240 800 16 310 15 260 1050 Mẫu giáo - Dân số trong độ tuổi 3 - 5 tuổi 33 300 33 900 35 400 37 000 - Tỷ lệ nhập học mẫu giáo (%) 99,5 99,5 99,7 99,9 - Số trẻ mẫu giáo ra lớp Trong đó: + Số trẻ trường công lập + Số trẻ trường tư thục 33 130 33 000 130 33 720 33 570 150 35 310 34 510 800 36 950 35 850 1100 1.2-Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non Bảng 02. Phát triển trường mầm non công lập và tư thục của tỉnh Đơn vị Năm học 2008-2009 (129 trường) Năm 2010 (150 trường) Giai đoạn 2011- 2015 (156 trường) Giai đoạn 2016 - 2020 (158 trường) Số trường công lập Số trường tư thục Số trường công lập Số trường tư thục Số trường công lập Số trường tư thục Số trường công lập Số trường tư thục Na Hang (17 xã, thị trấn) 6 0 17 0 17 1 17 1 Chiêm Hoá (29 xã, thị trấn) 23 0 29 0 29 1 29 1 Hàm Yên (18 xã, thị trấn) 18 0 18 0 18 1 18 1 Yên Sơn (31 xã, thị trấn) 33 0 33 0 33 1 33 2 Sơn Dương (33 xã, thị trấn) 31 0 34 0 34 1 34 1 Thị xã (13 xã, phường, thị trấn) 17 1 18 1 18 2 18 3 Toàn tỉnh 128 1 149 1 149 7 149 9 Đơn vị Năm học 2008-2009 (129 trường) Năm 2010 (150 trường) Giai đoạn 2011- 2015 (156 trường) Giai đoạn 2016 - 2020 (158 trường) Số trường công lập Số trường tư thục Số trường công lập Số trường tư thục Số trường công lập Số trường tư thục Số trường công lập Số trường tư thục (141 xã, phường, thị trấn) 1.3- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non công lập Bảng 03. Phát triển cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non công lập của tỉnh Đối tượng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1. Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên 3 538 3 588 3 997 4 379 1.1. Cán bộ quản lý giáo dục 253 451 451 451 1.2. Giáo viên 3 285 3 137 3 546 3 928 - Trong biên chế nhà nước 1 140 1 342 2 346 2 614 - Không trong biên chế nhà nước 2 145 1 795 1 200 1 314 1.3. Tỷ lệ % CBQL, GV trong biên chế nhà nước 39,4 50 70 70 2. Nhân viên - Kế toán kiêm văn thư - Y tế học đường 38 35 3 120 70 50 246 146 100 292 146 146 Bảng 04. Kế hoạch tuyển dụng giáo viên trong biên chế nhà nước giai đoạn 2010-2012 Toàn tỉnh Na Hang Chiêm Hoá Hàm Yên TX Tuyên Quang Yên Sơn Sơn Dương Năm 2009 Tổng số CBQL, giáo viên 3538 273 552 395 506 933 879 Trong đó: - Số CBQL, GV trong biên chế nhà nước 1393 120 276 151 297 348 201 - Tỷ lệ CBQL, GV trong biên chế nhà nước 39,4 44,0 50,0 38,2 58,7 37,3 22,9 - Số GV không trong biên chế nhà nước 2145 153 276 244 209 585 678 Năm 2010 1. Tổng số CBQL, GV theo nhu cầu 3588 274 605 458 527 856 868 Toàn tỉnh Na Hang Chiêm Hoá Hàm Yên TX Tuyên Quang Yên Sơn Sơn Dương 2. Chỉ tiêu tuyển dụng vào biên chế nhà nước 400 60 40 50 70 180 3. Số CBQL, GV trong biên chế NN 1793 180 316 201 297 418 381 Tỷ lệ GV trong biên chế nhà nước 50,0 65,7 52,2 43,9 56,4 48,8 43,9 4. Số GV không trong biên chế nhà nước 1795 94 289 257 230 438 487 Năm 2011 1. Tổng số CBQL, GV theo nhu cầu 3670 286 628 469 537 862 888 2. Chỉ tiêu tuyển dụng vào biên chế nhà nước 410 60 60 60 80 150 3. Số CBQL, GV trong biên chế NN 2203 240 376 261 297 498 531 Tỷ lệ GV trong biên chế nhà nước 60,0 83,9 59,9 55,7 55,3 57,8 59,8 4. Số GV không trong biên chế nhà nước 1467 46 252 208 240 364 357 Năm 2012 1. Tổng số CBQL, GV theo nhu cầu 3752 298 651 480 547 868 908 2. Chỉ tiêu tuyển dụng vào biên chế nhà nước 425 40 90 50 125 120 3. Số CBQL, GV trong biên chế NN 2628 280 466 311 297 623 651 Tỷ lệ GV trong biên chế nhà nước 70,0 94,0 71,6 64,8 54,3 71,8 71,7 4. Số GV không trong biên chế nhà nước 1124 18 185 169 250 245 257 1.4-Phát triển cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục mầm non công lập *Quy hoạch và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục mầm non -Năm 2010: Hoàn thành quy hoạch và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 50% cơ sở giáo dục mầm non. - Giai đoạn 2011- 2015: Hoàn thành quy hoạch và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% cơ sở giáo dục mầm non. *Đầu tư xây dựng kiên cố phòng học mầm non, phòng làm việc của Ban giám hiệu, nhà công vụ cho giáo viên và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục mầm non. - Năm 2010: + Xây dựng kiên cố 186 phòng học mầm non; tỷ lệ số phòng học mầm non được xây dựng kiên cố đạt 12% so với nhu cầu. + Xây dựng kiên cố 53 phòng làm việc của Ban giám hiệu; tỷ lệ phòng làm việc của Ban giám hiệu được xây dựng kiên cố đạt 60% so với nhu cầu. + Xây dựng 77 gian nhà công vụ 1 tầng, cấp IV cho giáo viên mầm non; tỷ lệ nhà công vụ được xây dựng 1 tầng, cấp IV đạt 45% so với nhu cầu. + Đảm bảo 149/149 trường mầm non có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đạt 100%). - Giai đoạn 2011 - 2015: + Xây dựng kiên cố 112 phòng học mầm non; tỷ lệ số phòng học mầm non được xây dựng kiên cố đạt 17% so với nhu cầu. + Xây dựng kiên cố 33 phòng làm việc của Ban giám hiệu; tỷ lệ phòng làm việc của Ban giám hiệu được xây dựng kiên cố đạt 75% so với nhu cầu. + Xây dựng 41 gian nhà công vụ 1 tầng, cấp IV cho giáo viên mầm non; tỷ lệ nhà công vụ được xây dựng 1 tầng, cấp IV đạt 65% so với nhu cầu. + Đảm bảo 149/149 trường mầm non có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đạt 100%). - Giai đoạn 2016 - 2020: + Xây dựng kiên cố 78 phòng học mầm non; tỷ lệ số phòng học mầm non được xây dựng kiên cố đạt 20% so với nhu cầu. + Xây dựng kiên cố 59 phòng làm việc của Ban giám hiệu; tỷ lệ phòng làm việc của Ban giám hiệu được xây dựng kiên cố đạt 100% so với nhu cầu. + Xây dựng 75 gian nhà công vụ 1 tầng, cấp IV cho giáo viên mầm non; tỷ lệ nhà công vụ được xây dựng 1 tầng, cấp IV đạt 100% so với nhu cầu. + Đảm bảo 149/149 trường mầm non có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đạt 100%) 2-Tình hình thực hiện văn bản chính sách 2.1-Nguyên nhân và thực trạng trong ngành GDMN Việt Nam là một quốc gia đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội nên nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đời sống vật chất chưa cao, trình độ dân trí thấp. Bước ra khỏi chiến tranh, chịu sự tàn phá và hậu quả nặng nề do chiến tranh mang lại nên trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta mới chỉ chú trọng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và ổn định tình hình kinh tế chính trị đất nước mà chưa có điều kiện đầu tư phát triển giáo dục.Bên cạnh đó do điều kiện địa kinh tế của tỉnh không thuận lợi; một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức tới phát triển giáo dục mầm non; công tác quản lý nhà nước về giáo dục còn nhiều bất cập; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục trẻ có nơi, có lúc chưa chặt chẽ. Qua đó có thể thấy được một số những hạn chế trong công tác giáo dục ở nước ta như: _Nhận thức của các bậc phu huynh về tầm quan trọng của GDMN, công tác xã hội hóa giáo dục, nhất là cho bậc học mầm non còn hạn chế. _Hệ thống trường mầm non còn ít " Việt Nam thừa đại học thiếu mầm non ". _Nhiều con em dân tộc miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa không có điều kiện đến lớp, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ có lúc, có nơi còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các vùng. _Cơ sở hạ tầng thấp kém, đồ dùng học tập, trang thiết bị cho giảng dạy con thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học _Đời sống của đại bộ phận Giáo viên còn khó khăn, trình độ chuyên môn chưa cao. _Hiện tượng bạo hành trẻ tồn tại trên khắp cả nước. 2.2-Hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách *Quan điểm chỉ đạo _ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp nhằm tạo nền tảng lâu dài, bền vững để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, thực hiệnhiệu quả một trong bốn khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015. _ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho bậc học mầm non; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn được học tập nâng cao trình độ. _ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh. *Mục tiêu _Đến hết tháng 5 năm 2013, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; trên 90% số xã, phường, thị trấn, 100% huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. _Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 90% đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao và trên 99% đối với các vùng còn lại; tỷ lệ đi học chuyên cần đạt trên 85% đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao và trên 95% đối với các vùng còn lại. _Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi) đạt trên 80% đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao và trên 90% đối với các vùng còn lại. _Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) và thấp còi (chiều cao theo tuổi) dưới 15% đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao và dưới 10% đối với các vùng còn lại. _100% số trường có phòng học đủ điều kiện, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp mầm non 5 tuổi theo quy định. _100% giáo viên dạy lớp mầm non 5 tuổi đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên. 2.3-Tình hình triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn Tỉnh _ Các cấp ủy, tổ chức Đảng xây dựng chương trình hành động hoặc kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết. _Triển khai thực hiện đồng thời các quyết định, chỉ thị, thông tư về công tác y tế, điều kiện trang thiết bị học tập, vui chơi trong các lớp học Mầm non. _Tiến hành rà soát, kiểm tra thường xuyên đối với những nhóm trông trẻ tư nhân. _ Đảng, đoàn, Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ đạo Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các nghị quyết về quy hoạch, cơ chế, chính sách đối với giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền và giám sát thực hiện. _ Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiệnhiệu quả Nghị quyết này. _ Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; kịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác phổ cập. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực vận động, tuyên truyền cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân chăm lo cho phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. _ Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập Đoàn kiểm tra của tỉnh để kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các ban đảng Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết; định kỳ hằng tuần báo cáo kết quả thực hiện với Thường trực Tỉnh ủy; hằng tháng, hằng quý, 6 tháng, 1 năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nghị quyết này được phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh để thực hiện. _Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc: Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân nhằm tạo nền tảng lâu dài, bền vững để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Ngày 10-7- 2012, UBND tỉnh đã chính thức ban hành Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với tổng kinh phí thực hiện Đề án là trên 106 tỷ đồng. Cũng thời điểm này, đảng bộ các huyện, thành phố đã và đang xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết. 2.4-Kết quả thực hiện _Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự ủng hộ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổitỉnh ta đã đạt được một số kết quả quan trọng. Hệ thống trường, lớp phát triển và mở rộng đến thôn, bản, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh; huy động hầu hết trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp. Đội ngũ giáo viên mầm non được đào tạo chuẩn về trình độ từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng giáo dục mầm non từng bước được nâng lên Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường mầm non bước đầu được đầu tư xây dựng, trang cấp. Công tác xã hội hóa giáo dục nhất là cho phát triển giáo dục mầm non được tăng cường .Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến hết tháng 6, toàn tỉnh có 141 trường mầm non, trong đó có 140 trường công lập, 1 trường tư thục với khoảng gần 1.000 lớp, nhóm -lớp có trẻ em 5 tuổi, trong đó có trên 300 lớp độc lập còn lại là nhóm - lớp ghép. Hàng năm, tỷ lệ trẻ em được học bán trú tại trường đạt 60%; trẻ em được học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục mầm non mới, đạt 100%; tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 98%; trẻ em là dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục mầm non được học tiếng Việt trước khi vào lớp 1 đạt 100%. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ 5 tuổi ngày càng được nâng lên, trẻ em đều được tiêm chủng và theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng. _Số lượng giáo viên dạy lớp mầm non 5 tuổi là 1.286 người, trong đó 99% giáo viên đạt chuẩn về trình độ. Hàng năm, 100% số giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ. Các huyện, thành phố tạo điều kiện sắp xếp để giáo viên mầm non được đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đội ngũ giáo viên không ngừng được chuẩn hóa, hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học cũng được quan tâm đầu tư đồng bộ từng bước đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. _Một số trường đạt chuẩn Quốc gia như: Trường Mầm non Trung Môn_huyện Yên Sơn; Trường mầm non Hồng Lạc_huyện Sơn Dương; Trường Mầm non Phan Thiết_Tp Tuyên Quang . 2.5-Một số hạn chế và giải pháp *Hạn chế _Bên cạnh những chuyển biến nêu trên với các bậc học khác thì giáo dục mầm non vẫn chưa thực sự được đặt đúng vị trí trong tổng thể chính sách phát triển giáo dục. _ Đầu tư ngân sách dành cho giáo dục mầm non trong thời gian qua rất nhỏ, hầu như mới chỉ đủ để chi trả lương cho một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý thuộc biên chế, chưa đủ mạnh để nâng cấp căn bản cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. _ Nhiều nơi chính quyền xã, phường thiếu kiên quyết, không nêu cao vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý dẫn đến nhóm trẻ gia đình mở tràn lan tại các hẻm phố, mặc dù thiếu điều kiện tối thiểu, lại do những người không có nghiệp vụ chuyên môn đảm đương trông trẻ, nhưng công tác kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên, khi vụ việc được báo chí nêu thì cơ quan chức năng mới vào cuộc, quá trình xử lý lại đùn đẩy trách nhiệm. _ Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa cơ quan quản lý giáo dục mầm non với các tổ chức đoàn thể xã hội cũng chưa thường xuyên, nên chưa ngăn chặn kịp thời những hiện tượng bạo lực trong các cơ sở giáo dục mầm non tư thục. _ Cùng với cơ sở vật chất khó khăn, trang thiết bị dạy và học thiếu thốn là đời sống, thu nhập của giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang giảng dạy tại các điểm trường thôn, bản vùng sâu, vùng xa còn thấp dẫn đến việc một số giáo viên chưa thực sự chuyên tâm để giảng dạy và chăm sóc trẻ. Điều này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nuôi dạy và chăm sóc trẻ. _Do địa bàn Tỉnh là khu vực miền núi, hệ thống giao thông chưa phát triển nên đi lại bất tiện, mạng lưới Điện-đường-trường-trạm còn nhiều bất cậptỉnh lại nhiều có dân tộc khác nhau sống rải rác nên công tác quản lý, hỗ trợ càng gặp nhiều khó khăn. *Giải pháp _Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các công văn hướng dẫn của Đảng Bộ, các cơ quan ban ngành trong công tác GDMN: + Các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở tập trung chỉ đạo quyết liệt; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ. + Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được phân công theo dõi đảng bộ xã, phường, thị trấn thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ. Quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời cho giáo viên và trẻ em trong quá trình giảng dạy học tập. _Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. +Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xây dựng trường, lớp mầm non cho trẻ 5 tuổi. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp và toàn xã hội đầu tư nguồn lực vật chất và trí tuệ để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ. +Các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đóng góp xây dựng trường, lớp học; trang bị và khuyến khích phụ huynh học sinh, giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cho trẻ _Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: +Tổ chức rà soát đội ngũ giáo viên so với nhu cầu thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở từng trường. Thực hiện phân công, điều chỉnh, điều chuyển giáo viên đảm bảo ổn định và phù hợp; phân bổ chỉ tiêu biên chế nhà nước cho giáo viên mầm non các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, ưu tiên bố trí giáo viên trong biên chế nhà nước dạy các lớp mầm non 5 tuổi. +Tập trung đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tuyển mới giáo viên mầm non đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ phổ cập và yêu cầu đổi mới của bậc học mầm non. _Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho nhân dân đặc biệt là các dân tộc thiểu số thấy được tầm quan trọng của công tác GDMN. III-Kết luận Qua tìm hiểu và phân tích đề tài chúng ta thấy được tầm quan trọng của ngành GDMN cùng sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội đối với thế hệ trẻ nói riêng và ngành Giáo dục nói chung.Bên cạnh những thành quả đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập cần khắc phục.Vì vậy toàn Đảng, toàn dân cần chung tay góp sức xây dựng đất nước nâng cao đời sông vật chất tinh thần, tạo điều kiện tốt nhất cho đầu tư giáo dục phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ cho trẻ-nhũng chủ nhân tương lai của đất nước. . tri n n n i l i b t ti n, m ng lư i i n- đường-trường-tr m c n nhi u b t cập m tỉnh l i nhi u có d n tộc khác nhau sống r i rác n n công tác qu n lý,. Nam thừa đ i học thi u m m non ". _Nhi u con em d n tộc mi n n i thuộc vùng s u, vùng xa không có i u ki n đ n lớp, chất lượng nu i dưỡng, chăm

Ngày đăng: 16/04/2013, 20:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan