Xây dựng hệ thống bài tập tiếng việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đòng với văn bản trong sách giáo khoa

119 1.8K 10
Xây dựng hệ thống bài tập tiếng việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đòng với văn bản trong sách giáo khoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ****** ĐỖ HỒNG PHÚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 3 TRÊN NGỮ LIỆU CÓ TÍNH TƢƠNG ĐỒNG VỚI VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ****** ĐỖ HỒNG PHÚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 3 TRÊN NGỮ LIỆU CÓ TÍNH TƢƠNG ĐỒNG VỚI VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Xuân HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Có được kết quả này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Anh Xuân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng và trường Tiểu học Cầu Diễn, huyện Từ Liêm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng xin gừi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nhỏ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác đã công bố. Tác giả Đỗ Hồng Phúc MỤC LỤC MỤC LỤC VÀ BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 1 NỘI DUNG……………………………………………………………. 8 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………… 8 1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………… 20 Tiểu kết 1………………………………………………………………. 22 Chương 2: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa… 24 2.1. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa……………………………………………………………… 24 2.2. Hệ thống bài tập cụ thể…………………………………………… 24 Tiểu kết 2……………………………………………………………… 79 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm……………………………………. 80 3.1. Một số vấn đề chung……………………………………………… 80 3.2. Tiến trình triển khai thực nghiệm………………………………… 90 3.3. Kết quả thực nghiệm……………………………………………… 91 Tiểu kết 3……………………………………………………………… 95 KẾT LUẬN……………………….………………………….………… 96 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO…….……………… 99 PHỤ LỤC BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Đối chứng ĐC 2. Giáo viên GV 3. Học sinh HS 4. Luyện từ và câu LTVC 5. Sách giáo khoa SGK 6. Tập đọc TĐ 7. Thực nghiệm TN 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tiểu học là bậc học nền tảng, cung cấp những cơ sở ban đầu về tri thức, kĩ năng cho học sinh (HS). Những tri thức, kĩ năng này chính là hành trang cần thiết giúp các em có thể học tốt hơn ở những bậc học sau. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện. Do đó HS Tiểu học được học tập nhiều môn học, trong đó môn Tiếng Việt là môn học quan trọng bậc nhất trong chương trình Tiểu học. Môn Tiếng Việt giúp rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp… Vì vậy nó được xem là môn học công cụ giúp HS học các môn học khác tốt hơn. Đây cũng là môn học thực hành giúp hình thành và phát triển ở HS bốn kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết). Thông qua các bài tập trong môn Tiếng Việt, cụ thể là ở phân môn Tập làm văn, HS được tham gia vào những tình huống giao tiếp cụ thể, từ đó các em có những kĩ năng giao tiếp phù hợp với lứa tuổi và thực tiễn cuộc sống. Ngoài phân môn Tập làm văn, môn Tiếng Việt còn gồm nhiều phân môn khác như Tập đọc (TĐ), Luyện từ và câu (LTVC), Kể chuyện, Chính tả, Tập viết. Các văn bản cùng hệ thống bài tập trong các phân môn này góp phần cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người. Từ đó nâng cao hiểu biết cho các em. Đặc biệt, qua các văn bản nghệ thuật, HS được cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống, cảm nhận nét đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Qua đó hình thành và bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt trong tâm hồn các em, giúp các em có thói quen giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt. 1.2. Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS là việc làm thiết thực. Hệ thống bài tập luyện tập môn Tiếng Việt nếu được xây dựng trên ngữ liệu là những văn bản có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa (SGK) sẽ đạt được nhiều mục đích. Hệ thống bài tập Tiếng Việt sẽ giúp HS được ôn 2 luyện kiến thức đã học trong SGK, rèn luyện và nâng cao các kĩ năng. Những ngữ liệu mới trong hệ thống bài tập Tiếng Việt không chỉ góp phần mở rộng hiểu biết, vốn sống cho HS mà còn tạo tính hấp dẫn, khơi gợi sự hứng thú và sáng tạo của các em bởi tính mới mẻ của ngữ liệu. Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế bài tập Tiếng Việt cho HS, giáo viên (GV) được tìm hiểu, nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, nhiều tác phẩm của các tác giả khác vì thế nó cũng góp phần mở mang kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng đọc và nghiên cứu của GV. Đồng thời, việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cũng khuyến khích khả năng sáng tạo của GV trong quá trình lựa chọn ngữ liệu, xây dựng các dạng bài tập mới. 1.3. Hiện nay mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) đã được triển khai thí điểm ở gần 2000 trường tiểu học trên địa bàn cả nước. Mô hình trường học mới này chú trọng phát triển năng lực của từng cá nhân học sinh. Điểm khác biệt lớn nhất giữa mô hình trường học mới VNEN so với mô hình truyền thống hiện nay là không yêu cầu, bắt buộc các HS phải hoàn thành bài tập cùng một tiến độ như nhau. Vì thế khi tham gia giảng dạy theo mô hình trường học mới, GV luôn phải chuẩn bị sẵn hệ thống các bài tập củng cố, ôn luyện hoặc nâng cao kiến thức cho đối tượng học sinh khá, giỏi khi các em đã hoàn thành xong bài học trong sách. Việc cung cấp cho HS hệ thống bài tập môn Tiếng Việt trên những ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa chính là một biện pháp giúp HS ôn luyện và mở rộng kiến thức theo chủ điểm mà các em đang học. Vì vậy việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS chính là việc làm cần thiết đối với tất cả những GV đang giảng dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam. Đó là những lý do chính dẫn đến việc hình thành đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa. 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3” Tiếng Việt không chỉ là môn học công cụ giúp HS học tập các môn học khác tốt hơn mà đây còn là môn học thực hành, giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy để giúp HS học tốt môn Tiếng Việt, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời những cuốn sách bài tập để bổ trợ cho HS như: - Nguyễn Trí Dũng, Kiều Thúy Hiền, Lê Thị Kim Thanh (2012), Ôn tập cuối tuần môn Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội. - Nguyễn Thị Hạnh (2008), Bài tập thực hành Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội. - Dương Thị Hương (chủ biên) (2012), Luyện đọc và phát triển từ ngữ Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội - Lê Phương Liên (2008), Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hồ Chí Minh. Trong những công trình kể trên, các tác giả đều xây dựng hệ thống bài tập theo từng tuần. Các văn bản được sử dụng trong các công trình này phần lớn đều là văn bản trong SGK. Đặc biệt là ở phân môn TĐ, các tác giả thường sử dụng ngay văn bản của phân môn TĐ trong SGK Tiếng Việt lớp 3 rồi viết lại câu hỏi tìm hiểu bài dưới dạng bài tập trắc nghiệm. Một số tác giá khác thì sử dụng văn bản trong SGK Tiếng Việt lớp 4, 5 để thiết kế bài tập phân môn LTVC, Chính tả. Các công trình nghiên cứu trên đều có tác dụng giúp HS củng cố, ôn luyện kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt. Tuy nhiên vì các công trình này đều sử dụng văn bản trong SGK nên không khơi gợi được hứng thú với HS cũng như không giúp mở rộng thêm vốn hiểu biết về văn học, cuộc sống cho HS. 4 2.2. Lịch sử nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK” Thực tế đã có một số công trình sử dụng ngữ liệu khác với văn bản trong SGK khi xây dựng bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3. Tiêu biểu là các cuốn sách: - Lê Phương Nga (2009), 35 đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. - Đặng Thị Trà, Trần Thu Thủy (2011), Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 3, Nhà xuất bản Sư phạm, Hà Nội. - Lê Phương Liên (2012), 39 đề Tiếng Việt lớp 3, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hồ Chí Minh Các cuốn sách trên có hai điểm chung. Một là, hệ thống bài tập đều bám sát các đơn vị kiến thức trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 và được sắp xếp theo từng tuần. Hai là, các tác giả đều sử dụng một văn bản để xây dựng tích hợp bài tập ở nhiều phân môn như TĐ, LTVC, Chính tả, Tập làm văn. Những công trình nghiên cứu trên chính là định hướng cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống bài tập luyện tập kiến thức Tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Tuy nhiên luận văn chỉ tập trung xây dựng hệ thống bài tập cho hai phân môn: TĐ, LTVC bởi đây là hai phân môn sử dụng nhiều văn bản nhất. [...]... Chƣơng 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 3 ĐƢỢC XÂY DỰNG TRÊN NGỮ LIỆU CÓ TÍNH TƢƠNG ĐỒNG VỚI VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA 2.1 Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu có tính tƣơng đồng với văn bản trong sách giáo khoa 2.1.1 Tính tương đồng về thể loại văn bản Các văn bản trong SGK môn Tiếng Việt lớp 3 có nhiều thể loại phong phú và đa dạng, bao gồm: thơ, truyện, văn miêu tả, văn bản khoa học, văn bản hành... việc xây dựng bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trong các trường Tiểu học hiện nay là cơ sở để nghiên cứu đề tài Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa Xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt là việc làm thiết thực, góp phần đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cho HS Những đặc điểm về tâm lí và ngôn ngữ của HS lớp. .. học Tiếng Việt lớp 3 - Xây dựng được hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định những vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài - Điều tra thực trạng việc dạy - học Tiếng Việt lớp 3 (các phân môn TĐ, LTVC) - Tìm các ngữ liệu tương đương với văn bản trong SGK và xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 - Thực nghiệm... tài liệu về ngôn ngữ học, văn bản để tìm ra cơ sở khoa học trong việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 - Nghiên cứu các tài liệu về chương trình, SGK môn Tiếng Việt để việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS đạt hiệu quả cao - Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi, đặc điểm tư duy, ngôn ngữ 6 của HS Tiểu học để xác định tiền đề cho việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt. .. cho HS lớp 3 13 1.1.2 .3 Tầm quan trọng của hệ thống bài tập Tiếng Việt trong việc đạt mục tiêu về thái độ cho học sinh lớp 3 Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt, chúng tôi đã cân nhắc và lựa chọn các ngữ liệu không những tương đồng với văn bản trong SGK về thể loại và chủ đề mà các ngữ liệu này còn có nội dung hấp dẫn, mang tính giáo dục, tính nghệ thuật cao Vì thế hệ thống bài tập này... liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK 6.2 Về thực tiễn - Xây dựng được hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3 trên ngữ liệu 7 có tính tương đồng với văn bản trong SGK - HS yêu thích môn học Tiếng Việt, hình thành và bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng mẹ đẻ, có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt 7 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:... bài tập Tiếng Việt trong việc đạt mục tiêu về kiến thức cho học sinh lớp 3 Những ngữ liệu được chọn để thiết kế bài tập cho HS có tính tương đồng với văn bản trong SGK (về thể loại, chủ đề) vì thế hệ thống bài tập này luôn bám sát vào chương trình Tiếng Việt lớp 3, đảm bảo ôn luyện đúng kiến thức trọng tâm trong chương trình Do vậy việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong. .. dần có nhu cầu, mong muốn làm theo những cái hay, cái đẹp đó Những yếu tố trên chính là tiền đề khoa học vững chắc để khẳng định: Xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa là nghiên cứu khả thi Nếu đề tài thành công sẽ là một biện pháp hữu ích góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học. .. thực tiễn Chương 2: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của môn Tiếng Việt lớp 3 Chương trình Tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là: - Hình thành... Trong quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập cho HS, cần nghiên cứu văn bản trong SGK thuộc thể loại nào, từ đó lựa chọn ngữ liệu có cùng thể loại với văn bản đó 2.1.2 Tính tương đồng về nội dung của văn bản Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3 được học trong 35 tuần, gồm 15 chủ điểm (mỗi chủ điểm học trong 2 tuần, riêng 2 chủ điểm cuối cùng học trong 3 tuần, tuần 9 và 27 ôn tập) Cụ thể: Học . 2: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa 24 2.1. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu có tính tương đồng với văn. hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong sách giáo khoa. 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập. xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho HS lớp 3. - Làm rõ hiệu quả của hệ thống bài tập Tiếng Việt được xây dựng trên ngữ liệu có tính tương đồng với văn bản trong SGK trong việc dạy- học

Ngày đăng: 04/09/2015, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan