Nghiên cứu thành phần hóa học của vị thuốc phụ tử trồng hái ở sapa

41 657 1
Nghiên cứu thành phần hóa học của vị thuốc phụ tử trồng hái ở sapa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ Y tê TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI HOÀNG MINH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VỊ THUỐC PHỤ TỬ TRỒNG Ở SAPA (KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 1999-2004) Người hướng dẫn: Tiến sĩ. Phùng ĩ Dược sĩ. Vũ Chí Nguyễn Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền Đại học Dược — Viện Dược liệu Thời gian thực hiện: 1-3-2004 đến 28-5-2004 Hà Nội, tháng 5 - 2004 ỳrsi. u LÒI CẢM ƠN Với nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô, gia đình, bè bạn, tôi đã hoàn thành khóa luận của mình trong thời gian quy định. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Phùng Hòa Bình, Thạc sỹ Bùi Hồng Cường và Dược sỹ Vũ Chí Nguyễn đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên, kỹ thuật viên trong Bộ môn Dược học cổ truyền Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm thực nghiệm. Tôi hết sức cảm ơn Tiến sỹ Phạm Văn Thanh (Trưởng khoa) và các cô, các chú, các chị trong Khoa Hóa thực vật - Viện Dược liệu đã luôn luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian làm thực nghiệm khóa luận. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bè bạn, những người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài này. Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2004 Sinh viên Hoàng Minh Phương MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN 1: TổNG QUAN 2 1.1- Đặc điểm thực vật của chi Aconitum 2 1.1.1- Vị trí phân loạ i 2 1.1.2- Phân bố 2 1.1.3- Đặc điểm thực vật 2 1.1.4- Bộ phận dùng 3 1.2- Thành phần hóa học: 6 1.2.1- Thành phần hóa học 6 1.2.2- Cấu trúc hóa học 6 1.2.3- Tính chất của aconitin và sản phẩm thủy phân 9 1.2.4- Định lượng alcaloid toàn phần và aconitin 9 1.3- Tác dụng sinh học 10 1.4- Tác dụng và công dụng của phụ tử: 12 1.4.1- Phụ tử sống 12 1.4.2- Phụ tử chế: 12 1.5- Một số phương thuốc cổ truyền có v| thuốc phụ tử 13 1.5.2- Bát vị quế phụ 13 1.5.3- Một số phương thuốc cổ truyền khác: 14 1.6- Một số phương pháp chế biến 14 PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 15 ■ ■ 2.1- Nguyên liệu, phương tiện nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm 15 2.1.1- Nguyên liệu: 15 2.1.2- Phương tiện nghiên cứu 16 2.1.3- Phương pháp nghiên cứu 16 2.2- Thực nghiệm và kết quả 17 2.2.1- Nghiên cứu định tính 17 2.2.2- Định lượng alcaloỉd toàn phần 27 2.3- Bàn luận: 30 2.3.1- Định tính: 30 2.3.2- Định lượng: 30 PHẦN 3: KÊT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 33 1- Kết luận 33 1.1- Thành phần hóa học: 33 1.2- Phân tích alcaloid bằng SKLM: 33 1.3- Định lượng alcaloỉd toàn phần: 33 2- Đề xuất: 34 ĐẶT VẤN ĐỀ Phụ tử - một vị thuốc quý trong 4 đầu vị của y dược học cổ truyền “sâm, nhung, quế, phụ”, có tác dụng cải tử hoàn sinh, từ lâu đã được các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu và sử dụng. Vào những năm 1970-1990, Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Thanh Kỳ và các cộng sự đã nghiên cứu về thực vật, chế biến, hóa học và thử một số tác dụng sinh học của cây ô đầu Việt Nam, tên khoa học là Aconitum Fortunei [9]. Sau chiến tranh biên giới (1979), cây ô đầu - phụ tử bị triệt phá và mất giống hoàn toàn. Nhân dân Sapa phục hồi lại giống ô đầu - phụ tử không rõ nguồn gốc. Gần đây, một số nhà khoa học của Việt Nam đã nghiên cứu về một loài phụ tử ở Sapa có tên khoa học là Aconitum carmichaeli Debx. Họ Ranumculaceae [1]. Với mục tiêu xác định sự có mặt của các thành phần hóa học có trong phụ tử Sapa cũng như sự thay đổi của hàm lượng alcaloid toàn phần trong giai đoạn có thể thu hoạch củ qua các thời kỳ trước, trong và sau thời kỳ ra hoa, ra quả của cây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vị thuốc phụ tử Sapa với các nội dung sau: Định tính các nhóm chất hóa học trong phụ tử sống Định lượng alcaloid toàn phần của phụ tử ở một số thời điểm phát triển của cây. PHẦN 1: TổNG QUAN 1.1- Đặc điểm thực vật của chi Aconitum 1.1.1- Vị trí phân loại [4] Chi Aconitum thuộc họ Hoàng Liên (Ranunculaceae), bộ Hoàng Liên (Ranunculales), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsita), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). 1.1.2- Phân bô Chi Aconitum có khoảng 300 loài [5] phân bố chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới và ôn đới châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, có nhiều nhất ở Trung Quốc (167 loài) [26]. Âu ô đầu (Aconitum napellus và Aconitum spp.) mọc hoang và trồng ở châu Âu [2]. Ô đầu Trung Quốc (Aconitum carmichaeli, Aconitum chinense, Aconitum spp.) mọc hoang và trồng ở các vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Thiểm Tây, Cam Túc (Trung Quốc) [2]. Ô đầu Việt Nam mọc hoang và được trồng ở các vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai (Sapa) [2], [7]. 1.1.3- Đặc điểm thực vật Chi Aconitum: cây thảo, sống lâu năm, thân thẳng hoặc leo, gốc thường nạc, hình củ, nhiều loài có củ mẹ hỗn hợp giữa rễ củ và thân [26]. Lá thùy hoặc xẻ chân vịt, ít khi nguyên. Cụm hoa thường mọc thành chùm ở ngọn cành hoặc nách lá. Hoa không đều, xanh nhạt hoặc vàng nhạt, có cuống, bao hoa dạng tràng, 5 cánh đài không đều, cánh trên thường có hình mũ, cánh dưới hình trái xoan hoặc 2 mũi mác bé hơn, cánh đài bên hình trái xoan ngược không dối xứng, móng rộng. Tuyến mật dạng cánh hoa nằm trong mũ rất phát triển, hai cánh hoa ở trên dạng mũ, thường có móng dài mang các tuyến nằm trong mũ, nhị nhiều, chỉ nhị có răng hoặc không, có nhiều lông hoặc nhẵn, 3-5 lá noãn, nhiều noãn [26]. Quả phức gồm 3-5 nang nhỏ. Hạt nhiều, bề mặt sần sùi, có nếp nhăn [26]. Ô đầu [2]: Cây ô đầu thuộc loại cỏ, mọc hàng năm, cao chừng 0,6-lm, rễ phát triển thành củ có hình nón, thân mọc thẳng đứng, có ít cành. Lá mọc so le, hình dáng, kích thước lá có khác nhau chút ít tùy theo loài: + Aconitum napellus: lá xẻ chân vịt gần như lá ngải cứu, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn [2], [13]. + Aconitum carmichaeli: phiến lá rộng 5-12cm, xẻ thành 3 thùy, 2 thùy 2 bên lại xẻ làm 2, thùy giữa xẻ làm 3 thùy con, mép các thùy đều có răng cưa thô, to [2], [13] + Aconitum íortunei: lá hình mắt chim [13], xẻ thùy hình chân vịt [8] thành 3 thùy không đều, mép các thùy có khía răng cưa nhọn [2], [8], [9]; thùy hơi hình trứng dài, có răng cưa ở nửa trên [13] Hoa lưỡng tính, không đều, có màu xanh lơ thẫm hay xanh tím mọc thành chùm ở ngọn thân. Có 5 lá đài, trong đó có một cái khum thành hình mũ. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vẩy [2]. 1.1.4- Bộ phận dùng Rễ củ: Củ cái gọi là ô đầu, chỉ được dùng ngoài, củ nhánh gọi là phụ tử được chế biến thành phụ tử chế để dùng trong. 3 [...]... toàn phần của các mẫu do Công ty Traphaco cung cấp Hàm lượng alcaloid toàn phần Mẫu định lượng (trung bình) Phụ tử chế CT1-4 Phụ tử chế CT2-4 0,30% Phụ tử chế CT3-4 0,30% Phụ tử chế CT4-4 => 0,27% 0,36% Nhận xét: hàm lượng alcaloid toàn phần của phụ tử sau khi chế biến giảm rất nhiều so với phụ tử sống và tương đối ổn định 2.3- Bàn luận: 2.3.1- Định tính: kết quả thực nghiệm cho thấy, trong phụ tử có... được trồng ở Sapa (Lào Cai), có tên khoa học là Aconitum carmichaeli P X Các mẫu nghiên cứu được thu hái tại các thời kỳ phát triển khác nhau của cây gồm: + M l: lấy của gia đình ông Nguyễn Hữu Cư ở Khu lâm trường, Tổ 11, Thị trấn Sapa (Lào Cai) + M2: lấy của gia đình bà Vũ Thị Miên (hay ông Trần Văn Tâm), tổ 11, Khu lâm trường, thị trấn Sapa + M3: trồng tại Công ty TNHH Traphaco Sapa tại thị trấn Sapa. .. bộ phận dưới mặt đất của ô đầu - phụ tử khác nhau: giảm dần: rễ (1,87%), phụ tử (1,27%), ô đầu tháng 12 (0,65%) Bảng 2.4: Hàm lượng alcaloỉd toàn phần của một số mẫu trên thị trường: Mau định ỉượng Xuyên ô (Trung Quốc) Thảo ô (Trung Quốc) Hắc phụ (Trung Quốc) Bạch phụ (Trung Quốc) Hắc phụ (Lãn ông) Bạch phụ (Lãn Ong) Phụ tử chế Sapa (theo kinh nghiệm) 29 Hàm lượng aicaloid toàn phần (trung bình) 1,77%... gấp 1000 lần [27] c Phụ tử sống (ô đầu) rất độc Độc tính của phần tan trong cồn rất cao so với phần tan trong nước [11] LD50 của củ con ô đầu Sapa trên chuột nhắt trắng là 2g/kg thể trọng [10]; LD50 của củ Aconitum bracchypodum là 1,02± 0,18g/kg thể trọng [20] Phụ tử chế Sapa (Aconitum fortunei) LD50 = 78,75g/kg thể trọng; bạch phụ Trung Quốc LD50 = 45,00g/kg thể trọng [10]; phụ tử chế Trung Quốc LD50... Traphaco trồng trên một thửa đất mới tại thị trấn Sapa cho thấy: Phụ tử trồng trên đất mới có hàm lượng alcaloid cao hơn trên đất cũ khoảng 0,2% đến 0,3 %Phụ tử trồng trên đất cũ (MI và M2) ở hai thửa đất khác nhau có hàm lượng alcaloid khác nhau ít (khoảng 0,1%) c Hàm lượng alcaloid trong các bộ phận dưới mặt đất của cây ô đầu phụ tử tăng theo thứ tự: ô đầu (củ cái) M l- tháng 12: 0,65%; phụ tử (củ... bạch phụ phiến [3] - Chế đạm phụ phiến [3] - Phụ phiến sao [5] - Một số phương pháp khác: + Theo Hải Thượng Lãn Ông [3], [15] + Chế với đồng tiện [3] + Chế theo kinh nghiệm của nhân dân Sapa 14 PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2.1- Nguyên liệu, phương tiện nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm 2.1.1- Nguyên liệu: • Rễ củ nhánh của cây ô đầu - phụ tử do Công ty Dược phẩm Traphaco cung cấp Cây ô đầu, phụ tử. .. (phản ứng dương tính) ■> = Nhận xét: các phản ứng với thuốc thử chung của alcaloid đều dương tính, phù hợp với những tài liệu đã nghiên cứu về phụ tử Có thể tóm tắt kết quả định tính thành phần hóa học của phụ tử theo Bảng 2.1 24 Bảng 2.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong phụ tử: Phản ứng STT Tên nhóm chất Chất béo 1 Carotenoid Sterol Dấu hiệu để lại vết mỡ trên giấy lọc Phản ứng với H2S 04 đậm đặc... thức của các củ thu hái vào các thời điểm khác nhau thì thấy nhận xét ban đầu: rễ củ thu vào tháng 9 sau khi phơi sấy, vỏ củ nhẵn mịn hơn các tháng 7, 8, 10, 12 Như vậy vào tháng 9 có thể củ chắc, mẩy nhất) b Ảnh hưởng của vùng đất trồng đến hàm lượng alcaloid toàn phần: Mẫu M I và M2 được trồng trên hai mảnh đất khác nhau của hai gia đình khác nhau ở thị trấn Sapa Các gia đình này đã trồng phụ tử nhiều... alcaloid toàn phần của các mẫu trong từng tháng một có khác nhau Sau đây là bảng tóm tắt kết quả định lượng Bảng 2.3: Hàm lượng alcaloid toàn phần của một số bộ phận dưới mặt đất của cây ô đầu - phụ tử: Mẫu định lượng Ô đầu tháng 12-2002 Phụ tử tháng 12-2003 Rễ ô đầu -phụ tử tháng 12-2003 ■> = Hàm lượng alcaloỉd toàn phần (trung bình) 0,65% 1,27% 1,87% Nhận xét: Hàm lượng alcaloid toàn phần trong các... trẻ em; phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng [3] Không dùng chung với bán hạ, bạch cập, bối mẫu, qua lâu nhân [5], [22] 1.5- Một số phương thuốc cổ truyền có vị thuốc phụ tử 1.5.1- Tứ nghịch thang [3]: Phụ tử chế: 20g Cam thảo: 6g Can khương: 12g Công năng chủ trị: hồi dương cứu nghịch, trị chứng vong dương, thoát dương, chân tay giá lạnh (trụy tim mạch) 1.5.2- Bát yị quế phụ [3]: 13 Phụ tử chế: . Bộ Y tê TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI HOÀNG MINH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VỊ THUỐC PHỤ TỬ TRỒNG Ở SAPA (KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 1999-2004) Người hướng dẫn:. ra quả của cây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vị thuốc phụ tử Sapa với các nội dung sau: Định tính các nhóm chất hóa học trong phụ tử sống Định lượng alcaloid toàn phần của phụ tử ở một số. dụng và công dụng của phụ tử: 12 1.4.1- Phụ tử sống 12 1.4.2- Phụ tử chế: 12 1.5- Một số phương thuốc cổ truyền có v| thuốc phụ tử 13 1.5.2- Bát vị quế phụ 13 1.5.3- Một số phương thuốc cổ truyền

Ngày đăng: 04/09/2015, 11:39

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan