Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 đến cán cân thanh toán VN

31 419 0
Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 đến cán cân thanh toán VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 đến cán cân thanh toán VN

PHẦN MỞ ĐẦU Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở cửa thương mại và tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi quốc gia đều có thể dẫn đến bất cập. Sau hơn 20 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Với thế và lực mới, trên con đường phát triển của mình, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào hệ thống kinh tế quốc tế. Đi cùng với quá trình này, Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với những rủi ro tài chính, bất ổn tài chính do quá trình tự do hoá thương mại và tự do hoá cán cân thanh toán quốc tế đem lại. Để nâng cao khả năng nhận thức và phòng tránh cũng như khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính đến cán cân thanh toán, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu chung: • Nắm được tình hình thực tại của cán cân thanh toán Việt Nam năm 1997 • Nắm được tác động tổng thể của khủng hoảng lên nền kinh tế châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. - Mục tiêu cụ thể: • Nắm được những ảnh hưởng cụ thể lên từng bộ phân của cán cân thanh toán: Cán cân tổng hợp (cán cân vãng lai, cán cân vốn) và Cán cân bù đắp chính thức. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập thông tin và số liệu. - Phân tích và xử lí những thông tin thu được bằng phương pháp thống kê, phần mềm excel… - Xây dựng hệ thống luận cứ, luận điểm chính và giải thích cụ thể. - Tổng hợp, kết luận và khuyến nghị. 1 eri1441298162.doc PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về khủng hoảng tài chính tiền tệ: Khái niệm về tài chính: Tài chính được hiểu Theo nghĩa rộng là tập hợp các quỹ tiền tệ cùng với các mối quan hệ giữa chúng. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự luân chuyển các luồng vốn tiền tệ và trong quá trình đó hình thành các quỹ tiền của tất cả các chủ thể trong xã hội mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên một hệ thống tài chính. Khái niệm về tiền tệ: Tiền bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ với 3 chức năng chủ yếu là: Thước đo giá trị; phương tiện trao đổi và phương tiện cất trữ. Những vật được coi là tiền phải có đầy đủ các chức năng của tiền tệ và đồng thời phải có tính thanh khoản nhất định. Khái niệm về khủng hoảng tài chính tiền tệ: Khủng hoảng tài chính tiền tệ là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó. Khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế: (Cán cân thanh toán vãng lai, cán cân vốn): Khủng hoảng xảy ra khi các cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân thanh toán vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại bị thâm hụt. Khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng các luồng ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào (tổng cán cân vãng lai và tài khoản vốn) gây nên thâm hụt nặng nề. 1.2 Khái niệm về cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán hay còn gọi là “Cán cân thanh toán quốc tế” (được viết tắt là BOP hay BP - The Balance of Payments) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với ngưới không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Với chủ thể giao dịch có thể là cá nhân, Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc doanh nghiệp hay chính phủ. Đối tượng giao dịch là bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Kết cấu của cán cân thanh toán bao gồm: - Cán cân tổng thể (viết tắt là OB – Overall Balance): phán ánh tất cả các giao dịch của nền kinh tế, không bao gồm Ngân hàng trung ương. Bao gồm cán cân vãng lai và cán cân vốn, với đặc trưng cơ bản của từng cán cân là: • Cán cân vãng lai (viết tắt là CA – Current Account): phản ánh việc chuyển giao quyền sở hữu về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú. Bao gồm 4 cán cân tiểu bộ phận: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều. • Cán cân vốn (viết tắt là K – Capital Balance): phản ánh các khoản thu và sự chuyển giao quyền sử dụng về tài sản giữu người cư trú và người không cư trú. - Cán cân bù đắp chính thức (viết tắt là OFB – Official Finance Balance): phản ánh tất cả các hoạt động can thiệp của ngân hàng trung ương. • Kết luận cuối chương: Những khái niệm trên cho ta thấy một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề mà nhóm đang nghiên cứu. Khủng hoảng tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến nền kinh tế của riêng một nước cụ thể mà kéo theo đó là một cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn cầu, có thể dẫn đến sự suy giảm sụp đổ nền kinh tế của cả thế giới. Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Sơ lược về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 – 1998: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á nổ ra năm 1997, trước hết xuất phát ở Thái Lan, sau đó ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á. Trong đó, Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Các nước Hồng Kông, Philippines, Malaysia, Lào cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đài Loan, Singapore và Việt Nam thì không bị ảnh hưởng nhiều. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải trải qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brazil và Hoa Kỳ. 2.1.1 Nguyên nhân: Nguyên nhân sâu xa là những nguy cơ tiềm tàng trong chính sách kinh tế của các quốc gia Đông Á: nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện “Bộ ba chính sách không thể đồng thời” - vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Vào giữa thập niên 1990, đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn khiến cho lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (hiện tượng thông tin bất cân xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức). Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Khi những nguy cơ khủng hoảng trên bộc lộ, thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ, một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra. Và khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ Châu Á. Bên cạnh đó, nguyên nhân là do năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài. Tất cả đã dẫn đến sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. 2.1.2 Hậu quả: Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ không thể kiểm soát, phá sản hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính làm Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp tăng mạnh dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng Dollar Mỹ theo sức mua tương đương giảm đi đáng kể. Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị. Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Chính phủ bị mất niềm tin dẫn đến sự thay đổi chính phủ mới ở hầu hết các nước có khủng hoảng tài chính tiền tệ. Các phong trào Hồi giáo và ly khai phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu. Bên cạnh đó, mức sống bị giảm sút, thất nghiệp tăng dẫn đến biểu tình, bạo động. Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil. Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm và do FDI giảm, trong đó có Việt Nam. Ý nghĩa : Khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung. Chính phủ nhiều nước đang phát triển đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và vốn vay ngân hàng nước ngoài, bởi chúng có thể đem lại những tác động bất lợi với nền kinh tế. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á. Từ đó nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ để có thể đưa ra những nhận định chính xác hơn, phòng tránh cuộc khủng hoảng tài chính tương tự xảy ra. Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc 2.2 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 - 1998 đến cán cân thanh toán Việt Nam: 2.2.1 Tác động đến cán cân vãng lai (Current account – CA): Cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam được theo dõi và ghi nhận theo Sổ tay Cán cân thanh toán quốc tế của IMF (IMF’s Balance of Payments Manual 5- 1993). Là một bộ phận chính yếu trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vãng lai ghi nhận các giao dịch thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, thu nhập và chuyển giao ròng từ nước ngoài. Cán cân vãng lai chịu sự ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau: xuất - nhập khẩu, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu, thu nhập của người không cư trú. Trong các hạng mục của Tài khoản vãng lai thì Cán cân Thương mại là quan trọng nhất. Thông thường nếu có thâm hụt tài khoản vãng lai, thì nguyên nhân chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại. Trạng thái cán cân vãng lai của Việt Nam chịu tác động chủ yếu từ trạng thái cán cân thương mại do các giao dịch về hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu và chi của tài khoản vãng lai (chiếm khoảng 70% - 85%). Trong phần dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số thành phần chính của cán cân vãng lai dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 1997. 2.2.1.1 Tác động lên cán cân thương mại: Xuất – nhập khẩu của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn 1997 – 1998. Từ khi đổi mới 1986 Việt Nam ngày càng mở rộng cửa hướng tới khu vực và thị trường thế giới, do đó cũng đã phải chịu những ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Vào khoảng thời gian từ năm 1986 xuất khẩu được coi là mục tiêu số một. Rất nhiều chính sách đã được thi hành. Tự do hoá thương mại bằng việc giảm bớt sự hạn chế của hệ thống thuế quan và phi thuế quan nhằm khuyến khích người xuất khẩu. Năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng của xuất khẩu đạt 23,5%. Năm 1991, tỷ lệ này giảm xuống -13,2% bởi sự tan rã của Liên bang Xô viết và Đông Âu, những đối tác thương mại chính của Việt Nam. Những năm sau đó, Việt Nam đã tìm kiếm nhiều thị trường xuất khẩu mới, đó là các quốc gia Đông Á như Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Tốc độ tăng trưởng thương mại tăng nhanh vượt 30% năm 1994, 1995 và 1996. Những con số này Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc có xu hướng giảm từ năm 1994 và giảm mạnh vào năm 1997 và 1998 do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính ở Châu Á vì nước ta chủ yếu dựa vào thị trường này để phát triển xuất khẩu. Mặt khác, thời kỳ này nước ta đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nên bắt buộc phải nhập khẩu một lượng lớn máy móc, thiết bị vì vậy thâm hụt càng có chiều hướng lớn hơn. Cụ thể như sau: Bảng 1: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 (triệu USD) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Cán cân thương mại -2345 -2775 -1247 -989 972 377 Xuất khẩu hàng hóa (FOB) 5198 7255 9185 9361 11540 1448 Nhập khẩu hàng hóa (FOB) 7543 10030 10432 10350 10568 14072 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nhìn vào bảng 1 ta có thể thấy rõ vào giai đoạn 1995 đến 1998 cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt liên tục, xuất nhập khẩu giảm đáng kể so với giai đoan trước đó. Sau năm 1993, Việt Nam bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nhiều nước và cán cân vãng lai bắt đầu thâm hụt trở lại với mức độ ngày càng lớn cho đến năm 1996, khi mức thâm hụt lên tới 9,9% so với GDP. Mức thâm hụt được co hẹp trở lại trong hai năm 1997 - 1998 và đạt thặng dư trong năm 1999. Nguyên nhân là do nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát nhập khẩu. 2.2.1.2 Tác động lên cán cân dịch vụ: Hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ, bao gồm: dịch vụ vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không, ngân hàng… trong giai đoạn 1997 - 1999 chịu tác động rất ít bởi cuộc khủng hoảng tài chính 1997 vì Việt nam đến 1998 mới mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khu vực dịch vụ. Nhìn vào bảng 2, 3 ta thấy: Nhập khẩu dịch vụ đã tăng lên về mọi mặt, đặc biệt nhập khẩu dịch vụ viễn thông và tỉ lệ gia tăng trong nhập khẩu cao hơn nhiều so với tỉ Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc lệ tăng trưởng xuất khẩu. Trong khi khả năng cạnh tranh của dịch vụ Việt Nam tăng lên, thâm hụt thương mại dịch vụ do tỉ lệ nhập khẩu cao cũng tiếp tục tăng lên. Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu và tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997-2000. Nguồn xuất khẩu Cơ cấu xuất khẩu (% trên tổng kim ngạch XK) Tăng trưởng bình quân hàng năm (%) 1997 2000 1997-00 Hàng hoá 78,0 84,2 17,3 Dịch vụ: 22,0 15,8 13,4 Các dịch vụ khác Tài chính/Bảo hiểm Viễn thông Khác 18,5 0,1 0,8 17,7 13,4 2,7 0,7 9,9 10,5 0,8 0,7 9,0 Du lịch 0,3 0,3 0,6 Vận tải 3,0 1,9 2,2 Dịch vụ của Chính phủ 0,2 0,1 0,1 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thâm hụt trong thương mại dịch vụ đã tăng lên về cơ bản là do sự gia tăng thâm hụt trong dịch vụ vận tải. Đội tàu của Việt Nam đã khá cũ (lâu năm) và những hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng hiện nay phần lớn đều do các tàu nước ngoài chuyên chở. Do một số ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam cũng có không ít biến động gây ảnh hưởng lên cán cân dịch vụ. Lượng khách du lịch tới Việt Nam trong năm 98 giảm 10% so với năm trước đó, giảm 1.5 triệu và còn giảm hơn trong năm 99. Các khách sạn ở Tp. HCM phải đối mặt với khó khăn vì thiếu khách. Mặc dù giá phòng cho thuê đã giảm từ 30% tới 50% nhưng tỷ lệ phòng có người đặt ở các khách sạn Tp. HCM chỉ đạt 35% và các công ty du lịch bị ảnh hưởng mạnh bởi việc khách hàng giảm đáng kể. Lý do của việc này là do sự giảm đáng kể của lượng khách đến từ Châu Á, nơi mà chiếm tới 70% tổng Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc lượng khách du lịch vào Việt Nam. Lý do thứ hai là bởi việc sụt giảm trong nguồn vốn FDI khiến cho một lượng lớn doanh nhân nước ngoài không tới Việt Nam nữa. Bên cạnh đó cũng có sự thâm hụt ở mức vừa phải trong dịch vụ tài chính, tuy nhiên những thiếu hụt này đang có xu hướng được hạn chế hơn. Bảng 3: Cơ cấu nhập khẩu và tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2000. Nguồn nhập khẩu Cơ cấu nhập khẩu (% trên tổng kim ngạch NK) Tăng trưởng bình quân hàng năm (%) 1997 2000 1997-00 Hàng hoá 76,6 81,2 10,9 Dịch vụ: 23,4 18,8 1,1 Các dịch vụ khác Tài chính/bảo hiểm Viễn thông Khác 20,9 0,2 0,0 20,7 10,2 3,5 0,0 6,7 -36,6 212,1 38,7 -25,6 Du lịch 0,1 0,1 20,0 Vận tải 2,3 8,3 67,6 Dịch vụ của chính phủ 0,1 0,1 9,5 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Dưới đây là bảng số liệu tình hình cán cân dịch vụ Việt Nam từ 1995 - 2000 Bảng 4: Số liệu xuất nhập khẩu dịch vụ Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 ( triệu USD) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Cán cân dịch vụ 159 -61 -623 -530 -547 -550 Xuất khẩu dịch vụ 2074 2243 2530 2616 2493 2702 Nhập khẩu dịch vụ 1915 2304 3153 3146 3040 3252 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI) Nhóm 7 – K09402B [...]... 370 392 1055 1000 1100 811 - 865 1313 7414 8 Đầu tư gián tiếp 9 Tiền và tiền gửi C Sai sót và điều chỉnh -3 2 -1 12 -5 37 -7 87 -2 088 -1 197 624 1372 35 -6 34 -1 535 2623 -4 -5 1 -6 28 -2 80 -2 78 -9 17 -6 76 -8 62 -1 020 777 -2 79 -4 59 1398 -1 611 D Tổng số dư -1 42 177 -2 4 137 -2 24 769 -3 22 40 357 2151 883 2131 4322 10168 E Tài trợ 142 -1 77 24 -1 37 224 -7 69 322 -4 0 -3 57 -2 151 -8 83 -2 131 -4 322 -1 0168 Nhóm 7 – K09402B... -2 131 -4 322 -1 0168 Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc 10 Thay đổi trong NFA (- tăng) -1 56 -3 57 -2 62 -3 18 -1 3 -1 317 -1 16 -1 91 -4 67 -2 151 -8 83 -2 131 -4 322 -1 0168 Thay đổi trong NFA (-; tăng) -1 56 -4 48 -4 40 -2 77 30 -1 285 -9 0 -2 53 -5 19 -2 097 -8 10 -2 076 -4 289 -1 0143 Sử dụng tín dụng IMF 0 91 178 -4 1 -4 3 -3 2 -2 6 62 52 -5 4 -7 3 -5 5 -3 3 -2 5 Mua 0 91 178 0 0 0 0 106 106 0 0 0 0 0 Mua lại 0 0 43 32 26 44 54 54 73... trong Bảng cán cân thanh toán (Phụ lục 1), ta thấy trong giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng, cụ thể là giai đoạn 1995 – 1999 cán cân vốn nước ta vẫn thặng dư, nhưng số dư KA cán cân vốn có sự giảm sút: - Năm 1996: 10.5 - Năm 1997: 7.2 - Năm 1998: giảm xuống còn 4.18 - Năm 1999: chỉ còn 1.76 - Năm 2000: cán cân vốn mới rơi vào tình trạng thâm hụt là – 2,43 Tác động của khủng hoảng đến cán cân vốn... Cán cân thanh toán của Việt Nam của giai đoạn 199 0-2 007 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 -4 1 -2 345 -2 775 -1 247 -9 89 972 377 481 -1 054 -2 581 -3 854 -2 439 -2 776 10360 1731 5198 7255 9185 9361 11540 1448 15027 16706 20149 26485 32447 39826 48561 1772 7543 10030 10432 10350 10568 14072 14546 17760 22830 30339 34886 42602 58921 2 Dịch vụ 55 159 -6 1 -6 23 -5 30 -5 47 -5 50 -5 72... Nam là các nguồn vồn dài hạn Do vậy trong phần cán cân vốn ta sẽ chủ yếu phân tích tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 – 1998 đến cán cân vốn dài hạn trong cán cân thanh toán của Việt Nam 2.2.2.1 Đầu tư trực tiếp: Ta sẽ xét chủ yếu đến Đầu tư trực tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FDI Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác... -5 50 -5 72 -7 49 -7 88 61 -2 19 -8 -8 94 Xuất khẩu 55 2074 2243 2530 2616 2493 2702 2810 2948 3272 2867 4176 5100 6030 Nhập khẩu 0 1915 2304 3153 3146 3040 3252 3382 3697 4050 3806 4395 5108 6924 1500 1832 3009 Triệu USD 1 Cán cân thương mại Xuất khẩu (FOB) Nhập khẩu (FOB) Nhập khẩu (CIF) Điều chỉnh theo F&I 3 Thu thập đầu tư -4 11 -2 36 -3 84 -5 43 -6 77 -4 29 -4 51 -4 77 -7 21 -8 11 -8 91 -1 219 -1 429 -2 168 Thu 28... http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/05/24/2943 - Đặng Lê (2007) – “Châu Á học được gì từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – Lấy từ http://dantri.com .vn - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia – Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – Lấy từ http://vi.wikipedia.org - ThS Nguyễn Thị Hiền (2010) – “Phân tích thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn hiện nay” – Lấy từ http://www.sbv.gov .vn Nhóm 7 – K09402B eri1441298162.doc PHỤ LỤC Phụ lục 1: Cán. .. với các nước trong khu vực vẫn được xem là vào mức độ nhẹ 2.2.3 Tác động đến cán cân bù đắp chính thức (OFB): Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các khoản mục sau: - Dự trữ ngoại hối quốc gia - Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác - Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia có lập cán cân thanh toán Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định... trong phân tích, ta coi mục dự trữ ngoại hối chính là cán cân bù đắp chính thức Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 – 1998 đã làm hạn chế dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam Khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình, nhưng lại cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt dữ trữ ngoại hối quốc gia Khi nguồn vốn của họ bị co lại, phần lớn nhà đầu tư nước... trách của chính phủ theo dõi sự biến động của lạm phát, tỷ giá hối đoá, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế, cán cân tài khoản vãn lai, nợ quốc gia, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để đề xuất các chính sách và điều tiết các chính sách cần thiết đảm bảo phát triển quốc gia bền vững với tăng trưởng tương đối cao • Kết luận cuối chương: Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á 1997 – 1998 đã . eri1441298162.doc 2.2 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 - 1998 đến cán cân thanh toán Việt Nam: 2.2.1 Tác động đến cán cân vãng lai (Current account – CA): Cán cân thanh toán quốc. dài hạn. Do vậy trong phần cán cân vốn ta sẽ chủ yếu phân tích tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 – 1998 đến cán cân vốn dài hạn trong cán cân thanh toán của Việt Nam. 2.2.2.1 Đầu. thanh toán quốc tế: (Cán cân thanh toán vãng lai, cán cân vốn): Khủng hoảng xảy ra khi các cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân thanh toán

Ngày đăng: 03/09/2015, 23:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010) – “Giáo trình tài chính quốc tế” – Nhà xuất bản Thống Kê.

  • GS. TS. Nguyễn Thị Cành (2009) – “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và những tác động của quá trình hội nhập” – Lấy từ http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/05/24/2943

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan