Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của việt nam

102 520 0
Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Vũ Hoàng Anh Lớp : Anh 2 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn Hà Nội - 2009 i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING XUẤT KHẨU 3 1.1. TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI 3 1.1.1. Tình hình tiêu thụ dầu thô 3 1.1.2. Tình hình sản xuất dầu thô 6 1.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu dầu thô trên thế giới 9 1.1.4. Tình hình giá cả dầu thô thế giới thời gian gần đây 14 1.1.5. Dự báo thị trường dầu thô thế giới trong những năm tới 14 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 15 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 15 1.2.2. Các bước xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu 20 1.2.3. Tổ chức thực hiện các chiến lược Marketing 29 1.2.4. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 33 2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 33 2.1.1. Trữ lượng và chiến lược khai thác dầu thô của Việt Nam 33 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thời gian qua 35 2.2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM 39 2.2.1. Thực tế phân tích SWOT ngành dầu khí Việt Nam 39 2.2.2. Đặc điểm một số thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam 45 2.2.3. Chiến lược Marketing trong xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam 49 ii 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM 63 2.3.1. Những kết quả nổi bật 63 2.3.2. Những tồn tại chủ yếu 64 2.3.3. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên 65 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƢỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 67 3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC MARKETING TRONG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 67 3.1.1. Một số quan điểm trong định hướng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 67 3.1.2. Những định hướng chủ yếu trong chiến lược Marketing xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 71 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƢỢC MARKETING 76 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoạt động thăm dò khai thác 76 3.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và cơ cấu thị trường 76 3.2.3. Nhóm giải pháp đảm bảo cơ cấu sản phẩm hợp lý 79 3.2.4. Nhóm giải pháp về chất lượng và giá cả trong cạnh tranh 82 3.2.5. Nhóm giải pháp xúc tiến thương mại 85 3.2.6. Nhóm các giải pháp khác 88 3.3. KIẾN NGHỊ 89 3.3.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô 89 3.3.2. Đối với Nhà nước 91 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Tiêu thụ dầu thô theo khu vực giai đoạn 2000-2007 3 Bảng 1.2. Mức tiêu thụ dầu thô của thế giới năm 2008 4 Bảng 1.3. Tiêu thụ dầu thô của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2007 5 Bảng 1.4. Sản xuất dầu thô của thế giới và các khu vực 7 Bảng 1.5. Sản xuất dầu thô của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2007 8 Bảng 1.6. Nhập khẩu dầu thô của thế giới và các khu vực 10 Bảng 1.7. Nhập khẩu dầu thô của 10 nước lớn nhất thế giới năm 2007 11 Bảng 1.8. Xuất khẩu dầu thô của thế giới và khu vực giai đoạn 2000-2007 12 Bảng 1.9. Xuất khẩu dầu thô của các nước OPEC những năm 2000-2007 13 Bảng 2.1. Xuất khẩu dầu thô từ năm 2000-2008 36 Bảng 2.2. Đặc tính kỹ thuật các chủng loại dầu thô Việt Nam 58 1 LỜI MỞ ĐẦU Dầu thô hay dầu mỏ, nguồn năng lượng quý hiếm số một trên thế giới, hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi một quốc gia và cũng là tiêu điểm chính trị, ngoại giao trên thế giới. Các nước công nghiệp phát triển có nhu cầu lớn về dầu thô thường cố gắng bù đắp những thiếu hụt bằng nguồn tài chính nhập khẩu khổng lồ của mình, trong khi các nước đang phát triển lại coi công nghiệp dầu mỏ là công cụ phát triển kinh tế. Việt Nam được đánh giá là nước có trữ lượng dầu thô lớn thứ 3 trong khu vực và thứ 31 trên thế giới với tổng trữ lượng trên 4,3 tỷ tấn dầu quy đổi. Từ năm 1987 đến nay, trị giá xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt 37,7 tỷ USD, khối lượng là 184,2 triệu tấn. Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đã góp phần quan trọng trong tổng thu ngân sách Nhà nước, ổn định hơn cán cân thanh toán, giúp đất nước thực hiện nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và thực hiện được các mục tiêu chiến lược của quốc gia. Thực tế, trong hoạt động xuất khẩu dầu thô, vấn đề thị trường và lựa chọn chiến lược Marketing sao cho phù hợp là nội dung quyết định. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường dầu thô trên thế giới hiện nay cũng như chiến lược phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên quốc gia của Nhà nước ta, xuất khẩu dầu thô Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, đặc biệt là những thách thức cho sự phát triển tối ưu. Ý thức được tình hình đó, em quyết định chọn đề tài: “ Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược Marketing trong kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận được kết cấu theo 3 chương như sau: 2 Chương 1: Tổng quan thị trường dầu thô thế giới và lý luận chung về chiến lược Marketing xuất khẩu. Chương 2: Thực trạng chiến lược Marketing trong kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam những năm qua. Chương 3: Định hướng và giải pháp cho chiến lược Marketing trong kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam những năm tới. Do những hạn chế về mặt thời gian, về tài liệu và về khả năng bản thân người thực hiện, nội dung khóa luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong trường cũng như thầy giáo hướng dẫn trực tiếp, PGS.TS Nguyễn Trung Vãn, và xin chân thành biết ơn. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING XUẤT KHẨU 1.1. TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI 1.1.1. Tình hình tiêu thụ dầu thô 1.1.1.1. Mức tiêu thụ của toàn thế giới những năm qua Nghiên cứu tình hình tiêu thụ dầu thô chính là xem xét cụ thể lượng cầu về mặt hàng này. Nhìn chung từ năm 1983 đến nay lượng tiêu thụ dầu thô toàn thế giới tăng đều qua các năm. Để có thể đánh giá chi tiết hơn tình hình, chúng ta tiếp tục xem xét lượng tiêu dùng dầu thô theo từng khu vực từ năm 2000 trở lại đây qua bảng 1.1. Bảng 1.1. Tiêu thụ dầu thô theo khu vực giai đoạn 2000-2007 (Đơn vị tính: triệu thùng/ngày) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Mỹ 23,5 23,6 23,7 24,1 25,4 25,6 25,4 25,5 Mỹ Latinh 4,9 5,1 5,0 4,8 4,9 5,1 5,2 5,5 Châu Âu- Đông Âu 19,6 19,7 19,7 19,9 20,1 20,3 20,5 20,2 Trung Đông 4,7 4,8 5,1 5,2 5,5 5,7 6,0 6,2 Châu Phi 2,5 2,5 2,5 2,6 2,6 2,8 2,9 3,0 Châu Á - TBD 21,1 21,2 21,9 22,7 24,0 24,4 24,9 25,5 Thế giới 76,3 76,9 77,9 79,3 82,5 83,9 84,9 85,9 Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2008 4 Bảng trên cho thấy, tiêu thụ dầu trong 8 năm kể từ năm 2000 đến nay khá ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm. Hai khu vực tiêu thụ dầu thô chính trên toàn thế giới là Bắc Mỹ và Châu Á – TBD, đến năm 2007, cả hai khu vực này có mức tiêu thụ gần bằng nhau và chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ dầu thô toàn cầu. Đứng thứ ba là Châu Âu và các nước Đông Âu với lượng tiêu thụ 20,2 triệu thùng một ngày vào năm 2007. Tiếp theo đó là khu vực Trung Đông với lượng tiêu thụ 6,2 triệu thùng / ngày. Mỹ Latinh khiêm tốn với vị trí thứ 5 – 5,5 triệu thùng / ngày. Và tiêu thụ ít dầu thô nhất thế giới là khu vực Châu Phi với con số 3 triệu thùng / ngày. Trong năm 2008, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiêu dùng về dầu mỏ có nhiều biến động. Cụ thể biểu hiện qua từng quý trong năm như sau: Bảng 1.2. Mức tiêu thụ dầu thô của thế giới năm 2008 (Đơn vị tính: triệu thùng/ngày) Thời gian Quý 1/2008 Quý 2/2008 Quý 3/2008 Quý 4/2008 Tổng tiêu dùng dầu thô toàn cầu 86,7 85,4 85,3 87,4 Nguồn: OPEC Bullentin 11 – 12/2008 Theo bảng trên, lượng tiêu thụ dầu thô trong quý 2 và quý 3 năm 2008 giảm so với năm 2007. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1983 đến nay, cầu trên thị trường dầu thô bị giảm. Tuy nhiên, bình quân lượng tiêu thụ năm 2008 là 86,2 vẫn tăng so với năm 2007. 1.1.1.2. Mức tiêu thụ của những nƣớc chủ yếu Có một nhận xét rằng cường độ tiêu thụ dầu thô ở các nước hiện nay bị thu hẹp nhiều so với năm 1970. Nguyên nhân chủ yếu là do các sức ép từ nhiều phía như: dầu thô là nguồn tài nguyên có hạn nên trữ lượng dầu đang ngày càng cạn kiệt, các nước xuất khẩu dầu thô buộc phải tính toán lại lượng 5 bán, mức giá và mức lợi nhuận hàng năm nhằm sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên quý hiếm không tái sinh này, đồng thời giảm thiểu những rủi ro kinh tế, kỹ thuật và chính trị trong buôn bán dầu…. Dưới đây là tình hình tiêu thụ dầu thô của những nước chủ yếu năm 2007: Bảng 1.3. Tiêu thụ dầu thô của 10 nƣớc đứng đầu thế giới năm 2007 (Đơn vị tính: triệu thùng/ngày) Số thứ tự Nước Lượng tiêu thụ 1 Mỹ 20,69 2 Trung Quốc 7,85 3 Nhật 5,05 4 Ấn Độ 2,74 5 Nga 2,69 6 Đức 2,39 7 Hàn Quốc 2,37 8 Canada 2,30 9 Brazil 2,19 10 Ả Rập Saudi 2,15 Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2008 Bảng 1.3 thống kê 10 nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới năm 2007, trong đó, Mỹ đứng đầu và vượt xa các nước còn lại với con số 20,69 triệu thùng/ngày; gần gấp 3 nước tiêu thụ nhiều thứ hai là Trung Quốc với 7,85 triệu thùng/ngày. Điều này rất dễ hiểu, vì nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ trên thực tế là rất lớn, phải thỏa mãn cho nền kinh tế với GDP đạt 13.811 tỷ 6 USD, chiếm 25,4% tổng GDP toàn cầu năm 2007. Nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới là Nhật Bản. Do khả năng tự cung tự cấp trong nước hầu như không đáng kể cho nên Nhật Bản phải dựa hầu hết vào nhập khẩu. Với GDP xếp thứ hai thế giới năm 2007, đạt 4.376 tỷ cùng một nền công nghiệp hiện đại, Nhật Bản đang là nước đi đầu trong việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này. Ấn Độ năm 2007, với lượng tiêu thụ là 2,74 triệu thùng/ngày, đã vượt Nga, Đức lên xếp vị trí thứ tư. Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Canada, Brazil hay Ả Rập Saudi cũng là những thị trường tiêu thụ dầu thô đáng kể trên thế giới trong những năm qua (Bảng 1.3). 1.1.2. Tình hình sản xuất dầu thô 1.1.2.1. Mức sản lƣợng trên toàn thế giới Dầu thô là dạng lỏng hỗn hợp của hydrocarbon đã được khai thác từ những mỏ dầu ở dưới lòng đất, nhờ công nghệ khoan và hút để đưa lên khỏi giếng dầu. Dạng hỗn hợp tự nhiên đầu tiên thu được này, theo quá trình công nghệ, được đưa vào các bể chứa tại cảng dầu hay các tàu dầu lớn, sau đó qua hệ thống ống dẫn dầu được chuyển đến nhà máy lọc dầu và chế biến ra các dạng sản phẩm dầu. Như vậy, sản lượng và chất lượng dầu thô khai thác được từ mỏ dầu sẽ quyết định công suất của mỗi nhà máy lọc dầu cũng như chất lượng của các chế phẩm từ dầu, quyết định quy mô toàn ngành công nghiệp dầu của mỗi nước. Nghiên cứu mức sản lượng dầu thô là cơ sở cho việc phân tích khả năng cung cấp và thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ cho việc phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Bảng 1.4 dưới đây cho thấy, đến năm 2007, sản xuất dầu thô trên thế giới tương đối ổn định, không có nhiều biến động. Khu vực sản xuất chính vẫn là khu vực Trung Đông với sản lượng 25,5 triệu thùng/ngày, chiếm 30,8% sản lượng toàn cầu. Tiếp đến là Châu Âu và Đông Âu với sản lượng 17,8 triệu thùng/ngày. Bắc Mỹ xếp thứ ba với con số 13,7 triệu thùng/ngày. [...]... Singapore và Tây Ban Nha vốn là những nền kinh tế phát triển truyền thống và các nền kinh tế mới nổi với tốc độ tăng trưởng cao 1.1.3.2 Tình hình xuất khẩu dầu thô trên thế giới a) Xuất khẩu dầu thô của thế giới và các khu vực Năm 2007, mức xuất khẩu dầu thô của thị trường toàn cầu đạt 44,83 triệu thùng/ngày so với 38,79 triệu thùng/ngày năm 2000 11 Bảng 1.8 Xuất khẩu dầu thô của thế giới và khu vực... để nhập khẩu phục vụ cơ sở lọc dầu trong nước Xuất khẩu dầu thô phải giảm hợp lý theo từng năm, sao cho đến năm 2020, Việt Nam sẽ chuyển từ nước xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu các thành phẩm xăng dầu thành quốc gia không chỉ tự túc mà còn tham gia xuất khẩu xăng dầu, đồng thời nhập khẩu dầu thô cho cơ sở lọc hóa dầu trong nước Đó cũng là bước ngoặt chiến lược từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh. .. động xuất khẩu ngày càng phát triển trên thị trường thế giới và đạt được mục tiêu đề ra Nếu như Marketing xuất khẩu trở nên cần thiết với tất cả các quốc gia, các công ty, hoạt động của Marketing xuất khẩu cũng chịu tác động của nhiều nhân tố khác như thị trường và môi trường của nó; lĩnh vực sản xuất; chiến lược xuất khẩu của quốc gia hay công ty với hai vấn đề trọng yếu khác là lựa chọn thị trường và. .. định chiến lược Marketing hỗn hợp cho sản phẩm xuất khẩu (sản phẩm, định giá, phân phối, xúc tiến)  Thực hiện và kiểm tra chiến lược Marketing xuất khẩu: - Trên cơ sở chiến lược Marketing xuất khẩu được đề ra, các doanh nghiệp tiến hành tổ chức thực hiện chiến lược thông qua các nguồn lực 19 - Kiểm tra chiến lược Marketing xuất khẩu nhằm đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được của chiến lược, ... là, môi trường hoạt động của Marketing xuất khẩu ở từng nước khác nhau nên không thể áp dụng toàn bộ chiến lược Marketing ở thị trường trong nước cho thị trường nước ngoài mà phải thích ứng phù hợp với từng khu vực thị trường nhất định Bốn là, Marketing xuất khẩu nhấn mạnh đến hoạt động thâm nhập vững chắc vào thị trường thế giới bằng các chiến lược sản phẩm bền vững, chiến lược giá, phân phối và xúc... lợi 1.1.3 Tình hình xuất nhập khẩu dầu thô trên thế giới 1.1.3.1 Tình nhập khẩu dầu thô a) Tổng mức nhập khẩu dầu thô trên toàn thế giới Dầu thô là mặt hàng có khối lượng giao dịch rất lớn trong thương mại quốc tế Đơn cử năm 2007, mức nhập khẩu hiện vật đạt 43,7 triệu thùng/ngày Thương mại dầu thô thế giới cũng mang tính chính trị rõ nét Nhà nước thường tác động mạnh đến buôn bán dầu thô nhằm đảm bảo... hiện và kiểm tra chiến lược Marketing xuất khẩu cũng tuân thủ các bước[16]:  Hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu: Trên cơ sở phân tích môi trường bên trong, bên ngoài mà hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu cho sản phẩm phù hợp với từng thị trường mục tiêu đã chọn, cụ thể là: - Trước hết, đánh giá và chọn thị trường mục tiêu xuất khẩu - Kế đến, hoạch định phương thức thâm nhập thị trường. .. theo Marketing xuất khẩu Có thể nói, Marketing xuất khẩu là sự phát triển chuyên sâu của Marketing quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu Marketing xuất khẩu là tiến trình kế hoạch và phối hợp thành công các yếu tố: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến để đưa hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến thị trường thế giới nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp xuất khẩu Từ những khái niệm về Marketing và Marketing. .. nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu cũng như tiêu dùng dầu thô Tổng nhập khẩu dầu thô của Mỹ năm 2007 là 10,01 triệu thùng/ngày, chiếm gần 25% nhập khẩu toàn cầu, gần gấp 3 Nhật Bản là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ nhì thế giới với 3,98 triệu thùng/ngày Trung Quốc từ vị trí số năm vào năm 2003, đã vượt lên thành nước nhập khẩu dầu thô thứ ba thế giới Ở vị trí thứ tư là Ấn Độ với lượng nhập khẩu 2,40 triệu... xuất khẩu dầu thô của ta không phải càng nhiều càng tốt Xuất khẩu dầu thô phải đảm bảo, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý hiếm không tái tạo này Xuất khẩu dầu thô phải được điều chỉnh về số lượng một cách hợp lý khi các cơ sở công nghiệp lọc hóa dầu đã khánh thành và đi vào hoạt động Xuất khẩu dầu thô phải gắn chặt với hợp tác quốc tế trong việc tìm kiếm và khai thác dầu thô ở nước ngoài để tái xuất khẩu . yếu của Việt Nam 45 2.2.3. Chiến lược Marketing trong xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam 49 ii 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT. QUÁT THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 33 2.1.1. Trữ lượng và chiến lược khai thác dầu thô của Việt Nam 33 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thời gian. đầu thế giới năm 2007 8 Bảng 1.6. Nhập khẩu dầu thô của thế giới và các khu vực 10 Bảng 1.7. Nhập khẩu dầu thô của 10 nước lớn nhất thế giới năm 2007 11 Bảng 1.8. Xuất khẩu dầu thô của thế

Ngày đăng: 03/09/2015, 18:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING XUẤT KHẨU

    • 1.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI

      • 1.1.1. Tình hình tiêu thụ dầu thô

      • 1.1.2. Tình hình sản xuất dầu thô

      • 1.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu dầu thô trên thế giới

      • 1.1.4. Tình hình giá cả dầu thô thế giới thời gian gần đây

      • 1.1.5. Dự báo thị trường dầu thô thế giới trong những năm tới

      • 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

        • 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

        • 1.2.2. Các bước xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu

        • 1.2.3. Tổ chức thực hiện các chiến lược Marketing

        • 1.2.4. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh

        • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

          • 2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

            • 2.1.1. Trữ lượng và chiến lược khai thác dầu thô của Việt Nam

            • 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thời gian qua

            • 2.2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM

              • 2.2.1. Thực tế phân tích SWOT ngành dầu khí Việt Nam

              • 2.2.2. Đặc điểm một số thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam

              • 2.2.3. Chiến lược Marketing trong xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam

              • 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM

                • 2.3.1. Những kết quả nổi bật

                • 2.3.2. Những tồn tại chủ yếu

                • 2.3.3. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan