Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

88 743 3
Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới ở phía Tây Bắc Việt Nam nơi đây là một vùng sinh thái nhân văn, có nhiều đặc thù là vùng có lợi thế về đa dạng sinh học là tiền đề cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng và phong phú về sản phẩm và là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta, tỉnh Lai Châu đã thu được những thành tựu nổi bật đặc biệt là đời sống nhân dân được nâng cao, an ninh quốc phòng được đảm bảo vững chắc, công bằng xã hội được duy trì ổn định. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu còn những khó khăn hạn chế nhất định như: địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp, các tập tục còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp manh tính độc canh và tự túc tự cấp. Ở các vùng núi cao, vùng sâu hẻo lánh đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn chưa ổn định, thường xuyên thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt, các dịch bệnh (bướu cổ, sốt rét, kiết lỵ, ) thường xảy ra. Cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn, sản xuất hàng hoá mòi nhọn chưa có, năng suất lao động thấp hàng năm trung bình trợ cấp 80 - 90% ngân sách tỉnh. Theo quyết định số 1232/GĐ.TTg ngày 24/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ thì tỉnh Lai Châu có 102 xã đặc biệt khó khăn, được phân bố trên 8 huyện. Đó là huyện: Điện Biên, Mường Lay (biên giới Việt Lào); Mường Tè (giáp với hai nước Lào và Trung Quốc); Sìn Hồ, Phong Thổ (biên giới Việt 1 Trung), Tủa Chùa (vùng cao); Tuần Giáo (quốc lé 6), Điện Biên Đông (vùng cao). Những xã đặc biệt khó khăn có những vị trí rất quan trọng đặc biệt là an ninh quốc phòng. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu và vùng xa(gọi tắt là chương trình 135) của Đảng và chính phủ thì vùng đặc biệt khó khăn đòi hỏi cấp bách phải phát triển tương xứng với vị trí và vai trò của nó. Xuất phát từ ý nghĩ và yêu cầu đó em chọn nghiên cứu đề tài " Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu". 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . - Dùa trên những vấn đề lý luận và phương pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đối nghèo ở những xã đặc biệt khó khăn. - Phân tích và đánh giá thực trạng riển khai chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. - Đưa ra những phương hướng, mục tiêu và đề suất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế xã hội ở những xã đặc biệt khó khăn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Tập chung nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình 135, thực trạng đời sống dân cư, điều kiện phát triển kinh tế xã hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội ở những xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2 Để đảm bảo các yêu cầu của đề tài trong quá trình nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp em áp dụng các phương pháp cơ bản sau. - Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét sự vận động của sự vật trong mỗi quan hệ phổ biến và quan hệ chặn chẽ với nhau, đánh giá sự phát triển của sự vật trong điều kiện phát triển lịch sử cụ thể. - Chuyên đề sử dụng các phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, mô hình toán, phương pháp phân tích kinh tế Nhằm xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn vẹn và trong trạng thái động. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. Chương I: Những vấn đề cơ bản của chương trình 135 Chương II:Thực trạng quá trình triển khai chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Chương III:Phương hướng và những giải pháp việc triển khai chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: Tiến sĩ Phạm Văn Khôi và sự nỗ lực của bản thân, đề tài đã được hoàn thành. Tuy nhiên do khả năng có hạn, thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, em mong được sự góp ý thêm của thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Văn Khôi và các thầy cô giáo trong khoa KTNN - PTNT trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội. 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Uỷ ban dân téc và miền núi: Văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) Tập 1 - Hà Nội, tháng 1 năm 2000. 2. Báo cáo: Kết quả thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa năm 1999 - 2000 và kế hoạch năm 2001. Trình quốc hội khóa X, kỳ họp năm 2001. Tháng 11 năm 2000. 3. Tạp chí chương trình 135 sè 2/2001. 4. UBND Tỉnh Lai Châu. Sở Kế hoạch và đầu tư: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình 135 năm 1999 - 2000. 5. UBND Tỉnh Lai Châu: Quyết định của UBND Tỉnh Lai Châu. V/v cụ thể hóa qui chế quản lý đầu tư và xây dựng chương trình phát triển KT - XH các xã ĐBKK, biên giới (gọi tắt là CT 135) trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 6. Tổng hợp qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc chương trình 135 Tỉnh Lai Châu - Giai đoạn 1999 - 2005. 7. Dự án chương trình 135 ở Lai Châu. 8. Uỷ ban dân téc và miền núi vụ pháp chế. Một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân téc và miền núi (1993 - 1999). NXB Văn hóa dân téc Hà Nội 2000. 4 - CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁC Xà ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN: Các xã đặc biệt khó khăn là thuận ngữ được sử dụng trong CT 135 theo quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/05/1997 của Uỷ ban Dân téc và miền núi đã quy định tiêu chí và phân định từng khu vực theo trình độ phát triển ở vùng dân téc - miền núi để có cơ sở đầu tư phát triển và vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát hợp với từng khu vực, từng đối tượng có hiệu quả ở vùng dân téc - miền núi. Do đồng bào các dân téc sống xen ghép ở miền núi, sau nhiều năm đầu tư phát triển đã hình thành ba khu vực theo trình độ phát triển. Khu vực I: Khu vực bước đầu phát triển. : Khu vùc bíc ®Çu ph¸t triÓn. Khu vực II: Khu vực tạm ổn định. : Khu vùc t¹m æn ®Þnh. Khu vực III: Khu vực khó khăn. : Khu vùc khã kh¨n. Xét về các điều kiện về kinh tế - xã hội, ở khu vực III so với các khu vực là vùng tập trung chủ yếu các xã đặc biệt khó khăn. Nh vậy các xã đặc biệt khó khăn căn cứ vào năm tiêu chí đánh giá sau: * Địa bàn cư trú: Các xã đặc biệt khó khăn là những xã nằm ở vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới, hải đảo và nằm trên khu vực núi cao, địa hình, địa chất phức tạp. Độ cao trung bình cao so với mặt nước biển, nằm trên nền địa chất có tuổi rất cổ. Khoảng cách của các xã đến các trung tâm kinh tế văn hóa khá xa vào khoảng trên 20 km cho nên việc đi lại, giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong khu vực và với khu vực khác gặp rất nhiều khó khăn, nhưng lại có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. 5 * Cơ sở hạ tầng: Cơ cấu hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn thấp kém chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khă, nhiều xã chưa có đường ô tô vào xã, các tuyến đường vào đến xã chủ yếu là đường bộ và phương tiện chủ yếu là ngựa thồ, xe thồ, đến mùa mưa còn có nhiều đoạn đường bị sạt lở và ngập lụt. Công trình điện hầu hết các xã chưa có lưới điện quốc gia, có xã thậm chí không có cả thủy điện nhỏ gia đình. Vấn đề nước sạch ở các xã này gặp rất nhiều khó khăn, các xã cách các suối sông rất xa nên rất khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày gây ra rất nhiều bệnh tật. Trường học và bệnh xá rất thấp kém, các líp học chủ yếu là các xã tự làm bằng tre nứa không đảm bảo khi mùa mưa bão, các trạm y tế xã không đủ dụng cụ, thuốc men. Các dịch vụ khác hầu nh không có, nếu có thì chất lượng rất kém. * Các yếu tố xã hội: Trình độ văn hóa quá thấp, tỷ lệ mù chữa và thất học trên 60%, tập tục lạc hậu, không có thông tin cho nên việc vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các vấn đề về y tế, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình rất kém. * Điều kiện sản xuất: Khó khăn, thiếu thốn, sản xuất giản đơn, tự cấp tự túc là chủ yếu. Nhiều vùng sản xuất mang tính tự nhiên hái lượm, chủ yếu phát rừng làm nương rẫy, du canh du cư. * Về đời sống: Sè hộ đói nghèo trên 60% số hộ của xã. Đời sống thực sự khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra. Mức thu nhập bình quân đầu người quá thấp, thấp nhất so với cả nước, mức thu nhập được quy ra gạo với mức là dưới 13 kg gạo người/tháng. 2. ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC Xà ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN. 2.1. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng phát triển nông lâm nghiệp là chủ yếu. 6 Kinh tế các xã đặc biệt khó khăn vẫn còn mang đậm tính chất thuần nông. Xét về cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu sảnphẩm, sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng gần nh tuyệt đối, cơ cấu công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ bé. Tính thuần nông do lực lượng sản xuất ở nông thôn chưa phát triển, chưa có sự phân công lao động rõ nét. Chính vì thế mà sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa thấp, năng suất đất đai, năng suất lao động, thu nhập và đời sống nhân dân thấp. 2.2. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng có trình độ phát triển lao động thấp. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng sinh sống và làm việc một cộng đồng chủ yếu là người dân téc Ýt người, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp mang tính tự nhiên hái lượm, chủ yếu là phát rừng làm nương rẫy, các hoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho cộng đồng nông thôn. Nên các xã đặc biệt khó khăn là vùng có thu nhập và đời sống, trình độ văn hóa, khoa học và công nghệ thấp hơn đô thị. Các xã đặc biệt khó khăn có trình độ phát triển trước hết ở trình độ lao động trong nông nghiệp - nông thôn thấp, do hệ thống tổ chức sản xuất, hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển và do cá xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ sinh rất cao, dân số đông 2.3. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng đang gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu hạ tầng còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại cho tổ chức và lưu thông hàng hóa. Mạng lưới điện thiếu quy hoạch, thiếu an toàn tổn thất điện lớn nên giá điện cao. Mạng lưới 7 thủy lợi không đồng bộ nên hiệu quả sử dụng thấp. Cơ sở chế biến và bảo quản nông sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Rừng bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, đồi núi trọc tăng lên, hiện có khoảng 10 triệu ha đất hoang trọc. Gây khó khăn cho bảo vệ môi trường và giải quyết úng hạn cục bộ ở nhiều vùng. Tỷ lệ tăng dân số khá cao nên gây sức ỳ trên nhiều mặt về ruộng đất, nhà ở, việc làm, thời gian nông nhàn rất cao. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, đời sống văn hóa cộng đồng chậm được cải thiện, thông tin liên lạc, truyền thanh truyền hình hầu như chưa có. Bộ máy quản lý hành chính xã thôn và trình độ quản lý của cán bộ xã thôn còn rất non yếu, đa số mới đạt trình độ cấp I, cấp II một số cán bộ xã thông chưa nói được tiếng phổ thông (tiếng Việt) cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn theo hướng công nghiệp hiện đại hóa. 2.4. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng còn có tiềm năng quý hiếm chưa được khai thác. Các xã đặc biệt khó khăn có nhiều giá trị truyền thống mang đậm tính đa văn hóa, đa sắc dân téc. Chính quyền này đã làm cho vùng có những tiềm năng du lịch rất lớn: Du lịch với đồng bào dân téc người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình. Chợ tình Sa Pa - Lào Cai, hay các đám rước làng hội làng ở các vùng nông thôn đồng bằng. Ngoài ra các xã đặc biệt khó khăn còn chiếm đại đa số tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng biển của đất nước. Hầu hết các nguồn lực quý hiếm này chưa được khai thác và đưa vào sử dụng. Những nguồn lực 8 này nếu được khai thác phục vụ tại chỗ thì công nghiệp chế biến sẽ phát triển và sẽ kích thích nông nghiệp nông thôn phát triển. II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135. 1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT: Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân téc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thông các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. 2. MỤC TIÊU CỤ THỂ: 2.1. Giai đoạn từ năm 1998 đến 2000: Về cơ bản không còn các hộ đói nghèo kinh niên, mỗi năm giảm được 4 - 5% hộ nghèo. Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hót phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụ xã; phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hóa, thông tin: 2.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005: Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005. Bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hót trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã 9 hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn. 3. NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135. 3.1. Quy hoạch bố trị lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, sóc ở những nơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống. 3.2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hóa. 3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuât và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thủy điện nhỏ. 3.4. Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình. 3.5. Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, sóc, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. * Nhận xét: Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ phù hợp với điều kiện cụ thể của các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới. Mặc dù nội dung mục tiêu và nhiệm vụ Chương trình 135 hợp lòng dân, nhưng một số địa phương chưa quán triệt sâu sắc mục tiêu và nhiệm vụ chương trình đến dân chưa sát dán, chưa tiến nhanh đến mục tiêu, đội ngò cán bộ địa phương và cơ sở của các địa phương chưa vượt lên ngang tầm với nhiệm vô. Nh vậy các địa 10 [...]... thực hiện có hiệu quả Chương trình 28 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU A ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - Xà HỘI Ở NHỮNG ƯAX ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA TỈNH LAI CHÂU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA CÁC Xà ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 1 Vị trí * Vị trí địa lý: các xã đặc biệt khó khăn ở trên địa bàn tỉnh Lai. .. chế quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135; nội dung công tác kế hoạch hoá ở các cấp, biện pháp lồng ghép các chương trình; phương pháp thực hiện Chương trình để xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập; cơ chế dân chủ công khai để thực hiện Chương trình 135, Năm 1999, tỉnh Cao Bằng là tỉnh có số lượng học viên cao nhất với 4390 người tham gia học tập, trong đó có: ... từ các chương trình dự án khác Nguồn vốn này chủ yếu là nguồn vốn các chương trình dự án khác đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn được lồng ghép với chương trình 135 nhằm tránh trường hợp đầu tư trùng lặp trên cùng một xã Số vốn các chương trình khác đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn cao hơn vốn đầu tư của Chương trình 135 20 Việc lồng ghép chương trình 135 với các chương trình, ... Trong vùng có 13 loại đất chính, chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn đỏ vàng - Nhóm đất đỏ vàng gồm có: Đất đỏ vàng trên đá sét Đất đỏ vàng trên đá biến chất Đất đỏ vàng trên đá mác ma axit - Nhóm đất mùn đỏ vàng gồm có: Đất mùn đỏ vàng trên đá sét 31 Đất mùi đỏ vàng trên đá mác ma axit Đất mùn vàng nhạt trên đá cát - Ngoài ra còn có: Đất phù sa sông suối, đất dốc tụ và đất nâu vàng trên phù... tướng Chính phủ quyết định nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện chương trình Thực hiện lồng ghép chương trình 135 với các chương trình dự án khác đang đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn 1.1.2 Phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện chương trình; phối hợp với các địa phương để trực tiếp chỉ đạo xây dựng... chế quản lý, vận hành chương trình theo hướng đã được quy định tại thông tư liên tịch 416/1999 TTLT/BKH-UBDT MM-TCXD, để chương trình 135 thực sự là chương trình của dân, do dân và vì dân, tạo ra những chuyển biến tích cực, thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế - xã hội vùng dân téc và miền núi IV KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC 18 Sau Hội nghị toàn quốc triển khai Chương. .. khó khăn; Chương trình xây dựng Trung tâm cum xã đầu tư trên 200 tỷ đồng xây dựng nhiều trung tâm cụm xã trên địa bàn chương trình 135 và nhiều chương trình, dự án trong và ngoài nước đã ưu tiên đầu tư vào khu vực này Một số tỉnh thuộc phạm vi chương trình đã giành 48,7 tỷ đồng từ ngân sách địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số xã khu vực III chưa được chương trình 135 đầu tư trong năm... Chương trình do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vào ngày 06 - 07/01/1999, hầu hết các tỉnh đã tổ chức Hội nghị "quán triệt mục tiêu nội dung Chương trình 135" đến cán bộ lãnh đạo các ngành, các huyện, xã và nhân dân các xã đặc biệt khó khăn; công khai mức đầu tư và chủ trương, giải pháp chính sách chủ yếu thực hiện mục tiêu chương trình Ban chỉ đạo chương trình đã tổ chức họp báo giới thiệu về chương trình và. .. vốn này cho các công trình khác ngoài các đối tượng đã nêu trên Nhằm đầu tư có hiệu quả chương trình 135, để tránh trường hợp xã có trạm y tế mà không có trường học và giao thông Qua hai năm thực hiện đầu tư, ngân sách Nhà nước đã đầu tư nh sau: * Diện đầu tư cơ sở hạ tầng chương trình 135: Năm 1999 là 1.200 xã bao gồm 1.012 xã đặc biệt khó khăn và 188 xã biên giới trên địa bàn 37 tỉnh, với số vốn từ... Định kỳ ban chỉ đạo chương trình 135 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện chương trình Ban chỉ đạo là đầu mối phối hợp hoạt động các Bộ ngành địa phương về các lĩnh vực: Huy động nguồn lực, bố trí và sử dụng các nguồn vốn, lồng ghép các chương trình dự án, thực hiện giải pháp chính sách, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình 2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG TẠI . TÀI. Chương I: Những vấn đề cơ bản của chương trình 135 Chương II :Thực trạng quá trình triển khai chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Chương III:Phương hướng và những giải pháp việc triển. " Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu& quot;. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . - Dùa trên những vấn đề lý luận và phương pháp luận. hình thực hiện chương trình 135, thực trạng đời sống dân cư, điều kiện phát triển kinh tế xã hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội ở những xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 4.

Ngày đăng: 03/09/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan