Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone

65 221 1
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển sôi động hơn nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp việt nam đó là điều kiện kinh doanh ngày càng mở rộng thì môi trường cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn. Áp lực cạnh tranh đang đè nặng lên cai các chủ thể kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghệ cao, dịch vụ truyền thông... Con đường để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua những thách thức và hòa nhập vào nền kinh tế năng động là cần phải từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh khoa học, có kế hoạch thực hiện lâu dài cũng như quản lý chặt chẽ kế hoạch đó. Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự quan tâm một cách đầy đủ tới công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự phát triển của hoạt động đầu tư đang góp phần không nhỏ tác động tới sự chuyển đổi trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và các thành phần đơn vị kinh tế nói riêng. Với một sinh viên của khoa Kinh Tế Đầu Tư trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân em nhận thức được tâm quan trọng đó. Qua thời gian thực tập thực tế tại Công ty truyền thông vinaphone, cùng với sự giúp đỡ của ThS. Trần Thị Mai Hoa và các anh chị cán bộ công nhân viên tại công ty đã giúp em hoàn thiện được chuyên đề: “ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone”.Bố cục của chuyên đề gồm 3 chương:CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONECHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VINAPHONE

MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG 4 LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2 VIỄN THÔNG 2 1/ Cơ sở lý luận về cạnh tranh – năng lực cạnh tranh 2 1.1.Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với phát triển: 2 1.2.Năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh 3 2/ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông: 8 2.1Khái niệm đầu tư và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh: 8 2.2 Vai trò của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông:. .9 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông 10 2.3.1 Sự phát triển của thị trường viễn thông 10 2.3.2 Môi trường pháp lý chính sách của nhà nước 10 2.3.3 Đối thủ cạnh tranh 11 2.3.4 Nhân tố khách hàng 11 2.4Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông 11 2.4.1Cạnh tranh sản phẩm: 11 2.4.2 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm: 12 2.4.3 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm 15 2.4.4 Cạnh tranh bằng các công cụ khác 15 2.4.5 Cạnh tranh về thời cơ thị trường: 16 2.5Nội dung Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông 17 2.5.1 Đầu tư nâng cao năng lực kỹ thuật, công nghệ 17 2.5.2 Đầu tư nâng cao năng lực nhân sự 17 2.5.3 Đầu tư nâng cao năng lực thương hiệu 18 2.5.4 Đầu tư nâng cao năng lực dịch vụ chăm sóc khách hàng: 18 2.6 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông 18 2.6.1Chỉ tiêu đánh giá kết quả 18 2.6.1.1 Gia tăng thị phần 18 2.6.1.2 Năng lực tài chính 19 2.6.1.3 Hiện đại hoá và gia tăng cơ sở vật chất – kỹ thuật công nghệ 19 2.6.1.4 Nguồn nhân lực 20 2.6.1.5 Thương hiệu 20 2.6.1.6 Số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ 21 2.6.1.7 Doanh thu tăng thêm 21 2.6.2Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 22 2.6.2.1Doanh thu tăng thêm / Tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh 22 2.6.2.2 Lợi nhuận tăng thêm / Tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh 22 CHƯƠNG II 23 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE 23 1.Giới thiệu về công ty 23 1.1Lịch sử hình thành và phát triển: 23 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 24 1.3 Cơ cấu tổ chức 26 2.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 28 2.1 Năng lực tài chính: 28 2.2.Về năng lực kỹ thuật, máy móc thiết bị: 29 2.3.Về năng lực nhân sự: 30 3.Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của công ty 30 3.1 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu 30 3.2.1.1Phân tích những cơ hội, thách thức 32 4.Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 32 4.1 Quy mô và nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 32 4.1.1 Quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 33 4.1.2 Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 34 4.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 36 4.2.1 Đầu tư công nghệ viễn thông 36 4.2.2 Đầu tư hạ tầng viễn thông 38 4.2.3 Đầu tư đa dạng hoá sản phẩm – các gói cước 40 4.2.4 Đầu tư nguồn nhân lực 41 4.2.5.1Đầu tư cho hoạt động Marketing 44 4.2.5.2Các hoạt động đầu tư khác 46 5.1 Những kết quả và hiệu quả đạt được 47 5.1.1 Chỉ tiêu và kết quả 47 5.1.2 Chỉ tiêu hiệu quả 51 5.2 Hạn chế và nguyên nhân tồn tại 51 5.2.1 Về vốn đầu tư 51 5.2.2Về đầu tư nâng cao công nghệ: 51 5.2.3 Về cơ sở hạ tầng viễn thông 51 5.2.4 Về đầu tư sản phẩm – dịch vụ 51 5.2.5 Về đầu tư nguồn nhân lực 52 5.2.6 Về đầu tư marketing 52 5.2.7 Hoạt động đầu tư khác 52 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VINAPHONE 53 1/ Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty cổ phần thương mại vinaphone: 53 1.1Phương hướng phát triển: 53 1.2Mục tiêu phát triển: 53 2/ Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại vinaphone trong thời gian tới: 54 2.1 Đa dạng hoá các nguồn huy động vốn 54 2.2 Tăng cường vốn đầu tư công nghệ 55 2.1Tăng cường đầu tư hạ tầng viễn thông 55 2.2Tăng cường đầu tư sản phẩm – dịch vụ mới 56 2.5 Tăng cường đầu tư dịch vụ chăm sóc khách hàng 56 2.6 Tăng cường marketing 57 2.7 Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực 57 2.8 Phòng ngừa rủi ro 58 3. Kiến nghị 59 KẾT LUẬN 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng quy mô vốn đầu tư của công ty (tỷ đồng) 29 Bảng 1: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone giai đoạn 2008-2012 33 Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012 (Đơn vị: tỷ đồng) 34 Bảng 3: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012 34 Bảng 4: Vốn đầu tư phát triển của Công ty phân theo các nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh (tỷ đồng) 36 Bảng 5: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012 38 Bảng 6: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cơ sơ hạ tầng viễn thông của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012 39 Bảng 7: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm – gói cước của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012 40 Bảng 8: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012 42 Bảng 9: Tổng hợp số lượng - chất lượng lao động tính đến ngày 31/12/2012 43 Bảng 10: Chi trả tiền lương cho người lao động (trĐ) 44 Bảng 11: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012 45 Bảng 12: Vốn đầu tư khác của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012 46 Bảng 13: Bảng kết quả đo kiểm chất lượng mạng VinaPhone 49 LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển sôi động hơn nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp việt nam đó là điều kiện kinh doanh ngày càng mở rộng thì môi trường cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn. Áp lực cạnh tranh đang đè nặng lên cai các chủ thể kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghệ cao, dịch vụ truyền thông Con đường để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vượt qua những thách thức và hòa nhập vào nền kinh tế năng động là cần phải từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh khoa học, có kế hoạch thực hiện lâu dài cũng như quản lý chặt chẽ kế hoạch đó. Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự quan tâm một cách đầy đủ tới công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự phát triển của hoạt động đầu tư đang góp phần không nhỏ tác động tới sự chuyển đổi trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và các thành phần đơn vị kinh tế nói riêng. Với một sinh viên của khoa Kinh Tế Đầu Tư trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân em nhận thức được tâm quan trọng đó. Qua thời gian thực tập thực tế tại Công ty truyền thông vinaphone, cùng với sự giúp đỡ của ThS. Trần Thị Mai Hoa và các anh chị cán bộ công nhân viên tại công ty đã giúp em hoàn thiện được chuyên đề: “ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone”. Bố cục của chuyên đề gồm 3 chương: CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VINAPHONE 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG 1/ Cơ sở lý luận về cạnh tranh – năng lực cạnh tranh 1.1. Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với phát triển: - Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dung hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dung (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả và cạnh tranh phi giá cả. - Vai trò của cạnh tranh đối với phát triển: Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí 2 sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ. Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước. Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại, ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội. 1.2. Năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý. Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về 3 Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, hkó có thể định lượng. Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây. 4 Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa háo số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới. Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế. Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. - Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh: + Thứ nhất đó là trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như ISO 9000, ISO 1400. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài 5 giỏ i và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phả i thiế t lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi. + Thứ hai là yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn và trình độ khoa học công nghệ. Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kĩ thuật của sản phảm, mẫu mã, chất lượng và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng t ăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững. Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn. Một nguồn lực nữa thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là trình độ công nghệ. Công nghệ là phương pháp là bí mật, là công thức tạo ra sản phẩm. 6 [...]... tranh và là động lực thúc đẩy công ty viễn thông đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Khách hàng sẽ lựa chọn công ty viễn thông nào có những dịch vụ tốt nhất, giá cả phải chăng nhất Muốn đáp ứng được điều kiện đó buộc công ty chứng khoán phải không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, công nghệ, nhân lực 2.4 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông 2.4.1 Cạnh tranh sản phẩm: Là tổng thể... động Để tồn tại và cạnh tranh với các công ty viễn thông lâu năm đó, công ty viễn thông mới ra đời phải không ngừng đầu tư công nghệ hiện đại, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa ra dịch vụ hấp dẫn Nhưng bên cạnh đó công ty viễn thông mới cũng là đối thủ cạnh tranh đáng chú ý với các công ty viễn thông đang hoạt động vì nhiều công ty trong số này có vốn lớn nên có thể đầu tư các công nghệ hiện đại... việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh là yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các công ty viễn thông vì những lý do sau: - Đầu tư là con đường duy nhất tạo ra sức mạnh cạnh tranh của mỗi công ty viễn thông trên thị trường, bởi vì chỉ có qua việc đầu tư công ty viễn thông mới đổi 9 mới cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật - công nghệ, nguồn nhân lực, ... chất lượng dịch vụ, uy tín thì luôn có thể thu hút được đông đảo khách hàng Do vậy đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đóng vai trò quyết định trong chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận của mỗi công ty viễn thông 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông 2.3.1 Sự phát triển của thị trường viễn thông Một thị trường viễn thông phát... trường viễn thông sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty 2.6.1.2 Năng lực tài chính Công ty luôn chú trọng đầu tư vào lĩnh vực tài chính vì vậy vốn đầu tư và vốn kinh doanh của công ty có quy mô lớn, là nền tảng đảm bảo cho công ty viễn thông tiến hành các hoạt động hướng tới lợi nhuận cao nhấtm mở rông thêm các lĩnh vực hoạt động và đầu tư được công nghệ tiên tiến làm góp phần nâng cao. .. hình là năm 2012, Vinaphone đã thu về hơn 10 nghìn tỷ đồng lợi nhuận cho mình Điều này chứng tỏ Công ty đang ngày càng phát triển và dần trở thành đối thủ cạnh tranh đang gờm cho Viettel và Mobifone 22 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE 1 Giới thiệu về công ty 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: - Công ty Dịch vụ Viễn thông là tổ chức... cạnh tranh thu hút được nhân tài từ các công ty lớn Vì thế các công ty viễn thông có kinh nghiệm cũng phải không ngừng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững và nâng cao vị thế của mình 2.3.4 Nhân tố khách hàng Nhân tố khách hàng đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào Với công ty viễn thông thì khách hàng là trọng tâm của sự cạnh tranh và là động lực. .. công bằng trên thị trường, các công ty viễn thông phải phát triển bằng thực lực của mình Để phát triển hoạt động kinh 10 doanh các công ty không có cách nào khác ngoài việc đầu tư cho công nghệ, máy móc, nhân lực, cải tiến dịch vụ để thu hút khách hàng và nâng cao lợi nhuận 2.3.3 Đối thủ cạnh tranh Các công ty viễn thông mới ra đời phải cạnh tranh với các công ty viễn thông đã hoạt động lâu năm trong... và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ sớm bị bão hoà Yêu cầu này đòi hỏi phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó 2.5 Nội dung Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông 2.5.1 Đầu tư nâng cao năng lực kỹ thuật, công nghệ Năng lực về kỹ thuật, công nghệ là một trong những tiêu chí quan trọng nhất biểu hiện sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Nó thể hiện ở số... là giúp Ban Thường vụ, Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng - Văn phòng công đoàn: Tham mưu và trực tiếp thực hiện công tác văn phòng 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 2.1 Năng lực tài chính: Nhìn chung, năng lực tài chính của công ty so với các doanh nghiệp viễn thông khác trên thị . nâng cao năng lực cạnh tranh 32 4.1.1 Quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 33 4.1.2 Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 34 4.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE CHƯƠNG. đầu tư và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh: 8 2.2 Vai trò của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông: . .9 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh

Ngày đăng: 03/09/2015, 13:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với phát triển:

  • 1.2. Năng lực cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan