Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186)

110 645 4
Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THÚY HẰNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ MINH SƯ CỦA THÁI BÁ LỢI Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. Nguyễn Đăng Điệp HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô trong Tổ Lí luận văn học, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, gia đình, nhà trường, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Kính mong các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc lượng thứ và góp ý. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thúy Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thúy Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 6. Đóng góp của luận văn 6 7. Phương pháp nghiên cứu 6 8. Kết cấu luận văn 6 NỘI DUNG 8 CHƢƠNG 1. MINH SƯ TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 8 1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử 8 1.1.1. Quan niệm truyền thống 8 1.1.2. Quan niệm hiện đại 10 1.2. Tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam 16 1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử thời trung đại 16 1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử từ thể kỷ XX đến năm 1945 18 1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ 1945-1975 20 1.2.4. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 22 1.3. Quá trình sáng tác và hành trình tới Minh Sư 27 1.3.1. Quá trình sáng tác của Thái Bá Lợi 29 1.3.2. Đường tới Minh sư 31 CHƢƠNG 2. CẢM QUAN HIỆN THỰC LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MINH SƯ 34 2.1. Hệ vấn đề trong tiểu thuyết Minh sƣ 35 2.1.1. Dựng nghiệp mở cõi, khẳng định chủ quyền 36 2.1.2. Vấn đề hoà giải hoà hợp dân tộc 50 2.1.3. Thân phận con người trong và sau chiến tranh 57 2.2. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Minh sư 66 2.2.1. Những nhân vật cấp tiến 61 2.2.1.1. Nguyễn Hoàng- vị anh hùng dân tộc 61 2.2.1.2. Những nhân vật là thuộc hạ thân tín của Nguyễn Hoàng 67 2.2.2. Những nhân vật thủ cựu 71 CHƢƠNG 3. NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT MINH SƯ 76 3.1. Tổ chức kết cấu và điểm nhìn nghệ thuật 76 3.1.1. Tổ chức kết cấu 76 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật 79 3.2. Cách tạo dựng không khí lịch sử 82 3.2.1. Nghệ thuật tả 82 3.2.2. Nghệ thuật kể 85 3.2.3. Cách xây dựng nhân vật theo nguyên mẫu lịch sử 87 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 91 3.3.1. Ngôn ngữ lịch sử trang trọng, cổ kính 91 3.3.2. Ngôn ngữ giản dị bắt nguồn từ đời sống 94 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Là thể loại có truyền thống lâu đời trong nền văn học dân tộc, tiểu thuyết lịch sử luôn lấy các sự kiện, biến cố lịch sử làm chất liệu nghệ thuật chủ đạo. Trải qua rất nhiều biến động, có thời kỳ phát triển rầm rộ, cũng có khi tạm lắng xuống nhưng tiểu thuyết lịch sử luôn lặng lẽ chảy trong nguồn mạch của văn học dân tộc. Chọn mảng hiện thực đặc biệt, các nhà tiểu thuyết lịch sử đã quay về quá khứ, còn quá khứ là điểm tựa để suy xét các giá trị và truy tìm chân lý của một cộng đồng. Bakhtin đã từng nói: “Tiểu thuyết lịch sử trở thành thứ tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài người là thành quả rực rỡ có giá trị như một bước nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chương thế giới” [40]. Tiểu thuyết lịch sử không phải đơn thuần chỉ là mô tả, tái hiện lại một thời kỳ với những nhân vật lịch sử mà trên những trang giấy ấy vẫn bàng bạc một nỗi niềm khắc khoải về những vấn đề hiện tại. 1.2. Nhìn lại nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nay, bên cạnh những gương mặt quen thuộc, văn đàn nước ta cũng ghi nhận sự bứt phá của nhiều cây bút chuyên tâm về đề tài lịch sử như Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh Trong số đó không thể không kể đến những đóng góp của Thái Bá Lợi với tiểu thuyết Minh sư. Tiểu thuyết của Thái Bá Lợi là những suy ngẫm sâu xa về lịch sử, đặt ra những vấn đề gắn liền với khát vọng mở mang bờ cõi, khẳng định chủ quyền, khẳng định giá trị dân tộc trong những cơn trở dạ của lịch sử. Minh sư được dư luận bạn đọc đánh giá cao. Tác phẩm đã nhận giải thưởng Văn học Việt Nam năm 2010 và giải thưởng Đông Nam Á năm 2013, đánh dấu sự đột phá của thể tài lịch sử Việt Nam. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, những bài viết và công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Minh sư của Thái Bá 2 Lợi chưa nhiều. Đặc biệt, chưa có công trình nào đi sâu, tìm hiểu về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bằng nghệ thuật tái hiện khoáng đạt, Thái Bá Lợi đã dựng lại thời Chúa Tiên - Nguyễn Hoàng mở nước, góp thêm một tiếng nói khám phá xã hội và con người Việt Nam cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII. Nguyễn Hoàng - một nhân vật lịch sử đã đi qua hơn bốn trăm năm đến nay vẫn làm hậu thế sửng sốt, khâm phục trước tài năng, đức độ của ông. Đây là cuốn tiểu thuyết đạt được nhiều thành công về phương diện nghệ thuật: sử dụng kết cấu ''truyện lồng trong truyện" tổ chức đa điểm nhìn nghệ thuật, tiếng nói đa thanh… Và hơn thế tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn, dân chủ mà nhà văn đã gửi gắm qua bức thông điệp về thân phận con người trong và sau chiến tranh, những cách nhìn khác nhau về những sự kiện, những nhân vật lịch sử. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi để nghiên cứu với mục đích tìm hiểu một cách tường tận hơn giá trị của tiểu thuyết, những đóng góp của nhà văn đồng thời thấy được sự chuyển động của tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tiểu thuyết lịch sử trong cái nhìn của giới nghiên cứu Về tiểu thuyết lịch sử A.Dumas có quan điểm về lịch sử như sau: “Lịch sử là gì? Đó chính là cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi thôi''. Quan điểm của A.Dumas gắn liền với những tác phẩm xuất sắc của ông, và về một phương diện nào đó, nó cũng chính là sự đúc rút kinh nghiệm nghệ thuật của một đời văn. Quan niệm này của A.Dumas có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy nghệ thuật của các nhà tiểu thuyết lịch sử về sau. GS. TS Trần Đình Sử trong bài Suy nghĩ lịch sử và tiểu thuyết lịch sử cũng nhận định về tiểu thuyết lịch sử như sau: "Tiểu thuyết lịch sử ngày nay thay đổi khuynh hướng tự sự vĩ mô chủ yếu gồm vĩ nhân và đại tự sự bằng tự 3 sự mảnh ghép, gia tộc, cá nhân, từ lịch đại chuyển sang đồng đại Có thể nói, đó là khuynh hướng mới trong tiểu thuyết lịch sử trên thế giới" [10; 467]. Tác giả nhận ra tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã có sự đổi mới. Đó là sự chuyển hướng văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử và phải được coi là một bước đột phá, một bước tiến, một hướng có tính phổ biến trên thế giới. PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa có nhận định như sau: "Khác với truyền thống coi lịch sử là đại lịch sử (đã xong xuôi), lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại khẳng định lịch sử là quá trình chưa hoàn tất mà đang được cấu tạo lại với sự xuất hiện của các tiểu thuyết lịch sử '' [10; 6]. Nhà nghiên cứu khẳng định tiểu thuyết lịch sử là diễn ngôn lịch sử bằng nghệ thuật, nhà văn có quyền cấu tạo lịch sử theo quan điểm cá nhân, lịch sử khi đi vào tiểu thuyết thì người viết phải tổ chức trên cơ sở hư cấu và nguyên tắc trò chơi vốn là một nghệ thuật. Trong luận án tiến sĩ Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh có viết: “Sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết lịch sử hơn 10 năm qua ghi nhận những đổi mới quan trọng với nhiều tác phẩm gây tiếng vang dư luận. Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử cũng đang có những đóng góp vào việc cách tân tiểu thuyết và văn học đương đại'' [38]. Trong Tọa đàm về bộ tiểu thuyết triều Trần của Hoàng Quốc Hải, nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng: “Trong bốn chiều cạnh của lịch sử là bối cảnh, sự kiện, con người và tinh thần lịch sử, thì nhà văn Hoàng Quốc Hải đã truyền đạt được cái tinh thần của lịch sử, đó là tinh thần quật khởi của dân tộc ta dưới triều đại nhà Trần. Đây là thành công cốt lõi của tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải” [18]. Trong bài Đọc Tổ quốc kêu gọi suy nghĩ về vấn đề khám phá và sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử, Đoàn Thị Hương nhấn mạnh đến một số phương 4 diện như: sự kết hợp nghiên cứu tinh thần lịch sử nghiêm túc với sự sáng tạo nghệ thuật tương đối linh hoạt, việc vận dụng sử liệu một cách chủ động, sáng tạo hình tượng ở tiểu thuyết lịch sử… Lấy dẫn chứng cụ thể ở Tổ quốc kêu gọi, tác giả khẳng định thành công của tác phẩm trong một giai đoạn mới” [23]. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến lại có quan điểm ủng hộ lối viết hư cấu lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp và cho rằng: đây là đặc điểm của lối tư duy tiểu thuyết, do đó người viết có thể tạo ra mối quan hệ thân mật, thân tình, thậm chí suồng sã đối với nhân vật lịch sử. Điều này thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc. “Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, Quang Trung, Gia Long thể hiện con người thật của họ với những ham mê, dục vọng thường tình, những nỗi khắc khoải số phận và những tình cảm yêu ghét, tức giận thông thường’’[21]. 2.2. Những ý kiến đề cập trực tiếp tới Minh sư TS Đỗ Hải Ninh trong bài Lịch sử như là sự tưởng tượng về lịch sử cho rằng tiểu thuyết lịch sử Minh sư có cách tiếp cận lịch sử khá mới mẻ và độc đáo “Với ông lịch sử như là giả thiết, là những suy nghiệm'' [43]. Tác giả cho rằng, Thái Bá Lợi coi lịch sử như là tự sự, hay nói cách khác, là sự tưởng tượng về lịch sử, chính điều đó khiến cho việc tiếp nhận tác phẩm trở nên cởi mở, mỗi người đọc có thể tự chọn cách ứng xử với tác phẩm và tự hình dung về lịch sử theo cách riêng của mình. Trong bài Những cách tân của Minh sư - Thái Bá Lợi tác giả Huỳnh Thu Hậu cho thấy: “Sự cách tân của tác phẩm trước hết được thể hiện ở nghệ thuật trần thuật. Sự phá vỡ trần thuật theo kết cấu tuyến tính”. Trong tác phẩm có sự đan xen giữa hiện thực - quá khứ. Sự đảo lộn trật tự tạo nên kết cấu lắp ghép. Bên cạnh đó sự cách tân nghệ thuật viết đi chênh vênh giữa sự thật lịch sử và hư cấu [16]. 5 Trong bài Nhân trị hòa giải của Nguyễn Chí Hoan viết: “Tiểu thuyết Minh sư có hai tuyến truyện; tuyến truyện về thân thế nhân vật Tư Trà và tuyến lịch sử mở cõi của Nguyễn Hoàng và công sư thân tín của ông. Cả hai tuyến song tấu những giai điệu đầy ngẫm ngợi về hòa giải và hòa hợp trên nhiều thực trạng. Tác phẩm dựng lên nhân vật trọng tâm Nguyễn Hoàng là người tài năng, đức độ, ứng xử khoan hòa ” [17]. Bài Biện chứng của một giai đoạn lịch sử bi hùng của tác giả Tấn Phong khẳng định: “Tiểu thuyết Minh sư không đi sâu vào miêu tả những tranh giành ngôi vị, những tranh chấp phe nhóm mà chủ yếu đi vào tập trung khắc họa tính cách nhân vật Chúa Tiên”. Thái Bá Lợi hết lòng đi vào ca tụng Nguyễn Hoàng và thẳng thắn biện chứng, không ngại nói những điều khó nói của một thời kỳ lịch sử đất nước [49]. Như vậy, ta có thể khẳng định Tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi có một vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc. Đây là tác phẩm có giá trị để có thể nghiên cứu đi tới tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, khám phá giá trị về nội dung, nghệ thuật trong tiểu thuyết Minh sư của Thái Bá Lợi. Từ đó, khẳng định tài năng và những đóng góp của tác giả vào tiến trình văn học Việt Nam từ sau 1986. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về thể loại tiểu thuyết. - Vận dụng những kiến thức lý luận trên vào việc tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi . 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu [...]... Chương 1 Minh sư trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 1.1 Sự nở rộ của tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam đương đại 1.2 Quá trình sáng tác và hành trình tới Minh sư Chương 2 Cảm quan về hiện thực lịch sử của Thái Bá Lợi 7 2.1 Hệ vấn đề trong tiểu thuyết Minh sư 2.2 Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Minh sư Chương 3 Những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Minh sư 3.1 Tổ... sử cũng có những mức độ khác nhau Thái Vũ coi các yếu tố nghệ thuật chỉ là đường viền trang trí trong tiểu thuyết lịch sử Điều quan trọng ở người viết tiểu thuyết lịch sử là phải tôn trọng tính chính xác của tư liệu lịch sử: "Khi tôi nói, tôi viết tiểu thuyết về lịch sử sự thật là tôi không viết tiểu thuyết lịch sử mà biên niên sử có ghi Hư cấu nhưng không phải là bịa Tôi viết tiểu thuyết về lịch sử. .. sự ràng buộc của đề tài Việc chọn một sự kiện, một giai đoạn hay 16 một nhân vật lịch sử để phản ánh trong tác phẩm đòi hỏi nhà văn phải có vốn kiến thức văn hoá, lịch sử ngôn ngữ nhất định Từ đó, nhà tiểu thuyết lịch có thể miêu tả chân thực lịch sử và làm sinh động lịch sử: "Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao... tiểu thuyết lịch sử Minh sư của nhà văn Thái Bá Lợi nhận giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2010 và giải thưởng Đông Nam Á 2013 Có thể nói không quá rằng, tiểu thuyết lịch sử đang lên ngôi trên văn đàn Việt Nam và đang được giới sáng tác nhiệt tình hưởng ứng, tiểu thuyết lịch sử phát triển phong phú và đa dạng với nhiều xu hướng khác nhau * Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết lịch sử sau 1975 Tiểu. .. cả tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết lãng mạn Tiểu thuyết lịch sử đã mở rộng cái nhìn đối với nhiều thời đại trong quá khứ Với việc tự do sáng tác đã tạo cơ hội cho lĩnh vực đề tài lịch sử bắt đầu sống lại và trở thành một trong những đề tài chủ chốt của văn học Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng với những bộ tiểu thuyết. .. Cách tạo dựng không khí lịch sử 3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 MINH SƯ TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM 1.1 Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử 1.1.1 Quan niệm truyền thống Văn học Việt Nam thời trung đại đã xuất hiện tiểu thuyết lịch sử có giá trị và in đậm quan niệm của văn chương trung đại Ở những tiểu thuyết này, chúng ta có thể tìm thấy nhiều tư liệu lịch sử chính xác, toàn diện... dân chủ, những cây bút tiểu thuyết lịch sử bắt đầu hồi sinh và trở thành một trong những đề tài chủ chốt của văn học Tiểu thuyết lịch sử nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng với những bộ tiểu thuyết cỡ lớn, như muốn chứng minh cho tiềm năng bị bỏ quên của nó Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại là giáo dục lịch sử và góp phần giải quyết những vấn đề của thời hiện tại Sự... Bão táp cung đình (Hoàng Quốc Hải), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) 6 Đóng góp của luận văn - Vận dụng cơ sở lý luận về thể loại tiểu thuyết tìm hiểu những giá trị về tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi - Khẳng định sự độc đáo của Thái Bá Lợi trong sáng tác thể tài tiểu thuyết lịch sử đồng thời qua đó thấy được vị trí của nhà văn trong nền tiến trình văn xuôi Việt Nam đương đại 7 Phƣơng pháp nghiên... Cách thứ nhất đặt yêu cầu phải tái hiện trung thực lịch sử, gọi là quan niệm truyền thống về tiểu thuyết lịch sử Cách thứ hai coi lịch sử chỉ là phương tiện để đạt đến những mục đích khác nhau, gọi là quan niệm hiện đại về tiểu thuyết lịch sử 1.2 Tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam 1.2.1 .Tiểu thuyết lịch sử thời trung đại Trong giai đoạn đầu của thời kỳ trung đại, văn học Việt Nam vẫn tuân thủ... của độc giả Đứng trước sự giao thoa của thời đại, một số cây bút tiểu thuyết lịch sử có nhu cầu tổng kết lịch sử Họ muốn đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc từ đó để "ôn cố tri tân" Với khát vọng trên, họ muốn cách tân thể loại tiểu thuyết lịch sử khiến cho độc giả ngày càng quan tâm, chú ý Tiểu thuyết lịch sử sau 1975 mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhà tiểu . của các nhà tiểu thuyết lịch sử về sau. GS. TS Trần Đình Sử trong bài Suy nghĩ lịch sử và tiểu thuyết lịch sử cũng nhận định về tiểu thuyết lịch sử như sau: " ;Tiểu thuyết lịch sử ngày nay. việc tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi . 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6 5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi được. hiện thực lịch sử của Thái Bá Lợi. 7 2.1. Hệ vấn đề trong tiểu thuyết Minh sư 2.2. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Minh sư Chương 3. Những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Minh sư. 3.1.

Ngày đăng: 03/09/2015, 10:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan