Tính toán kiểm nghiệm hệ thống cung cấp

54 420 0
Tính toán kiểm nghiệm hệ thống cung cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính toán kiểm nghiệm hệ thống cung cấp

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP LỜI NÓI ĐẦU Xã hội ngày càng tiến bộ, chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước của nhà nước ta đang được xúc tiến mạnh mẽ. Để phục vụ vận chuyển cho nền công nghiệp hiện đại, cũng như nhu cầu đi lại ngày càng lớn của người dân, việc phát triển công nghiệp ôtô là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại, vận chuyển không chỉ dừng lại ở việc “đi tới nơi, về tới chốn” mà còn đòi hỏi tính tiện nghi, êm dịu. Do đó, nền công nghiệp ôtô hiện đại cần phải đảm bảo được sự an toàn khi vận hành, tính thoải mái, êm dịu cho người sử dụng và điều khiển nhẹ nhàng cho người lái. Ôtô là phương tiện chuyên chở hàng hóa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu, chế tạo ôtô là điều cần làm ở nước ta. Là sinh viên ngành cơ khí động lực, sau khi học các học phần Trang bị điện và điện tử động cơ, trang bị điện và điện tử thân xe, vi điều khiển… thì việc tìm hiểu, nghiên cứu, tính toán và thiết kế hệ thống điện trong xe là rất thiết thực và bổ ích. Để giúp sinh viên rèn luyện được kỹ năng tìm hiểu thông tin, củng cố, ứng dụng lý thuyết vào thực tế và bước đầu làm quen với việc nghiên cứu, tính toán kiểm nghiệm các hệ thống điện – điện tử trên xe, mỗi sinh viên đều được nhận Đồ án Trang bị điện và điện tử động lực. Trong khuôn khổ nhiệm vụ được giao, em xin trình bày nhiệm vụ Tính toán kiểm nghiệm hệ thống cung cấp. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Việt Hải. Dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cùng sự cố gắng, nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian quy định. Tuy nhiên, do kiến thức hiểu biết có hạn, điều kiện tham khảo thực tế chưa có nhiều nên trong đồ án không thể không có sự sai sót, nhầm lẫn. Do vậy, em mong các thầy thông cảm và chỉ bảo thêm để em hoàn thiện hơn trong quá trình học tập và công tác sau này. Đà Nẵng, ngày 06 tháng 10 năm 2013 Sinh viên thực hiện -1- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CUNG CẤP TRÊN ÔTÔ 1.1. Công dụng Hệ thống cung cấp điện có nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải với một hiệu điện thế ổn định ở mọi điều kiện làm việc của ôtô máy kéo. Để cung cấp năng lượng cho các phụ tải trên ô tô, cần phải có bộ phận tạo ra nguồn năng lượng có ích. Nguồn năng lượng này được tạo ra từ mát phát điện trên ô tô. Khi động cơ hoạt động, máy phát cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho acquy. Để đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động một cách hiệu quả, an toàn thì năng lượng đầu ra của máy phát và năng lượng yêu cầu cho các tải điện phải thích hợp với nhau. 1.2. Yêu cầu - Phải luôn tạo ra một điện áp ổn định (13,8V – 14,2V đối với hệ thống điện 14V hoặc 27 - 28V với hệ thống điện 24V) trong mọi chế độ làm việc của phụ tải. - Máy phát phải có cấu trúc và kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp và tuổi thọ cao. - Có độ bền cao trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lớn, có thể làm việc ở những vùng có nhiều bụi bẩn, dầu nhớt và độ rung động lớn. - Acquy có độ bền cao, đặc tính phóng nạp thỏa mãn quá trình khởi động của động cơ. - Ít châm sóc và bảo dưỡng 1.3. Phân loại Hệ thống cung cấp trên ô tô có 2 dạng chính sau: - Hệ thống cung cấp với máy phát điện một chiều. -2- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Hình 1.1 – Sơ đồ hệ thống cung cấp dùng máy phát một chiều 1 - Máy phát; 2 - Bộ ắc quy; 3 - Đồng hồ ampe; 4 - Bộ điều chỉnh điện. - Hệ thống cung cấp với máy phát xoay chiều. Hình 1.2 – Sơ đồ hệ thống cung cấp dùng máy phát xoay chiều 1-Máy phát; 2-Bộ điều chỉnh điện; 3-Khóa điện; 4-Đồng hồ ampe; 5-Phụ tải. -3- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Hai sơ đồ tuy có cách nối dây khác nhau nhưng đều bao gồm hai nguồn năng lượng là ắc quy và máy phát mắc song song. Tuỳ thuộc vào giá trị phụ tải và chế độ làm việc của ô tô máy kéo, mà acquy, máy phát sẽ riêng biệt hoặc đồng thời cả hai cung cấp năng lượng cho các bộ phận tiêu thụ (phụ tải). Ngoài ra, tùy thuộc vào cấu tạo các bộ phận khác của hệ thống cung cấp mà ta có sự phân loại khác nhau như: - Acquy: là nguồn cung cấp năng lượng phụ trên ô tô. - Bộ điều chỉnh điện (BĐCĐ) làm nhiệm vụ: phân phối chế độ làm việc giữa acquy và máy phát; hạn chế và ổn định thế hiệu của máy phát để đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị điện trên xe; hạn chế dòng điện của máy phát để đảm bảo an toàn cho các cuộn dây của nó. Gồm bộ điều chỉnh điện áp, điều chỉnh dòng điện, điều chỉnh dòng điện ngược… - Bộ chỉnh lưu: chỉ có trong hệ thống cung cấp dùng máy phát xoay chiều để biến dòng xoay chiều thành dòng một chiều cung cấp cho các phụ tải trên xe cũng như nạp vào acquy. 1.4. Các thông số cơ bản của hệ thống cung cấp - Công suất máy phát: Phải đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các tải điện trên xe hoạt động. Thông thường, công suất của các máy phát trên ôtô hiện nay vào khoảng P mf = 700 – 1500W. - Dòng điện cực đại: Là dòng điện lớn nhất mà máy phát có thể cung cấp thông thường thì I max = 70 – 140A. - Tốc độ cực tiểu và tốc độ cực đại của máy phát: n max , n min phụ thuộc vào tốc độ của động cơ đốt trong. - Nhiệt độ cực đại của máy phát t o max : Là nhiệt độ tối đa mà máy phát có thể hoạt động. - Điện áp hiệu chỉnh: Là điện áp làm việc của bộ tiết chế U hc = 13,8 – 14,2V (với hệ thống 12V), và U hc = 27 – 28V (với hệ thống 24V). -4- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Chương 2. CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP 2.1. Máy phát điện 2.1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu 2.1.1.1. Công dụng Máy phát là nguồn điện chính trên ô tô máy kéo, nó có nhiệm vụ: - Cung cấp điện cho tất cả các phụ tải. - Nạp điện cho ắc quy ở các số vòng quay trung bình và lớn của động cơ. 2.1.1.2. Phân loại - Máy phát trên ô tô máy kéo, theo tính chất dòng điện phát ra có thể chia làm hai loại chính: + Máy phát điện một chiều. + Máy phát điện xoay chiều. - Máy phát điện một chiều, theo tính chất điều chỉnh chia ra: + Loại điều chỉnh trong (bằng chổi điện thứ ba). + Loại điều chỉnh ngoài (bằng bộ điều chỉnh điện kèm theo). - Các máy phát điện một chiều loại điều chỉnh trong có kết cấu đơn giản, có khả năng hạn chế và tự động điều chỉnh dòng điện máy phát theo số vòng quay. Tuy vậy nó có nhiều nhược điểm như: + Phải luôn luôn nối mạch điện với ắc quy chúng mới làm việc được. + Cản trở việc điều chỉnh thế hiệu của máy phát. + Làm giảm tuổi thọ của ắc quy. - Máy phát điện xoay chiều, theo phương pháp kích thích chia ra: + Loại kích thích bằng nam châm vĩnh cửu. + Loại kích thích kiểu điện từ (bằng nam châm điện). - Theo số pha của dòng điện máy phát cung cấp ta có: + Máy phát 1 chiều. + Máy phát xoay chiều. 2.1.1.3. Yêu cầu Máy phát điện trên ô tô máy kéo làm việc trong những điều kiện đặc biệt, vì thế chúng phải đáp ứng được các yêu cầu chính sau: -5- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP - Chịu được rung sóc bụi bẩn và làm việc tin cậy trong môi trường có nhiệt độ cao, có nhiều hơi dầu mỡ nhiên liệu. - Tuổi thọ cao. - Kích thước và trọng lượng nhỏ, giá thành thấp. So với máy phát một chiều thì máy phát xoay chiều có nhiều ưu điểm hơn, vì nó không có vòng đổi điện và cuộn dây rô to đơn giản hơn do đó có tuổi thọ cao hơn và dễ dàng trong bảo dưỡng. 2.1.2. Máy phát điện một chiều 2.1.2.1. Cấu tạo Cấu tạo của máy phát điện một chiều bao gồm các bộ phận sau: - Phần cảm (Stato) gồm: vỏ máy, các má cực trên quấn cuộn dây kích thích. + Vỏ máy: Làm bằng thép ít các bon có từ dư và thường được chế tạo bằng cách uốn thép tấm thành ống rồi hàn lại. Trên vỏ có các cửa sổ để thông gió, kiểm tra và lắp các chổi điện. + Má cực: Được dập nguội hoặc chồn nguội từ phôi hình trụ bằng thép ít các bon và bắt chặt vào vỏ máy bằng các vít. Quanh má cực quấn cuộn dây kích thích bằng dây đồng tiết diện tròn với một hoặc hai lớp sơn cách điện. Hình 2.1 – Kết cấu máy phát điện một chiều trên ô tô 1-Cửa thông gió;2- Puli dẫn động; 3,6- Các nắp trước và sau;4-Phần ứng;5-Vỏ. -6- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP - Phần ứng (Roto): Gồm trục máy phát điện, khối thép từ được chế tạo bằng cách ép chặt các lá thép điện kỹ thuật dày 0,5 1,0 mm, có hình dạng đặc biệt lên trục, sao cho các chỗ khuyết của chúng tạo thành rãnh để lắp đặt các khung dây. + Cuộn dây phần ứng: là tập hợp rất nhiều khung dây được quấn vào các rãnh của khối thép từ sau khi đã lót lớp cách điện. Các đầu khung dây được hàn vào các phiến đồng của vành đổi điện.Cuộn dây roto có thể được quấn theo hai phương pháp: quấn xếp hoặc quấn sóng. Hiinh 2.2 – Kết cấu lõi thép phần ứng (a) và cách lắp với trục (b) 1,3-Vòng kẹp;2-Rãnh vòng; 4-Chỗ lắp vành đổi điện;5-Màng cách điện; 6- Lá thép. + Vành đổi điện: gồm nhiều phiến đồng có dạng đặc biệt ghép xen kẽ với các tấm mica cách điện hoặc nhựa cách điện cao cấp. Vành đổi điện được chế tạo bằng hai phương pháp: lắp ghép hoặc đúc với nhựa thành khối liền rồi lắp chặt lên trục máy phát điện. Hình 2.3 – Cấu tạo vành đổi điện bằng mica và chất dẻo 1-Mica cách điện;2-Phiến đồng;3-Ống thép;4-Côn thép(hoặc chất dẻo đối với loại cách điện bằng chất dẻo) ;5-Côn mica -7- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP - Giá đỡ chổi điện: Được lắp trên nắp hoặc vỏ máy. Một nửa số giá đỡ được lắp cách điện với mát, nửa còn lại nối với mát. Để giảm tia lửa điện sinh ra khi máy phát làm việc, chổi điện được lắp như trên hình 2.4: tức là không lắp theo chiều hướng kính mà chếch đi một góc khoảng 26 O 28 O và tỳ sát vào thành dẫn hướng phía trước. Với cách lắp như vậy, khi roto quay: lực ma sát từ phía vành đổi điện tác dụng lên chổi điện sẽ làm giảm áp lực và ma sát giữa chổi điện và thành dẫn hướng. Đồng thời, sự tiếp xúc giữa vành đổi điện và chổi điện được đảm bảo tốt hơn, ít bị mất tiếp xúc do rung động nên giảm được tia lửa hồ quang chỗ tiếp xúc. Hình 2.4.Giá đỡ chổi điện. 1-Thân giá đỡ; 2-Chổi điện; 3-Đòn ép; 4-Lò xo. - Chổi điện: được chế tạo từ hỗn hợp grafít, đồng và các chất phụ khác có tác dụng giảm điện trở và tăng khả năng chịu mài mòn của chổi. - Ổ bi: roto của máy phát được đặt trên hai ổ bi lắp ở hai nắp. Các ổ bi được bôi trơn bằng mỡ đặc. Để giảm tiếng ồn, một số kết cấu có thể thay ổ bi bằng ổ trượt. - Dẫn động máy phát: được thực hiện từ trục khuỷu động cơ thông qua puli và đai truyền. Trên puli có thể làm các cánh quạt gió để làm mát máy phát. 2.1.2.2. Đặc tính máy phát điện một chiều a) Đặc tính tự kích thích Là đồ thị biểu diễn quan hệ U mf =f(n) với dòng điện tải khác nhau (Hình 2.5). Đặc tính này cho phép đánh giá hiệu suất sử dụng mạch từ của máy phát. Khi số -8- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP vòng quay tăng lên thì hiệu điện thế máy phát cũng tăng theo. Số vòng quay mà thế hiệu máy phát đạt đến giá trị định mực được gọi là số vòng quay ban đầu. Hình 2.5 – Đặc tính tự kích thích của máy phát điện một chiều b) Đặc tính ngoài Là các đường biểu diễn quan hệ U mf =f(I mf ) khi n=const (Hình 2.6). Đặc tính này liên quan đến quá trình sử dụng và các phương án điều chỉnh điện áp và dòng điện máy phát. Từ đồ thị ta có thể thấy khi số vòng quay máy phát tăng, đặc tính ngoài có xu hướng dịch lên trên và sang phải. Song ở mỗi số vòng quay khi dòng điện tải tăng thì thế hiểu của nó giảm và quá các điểm giới hạn thì thế hiệu máy phát sẽ giảm rất nhanh đến không. Hình 2.6 – Đặc tính ngoài của máy phát điện một chiều (n 0 <n 3 ) -9- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP c) Đặc tính tải Là đồ thị biểu diễn quan hệ I mf =f(n). Nó cho phép đánh giá khả năng làm việc của máy phát khi có tải ở số vòng quay khác nhau. Hình 2.7 – Đặc tính tải của máy phát một chiều 2.1.3. Máy phát điện xoay chiều Trên ô tô máy kéo sử dụng hai loại máy phát điện xoay chiều là máy phát xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu và máy phát xoay chiều kích thích kiểu điện từ (bằng nam châm điện). Các máy phát kích thích bằng nam châm vĩnh cửu, do công suất hạn chế nên chủ yếu chỉ được sử dụng trên xe máy và máy kéo. Gần đây, kỹ thuật đã chế tạo được những hợp kim từ mới có chất lượng cao, nên loại máy phát này bắt đầu có khả năng sử dụng được trên ô tô. Máy phát kích thích bằng nam châm vĩnh cửu có loại một pha và ba pha. Loại ba pha công suất có thể đạt tới 400VA hoặc lớn hơn. Máy phát nam châm vĩnh cửu có nhiều ưu điểm hơn hẳn các máy phát kích thích kiểu điện từ như: làm việc tin cậy, kết cấu đơn giản, không có cuộn dây quay, hiệu suất cao, ít nóng, mức nhiễu xạ vô tuyến thấp. Nhưng chúng cũng có một số nhược điểm quan trọng là: khó điều chỉnh thế hiệu, công suất hạn chế, giá thành cao, trọng lượng lớn hơn loại kích thích kiểu điện -10- [...]... máy phát -17- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Do cuộn dây stato có hệ số tự cảm lớn nên máy phát có đặc tính tự hạn chế dòng điện Đường đặc tính tải theo tốc độ I mf=f(n) khi thế hiệu chỉnh lưu U cl =const và dòng kích thích Ikt =const Hình 2.17 – Đặc tính tải – tốc độ I=f(n) khi U=const của máy phát xoay chiều a) Đặc tính máy phát khi có bộ hạn chế dòng; b) Đặc tính máy phát có tính chất tự... đi-ốt - Bộ chỉnh lưu 8 đi-ốt - Bộ chỉnh lưu 14 đi-ốt Hiện nay trên ô tô, thông dụng nhất là bộ chỉnh lưu cầu 3 pha, nhờ cấu tạo đơn giản, tính ổn định, tuổi thọ cao, phù hợp với điều kiện làm việc của hệ thống cung cấp trên ô tô -19- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Hình 2.18 – Bộ chỉnh lưu mạch cầu 3 pha 6 đi-ốt Hình 2.18 là bộ chỉnh lưu đơn giản và hiệu quả với máy phát công suất nhỏ Tuy nhiên,... châm; 2 Các má cực; 3 Cuộn dây cố định của Stato + Thông dụng nhất là loại rôto nam châm hình sao Loại này có ưu điểm là hệ số sử dụng vật liệu lớn Số cực nam châm thường là sáu, vì nếu tăng số cực lên nữa thì hệ số sử dụng vật liệu lại kém đi -11- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Hình 2.9 – Roto nam châm hình sao 1 Nam châm hình sao; 2 Hợp kim không dẫn từ; 3 Trục Roto Nhược điểm của rôto nam... có vòng tiếp điện gồm những bộ phận chính là: rôto, stato, các nắp, puli, cánh quạt và bộ chỉnh lưu (bộ chỉnh lưư có thể tính hoặc không tính vào thành phần cấu tạo của máy phát, tuỳ theo nó được đặt trong máy phát hay riêng biệt bên ngoài) -14- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Hình 2.13 – Máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ 1 Stato và cuộn dây; 2 Roto; 3 Cuộn kích thích; 4 Quạt... hài bậc 3, làm tăng công suất máy phát khoảng 10 – 15% (hình 4.19) Trong một số máy phát, người ta còn sử dụng 3 đi-ốt nhỏ (diode trio) mắc từ các pha để cung cấp cho cuộn kích đồng thời đóng ngắt đèn báo nạp -20- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Hình 2.19 – Sơ đồ máy phát có bộ chỉnh lưu mạch cầu 3 pha 8 đi-ốt 1 Cuộn Stato; 2 Cuộn kích thích; 3 Tiết chế 2.3 Bộ điều chỉnh 2.3.1 Công dụng, phân... hiệu và dòng điện máy phát, hệ thống điều chỉnh cần phải có một số bộ phận chức năng liên kết với nhau 2.3.3 Các bộ điều chỉnh sử dụng trên máy phát điện ô tô 2.3.3.1 Bộ điều chỉnh điện áp loại rung a) Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của BĐC điện áp loại rung được thể hiện như trên hình 2.21 -24- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Hình 2.21 – Sơ đồ BĐC điện... dòng điện và từ thông của cuộn dây từ hoá thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi thế hiệu của máy phát, do sự cản trở của suất điện động tự cảm, tức là rơ le có quán tính từ lớn -26- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP - Để giảm quán tính từ của rơ le: cần phải sử dụng các sơ đồ đặc biết để gia tốc quá trình tăng giảm từ thông trong lõi thép của rơ le Phổ biến nhất hiên nay là sơ đồ dùng điện trở... điều chỉnh Mặt khác, đối với các máy phát hệ ≥24V thì biện pháp này ít hiệu quả: khi rơ le làm việc vẫn có tia lửa mạnh ở tiếp điểm Những nhược điểm cơ bản trên làm giảm độ tin cậy và tính ổn định làm việc của BĐC điện áp hai nấc Vì thế mà BĐC điện áp loại này ít được sử dụng *) Vấn đề bù nhiệt trong BĐC điện áp loại rung -31- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP U mftb = Ta có biểu thức về thế hiệu... mạch phụ tải -32- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Hình 2.26 – Sơ đồ nguyên lý BĐC dòng điện Trong BĐC điện dùng cho máy phát một chiều, BĐC dòng điện được sử dụng cùng với BĐC điện áp Trên hình 2.27 là sơ đồ nối dây (a) và đặc tính của máy phát khi làm việc với hai loại rơ le này ở những số vòng quay khác nhau Hình 2.27 – Sơ đồ nối BĐC điện áp và BĐC dòng điện a Sơ đồ; b Đặc tính * Nguyên lý... mang cực tính của cực từ tiếp xúc với nó Như vậy các móng của hai tấm bích trở thành những cực khác tên xen kẽ nhau của rôto Để tránh mất mát từ, thường thường trục rôto được chế tạo bằng thép không dẫn từ hay nam châm được đặt lên trục qua một ống lót không dẫn từ Rôto hình móng có một loạt các ưu điểm, như: - Nạp từ có thể tiến hành sau lắp ghép; -12- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP - Từ . 2013 Sinh viên thực hiện -1- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CUNG CẤP TRÊN ÔTÔ 1.1. Công dụng Hệ thống cung cấp điện có nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho các. chiều. -2- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Hình 1.1 – Sơ đồ hệ thống cung cấp dùng máy phát một chiều 1 - Máy phát; 2 - Bộ ắc quy; 3 - Đồng hồ ampe; 4 - Bộ điều chỉnh điện. - Hệ thống cung cấp. U hc = 13,8 – 14,2V (với hệ thống 12V), và U hc = 27 – 28V (với hệ thống 24V). -4- TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP Chương 2. CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP 2.1. Máy phát điện 2.1.1.

Ngày đăng: 02/09/2015, 21:50

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CUNG CẤP TRÊN ÔTÔ

    • 1.1. Công dụng

    • 1.2. Yêu cầu

    • 1.3. Phân loại

    • 1.4. Các thông số cơ bản của hệ thống cung cấp

    • Chương 2. CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP

      • 2.1. Máy phát điện

        • 2.1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu

          • 2.1.1.1. Công dụng

          • 2.1.1.2. Phân loại

          • 2.1.1.3. Yêu cầu

          • 2.1.2. Máy phát điện một chiều

            • 2.1.2.1. Cấu tạo

            • 2.1.2.2. Đặc tính máy phát điện một chiều

            • 2.1.3. Máy phát điện xoay chiều

              • 2.1.3.1. Máy phát xoay chiều kích thích bằng Nam châm vĩnh cửu

              • 2.1.3.2. Máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ

              • 2.2. Bộ chỉnh lưu

                • 2.2.1. Công dụng

                • 2.2.2. Yêu cầu

                • 2.2.3. Phân loại

                • 2.3. Bộ điều chỉnh

                  • 2.3.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu

                    • 2.3.1.1. Công dụng

                    • 2.3.1.2. Phân loại

                    • 2.3.1.3. Yêu cầu

                    • 2.3.2. Nguyên lý điều chỉnh thế hiệu và hạn chế dòng

                    • 2.3.3. Các bộ điều chỉnh sử dụng trên máy phát điện ô tô

                      • 2.3.3.1. Bộ điều chỉnh điện áp loại rung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan