SKKN PHƯƠNG PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA PHÁT TRIỂN TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN

24 895 1
SKKN PHƯƠNG PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA PHÁT TRIỂN TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYÊN DUY THÌ 34.68.02 BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP CƠ SỞ þ; TỈNH ¨ PHƯƠNG PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Môn/nhóm môn : Quản lý Chức vụ : Phó Hiệu trưởng Mã : 68 Người thực hiện : Nguyễn Hữu Lạc Điện thoại : 0989321367 Email : nguyenhuulac.c3nguyenduythi@vinhphuc.edu.vn Bình Xuyên, tháng 4 năm 2015 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 1 4. Phương pháp nghiên cứu 1 5. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu 1 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1: Những cơ sở để huy động cộng đồng tham gia phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên 3 1.1.Các chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển Giáo dục thường xuyên, xây dựng xã hội học tập 3 1.2.Thực trạng Giáo dục thường xuyên, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam 5 Chương 2. Huy động cộng đồng tham gia phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên: 9 2.1.Huy động cộng đồng - một nội dung quan trọng cúa xã hội hoá giáo dục 9 2.2. Một vài lưu ý khi triển khai xá hội hoá giáo dục và huy động cộng đồng đối với trung tâm giáo dục thường xuyên 10 2.3. Kỹ thuật huy động cộng đồng 10 2.4.Các nguyên tắc huy động cộng đồng 13 2.5. Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên 14 Chương 3. Thực trạng của huy động cộng đồng phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên Bình Xuyên . 18 Chương 4. Một số giải pháp huy động cộng phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên Bình Xuyên: 18 PHẦN KẾT LUẬN 19 1. Một số kết luận 19 2. Một số kiến nghị 19 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………… 20 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục nước ta tạo cho nhân dân lao động và thế hệ trẻ khung cảnh: ngày nay có hàng vạn đơn vị của thiết chế loại hình giáo dục thường xuyên hoạt động trên khắp các miền của đất nước; có trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, có trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, có trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn xã, phường, có trung tâm tin học ngoại ngữ, các trường bổ túc văn hóa. Tất cả các thiết chế này đan xen vào nhau, tạo nên một mạng lưới để nhân dân lao động và thế hệ trẻ được “Giáo dục thường xuyên – Đào tạo liên tục – Học tập suốt đời”. Người cán bộ quản lý các thiết chế này trước tiên là một nhà sư phạm, đưa giáo dục đến mọi người và mỗi người, song còn phải có năng lực kinh tế xã hội, vận động cộng đồng cung ứng nguồn lực cho các hoạt động dạy học, giáo dục. Có thể diễn đạt một cách hình ảnh là người cán bộ quản lý thiết chế này phải thực hiện sứ mệnh kép “Giáo dục cho tất cả và tất cả cho giáo dục” - xuất phát từ thực tế của các trung tâm giáo dục thường xuyên nói chung, trung tâm giáo dục thường xuyên Bình Xuyên nói riêng . Tôi chọn đề tài “ Phương pháp huy động cộng đồng phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên”, với mong muốn tìm ra những phương pháp thích hợp nhất để huy động cộng cùng tham gia phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh nhà nói chung và trung tâm giáo dục thường xuyên Bình Xuyên nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu - Để người học có thể: + Nhận diện được các khái niệm và những vấn đề lý luận liên quan đến xã hội hóa giáo dục và việc huy động cộng đồng phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên. + Phân tích được vai trò của người quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc huy động cộng đồng phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên. + Vân dụng lý luận để tìm ra một số giải pháp trong việc phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở đơn vị mình. 3. Đối tượng nghiên cứu Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, cấp huyện. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục thường xuyên. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua những kết quả hỗ trợ phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên trong những năm qua tại tỉnh nhà. 5. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu. - Trong phạm vi các trung tâm tỉnh, trung tâm huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu trong năm học 2013 – 2014, 2014 – 2015 bắt đầu từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2015. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 1.1. Các chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển Giáo dục thường xuyên, xây dựng xã hội học tập - Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 đã chỉ rõ:” Phải đào tạo và bồi dưỡng với quy mô lớn những cán bộ xây dựng kinh tế và công nhân lành nghề, phương pháp đào tạo là vừa đào tạo tập trung vừa đào tạo tại chức. Cần sử dụng rông rãi các hình thức học buổi tối, hàm thụ và mở lớp tại các cơ sở sản xuất” - Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976 tiếp tục nhấn mạnh”Phải tích cực xây dựng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng tại chức với nhiều hình thức học tập bảo đảm cho mọi người lao động đều có thể suốt đời tham gia học tập, trau dồi nghề nghiệp và mở rộng kiến thức” - Nghị quyết số 14, năm 1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã cụ thể hóa thêm” hệ thống trường, lớp tai chức phải được tổ chức rông khắp, bao gồm nhiều hình thức học tập linh hoạt, thuận tiện cho người học. Hệ thống đó phải gắn liền với hệ thống đào tạo tập trung nhưng có tổ chức và người phụ trách riêng” - Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã khảng định : “ Cần phải thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Đổi mới giáo dục bổ túc và đào tạo tại chức, khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục đào tạo không chính quy, khuyến khích tự học” - Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã khảng định mục tiêu: “ Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức học từ xa. Quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân các doanh nghiệp . Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, các ngành”. “ Có hình thức trường, lớp thích hợp nhằm đào tạo , bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xuất thân từ công nông và lao động ưu tú, con em các gia đình thuộc diện chính sách” - Nghị quyết TW 3 khoá VIII đã xác định nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay là: “Có biện pháp thực hiện tốt các chủ trương về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đã nêu trong Nghị quyết TW8( khoá VII) và các điểm bổ sung sau đây: Cán bộ lãnh đạo phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết về đường lối chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; được bố trí và điều động theo nhu cầu và lợi ích của đất nước ” - Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ I X đã chỉ ra, cần phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học – công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là quốc sách hàng đầu; đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy; thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập. - Kết luận của Hội nghị TW lần thứ 6( khoá I X) đã chỉ rõ: “ Phát huy giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập” - Hội nghị TW Đảng lần thứ 7 (khoá I X) đã chủ trưởng tiến hành cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng phong trào cả nước trở thành một xã hội học tập, học tập suốt đời” - Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 9 ( khoá I X ) đã khảng định: “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập” - Văn kiện đai hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. “ Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở- mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên” - Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt( 12/2001) đã chỉ rõ mục tiêu: “ Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho moi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực” “ Tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, được đào tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Chú trọng phát triển các chương trình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ Trung ương đến địa phương” - Quyết định số 112/2005/QĐ – TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010” đã ghi rõ: “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong học tập và tham gia tích cực “ xây dựng xã hội học tập”. “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập được dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thông của hai bộ phận cấu thành: Giáo dục chính quy và Giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi người công dân sẽ là một bộ phận có chức năng quan trong, làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập” - Luật Giáo dục năm 2005; + Tại Khoản 1 Điều 4 quy định “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên” + Điều 44 quy định: “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội” + Tại Khoản 2 Điều 45 quy định: “Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: v Vừa học vừa làm v Học từ xa v Tự học có hướng dẫn. 1.2. Thực trạng Giáo dục thường xuyên, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam: a. Kết quả đạt được - Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố và phát triển, phủ rộng khắp các địa bàn dân cư. Tính đến tháng 12/2010 có: 68 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh/ 58 tỉnh(Thành phố); 635 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện/695 huyện (Thị xã, thành phố) đạt tỉ lệ 91,36%, trong đó 36 tỉnh/thành phố thành lập được trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn 100% huyện/thị; số trung tâm học tập cộng đồng tăng nhanh với 10.428 trung tâm, chiếm tỉ lệ 93% số xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, trong đó có 32 tỉnh/thành phố đạt 100% số xã, phường, thi trấn có trung tâm học tập cộng đồng. - Nội dung, chương trình giáo dục đa dạng, hình thức học tập linh hoạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Chương trình xóa mù và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ: Từ năm 2000 đến nay trung bình mỗi năm huy động được khoảng 70000 người theo học các lớp xóa mù và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Riêng năm 2009 – 2010 huy động được 30.171 người học xóa mù; 24.910 người học chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Tỷ lệ số người biết chữ trong độ tuổi từ 15 – 35 đã được tăng lên đáng kể, năm học 2000 là 94%, đến tháng 5 năm 2010 đạt tỉ lệ 98,89%. - Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông: Từ năm 2000 – 2005 số người học tăng liên tục, năm cao nhất là 250.000 người, sau năm 2005 số người học theo chương trình này có xu hướng giảm vì đã có nhiều tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; số người học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2009, sau đó có hướng giảm, năm học 2009 – 2010 có 286.077 người học bổ túc trung học phổ thông. - Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân: hàng năm có hàng trăm ngàn người theo học. Năm học 2009 – 2010 có 226.531 người được đào tạo, bồi dưỡng tin học cấp chứng chỉ A,B,C và công nghệ Thông tin - Truyền thông; 203.707 người học chương trình đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ( A,B,C); 318.254 người học chương trình nghề ngắn hạn. - Các chương trình đào tạo từ xa và liên kết đào tạo tại các cơ sở giáo dục thường xuyên: hàng năm còn có hàng trăn ngàn người theo học các lớp đại học, cao đẳng theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa. Năm học 2009 – 2010 , theo báo cáo của 16 tỉnh/ thành phố có 32.190 học viên học theo hình thức đào tạo từ xa; 85.413 học viên theo học hình thức vừa làm vừa học. - Chương trình đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ: Chương trình đã đem lại hiệu quả thiết thực cho mọi người dân, đặc biệt là những người lao động nông thôn, nên số người học tăng rất nhanh, năm 2000 có khoảng 150.000 lượt người học, năm 2005 có khoảng 2.000.000 lượt người, năm 2008 có 10.000.000 lượt người và năm học 2009 – 2010 có 13.937.784 lượt người tham gia học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng (Tăng gần 2 triệu lượt người so với năm học trước) b. Những mặt yếu kém, tồn tại hiên nay của hệ thống Giáo dục thường xuyên a. Các tiêu chuẩn, tiêu chí công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở thấp hơn so với các nước. Các nước, xoá mù chữ và phổ cập Giáo dục trung học cơ sở cho người lớn từ 15 tuổi trở lên, ít nhất đến hết tuổi lao động. Ở Việt Nạm, xoá mù chữ chủ yếu cho các đối tượng trong độ tuổi từ 15 – 25 (đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn) và từ 15 – 35 tuổi (đối với các tỉnh thuận lợi); phổ cập giáo dục Trung học cơ sở cho thanh niên trong độ tuổi 15 – 18, đối với các tỉnh khó khăn chỉ cần đạt tỷ lệ 70% và tỉnh thuận lợi chỉ cần đạt 80% trở lên có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. b. Cơ hội tiếp cận giáo dục của những đối tượng thiệt thòi: người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em gái, thanh thiếu niên và người lao động ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn còn hạn chế, chưa có giải pháp khả thi để khắc phục. c. Chất lượng giáo dục thường xuyên thấp, thậm chí có nơi rất thấp, do: - Nhiều địa phương trong nhiều năm chạy theo bệnh thành tích, từ công tác xoá mù đến bổ túc văn hoá. Sau khi được công nhận chuẩn quốc gia về chống xoá mù và phổ cập giáo tiểu học, nhiều địa phương buông lỏng, thậm chí không quan tâm đến công tác chống mù chữ mà tập trung vào công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, dẫn đến tỷ lệ tái mù chữ cao, đặc biệt có các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; - Trình độ đầu vào của các lớp bổ túc trung học phổ thông rất thấp dẫn đến chất lượng bổ túc trung học phổ thông thấp. - Cơ sở vật chất của các trung tâm giáo dục thường xuyên còn rất nghèo nàn, lạc hậu, một số trung vẫn ở tình trạng nhà cấp 4 hoặc phải đi mượn địa điểm, thậm chí chưa có đất dể xây dựng; đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách vừa thiếu, vừa yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và phương pháp giảng dạy; phần lớn là sử dụng giáo viên phổ thông kiêm nhiệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp với người học là người lớn tuổi. d. Nội dung chương trình, tài liệu chưa phù hợp với đối tượng. Mặc dù Chương trình bổ túc văn hoá tăng từ 5 môn lên 7 môn bắt buộc và 3 môn khuyến khích. Nội dung chương trình giáo dục không ngừng được cải tiến theo hướng dạy văn hoá gắn với dạy nghề và tiếp cận với yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng của giáo dục phổ thông cùng cấp. Phần lớn các đối tượng theo học các chương trình giáo dục thường xuyên là người lớn, đã trưởng thành nhưng điều kiện học tập còn hạn chế: Trình độ đầu vào thấp, khả năng tiếp thu chậm, quỹ thời gian học tập ít, không có tài liệu học tập riêng, phải dùng chung sách giáo khoa với học sinh phổ thông. Trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ dựa trên bằng cấp nên các trường chỉ chú trọng vào chương trình giáo dục tương đương, ít quan tâm đến chương trình phổ biến kiến thức, bồi dưỡng ngắn hạn - một hoạt động được coi là rất quan trọng, rất hiệu quả của giáo dục thường xuyên. e. Giáo dục thường xuyên chịu ảnh hưởng của mặt trái thị trường, vẫn còn hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, thi cử, đặc biệt là đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa. f. Quy mô giáo dục thường xuyên mặc dù đã tăng rất nhanh trong vài năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực của địa phương. Đối với các chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, còn có sự mất cân đối lớn về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền. Ở một số ngành nghề, một số vùng dân cư gặp nhiều khó khăn có nhu cầu cấp thiết đào tạo nguồn nhân lực, nhưng do phân cấp cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nên Bộ Giáo dục và Đào tạo không điều chỉnh được chỉ tiêu tuyển sinh cho từng ngành đào tạo của các trường cho các vùng này và chưa tạo động lực để thu hút người học. Phân cấp quản lý cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường nhưng thiếu chế tài quản lý, điều tiết vĩ mô. g. Phương pháp giảng dạy, thi, kiểm tra quá lạc hậu, chủ yếu là phương pháp đọc, chép. Chưa có hệ thống kiểm định chất lượng dể quản lý chất lượng các hoạt động của giáo dục thường xuyên. h. Công tác quản lý, chỉ đạo của Trung ương và địa phương chưa thống nhất về một đầu mối, thiếu sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương nên việc quản lý một số hoạt động của giáo dục thường xuyên bị buông lỏng, chồng chéo. Công tác thanh tra, kiểm tra không thường xuyên; những vụ việc tiêu cực chậm được phát hiện hoặc không có chế tài để xử lý kịp thời. Nhà nước chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về mô hình tổ chức, biên chế, định mức đầu tư cho các trung tâm giáo dục thường xuyên; chế độ, chính sách, quyền lợi và trách nhiệm của người quản lý, người dạy và người học thuộc hệ thống giáo dục thường xuyên. i. Thiếu cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên. Chính sách đối với người dạy, người học giáo dục thường xuyên chậm được ban hành; chưa có văn bản hướng dẫn về định mức kinh phí, nội dung chi trong các cơ sở giáo dục thường xuyên. Nguồn lực cho giáo dục thường xuyên chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, không tương xứng với vai trò, nhiệm vụ và vị trí chiến lược của nó, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa cung và cầu, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục. [...]... thi trấn), trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương, để họ có phương hứơng, kế hoạch hỗ trợ cho các hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên a Nội dung huy động cộng đồng: Huy động cộng đồng là huy động ai? Huy động cộng đồng để phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên là quá trình huy động sự đóng góp của các cá nhân và tập thể (Không phân biệt gia tầng, ý...Chương 2 HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 2.1 Huy động cộng đồng - một nội dung quan trọng cúa xã hội hoá giáo dục a Một trong những biện pháp triển khai xã hội hoá giáo dục hữu ích cần triển khai tốt việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, phát triển nhà trường - Xét về góc độ chính trị thì huy động cộng đồng chính là quá trình... địa phương 2.2 Một vài lưu ý khi triển khai xá hội hoá giáo dục và huy động cộng đồng đối với trung tâm giáo dục thường xuyên - Vị trí vai trò, nhiệm vụ của trung tâm giáo dục thường xuyên đã được luật Giáo dục quy định trong đó nêu rõ mối quan hệ giữa trung tâm giáo dục thường xuyên – gia đình – xã hội trong việc triển khai các hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên Mặt khác quản lý giáo dục. .. triển trưng tâm thể hiện ở 3 nội dung sau: - Huy động cộng đồng tham gia vào quá trình quyết định phương hứng phát triển của trung tâm giáo dục thường xuyên -Huy động cộng đồng đóng góp các nguồn lực, vật lực để xây dựng các điều kiện giáo dục tốt nhất ở trung tâm giáo dục thường xuyên - Huy động cộng đồng tham gia và ủng hộ vào việc phát triển các mối quan hệ và xây dựng môi trường giáo dục phù hợp... với trung tâm giáo dục thường xuyên và vì sự phát của trung tâm giáo dục thường xuyên ở từng cơ sở và từng địa phương nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá giáo dục b Các thành tố huy động cộng đồng: * Mục đích huy động cộng đồng: - Xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ cho quá trình giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên( Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…) - Tạo sự đồng thuận giữa trung tâm giáo. .. trung tâm giáo dục thường xuyên – gia đình - địa phương, góp phần nâng cao chất lượng phát triển giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên theo tinh thần xã hội hoá giáo dục * Nội dung huy động cộng đồng: Nội dung huy động cộng đồng là để tạo ra nguồn lực phục vụ việc xây dựng và phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên Có hai nguồn lực chính cần quan tâm trong... đồng địa phương là phương tiện hữu hiệu để tạo môi trường cho trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện huy động cộng đồng tốt nhất Chương 3 THỰC TRẠNG CỦA HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN BÌNH XUYÊN Trung tâm giáo dục thường xuyên Bình Xuyên được thành lập từ năm 1998, tại thị trấn Hương Canh, huy n Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc - Về cơ sở vật chất: Trung tâm tâm đã có khuôn... Các trung tâm giáo dục thường xuyên chủ động tham gia các hpạt động của địa phương để tăng cường mối quan hệ - Tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế xã hội và các đối tác của trung tâm giáo dục thường xuyên - Huy động các nguồn lực cho trung tâm giáo dục thường xuyên bằng việc xây dựng các chương trình hay dự án huy động cộng đồng cụ thể * Giám đốc trung tâm giáo dục thường. .. qua việc tham mưu; biết phát huy nội lực, bởi vì họ sẽ hiểu rõ hơn ai hết những nhu cầu phát triển trong hệ thống giáo dục của mình Vì vậy, trung tâm giáo dục thường xuyên phải giữ vai trò chủ động, nòng cốt trong cuộc vận động và triển khai quá trình huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên Tuy nhiên ta cũng cần chú ý, trong hoạt động huy động cộng đồng cụ... hội tham gia xây dựng và phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên cần phải quan tâm đến nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này tạo ra môi trường công khai, dân chủ cho mọi tầng lớp của cộng đồng hiểu giáo dục hơn, hiểu trung tâm giáo dục thường xuyên hơn, có điều kiện để “để biết, bàn, làm, kiểm tra” các hoạt động huy động cộng đồng; tạo điều kiện cho mối quan hệ trung tâm giáo dục thường xuyên – gia . huy động cộng đồng phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên. + Phân tích được vai trò của người quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc huy động cộng đồng phát triển trung tâm giáo. tâm giáo dục thường xuyên thực hiện huy động cộng đồng tốt nhất. Chương 3 THỰC TRẠNG CỦA HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN BÌNH XUYÊN Trung tâm giáo dục thường xuyên. hoá giáo dục và huy động cộng đồng đối với trung tâm giáo dục thường xuyên 10 2.3. Kỹ thuật huy động cộng đồng 10 2.4.Các nguyên tắc huy động cộng đồng 13 2.5. Các biện pháp huy động cộng đồng

Ngày đăng: 01/09/2015, 20:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan