Tiểu luận về chính sách tiền tệ

9 1.1K 13
Tiểu luận về chính sách tiền tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ Đề tài: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỤC LỤC Trang 1 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 1. Chính sách tiền tệ. 1.1. Khái niệm Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô mà thông qua các công cụ của mình, NHTW (NHTW) chủ động thay đổi cung ứng tiền hoặc lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. 1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 1.2.1. Mục tiêu cuối cùng Bằng các công cụ của mình, NHTW điều chỉnh cung tiền tệ và lãi suất, từ đó sẽ tác động đến hầu hết ác biến số kinh tế vĩ mô, qua đó sẽ tác động đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội nhằm đạt được các mục tiêu được đặt ra. Các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ có thể kể đến là : - Ổn định giá cả - Tăng trưởng kinh tế - Giải quyết vấn đề việc làm - Ổn định lãi suất… 1.2.2. Mục tiêu trung gian Vị trí của mục tiêu trung gian: Từ thời điểm NHTW đưa ra những điều chỉnh CSTT đến khi đạt được các mục tiêu cuối cùng cần phải mất một thời gian nhất định, do đó không thể chờ đến khi nền kinh tế có những biểu hiện không giống như kết quả mong đợi mới đưa ra những điều chỉnh. Như vậy sẽ quá muộn vi thời gian trễ là quá dài, có khả năng để lại những hậu quả xấu cho nền kinh tế. Nhằm khắc phục hạn chế này, NHTW thường xác định những mục tiêu trung gian tạo tiền đề cho mục tiêu cuối cùng. Và bằng cách nhắm vào các mục tiêu trung gian, NHTW có thể đạt được mục tiêu cuối cùng chắc chắn và hiệu quả hơn. Có 2 loại mục tiêu thường được NHTW chọn là mục tiêu trung gian là chỉ tiêu tổng lượng tiền cung ứng và chỉ tiêu lãi suất. Tuy nhiên NHTW không thể sử dụng 2 mục tiêu này cùng lúc. Trang 2 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ - Chỉ tiêu lãi suất: Tác động quan trọng nhất của lãi suất là tác động đến tiêu dùng và đầu tư, hai bộ phận cấu thành của tổng cầu. Sự tăng lên hay giảm xuống của lãi suất sẽ làm thay đổi tổng cầu, làm thay đổi giá cả và sản lượng trong ngắn hạn. Và khi lãi suất được kiểm soát thì biến động về cầu tiền đến nền kinh tế cũng sẽ được kiểm soát. Do đó, mục tiêu này thích hợp với nền kinh tế có cầu tiền biến động mạnh. Tuy nhiên mục tiêu này cũng có những hạn chế của nó: (I) Sự biến đổi về nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư phụ thuộc vài nhiều yếu tố khác nhau như là thuế suất, sự kỳ vọng của công chúng vào nền kinh tế… vì vậy nếu ổn định lãi suất có thể làm tăng sự biến động về cầu tiền và sau đó là tổng cầu. (II) Mục tiêu lãi suất cũng không thể duy trì dài hạn được vì ảnh hưởng của lạm phát. - Chỉ tiêu tổng lượng tiền cung ứng: Việc cố định mức tăng của tổng lượng tiền và cho phép lãi suất thay đổi đáp ứng những biến động của tiêu dùng và đầu tư, do đó giảm sự biến đổi về tổng cầu. Do đó mục tiêu này thích hợp với nền kinh tế có tổng cầu biến động mạnh bởi các lý do ngoài lãi suất. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra ở đây là NHTW phải đặt mức duy trì cung tiền tệ phù hợp với vai trò của mục tiêu trung gian nhất. Bên cạnh đó, lãi suất và nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu đầu tư sẽ biến động mạnh khi mức cung tiền tệ làm mục tiêu. Ngoài 2 mục tiêu trên, còn một số chỉ tiêu khác được một số NHTW lựa chọn làm mục tiêu trung gian như tổng khối lượng tín dụng, tỷ giá hối đoái. Nhưng hạn chế lớn nhất của các mục tiêu này là mối quan hệ giữa chúng và các mục tiêu cuối cùng là phức tạp và không rõ ràng. 1.3. Thị trường tiền tệ. Nơi tốt nhất để nghiên cứu chính sách tiền tệ hoạt động như thế nào là thị trường tiền tệ. Cũng như các hàng hóa khác, có một sự cung ứng tiền tệ và một nhu cầu tiền tệ, hai yếu tố này cùng nhau quyết định giá cả của tiền hay là lãi suất.  Về cầu tiền: Có 3 động cơ làm cho mỗi chúng ta muốn nắm giữ tiền: nhu cầu giao dịch, nhu cầu dự phòng, nhu cầu đầu cơ. Trang 3 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ  Nhu cầu giao dịch: là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ để dùng cho việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ hàng ngày.  Nhu cầu dự phòng: là lượng tiền mà mọi người nắm giữ để đề phòng cho các tình huống khẩn cấp bất ngờ xảy ra khiến ta cần tiền để mua trên mức nhu cầu giao dịch bình thường.  Nhu cầu đầu cơ: Là lượng tiền mà mọi người nắm giữ cho các mục đích đầu tư để họ có thể phản ứng được với những cơ hội hấp dẫn cho mình. Ba động cơ này phối hợp với nhau tạo ra cầu thị trường đối với tiền tệ. Và khi lãi suất tăng, người ta sẽ cắt giảm lượng tiền nắm giữ vì lúc này chi phí cho việc nắm giữ tiền là quá cao. Từ đó ta có đường cầu tiền là một đường dốc xuống như bao đường cầu khác.  Về cung tiền: Cung tiền tệ do NHTW kiểm soát, do đó nó không phụ thuộc vào các yếu tố khác ( kể cả lãi suất).  Lãi suất cân bằng: Khi đã có đường cầu tiền tệ và đường cung tiền tệ thì hành động trên thị trường tiền tệ sẽ dễ theo dõi. Giao điểm của hai đường cầu và cung tạo nên một lãi suất cân bằng. Chỉ tại đó, lượng tiền cung ứng mới bằng lượng tiền yêu cầu. Nếu lãi suất thị trường thấp hơn hoặc cao hơn lãi suất cân bằng thì thị trường sẽ tự điều chỉnh trở về mức cân bằng. NHTW cũng có thể thay đổi lãi suất cân bằng bằng việc thay đổi lượng cung tiền để có thể tạo nên điểm cân bằng. 1.4. Phân loại chính sách tiền tệ Với chức năng là ổn định thị trường thì ngoài việc cung cấp các gói kích cầu khiến cho kinh tế phát triển nhanh thì NHTW còn phải kiểm soát lạm phát để giữ cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững và ổn định. Từ đó có 2 loại chính sách tiền tệ được NHTW sử dụng tùy thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội là chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt. Trang 4 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 1.4.1. Chính sách tiền tệ mở rộng. Mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ là thay đổi những kết quả của kinh tế vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong tổng cầu. Vậy vấn đề ở đây là các chính sách tiền tệ này ảnh hưởng như thế nào đến tổng cầu. Với chính sách tiền tệ mở rộng, tác dụng của nó là hạ thấp lãi suất. Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí sản xuất và làm cho việc đầu tư có khả năng lãi cao hơn. Do đó lãi suất thấp sẽ dẫn đến một mức chi tiêu mong muốn cao hơn. Sự tăng chi tiêu dẫn đến sự gia tăng lớn hơn trong tổng cầu. Như vậy, mục tiêu kích thích nền kinh tế của NHTW qua chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện qua 3 bước:  Gia tăng cung tiền.  Giảm lãi suất.  Tăng tổng cầu. 1.4.2. Chính sách tiền tệ thắt chặt. Chính sách tiền tệ đôi khi tìm cách tăng tổng cầu, đôi khi lại cố gắng hạn chế tổng cầu. Khi lạm phát đe dọa, mục tiêu của chính sách tiền tệ làm giảm tốc độ chi tiêu và làm cho tổng cầu nằm trong giới hạn các khả năng sản xuất của chúng ta. Cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ thắt chặt là làm giảm chi tiêu bằng cách tăng lãi suất hay giảm cung tiền. NHTW sẽ giúp hình thành một lãi suất mới cao hơn. Khi các hành vi chi tiêu sẽ phản ứng lại nơi lãi suất, dẫn đến sự sụt giảm tổng cầu. Việc thắt chặt tiền tệ được thực hiện bằng cách:  Giảm cung tiền.  Tăng lãi suất.  Giảm tổng cầu. Trang 5 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ  2. Công cụ của chính sách tiền tệ  Như ta đã biết thì NHTW có trách nhiệm kiểm soát cung ứng tiền tệ và thực hiện chính sách tiền tệ. NHTW có các công cụ chính nào để kiểm soát cung ứng tiền tệ. Chúng ta hãy tìm hiểu xem NHTW sử dụng các công cụ này như thế nào. 2.1. Chính sách chiết khấu  Các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn cố gắng duy trì các khoản dự trữ ở mức tối thiểu vì tiền được dự trữ không có lãi trong khi tiền cho vay và trái phiếu lại có lãi. Và có khi nhu cầu vay lớn hay tốc độ rút các khoản tiền gửi vượt quá mức dự tính, tại thời điểm như vậy ngân hàng có thể nhận ra họ không còn đủ dự trữ để đáp ứng quy định của NHTW. Các ngân hàng có thể bán chứng khoán để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc hoặc một lựa chọn khác là vay từ NHTW. 2.1.1. Cơ chế tác động  NHTW thay đổi lãi suất chiết khấu và hạ mức chiết khấu, qua đó ảnh hưởng đến các hoạt động đi vay của các ngân hàng đi vay như sau: - Hạn mức chiết khấu: Dự trữ bổ sung cho các NHTM có thể bị thu hẹp hoặc mở rộng phụ thuộc vào hạ mức chiết khấu của các NHTW, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, làm thay đổi lượng tiền cung ứng, sẽ tác động làm cho lãi suất thị trường thay đổi. - Lãi suất chiết khấu khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu làm chi phí đi vay của NHTM khiến ngân hàng tăng lãi suất cho vay nền kinh tế để kinh doanh có lãi từ đó làm giảm nhu cầu tín dụng, ngoài ra khi chi phí đi vay tăng buộc các NHTM hạn chế vay NHTW, dẫn đến các NHTM giảm cung ứng tín dụng khiến lãi suất thị trường tăng.  Lãi suất chiết khấu cao là dấu hiệu thể hiện việc NHTW muốn hạn chế cung ứng tiền tệ. Mặt khác, lãi suất chiết khấu thấp thể hiện việc ngân hàng sẵn sàng ủng hộ việc mở rộng tín dụng. 2.1.2. Ưu, nhược điểm của công cụ - Ưu điểm: An toàn cho nhà nước vì thu hồi được nợ khi lãi suất đến hạn. - Khuyết điểm: Trang 6 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ  Không kiểm soát được nhu cầu vay vốn của các NHTW từ các ngân hàng trung gian. Hơn nữa, chính sách chỉ có thể phát huy tác dụng khi NHTW cho vay với mức lãi suất thích hợp.  Bên cạnh đó với sự phát triển của thị trường tài chính thì các NHTM có thể tìm được các nguồn vay khác ngoài NHTW, vì thế cũng làm giảm mức độ hiệu quả của công cụ này.  Cuối cùng, công cụ này cũng không dễ để khắc phục sai sót. 2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2.2.1. Cơ chế tác động  Khi NHTW thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tác động làm thay đổi lượng dự trữ bắt buộc, qua đó tác động đến cung tiền và lãi suất: - Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ làm cho các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, cho vay ít hơn từ mỗi đồng họ nhận được dưới dạng tiền gưi, kết quả là nó làm giảm số nhân tiền tệ và cung ứng tiền tệ. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng tạo ra từ mỗi đồng gửi vào. Nên khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng sẽ làm giảm số nhân tiền tệ và làm giảm khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân hàng. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng làm tăng cầu dự trữ của các NHTM, từ đó làm tăng các mức lãi suất trên thị trường và giảm khối lượng cung tiền. - Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ làm tăng số nhân tiền và cung ứng tiền tệ. 2.2.2. Ưu, nhược điểm của công cụ  Ưu điểm: đây là công cụ có quyền lực ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. Chỉ cần 1 thay đổi nhỏ tỷ lệ giữ trữ bắt buộc cũng giẫn đến sự thay đổi đáng kể khối lượng tiền cung ứng  Nhược điểm: có thể khiến cho 1 số ngân hàng số tiền giữ trữ vược mức quá thấp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán ngay. Nếu thay đổi thường xuyên tỷ lệ giữ trữ bắt buộc khiến cho các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn. 2.3. Các nghiệp vụ thị trường mở  Các nghiệp vụ thị trường mở của NHTW nhằm tác động đến lựa chọn của dân chúng trong việc nên giữ quỹ nhàn rỗi ở đâu, gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua trái phiếu chính phủ. NHTW sẽ tác động đến lựa chọn này qua Trang 7 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ việc làm cho các trái phiếu ít nhiều hấp dẫn hơn. Điều đó khiến người ta chuyển các quỹ từ ngân hàng tới thị trường trái phiếu hay ngược lại. 2.3.1. Cơ chế tác động  Khi NHTW mua chứng khoán tạo ra các hiệu ứng: - Lãi suất liên ngân hàng giảm, qua đó làm cho lãi suất thị trường ngắn hạn giảm theo. - Dự trữ của hệ thống ngân hàng tăng, qua đó làm tăng tiền cơ sở. Bằng cơ chế tạo tiền gởi làm cho cung tiền tăng lên  Khi NHTW bán chứng khoán tạo ra các hiệu ứng ngược lại so với khi mua chứng khoán. Như vậy thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có khả năng kiểm soát được mức lãi suất thị trường và cung tiền trong nền kinh tế. 2.3.2. Ưu, nhược điểm của công cụ - Ưu điểm:  Được tiến hành theo chủ ý của NHTW, NHTW kiểm soát được hoàn toàn số lượng của nghiệp vụ này.  Nghiệp vụ rất linh hoạt, thích hợp với mọi quy mô.  Đễ dàng khác phuc hậu quả.  Nghiệp vụ mở hoàn thành nhanh chóng mà không vướng phải những chậm trễ pháp lý nên sẽ có tác dụng điều chỉnh kịp thời. - Khuyết điểm:  Yêu cầu sự phát triển của thị trường thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Ngoài ra NHTW phải có khả năng dự doán và kiếm soát sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. 2.4. Nhóm công cụ trực tiếp  Nhóm công cụ trực tiếp là các mệnh lệnh tác động trực tiếp vào cung tiền và lãi suất. Một số công cụ đã từng được các NHTW sử dụng như hạn mức tín dụng, khung lãi suất hay biên độ dao động tỷ giá. Các công cụ này đều là mệnh lệnh hành chính nên nó tỏ ra không hiệu quả, thiếu linh hoạt làm giảm tính thị trường và có khả năng trở thành nhân tố ngăn cản sự phát triển kinh tế khi nó không được điểu chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình kinh tế. NHTW chỉ nên sử dụng nhóm công cụ này khi không thể sử dụng các biện pháp mang tính thị trường . Với cơ chế thị trường ngày càng phát triển và Trang 8 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ hoàn thiện thì các công cụ này hầu như không còn vai trò là công cụ chính sách tiền tệ nữa.       Kết luận  Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định. Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ cụ thể là các công cụ của chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Hy vọng qua bài tiểu luận sẽ đưa đến một cái nhìn tổng quan nhất về các chính sách tiền tệ, nhằm trang bị kiến thức để có thể hiểu hơn đối với các chính sách của nhà nước với nền kinh tế hiện đại. Trang 9 / 9 . Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ Đề tài: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỤC LỤC Trang 1 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 1. Chính sách tiền tệ. 1.1. Khái niệm Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ. loại chính sách tiền tệ được NHTW sử dụng tùy thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội là chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt. Trang 4 / 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ 1.4.1. Chính. 9 Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ hoàn thiện thì các công cụ này hầu như không còn vai trò là công cụ chính sách tiền tệ nữa.       Kết luận  Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết

Ngày đăng: 31/08/2015, 13:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Chính sách tiền tệ.

    • 1.1. Khái niệm

    • 1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ

      • 1.2.1. Mục tiêu cuối cùng

      • 1.2.2. Mục tiêu trung gian

      • 1.3. Thị trường tiền tệ.

      • 1.4. Phân loại chính sách tiền tệ

        • 1.4.1. Chính sách tiền tệ mở rộng.

        • 1.4.2. Chính sách tiền tệ thắt chặt.

        • 2. Công cụ của chính sách tiền tệ

          • 2.1. Chính sách chiết khấu

            • 2.1.1. Cơ chế tác động

            • 2.1.2. Ưu, nhược điểm của công cụ

            • 2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

              • 2.2.1. Cơ chế tác động

              • 2.2.2. Ưu, nhược điểm của công cụ

              • 2.3. Các nghiệp vụ thị trường mở

                • 2.3.1. Cơ chế tác động

                • 2.3.2. Ưu, nhược điểm của công cụ

                • 2.4. Nhóm công cụ trực tiếp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan