SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy lí thuyết Vật lý 9

28 327 0
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy lí thuyết Vật lý 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy lí thuyết Vật lý 9Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy môn Vật lý làm thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức lý thuyết mà còn làm tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh.Việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học Vật lý là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến thức cho học sinh.

I - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy môn Vật lý làm thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức lý thuyết mà còn làm tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh. − Việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học Vật lý là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến thức cho học sinh. − Đổi mới nội dung và phương pháp trong dạy học Vật lý phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học. Để có một giờ dạy lí thuyết vật lí tạo được hứng thú, hiểu bài sâu sắc, hình thành được tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh người giáo viên vật lí phải hết sức nỗ lực. Bên cạnh đó, có những bài có khối lượng kiến thức nhiều, hầu hết trong các bài đều có thí nghiệm. Nếu dạy theo phương pháp truyền thống và với những thí nghiệm thật thì đôi khi sẽ không đủ thời gian. Mặt khác, với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay thì các trường trung học cơ sở vẫn chưa có nhiều dụng cụ thí nghiệm để đáp ứng yêu cầu của bài học theo sách giáo khoa mới. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin và tiến hành các thí nghiệm ảo trên máy vi tính là một giải pháp quan trọng trong việc giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, tin tưởng vào kiến thức mà mình chiếm lĩnh được, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng bài học. Trên cơ sở đó nên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy lí thuyết Vật lý 9 ”. Để thể hiện hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các môn nói chung, môn Vật lý 9 nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu những biện pháp cơ bản để dạy một tiết lí thuyết vật lí đạt hiệu quả cao. - Biết cách sử dụng phối hợp các phần mềm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Lựa chọn được nội dung ứng dụng công nghệ thông tin đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. 3. Thời gian địa điểm - Từ tháng 01/2014 – tháng 01/2015 - Học sinh khối lớp 9 trường THCS Hòa Lạc – tp. Móng Cái 4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn. - Dạy học có ứng dụng CNTT mang lại tính sinh động và hấp dẫn trong quá trình dạy và học của GV và học sinh, giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức lâu, và bền. - Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT vào dạy và học vật lí giúp cho GV và HS tiếp 1 cận phương pháp dạy học mới, không còn bị động trong quá trình giảng dạy, năng cao hiệu quả giảng dạy. - Thấy được vai trò, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy lí thuyết môn vật lí nói riêng và các môn học khác nói chung. Nhằm giúp ích cho bản thân trong quá trình giảng dạy môn vật lý ở trường THCS. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn trong phạm vi nhất định. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Chương 1: Tổng quan 1.1. Cơ sở lý luận - Ta đã biết Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, các khái niệm, định luật, thuyết Vật lí đều xây dựng trên cơ sở khảo sát, phân tích các hiện tượng và được kiểm tra bằng thực nghiệm. Do vậy việc sử dụng các thiết bị dạy học (TBDH), dụng cụ thí nghiệm (DCTN) và ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin ( CNTT ) Vật lí trong dạy và học trở nên một hoạt động quan trọng để thực hiện phương pháp dạy học mới nhằm phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo và hành động thực tiễn cho học sinh. Kể từ khi đổi mới chương trình và sách giáo khoa đến nay thì chương trình Vật Lí luôn đi sâu vào phần thực hành với rất nhiều thí nghiệm. Vì vậy việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (dạy chay) tại các phòng học thông thường không còn hiệu quả cao nữa mà phải sử dụng đến phòng học bộ môn vì phòng học bộ môn (Với đầy đủ các thiết bị dạy học (TBDH) và dụng cụ thí nghiệm (DCTN) và ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin ( CNTT ) Vật lí ) sẽ có những ưu điểm hơn. 1.2. Cơ sở thực tiễn - Ở trường tôi sự chỉ đạo, giám sát của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, bộ phận quản lí thí nghiệm rất chặt chẽ mà Bộ giáo dục đã trang bị mới rất nhiều dụng cụ thí nghiệm nên các giờ dạy, giáo viên đều sử dụng tốt các thí nghiệm. Tuy nhiên chỉ những giờ dạy được chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh tự lực phát hiện, lĩnh hội kiến thức, những giờ dạy gắn với nhiều kiến thức thực tế phù hợp với các em và đặc biệt là những giờ dạy có sử dụng công nghệ thông tin mới thực sự mang lại hiệu quả cao. - Thực tế, do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường về phòng học chức năng, về phương tiện máy chiếu qua đầu, về trình độ tin học của giáo viên, về ý thức quyết tâm vươn tới lĩnh hội công nghệ mới của giáo viên còn chưa đồng đều nên việc dạy học có áp dụng công nghệ thông tin còn chưa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Trong khi môn vật lí 9 bao gồm phần điện, quang, điện từ, năng lượng có khá 2 nhiều thí nghiệm, nhiều nội dung kiến thức gắn với thực tế, đời sống của học sinh mà nhờ áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp ích vô cùng lớn cho hiệu quả của giờ dạy. 2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu. 2.1. Thực trạng a) Về học sinh: + Khối lớp 9: 186 học sinh, 32 học sinh giỏi, 89 học sinh khá, 62 học sinh trung bình, 03 học sinh yếu. Qua kiểm tra khảo sát, kiểm tra miệng, trao đổi với hs tôi nhận thấy hầu như các em sợ hoặc không thích học vật lí, các em cho rằng môn vật lí khô khan, khó hiểu không hấp dẫn. Nhưng tất cả hs đều rất thích được học những giờ có thí nghiệm và có ứng dụng công nghệ thông tin, những giờ đó hs đặc biệt hứng thú và hiểu bài. b) Về thực tế dạy một tiết lí thuyết vật lí và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy vật lí: Ở trường tôi sự chỉ đạo, giám sát của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, bộ phận quản lí thí nghiệm rất chặt chẽ và Bộ giáo dục đã trang bị mới rất nhiều dụng cụ thí nghiệm nên các giờ dạy, giáo viên đều sử dụng tốt các thí nghiệm. Tuy nhiên chỉ những giờ dạy được chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh tự lực phát hiện, lĩnh hội kiến thức, những giờ dạy gắn với nhiều kiến thức thực tế phù hợp với các em và đặc biệt là những giờ dạy có sử dụng công nghệ thông tin mới thực sự mang lại hiệu quả cao. Thực tế, do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường về phòng học chức năng, về phương tiện máy chiếu qua đầu, về trình độ tin học của giáo viên, về ý thức quyết tâm vươn tới lĩnh hội công nghệ mới của giáo viên còn chưa đồng đều nên việc dạy học có áp dụng công nghệ thông tin còn chưa phát triển mạnh mẽ,rộng khắp. Trong khi môn vật lí bao gồm phần điện, quang, điện từ, năng lượng có khá nhiều thí nghiệm, nhiều nội dung kiến thức gắn với thực tế, đời sống của học sinh mà nhờ áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp ích vô cùng lớn cho hiệu quả của giờ dạy. 2.2. Những biện pháp cơ bản để dạy một giờ lí thuyết vật lí đạt hiệu quả cao: a) Phấn đấu làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm trên lớp. Vật lí phổ thông là môn khoa học thực nghiệm, các tri thức vật lí là sự khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Không có thí nghiệm, học sinh rất khó có cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy để tiếp nhận tri thức mới. Có thí nghiệm,học sinh tiếp thu hứng thú hơn, dễ dàng, hiệu quả hơn. Xác định rõ như vậy nên BGH và tổ chuyên môn trường tôi chỉ đạo, kiểm tra sát sao, đôn đốc tận dụng tối đa điều kiện đã có để không dạy chay. Thậm chí có những giờ dạy tôi phải đi đến mấy trường mới đủ dụng cụ thí nghiệm. Thí dụ, khi 3 dạy bài “Sự truyền âm,phản xạ âm”trước đây, tôi đã phải đến trường THCS Hải Hòa nhờ bạn mượn được cái chuông điện, sang các trường khác mượn đế và cái chụp thủy tinh, về lại nhờ bạn là thợ điện lạnh lấy lốc của tủ lạnh làm bơm hút khí. Mua bộ nguồn hạ thế có nắn dòng 220V-6V (tháo bỏ điôt) thành máy hạ thế xoay chiều (để chuông kêu liên tục-đỡ phải đóng ngắt). Tìm keo dán,thay ống để đảm bảo có được môi trường chân không. Hay để dạy bài ”Màu sắc vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu” phải có đèn phát ánh sáng màu, đèn màu quay tôi phải đi nhiều cửa hàng mới tìm được đèn phù hợp. Nhưng bù đắp lại, nhìn vẻ hứng thú, háo hức của học sinh, thấy kết quả giờ dạy- tôi lại thấy mình có thể quyết tâm đi tìm, mượn được lần khác nữa. b) Chuẩn bị kĩ lưỡng hệ thống câu hỏi giúp tổ chức tốt cho học sinh làm việc. Chuẩn bị thí nghiệm đôi khi là một kì công. Nhưng cái hồn của giờ dạy, để đạt kết quả cao tôi cho rằng còn là hệ thống câu hỏi. Nếu không khéo léo dẫn dắt, để học sinh nhập vai ”người nghiên cứu”, tiết học vẫn có thể mang tính áp đặt, học sinh ít hứng thú. Từ nội dung kiểm tra bài cũ sao cho gắn kết bài cũ bài mới, gắn được với đời sống mang tính sâu sắc đến nội dung kiến thức cần truyền đạt, rồi phần củng cố hướng dẫn về nhà, đặt câu hỏi liên kết cho bài sau đều cần một hệ thống câu hỏi mang tính hệ thống,đảm bảo tính logic. Đặc biệt là phần thí nghiệm, học sinh phải được hiểu rõ mục đích để hiểu rõ từng dụng cụ, được dự đoán trước hiện tượng xảy ra(dựa trên kiến thức cũ), rồi mới quan sát hoặc làm, phân tích kết quả thí nghiệm, vận dụng các kiến thức có liên quan để đi đến tri thức mới. Có những câu hỏi chung, khái quát cho học sinh khá giỏi. Học sinh trung bình, yếu phải được trả lời các câu hỏi cụ thể chi tiết hơn. Hệ thống câu hỏi phải phát huy được năng lực của mọi đối tượng. Giáo viên cũng phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý chi tiết, các câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng ngắn gọn. Các câu hỏi củng cố phải bám sát mục đích yêu cầu, trọng tâm của bài cố gắng liên kết kiến thức cũ, mới để học sinh nắm kiến thức theo mạch một cách logic, về nhà học và làm bài sẽ dễ dàng. Qua hệ thống câu hỏi của giáo viên, câu trả lời của học sinh – giáo viên còn tiếp nhận thông tin ngược từ học sinh để tiếp nhận những tri thức còn thiếu, uốn nắn những sai lầm thường mắc phải . Nói chung một hệ thống câu hỏi có tính hệ thống, logic, thực tế, gắn với đời sống sẽ tạo điều kiện để học sinh làm việc độc lập, giúp học sinh hoàn thiện tri thức cũ, mới và biết vận dụng các tri thức đó để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn,giờ học sẽ đạt hiệu quả cao . c) Coi trọng tính thực tế gắn với đời sống của kiến thức cần truyền đạt Trong phần kiểm tra bài cũ, khi dạy kiến thức mới và đặc biệt là phần củng cố luyện tập – Phần hấp dẫn mà quan trọng – đó là câu hỏi, bài tập có nội dung thực tế gắn với đời sống. Mỗi học sinh dù ở trình độ, năng lực nào đều có ít nhiều kinh nghiệm sống – về những hiện tượng vật lý đã học. Nếu người giáo viên chịu khó khai thác, khéo léo đưa vào bài học thì những bài giảng mới thật sự đạt hiệu 4 quả cao . Mới đạt được một mục đích của môn học : học sinh hoàn thiện tri thức mới và biết vận dụng tri thức đó để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn . Kinh nghiệm cho thấy phần này, học sinh tham gia hào hứng, thích thú không kém phần học có thí nghiệm. Và học sinh phải cảm thấy ở đâu trong cuộc sống cũng có thể thấy kiến thức liên quan đến vật lý . Vậy người giáo viên khai thác tính thực tế gắn với đời sống của kiến thức vật lý như thế nào ? tôi nghĩ rằng nếu đã có mục đích thì bất cứ lúc nào, ở đâu ta cũng thu lượm được những gì ta cần. Nghe bản tin qua đài, đọc từ báo( nhất là báo Thiếu niên ), xem qua vô tuyến ( Đặc biệt là các cuộc thi của học sinh các cấp trên truyền hình ), qua các câu chuyện hàng ngày, qua các câu thành ngữ từ xưa để lại, thậm chí đến bóc một tờ lịch cũng thấy điều ta cần – thật là thú vị. Trong tháng 5 -07 tôi nghe được thông tin về năng lượng sinh học, về êtanon sản xuất từ mía thay được xăng dầu,về nhà máy sản xuất điện từ gió bắt đầu xây dựng ở Miền Trung nước ta, về vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều tiên vừa may lúc tôi chuẩn bị dạy bài “ Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng “ . Rồi một lượng thông tin lớn ở tài liệu chuyên môn , sách tham khảo, ở trên mạng theo địa chỉ ”thư viện tư liệu vật lí” mà người giáo viên phải tự chủ động tìm kiếm và gìn giữ. Những kiến thức cần khai thác tôi chia làm các dạng : vốn sống của học sinh về những hiện tượng vật lý đã gặp ; tìm hiểu từ những kiến thức đã học ; những câu chuyện về các nhà bác học liên quan đến lịch sử vật lý (khi tôi kể các em nghe về nhà vật lí người Anh J.P.Jun, là chủ một hãng sản xuất rượu bia vì say mê vật lí mà trở thành nhà bác học các em đã rất hứng thú); những trò chơi vật lý ; những tư liệu có tính giáo dục tư tưởng ; những câu hỏi để học sinh vận dụng tri thức giải quyết bài toán thực tiễn, những câu thành ngữ, tục ngữ dân gian Tôi nghĩ rằng,dù mình đã quan tâm tìm kiếm, cũng chưa khai thác được nhiều . Tuy nhiên những gì tôi đã tìm được cũng khó có thể ghi hết lại ở đây . Tôi xin phép chỉ đơn cử lại một trong các tư liệu tôi đã sử dụng để dạy học . + Một số câu thành ngữ dân gian để lại như : “Tranh tối tranh sáng” ( bài ánh sáng ) . Rồi một câu hát thôi – trong một bài hát của các em : “Hương lúa chín thoang thoảng bay làm lung lay hàng cột điện “ ( Bài “Em đi giữa biển vàng “ – nhạc sỹ Bùi Đình Thảo ) cũng cho các em dẫn chứng điện đã về đến nông thôn ( Dạy bài truyền tải điện năng đi xa) . Mục “ Kính lúp trả lời “ , “ Em yêu khoa học “ của báo Thiếu Niên – thật quý báu cho những em thích tìm hiểu và hiểu sâu kiến thức vật lý . Báo cũng cho khá nhiều câu chuyện giúp giáo dục tư tưởng chẳng hạn bài “Khi học trò sử dụng điện thoại “. Tôi đã nêu sau khi dạy bài ứng dụng của nam châm ) ; ảnh hai học trò nông thôn trèo cột điện ( khi dạy bài sử dụng an toàn và tiết kiệm điện), tôi hỏi:quan sát bức ảnh em thấy được gì?-hình ảnh đồng lúa, cột điện là hình ảnh điện về nông thôn, nhưng trèo lên cột điện thì không nên vì nguy 5 hiểm ; Bài “Khi gặp cơn giông” giúp các em hiểu hơn và biết cách phòng tránh;”Bệnh truyền hình”,”Nói vỡ giọng” …. tăng thêm hiểu biết cho cac em. - Sưu tầm hệ thống câu hỏi để học sinh vận dụng tri thức giải quyết các bài toán thực tiễn là việc làm rất cần thiết giúp học sinh củng cố kiến thức, phát huy năng lực độc lập sáng tạo biết vận dụng kiến thức vào đời sống . Stt Ví dụ một số câu hỏi Được dùng 1 Vì sao đồ vật ẩm ướt lại thẫm mầu hơn Phản xạ ánh sáng 2 Vì sao cửa kính chắn gió trước cửa ôtô lại nắp nghiêng ? Sự tạo ảnh bởi gương phẳng 3 Vì sao kim cương lại có màu sắc sặc sỡ Phản xạ,khúc xạ ánh .sáng 4 Vì sao phải phát triển việc tải điện bằng dòng điện một chiều cao thế ? Tải điện năng đi xa 5 Vì sao khi chạm vào vỏ kim loại của đồ điện lại có cảm giác tê tê ? Vì sao phải có dây nối đát ở các thiết bị điên ? Hiện tưởng cảm ứng điện từ 6 Xung quanh trái đất có từ trường vậy lực hút của trái đất có liên quan đến từ trường này không ? Hiện nay hai cực từ của NC trái đất đang ở vị trí nào ? Từ trường của trái đất 7 Vì sao vật thể lại có màu sắc? Màu sắc vật 8 Mái che màu xanh trong ở chợ có nhược điểm gì? Màu sắc vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu. 9 -Hang động ở vịnh Hạ Long trang bị thêm các đèn phát ánh sáng màu để làm gì ? Màu sắc vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu 10 Ở các phòng tranh nên bố trí hệ thống đèn như thế nào? có nên dùng đèn màu rực rỡ không? Tại sao? Màu sắc vật 11 Quang cảnh Vịnh Hạ Long vào các thời điểm khác nhau trong ngày,trong năm có khác nhau không? Tại sao? Màu sắc vật 12 Tại sao đoàn người đi trên sa mạc hoặc đồng cỏ hay nhìn thấy ảo ảnh là thành phố người đi lại ở phía trước ? Khúc xạ 13 Trong rạp hát , vũ trường có hệ thống đèn màu , đèn lade để làm gì ? Màu sắc vật 6 14 Vật den không tán xạ bất kì ánh sáng nào,vậy ánh sáng đó đi đâu? Màu sắc vật 15 Vì sao bầu trời màu xanh ? Màu sắc vật 16 Tại sao tường , trần lớp học lại quét vôi trắng ? Màu sắc vật 17 Tại sao đèn nêon có thể tỏa ra ánh sáng nhiều màu sắc? Ánh sáng trắng,ánh sáng màu, 18 Nước ta,tỉnh ta hiện nay có bao nhiêu nhà máy điện?quay roto bằng cách nào? Em có biết nước ta sắp xây dựng những nhà máy điện nào không?những nhà máy ấy phải được xây dựng ở địa điểm có vị trí địa lí như thế nào? Máy phát điện xoay chiều. 19 Tại sao khi muốn tạo ra d đ xoay chiều lại chỉ chọn cách quay NC hoặc cuộn dây dẫn ? Máy phát điện xoay chiều. 20 Máy biến thế có biến đổi được hiệu điện thế giữa 2 cực pin Con thỏ hay acqui được không?Vì sao? Máy biến thế. 21 Trong lớp em có bao nhiêu bạn bị cận,vì sao các bạn ấy cận và bị từ bao giờ? Mắt cận,mắt lão 22 Vì sao ngắm súng lại phải nheo 1 mắt? Mắt 23 Hiện nay ở các quốc gia dùng những cách gì để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện ? còn nước ta? Truyền tải điện năng 24 Tại sao dùng bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện hơn bóng đèn dây tóc? Tại sao phải tiết kiệm điện? Tiết kiệm điện 25 Pin mặt trời có tác dụng như thế nào ? Hiện nay ở nước ta vùng nào đang sử dụng Pin mặt trời? Tác dụng quang điện của ánh sang Trên đây chỉ là một số câu hỏi trong số rất nhiều câu hỏi tôi sưu tầm được ở sách, báo, chuyên môn thường tôi hỏi khi kiểm tra bài cũ để cho thêm điểm khuyến khích hoặc khi củng cố, cho chép về nhà tìm hiểu. Những câu hỏi như vậy đã hỗ trợ cho những bài giảng của tôi thêm phong phú, sâu sắc . Và những học sinh thường vẫn hay sợ vật lý , cho rằng vật lý khô khan trừu tượng sẽ bớt căng thẳng hơn, yêu thích môn học hơn . Tôi nghĩ rằng người giáo viên không nên bỏ lỡ cơ hội để giờ học nhẹ nhàng , sinh động mà sâu sắc hơn . d) Cố gắng tiếp cận và làm chủ các phương tiện dạy học hiện đại Đơn giản nhất là máy chiếu dạy kết hợp với bảng đen. Có thể thay thế các bảng phụ rất thuận tiện. 7 Rất khó nhưng không phải là không thể học được để sử dụng đến một mức độ nào đó là dạy bằng giáo án điện tử. Có khi cũng chưa hẳn là giáo án điện tử, mới chỉ là sử dụng Power Point để trình chiếu như một bảng phụ. Nhưng hiệu quả vẫn hơn hẳn dùng bảng phụ, rất tiện lợi và sắc nét. Để dạy bằng cách này người giáo viên rất vất vả, từ việc phải học vi tính tối thiểu trình độ A, học cách dùng Power Point, vẽ hình động, phải có máy tính xách tay đến soạn bài,còn nếu chưa có phòng học chức năng thì còn vất vả hơn nữa. Khi chưa tự vẽ được tôi đã phải hỏi đồng nghiệp và bạn bè học CNTT để có mô hình quay của máy phát điện xoay chiều kiểu nam châm quay và bức tranh động về hình ảnh các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện nguyên tử, hình vẽ trong bài MẮT CẬN, MẮT LÃO, lên mạng lấy mô hình động máy phát điện ,máy phát điện một chiều, ảnh các đường sức từ Copy từ đĩa học nghiệp vụ hè mô hình động của máy phát điện xoay chiều loại cuộn dây quay, tất cả được liên kết vào bài giảng và khi chưa thạo tin học tôi đã phải liên tục hỏi một đồng nghiệp là giáo viên tin học, tôi đã được chỉ bảo rất tận tình. Một điều nữa cũng rất quan trọng, dạy bằng máy chiếu dùng Power Point tùy theo từng bài, lượng kiến thức hay tranh vẽ, mô hình đưa vào bài mà một bài dạy có thể phải có nhiều trang, nhưng làm sao để các kiến thức toàn bài luôn luôn được lưu lại là tốt nhất. Ở bài “MÀU SẮC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU” tôi đã cố gắng đạt được điều đó bằng cách thiết kế bài dạy trên một trang. Toàn bộ kiến thức của bài tôi cho thể hiện trên một bảng thu nhỏ vừa đủ, phần còn lại của trang. Nhưng đến bài “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” và “MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU” và bài MẮT CẬN MẮT LÃO thì tôi lại phải xử lí cách khác để đảm bảo kiến thức cơ bản phải được xuất hiện đúng lúc. Một vấn đề nữa khi dạy bằng máy vi tính là cỡ chữ, màu nền, màu chữ,l oại hiệu ứng. Tôi chọn cỡ chữ 13 cho dù dùng phông chữ Times New Roman hay VnTime, chữ chính màu đen, chữ cho đáp án hay để chú ý trọng tâm tôi dùng màu khác, nền màu trắng. Tôi nghĩ, không nên lạm dụng hiệu ứng vào bài, chỉ nên dùng một loại hiệu ứng đơn giản, không chọn quá nhiều màu lòe loẹt, hình viền bài dạy hoa lá cành. Tất cả những thứ đó dễ thu hút học sinh rời xa bài học. Tóm lại, phải nỗ lực vừa làm vừa học hỏi một cách nhiệt tâm cùng với cơ sở vật chất thuận tiện và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp thì mới dạy được bằng máy chiếu. Bây giờ tôi xin trình bày lại bài dạy tôi đã thực hiện được. *) Giáo án minh họa Bài 55 - Tiết 60 . Vật lý lớp 9 : Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu Tôi xin trình bày ở đây bài soạn cho cả 2 cách dạy bằng bảng đen đơn thuần và bằng máy để thấy rõ sự tiện lợi khi sử dụng công nghệ thông tin. 1. Mục tiêu 8 a – Trả lời được câu hỏi: có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ,màu xanh,vật màu đen b – Giải thích được hiện tượng : khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ,vật màu xanh,vật màu đen. c – Giải thích được hiện tượng : khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu,còn các vật màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi 2. Chuẩn bị : a – Dụng cụ : + “Hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu“ do bộ trang bị đủ cho các nhóm , ít nhất 10 hộp cho 40 học sinh + Vẽ to 2 hình mà h/s quan sát thấy trong hộp (Cho phương án dùng máy chiếu H) - 1 hình vẽ đúng sẽ “dán” lên bảng lúc thích hợp -1 hình vẽ sai thứ tự màu . Tự h/s phải phát hiện chọn đúng hình đã quan sát thấy trong hộp ( khi phải trả lời : em quan sát thấy gì trong hộp ) Cho các phương án dạy các máy: + Đèn phát nhiều màu cùng lúc – quay được + Đèn phát được lần lượt nhiều màu khác nhau + Búp bê có tóc bạch kim , váy chủ yếu là màu trắng hồng + Tranh (lịch treo tường) cảnh hồ gươm có màu chủ đạo là màu xanh da trời . + 4 bộ nam châm to , kích thước các bộ khác nhau (Cho phương án bảng phụ ) - Bộ 1 : Màu trắng,đỏ,xanhlục = 3 nam châm . - Bộ 2 : Màu đỏ,xanh,tối = 3 nam châm . - Bộ 3 : Màu xanh lục,đen,xanh lục = 3 nam châm . - Bộ 4 : Màu đen,đen,đen = 3 nam châm . + Bảng phụ ghi các nội dung : - Câu hỏi kiểm tra bài cũ : • 2 hình vẽ: hiện tượng phản xạ ánh sáng ở gương phẳng, tán xạ ánh sáng ở bề mặt vật không phẳng: Câu 1 :Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật ? Em hãy chọn câu trả lời đúng : A.Khi vật được chiếu sáng . B.Khi vật được phát ra ánh sáng . C.Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta . D.Khi có ánh sáng truyền từ mắt ta vào vật . Câu 2 : Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất : 9 A . Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta . B . Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng đi từ vật đó đến mắt ta,ánh sáng ấy có thể do vật tự nó phát ra hoặc hắt lại ánh sáng chiếu vào nó . C . Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.Ta nhận biết được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta . D . Các phát biểu A,B,C đều đúng . _ Câu hỏi củng cố : Câu 1 : Khi nhìn thấy vật màu đen thì ánh sáng màu nào đã đi vào mắt ta ? A. Không có màu nào. B. Màu đỏ và màu lục . C. Màu xanh và màu tím . D. Màu đen . Câu 2 : Chọn câu đúng : A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng màu nào cũng có màu đỏ B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng C. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen D. Chiếc bút màu xanh để ở trong phòng tối cũng vẫn thấy màu xanh . Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật A. Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ B. Vật màu vàng tán xạ tốt ánh sáng màu vàng C. Vật màu đen tán xạ tốt mọi ánh sáng màu D. Vật màu đỏ tán xạ rất kém ánh sáng màu xanh Câu 4 : Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau : A. Khi nhìn thấy vật màu thì có ánh sáng màu đi từ vật đến mắt ta . B. Vật màu có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu C. Vật màu thì tán xạ mạnh ánh sáng màu nhưng kém ánh sáng các màu E. Vật màu không có khả năng tán xạ ánh sáng màu nào . - Nhận xét sau phần I – SGK (144) + Phấn trắng,xanh lục,đỏ,bút dạ màu đỏ.(khi dạy máy chiếu H) + In Photo cho từng học sinh bẳng kẻ sẵn(dù dạy bằng máy nào) để học sinh dễ ghi bài hoặc giáo viên và học sinh kẻ sắn trước khi vào lớp (do bài dài và cách ghi bài có thể khác với ngày thường) + Chuẩn bị các ví dụ thực tế có liên quan đến các kiến thức trong bài -Tại sao tường,trần lớp học lại quét vôi trắng ? -Mái che màu xanh trong ở chợ Hạ Long I có nhược điểm gì ? 10 [...]... tượng, hoạt động của các cơ chế vật lí - Việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn đem lại cho học sinh hứng thú trong học tập, niềm say mê với môn học đặc biệt là đối với môn vật lí Việc áp dụng này không chỉ áp dụng 1 năm, 2 năm mà theo tôi cần áp dụng thường xuyên liên tục qua nhiều năm Có như vậy mới tạo được cho học sinh thói quen học tập với ứng dụng công nghệ cao, kĩ thuật hiện đại, tạo... say sáng tạo Khi giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì các đồng chí nên tập trung vào các hình ảnh, các ảnh động, những đoạn video, các thí nghiệm ảo, các câu hỏi trắc nghiệm hoặc các nội dung cần bổ sung có dạng điền khuyết Tránh tình trạng dạy học ứng dụng công nghệ thông tin chỉ là trình chiếu chữ với những nội dung loằng ngoằng dài dằng dặc với những hiệu ứng lóa mắt đôi khi còn... SL % 9D1 3 8.3 18 50.0 15 41.7 0 0.0 0 0.0 9D2 4 10.5 25 65.8 9 23.7 0 0.0 0 0.0 9D3 30 71.4 12 28.6 0 0.0 0 0.0 0 0.0 9D4 4 11.4 20 57.1 11 31.4 0 0.0 0 0.0 9D5 2 5.7 15 42 .9 15 42 .9 3 8.6 0.0 9D1 3 8.3 18 50.0 15 41.7 0 0.0 0 0.0 Trong tất cả các giờ dạy lý thuyết tôi đều sử dụng các biện pháp tôi đã nêu ở trên Một kết quả được thấy rõ là vẻ mặt thích thú , chăm chú nhiệt tình của các học sinh trong. .. 6 – 9 - Đối với các cấp quản lí giáo dục có kế hoạch chỉ đạo việc sản suất đồ dùng dạy học và dụng cụ thí nghiệm và mua các phần mềm dạy học ứng dụng công nghệ thông tin có chất lượng và độ chính xác cao để đem lại thành công hơn cho đề tài 25 TÀI LIỆU KHAM KHẢO - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III quyển 2, Nguyễn Hải Châu, nhà xuất bản Giáo dục - Sách giáo khoa Vật lí 9, ... SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU I.Đặt vật dưới ánh sáng trắng (1) II.Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật (36) 17 Vật có màu (2) (3) (4) (5) (6) Ánh sáng từ vật tới mắt có màu: (7) Đặt vật dưới ánh sáng màu: (13) ĐỎ (14) XANH LỤC (15) Vật có Vật tán Vật có Vật tán xạ ánh sáng màu(16) xạ ánh màu xanh lục: sáng đỏ: (17) (26) Trắng (8) (18) Tốt(28) Tốt( 29) (22) Đỏ (9) ( 19) Tốt(30)... của giờ dạy 2 Những đề xuất, kiến nghị 24 - Trong khi giảng dạy để áp dụng tốt đề tài này, tôi mong muốn các thầy cô giáo trong nhà trường cùng kết hợp tốt với nhau về mặt phương pháp nhất là trong các môn học có thực hành thí nghiệm - Tuy đề tài này chỉ nghiên cứu trên một đối tượng ( Môn Vật lí khối 9 trường THCS Hòa Lạc – TP Móng Cái – Quảng Ninh ) nhưng nó có thể áp dụng được cho môn Vật lí ở tất... trường: Cố gắng tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất cho GV Thí dụ như,máy tính, phòng học chức năng, các phần mềm, mời GV đến dạy, tổ chức nhiều chuyên đề, có yêu cầu bắt buộc dần với gv để họ tiếp cận và thực hiện III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm mang tính ứng dụng cao, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách chính xác sẽ đem lại hiệu quả rất... bản Giáo dục - Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lí, Nguyễn Đức Thâm, nhà xuất bản giáo dục - Trần Bá Hoành: Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực Hà Nội, 2003 - Lê Trọng Tường: Đổi mới phương pháp giảng dạy môn cơ học nhằm nâng cao tình chủ động học tập của học sinh Hà Nội, 2003 - Phạm Đình Cường: Hướng dẫn thí nghiệm Vật lí NXBGD, 2005 - Công nghệ thong tin cho dạy học tích cực NXBGD, 2011 - Trang... MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU I.Đặt vật dưới ánh sáng trắng (1) Ánh Vật có sáng từ màu vật tới (2) mắt có (3) Trắng màu: (7) (8) (4) Đỏ (9) Đặt vật dưới ánh sáng màu: (13) ĐỎ (14) XANH LỤC (15) Vật có Vật có màu màu (16) (17) (6) Xanh lục (10) Không có ánh sáng màu nào tới mắt (22) ( 19) (5) (18) (23) (20) (25) (21) (25) 16 (11) +Nhận xét: (12) SGK tr 144 Phát dụng cụ theo... (12) II.Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật (36) Đặt vật dưới ánh sáng màu: (13) ĐỎ (14) XANH LỤC (15) Vật có Vật tán xạ Vật có màu Vật tán xạ ánh sáng màu ánh sáng (17) xanh lục: (16) đỏ: (26) Tốt Tốt (18) (28) (22) ( 29) ( 19) Tốt (30) (23) Kém (31) Rất kém Tốt (20) (32) (24) (33) Không tán Không tán xạ xạ (21) (25) (35) (34) Câu 1 : Khi nhìn thấy vật màu đen thì ánh sáng màu nào đã đi vào mắt

Ngày đăng: 30/08/2015, 21:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan