Bảo hộ thiết kế mạch bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại việt nam

33 1.9K 9
Bảo hộ thiết kế mạch bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Bảo hộ thiết kế bố trị mạch tích hợp bán dẫn tại Việt Nam Mục lục 1 Lời mở đầu Ngành công nghiệp mạch tích hợp đã phát triển vượt bậc kể từ khi nó được giới thiệu rộng rãi trong các bóng bán dẫn năm 1951. Thị trường toàn cầu theo số liệu sơ bộ được Gartner tiết lộ, tăng trưởng doanh thu năm 2014 của ngành bán dẫn toàn cầu là 7,9%; đạt 339,8 tỷ đô. Cơ chế bảo hộ cho các mạch tích hợp là thật sự cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp này trên thế giới. Bởi vì thiết kế bố trí một mạch tích hợp là sự sáng tạo trí óc của con người, phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để tạo ra một thiết kế bố trí mạch tích hợp mới. Khuôn khổ pháp lý về bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp đã được hình thành từ những năm 1984 tại Mỹ để chống lại các hành vi xâm phạm bản quyền, kể từ đó hàng loạt đạo luật bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp đã ra đời khắp nơi trên thế giới. Trong đó, Hiệp ước về sở hữu trí tuệ liên quan đến mạch tích hợp bán dẫn được ký kết tại Washington ngày 26/5/1989 và Hiệp định liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPs đặt ra một cơ chế bảo hộ chung cho thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đối với các quốc gia gia nhập WTO. Là một thành viên của WTO, Việt Nam cũng đã xây dựng một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dựa trên các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs, trong đó có thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Trong giới hạn tìm hiểu của bài viết này, nhóm xin đưa ra một số nét khái quát về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành cũng như một số nhận xét về các quy định này so với các quy định của thế giới. 2 I. Bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Việt Nam: Trước khi nghiên cứu bản chất của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp, cần tìm hiểu các khái niệm cơ bản về mạch tích hợp và thiết kế bố trí của mạch tích hợp bán dẫn. Theo khái niệm kĩ thuật thì một mạch tích hợp bán dẫn là một vật liệu bán dẫn (Sillicon, Si ) làm nền trên đó các thiết bị bán dẫn được mắc với nhau theo nguyên lí và chức năng riêng. Các thiết bị bán dẫn được cấp bằng sáng chế riêng. Với một mạch tích hợp chứa hàng trăm hoặc hàng ngàn các thiết bị bán dẫn, một tuyên bố sở hữu sáng chế một mạch tích hợp sẽ phải bao gồm hàng trăm hoặc hàng ngàn yếu tố cá nhân. Do đó, một tuyên bố bằng sáng chế đối với một mạch tích hợp có thể có hàng trăm trang. Rõ ràng, mạch tích hợp không dễ dàng mô tả trong một mô tả sáng chế, khiến cho cơ chế bảo hộ vô cùng phức tạp, rườm rà. Bên cạnh đó, công việc tham gia sản xuất mạch tích hợp là việc phát triển bản chất chứ không phải là là một tính chất sáng tạo để đủ điều kiện tạo ra một bằng sáng chế. Một thiết kế mạch tích hợp bán dẫn cũng không được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả bắt nguồn từ sự độc quyền cho chủ thể quyền tác giả: 75 năm kể từ bản đầu tiên. Trong khi đó ứng dụng cho một thiết kế mạch tích hợp chỉ kéo dài một vài năm. Nếu bảo hộ lâu dài theo cơ chế quyền tác giả sẽ khiến nền công nghiệp bán dẫn không thể phát triển trong nền kĩ thuật tiên tiến cũng như áp dụng công nghiệp bán dẫn vào các lĩnh vực công cộng. Thứ ba, thiết kế bố trí mạch tích hợp cũng không là một kiểu dáng công nghiệp vì không thể xác định hình dáng bên ngoài của mạch tích hợp, chỉ có thể xác định vị trí, tính chất vật lý của mỗi phần tử trong một mạch tích hợp. Vì vậy, công nhận một thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là điều cần thiết. 1. Các khái niệm Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam định nghĩa: Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử - với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các 3 mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử. "Mạch tích hợp" đồng nghĩa với "IC", "chip" và "mạch vi điện tử" Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là "Thiết kế bố trí"). Tác giả thiết kế bố trí là người hoặc những người tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình. Những người chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí nhưng không góp phần tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình thì không được coi là tác giả. 2. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ Theo Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ , thiết kế bố trí được bảo hộ nếu: có tính nguyên gốc và tính mới thương mại. Tính nguyên gốc có nghĩa là thiết kế bố trí là thành quả lao động sáng tạo, nỗ lực trí tuệ của chính tác giả tạo ra và không mang tính phổ thông. Thiết kế bố trí có tính phổ thông nếu đã được biết đến một cách rộng rãi và dễ dàng vào thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc. Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Khai thác thương mại ở đây được hiểu là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch 4 tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó. Lưu ý các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí: Thứ nhất, các đối tượng Các nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn. Nếu bảo hộ những đối tượng trên thì không chủ thể nào được sử dụng nguyên lý, quy trình, phương pháp đó vào nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm là mạch tích hợp bán dẫn khác 1 . Thứ hai, thông tin phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn. Bởi các thông tin có thể được bảo hộ là sáng chế, phần mềm được bảo hộ theo quy định quyền tác giả 2 . 3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí 3.1. Chủ thể có quyền đăng kí thiết kế bố trí Theo Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, có quyền nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí tại Cục Sở hữu trí tuệ, hoặc trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.  Cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký thiết kế bố trí là: - Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình; - Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 1 Giáo trình luật sở hữu trí tuệ-ĐH luật TpHCM, bài 5, mục 1.2,phần chú ý trang 343 2 Giáo trình luật sở hữu trí tuệ-ĐH luật TpHCM, bài 5, mục 1.2,phần chú ý trang 343 5 - Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý. Nếu nhiều tổ chức, cá nhân độc lập với nhau tạo ra thiết kế bố trí trùng nhau thì tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và các Văn bằng bảo hộ (nếu được cấp) có hiệu lực độc lập với nhau. (Khoản 4, Điều 10, Nghị định 42/2003). Trường hợp có sự đầu tư kinh phí của nhà nước thì quyền đăng ký của nhà nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí qui định tại Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Người có quyền đăng ký thiết kế bố trí có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký. Như vậy, pháp luật Việt Nam xác định quyền nộp đơn là chủ thể đầu tư tài chính, phương tiện vật chất chứ không phải là của tác giả sáng tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó 3 . Ví dụ: công ty A thuê B nghiên cứu sáng tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp X thì chủ thể có quyền nộp đơn là công ty A vì công ty là chủ thể đầu tư tài chính để tạo ra đối tượng trên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 3.2. Yêu cầu về đơn đăng kí bảo hộ Đơn đăng ký bảo hộ đối với thiết kế bố trí là tập hợp các tài liệu liệu liên quan đến đối tượng bảo hộ gồm: 4 - Tờ khai đăng ký theo mẫu do Cục sở hữu trí tuệ phát hành - Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. - Bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. - Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí. 3 Giáo trình luật sở hữu trí tuệ-ĐH luật TpHCM, bài 5, mục 1.3.1,trang 344 4 Điều 100, Điều 104 Luật SHTT 2005 6 - Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại. Ngoài những tài liệu trên trong đơn cần có: - Giấy ủy quyền nếu đơn nộp thông qua đại diện. - Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn được thụ hưởng quyền đó từ người khác. - Chứng từ nộp lệ phí, phí đăng ký. - Tài liệu chứng minh quyền đăng ký. - Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn. Về nguyên tắc mỗi đơn đăng ký chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng cho một thiết kế bố trí. 5 Đơn đăng ký phải làm bằng tiếng Việt, trừ một vài tài liệu có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải dịch ra tiếng Việt khi Cục Sở hữu công nghiệp có yêu cầu. 6 3.3. Thủ tục xử lý đơn đăng kí và cấp văn bằng bảo hộ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn của cá nhân, tổ chức nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây 7 : - Tờ khai đăng kí thiết kế bố trí trong đó có đầy đủ thông tin để xác định người nộp đơn là người có quyền. - Các chứng từ nộp lệ phí. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế. Sau khi tiếp nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của đơn trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn, xem xét sự tuân thủ các yêu cầu về số lượng, hình thức trình bày các tài liệu trong đơn để kiểm tra đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Đơn đăng kí bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp 8 : - Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức - Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ. 5 Khoản 1, Điều 101 Luật SHTT 2005 6 Khoản 2, Điều 100 Luật SHTT 2005 7 Điều 108 Luật SHTT 2005 8 Khoản 2 Điều 109 Luật SHTT 2005 7 - Người nộp đơn không có quyền đăng kí. - Người nộp đơn không đúng quy định của pháp luật. - Người nộp đơn chưa nộp phí và lệ phí. Ngoài ra đơn đăng kí cấp văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được coi là không hợp lệ trong trường hợp Đơn đăng kí được nộp sau khi đã hết thời hiệu quy định, là hai năm, kể từ ngày tiến hành việc khai thác thương mại nêu trên lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. 9 Nếu đơn đăng kí đủ điều kiện theo luật định, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra thông báo chấp nhận đơn. Đơn đăng ký được công bố dưới hình thức tra cứu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ, nhưng không được sao chép. Đối với bí mật trong đơn thì chỉ cơ quan có thẩm quyền mới được phép tra cứu. Các thông tin cơ bản về đơn đăng kí thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí sẽ được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ. Kể từ ngày được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó 10 . Đơn đăng kí thiết kế bố trí không được thẩm định nội dung đơn và chỉ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu không đáp ứng các yêu cầu về hình thức tại Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ. 11 Thông báo từ chối được gửi cho đương sự trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối. Người bị từ chối có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện trước Tòa án. Nếu đơn đăng kí không thuộc trường hợp từ chối do luật định và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì cơ quan nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng kí quốc gia về sở hữu công nghiệp. 9 Khoản 2 Điều 14 Nghị định 42/2003 10 Điều 112 Luật SHTT 2005 11 Khoản 2 Điều 114 và Khoản 2 Điêu 117 Luật SHTT 2005 8 3.4. Văn bằng bảo hộ- Thời gian bảo hộ 3.4.1. Thời gian bảo hộ Nếu đơn yêu cầu bảo hộ được chấp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp cho đương sự văn bằng bảo hộ dưới hình thức Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Giấy chứng nhận có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây 12 : - Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn; - Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; - Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí. 3.4.2. Chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ: Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây, quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 16 Nghị định 42/2003: - Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền được hưởng theo văn bằng bảo hộ. Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ được tính từ ngày tuyên bố từ bỏ của chủ văn bằng bảo hộ. - Chủ sở hữu không còn tồn tại mà không có người kế thừa hợp pháp. Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ được tính từ ngày chủ sở hữu chấm dứt tồn tại. 3.4.3. Hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ: Mọi tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ. Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau 13 :  Hủy bỏ toàn bộ hiệu lực của văn bằng bảo hộ khi: 12 Khoản 5 Điều 93 Luật SHTT 2005 13 Điều 96 Luật SHTT 2005 9 - Chủ văn bằng là người không có thẩm quyền đăng ký (Không là đối tượng tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ). - Thiết kế bố trí được bảo hộ không đáp ứng điều kiện bảo hộ (Không đáp ứng Điều 68, Điều 69, Điều 70, Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ).  Hủy bỏ một phần hiệu lực của văn bằng trong trường hợp phần đó không đáp ứng được điều kiện bảo hộ. 3.4.4. Sửa đổi văn bằng bảo hộ: Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi những nội dung sau trong văn bằng bảo hộ. - Nội dung yêu cầu sửa đổi không xuất phát từ lỗi của của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Nội dung được sửa đổi bị hạn chế theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 Luật Sở hữu trí tuệ. - Nội dung yêu cầu sửa đổi xuất phát từ lỗi của của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Nội dung được sửa đổi không bị hạn chế theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 Luật Sở hữu trí tuệ. 4. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu thiết kế bố trí 4.1. Các quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí 4.1.1. Quyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu Chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí 14 . Theo khoản 3, Điều 124, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định chi tiết các hành vi sau được xem là sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu thiết kế bố trí; chủ sở hữu có quyền sử dụng, định đoạt, cho phép người khác sử dụng: - Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ; 14 Khoản 1 Điều 121 Luật SHTT 2005 10 [...]...- Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán - dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ 4.1.2... mạch tích hợp bán dẫn quy định cụ thể các hành vi không bị xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với người - sử dụng thiết kế bố trí mà không biết thiết kế bố trí đó đã được bảo hộ: Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ khi không... không có cơ sở để biết rằng - thiết kế bố trí đang được bảo hộ; Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ đã được tiếp nhận hoặc đặt hàng khi không biết hoặc không có cơ sở để biết rằng thiết kế bố trí đang được bảo hộ 15 Khoản 2 Điều 125 Luật... toàn là nêu ra định nghĩa tương đồng với định nghĩa mạch tích hợp, thiết kế bố trí - mạch tích hợp Bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn chỉ được bảo hộ nếu được đăng ký Để được bảo hộ thì theo Hiệp ước Washington: thiết kế bố trí đó phải có tính nguyên gốc Điều 70 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam định nghĩa về tính nguyên gốc của một thiết kế bố trí chỉ đơn thuần tiếp thu từ Điều 3.2 Hiệp ước Washington... gồm định nghĩa mạch tích hợp và thiết kế bố trí , các điều kiện bảo hộ, các độc quyền, những giới hạn và khai thác, đăng ký, mở thiết kế bố trí mạch tích hợp Các quy định về thiết kế bố trí mạch tích hợp trong Hiệp định TRIPS bổ sung bốn vấn đề quan trọng đáng kể cho Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp Đó là: - Khả năng bảo hộ sản phẩm chứa thiết kế bố trí bất hợp pháp (Điều... việc bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp dựa trên các quy định của Hiệp ước Washington (Điều 35) và một số quy định bổ sung của Hiệp định TRIPS (Điều 36 đến Điều 38) Trong đó, Hiệp ước Washington định nghĩa mạch tích hợp và thiết kế bố trí , các điều kiện bảo hộ, các độc quyền, những giới hạn và khai thác, đăng ký, mở thiết kế bố trí mạch tích hợp Các quy định về bảo hộ thiết kế bố trí mạch bán dẫn. .. thức bảo vệ là cần thiết và thông qua Đạo luật Bảo vệ Chip bán dẫn Hoa Kỳ cũng là quốc gia đầu tiên thông qua luật bảo vệ Chip bán dẫn Trong khi bảo hộ bằng sáng chế đã có bảo hộ một số khía cạnh của các mạch tích hợp, thì SCPA tạo ra một chế độ sở hữu trí tuệ mới để bảo vệ cả thiết kế bố trí mạch tích hợp này Đạo luật này cho phép bảo hộ mạch tích hợp chỉ dành cho các nước bảo hộ tương hỗ mạch tích hợp. .. quyền sử dụng thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng 4.2 Nghĩa vụ của chủ sở hữu thiết kế bố trí 4.2.1 Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí Chủ sở hữu thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định như sau: - Trong suốt thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí, chủ thiết kế bố trí có nghĩa... đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì khi Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng thiết kế bố trí phải trả một khoản... Trong trường hợp đồng tác giả thì thù lao được trả là mức dành chung cho tất cả các tác giả Thời gian trả thù lao là suốt thời gian bảo hộ thiết kế bố trí II Bảo hộ quốc tế về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Hầu hết mọi người Mỹ đều biết, các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động đều chứa các con chip (còn gọi là mạch tích hợp bán dẫn, IC) Ngoài ra, mạch tích hợp bán dẫn còn được

Ngày đăng: 30/08/2015, 15:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  •  Bảo hộ quốc tế về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, 25/07/2008

    •  Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, Tuệ Phương,  26/04/2013, <http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Khoa-hoc/587184/bao-ho-so-huu-tri-tue-tang-suc-canh-tranh-cho-san-pham>

    • Lời mở đầu

    • I. Bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Việt Nam:

      • 1. Các khái niệm

      • 2. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ

      • 3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí

        • 3.1. Chủ thể có quyền đăng kí thiết kế bố trí

        • 3.2. Yêu cầu về đơn đăng kí bảo hộ

        • 3.3. Thủ tục xử lý đơn đăng kí và cấp văn bằng bảo hộ

        • 3.4. Văn bằng bảo hộ- Thời gian bảo hộ

          • 3.4.1. Thời gian bảo hộ

          • 3.4.2. Chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ:

          • 3.4.3. Hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ:

          • 3.4.4. Sửa đổi văn bằng bảo hộ:

          • 4. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu thiết kế bố trí

            • 4.1. Các quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí

              • 4.1.1. Quyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu

              • 4.1.2. Quyền ngăn cấm của chủ sở hữu

              • 4.1.3. Quyền định đoạt thiết kế bố trí của chủ sở hữu

              • 4.1.4. Quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí18

              • 4.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu thiết kế bố trí

                • 4.2.1. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí

                • 4.2.2. Quyền của tác giả thiết kế bố trí

                • Quyền tài sản của tác giả thiết kế bố trí là quyền được nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp đồng tác giả thì thù lao được trả là mức dành chung cho tất cả các tác giả. Thời gian trả thù lao là suốt thời gian bảo hộ thiết kế bố trí .

                • II. Bảo hộ quốc tế về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

                • Hầu hết mọi người Mỹ đều biết, các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động đều chứa các con chip (còn gọi là mạch tích hợp bán dẫn, IC). Ngoài ra, mạch tích hợp bán dẫn còn được tìm thấy trong hàng loạt các sản phẩm gia dụng như máy ảnh, điều hòa nhiệt độ... thậm chí cả các dụng cụ nhà bếp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của IC đang thâm nhập vào mọi khía cạnh cuộc sống của họ.

                  • 1. Sự ra đời của Hiệp ước Washington (Hiệp ước IPIC) và Hiệp định TRIPs về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan