Phân tích cơ sở khoa học của đặc điểm tâm lý( tính khí cá nhân) và chứng minh hiệu quả của việc ứng dụng đặc điểm tâm lý đó trong doanh nghiệp cụ thể

23 3.4K 19
Phân tích cơ sở khoa học của đặc điểm tâm lý( tính khí cá nhân) và chứng minh hiệu quả của việc ứng dụng đặc điểm tâm lý đó trong doanh nghiệp cụ thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích cơ sở khoa học của đặc điểm tâm lý( tính khí cá nhân) và chứng minh hiệu quả của việc ứng dụng đặc điểm tâm lý đó trong doanh nghiệp cụ thể

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ( TÍNH KHÍ CÁ NHÂN) VÀ CHỨNG MINH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ ĐÓ TRONG DOANH NGHIỆP CỤ THỂ. NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2 1 MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I, Phân tích cơ sở khoa học: 1, Khái niệm tâm lý, các thuộc tính của tâm 2, Tính khí ( khí chất) 2.1 Khái niệm tính khí 2.2 Phân loại tính khí 3, Phân tích: 3.1 Tính khí sôi nổi 3.2 Tính khí ưu tư 3.3 Tính khí điềm tĩnh 3.4 Tính khí linh hoạt II, Chứng minh hiệu quả: 1, Khái quát về công ty Trần Anh 2, Phân tích đặc điểm tâm lý của nhà quản trị: Ông Trần Xuân Kiên – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh. 3, Ảnh hưởng và hiệu quả: 3.1 Với nhân viên dưới quyền 3.2, Với khách hàng III, Giải pháp. IV. Tài liệu tham khảo: 2 LỜI MỞ ĐẦU Còn người vừa là nhân, vừa là quả của các quá trình hoạt động, hoạt động xuất phát từ lòng người, hợp lòng người thì thành công, ngược lại thì dễ thất bại. Bởi vậy, nguồn lực con người đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một quốc gia nói chung, một doanh nghiệp nói riêng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chính sách quản lý có cấu trúc 50% tâm lý và 50% kinh tế thì kiệu quả quản lý và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn nhiều lần so với chính sách thiếu quan tâm đến tâm lý con người. Chính vì thế chúng ta càng thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu tâm lý, khí chất con người. Mỗi con người có một đặc điểm tâm lý, khí chất khác nhau và đặc biệt trong doanh nghiệp, Nhà quản trị phải biết cách phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm những đặc điểm khí chất cá nhân cũng như của các nhân viên. Biết vận dụng linh hoạt những đặc điểm khí chất con người trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc chỉ bán hàng đơn thuần mà không ứng dụng những đặc điểm tâm lý cá nhân vào trong quá trình bán hàng. Đó cũng là một trong những yếu tố dẫn đến dự thành công của doanh nghiệp. 3 B. NỘI DUNG : I. Phân tích cơ sở khoa học • Khái niệm tâm lý, các thuộc tính của tâm lý • Tâm lý học là gì? Tâm lý học là một môn khoa học nghiên cứu sự hình thành hành vi phát triển của các hoạt động tâm lý.tâm lý học được hiểu là “khoa học về tâm hồn”. Thuật ngữ “tâm hồn” đã xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ của loài người để biểu thị các hiện tượng tâm lý. Trong tiến Việt thuật ngữ “tâm hồn” và “tâm lý” cũng đã xuất hiện từ lâu. Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa một cách tổng quát: “Tâm hồn” là ý nghĩ và tình cảm, tạo thành đời sống nội tâm của con người. “Tâm” là tình cảm, ý chí, còn “hồn” là tư tưởng, tinh thần của con người. Đối tượng của tâm lý học là tâm lý con người. Trải qua hàng nghìn năm, người ta luôn nghiên cứu tìm cách lý giải các hiện tượng như: trí tuệ, kí ức, cảm giác, ý chí, tính khí… của con người. Khoa học hiện đại ngày nay cho phép chúng ta tiếp cận, lý giải bản chất của các hiện tượng tâm lý. Đó là nhưng hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người như: yêu, ghét, rung động, bực bội, thỏa mãn v.v… • Khái niệm tâm lý học: Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nó nghiên cứu cái chung trong tâm tư của con người và những quan hệ tâm lý của con người với nhau Tâm lý học nghiên cứu và giải thíc những hiện tượng tâm lý khác nhau như các quá trình tâm lý (cảm giác, tri giác, tư duy, tư tưởng…), các trạng thái tâm lý (xúc động, tâm trạng…) và các thuộc tính tâm lý cá nhân (năng khiếu, sở thích, năng lực, tư chất, tính khí, tính cách…). 4 Các thuộc tính tâm lý cá nhân của con người • Tính khí (khí chất) • Tính cách • Nhu cầu • Năng lực • Cảm xúc và tình cảm • Phân loại tính khí ( khí chất) • Khái niệm và cơ sở hình thành tính khí. Tính khí là thuộc tính tâm lý quan trọng của cá nhân do đặc điểm bẩm sinh của hệ thần kinh và đặc điểm khác trong cơ thể con người tạo ra. Nó gắn liền với các quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương: quá trình hưng phấn và quá trình ức chế là dộng lực hoạt động tâm lý con người được biểu hiện thông qua các hành vi cử chỉ, hành động của cá nhân. Quá trình hưng phấn là quá trình phản ứng tích cực của các tế bào thần kinh đáp lại nhưng kích thích bên ngoài, làm cho cá nhân có thái độ tích cực với hiện thực. Ngược lại, quá trình ức chế là quá trình phản ứng tiêu cực của các tế bào thần kinh đáp lại nhưng kích thích bên ngoài, làm cho cá nhân có thái độ tiêu cực với hiện thực. Từ đó ta có thể hiểu tính khí đó chính là thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. • Phân loại tính khí • Tính khí sôi nổi Là tính khí của nhưng người có hệ thần kinh mạnh nhưng không cân bằng. Quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế và linh hoạt. 5 • Ưu điểm: nhưng người có tính khi sôi nổi là nhưng người thật thà, trung thực, dám nghĩ, dám làm, năng nổ trong mọi công việc, có khả năng lôi cuốn người khác. • Nhược điểm: là những người dễ nóng nảy, khó kiềm chế bản thân, dễ gây mát lòng người khác. Đối với vai trò là một nhà quản trị hay một nhân viên thì nếu trong bản thân có tính khí sôi nổi thì phải cần chú trọng đến vấn đề giao tiếp, tránh xúc động, cần phải lắng nghe sự góp ý của những cá nhân trong tổ chức tránh gây mâu thuẫn nội bộ. Đối với khác hàng cần phải ứng xử khéo léo, tránh nổi nóng, nếu gặp nhưng khách hàng có tính khí này thì tránh việc nói quá nhiều và dài dòng về sản phẩm cần nhấn mạnh vào yếu tố chất lượng hơn là giá cả. • Tính khí linh hoạt Là những người có hệ thần kinh mạnh, quá trình hưng phấn và ức chế mạnh, cân bằng và linh hoạt. • Ưu điểm: người có tính khí linh hoạt là nhưng người lạc quan, thích nghi với công việc, làm việc với tính sáng tạo và năng suất. • Nhược điểm: họ thiên về tình cảm thiếu sự kiên định, không thích hợp với những công việc đơn điệu, không hợp sở trường của mình. Đối với nhà quản trị khi gặp nhưng nhân viên có tính khí linh hoạt thì cần sử dụng họ trong công việc liên quan đến giao tiếp nhiều, không nên giao cho họ những công việc mang tính bảo mật ví họ là nhưng người cởi mở nên rất dễ để lộ thông tin. Với những khách hàng có tính khí linh hoạt thì người bàn hàng cần nhấn manh yếu tố bên ngoài của sản phẩm. • Tính khí điềm tĩnh Là những người có hệ thần kinh mạnh, hưng phấn và ức chế cân bằng nhưng sự chuyển hóa giữa hai quán tình này không linh hoạt nên ít năng động, sức ỳ lớn. 6 • Ưu điểm: nhưng người có tình khí điềm tĩnh là những người chung thủy, làm việc có nguyên tắc, khả năng giữ bình tĩnh tốt. • Nhược điểm: họ là những người bảo thủ, ít tiếp thu ý kiến của người khác vì vậy mà bỏ lỡ nhiều cơ hội và cũng khó nắm bắt thời cơ Với nhà quả trị khi gặp những người có tính khí này thì nên giao cho họ những công việc có tính bảo mật, ít sự giao tiếp, nhưng công việc cần sự cân nhác kĩ lưỡng (ví dụ: Nhân sự). Đối với khách hàng có tính khí điềm tĩnh người bán hàng cần chú ý tập trung giới thiệu vào những mặt tốt của sản phẩm. • Tính khí ưu tư Là những người có hệ thần kinh yếu, ức chế mạnh hơn hưng phấn, chịu sức chịu đựng của hệ thần kinh yếu. • Ưu điểm: là nhưng người lao dộng cần cù, chu đáo, cẩn thận, trong giao tiếp rất nhã nhặn, lịch sự nên được lòng mọi người. • Nhược điểm: họ ngại giao du nên bỏ lỡ nhiều cơ hội tìm hiểu bên ngoài, khó thích nghi với sự biến đổi môi trường, dễ xúc động. Với tư cách là nhà quản trị khi nhân viên của mình có tính khí này thì tránh việc phê bình một cách trực tiếp trước mặt mọi người vì họ rất dễ xúc động, cần phê bình góp ý một cách tế nhị, để cho họ có cơ hội diễn đạt ý kiến bản thân. Với khách hàng có tính khí ưu tư thì nhân viên bán hàng tránh nói nhiều, ứng xử khéo léo với khách hàng, giao tiếp một cách nhẹ nhàng gần gũi với khách hàng, cần tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng trước khi giới thiệu về sản phẩm. • Phân tích tính khí 3.1 Phân tích tính khí sôi nổi Cơ sở sinh lý: ngươì có tính khí sôi nổi có hệ thần kinh mạnh, hoạt động cao, ưc chế mạnh đồng thời quá trình hưng phấn cũng mạnh. Những người này có sức mạnh, có năng lực, có khả năng làm việc cao và hoạt động trên phạm vi lớn. 7 Người có khí chất này thường là người rất hăng hái, đầy nhiệt tình, dễ và nhanh bực tức. Loại người này say mê công việc, có nghị lực, có thể dùng nhiệt tình của mình để lôi kéo người khác. Nhưng khi anh ta không nhận được lợi ích gì thì dễ trở nên khó tính và cáu gắt. • Ưu điểm: Đây là những người thật thà, trung thực, có gì nói ngay, có Tính thương người, dũng cảm, dám nghĩ, dám làm ngay cả những việc khó khăn nguy hiểm. Hăng hái, nhiệt tình với công tác, với mọi người. • Nhược điểm: Tính nóng nảy, hay nổi khùng, Tính khí sôi nổi khó kiềm chế bản thân, nói năng thiếu tế nhị, dễ làm mất lòng người khá. • Cách ứng xử của nhà quản trị: Đối với kiểu người này, nhà quản trị cần nhẹ nhàng trong giao tiếp, tế nhị, nặng khen, nhẹ chê và chỉ phê bình riêng họ sẽ tiếp thu ngay và không có phản ứng. Khi họ nóng giận, nhà quản trị cần nín nhịn vì lúc đó họ không đủ sáng suốt để suy nghĩ, dễ có phản ứng gay gắt. • Cách ứng xử với khách hàng: Đối với khách hàng có tính khí kiểu này, nhân viên cần giao tiếp nhẹ nhàng, nói năng tế nhị. Lắng nghe yêu cầu của họ từ đấy cho họ những lời khuyên về sản phẩm một cách ngắn ngọn, dễ hiểu. Cần khen họ đúng lúc và đánh đúng vào tâm lý tránh để họ nổi nóng bỏ đi. Kiểu khách hàng này rất ít quan tâm đến cách suy nghĩ và cảm thụ của đối phương, thậm chí cho rằng mình hiểu sâu biết rộng, không coi trọng người bán hàng. Lời nói của kiểu khách hàng này thường khiến người bán hàng rơi vào tình huống khó xử. Người bán hàng phải nhận thức được rằng, đây tuyệt nhiên không phải là ác ý mà chỉ là do cá tính của họ. Hơn nữa, người bán hàng cũng không nên quên: kiểu khách hàng này thường dùng phương thức trực tiếp để suy nghĩ và giao tiếp, một khi người bán hàng khiến họ nảy sinh hứng thú với sản phẩm thì sẽ rất nhanh chóng có được giao dịch bán hàng thành công với họ vì năng lực quyết đoán của kiểu người này rất mạnh mẽ. 8 3.2 Tính khí ưu tư Cơ sở sinh lí: có cường độ thần kinh yếu, cả hưng phấn và ức chế đều yếu và không linh hoạt. Nhưng ức chế vẫn trội hơn (buồn nhiều hơn vui), còn bình thường thì chẳng vui chẳng buồn, Biểu hiện bên ngoài: phản ứng thần kinh chậm, kín đáo, không chịu được shock, ít nói, tiếng nói thì nhẹ nhàng, yếu ớt . Hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè, nhút nhát. Nhận thức chậm, chắc, có năng khiếu riêng. Không thích đám đông, không thích ồn ào. Thiên về sống nội tâm, không thích quan hệ rộng. Rất chu đáo, ít làm mất lòng người khác. - Ưu điểm: dịu dàng, tế nhị, nhạy cảm, cẩn trọng (cẩn thận - dè dặt), suy nghĩ sâu sắc, trí tưởng tượng phong phú, tình cảm bền vững .Có tính tự giác, ý thức cao, là người kiên trì, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong điều kiện quen thuộc, làm việc rất cẩn thận, chu đáo, ít làm mất lòng người khác. Có óc tưởng tượng phong phú, hay mơ màng, mơ mộng. - Nhược điểm: rụt rè, nhút nhát, đa sầu, đa cảm, dễ tự ái (dễ giận), thầm lặng, ít cởi mở, phản ứng chậm – không năng động, khó thích nghi với môi trường mới, dễ bi quan, đa sầu, đa cảm. Hay lo nghĩ , dễ bị tổn thương, hay chịu tác động của môi trường, không chịu được sức ép công việc. Dễ ốm đau khi điều kiện sống thay đổi. - Phù hợp với công việc: công việc thích hợp là việc nghiên cứu, đơn điệu, lặp đi lặp lại, công việc cần sáng tạo, lãng mạn, nghệ thuật, văn, thơ, hội hoạ, 3.3 Khí chất điềm tĩnh (bình thản): - Cơ sở sinh lý: có cường độ thần kinh hưng phấn và ức chế cân bằng nhưng ở mức độ tương đối (không mạnh như khí chất nóng nảy và năng động) và không linh hoạt. - Biểu hiện bên ngoài: kiểu người ít nói, nói chắc (nói câu nào đau câu đấy). Hành vi chậm chạp, không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, hơi khô khan. Là người khó gần, khó làm quen, cũng khó biết tâm trạng của họ. Mối quan hệ của họ 9 rất hẹp vì họ không thích quan hệ rộng. Vì thế, khó thích nghi với môi trường sống. - Ưu điểm: ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chính chắn, lịch sự, tế nhị, luôn bình tĩnh. Làm việc có nguyên tắc, kế hoạch, biết cân nhắc trước khi hành động, làm chủ được tình huống và vô cùng kiên định. Đã quyết định rồi thì làm đến cùng do vậy có chút ngoan cố, bảo thủ. Nhớ rất lâu. Là con người điềm đạm, chậm rãi, chắc chắn, không vội vàng. Là người không hứa ngay bao giờ mà đã hứa là làm đến cùng. Nhìn bề ngoài người này thì dễ hiểu nhầm là không nhiệt tình. Tình cảm tương đối ổn định. - Nhược điểm: ít giao tiếp, sức ỳ tư duy cao, thích nghi với môi trường mới chậm. Hay do dự, không quyết đoán. Khó hình thành tình cảm. Khả năng tiếp thu cái mới lại rất chậm, khá nguyên tắc, cứng nhắc, đôi khi máy móc làm mất thời gian và dễ mất thời cơ không cần thiết. - Hiệu quả công việc của loại người này phụ thuộc vào thời gian gắn bó với công việc đó - càng lâu, càng hiệu quả. Phù hợp với công việc đơn điệu, có thể lặp đi lặp lại, có thể đòi hỏi bảo mật kín đáo. Nên làm bảo vệ, tổ chức, thanh tra điều tra, giáo viên, thường nhân, kinh doanh, Cách cư xử của nhà quản trị với nhân viên: Những người có tính khí điềm tĩnh cần sự cẩn trọng, tỉ mỉ, mang tính ổn định. Khi tham gia vào công việc nào đó thì họ cần phải có thời gian chuẩn bị, chứ không thể bắt tay làm việc được ngay. Nhà quản trị cần nắm bắt và hiểu được tính cách này của nhân viên để giao cho công việc phù hợp. 3.4 Tính khí linh hoạt: - Cơ sở sinh lí: phản ứng, nhịp độ thần kinh mạnh, mềm dẻo, tính cân bằng giữa ức chế và hưng phấn cao, linh hoạt. - Biểu hiện bên ngoài: nói nhiều, nhanh. Hoạt động cũng nhanh nhẹn, hoạt bát. Quan hệ thì vui vẻ dễ gần, có tài ngoại giao nên quan hệ rất rộng nhưng không sâu sắc. 10 [...]... biết các trường phái tâm lý hiện đại và ứng dụng tâm lý vào trong điều hành quản trị nhân lực • Ứng dụng các kỹ năng mềm, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo ra giá trị cộng thêm, thỏa mãn nhu cầu cao nhất, khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên Nhà quản trị cần thấu hiểu bản chất của nhân viên để khai thác tốt nhất khả năng của từng người, tùy vào tính khí của từng người để bố trí vào các công việc, ... muốn mua của khách hàng 19 III Giải pháp Nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp việc quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi người quản lý cần hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là ở khía cạnh tâm lý Tâm lý chi phối hơn 80% hoạt động của con người, để quản lý con người trước hết cần phải hiểu tâm lý đối tượng đối với nhà quản trị, cần phải: • Thấu hiểu bản chất của nhân... đến -Nhân viên luôn làm việc với thái độ tích cực Sáng tạo trong công việc Môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiên Xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp của công ty Từ đấy tạo môi trường phát triển cho từng cá nhân từng bộ phận -Nhân viên được phân công công việc và vị trí phù hợp với năng lực và tính khí của cá nhân: (VD Người có tính khí sôi nổi sẽ được phân công vào công việc ngoại giao, giao... được Qua đó có thể thấy trong con người Trần Xuân Kiên còn có đôi nét của khí chất linh hoạt Tuy nhiên, nổi bật nhất trong con người Trần Xuân Kiên vẫn là khí chất điềm tĩnh Ông luôn luôn làm việc một cách có khoa học, chắc chắn, có cơ dở rõ ràng, dám nghĩ dám làm Bên cạnh đó trong con người ông còn có được những đặc điểm của khí chất ưu tư và linh hoạt, do vậy ông cũng có được những đặc điểm cần thiết... tôn trọng, từ đó niềm tin, sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp sẽ ngày một tăng lên • Tặng quà hay các hình thức khuyến mãi: tùy theo điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp quyết định tặng quà những kiểu khách hàng nào, tặng quà gì và thời gian cũng như số lượng ra sao Việc tặng quà thường được áp dụng với các khách hàng lớn của doanh nghiệp Ngoài ra, doanh nghiệp cũng thường áp dụng các hình thức... khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau: 21 • Hội nghị khách hàng: có sự góp mặt của các khách hàng lớn, quan trọng Trong hội nghị, cần có các nội dung gợi ý để khách hàng góp ý về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và yêu cầu của họ về nâng cao chất lương của doanh nghiệp trong thời gian tới Việc khuyến khích khách hàng đưa ra ý kiến vừa giúp doanh nghiệp khắc phục cũng như cải thiện... này, nhà quản trị nên bố trí họ vào những công việc đơn điệu nhưng cần sự sáng tạo, mang tính chất nghiên cứu, như nghiên cứu phát triển sản phẩm, tính năng sản phẩm, nghiên cứu thị trường Công ty cần tổ chức các buổi hội thảo về tâm lý, tính khí con người để các nhà quản trị cũng như nhân viên tham gia, thông qua đó, các nhà quản trị có cơ hội hiểu nhân viên mình hơn và ngược lại, đồng thời, các nhân... nghiệm hết các cung bậc của cảm xúc chưa, đã khai phá hết năng lực của chính bản thân mình hay chưa Và khi mình chết đi có để lại giá trị (không phải để lại tài sản) gì cho gia đình và xã hội hay không? Điều đó mới quan trọng, và đó mới là giá trị của cuộc sống" Thấm nhuần triết lý của nhà Phật, ông Kiên luôn ứng dụng luật nhân quả trong những chiến lược kinh doanh của mình "Làm gì tôi cũng luôn tâm niệm... nghiệm về đóng góp cho hoạt động của công ty Hơn nữa phải biết khai thác sức mạnh của tập thể Có nhiều người đánh giá, 90% thành công của công ty là do người quản lý chỉ 10% còn lại là do đội ngũ nhân viên Bản thân tôi lại nghĩ khác: một nhà quản lý hiện đại chỉ nên chiếm 10% trí tuệ của một công ty 90% còn lại phải là của tập thể Có như vậy thì nhà quản lý đó mới huy động được sức mạnh của tập thể và công... có thể hiểu nhau hơn, cùng nhau xây dựng văn hóa doanh nghiệp Trần Anh có hệ thống phân phối sản phẩm khá rộng, công việc nhiều phần mang tính chất tiếp xúc với khách hàng, thông qua các buổi hội thảo như vậy, sẽ giúp nhân viên hiểu rõ tâm lý khách hàng, qua đó thực hiện tốt công việc của mình, đặc biệt đối với nhân viên kinh doanh, bán hàng Để đẩy mạnh mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp có thể

Ngày đăng: 29/08/2015, 13:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan